Ngày 18-10-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XXIX Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
00:54 18/10/2018
Isaia 53: 10-11; Tvịnh 32; Do Thái 4: 14-16; Máccô 10: 35-45

Các môn đệ vẫn tiếp tục việc bàn cải ai là người lớn nhất, không có gì thay đổi. Cách đây vài Chúa Nhật, khi Chúa Giêsu nói với các ông thì họ chấp nhận là họ bàn cải về việc "ai là người lớn nhất" trong họ. Chúa Giêsu sữa lại và nhắc họ biết là trong số họ, người lớn nhất là người sẵn sàng làm " tôi tớ cho anh em". Trong những Chúa Nhật này, chúng ta tiếp tục đi theo Chúa Giêsu và các môn đệ trên đường lên Giêrusalem. Trong những tuần vừa qua Chúa Giêsu chú trọng đến đám đông quần chúng, và Ngài dồn mọi nổ lực dạy dỗ các môn đệ. Chúa Giêsu sửa soạn cho các môn đệ sẵn sàng chấp nhận những gì sẽ xãy ra khi họ đến Giêrusalem và Ngài sẽ bị giết.

Hôm nay chúng ta biết là trong khi các môn đệ trên đường đi về Giêrusalem, các ông không học được gì nhiều hơn là việc các ông vẫn còn tham danh vọng, tham quyền hành và địa vị. Chúa Giêsu vừa nói lần thứ 3 về sự thương khó của Ngài, nhưng các môn đệ vẫn chưa hiểu Ngài. Bài phúc âm hôm nay nói rõ là ông Giacôbê và ông Gioan đang nghĩ đến ánh vinh quang khi vào Giêrusalem với Chúa Giêsu. Trước khi đến đó, họ muốn giữ lại cho mình những vị thế quyền cao chức trọng, là sẽ được ngồi chỗ danh dự sau này. Họ nghĩ là việc Chúa Giêsu sẽ kết thúc trong vinh quang, và họ muốn được gần gũi Ngài để dành nơi tốt nhất trong chiếc bánh vinh quang này.

Nhưng, nếu họ thực sự lắng nghe những gì Chúa Giêsu đã dạy thì họ đã biết là khi ngồi gần Chúa Giêsu trong vinh quang có nghĩa là ngồi gần Ngài trong sự khổ nhục, đau đớn và chết. Chúa Giêsu vẫn luôn nói về triều đại Ngài, và ông Giacôbê và ông Gioan muốn đến đó với Chúa Giêsu khi Ngài lập lên triều đại đó. Nhưng đến khi Chúa Giêsu bị đưa lên cây thập giá, và tuyên bố triều đại Ngài được thành lập từ trên thập giá thì các môn đệ hoàn toàn tuyệt vọng. Họ đã không nhận biết được điều Chúa Giêsu vẫn thường dạy họ trên đường trở nên môn đệ của Ngài. Thật ra, chúng ta không trách hai môn đệ đó. Dù sao đi nữa, trên đường đi với Chúa Giêsu, họ đã thấy Ngài làm nhiều phép lạ và thu hút quần chúng. Họ vẫn nghĩ là mọi sự sẽ tiến tới mạnh mẻ, và một khi họ vào Giêrusalem, Chúa Giêsu sẽ được tôn vinh là vua.

Khi nào chúng ta bàn tính kế hoạch của mình trong tương lai, thường chúng ta xem lại những thành quả đã đạt được gì trong các mục tiêu mà mình đề ra. Chúng ta đã gặp những thất bại gì trong lúc chúng ta cố gắng tiến tới. Vậy, trong khi Chúa Giêsu thu hút quần chúng, làm sao các môn đệ lại có thể nghĩ đến những điều trái ngược sẽ đén với các ông phải không? Hai người con trai của Dêbêđê sẽ chia phần vinh quang với Chúa Giêsu vì họ là môn đệ, nên họ cũng sẽ phải chịu thương khó và sẽ chết vì danh Chúa Giêsu. Họ đã hình dung đến triều đại của vua David. Nhưng, triều đại Chúa Giêsu hoàn toàn khác biệt. Họ đã nghĩ dến việc ngồi trên ngai vinh quang, quyền thế. Chắc họ không nghĩ đến một quền lực nào có thể lạt đổ được Chúa Giêsu và đưa Ngài đến cái chết. Điều ông Giacôbê và ông Gioan nài van và là điều các mon đệ khác khinh rẻ vì họ xin Chúa Giêsu trước, làm cho Chúa Giêsu có dịp nói lại một lần nữa là ý nghĩa khi trở nên là thành phần của triều đại Ngài là phục vụ. Chúa Giêsu cũng nhân dịp đó để nhấn mạnh: ai muốn theo Ngài thì sẽ làm "nô lệ cho tất cả". Chừng đó cũng đủ để nhắc cho các ông đến nguồn gốc của sự cứu độ.

Ông Giacôbê và ông Gioan không phải chỉ có 2 môn đệ liên tục kiên trì bày tỏ suy nghĩ của mình với Chúa Giêsu. Thánh Máccô, tác giả phúc âm, cũng là người nhấn mạnh. trong suốt phúc âm của ông ta là 12 môn đệ không hiểu Chúa Giêsu và họ cũng không hiểu làm môn đệ cho Ngài là gì. Thánh Máccô viết phúc âm cho giáo hội tiên khởi trong lúc họ bị bắt hại vì họ là môn đệ của Chúa Kitô. Họ phải "uống chén" mà Chúa Giêsu sắp uống và Ngài đã nói là các ông cũng sẽ phải uống. Thánh Máccô trình bày hình ảnh 12 môn đệ không hiểu về việc theo Chúa Giêsu là một cách để nhắc cộng đoàn giáo hữu tiên khởi là họ không nên quên lời Chúa Giêsu dạy dỗ về việc phục vụ, và chịu đau khổ vì danh Ngài. Giáo hội thánh Máccô gặp khó khăn chấp nhận sự đau khổ họ phải chịu, và họ bị thất vọng về việc Chúa Giêsu còn lâu chưa trở lại để hoàn thành triều đại Thiên Chúa mà Ngài đã khởi đầu.

Lúc đó và bây giờ thánh Máccô nhắc giáo hội là hội thánh Chúa Kitô sẽ không được chứng tỏ qua những dấu chỉ thành quả của giáo hội như: Có nhiều đền thờ rộng lớn; có số lượng giáo dân tăng trưởng; về sự đồng thuận của thế giới; về những ảnh hưởng quyền hành; về sự chấp nhận của cơ quan thông tin trên thế giới; về những thành quả của các thành phần trong giáo hội; về sự đón chào niềm nỡ mời ngồi vào hàng ghế danh dự, và dự các tiệc tùng chính trị v.v... Thánh Máccô nhấn mạnh việc Chúa Giêsu chống lại những điều thế gian chấp nhận, và Ngài muốn cho các môn đệ hiểu là họ nên ở vào những nơi thấp kém; họ nên ở những nơi trái ngược với suy nghĩ của dân chúng; họ nên ở giũa những người bị bỏ quên và bị ruồng bỏ; họ nên ủng hộ những lý do chính đáng, họ nên che chở môi trường khỏi bị sự phá hoại của tiến bộ v.v... Thánh Máccô đề nghị với các người đọc phúc âm của ông ta là đối với nhản quan của thế giới và có thể của một số tín hữu, là các người theo Chúa Giêsu trông như bị thất bại và không đáng kể là bao. Nhưng, vậy thì các môn đệ sẽ ra sao, nếu họ theo Thầy của họ như Chúa Giêsu nói là không nên "được phục vụ, mà phải phục vụ và hy sinh mạng sống họ cho nhiều người".

Tôi không biết nói gì về bài đọc thứ nhất của ngôn sứ Isaia. Bài này rất ngắn và như ra khỏi đề tài. Nhưng, hơn nữa, hình như bài này nói về việc dân chúng rất sợ về Thiên Chúa, nhất là Thiên Chúa mà người ta gọi là "Thiên Chúa của Cựu Ước". Thiên Chúa có vẻ tàn nhẫn, và thích hành hạ người khác: "Đức Chúa đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ". Tôi chắc rằng có người đau khổ vì bệnh tật hay bị mất mát sẽ cho bài sách đó là một tin vô vọng. Những người sống cô đơn có thể cảm thấy họ lại càng bị đau đớn vì ngay cả Thiên Chúa hình như không ở với họ trong sự đau khổ. Có thật vậy không, là Thiên Chúa muốn "nghiền nát" người nào vì đau khổ, nhất là người tôi tớ của Thiên Chúa? Nếu quả thật như thế, thì ai lại muốn phục vụ, hay đến gần Thiên Chúa. Làm sao một Thiên Chúa công chính lại ra tay trừng phạt tôi tớ trung thành? Trái lại, chẳng lẻ chúng ta không mong đợi Thiên Chúa đến để cứu người công chính ra khỏi đau khổ, hay ít nhất là thêm năng lực cho một người đang bị thử thách?

Vói tôi là người giảng thuyết. tôi nghĩ đoạn sách quá ngẳn này đọc vào ngày Chúa Nhật thật là sự đáng tiếc. Có thể người bị đau khổ muốn nên gương mẫu cho người khác qua sự chịu đựng đau khổ mà không quay mặt ra khỏi Thiên Chúa. Nếu là như thế, thì sự tốt sẽ là thành quả của sự đau khổ. Nhưng, trong tất cả mọi sự, tôi muốn chọn một bài sách khác có thể cùng ý nghĩ đó nhưng ít "lời nặng nề". Vậy tôi có phải là người độc nhất nghĩ như thế này không? Hay có thầy giảng khác cũng nghĩ là bái sách này thật đáng tiếc cho Chúa Nhật hôm nay?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


29th SUNDAY (B)
Isaiah 53: 10-11;Psalm 33; Hebrews 4: 14-16; Mark 10: 35-45

If nothing else, the disciples were persistent. A few Sundays ago, when Jesus asked, they admitted to him that they had been arguing on the road about, "who was the greatest" among them. Jesus corrected and reminded them that among his own, greatness would be measured by a willingness to be "servant of all" (Mark 9: 30-37). These Sundays we have been on the road with Jesus and his disciples. In recent weeks Jesus’ focus has shifted away from the crowds and he has been spending his energies teaching his disciples. He is preparing them for what will happen when they get to Jerusalem and he is handed over to be put to death.

Today we learn that, while they may be further along the road, the disciples have not advanced very much in their apprenticeship, because they still reveal their ambition for power and priority. Jesus had just made his third prediction of the passion, but his disciples still don’t understand. Today’s gospel confirms that. James and John envision a triumphant entrance with Jesus into Jerusalem and, before they get there, they want to secure high places for themselves. They presume Jesus’ enterprise will end in worldly glory and they want to be up close to him to get a large share of the pie.

But if they had really been listening to what Jesus had been teaching them, they would have known that to be close to Jesus in his glory means to be close to him in his humiliation, suffering and death. Jesus had been speaking about his kingdom and James and John want to be there with Jesus when he claims it. But when the time comes for Jesus to be raised on the cross and proclaimed as king on the cross, the disciples’ disillusionment is complete. They missed the lesson Jesus had been teaching them on the road about discipleship. In a way you can’t blame the ambitious two, after all, on their travels Jesus had been performing miracles and attracting crowds. They had just presumed things would keep building and, once in Jerusalem, Jesus would be proclaimed king.

When we plan for our future we look to how we can achieve our goals and fulfill our ambitions. We put failure out of our minds as we forge on. How could the disciples, at this high point in Jesus’ and their popularity, ever imagine the reversal that was ahead of them? The two sons of Zebedee would share in Jesus’ glory: as his disciples they too would come to know suffering and dying in his name. They had envisioned the glories of David’s kingdom; but Jesus’ kingdom would be quite different. They had envisioned sitting with the powerful and triumphant in the halls of power, they certainly weren’t imagining the powers overcoming Jesus and putting him to death. James and John’s request and the indignation of the other ten, who probably wished they had put the request to Jesus first, provide an opportunity for Jesus to once again spell out what membership in his kingdom means – service. He even takes the opportunity to state it more strongly: anyone wishing to follow him, must be "slave to all." That’s enough to shake them to their roots!

James and John are not the only persistent disciples of the Lord. Mark, the evangelist, is also persistent. He is insistent throughout his gospel that the Twelve just don’t understand who Jesus is and what discipleship entails. Mark is writing for an early church being persecuted because they are Christ’s followers. They are having to "drink the cup" that Jesus drank and that he said his disciples would also drink. Mark paints a picture of the Twelve’s misunderstanding of discipleship as a way of reminding his own community that they must not forget what Jesus taught about service and suffering in his name. Mark’s church is having trouble accepting their suffering and is disillusioned about the Lord’s long delay in returning to bring to completion the reign of God he initiated.

Mark reminds the church, then and now, that Christianity can’t be measured by the ususal signs of institutional success: the size of church buildings; the numbers of adherents; acceptance and esteem in the world; influence in the halls of power; acceptance by world media; achievements of individual members; invitations to sit at prominent places at political banquets, etc. The evangelist stresses Jesus’ rejection of worldly approval and his insistence that his disciples must be found in the least likely places: on the wrong side of the tracks and of popular opinion; among the neglected and rejected; supporting just causes; protecting the environment against "progress," etc. Mark has proposed to his readers that in the eyes of the world and maybe even to some Christians, Jesus’ followers look like failures and are the least significant. But then, what else would they look like, if they were following their Master who came, as he said, not "to be served, but to serve and give his life as a ransom for many."

I don’t know what to do with the first reading from Isaiah. It is short and terribly off-putting. In addition, it seems to confirm people’s worse fears about God, especially the One some facilely call, "The God of the Old Testament." God sounds cruel and even sadistic in this brief reading: "The Lord was pleased to crush him in infirmity." I am sure some people suffering disease or recent loss will hear a very discouraging message in the Isaiah reading. They, who may already be feeling alone, may be made to feel even more bereft since not even God seems to be on their side in their pain. Does it really "please" God to "crush" someone with infirmity – especially a servant of God? If that is so, who would want to serve, or get close to this God? How could a just God punish a faithful servant? Wouldn’t we expect, instead, that God comes to rescue the just one from suffering or, at least, to strengthen a good person through his/her trials?

As a preacher I find this all-too-brief selection in the Sunday lectionary very unfortunate. Perhaps the one who suffers sets an example to others by patiently bearing the agony and not turning away from God. If so, some good may come from the suffering, but all in all, I would vote for another reading that would get this message across with less "baggage." Am I alone in thinking this way, or do other preachers find this reading an unfortunate selection this Sunday?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng hội sinh viên Công Giáo Úc xin Thượng Hội Đồng Giám Mục đề cập đến những “mơ hồ” về tín lý
Đặng Tự Do
17:53 18/10/2018
Tổng hội sinh viên Công Giáo Úc, viết tắt là ACSA, đã yêu cầu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên đề cập đến những “mơ hồ” về giáo huấn của Giáo Hội đối với các vấn đề như tránh thai và cho những người ly dị tái hôn được rước lễ. Toàn bộ lá thư có thể đọc tại đây: Read the open letter from the Australian Catholic Students Association to the Synod on Youth

Trong một bức thư ngỏ với chữ ký của 217 thanh niên Công Giáo, Tổng hội sinh viên Công Giáo Úc nói rằng họ muốn được Giáo Hội đào tạo. “Nhưng chúng con không mong mỏi được nuôi dưỡng đức tin giữa những hoang mang về các vấn đề như tránh thai, tình dục, cho những người ly dị tái hôn và cả những người không Công Giáo được rước lễ, các linh mục kết hôn và phong chức cho nữ giới.”

Các thành viên ACSA, bao gồm các chủ tịch của sáu hội sinh viên đại học Công Giáo, nói rằng “nhiều vị giáo sĩ cao cấp” đang ưa chuộng “việc sử dụng những ngôn ngữ mơ hồ” một cách cố ý khi đề cập về các vấn đề đang gây tranh cãi, “ngay cả đối với các giáo huấn của Chúa Kitô, của các Giáo Phụ và các tín lý minh bạch của Giáo Hội”.

Các sinh viên nói rằng “các giới răn” là một phần trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô, và “khi Giáo Hội né tránh sự thật để nói nước đôi, những người trẻ tuổi rơi vào những sáo rỗng hời hợt khi bày tỏ niềm tin của mình. Những lời nói không rõ ràng này, trớ trêu thay, lại được dựa vào và được lặp đi lặp lại một cách xác quyết.” Sự nhầm lẫn này, họ nói, không phải là những gì người trẻ muốn “và cần phải được đề cập đến trong Thượng Hội Đồng”

Những người viết thư cũng nói rằng họ đang cầu nguyện cho sự gia tăng những “cuộc hành hương, việc xưng tội, lòng sùng mộ, thờ phượng, nghệ thuật, âm nhạc và kiến trúc thánh”.

Họ cũng hy vọng có sự gia tăng nơi các thanh niên việc Chầu Thánh Thể và đọc Kinh Thần Vụ. Cả hai điều này là những cách để làm cho Giáo Hội trở nên chào đón hơn. Ngược lại, theo các sinh viên, các Thánh Lễ được thiết kế để “chào đón” những người trẻ có nguy cơ thay đổi “một cái nhìn thoáng qua về thiên đàng có thể được cảm nhận cụ thể và sâu sắc” thành “một điều khó hiểu mà mọi người phải cố gắng lắm mới đón nhận được một cách nghiêm túc”.

Trong phần kết luận, các sinh viên nói rằng để có thể “trở thành những bông hoa trong Vườn Địa Đàng của Thiên Chúa, như Đức Maria”, họ cần phải được “tái sinh trong Phép Rửa, cần được nuôi dưỡng bởi các Bí tích và cần được che chở trong Sự thật nơi Nhiệm thể Chúa Kitô, là Giáo Hội”.


Source: Catholic Herald - Australian student leaders ask synod to address doctrinal ‘ambiguity’
 
Từ Quảng trường Thiên An Môn đến Quảng trường Thánh Phêrô: Các giám mục Trung Quốc tại Thượng Hội Đồng Giám Mục là những ai?
Đặng Tự Do
19:09 18/10/2018
Trong bài Tiananmen Square to St. Peter’s Square: Who are the Chinese bishops at the synod? “Từ Quảng trường Thiên An Môn đến Quảng trường Thánh Phêrô: Các giám mục Trung Quốc tại Thượng Hội Đồng Giám Mục là những ai?”, Courtney Grogan của Catholic News Agency có bài nhận định sau về hai Giám Mục Trung Quốc vừa được tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên.

Thượng Hội Đồng Giám Mục tại Vatican là một điều khá mới mẻ với Giám mục Trung Quốc Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai - 郭金才) của Thừa Đức. Tuy nhiên, ngài đã quen thuộc với những phiên họp đông người như thế. Thật vậy, Giám mục Quách Kim Tài là đại biểu 3 khóa liên tiếp của Quốc hội Nhân dân ở Bắc Kinh.

Là một thành viên trong cơ quan lập pháp của Trung Quốc, tháng 3 năm 2018, Giám mục Quách Kim Tài đã công khai ủng hộ một sửa đổi trong hiến pháp để loại bỏ giới hạn trong nhiệm kỳ chủ tịch nước ngõ hầu Tập Cận Bình có thể trở thành một “Đại Đế” muôn năm của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Ngài cũng không ngần ngại đề cao “tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Trung Quốc”.

Vài tuần sau khi vạ tuyệt thông của ngài được dỡ bỏ hồi tháng trước như một phần trong thỏa thuận giữa Trung Quốc và Tòa Thánh, Giám mục Quách Kim Tài đã thu hút sự chú ý ở Rôma trong tư cách là một trong hai giám mục đầu tiên của Trung Quốc tham gia vào một Thượng Hội Đồng Giám Mục, cùng với Giám mục Gioan Baotixita Dương Hiểu Đình (Yang Xiaoting -楊曉亭) của Diên An.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khai mở Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên với một lời chào mừng hai vị khách quý đến từ Trung Quốc, và nói rằng “sự hiệp thông của toàn bộ các giám mục với Người kế vị Thánh Phêrô trở nên tỏ tường hơn nhờ sự hiện diện của các ngài.”

Hai giám mục Trung Quốc đã tham gia vào Thượng Hội Đồng Giám Mục về những người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi.

Những người trẻ ở Trung Quốc phải đối mặt với những thách đố liên quan đến đức tin khá đặc thù so với phần còn lại của thế giới. Ví dụ, do những thay đổi trong pháp lệnh tôn giáo do bọn cầm quyền Trung Quốc đưa ra hồi đầu năm nay, người trẻ dưới 18 tuổi bị cấm không được bước vào các thánh đường hay các cơ sở tôn giáo.

Giám mục Quách Kim Tài nói với giới truyền thông nhà nước Trung Quốc rằng ngài không thấy có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa vai trò của mình trong tư cách là một nhà lập pháp và trong tư cách là một giám mục khi Quốc hội Nhân dân được triệu tập hồi tháng 3 năm ngoái.

“Vị trí của tôi như một nhà lập pháp quốc gia sẽ không và không thể ảnh hưởng đến nhiệm vụ tôn giáo của tôi, vì Trung Quốc thực hiện nguyên tắc tách biệt giữa giáo hội và nhà nước”, ngài nói với tờ Hoàn Cầu Thời Báo.

Theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo, Đức Cha Quách Kim Tài còn nói tiếp rằng người Công Giáo phải thích ứng với xã hội được xây dựng trên chủ nghĩa xã hội để có thể tồn tại và phát triển ở Trung Quốc. Hơn thế nữa, một yêu cầu cơ bản đối với người giáo dân là phải yêu nước, và yêu chủ nghĩa xã hội.

Ngài cũng không ngớt lặp đi lặp lại ý kiến của Đại Đế Tập Cận Bình rằng tất cả tôn giáo ở Trung Quốc đều phải “Trung Hoa hóa”, nghĩa là phải thích nghi với văn hóa và xã hội Trung Quốc theo đúng các quy định của nhà nước. Năm 2016, Đại Đế Tập nói với các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc rằng họ phải “kiên quyết cảnh giác chống lại sự thâm nhập của ngoại bang thông qua các phương tiện tôn giáo.”

Trong nhiều thập niên qua, 12 triệu người Công Giáo tại Trung Quốc đã bị chia rẽ thành Giáo Hội Công Giáo thầm lặng hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, đôi khi với giá phải trả là sự bách hại tàn bạo của bọn cầm quyền; và một Giáo Hội công khai với các Giám Mục được cộng sản tấn phong mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng.

Giám mục Quách Kim Tài là tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Trung Quốc. Đó là một cơ chế do đảng cộng sản Trung Quốc dựng nên, và cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa được Tòa Thánh công nhận. Ngoài ra, ngài còn là phó chủ tịch Hội Công Giáo Yêu Nước do “giáo hoàng đen” Lưu Bách Niên lãnh đạo.

Giám mục Gioan Baotixita Dương Hiểu Đình, là một Nghị Phụ khác của Trung Quốc tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, người trông già hơn, là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Trung Quốc.

Cái gọi là “Hội đồng Giám mục Trung Quốc” đã từng bị Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thẳng thừng xem là bất hợp pháp trong bức thư năm 2007 của ngài gởi cho người Công Giáo ở Trung Quốc vì nó được xây dựng bởi một sắc luật của nhà nước chứa đựng các yếu tố không tương thích với tín lý Công Giáo. Thỏa thuận ngày 22 tháng 9 vừa qua giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh không minh nhiên công nhận “Hội đồng Giám mục Trung Quốc”. Trung Quốc có lẽ cũng chẳng quan tâm đến việc Tòa Thánh công nhận cơ chế này hay không.

Ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết mục tiêu của thỏa thuận tạm thời hồi tháng 9 “không phải là các mục tiêu chính trị nhưng nhắm đến việc mục vụ” và sẽ cho phép “các tín hữu có các giám mục vừa hiệp thông với Rôma vừa được chính quyền Trung Quốc thừa nhận”.

Đức Cha Gioan Baotixita Dương Hiểu Đình đã được tấn phong với sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng và được nhà nước công nhận vào tháng 7 năm 2010. Ngài đã từng học ở Rôma, và có bằng tiến sĩ vào năm 1999.

“Như trong một gia đình vợ chồng phải luôn hiệp nhất với nhau, Giáo hội duy nhất, thánh, Công Giáo và tông truyền cũng phải hiệp nhất như thế. Ở Ý, ở Trung Quốc hay ở các nước khác, tình yêu của Chúa Kitô luôn là một. Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người biết rất rõ tình hình của chúng tôi trong Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc. Ngài không muốn bỏ rơi chúng tôi, không muốn tách chúng tôi khỏi Giáo hội phổ quát.” Đức Cha Dương nói tại một giáo xứ ở Rôma hôm 7 tháng 10, theo SIR, cơ quan thông tin của Hội Đồng Giám Mục Ý.

“Tôi vẫn cầu xin anh chị em giúp đỡ cho Giáo Hội ở Trung Quốc. Giáo Hội của chúng tôi giống như một trẻ nhỏ, chưa trưởng thành, vì vậy chúng tôi cần sự đồng hành, sự giúp đỡ và lời cầu nguyện liên lỉ của anh chị em trong tình yêu của Chúa,” Đức Cha Dương nói như trên sau khi cử hành Thánh Lễ tại Santa Maria ai Monti.

Trước khi rời Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên vào ngày 15 tháng Mười mà không có lời giải thích nào, hai giám mục Trung Quốc đã có cơ hội nói chuyện với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và mời ngài đến thăm Trung Quốc.

Hai vị Giám Mục Trung Quốc được cư ngụ tại nhà khách Santa Marta của Vatican, nơi “chúng tôi có thể sống cùng nhau trong cuộc sống hàng ngày với Đức Giáo Hoàng”, Giám mục Quách nói với nhật báo Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Ý, trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 16 tháng 10.

Ngài nói thêm: “Chúng tôi đã có thể nói chuyện một cách thân thiết như những đứa trẻ với cha mình. Ngài nói rằng ngài yêu mến chúng tôi, đất nước chúng tôi, và luôn cầu nguyện cho các tín hữu Kitô tại Hoa Lục”.


Source: Catholic Herald - Tiananmen Square to St. Peter’s Square: Who are the Chinese bishops at the synod?
 
Giáo phận San Jose công bố tên các giáo sĩ lạm dụng tình dục với thiếu nhi và lá thư mục vụ của ĐGM Patrick McGrath.
Nguyễn Long Thao
20:42 18/10/2018
San Jose. Đức Giám Mục Patrick McGrath cuả giáo phận San Jose, bắc California, hôm thứ Năm 18 tháng 10 đã công bố danh sách tên 15 Linh Muc đã lạm dụng tình dục với thiếu nhi (abusing kids). Các vụ phạm pháp này đã xẩy ra hang chục năm trước đây.

Giáo phận San Jose là giáo phận đầu tiên ở vùng Bắc California công bố danh sách tên các Linh Mục bị cáo buộc lạm dụng tình dục với thiếu nhi. Giáo phận Oakland và giáo phận San Francisco cũng sẽ công bố danh sách tên các linh mục lạm dụng tính dục với thiếu nhi trong một tương lai gần đây.

Tại San Jose, trong số 15 Linh Mục bị nêu tên thì 7 Linh Mục là Thomas Bettencourt, Joseph Dondero, Laurent Largente, George Moss, Noel Senevirante, Phil Sunseri, Hernan Toro trước đây đã không được biết đến là các phạm nhân đã lạm dụng tình dục với thiếu nhi. Cũng trong số 15 Linh Mục bị nêu tên, 9 người đã qua đời, chỉ còn 6 người còn sống là Linh Mục Sunseri, Toro, Don Flickinger, Robert Gray, Angel Mariano và Alexander Larkin

Các vụ xâm phạm tình dục với thiếu nhi hầu hết xẩy ra cách đây hàng chục năm trước. Vụ mới nhất xẩy ra vào những năm đầu của thiên niên kỷ 2000.

Bản báo cảo cũng cho biết hai linh mục là Toro và Leonel Noia đã phạm pháp và tù đầy nhưng đã được trở lại làm mục vụ.

Linh Mục Noia, bị kết án, bị tù năm 1976 những đã được bổ nhiệm về làm mục vụ tại xứ St. Julie Billiart, St. Anthony và giáo xứ Five Wounds ở San Jose.

Linh mục Toro, bị kế án năm 1983, sau đó được bổ nhiệm về giáo xứ St. Athanasius ở Mountain View, St. Catherine ở Morgan Hill và xứ St. Aloysius ở Palo Alto. Những bổ nhiệm này xẩy ra trước thời ĐGM Patrick McGrath.

Người ta cũng được biết danh sách các linh mục nêu trên chỉ là các người xâm phạm tình dục với thiếu nhi, không kể giáo sĩ lạm dụng tình dục với người trưởng thành (adults)

Ví dụ linh mục Edward Thomas Burke và Charles Leonard Connor đã thú nhận xâm phạm tình dục với người bị bệnh chậm phát triển, Linh Mục William Farrington, bị cáo buộc năm 2012 đã xâm phạm tình dục với một sinh viên Bellarmine

Trong ngày công bố danh sách các linh mục xâm phạm tình dục thiếu nhi, ĐGM Patrick McGrath đã gửi giáo dân lá thư trong đó có tiếng Việt. Chúng tôi xin trích đăng nguyên văn:

Tuyên bố của Đức Giám Mục Patrick J. McGrath Giáo phận San Jose

Ngày 18 tháng 10, 2018

Anh Chị Em thân mến,

Tôi xin bày tỏ lời xin lỗi sâu xa nhất của tôi về hành động của những người trong vị trí quyền thế đã xúc phạm mối quan hệ tin tưởng thánh thiêng trong việc lạm dụng trẻ em. Lạm dụng tình dục trẻ em và thanh thiếu niên là một hành vi phạm pháp ghê tởm và là trọng tội. Khi thủ phạm là thành viên của hàng giáo sĩ, việc đó không chỉ gây nên những vết thương tâm lý mà còn là những vết thương tâm linh nữa.

Tại Giáo Phận San Jose, chúng tôi đã chuyên cần xây dựng một môi trường an toàn cho việc thờ phượng, học hỏi và quy tụ nơi các giáo xứ, trường học và các định chế khác. Mọi giám mục, linh mục, phó tế, nhân viên và tình nguyện viên, những người có tiếp xúc với trẻ em trong bất kỳ trách vụ nào, đều phải trải qua kiểm tra lý lịch và huấn luyện mỗi ba năm về cách ngăn ngừa, nhận biết và báo cáo lạm dụng tình dục trẻ em. Tôi cam kết xây dựng trên những nỗ lực của quá khứ và tiếp tục cải thiện những nỗ lực này.

Nhằm mục đích ấy, nay tôi công khai hóa tên và tình trạng của tất cả các linh mục với cáo buộc đáng tin cậy về lạm dụng tình dục trẻ em xảy ra trong Giáo phận San Jose. Những linh mục này từng làm mục vụ trong giáo xứ hoặc giáo phận tại Hạt Santa Clara, do Đức Giám Mục San Jose hoặc, trong những năm trước khi giáo phận thành lập vào năm 1981, do Đức Tổng Giám Mục San Francisco bổ nhiệm.

Chúng tôi đã nỗ lực lập danh sách này cho chính xác và đầy đủ nhất như có thể làm. Vào tháng 11, Tiến sĩ Kathleen McChesney sẽ lãnh đạo một nhóm độc lập để kiểm tra các hồ sơ nhân viên linh mục của chúng ta. Nếu có thêm những cáo buộc đáng tin cậy trong tiến trình điều tra, tên của những người đó sẽ được thêm vào danh sách mà tôi cung cấp hôm nay. Tiến sĩ McChesney là cựu Phụ tá Giám đốc Điều hành cơ quan FBI.

Các nỗ lực cảnh giác, đào tạo và phòng ngừa của chúng tôi đang diễn ra và chúng tôi liên tục tìm cách cải thiện chúng. Tôi đã nói chuyện với nhiều nạn nhân của sự lạm dụng đã lên tiếng tố giác, và tôi cảm ơn họ vì lòng can đảm của họ. Cá nhân tôi khuyến khích bất kỳ nạn nhân nào, trước đây chưa từng lên tiếng, hãy tiến ra tố cáo bằng cách liên lạc với chính quyền địa phương – sở cảnh sát hoặc văn phòng cảnh sát trưởng – và sau đó báo cáo cho Văn phòng Bảo vệ Trẻ em và Người dễ bị tổn thương ở số 408-983- 0113 hoặc opcva.ethicspoint.com.

Không thể còn tồn tại một nền văn hóa tối mật trong Giáo hội, nhưng là nền văn hóa minh bạch và trách nhiệm. Công việc của chúng ta sẽ không hoàn thành cho đến khi tất cả mọi nạn nhân nhận được sự nâng đỡ trợ giúp trong việc chữa lành và cho đến khi sự tà ác lạm dụng tình dục trẻ em bị loại trừ khỏi xã hội.

Tôi gởi đến ông bà anh chị em lời cầu chúc tốt đẹp nhất, với lòng ưu ái chân thành.

Xin gửi đến các anh chị em lời chúc tốt đẹp nhất và lòng chân thành quý mến.

Trân trọng kính chào,



Patrick J. McGrath

Giám Mục Giáo Phận San Jose
 
Thánh lễ tại Santa Marta 18/10/2018: Ba dạng thức của đức Khó Nghèo
Lệ Hằng, F.M.A.
21:20 18/10/2018
Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 17 tháng 10 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày ba phương thế sống khó nghèo trong đời sống người Kitô hữu và than thở rằng ngay cả trong thời đại hôm nay vẫn có quá nhiều các Kitô hữu bị bách hại vì Tin Mừng.

Theo Đức Thánh Cha, có ba dạng thức của đức khó nghèo mà người môn đệ Chúa được mời gọi. Thứ nhất là từ bỏ sự giàu sang, với một con tim tách biệt khỏi tiền của; thứ hai là vì Tin Mừng hãy chấp nhận những bách hại, dù lớn hay nhỏ, ngay cả những lời vu khống; và thứ ba là sự khó nghèo của nỗi cô đơn, cảm nhận rõ nhất vào cuối đời.

Suy tư của Đức Thánh Cha đã được bắt đầu với lời nguyện mở đầu thánh lễ, trong đó nhấn mạnh rằng thông qua Thánh Luca, Chúa muốn mạc khải lòng ưu ái của Ngài đối với cho người nghèo. Bài Tin Mừng (Lc 10: 1-9) sau đó nói về việc Chúa sai 72 môn đệ đi rao giảng trong sự nghèo khó – “không mang theo túi tiền, bao bị, giày dép” – bởi Chúa Giêsu muốn rằng con đường của người môn đệ là con đường nghèo khó. Người môn đệ dính bén với tiền của, hay với sự giàu sang, không phải là người môn đệ đích thực.

Người môn đệ nghèo khổ với một trái tim tách biệt khỏi tiền của

Toàn bộ bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô được đánh dấu bằng “ba giai đoạn” của đức khó nghèo trong đời sống của các môn đệ, hay ba cách sống đức thanh bần. Đầu tiên là đừng dính bén đến tiền của và sự giàu sang và đó là “điều kiện để bắt đầu con đường môn đệ”. Điều này bao gồm một “con tim thanh bần” đến mức “nếu công việc tông đồ đòi hỏi những cấu trúc hay tổ chức dường như là dấu chỉ cho của cải thế gian, hãy sử dụng chúng cho tốt - nhưng đừng dính bén đến chúng”. Người thanh niên trẻ giàu có trong Tin Mừng, trên thực tế, đã làm Chúa Giêsu mủi lòng nhưng sau đó anh đã không thể đi theo Chúa bởi vì anh có một “con tim gắn chặt với sự giàu có”. “Nếu anh chị em muốn theo Chúa, hãy chọn con đường nghèo khổ và nếu anh chị em giàu có bởi vì Chúa ban cho anh chị em như thế, để phục vụ người khác, anh chị em cần phải tách biệt với chúng. Người môn đệ không được sợ khó nghèo, ngược lại: người ấy phải nghèo khó”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh.

Nghèo khó vì chấp nhận chịu bách hại vì Tin Mừng

Hình thức nghèo thứ hai là sự bách hại. Đó là điều được nhắc đến luôn trong bài Phúc Âm trong ngày. Trên thực tế, Chúa đã sai các môn đệ của Ngài đi “như những con cừu giữa bầy sói”. Và ngay cả ngày hôm nay vẫn có nhiều Kitô hữu bị đàn áp và vu khống vì Tin Mừng:

Hôm qua, trong hội trường của Thượng Hội Đồng, một giám mục đến từ một trong những quốc gia đang chịu bách hại đã kể lại việc một thanh niên Công Giáo bị một nhóm thanh niên thù hận với Giáo Hội bắt đi. Anh ấy bị đánh và bị ném xuống một hồ nước. Chúng ném bùn tới tấp vào anh cho đến khi bùn ngập lên tới cổ anh. Lúc đó chúng hỏi: Cho mày nói lần cuối cùng: mày có từ bỏ ông Giêsu Kitô không? – Không à. Chúng ném ngay một hòn đá xuống và giết chết anh. Tất cả chúng ta đều nghe chuyện đó. Và chuyện này không phải diễn ra ở các thế kỷ đầu tiên đâu, nó mới diễn ra cách đây hai tháng thôi! Đó là một ví dụ. Biết bao Kitô hữu ngày nay đang bị bách hại về thể lý.Người ta gào lên: “Ối! nó nói phạm thượng đấy, đưa nó lên giá treo cổ đi.”

Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó cũng đã nhắc nhớ đến những hình thức bách hại khác như vu khống, tung tin đồn, và các tín hữu Kitô chịu đựng hình thức “khó nghèo” này trong im lặng. Đức Thánh Cha thừa nhận rằng đôi khi cần thiết là chúng ta phải tự biện hộ để không gây ra những tai tiếng.. . Tuy nhiên, những cuộc bách hại nhỏ trong khu phố, trong giáo xứ.. . là những chuyện nhỏ nhen, nhưng chúng là bằng chứng về sự khó nghèo. Đó là hình thức khó nghèo thứ hai mà Chúa yêu cầu chúng ta. Đầu tiên là đừng dính bén đến giàu sang, đừng để con tim gắn chặt với của cải; thứ hai, là chấp nhận sự bách hại một cách khiêm nhường. Chịu đựng sự bách hại là một dạng thức sống đức khó nghèo.

Nghèo khó trong cảm giác bị bỏ rơi

Sau đó, còn có một hình thức thứ ba của khó nghèo: đó là cô độc, là bị bỏ rơi. Một ví dụ về điều này có thể thấy trong bài đọc thứ Nhất, trích từ thư thứ hai gửi cho Timôthêô, trong đó “đại Tông Đồ Phaolô”, “người không sợ bất cứ điều gì”, nói rằng trong lần biện hộ đầu tiên của ngài tại tòa án, đã không có ai hỗ trợ cho ngài: “tất cả mọi người đều bỏ rơi tôi”. Nhưng ngài nói thêm rằng Chúa gần gũi ngài và ban cho ngài sức mạnh. Từ đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập chú trên sự cô đơn và bị bỏ rơi của người môn đệ Chúa: Một cậu bé hay một cô gái 17 hoặc 20 tuổi, nhiệt tình bỏ lại sự giàu sang để theo Chúa Giêsu, rồi sau đó “với sức mạnh và lòng trung tín” tha thứ cho những lời “vu khống, những cuộc bách hại hàng ngày, những ghen tuông, những bách hại lớn nhỏ”, và rồi cuối cùng Chúa vẫn có thể yêu cầu nơi họ “sự cô đơn cuối cùng”.

Tôi nghĩ về người vĩ đại nhất trong nhân loại, và định nghĩa này xuất phát từ chính miệng của Chúa Giêsu: là Thánh Gioan Baotixita; ngài là người đàn ông vĩ đại nhất được sinh ra từ cung lòng một người phụ nữ. Ngài là bậc thầy vĩ đại: mọi người tuốn đến gặp ngài để chịu phép rửa. Nhưng câu chuyện đã kết thúc như thế nào? Một mình cô đơn trong nhà tù. Ta chỉ cần nghĩ đến nhà tù, và nhà tù vào thời điểm đó như thế nào nhỉ, nó có giống như ngày nay không, hãy nghĩ về những điều đó.. . Một mình cô đơn, bị lãng quên, bị sát hại vì sự yếu đuối của một vị vua, sự căm hận của một người đàn bà ngoại tình và ý nghĩ nhất thời của một cô gái: đó là cách người đàn ông vĩ đại nhất trong lịch sử đã kết thúc cuộc đời mình. Và không cần phải đi xa như thế, bao nhiêu lần trong các viện dưỡng lão, ta có thể bắt gặp các linh mục và các nữ tu, những người đã trải qua một cuộc đời rao giảng, nay cảm thấy cô độc, chỉ với Chúa, không còn ai khác nhớ đến họ.

Tất cả môn đệ phải biết cách bước đi trên đường nghèo khó

Một hình thức của nghèo khó mà Chúa Giêsu đã hứa cho chính thánh Phêrô: “Khi anh còn trẻ, anh đi đến nơi anh muốn; nhưng khi đã già, người ta sẽ đưa anh đến nơi anh chẳng muốn.” Vì thế, trước tiên, người môn đệ là người nghèo theo nghĩa không dính bén với của cải. Và người ấy là người nghèo vì bền gan vững chí trước những bách hại lớn nhỏ, và thứ ba, người ấy nghèo bởi sống trong tình trạng bị bỏ rơi cho đến cuối đời. Thực vậy, chính con đường của Chúa Giêsu cũng đã kết thúc trong lời cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Cha ơi, Cha ơi, sao Cha bỏ con?”

Để kết luận, Đức Thánh Cha đã khuyến khích cộng đoàn cầu nguyện cho các môn đệ, “những linh mục, nữ tu, giám mục, giáo hoàng, giáo dân” để họ có thể biết cách bước đi trên con đường khó nghèo mà Thiên Chúa đòi hỏi nơi họ.


Source: Vatican News - Pope Mass: The three forms of poverty
 
Giáo Hội cần làm những việc thiết thực cho giới trẻ.
Thanh Quảng sdb
03:54 18/10/2018
Giáo Hội cần làm những việc thiết thực cho giới trẻ.


Một trong những đại biểu của Hội đồng Giám mục về giới trẻ nói rằng Giáo hội ở Châu Phi phải phấn đấu để sống thực tế hơn theo cái nhìn của giới trẻ.
Đức Giám Mục Andrew Nkea đang cai quản Giáo phận Mamfe ở Cameroon cho hay rằng những người trẻ châu Phi phải đối diện với những thách thức nghiêm trọng, đang mong ước có các giải pháp khẩn cấp và thực tế.

Giáo Hội cần phải tham gia vào cuộc sống của những người trẻ

Đức Giám Mục Nkea nói: “Một trong những vấn đề lớn nhất chúng tôi đang đối diện trong Giáo hội tại Châu Phi là hầu hết những người trẻ đều thất nghiệp; họ nhìn thấy tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia của họ bị các nơi khác chiếm hữu mà họ chẳng được thừa hưởng một chút nào trong đó; họ thất vọng vì chiến tranh, họ chán nản vì những bất ổn và trước tình trạng chính quyền không biết quản trị đất nước. Trong hoàn cảnh này, Giáo hội nên nhấn mạnh đến sự dấn thân vào xã hội qua các chương trình phát triển”.

Giáo Hội không thể đơn thuần phó mặc tất cả cho chính phủ.
Giới trẻ là những người lãnh đạo của ngày mai nhưng bây giờ chúng ta cần đồng hành với họ trong Giáo Hội.
Đức Giám Mục Nkea nói với hãng tin Vatican rằng: “Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của Chúa 'hãy cho dân chúng cái gì để ăn.' Đây là thực tại mà chúng ta thấy ở Châu Phi. Chúng ta không thể nói rằng thanh thiếu niên đông quá mà chính phủ không tạo công ăn việc làm gì cho họ. Chính chúng ta nên bắt đầu làm một cái gì đó cho họ”.
Đức cha Nkea cho hay ngài thật cảm động trước sự thừa nhận mạnh mẽ của các Nghị Phụ rằng giới trẻ là tương lai của Giáo Hội. Ngài nhấn mạnh: “Thanh thiếu niên là một phần của Giáo Hội bây giờ. Chúng ta cùng đồng hành với họ trong Giáo Hội. Mai sau chính họ sẽ là những người lãnh đạo! Nhưng bây giờ giới trẻ đang ở đâu trong Giáo hội?”.
 
Lần cuối cùng – anh có từ bỏ Giê-su Kitô không?
Giuse Thẩm Nguyễn
12:13 18/10/2018


Trong Thánh Lễ sáng nay 18 tháng Mười tại nhà nguyện Santa Marta, ĐGH nói về một câu chuyện của một Kitô hữu trẻ đã bị giết vì đức tin của mình.

Theo tin Vatican, ĐGH đã suy tư về “ba giai đoạn” của sự nghèo khó mà Chúa Giê-su đòi hỏi các môn đệ của Ngài: Tách mình ra khỏi sự giàu có là điều kiện đầu tiên. Việc này đòi hỏi “một trái tim nghèo khó”. Nếu việc tông đồ đòi hỏi những cấu trúc hay những tổ chức mà xem ra là một dấu hiệu của sư giàu có, hãy xử dụng chúng một cách khôn ngoan, nhưng đừng để lòng trí vướng bận vào chúng. Nếu con muốn theo Chúa, hãy chọn con đường nghèo khó, và nếu con có nhiều của cải vì Thiên Chúa ban cho con, thì hãy dùng của cải ấy mà phục vụ tha nhân, với một tấm lòng thanh thản, không vướng bận. Người môn đệ không sợ khó nghèo, hay sợ chống đối: người môn đệ phải là nghèo khó.”

Hình thức thứ hai của nghèo khó là “khiêm nhường chấp nhận bách hại, chịu đựng sự ngược đãi”, những sự bách hại vì vu khống, vì lời đồn đoán, vì ghen tỵ, vì những khó chịu nho nhỏ trong khu xóm, trong giáo xứ.”

ĐGH cũng nói về sự bách hại về thể xác: “Ngày hôm qua, trong hội nghị Thượng Hội Đồng Giám Mục, một giám mục đến từ một trong những nước đang bị bách hại đã kể rằng, một người Công Giáo trẻ đã bị một nhóm thanh niên thù ghét Giáo Hội, những kẻ theo chủ nghĩa nguyên tắc cơ bản giết chết. Chúng đã đánh đâp và rồi quăng anh vào một thùng chứa nước và chúng ném bùn vào anh và cuối cùng khi bùn đã ngập tới cổ anh chúng hỏi “Lần cuối cùng, anh có từ bỏ Giê-su Kitô không? Giê-su Kitô.”? - “Không”. Thế là chúng ném đá anh và đã giết anh. Tất cả chúng ta đều đã nghe về điều đó. Và việc ấy không chỉ xảy ra ở những thế kỷ đầu tiên, nó đã xảy ra cách đây hai tháng. Đó là một thí dụ. Nhưng có bao nhiêu tín hữu ngày nay bị đau khổ ngược đãi thể xác: “Ồ, anh ta lộng ngôn! Trên giá treo cổ!”

Hình thức thứ ba của nghèo khó được ĐGH chỉ ra là: một cuộc sống với nỗi cô đơn, sự bỏ rơi và đặc biệt “cô đơn cho tới cùng” như Thánh Phao-lô đã sống trong bài đọc thứ nhất (2 Tm 4,10-17): “Mọi người đã bỏ mặc tôi.” Và sống như Chúa Giê-su trên cây Thánh Giá: “Cha ơi, Sao cha bỏ con?”.

ĐGH nói rằng “Tôi nghĩ về một con người cao trọng nhất trong nhân loại và sự nhận định này đến từ miệng Chúa Giê-su khi nói về Thánh Gioan Tẩy Giả: thày giảng cao cả, ngài sẽ làm phép rửa cho nhiều người. Rồi cuộc đời của thánh nhân kết thúc ra sao? Trong nhà tù… một mình, bị bỏ rơi, bị giết chết bởi sự yếu đuối của một ông vua, bị thù ghét bởi kẻ ngoại tình và bởi tánh ý bất thường của một bé gái: để rối kết thúc một con người cao trọng nhất trong lịch sử.”

ĐGH nói rằng “không cần đi xa hơn, hình ảnh chúng ta rất thường gặp trong các nhà hưu dưỡng, có nhiều linh mục và nữ tu đã dành cả đời mình cho việc giảng dạy, bây giờ họ cảm thấy nỗi cô đơn, một mình với Thiên Chúa, không còn ai nhớ tới họ nữa.”

.
Source: Zenit.org Santa Marta: ‘For the Last Time – Do You Renounce Jesus Christ?’
 
Đức Thánh Cha Phanxicô sẵn sàng đến thăm Bắc Hàn vì nền hòa bình của bán đảo Triều Tiên
Đặng Tự Do
16:16 18/10/2018
Trong cuộc tiếp kiến dành cho tổng thống Hàn Quốc Văn Tại Dần, hay còn gọi là Moon Jae-in, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài sẵn sàng đến thăm Bắc Hàn.

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên là Kim Chính Ân đã yêu cầu tổng thống Văn chuyển đến Đức Thánh Cha lời mời đến thăm quốc gia này. Theo Yonhap, một thông tấn xã của Hàn Quốc, thư ký báo chí của tổng thống Văn nói với các phóng viên rằng Đức Giáo Hoàng cho biết ngài sẽ chấp nhận “nếu một lời mời [chính thức] được gởi đến và tôi có thể sẽ đến đó.”

Trong cuộc tiếp kiến dành cho tổng thống Văn, Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi những nỗ lực của ông nhằm thúc đẩy hòa bình ở bán đảo Triều Tiên.

“Hãy tiến bước như thế, đừng dừng lại. Đừng sợ.” Đức Giáo Hoàng nói với tổng thống Văn, theo nguồn tin của Yonhap.

Trong một tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp gỡ giữa hai vị, Vatican nói Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tổng thống Văn đã thảo luận về vai trò của Giáo Hội trong việc thúc đẩy “đối thoại và hòa giải giữa người Hàn Quốc”.

Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: “Hai vị đã đánh giá cao cam kết chung nhằm thúc đẩy tất cả các sáng kiến hữu ích ngõ hầu có thể vượt qua những căng thẳng vẫn còn tồn tại ở bán đảo Triều Tiên, và để mở ra một mùa xuân mới cho hòa bình và phát triển.”

Khi gặp tổng thống Văn ở lối vào thư viện của Điện Tông Tòa, Đức Thánh Cha nói: “Chào mừng! Rất vui được gặp bạn.”

Tổng thống Văn cúi chào Đức Thánh Cha và nói:

“Con đến đây với tư cách là người đứng đầu nhà nước Hàn Quốc, nhưng con cũng là người Công Giáo và tên Thánh của con là Timôthêô. Và đối với con, thật là một vinh dự trọng đại khi được gặp Đức Thánh Cha.”

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng cảm ơn Đức Giáo Hoàng đã dành thời gian để gặp ông bất kể lịch trình rất bận rộn của ngài trong thời gian đang diễn ra Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên.

Theo Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Văn đã nói chuyện riêng với nhau trong hơn 30 phút, qua lời phiên dịch của một linh mục Hàn quốc.

Trong phần trao đổi quà tặng, tổng thống Văn đã trao cho Đức Giáo Hoàng một tác phẩm điêu khắc của một nghệ sĩ Hàn Quốc trong đó vẽ thánh nhan Chúa Kitô đang đội mão gai. Những chiếc gai này, theo lời giải thích của tổng thống Văn, “là những đau khổ của người dân Hàn Quốc.”

Trong số những món quà mà Đức Thánh Cha tặng cho tổng thống Văn có một huy chương gồm hai phần tách biệt được kết nối bởi một cây ô-liu mà ngài nói là “biểu tượng của hòa bình ở bán đảo Triều Tiên”.

Trước khi từ giã, tổng thống Văn cảm ơn Đức Giáo Hoàng một lần nữa vì đã tiếp đón ông và nói: “Đức Thánh Cha không chỉ là người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo, mà còn là một thày dạy của nhân loại.”

“Tôi chúc bạn thành công trong nỗ lực của mình vì hòa bình,” Đức Giáo Hoàng đáp.


Source: Catholic Herald - Pope Francis says he is open to visiting North Korea
 
Sinh hoạt ngày 17 tháng Mười tại Thượng Hội Đồng: đào tạo các nhà lãnh đạo trẻ, thế giới kỹ thuật số, bầu khí bằng hữu, khó khăn diễn dịch
Vũ Văn An
16:27 18/10/2018
Theo bản tin của các vị giám mục Ba Lan, thì Thượng Hội Đồng hôm nay, 17 tháng Mười, nhấn mạnh tới việc giáo dục và đào tạo các nhà lãnh đạo trẻ.



Bối cảnh xã hội và giáo dục

Thực vậy, bối cảnh xã hội của người Công Giáo trẻ sống trong các xã hội đa văn hóa và đa giáo phái là trung tâm chú ý tại Thượng Hội Đồng ngày 17 tháng Mười. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Trong phiên họp buổi sáng, nhiều tiếng nói từ Châu Phi và Châu Á đã được gióng lên. Đức Tổng Giám Mục Grzegorz Ryś, của Lodz nói rằng “Người dân Châu Phi nhấn mạnh tới cảnh nghèo và việc thiếu cơ hội giáo dục. Điều này dẫn tới việc di dân rộng lớn hoặc ở ngay trong xứ sở, từ vùng quê lên các tỉnh thành, hoặc ra ngoại quốc. Mọi cuộc di dân loại này đều là một thách đố đối với người trẻ vì, khi đã thiếu giáo dục, họ không có khả năng tự lên khuôn chính căn tính của họ. Đàng khác, các tiếng nói Châu Á cũng nhấn mạnh việc cần phải đối thoại liên tôn, vì nhiều người trẻ của Châu Á thuộc các giáo hội thiểu số. Do đó, người trẻ buộc phải dấn thân vào cuộc đối thoại liên tôn để chống lại hàng loạt các chủ nghĩa cực đoan nguy hiểm”.

Trong các cuộc thảo luận, các bối cảnh xã hội khác nhau trong đó người trẻ đang sống đã được nhắc đến. Đức Cha Marian Florczyk cho rằng “Trong các cuộc thảo luận hôm nay, tôi ngạc nhiên một cách tích cực trước các tiếng nói nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc mở rộng suy nghĩ về bối cảnh xã hội trong đó người trẻ đang sinh sống, tức là, trường học, đại học, chính trị. Đại diện của nhiều nước đã nói đến các bối cảnh này. Một số người Công Giáo trẻ sống trong bối cảnh đa văn hóa đang phải đương đầu với sự kiện này: họ là thiểu số và đôi khi bị bách hại vì lý do này”.

Các nghị phụ cũng lưu ý tới tầm quan trọng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Đức Cha Florczyk nói rằng “Khi nhắc nhớ nguồn gốc Ngày Giới Trẻ Thế Giới và do đó, Đức Gioan Phaolô II, thiện ích lớn lao phát sinh từ các ngày này đã được nhấn mạnh... Những ngày này đã góp phần lớn lao vào việc hòa nhập người trẻ”.

Các nhà truyền giáo kỹ thuật số

Trong khi ấy, theo Cha Russell Pollitt, SJ, thuộc Vatican News, tại cuộc họp báo ngày 17 tháng 10 tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, chủ đề thảo luận tại phiên họp Thượng Hội Đồng hôm nay xoay quanh vấn đề Giáo Hội có thể trở nên một thành phần của thế giới kỹ thuật số như thế nào. Để được như thế, Giáo Hội cần phải có “các nhà truyền giáo kỹ thuật số”.

Tiến sĩ Paolo Ruffini, Bộ Trưởng Bộ Truyền Thông của Tòa Thánh, bắt đầu buổi họp báo bằng cách liệt kê một số vấn đề được đề cập tại phiên khoáng đại của Thượng Hội Đồng. Ông cho hay: di dân, cả trong một nước lẫn ở ngoài nước, là vấn đề được thảo luận sôi nổi.

Ông cho rằng người trẻ ưu tư đối với việc quản lý môi trường. Ông nói rằng phiên họp được nghe biết người trẻ phản ứng tiêu cực đối với việc tham nhũng trong chính trị. Ông cũng nhận xét rằng người ta vẫn bảo người trẻ muốn Giáo Hội trở thành nơi xuất sắc. Các vấn đề khác được nêu lên liên quan đến lương tâm, sự thật và lòng thương xót, việc giảng dậy tại các trường và đại học Công Giáo và việc sử dụng ma túy và rượu chè thường dẫn người trẻ đến tội ác ra sao.

Hiện diện tại buổi họp báo là Đức Cha David Bartimej Tencer, O.F.M. Cap., Giám mục của Reykjavík, Iceland; Viện Phụ Tổng Quyền Dòng Xitô, Mauro Giorgio Giuseppe Lepori, O. Cist.; Thầy Alois, Bề Trên Cộng Đồng Đại Kết Taizé, Pháp; và Đại Diện Anh Em, Mục Sư Marco Fornerone của Hiệp Thông Thế Giới các Giáo Hội Cải Cách.

Thế giới Kỹ Thuật Số

Tiến sĩ Ruffini nói rằng vấn đề chăm sóc mục vụ cho giới trẻ trong thế giới kỹ thuật số đã được bàn thảo. Thượng Hội Đồng cân nhắc việc làm thế nào để Giáo Hội có thể tích cực trong thế giới truyền thông xã hội nơi người trẻ đang hiện diện. Ông nói rằng Giáo Hội muốn cư ngụ trong thế giới kỹ thuật số một cách chính thức và nghiêm túc. Giáo Hội nên đào tạo ra sao các nhà truyền giáo cho thế giới kỹ thuật số và đưa người vào thế giới này mà phải là những người chủ đạo của tự do và trách nhiệm? Ông nhấn mạnh: Giáo Hội muốn được là thành phần của thế giới kỹ thuật số một cách có cơ cấu nhiều hơn.

Đức cha Tencer cho rằng hiện nay Giáo Hội vốn đã có một thái độ tích cực đối với thế giới kỹ thuật số rồi. Ý kiến được lặp đi lặp lại nhiều lần là: một máy vi tính hay một điện thoại tự nó không tốt không xấu, nó trung lập. Ngài bảo: tại Iceland, các phương tiện này có thể mất hút nếu không có thế giới kỹ thuật số. Vị giám mục này cho hay: các ngài đã tổ chức việc dạy giáo lý nhờ hệ thống “skype” ra sao. Ngài nói rằng ngài đã ngồi trước một máy vi tính và liên lạc với người trẻ, nói với họ một cách rất thực. Ngài khuyến khích họ tải Thánh Kinh xuống điện thoại của họ để tìm kiếm nhanh hơn. Ngài nói đây không phải là chuyện suy đồi mà là một phát triển tích cực. Thế giới kỹ thuật số đang đẩy Giáo Hội tiến lên phía trước và điều này là điều tốt đẹp.

Lắng nghe và hồi tâm

Thầy Alois nói hồi tâm thường được nhắc đến luôn. Thầy cho biết thầy cảm thấy việc hồi tâm các não trạng đang diễn ra. Thầy cảm thấy nhiều nghị phụ Thượng Hội Đồng muốn được gần gũi hơn với người trẻ. Thầy tin rằng điều này đang dẫn tới việc hồi tâm trong các cơ cấu của Giáo Hội.

Theo thầy, tình bằng hữu là một hạn từ được lặp đi lặp lại. Thầy muốn đào sâu hơn nữa vào ý nghĩa thần học của từ ngữ này, nhìn sâu hơn vào Chúa Giêsu như người bạn. Thầy bảo: người trẻ cũng muốn được lắng nghe nhưng, có lúc, họ không thể tìm ra cửa bước vào Giáo Hội để được lắng nghe. Theo thầy, ta nên thăm dò tình bằng hữu như một hợp nhất và liên đới. Thầy Alois chia sẻ điều này: tại Taizé, việc lắng nghe là việc căn bản; và thầy nói thêm: toàn thể Giáo Hội cần tìm cách phát biểu sự cởi mở và biểu lộ nó ra.

Thầy Alois cũng nhắc đến tầm quan trọng của phong trào đại kết. Thầy nói rằng không có bao nhiêu các đại diện đại kết, và có lẽ nên có nhiều hơn, nhưng quả là đẹp đẽ được thấy một cố gắng đại kết có phối hợp. Nhưng đáng tiếc là việc này đã không được nhắc đến đủ tại Thượng Hội Đồng. Thầy cho rằng việc này là việc cần và người trẻ đang tìm kiếm các không gian đại kết để chia sẻ với nhiều người khác. Thầy cũng cho hay Giáo Hội không nên tổ chức các buổi cầu nguyện cho người trẻ mà nên cầu nguyện với họ.

Thượng hội đồng là một công trường xây dựng

Cha Lepori nói rằng Thượng Hội Đồng giống như một công trường xây dựng. Bạn sẽ không bao giờ tìm được một phương pháp lý tưởng, như với bất cứ điều gì ở trên đời, nhưng bạn phải bắt đầu từ dưới đất và xây lên cả một toà dinh thự mới.
Đức Cha Tencer nói rằng một điều khiến ngài ngạc nhiên là Thượng Hội Đồng này đã là một thành công lớn lao vì được chuẩn bị rất kỹ càng. Tín liệu đến từ khắp thế giới. Ngài cảm thấy các cuộc đàm luận rất tích cực và Thượng Hội Đồng này chắc chắn giúp Giáo Hội tiến lên.

Thế giới kỹ thuật số hoạt động tại Thượng Hội Đồng

Nữ Tu Bernadette Mary Reis, fsp, cũng của Vatican News đề cập tới những người của thế giới kỹ thuật số đang làm việc cho Thượng Hội Đồng lần này. Đó là Allyson Kenny, một trong 5 người trẻ giúp phổ biến sứ điệp của Thượng Hội Đồng qua các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và Instagram. Ngoài việc là một người chuyên nghiệp trong ngành truyền thông Công Giáo, Allyson cũng là một tân tòng mới trở lại Công Giáo 5 năm nay. Cô chia sẻ kinh nghiệm làm việc tại Thượng Hội Đồng và tầm quan trọng của việc phổ biến sứ điệp của Thượng Hội Đồng trong thời đại kỹ thuật số.

Không như các Thượng Hội Đồng trước đây, Allyson được nghe nói bầu khí tại Thượng Hội Đồng lần này là bầu khí của “bạn bè và hợp nhất”. Hợp nhất là điều cần thiết vì chủ đề là truyền giảng tin mừng cho người trẻ, một chủ đề cũng đem lại “cảm thức hân hoan có thực chất”.

Allyson tiếp tục cho hay đồng hành là một chủ đề được lặp đi lặp lại. Cô cho rằng hiện có chuyện xa rời “thứ cơ cấu phẩm trật”, tức cơ cấu người trên “ban phát thông tin” và đang có sự hướng tới “Một cuộc hội họp của những người ngang hàng biết nhìn nhận rằng người trẻ có nhiều điều để cung ứng và cho đi trong tầm nhìn của họ, và rồi họ cũng có thể học hỏi trở lại từ các vị cao niên trong đức tin”.

Các thể tài khác được Allyson lưu ý bao gồm tính dục, “làm thế nào phát triển một nền tính dục toàn diện”, và uớc mong của người trẻ đối với “truyền giáo và ý nghĩa cho đời họ”. Cô cho hay: “Các nghị phụ Thượng Hội Đồng và các dự thính viên thực sự nói nhiều đến việc làm thế nào để cụ thể hóa điều đó và biến nó thành một điều có thể hiện hữu ở bình diện dân chúng”.

Cái khó của việc diễn dịch Thượng Hội Đồng

Cũng dịp này, Vatican News phổ biến nhận định của một vị giám mục truyền giáo người Ba Lan, hiện là giám mục một giáo phận vùng quê ở Nam Phi. Đó là Đức Cha Stanislaw Jan Dziuba. Ngài cũng là giám mục liên lạc với giới trẻ của Hội Đồng Giám Mục Nam Phi.

Ngài tin rằng cho đến nay, Thượng Hội Đồng là một trải nghiệm đẹp đẽ và thực sự nói lên tính Công Giáo của Giáo Hội. Các tham dự viên đem kinh nghiệm của người trẻ đến Thượng Hội Đồng, cả các loay hoay lẫn các niềm vui của họ, để Thượng Hội Đồng tìm ra những cách thế mới mẻ để truyền giảng tin mừng và để lôi cuốn các người trẻ khác tới với Chúa Giêsu và với Giáo Hội của Người.

Các giám mục nói rằng các quan tâm của người trẻ và các hoàn cảnh sống của họ không luôn luôn hiện diện nhưng, theo ngài, một Thượng Hội Đồng không thể bàn đến mọi hoàn cảnh sống chuyên biệt của người trẻ được. Ngài cho rằng các nghị phụ có nhận ra các bối cảnh và hoàn cảnh thay đổi của người trẻ. Đối với ngài, điều quan trọng là tài liệu sau cùng được các thừa tác viên tuổi trẻ giải thích trong các bối cảnh khác nhau và các hoàn cảnh chuyên biệt. Ngài cho rằng điều quan trọng là Giáo Hội hợp nhất như một gia đình của Thiên Chúa để giải quyết các vấn đề chuyên biệt liên quan tới người trẻ.

Đức Cha Dziuba coi việc phiên dịch như thách đố lớn nhất sau Thượng Hội Đồng, không những sang tiếng Zulu (ngôn ngữ của giáo phận ngài) mà cả sang các ngôn ngữ khác, nhưng việc phiên dịch, đúng hơn, diễn dịch này phải thực hiện sao để nó có liên quan tới người trẻ trong chính các hoàn cảnh địa phương của họ.

Thách thức thứ hai, theo ngài, là làm thế nào tìm được những người trẻ và người trưởng thành được động viên để họ đáp ứng người trẻ và tìm cách đồng hành với họ. Ngài cho rằng việc đào tạo các cộng đồng địa phương và các nhà đào tạo tuổi trẻ là điều quan trọng nhưng không dễ dàng. Ngài cũng nói thêm rằng điều khó là tìm ra tài nguyên, cả tài chánh lẫn nhân sự, để thi hành tài liệu.

Đức Cha Dziuba ngạc nhiên trước đức tin của người trẻ vào Chúa Giêsu, họ sẵn sàng hy sinh để theo chân Chúa Giêsu. Ngài nói ngài nhận ra rằng các giám mục không đơn độc, người trẻ muốn ở bên cạnh các ngài trên đường theo chân Chúa Giêsu. Ngài cho biết ngài khám phá ra việc người trẻ có lòng say mê đối với Giáo Hội và họ sẵn sàng hy sinh mạng sống cho Giáo Hội. Ngài rất thán phục trước sự kiện ngay tại các nơi trong đó, các Kitô hữu đang chịu bách hại, người trẻ vẫn đang có mặt, đang chiến đấu và mạnh mẽ trong đức tin.

Nhận định về thế giới kỹ thuật số, ngài nói việc này đã trở thành một vấn đề khi người trẻ không liên hệ với nhau mà chỉ rà tin nhắn và chỉ những muốn ‘thấy mình đẹp trong các tin nhắn của mình”. Ngài cho rằng điều này thường không phản ảnh chính cuộc sống của họ mà chỉ tạo ra một hình ảnh về đời sống họ, một hình ảnh vốn không tượng trưng cho điều họ thực sự là và cách sống thực sự của họ. Ngài nói rằng điều này không giúp họ liên hệ với người trẻ khác, với cộng đồng và với gia đình họ. Ngài bảo: nhiều người trẻ hiện nay dành nhiều thì giờ và tiền bạc để bảo đảm được nối kết về phương diện kỹ thuật số.

Tuy nhiên, theo ngài, đây cũng là một cơ hội để Châu Phi và Nam Phi phiên dịch sứ điệp của Chúa Kitô thành những tin nhắn ngắn, các tin nhắn của các phương tiện truyền thông, không những sử dụng từ ngữ mà còn sử dụng cả hình ảnh để đi sâu hơn vào tâm trí giới trẻ giúp họ nhớ lâu hơn. Thế giới kỹ thuật số là cơ hội giúp làm cho Giáo Hội hiện diện, không những với giới trẻ mà với mọi người.

Sau cùng, Đức Cha Dziuba nói rằng ngài hy vọng tài liệu sau cùng của Thượng Hội Đồng cũng sẽ được phiên dịch thành một tài liệu của các phương tiện truyền thông giúp nó thu hút hơn. Làm như thế, Giáo Hội không những vận động trí khôn người ta mà cả các giác quan khác của họ để học hỏi tài liệu, giúp nó thấm nhập vào cõi lòng họ.
 
Thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Đặng Tự Do
16:52 18/10/2018
Chiều thứ Tư 17 tháng 10, trước khi được triều yết Đức Thánh Cha, tổng thống Hàn Quốc Văn Tại Dần, hay còn gọi là Moon Jae-in, đã tham dự thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình tại bán đảo Triều Tiên do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh chủ sự.

Phát biểu trước lễ Thánh lễ, tổng thống Văn cho biết việc ký kết tuyên bố chung lịch sử tại Bình Nhưỡng giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên cũng như cam kết chấm dứt cuộc đối đầu quân sự kéo dài hàng thập kỷ của họ đã “tỏa sáng con đường của một nỗ lực cao quý nhằm bảo đảm một tương lai hòa bình cho bán đảo Triều Tiên và cho cả thế giới.”

“Ngay bây giờ, trên bán đảo Triều Tiên, những thay đổi lịch sử và ấm áp đang diễn ra”, ông nói.

Tổng thống Văn cũng cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện và chúc lành cho “cuộc hành trình của chúng tôi hướng tới hòa bình” và tiếp tục “đồng hành cùng chúng tôi qua những lời cầu nguyện của ngài.”

Ông bày tỏ sự tin tưởng vững chắc rằng “Lời cầu nguyện của chúng ta hôm nay sẽ chắc chắn biến thành hiện thực. Chúng ta sẽ đạt được hòa bình và thế nào cũng vượt qua được sự chia rẽ.”

Trong bài giảng thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Hồng Y Parolin nói rằng bình an Chúa Kitô trao ban cho các môn đệ sau khi Chúa phục sinh cũng chính là bình an được trao cho con tim của những người nam nữ “tìm kiếm cuộc sống thật và niềm vui trọn vẹn.”

Bài đọc thứ nhất trích từ Sách Đệ Nhị Luật - trong đó Thiên Chúa hứa với dân Israel rằng dù họ có bị “phân tán đến những góc trời xa nhất đi nữa, Chúa, là Thiên Chúa của anh em, sẽ tụ họp anh em”. Theo Đức Hồng Y, những lời này phản ảnh rất phù hợp triển vọng hòa bình giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên.

“Sự khôn ngoan của Kinh Thánh làm cho chúng ta hiểu rằng chỉ những người đã từng trải qua một mầu nhiệm vượt quá trí hiểu loài người, trong đó Thiên Chúa dường như vắng mặt khi họ phải đối mặt với những khổ đau, áp bức và hận thù, chỉ những người đó mới có thể hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của mầu nhiệm này khi được nghe lời bình an này vang lên trở lại.”

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói rằng mặc dù hòa bình được xây dựng hàng ngày thông qua một dấn thân nghiêm chỉnh cho công lý và tình liên đới cũng như cho việc bảo vệ quyền con người và nhân phẩm, trước hết và trên hết hòa bình là ân sủng của Thiên Chúa và đó “không phải là một ý tưởng trừu tượng và xa vời, nhưng là một kinh nghiệm sống cụ thể trong cuộc hành trình hàng ngày của cuộc sống.”

Hòa bình mà Thiên Chúa ban tặng, ngài nói thêm, “không phải là thành quả thuần túy của những thỏa hiệp” nhưng liên quan đến “tất cả các chiều kích của cuộc sống, kể cả những mầu nhiệm của thập giá và những đau khổ không thể tránh khỏi trong cuộc lữ hành trần thế của chúng ta.”

Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh rằng “Đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng hòa bình không có thập giá không phải là bình an của Chúa Giêsu.”




Source: Catholic Herald - Pope Francis says he is open to visiting North Korea
 
Thánh lễ tại Santa Marta 12/10/2018: Hãy cảnh giác với những “con quỷ lịch sự tao nhã”
Lệ Hằng, F.M.A.
22:53 18/10/2018
Khi ma quỷ không thể phá hủy trực tiếp chúng ta bằng những tính hư nết xấu, chiến tranh và bất công, nó quay sang tấn công chúng ta với những mánh lới, dụ dỗ dần dần mọi người vào tinh thần thế gian, và làm cho người ta cảm thấy không có gì là sai trái cả.

Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu 12 tháng 10 tại nhà nguyện Santa Marta khi chia sẻ những suy nghĩ của ngài về bài Tin Mừng trong ngày, trong đó thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu đuổi một con quỷ đã trở về cùng với những con quỷ độc ác hơn để chiếm lại ngôi nhà cũ của mình.

Cuộc chiến giữa thiện và ác

Ma quỷ, một khi chiếm được tâm hồn của một ai đó, nó sẽ ở đó, như là nhà của mình và không muốn rời đi, nhưng nó cố gắng hủy diệt người ấy, và làm hại ngay cả về phương diện thể lý.

Đức Thánh Cha giải thích rằng cuộc chiến giữa thiện và ác trong nhân loại chúng ta là cuộc chiến thật sự giữa Thiên Chúa và con rắn cổ đại, giữa Chúa Giêsu và ma quỷ.

Ngài cảnh báo rằng mục đích và công việc của ma quỷ là “phá hủy kỳ công của Thiên Chúa”. Đức Thánh Cha nói thêm rằng khi ma quỷ không thể phá hủy trực tiếp “mặt đối mặt” vì Thiên Chúa là một lực lượng lớn hơn bảo vệ con người, thì lúc đó, ma quỷ xảo quyệt và “thông minh hơn một con cáo”, sẽ tìm những cách thế khác để lấy lại quyền sở hữu của nó trên người ấy.

Ma quỷ lịch sự

Tập trung vào bài Tin Mừng trong đó thuật lại câu chuyện con quỷ trở về sau khi bị loại ra, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến chi tiết khi bị đuổi đi, ma quỷ tìm chốn nghỉ ngơi. Tìm không ra, nó nói: “Ta sẽ trở về nhà ta, nơi ta đã bỏ ra đi.” Khi đến nơi, nó thấy nhà cửa được quét tước, dọn dẹp hẳn hoi. Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ hơn nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc tình trạng của người ấy lại còn tệ hơn trước.

Ngài cảnh giác rằng ma quỷ làm cho chúng ta cảm thấy yên tâm rằng chúng ta là những Kitô hữu, những người Công Giáo tham dự Thánh Lễ đầy đủ và cầu nguyện siêng năng. Thực ra, chúng ta có những khiếm khuyết, và tội lỗi, nhưng ma quỷ làm cho chúng ta yên trí mọi thứ dường như đều tốt đẹp. Hành động như một người lịch sự, con quỷ cố tìm ra một điểm yếu của chúng ta và gõ cửa. Nó nói, “Xin lỗi? Tôi có thể vào được không?” và rung chuông. Đức Thánh Cha nói rằng những con quỷ này còn tệ hơn những con quỷ ban đầu, bởi vì anh chị em không nhận ra chúng đang cư ngụ ngay trong nhà mình. Chúng là tinh thần thế gian, tinh thần của thế giới này.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng ma quỷ có thể phá hủy trực tiếp chúng ta qua những tính hư nết xấu, chiến tranh hay bất công nhưng chúng cũng có thể phá hủy chúng ta một cách lịch sự và rất ngoại giao theo cách Chúa Giêsu đã mô tả. Làm việc một cách âm thầm, nó kết bạn với anh chị em và thuyết phục anh chị em trên con đường dẫn đến nhiều điều tầm thường, khiến anh chị em trở nên “thân mật” với thế gian.

Tinh thần thế gian, và những điều xoàng xĩnh

Vì thế, Đức Thánh Cha thúc giục các Kitô hữu hãy tỉnh thức đừng để rơi vào “sự tầm thường tâm linh này,” đừng để mình rơi vào tinh thần thế gian, là điều “làm băng hoại chúng ta từ bên trong”. Đức Thánh Cha nói rằng ngài sợ những con quỷ này hơn là những con quỷ ban đầu.

Ngài nói thêm rằng khi ai đó yêu cầu trừ tà cho một người đã bị quỷ ám, ngài không lo lắng cho bằng khi một người khoẻ mạnh lại mở toang cửa cho những con quỷ lịch sự đang thuyết phục người ấy từ bên trong rằng chúng là bạn bè, bằng hữu.

Đức Thánh Cha nói ngài thường tự hỏi chính mình một người sống với một tội lỗi tỏ tường và một người sống trong tinh thần thế gian, tình trạng của ai là bi đát hơn?

Hãy tỉnh thức

Theo Đức Thánh Cha, tinh thần thế gian bao gồm việc mang theo trong chúng ta những con quỷ lịch sự. Ngài nhắc nhớ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly: “xin bảo vệ họ khỏi tinh thần thế gian”, khi Chúa cảnh giác các môn đệ của Ngài phải “cảnh giác và thận trọng”.

Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục các Kitô hữu phải cảnh giác và thận trọng với những con quỷ lịch sự này, những kẻ vào nhà chúng ta như những khách được mời dự tiệc cưới. “Sự cảnh giác của các Kitô hữu”, theo Đức Giáo Hoàng, là sứ điệp của Chúa Giêsu. Ngài đang chất vấn chúng ta về những gì đang xảy ra trong lòng - tại sao tôi lại tầm thường như thế; tại sao tôi thờ ơ; có bao nhiêu con quỷ “lịch sự” đang sống trong nhà tôi mà không cần trả tiền thuê nhà?


Source: Vatican News - Pope at Mass: watch out against friendly, “well-mannered demons”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mất Trộm Mới Rào Giậu
Phạm Trần
08:16 18/10/2018
Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng nhận thêm chức Chủ tịch nước từ chiều ngày 23/10/2018, sau cuộc bỏ phiếu kín của Quốc hội nhưng liệu tam đầu chế gồm ông, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và 14 Ủy viên Bộ Chính trị có dám công bố bản kê khai tài sản cho dân kiểm tra để làm gương, hay vì, như lời ông nói : “khó, nhạy cảm và phức tạp” nên cứ im đi cho đẹp lòng nhau?

Thắc mắc này đã có từ lâu nhưng không ai,kể cả lớp đàn anh của ông Trọng trong đảng, dám công khai nêu lên, dù nhiều ngườikhen ông đã có quyết tâm chống tham nhũng và coi ông là người có đủ điều kiện và xứng đáng được giữ luôn chức Chủ tịch nước cho tiện việc quốc gia và ngoại giao quốc tế.

Ông Trọng đã được Ban Chấp hành Trung ươngđồng thuận “giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIV”, bắt đầu từ ngày 22/10/2018. Nhưng không biết ai đã có sáng kiến nhập hai chức danh Tổng Bí thư đảng và Chủ tịch nước làm một, hay thủ tục nào đã được Trung ương đảng áp dụng tại phiên họp ngày 03/10/2018, để cử ông Trọng.

Việc gì ở Việt Nam cũng do Bộ Chính trị quyết định cả, mà ông Trọng lại đứng đầu cơ chế này, trong khi Quốc hội chỉ đóng vai “đóng dấu cho xong” nên thủ tục pháp chế theo tiêu chuẩn ở các nước tự do và dân chủ không bao giờ được coi là phải có.

VIỆC MỚI - CHUYỆN CŨ

Bên cạnh chuyện ông Trọng một mình ngồi 2 ghế, sau 5 ngày họp của Trung ương 8 (từ 02-06/10/2018) Trung ương còn đồng ý ban hành “Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Trung ương đảng”.

Nhưng theo lời ông Vũ Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Bồi dưỡng và Đào tạo, Ban Tổ chức trung ương nói với báo chí tại Hà Nộithì : “Đã có 148 lượt ý kiến của các ủy viên Trung ương khi thảo luận về dự thảo Quy định….Khi xây dựng dự thảo này, Tổng Bí thư đã đánh giá đây là vấn đề khó, nhạy cảm, phức tạp nên Ban Tổ chức Trung ương và chúng tôi trong nhóm soạn thảo đã rất thận trọng. Trong quá trình nghiên cứu đã báo cáo Ban Bí thư một lần, Bộ Chính trị hai lần và phát phiếu xin ý kiến các ủy viên Trung ương… Kết quả thảo luận ở Trung ương 8 thì nhất trí cao ban hành quy định này nhưng yêu cầu Bộ Chính trị chỉ đạo hoàn thiện tiếp và một vòng lấy ý kiến các ủy viên Trung ương nữa, rồi mới ký ban hành”

Như vậy là chưa suôn sẻ. Tại sao chỉ có 148 trên tổng số 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết cho ý kiến ? Còn lại 40 Ủy viên không có ý kiến đối với Quy định phải làm gương, hay họ không muốn tham gia thảo luận một Quy định liên quan đền cá nhân mình ?

Vì vậy việc “phải hoàn thiện tiếp bản Quy định và cần thêm một vòng lấy ý kiến”các ủy viên Trung ương sẽ kéo dài bao lâu chưa ai biết.

Nhưng nội dung Quy định làm gương mới có gì khác với hàng hà sa số những Nghị quyết và Quy định đã được ban hành từ khi ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thứ đảng Khóa XI năm 2011 ?

Nhìn chung không có gì bất thường và đặc biệt , ngoại trừ mục đích đặt trọng tâm vào những người đứng đầu guồng máy cai trị, trong số này quan trọng nhất là cácủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Trung ương đảng.

Tại sao đến bây giờ sau gần 8 năm cầm quyền mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn phải tơi tả và mất ăn mất ngủ với những tính hư tật xấu và sự bất tuân lệnh trên của đội ngũ cán bộ, nhất là những kẻ có chức có quyền đã và đang làm cho đất nước suy thoái và dân ngày một nghèo thêm ?

Nếu duyệt qua những “Quy định 101, ngày 07/06/2012 của Ban Bí thư “về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên” ; Quy định 47 ngày 01/11/2011“về những điều đảng viên không được làm” gồm 19 điều; Quy định 55 của Bộ Chính trị ngày 19/12/2016 về “một số việc cần làm ngay để tăng cườngvai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; và sau cùng là Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 “về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm” của Bộ Chính trị thì sẽ thấy dự thảo Quy định làm gương cũng chỉ lập lại những việc đã thất bại.

Nếu đáng chú ý chăng là2 điểm của Dự thảo yêu cầu :

(1) “Các ủy viên phải mẫu mực về đạo đức, lối sống, minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập.”

(2) “Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín hoặc để địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ chính trị, hoặc để xảy ra mất đoàn kết kéo dài, hoặc để cán bộ cấp dưới trực tiếp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng phải xử lý bằng pháp luật...”

LIỆU LÀM ĐƯỢC KHÔNG ?

Hai đòi hỏi của Quy định làm gương nếu chỉ viết để coi chơi thì được chứ thi hành có kết quả thì khó đấy, nếu đảng vẫn tiếp tục che mắt nhân dân những bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên nhất là các cấp lãnh đạo và các ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư và Ban chấp hành Trung ương.

Chỉ có cách duy nhất có thể lấy lại lòng tin cho nhân dân và làm gương cho cả đảng làtrước tiên ông Nguyễn Phú Trọng, trong 2 vai vừa Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hãy cùng với Chủ tịch Quốc hội (bà Nguyễn Thị Kim Ngân); Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tam đầu chế của chế độ, và 14 Ủy viên còn lại của Bộ Chính trị bạch hóa cho toàn dân thấy tờ khai tài sản của mình có gì.

Sau đó, đến lượt tất cả các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương xuống đến lãnh đạo địa phương và các Tổ chức, đoàn thể của đảng và của Mặt trận Tổ quốc cũng làm như thế như một phong trào làm gương thì may ra mới chu toàn được chủ trương “nói đi đôi với làm”.

Nhưng trước khi muốn xâm mình liều mạng thì cả đảng hãy lắng nghe ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ươngĐảng nói với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Việt Nam).

VOV viết:” Để thanh lọc, đấu tranh với nạn tham nhũng, dù khi đó mới chỉ là tham nhũng vặt, ông Hương không khỏi day dứt khi chứng kiến tình trạng tham nhũng hiện nay đã trở nên vô cùng nghiêm trọng, con số mất mát lên tới hàng nghìn tỷ đồng và điều đau xót hơn cả, theo ông Hương chính là chúng ta đều biết đồng chí mình, cán bộ mình bắt tay nhau để ăn cắp của đất nước.”

“Liên hệ đến những vụ đại án gần đây thiệt hại hàng nghìn tỷ”, VOV viết tiếp, “ông Hương trầm ngâm “Cán bộ tham nhũng, đút lót nhau hàng trăm tỷ, nhưng chưa thấy ai từ chức vì sai phạm. Cả cuộc đời 60 năm làm công tác tổ chức cán bộ, tôi chưa thấy ai từ chức”.(VOV, ngày06/07/2018)

Như vậy thì hy vọng gì ở lời kêu gọi của dự thảo Quy định làm gương của “Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương chủ động từ chức” khi không làm tròn nhiệm vụ ?

Nhất là khi đã có một số cán bộ từng khai khi không chứng minh được nguồn gốc khối lượng tài sản khổng lồ của họ :“khối tài sản đó có được là từ bán chổi hay nuôi gà, heo” !

NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ

Để biết thêm dự thảo Làm gương viết gì, dưới đây là thông tin đã được lan rộng trong nước, dù đảng cố gắng giấu :

Dự thảo được xây dựng ngắn gọn với 4 điều. Trong đó,

Điều 1:“quy định tất cả cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương phải gương mẫu chấp hành cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

Đồng thời nghiêm túc thực hiện quy định về: "Những điều đảng viên không được làm", "Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp", "Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên".

Minh bạch kê khai tài sản, thu nhập”

Một trong những nội dung quan trọng, nổi bật là quy định

ở Điều 2: “nêu gương trách nhiệm của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương.

Theo đó, các Ủy viên phải luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc là tối thượng. Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hy sinh lợi ích cá nhân, lấy sự hài lòng, ấm no, hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.

Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Quyết đoán, quyết liệt giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp, bức xúc, tồn đọng kéo dài; xử lý nhanh, hiệu quả những tình huống khẩn cấp, bất ngờ.

Các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương đề cao nhân cách, đạo đức trong lãnh đạo, quản lý; thường xuyên đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm…

Cán bộ thuộc diện này phải gương mẫu thực sự dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch và giữ vững nguyên tắc trong công tác cán bộ. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ kế cận và người thay thế mình; khuyến khích, bảo vệ cán bộ thẳng thắn, trung thực, năng động, sáng tạo, đổi mới. Chú trọng phát hiện, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài.

Đáng chú ý, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ươngnghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tích cực thực hiện phân cấp, phân quyền, gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Các ủy viên phải mẫu mực về đạo đức, lối sống, minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập.

Đồng thời nghiêm túc, công tâm, khách quan, cầu thị trong tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh. Dũng cảm nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm, không tranh công đổ lỗi; không định kiến, trù dập người góp ý, phê bình. Không lợi dụng phê bình để xu nịnh, lấy lòng, thổi phồng thành tích hoặc bôi nhọ, cường điệu khuyết điểm, hạ thấp uy tín của nhau.

Bên cạnh đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín hoặc để địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ chính trị, hoặc để xảy ra mất đoàn kết kéo dài, hoặc để cán bộ cấp dưới trực tiếp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng phải xử lý bằng pháp luật...”

Điều 3: “quy định từng Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; công tác cán bộ; tham nhũng chính sách; tham vọng quyền lực, lạm quyền, lộng quyền; “lợi ích nhóm”; tham nhũng, hối lộ; chạy chức, chạy quyền; để người nhà, người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi… đang gây bức xúc trong dư luận xã hội.”

Điều 4 : “quy định trách nhiệm của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; BCH Trung ương phải xác định trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện quy định.

"Không loại trừ ai, bất kỳ vị trí nào"

"Dự thảo quy định đã nêu 9 nội dung yêu cầu từng Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 9 nội dung phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống".

Trong số này có những yêu cầu :

1)”Không đầu tư tài chính, mua bất động sản ở nước ngoài; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thành tích, "tư duy nhiệm kỳ", công thần, tự cao, tự đại, háo danh, phô trương, "đánh bóng" tên tuổi...”

2) Chống đoàn kết xuôi chiều, cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, cơ hội, thực dụng, nịnh trên, nọt dưới; quan liêu, xa dân, gây phiên hà, hách dịch với nhân dân; lợi dụng tập thể để trốn tránh trách nhiệm hoặc lấy danh nghĩa tập thể thực hiện ý đồ cá nhân.

3) Chống lạm quyền, lộng quyền, tham vọng quyền lực; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong đề xuất, ban hành cơ chế, chính sách để trục lợi; lợi ích cục bộ, thông đồng, thỏa hiệp, tạo cơ chế "xin - cho", "duyệt - cấp".

4) Chống việc can thiệp không đúng thẩm quyền vào công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…”

5) Chống lợi dụng Doanh nghiệp hoặc để Doanh nghiệp lợi dụng; liên kết lập "sân sau ”, "lợi lch nhóm"; dung túng, bao che, móc ngoặc, thông đồng với Doanh nghiệp trục lợi. Việc sử dụng tiền, tài sản của DN, tổ chức, cá nhân làm giàu bất chính, vụ lợi như mua đất, xây nhà, cho người thân du học, đi công tác, du lịch nước ngoài, chơi golf, tiêu dùng xa xỉ... cũng phải kiên quyết chống.

6)Chống để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình can thiệp, chi phối, thao túng các công việc cùa địa phương, cơ quan, đơn vị, Doanh nghiệp như công tác cán bộ, xin dự án, cấp đất, đấu thầu, mua cổ phần...

7) Chống sống xa hoa, phô trương, ngạo mạn, coi thường pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội;

8) Chống chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, phiếu tín nhiệm…”

9) Chống can thiệp, gây áp lực trong công tác cán bộ, nhất là lợi dụng quy trình để bổ nhiệm, bố trí người nhà, “cánh hẩu” vào các vị trí, chức danh lãnh đạo, quản lý và nơi có nhiều lợi ích.

(Tổng hợp từ Zing.VN và VietnamNet)

Nhìn chung, những quy định trên đây đã có những tiến bộ, nhưng riêng điều cấm đầu tư hay mua bất động sản ở nước ngoài là những việc làm khó thực hiện vì bấy lâu nay, có vô số căn nhà đắt tiền triệu hay các cửa hàng, công ty buôn bán hàng chục triệu Dollars đã được bí mật sang tên cho người Việt Nam khác đứng tên ở Mỹ, đặc biệt ở California, nhưng không ai biết chủ nhân thật của chúng là ai.

Ngoài ra từ năm 2015, chuyên gia kinh tế Liên Hiệp Quốc Vũ Quang Việt đã có lần tiết lộ con số 33 Tỷ dollars đã ra khỏi Việt Nam bằng nhiều ngõ ngách, kể cả “nhập lậu và có dấu hiệu tham nhũng”.

Ông Việt viết trê báo Đất Việt ngày 26/01/2015:”Con số 33 tỷ USD của Việt Nam chảy ra nước ngoài không hợp pháp từ năm 2008 đến năm 2013 là có thật, và đặc biệt là mức chảy ra ngoài tăng mạnh từ sau năm 2008. Năm 2009, số tiền chảy ra nước ngoài trên 9 tỷ USD, từ năm 2010 có giảm xuống nhưng lại ngày càng tăng và đạt mức gần 9 tỷ năm 2013 . Đây là con số tính được từ bản cân đối thanh toán với nước ngoài.”

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng đã từng nói với báo Đất Việt trong nước(03/01/2015) rằng:”Khi ở California tôi đã chứng kiến nhiều người Việt chồng cả vali tiền mặt (có khi lên tới hàng trăm ngàn USD) để mua nhà, mua biệt thự ở đây. Câu hỏi đặt ra là tiền mặt ở đâu mà lớn thế?”

Ông còn cho biết thêm:”Rất nhiều phương tiện truyền thông đã nói tới những hình thức rửa tiền nhằm hợp thức hóa lượng tiền chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam. Đây là một trong những cách đó.”

Như vậy thì có phải đảng CSVN đã mất trộm rồi mới rào giậu phải không ? -/-

Phạm Trần

(10/018)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đoá Hồng Vàng
Thérésa Nguyễn
21:28 18/10/2018
ĐOÁ HỒNG VÀNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Tặng em những cánh hồng vàng
Gởi bao thương nhớ nhẹ nhàng trong tay
Dẫu đời nắng bụi mưa mây
Hồn hoa vẫn thắm tháng ngày xưa sau
(Trích thơ của Từ Kế Tường)