Ngày 19-10-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mến Chúa và Yêu người
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:33 19/10/2008
CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN, năm A

Mt 22,34 – 40

Cái kỳ diệu của đạo công giáo vẫn là luật” mến Chúa và yêu Người “. Đó là cốt lõi Tin Mừng của Chúa Giêsu. Điều nghịch lý của đạo Chúa Giêsu thiết lập là phải yêu như Chúa yêu, và yêu cả kẻ thù nữa. Thánh Augustinô đã viết một câu rất ý nghĩa: ” Vâng, hãy yêu đi, rồi anh muốn làm gì thì làm “. Tình yêu giải phóng con người khỏi luật lệ, nhưng cũng đồng thời giúp con người chu toàn luật lệ một cách xuất sắc.

TIN MỪNG HÔM NAY MUỐN NÓI GÌ ?:

Cốt lõi Tin Mừng của Chúa Giêsu vẫn là yêu thương. Không hiểu được cái chính yếu, cái cốt lõi của Tin Mừng Chúa, của đạo do Người thiết lập, người môn đệ của Chúa vẫn chưa hiểu gì về Chúa cũng như những lời dạy của Người. Lề luật hay nói nôm na giới răn lớn nhất của Kitô giáo là “ Mến Chúa, yêu Người “. Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay muốn nói lên sứ điệp rõ ràng nhất và chính yếu nhất của đạo công giáo. Chúa Giêsu đã trả lời cho những người thông luật Do thái: ” Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi “. Đó là điều răn trọng nhất, và là điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ” ngươi phải yêu thương người thân cận như chính mình “ ( Mt 22, 37-39 ). Người môn đệ của Chúa luôn phải hiểu rõ điều răn thứ nhất trong thập giới của Thiên Chúa:” thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự”. Đó là giới răn thực quan trọng vì Thiên Chúa là Đấng dựng nên trời đất, muôn loài và tác tạo nên con người. Bởi thế, con người phải biết ơn Người và thờ phượng, kính mến Người. Tuy nhiên, đạo của Chúa Kitô đòi hỏi con người phải vươn xa hơn nữa, vươn tới mọi người để yêu thương mọi người như Chúa đã yêu, không loại trừ ai ngay cả kẻ thù. Đó là cái kỳ diệu của đạo công giáo. Nếu nói yêu mến Chúa mà không yêu thương người thì chưa phải là người có đạo, chưa phải là người của nước Thiên Chúa.

MẾN CHÚA, YÊU NGƯỜI LÀ MỘT GIỚI LUẬT:

Nếu đã nói mến Chúa mà không yêu người thì vẫn chưa phải là Kitô hữu. Người môn đệ Chúa thường đeo thánh giá hay vì dấu thánh giá hàng ngày là dấu hiệu được mời vươn lên tới Thiên Chúa để kính mến Người hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn. Và người môn đệ Chúa cũng được mời gọi vươn tới mọi người để yêu thương họ kể cả kẻ thù nữa. Như thế, mến Chúa yêu Người chỉ là một giới răn mà thôi. Bởi vì, nói mến Chúa mà không yêu tha nhân là người nói dối, nói láo mà thôi. Hai giới gồm tóm thành một giới răn. Đó là cái mầu nhiệm của đạo công giáo. Mến Chúa đã khó mà yêu người lại càng khó hơn. Tuy nhiên, thực hành được hai giới răn mến Chúa yêu Người mới là điều Chúa muốn người môn đệ Chúa thực hiện và sống.

ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:

Thường chúng ta yêu những người có thiện cảm với chúng ta dễ hơn những người ghen ghét chúng ta. Chính vì thế, chúng ta chỉ có thể yêu thương những người khác như chính mình khi chúng ta tránh làm thương tổn đến những tình cảm, những quyền lợi của họ, khi chúng ta không đè bẹp họ, chà đạp họ. Chúng ta chỉ có thể yêu thương những người khác khi chúng ta biết nghĩ đến những người già yếu, những người neo đơn, những người nghèo đói, những người cô thế cô thân, thấp cổ bé họng. Chúng ta chỉ có thể yêu thương người khác như chính mình khi chúng ta biết hy sinh xả kỷ, biết phục vụ cách vô vị lợi những người đang gặp thử thách, đang gặp gian nan, đang chờ bàn tay nhân ái, và tấm lòng quảng đại của chúng ta trợ giúp.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:

1) Giới răn“ Mến Chúa “ và “ Yêu Người “. Hai giới răn ấy giới răn nào trọng hơn ?

2) Cốt lõi của Tin Mừng là gì ?

3) Tại sao Chúa lại dạy chúng ta phải yêu thương cả kẻ thù nữa ?
 
Quyền bính Chúa luôn ở trên con
Lm Jude Siciliano OP
08:46 19/10/2008
CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN A

Isaia 45: 4-6; Tv: 96; Thê-sa-lô-ni-ca 1: 1-5b; Matthêu 22: 15-21

Anh chị em thân mến,

Nhân Ngày lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô 29 tháng 6 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêdictô báo tin một năm thánh đặc biệt được cử hành để kính thánh Phaolô. Trong các họ đạo ở các giáo phận, có những lớp học hỏi và đồng thời báo chí cũng viết về thánh Phaolô theo lời đề nghị của Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi là những người giảng thuyết, lo về việc Phụng vụ và Thánh Kinh nên phải chú trọng đến năm thánh này. Thật ra, ít có những bài giảng đặc biệt về thánh Phaolô trong Phụng vụ. Sang năm, có lẽ chúng ta sẽ gặp những thử thách nhằm sửa chữa sự thiếu hụt này. Chúng ta có thể bắt đầu từ ngày Chúa nhật hôm nay khi chúng ta nghe đọc ba bài trích thư thứ nhất do chính tay thánh Phaolô viết gởi cho tín hữu Thê-sa-lô-ni-ca. Và những bài trích đó kết thúc năm phụng vụ. Vậy hôm nay chúng ta chú ý đến bài đọc 2 và sẽ chú trọng nhiều hơn về thánh Phaolô trong năm phụng vụ tới.

Thư 1 Thê-sa-lô-ni-ca được thánh Phaolô viết khoảng năm 51-52. Thê-sa-lô-ni-ca là kinh đô đế quốc La Mã có độ 200 ngàn dân. Thành phố này tương đương với thành Constantinople về văn hóa và quan trọng hơn, nó như là cầu nối giữa đông và tây trong đế quốc La Mã. Thê-sa-lô-ni-ca buôn bán phồn thịnh, dân cư và khách du lịch đông làm thành phố có những nét đa dạng về văn hóa. Nhiều tôn giáo đã được tìm thấy ở nơi này. Thánh Phaolô đến giảng đạo ở đây trong chuyến đi giảng lần thứ hai khoảng năm 50. Nhóm dân Do Thái nhiệt tình hưởng ứng lời giảng của ngài. Nhưng sau đó có nhiều người ngoài cũng thích nghe thánh Phaolô giảng, thế rồi xung đột phát sinh giữa hai nhóm. Thánh Phaolô phải vội vàng rời xa thành phố đó. Nhưng thánh nhân vẫn không quên những Kitô Hữu ở thành phố này, nên một thời gian sau, ngài đã viết thư cho họ.

Bài đọc 2 hôm nay mở đầu bức thư của thánh Phaolô. Chúng ta sống xa hàng mấy chục thế kỷ sau các Giáo hội nhận thư đó. Nhưng thư này có vẻ như gởi đến cho chúng ta "anh em là những người được Thiên Chúa thương mến". Chúng ta cũng như họ, được Thiên Chúa "chọn" để nghe Tin mừng và có thêm quyền năng qua Chúa Thánh Thần. Với lời chúc mừng mở đầu, đầy ơn thánh như vậy làm chúng ta phấn khởi muốn đọc thêm

Thánh Phaolô tỏ lời cảm ơn các Kitô Hữu ở Thê-sa-lô-ni-ca vì những việc họ làm "vì lòng tin, những nỗi khó khăn họ gánh vác vì lòng mến, và những gì họ kiên nhẫn nhịn nhục vì trông đợi". Ba nhân đức ấy không tách rời ra mà thành một bộ ba: Đức tin dựa trên nền tảng của sự sống, sự chết và sự Phục sinh của Đức Kitô. Với sức mạnh của đức tin phát sinh ra đức mến, không những đối với những thành phần trong cộng đoàn mà cả đến với những người ngoài cộng đoàn nữa. Trong lúc đó, chúng ta hy vọng về tương lai, mong đợi ngày Chúa Kitô trở lại.

Thánh Phaolô đã gặp chính Chúa Kitô sống lại, đó là một kinh nghiệm làm nền tảng cho lời rao giảng của ngài, và làm cho thánh nhân có cái nhìn đối với các Kitô Hữu một cách đặc biệt. Cũng như thánh Phaolô đã được ơn Thiên Chúa thương mến một cách nhưng không, thì chúng ta cũng đã được "Thiên Chúa thương mến" và đã "được chọn". Kinh nghiệm của thánh Phaolô cho chúng ta thấy, bài học nền tảng trong Thánh Kinh: Thiên Chúa chọn, rồi Ngài gọi, rồi Ngài sai đi rao giảng. Thánh Phaolô biết chắc rằng mình đã được ơn như vậy và giờ đây theo thư thánh nhân viết, ngài nhắc tín hữu thành Thê-sa-lô-ni-ca và cả chúng ta nữa là những người đã được Thiên Chúa chọn. Thánh Phaolô cũng biết là việc Thiên Chúa chọn không chỉ dành riêng cho bản thân ngài hay các tín hữu, nhưng tình thương mến của Thiên Chúa qua Đức Kitô, phải được loan báo cho toàn thế giới, để tất cả loài người được hưởng ân sủng Thiên Chúa ban qua Đức Kitô. Thánh Phaolô không hề đòi hỏi chức vị, quyền hành, hay được Thiên Chúa ưu đãi. Thay vào đó, những người được Thiên Chúa chọn là để phục vụ kẻ khác, phục vụ thế giới, và loan báo ơn cứu rỗi cho mọi dân tộc.

Trong lúc chúng ta là những cộng đoàn được tuyển chọn nhờ lòng tin, thì mỗi một người trong chúng ta cũng đồng thời nhận lãnh ơn đi rao giảng Tin Mừng. Đó có phải là một nghĩa vụ lớn lao đối với một người bình thường như chúng ta? Thánh Phaolô nhắc nhở mỗi người là Tin Mừng mà thánh nhân rao giảng không “chỉ là lời nói mà thôi", nó không quan trọng. Nhưng ngài cam đoan với tín hữu Thê-sa-lô-ni-ca rằng "không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng của Chúa Thánh Thần, là một niềm xác tín sâu xa."

Những lời nói ấy hơi thừa, vì trong Tân Ước, quyền năng và ơn Chúa Thánh Thần luôn đi đôi với nhau. Nhưng thánh Phaolô muốn nhấn mạnh: Lời ngài rao giảng được dựa trên quyền năng và ơn Chúa Thánh Thần. Đối với chúng ta cũng thế, trong mọi việc chúng ta làm, người lớn tuổi hay người trẻ tuổi, có học thức cao hay thấp, ăn nói hoạt bát hay không, là người dạy giáo lý giỏi hay một tín hữu thường, chúng ta đều đã lãnh nhận tình thương yêu của Thiên Chúa, và qua những lời nói và việc làm hàng ngày của chúng ta, chúng ta đều được có quyền năng và ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp. Nếu chúng ta tin tưởng và sống đức tin của mình, thì chúng ta cũng được như thánh Phaolô nói "một niềm xác tín sâu xa", và lời minh chứng của chúng ta khó bị chối từ.

Trong phần tiếp theo, thánh Phaolô xác nhận là tín hữu Thê-sa-lô-ni-ca đã lãnh nhận lời giảng của ngài "không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín hữu." (1Tx.2:13)

Ở đây, chúng ta không những chỉ nghe rao giảng, lời dạy dỗ về giáo lý hay đạo đức. Nhưng hơn nữa, chúng ta nghe Lời hằng sống, Lời của Thiên Chúa, và Lời ấy đang hoạt động trong chúng ta, đang cho chúng ta sức mạnh mỗi khi đức tin chúng ta bị thữ thách từ bên trong hay bên ngoài. Như Stanley Morrow đã viết: “…Chính đức tin của các Tín hữu đã làm cho họ lãnh nhận lời rao giảng như là Lời của Thiên Chúa, và rốt cuộc các tín hữu đã chấp nhận Lời của Thiên Chúa vì Lời ấy đã hoạt động trong họ”. Thánh Phaolô đã rao giảng Tin Mừng với quyền năng thật sự của lời giảng, và ngài cũng biết là quyền năng ấy không bởi người rao giảng mà bởi Thiên Chúa vì đó là Lời Thiên Chúa. (Trích trong sách Phaolô: các thư và thần học theo thánh Phaolô:Dẫn nhập vào các thư thánh Phaolô)

Thê-sa-lô-ni-ca là thành phố trong đế quốc La Mã. Lời rao giảng của Phaolô như một thông điệp mang tính cách mạng, bởi lẽ trong khi dân chúng đế quốc La Mã sống duới quyền chính trị, kinh tế, quân sự và xã hội của đế chế thì với lời rao giảng của ngài, những người Kitô Hữu chấp nhận một quyền hành khác đó là quyền hành của Chúa Thánh Thần qua đức tin của họ. Bởi thế, họ không lãnh nhận một quyền hành nào của loài người đặt trên quyền hành của Chúa Kitô, và chúng ta cũng vậy. Khi nào chúng ta bị thử thách phải chọn quyền hành trần gian này hay phải sống dưới quyền bính của Thiên Chúa thì chúng ta nên chọn sống dưới quyền của Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa đã chọn chúng ta và đã cho chúng ta được kết hợp trong Chúa Thánh Thần. Và quyền ấy đã giúp chúng ta sống như “…là những tín hữu, chúng tôi đã cư xử một cách thánh thiện, công minh, không chê trách được" (1Tx2:10)

Nhân dịp ngày bầu cử toàn quốc sắp đến, Tin Mừng đòi hỏi chúng ta phải chọn những gì thuộc về Thiên Chúa và những gì thuộc về quyền bính thế gian này. Tôi khuyên anh chị em nên đọc những bản tin trên báo chí. Trong lúc chúng ta chọn người lãnh đạo địa phương và người lãnh đạo toàn quốc chúng ta hãy cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, mà thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hôm nay.

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
 
Công bố Nước Trời
Hai Tê Miệt Vườn, ofm
11:54 19/10/2008
CÔNG BỐ NƯỚC TRỜI

Anh đi Công bố Nước Trời,
Đem ơn cứu độ cho người trần gian.
Thế trần được hưởng Bình an,
Cuộc đời nhân thế đầy tràn Tình thương.
Chẳng ai còn bị lạc đường,
Sống trong gian dối, ghen tương oán hờn
Mọi người gặp Đấng Chí Tôn,
Chính là Thiên Chúa cội nguồn hồng ân.
Xác hồn đổi mới canh tân,
Chính bằng ân sủng Thánh Thần Ngôi Ba.
Mọi người lại được gặp Cha,
Ngày đêm vui sống trong nhà thân thương.
Vũ hoàn đâu khác Thiên đường,
Khi toàn nhân loại luôn thường yêu nhau.
Đồng hành nhịp bước tiến mau,
Đến quê Vĩnh phúc đời sau trên trời.
 
Quyền bính của Chúa luôn ở trên con
Lm. Jude Siciliano, OP
12:38 19/10/2008
Chúa Nhật 29 Thường niên (A): (Isaia 45: 4-6; Tv: 96; Thê-sa-lô-ni-ca 1: 1-5b; Matthêu 22: 15-21)

QUYỀN BÍNH CHÚA LUÔN Ở TRÊN CON

Nhân Ngày lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô 29 tháng 6 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêdictô báo tin một năm thánh đặc biệt được cử hành để kính thánh Phaolô. Trong các họ đạo ở các giáo phận, có những lớp học hỏi và đồng thời báo chí cũng viết về thánh Phaolô theo lời đề nghị của Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi là những người giảng thuyết, lo về việc Phụng vụ và Thánh Kinh nên phải chú trọng đến năm thánh này. Thật ra, ít có những bài giảng đặc biệt về thánh Phaolô trong Phụng vụ. Sang năm, có lẽ chúng ta sẽ gặp những thử thách nhằm sửa chữa sự thiếu hụt này. Chúng ta có thể bắt đầu từ ngày Chúa nhật hôm nay khi chúng ta nghe đọc ba bài trích thư thứ nhất do chính tay thánh Phaolô viết gởi cho tín hữu Thê-sa-lô-ni-ca. Và những bài trích đó kết thúc năm phụng vụ. Vậy hôm nay chúng ta chú ý đến bài đọc 2 và sẽ chú trọng nhiều hơn về thánh Phaolô trong năm phụng vụ tới.

Thư 1 Thê-sa-lô-ni-ca được thánh Phaolô viết khoảng năm 51-52. Thê-sa-lô-ni-ca là kinh đô đế quốc La Mã có độ 200 ngàn dân. Thành phố này tương đương với thành Constantinople về văn hóa và quan trọng hơn, nó như là cầu nối giữa đông và tây trong đế quốc La Mã. Thê-sa-lô-ni-ca buôn bán phồn thịnh, dân cư và khách du lịch đông làm thành phố có những nét đa dạng về văn hóa. Nhiều tôn giáo đã được tìm thấy ở nơi này. Thánh Phaolô đến giảng đạo ở đây trong chuyến đi giảng lần thứ hai khoảng năm 50. Nhóm dân Do Thái nhiệt tình hưởng ứng lời giảng của ngài. Nhưng sau đó có nhiều người ngoài cũng thích nghe thánh Phaolô giảng, thế rồi xung đột phát sinh giữa hai nhóm. Thánh Phaolô phải vội vàng rời xa thành phố đó. Nhưng thánh nhân vẫn không quên những Kitô Hữu ở thành phố này, nên một thời gian sau, ngài đã viết thư cho họ.

Bài đọc 2 hôm nay mở đầu bức thư của thánh Phaolô. Chúng ta sống xa hàng mấy chục thế kỷ sau các Giáo hội nhận thư đó. Nhưng thư này có vẻ như gởi đến cho chúng ta "anh em là những người được Thiên Chúa thương mến". Chúng ta cũng như họ, được Thiên Chúa "chọn" để nghe Tin mừng và có thêm quyền năng qua Chúa Thánh Thần. Với lời chúc mừng mở đầu, đầy ơn thánh như vậy làm chúng ta phấn khởi muốn đọc thêm

Thánh Phaolô tỏ lời cảm ơn các Kitô Hữu ở Thê-sa-lô-ni-ca vì những việc họ làm "vì lòng tin, những nỗi khó khăn họ gánh vác vì lòng mến, và những gì họ kiên nhẫn nhịn nhục vì trông đợi". Ba nhân đức ấy không tách rời ra mà thành một bộ ba: Đức tin dựa trên nền tảng của sự sống, sự chết và sự Phục sinh của Đức Kitô. Với sức mạnh của đức tin phát sinh ra đức mến, không những đối với những thành phần trong cộng đoàn mà cả đến với những người ngoài cộng đoàn nữa. Trong lúc đó, chúng ta hy vọng về tương lai, mong đợi ngày Chúa Kitô trở lại.

Thánh Phaolô đã gặp chính Chúa Kitô sống lại, đó là một kinh nghiệm làm nền tảng cho lời rao giảng của ngài, và làm cho thánh nhân có cái nhìn đối với các Kitô Hữu một cách đặc biệt. Cũng như thánh Phaolô đã được ơn Thiên Chúa thương mến một cách nhưng không, thì chúng ta cũng đã được "Thiên Chúa thương mến" và đã "được chọn". Kinh nghiệm của thánh Phaolô cho chúng ta thấy, bài học nền tảng trong Thánh Kinh: Thiên Chúa chọn, rồi Ngài gọi, rồi Ngài sai đi rao giảng. Thánh Phaolô biết chắc rằng mình đã được ơn như vậy và giờ đây theo thư thánh nhân viết, ngài nhắc tín hữu thành Thê-sa-lô-ni-ca và cả chúng ta nữa là những người đã được Thiên Chúa chọn. Thánh Phaolô cũng biết là việc Thiên Chúa chọn không chỉ dành riêng cho bản thân ngài hay các tín hữu, nhưng tình thương mến của Thiên Chúa qua Đức Kitô, phải được loan báo cho toàn thế giới, để tất cả loài người được hưởng ân sủng Thiên Chúa ban qua Đức Kitô. Thánh Phaolô không hề đòi hỏi chức vị, quyền hành, hay được Thiên Chúa ưu đãi. Thay vào đó, những người được Thiên Chúa chọn là để phục vụ kẻ khác, phục vụ thế giới, và loan báo ơn cứu rỗi cho mọi dân tộc.

Trong lúc chúng ta là những cộng đoàn được tuyển chọn nhờ lòng tin, thì mỗi một người trong chúng ta cũng đồng thời nhận lãnh ơn đi rao giảng Tin Mừng. Đó có phải là một nghĩa vụ lớn lao đối với một người bình thường như chúng ta? Thánh Phaolô nhắc nhở mỗi người là Tin Mừng mà thánh nhân rao giảng không “chỉ là lời nói mà thôi", nó không quan trọng. Nhưng ngài cam đoan với tín hữu Thê-sa-lô-ni-ca rằng "không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng của Chúa Thánh Thần, là một niềm xác tín sâu xa."

Những lời nói ấy hơi thừa, vì trong Tân Ước, quyền năng và ơn Chúa Thánh Thần luôn đi đôi với nhau. Nhưng thánh Phaolô muốn nhấn mạnh: Lời ngài rao giảng được dựa trên quyền năng và ơn Chúa Thánh Thần. Đối với chúng ta cũng thế, trong mọi việc chúng ta làm, người lớn tuổi hay người trẻ tuổi, có học thức cao hay thấp, ăn nói hoạt bát hay không, là người dạy giáo lý giỏi hay một tín hữu thường, chúng ta đều đã lãnh nhận tình thương yêu của Thiên Chúa, và qua những lời nói và việc làm hàng ngày của chúng ta, chúng ta đều được có quyền năng và ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp. Nếu chúng ta tin tưởng và sống đức tin của mình, thì chúng ta cũng được như thánh Phaolô nói "một niềm xác tín sâu xa", và lời minh chứng của chúng ta khó bị chối từ.

Trong phần tiếp theo, thánh Phaolô xác nhận là tín hữu Thê-sa-lô-ni-ca đã lãnh nhận lời giảng của ngài "không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín hữu." (1Tx.2:13)

Ở đây, chúng ta không những chỉ nghe rao giảng, lời dạy dỗ về giáo lý hay đạo đức. Nhưng hơn nữa, chúng ta nghe Lời hằng sống, Lời của Thiên Chúa, và Lời ấy đang hoạt động trong chúng ta, đang cho chúng ta sức mạnh mỗi khi đức tin chúng ta bị thữ thách từ bên trong hay bên ngoài. Như Stanley Morrow đã viết: “…Chính đức tin của các Tín hữu đã làm cho họ lãnh nhận lời rao giảng như là Lời của Thiên Chúa, và rốt cuộc các tín hữu đã chấp nhận Lời của Thiên Chúa vì Lời ấy đã hoạt động trong họ”. Thánh Phaolô đã rao giảng Tin Mừng với quyền năng thật sự của lời giảng, và ngài cũng biết là quyền năng ấy không bởi người rao giảng mà bởi Thiên Chúa vì đó là Lời Thiên Chúa. (Trích trong sách Phaolô: các thư và thần học theo thánh Phaolô:Dẫn nhập vào các thư thánh Phaolô)

Thê-sa-lô-ni-ca là thành phố trong đế quốc La Mã. Lời rao giảng của Phaolô như một thông điệp mang tính cách mạng, bởi lẽ trong khi dân chúng đế quốc La Mã sống duới quyền chính trị, kinh tế, quân sự và xã hội của đế chế thì với lời rao giảng của ngài, những người Kitô Hữu chấp nhận một quyền hành khác đó là quyền hành của Chúa Thánh Thần qua đức tin của họ. Bởi thế, họ không lãnh nhận một quyền hành nào của loài người đặt trên quyền hành của Chúa Kitô, và chúng ta cũng vậy. Khi nào chúng ta bị thử thách phải chọn quyền hành trần gian này hay phải sống dưới quyền bính của Thiên Chúa thì chúng ta nên chọn sống dưới quyền của Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa đã chọn chúng ta và đã cho chúng ta được kết hợp trong Chúa Thánh Thần. Và quyền ấy đã giúp chúng ta sống như “…là những tín hữu, chúng tôi đã cư xử một cách thánh thiện, công minh, không chê trách được" (1Tx2:10)

Nhân dịp ngày bầu cử toàn quốc sắp đến, Tin Mừng đòi hỏi chúng ta phải chọn những gì thuộc về Thiên Chúa và những gì thuộc về quyền bính thế gian này. Tôi khuyên anh chị em nên đọc những bản tin trên báo chí. Trong lúc chúng ta chọn người lãnh đạo địa phương và người lãnh đạo toàn quốc chúng ta hãy cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, mà thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hôm nay.

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:25 19/10/2008
MÔN ĐỒ

N2T


Có người đến bái sư học đạo, đại sư nói: “Con có thể theo ta mà ở đây, nhưng không nên trở thành môn đệ của ta.”

- “Vậy thì con phải theo ai bây giờ ?”

- “Không theo ai cả, một khi con theo người nào đó, thì sẽ không trở lại theo chân lý tự nhiên nữa.”


(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Bái sư là nhận một người nào đó làm thầy của mình, và phải học tất cả những gì mà thầy truyền lại cho, càng nên giống thầy thì càng được gọi là truyền nhân chân chính của thầy. Đó gọi là học nghệ.

Bái sư nhưng lại không triệt để nên giống thầy dạy, nhưng để học biết thế nào là tình yêu của Thiên Chúa, học biết thế nào là con đường của Chúa Giê-su đã đi, học biết thế nào để sống đẹp lòng Thiên Chúa ngay trong cuộc sống của mình.v.v...tức là nhắm vào đối tượng là Thiên Chúa. Đó gọi là học đạo.

Học nghệ thì tài nghệ phải nên giống như sư phụ, nhưng học đạo là nhờ sư phụ để biết đến Đấng cao cả nhất, đó là Thiên Chúa.

Người Ki-tô hữu không bái ai làm sư phụ cả, nhưng vị thầy vĩ đại nhất của họ chính là Chúa Giê-su Ki-tô. Tất cà các linh mục, giám mục và các thầy dạy đạo khác chỉ là những con người giúp họ tìm biết Thiên Chúa qua Chúa Giê-su, để họ trở nên người mới hơn trong Ngài mà thôi.

Học đạo là để làm người tốt hơn, và người Ki-tô hữu học đạo thì phải càng nên giống Chúa Giê-su hơn...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 19/10/2008
N2T


20. Chúng ta càng cầu nguyện thì càng muốn cầu nguyện them nữa.

(Thánh John Vianne)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kính viếng đền Đức Mẹ Mân côi tại Pompei
Bình Hòa
13:44 19/10/2008
Đức Thánh Cha kính viếng đền Đức Mẹ Mân côi tại Pompei

Chúa nhựt hôm qua là ngày thế giới truyền giáo, được cử hành hằng năm vào chúa nhựt áp chót trong tháng Mười, tháng kính Đức Mẹ Mân côi. Năm nay, ngày truyền giáo trùng với khoá họp Thượng Hội đồng giám mục về đề tài “Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng Giáo hội”, lồng trong bối cảnh kỷ niệm 2000 năm sinh nhật thánh Phaolô, tông đồ dân ngoại. Những lý do vừa nói đã đủ để giải thích lý do của việc Đức Thánh Cha hành hương đến đền kính Đức Mẹ Mân côi tại Pompei, gần Napoli. Rời Vatican lúc 9 giờ sáng bằng máy bay trực thăng, đức Bênêđictô XVI đến Pompei (cách Rôma 245 cây số), tại đây ngài đã dâng Thánh lễ vào lúc 10 giờ rưỡi, và sau đó đọc kinh Truyền tin với cộng đoàn Dân Chúa. Vào buổi chiều, trước khi trở về Rôma ngài chủ sự cuộc suy niệm các mầu nhiệm Mân côi.

Trước khi tường thuật cuộc hành hương của đức thánh cha tại Pompei, thiết tưởng cũng nên nhắc đến một biến cố khác không kém phần quan trọng, đó là lễ nghi phong chân phước cho song thân của thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu, bổn mạng các nơi truyền giáo. Đó là ông bà Louis và Zélie Martin, diễn ra tại Lisieux, do đức giám mục địa phương chủ sự, nhưng công thức phong chân phước được tuyên đọc bởi đức hồng y José Saraiva Martins, nguyên tổng trưởng bộ Phong thánh. Chiều thứ bảy vừa qua, đức hồng y đã chủ sự thánh lễ tại nhà thờ chánh toà Alençon, nơi mà hai ông bà làm lễ thành hôn cách đây 150 năm, ngày 13 tháng 7 năm 1858. Lúc ấy ông Louis đã 35 tuổi còn bà Zélie trẻ hơn 8 tuổi. Trong 19 năm chung sống, hai ông bà đã sinh 9 người con (2 trai và 7 gái). Hai người con trai và hai người con gái đầu đã qua đời khi còn rất trẻ, 5 người con gái còn lại đều dâng mình làm nữ tu trong dòng kín Lisieux và dòng Thăm viếng. Bà Zélie qua đời năm 1877 vì bệnh ung thư khi mới được 45 tuổi. Ông Louis dọn nhà về Lisieux, gần trang trại của em trai vợ, tiếp tục việc giáo dục con cái. Ông từ trần ngày 29/7/1894, và ba năm sau, Teresa, người con gái út, nhập dòng kín vào năm 1888 cũng sẽ theo ông về nhà cha.

Ngỏ lời với các người tham dự thánh lễ, Đức Thánh Cha đã chào thăm bằng tiếng Pháp như sau: Nhân ngày Thế giới Truyền giáo hôm nay, chúng ta hợp ý cách riêng với những người hành hương tụ tập tại Lisieux để dự lễ phong chân phước cho ông bà Louis và Zélie Martin, song thân của thánh Teresa hài đồng Giêsu, bổn mạng các nơi truyền giáo. Các ngài đã loan truyền Tin Mừng Chúa Kitô bằng đời sống đôi bạn gương mẫu. Các ngài đã nhiệt thành sống đức tin và truyền đạt đức tin trong gia đình và cho láng giềng. Ước gì lời cầu nguyện chung của các ngài trở nên nguồn mạch niềm vui và hy vọng cho hết các cha mẹ và các gia đình.

Bây giờ chúng ta trở về thánh điện Pompei. Thành phố này nổi tiếng trong lịch sử vì bị tàn huỷ bởi ngọn núi lửa Vesuvio vào năm 79 sau Công nguyên. Từ đống tro tàn và di tích khảo cổ, Pompei đã được hồi sinh nhờ châu thành kính Đức Mẹ Mân côi, do luật sư Bartolo Longo (1841-1926, được phong chân phước năm 1980), xây cất vào năm vào 1896 và được cung hiến năm 1891. Bên cạnh thánh đường kính Đức Mẹ Mân côi, ông còn cất những trung tâm bác ái đón tiếp các em mồ côi, các thiếu nhi bụi đời, những con em của cha mẹ bị ngồi tù, ly dị, những thiếu nữ mang thai ngoài hôn nhân.

Đức Bênêđictô XVI là vị giáo hoàng thứ hai đến viếng đền thánh Pompei. Vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II đã đến đây vào năm 1979 và năm 2003. Cách đây 10 năm, khi còn là tổng trưởng bộ giáo lý đức tin, hồng y Joseph Ratzinger cùng với bào huynh và các nhân viên của bộ cũng đã đến viếng thăm đền thánh này ngày 17/5/1998.

Các bài đọc Thánh lễ được chọn riêng cho lễ kính Đức Mẹ Mân côi. Dựa theo các bài đọc ấy, Đức Thánh Cha đã trình bày những hoa trái của đức ái phát sinh từ đến thành Pompei, từ một thung lũng hoang tàn biến thành nơi cầu nguyện và trợ giúp xã hội. Kinh Mân côi giúp chúng ta kết hiệp với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hòa hợp tâm tình và cử chỉ giống như các ngài. Kinh Mân côi là khí cụ chống lại sự dữ, chống lại bạo lực, và mang lại an bình trong tâm hồn, trong gia đình và xã hội.

Thánh lễ kết thúc lúc 12 giờ rưỡi. Cùng với các tín hữu, đức Bênêđictô XVI đọc kinh khẩn cầu, do chân phước Bartolo Longo đã soạn, và được đọc trong các thánh đường toàn nước Ý mỗi năm 2 lần, ngày 8 tháng 5 và chúa nhựt đầu tháng 10. Tiếp đó, ngài đọc bài huấn dụ dẫn vào kinh Truyền tin, nêu bật ba ý chỉ cầu nguyện: thứ nhất cầu cho Thượng hội đồng giám mục; thứ hai cầu cho công cuộc truyền giáo bằng lời cầu nguyện; thứ ba cầu cho các gia đình nhân dịp lễ phong chân phước cho sống thân thánh Têrêxa. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến

Sau thánh lễ trọng thể và kinh cầu khẩn đức Mẹ Pompei, cũng như mọi ngày chúa nhựt, chúng ta hãy hướng về Đức Maria với kinh Truyền tin, và ký thác cho Mẹ những ý chỉ quan trọng của Hội Thánh và nhân loại. Cách riêng, chúng ta hãy cầu nguyện cho Khóa họp Thượng hội đồng giám mục đang diễn ra tại Rôma với đề tài: “Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Hội thánh”, ngõ hầu mang lại những hoa trái là cuộc thay đổi đích thực trong mọi cộng đoàn tín hữu. Một ý chỉ cầu nguyện đặc biệt nữa bắt nguồn từ ngày Khánh nhật Truyền giáo Thế giới, vào năm thánh Phaolô, mời gọi chúng ta hãy suy niệm câu nói bất hủ của vị Tông đồ dân ngoại: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng” (1Cr 9,16). Trong tháng 10 này, tháng truyền giáo và tháng Mân côi, biết bao tín hữu và biết bao cộng đoàn đã dâng kinh Mân côi cầu cho các thừa sai và cho công cuộc truyền giáo. Vì thế tôi rất sung sướng được hiện diện hôm nay tại đây, đền thờ quan trọng nhất dâng kính Đức Mẹ Mân côi. Điều này cho phép tôi được nhấn mạnh rằng công tác truyền giáo tiên phong của mỗi người chúng ta là cầu nguyện. Nhờ cầu nguyện mà chúng ta chuẩn bị con đường đón nhận Tin mừng; nhờ cầu nguyện mà con tim được mở ra cho mầu nhiệm của Thiên Chúa và chuẩn bị các tâm hồn để đón nhận Lời cứu độ của Chúa.

Ngày hôm nay cũng trùng hợp với một cơ hội khác: lễ phong chân phước tại Lisieux cho ông Louis Martin và bà Zélie Guérin, song thân của thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu, được đức Piô XI đặt làm bổn mạng các nơi truyền giáo. Các vị tân chân phước này, nhờ lời cầu nguyện và chứng tá tin mừng, đã đồng hành và chia sẻ con đường của ái nữ được Chúa kêu gọi tận hiến cuộc đời trong tường kín dòng Carmelo. Chính từ đó, trong sự ẩn dật của nội vi, thánh Teresa đã thực hiện ơn gọi của mình: “Giữa lòng Hội thánh là mẹ, con sẽ là tình yêu” (Manuscrits autobiographiques, Lisieux 1957, 229). Nghĩ đến cuộc phong chân phước cho đôi bạn Martin, tôi muốn nhắc đến một ý chỉ nữa mà tôi rất quan tâm: gia đình, với nhiệm vụ căn bản là giáo dục con cái về tinh thần đại đồng, mở rộng đến thế giới và các vấn đề nhân loại, cũng như huấn luyện các ơn gọi vào đời sống truyền giáo. Giờ đây, ra như kéo dài cuộc hành hương của các gia đình cách đây một tháng tại thánh điện này, chúng ta hãy khẩn cầu Đức Mẹ Pompei che chở các gia đình trên thế giới, hướng đến Đại Hội các gia đình, sẽ được tổ chức tại thành phố Mexicô vào tháng giêng năm 2009.
 
Top Stories
Catholic Church in Vietnam with 470 years of Evangelization
Rev. John Nghi Trần
01:25 19/10/2008
Catholic Church in Vietnam with 470 years of Evangelization

The following speech is delivered at Religious Education Congress in Anaheim Convention Center in 2004 and this article is distributed to general public who are attending the Congress. Our purpose is to give a general view about the Catholic Church in Vietnam

1. The beginning stage of Catholic Faith in Vietnam

Vietnam is a long, narrow country in the shape of S alphabet, located along the Pacific Ocean and separated from the rest of the peninsula by mountain ranges and hill country. It is surrounded by China on the north, and by Laos, Thailand, and Cambodia on the west. Early inhabitants came from China or migrated over the mountain ranges from India.

Catholicism came to Vietnam from of European missionaries during the sixteenth century. Before Christianity was introduced, Vietnamese worship centered on several religions. Animism, a form of natural religion, taught that nature is filled with spirits, who are most evident in natural phenomena--rivers, mountains, oceans, and celestial bodies. Ancestors worshippers have been common religion for many Vietnamese, who honor their ancestors of which the ritual is influenced by Chinese. The arrival of Buddhism from India in the sixth century B.C., subsequently mixed with Taoism, a religious-philosophical system, and finally with Confucianism in a reformed mode. This form of syncretism religion was ingrained in the Vietnamese culture for almost two millennia before Christ.

Recorded history of Catholicism in Vietnam was as the followings: According to the Royal Vietnamese Annals: “in the year of Nguyên Hòa (1533), under the reign of King Lê Trang Tông, there was a decree already in existence that banned Christianity. The decree mentioned the name of an European individual, Ignatio, who by seaway had landed and preached the religion at Ninh Cường and Quỳnh Anh Villages, district Nam Chân” (present Nam Định). The document did not mention his congregation, but probably Ignatio belonged to a religious order. Based on the fact that the above decree had been issued before 1533 it is understandable to presume that the Good News of Jesus Christ had been preached before that year of 1533 on the soil of Vietnam. Therefore, it was a very important year in the history of the Vietnamese Catholic Church.In the very early stage of the Vietnamese Church, the missionaries traveled all over the country. They came from different European countries via neighboring countries such as the Philippine Islands, Malacca, Macao, Japan,... They were accompanied by European merchants and belonged to a variety of congregations: Society of Jesus (SJ), Dominican Fathers (OP), Order of the Minor Friars of St. Francis (Franciscans, ofm) and the Foreign Mission of Paris (MEP).

2. The Challenging and Persecution Period

Phat Diem Cathedral
The seed of the Gospel was sowed into Vietnam with the new waves of commercial ventures of Europeans. In the beginning there was an acceptance and in tranquility, and sometimes with curiosity about the Western culture and religion. But frightening storms arose because of misunderstanding that those who followed Western Religion would denied their traditional customs and not loyal to the Royal Court. There began persecutions and innumerable arrests, imprisonments and killings have clouded the sky of the Church throughout 4 centuries, under three dynasties. 130,000 Vietnamese Catholics have shed their blood to defend their faith, braving all kinds of tortures and sufferings such as cruel execution, exile, property confiscation, refuge in jungle, local discrimination, hostility from authority, misunderstanding from their compatriots, even their relatives,... Somehow at that time, their death sentence had already been marked at the very moment they received baptism.

But “the blood of the martyrs is the seeds of Christians” as Tertullian reminded us in the first century of the Christianity proved to be true in Vietnamese situation.

The first seminary in Vietnam was established in 1665 and from there that the first Vietnamese priests were ordained: Father Joseph Trang (March 1668), Fathers John Huệ and Benedict Hiền (August 1668). Thanks to these Vietnamese clergy and the zeal of European missionaries that the Church made a tremendous inroad into Vietnamese society, even amidst many trials and difficulties.

St Joseph Cathedral in Hanoi
By 1802, the Vietnamese Catholic Church was considered to have had a sufficiently stable structure with 3 dioceses as follows:

• Diocese of Eastern North Vietnam: 140,000 members, 41 Vietnamese priests, 4 missionary priests and 1 bishop.
• Diocese of Western North Vietnam: 120,000 members, 65 Vietnamese priests, 46 missionary priests and 1 bishop.
• Diocese of Central and South Vietnam: 60,000 members, 15 Vietnamese priests, 5 missionary priests and 1 bishop.

At the first years of 19th century, the Vietnamese Church was composed of 320,000 believers, 119 Vietnamese priests, 15 missionary priests and 3 foreign bishops. The constant increase of followers as well as a wide development of evangelization have led to the consecration of the first Vietnamese bishop, Most Reverend John Baptist Nguyễn Bá Tòng, on June 11, 1933 at St. Peter’ Basilica by Pope Pius XI who installed him as the coadjutor bishop of Phát Diệm with the right of succession.

3. Establishement of Hierarchy of the Church in Vietnam

A memorable event in the history of the Church of Vietnam occurred on November 24, 1960 when Pope John XXIII issued a decree to establish the hierarchy of the Church at Vietnam that consisted of 3 archdioceses: Hà Nội, Huế, Sài Gòn, and 17 dioceses: Lạng Sơn, Hải Phòng và Bắc Ninh, Hưng Hóa, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hóa, Vinh, Qui Nhơn, Nha Trang, Kontum, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đà Lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên.

Consequently in 1976, the Holy See elevated Archbishop Joseph Mary Trịnh Như Khuê as the first Vietnamese cardinal. Succeeding him in 1979 was Joseph Mary Cardinal Trịnh Văn Căn, and on October 30, 1994, Paul Joseph Cardinal Phạm Đình Tung. The other Vietnamese Cardinal that well known to everyone is Cardinal Nguyên văn Thuân, who was imprisoned by the Communist regime from 1975-1988, nine years of which he spent in solitary confinement. He was appointed Secretary of the Pontifical Council for Justice and Peace, and then made President on 24 June 1998. On February 21, 2001 he was elevated to the College of Cardinals by the Holy Father, Pope John Paul II. And as recently as October 21, 2003, the Archbishop John Baptist Pham Minh Mẫn of Saigon Archdiocese was elevated by Pope John Paull II to the College of the Cardinals.

The Church of Vietnam was born and grew up in persecution and in the blood of the holy Vietnamese Martyrs, even today, many Catholics are still suffering trials and persecution under atheist Vietnamese Communist Regime. More than 130,000 heroic ancestors of ours courageously sacrificed their lives to defend their strong faith to Jesus Christ. On Sunday, June 19, 1998, at the St. Peter Square, Pope John Paul II solemnly canonized 117 Vietnamese Blessed Martyrs: 8 bishops, 50 priests, 16 catechists, 1 seminarian and 41 laymen and 1 laywoman. Their feast day is to be celebrated on November 24.

With all those glorious accomplishments and efforts in evangelization, the Catholic Church of Vietnam deserves to be called "the eldest daughter" of the Church of Asia.

4. The Catholic Church in Vietnam at Present Time

Across the country, despite the constitutional guarantee of religious freedom, the Vietnamese Communist Party and its government continue their policy of systematic elimination of all organized religions. The Vietnamese communist government has repeatedly rejected Vatican-appointed Bishops for vacant ‘sede’. Meanwhile, the training and ordaining of new clergy to fill position left opened by priests who have passed away continues to be severely restricted and Church facilities continue to be confiscated by the government. For the last two years, there have been some openness to different kind of religious activities of the Church. At the present time, we have 25 dioceses. And here are some statistical numbers summary:

Phủ Cam Cathedral in Huế
• 8 millions of Vietnamese Catholics in the population of 84 millions)
• 2,200 parishes in 25 dioceses
• 2,900 priests
• 1,500 religious men
• 10,000 religious women
• 1,500 seminarians
• 40,000 catechists
• 100,000 baptism every year
• 30,000 new catechumen every year
(Source: Vietnamese National Bishops Conference )

The Vietnamese Catholics in the United States

In the aftermath of the Communist takeover of South Vietnam on April 30, 1975, the world witnessed an outpouring of refugees in small makeshift vessels, even oil drums strung together--none considered sea-worthy. The first wave of Vietnamese refugees numbered about 160,000 persons. Between 1970 and 1987, the number of so-called "boat people," was estimated to be approximately 600,000. They defied death and risked their lives on the high seas to escape the unimaginably brutal and inhuman treatment of the Communists. An estimated forty-five percent died at sea; many women were captured by pirates who molested them.

According to the 1990 Census, over fifty percent of Vietnamese refugees were settled in California, and 100,000 went to Texas. Arizona, Illinois, Florida, Pennsylvania, Virginia, Louisiana, Colorado, New York…In these Vietnamese enclaves, Vietnamese Catholics have formed communities among themselves for the sake of cultural and religious practices.

By 1989, the Orderly Departure Process (ODP) was initiated, which decreed that only immediate family members--spouses, parents and unmarried children--were qualified to enter the United States. Also, the Amerasian Children Program, and finally the Humanitarian Program (HO) for former political prisoners. It is estimated that as a result of these programs, over one million Vietnamese now live in the United States. Of this number, approximately twenty-seven percent or 300,000 Vietnamese are Catholic.

Among the refugee population many are priests, religious, and brothers. Among the first wave of refugees, approximately 200 priests and 250 sisters who escaped were able to minister with their people. These priests and religious were a great benefit to the refugees because as they moved out of the transit camps, the priests and religious went with them to take care of their spiritual needs. Vocations to the priesthood from the Vietnamese-American communities grew rapidly so that by 2004, about 450 more priests were ordained and about 1,000 sisters entered the Vietnamese religious orders in the United States to minister in their communities.

In 1980, at the first convention of Vietnamese Catholics, the Vietnamese Catholic Federation was formed with Rev. Joseph Tinh as its first president. The Vietnamese Community of Clergy and Religious, formed earlier in 1968, was merged with the federation. Up to now, 6 Vietnamese Catholic National Conventions were organized to bring Vietnamese Catholics in USA together, and the last convention was organized in June 2003 in Orange County, California.

Nhà Thờ Đức Bà Cathedral in Saigon
Some dioceses have responded to the pastoral needs of the Vietnamese by creating personal parishes, of which there are now 34 in the United States. Many dioceses established Vietnamese Apostolate Centers, many of which have now been phased out. All of these pastoral models have been organized for the care of seventy-five percent of Vietnamese Catholics; the remaining twenty-five percent or 70,000 Catholics live and worship in small scattered communities.

On April 24, 2003, Pope John Paul II has appointed Monsignor Dominic Mai Thanh Lương, as the first Vietnamese Bishop in USA with Titular Bishop of Cebarades and Auxiliary Bishop of Orange, California.

Like other people who have migrated to the United States, the Vietnamese bring with them special characteristics of their own culture. These characteristics help them preserve the foundations of their family and spiritual life and contribute to making the American culture more beautiful. In their liturgical life, these characteristics also help Vietnamese Catholics preserve and practice their faith in a stable way while adjusting to life in this new land.

Until now, although living in the United States, most Vietnamese have continued to adhere to the structure of the extended family to form one family unit. Each person must respect and obey his or her elders, staying together and supporting one another. This way of life has a permanent effect on the liturgical life of Vietnamese Catholics.

While adjusting to U.S. culture, Vietnamese Catholics have preserved their faith and made significant and steady progress in evangelization because of the development of pastoral activities that embrace their own culture. This has resulted in strong family unity and sound academic achievement by their children. More and more, they are participating in and contributing to the life of the local community.

Our Lady of La Vang

Our Lady of La Vang is the central and national shrine of Vietnam, approximately 60 kilometers from the former capital Huê. During the great persecution (1798-1801) many Christians took refuge in the jungle situated in proximity of Quang Tri, a village in central Vietnam, where they experienced hunger and sickness, and prepared themselves for martyrdom. One day, as the community was assembled in prayer, the figure of a lady surrounded by abundant lights, appeared to them. She presented herself as the Mother of God, encouraged and consoled them, and gave them a special sign of her loving care. She advised the people to use the leaves of the fern to treat their ailments, and promised them to receive their prayers with maternal generosity. All who would congregate on this site to pray would be heard and their petitions granted. Mary appeared on several occasions at the same site.

Our Lady of La Vang statue
After the persecution in 1802, the Catholics left their jungle hiding places and returned to their villages. However, the story of the apparition and its message was passed on. In 1820 a chapel was built at the apparition site. From 1820-1885 still another wave of persecution decimated the Catholic faithful. In 1885 the chapel in honor of Our Lady of La Vang was destroyed by a fanatic. A new chapel was built between 1886 and consecrated in 1901. Soon it was no longer able to hold the many pilgrims to La Vang, and in 1923 a new and bigger church was erected. It was consecrated in August 22, 1928. in the presence of 20,000 pilgrims. Every three years a national pilgrimage was organized for the whole country which was to have a special meaning even after the separation of South and North. In 1959 La Vang was officially declared a national shrine, marking the 300 years of the Church's presence in Vietnam. The Church of La Vang was made a basilica minor in 1961.

The Holy Father recently said that: "In visiting the shrine of Our Lady of La Vang, who is so loved by the Vietnamese faithful, pilgrims come to entrust to her their joys and sorrows, their hopes and sufferings. In this way, they call on God and become intercessors for their families and nation, asking the Lord to infuse in the heart of all people feelings of peace, fraternity and solidarity, so that all the Vietnamese will be more united every day in the construction of a world based on essential spiritual and moral values, where each one will be recognized because of his dignity as a son of God, and be able go in freedom and as a son toward the Father of Heaven, 'rich in mercy' ".

Rev. John Trần Công Nghị
(A presentation at 2004 Religious Education Congress in Anaheim)
 
Wietnam: nagonka na arcybiskupa (tiếng Ba Lan)
Katolicka Agencja Informacyjna
14:42 19/10/2008
Wietnam: nagonka na arcybiskupa (tiếng Ba Lan)

2008-10-19, ostatnia aktualizacja 2008-10-19 10:46

Czołowy przedstawiciel wietnamskich komunistów domaga się usunięcia z urzędu arcybiskupa Hanoi.

Rządowe media napiętnowały postawę abp. Josepha Ngo Quang Kieta za poparcie, jakiego udzielił katolikom domagającym się zwrotu byłej delegatury apostolskiej oraz terenów parafii Thai Ha.

Burmistrz Hanoi Nguyen The Tao podczas spotkania z zachodnimi dyplomatami stwierdził 15 października, że u podstaw protestów leży "nikła u katolików znajomość prawa". Jego zdaniem niektórzy księża, z arcybiskupem na czele, wykorzystują religię i ignorancję do celowych "działań przeciw państwu oraz Kościołowi". Gazeta Saigon Liberated cytuje wypowiedź burmistrza twierdzącego, że "arcybiskup Hanoi musi być przeniesiony, gdyż stracił reputację i wiarygodność w oczach obywateli, z katolikami włącznie". Władze zapowiedziały równocześnie podjęcie sankcji karnych wobec księży uczestniczących w protestach.

Sami duchowni nie mają złudzeń co do propagandowych działań władz. "Abp Ngo Quang Kiet jest szanowany zarówno przez katolików, jak i niekatolików" - powiedział agencji CWN ks. Nguyen Ngoc Thin. Jak dodał, prawdziwym powodem ataków rządowych jest fakt, iż ma on dość odwagi, by głosić, że wolność religijna jest rzeczywistym prawem, a nie przywilejem".

KATOLICKA AGENCJA INFORMACYJNA
 
Burgermeester Hanoi eist aftreden Aartsbisschop (tiếng Hòa Lan)
kerknet.be
14:44 19/10/2008
BRUSSEL (KerkNet/Asianews) – De burgermeester van Hanoi kondigt juridische stappen aan tegen christenen, die de voorbije weken betoogden voor de teruggave van kerkelijke eigendommen. Tijdens een ontmoeting met Westerse diplomaten eiste burgemeester Nguyen The Thao van Hanoi dat de aartsbisschop van Hanoi, Jospeh Ngo Quang Kiet, zou aftreden. Hij noemde de aartsbisschop het brein achter de protestacties. Volgens hem misbruikt de aartsbisschop godsdienst tegen de staat en brengt daardoor ook de katholieke Kerk zelf veel schade toe. Volgens Asianews zweeg de burgemeester tijdens de ontmoeting echter in alle talen over het brutale optreden van zijn ordediensten tegen de demonstranten.

(Kerknet -Zondag, 19 oktober 2008)
 
Bürgermeister von Hanoi möchte Abberufung von Erzbischof Jospeh Ngo Quang Kiet (tiếng Đức)
katholisches.info
14:46 19/10/2008
HANOI, Veröffentlicht am 18. Oktober 2008 - Der Bürgermeister von Hanoi hat strafrechtliche Konsequenzen für Christen angekündigt, die in den vergangenen Wochen für die Rückgabe des verstaatlichten Kirchenbesitzes demonstriert hatten. Das berichtete die Nachrichtenagentur Asianews am Freitag.

Bei einem Treffen mit westlichen Diplomaten habe Hanois Bürgermeister Nguyen The Thao außerdem gefordert, daß der Erzbischof von Hanoi, Jospeh Ngo Quang Kiet, seines Amtes enthoben werde. Der Erzbischof habe die Religion dazu gebraucht, bewußt gegen die Interessen des Staates und der Kirche vorzugehen, so die Anschuldigung der Behörden.

Die Christen von Hanoi hätten ihr Vertrauen in den Oberhirten verloren, so weitere Mutmaßungen des Bürgermeisters. Seinen Anschuldigungen fügte er vor den westlichen Beobachtern aber auch ein Signal der Toleranz hinzu und würdigte die vietnamesischen Katholiken als wichtige Helfer beim Aufbau des Landes.

Katholisches (Asianews/RV)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tai ương nào sẽ lại xảy ra cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
11:52 19/10/2008
Tai ương nào sẽ lại xảy ra cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt?

Hôm nay 19/10 tròn tháng kể từ ngày Tp.Hà Nội khởi công cái vườn hoa ‘ô nhục’ trên đất Tòa Khâm Sứ, đồng thời cũng là ngày Csvn chính thức mạnh tay đàn áp công giáo thủ đô.

Mặc dù chuyện đất đai nơi này đã lắng xuống nhưng một vài động thái gần đây của nhà cầm quyền, như đài Á Châu Tự do đưa tin “Trong một diễn tiến chưa bao giờ xảy ra, hôm 15/10, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mời họp và thông báo với đại diện ngoại giao các nước tại Việt Nam rằng sẽ đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Giáo phận Hà Nội” (RFA, 18/10)

Điều đáng lo ngại là ở chỗ, vì không có quyền hạn cách chức hay thuyên chuyển Đức Cha nên để làm được điều này, chính quyền Hà Nội chỉ còn mỗi một cách là đem ‘luật rừng’ ra để hành xử.

Cũng cần chú ý là những lời nói trên diễn ra trong thời điểm tòa TGM đang bị bao vây bởi vô số thiết bị theo dõi. Liệu sẽ có thêm một chiến dịch vu khống Đức cha Kiệt xảy ra trong thời gian tới?

Ngay cả khi không có một chiến dịch như vậy, thì vai trò của đức cha Kiệt qua lời phát biểu trên của ông chủ tịch Thảo về vụ Thái Hà và TKS, rõ ràng người ta đã xem Ngài là thủ lĩnh cầm đầu và là ‘cái gai’ đối với họ. Chính vì điều này mà hiện nay chính quyền thành phố Hà Nội đang muốn loại trừ Ngài ra khỏi chức vụ TGM Hà Nội. Một sự lo xa nhằm tránh hiểm họa tái diễn ‘phong trào’ Thái Hà và TKS, đã từng khiến họ phải mất ăn mất ngủ suốt tháng 9 qua.

Và nếu việc này diễn ra êm xuôi, bước tiếp theo chắc chắn sẽ đến lượt các Cha ở giáo xứ Thái Hà.

Như thông lệ trước khi tiến hành những việc như vậy, csvn sẽ luôn đi trước các bước thăm dò như một cách để dọn đường và có thể còn cả trò ly gián giáo hội. Bởi vậy, hơn lúc nào hết giáo hội ngoài việc cầu nguyện còn cần thêm nhiều sự bày tỏ phản đối ôn hòa đối với tất cả những dấu hiệu nào muốn xâm phạm đến chuyện nội bộ của giáo hội.

Vì sao là nhà cầm quyền mà lại phải sợ một vị Giám mục?

Sau khi xảy ra sự việc cắt xén lời Đức Cha Kiệt, có thể nói chính sự bêu rếu quá đáng của truyền thông trong nước khi ‘đánh hội đồng’ Đức Cha, đã làm cho nhiều người đâm ra tò mò về bài phát biểu và họ đã đi tìm đoạn ghi âm ấy để xem thực hư ra sao?

Thật không may cho đảng khi cũng chính vì phải ‘nghiên cứu’ nghe đi nghe lại nhiều lần đoạn ghi âm ấy, họ nhận ra rằng, chẳng những Đức Cha không hề nói điều gì sai, mà những lời lẽ quả cảm của Ngài nhiều người đã từ sự bực tức chuyển sang cảm phục, vì Ngài đã thẳng thắn đã dám nói ra tất cả những sự đáng tủi hổ có thật kia, nhất là với những người từng đi đây đi đó nhiều như Ngài và ‘gió đã đổi chiều’...

Ai cũng biết mấy chữ “Xã hội Chủ nghĩa” ngày nay đã bị thế giới văn minh liệt vào loại chủ thuyết chỉ đáng dùng cho lũ đười ươi, vượn khỉ trong rừng. Những loài vật vì không đủ khả năng phát triển để trở thành những sinh vật có khả năng sống tự lập như con người, chúng mới cần đến ‘tập thể’ cần đến tính ‘bầy đàn’ chính là kiểu dáng của một ‘thế giới đại đồng’ mà chủ nghĩa cộng sản chủ trương.

Hạ cấp là vậy mà đảng Csvn lại đem gán chúng bên cạnh tên nước Việt Nam, thử hỏi xem có đáng nhục?

Chẳng trách sao không chỉ có đức cha mà bao nhiêu người khác cầm tờ hộ chiếu ấy đi đến đâu cũng bị nhân viên hải quan các nước xăm soi. Họ xăm soi là phải, vì tại sao quốc gia này ngày nay còn trân trọng cái “Socialism” chỉ dành cho loài vật?

Chúng ta cũng cần biết là trong khối cộng sản chỉ duy nhất VN là có tên nước dính liền với “chủ nghĩa xã hội”, điều đó cho thấy cái đầu ông Lê Duẩn tăm tối cỡ nào, khi đổi tên nước từ VN-DCCH dễ nghe sang thành CH-XHCN-VN vào năm 1976.

Tôi có hai người bạn cùng ở Sàigòn, một là công chức khá cao cấp tại một cơ quan quản lý vốn viện trợ đầu tư phát triển thành phố và một người dạy học tại trường Lê Hồng Phong, biết tôi có đạo nên hỏi thăm về bài phát biểu của đức cha Kiệt và tôi gởi file cho họ. Cách nay mấy ngày tình cờ cùng gặp nhau tôi hỏi thăm họ ý kiến thế nào về bài phát biểu của đức cha, thật bất ngờ khi cả hai cùng bảo “bái phục ông tổng Kiệt bên đạo của anh!”

Rõ ràng với những ngôn từ thẳng thắn như vậy, không thể tìm thấy ở nơi cửa miệng những người bình thường như chúng ta, vốn thường tỏ ra nhát đảm mỗi khi phải đối mặt với công an và luật pháp. Ấy thế mà mà nó đã được đức cha Kiệt nói thẳng ra trước mặt đầy đủ bá quan văn võ và tại ngay chính cái dinh thự đầy quyền uy của họ.

Ông bà ta thường hay bảo “Khôn ngoan đến cửa nhà quan mới biết” quả không sai chút nào. Những dịp như buổi gặp 20/9 chính là cơ hội cho thiên hạ khắp nơi nhận ra cái khôn ngoan của đức cha được dịp tỏa sáng.

Và cũng từ thời điểm ấy tôi thấy nhiều trang báo mạng, khi bàn tán về chuyện đức cha Kiệt bắt đầu xuất hiện thêm hai chữ “lãnh đạo”.

Và đó chính là lý do khiến họ sợ đức TGM-Hà Nội Ngô Quang Kiệt.

Bóng dáng một “lãnh đạo tầm cỡ”

Đây là lời của LM Nguyễn Ngọc Tỉnh khi Ngài đánh giá về Đức cha Guise Ngô Quang Kiệt trong một bài viết gần đây và tôi rất đồng ý với nhận xét của Ngài.

Và xin nói thêm rằng, hai chữ “lãnh đạo” đối với bất kỳ người hiểu biết nào cũng làm họ lo lắng nhiều hơn sự háo hức. Đơn giản vì nếu xứng danh là người có học và hiểu biết ai cũng biết điều căn bản này, đó là mưu cầu hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình mình cũng đã “đủ mệt” đủ khó, huống chi phải lo cho trăm họ những vài chục triệu người. Càng là người có khả lãnh đạo tầm cỡ, càng ‘có tâm, có tầm’ họ càng không bao giờ hao hức!

Đức tính cương trực thẳng thắn nhìn thấy nơi Đức cha Kiệt cho phép tôi tin Ngài không thuộc hạng ham hố danh vọng. Vả lại một khi đã chọn cho mình con đường tu hành, hơn ai hết Ngài hiểu giáo hội không cho phép Ngài có thêm bất cứ danh hiệu chức tước gì khác ngay cả trong các tổ chức xã hội, huống chi là lãnh đạo, lãnh tụ chính trị.

Sở dĩ tôi cần phải minh định ý nghĩa của hai chữ “lãnh đạo” khi nói về vai trò của Đức cha Kiệt bởi vì chúng ta ai cũng biết, đảng Csvn luôn miệng bảo “lo cho dân, lấy dân làm gốc” nhưng tay lúc nào cũng lăm le cái còng. Hễ thấy ai bất đồng ý kiến với họ mà lại có chút uy tín, tiếng tăm trong dư luận là ra tay bắt bớ và kết tội “âm mưu lật đổ chính quyền” .

Do vậy, cần phải vạch mặt chỉ tên cái sự “lo cho dân, lấy dân làm gốc” mà đảng rêu rao bấy lâu bằng lập luận trên, để thấy rằng đó chỉ là những lời nói láo trơ trẽn. Đơn giản chỉ vì con người ta từ bao đời nay, lớn bé, hết thảy đều quen giành nhau miếng ăn và quyền lợi chứ không ai đi giành trách nhiệm về mình bao giờ.

Đem chiếu cái chân lý đơn giản này vào hiện trạng độc đảng ở VN hiện nay, chúng ta có thể kết luận rằng, chính đảng csvn mới là kẻ phản động hơn ai hết. Đảng này đang ‘giành ăn’ không có đối thủ và người phải chịu mất phần ăn, chịu thiệt thòi còn ai khác ngoài dân?

Xin tạm gác chuyện “lãnh tụ” để nhìn lại lại những gì đã diễn ra tại TKS sáng ngày 19/9 để thấy vai trò của đức cha Kiệt là quan trọng.

Với một lực lượng vũ trang hùng hậu và một cách làm lạ đời chưa từng thấy, khởi công xây công viên từ lúc trời còn tờ mờ mới 4 giờ sáng, Csvn đã phơi bày ý đồ muốn gây bất ngờ đối với giáo hội (tôi sẽ viết về chủ đề ‘bất ngờ cộng sản’ này sau), không để cho tu sĩ giáo dân kịp phản ứng, khi mặt trời mọc thì “phe ta” đã làm chủ tình thế, mọi ngã đường đã bị phong tỏa.

Với kiểu “đột phá” bằng hành động thay cho đối thoại như mong muốn của Đức TGM-HN, chính quyền Hà Nội chắc chắn hiểu rất rõ đó là kiểu “đột phá” liều lĩnh, nếu không thành công mọi sẽ rất dễ thành… tro.

Bởi những căng thẳng cũng do họ gây ra ở Thái Hà nóng bỏng còn chưa dứt, nay lại gây tiếp tục gây ra trên đất TKS chẳng khác gì việc “đổ dầu vào lửa” một việc làm không khác gì muốn đẩy giáo hội vào thế đối đầu trực tiếp với họ. Trong thực tế việc này đã đưa đến một sự tập hợp đông đảo chưa từng có với gần một vạn giáo dân công giáo vào sáng Chúa Nhật 21/9 tại nhà thờ lớn Hà Nội, tưởng chừng hôm ấy giáo hội đã có thể tạo nên một biến cố do “tức nước vỡ bờ”.

Có thể nói sáng CN 21/9 là thời khắc chông chênh và đầy lo âu đối với giới cầm quyền Hà Nội. Họ lo lắng là hoàn toàn có cơ sở. Mặc dù là Ngài chỉ là lãnh đạo về tinh thần nhưng Đức cha (cùng hai giám mục khách) cũng chỉ là những con người bình thường, một khi bị nhà nước dồn ép quá đáng, trọng trách lãnh đạo khiến ai cũng cảm thấy cần phải làm một điều gì đấy trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy.

Trong lịch sử đã từng có những thời khắc mà số phận của cả một đất nước, dân tộc được quyết định bởi một vài cá nhân có cá tính mạnh mẽ. Nổi bật những năm gần đây nhất có lẽ là vai trò của cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin trong cuộc chính biến Nga khi nó leo đến đỉnh điểm căng thẳng vào ngày 3/10/1993, ngày mà cả dân tộc Nga đứng trước ngã ba định mệnh.

Hôm ấy, nếu ông Elsin không dám có hành động gan dạ leo lên pháo tháp một chiếc xe tăng bất chấp cả sự an toàn tính mạng vì bên dưới là đám đông những trên 10 ngàn người bạn thù có đủ cả, để ra lệnh cho xe tăng sẵn sàng bắn vào nhà Quốc hội tức bắn vào những người từng là đồng chí, nếu họ kháng cự lại sắc lệnh số 1400 do ông ký ngày 21/9/1993 để giải tán Xô viết Tối cao và Đại hội Đại biểu Nhân dân (cơ quan này cũng giống như Quốc hội VN do đảng csvn toàn quyền thao túng) là hai thành trì cuối cùng của phe cộng sản, thì nay không biết “con rắn” cộng sản thế giới đã bị mất đầu?

Tôi không có ý so sánh Thánh lễ CN 21/9 tại nhà thờ lớn HN với những gì đã xảy ra tại nước Nga 15 năm trước cả về tầm vóc cũng như hoàn cảnh, mà chỉ muốn nói về sự can đảm của Đức TGM-HN với vai trò là một vị chủ chăn thần trong hoàn cảnh giáo hội bị chính quyền đán áp như hiện nay.

Đối với một người như Đức cha Kiệt, khi viết ra những suy nghĩ này tôi cũng không sợ bị cho là làm chuyện giật dây hay “xúi giục nổi loạn” bởi chính nhà nước cũng biết rất rõ, một khi ai đó đã dám tuyên bố thẳng thừng với họ “không có chuyện xin / cho” trong tôn giáo nhưng đó là trách nhiệm mà mọi chính quyền đều phải có bổn phận lo cho dân” thì các quan chức trong suy nghĩ của người ấy cũng chỉ là ‘bằng vai phải lứa’, anh là lãnh đạo tôi cũng là lãnh đạo, cái dáng dấp của một lãnh tụ tiềm ẩn trong chính những lời phát biểu như vậy.

Hơn nữa, phải là người có sự ý thức lớn lao về vai trò lãnh đạo của mình trong giáo hội nên Đức cha mới ngày đêm từng ưu tư, suy nghĩ nhiều về quyền tự do tôn giáo. Những chất chứa ấy sẵn dịp ngay sau khi nghe ông chủ tịch Nguyễn Thế Thảo ‘lên giọng’ kể công thì chúng đã ‘bung ra’ như cái lò xo quật ngược lại để mở mắt cho giới cầm quyền csvn thấy rõ cái sai của họ ngay tức thì.

Ngoài ra tưởng cũng cần phải nhắc lại trước đó csvn cảm thấy ‘khó chịu’ về Ngài qua hai việc, đó là lời tuyên bố “sẵn sàng ngồi tù thay giáo dân” cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ và việc đi thăm một số gia đình giáo dân ở Thái Hà có người bị bắt.

Một vị giám mục đầy bản lĩnh như vậy là một ân huệ rất lớn cho giáo hội và tôi nghĩ nếu được ơn sức mạnh siêu nhiên phù trợ không ai dám chắc hôm ấy Ngài sẽ nắm lấy cơ hội, huy động tất cả giáo dân cùng tiến về Tòa Khâm Sứ, phá bỏ hàng rào ngăn chận việc xây công viên.

Nếu việc này xảy ra, chắc chắn vài trăm công an mật vụ với vẻ mặt đằng đằng sát khí như thấy trên mạng không dễ chịu đứng nhìn. Một khi hỗn độn đã xảy ra quả thật không ai biết chuyện TKS nay đã trôi về tới bến bờ nào, trong một tình hình xã hội từ ngày hội nhập đến nay, nhìn bề ngoài là thế nhưng cộng thêm nạn tham nhũng bất công đang hoành hành, sự thờ ơ lâu nay có thể vì quá chán ngán hoặc vì sợ hãi, nhân cơ hội này sẽ cùng đứng về phiá giáo hội nổi dậy, khiến chính quyền càng khó đối phó hơn.

Có lẽ nhận ra sự “thoát hiểm” trong gang tấc ấy, mà mấy hôm sau (1/10) các giám mục đã được ông thủ tướng tâng bốc công lao một cách bóng gió rằng “Thủ tướng đánh giá cao về thái độ của Hội đồng Giám mục Việt Nam là không có chủ trương đó…” (TXTVN)

Và cũng chính vì nhận ra tầm vóc lãnh đạo ‘nguy hiểm’ đối với chính thể của đức cha Ngô Quang Kiệt mà đảng csvn qua miệng ông Dũng rất muốn nhờ HĐGM-VN ‘giúp một tay’ loại trừ Ngài.

Kết luận

Thế giới ngày nay đã khác xưa rất nhiều khi mà tất cả mọi chuyển động trên hành tinh này đều được quan sát rất kỹ mọi nơi mọi lúc. Ngày xưa từng có những việc động trời mà từ lúc nó xảy ra cho đến khi nó kết thúc không mấy người được biết, đó là các cuộc đàn áp và thảm sát tại các quốc gia Đông Âu như Bosnia, Kosovo sau thời hậu cộng sản.

Cuộc đấu tranh của giáo hội hiện nay mọi người đều thấy nó rất chính nghĩa. Tuy nhiên kinh nghiệm lịch sử cũng còn cho thấy, dù là đấu tranh ôn hòa hay bạo động, chính nghĩa thôi là chưa thể đủ, nhất là để chống chọi lại những cái đầu hết sức gian manh cộng sản, xem đạo lý pháp lý chỉ là đồ chơi và phương tiện phục vụ độc tài cho họ, chính nghĩa vì thế càng trở nên mong manh.

Trong hoàn cảnh giáo hội hiện nay, thiết nghĩ vai trò của các Đức cha trong HĐGM-VN mới thực sự là quan trọng. Nếu chỉ một mình đức cha Kiệt đơn côi giữa chợ đời, chắc chắn csvn sẽ không hể ngán ngại can thiệp vào chuyện riêng của giáo hội. Nhưng nếu Đức cha Kiệt được nằm chung trong bó đũa giám mục, họ cũng phải chịu thua.

Cộng sản chủ nghĩa đối với các tôn giáo chỉ đáng là chú nhóc tỳ truớc những bà lão trường sanh bất tử, trong đó tuổi đời của bà cụ công giáo đã là 4 ngàn năm. Còn đối với lịch sử VN, giáo hội công giáo đã tồn tại gần 500 năm, trải qua 5 triều đại Hậu Lê, Mạc, Trịnh, Tây Sơn và Nguyễn. Cộng sản VN chỉ mới có sau khi triều Nguyễn cáo chung, tuổi đời họ đến nay mới chỉ bằng 1/10 đạo công giáo chúng ta.

Vì thế nói mà không sợ sai, đạo công giáo cũng như các tôn giáo khác sẽ chứng kiến ngày cáo chung của đảng Csvn chứ không thể có chuyện ngược lại xảy ra.

Phải khẳng định điều này để mọi người thấy trước rằng, dù csvn có rắp tâm hại đức cha Kiệt và người công giáo đến đâu, tất cả những việc làm ấy chỉ mang lại những kết quả mang tính tạm bợ, trong lúc chờ lịch sử dân tộc sang trang.

Sàigòn, 19/10/2008
 
Thao thức của người trẻ và sinh viên Việt Nam trước hiện tình đất nước
Tôn Đạo
12:33 19/10/2008
Tâm tư của người trẻ Việt Nam trước hiện tình đất nước

Tôi tự nghĩ những tâm tư của tôi sau đây có thể là đại diện tiếng nói chung của sinh viên và những người trẻ đang sống trong xã hội Việt Nam hôm nay. Chúng tôi sinh ra và lớn lên trong xã hội VN, vào thời XHCN, qua những gì được học tập ở nhà trường, chúng tôi cũng tưởng rằng mình được gia đình và xã hội đào luyện cho để sau này nối gót cha anh, xây dựng đất nước, xây dựng tương lai cho chính mình. Chúng tôi đã lạc quan, trong một sự thiếu hiểu biết, rằng mình đang được sống trong một chế độ dân chủ, tự do, độc lập và hạnh phúc. Nhưng càng lớn lên, càng biết suy nghĩ, nhìn nhận thực tế, chúng tôi lại càng nhận ra rằng sự thực không phải là thế!

Chúng tôi bị bắt buộc học những bài học chính trị vừa khô khan cằn cỗi, lại vừa không thực. Nó không thực với xã hội, với thế giới bên ngoài. Cái “thiên đường XHCN” trong sách vở và cái xã hội thật tế, do các vị lãnh đạo và xây dựng hàng hơn một nửa thế kỷ nay, nó khác hẳn nhau. Như vậy:

- Một là cái Thiên đường XHCN ấy là phi thực tế, là không tưởng, nên các nước đầu đàn XHCN đã dần dần tiêu tan, thế giới đã từ bỏ chủ thuyết ấy, và đến nay chỉ còn lại Trung Quốc, Bắc Hàn và ta, thì các xã hội này dân chúng lại đói nghèo, mất tự do, không dân chủ. Trong những xã hội XHCN này, dân thì sống quá nghèo nàn cực khổ, còn các nhà lãnh đạo hay đảng viên nhà nước thì lại qúa giàu có. Vậy chỉ có dân là vô sản, còn chính quyền thì lại là tư sản hay tư bản sao?

- Hai là các nhà lãnh đạo đã đi sai đường lối của mình, nên đẩy đưa đất nước đến cảnh nghèo nàn, lạc hậu, mất dân chủ! Chúng tôi thấy các ông lãnh đạo thì tài sản kếch sù, trong khi không kinh doanh làm ăn gì, mà không ai đụng đến các ông cả. Còn người dân mà có máu mặt một chút là khó yên. Thế thì công bằng ở đâu, dân chủ ở đâu, tự do ở chỗ nào? Hạnh phúc ở đâu mà thấy dân chúng chỗ nào cũng ta thán, cũng biểu tình chống đối? Chẳng lẽ họ hạnh phúc mà họ lại không chịu? Chẳng lẽ họ đang hưởng Thiên đường mà họ lại không ưng? Và xã hội ta đây là Thiên đường sao? Thiên đường của bất công, của đói nghèo, của tệ nạn, của vô luân bại lý, của lọc lừa, của giả dối, gian tham? Năm nào vào cuối năm trên TV cũng có diễn các bài “Sớ Táo Quân dài dằng dặc, kể tội các tham quan ô lại, còn hơn thời Thực dân Phong kiến, nghe xong người dân cười ra nước mắt! Báo Tuổi Trẻ Cười thì đầy dãy những sự việc và con người đáng kinh tởm, đọc xong thấy xấu hổ, tủi nhục cho đất nước, cười hết nổi!

Trước kia chúng tôi cứ tưởng mọi người dân đang bình an chấp nhận cuộc sống hiện tại, nhưng càng gần đây, qua các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, chúng tôi mới vỡ lẽ! Trước đây chúng tôi tin vào lời thày cô, tin vào sách báo, đài phát thanh, truyền hình, vì tưởng đó là những thông tin trung thực, nhưng mới đây chúng tôi mới biết rằng nhà nước cũng xuyên tạc, cũng nói gian!

Trước đây chúng tôi tưởng chính quyền thương dân, lo cho dân, các chú công an bênh vực bảo vệ dân, chỉ bắt và đánh bọn tội phạm, bây giờ chúng tôi lại thấy rằng nhà nước ép chế, chiếm cứ bất hợp pháp đất của dân, công an đi với côn đồ đánh dân, uy hiếp dân.

Trước đây chúng tôi được học là đất nước ta có truyền thống anh hùng, đánh đuổi ngoại xâm, nhưng bây giờ thì chúng tôi lại được đọc những văn bản cắt đất, dâng đảo, công nhận chủ quyền của kẻ xâm lăng trên lãnh thổ của mình! Chúng tôi được học tập bảo vệ môi trường, nhưng môi trường đang bị quý vị lãnh đạo ở nhiều nơi cho triệt phá tan tành!

Chúng tôi, trong một thời gian gần đây thấy choáng váng, vỡ mộng, ê chề, và thực sự cảm thấy bị “sốc”, vì những vấn nạn mà thực tế phũ phàng đã đặt ra cho chúng tôi:

- Tại sao các nhà báo, các nhà trí thức, cùng những người dân Việt Nam trong đó có các thanh niên, sinh viên, học sinh, bày tỏ lòng yêu nước, lên tiếng khi Trung Quốc xâm lăng nước ta, hay khi họ chống tham nhũng là một tệ nạn xấu xa làm hại dân nước, thì họ lại bị chính quyền đàn áp, bắt bớ cầm tù như những kẻ tội phạm?

- Tại sao khi người trẻ chúng tôi đi xin một việc làm để sinh sống và góp phần xây dựng xã hội, thì vào chỗ nào cũng được đưa ra một cái giá phải trả để “mua chỗ”, mà không xét đến khả năng phục vụ của chúng tôi?

- Tại sao trong cả nước, chỗ nào người dân cũng ta thán, cũng biểu tình chống đối Nhà Nước?

- Tại sao các nhà lãnh đạo cao cấp VN như Thủ Tướng, Chủ Tịch nước… khi đi qua các nước tự do dân chủ tự do, lại bị khinh khi xem thường, bị đuổi, thậm chí phải đi lòn cửa sau, không được coi như một nhà lãnh đạo, như một quốc khách?

Những câu hỏi ấy đang bao quanh lấy chúng tôi, khiến chúng tôi phải nhụt chí, phải xấu hổ, và mất tin tưởng vào quý vị lãnh đạo, xin giải thích dùm chúng tôi, tại sao vây?

Ngày giờ này, lớp trẻ chúng tôi người thì đã học xong, người thì còn đang trên ghế nhà trường,và đang hăm hở, ra công học tập để chuẩn bị vào đời, xây dựng tương lai cho mình và cho đất nước, chúng tôi sẽ ra sao, và phải làm gì trong hoàn cảnh này? Ai sẽ hướng dẫn cho chúng tôi sống đúng, sống tốt, trong khi gương sống của cha anh, của cấp lãnh đạo mình như vậy? Ai là người cho chúng tôi niềm tin và sự bình yên để học tập hay làm việc? Chẳng lẽ chúng tôi sống theo gương của quý vị?

Quý vị là những người đã phá vỡ sự bình yên của tuổi trẻ chúng tôi! Quý vị là người đã chà đạp lên niềm tin và niềm tự hào của chúng tôi! Quý vị là những người đã làm ô nhiễm cuộc sống của chúng tôi ! Ngày giờ này, với tư cách là những người chủ tương lai của đất nước, với tư cách là con em của quý vị, chúng tôi đòi hỏi quý vị:

- Hãy trả lại niềm tin cho chúng tôi đã quý vị phá vỡ.
- Hãy trả lại cuộc sống bình yên cho chúng tôi.
- Hãy trả lại môi trường trong lành cho chúng tôi được sống, được hít thở.
- Hãy tạo lại một xã hội bình yên và ổn định cho chúng tôi, để chúng tôi yên tâm học hành, và vào đời với tinh thần trong sáng, với niềm tin rạng ngời, và với lòng hăng say nhiệt thành để xây dựng tương lai, xây dựng đất nước.

Nếu quý vị không làm như vậy, là quý vị đã đắc tội với lịch sử, với tiền nhân, với non sông, với đồng bào, vì quý vị đã phá vỡ đất nước, và nhất là phá vỡ một thế hệ trẻ chúng tôi, là con cháu của quý vị, và là tương lai của Tổ Quốc Việt Nam!
 
Giáo xứ Nữ Vương Thế Giới thuộc giáo phận Oakland California thắp nến cầu nguyện cho Công Lý tại VN
Giuse Nguyễn Hùng Sơn
12:52 19/10/2008
Bay Point, California - Trời đêm bỗng dưng lạnh, cái lạnh bất ngờ như mời gọi lòng người đến với nhau. Đến để sưởi ấm, để cùng nhau cầu nguyện cho đất nước Việt Nam, quê hương mến yêu còn đang khốn đốn dưới bạo quyền Cộng Sản.

Hàng trăm ngọn nến nhỏ đã được thắp sáng. Hàng trăm trái tim sát cánh bên nhau, quay quần chung quanh bàn thờ Đức Mẹ Maria và ngọn nến Phục Sinh. Khu tiền đường nhà thờ Nữ Vương Thế Giới, đêm 11 tháng 10 chợt rực sáng, lời kinh cầu đầy sốt sắng, vừa thành tâm tha thiết nhưng cũng vừa như dũng mãnh quyết liệt. .. Lời kinh Dâng Nước Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ Maria, vang xa, bay cao quyện theo từng hơi thở từng nhịp đập của những trái tim, tấm lòng, đang cùng một hướng, quay về quê nha, hiệp ý cầu nguyện cùng Giáo xứ Thái Hà, Toà Khâm Sứ và cả dân tộc Việt Nam trong việc đòi lại Công Lý và Nhân Quyền.

Giáo Xứ Nữ Vương Thế Giới, thuộc Giáo Phận Oakland, California. Một Giáo Xứ gồm nhiều sắc dân với ngôi Thánh Đường nhỏ toạ lạc tại thành phố Bay Point. Người Việt Công Giáo trong Giáo Xứ không đông lắm nhưng rất khắn khít. Ngoài các sinh hoạt chung của Giáo xứ, cộng đoàn người Việt còn có những sinh hoạt riêng trong tình đồng bào, nhất là các sinh hoạt nhằm bảo vệ, duy trì và quảng bá văn hoá Việt đến với các cộng đoàn bạn. Tinh thần ấy, chắc chắn phải phát xuất từ những tấm lòng luôn đoái hoài đến quê hương dân tộc. Những con người đã vì nạn Cộng Sản mà phải sống ly hương.

Bài Thánh Ca “Chúng Con Về từ Bốn Phương Trời”, đã mở đầu cho chương trình Đêm Thắp Nến. Tám giờ tối, đêm lắng dần, những âm thanh lao xao lắng dần, rồi im hẳn! Chỉ còn tiếng hát, tiếng hát vút cao vang vọng. Ngôi Thánh Đường nhỏ bé, bừng sống, sáng lên, chói lọi như ngọn nến Phục Sinh trên Cung Thánh ! Đêm Thắp Nến không chỉ riêng Giáo Dân Việt Nam mà bao gồm các tôn giáo và các giáo dân thuộc các sắc tộc khác nữa.

Sau phần thắp hương Bàn Thờ Tổ Quốc của các hội đoàn, ông Chủ Tịch Cộng Đoàn Nữ Vương Mân Côi mở lời cám ơn đến tất cả mọi người hiện diện và nói lên mục đích cũng như tình thần của Đêm Thắp Nến. Trước những áp bức, bạo hành, nhằm chiếm đoạt tài sản của Tổng Giáo Phận Hà Nội. Trước những vu khống gán ghép của chính quyền CS đối với Đức TGM Ngô Quang Kiệt và hơn bao giờ hết, trước những hy sinh, chẳng ngại nguy nan, chấp nhận bị đổ máu, để nói lên Sự Thật của các tu sĩ, giáo dân Giáo Xứ Thái Hà. Giáo Xứ Nữ Vương Thế Giới hoàn toàn ủng hộ và hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo Đoàn.

Công Giáo VN, Giáo Phận Oakland. Chủ đề “Cầu Nguyện Cho Công Lý và Hoà Bình” đã là đường hướng mà Giáo xứ thực hiện trong Đêm Thắp Nến. Đây là một cuộc đấu tranh ôn hoà bằng hình thức cầu nguyện. Dù vậy Đêm Thắp Nến cũng đã là cơ hội để mọi Kitô hữu biểu hiện Đức Tin một cách trong sáng và kiên quyết. Sự hiệp ý đoàn kết là những yếu tố không thể tách rời trong các cuộc tranh đấu thắng lợi. Vì thế các cuộc vận động phải được mở rộng, mời gọi của toàn thể người Việt trên khắp thế giới, không phân biệt xuất xứ, tôn giáo sát cánh, nhất tâm đứng lên đòi bạo quyền CSVN phải trả lại sự tự do, quyền sống đúng nghĩa, đúng mức của một con người cho dân tộc Việt Nam.
 
Bức thư nhặt được trong thùng rác Lãnh đạo
Người Nhặt Rác đọc lén được
14:39 19/10/2008
Bức thư nhặt được trong thùng rác Lãnh đạo

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2008.

Trọng kính gởi Ngài Ngô Quang Kiệt

Tháng tới, tôi đã bước sang tuổi 60, cái tuổi mà lẽ ra đã bắt đầu nghỉ ngơi để dưỡng sức tuổi già, gởi lại gánh nặng non sông cho những thế hệ tiếp theo. Nhưng chắc Ngài hiểu, với người Cộng sản chúng tôi, khi đảng cần, dù dân không tín nhiệm thì tôi vẫn còn làm.

Những người cộng sản chúng tôi được học “giành chính quyền là khó, giữ chính quyền còn khó hơn”, ngày nay chúng tôi thực dụng hơn đã định nghĩa lại “giành được ghế đã khó, giữ ghế của mình còn khó hơn”. Bởi thế, tôi vẫn phải tiếp tục phục vụ nhân dân, làm công bộc cho dân, "thằng dân nào không nghe tôi cho nó đi tù“.(Nói theo cách của lão thành Cách mạng: "tao vẫn làm công bộc cho dân, dân không nghe tao đánh bỏ mẹ").

Ngày sinh nhật sắp tới, tôi biết sẽ nhận được nhiều lời chúc mừng ‘thống thiết’ của đồng nghiệp, đồng chí và đồng bào và biết đâu lại cả của Ngài như việc bà con theo đạo công giáo vẫn cầu nguyện cho tôi hàng ngày được sáng suốt. Việc đó làm tôi băn khoăn và suy nghĩ.

Chắc cũng tại tôi đã già nên nhiều khi có những ý nghĩ lẩm cẩm, không như những ngày còn sức trẻ ngày xưa. Tôi gửi tới Ngài vài dòng tâm sự của một người mang danh là thủ lĩnh để cùng được chia sẻ sau đây.

Tôi vừa có một chuyến công du nước ngoài - một nước phương tây xa lạ, đã có thời được người cộng sản chúng tôi coi là kẻ thù (cách xác định là: bạn của kẻ thù là kẻ thù của ta). Chuyến đi của tôi diễn ra sau buổi gặp gỡ với Hội Đồng Giám mục Việt Nam. Trong buổi gọi là gặp gỡ đó, tôi đã lên án mạnh mẽ Ngài, với những ngôn từ nặng nề và miệt thị, thậm chí bây giờ nghĩ lại, tôi thấy đúng là mình đã vu cáo.

Tôi biết rõ câu nói của Ngài, tôi biết ý nghĩ của Ngài và những mong muốn tốt đẹp của Ngài cho đất nước. Nhưng biết làm sao được, bản chất của nền chính trị nước ta có đặc thù là như thế. Mong Ngài hiểu cho tôi. Nếu không dựa trên dối trá và áp đặt, nếu không dùng súng thì làm sao tồn tại được một chế độ chính trị này. Nếu báo chí VN không đi đúng lề đường bên phải thì chế độ này không thể tồn tại đến nay.

Tôi buộc phải nói với Ngài những điều như thế, vì tôi đã trót nói là "tôi ghét sự dối trá, khoái sự chân thành" mà một tên độc giả trời đánh nào đó đã hỏi vớ vẩn, buộc tôi trót nói ra trước nhân dân cả nước và cả thế giới biết.

Những lời Ngài đã nói tại UBND TP Hà Nội, được đám tay chân cắt gọt theo đúng ý đảng, đã đẩy Ngài vào một giai đoạn gọi là “cuộc khổ nạn của Ngô Quang Kiệt” tại Việt Nam thời gian qua. Tôi cứ ngỡ rằng đó là chiến thắng, một chiến thắng vang dội của cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa, cuộc cách mạng truyền thông và nhà tù là động lực.

Đã có lúc tôi nghĩ cần phải căm thù câu nói của Ngài mang nhãn hiệu Made in Truyền thông CSVN là “thấy nhục nhã khi cầm hộ chiếu Việt Nam”. Tôi thì tôi thấy tự hào lắm khi cầm tấm hộ chiếu đó.

Tôi cũng nghĩ chắc chắn là sau khi cho báo chí đập chết không thương tiếc uy tín của Ngài bằng những lời lẽ chợ búa, ma cô, thì đám dân kia biết điều mà tung hô đón tiếp tôi khi tôi đến thăm đất nước đó một cách trọng thị. Nào ngờ!!!

Qua cuộc viếng thăm đất nước xa xôi kia. Ở đó, có đám người mà chúng tôi đã tốn bao công sức vỗ về, vuốt ve, gọi họ là "khúc ruột ngàn dặm, là con Lạc cháu Hồng…" Thế mà chúng lại đã đón tôi bằng những cách thức không mấy dễ chịu.

Ai lại đón Thủ tướng đất nước mình bằng một rừng cờ và khẩu hiệu chống đối, buộc tôi phải đi chui cửa sau vào nơi hội đàm, làm cái mặt tôi bị cháy sạm khi tiếp xúc với quan chức và thần dân nước chủ nhà vì xấu hổ. Có đời thuở nào cái đất nước tư bản chết tiệt lại không biết dùng chó nghiệp vụ và cảnh sát để dẹp đám dân bất trị kia, làm tôi bối rối vô cùng không còn chỗ nào để chui xuống. Chúng không biết rằng chúng đã phạm vào điều luật lợi dụng quyền tự do dân chủ, tập trung đông người (quá 5 người) mà không xin phép theo các điều luật của Việt Nam. Chúng cũng đã không kịp thời có chỉ thị định hướng cho báo chí, đã cho đăng những tin tức, hình ảnh kêu gọi biểu tình chống tôi.

Đã thế, chúng lại còn hô vang các khẩu hiệu bằng thứ tiếng xa lạ mà tôi không hiểu, nhưng nhìn giọng điệu của chúng, tôi biết là chúng căm thù tôi. Chúng còn ngang nhiên giơ cao những tấm hình của linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng khi ra tòa án Nhân dân của chúng ta. Chỉ có việc bịt miệng nạn nhân khi xử án, thế mà chúng làm như chuyện lạ lùng lắm.

Đúng là chúng không chịu về VN để tìm hiểu mà biết rằng chuyện đó là chuyện thường tình ở đất nước chúng ta, đó là thể hiện sự công minh của pháp luật trong một phiên tòa công khai về tội tuyên truyền chống nhà nước, chống đảng – tức là chống lại Tổ quốc thân yêu của chúng ta.

Chúng kêu là đất nước chúng ta không có nhân quyền, tự do, dân chủ… và nhiều điều không có nữa... Láo khoét hết, chúng không hiểu một điều hiển nhiên rằng “dân chủ chúng ta gấp triệu lần dân chủ tư sản” ở các nước đó. Đất nước chúng ta có đầy đủ cả độc lâp – tự do – hạnh phúc cơ mà. Tôi đang lo người dân chúng ta quá thừa dân chủ, nên không biết sử dụng cho hết lại còn lãng phí. Vì vậy sắp tới đây, tôi sẽ cho đàn em lập tiếp nhiều chuyên án lợi “dụng quyền tự do dân chủ” hơn nữa để xử lý bọn không biết dùng quyền tự do dân chủ của mình mà ca ngợi công đức của đảng và nhà nước.

Tôi lên án Ngài thấy nhục nhã khi cầm hộ chiếu VN, tôi đâu có bao giờ biết nó nhục nhã thế nào. Đi đến đâu trong đất nước này, nhân dân đều cảm thấy hân hoan đón tôi, nhất là các tỉnh ủy và ủy ban nhân dân các tỉnh. Còn dân tôi biểu tình chống tôi, chỉ là khi tôi đại diện cho đảng và nhà nước VN chứ đâu có phải khi tôi cầm hộ chiếu. Khi tôi ở nhà riêng hoàn toàn không cầm hộ chiếu mà chúng vẫn còn biểu tình trước nhà kêu khóc mất đất mất nhà. Huống chi khi tôi ra nước ngoài.

Nhưng tôi chỉ bực cái đám dân Việt Nam ở nước ngoài cứ bày đặt biểu tình chống đối khi tôi đến thăm. Chúng nó có phải là những người đã bị lấy đất bán cho các dự án đâu mà chúng nó biểu tình? Thật là không biết cách học tập tư cách của những người cộng sản chúng tôi là chỉ lo cho gia sản nhà mình, kệ cha đất nước, kệ mẹ dân tộc, đó đâu có phải việc riêng ai đâu.

Tôi cũng sẽ đề nghị Quốc Hội đợt này phải ra Nghị quyết mới, buộc tất cả Việt Kiểu phải học tập và thấm nhuần đạo đức Hồ Chí Minh như các cán bộ đảng viên đã được học. Việc ra Nghị quyết này cần phải được làm theo cách đã làm khi thông qua Nghị quyết 23 không công nhận đòi lại đất đai trước đây, hoặc theo cách Quốc Hội thông qua mở rộng Hà Nội gần đây cho thống nhất và dân chủ.

Ngài Ngô Quang Kiệt kính mến,

Tôi mới về nước, không biết mấy tay đàn em ở trong nước nó làm ăn thế nào, nhưng hôm trước đọc bản tin trên TTXVN, chúng nó bảo Ngài không còn đủ uy tín, tín nhiệm để ở lại Hà Nội, tôi cũng hơi cáu. Thật là chúng nó đã vô liêm đến hàng thượng thừa. Đúng là tôi đã nuôi một lũ ngu đần, ai lại nói lãnh đạo mình như thế? - Chúng thừa biết rằng nói thế là nhạy cảm, vì người dân VN chúng ta vốn hay liên tưởng lại hiểu theo ý ngược lại thì thật là chúng giết tôi - Ai mà chẳng biết cách so sánh đơn giản nhất uy tín của Ngài với uy tín các cán bộ của đảng. Chính vì vậy, tôi đã bắt chúng phải kiểm điểm.

Đề nghị Ngài cũng đừng phiền lòng với những điều này. Hàng ngũ cán bộ lãnh đạo Hà Nội qua các thời ai mà chẳng biết. Khóa trước, dân gian đã có câu tóm tắt: “Giàu như Phú, lú như Trọng, lật lọng như Nghiên, phá tiền như Triệu”. Thì bây giờ người dân đã có câu: “Ngu như Thảo, xảo như Nghị, mụ mị như Hằng, nhập nhằng như Khanh, ma lanh như Tưởng”.

Vụ đất đai ở 42 Nhà Chung và ở xứ đạo Thái Hà, dân Công giáo đã quá đáng, làm mất mặt nhà nước khi ôn hòa cầu nguyện và đã vạch mặt không thương tiếc hệ thống nhà nước do tôi lãnh đạo là tham nhũng và bất công. Điều đó thì ai mà chẳng biết, cần gì phải nói ra.

Tội của các Ngài là đã chạm đến hai điều cấm kỵ của những người cộng sản chúng tôi là ôn hòasự thật. Chính điều đó buộc chúng tôi phải ra tay. Sự thật của các Ngài, đã vô tình tiết lộ bí mật nhà nước, bản chất của nhà nước ta được che đậy bấy lâu nay đó là dối trá. Sự ôn hòa của các Ngài đã không cho chúng tôi cơ hội sử dụng bạo lực thỏa thích, là sự tước đoạt sở trường của chúng tôi.

Lẽ ra, với đường lối ôn hòa, họ phải về nhà chờ đợi chính quyền giải quyết... Mới đợi chính quyền được mười mấy năm mà đã sốt ruột là không thể chấp nhận được. Về cấp dưới của tôi, việc chúng nó bán chác đất đai, cũng chỉ là để làm nhà đẹp, biệt thự tư nhân cho đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn theo lời bác đã dạy. Cán bộ giàu cũng là chuyện bình thường, con tôi mới hơn hai chục tuổi đầu mà còn làm được chủ tịch một doanh nghiệp to lớn đó là gì.

Tôi mới về được mấy ngày, định nghỉ ngơi trước cuộc hành trình về phương Bắc, báo cáo với đàn anh, với bác Hồ (Cẩm Đào) về những kết quả đạt được qua chuyến thăm Úc châu, những dự định trong thời gian tới và xin những chỉ thị tiếp theo... Tôi biết sẽ đối mặt với những khó khăn mới, không biết chừng những người đàn anh phía Bắc có hài lòng với tôi nữa hay không. Thật là nhiều khi thấy mệt mỏi... Nhưng nhớ tới Ngài, tôi viết vội mấy chữ này, để phần nào tâm sự Ngài hiểu cho tôi, để tôi đỡ thấy lương tâm ân hận. Nếu chuyến Bắc tiến lần này không thành, có mệnh hệ nào, thì tôi đỡ phần ân hận.

Mấy lời vội vàng gửi tới Ngài, mong Ngài chấp nhận một sự thành tâm hiếm hoi của tôi trước chuyến du hành phương Bắc lành ít, dữ nhiều.

Chúc Ngài luôn mạnh khỏe, cố gắng chịu đựng nốt những ngày còn lại của chiến dịch cắn xé theo kiểu bầy đàn này. Tôi gửi tới Ngài lời chào của Người lãnh đạo.
 
Quyền tư hữu đất đai
Hữu An
23:40 19/10/2008
QUYỀN TƯ HỮU ĐẤT ĐAI

HĐGMVN đã công bố bản “Quan điểm về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay”, đề ngày 25/9/2008, trong đó có nhận định và quan điểm về vấn đề đất đai như sau:

TÌNH HÌNH

Tình hình khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thỏa đáng là vấn đề thời sự, trong đó có đất đai của các tôn giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng, cụ thể như vụ việc Tòa Khâm sứ cũ (số 42 Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội). Chắc chắn có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng ở đây chúng tôi muốn lưu ý đặc biệt đến điều này: luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại thêm. Thiết nghĩ không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này.

QUAN ĐIỂM

Đứng trước tình hình trên, chúng tôi có những đề nghị cụ thể như sau: Trước hết nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì nên sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần phải quan tâm đến quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn quốc tế của Liên hiệp quốc về Nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán” (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào tự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.

Nguyên tắc căn cơ để giải quyết vấn đề đất đai, theo các Giám mục, là sửa đổi luật đất đai trong tinh thần quan tâm tới quyền tư hữu của mọi người. Rõ ràng đây là điểm then chốt. Trong vụ việc ở Hà Nội, ta thấy quan điểm của chính quyền là: "đất đai là sở hữu chung của toàn dân và do Nhà Nước quản lý”, còn Toà Tổng Giám mục và Dòng Chúa Cứu Thế lại quả quyết rằng những khu đất liên quan là thuộc quyền sở hữu của mình. Nhà Nước nói: anh cần, anh cứ làm đơn xin, tôi sẽ cứu xét, không có vấn đề đòi trả lại vì theo luật pháp, anh đâu có quyền sở hữu đất đai! Rõ ràng hai quan điểm hoàn toàn đối chọi nhau, không có cách nào hoà hợp, trừ ra khi cố gắng giải quyết kiểu “thông cảm”. Khi HĐGM đưa ra đề nghị trên, tôi nghĩ các ngài đã nhấn mạnh mấy điểm sau đây.

Về thực tế, đất đai là vấn đề gây ra khiếu kiện nhiều nhất, vấn đề bức xúc nhất đối với người dân, cũng là lãnh vực xem ra có nhiều tiêu cực nhất và có nhiều cán bộ vào tù nhất. Về thực tế, còn có tình hình là Nhà Nước xem ra rất lúng túng, mỗi lần sửa đổi thì có ít nhiều tiến bộ trong việc đáp ứng tức thời tình hình xã hội lúc đó, nhưng ít lâu sau lại tỏ ra bất cập, không theo kịp biến chuyển trong xã hội. Có lúc, người ta đã từng nói tới giải pháp sổ xanh, sổ hồng bên cạnh sổ đỏ… Về thực tế, các Giám mục còn gợi ý rằng việc sửa đổi luật đất đai theo hướng nhìn nhận quyền tư hữu là một nhu cầu khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống quốc tế, mà tuyệt đại đa số các nước đều nhìn nhận quyền này. Còn về nguyên tắc, quyền tư hữu đã được Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948, số 17, long trọng nhìn nhận là một quyền tự nhiên, một quyền của con người. (Lm Nguyễn Hồng Giáo, nguoitinhuu.com).

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang – Hà Nội, trong bài viết “Đất đai nguồn sống, hiểm hoạ” đăng trên ykien.net, đã có những nhận định và kiến nghị về vấn đề đất đai.

Tư hữu hóa đất đai, một tiến bộ lịch sử thời phong kiến Việt Nam.

Trong tư duy tổng hợp của người Việt Nam về những cương vực núi sông, mây gió; về quốc sử, tổ tiên; về bản quán, họ hàng..., yếu tố đất luôn luôn xuất hiện đầu tiên. Người Việt Nam gọi tổ quốc mình là đất nước. Trong kho tàng thi ca Việt Nam thời chống Pháp, có lẽ bài thơ hùng tráng nhất là bài “Đất nước “của Nguyễn Đình Thi. Theo nhà thơ này, tổ quốc được hồi sinh sau cách mạng như cũng từ đất trồi lên:

“Nước Việt Nam từ máu lửa.

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
.

Từ thuở vua Hùng dựng nước đến nhiều thế kỷ về sau, đất đai đều của nhà vua. Đất của các lãnh chúa đều do vua ban qua những thác đao điền. Đến thế kỷ thứ X, chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất vẫn tồn tại. Tuy nhiên, trong quá trình vận động phát triển của xã hội, bắt đầu từ thế kỷ XII, sở hữu tư nhân về ruộng đất đã xuất hiện dần dần từ cá biệt đến phổ biến. Nhà nước Lý và Trần không những không ngăn chặn mà còn tạo điều kiện để sở hữu tư nhân về ruộng đất phát triển bằng nhiều cách: bán ruộng công cho dân, cho phép mua, bán, chuộc theo luật lệ, cho phép vương hầu, quý tộc, phò mã, cung tần lập điền trang...

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm Giáp Dần (1254) vua Trần Thái Tông xuống chiếu: “Bán ruộng công, mỗi diện (mẫu) là 5 quan tiền, cho phép dân mua làm ruộng tư”.

Để tạo điều kiện cho mua, bán, chuộc, nhượng đất đai được dễ dàng, tháng chạp năm Nhâm Tuất (1142) vua Lý Anh Tông xuống chiếu: “Những người cầm đợ ruộng thục trong vòng 20 năm thì cho phép chuộc lại; việc tranh chấp ruộng đất trong vòng 5 năm hay 10 năm thì còn được tâu kiện; ai có ruộng đất bỏ hoang bị người khác cầy cấy, trồng trọt trong vòng một năm thì được kiện mà nhận lại, quá hạn ấy thì cấm. Làm trái thì xử 80 trượng”.

Để tránh tình trạng sử dụng quyền uy cướp đoạt đất đai, nhà vua lại xuống chiếu: “Những người tranh nhau ruộng ao, của cải không được nhờ cậy nhà quyền thế, làm trái thì đánh 80 trượng xử tội đồ”.

Để bồi hoàn thỏa đáng khi trưng thu đất đai, năm Mậu Thân (1248) vua Trần Thái Tông cho phép trưng thu đất để dắp đê nhưng quy định: “Chỗ nào đắp thì đo xem mất bao nhiêu ruộng đất của dân, theo thời giá trả lại tiền”.

Để phát triển đất canh tác, ngay từ thời Lý đã tương truyền câu chuyện về một người có tên là Hoàng Lệ Mật người huyện Gia Lâm vì có công mò được xác một công chúa nên được nhà vua cho đem dân nghèo ở Lệ Mật đến khai hoang lập làng ở phía tây thành Thăng Long, hiện còn di tích đền thờ gần với khu “thập tam trại”.

Năm Bính Dần (1266), Trần Thánh Tông “xuống chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán, không sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang”. Do tác động của chủ trương này, một loạt điền trang xuất hiện như: điền trang của thượng tướng Trần Phó Duyệt, (cha của Trần Khánh Dư) ở ven sông Kinh Thầy (Chí Linh, Hải Dương); điền trang của An sinh vương Trần Liễu (cha của Trần Hưng Đạo) ở An Lạc (xã Bảo Lộc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định); điền trang của công chúa Trần Khắc Hãn ở An Nội và Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội); điền trang của Trần Khánh Dư ở Linh Giang...

Đến cuối đời Trần, hoàng hậu Bạch Ngọc (vợ vua Trần Duệ Tông), người huyện Hương Khê đã đưa 172 người về khẩn hoang ở vùng đất giáp hai huyện Can Lộc và Đức Thọ ngày nay rồi lập thành bốn điền trang mới: Lai Sơn, Hằng Nga, Ngũ Khê, Tùng Chính với tổng diện tích đến 3985 mẫu....

Năm 1397, nhân việc hạn danh điền (ruộng có chủ đứng tên) theo chủ trương của Hồ Quý Ly, sử chép rằng: “Trước kia các nhà tôn thất thường sai nô tỳ của mình đắp đê bối ở bờ biển để ngăn nước mặn, sau hai ba năm khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy nhau và ở ngay đấy, lập ra nhiều ruộng đất tư trang”.

Nhờ chủ trương tư hữu hóa đất đai, tạo cơ sở thực thi khẩn hoang bằng nhiều hình thức, cha ông ta đã mở đường cho ruộng đất không ngừng sinh sôi, từ đấy ngày mỗi ngày càng mở mang bờ cõi.

Trong “Chủ nghĩa Mác... tản mạn ký”, khi bàn về “Tư hữu và khát vọng cá nhân “Vũ Cao Quận đã ngợi ca: “Với riêng Tễu tôi, xin viết hoa hai chữ “Tư hữu “là sáng tạo vĩ đại thiêng liêng nhất vượt lên mọi thời gian, vĩ đại nhất của mọi vĩ đại để từ con vật tiến lên để thành “con người”. Hai anh em “Động lực cá nhân “và “Tư hữu “chính là động lực phát triển của xã hội loài người”.

Công hữu làm nghèo đất đai.

Chính quyền Sài Gòn tiếp tục duy trì chế độ tư hữu đất đai, tuy nhiên, để hữu sản hóa những nông dân vô sản, họ đã tiến hành hai cuộc phân chia lại ruộng đát. Trong cuộc phân chia thứ nhất, từ năm 1955 đến 1960, họ chỉ để lại cho mỗi địa chủ nhiều nhất là 115 ha, số còn lại bị trưng thu rồi bán cho tá điền. Một phần ba tổng diện tích đất canh tác tại Miền Nam lúc bấy giờ (650.000 ha) đã về tay nông dân.. Sau năm 1970, cuộc cải cách thứ nhì mang tên “Người cày có ruộng “lại được xúc tiến nhằm hợp lý hóa thêm vấn đề sở hữu đất đai. (Tư liệu từ cuốn “Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay “của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia)

Trong khi đó, ở Miền Bắc, cuộc Cải cách Ruộng đất long trời lở đất đã nổ ra cướp đi trên dưới ba mươi vạn sinh mạng và để lại những oan khiên dầy vò đằng đẵng hàng triệu số phận con người. Với đầm đìa xương máu thê lương, oán hờn chồng chất, từ 1949 đến 1953, một triệu rưỡi hecta ruộng đất cũng đã được phân chia cho 2,4 triệu hộ ở nông thôn. Từ năm 1953 đến năm 1955, lại có thêm 895.000 ha được đem chia.

Dẫu sao, có thể xem đấy là biện pháp xúc tiến cho đất đai được tư hữu hóa sâu hơn, nhờ vậy sản xuất nông nghiệp cũng được đẩy mạnh, sản lượng lương thực năm 1957 đạt được 3,95 triệu tấn, cao hơn cả sản lượng cao nhất tại Miền Bắc trước Đại chiến Thế giới lần thứ hai (2,4 triệu tấn).

Niềm vui “người cày có ruộng “chưa nhen nhúm được bao lâu, chẳng hiểu ma nào đưa lối, quỷ nào dẫn đường, người ta bỗng lùa hết nông dân vào hợp tác xã. Hiến pháp sửa đổi năm 1980 quy định rõ ràng: đất đai là sở hữu của toàn dân Từ đó, hầu hết đất đai được giao cho các hợp tác xã và nông trường khai thác. Ngay từ khi chính sách này được thực thi, từ năm 1976 đến năm 1980 năng suất lúa giảm từ 2,23 tấn/ha xuống chỉ còn 2,08 tấn/ha mặc dù Nhà nước đã tăng cường đầu tư vào nông nghiệp.

Người ta không những không tích cực trồng cấy mà cũng chẳng thiết gì đến khai hoang khẩn hóa. Việt Nam có tiềm năng nhất định về đất đai nhưng hiệu quả sử dụng tiềm năng này vào những năm đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa càng rất thấp. Diện tích đất chưa sử dụng, tính đến năm 1993 còn tới trên 14,2 triệu ha, chiếm gần một nửa (43%) tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: miền núi và trung du Bắc Bộ 6,5 triệu ha, Khu Bốn 2,3 triệu ha, duyên hải Miền Trung 2,1 triệu ha, Tây nguyên 1,6 triệu ha, đồng bằng Cửu Long 0,8 triệu ha. Đến năm 1993 cả nước còn 11.420 ha đất trống đồi trọc, chiếm 57% diện tích đất lâm nghiệp. (Theo Vietnam Discoverry – Nhà xuất bản Thống kê).

Lợi dụng quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, các quan chức Nhà nước đua nhau phát huy sáng kiến vẽ ra đủ loại bản đồ quy hoạch, trong đó hàng loạt “kế hoạch treo “rải rác khắp nơi đã để hoang hóa hàng vạn hecta đất qua nhiều năm, suốt từ thành thị, đồng bằng đến trung du...

Trong cuốn “Viết cho Mẹ và Quốc hội “cụ Nguyễn Văn Trấn kể lại: Một lần, đến thăm một lớp học chính trị của cán bộ trung cao cấp, khi được hỏi: “Dân chủ tập trung là gì?”, cụ Hồ đã giải đáp: “Như các cô, các chú có đồ đạc, tài sản gì đó thì các chú các cô là chủ, đó là dân chủ. Các chú các cô không biết giữ. Tôi giữ dùm cho. Tôi tập trung bỏ vào rương. Tôi khóa lại và bỏ chìa khóa vào túi tôi đây. Đó là tập trung !”.

Thay cho hợp tác hóa nông nghiệp, hòng nhích tý chút ra khỏi cái cùm công hữu ruộng đất, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc dũng cảm đề xuất chủ trương khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Ông bị tổng bí thư Trường Chinh đập tơi bời qua nhiều trang báo Nhân Dân dày đặc. Rồi ông bị trù dập, đầy ải cho đến chết. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị mãi sau này mới thắp được một nén nhang muộn màng cho oan hồn Kim Ngọc.

Công hữu hay tư hữu hóa bằng quyền lực.

Trong bài “Nông dân Bắc Phi “in trong “Hồ Chí Minh toàn tập “(tập Một), Nguyễn Ái Quốc có đoạn viết sau: “Đối với người Tuynidi, người ta thường sử dụng những mánh khóe kiểu như sau: 25 khu ruộng của người Tuynidi làm thành một babu tập thể. Những người nông dân canh tác đất đai ấy được hưởng một phần mừa màng, phần khác dành cho phúc lợi xã hội, giáo dục, xây nhà, phương tiện thông tin và những xí nghiệp có ý nghĩa tập thể khác nhau.

Babu tập thể không thể được sử dụng cho cá nhân, nhưng có thể chuyển từ một xí nghiệp tập thể sang xí nghiệp khác, vì đó là do lợi ích công cộng. Về sau Phủ Toàn quyền cứ lấy cớ dùng cho lợi ích công cộng mỗi khi cần lấy đất của người bản xứ cho bọn chủ đồn điền. Một thí dụ: một nhà báo và chủ đồn điền, khi thấy người dân bản xứ từ chối bán đất cho hắn, mà hắn thì muốn mua cho mình, liền đến nhờ bạn - là viên công sứ tỉnh ấy. Tên này liền ra ngay một sắc lệnh trưng thu dất ấy cho lợi ích công cộng, đuổi người dân bản xứ ra khỏi đất ấy và chuyển cho người bạn của mình.

Chế độ thuộc địa ấy đem lại lợi ích gì cho những người nông dân nghèo Pháp? Không! Chỉ có những tên chính khách bẩn thỉu, những con buôn tham lam và tư bản lớn được lợi mà thôi

Những công ty đồn điền lớn chiếm những khu đất đai mênh mông, không phải nhắm làm cho nó sản sinh, mà chỉ với mục tiêu đầu cơ”.

Tước đoạt kiểu như vậy còn phải sử dung mánh khóe vất vả. Ở Việt Nam, đã xẩy ra cuộc tước đoạt ruộng đất đại quy mô mà cứ tỉnh bơ, mà ngon xơi, thoải mái hơn nhiều. Ông Vũ Cao Quận chỉ ra cái phương thức tước đoạt trong cuốn “Gửi lại trước khi về cõi “như sau: “Công hữu của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: tài nguyên, hầm mỏ, đất đai, nhà cửa, ruộng đồng... được Đảng và Chính phủ “giữ dùm “cho nhân dân. Nói chung là như vậy, nhưng Đảng và Nhà nước cũng phải cử một ông Kèo, ông Cột cụ thể rồi giao con dấu và chữ ký có quyền hành quản lý cho ông ấy.... Khi có quyền hành, con dấu và chữ ký, việc đầu tiên của ông Kèo, ông Cột là xắn miếng công hữu ngon nhất cho sếp - người đã giao quyền hành và con dấu cho ông. Rồi tuần tự, ông tiếp tục tùng xẻo miếng công hữu tùy theo thân thủ, tim gan... cho vợ, cho con cháu, họ hàng và các chiến hữu thân thiết của ông. Còn nhân dân – “người chủ “của ông? Cứ yên trí đi, sẽ được một mảnh vỏ sò là cái chắc !”. Hai nhà lý luận chống cộng Trung Quốc Mã Lập Thành và Lăng Chí Quân trong “Giao Phong “cũng nhất trí với Vũ Cao Quận: “Công hữu của Mác “là “sở hữu của toàn dân “mà “sở hữu của toàn dân “là “sở hữu của nhà nước “mà “sở hữu của nhà nước “là “sở hữu của chính phủ”, tức... tức là “sở hữu của quan chức”.

Bài “Giám đốc Sobexco có “xé rào “pháp luật? “trên báo Lao Động ra ngày 30 tháng 8 năm 2007 có chạy mấy dòng chữ lớn: “Những tài liệu mới nhất thể hiện ông Nguyễn Thanh Hải – giám đốc công ty chế biến cây trồng nông nghiệp xuất khẩu (Sobexco) – đã “cầm đèn chạy trước ôtô”, vi phạm luật pháp trong vụ “biếu không “700 ha đất công ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương”.

Một ông giám đốc nho nhỏ như vậy mà có thể biếu không 700ha đất ! Hỏi, những thủ trưởng cấp trên ông dăm bẩy bậc có thể biếu không bao nhiêu, bao nhiêu hecta đất? Cho nên các “địa chủ đỏ “ngày nay không phải chỉ có hàng trăm (Chính quyền Sài Gòn trước 1975 chỉ giới hạn 115 ha cho mỗi địa chủ) mà hàng chục nghìn hecta đất.

Nhiều “địa chủ đen “ngày nào chưa có nổi một hecta đất đã bị trói vào cột trường đấu để tá điền đốt râu rồi chết tức tưởi trong lao đầy. Các “điạ chủ đỏ “ngày nay không tốn một giọt mồ hôi mà ung dung quá, phè phỡn quá.

Ôi những oan hồn dân tộc! và hỡi các sủng nhi, sủng tử của chế độ công hữu...!

Giá đất

Ở Việt Nam đã tồn tại khá lâu những khái niệm, những thuật ngữ rất quái đản. Không nói đến những khái niệm, những thuật ngữ kỳ dị xuất hiện trong các tác phẩm thơ văn của những nhà văn, những thi sỹ siêu việt hay trong các luận văn khoa học làm choáng váng trí tuệ con người, thử đề cập đến một số văn liệu hành chính quốc gia như Hiến pháp chẳng hạn. Trong bản “Thảo luận về dự thảo sửa đổi hiến pháp Việt Nam năm 1980 “gửi Nhà nước cách đây 15 năm, một trong những khuyến nghị tôi nêu là: “Không nên lạm dụng cụm từ XHCN. Việc đưa ý niệm “Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản XHCN “làm cho điều 76HP vừa không xác định, vừa mâu thuẫn với một số điều khác. Thế nào là tài sản XHCN? Đối với các di sản văn hóa, di tích lịch sử, các tài sản của các thành phần kinh tế khác thì sao?”.

Thế nào là tài sản XHCN? Câu hỏi rất rõ rành và câu trả lời nghiêm túc là cần thiết và rất hệ trọng nhưng chẳng ai dám đụng đến. Cam đoan rằng, cho đến nay, không phải chỉ những người it học như tổng bí thư Đỗ Mười hay có được du hoc ngoại quốc như tổng bi thư Nông Đức Mạnh mà cả nhũng người có học vấn thực sự cũng không thể xác định được đâu là tài sản XHCN.

Hiến pháp là luật mẹ của các luật trong một nước mà còn lơ mơ, nhập nhằng như vậy thì làm sao mà xây dựng được nhà nước pháp quyền, dù chỉ là pháp quyền XHCN !

Tương tự là trường hợp thuật ngữ: “Giá quyền sử dụng đất”.

Luật Đất đai công bố năm 2003 quy định:

“Giá quyền sử dụng đất” (sau đây gọi là giá đất) là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất.

”Giá trị quyền sử dụng đất” là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định”.

Thật là “bối rối chẳng xong bề nào”. Đất và quyền sử dụng đất là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, cho nên không thể có chuyện: “Giá quyền sử dụng đất” (sau đây gọi là giá đất) “được. Cái ghế tổng bí thư ngồi thì có giá chứ quyền ngồi trên cái ghế tổng bí thư thì làm sao định giá bằng tiền được. Có chăng chỉ định bởi sự chấn hưng của đất nước hay nỗi thống khổ của nhân dân.

Cho nên đã qua mấy đời thủ tướng rồi mà trong bài phát biểu trước Quốc hội ngày 31 tháng 3 năm 2007 thủ tường Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn phải trần tình: “Vấn đề giá đất, thưa Quốc hội, đây là một trong những vấn đề mà trong lãnh đạo, điều hành, trong quản lý của Chính phủ là đang khó khăn, vướng mắc rất nhiều và Chính phủ cũng tốn rất nhiều thời gian về vấn đề này”. Không đành tỏ ra bất lực, ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị, trong bài viết đã nêu trên đây chỉ thành khẩn van nài: “Quả thật, đây là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng, khó khăn, phức tạp và bức xúc không chỉ với đông đảo nhân dân mà các cấp chính quyền cũng đang mong chở Chính phủ và Quốc hội khóa XII sớm xem xét, giải quyết”.

Cũng trong bài “Nông dân Bắc Phi “đã nêu trên, Nguyễn Ái Quốc tố cáo “những tên chính khách bẩn thỉu, những bọn con buôn tham lam “như sau:

“Những tên địa chủ biết rõ là, dân bản xứ luôn luôn lo sợ bị trưng thu. Vì vây, khi nào họ muốn chiếm đất, họ sử dụng luật về trưng thu như một con ngoáo ộp. Dân bản xứ tất nhiên muốn bán đất của mình với giá rẻ mạt, còn hơn là để cho chính quyền hành chính bỗng chốc làm mình phá sản.....

Công ty này mua của dân bản xứ mối hecta giá từ 20 đến 30 phrăng và sau một thời gian ngắn bán lại với giá 1.000 và 1.200 phrăng trong một vài tháng lãi tới 858.000 phrăng”.

Họ, ở Châu Phi, mới ăn lãi được gấp (1.100 / 25 =) 44 lần đã bị cụ Nguyễn Ái Quốc căm phẫn rủa xả là “những tên chính khách bẩn thỉu”. Cái bọn sủng nhi, sủng tử của chế độ công hữu ở Việt Nam ngày nay chúng chỉ trả cho người dân (trong đó có bà mẹ Việt Nam anh hùng, có cựu chiến binh đã để lại một phần máu thịt ở chiến trường) vài nghìn đồng để bán được mấy triệu đồng, vài chục nghìn đồng để bán được mấy chục triệu đồng. Thưa Cụ, không phải chỉ có 44 lần như ở Châu Phi đâu, ở Việt Nam bây giờ bọn chúng thu lợi bất chính gấp nghìn lần Cụ ạ!

Chỉ một vụ rất nhỏ của Sobexco nêu trên đã được báo Lao động công bố: “Nhiều cơ quan chức năng khẳng định: Việc hợp pháp hóa giá trị đất công cho tư nhân, dẫn tới hậu quả gần 400 tỷ đồng tiền Nhà nước, hiện nay đã thật sự chẩy vào túi tư nhân”.

Cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường Đặng Hùng Võ thì cho biết: với việc áp dụng hai giá đất trong 20 năm qua Nhà nước đã để rơi vào túi các quan tham và đệ tử của họ 70 tỷ USD.

Kiến nghị

Đến đây, tưởng đã có thể trả lời mấy câu hỏi liên quan đến các vụ biểu tình khiếu kiện đang diễn ra ngày càng đông người của ông Phạm Quang Nghị như sau:

• Có phần do trình độ, năng lực và phẩm chất cán bộ các cấp yếu kém và tiêu cực nhưng đấy không phải là nguyên nhân chủ yếu gây nên bất bình khiếu kiện của người dân.

• Không phải nguyên nhân chủ yếu là do người dân hiểu sai, làm sai hoặc cố tình đòi hỏi những lợi ích không thể đáp ứng được.Càng không phải do người dân bị các thế lực thù địch, bọn bất mãn, cơ hội chính trị, bọn tôn giáo phản động xúi giục, kích động.

• Không phải cái sai này chủ yếu là do các cấp bên dưới, do có sự hiểu sai, làm sai, mà do các Bộ Chính trị ĐCSVN từ trước đến nay mù quáng đưa chủ nghĩa Mác vào Việt Nam, vạch ra nhiều đường lối sai lầm, trong đó có chủ trương công hữu hóa ruộng đất.

Ruộng đất phải có chủ cụ thể, phải “hạn danh điền”, phải được tư hữu hóa; đấy là lẽ đời mà cha ông ta đã nhận ra và thực thi từ gần nghìn năm trước. Nay Việt Nam đã vào WTO, muốn hay không, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố phải xây dựng nền kinh tế thị trường đầy đủ. Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao. U mê, trì trệ mãi nhưng rón rén rón rén rồi cũng phải cho mở lại nhà thương tư, trường tư thục..., phải thừa nhận lao động, chất xám... cũng là hàng hóa. Chỉ còn bước cuối cùng sao sống chết cứ phải ngoan cố giữ cho được đất đai là tài sản của Nhà nước? Phải chăng vì miếng ăn này to quá, phải chăng chỉ vì đất đai đang là cái kho vô tận để các quan tham bấu xấu. Tham thực cực thân. Tước đoạt tàn bạo lắm thì phản ứng của nhân dân sẽ càng mạnh. Đàn áp đi, để rồi lại cú phải đàn áp mãi, đàn áp nữa, đàn áp ngày càng dữ dội hơn. Để rồi, oán giận cứ thế mà chồng chất lên cao ngút tròi.. Đất đai là nguồn sống của nhân dân, của đất nước nhưng là hiểm họa của chính quyền chính vì vậy. Hiểm họa dẫn đến sụp đổ, đến tang thương không phải vì kẻ thù đâu mà do chính từ lòng tham và sự ngu muội của chính quyền.

Hãy thực sự cầu thị nhận ra cho được sai lầm tai hại đã mắc phải và dũng cảm, chân thành sửa sai, đừng loanh quanh dối mình, lừa người, đừng vá víu chằng đụp. Thay áo đi để có áo mới đẹp hơn, đừng để áo cũ phải bục nát, tả tơi, rơi rụng. Có thể phải tiết chế bớt sự kiêu hãnh, lòng tự hào đã có một cách giả tạo, quá trớn; có thể phải san bớt cửa, sẻ bớt nhà; có thể phải nhả bớt miếng ăn (đã ăn vụng, ăn chặn) nhưng đấy là đòi hỏi của lẽ công bằng, của ý trời không thể không thành khẩn sám hối mà nhận ra cho kỳ được.

Tư hữu hóa ruộng đất phải được tiến hành từng bước thận trọng nhưng cần hết sức khẩn trương. Có thể là nên thảm khảo ý kiến sau đây của ông Nicolaus Tideman – cựu thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế của tổng thống Mỹ và ông Bruno Moser – chuyên gia quốc tế về đất đai: “Cấp “Giấy chứng nhận sở hữu cá nhân “cho người sử dụng đất. Tất cả mọi người sử dụng đất sẽ phải nộp thuế đất hàng năm. Việc định thuế đất dựa vào giá trị đất với những lợi thế tự nhiên của nó: độ màu mỡ, vị trí...Giấy chứng nhận sở hữu cá nhân về đất đai được tự do chuyển đổi với mức phí tương ứng với chi phí cấp một giấy chứng nhận mới. Sẽ không có bất kỳ khoản thuế chuyển nhượng dựa trên giá trị nào, vì điều này làm tăng chi phí, ngăn cản sự linh động của thị trường và tạo cơ hội cho tham nhũng và các hành vi trốn thuế. Các mảnh đất chưa có chủ sẽ được đấu giá công khai, dành cho những người sẵn sàng nộp thuế cao nhất.... Thông tin về mức thuế ở mỗi khu vực được công khai trên Internet và tại mỗi văn phòng quản lý đất đai. Bất kỳ ai muốn tranh cãi về việc định giá sẽ được yêu cầu đệ trình đề án của mình. Tin rằng, nếu chính sách này được thực thi, sẽ chấm dứt ngay tình trạng đầu cơ đất và giúp hạ nhiệt giá đất. Người nghèo và những người sử dụng hiệu quả sẽ được tiếp cận với những thửa đất theo đúng nhu cầu. Các tòa nhà, cơ sở hạ tầng sẽ mọc lên nhanh chóng vì mọi người sử dụng các cơ hội mới để cải thiện mảnh đất của mình. Không còn cảnh mua đất rồi ngâm đấy, chờ Nhà nước đền bù giải tỏa hoặc chờ giá đất lên cao để bán... Thuế đánh vào các hoạt động kinh doanh (Thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp...) không phải là công cụ tốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc tăng thu ngân sách từ thuế đất và giảm gánh nặng thuế kinh doanh sẽ giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) một cách vượt trội, thậm chí các tập đoàn sẽ chuyển cả tổng hành dinh vào Việt Nam chứ không phải chỉ chuyển nhà máy”.

Nguy cơ hiểm họa từ đất đã nhỡn tiền, hãy sáng suốt lắng nghe thế giới tiên tiến và học lại cha ông tư hữu hóa ruộng đất để giải tỏa hiểm họa, đồng thời làm cho đất đai thực sự trở thành nguồn sống cường thịnh của đất nước.

Hiến pháp 1946

Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, bắt đầu bằng câu: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ngay khi mở đầu đã dẫn một ý quan trọng trong Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ cách đó 169 năm về trước.

Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam còn trích một câu trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 (về quyền tự do và bình đẳng).

Đã là con người phải có đủ 3 quyền. Đó là quyền Sống, quyền Tự do và quyền Mưu cầu hạnh phúc. Muốn thực thi quyền mưu cầu hạnh phúc thì từng cá nhân phải có quyền tư hữu.

Ngày 19-11-1946, Quốc Hội Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà thông qua bản hiến pháp đầu tiên.

Hiến pháp 1946 của Việt Nam có một điều về quyền tư hữu cá nhân: Điều thứ 12, viết rất gọn, chỉ gồm 12 từ, không một từ nào thừa. Điều luật được viết dưới dạng khẳng định, dù bất cứ ai có ý đồ lươn lẹo đến đâu cũng không thể đưa ra cách hiểu khác và giải thích một cách xuyên tạc.

Quyền tư hữu: ước vọng từ muôn đời của con người để có thể mưu cầu hạnh phúc.

Từ thượng cổ, khi con người nguyên thuỷ giữ được mạng sống của mình và được chút ít tự do trong hành động, lập tức họ có ước vọng sở hữu.

Triết gia người Anh John Locke (1632-1704) là một trong những tên tuổi nổi bật nhất trong lịch sử tư tưởng phương Tây thế kỷ XVII và được xem là một trong những cội nguồn tri thức của phong trào Khai sáng ở châu Âu. Chính ông là tác giả của câu danh ngôn: “quyền tự nhiên của con người là quyền sống, quyền tự do, quyền tư hữu”. Tiếp thu nội dung này, Hiến pháp 1791 của Pháp viết: quyền con người - đó là “quyền tự do, sở hữu, được an toàn và chống lại áp bức”. Xin chú ý rằng “tư hữu”và “sở hữu”trong tiếng Việt đều được dịch từ một danh từ duy nhất của tiếng nước ngoài.

Con người, sở hữu mạng sống của mình, đương nhiên cũng sở hữu sức mạnh cơ bắp và trí tuệ, sở hữu những tri thức và kỹ năng học hỏi được trong quá trình sống và sở hữu mọi của cái do mình làm ra được.

Một con người không có gì để sở hữu hoặc bị tước đoạt quyền sở hữu thì không thể mưu cầu hạnh phúc trong cuộc đời. Con người đó không thể sống nếu không được đồng loại đoái thương.

Luật pháp là cho hạnh phúc của con người

Sự kiện Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà là một trong muôn vàn sự kiện khác có tính thời sự tại Việt nam, nhưng sự kiện ấy phản ánh tình trạng lớn lao đến quyền sở hữu đất đai trên toàn thể dân tộc và đất nước Việt Nam thuộc mọi tôn giáo, tập thể và tầng lớp nhân dân. Đó là chìa khóa mở vào thực tại toàn diện của đất nước. Quyền sở hữu đất đai của toàn dân mới là huyệt điểm của bài toán dân tộc Việt Nam hiện nay. Khước từ nó là chối bỏ thực tại chân lý cơ bản để giải quyết triệt để các vấn đề có liên quan khác. Tất cả mọi giải pháp đều chỉ là vá víu, cục bộ và làm chồng chất những bất công từ thế hệ này đến thế hệ khác.

“Ngày Sabat được làm ra là vì con người; Con người làm chủ ngày Sabat” . Luật pháp là do con người làm ra. Luật pháp chỉ có ý nghĩa trong không gian và thời gian. Tuỳ vào hoàn cảnh và thời đại, luật pháp cần phải phù hợp để thực hiện công lý, đem lại hạnh phúc và hoà bình cho nhân dân.
 
Tư hoạn dự phòng
Thành Tâm
23:53 19/10/2008
Tư hoạn dự phòng

Tôi xin lấy đầu đề bài viết này bằng một câu thành ngữ của người Trung Hoa mà câu thành ngữ này nó như một phương châm sống của những người có quyền thế. Bởi chúng ta không khó bắt gặp câu thành ngữ này trên các bức hoành phi của các gia đình quý tốc Trung Quốc xưa cũng như nay. "Tư hoạn dự phòng" đó là hãy suy nghĩ về những tai hoạ có thể xảy ra để đề phòng.

Tục ngữ Việt Nam cũng thường có câu: "ác giả ác báo" hay như "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước"... để nói lên kết cục của những kẻ lúc còn sống, còn sung sướng đã chà đạp lên quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc của những kẻ khác hòng phục vụ cho lợi ích cá nhân của mình. Và trong lịch sử nhân loại, trong kho tàng văn học dân gian cũng như văn học thành văn mà chúng ta đã được học, được nghe kể đều cho chúng ta nhiều bài học thấm thía về điều đó.

Mới đây thôi, tôi đọc được bài viết của LM Anphong Trần Đức Phương mang tựa đề "Cái chết của bạo chúa" được đăng tải trên trang VietCatholic. Bài viết kể về tên bạo chúa lộng hành là Phalaris (Khoảng 570-554) thuộc nước Ý ngày nay. Khi lên làm lãnh chúa, Phalaris với mọi quyền hành trong tay đã thể hiện hết mọi thú tính của mình bằng cách dùng cực hình giết chết những người ông không ưa thích. Ông cảm thấy rất sung sướng về điều đó. Kết thúc câu chuyện là cái chết bi thảm của Phalaris và những tên nịnh thần chính bằng cực hình mà ông đã dùng trước đây.

Kể chuyện Phalaris tôi mới chợt nhớ đến ông vua Ngoạ triều Lê Long Đĩnh trong lịch sử Việt Nam. Chúng ta hẳn còn nhớ những trang sử đen tối của Lê Long Đĩnh. Lúc lên làm vua, ông chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, lấy việc giết người làm trò chơi. Ông cũng đã chịu kết cục bi thảm và để lại tiếng xấu cho muôn đời. Rồi các “tấm gương” tàn bạo khác trong lịch sử nhân loại như Hít-le (Đức), Mao Trạch Đông (Trung Quốc)...

Người Việt Nam từ xưa đến nay vốn hiểu rất rõ điều đó và bài học đạo đức đó mỗi chúng ta đều được học từ những ngày chập chững biết đi, ê a biết nói. Còn người Công giáo thì sao? Chúng tôi còn ý thức sâu sắc hơn về điều đó bởi chúng tôi biết rằng, con người không chỉ có cuộc sống chóng qua đời này mà điểm đến của con người chính là thế giới mai sau. "Hoạn" đó chính là lửa hoả ngục, nơi mà mọi linh hồn phải khóc lóc và nghiến răng. Còn "hoạn" đối với Phật giáo đó chính là chết đi mà phải chịu cảnh trầm luân, mãi mãi không được đầu thai trở lại. Chính cái "hoạn" mai sau đó đã nhắc nhở tất cả mọi người Kitô hữu chúng tôi cũng như các tín đồ của các tôn giáo khác phải biết sống lương thiện và hướng thiện, sống là phải biết yêu thương để được lãnh nhận.

Nhưng thiết nghĩ, những kẻ vô thần được trang bị đầy mình mọi giáo điều chính thống của chủ nghĩa Mác - Lê, sẵn sàng tiêu diệt những con người mà họ cho là phản động, là "kẻ thù của nhân dân" để bảo vệ chủ nghĩa, bảo vệ "cách mạng", một thứ chủ nghĩa, một thứ cách mạng không cần đến con người. Những gì xảy ra trong cuộc "cải cách ruộng đất" ở nước ta, trong cuộc "cách mạng văn hoá" bên Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông... cho thấy người ta sẵn sàng "yêu chủ nghĩa xã hội", "yêu nước" đến mức đàn áp, bóc lột nhân dân một cách dã man. Và để bào chữa cho hành động sai trái của mình thì ngay sau đó các nhà cầm quyền đã tiến hành "sửa sai". Đúng là "đảng sai đảng sửa, dân sai đảng bỏ tù". Một thứ chủ nghĩa giáo điều, nguyên tắc, cứng nhắc nhưng người ta vẫn coi đó là cứu cánh, còn tất cả, kể cả con người, chỉ là phương tiện. Để có thể "tiến nhanh, tiến mạnh" và "đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội" (mà họ chưa biết đích thực chủ nghĩa xã hội là gì) người ta không ngần ngại chà đạp lên nhân phẩm và sinh mạng của con người. Điều đau lòng hơn nữa là ngày nay, phần lớn giới trí thức mà họ hoặc gia đình họ vốn xuất phát từ những người nông dân chân lấm tay bùn ấy lại làm tay sai đắc lực cho chủ nghĩa cộng sản để bóp nghẹt nhân dân vốn đã lầm than cơ cực. Vậy mà họ luôn hô hào phải "lấy dân làm gốc". Nhưng thử hỏi cái gốc đó bị chèn ép như thế thì rễ cây làm gì hút được chất dinh dưỡng cho cây phát triển khoẻ mạnh nữa.

Trong vụ việc nhà thờ Thái Hà và Toà Khâm Sứ (Hà Nội), chúng ta đã thấy rất rõ điều đó. Nhà cầm quyền Hà Nội và Nhà nước Việt Nam đã biết sai nhưng không chịu sửa. Họ vẫn ngang nhiên đàn áp nhân dân và chiếm đoạt tài sản mà họ cho là thuộc quyền sở hữu của quốc gia. Nhưng thành thực mà nói thì có phải họ làm vậy vì lợi ích chung hay không hay chỉ phục vụ cho một số người có chức quyền? Còn các phương tiện truyền thông thì sao? Theo chỉ đạo của cấp trên thì họ phải làm thật hay, thật mạnh và "đúng sự thật", cái "sự thật" chỉ có những người trong cuộc mới biết.

Trong lịch sử nhân loại chưa bao giờ thấy một chế độ nào tồn tại được mãi mãi. Chế độ nào rồi cũng qua đi, sự thay đổi đó tạo tiền đề cho sự phát triển. Thực tế cho thấy, không có sự ưu việt vượt trội của chủ nghĩa xà hội ở Việt Nam. Sau 54 năm (ở miền Bắc) và 33 năm (ở miền Nam), Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội nhưng thành quả mà ngày nay chúng ta "gặt hái" được cũng chỉ là một nước nông nghiệp kém phát triển, hàng chục triệu người dân vẫn đang phải sống dưới mức nghèo khổ. Nó chỉ ưu việt đối với những nhà cầm quyền mà thôi. Suốt năm 2008, chúng ta thường xuyên thấy và nghe khẩu hiệu "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" nhưng thử hỏi có người cán bộ nào thời nay lại sống "cần, kiệm, liêm, chính" hay không? Các nhà lãnh đạo đã có thái độ "chí công vô tư" với mọi tầng lớp nhân dân hay chưa?

Chỉ vì một mảnh đất nhỏ mà cách xử lý của chính quyền Hà Nội và chính phủ Việt Nam lại tỏ ra quá kém cỏi để việc bé mà xé ra to. Người dân mất lòng tin vào đảng vào nhà nước. Thiết nghĩ các nhà lãnh đạo cần phải suy nghĩ sâu sắc về câu thành ngữ mà tôi đã nêu ở đầu bài viết. Bởi cái "hoạn" mất nước, mất chính quyền dường như đang rình rập. Nếu như việc đó xảy ra thì người mất nhiều nhất có lẽ chính là các nhà cầm quyền vậy. Nếu như có một cuộc thanh trừ như trong lịch sử xã hội chủ nghĩa thanh trừ các địa chủ thì hậu quả thật khôn lường. Còn nhân dân thì không mất gì ngoài mất xiềng xích và ách áp bức.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh
Vũ Văn An
02:12 19/10/2008
Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh

Tính chất đáng tin cậy của một tài liệu cổ như Thánh Kinh phải được xem sét dưới hai khía cạnh căn bản đó là khía cạnh sử học và khía cạnh khảo cổ học. PHẦN MỘT: KHÍA CẠNH SỬ HỌC

Điều ta cần xác định ở đây là tính chất đáng tin cậy về phương diện lịch sử của Thánh Kinh, chứ không phải về phương diện linh hứng của nó. Tính chất đáng tin này cần phải được chứng nghiệm bởi cùng một tiêu chuẩn như mọi tài liệu lịch sử khác. Trong cuốn Introduction to Research in English Literary History, C. Sanders liệt kê và giải thích ba nguyên tắc căn bản của các trước tác lịch sử (historiography), đó là xét nghiệm về phương diện thư mục học (bibliographical test), xét nghiệm về phương diện chứng cớ nội tại (internal evidecne test) và xét nghiệm về phương diện chứng cớ ngoại tại (external evidence test) (34).

I. Sự Đáng Tin của Tân Ước về Phương Diện Thư Mục Học

Xét nghiệm có tính thư mục học là khảo sát việc lưu truyền bản văn nhờ đó tài liệu đã đến tay ta. Nói cách khác, vì ta không có được tài liệu gốc, thì thử hỏi các bản chép có đáng tin cậy hay không dựa vào số lượng các bản chép tay và thời gian ngắt quãng giữa bản gốc và các bản hiện còn đến ngày nay (31). Theo F. E. Peters, duy trên căn bản truyền thống chép tay mà thôi, thì các công trình làm thành Tân Ước của Kitô giáo đã được sao chép nhiều hơn hết và được lưu hành rộng rãi hơn hết các sách cổ thời (33).

1. Chứng cớ các bản chép tay của Tân Ước

Hiện nay có khoảng 5,300 bản chép tay Tân Ước bằng tiếng Hy-lạp. Cộng thêm hơn 10,000 bản chép tay Thánh Kinh (Phổ Thông) bằng tiếng La-tinh và ít nhất cũng 9,300 các bản có trước đó nữa, vị chi hơn 24,000 bản chép tay toàn bộ hoặc một phần Tân Ước hiện còn lưu giữ cho đến ngày nay. Không một tài liệu cổ nào khác có được tầm mức sao chép như vậy. So sánh ra, tập Iliad của Homer dù xếp hàng thứ hai, chỉ đạt được 643 bản chép tay còn đến ngày nay. Bản văn đầu tiên của Homer còn lưu giữ nguyên vẹn được định niên biểu khoảng thế kỷ 13 (28). Sau đây là bảng phân loại con số các bản chép tay của Tân Ước hiện còn tồn tại:

a. Bằng tiếng Hy-lạp
Bản chữ hoa 265
Bản chữ thường 2,764
Sách các bài đọc 2,143
Trên giấy sậy 88
Những bản mới tìm được 47
b. Các ngôn ngữ khác
Latinh Vulgate hơn10,000
Tiếng Ethiopic hơn 2,000
Tiếng Slavic 4,101
Tiếng Armenie 2,587
Tiếng Syriac Pashetta hơn 350
Tiếng Bohairic 100
Tiếng Arabic 75
Tiếng Latinh Cổ 50
Tiếng Anglo-Saxon 7
Tiếng Gothic 6
Tiếng Sogdian 3
Tiếng Syriac cổ 2
Tiếng Ba-tư (persian) 2
Tiếng Frankish 1
(các dữ liệu lấy từ Kurt Aland, Journal of Biblical Literature, Vol.87, 1968).

Quả không một tài liệu cổ nào đã được chứng nghiệm về phương diện thư mục học bằng Tân Ước. Frederick G. Kenyon, Giám đốc và thư viện trưởng tại Bảo Tàng Viện Anh quốc, một học giả có uy tín hàng đầu về các bản chép tay, đã nhận xét như sau: “...ngoài con số ra, các bản chép tay Tân Ước còn khác các bản chép tay các tác giả cổ điển ở điểm nữa đó là khoảng thời gian phân cách giữa lúc soạn thảo sách và niên biểu những bản chép tay cổ nhất hiện còn tồn tại, được xác định là rất ngắn. Vì các sách trong Bộ Tân Ước được soạn thảo vào hạ bán thế kỷ thứ I, trong khi những bản chép tay cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay đã được thực hiện vào thế kỷ thứ tư, tức khoảng từ 250 đến 300 năm sau. Khoảng cách trên xem ra có vẻ lớn lao, nhưng thực ra không ăn nhằm gì khi so sánh với khoảng cách nơi các tác giả cổ điển vĩ đại khác. Thí dụ các vở kịch của Sophocles chẳng hạn, ngày nay người ta còn giữ được bản văn tương đối chính xác cho 7 vở mà thôi, thế nhưng, bản chép tay cổ nhất làm căn bản cho 7 vở kia thực ra đã được viết 1,400 năm sau ngày Thi Nhân qua đời (26). Trong cuốn The Bible and Archaeology, Kenyon tiếp tục đề cập đến vấn đề này như sau: “Như thế khoảng thời gian phân cách giữa việc soạn thảo bản gốc và những bản chép tay lâu đời nhất còn tồn tại đến bây giờ đã trở nên nhỏ nhoi đến có thể bỏ qua được, và do đó bất cứ mối hoài nghi nào cho rằng Thánh Kinh đã không đến tay ta như lúc khởi đầu mới được viết ra đã không còn cơ sở nữa. Cả tính chân xác lẫn tính tinh tuyền nói chung của các sách trong bộ Tân Ước có thể coi như đã được hoàn toàn thiết dựng “ (24).

2. So sánh Tân Ước với Các Tác phẩm cổ thời khác

a. So sánh về bản chép tay

F.F. Bruce, trong The New Testament Documents, đã cho ta một hình ảnh sống động về sự so sánh giữa Tân Ước và các trước tác lịch sử của cổ thời như sau: “Có lẽ ta sẽ nhận ra sự phong phú của Tân ước về phương diện chứng cớ chép tay khi so sánh các chất liệu văn bản với các công trình lịch sử khác của thời xưa. Đối với cuốn “Các Chiến Trận Gallic của Caesar” (được viết giữa các năm 57 và 50 trước công nguyên), hiện còn một số bản chép tay, nhưng chỉ có chín hoặc mười bản là tương đối khá, và bản cổ nhất cũng chỉ được thực hiện 900 năm sau thời Caesar. Trong số 142 cuốn nói về Lịch sử La-mã của Livy (59 B.C – 17 A.D.), chỉ có 35 còn lưu truyền; những cuốn này được ta biết đến là do khoảng 20 bản chép tay tương đối còn có một thứ tự nào đó, trong số ấy có một cuốn, tức cuốn chứa các đoạn của Sách III-VI, được thực hiện khoảng thế kỷ thứ bốn. Trong số 14 cuốn Lịch sử của Tacitus (khoảng 100 công nguyên), chỉ có 4 cuốn rưỡi còn tồn tại; trong số 16 cuốn Niên Biểu của ông, chỉ có 10 cuốn còn nguyên còn hai cuốn thì chỉ còn một phần. Văn bản của hai công trình lớn về lịch sử của tác giả này tùy thuộc hoàn toàn vào hai bản chép tay, một được thực hiện ở thế kỷ thứ chín, một ở thế kỷ mười một. Còn các bản chép tay hiện còn đến bây giờ chép lại các công trình nhỏ hơn của ông (Dialogus de Oratoribus, Agricola, Germania) đều đến tay ta qua một bộ codex của thế kỷ thứ mười. Bộ Lịch sử của Thucydides (khỏang thế kỷ thứ 4 trước công nguyên) được ta biết đến nhờ 8 bản chép tay, mà bản cổ nhất có từ năm 900 công nguyên, và một số mảnh vụn dưới hình thức giấy sậy có từ đầu kỷ nguyên Kitô giáo. Điều ấy cũng xẩy ra cho bộ Lịch sử của Herodotus (488-428 B.C.). Ấy thế mà không một học giả cổ điển nào đi nghe những luận chứng cho rằng tính chất xác thực của Herodotus hoặc của Thucydides là đáng hoài nghi chỉ vì những bản chép tay sớm nhất các công trình của các ông đã chỉ được thực hiện hơn 1,300 năm sau các nguyên bản” (11). Về phía các tác giả cổ Hy-lạp cũng thế, “các bản chép tay cổ nhất được biết đến ngày nay của hầu hết các tác giả cổ điển Hy-lạp đã được định tuổi cả ngàn năm sau cái chết của họ”. Như thế, có thể kết luận rằng: một khi các học giả đã chấp thuận một cách tổng quát tính chất đáng tin của các tác phẩm cổ điển, dù các bản chép tay cổ nhất còn đến nay chỉ được thực hiện rất lâu sau nguyên bản và con số các bản chép tay còn lại đến nay hết sức nhỏ nhoi, thì rõ ràng ta phải dứt khoát chấp nhận tính chất đáng tin của Tân Ước (20).

TÁC GIẢ Khi viết Bản cổ nhất Cách khoảng Số bản
Caesar 100-44 B.C 900 A.D. 1,000 năm 10
Livy 59B.C-17A.D. 20
Plato
(Tetralogies) 427-347B.C 900 A.D. 1,200 năm 7
Tacitus
(Annals) 100 A.D. 1100 A.D. 1,000 năm 20
và sách nhỏ 100 A.D. 1000 A.D. 900 năm 1
Pliny hậu
(History) 61-113 A.D. 850 A.D. 750 năm 7
Thucydides
(History) 460-400 B.C. 900 A.D. 1,300 năm 8
Suetonius (De
Vita Caesarum)75-160 A.D. 950 A.D. 800 năm 8
Herodotus
(History) 480-425 B.C. 900 A.D. 1,300 năm 8
Horace 900 năm
Sophocles 496-406 B.C. 1000 A.D. 1,400 năm 193
Lucretius
Chết năm 55 hay 53 B.C. 1,100 năm 2
Catullus 54 B.C. 1550 A.D. 1,600 năm 3
Euripides 480-406 B.C. 1100 A.D. 1,500 năm 9
Demosthenes383-322 B.C. 1100 A.D. 1,300 năm 200*
Aristotle 384-322 B.C. 1100 A.D. 1,400 năm 49**
Aristophane 450-385 B.C. 900 A.D. 1,200 năm 10
*Tất cả đều do một bản duy nhất

** Thuộc bất cứ tác phẩm nào

b. So sánh về bản văn

Trong các trước tác văn học của người Hy-lạp, các vần thơ của Homer xứng đáng nhất có thể so sánh với Thánh Kinh, vì trong toàn bộ nền văn học La-Hy ngày xưa, bộ Iliad được xếp hàng thứ hai sau Tân Ước nhờ số lượng các bản chép tay còn lại. Người cổ thời học thuộc lòng thơ văn Homer như sau này người ta học thuộc lòng Thánh Kinh vậy. Cả hai được trọng kính và trích dẫn để bảo vệ những luận chứng liên quan đến trời, đất, và âm phủ (Hades). Cả thơ văn Homer lẫn Thánh Kinh đều được sử dụng như sách giáo khoa đầu tiên cho nhiều thế hệ trẻ em tập đọc. Quanh hai công trình ấy, người ta thấy xuất hiện nhiều trường phái và bình luận. Cả hai đều có những bảng tự vựng riêng. Cả hai đều được mô phỏng và bổ sung – thơ văn Homer được phóng tác thành những ca khúc gọi là Ca Khúc Homer và những trước tác như các tập Batrachomyomachia, còn Thánh Kinh thì có những bản ngụy thư (apocrypha). Thơ Homer được san định thành những bản phân tích bằng văn xuôi; Phúc âm thánh Gioan được Nonnus của thành Panopolis cải biên thành thiên sử thi lục vận. Các bản chép tay của Homer và của Thánh Kinh đều được trang trí hoa mĩ. Các cảnh trong thơ Homer được dùng làm bích họa tại Pompei; còn hình ảnh Thánh Kinh được dùng trong các tranh ghép (mosaics) và tranh tường (frescoes) của các thánh đường (29).

Ta biết Thánh Kinh Tân ước có cả thẩy 20,000 dòng, trong khi Iliad có 15,600 dòng. Tuy nhiên, chỉ có 40 dòng (khoảng 400 chữ) trong bộ Tân Ước bị coi là đáng nghi, chiếm chưa đến nửa phần trăm, trong khi Iliad có đến 764 dòng bị nghi ngờ, chiếm gần 5 phần trăm. Thiên anh hùng ca Mahabharata của Ấn Độ còn bị sai lạc nhiều hơn nữa. Nó dài hơn IliadOdyssey cộng lại cả 8 lần, nghĩa là vào khoảng 250,000 dòng. Trong số ấy, có đến 26,000 dòng bị coi là sai lạc về văn bản, nghĩa là khoảng 10 phần trăm (18). Vả lại, những sai lạc trong các bản chép tay Tân Ước không có chi trầm trọng hết, vì chấp nhận chúng hay từ khước chúng vẫn không làm cho câu văn mất ý nghĩa (39). Phillip Schaff, trong Comparison to the Greek Testament and the English Version, nói rõ thêm rằng không một biến thể nào đã khiến cho một tín điều hay một giới răn nào phải thay đổi cả (35).

Geisler và Nix nhận định thêm về những sai chạy trong văn bản Tân Ước như sau: “quả có hàm hồ khi cho rằng trong các bản chép tay của Tân Ước có đến 200,000 dị điểm (variants), vì thực ra những dị điểm này chỉ đại biểu cho 10,000 chỗ trong Tân Ước. Nếu một chữ bị chép sai vần (misspelled) trong 3,000 bản chép tay, thì được kể là đã có 3,000 dị điểm hay cách đọc khác nhau rồi. Có thể nói, chỉ vào khoảng 1 phần 60 các dị điểm trên được kể là đáng lưu ý thôi. Về phương diện toán học, có thể nói bản văn Tân Ước chính xác đến 98.33 phần trăm (18). Và như trên đã nhấn mạnh, các dị điểm này không buộc ta phải thay đổi hay phải duyệt lại bất cứ tín điều nào của Kitô giáo.

3. Niên biểu các Bản chép tay quan trọng của Tân Ước

Các yếu tố sau đây đã được dùng để xác định niên hiệu các bản chép tay:

1. Vật liệu

2. Cỡ và hình thức chữ

3. Cách chấm câu

4. Cách phân đoạn

5.Trang trí

6. Mầu mực

7. Cấu trúc và mầu sắc giấy da thú

a. Bản chép tay của John Rylands (130 A.D.), hiện được giữ tại Thư Viện mang tên ông tại Manchester, Anh quốc, được kể là mẩu văn Tân Ước lâu đời nhất còn đến nay. Vì niên hiệu lâu đời và địa điểm tìm ra nó (Ai Cập), khá cách xa nơi nó được trước tác (Tiểu Á), nên người ta tin rằng mẩu Phúc âm Thánh Gioan này cho thấy chính Phúc âm của Ngài đã được viết khoảng cuối thế kỷ thứ nhất (18). Có người cho rằng nếu cái mẩu Phúc âm này được khám phá vào giữa thế kỷ 19, thì cái trường phái phê phán Tân Ước do vị giáo sư khả kính của Tubingen, Ferdinand Christian Bauer, gợi hứng, đâu có cho rằng Phúc âm thứ tư chỉ có thể đã được trước tác sau năm 160 (30).

b. Bản chép tay Bodmer Papyrus II (150-200 A.D.) hiện lưu giữ tại Thư viện Văn Học Thế Giới Bodmer, chứa phần lớn Phúc âm thánh Gioan. Bruce Metzger cho rằng đây là khám phá quan trọng nhất trong các bản chép tay Tân Ước kể từ khi người ta mua được các bản giấy sậy của Chester Beaty (30). Theo Herbert Hunger, giám đốc các sưu tập giấy sậy tại Thư Viện Quốc Gia Vienna, bản này được thực hiện vào khoảng tiền bán thế kỷ thứ hai (30).

c. Các bản giấy sậy của Chester Beaty (200 A.D.) được lưu giữ tại Bảo Tàng viện C. Beaty ở Dublin, và một phần do Đại Học Michigan sở hữu. Sưu tập này chứa các bộ sách bằng giấy sậy, ba cuốn trong bộ này chứa những phần chính của Tân Ước (15). Frederick Kenyon cho rằng kết quả thuần của khám phá này, một khám phá quan trọng hơn hết kể từ khi khám phá ra Bộ Codex Sinaiticus, là đã giảm thiểu khoảng trống giữa các bản chép tay đầu tiên và niên biểu truyền thống của các sách Tân Ước, giảm thiểu cách đáng kể đến nỗi có thể bỏ qua không cần nhắc đến trong các tranh luận về tính chuẩn xác (authencticity) của chúng nữa (25).

d. Bản Diatessaron có nghĩa là “một hòa hợp của bốn phần”. Đây là công trình hòa hợp 4 Phúc Âm của Tatian (khoảng 160 A.D.). Eusebius, trong Ecclesiastical History, IV, 29, ấn bản Loeb, 1, 397, viết rằng: “... Nhà lãnh đạo Tatian của họ trước đây đã trước tác một tổng hợp (combination) và một hợp tuyển các sách Phúc âm, và đặt tên cho nó là Diatessaron, hiện nay vẫn còn tồn tại ở một vài nơi...” Người ta tin rằng Tatian, một Kitô hữu người Assyri, đã là người đầu tiên trước tác một bản hòa hợp các sách Phúc âm; ngày nay chỉ một phần nhỏ còn sống sót (18/318,319).

e. Bộ Codex Vaticanus (325-350 A.D.) lưu giữ tại Thư Viện Vatican, gồm hầu hết toàn bộ Thánh Kinh.

f. Bộ Codex Sinaiticus (350 A.D.) lưu giữ tại Bảo Tàng Viện Anh quốc. Bộ chép tay này chứa hầu như trọn bộ Tân Ước và quá phân nửa Cựu Ước, đã được Tiến sĩ Constantin Von Tischendorf khám phá năm 1859 tại Tu viện Núi Sinai, được tu viện này dâng cho Nga hoàng và sau đó được chính phủ và nhân dân Anh mua lại của Liên Bang Sôviết với giá 100,000 bảng Anh vào Lễ Giáng sinh năm 1933. Việc khám phá ra Bộ chép tay này có một lịch sử rất lý thú. Bruce Metzger thuật lại như sau: “Năm 1844, khi chưa đầy 30 tuổi, Tischendorf, một Privatdozent của Đại học Leipzig, làm một cuộc hành trình rộng lớn khắp miền Cận Đông để đi tìm các bản chép tay Thánh Kinh. Khi đang thăm tu viện Thánh nữ Catherine tại Núi Sinai, ông tình cờ thấy một số tờ giấy da thú trong một giỏ rác đầy giấy dùng để đốt lò tại tu viện. Khảo sát thì thấy những tờ giấy ấy chính là một phần bản chép tay bộ Thánh Kinh Bẩy Mươi của Cựu Ước, viết theo lối chữ hoa Hy-lạp thời xưa. Ông vội lượm hơn bốn mươi tư tờ giấy kiểu ấy lên khỏi giỏ rác. Thấy vậy, vị tu sĩ còn tỉnh bơ báo cho ông hay hai giỏ đầy những tờ giấy như thế đã được thiêu rụi! Sau đó, khi được chỉ cho coi những phần khác của Bộ Thánh Kinh này (chứa trọn bộ Isaiah và Macabê I và II), Ông cho các tu sĩ hay những tài liệu ấy rất qúi giá không thể làm mồi cho lửa được. Bốn mươi tư tờ ông được phép giữ gồm một số đoạn của Sách Ký sự I, sách Jeremia, Nehemiah, và Esther. Khi trở về Âu Châu, Ông lưu giữ chúng tại thư viện của Đại học Leipzig cho đến ngày nay. Năm 1846, ông cho ấn hành nội dung của chúng, đặt tên là Codex Frederico-Augustanus (để vinh danh Vua xứ Saxony là Frederick Augustus, quân vương và người bảo trợ của ông) (30). Năm 1853, Tischendorf viếng thăm Tu viện trên lần thứ hai, nhưng không thu lượm được bản chép tay nào cả vì các tu sĩ tỏ ra ngờ vực đối với cái hứng khởi do lần viếng thăm đầu tạo ra chung quanh các bản chép tay này. Tuy nhiên trong lần viếng thăm tu viện lần thứ ba vào năm 1859 dưới sự hướng dẫn của chính Nga hoàng Alexander đệ nhị, ngay trước khi tạm biệt, Tischendorf tặng vị tu viện trưởng tu viện một ấn bản Bản Bẩy Mươi được ông xuất bản tại Leipzig. Vị tu viện trưởng bèn cho hay Ông cũng có một Bản Bẩy Mươi và tức khắc rút từ hộc tủ một bản chép tay bọc trong vải điều. Thế là trước đôi mắt đầy thích thú của nhà học giả, cả một châu báu đang được bày ra, thứ châu báu ông tìm kiếm xưa nay! Dấu xúc cảm, ông vội xin phép được xem tài liệu ấy kỹ hơn một chút vào buổi tối. Vị tu viện trưởng đồng ý và khi về phòng Tischendorf đã thức thâu đêm say mê nghiên cứu bản chép tay ấy, vì theo ông, quippe dormire nefas videbatur, ngủ bây giờ quả là một phạm thánh (lời ông ghi trong nhật ký). Ông khám phá ngay rằng tài liệu chứa nhiều điều hơn ông mong ước; vì không những phần lớn Cựu ước có trong đó, mà cả Tân ước nữa cũng nguyên vẹn và còn rất tốt, lại có thêm hai công trình Kitô giáo của thế kỷ thứ hai, tức Thư của Barnabas (mà trước đây người ta chỉ được biết qua bản dịch tiếng Latinh rất nghèo nàn) và phần lớn tài liệu Shepherd của Hermas mà xưa nay người ta chỉ biết có tên tựa (30).

g. Bộ Codex Alexandrinus (400 A.D.) được lưu giữ tại Bảo Tàng Viện Anh quốc; Bách khoa Từ điển Anh tin rằng bộ này được chép bằng tiếng Hy-lạp tại Ai-Cập. Nó chứa hầu hết bộ Thánh Kinh.

h. Bộ Codex Ephraemi (400 A.D.) được lưu giữ tại Thư Viện Quốc Gia Paris. Bách khoa Từ điển Anh tin rằng nguồn gốc thế kỷ thứ năm và chứng cớ nó cung cấp khiến nó trở nên quan trọng đối với văn bản của một số phần trong Tân Ước. Mọi sách đều có trong đó ngoại trừ Thư thứ hai gửi gửi người Tê-xa-lô-ni-ca và Thư thứ II của Thánh Gioan.

i. Bộ Codex Bezae (450 A.D.) được lưu giữ tại Thư viện Cambridge, chứa các Phúc Âm và Tông Đồ Công Vụ không những bằng Hy-lạp mà còn bằng La-tinh nữa.

j. Bộ Codex Washingtonensis, còn gọi là Freericanus, (450 A.D.) chứa đủ bốn sách Phúc âm.

k. Bộ Codex Claromontanus (500 A.D.) chứa các thư thánh Phaolô. Đây là bản chép tay hai thứ tiếng.

4. Tính chất đáng tin của các bản chép tay nhờ các dịch bản (versions) khác nhau

Phần lớn văn chương cổ thời ít được phiên dịch sang một ngôn ngữ khác. Kitô giáo khác hẳn, ngay từ đầu đã là một tôn giáo có tính truyền giáo rồi. Những bản dịch đầu tiên của Tân Ước đã được các nhà truyền giáo thực hiện để trợ giúp công cuộc truyền bá đức tin Kitô giáo nơi các dân tộc mà ngôn ngữ bản địa là tiếng Syriac, tiếng Latinh hay Coptic (30). Các bản dịch Tân Ước sang tiếng Syriac và Latinh đã được thực hiện khoảng năm 150 công nguyên. Điều này đem ta lại rất gần với thời của nguyên bản. Ngày nay, hiện còn hơn 15,000 bản dịch khác nhau. Về các bản dịch Syriac, ta có:

a. Các bản Syriac cổ (Old Syriac) chứa đủ bốn Phúc âm, được chép vào thế kỷ thứ tư. Cần giải thích một điều là chữ Syriac dùng ở đây chỉ chung những người Kitô hữu Aramaic. Nó được viết bằng một thứ mẫu tự Aramaic rất rõ rệt (10/193). Theodore người Mopsuestia (thế kỷ 5) viết rằng: “nó đã được dịch sang ngôn ngữ của người Syri” (10).

b. Các bản Syriac Peshitta (nghĩa căn bản là giản đơn). Đây là bản dịch tiêu chuẩn, xuất hiện khoảng từ năm 150 đến năn 250 công nguyên. Hiện còn đến 350 bản chép tay (18).

c. Các bản Syriac miền Palestine: các học giả cho rằng các bản dịch này được thực hiện khoảng các năm 400-350 công nguyên (thế kỷ thứ 5) (30). d. Bản Philoxenian (508 A.D.): Thánh Polycarp phiên dịch Tân Ước qua tiếng Syriac cho Philexenas, giám mục thành Mabug (20/49).

e. Bản Harkleian do Thomas thành Harkel thực hiện khoảng năm 616 công nguyên.

Về các bản dịch La-tinh, ta có:

f. Latinh cổ: có nhiều chứng cớ từ thế kỷ thứ tư qua thế kỷ mười ba cho thấy trong thế kỷ thứ ba, đã có bản dịch bằng tiếng La-tinh cổ được lưu hành ở Bắc Phi và Âu Châu...

g. Latinh cổ Phi Châu (Codex Babbiensis) 400 A.D. Các dấu vết cổ tự học của nó đã được sao chép từ một thứ giấy sậy thế kỷ thứ hai (30/72-74)

h. Codex Corbiensis (400-500 A.D.) chứa bốn sách Phúc âm.

i. Codex Vercellensis (360 A.D.)

j. Codex Palatinus (thế kỷ 5 công nguyên)

k. Bản Vulgate (tức bản Phổ thông). Thánh Giêrôm, lúc ấy là thư ký của Damasus, Giám mục Rôma, theo yêu cầu của vị này mà dịch trọn bộ Thánh Kinh trong khoảng các năm 366-384 (10/201).

Về các bản dịch Coptic (Ai-Cập), ta có:

l. Bản Sahidic: đầu thế kỷ thứ ba (30)

m. Bản Bohairic: khoảng thế kỷ thứ tư (20)

n. Bản Trung AiCập: Thế kỷ thứ tư hoặc thứ năm.

Các bản dịch cổ khác:

o. Tiếng Armeni (400 A.D.) dường như đã được dịch từ Thánh Kinh bằng tiếng Hy-lạp lấy ở Constantinople.

p. Tiếng Gothic: Thế kỷ thứ tư.

q. Tiếng Georgia: Thế kỷ thứ năm

r. Tiếng Ethiopi: Thế kỷ thứ sáu

s. Tiếng Nubia: Thế kỷ thứ sáu.

5. Đáng tin nhờ các trước tác của các giáo phụ tiên khởi

Các giáo phụ tiên khởi trích dẫn Tân Ước một cách rộng rãi đến độ có học giả cho rằng: ta có thể tái tạo Tân Ước dựa vào các trích dẫn đó, chứ không cần các bản chép tay (20/54). Có người đặt câu hỏi với David Dalrymple rằng nếu Tân Ước bị tiêu hủy, và không còn bản chép nào vào cuối thế kỷ thứ ba, liệu người ta có thể thu thập lại chúng từ các trước tác của các giáo phụ thế kỷ thứ hai và thứ ba không? Sau nhiều điều tra tận tường, Dalrymple kết luận rằng: “vì tôi có đủ bộ tác phẩm của các giáo phụ thế kỷ thứ hai và thứ ba, nên sau khi nghiên cứu tôi thấy trọn bộ Tân Ước có trong đó chỉ trừ 11 câu” (28).

Điều trên xét cho cùng không có chi lạ cả, vì hầu hết các giáo phụ tiên khởi đều có liên hệ xa gần với chính các Tông đồ. Clement thành Rô-ma (95 A.D.) được Origen trong De Principus, Sách II, Chương 3, gọi là môn đệ các tông đồ (6). Tertullian, trong Against Heresies, chương 23, còn đi xa hơn, quả quyết rằng Ngài được chính Thánh Phêrô cử nhiệm. Cũng trong Sách này, Irenaeus cho hay mình còn như nghe được các giáo huấn của các Tông đồ vang bên tai, và các học huyết của các Ngài hiển hiện trước mắt. Irenaeus thường trích dẫn các Phúc âm Matthêu, Maccô và Luca, Tông đồ Công vụ, Thư I Cor., Thư I Phêrô, Thư Do Thái và thư Titô. Ignatius (70-110 A.D.) là giám mục Antiokia và anh hùng tử đạo. Ngài rất quen biết các Tông đồ. Bẩy bức thư Ngài soạn chứa nhiều trích dẫn từ Mátthêu, Gioan, Tông đồ Công vụ, Thư La-mã, thư I Cor, thư Êphêsô, thư Phi-lip-phê, thư Galát, thư Cô-lô-xê, thư Giacôbê, Thư I và II Thessalônica, thư I và II Timôtê, thư I Phêrô. Còn thánh Polycarp (70-156 A.D.) tử đạo năm 86 tuổi, làm giám mục Smyrna và là môn đệ thánh Gioan. Các giáo phụ khác có trích dẫn Tân Ước gồm Barnabas (70 A.D.), Hermas (95 A.D.), Tatian (170 A.D.) và Irenaeus (170 A.D.).

Clement thành Alexandria (15-212 A.D.) trích dẫn 2,400 câu từ hầu hết các sách của Tân Ước chỉ trừ ba sách mà thôi. Tertullian (160-220 A.D.), một linh mục của Giáo hội Carthage, trích dẫn Tân Ước hơn 7,000 lần, trong đó 3,800 lần từ các Phúc âm. Hippolytus (170-235 A.D.) trích dẫn hơn 1,300 lần. Origen (185-253 A.D.) sưu tập trên 6,000 trước tác, ông liệt kê hơn 18,000 các câu trích Tân Ước (18/353). Cyprian (chết năm 258 A.D.), giám mục Carthage, đã sử dụng khoảng 740 câu trích của Cựu Ước và 1,300 câu của Tân Ước.

Geisler và Nix kết luận một cách chính xác rằng: “Có khoảng 32,000 câu trích dẫn Tân Ước trước thời Công Đồng Nicea (325). Con số 32,000 này thực ra chưa đầy đủ, và không bao gồm các con số của các tác giả thế kỷ thứ tư. Nếu chỉ thêm con số tham chiếu được một tác giả khác sử dụng, tức Eusebius, người rất nổi danh trước và đồng thời với Công đồng Nicea, thì tổng số các câu trích Tân ước lên đến 36,000 (20). Nếu lại thêm các giáo phục khác như Augustine, Amabius, Laitantius, Chrysostom, Jerome, Gaius Romanus, Athanasius, Ambrose thành Milan, Cyril thành Alexandria, Ephraem người Syria, Hilary thành Poitiers, Gregory thành Nyssa... thì con số trên còn lên cao rất nhiều, như lời của Leo Jaganay: “Trong số đáng kể các bộ tài liệu chưa được ấn hành mà Kinh sĩ Burgon đã để lại khi qua đời, ta cần chú ý đến bản liệt kê (index) các câu trích dẫn Tân ước của các giáo phụ thời xưa. Bản liệt kê ấy gồm 16 cuốn sách dầy được lưu giữ tại Bảo Tàng viện Anh quốc, chứa 86,489 câu trích (22)

CÁC CÂU TRÍCH DẪN TÂN ƯỚC CỦA CÁC GIÁO PHỤ (14)
TÁC GIẢ Phúc âm TĐCV Phaolô Thư Chung Khải huyền T. cộng
Justin Tử đạo 268 10 43 6 3 330
Irenaeus 1,038 194 499 23 65 1,819
Clement Alex. 1,017 44 1,127 207 11 2,406
Origen 9,231 349 7,778 399 165 17,922
Tertullian 3,822 502 2,609 120 205 7,258
Hippolytus 734 42 387 27 188 1,378
Eusebius 3,258 211 1,592 88 27 5,176
Tổng cộng| 19,368 1,352 14,035 870 664 36,289


6. Đáng tin nhờ các Sách Bài Đọc (Lectionaries)

Đây là phạm vi bị lãng quên trầm trọng, tuy các sách bài đọc là loại bản chép tay Tân Ước lớn hàng thứ hai bằng tiếng Hy-lạp. Bruce Metzger nói về bối cảnh của các sách bài đọc như sau: “Theo tập tục của hội đường Do-Thái, tức tập tục trong đó các phần của Lề Luật và Tiên Tri được đọc trong các buổi thờ phượng ngày Sabath, Giáo hội Kitô giáo có thói quen cũng đọc các trích đoạn Tân Ước trong các buổi thờ phượng của mình. Một hệ thống đều đặn các bài học được khai triển từ Phúc âm và các Thánh thư, và được sắp xếp theo một thứ tự nhất định căn cứ vào các Chúa Nhật và ngày lễ buộc của năm phụng vụ” (30). Metzger cũng cho hay người ta đã xếp loại được 2,135 các sách bài đọc này. Những mẩu bài đọc lâu đời nhất có từ thế kỷ thứ sáu, trong khi những bản chép tay đủ bộ thì mãi đến thế kỷ thứ tám và sau đó nữa mới có (20). Các sách bài đọc thường khá bảo thủ và sử dụng những bản văn cổ hơn, do đó rất có giá trị về phương diện phê bình văn bản (30).
 
Thông Báo
Cáo Phó: LM Anrê Phan Thanh Văn đã tạ thế tại Sydney, Úc châu
Tuyên Úy Đoàn CĐCGVN Sydney
12:16 19/10/2008

CÁO PHÓ
Trong niềm cậy trông phó thác vào lòng nhân từ của Chúa,
Ban Tuyên Uý CĐCG Việt Nam TGP Sydney và Tang Quyến chúng con
xin được kính báo đến Quý Cha, Quý tu sĩ, Quý Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam,
Quý Hội Đoàn, Quý thân bằng quyến thuộc và bạn hữu:
Cha Cố Anrê Phan Thanh Văn


Vừa hoàn tất cuộc hành trình đức tin Công Giáo nơi dương thế
Lúc 8g00 sáng Chúa Nhật ngày 19 tháng 10 năm 2008
Tại Bệnh Viện Breaside, Fairfield, NSW
Hưởng thọ 83 tuổi

Chương Trình Cầu Nguyện và Tang Lễ
• Thánh Lễ Đưa Chân: 7g30 tối Thứ Hai ngày 20.10.2008 tại nhà thờ Sacred Heart, Cabramatta. 13 Park Rd, Cabramatta NSW 2166.
Sau Thánh Lễ có nghi thức viếng xác Cha Cố Andrê.

• Thánh Lễ Phát Tang: 7g30 tối Thứ Ba ngày 21.10.2008 tại nhà thờ Sacred Heart, Cabramatta.
Sau Thánh Lễ có nghi thức viếng xác Cha Cố Andrê.

• Thánh Lễ An Táng: 10.00 sáng Thứ Tư ngày 22.10.2008 tại nhà thờ Sacred Heart, Cabramatta.
Sau đó nghi thức hỏa táng tại nghĩa trang Công Giáo Lidcombe.
• Sau đó sẽ đưa về Tiên sơn - Pleiku.

Kính xin Qúy Cha và Quý Vị thêm lời cầu nguyện cho linh hồn

Cha Cố Andrê PHAN THANH VĂN
sớm được về hưởng Nhan Thánh Chúa trên nước Thiên Đàng.

Ban Tuyên Uý CĐCG Việt Nam TGP Sydney và Tang gia đồng kính báo.

• Ban Tuyên Uý CĐCG Việt Nam TGP Sydney.
• Cháu: Maria Nguyễn Thị Hòa Sơn, chồng Trương Thế Thất và con cháu, Hoa Kỳ.
• Cháu: Maria Lê Thị Thanh Hương, chồng Lê Thành Vinh và con cháu, Việt Nam.

Xin cầu cho linh hồn cha Anrê Phan Thanh Văn

TIỂU SỬ CHA CỐ ANDRÊ PHAN THANH VĂN
Sinh ngày 25/5/1925 tại Tiên Sơn, Pleiku, Việt Nam,
Ngài sống trong gia đình 5 người con với Ông Cố Phêrô Phan Tạo và Bà Cố Maria Bùi Thị Bính. Ngài là người con thứ 4 trong gia đình đạo hạnh.
Sau thời gian tu tập tại Chủng Viện Kontum, ngày 27/12/1949 Ngài chịu chức Linh Mục tại Kontum, do Đức Cha Jean Sion, Mep. Ngài thuộc Giáo Phận Kontum.
Cha Cố Andrê Phan Thanh Văn có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt. Từ lúc 16 tuổi, khi theo học tại Tiểu Chủng Viện Kontum, Ngài đã dâng mình cho Đức Mẹ theo phương thức của Thánh Grignion de Montfort.
Năm 1951-1952, Ngài lãnh nhiệm vụ Phó Xứ Tân Hương Kontum. Ngài phụ trách Nhiệm Sở Chợ Đồn năm 1954, Ngài giúp xứ Phương Nghĩa năm 1955.
Năm 1958 Ngài đã gặp Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Năm 1961-1965, Bí Thư Tòa Giám Mục Kontum, đồng thời, kiêm Tuyên Úy Sư Đoàn 22 Bộ Binh và khu 22 Chiến Thuật với cấp bậc Đại Úy.
Năm 1972, Phục vụ tại Giáo Xứ Võ Lâm, Kontum.
Cuối năm 1972, Ngài sang Belgium và France du học về Mục Vụ Phụng Vụ.
Năm 1978, Ngài nhận nhiệm vụ Tuyên Úy Sinh Viên Việt Nam tại Paris, France.
Ngài được gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị tại Roma năm 1988.
Ngày 20/4/1994, Ngài bắt đầu đời phục vụ cho những người già tại Nhà Hưu Dưỡng Haberfield Sydney.
Tháng 12 năm 1999, Mừng Kim Khánh 50 năm Linh Mục tại Haberfield, Sydney.
Năm 2005, Ngài hưu dưỡng tại Haberfield, Sydney.
Tháng 12 năm 2006, về Hưu Dưỡng tại nhà Betania, Canley Heights, Sydney.
Ngày 23/9/2008 Ngài bị tai biến mạch máu não và được vào cấp cứu tại bệnh viện Liverpool. Sau thời gian nguy kịch do khối ung thư bộc phát trên não, nhờ sự tận tâm cứu chữa của các bác sĩ, y tá và nhân viên bệnh viện, Ngài được thoải mái và lạc quan vui tươi với những người giúp đỡ.
Ngày 2/10/2008, 5 anh em Linh Mục cùng đồng tế với Ngài bên giường bệnh để Mừng Ngọc Khánh 60 năm Linh Mục của Ngài, mà Ngài hằng mơ ước tổ chức vào năm 2009.
Ngày 14/10/2008, Ngài được thuyên chuyển sang Bệnh viện Braeside tại Fairfield, Ước mơ của Ngài là xin đồng tế lần sau cùng trong bệnh viện cùng với 3 anh em Linh Mục bên giường Ngài để dâng Thánh Lễ hôm thứ năm ngày 16/10/2008.
Tuy nhiên, với số tuổi khá cao, Chúa đã êm ái đưa Ngài về sau gần 83 năm sống đời lữ hành tận hiến lúc 8 giờ 00 sáng Chúa Nhật ngày 19/10/2008.
Kính xin quí vị thêm lời cầu nguyện cho linh hồn CHA CỐ ANDRÊ PHAN THANH VĂN sớm được về hưởng nhan Thánh Chúa trên Thiên Quốc cùng với Mẹ Maria dịu hiền.
 
Phân ưu: Cha Cố Anrê Phan Thanh Văn
Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu
17:34 19/10/2008
PH ÂN ƯU
Trong niềm cậy trông phó thác vào lòng nhân từ của Chúa,
Ban Tuyên Uý Đoàn CĐCG Việt Nam Úc Châu
và Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu
xin chia buồn với CĐCG VN Sydney và Tang Quyến trong biến cố:

Cha Cố Andrê PHAN THANH VĂN
An nghỉ trong Chúa
Lúc 8g00 sáng Chúa Nhật ngày 19 tháng 10 năm 2008
Tại Bệnh Viện Breaside, Fairfield, NSW
Hưởng thọ 83 tuổi

Thành kính phân ưu và cầu mong Cha Cố
được hưởng nhan thánh Chúa và chuyển cầu cho chúng ta và Giáo Hội Quê Hương.