Ngày 20-10-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cầu nguyện mỗi ngày như hơi thở
Pt JB Nguyễn Định
09:52 20/10/2009
Muốn cầu nguyện được như hơi thở, tôi thường cầu nguyện với Lời Chúa, hay là dựa vào Lời Chúa để cầu nguyện cùng Mẹ Maria. Để áp dụng như trên, tôi cần phải đọc và suy niệm Lời Chúa nhiều ở trong các buổi tĩnh tâm, nghe giảng, học Kinh Thánh và tham gia các Nhóm cầu nguyện chia sẻ Lời Chúa thường xuyên hàng tuần.

1- Mỗi buổi sáng vừa thức dậy: Tôi giơ tay dựa vào Lời Chúa cầu nguyện bằng cách đọc hoặc hát lên với Mẹ Maria qua kinh Magnifiacat: Linh hồn tôi ngợi khen Chúa (Lc 1:46-54) hoặc Hôm nay là ngày Thiên Chúa dựng nên, chúng tôi vui mừng...(Tv 118:24).Tâm hồn luôn thầm thĩ nói và hỏi Chúa trong lúc làm vệ sinh cá nhân, tập thể thao tại nhà qua những câu như: Con đây! Chúa muốn con làm gì bây giờ (1Sam 3:1-10) Lời Chúa là đèn soi con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi…(Tv 119:105) hoặc: Ai có thề tách chúng ta khỏi lòng mến Chúa Kitô…(Rom 8:35-39)..

Sau đó tôi cầu xin Thánh Thần thúc đẩy để viết bài suy niệm, chia sẻ nào cần thiết cho đời sống tâm linh của mọi Tín hữu tuần này.

2- Ra ngoài trời tập thể thao và làm vườn: Tôi vừa đi bộ vừa thở hít Thần Khí của Chúa và không khí tốt lành buổi sáng Chúa ban vào thể xác và tâm hồn, để xin Chúa thánh tẩy mọi bệnh tật thể xác và tâm linh của tôi như lòng tham ăn uống, hưởng thụ vật chất, những tật xấu như dễ nóng nảy nghi ngờ, nói hành, tự kiêu, tự mãn…Đồng thời suy niệm thêm và tìm ý Chúa dẫn dắt cho bài mình đang viết sáng nay. Người Mỹ thường nói: “No prayer no power, more prayer more power.”

Trong lúc làm vườn tôi nhìn cây cối, hoa rái nở đẹp thật lạ lùng, hết lòng ca ngợi những kỳ công của Chúa làm cho vũ trụ tồt đẹp và lo cho con người hưởng dùng những bông trái này, để nuôi sống bản thân và tiếp tục cộng tác với Chúa, thật là kỳ diệu vô cùng !!!

3- Lên xe đi làm: Tôi cầu nguyện trước, trong và sau khi lái xe, để xin Chúa đồng hành với mình trên mọi lộ trình đi làm, qua Lời Chúa hay những kinh, những bài thánh ca đã thuộc. Tôi dứt bỏ hẳn những cái nóng giận hằn học, bực bội, kêu trách khi lái xe. Tôi lái xe cẩn thận và nhớ kiểm soát máy móc, nhớt, nước, vỏ lốp xe trước khi cho nổ máy. Tôi đã biết lái xe từ năm 1964 đến nay, nên chưa đụng vào ai và cũng không để ai đụng mình, vì hai lý do: Cầu nguyện liên lỉ và lái xe cẩn thận, rồi trông vào quyền năng Chúa nâng đỡ, xin Thiên thần Bản mạnh giữ gìn hồn xác, đi đến nơi về đến chốn.

4- Tới sở làm: Tôi tới trước 15 phút với tinh thần chu toàn bổn phận, trong tinh thần cầu nguyện, nói chuyện với Chúa nhu hơi thở trong mọi công việc. Đặc biệt lưu tâm đến người khác và lắng nghe họ nhắc nhở, có tinh thần bạn hữu và nhìn Chúa hiện trong họ để tôn trọng thân thiện và tương thân tương ái. Luôn cảm tạ Chúa khi có niềm vui hay không vừa ý trong công việc bằng một nụ cười nhẹ nhàng. Vui vẻ làm hết việc, chứ không làm uể oải cho hết giờ.

5- Khi về tời nhà: Luôn tập mở một nụ cười, hỏi han người thân yêu những điều vui, tránh những nóng nảy, nói nhiều những điều không cần thiết. Làm một vài việc cần thiết trong gia đình giúp đỡ vợ, chồng con cái để cảm tạ Chúa qua một ngày làm việc bình an. Chuẩn bị giờ cơm tối ăn uống thong thả trong tâm tình cảm tạ và biết ơn Chúa với những chuyện vui, nói những thành công trong ngày làm mọi người ăn ngon, tăng thêm sức khỏe cho nhau.

6- Giờ kinh tối gia đình: Khoảng 9 giờ tối là lúc thiện tiện để tôi và gia đình cầu nguyện cùng Mẹ Maria theo một đoạn Phúc âm phù hợp với một chục kinh Mân côi, rồi cha mẹ, con cái chia sẻ cảm nghiệm của mình về Lời Chúa dạy bảo, và mọi người tuần tự cầu nguyện tự phát, nói với Chúa và với nhau những ước vọng, vui buồn của mình, rồi mọi người cùng đọc kinh cám ơn đi ngủ đêm.

7- Giờ quý báu nhất: Khi mọi người chuẩn bị đi nghỉ đêm, tôi tâm sự với Chúa qua những bài đọc, những suy tư, các khó khăn đã vượt qua, những trở ngại nào còn tồn tại, hay viết những đề tài mới mà Chúa đánh động trong ngày để thi hành, rồi đi nghỉ bình an.

Thế là hết một ngày cầu nguyện như hơi thở của tôi với Chúa, được sống trong Ngài, đưọc phục sinh với Ngài và cảm nhận được Nước Trời đang hiện diện ngay bây giờ trong tôi. Amen.
 
Cánh đồng của Chúa
Lâm Huyền Vi
09:54 20/10/2009
CHA gọi con, nhìn cuộc đời lam lũ
Tấm thân gầy lướt mỏng trú bão giông
Chân lấm sâu trong vũng lầy vô vọng
Mắt tủi buồn muôn dặm ngỡ bến bờ!

CHA gọi con, một ngày cơn biển động
Tóc mẹ bạc chấp chới với triều dâng
Lòng khô héo theo mầu chiều tan tác
Hồn con mẹ đang vất vưởng nơi nào?

CHA gọi con, nhìn cánh đồng trước mặt
Con thấy gì, đôi môi khô nứt nẻ?
Con nghe gì, chim kêu nhớ trẻ đùa?
Ngày xám dần.... hơi thở CHA cùng cạn!

Vẫn là cha, lam lũ nước ngập đồng
Vẫn là mẹ, ngồi khóc dưới cơn giông
Vẫn là em, mỏi trông tình thương mến
Vẫn là CHA, đón đợi nắng ngày mùa!

Bầu trời này, có khác với ngày xưa?
CHA bước đi giữa thơm mùi hương lúa
Lòng chạnh sầu, nhân thế kiếp tử sinh
Đời lữ thứ, LỜI CHA gieo vô tận.

Bầu trời này, có khác với ngày xưa!
CHA bước đi giữa biển hận, núi thù!
Tim rỉ đau, cuộc đời con rong ruổi
LỜI CHA đâu, đưa tới người cúi mặt?

Oct 19th, 2009 Ngày Truyền Giáo
 
Đời Sống Tâm Linh #68: Cầu Nguyện Một Ngày Như Hơi Thở
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
15:10 20/10/2009
Cảm nghiệm Sống # 68:

CẦU NGUYỆN MỘT NGÀY NHƯ HƠI THỞ

Muốn cầu nguyện được như hơi thở, tôi thường cầu nguyện với Lời Chúa, hay là dựa vào Lời Chúa để cầu nguyện cùng Mẹ Maria. Để áp dụng như trên, tôi cần phải đọc và suy niệm Lời Chúa nhiều ở trong các buổi tĩnh tâm, nghe giảng, học Kinh Thánh và tham gia các Nhóm cầu nguyện chia sẻ Lời Chúa thường xuyên hàng tuần.

1- Mỗi buổi sáng vừa thức dậy: Tôi giơ tay dựa vào Lời Chúa cầu nguyện bằng cách đọc hoặc hát lên với Mẹ Maria qua kinh Magnifiacat: Linh hồn tôi ngợi khen Chúa (Lc 1:46-54) hoặc Hôm nay là ngày Thiên Chúa dựng nên, chúng tôi vui mừng...(Tv 118:24).Tâm hồn luôn thầm thĩ nói và hỏi Chúa trong lúc làm vệ sinh cá nhân, tập thể thao tại nhà qua những câu như: Con đây! Chúa muốn con làm gì bây giờ (1Sam 3:1-10) Lời Chúa là đèn soi con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi…(Tv 119:105) hoặc: Ai có thề tách chúng ta khỏi lòng mến Chúa Kitô…(Rom 8:35-39)..

Sau đó tôi cầu xin Thánh Thần thúc đẩy để viết bài suy niệm, chia sẻ nào cần thiết cho đời sống tâm linh của mọi Tín hữu tuần này.

2- Ra ngoài trời tập thể thao&Làm vườn: Tôi vừa đi bộ vừa thở hít Thần Khí của Chúa và không khí tốt lành buổi sáng Chúa ban vào thể xác và tâm hồn, để xin Chúa thánh tẩy mọi bệnh tật thể xác và tâm linh của tôi như lòng tham ăn uống, hưởng thụ vật chất, những tật xấu như dễ nóng nảy nghi ngờ, nói hành, tự kiêu, tự mãn…Đồng thời suy niệm thêm và tìm ý Chúa dẫn dắt cho bài mình đang viết sáng nay. Người Mỹ thường nói: “No prayer no power, more prayer more power.”

Trong lúc làm vườn tôi nhìn cây cối, hoa rái nở đẹp thật lạ lùng, hết lòng ca ngợi những kỳ công của Chúa làm cho vũ trụ tồt đẹp và lo cho con người hưởng dùng những bông trái này, để nuôi sống bản thân và tiếp tục cộng tác với Chúa, thật là kỳ diệu vô cùng !!!

3- Lên xe đi làm: Tôi cầu nguyện trước, trong và sau khi lái xe, để xin Chúa đồng hành với mình trên mọi lộ trình đi làm, qua Lời Chúa hay những kinh, những bài thánh ca đã thuộc. Tôi dứt bỏ hẳn những cái nóng giận hằn học, bực bội, kêu trách khi lái xe. Tôi lái xe cẩn thận và nhớ kiểm soát máy móc, nhớt, nước, vỏ lốp xe trước khi cho nổ máy. Tôi đã biết lái xe từ năm 1964 đến nay, nên chưa đụng vào ai và cũng không để ai đụng mình, vì hai lý do: Cầu nguyện liên lỉ và lái xe cẩn thận, rồi trông vào quyền năng Chúa nâng đỡ, xin Thiên thần Bản mạnh giữ gìn hồn xác, đi đến nơi về đến chốn.

4- Tới sở làm: Tôi tới trước 15 phút với tinh thần chu toàn bổn phận, trong tinh thần cầu nguyện, nói chuyện với Chúa nhu hơi thở trong mọi công việc. Đặc biệt lưu tâm đến người khác và lắng nghe họ nhắc nhở, có tinh thần bạn hữu và nhìn Chúa hiện trong họ để tôn trọng thân thiện và tương thân tương ái. Luôn cảm tạ Chúa khi có niềm vui hay không vừa ý trong công việc bằng một nụ cười nhẹ nhàng. Vui vẻ làm hết việc, chứ không làm uể oải cho hết giờ.

5- Khi về tời nhà: Luôn tập mở một nụ cười, hỏi han người thân yêu những điều vui, tránh những nóng nảy, nói nhiều những điều không cần thiết. Làm một vài việc cần thiết trong gia đình giúp đỡ vợ, chồng con cái để cảm tạ Chúa qua một ngày làm việc bình an. Chuẩn bị giờ cơm tối ăn uống thong thả trong tâm tình cảm tạ và biết ơn Chúa với những chuyện vui, nói những thành công trong ngày làm mọi người ăn ngon, tăng thêm sức khỏe cho nhau.

6- Giờ kinh tối gia đình: Khoảng 9 giờ tối là lúc thiện tiện để tôi và gia đình cầu nguyện cùng Mẹ Maria theo một đoạn Phúc âm phù hợp với một chục kinh Mân côi, rồi cha mẹ, con cái chia sẻ cảm nghiệm của mình về Lời Chúa dạy bảo, và mọi người tuần tự cầu nguyện tự phát, nói với Chúa và với nhau những ước vọng, vui buồn của mình, rồi mọi người cùng đọc kinh cám ơn đi ngủ đêm.

7- Giờ quý báu nhất: Khi mọi người chuẩn bị đi nghỉ đêm, tôi tâm sự với Chúa qua những bài đọc, những suy tư, các khó khăn đã vượt qua, những trở ngại nào còn tồn tại, hay viết những đề tài mới mà Chúa đánh động trong ngày để thi hành, rồi đi nghỉ bình an.

Thế là hết một ngày cầu nguyện như hơi thở của tôi với Chúa, được sống trong Ngài, đưọc phục sinh với Ngài và cảm nhận được Nước Trời đang hiện diện ngay bây giờ trong tôi. Amen.

Phó tế: JB Nguyễn Định/Huyền Đồng * johndvn@yahoo.com
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:51 20/10/2009
QUẢ LẮC ĐỒNG HỒ

N2T


Người thợ đồng hồ đang dùng tay thiết kế quả lắc đồng hồ, đột nhiên không biết sao lại nghe tiếng nói của quả lắc đồng hồ.

Quả lắc cầu cứu ông ta:

- “Sư phụ, xin đừng lay động tôi, ông làm như thế là làm việc thiện đó. Ông thử nghĩ coi ngày đêm tôi lắc bao nhiêu lần: mỗi phút sáu mươi lần, mà sáu mươi phút cộng lại mới được một giờ, mỗi ngày có hai mươi bốn giờ, ba trăm sáu mươi lăm ngày mới lắc hết một năm; sau đó lại một năm, một năm lại một năm....làm sao tôi làm được ? Tôi làm không được.”

Người thợ đồng hồ trả lời càng kỳ diệu hơn:

- “Không nên nghĩ đến thời gian khi nó chưa đến, mày chỉ lo lắc một lần, ta bảo đảm là mày lắc thành thạo mà vui vẻ.”

Quả lắc đồng hồ quyết định làm như thế, cho đến hôm nay nó vẫn lắc vui vẻ và không ngừng lại.

(Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Quả lắc đồng hồ chỉ nhúc nhích lắc khi bắt đầu và lắc mãi cho đến mặt trời tối tăm ánh trăng mất sáng, nghĩa là nó lắc cho đến tận thế.

Quả lắc đồng hồ chậm rãi lắc với hai tiếng tíc tắc ngắn ngủi nhưng đáng sợ vô cùng, vì mỗi tíc tắc qua đi thì trên thế gian có biết bao là sự việc xảy ra: vui buồn, hạnh phúc, đau khổ chết chóc, sung sướng của con người.

Có tíc tắc làm thay đổi cả cuộc đời, có tíc tắc chôn vùi cả thành phố dưới lòng đất, có tíc tắc làm cho con người ta hối hận vì cuộc sống lang bạt của mình, lại có những tíc tắc làm cho con người ta nhìn ra thánh ý của Thiên Chúa trong cuộc đời của họ.

Quả lắc đồng hồ lắc tíc tắc mãi thì cũng có ngày ngừng lại, nhưng quả lắc đồng hồ trong hỏa ngục thì lắc muôn đời không ngừng, nó không lắc tíc tắc tíc tắc nhưng là phát ra tiếng kêu sầu muộn: đời đời kiếp kiếp, đời đời kiếp kiếp...

Ghê sợ thật cái quả lắc đồng hồ trong hỏa ngục: đời đời kiếp kiếp.

Ai hiểu được thì hiểu !

-----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Người mù thành Giêricô
Đinh Lập Liễm
04:13 20/10/2009
CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN B

NGƯỜI MÙ THÀNH GIÊRICÔ

+++

A. DẪN NHẬP

Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Marcô kể lại cho chúng ta việc chữa lành người mù thành Giêricô. Điều đó chứng tỏ Thiên Chúa luôn yêu thương con người. Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và là con vua Đavít về phương diện con người, là Đấng mang lại ơn cứu độ nếu chúng ta tin tưởng đón nhận. Nhưng cần phải có đức tin tinh tuyền, can đảm giống như niềm tin của anh mù Bartimê.

Chúng ta cũng là những người mù, những người mù từ mới sinh. Biết bao chân lý căn bản, chúng ta đã không thấu hiểu và vì không hiểu biết những chân lý đó, chúng ta đã không tiến nhanh trên con đường sự sống đời đời. Nhưng Chúa Kitô vẫn hiện diện, sẵn sàng chữa lành con mắt chúng ta. Chúng ta hãy biết cầu cứu Ngài như người mù Giêricô: ”Lạy con vua Đavít, xin thương xót tôi”.

.

Sau khi đã được mở mắt tâm hồn để biết Chúa, chúng ta phải tin theo Ngài trên mọi nẻo đường của cuộc sống như anh mù đã làm, không dám ngăn cản người khác đến với Chúa bằng gương xấu, trái lại, phải xin Chúa làm cho “sáng mắt sáng lòng” để lôi kéo ngườ ta đến với Chúa bằng đời sống chứng nhân được thể hiện qua cuộc sống gương mẫu hằng ngày.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1: Gr 31,7-9

Theo lịch sử, dân Do thái phản bội, Thiên Chúa để cho quân đội Assyri đến tàn phá hai vương quốc Israel và Giuđa, bắt dân cư đi lưu đầy ở Babylon. Đây là thời kỳ đen tối nhất của dân tộc Do thái. Tuy thế, tiên tri Giêrêmia vẫn tin tưởng vào Chúa và loan báo cho dân biết Thiên Chúa sẽ giải phóng họ, sẽ đưa họ trở về quê hương.

Giêrêmia hát lên bài ca hy vọng: họ ra đi trong nước mắt sẽ hân hoan trở về quê hương, dưới bàn tay phụ tử của Thiên Chúa.

+ Bài đọc 2: Dt 5,1-6

Theo tác giả thư Do thái, Vị Thượng Tế người phàm là người được chọn giữa dân chúng, mang sự yếu hèn như tất cả mọi người, đại diện cho loài người trong các tương quan với Thiên Chúa, cũng phải được Thiên Chúa tuyển chọn, để dâng lễ đền tội cho dân và cũng dâng lễ đền tội cho chính mình nữa.

Rõ ràng chính Đức Kitô vừa là Thiên Chúa vừa là con người. Ngài sở hữu ở một mức độ phi thường những đức tính phải có để làm Đấng Trung gian cầu bầu cho loài người và dẫn đưa họ đến cùng Thiên Chúa: Ngài là vị Thượng Tế tuyệt hảo.

+ Bài Tin mừng: Mc 10,46-52

Trên đường đi đến Giêrusalem, tại Giêricô có một người mù tên là Bartimê kêu xin Đức Giêsu chữa để được trông thấy. Đức Giêsu động lòng thương và nói với anh: ”Con hãy đi, lòng tin của con đã cứu con”. Tức khắc anh thấy được và đi theo Ngài trên con đường Ngài đi.

Có một chi tiết chúng ta nên lưu ý: khi được xem thấy, anh liền đi theo Chúa. Anh ta có mấy động tác diễn tả ý định của anh đi theo Chúa: Trước đó, khi Đức Giêsu gọi, anh đã từ bỏ (“liệng áo choàng”), thay đổi nếp sống (từ “ngồi ở vệ đường” đến “đứng dậy”), qui hướng về Đức Giêsu (“nhảy đến với Đức Giêsu”. Người mù này có can đảm gắn bó với Đức Giêsu đi vào đường tử nạn ở Giêrusalem.

Chúng ta cũng phải có can đảm đi theo Chúa Kitô như người mù trên mọi nẻo đường đời, dù có phải qua đỉnh Canvê.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Xin được sáng mắt sáng lòng

I. CHÚA CHỮA NGƯỜI MÙ Ở GIÊRICÔ

1. Bối cảnh.

Hiện nay trên thế giới có nhiều người mù. Trong những xứ nghèo phương Đông, người bị mù khá đông. Trước khi phát minh ra phương pháp Braille cho người mù đọc được chữ nhờ ngón tay, người mù chỉ sống bằng cách ăn xin, ngồi tại chỗ. Trong biểu tượng Kinh Thánh, người mù là hình tượng của sự đói nghèo, của con người bị bỏ rơi.

Khi Đức Giêsu cùng với các môn đệ và đám đông dân chúng ra khỏi thành Giêricô thì gặp một anh mù tên là Bartimê ngồi ăn xin bên vệ đường. Anh này có một thính giác rất đặc biệt, anh ta đã nhận ra sự hiện diện của Đức Giêsu, người Nazareth. Anh kêu lớn tiếng: ”Lạy con vua Đavít, xin thương xót tôi”. Người ta mắng anh, hãy im đi đừng quấy rầy. Nhưng anh càng la to hơn: ”Lạy con vua Đavít, xin thương xót tôi”. Đức Giêsu cho gọi anh ta lại. Được tin, anh ta vứt bỏ áo choàng, nhảy chồm lên và đến với Chúa. Tuy biết anh ta muốn xin gì, nhưng Đức Giêsu cũng cứ hỏi: ”Con muốn ta làm gì cho con” ? Anh ta thưa ngay: ”Lạy Thầy, xin cho con thấy được”. Đức Giêsu nói tiếp: ”Cứ về đi, lòng tin của con đã chữa con”. Tức khắc anh ta nhìn thấy được và theo Ngài lên đường.

2. Cách chữa bệnh của Đức Giêsu

Đức Giêsu chữa bệnh lần này hơi khác thường. Marcô nói đến những sự việc chung quanh thì nhiều, làm cho phép lạ càng hoành tráng, còn việc chữa bệnh thì rất ít. Đức Giêsu chỉ dùng một câu và phán một lời thôi. Đang khi có lần khác, để chữa lành một người câm điếc (Mc 7,31-37), Ngài đã làm nhiều cử chỉ, không khác những lang y hoặc pháp sư thời bấy giờ. Ngài đem người có tật ra chỗ vắng, thọc ngón tay vào tai y, nhổ nước miếng và sờ vào lưỡi y, rồi ngước mắt, rên lên, thốt ra một lời lạ tai: Ephphata ! Ngay đến lần chữa người mù ở Betsaida (Mc 8,22-26), Ngài cũng đã dắt y ra ngoài làng, đoạn nhổ nước miếng vào mắt nó, rồi đặt tay khoa trước mặt nó và hỏi: có thấy gì không ?... Hôm nay, Ngài không làm một cử chỉ nào như vậy. Ngài chỉ nói một câu: hãy đi, lòng tin của con đã chữa con. Và người mù đã được khỏi tức khắc.

Như vậy có nghĩa là hôm nay tác giả Marcô không muốn chú trọng nhiều đến chính phép lạ chữa lành một người mù. Ngài đặt câu truyện này trong một bối cảnh có ý nghĩa cứu độ của nó. Marcô muốn nói Bartimê là con người đại diện của con người thời Cựu ước cũng như thời nay đang mù lòa không thấy gì hết và chẳng biết đường đi. Y ngồi bên vệ đường, không theo được con đường cứu độ mà Thiên Chúa đang đi. Y chỉ biết giơ tay ăn xin, tức là nhân loại chỉ biết cầu cứu được thương xót. Bartimê, người mù Giêricô, chính là kẻ đang ngồi trong bóng tối cho dù chung quanh đều đang hưởng ánh sáng ban ngày. Đó cũng là kẻ đang lầm than khổ sở, bất động và bất di bất dịch. Bóng tối đang bao phủ kẻ ấy, đúng là bóng tối của tử thần.

3. Kết quả.

“Đức tin của con đã chữa con”. Qua lời nói vắn tắt của Đức Giêsu, anh mù được chữa lành. Đúng thực, Bartimê đã mù đôi mắt thể xác, nhưng lại sáng con mắt đức tin vì anh đã thấy Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế khi gọi Ngài là “Con vua Đavít”.

Bartimê đã mù đôi mắt thể xác nhưng lại sáng mắt tâm hồn. Anh thấy nhiều cái mà người sáng mắt không thấy: anh thấy Đức Giêsu là Con vua Đavít, là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu thế. Anh thấy quyền năng và tình thương của Chúa có thể cho anh được sáng mắt. Anh thấy bằng lòng tin, và chính vì lòng tin này, Đức Giêsu đã thương anh, cho anh được sáng mắt.

II. CÂU CHUYỆN QUANH NGƯỜI MÙ

1. Tâm sự của một người mù

Từ thế kỷ 19, những người mù đã được học hành như người sáng mắt. Có những người mù đậu tiến sĩ, giáo sư như bà Keller, ông Braille (1809-1852).

Ông Braille đã bị mù từ lúc ba tuổi. Lúc đầu ông được học nhạc ở học viện và đánh đàn tại nhiều nhà thờ. Ông đã trở thành giáo sư và chính ông đã sáng chế ra hệ thống chữ nổi cho người mù học. Nhờ đó, ông đã cứu giúp được bao nhiêu thế hệ mù khỏi mù chữ. Ông đáng được tôn vinh là đại ân nhân của thế giới người mù. Tuy nhiên, ông đã không thể cứu họ khỏi mù mắt. Họ vẫn phải sống trong tối tăm.

Và đây cũng là tâm sự của bà Helen Keller. Keller bị mù và điếc từ lúc 19 tháng tuổi. Cô tâm sự như sau:

Một hôm, một người bạn của tôi vừa đi dạo trong rừng trở về. Tôi hỏi xem cô ấy đã thấy những gì ? Cô bạn đáp: ”Chẳng có gì đặc biệt cả”.

Tôi rất ngạc nhiên và tự nhủ “Không thể nào như thế được”. Bản thân tôi đây, vừa mù vừa điếc, thế mà chỉ với đôi tay sờ soạng, tôi vẫn cảm nhận được hàng trăm điều thích thú quanh tôi. Tôi cảm thấy được hình dáng dễ thương và mềm mại của chiếc lá. Chỉ cần đặt bàn tay lên cành cây nhỏ đang rung rinh là tôi cảm nhận được tiếng hót líu lo của con chim nhỏ đang đậu trên đó.

Bất hạnh lớn nhất không phải là bị mù, mà là có mắt nhưng không nhìn thấy.

2. Những đức tính của anh mù

* Có lòng tin vững vàng. Bartimê đã có lòng tin sắt đá. Như tất cả mọi người, Bartimê biết rằng Đức Giêsu là người thợ mộc thành Nazareth. Nhiều người vấp phải vấn đề này. Còn Bartimê biểu lộ công khai niềm tin của mình. Anh là người đầu tiên la lớn lên rằng Đức Giêsu Nazareth là con Vua Đavít, là Đấng Cứu Thế. Đã được soi sáng, người mù nói: ”Lạy Thầy”. Anh ta kêu xin với một niềm tin mạnh đến độ quyền năng của Đức Giêsu có thể biến đổi anh hoàn toàn.

* Nhiệt tình đến với Chúa. Nhiều người khi được nghe tiếng gọi của Đức Giêsu đã thật sự tự nhủ: ”Hãy chờ một chút để tôi làm việc này cho xong đã”. Nhưng khi Bartimê nghe tiếng gọi, anh lập tức đến với Chúa ngay. Có nhiều cơ may chỉ xẩy đến một lần mà thôi. Do bản năng, Bartimê biết rõ điều đó. Lắm khi chúng ta cũng muốn vứt bỏ một thói quen, muốn thanh tẩy đời sống khỏi một điều say quấy, muốn hiến thân cho Chúa trọn vẹn hơn, nhưng thường thường chúng ta không chịu hành động ngay, rồi dịp may đó qua đi và chẳng bao giờ còn trở lại.

* Biết đúng nhu cầu của mình. Bartimê biết mình cần gì và tha thiết xin cho bằng được điều đang mong ước với sự khôn ngoan.: “Rabboni, Thưa Thầy, xin cho con nhìn thấy được”. Anh mù đã đáp lại câu hỏi của Chúa, cũng là câu mà Chúa đã hỏi hai người con ông Giêbêđê: ”Con muốn Ta làm gì cho con” ? Đàng sau khát vọng được nhìn thấy, Đức Giêsu đã nhận ra nơi anh đức tin, khát vọng được biết nhiều hơn về Đấng Messia, được nhìn thấy thực tại tối hậu ẩn sau dáng vẻ bên ngoài.

Lắm khi chúng ta chiêm ngưỡng Đức Giêsu chỉ là một sự thu hút mơ hồ. Khi đi bác sĩ, chúng ta muốn bác sĩ giúp điều trị một tình trạng nhất định nào đó. Khi đến nha sĩ chúng ta muốn ông ta nhổ giúp chiếc răng đang đau chứ không chữa bất kỳ một chiếc răng hư nào khác. Giữa chúng ta với Đức Giêsu cũng vậy. Điều này liên hệ đến một điều mà ít người muốn đối diện tự xét mình. Khi đến với Đức Giêsu, nếu chúng ta tha thiết mong ước được một điều rõ ràng, dứt khoát như Bartimê, sẽ có chuyện lạ xẩy ra.

* Thể hiện lòng biết ơn. Bartimê chỉ là người ăn mày mù ngồi bên vệ đường, nhưng anh là người biết tri ân. Sau khi được chữa lành, anh ta đã đi theo Đức Giêsu. Anh không ích kỷ đi theo con đường riêng sau khi nhu cầu của mình được đáp ứng.

Nếu không có lòng biết ơn khi Bartimê được chữa khỏi, anh có thể ra về để sống cuộc đời của mình và quên đi câu chuyện về Đức Giêsu. Nhưng không, anh đã trở thành một môn đệ trực tiếp và nhiệt thành của Đức Giêsu. Anh đi theo Ngài trên con đường Ngài đi. Đó là đỉnh cao của câu chuyện.

Từ chỗ chỉ là người tin, Bartimê đã trở thành một môn đệ. Có một sự khác nhau rất lớn. Người môn đệ sống như Đức Giêsu đã sống. Sự sẵn sàng đi theo Đức Giêsu của Bartimê tương phản với thái độ của các môn đệ còn biết cách lờ mờ và còn lưỡng lự trong suốt cuộc hành trình lên Giêrusalem.

III. XIN CHO ĐƯỢC SÁNG MẮT SÁNG LÒNG

1. Muốn thấy Chúa phải có đức tin

Marcô không muốn chỉ tường thuật một phép lạ mà còn muốn đi xa hơn nữa, muốn ám chỉ việc Chúa đến để thắp sáng đời anh mù bằng nhân đức tin. Vì thế Ngài phán: ”Đức tin của con đã chữa con”. Muốn thấy Chúa, cần phải có nhân đức tin. Đức tin mở mắt chúng ta để nhìn thấy Chúa. Có bao nhiêu người sáng mắt, nhưng mù tối linh hồn.

Trên con đường Damas, Saulê đi lùng bắt giáo hữu, Chúa hiện ra với Saulê. Ông ngã ngựa, đứng lên thì bị mù mắt cho đến khi vào thành Damas, chịu phép rửa tội. “Một cái gì, như những cái vảy bong ra và Phaolô được nhìn thấy”(Cv 9,18). Đức tin mở mắt tâm hồn. Vì thế, giáo hữu thời xưa, gọi phép rửa tội là “phép thắp sáng” (Illuminatio). Và từ đây, chúng ta nhìn thấy Đức Giêsu. Thánh Inhaxiô thành Antiochia nói: ”Với đức tin, tôi được thấy và sờ đụng Ngài”.

2. Tin phải như thế nào ?

Đọc Tin mừng, chúng ta thấy Đức Giêsu chỉ làm phép lạ cho những người có lòng tin. Đối với những người không có lòng tin như luật sĩ, biệt phái, những người đồng hương Nazareth thì Ngài không làm phép lạ nào. Để ý nhận xét, trong các phép lạ, Đức Giêsu hay dùng công thức: ”Lòng tin của con đã chữa con”.

Chúng ta nên nhớ, tin không phải là trí khôn chấp nhận một chân lý. Tin còn là tình nguyện đi theo một người, người đó là Chúa. Tình nguyện theo như thế có một phần sáng sủa vì có những lẽ để mà tin, nhưng cũng có một phần mịt mù để việc tin đem lại công phúc. Vì thế kẻ tin thì làm vinh dự cho Chúa phần nào. Tin tức là lựa chọn đứng về phía Chúa. Việc lựa chọn đó là một việc do trí tuệ mà một trật do lòng mến: Scio cui credidi: tôi biết Đấng mà tôi giao phó niềm tin(Trần văn Khả).

3. Tin còn là nhiệt tình theo Chúa.

Khi được Đức Giêsu gọi đến, Bartimê đã vứt áo choàng, nhảy chồm lên mà đến với Ngài. Trong ngôn ngữ Thánh Kinh, chiếc “áo choàng” là biểu tượng cho quyền lực của con người (1Sm 18,4; 2v 2,14). Động chạm đến áo ngoài của Đức Giêsu cũng đủ để được lành bệnh. Việc người mù vứt bỏ áo ngoài của mình, tượng trưng cho một thứ “đoạn tuyệt với quá khứ” của anh.

J. Hervieux giải thích: ”Những chi tiết này thật là lạ lùng. Mọi sự xẩy đến dường như Bartimê không còn mù nữa. Khi vứt bỏ áo choàng, anh cũng vứt bỏ luôn tình trạng bị loại trừ (…). Cái áo choàng là vật duy nhất mà người nghèo sở hữu. Vứt bỏ nó, Bartimê đã thực hiện điều mà Đức Giêsu đã không làm được với chàng thanh niên giầu có: anh đã bỏ mọi sự mà đi theo Chúa. Đi theo cách nào ? Anh nhảy lên, đứng phắt dậy. Cú nhảy trong đêm tối là cú nhảy đức tin vì mắt anh vẫn còn mù “(L’Evangile de Marc, Centurion, tr 156).

4. Đừng ngăn cản người khác theo Chúa

Khi nghe anh Bartimê kêu xin Chúa thương cứu, mọi người nạt nộ, không cho anh nói. Thực ra, thời nào cũng có những người bắt buộc kẻ đang thường phải im miệng. Luôn có những hạng người khó mà làm cho kẻ khác hiểu mình: đó là những kẻ sống bên lề xã hội, những kẻ khuyết tật và những nạn nhân đủ loại.

Còn Đức Giêsu, Ngài nghe, Ngài luôn để tai nghe. Ngài nghe tiếng kêu của những người van xin, Ngài dủ lòng thương xót, van xin Ngài cho họ được trông thấy, được đứng dậy. Nếu chúng ta nhận biết Chúa quan tâm đến tiếng kêu xin của con người, chắc chúng ta sẽ trở thành những người “trung gian” tốt, để nói với họ: ”Hãy an tâm, đứng dậy, Ngài gọi anh đấy”.

Chúng ta đã được chịu phép rửa tội, đã được Chúa đến thắp sáng đời ta, chúng ta cũng phải sống đức tin, phải làm tỏa sáng đức tin ấy cho những người chung quanh, không được ngăn cản người ta đến với Chúa, trái lại phải đem họ về với Chúa qua cuộc sống gương mẫu của ta.

Truyện: Thánh Phanxicô Salêsiô.

Thánh Phanxicô Salêsiô có một đức tin mạnh mẽ, nhất là đối với Phép Thánh Thể. Ngài thường rao giảng cho dân vùng Chablais (Thụy sĩ) đang bị ảnh hưởng nặng của ly giáo Calvinô. Mỗi buổi tối, ngài hay đến trước nhà chầu sốt sắng cầu nguyện. Một hôm, đang mê say cầu nguyện thì có tiếng ai đi lại trong nhà thờ. Tưởng là kẻ trộm, ngài lên tiếng hỏi. Ai ? Một bóng người lạ đi tới và nói: ”Thưa Đức Giám mục, con là người không có đạo. Con nghe Đức Cha giảng nhiều lần về Chúa Giêsu trong Thánh Thể, con không tin. Chiều hôm nay, con lẻn vào nhà thờ rình xem thái độ Đức Cha như thế nào. Con thú thực, đã nhìn thấy đức tin của Đức Giám mục. Giờ đây con xin Tin. “Lạy Chúa xin cho con được nhìn thấy”(Mc 46,51).

Ngày nay trên thế giới số người mù về thể xác có lẽ suy giảm đi đôi chút, nhưng ai dám nói số người mù về tinh thần đã giảm đi ? Số người “thấy mà xem chẳng thấy” (kinh cám ơn rước lễ xưa) thì rất nhiều. Người ta biết mọi cái trên thế giới, kể cả cung trăng, một số hành tinh và một vài vì sao, nhưng có cái gần nhất người ta lại không thấy, đó là cái “tôi” của mình, là con người của mình, là bản thân mình.

Nói chi đến thực tại siêu nhiên, người ta mù tịt trước những vấn đề thiêng liêng. Anh mù Bartimê đã nhìn ra Đức Giêsu là ai, là Đấng Cứu Thế trong khi đám đông chưa nhìn ra con người thật của Ngài. Họ có con mắt sáng, nhưng lòng họ vẫn còn u tối. Họ cần được Chúa soi sáng cho họ để họ nhìn ra chân lý.

Riêng chúng ta, những môn đệ của Chúa, ai dám nói mình không bao giờ bị mù trước những thực tại thiêng liêng ? Nhiều người cho là mình sáng mắt sáng lòng nhưng thực tế họ luôn mù tối không nhìn ra chân lý; và tệ hơn nữa họ vừa mù vừa hướng dẫn người khác thì hậu quả sẽ khôn lường.

Truyện: chiếc đèn lồng.

Có một người mù, một đêm kia đến thăm người bạn thân. Hai người trò truyện thân mật với nhau cả mấy tiếng đồng hồ. Trời đã khuya, khi chia tay nhau, người bạn sáng mắt tặng anh một chiếc đèn lồng để đi đường cho an toàn. Nhưng người mù nói:

- Tôi không cần đèn. Đối với tôi, tối và sáng nhu nhau.

Người bạn trả lời:

- Tôi biết anh không cần đèn để soi đường, nhưng nếu anh không cầm một cái đèn thì trời tối người ta có thể đụng phải anh, nguy hiểm lắm, anh nên cầm đi.

Nghe hợp lý, anh mù ra về với chiếc đèn lồng trong tay. Đi được một quãng đường, đột nhiên anh bị một người đụng phải anh. Với vẻ tức giận, anh mù nói:

- Người nào kỳ vậy, đui hay sao mà không thấy đèn của tôi ?

Người kia đáp:

- Xin lỗi anh, đèn của anh tắt rồi nên tôi không trông thấy. Mong anh thông cảm

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy anh mù tưởng mình “thấy”, còn người kia không thấy đèn. Nhưng ngược lại, chính anh mù mới không thấy đèn mình tắt. Tác giả câu truyện kết luận: Con người tưởng mình thấy nhiều chuyện, nhưng lại quên hay cố ý quên nhiều cái mình không thấy.

Nhiều khi cuộc đời chúng ta chỉ là chiếc lồng đèn bị tắt lửa không còn ánh sáng để soi chiếu cho người khác, chúng ta bắt chước anh mù Bartimê mà kêu lên: ”Lạy Chúa, xin thương xót con”. Tiếng Hy lạp là Kyrie eleison. Một truyền thống lâu đời của Giáo hội Đông phương đã dạy các tu sĩ ở Hy lạp, Ai cập, Liban… phương thế tự thánh hóa mình nhờ “lời cầu xin với Đức Giêsu” bằng cách chỉ lặp đi lặp lại cách đơn sơ và không biết mệt mỏi những từ này: Iesou, Eleison, Iesou, Eleison…

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Giáo xứ Kim phát

Đà lạt
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:52 20/10/2009
N2T


88. Không nên lừa dối mình, nếu chúng ta không khiêm tốn thì cái gì cũng không có.

(Thánh Vincent de Paul)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:54 20/10/2009
N2T


260. Yêu quý tất cả, chúc phúc cả những việc nhỏ nhất.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cây cầu phân cách hai giáo hội Công giáo và Anh giáo đã được thông thương
LM. Nguyễn Hữu Quảng, SDB
12:29 20/10/2009
Tin vui hiệp nhất: cây cầu phân cách hai giáo hội Công giáo và Anh giáo đã được thông thương 20/10/2009

Lời cầu nguyện năm xưa của Chúa: “Xin cho chúng nên một” cũng là lời cầu nguyện liên lỉ của hàng triệu triệu con người, hôm nay đã được hiện thực.

Roma sáng 20/10/2009 một tin vui được ĐTGM William Joseph Levada, chủ tịch Thánh bộ Tín lý Đức tin và ĐTGM Augustine DiNoia, thư ký của Thánh bộ Phụng tự và Bí tích công bố cây cầu phân cắt giữa hai giáo hội và những cản trở cho các tín hữu Anh giáo về hiệo thông với GH Công giáo đã được tháo gỡ.

Nhiều thế kỷ qua, các tín hữu Anh giáo đã khổ đau vì sự chia cắt khỏi Giáo hội cội nguồn mà Đức Giêsu đã thiết lập và đặt dưới quyền trông coi của thánh Phêrô.

Những mong đợi và khẩn khoản của “Giáo hội truyền thống Anh giáo” xin được về hiệp thông cùng Giáo hội Công giáo

là nỗ lực của cả hai giáo hội, đặc biệt của tổ chức Tu hội Nhà Chúa Opus Dei. Điểm chính yếu là địa phận “nổi" nghĩa là các địa phận Anh giáo vẫn được giám mục, linh mục Anh giáo trông coi ngay trong các địa phận hiện hành của Giáo hội Ciông giáo.

Lời công bố hiệp nhất xuất phát từ Roma còn đi xa hơn nữa, đối với các quan sát viên tại Roma, các vấn đề tùng phục quyền kế vị thánh Phêrô ra sao.

ĐTC Benedict XVI đã “đặt các vị đại diện Ngài’ tưng tự như trong hệ thống nhà binh để các vị này tiếp tục coi sóc các tín hữu Anh giáo cũng như các giáo sĩ Anh giáo hầu các ngài có thể duy trì những truyền thống phụng vụ và lối thiêng cá biệt theo truyền thống của Giáo hội Anh giáo.

Về điểm này thánh bộ đức tin cho hay thêm theo tinh thần giáo phụ thì những người đã có gia đình có thể phục vụ giáo hội trong vai trò linh mục theo như truyền thống Kitô hữu xưa và nay vẫn được lưu truyền trong các Giáo hội Đông phương cả Chính thống giáo lẫn Công giáo. Tuy nhiên cũng theo truyền thống xa xưa ấy thì các Giám mục sẽ được tuyển chọn trong số các giáo sĩ độc thân.

Thành qủa hôm nay là kết qủa của lời cầu nguyện hàng thế kỷ qua và là nỗ lực của bao nhiêu thần học gia, chuyên viên giáo luật và mục vụ mà ĐTC Benedict XVI đã nỗ lực từ bao năm qua để mở con đường hiệp thông và hiệp nhất cho các tín hữu Anh giáo và các tu sĩ Anh giáo trở về, có thể là cả giáo xứ, dòng tu hay cả địa phận thuộc Giáo hội Anh giáo về hiệp thông.

Chính trong giây phút lịch sử này được công bố ở Roma thì tại London, ĐTGM Canterbury, Tiến sĩ Rowan Williams, và TGM Vincent Nichols thuộc Tổng giáo phận Westminster cùng hiệp thông công bố: “Cùng với ĐTC Benedict XVI và đáp lại những thao thức hiệp nhất, GH Anh giáo vui mừng được về thông hiệp trọn vẹn với GH Công giáo Roma, cùng chia sẻ một đức tin Công giáo và quy nhận quyền bính tối hậu của thánh Phêrô theo ý muốn của Chúa Kitô...”

Dù việc hiệp thông này đã khởi sự đàm phán hàng 40 năm nay, nhưng cũng còn rất nhiều điều cần được minh định và đồng thỏa giữa hai giáo hội trong tương lai. Với ơn Chúa cả hai giáo hội sẽ nỗ lực để rao truyền lời Chúa và đem an bình tới cho các tâm hồn tín hữu của cả hai Giáo hội nói riêng và cho toàn thế giới nói chung.

Đây là khởi điểm của một trang sử mới của Giáo hội và mở ra một kỷ nguyên truyền giáo mới.

Giữa giai đoạn tăm tối của GH, nguồn sáng chân lý được khơi dậy. Lời cầu nguyện năm xưa của Chúa Giêsu: “Xin cho chúng nên một” (Giaon 17) như vang vọng và trời cao đã đáp trả, hôm nay trong giây phút lịch sử này “... Thiên Chúa đã yêu thương loàn người đến nỗi ban chính Con Yêu của mình cho nhân loại”. (John 3:16)
 
Phản ứng cuả Hội đồng GMHK về thể chế mới cho Anh giáo trở về với Công giáo
Trần Mạnh Trác
12:30 20/10/2009
ROME, Ý (CNN) – Ngày thứ Ba, toà thánh Vatican tuyên bố đã chấp thuận phương cách để các nhóm Anh giáo không hài lòng với tổ chức của họ có thể gia nhập Giáo Hội Công Giáo.

Toà thánh Vatican nói thêm là những người Anh giáo này đã bày tỏ sự quan tâm được gia nhập Giáo Hội Công Giáo.

Quá trình sẽ cho phép các nhóm Anh giáo, bao gồm giám mục và linh mục đã lập gia đình, gia nhập Giáo Hội Công Giáo, 450 năm sau khi vua Henry VIII đã ly cách Roma và tạo ra Giáo hội Anh.

Theo như lời cuả vị chủ tịch hội đồng Đức Tin cuả Vatican là Đức Hồng y Joseph William Levada cho biết thì số lượng người Anh giáo mong muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo đã tăng lên trong những năm gần đây sau khi giáo hội Anh giáo hoan nghênh việc truyền chức cho phụ nữ và giáo sĩ đồng tính và chúc lành cho các quan hệ đồng giới tính.

Cuộc đàm phán giữa nhóm Anh Giáo này và Vatican mới đây đã bắt đầu tăng tốc dẫn đến thông báo ngày thứ Ba vừa qua.

"Giáo hội Công giáo đáp ứng nhiều yêu cầu đã được trình lên Tòa Thánh từ nhóm giáo sĩ và giáo dân Anh giáo từ nhiều nơi trên thế giới muốn có sự hiệp thông đầy đủ," ĐHY Levada đã cho biết.

Đức Tổng Giám mục Giuse Augustine Di Noia của Hội Đồng Phụng Vụ cho biết "hàng trăm" nhóm Anh giáo trên khắp thế giới đã bày tỏ mong muốn của họ để gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Trong số đó có 50 giám mục Anh giáo.

Các nhóm Anh giáo có thể giữ lại nghi lễ của họ và công nhận Đức Giáo hoàng là vị lãnh đạo. Theo Giáo Hội Anh giáo thì vua nước Anh là giáo chủ.

Các linh mục Anh giáo đã kết hôn sẽ được thụ phong là linh mục Công giáo, nhưng luật này sẽ không áp dụng cho các giám mục Anh giáo đã kết hôn.

"Chúng tôi đã cầu nguyện cho sự thống nhất này 40 năm qua và chúng tôi đã không dám dự đoán là nó có thể xảy ra bây giờ," ĐGM Di Noia nói. "Nhưng Chúa Thánh Thần đã làm việc ở đây."

Giáo hội Anh Giáo cho biết sự đáp ứng này đã kết thúc một thời gian "lưỡng lự" cuả các nhóm Anh giáo muốn thống nhất với Giáo hội Công giáo.

Tổng giám mục Anh Giáo Canterbury và Westminster nói trong một tuyên bố chung là cả hai nhóm có một "sự chồng chéo đáng kể trong những vấn đề đức tin, giáo lý và tâm linh" và sẽ tiếp tục đối thoại chính thức.

ĐHY Levada cho biết "Những người Anh giáo đã tiếp cận Tòa Thánh rõ ràng muốn thực hiện sự đoàn kết trong một hội thánh Công Giáo Thánh thiện và Tông truyền. Đồng thời, họ đã nói với chúng tôi về tầm quan trọng của truyền thống tâm linh và nghi lễ cuả Anh giáo trong cuộc hành trình đức tin của họ."

Duy trì những truyền thống Anh giáo, và những nghi thức phụng vụ, sẽ làm tăng thêm sự đa dạng của Giáo Hội Công Giáo, ĐHY nói thêm.

"Lịch sử của Kitô giáo đã cho thấy là sự thống nhất của giáo hội không đòi hỏi phải có tính đồng nhất mà bỏ qua sự đa dạng văn hóa. Hơn nữa, các truyền thống đa dạng cuả Giáo Hội Công Giáo ngày nay đều bắt nguồn từ một nguyên tắc nêu lên trong thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Ephesô: 'Chỉ có một Chúa, một đức tin, một lễ rửa tội."

Đức Hồng Y Francis George, OMI, Tổng giám mục Chicago và chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ (USCCB), đã ban hành tuyên cáo ngày 20 tháng 10, về thông báo cuả toà thánh Vatican như sau:

"Hôm nay Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã nhận được từ Toà Thánh một điều khoản mới để tiếp nhận các tập đoàn Anh giáo truyền thống vào sự hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo. Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác trong việc thực hiện các điều khoản này trong quốc gia của chúng tôi.

"Bước đi này cuả Tòa Thánh là để đáp ứng một số yêu cầu nhận được ở Roma từ các nhóm Anh giáo tìm sự hiệp thông. Việc áp dụng các điều khoản mới chấp nhận những mong muốn của các tín hữu Anh giáo (Episcopalians) muốn sống đức tin Công giáo đầy đủ, hiệp thông với năng quyền cuả thánh Phêrô, nhưng đồng thời giữ lại một số yếu tố truyền thống của họ về phụng vụ, tâm linh và đời sống giáo sĩ phù hợp với đức tin Công giáo.

"Điều khỏan này, phục vụ cho sự thống nhất của Giáo Hội, kêu gọi chúng ta cùng tham gia lời cầu nguyện của Chúa Giêsu rằng 'xin cho chúng nên một' (Ga 17:21) trong khi chúng ta vẫn tiếp tục tìm một hiệp thông lớn hơn với tất cả các anh chị em có cùng một phép rửa. Trong bốn mươi năm qua, Hội đồng giám mục chúng tôi đã tham gia vào các cuộc đối thoại hiệp thông với Giáo hội Episcopal, là giáo hội có nguồn gốc lịch sử từ Anh Giáo tại Bắc Mỹ. Các Giám mục Công giáo của Hoa Kỳ cam kết tìm kiếm sự thống nhất sâu sắc hơn với các thành viên của Giáo hội Episcopal bằng phương tiện đối thoại thần học và hợp tác trong các hoạt động để thăng tiến sứ mạng của Chúa Kitô và để đem lại những phúc lợi cho xã hội. "
 
Anh giáo hiệp thông với Công giáo qua việc thiết lập “Tông Tòa Hiến Chế riêng” sắp công bố
Peter Nguyễn Minh Trung
14:13 20/10/2009
Tông Tòa Hiến Chế thiết lập các "Giáo phận Tòng Nhân"

VATICAN, 20-10-2009 (ZENIT) - Các nhóm Anh giáo giờ đây có thể hiệp thông đầy đủ và trọn vẹn với Giáo hội Công giáo trong khi vẫn bảo tồn những căn tính riêng biệt và đảm bảo duy trì tinh thần Anh giáo cũng như truyền thống phụng vụ.

Chính sách mới này sẽ được thiết lập trong một Tông Tòa Hiến Chế (Constitutio Apostolica) sắp được ban hành mà Tòa Thánh Vatican hôm nay đã loan báo.

Trước đó vài ngày, giới báo chí Italia đã đồng loạt đăng tin về việc Vatican sẽ công bố vào thứ ba (20-10-2009) tông hiến liên quan đến việc đón nhận nhiều nhóm khổng lồ các tín hữu Anh giáo.

Tông Hiến sẽ là câu trả lời cho các thỉnh cầu từ phía Anh giáo, những ai bày tỏ ao ước muốn trở thành người Công giáo, cách đặc biệt vì hiện nay Anh giáo đang tiến những bước nguy hiểm cho phép phụ nữ cũng như người đồng tính công khai được chịu chức linh mục và giám mục, bên cạnh đó còn chúc hôn cho các cặp đồng giới.

Có từ 20 đến 30 Giám mục Anh giáo đã thỉnh cầu Giáo hội Công giáo xin được hiệp thông.

Nội dung Tông Tòa Hiến Chế đã được Đức Hồng Y William Levada, Tổng trưởng Bộ Giáo lý - Đức tin, công bố trong một cuộc họp báo hôm nay tại Vatican.

Một thông cáo từ thánh bộ trên đã giải thích rằng với Tông Hiến mới, "Đức Thánh Cha giới thiệu một mô hình Giáo hội, cung cấp sự tái hiệp thông bằng cách thiết lập các Giáo phận tòng nhân (Personal Ordinariate), cho phép các cựu giáo hữu Anh giáo hiệp thông đầy đủ với Giáo hội Công giáo trong khi vẫn bảo tồn những căn tính riêng và duy trì tinh thần Anh giáo cũng như truyền thống phụng vụ."

Những nhóm Anh giáo này sẽ được chăm sóc và hướng dẫn qua hạt tòng nhân, vị chủ chăn của hạt tòng nhân sẽ được chọn từ một cựu giáo sĩ Anh giáo.

Những linh mục đã kết hôn

Thông cáo từ Vatican giải thích rằng Tông Hiến mới sẽ "cho phép cựu giáo sĩ Anh giáo đã kết hôn được thụ phong và trở thành linh mục Công giáo."

Nhưng đồng thời Vatican cũng làm rõ "vì lý do đại kết và lịch sử, việc tấn phong giám mục đối với những người đã kết hôn là điều bị căn cấm, đây là điểm chung giữa hai Giáo hội Công giáo và Chính thống."

Vì thế, tông hiến quy định rằng chủ chăn của các hạt tòng nhân phải là "một linh mục hoặc một giám mục chưa kết hôn."

Về việc đào tạo linh mục trong tương lai, thông cáo giải thích: "Các chủng sinh trong hạt đại diện sẽ được chuẩn bị để theo học với các chủng sinh Công giáo, nhưng hạt tòng nhân có thể thiết lập một nơi riêng để dạy những truyền thống Anh giáo cho các chủng sinh đó. Bằng cách này, tông hiến tìm kiếm sự cân bằng giữa một bên là mối quan tâm duy trì những di sản tinh thần và phụng vụ Anh giáo truyền thống, một bên là mối ưu tư những nhóm Anh giáo này và giáo sĩ của họ sẽ được hợp nhất vào Giáo hội Công giáo."

Toàn cầu

Thông cáo của Vatican nói, tông hiến sẽ cung cấp một "trả lời hợp lý và thậm chí là cần thiết" cho một điều được gọi là "hiện tượng toàn cầu" đang nổi lên.

Nó mang đến "một mô hình kiểu mẫu cho Giáo hội hoàn vũ nhằm thích ứng với những tình hình khác nhau ở mỗi địa phương mà theo đó có thể linh hoạt áp dụng, đảm bảo tính công bằng cho các cựu giáo hữu Anh giáo khi thỉnh cầu gia nhập Giáo hội Công giáo."

Nhìn chung, "Giáo phận tòng nhân" cũng tương tự với "Tông Tòa đặc trách cộng đồng tín hữu riêng nào đó" (Personal Prelature). Hiện nay chỉ có một Tông tòa cộng đoàn riêng duy nhất là 'Opus Dei'. Giáo phận tòng nhân riêng cũng tương tự như các Giáo phận quân đội (Military Ordinariate), nơi mà một vị Giám mục có quyền tài phán trên những người trong đơn vị quân đội và gia đình của họ, bất kể vị trí địa lý của họ là ở nơi đâu.

Hiện nay, nhiều tín hữu Anh giáo đã có sự hiệp thông trọn vẹn với Công giáo.

Đôi khi có nhiều nhóm Anh giáo gia nhập Công giáo nhưng vẫn duy trì hình thức "đoàn thể", thông cáo ghi thêm. Vatican còn đưa ra ví dụ về một giáo phận Anh giáo ở Ấn Độ và nhiều giáo xứ ở Hoa Kỳ.

"Trong những trường hợp như vậy, Giáo hội Công giáo thường chấp nhận truyền chức cho các giáo sĩ Anh giáo đã kết hôn ao ước lãnh nhận thánh chức để tiếp tục phục vụ trong sứ vụ tư tế là linh mục Công giáo", thông cáo giải thích.

Phong phú

Theo Đức Hồng Y Levada: "Đức Thánh Cha, Giáo hoàng Benedict XVI, hy vọng rằng giáo sĩ và các tín hữu Anh giáo nào ao ước tái hiệp nhất với Giáo hội Công giáo sẽ tìm thấy trong cơ cấu mới này một cơ hội bảo tồn những truyền thống Anh giáo quý báu của họ và phù hợp với đức tin Công giáo."

"Trong phạm vi những truyền thống đó, nó sẽ diễn tả một đức tin chung theo một đường lối riêng, là quà tặng được chia sẻ trong một Giáo hội rộng lớn hơn. Tính hiệp nhất của Giáo hội không đòi hỏi phải có sự đồng nhất tuyệt đối mà bỏ qua những đa dạng văn hóa, như lịch sử Kitô giáo đã cho thấy. [...]"

"Sự hiệp thông của chúng ta vì thế được củng cố nhờ những đa dạng về văn hóa hợp pháp như vậy. Cũng vì lẽ ấy, chúng ta vui mừng khi thấy những người đàn ông và phụ nữ đến với Giáo hội và mang theo họ sự đóng góp đặc biệt cho đời sống đức tin chung."
 
Thông báo buổi họp báo của Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh qua Tin nhắn Di động
Jesús Colina / Minh Trung dịch
14:23 20/10/2009
VATICAN, 20-10-2009 (ZENIT) - Một tin nhắn di động đã được gửi đi đêm thứ hai rạng sáng 20-10-2009 khẳng định với các phóng viên túc trực tại Vatican rằng đừng bỏ lỡ buổi công bố hôm nay tại phòng báo chí Tòa Thánh về việc Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tạo điều kiện cho tiến trình các nhóm Anh giáo gia nhập Công giáo.

Thông điệp báo cho các ký giả về buổi họp báo chỉ được đăng vắn tắt trên một mục của website Tòa Thánh vào cuối ngày làm việc thứ hai 19-10-2009.

Đây là lần đầu tiên một buổi họp báo quan trọng như thế này lại được loan báo cho các ký giả một cách vội vàng như vậy. Hàng trăm ký giả của các hãng tin lớn thường trực tại Vatican đã vội vã tiến về Tòa Thánh.

Linh mục Dòng Tên, cha Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã mỉm cười khi buổi họp báo hôm nay bắt đầu, cha thừa nhận việc sắp xếp như vậy là để giữ Vatican luôn đi trước các phương tiện truyền thông thế tục.

Bằng cách đó, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cũng đã giúp tránh được những diễn giải sai lạc của cánh báo chí trước khi Vatican chính thức lên tiếng - đây là điển hình của trường hợp trước đó, vào tháng Giêng, khi Đức Giáo Hoàng cất vạ tuyệt thông cho Giám mục Richard Williamson, thành viên Huynh Đoàn Thánh Piô X, một người phủ nhận diệt chủng Do Thái, và trước đó nữa là những diễn giải sai lạc của cánh truyền thông về những gì Đức Thánh Cha nói liên quan đến bao cao su khi đang trên máy bay tới Châu Phi.

Thông điệp tin nhắn điện thoại của Vatican thông báo vắn tắt cho các ký giả rằng vào ngày 20-10-2009 sẽ có một cuộc họp báo liên quan đến mối quan hệ giữa Anh giáo và Công giáo, tin nhắn cũng nói thêm là sẽ có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Joseph Di Noia, Tổng thư ký Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích.

Khi nhận được tin nhắn dạng text qua điện thoại từ Vatican, nhiều thông tấn xã và tờ báo đạo cũng như đời khắp nơi trên thế giới đã cho đăng những bài viết ngắn (vì chưa có thông tin cụ thể) với hàng tít lớn trên trang nhất để diễn giải thông điệp họ nhận được qua tin nhắn liên quan đến chủ đề giữa Công giáo và Anh giáo, một điều gì đó đã được mong đợi cả năm nay.

Tuy nhiên, những nguồn này không có thông tin chi tiết về Tông Tòa Hiến Chế riêng sắp công bố của Đức Benedict XVI, mà theo đó ngài sẽ cho phép thiết lập các giáo phận tòng nhân để đón nhận các cựu giáo hữu Anh giáo.

Vài giờ sau buổi họp báo, những hình ảnh của buổi họp đã được Tòa Thánh Vatican đăng tải trên kênh YouTube riêng tại link sau: http://www.youtube.com/watch?v=36kO10EiZBM (http://www.youtube.com/vatican).
 
Quan điểm của các Giám Mục tiểu bang Washington trước các vấn đề bầu cử sắp tới.
Lưu Hiền Đức
14:23 20/10/2009
Quan điểm của các Giám Mục tiểu bang Washington trước các vấn đề bầu cử sắp tới.

Người dân tiểu bang Washington đã bắt đầu nhận được phiếu bầu cho kỳ bầu cử ngày 3 tháng 11 sắp đến. Trong các vấn đề cần trưng cầu dân ý, có 2 vấn đề liên quan đến đức tin Công Giáo của chúng ta, Referendum 71 và Initative 1033. Giáo dân ở tiểu bang Washington có đã đọc news cũng như tờ bulletin của nhà thờ phát hôm Chúa Nhật 18 tháng 10 về vấn đề này. Dưới đây là tóm tắt ý chính và quan điểm của các Đức Giám Mục tiểu bang Washington về vấn đế này. Với lương tâm người tín hữu Công Giáo, chúng ta nên hành động theo ý của các vị chủ chăn của chúng ta.

•Referendum 71: Tiểu bang Washington đã thông qua một dự luật của thượng nghị viện số 5688 (SB5688). Theo dự luật này thì tiểu bang Washington sẽ chính thức công nhận những cặp hôn nhân đồng tính. Các cặp hôn nhân đồng tính chỉ cần đến bộ ngoại giao (Secretary of State) để đăng ký hợp pháp và được hưởng tất cả các quyền như các cặp hôn nhân giữa nam và nữ: khai thuế chung, mua bảo hiểm chung, v..v... Referendum 71 (tạm dịch là bản trưng cầu dân ý) nhằm chấp nhận hoặc vô hiệu hóa dự luật SB5688. ĐTGM giải thích rằng nếu chúng ta đồng ý (Accept) Referendum 71 thì chúng ta đang tiếp tay để hợp pháp hóa cho các cặp hôn nhân đồng tính, điều đó đi ngược lại với giáo lý Công Giáo. Ngài khuyến cáo tín hữu Công Giáo Washington vô hiệu hóa Referendum 71 bằng cách đánh dấu “REJECT” trên phiếu bầu.

•Initiative 1033: (tạm dịch là đề xướng luật) được đề xướng bởi nghị viên Tim Eyman. Đề xướng này giới hạn việc thu thuế bất động sản của tiểu bang, thành phố và quận hạt ở mức lạm phát cộng với việc tăng dân số. Tiền thuế thu vượt trên mức tính này sẽ trả lại cho các chủ nhà. Theo ước tính của Bộ Quản Lý Tài Chính tiểu bang (OFM) nếu I-1033 thông qua, các người sở hữu nhà ở tiểu bang sẽ nhận được (rebate) tổng cộng 5,9 tỉ Mỹ kim từ chính phủ tiểu bang và 2,8 tỉ Mỹ kim từ chính quyền địa phương. Số tiền chủ nhà nhận được sẽ tỉ lệ thuận với giá trị của căn nhà, do đó tầng lớp trung lưu và thượng lưu sẽ nhận được nhiều tiền hơn hết. Với gần 10 tỉ Mỹ kim trả lại, ngân sách điều hành của tiểu bang sẽ phải cắt giảm các hạn mục như phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế, an toàn xã hội, phúc lợi cho người vô gia cư, người già, và môi trường. Và rõ ràng rằng những ai không sở hữu nhà, những người thu nhập thấp không những không nhận được tiền trả lại (rebate) mà còn bị cắt những trợ giúp xã hội khác từ chính phủ liên bang. Ví dụ ở thành phố Bremeton, chỉ có khoảng ½ dân cư sở hữu nhà của họ đang ở. ĐTGM Brunnette khuyến cáo tín hữu Công Giáo Washington vô hiệu hóa I-1033 bằng cách đánh dấu “NO” trên phiếu bầu.

Tóm lại: Referendum 71: REJECT

Initiative 1033: NO
 
DVD ghi dấu vai trò của Đức Giáo Hoàng Piô XII trong ''Cuộc Giải Cứu Vĩ Đại''
Peter Nguyễn Minh Trung
14:33 20/10/2009
VATICAN (ZENIT) - Để đánh dấu sự kiện Đức Piô XII băng hà vào tháng 10-1958, một bộ phim tài liệu mới ra mắt cho chúng ta tiếp cận những cái nhìn về vai trò của vị Giáo hoàng trong việc giải cứu người Do Thái khỏi Đức Quốc Xã.

Bộ phim với nhan đề: "Đức Piô XII và Nạn Diệt Chủng: Bí Mật Lịch Sử của Cuộc Giải Cứu Vĩ Đại" đang được bán tại Đài Truyền Hình Vatican.

Bộ phim tài liệu dài 30 phút nêu bật câu chuyện của những người sống sót qua nạn diệt chủng và kể lại họ đã được che chở như thế nào trong các tu viện ở Rôma dưới sự bảo lãnh của Đức Giáo Hoàng.

Cuốn phim cũng bao gồm những tường thuật được công luận biết đến lần đầu tiên về các nỗ lực bí mật của Đức Piô XII nhằm giải cứu người Do Thái.
 
Sự lành bệnh của bé trai có thể xúc tiến việc phong thánh cho chân phước Kateri.
Lưu Hiền Đức
17:39 20/10/2009
Sự lành bệnh của bé trai có thể xúc tiến việc phong thánh cho chân phước Kateri.

Theo báo Bellingham Herald, ở thành phố Ferndal, tiểu bang Washington, có bé trai bị bệnh vi khuẩn ăn thịt khuôn mặt của em. Nếu Tòa Thánh Vatican ra sắc lệnh công nhận sự lành bệnh của em Jake Finkbonner là một phép lạ nhờ sự cầu bầu của chân phước Kateri Tekakwitha, thì Kateria Tekakwitha sẽ trở thành vị Thánh người Da Đỏ đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo.

Mẹ của em, bà Elsa Finkbonner tin chắc rằng việc con của bà được chữa lành bệnh hoại tử là một phép lạ. Bà cho biết có rất nhiều điều khủng khiếp có thể xảy ra cho em nhưng em đã xem thường tất cả. Toà Thánh sẽ quyết định xem việc lành bệnh của Jake là một phép lạ mà y học không thể giải thích được và điều đó có thể đưa đến việc công nhận sự cầu bầu của chân phước Kateri.

Thánh nhân sinh vào năm 1656 ở thánh phố Auriesville, tiểu bang New York. Ngài bị bệnh đậu mùa, bị mù mắt và có nhiều vết sẹo trên mặt, cha mẹ và người anh của ngài cũng bị chết vì bệnh đậu mùa. Ngài được rửa tội năm 1676. Đến năm 1679, ngài khấn trọn đời khiết tịnh. Ngài qua đời ngày 17 tháng 4 năm 1680, gần bang Montreal của Canada. Nhiều nhân chứng cho biết các vết sẹo của ngài biến mất không lâu sau khi ngài qua đời. Ngài được ĐGH Gioan Phaolô II phong chân phước vào năm 1980 và trở thành người Thổ Dân Da Đỏ đầu tiên lãnh vinh dự này.

Sau hơn 3 thế kỷ kể từ khi thánh nhân qua đời, em Jake lúc đang học mẫu giáo, đã phải chống chọi với cái chết sau khi té dập vào miệng vào cuối trận đấu bóng chày ngày 11 tháng 2 năm 2006. Các tế bào bị hoại tử lan khắp cơ thể của em và máu tuôn chảy qua các vết đứt. Các bác sĩ đã ra sức ngăn chặn các vi khuẩn tấn công dữ dội lên gò má, mí mắt, da đầu và ngực của em. Để cứu sống em, mỗi ngày, các bác sĩ phải cắt bỏ một phần da thịt bị hủy hoại của em. Và ngày nào cũng vậy, trong suốt 2 tuần liền các bác sĩ đã đặt em vào buồng áp suất ở bệnh viện Virginia Mason ở Seattle để cung cấp ôxy cho cơ thể của em nhằm giúp em chống sự nhiễm trùng lây lan.

Khi em Jake gần chết, Cha Tim Sauer đã khuyên ba mẹ của em cầu nguyện với chân phước Kateria, là quan thầy các người thổ dân, để xin ngài cầu bầu. Cha Sauer là chính xứ của 3 nhờ thờ Công Giáo tại quận hạt Whatcom: St. Joseph ở Ferndale, nơi ngài rửa tội cho Jake, St. Anne ở Blaine và St. Joachim trong vùng của người thổ dân. Ngài cũng kêu gọi giáo dân cầu nguyện với chân phước Kateri.

Sau khi Jake hồi phục vào năm 2006, cha Sauer đã gởi thư cho Đức Tổng Giám Mục ở Seattle về phép lạ này. Cha Sauer hiện là chánh xứ St. Bridget, gần bệnh viện Seattle, nơi Jake nằm suốt 9 tuần lễ và Cha Sauer đã gần gũi với gia đình em trong khi gia đình chuẩn bị cái chết của em. Mặc dù đã lành bệnh, Jake vẫn mang nhiều vết sẹo trên mặt, cổ, trên đầu từ tai trái đến tai phải, dọc theo ngực từ vai này qua vai kia. Tuy đã trải qua 27 cuộc giải phẫu và còn phải qua nhiều cuộc giải phẫu khác trong tương lai nhưng Jake, một học sinh lớp 4 ở trường Công Giáo tại Bellingham vẫn khoẻ mạnh.

Sau lá thư của cha Sauer, Giáo Hội công giáo đã điều tra, phỏng vấn các người có liên quan như cha Sauer, gia đình em Jake và những người quả quyết đã cầu nguyện với chân phước Kateria. Mẹ của Jake cũng đã cung cấp thông tin về những gì đã xảy ra cho Jake, cùng với những hồ sơ y khoa. Riêng cha Sauer cũng đã làm chứng 4 lần, 2 lần qua phỏng vấn và 2 lần ngài bằng văn bản. Cha nói rằng tiến trình điều tra đã kết thúc và hồ sơ đã chuyển đến Ủy Ban Phong Thánh ở Roma.

Cha Sauer nói rằng nếu chân phuớc Kateria được phong thánh, Kateria sẽ hiện diện với Chúa, sẽ trở thành gương sáng cho người Công Giáo. Họ là những vị anh hùng của giáo hội và của lịch sử. Họ là những người sống đời sống đức tin một cách gương mẫu như những vị thánh. Chúng ta không thờ lạy họ, họ không thay thế Chúa Giêsu, nhưng chúng ta cũng phải noi gương bắt chước họ.

Gia đình Finkbonners thì nói rằng, họ không quan tâm đến việc Tòa Thánh có công nhận chân phước Kateri đã làm phép lạ trên em Jake hay không, đó là quyết định của Tòa Thánh, nhưng tôi không cần ai phải nói cho chúng tôi biết những gì xảy ra cho Jake là phép lạ. Thật sự đối với chúng tôi, đó là phép lạ.

Lưu Hiền Đức
 
Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2009: Tiếng Vọng từ Vương Cung Thánh Đường Nagasaki (Nhật Bản)
Lê Đình Thông
18:00 20/10/2009
Vương cung Thánh đường Nagasaki (Nhật Bản)
460 năm về trước (1549), thánh Phanxicô Xavier rao giảng Tin Mừng ở xứ Phù Tang. Năm sau, ngài rửa tội cho hàng trăm tân tòng tại Hirado, phía bắc Nagasaki. Nagasaki trở thành cái nôi cùa đạo Công giáo tại Nhật Bản. Nhiều thế hệ tân tòng tiếp nối gia nhập Giáo hội. Năm 1614, tướng quân (shogun) Tokugawa thống nhất nước Nhật, ban chiếu chỉ cấm đạo. Vào thời đó có khoảng 500 ngàn người công giáo ở Nhật. Nhiều người Nhật tuẫn giáo, trong số nhiều vị được nâng lên bậc chân phước và hiển thánh, như thánh Phaolô Miki bị xử trảm ở Nagasaki năm 1597, thánh Tôma Nishi, thánh Phêrô Kibé và 187 anh hùng tử vì đạo, được phong lên bậc chân phước ngày 24-1-2008.

Các họ đạo bị triệt hạ. Nhiều tín hữu tập hợp, thành hình một cộng đoàn bí mật ở Nagasaki mà không có linh mục. Họ truyền tụng các kinh nguyện thuở xưa, một lòng cậy trông vào Đức Mẹ. Cha mẹ rửa tội cho con cái và dạy con lòng bác ái của đạo công giáo. Giáo hội bí mật này tồn tại suốt 250 năm.

Trong khuôn khổ hiệp ước Pháp-Nhật năm 1859, Đức Cha Petitjean của Hội Thừa sai Paris (MEP) đến Nhật tiếp xúc với các tín hữu còn phải trốn tránh. Ngài cho xây ngôi thánh đường ở Oura. Đây là nhà thờ lâu đời nhất nước Nhật, ngày nay được sắp vào tài sản quốc gia.

Giáo hội Nhật chưa kịp tái sinh thì lại bị bách hại. 3500 tín hữu họ đạo Urakami bị lưu đầy biệt xứ, trong số nhiều vị được phúc tử đạo. Thánh tích này ngày nay là Vương cung Thánh đường Nagasaki. Năm 1873, chiếu chỉ cấm đạo được bãi bỏ. Nhiếu tín hữu quay về cố hương là nương đồi Urakami. Họ bỏ ra 30 năm để xây dựng ngôi thánh đường đầu tiên của nước Nhật tái sinh từ hoang tàn bách đạo. Ngày 6-8-1945, bom nguyên tử ‘‘Little Boy‘’ triệt hạ Hiroshima (Quang Đảo). Ngày 9-8-1045 (11 giờ 2 phút), ‘‘Fat Man’’ nóng 9 ngàn độ C gây tử vong cho 72 ngàn người, 100 ngàn người bị thương, xóa sạch thành quách Trường Kỳ (Nagasaki) trên bản đồ xứ Phù Tang.

Chim hòa bình bay lượn trên đài kỷ niệm Quang Đảo
Tín hữu Trường Kỳ trải qua mầu nhiệm phục sinh với máu đào tử đạo và bụi tro nguyên tử. Mảnh đất Trưòng Kỳ góp phần đem lại ơn cứu độ cho dân tộc Nhật Bản và khắp miền Đông Á.

Sau Thế chiến thứ hai, Hiến pháp Nhật công nhận quyền tự do tôn giáo, nhưng nhiều khó khắn vẫn còn tồn tại. Các tín hữu săn sóc những người sống bên lề xã hội, những người bần cùng bệnh tật.

Nhà thờ lớn Urakami xây bằng gạch năm 1959 là biểu tượng hòa bình, vì được xây dựng chính giữa khu vực nổ bom nguyên tử.

Chủ nhật 18-10-2009, Đức Cha Giuse Mitsukaki Takami, tổng giám mục Nagasaki đã cử hành trọng thể Thánh lễ nhân Ngày Quốc tế Truyền giáo tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Nagasaki, còn được gọi là nhà thờ Urakami. Năm 1985, nhà thờ chính tòa tại Hiroshima và Nagasaki đã cử hành thánh lễ tưởng niệm các nạn nhân bom nguyên tử. Trong phần thuyết bằng tiếng Pháp, được trực tiếp truyền hinh tại Pháp và nhiều nước châu Âu, Đức Cha Takami nhắc lại ‘‘đất thiêng Trường Kỳ từng trải qua mầu nhiệm Phục Sinh.’’

Kết luận:

Tiếng Vọng từ Thánh lễ Nagasaki chủ nhật 18-10-2009 vừa là tiếng vọng (écho), nhưng còn là lời hy vọng (mots d’espoir) từ tro tàn quá khứ. Theo tương truyền, sáng 9-8-1945 có cậu học sinh đang vui chơi trong sân trường thì bom nổ. Cậu chạy vội về nhà, bộ đồng phục bốc cháy, chia sẻ niềm đau cùng phố phường đổ nát, cỏ cây cháy rụi, bao sinh linh bỗng chốc biến thành tro bụi. Câu chuyện diễn đạt này được diễn đạt bằng những vần thơ, chúng tôi chuyển thể lục bát thay cho Tiếng Vọng Trường Kỳ:



Em tôi chơi giữa sân trường,
Trái bom cản lối ngăn đường vẹo xiêu.
Tấm thân làm đuốc cháy thiêu,
Phố phường bỗng chốc tiêu điều thảm thương.
Cánh chim gục ngã bên đường,
Cỏ cây biển lửa chán chường nghìn thu.
Sinh linh bụi cát mịt mù
Tro tàn cát bụi, hộ phù thánh ân.


Paris, ngày 20 tháng 10 năm 2009
 
Cải đạo là một quyền và Giáo Hội Ấn Độ muốn phục vụ người dân
Nguyễn Hoàng Thương
08:07 20/10/2009
Cải đạo là một quyền và Giáo Hội Ấn Độ muốn phục vụ người dân

Mumbai (AsiaNews) - "Chúng tôi chỉ muốn phục vụ, để làm những gì Chúa Giêsu dạy bảo chúng tôi, sống Tám Mối Phúc Thật, yêu thương và phục vụ tất cả mọi người và làm cho thế giới thành một nơi tốt hơn."

Trên đây là phát biểu của Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục của Mumbai, khi kết thúc Đại Hội Truyền giáo lần thứ Nhất của Giáo Hội Ấn Độ: họ được sự ủy nhiệm của hơn 18 triệu giáo dân Công Giáo Ấn Độ và một sứ điệp canh tân tình huynh đệ đến với "anh chị em của các tôn giáo khác". Nhưng họ cũng đòi hỏi quyền tự do tôn giáo vốn bao gồm cả việc trở lại đạo, trong một thế giới như ở Ấn Độ, nơi mà những người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo xem mọi thay đổi của tôn giáo như là "việc gia nhập đảng phái".

Sau bốn ngày làm việc, mà đỉnh cao là việc cử hành Ngày Thế Giới Truyền Giáo hôm Chúa Nhật 18 tháng Mười, Đại Hội Truyền Giáo đã kết thúc. Phát biểu trước 1.500 tham dự viên, Đức Hồng Y của Mumbai cho hay: "Đó không chỉ là một buổi hội thảo, một khóa đào tạo hoặc một hội nghị", nhưng là một sự kiện "làm cho chúng ta trở về nhà với thúc bách làm chứng và được thay đổi bởi Chúa Giêsu".

Các đại biểu của 160 giáo phận của Ấn Độ tham gia vào những khoảnh khắc chung của cầu nguyện và suy ngẫm, tổ chức các phiên họp theo nhóm được chia theo những lĩnh vực hoặc phạm vi hoạt động "trải qua bốn ngày với sự hiện diện của Chúa và nghe câu chuyện của Chúa Giêsu hiện diện trong Giáo Hội tại Ấn Độ".

Đức Hồng Y khẳng định: "Giáo Hội không phải là một đảng chính trị, nên không tìm kiếm quyền lực và uy tín, hoặc nhằm gia tăng số lượng các tín hữu để phát huy ảnh hưởng hơn nữa". Chủ đề của Đại hội "Hãy Để Ánh Sáng Chiếu Soi" là một lời mời gọi để trở nên "ngày càng giống Chúa Kitô", "trở thành sứ giả của Chúa Giêsu, bản thân chúng ta trở thành sứ điệp bằng đời sống của chúng ta".

Trong những ngày ở Mumbai, chủ đề trở lại đạo (cải đạo) thường được nhấn mạnh đến trong những bài thuyết trình và những lời chứng của giáo dân và các linh mục, việc trở lại đạo cá nhân của mỗi tín hữu và thậm chí trước những người không Kitô hữu. Vào ngày cuối cùng của Đại Hội, Đức Hồng y Gracias cũng muốn nói đến "nỗi khiếp sợ về cải đạo" vốn lơ lửng đe dọa trong xã hội Ấn Độ, một vấn đề mà Đại Hội đã không có ý định nói đến một cách cụ thể.

Đối với các "Chính phủ của những bang muốn đưa ra Luật chống cải đạo", Đức Tổng Giám Mục của Mumbai cho hay rằng "ép buộc cải đạo", mà thường đổ lỗi cho Kitô giáo, "là vô nghĩa" đối với Giáo Hội. Không chỉ bởi vì "các tài liệu của Công đồng Vatican nói một cách rõ ràng chống lại chúng, mà còn chủ yếu là do "trở lại Kitô giáo trước hết là biến đổi tâm hồn". Đức Hồng y cũng lưu ý rằng không phải ngẫu nhiên mà "Giáo Hội đặt một thời gian dài cho việc học giáo lý để trắc nghiệm mức độ chân thành của những người tìm kiếm Bí tích Rửa Tội".

Đức Hồng y Gracias khẳng định rằng tự do tôn giáo và việc cải đạo là "một quyền con người, một quyền thiêng liêng trong Hiến Pháp của chúng ta". Ngài nói thêm: "Không có thẩm quyền dân sự nào có quyền thâm nhập vào ngôi đền lương tâm của mỗi con người đơn lẻ, hãy để mỗi con người một mình quyết định những gì lương tâm lên tiếng. Không có chính phủ nào có thể bước vào tâm trí tôi và ngăn chặn lương tâm tôi mà nói rằng 'anh không thể thay đổi tôn giáo của mình'".

Sau đó Đức Hồng y nói đến Giáo Hội tại Orissa, phát biểu với Đức Cha Raphael Cheenath, Tổng Giám Mục của Cuttack-Bhubaneshwar, ngài cho hay: "Chúng tôi ở cùng anh em, Giáo Hội tại Ấn Độ ở cùng anh em. Chúng tôi tìm thấy nguồn cảm hứng thật sự trong các sự kiện tử đạo của anh chị em... Đối với những người thống trị của Orissa, và không chỉ mình họ, chúng ta cần nói: đừng bao giờ quên tránh nhiệm hiến pháp của quý ông là để bảo vệ người thiểu số: Kitô giáo, Hồi giáo và ngay cả Ấn giáo khi họ là thiểu số. Đó là trách nhiệm và lý do tại sao quý ông được đắc cử".
 
Top Stories
Another round of disasters Catholics of Central Vietnam facing after typhoon Ketsana.
Emily Nguyen
17:13 20/10/2009
By late September 2009, typhoon Ketsana, one of the most destructive storms in years, had crossed it deadly path in Central Vietnam, swallowing homes and crops into its mud stream and leaving as many as 163 deaths. Now the Catholics of dioceses of Hue and Vinh have to face another round of disaster, this time a more challenging one, since it comes from the local government.

Parshioners cleaning up the ground before the attack on Oct. 16
They worked under constant monitor and threats of police and thugs
News from Loan Ly, the battered parish from Hue diocese of Vietnam has indicated a new twist for the worse on Oct 16, 2009, when the local government mobilized its forces to seize the rest of the parish's premises after they had successfully forced the young catechumens out of their catechism classrooms in a bloody clash between the police and parishioners on Sept. 19.

Having lost the catechism classrooms, children have to study in open-air classes on the land behind the church. But the local government of Lang Co town does not leave them alone. On Oct 16, Huynh Duc Hai, vice chairman of The People's Committee of the town, ordered hundreds of police to attack a group of parishioners who were cleaning up the ground for the next Sunday catechism classes.

Police, led by captain Nguyen Tien Dung, who has been known to apply extreme measures to overwhelm his unarmed victims during the parishioners clashes with the government, had roamed streets yelling in vulgar, derogatory language in front of the church to intimidate the parishioners before attacking them and erected fences and a new board claiming the land did not belong to the church of Loan Ly but to Phan Van Tung, a sitting local government official.

To make sure Loan Ly parishioners’ call for help could not reach the outside world, phone service and internet access in the area had been cut-off prior to the invasion, and activities of all priests in the neighboring areas had been under heavy surveillance by local authority.

The land behind the Loan Ly Church, in fact, was donated to the parish by President Ngo Dinh Diem in 1956. Many believe Loan Ly parishioners are being slowly driven out of their places for religious activities just because the parish's location has been so luring to the savvy land developers who are doing everything to own a piece of land along the exotic coastal line of Central Vietnam.

Yet, despite all the ruthless effort the government, parishioners of Loan Ly still manage to survive rounds of attacks and abuse without backing down on their goal to both protect their rightful ownership of the property, and in the meantime maintain a normal religious life as much as they can. Parishioners wait no time to keep going all catechism classes for their young ones right behind the church on regular schedule even without a room. Having to deal with so many natural disasters have taught them on how to survive under extreme conditions so well that even the children don't seem to mind sitting on the sand while attending classes.

In the neighboring diocese of Vinh, the Catholics of Bau Sen have been put on high alert again after the storm. Local government now is back on its plan to remove the Virgin Mary statue placed by parishioners in April last year on a boulder in the parish cemetery across the road from Bau Sen church. On Sept. 21, 2008 the People's Committee of Bo Trach county, Quang Binh province had issued Decision 3150 QĐ – CC, coercing the parish to remove the statue within 5 days from the date of Decision's issuance, which was also intensified by means of intimidating tactics and threats being placed upon Bo Trach priests and parishioners.

The infamous decision had shocked the Catholic community throughout the region since the statue has been placed on a religious premise. A wave of protest had taken placed with tremendous support from fellow Christians at home and abroad, which somewhat helped to deter the government's action to a lesser degree until typhoon Ketsana has put a stop to the effort.

But when the storm was over, on Oct 16, the government again mobilized heavy equipment and bulldozers to resume their removal task. An anonymous governmental source from the Fatherland Front has disclosed that the provincial government had approved a budget of 1.2 billion Dong (18,000 Dong = 1 USD) in order to complete the removing process. The budget is considered a sizable amount for a poor province like Quang Binh to spend.

As of now, the fate of the statue, so dear to the hearts and minds of thousands of poor yet devout Catholics in an area ravaged by Ketsana typhoon, remains uncertain, as their contact to the outside has been brutally cut off.

Father John Nguyen Van Huu, pastor of Bau Sen had publicly pleaded with Catholics all over the world and people of goodwill to help them keep this sacred religious symbol in its intended place of dedication, and most of all, to protect their right to practice religion in such a way the Vietnam constitution has clearly written and, and as Mrs. Elaine Pearson, deputy director of Human Rights Watch's Asia Division has recently put it: "Vietnam's respect for human rights and religious freedom has sharply deteriorated since the US removed it from its blacklist and Vietnam was accepted into the World Trade Organization...The Vietnamese government should stop treating freedom of religion as a privilege to be granted by the government rather than an inalienable right."
 
INDE: le cardinal Oswald Gracias déclare aux Indiens qu’ils n’ont rien à craindre de l’Eglise
Eglises d'Asie
08:53 20/10/2009
INDE: S’exprimant lors du premier congrès missionnaire organisé par les catholiques en Inde, le cardinal Oswald Gracias déclare aux Indiens qu’ils n’ont rien à craindre de l’Eglise

L’Eglise catholique « ne cherche ni le pouvoir ni le prestige ». « Elle ne cherche pas à accroître le nombre de ses membres uniquement dans le but d’exercer une influence plus grande. » Telles ont été quelques-unes des phrases prononcées, le 18 octobre dernier, par le cardinal Oswald Gracias, archevêque de Bombay (Mumbai), lors de la messe de clôture du premier congrès missionnaire organisé par l’Eglise catholique en Inde.

Tenu à Bombay du 14 au 18 octobre, le congrès a réuni plus de 1 500 délégués venus des 160 diocèses de l’Eglise catholique en Inde, représentant ses trois rites, à savoir les rites latin, syro-malabar et syro-malankare. Ouverts à tous et largement couverts par les médias, notamment électroniques (1), les échanges et les débats organisés lors de ce congrès s’inscrivaient sous une même bannière: « Prabhu Yesu Mahotsav » (‘Le grand festival du Seigneur Jésus’).

Organisé à la suite du premier « Congrès missionnaire asiatique », tenu à Chiang Mai, en Thaïlande, en 2006, dont une des résolutions étaient la tenue de congrès missionnaires aux plans national, régional et diocésain, le congrès missionnaire indien s’est inscrit dans un contexte où, malgré un poids démographique faible (les chrétiens représentent 2,3 % de la population en Inde), les Eglises chrétiennes, notamment l’Eglise catholique, sont régulièrement la cible d’attaques menées par des extrémistes hindous, qui dénoncent « la christianisation » rampante de l’Inde.

Pour le cardinal Gracias, président du comité d’organisation du congrès missionnaire et premier vice-président de la Conférence des évêques catholiques d’Inde, il est important de reconnaître que certains Indiens ressentent cette peur de voir l’Eglise désireuse de convertir les non-chrétiens au christianisme. Certains Etats de l’Union indienne sont allés jusqu’à voter des législations pour interdire « les conversions forcées », a-t-il souligné. « Notre réponse est que les lois anti-conversion sont inutiles. L’Eglise catholique n’accorde aucune valeur aux conversions forcées », a-t-il rappelé, ajoutant que, pour un chrétien, il y a une contradiction dans les termes à parler de « conversions forcées ». « La conversion est une transformation du cœur. Se convertir, c’est se tourner vers Dieu – et, pour nous, chrétiens, se tourner vers Jésus-Christ », a-t-il expliqué.

Continuant son homélie, le cardinal Gracias a appelé les hindous à ne pas se sentir menacés par l’Eglise et les activités déployées par elles, notamment dans les domaines sociaux, éducatifs et caritatifs. L’Eglise catholique souhaite seulement faire de ce monde un monde où chacun vive mieux, ainsi que l’a commandé le Christ. « Nous vous disons que nous nous mettons au service parce que cela nous a été demandé par Jésus, qui a été envoyé par Dieu pour apporter amour, paix et harmonie sur cette terre. »

Evoquant les violences antichrétiennes qui ont ensanglanté une partie de l’Etat d’Orissa en 2008 et ne voulant se les rappeler que comme d’« un mauvais rêve », le cardinal Gracias a cité en exemple les victimes qui ont pardonné à leurs bourreaux, obéissant ainsi au message évangélique. « L’Eglise de l’Inde est avec vous », a-t-il déclaré à l’adresse des délégués venus d’Orissa, les chargeant de dire à leurs coreligionnaires que les chrétiens indiens et plus largement du monde entier étaient avec eux, édifiés par le témoignage héroïque de leur martyre.

Le cardinal a également appelé les autorités gouvernementales, que ce soit en Orissa ou dans les Etats où les chrétiens ont eu à subir des violences, à ne pas oublier l’obligation qui leur est faite dans la Constitution de protéger les minorités.

Lors de la session d’ouverture du congrès, le 14 octobre, le nonce apostolique en Inde, Mgr Lopez Quintana, avait choisi de souligner le fait que l’Eglise n’impose jamais par la force, mais choisit toujours d’inviter, faisant sans doute ainsi référence au fait que l’Eglise se voit régulièrement accusée d’utiliser ses œuvres caritatives et sociales comme autant de paravents pour amener les non-chrétiens à se convertir. Observant que le congrès missionnaire se déroulait au moment où, cette année, les hindous ont fêté Diwali, la fête des lumières (2), le nonce a ajouté que les chrétiens avaient pour mission de faire briller la lumière du Christ sur le monde d’aujourd’hui.

(1) Une partie des conférences et échanges a ainsi été rendue visible sur Internet, via des vidéos mises en ligne sur YouTube.

(2) Célébration de la lumière sous toutes ses formes, Diwali ou Deepawali, qui signifie en sanscrit « rangées de lampes à huile », trouve son origine dans la mythologie hindoue. Fêté cette année le 17 octobre, Diwali célèbre la victoire de Krishna sur le démon-roi Narakâsura; elle symbolise la victoire du bien sur le mal, de la lumière sur les ténèbres.

(Source: Eglises d'Asie, 20 octobre 2009)
 
Joint Statement of Anglican and Catholic Archbishops
Archbishops Nichols & Williams
09:07 20/10/2009
"This Apostolic Constitution Is One Consequence of Ecumenical Dialogue"

VATICAN CITY, OCT. 20, 2009 (Zenit.org).- Here is the joint statement published today by Roman Catholic Archbishop Vincent Nichols of Westminster and Anglican Archbishop Rowan Williams on the establishment of personal ordinates for Anglicans wishing to enter into full visible communion with the Catholic Church.

Today’s announcement of the Apostolic Constitution is a response by Pope Benedict XVI to a number of requests over the past few years to the Holy See from groups of Anglicans who wish to enter into full visible communion with the Roman Catholic Church, and are willing to declare that they share a common Catholic faith and accept the Petrine ministry as willed by Christ for his Church.

Pope Benedict XVI has approved, within the Apostolic Constitution, a canonical structure that provides for Personal Ordinariates, which will allow former Anglicans to enter full communion with the Catholic Church while preserving elements of distinctive Anglican spiritual patrimony.

The announcement of this Apostolic Constitution brings to an end a period of uncertainty for such groups who have nurtured hopes of new ways of embracing unity with the Catholic Church. It will now be up to those who have made requests to the Holy See to respond to the Apostolic Constitution.

The Apostolic Constitution is further recognition of the substantial overlap in faith, doctrine and spirituality between the Catholic Church and the Anglican tradition. Without the dialogues of the past forty years, this recognition would not have been possible, nor would hopes for full visible unity have been nurtured. In this sense, this Apostolic Constitution is one consequence of ecumenical dialogue between the Catholic Church and the Anglican Communion.

The on-going official dialogue between the Catholic Church and the Anglican Communion provides the basis for our continuing cooperation. The Anglican Roman Catholic International Commission (ARCIC) and International Anglican Roman Catholic Commission for Unity and Mission (IARCCUM) agreements make clear the path we will follow together.

With God’s grace and prayer we are determined that our on-going mutual commitment and consultation on these and other matters should continue to be strengthened. Locally, in the spirit of IARCCUM, we look forward to building on the pattern of shared meetings between the Catholic Bishops Conference of England and Wales and the Church of England’s House of Bishops with a focus on our common mission. Joint days of reflection and prayer were begun in Leeds in 2006 and continued in Lambeth in 2008, and further meetings are in preparation. This close cooperation will continue as we grow together in unity and mission, in witness to the Gospel in our country, and in the Church at large.

London, 20 October 2009

+ Archbishop Vincent Gerard Nichols
+ Archbishop Rowan Williams
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Việt Nam: Ý nghĩa Logo Năm Thánh 2010
UB Văn Hóa / HĐGMVN
09:13 20/10/2009
Logo Năm Thánh 2010 bao gồm ba vòng tròn ôm gọn hình Chim Bồ Câu và hình Con Thuyền lướt sóng ở những vị trí có thể có thể nối kết lại như một bản đồ Việt Nam và hai hàng chữ vòng quanh muốn diễn tả một niềm vui tròn đầy.

Ba vòng tròn xanh đỏ vàng tiếp giáp nhau, hình dung ba Giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn có mặt với nhau từ ngày Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam 50 năm trước. Biểu tượng hòa theo lời kinh Năm Thánh 2010: “Cha đã sai Con Một xuống thế làm người, chia sẻ thân phận yếu hèn của chúng con, xả thân loan báo Tin Mừng Cứu Độ.”

Ba vòng tròn vàng, đỏ, xanh cũng gợi nhớ màu vàng của lòng tin, màu đỏ tình yêu và màu xanh đức hy vọng: “Lạy Cha, xin thắp sáng ngọn lửa tin cậy mến trong lòng chúng con, để chúng con noi gương các vị chứng nhân đức tin, biết củng cố và lưu truyền gia sản đức tin cho các thế hệ tương lai” (Kinh Năm Thánh 2010).

Ba vòng tròn lớn dần lên như những quầng sáng phát ra từ cây thánh giá màu vàng đậm là nguồn sáng, làm sáng ý: “Con Một Chúa xả thân loan báo Tin Mừng Cứu Độ” (Kinh Năm Thánh 2010).

Cánh chim câu trắng từ trời sải cánh, sà xuống con thuyền với đôi cánh buồm no gió đang lướt sóng gợi ý: Chúa Thánh Thần xuống đổ tràn ơn sủng cho Hàng Giáo phẩm Việt Nam đang dìu dắt Dân Chúa đi theo hướng đường của Đức Kitô. Biểu tượng hòa với lời kinh: “Xin Cha dùng ơn Thánh Thần soi sáng dẫn dắt chúng con bước theo Chúa Giêsu loan Tin Mừng Cứu Độ” (Kinh Năm Thánh 2010).

Hai hàng chữ chạy vòng quanh các biểu tượng nhắc nhớ Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam là năm hồng ân cho toàn Giáo Hội Việt Nam và cho cả quê hương đất nước này.
 
Giáo xứ Vinh Sơn GP Thái Bình kỉ niệm 100 năm đón nhận Tin Mừng
Trường Giang
14:32 20/10/2009
THÁI BÌNH - Hôm thứ Hai 19/10/2009 Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ về thăm đoàn chiên giáo xứ Vinh-sơn và dâng thánh lễ đồng tế cùng 5 linh mục trong giáo phận, trước sự hiện diện của hàng ngàn giáo dân liên giáo xứ Vinh-sơn, Bác Trạch, Nam Thái…

Xem hình ảnh lễ kỉ niệm

Niềm vui đón vị chủ chăn mới

Tưởng cũng nên nhắc lại, giáo xứ Vinh-sơn tọa lạc trên địa bàn thôn Nam Trạch, xã Bắc Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cách Tòa Giám mục khoảng 21 km về phía đông nam. Ngày 11/10/2009 vừa qua, Đức cha Phê-rô, Giám mục chính tòa đang dự cuộc họp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tại giáo phận Xuân Lộc; Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục Thái Bình đã về giáo xứ Vinh-sơn dâng thánh lễ chính tiệc tuần chầu lượt đầu tiên, kể từ khi giáo xứ Vinh-sơn được lên hàng giáo xứ. Hôm nay trong dịp kỷ niệm một trăm năm giáo họ Nam Trạch (Vinh-sơn) đón nhận Tin Mừng và gần một năm lên giáo xứ, Đức cha giáo phận về thăm và chứng kiến tinh thần sống đạo, cũng như sự khởi sắc của một tân giáo xứ có truyền thống sống đạo sốt sáng từ xa xưa. Bởi vậy, từ khi đón nhận sắc phong lên giáo xứ, giáo xứ Vinh-sơn không những xây dựng ngôi đền thờ tâm hồn, mà còn cùng nhau xây dựng và tu bổ rất nhiều công trình như: bàn thờ, nhà xứ, khuôn viên thánh đường, tân tạo hai tượng đài Đức Mẹ Mân Côi, và tượng đài thánh Vinh-sơn, bổn mạng giáo xứ, tạo nên một cảnh quan thật đẹp và khang trang. Ngày lễ hôm nay dưới sự dẫn dắt của cha quản xứ Augustino Nguyễn Quang Huy, cộng với sự nhiệt tình của mỗi người trong giáo xứ, mà cuộc lễ diễn ra rất hoành tráng từ cách thức tổ chức đến trang trí: cổng chào, băng rôn, khẩu hiệu, cờ chuối… được treo từ đầu làng đến tận đỉnh tháp chuông nhà thờ.

Khi Đức cha về tới đầu làng ba hội kèn nữ giáo xứ (Bác Trạch, Nam Thái và Vinh-sơn), một hội kèn nam liên giáo xứ (Bác Trạch, Nam Thái, Quan Cao), hội trống giáo xứ sở tại, huynh đoàn Đaminh, hội các bà mẹ, hội gia trưởng, ca đoàn và các em thiếu nhi Thánh Thể tưng bừng ra chào đón người cha chung của mình. Tiến thẳng vào cung thánh, Đức cha và cộng đoàn viếng Thánh Thể, sau đó Đức cha ngỏ lời và chia sẻ với đoàn chiên liên giáo xứ về sứ mệnh của ngài được Thiên Chúa dẫn dắt trong dòng thời gian, và hôm nay ngài được Thiên Chúa dẫn về chăm sóc đoàn chiên Thái Bình, “Từ nay sự sống tôi, trái tim tôi, hơi thở tôi, vui buồn sướng khổ, thành công hay thất bại của đời tôi, xin được hoàn toàn gắn liền với cuộc sống của anh chị em, với cộng đoàn dân Chúa tại giáo phận Thái Bình”. Giáo dân hết sức vui mừng được tận mắt nhìn thấy, được nghe rõ những lời chia sẻ thật thân tình và gần gũi của vị chủ chăn mới, những tràng vỗ tay dòn dã cứ vang lên liên tiếp.

Thánh lễ cầu nguyện cho việc truyền giáo

17h00: Các hội kèn, trống rước đoàn đồng tế tiến ra lễ đài Đức Mẹ Mân Côi, được xây dựng kiên cố và đẹp đẽ tại quảng trường cuối nhà thờ. Thánh lễ hôm nay Đức cha cầu nguyện cách đặc biệt cho việc truyền giáo, Đức cha khuyên cộng đoàn tín hữu nơi đây hãy noi gương các bậc tiền nhân đã đón nhận hạt giống Đức tin một trăm năm nay, các ngài không ngừng chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ cho hạt giống lớn lên, và đơm bông kết trái trái đến ngày hôm nay. Một người con trong giáo xứ sắp được lãnh chức phó tế, gia nhập hàng giáo sỹ trong giáo phận, đó là thày Vinh-sơn Ngô Thái Phong. Trong bài giảng khi nói bản chất của Giáo Hội là truyền giáo, Đức cha trưng dẫn thư của thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Cô-rin-thô, ngài nhấn mạnh đến vai trò của từng người trong giáo phận, từ Giám mục, linh mục, giáo sỹ và giáo dân “khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16). Đức cha cũng nhắc lại lời Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II là Giáo Hội cần phải tái truyền giáo, trước tiên là phải nội tâm hóa mỗi gia đình, vợ chồng, con cái sống hòa thuận thương yêu nhau, và sống theo tinh thần Tin Mừng Chúa Giê-su đã dạy, nếu không chúng ta không thể truyền giáo cho ai được! Cuối bài giảng Đức cha nêu lên thực trạng của giáo phận Thái Bình số giáo dân mới có khoảng một trăm ba mươi ngàn người, trong tổng số ba triệu sáu trăm ngàn người thuộc hai tỉnh Thái Bình-Hưng Yên chưa biết Chúa, đây quả là một thách đố và là trách nhiệm lớn đối với mỗi người trong giáo phận.

Văn nghệ mừng kỷ niệm 100 năm đón nhận Tin Mừng và mừng Đức cha giáo phận

Sau khi thánh lễ kết thúc, chương trình văn nghệ mừng kỷ niệm một trăm năm giáo xứ đón nhận Tin Mừng, và mừng Đức cha chủ chăn giáo phận, được diễn ra trong bầu khí vui mừng phấn khởi của mọi người. Có nhiều tiết mục văn nghệ thật vui nhộn như các điệu nhảy, múa của các em ca đoàn họ nhà xứ Vinh-sơn, và giáo xứ mẹ Bác Trạch, cũng có những ca khúc sâu lắng của linh mục Kim Long để lại dấu ấn trong lòng người hâm mộ, được thể hiện qua tiếng hát của ca sĩ Duy Tân, đến từ giáo phận Hải Phòng. Khán giả vui, háo hức và hồi hộp, có lúc thót tim, vì kèm chương trình văn nghệ là phần quay số trúng thưởng, giải đặc biệt là chiếc xe đạp mini, một giải nhất và nhiều giải khác, đã được Đức cha, cha quản nhiệm và cha xứ Nam Thái trao tận tay những ai đã may mắn trúng thưởng.

21h30: Chương trình văn nghệ được khép lại với giai điệu quan họ Bắc Ninh “người ơi người ở đừng về”, qua phần trình diễn của các em ca đoàn và sự cổ vũ nhiệt tình của Đức cha trên sân khấu. Đức cha ban phép lành và bình an của Thiên Chúa cho toàn thể cộng đoàn.
 
30,000 Tân tòng tại giáo phận Kontum
Peter Nguyễn Minh Trung
14:35 20/10/2009
KONTUM (ZENIT) - Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Kontum, đã cử hành Khánh nhật Truyền giáo năm 2009 bằng lời công bố có 30,000 tân tòng được đón nhận trong giáo phận của mình vào năm ngoái.

Chúa nhật 18-10 và cũng là Khánh nhật Truyền giáo, Đức cha Hoàng Đức Oanh đã cho Hãng thông tấn AsiaNews biết con số hơn 20,000 người ở vùng Trung Nguyên đang chuẩn bị được gia nhập vào Giáo hội.

Ngài nói: "Đó là tác động của Chúa Thánh Thần với sự đóng góp và tham gia nhiệt thành từ nhiều người."

Năm nay, năm mà Giáo hội Việt Nam kỷ niệm 350 năm ngày đức tin Công giáo đi vào Việt Nam bởi các thừa sai châu Âu và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam kỷ niệm 50 năm thành lập hàng giáo phẩm, được Tòa Thánh chấp thuận cho mở Năm Thánh 2010. Các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế cũng mừng 40 năm thực hiện sứ mệnh truyền giáo ở vùng cao nguyên Việt Nam.

Việt Nam có hơn 6 triệu người Công giáo, chiếm khoảng 8% tổng dân số.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải thích từ Mân Côi - Mai Khôi - Môi Khôi - Văn Côi trong kinh sách Công Giáo:
Nguyễn Long Thao
10:02 20/10/2009
Giải thích từ Mân Côi - Mai Khôi - Môi Khôi - Văn Côi trong kinh sách Công Giáo:

Mỗi tôn giáo có những đặc ngữ riêng. Người thuộc tôn giáo này khó hiểu được những đặc ngữ của tôn giáo khác. Ví dụ đa số người người Công Giáo không hiểu rõ ý nghĩa các từ như Chánh Quả, Bát Nhã, Huệ, Tuệ của Phật Giáo. Người Phật Giáo cũng không hiểu rõ ý nghiã các từ như Mân Côi, Chầu Lượt, Mùa Át của Công Giáo. Ngoài ra, các tín hữu trong một tôn giáo cũng không hiểu hết các từ ngữ trong tôn giáo của mình, nhất là các từ về thần học..

Đối với Công Giáo Việt Nam, một trong các từ khó hiểu và gây nhiều thắc mắc là Từ Mân Côi – Văn Côi – Mai Khôi – Môi Khôi. Người ta thường nói: Kinh Mân Côi, Tháng Mân Côi, Mầu Nhiệm Mân Côi, Chuỗi Môi Khôi, và ai cũng hiểu đại khái đó là kinh Kính Mừng và tháng Mân Côi là tháng 10 kính Đức Mẹ Maria. Nhưng nếu có hỏi: từ Mân Côi có ý nghĩa gì để được gọi là Kinh Kính Mừng thì không mấy ai trả lời được. Ngoài ra tại sao Mân Côi lại còn gọi là Văn Khôi, Mai Khôi, Môi Khôi và tại sao người Công Giáo Việt Nam lại không hiểu rõ ý nghiã các từ này. Vấn nạn đặt ra như vậy nên bài nghiên cứu sẽ đề cập đến các vấn đề: (1) Kinh Mân Côi là gì. (2) Tai sao gọi là Kinh Mân Côi. (3) Mân Côi, Mai Khôi, Môi Khôi, Văn Côi từ nào đúng?

1. KINH MÂN CÔI LÀ GÌ:

Theo định nghiã của các từ điển thần học Công Giáo, Kinh Mân Côi, tiếng La Tinh gọi là Rosarium, Anh ngữ là Rosary, Hán tự là 玫 瑰 涇, phát âm là [méiguijing], giọng Hán Việt đọc là Mai Côi Kinh, là bộ kinh nguyện kính Đức Mẹ gồm 200 kinh chia làm từng chục. Mỗi chục gồm một kinh Lậy Cha,10 kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh. Đồng thời mỗi chục kinh để tưởng nhớ một mầu nhiệm liên hệ đến Chúa Giêsu hay Đức Mẹ Maria. Như vậy kinh Mân Côi là kinh suy niệm 20 Mầu Nhiệm, được chia làm 4 Mầu Nhiệm chính mà đặc ngữ Công Giáo gọi là Mùa như Mầu Nhiệm Mùa Vui, Mầu Nhiệm Mùa Thương, Mầu Nhiệm Mùa Mừng, và Mầu Nhiệm Sự Sáng.

Mùa Vui suy tư sự kiện Chúa Giáng Sinh. Mùa Thương tưởng nhớ đến việc Chúa chịu chết trên Thập Giá. Mùa Mừng tưởng nhớ đến việc Chúa Phục Sinh. Mùa Sáng hay Mầu Nhiệm Sự Sáng mới có từ năm 2002 dưới thời ĐGH Gioan Phaolô II, dành để suy niệm cuộc đời Chúa Giêsu khi ra đi giảng đạo từ lúc chịu phép rửa trên sông Jordan tới khi Chúa lập phép bí tích Thánh Thể. Theo tài liệu thì Kinh Mân Côi do Đức Mẹ truyền dậy cho thánh Đa Minh và Giáo Hội cho chính thức phổ biến từ năm 1214.

2. TẠI SAO GỌI LÀ KINH MÂN CÔI.

Như chúng tôi đã nói, kinh mà giáo dân Việt Nam gọi là Kinh Mân Côi thì La ngữ gọi là Rosarium, Anh ngữ: Rosary, Hán ngữ là 玫 瑰 涇, phát âm là [méiguijing]. Tất cả những từ ngữ trên, dù là La ngữ, Anh ngữ, Hán tự hay Hán Việt đều có nghĩa là Kinh Hoa Hồng. Theo Công Giáo Báck Khoa Từ Điển, ấn bản Anh ngữ, sở dĩ gọi là Kinh Hoa Hồng là do tích truyện một thầy tu khi đọc kinh Kinh Mừng, Đức Mẹ đã lấy những nụ hoa hồng trên môi của thầy tu ấy kết thành vòng hoa đội lên đầu mình. Tiếng Anh gọi là Corona, Chaplet, Garland là Vòng Hoa Hồng hay Chuỗi Hạt, tương đương với ý nghĩa từ Rosarium của Latinh. Trong tiếng Anh cổ từ BEAD có nghiã là Hạt, Hột và cũng có nghĩa là Kinh (Prayers). Do vậy tràng hạt tượng trưng cho tràng hoa hồng Đức Mẹ đội trên đầu nên được gọi là Tràng Mân Côi, Chuỗi Mân Côi, hay Chuỗi Môi Khôi. Thần Học Từ Điển của người Công Giáo Tàu gọi kinh này là 玫 瑰 涇 [méiguijing] tức Mai Côi Kinh có nghĩa là Kinh Hoa Hồng. Tóm lại, người Công Giáo Việt Nam dùng từ Mân Côi là do bắt chước người Tàu nhưng đọc theo giọng Hán Việt.

3. MÂN CÔI, MAI KHÔI, MÔI KHÔI, VĂN CÔI - TỪ NÀO ĐÚNG.

Trong số các từ Mân Côi, Mai Khôi, Môi Khôi, Văn Côi, người Công Giáo dùng nhiều nhất là từ Mân Côi. Như thế Mân Côi có phải là từ đúng nhất không? Chúng ta hãy xét các từ này qua từ điển của người không phải là Công Giáo và các từ điển hoặc sách vở của người Công Giáo.

3.1 Từ điển không phải của người Công Giáo:

3.1.1 - Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức không có từ Mân Côi hay Mai Côi

3.1.2 - Đại Từ Điển Tiếng Việt của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo xuất bản năm 1999 tại Hà Nội không có từ Mân Côi, Mai Côi, Văn Côi

3.1.3 - Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh định nghĩa: Mai Khôi 玫 瑰: Một thứ ngọc tốt và Mai Khôi Hoa 玫 瑰 花: hoa hồng. Ông không liệt kê từ Mân Côi hay Văn Côi.

3.1.4 - Hán Vệt Từ Điển của cụ Thiều Chửu đinh nghiã Mai Côi 玫 瑰: (1) cây hoa Hồng. (2) thứ ngọc mầu đỏ.

3.1.5 - Từ Điển Hán Việt Hiện Đại của Tô Cẩm Duy do Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 2006 viết 玫 瑰 [méigui]: Hoa hồng, cây hoa hồng.

3.1.6 - Từ Điển Hán Việt của Ban Tu Thư Nghĩa Thục in năm 1999 định nghiã Mai Côi hay Mai Khôi 玫 瑰: hoa hồng. Từ điển này không có từ Mân Côi hay Văn Côi.

Tóm lại các từ điển trên đây chỉ giải thíc từ Mai Khôi là hoa hồng chứ không giải thích Mai Khôi là chục kinh Kính Mừng.

3. 2. Từ điển hay kinh sách của người Công Giáo:

3.2.1 Cuốn sách Giáo Lý Công Giáo đầu tiên của Việt Nam là Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông do nhà thừa sai Giêrônimo Mayorica soạn vào năm 1623 chưa biết tới từ Mân Côi hay Hay Tràng Hạt nên Ngài đã phiên âm tiếng Bồ Đào Nha Rô Sa Riô (Rosario)và Cô Rô Na (Corona) để chỉ kinh Mân Côi và tràng hạt

3.2.2. Tác phẩm Thánh Giáo Kinh Nguyện có kinh cầu Đức Bà bằng Hán Văn mà ta quen gọi là Kinh Cầu Chữ có 2 câu sau đây: (1) Huyền Nghiã Văn Côi. (2) Chí Thánh Văn Côi Chi Hậu. Đến năm 1924, các giáo sĩ san định lại kinh sách Công Giáo và dịch hai câu trên ra việt ngữ như sau:

- Huyền Nghĩa Văn Côi: Đức Bà Như Hoa Hường Mầu Nhiệm Vậy

- Chí Thánh Văn Côi Chi Hậu: Nữ Vương Truyền Phép Rất Thánh Mân Côi.

3.2.3 Dictionarium Anamitico Latinum của Đức Cha AJ. L. Taberd xuất bản năm 1838 không có từ Mân Côi, Văn Côi, Mai Khôi.

3. 2.4 Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của, ấn bản 1895-1896 có từ Môi Khôi và được định nghiã là (1) hoa hồng. (2) loài ngọc qúy. Ông ghi chú thêm phải đọc là Mai, không nên đọc là Môi. Tác giả là người Công Giáo nhưng không ghi thêm Môi Khôi hay Mai Côi là tên một kinh của Công Giáo.

3. 2.5 Thuật Ngữ Thần Học Anh Việt của Học Viện Đa Minh xuất bản năm 2002 định nghĩa Rosary là Chuỗi Mân Côi do tiếng Latin Rosarium: tràng hoa hồng

3. 2.6 Từ Điển Công Giáo Anh Việt của Nguyễn Đình Diễn định nghiã Rosay là Kinh Mân Côi. Tác giả chú thích thêm trong Việt ngữ, nguyên tự tiếng Hán, chính xác là Môi Côi: Hoa hồng, sau bị đọc nhầm (sic) ra nhiều biến thái khác thành quen như Vân Côi, Văn Côi, Môi Khôi, Mai Khôi.

3. 2.7 Từ Điển Văn Học Việt Nam của Lm Trần Văn Kiệm in năm 2007 định nghiã các từ Môi Khôi, Mân Côi, Môi Côi, Mai Khôi: Hoa Hồng.

3.3. Từ Nào Đúng?

3.3.1 Mai, Mân, Môi hay Văn từ nào đúng? Từ 玫 trong Hán tự phát âm là [mei]: Hán Việt đọc là Mai hay Mân nhưng Mai là từ đúng nhất. Từ điển của Đào Duy Anh, của Ban Tu Thư Nghiã Thục, của Huình Tịnh Paulus Của đểu chỉ ghi từ Mai. Còn Mân hay Môi chỉ là cách phát âm khác, của Mai. Từ điển của LM Trần Văn Kiệm đều viết Mai hay Mân là 玫. Bô Khang Hy Tự Điển ghi Mai và Môi đồng âm. Ngoài ra theo Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn thì thì Mân Côi hay Văn Côi được viết như nhau 玫瑰. Có nghiã là hoa hồng và đá ngọc. Từ điển này cũng viết dùng Văn Côi để chỉ sợi vân của ngọc.

Tóm lại theo các từ điển, từ Mai Côi là đúng nhất, các từ khác Mân, Môi, Văn chỉ là âm khác của Mai.

3.3.2 Côi và Khôi từ nào đúng? Theo nhiều từ điển như Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn, Từ Điển Hán Việt của Ban Tu Thư Nghiã Thục, Từ Điển Văn Học của LM Trần Văn Kiệm từ 瑰 [gui] Hán Việt đọc là Côi có nghiã là ngọc, là đá qúy và Côi cũng được phát âm là Khôi

4. Kết Luận

Dựa trên các từ điển Hán Việt được trích dẫn trên, từ Mai Côi là đúng nhất. Các từ khác Mân Côi, Môi Côi, Môi Khôi hay Văn Khôi chỉ là âm khác của Mai và Côi. Như vậy không thể nói chỉ có một từ Môi Khôi là đúng, các từ khác là đọc nhầm. Kinh sách Công Giáo lấy từ Mai Côi hay Mân Côi có nghiã là hoa hồng, không phải là ngọc qúy, để chỉ chục kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh vì theo tích truyện nói ở trên, Đức Mẹ đã lấy những đoá hoa hồng trên miệng của một tu sĩ đang đọc kinh kính mừng kính Đức Me để kết thành tràng hoa hay triều thiên đội trên đầu. Sở dĩ ít người hiểu được từ Mân Côi vì không ai nói hoa hồng là hoa mân côi. Chỉ có người Công Giáo dùng từ Mân Côi hay tràng hoa Mân Côi với ý nghiã bóng là kinh kính Đức Mẹ.
 
Thông Báo
Xin nuôi một em bé Việt Nam
Bùi Hữu Thư
15:00 20/10/2009
Trân trọng thông báo:

Ông bà Bác Sĩ Lloyd Ford hiện cư ngụ tại Oakland, CA. ông là BS tai mũi họng, bà ở nhà để nuôi con. Hai vợ chồng đã lấy nhau 8 năm không có con, cách đây 4 năm ông bà đã sang Việt Nam và xin được một đứa bé gái đặt tên là Fiona Ford. Ông bà muốn xin thêm một bé nữa mà chính phủ Việt Nam hiện thời ngưng vấn đề con nuôi. Họ muốn có thêm một em bé nữa cho vui cửa vui nhà và làm bạn với Finona. Ông bà rất tử tế và phúc hậu.

Nếu quý cha, quý thầy, quý sơ và quý vị có biết có ai không thể nuôi con mình và muốn cho con nuôi xin lien lạc với họ: ĐT: 510-910-6456 hay e-mail: helloford@gmail.com

Xin ghi nhận là họ không quản ngại đường xa để đến làm thủ tục.

Xin vào gia trang của họ: www.lloydandalice.com để biết thêm về gia đình này cùng hình ảnh.

Bui Huu Thu
 
Phân Ưu: Ông Cố Gioakim Hồ Nghĩa đã tạ thế
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
20:23 20/10/2009

Phân Ưu
Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ xin phân ưu cùng
Cha Giuse Hồ Khanh và gia quyến:
Ông Cố Gioakim Hồ Nghĩa
Sinh ngày: 10/06/1927
Tại: Tân Mỹ, Phú Tân, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế
đã được Chúa gọi về lúc 17 giờ 30, ngày 08/10/2009
(nhằm ngày 20 tháng 08/ 2009 Kỷ Sửu).
Hưởng thọ 82 tuổi.

Nghi Thức Nhập Quan: 18 giờ 30, thứ sáu, ngày 09/10/2009.
Thánh Lễ An Táng: lúc 06 giờ 00, ngày thứ ba, 13/10/2009.
tại Nhà Thờ Giáo Xứ Tân Mỹ, Tổng Giáo Phận Huế.
An Táng tại Nghĩa Trang Giáo Xứ Tân Mỹ.

Xin Thiên Chúa sớm cho linh hồn ông Cố vào chốn Thiên Đàng
hưởng phước đời đời.

Thay mặt Liên Đoàn CGVN HK
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Pax – Perpetual Adoration
Nguyễn Trọng Đa
16:04 20/10/2009
Pax
Pax, bình an, chúc bình an. Nghĩa đen là “hòa bình.” Trong phụng vụ duyệt lại, là lời chúc bình an mà linh mục chủ tế trong thánh lễ trao cho các thừa tác viên tại bàn thờ, và loan báo với cộng đòan bằng lời “Chúng ta hãy chúc bình an cho nhau.” Lúc ấy các tín hữu trao cho nhau một dấu hiệu bình an thích hợp, như được Hội đồng giám mục quốc gia (hay miền) chấp thuận. Thời xưa, lời chúc bình an diễn ra sớm hơn trong Thánh lễ. Trong nhiều thế kỷ và cho đến Công đồng chung Vatican II, lời chúc bình an chỉ dành cho linh mục chủ tế với các vị đứng gần bàn thờ trong Thánh lễ hát trọng thể.
Pax Romana
Phong trào Pax Romana, Phong trào “Hòa bình Roma.” Là phong trào quốc tế của sinh viên Công giáo, được thành lập tại Thụy Sĩ năm 1921. Mục đích của phong trào là gây ý thức trách nhiệm cho các thành viên hãy tạo ảnh hưởng Kitô giáo trong môi trường đại học của mình, tìm kiếm các giải pháp Kitô giáo cho các vấn đề của thế giới hiện đại, và nói chung tự chuẩn bị mình để đem Chúa Kitô và sứ điệp của Chúa cho những ai mà họ sẽ có ảnh hưởng đến cuộc đời. Các mục tiêu này được thực hiện qua các kỳ hội nghị quốc gia và quốc tế, và qua các cuộc họp với các tổ chức sinh viên khác. Một tổ chức khác, là Pax Romana—Phong trào Công giáo quốc tế cho các vấn đề tri thức và văn hóa, qui tụ các người Công giáo đã tốt nghiệp đại học để giúp họ thực thi trách nhiệm của mình với Giáo hội và xã hội dân sự. Phong trào Pax Romana có qui chế tham vấn với Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc (ECOSOC), và có đại biểu thường trực tại Liên Hiệp Quốc ở New York, Geneva và với UNESCO.
P.D.
P.D., Pontificalis Domus—Văn phòng quản gia Điện Giáo hòang.
Peace
Hòa bình, thái bình. Là sự bình lặng của trật tự. Trước tiên hòa bình là vắng bóng xung đột. Nhưng cũng là sự thanh thản được cảm nghiệm do không có xung đột. Đó là sự thanh bình đi kèm thỏa thuận của các ý muốn con người, và là nền tảng của mọi xã hội nào có trật tự tốt.
Peace Of God
Hòa bình của Chúa, Pax Dei. Là miễn khỏi sự thù địch có vũ trang theo luật qui định cho Giáo hội vào thời đầu Trung Cổ. Hòa bình này ra vạ tuyệt thông bất cứ ai tấn công người không chiến đấu hoặc xâm phạm các đền đài. Pax Dei đặt ra hình phạt cho những ai cướp bóc các giáo sĩ, thương gia, nông dân, phụ nữ hoặc trẻ em. Và Pax Dei được củng cố bởi các tổ chức được lập ra cho mục đích này.
Peace Plate hoặc Tablet
Thẻ bình an, còn gọi là osculatorium (Thẻ hôn.) Là một tấm thẻ làm bằng gỗ, kim lọai hay ngà, được trang trí bằng các hình và chữ vẽ, và có tay cầm. Nó chuyển nụ hôn bình an từ chủ tế đến các tín hữu, một người hôn rồi chuyển tiếp cho người khác. Thời Trung Cổ, trong lễ Hôn phối, lời chúc bình an được chuyển bằng cách này cho chú rể, chú rể hôn và sau đó chuyển qua cho cô dâu.
Peacock
Con công trống. Là một biểu tượng của sự bất tử, cũng là biểu tượng của kiêu hãnh và tự cao tự đại nơi con người. Con công trống của Juno là chim thánh của Roma ngọai đạo, thường được vẽ trên các mộ của người nổi tiếng. Khi được sử dụng lần đầu như là biểu tượng trong Kitô giáo, con công trống thường được vẽ kèm với chén thánh, uống từ chén thánh để có sự sống đời đời. Thánh Liborius, giám mục giáo phận Le Mans (Pháp) trong thế kỷ thứ tư, và là bạn thân của thánh Martin thành Tours, có biểu tượng là con công trống.
Peccatophobia
Sợ có tội, sợ tội ác tưởng tượng, bối rối sợ có tội. Là việc sợ phạm tội hoặc phạm một tội ác, một cách phi lý. (Từ nguyên Latinh peccatum, lỗi, tội + từ ngữ Hi Lạp phobi_, sợ.)
Pectoral Cross
Thánh giá ngực. Là một thánh gía thường bằng vàng và trang trí đá quý, đeo vào dây chuyền vàng hay dây lụa chung quanh cổ. Nó có thể sử dụng như một hòm đựng thánh tích nhỏ hay một chút xíu của Thánh Giá thật của Chúa. Mặc dầu nó là huy hiệu của một Giám mục, các giám chức khác cũng có thể đeo trong việc phụng tự công khai. (Từ nguyên Latinh pectoralis, của ngực.)
Peculium
Tài sản tư hữu. Là một số tiền trợ cấp mà bề trên trao cho một tu sĩ có lời khấn nghèo khó. Số tiền này có thể được chi tiêu theo phán đóan khôn ngoan của tu sĩ. Nếu tài sản tư hữu được sở hữu và sử dụng với sự hiểu biết và đồng ý của bề trên, nó là tương thích với lời khấn nghèo khó. Các lạm dụng trong chi tiêu không được Tòa thánh cổ vũ, và tài sản tư hữu này tự nó là nghịch với lý tưởng của lời khấn nghèo khó Phúc âm. (Từ nguyên Latinh peculium, tài sản riêng.)
Pederneira
Đền thánh Pederneira. Là đền thánh dâng kính Đức Mẹ ở Bồ Đào Nha, nơi đó có tượng Đức Mẹ Maria được tôn kính với tước hiệu “Đức Bà Nazareth." Ảnh tượng này được tin là do một tu sĩ ở Nazareth mang về từ Đông phương hồi thế kỷ thứ tám, và đặt ở một tu viện tại Lerida, nhưng sớm bị mất. Ảnh tượng được một hiệp sĩ phát hiện lại vào năm 1182 trong một cái hang bỏ hoang. Truyền thuyết kể rằng vào một dịp lễ Suy tôn Thánh Giá, hiệp sĩ này, đi săn bắn như thường lệ, đã đuổi theo một con nai đực lớn. Trong sự phấn khích, ông không để ý đến dốc đá thẳng đứng mà con nai đang dẫn ông tới. Con nai phóng nhào lên dốc đá đứng, và lúc ấy hiệp sĩ nhận biết đó là một con quỷ. Nhận thấy sự nguy hiểm gần kề, ông cầu nguyện xin Đức Mẹ Maria và Con Mẹ thương giúp ông. Ngày nay dấu chân con ngựa vẫn còn rõ ràng, vì chúng để lại dấu sâu trên tảng đá trong khi con ngựa cố gắng dừng lại. Để tạ ơn, hiệp sĩ xây dựng cho ảnh tượng quý mến của ông một đền thánh nhỏ, sau đó có một nhà nguyện thay thế. Mười bảy làng chung quanh khu vực cùng tôn kính ảnh tượng nhỏ, khi họ mừng lễ Đức Mẹ Maria trong hai ngày, nhưng trong trường hợp này tình hình đã đảo ngược –tượng Đức Mẹ Maria đi vòng quanh năm, trong khi dân làng cứ ở nhà mình chào đón tượng đến nhà.
Pelagianism
Lạc thuyết Pêlagiô (Pelagius.) Là lời dạy lạc giáo về ân sủng của Pelagius (355-425), tu sĩ Anh hay Ireland, người đầu tiên phổ biến các quan điểm của ông tại Roma thời Đức Giáo hòang Anastasius (trị vì từ năm 399 đến năm 401). Ông bị vấp phạm với lời dạy của thánh Âu Tinh về nhu cầu cần có ân sủng để giữ khiết tịnh, ông lập luận rằng việc này là nhờ con người sử dụng ý chí tự do của mình. Ông Pelagius viết và phát biểu rất nhiều, và nhiều lần bị các Công đồng chung lên án khi ông còn sống, nhất là các Công đồng Carthage và Mileve năm 416, và được Đức Giáo hòang Innocent I khẳng định lại vào năm sau đó. Ông Pelagius lừa gạt Đức Giáo hòang Zozimus kế tiếp, lúc đầu ngài tha tội cho ông, nhưng rồi ngài sớm rút lại quyết định, năm 418. Lạc thuyết Pêlagiô là một chuỗi sai lầm tín lý, trong đó vài sai lầm đã làm hại cho Giáo hội mãi mãi. Các điểm chính yếu của lạc thuyết này là: 1. Adam (A-đam) vẫn chết nếu không phạm tội; 2. sa ngã của Adam chỉ ảnh hưởng cho ông mà thôi, và ảnh hưởng hậu thế bằng cách làm gương xấu cho họ; 3. trẻ mới sinh ra cũng có các điều kiện như Adam trước khi sa ngã; 4. loài người sẽ không chết do tội của Adam hoặc sống lại ngày Tận thế do sự cứu chuộc của Chúa Kitô; 5. luật của Israel cũ không kém hơn Tin Mừng, và cung cấp cơ hội bằng nhau để đạt tới thiên đàng. Vì lạc thuyết Pêlagiô phát triển sau các lạc thuyết khác, nó hoàn toàn phủ nhận trật tự siêu nhiên và sự cần thiết của ơn Chúa để được cứu độ.
Pelican
Con bồ nông. Là con vật tượng trưng cho sự hy sinh, vị tha và độ lượng. Là biểu tượng của Chúa Kitô Thánh Thể, vì máu Chúa làm cho linh hồn sống động, như con bồ nông mái được nghĩ là nuôi sống đàn con của nó với máu ở ngực nó. Trong thánh ca Adore Te (Con thờ lạy Chúa), thánh Tôma Aquinas thưa với Chúa Cứu Thế: “Như chim bồ nông thương con, Ôi Giêsu Chúa chúng con, Xin lấy máu của Ngài mà rửa con cho sạch tội lỗi.” Là dấu hiệu của việc Chúa quan phòng và quan tâm chăm sóc, loài chim biển này thường được mô tả trong các văn bản Giáo hội, ảnh vẽ, ảnh trên tường và kính màu.
Penal Sterilization
Triệt sản bắt buộc, triệt sản trừng phạt. Là làm cho một người mất khả năng sinh sản, và đây là một thủ tục được cho phép theo pháp lý, hoặc để trừng phạt một số tội ác, hoặc răn đe một người không phạm thêm tội ác nữa. Thái độ của Giáo hội đối với thủ tục này là một trong các thái độ dè dặt lớn. Một đàng trong trường hợp các phạm nhân có tội ác nặng, Nhà nước có quyền khách quan đưa ra cách trừng phạt này. Đàng khác, sự triệt sản bắt buộc không được xem như là một hình phạt thực sự hoặc một sự ngăn ngừa thật sự. Nó không tước đi một cách hữu hiệu điều gì quý giá trong con mắt người bị triệt sản, trong khi xu hướng tình dục vẫn an toàn. Nó không hề làm gì cho người phạm tội để răn đe người ấy không phạm các tội ác tình dục; thật ra điều kiện triệt sản lại có thể khuyến khích sự chung chạ tình dục bừa bãi.
Penalties
Hình phạt. Là việc giáo quyền tước đi một số điều lành tinh thần hoặc vật chất, như một trừng phạt sửa chữa cho một kẻ phạm tội hay phạm pháp. Tình trạng nặng của hình phạt không chỉ tùy thuộc vào tính hiểm độc của hành vi, nhưng còn vào hoàn cảnh và hệ quả của điều xấu đã làm. Giáo luật nói rằng Giáo hội do Chúa Kitô thành lập có quyền và bổn phận đưa ra hình phạt nhằm sửa chữa các hành động phạm pháp, nhưng khuyến cáo chỉ đưa ra biện pháp trừng phạt khi tuyệt đối cần thiết, và sử dụng hình phạt một cách tiết độ. Những ai lệ thuộc luật Giáo hội cũng có thể lệ thuộc các hình phạt của Giáo hội, và cấp giáo quyền nào có thể miễn chuẩn một luật cho một người, thì cũng có thể miễn cho người ấy khỏi hình phạt gắn với sự vi phạm luật ấy.
Penalties, Ecclesiastical
Hình phạt của Giáo hội. Là việc giáo quyền hợp pháp tước đi một số điều lành tinh thần hoặc vật chất để sửa lỗi người phạm tội và trừng phạt việc sai trái. Hình phạt có thể là sửa chữa, trừng phạt hay đền tội.
Penalty, Penitential
Hình phạt đền tội. Là việc đền tội do luật Giáo hội hay bề trên đưa ra để sửa lỗi sai lầm, như là một sự thay thế cho toàn bộ hình phạt xứng đáng. Hình phạt này có thể là lời khuyên răn theo luật hoặc đọc một số kinh, và làm việc đền tội vốn được sự khoan dung của Chúa tác động.
Penalty, Punitive
Hình phạt trừng trị. Cũng gọi là hình phạt trả thù, là một giáo trừng nhằm trừng trị người phạm lỗi và đền bù thiệt hại đã gây ra.
Penalty Remedial
Hình phạt sửa chữa. Là một giáo trừng với mục đích chính là cải tạo người có lỗi. Cũng còn gọi là hình phạt chữa trị (medicinal).
Penance
Sám hối, hối tội, đền tội. Là một nhân đức hoặc sự chuẩn bị của tâm hồn, nhờ đó một người ăn năn tội lỗi của mình và trở về với Chúa. Cũng là một sự trừng phạt qua đó một người chuộc lỗi tội đã phạm, hoặc nhờ chính bản thân hay nhờ người khác. Và cuối cùng là bí tích sám hối, nhờ đó các tội lỗi đã phạm sau khi rửa tội được một linh mục nhân danh Chúa tha cho. (Từ nguyên Latinh paenitentia, ăn năn, sám hối.)
Penetrability
Sự xuyên vào, sự xuyên nhập, tính có thể xuyên qua, tính có thể thâm nhập. Là khả năng của một thân thể hòa nhập với một thân thể khác, theo cách thức cả hai cùng chiếm một không gian trong cùng một thời gian. Theo tự nhiên, điều này là không thể được cho vật chất có trọng lượng, nhưng là một trong các phẩm tính của một thân thể vinh hóa, như người ta chứng kiến thân xác Chúa Kitô sau khi Ngài đã sống lại từ kẻ chết (Ga 20:19).
Penitence
Ăn năn, hối cải. Là tình trạng ăn năn sám hối vì đã phạm tội. Vì vậy, đó là một sự chuẩn bị của linh hồn, nổi lên từ việc nghĩ đến tội lỗi của mình và mong muốn được đền tội và các sai lầm của mình.
Penitent
Người thống hối, người xưng tội, hối nhân. Trong bí tích hòa giải, đây là người xưng tội và nhận phép xá giải. Nói chung, là bất cứ ai chân thành sám hối việc sai trái của mình, quyết tâm cải thiện cuộc đời của mình, và bằng các phương tiện thích hợp cố gắng đền tội, và xin chịu trừng phạt vì đã xúc phạm đến Chúa.
Penitential Act
Nghi thức sám hối. Là lời mời gọi của linh mục đầu Thánh lễ, sau lời chào mở đầu, để cho cộng đoàn nhìn nhận tội lỗi của mình. Kế đó là Kinh Thương Xót, tức Kinh Kyrie, trừ phi lời khẩn cầu tha thứ đã được đưa vào trong nghi thức sám hối. Thông thường mỗi lời cầu được hát (hay đọc) hai lần, nhưng có thể lặp lại nhiều lần và các đoạn văn ngắn chêm vào (câu chêm), nếu hoàn cảnh buổi lễ muốn có lời thêm như vậy.
Penitential Chain
Dây đền tội. Là một dây kim lọai, với các đầu nhọn có thể đâm vào da, được mang chung quanh thắt lưng, cánh tay hoặc chân của một số tu sĩ, như một phương tiện đền tội hay hãm mình.
Penitential Psalms
Thánh vịnh thống hối. Là bảy thánh vịnh được sử dụng trong thời Giáo hội sơ khai, để tỏ lòng sầu buồn vì tội và ước mong sự tha thứ. Đó là các Thánh vịnh 6, 31 (32), 37 (38), 50 (51), 101 (102), 129 (130), và 142 (143).
Penitential Rite
Nghi thức giải tội. Là nghi thức duyệt lại của bí tích hòa giải, được Đức Giáo hòang Phaolô VI cho phép và được Thánh Bộ Phượng tự công bố ngày 2-12-1973. Nghi thức gồm có hai phần. Phần đầu chứa một phần giáo lý, các quy chuẩn mục vụ và phụng vụ, và các nghi thức duyệt lại của nhiều hình thức cử hành bí tích khác nhau. Phần hai, nhằm trợ giúp cho các Hội đồng Giám mục và các Ủy ban phụng vụ, có tám mẫu thức tổ chức các buổi sám hối không bí tích hòa giải.
Penitents
Người đền tội. Là các thành viên của một phụng hội có quy chế rõ ràng là đền tội và làm việc thiện. Các hội này phát triển mạnh tại Ý, Pháp và Tây Ban Nha từ khỏang thế kỷ 13 đến thế kỷ 16. Các đóng góp của họ, phần lớn là về mặt xã hội, là thăm viếng bệnh nhân, tặng của hồi môn cho các thiếu nữ nghèo, hỗ trợ tù nhân và chôn cất kẻ chết.
Pension
Tiền trợ cấp, hưu bổng. Trong luật Giáo hội, là tiền trợ cấp trao cho người đã giữ một chức vụ và phục vụ nhiều người hưởng lợi qua chức vụ ấy. Như là một luật, tiền trợ cấp ngưng lại khi người hưởng trợ cấp ấy qua đời. (Từ nguyên Latinh pensio, gánh nặng, tiền trả.)
Pent
Pent, Pentecostes--Lễ Hiện Xuống, Ngũ Tuần.
Pentateuch
Ngũ kinh, Ngũ thư. Là năm quyển sách đầu tiên của Kinh thánh, đó là sách Sáng thế (St), Xuất hành (Xh), Lê-vi (Lv), Dân số (Ds), và Đệ nhị luật (Đnl), được viết ra khỏang từ năm 1400 đến năm 1300 trước Công nguyên. Danh từ này có thể là do Origen (năm 254) đặt ra. Một quyết định của Ủy ban Thánh Kinh (ngày 27-6-1906) nói rằng ông Moses (Mô-sê) là tác giả chính và được linh hứng của bộ Ngũ thư, và các sách này cuối cùng được công bố theo tên của ông. Nhưng năm 1948, thư ký của Ủy ban Kinh thánh Tòa thánh nhìn nhận rằng “ngày nay không ai vấn nạn về sự hiện hữu của các nguồn dùng trong việc viết ra bộ Ngũ thư, và không ai công nhận sự phát triển dần lên của các luật Moses do các điều kiện xã hội và tôn giáo của các thời kỳ sau đó”.
Pentecost
Lễ Hiện Xuống. Là lễ ghi nhớ việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các thánh Tông Đồ. Tên này phát sinh từ sự việc đã xảy ra vào khỏang 50 ngày sau lễ Phục sinh. Tên này đầu tiên được gán cho lễ Ngũ Tuần của người Do Thái, vốn rơi vào ngày thứ 50 sau lễ Vượt Qua, khi hoa quả đầu mùa của mùa thu họach nông nghiệp được dâng lên Chúa (Đnl 16:9), và sau đó việc kỷ niệm Chúa ban luật cho ông Moses được cử hành. Trong thời Giáo hội sơ khai, lễ Hiện Xuống có nghĩa là tòan bộ thời kỳ từ lễ Phục Sinh đến lễ Chủ nhật Hiện Xuống, trong thời kỳ này không được phép ăn chay, việc cầu nguyện được thực hiện trong tư thế đứng, và câu Alleluia được hát nhiều hơn. (Từ nguyên Hi Lạp h_ pent_kost_, ngày thứ 50.)
Pentecostalism
Phong trào Thánh linh. Là một phong trào thức tỉnh lòng đạo trong Kitô giáo, có nguồn gốc nơi các cộng đòan Tin lành, nhưng kể từ Công đồng chung Vatican II, cũng có trong các đòan thể Công giáo Roma. Mục đích của phong trào Thánh Linh cũng giải thích danh từ này. Cũng như vào ngày lễ Hiện Xuống đầu tiên tại Jerusalem có việc Chúa Thánh Thần hiện xuống một cách lạ thường, thì ngày nay người ta nói là có sự ban xuống nhiều ơn Chúa Thánh Thần như vậy. Không kém hơn Chủ nhật Lễ Hiện Xuống xưa kia, ngày nay việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trở nên được nhận biết rõ rằng bằng ba cách thức: 1. trong cảm nghiệm bản thân của việc Chúa Thánh Thần hiện diện trong người đón nhận Ngài; 2. trong sự tỏ lộ bên ngòai của một đặc tính ngoại nhiên, nhất là nói tiếng lạ, ơn nói lời sứ ngôn, ơn chữa lành, và mọi đòan sủng được mô tả trong sách Công vụ Tông đồ (Cv) và các thư của thánh Phaolô; 3. trong một xung động mạnh để chuyển thông các phúc lành này cho người khác, bằng cách trở thành sứ giả của Chúa Thánh Thần trong thế giới hiện đại. Điều kiện cơ bản để đón nhận sự chảy tràn đòan sủng là cởi mở đức tin. Trở ngại duy nhất thật sự, chính là sự thiếu tin tưởng hoặc không tin rằng Chúa Thánh thần có thể ngày nay làm ra điều, mà Ngài đã làm thời các thánh Tông đồ xưa kia.
People Of God
Dân Thiên Chúa, Dân Chúa. Là một từ ngữ Kinh thánh được Công đồng chung Vatican II phổ biến để mô tả các thành phần của Giáo hội. Từ ngữ này nói lên sự việc rằng tất cả những ai thuộc về Giáo hội lập thành một xã hội hữu hình, họ là những người riêng biệt, được Chúa chọn cách đặc biệt, và họ là tất cả những tín hữu đã rửa tội của Chúa Kitô trên khắp thế giới. Mức độ thành viên của họ tùy thuộc vào mức độ đức tin, sự vâng phục các lệnh truyền của Giáo hội, sự thánh thiện và kết hiệp với Chúa.
Perdurance
Trợ giúp sống lâu, kéo dài sự tồn tại. Là sự gìn giữ một thụ tạo trong bản tính và sự hiện hữu của nó, bởi sự họat động liên lỉ của quyền năng duy trì đỡ nâng của Chúa. (Từ nguyên Latinh per, qua, nhờ + durare, kéo dài.)
Peregrini
Peregrini, người vãng lai. Trong luật giáo hội, là những người sống bên ngòai nơi cư trú hoặc bán cư sở của mình, nhưng không mất quyền của nơi cư trú hoặc bán cư sở ấy.
Perfect
Hoàn hảo, hoàn toàn, hoàn thiện. Toàn bộ hoặc trọn vẹn. Cái gì hoàn hảo thì có mọi phẩm chất thực sự, vốn là thích hợp với bản tính hay loại của nó. Chỉ có Chúa là tuyệt đối hoàn hảo, là trọn lành mà thôi. Các thụ tạo là nhiều hay ít hoàn hảo, vì chúng là nhiều hay ít đúng với chúng phải thật sự là, theo thứ bậc hoặc cấp độ hữu thể của chúng, và nơi lòai người, theo tuổi tác, địa vị hoặc bậc sống. (Từ nguyên Latinh perfectus, hoàn tất, đầy đủ, từ chữ perficere, hoàn thành.)
Perfectae Caritatis
Sắc lệnh Perfectae Caritatis. Sắc lệnh của Công đồng chung Vatican II về canh tân thích nghi đời sống Dòng tu. Sắc lệnh này nhằm bổ sung cho chương về đời tu trong Hiến chế của Công đồng về Giáo hội. Do đó, nó là một văn kiện quy chuẩn về cách thức những người muốn đi theo đường trọn lành Kitô giáo phải tự đổi mới mình trong tinh thần, và tự thích nghi với thời đại đang thay đổi. Trong số các điều khoản luật lệ của sắc lệnh có đời sống chung dưới quyền của bề trên, cầu nguyện tập thể, san sẻ sự nghèo khó, y phục tu sĩ, và huấn luyện về tu đức và giáo lý (ngày 28-10-1965).
Perfect Contrition
Ái hối, ăn năn tội cách trọn. Là sự ăn năn tội nổi lên từ lòng yêu mến trọn vẹn. Trong ái hối, người phạm tội chê ghét tội hơn bất cứ sự dữ nào khác, bởi vì tội xúc phạm đến Chúa, là Đấng tốt lành vô cùng và xứng đáng với trọn tình yêu mến của con người. Động cơ của ái hối là dựa vào chính sự tốt lành vô biên của chính Chúa, chứ không chỉ là sự nhân lành của Chúa đối với người có tội hay với nhân loại mà thôi. Động cơ này, không là cường độ của hành vi và kém hơn tình cảm cảm nghiệm được, là điều gì chính yếu cấu thành ái hối. Một lòng mến đầy đủ với Chúa, vốn tác động ái hối, là không nhất thiết loại trừ sự dính bén với tội nhẹ. Tội nhẹ xung khắc với mức độ cao của lòng yêu mến Chúa trọn vẹn, nhưng không xung khắc với bản chất của tình yêu này. Hơn nữa, trong hành động ái hối, nhiều động cơ khác có thể cùng hiện hữu với tình yêu mến Chúa cách trọn vẹn. Có thể có sự sợ hãi hoặc lòng biết ơn, hoặc các động cơ kém hơn, chẳng hạn sự tự trọng hay tư lợi, đi kèm với lý do chính yếu của ái hối, đó là lòng yêu mến Chúa. Ái hối cất bỏ sự tội và sự trừng phạt đời đời do tội trọng, cả trước khi được tha tội trong tòa giải tội. Tuy nhiên, người Công giáo buộc phải xưng các tội trọng càng sớm càng tốt, và trong hoàn cảnh bình thường, không Rước lễ trước khi được một linh mục tha tội trong bí tích xá giải.
Perfect Happiness
Hạnh phúc viên mãn. Là sở hữu sự thiện một cách trọn vẹn. Hạnh phúc này thỏa mãn đầy đủ mọi ước vọng con người. Hạnh phúc bất tòan thiếu sự trọn vẹn là do không thỏa mãn mọi khát vọng con người, hoặc nếu không phải mọi khát vọng được thỏa mãn trọn vẹn. Hạnh phúc tự nhiên, khi trọn vẹn, được gọi là mối phúc thật tự nhiên. Nó thỏa mãn mọi sự thèm muốn phát sinh từ bản tính tự nhiên của con người mà thôi. Nó là một loại hạnh phúc mà mọi người đều nhắm tới, nhưng chỉ trên bình diện thuần túy tự nhiên mà thôi. Lý trí thuần túy không thể vượt qua điểm này. Mặc khải Kitô giáo đưa thêm hạnh phúc siêu nhiên vào triển vọng này. Khi trọn vẹn trong cuộc sống mai sau, nó bao gồm phúc kiến, vốn là một ơn của Chúa ban cho, nâng con người lên trên mức tự nhiên của mình, và giúp con người chia sẻ vào hạnh phúc trọn vẹn đích thực của Chúa.
Perfection
Hoàn hảo, toàn vẹn, hoàn thiện. Là không gì thiếu trong hữu thể, theo bản tính của hữu thể ấy. Là điều gì hoàn hảo tuyệt đối, vốn có trong chính nó mọi sự xuất sắc và loại trừ mọi khuyết điểm. Chỉ có Chúa mới là hoàn hảo tuyệt đối. Hoàn hảo tương đối là cái gì có một bản tính hữu hạn, và có mọi lợi điểm phù hợp với bản tính của nó. Giáo hội dạy rằng Chúa là vô biên trong mọi sự hoàn hảo. Các thụ tạo là hoàn hảo vì chúng giống Chúa, và sự trọn lành là sống trở nên giống như Chúa Kitô, là Chúa vô biên trong hình dạng con người.
Perfect Society
Xã hội hoàn hảo. Là một xã hội với mục đích nhân sinh trọn vẹn, vốn không tùy thuộc một sự lành cao hơn, trong trật tự riêng của xã hội ấy. Ở mức độ này, xã hội là hoàn hảo trong cùng đích của nó. Từ một quan điểm khác, một xã hội là hoàn hảo trong sự sở hữu và kiểm soát mọi phương tiện cần có để chu toàn mục đích của nó. Ở mức độ này một xã hội là hoàn hảo trong phương tiện của nó. Giáo hội do Chúa Kitô thành lập và Nhà nước là các xã hội hoàn hảo trên cả hai mức độ.
Perichoresis
Perichoresis, tương tại, ở trong nhau. Là sự xâm nhập nhau và ở trong nhau của Ba Ngôi Thiên Chúa với nhau. Trong quan niệm Hi Lạp về Chúa Ba Ngôi, có sự nhấn mạnh về sự xâm nhập trong nhau của Ba Ngôi, do đó đem lại sự duy nhất của yếu tính Thiên Chúa. Trong ý niệm Latinh, gọi là sự tương tại (circumincession), tức nhấn mạnh nhiều hơn đến sự nhiệm xuất của Ba Ngôi. Tuy nhiên trong cả hai truyền thống này, nền tảng cơ bản của sự tương tại Ba Ngôi là một yếu tính của Ba Ngôi trong một Chúa. Từ ngữ cũng áp dụng cho sự kết hiệp thân thiết của hai bản tính trong Chúa Kitô. Mặc dầu sức mạnh kết hiệp hai bản tính phát sinh từ thần tính của Chúa Kitô mà thôi, kết quả là một sự hợp nhất thân mật nhất. Thiên Chúa, là Đấng không thể bị xâm nhập vào được, xâm nhập vào nhân tính, vốn được thần hóa mà vẫn không ngưng là con người trọn vẹn.
Pericope
Đoạn văn. Nghĩa đen từ chữ Hi Lạp là “cắt khoanh tròn,” thường áp dụng cho một đọan Kinh thánh được đọc trong Thánh lễ hay trong Thần Vụ. Cũng qui chiếu đến một bài đọc (lectio) từ Kinh thánh, các Giáo phụ, hoặc bài viết của các thánh được đọc trong Phụng vụ các giờ Kinh.
Perjury
Thế gian, thề dối, bội thệ. Là lời thề cho sự gian dối. Thề gian thề dối là không bao giờ được phép, mặc dầu có khi thề nói sự thật có chút xíu gian dối. Cả trong trường hợp này, tội là tội trọng, bởi vì là sự bất kính lớn đối với Chúa khi kêu mời Chúa làm chứng cho sự thật, vốn được biết là gian dối. (Từ nguyên Latinh periurium, thề dối, thề gian.)
Permanent Diaconate
Phó tế vĩnh viễn. Là sự cam kết suốt đời để phục vụ như một phó tế trong Giáo hội Công giáo. Việc phong chức phó tế vĩnh viễn diễn ra, sau khi tiến chức lấy quyết định chọn hình thức phó tế, hoặc phó tế chuyển tiếp hoặc phó tế vĩnh viễn. Nếu phó tế vĩnh viễn, người ấy phải chọn hoặc sống độc thân hoặc là chức phó tế có kết hôn. Sự tự tận hiến cho độc thân được cử hành trong một nghi thức đặc biệt, cũng như tu sĩ, và diễn ra trước khi được truyền chức phó tế. Sự độc thân được tuyên hứa như thế là một ngăn trở cản hôn cho việc kết hôn. Ngoài ra, một phó tế kết hôn không được phép tái hôn sau khi bạn đời từ trần.
Permission
Cho phép, phép. Là sự cho phép hành động, nhất là hành động theo một cách khác với luật đặc biệt cho phép, mà không cần phép đặc biệt. Trong triết học, cho phép là tiên liệu rằng điều gì sẽ xảy ra và không dự định làm, tuy nhiên không ngăn ngừa điều xảy ra mặc dầu nói một cách tuyệt đối, người ta có thể ngăn ngừa điều gì được phép. Như vậy, khi tiên liệu hậu quả xấu có thể xảy đến từ hành động ấy, người ta cho phép các hiệu quả ấy xảy ra vì lợi ích của một điều tốt lành khác, vốn là bằng hoặc lớn hơn nhiều.
Permissiveness
Khoan dung, dễ dãi, buông thả. Là thái độ của người có quyền hành, cho phép sự dễ dãi trong khi thi hành nhiệm vụ. Động cơ ngầm của điều này là đa dạng, nhưng một triết lý của quản trị là công ích chung phải nhường cho ưu thế của sự tự do cá nhân.
Permissivism
Thái độ dễ dãi. Là thái độ dễ dãi kéo dài đối với hành vi luân lý sai trái. Nó có thể dựa vào nhiều động cơ, trong đó có quan điểm phổ biến rằng người ta là không hoàn toàn tự do, và do đó người ta tự chịu trách nhiệm về sự cư xử của mình, vốn là sản phẩm phối hợp của di truyền, môi trường và giáo dục.
Perpetual Adoration
Chầu suốt, chầu Thánh Thể thường trực, chầu Mình Thánh Chúa liên tục. Là việc chầu Mình Thánh Chúa, hoặc để trong Nhà tạm hoặc trong hào quang, bởi nhiều tín hữu liên tiếp thay nhau cả ngày lẫn đêm không ngớt. Tập tục chầu Chúa liên tục bằng các thánh vịnh và lời kinh được các tu sĩ nam nữ duy trì từ thời đầu Kitô giáo, chẳng hạn các akoimetoi (tu sĩ thế kỷ thứ năm ở Byzantine, được gọi là Tu sĩ Không Ngủ vì họ thay nhau chầu Chúa liên tục) ở Đông phương, và tu viện Agaunum, được Vua Sigismund xứ Burgundy thành lập năm 522. Các tập tục tương tự được phổ biến nhiều nơi trước thế kỷ thứ chín. Chính tại Pháp việc chầu Mình Thánh Chúa liên tục được khởi xướng. Mẹ Mechtilde Thánh Thể đi tiên phong trong việc chầu này theo đề nghị của linh mục Picotte. Tu viện Biển Đức, được thành lập vì mục đích này, khánh thành ngày 25-3-1654. Kể từ đó nhiều cộng đoàn tu sĩ đã thực hiện việc chầu Thánh Thể liên tục, hoặc như yếu tố chính yếu của luật Dòng, hoặc như một phần quan trọng của đời tu. Một số phụng hội tín hữu cũng được tổ chức để thực hiện việc chầu Thánh thể liên tục, cùng với các tu sĩ, hoặc trong một số trường hợp, trong nhà thờ giáo xứ.