Ngày 21-10-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Một cuộc đến của ân sủng
Lm. Minh Anh
01:29 21/10/2020

MỘT CUỘC ĐẾN CỦA ÂN SỦNG
“Các bạn sẽ vui mừng múc nước tận nguồn ơn cứu độ”.

Kính thưa Anh Chị em,

Niềm vui được múc nước tận nguồn ơn cứu độ, chính là niềm vui kín múc ân sủng tuôn trào từ Chúa Giêsu; đúng hơn, từ trái tim bị đâm thủng của Ngài. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay trào tràn niềm vui của những con người đến với Ngài như dòng suối tuôn trào, ‘một cuộc đến của ân sủng’. Thánh Vịnh đáp ca reo lên, “Các bạn sẽ vui mừng múc nước tận nguồn ơn cứu độ”.

Cùng với các tín hữu Êphêsô, Thánh Phaolô cũng reo lên trong bài đọc thứ nhất, “Anh em đã nghe biết Thiên Chúa ban phát ân sủng để tôi mưu ích cho anh em”. Ngài xác tín, chính sự giàu có của Thiên Chúa, mầu nhiệm yêu thương và lòng thương xót của Người ẩn chứa trong Chúa Giêsu Kitô, nay, được mặc khải, “Tôi là kẻ hèn nhất trong các thánh, nhưng đã được ơn này là rao giảng cho dân ngoại những sự giàu có không thể thấu hiểu được của Đức Kitô”. Đức Kitô đến, ‘một cuộc đến của ân sủng’; Ngài là suối nguồn tình yêu ẩn tàng, nay ban tặng cho tất cả những ai mong đợi.

Thú vị biết bao, vì lẽ thường, ai khát, người ấy mới đi tìm suối; với Chúa Giêsu, ngược lại, Ngài khát con người. Tin Mừng hôm nay đã vẽ lại ‘một cuộc đến của ân sủng’ đầy bất ngờ; Đấng là nguồn suối lại khát khao con người đến độ say mê nó.

Trước hết, với biến cố nhập thể, Chúa Giêsu đã đến lần thứ nhất; ngày kia, Ngài sẽ đến lần thứ hai trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Cuộc đến này có thể không xảy ra trong nhiều năm, thậm chí hàng trăm năm, nhưng nó sẽ nhất định xảy ra; sẽ có một khoảnh khắc khi thế giới kết thúc, trật tự mới được thiết lập; và cụ thể hơn, đó cũng là giờ chết của mỗi người.

Ngoài hai lần đến đó, Chúa Giêsu đang đến ‘n’ lần thứ ba, những lần đến này được thực hiện liên lỉ, hằng giây hằng phút; những cuộc đến đó được gọi là ‘một cuộc đến của ân sủng’. ‘Những cuộc tái lâm’ này đang diễn ra mỗi ngày trên các bàn thờ; diễn ra trong cuộc sống thực tế đời thường của mỗi người. Ân sủng Giêsu, suối nguồn Giêsu đang đến với chúng ta mỗi ngày như dòng suối đi tìm con người đang khát; dòng suối ấy lượn lờ, va đập, gõ vào trái tim chúng ta hằng giây hằng phút. Ngài mong chờ chúng ta mở ngay cửa cho Ngài ùa vào; bằng không, chúng ta sẽ mất cơ hội gặp gỡ Ngài, tắm gội trong Ngài. Ở đây, ngạc nhiên thay, cuộc đón tiếp lại đổi vai; không phải chúng ta đón lấy Giêsu; nhưng chính Ngài, dòng suối ấy lại đón lấy chúng ta, ôm ấp, và rửa sạch chúng ta.

Vậy làm thế nào để chúng ta chuẩn bị cho những cuộc đến của ân sủng tái lâm thứ ba của Con Thiên Chúa? Trước hết, chúng ta cần nuôi dưỡng thói quen cầu nguyện, thói quen sống nội tâm; thói quen nói chuyện, tâm sự, thỏ thẻ, tỉ tê vui buồn… còn gọi là tĩnh thức như Chúa Giêsu nói đến trong Tin Mừng hôm nay. Bất kể chúng ta làm gì mỗi ngày, tâm trí và trái tim của chúng ta luôn hướng về Chúa. Cầu nguyện bấy giờ, trở nên như hơi thở; chúng ta làm và thực hiện việc nhiệm hiệp này mà không hề nghĩ đến nó. Dẫu chúng ta là ai, thuộc đấng bậc nào, cầu nguyện vẫn phải là trung tâm của đời sống mỗi người; và đó là chuyển đổi, “Hạnh phúc là hướng nhìn về Chúa, buồn bã là hướng nhìn về mình”. Quá dễ dàng, trong mọi thời khắc, ai ai cũng làm được.

Giữa hàng chục câu nói của vị chân phước thời thượng Carlo Acutis, một người trẻ đang gây sốt cho thế giới, có một câu đáng suy nghĩ, “Kết hiệp với Chúa là chương trình sống của tôi”. Ôi, diệu vợi! Đó là sống tình bằng hữu với Chúa Giêsu. Carlo Acutis đã sống tình bạn này trong tất cả các mối tương giao. Thế nhưng, một điều quan trọng với Acutis, sống tình bạn với Chúa Giêsu phải hiểu là sự hoán cải của cả một đời người; cụ thể qua việc đón Chúa Giêsu mỗi ngày, ‘một cuộc đến của ân sủng’, để cùng Ngài, tắm gội ân sủng của Thiên Chúa và lắng nghe tiếng nói của Người.

Anh Chị em,

Cuộc đến của ân sủng không chỉ qua những điều lớn lao, siêu nhiên; qua những con người thế giá, vọng tộc; nhưng cuộc đến ấy còn đến với chúng ta qua những lời nói của con cái, qua lụt lội tai ương, qua những điều tôi không thích; qua những lời kêu đói, kêu lạnh của tha nhân ngay hôm nay.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con biết, ‘một cuộc đến của ân sủng’ chỉ có ý nghĩa khi con biết hoán cải tâm hồn để sống đẹp lòng Chúa; đồng thời, con cũng trở nên suối ân sủng cho anh chị em con”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
22/10: Thanh luyện tâm hồn để tìm bình an trong Chúa - Suy Niệm của Lm. Giuse Nguyễn Xuân Hiếu, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
05:38 21/10/2020

Thứ 5 sau CN 29 TN A: Lc 12,49 - 53

Hãy biết thanh luyện tâm hồn để tìm được sự bình an đích thực trong Chúa.

Suy ngẫm về Lời Chúa hôm nay, ta thấy thật khó hiểu khi Chúa Giê-su nói với các môn đệ rằng: Thầy đến để ném lửa vào mặt đất và anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hòa bình cho trái đất sao? Hơn nữa Chúa Giê-su cảnh báo có sự chia rẽ trong gia đình khi có sự xuất hiện của Chúa. Vậy ta phải hiểu như thế nào cho đúng chứ không mới nghe những lời này cũng thấy chói tai lắm. Quả vậy, từ “lửa” trong Cựu Ước ý chỉ đến sự hiện diện của Thiên Chúa như Thiên Chúa đã tự tỏ mình cho ông Mô-sê ở bụi gai dưới hình lửa. Và trong Tân Ước, Thánh Thần đã hiện xuống trên các tông đồ trong nhà tiệc ly dưới hình lưỡi lửa. Và “ném lửa vào mặt đất”, đó là sự hiện diện của Thiên Chúa trong trần gian này. Và lửa đó là lửa của tình yêu và là lửa của thanh luyện. Lửa tác động nơi tâm hồn con người để thanh luyện nhờ đó tâm hồn con người là nơi xứng đáng để Thiên Chúa ngự trị. Vì thế, Chúa Giê-su xuống trần gian là để thanh luyện trần gian. Để những ai tin theo Chúa, đi theo Người thì cũng phải trải qua sự thanh luyện và biết lựa chọn để trung thành với giáo huấn của Tin Mừng. Và như thế sẽ có một sự giằng xé trong nội tâm của mình hay trong gia đình mình, những mâu thuẫn của những người tin với người không tin, những người chấp nhận sự thanh luyện và những người không cần sự thanh luyện. Đó là một chuỗi bất đồng xảy ra trong mối tương quan của con người trong đời sống thường ngày. Và những ai quyết liệt đi theo Chúa thì sẽ bị người đời ghen ghét và đố kỵ. Chúa nói: Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng thì sẽ được cứu độ. Thành ra, Chúa Giê-su đến để cho con người có được thái độ lựa chọn, để qua chiến đấu gian nan, thử thách thì mới tìm ra được sự bình an trong Chúa chứ không phải cái bình an mà theo kiểu thế gian. Bước theo Chúa là bước theo con đường hẹp, con đường thập giá và khi đó ta được thông phần vào cuộc khổ nạn của Người, chết đi cho những tính hư tật xấu để trở nên giống Chúa nhiều hơn. Để nhờ đó chúng ta dứt khoát chọn Chúa và bỏ đi mọi tính hư tật xấu. Vì vậy, ta có được bình an từ Chúa hay không là do sự chọn lựa của ta. Thánh Phao-lô viết: sống trong hận thù, bất hòa, ghen tương, chè chén say sưa là ta đang sống xa Chúa và như thế ta khó có thể được thừa hưởng hạnh phúc trong nước trời. Nhưng hãy biết sống theo thần khí đó là: bác ái, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, hiền hòa và tiết độ và như thế ta đang thuộc về Đức Ki-tô. Lạy Chúa, lời Chúa hôm nay đã thức tỉnh chúng con để chúng con chỉ biết chọn Chúa là gia ghiệp của đời mình. Sống theo lời Chúa dạy và tin vào Chúa là những đòi hỏi cần thiết của người kito hữu, nhờ thế chúng con mới tìm được sự bình an đích thực nơi Chúa, bằng không chúng con sẽ bị vướng vào cái sự luẩn quẩn của thế gian. Lạy Chúa, trong tháng 10 này xin cho gia đình chúng con biết quy tụ mỗi ngày để tạ ơn Chúa cũng như lần chuỗi mân côi để cầu xin Mẹ Maria, xin Mẹ cầu thay và chở che để chúng con luôn biết vững tin vào Chúa, sống hòa thuận, yêu thương nhau, nhờ đó chúng con làm chứng cho sự hiện diện của Chúa ngay trong gia đình chúng con, để tất cả anh chị em trong gia đình biết bao bọc lẫn nhau và giúp đỡ lẫn nhau. Và xin Thiên Chúa chúc lành cho mỗi người chúng ta, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:27 21/10/2020

2. Thinh lặng bên ngoài là bằng chứng bên trong tâm hồn kính sợ Thiên Chúa.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:31 21/10/2020
57. ĐI TÌM ĐẠO LÝ SÂU XA

Thương Lý tử rất thích huyền học, đem rất nhiều tiền đi vân du thiên hạ, chỉ cần thấy người đội mũ màu vàng thì xá lạy cầu học đạo huyền lý sâu xa.

Có một tên bịp bợm thấy cái túi đầy tiền kêu lẻng xẻng của ông ta, bèn nói:

- “Tôi rất am hiểu huyền học, chỉ cần ông theo tôi đi chơi thì tôi sẽ dạy cho ông.”

Lý tử bèn mang tấm lòng thành tâm thành ý theo tên bịp đi du lãm. Một hôm đi đến bên sông, tên bịp bợm nghĩ rằng thời cơ đã đến, bèn nói:

- “Huyền học ở trên cột buồm của chiếc thuyền mộc kia, ông đi lên tìm là được”.

Lý tử bèn đem túi tiền bỏ dưới cột buồm, tự mình ôm cột buồm mà trèo lên, tên bịp bợm ở dưới luôn miệng thúc giục:

- “Trèo lên, trèo lên”.

Lý tử không thể trèo lên cao được nữa, đột nhiên hiểu ra được và ôm cột buồm lớn tiếng hoan hô:

- “Tìm ra rồi, tìm ra rồi”.

Tên bịp cầm bao tiền chạy mất, Lý tử sau khi xuống khỏi cột buồm lại còn tiếp tục mừng vui, người đi đường nói:

- “Ái dà, ông phát điên rồi ạ, nó là tên đại bịp, ăn cắp túi tiền của ông và chạy rồi”.

Nhưng Lý tử vẫn cứ lớn tiếng hoan hô:

- “Nó là thầy dạy của tôi, thầy dạy của tôi ! Đó chính là huyền lý mà nó dạy tôi đấy ạ !”

(Quyền tử)

Suy tư 58:

Có người đi tìm cái huyền nhiệm ở trong sách vở nên miệt mài tìm kiếm, đến nỗi không biết nhân tình thế thái là gì; có người thích tìm sự cao sâu của đạo lý nên đi vào rừng tìm tiên tìm phật để đạt đạo; có người mai danh ẩn tích để tìm sự huyền lý trong vũ trụ.v.v...

Người hiểu biết lẽ sâu xa của đạo lý là người biết tha thứ trước, vì họ đã khiêm tốn tự nhận mình cũng là một con người bất toàn như những người khác, họ chính là những người Ki-tô hữu học hỏi lẽ mầu nhiệm cao xa của đạo lý nơi Đức Chúa Giê-su, đó chính là biết kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình vậy.

Đạo lý sâu xa không ở bên trong rừng trong núi, cũng không ở trong sách trong vở, nhưng ở ngay trong lòng của mỗi người, đó là khi chúng ta có một quả tim nhân hậu và khiêm tốn của Đức Chúa Giê-su, Đấng cứu chuộc chúng ta...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mến Chúa thể hiện qua hành động yêu người
Lm Đan Vinh
19:42 21/10/2020
CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN A

Xh 22,20-26; 1 Tx 1,5c-10; Mt 22,34-40

MẾN CHÚA THỂ HIỆN QUA HÀNH ĐỘNG YÊU NGƯỜI

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 22,34-40

(34) Khi nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. (35) Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: (36) “Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn lớn nhất?”. (37) Đức Giê-su đáp: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của người hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn đứng đầu. (39) Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. (40) Tất cả Luật Mô-sê và các sách Ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy”.

2. Ý CHÍNH:

Câu hỏi của người thông luật trong nhóm Pha-ri-sêu nêu ra với Đức Giê-su để thử Người vốn là một trong những vấn đề lớn mà các Rá-bi Do Thái luôn bất đồng ý kiến và không ngừng tranh cãi với nhau: “Trong sách Luật Mô-sê thì điều răn nào là điều răn lớn nhất?” Nhưng điều họ cho là khó thì trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã giải đáp cách dễ dàng. Theo Người thì toàn bộ sách Luật và các Ngôn sứ đều tóm gọn trong hai điều răn lớn nhất là mến Chúa và yêu Người.

3. CHÚ THÍCH:

- C 34-35: + Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng: Trong dân Do Thái có nhiều phe nhóm khác nhau. Phái Xa-đốc vì chỉ dựa trên Luật thành văn là bộ sách Ngũ Thư, nên nghĩ rằng không có chuyện kẻ chết sống lại (x. Mt 22,23). Họ đã dựa trên luật “thế huynh” (x. Đnl 25,5-10) để đặt vấn đề với Đức Giê-su. Người đã trả lời bằng hai điểm: Một là khi sống lại, người ta sẽ sống như các thiên thần (x. Mt 22,30). Hai là Người nhắc lại lời Thiên Chúa phán với Mô-sê rằng Người là Thiên Chúa của các tổ phụ, ngầm ám chỉ các tổ phụ ấy vẫn đang sống với Người (x. Xh 3,6). Trước những bằng chứng rút từ Thánh Kinh ấy, họ đuối lý và đành phải câm miệng. + Thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại: Họp nhau ở đây nhằm đối phó với Đức Giê-su. Sau này các đầu mục Do Thái cũng họp nhau để tìm cách giết hại Người (x. Mt 26,3-4). + Một người thông luật trong nhóm: Đây là một kinh sư trong nhóm Pha-ri-sêu. Thời Đức Giê-su có khoảng sáu ngàn người thuộc nhóm Pha-ri-sêu hay Biệt Phái. Cũng như nhóm Ét-sê-ni, nhóm Pha-ri-sêu thường kết nạp những người có lòng đạo đức muốn chống lại ảnh hưởng ngoại giáo. Nhóm gồm các kinh sư, các tiến sĩ Luật và cả tư tế nữa. Họ tổ chức thành hội, nhằm giúp nhau giữ đạo của cha ông và trung thành với Luật Mô-sê. + để thử Người: Ở đây nhóm Pha-ri-sêu nêu câu hỏi để đưa Đức Giê-su vào thế bí, xem Người sẽ giải quyết thế nào đối với vấn đề nan giải, thường gây tranh cãi giữa các ráp-bi với nhau.

- C 36-37: + Luật Mô-sê: Luật hay “Tô-ra” trong tiếng Do Thái, ám chỉ giáo huấn mặc khải của Thiên Chúa nhằm hướng dẫn nếp sống của con người về nhiều lãnh vực như: Luân lý, tổ chức gia đình và xã hội, nghi thức phụng tự, các thừa tác viên và các điều kiện cử hành… Đây là toàn bộ những điều luật ghi trong Ngũ Thư và chi phối đời sống tôn giáo và trần thế của dân It-ra-en. Luật Mô-sê gồm 613 điều khác nhau, trong đó có 246 điều luật truyền và 365 điều luật cấm. + Điều răn nào là điều răn lớn nhất: Lớn nhất tức là quan trọng nhất. Sở dĩ họ đặt câu hỏi này với Đức Giê-su, phần vì không nhất trí được với nhau, phần vì muốn thử Đức Giê-su để mong đặt người vào thế bí không thể giải đáp được. + Ngươi phải yêu mến Đức Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi: Lòng mến Chúa phải toàn diện, liên quan đến trái tim, linh hồn và cả khối óc của con người. Tình yêu ấy phải là động lực thúc đẩy tất cả mọi hoạt động tinh thần cũng như thể xác. + Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu: Đây là điều răn thứ nhất trong Thập Giới (x. Đnl 6,5). Tầm mức quan trọng của điều luật này không phải vì được xếp đầu tiên, nhưng vì việc mến Chúa là điều quan trọng bậc nhất. Vì thế mỗi người Ít-ra-en đều phải đọc đi đọc lại Luật này mỗi ngày hai lần: lúc vừa thức giấc cũng như trước khi nghỉ đêm.

- C 38-40: + Điều răn thứ hai cũng giống điều thứ nhất: Điều răn thứ hai tuy về lòng yêu người, nhưng cũng quan trọng ngang với điều răn thứ nhất về lòng mến Chúa. Vì lòng yêu người phát xuất từ lòng mến Chúa và cũng cần thiết như lòng mến Chúa vậy. + Yêu người thân cận: Đối với dân Ít-ra-en: người thân cận là những người đồng chủng tộc, cùng huyết thống. Nhưng Đức Giê-su đã mở rộng tình yêu tha nhân đến hết mọi người: Dù là Do Thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do… và yêu cả kẻ thù của mình nữa (x. Mt 5,43-48). + như chính mình: Yêu kẻ khác giống như yêu bản thân mình, là đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Nói cách khác yêu người bằng mình là: “Muốn người ta làm gì cho mình, thì hãy làm cho người ta như vậy” (x. Mt 7,12), và ngược lại “Điều gì con không thích thì đừng làm cho ai” (Tb 4,15). + Tất cả Luật Mô-sê và các sách Ngôn sứ: Luật Mô-sê và các sách Ngôn sứ là cách nói chỉ toàn bộ Cựu Ước. Luật Mô-sê gồm có năm cuốn sách trong bộ Ngũ Thư. Còn sách các Ngôn sứ gồm hai loại: sách các Ngôn sứ lớn như I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ê-dê-ki-en, Đa-ni-en và sách các Ngôn sứ nhỏ như Ba-rúc, Hô-sê, Giô-en, A-mốt, Giô-na, Mi-kha, Na-khum, Kha-ba-cúc, Xô-phô-ni-a, Khác-gai, Da-ca-ri-a, Ma-la-khi. + đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy: Thánh ý của Thiên Chúa biểu lộ qua các giới răn, và qui về hai giới răn này là “Mến Chúa” và “Yêu người”. Như vậy, Đức Giê-su đã gắn liền điều răn yêu người với điều răn mến Chúa, bằng cách cho cả hai cùng quan trọng như nhau, và tập trung tất cả lề luật vào hai điều răn này. Từ nay, người ta không cần phải lo lắng chu toàn tất cả 613 điều khoản, với các chi tiết khó nhớ và khó áp dụng. Nhưng họ chỉ cần giữ hai điều then chốt là “Mến Chúa hết lòng hết sức” và “Yêu thương tha nhân như chính mình”. Giữ hai điều này là đã giữ trọn Lề Luật và đã làm theo thánh ý Thiên Chúa rồi. Sau này, Đức Giê-su còn thêm một điều răn mới là: “Anh em hãy thương yêu nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).

4. HỎI ĐÁP:

HỎI 1: Thái độ của nhóm Pha-ri-sêu đối với Đức Giê-su thế nào?

ĐÁP:

Trong nhóm Pha-ri-sêu, một số người có thiện cảm với Đức Giê-su, nên đã mời Người đến nhà (x. Lc 7,36;11,37), trong số đó cũng có người có chức vị thủ lãnh (x. Lc 14,1). Có người đã bảo vệ Người tránh khỏi bị Hê-rô-đê bắt (x. Lc 13,31). Ông Ni-cô-đê-mô một thành viên của nhóm Pha-ri-sêu cũng đã bí mật gặp Đức Giê-su vào ban đêm (x. Ga 3,1-2), và sau đó đã công khai bênh vực Người (x. Ga 7,50), và góp phần vào việc mai táng Người như một môn đệ (x. Ga 19,39-40). Ông Ga-ma-li-ên, một kinh sư thuộc nhóm Pha-ri-sêu trong Thượng Hội Đồng có lần đã lên tiếng bênh vực các Tông đồ (x. Cv 5,34-39). Tông đồ Phao-lô trước khi theo Chúa đã từng là một thành viên nhiệt thành nhất trong nhóm Pha-ri-sêu (x. Cv 26,4-5). Tuy nhiên, đại đa số người Pha-ri-sêu không tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, nên kịch liệt chống lại con người và giáo lý của Người.



HỎI 2: Thái độ của Đức Giê-su đối với nhóm Pha-ri-sêu ra sao?

ĐÁP:

Về phần Đức Giê-su, tuy nhiều lần nặng lời quở trách nhóm Pha-ri-sêu về lối sống vụ Lề Luật, giả đạo đức, vụ lợi, nói mà không làm, kiêu căng, ưa xu nịnh, khinh thường các tội nhân và dạy giáo lý sai lạc (x. Mt 9,10-11;23,1-7;16,5.12)… Nhưng Người công nhận họ siêng năng cầu nguyện, bố thí và ăn chay (x. Mt 6,1-18); nhiệt tâm truyền giáo (x. Mt 23,15), phần nào ăn ở công chính (x. Mt 5,20), gắn bó với truyền thống của cha ông (x. Mt 6,16), giữ Luật cách nghiêm nhặt (x. Mt 23,23). Riêng Đức Giê-su đã đến không nhằm bãi bỏ, nhưng kiện toàn luật Mô-sê hay lời các ngôn sứ nói chung (x. Mt 5,17-19), và Luật về ngày hưu lễ, về sự nhơ uế nói riêng (x Mt 12,2; 15,1-2).

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai cũng giống điều răn ấy là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mt 2,37-39).

2. CÂU CHUYỆN:

1) SỨC MẠNH BIẾN ĐỔI LÒNG NGƯỜI CỦA TÌNH THƯƠNG:

Có một cậu bé 7 tuổi bị mồ côi cha mẹ, nên được ông nội đón về nhà nuôi. Ông này là chủ một xí nghiệp sản xuất quy mô dây chuyền lớn, có hằng trăm công nhân. Ông vốn là một người tham lam và độc ác, thường tỏ thái độ hách dịch và hay tìm cách ăn chặn số tiền lương ít ỏi của công nhân. Nhưng mỗi khi có mặt cậu bé, ông ta lại tỏ thái độ nhân hậu và biết quan tâm đến những người nghèo khổ. Nhất là ông luôn tận tình yêu thương và chăm sóc cho cậu bé, khiến cậu coi ông giống như thần tượng. Cậu luôn miệng khen những việc tốt ông làm, và cả những việc xấu nhưng đã được cậu cắt nghĩa lành là do động cơ tốt. Cậu thường nói với ông như sau: “Nội ơi, nội được nhiều người yêu quý lắm phải không? Cháu dám cá là mọi người đều yêu mến nội thật nhiều, giống như cháu yêu ông nội vậy !”

Chính tình yêu chân thành của cậu bé khiến trái tim sơ cứng của ông cụ dần dần hóa ra mềm mại, và cuối cùng đã biến đổi ông trở nên một người tốt lúc nào không hay. Đúng như những đức tính tốt mà cậu bé vẫn thường ca ngợi ông.

2) PHÉP LẠ CỦA LÒNG NHÂN ÁI:

Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta kể: "Hôm ấy, có một người khách lạ đến thăm nhà dòng. Ông thấy một nữ tu trong dòng vừa mang về tu viện một bệnh nhân bị bệnh nặng gần chết, bị bỏ rơi bên ống cống, mình đầy giòi bọ hôi thối. Thế mà, chị nữ tu này lại ngồi nhặt từng con bọ với vẻ mặt vui tươi, thanh thản và đầy sự cảm thông... Rồi ông khách kia đã đến xin gặp mẹ Tê-rê-sa và nói: “Thưa mẹ, khi con đến đây, lòng con đầy thành kiến và thù ghét đạo Công Giáo. Nhưng bây giờ con sẽ ra về với một tâm hồn hoàn toàn đổi mới. Con đã bắt đầu tin vào Chúa, bởi vì con đã được chứng kiến tình yêu của Chúa, biểu lộ cụ thể qua hành động yêu người của một nữ tu trong dòng, qua cách thức sơ ấy thực hiện với một người dơ bẩn đang hấp hối kia. Bây giờ thì con vững tin: “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Vì nếu không có Chúa trong tâm hồn, thì chắc là sơ sẽ không muốn chăm sóc bệnh nhân hôi hám và đáng thương kia được".

Thực vậy, nếu ai không có lòng mến Chúa thì cũng không thể yêu người cách vô vụ lợi. Chúa Giê-su đã nêu ra hai điều răn trọng nhất là: " Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn ngươi... và ngươi phải yêu người đồng loại như yêu chính mình".

3) ĐỔI CHIẾC QUẦN CŨ LẤY ĐƯỢC HAI LINH HỒN:

Một hôm, một linh mục già của thị trấn PI-CAR-DIE đang trên đường trở về nhà xứ, vừa đi đường ngài vừa đọc kinh nhật tụng trong sách. Có hai viên sĩ quan trẻ cũng đi chung đường với vị linh mục này. Khi rảo bước ngang qua vị linh mục, cả hai anh đều tỏ thái độ khinh dể cha đạo, vì từ lâu họ đã bị mất đức tin và không đến nhà thờ dự lễ Chúa Nhật. Trong câu chuyện, hai viên sĩ quan liên tục khích bác các tu sĩ, và hai anh đã đi nhanh hơn vị linh mục một đoạn khá xa.

Chợt hai anh thấy một người hành khất ngồi bên vệ đường lên tiếng xin: “Các anh ơi, xin giúp đỡ cho kẻ hèn này với.” Nghe vậy, một trong hai viên sĩ quan trẻ lục túi tìm bạc lẻ để cho người ăn xin, còn người kia lại nói với bạn mình rằng: “Ông cha già hồi nãy gặp thế nào cũng sẽ đi ngang qua người hành khất này. Tớ dám cá với cậu là ông ta sẽ chẳng thèm thí cho lão ăn mày này một đồng xu nào cho coi ! Cái bọn tu sĩ đạo đức giả ấy thường chỉ nói hay mà làm không hay. Vậy tụi mình nên núp vào sau bụi cây kia để xem ông cha kia sẽ hành xử như thế nào nhé”.

Ít phút sau, quả nhiên vị linh mục già cũng chậm rãi đi tới nơi. Khi nghe lời người hành khất xin, ngài dừng lại, đưa tay lục hết túi trên đến túi dưới, rồi ái ngại nói với lão ăn mày: “Ông bạn đáng thương ơi, rất tiếc là hôm nay ta chẳng mang theo một đồng xu nào để có thể chia sẻ cho ông.”

Anh thứ nhất nghe tiếng vị linh mục nói liền nói thầm vào tai anh kia rằng: “Đấy, cậu thấy chưa? Tớ nói có sai đâu !” Đang lúc đó, vị linh mục trông thấy bộ quần áo của lão ăn mày đã bị rách nát liền động lòng thương, ông bảo lão ăn mày: “Ông bạn hãy chịu khó ngồi đợi ta một lát nhé, ta sẽ quay lại ngay !” Dứt lời, vị linh mục cũng chạy đến chui vào bụi cây gần bên hai anh sĩ quan đã núp trước đó. Sau khi loay hoay một lúc, vị linh mục đã quay lại chỗ người ăn mày và trao cho lão ta chiếc quần dài đã được xếp gọn và nói: “Đây, tôi xin biếu ông chiếc quần dài tôi đang mặc. Tuy nó hơi cũ, nhưng nói chung vẫn còn tốt chán ! Ông không nên kể ra cho người khác biết việc tôi làm cho ông hôm nay, hầu tránh cho tôi khỏi bị xấu hổ”. Sau đó vị linh mục sửa lại chiếc áo chùng thâm đang mặc cho ngay ngắn, tiếp tục mở Các Giờ Kinh Phụng Vụ và vừa đi vừa đọc kinh.

Hôm sau, ngay từ sáng sớm đã có hai viên sĩ quan đến bấm chuông cổng nhà xứ từ sớm. Vị linh mục già ra mở cửa rồi mời hai người này vào phòng khách và họ đã thuật lại những điều họ đã mắt thấy tai nghe với thái độ thành tâm kính phục hành động cao đẹp của linh mục. Khi ấy vị linh mục chỉ biết ngẩn ngơ thốt lên với Chúa: “Ôi, con tạ ơn Chúa nhân lành. Chỉ với một chiếc quần cũ cho một người nghèo mà Chúa lại quảng đại ban cho con tới hai linh hồn sao?”

(Theo Đức Ông DE SÉGUR)



3. SUY NIỆM:

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện một luật sĩ đã đến hỏi Đức Giê-su: "Trong các giới răn điều nào trọng nhất?"(Mc 12,28). Đức Giê-su đã dạy như sau: "Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó." (Mc 12, 29-31). Như vậy Đức Giê-su đã chính thức xác nhận điều răn trọng nhất là mến Chúa và yêu người. Mến Chúa Yêu Người là hai chiều kích của tình yêu và luôn đi đôi với nhau. Người ta không thể chỉ tuân giữ điều này mà bỏ qua điều kia, như Thánh Gio-an viết: “Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; Vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4,20). Và Ngài kết luận: “Ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng phải yêu thương anh em mình” (1 Ga 4,21).

1. BA BẬC MẾN CHÚA:

Lòng mến Chúa thường được phân thành ba bậc: Một là mến Chúa hình thức; Hai là mến Chúa bình thường và ba là mến Chúa hết lòng hết sức như sau:

+ Mến Chúa hình thức: Một số người chỉ giữ những việc đạo như mười điều răn, đi lễ Chúa Nhật, xưng tội rước lễ… vì sợ bị mắc tội nặng khi chết phải sa hỏa ngục. Còn những tội nhẹ như: chửi nhau, tục tĩu, ăn cắp vặt, gian dối, tham lam… thì họ không quan tâm chừa cải. Những người này giống như những đứa trẻ chỉ học hành hay làm các việc nhà vì sợ cha mẹ rầy la trừng phạt, nên dễ dàng bỏ đi chơi khi cha mẹ vắng nhà. Đó là những người “chỉ mến Chúa ngoài môi miệng, còn lòng họ thì ở xa Chúa” giống như người Pha-ri-sêu được đề cập trong Tin mừng hôm nay.

+ Mến Chúa bình thường: Một số người khác cũng cố gắng sống đạo nghĩa là tuân giữ các giới răn để sau khi chết được lên thiên đàng. Nhưng vì lòng mến Chúa không nhiều, nên đến khi phải hy sinh bản thân thì họ liền phạm tội giống như các môn đệ trong cuộc khổ nạn của Chúa: Kẻ thì “bỏ Thầy để chạy thoát thân”, kẻ khác “hèn nhát chối không biết Thầy là ai”. Thậm chí có kẻ còn phản bội “liên kết với kẻ thù để bán nộp Thầy”.

+ Mến Chúa hết lòng: Chúng ta phải có đức “Mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn”, nghĩa là phải yêu mến Thiên Chúa hơn mọi người và mọi sự khác trên đời. Chúa Giê-su cũng đòi môn đệ phải yêu Thầy hơn yêu cha mẹ và con cái (x. Mt 10,37-39), và nếu cần phải sẵn sàng hy sinh cả mạng sống để chứng tỏ lòng mến Thầy (x. Ga 15,13). Thánh Phao-lô đã đạt tới lòng mến như thế khi viết: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?” (Rm 8,35). Mỗi người chúng ta hãy xin ơn Thánh Thần giúp ta yêu mến Chúa như vậy. Thánh Au-Gút-ti-nô đã khuyên các tín hữu: “Hãy yêu đi, rồi muốn làm gì thì làm” (Ama et fac quod vis).

2. MẾN CHÚA HẾT LÒNG NGHĨA LÀ GÌ?:

- Người ta thường nói: “Có đi có lại mới toại lòng nhau”. Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chúng ta phải biết đáp lại tình yêu của Thiên Chúa bằng nhiều cách như: Tuân giữ các giới răn của Chúa; năng đọc và suy niệm Lời Chúa; năng cầu nguyện, tham dự thánh lễ và chịu các bí tích, chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng để đưa nhiều người về làm con cái Thiên Chúa...

- Hãy làm việc thờ phượng Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực của chúng ta. Có nghĩa là phải đặt Chúa lên chỗ nhất cuộc đời mình, trên tất cả mọi thứ tình yêu dành cho cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, trên cả của cải, chức quyền danh vọng và mọi thứ khác như lời Chúa Giê-su: "Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10,37-38).

- Rất có thể chúng ta đã yêu mến Chúa nhưng chưa yêu hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự, khi chúng ta chỉ dành cho Chúa một chỗ nhỏ bé trong tâm hồn mình. Chẳng hạn chúng ta chỉ mến Chúa những khi được bình an. Còn khi gặp phải thử thách đau khổ, chúng ta lại dễ dàng bỏ Chúa để tìm kiếm danh vọng lợi lộc thú vui, giống như tông đồ Giu-đa đã bán Thầy với giá 30 quan tiền. Mỗi ngày trước khi đi ngủ, mỗi người hãy dành ra ít phút để xét xem hôm nay mình đã mến Chúa thế nào? Rồi cầu nguyện dốc quyết sẽ làm mọi sự để biểu lộ lòng mến Chúa như Thánh Phao-lô đã khẳng định: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? ” (Rm 8,35).

3. YÊU NGƯỜI NHƯ YÊU MÌNH LÀ GÌ?:

- Về mặt tiêu cực, tình yêu tha nhân là tránh làm cho tha nhân những gì mình không muốn, như Tô-bi-a cha đã khuyên Tô-bi-a con: “Điều con không thích thì đừng làm cho người khác” (Tb 4,15a), và Đức Khổng Tử cũng khuyên đệ tử: « Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân- Điều mình không muốn thì đừng làm cho kẻ khác ». Về mặt tích cực, hãy làm cho người khác những gì mình muốn người khác làm cho mình, như Đức Giê-su đã dạy: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12).

- Để thực hiện giới răn Yêu Người, trước hết, cần phải yêu thương những thành viên trong gia đình như: Ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột thịt… Sau đó, phải yêu thương những người thân cận như: Bạn bè, làng xóm láng giềng, những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Từ đó, chúng ta mới có thể yêu thương mọi người xa lạ, yêu cả kẻ đang thù ghét làm hại chúng ta. Bởi vì, nếu không yêu thương những người có liên hệ với chúng ta thì làm sao có thể yêu thương những người xa lạ, yêu thương cả kẻ thù của mình như lời Chúa dạy (x. Lc 6,27), và theo gương Chúa đã xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ thù ghét bách hại mình: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm" (Lc 23,34). Noi gương Chúa, nhiều vị thánh cũng đã tha thứ cho kẻ làm hại mình, như thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã vào nhà tù để thăm hỏi kẻ ám sát mình; thánh nữ Ma-ri-a Go-ret-ti cũng sẵn sàng tha thứ cho kẻ giết mình.

4. THỰC HÀNH TÌNH MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI THẾ NÀO?

- Yêu thương cụ thể là hy sinh mạng sống cho tha nhân: Chúa Giê-su đã hy sinh cuộc đời để cứu độ nhân loại bằng cách sẵn sàng chịu chết trên cây thập giá để đền tội thay cho nhân loại. Nhiều vị thánh cũng đã hy sinh phục vụ cho người nghèo khổ như Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta, hay đã tình nguyện chịu chết thay cho một bạn tù không quen biết như thánh Ma-xi-mi-li-a-nô Kôn-bê.

- Yêu thương là thăm viếng chia sẻ và khiêm tốn phục vụ tha nhân: Đến ngày chung thẩm, Thẩm phán Giê-su sẽ dựa vào tiêu chuẩn này để phán xét nhân loại: Yêu thương chia sẻ và phục vụ cho những kẻ nghèo hèn là giúp đỡ chính Chúa: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han”(Mt 25, 35-36). Ngược lại, những ai không chia sẻ phục vụ những kẻ bé mọn là đã không phục vụ chính Chúa nên sẽ bị loại khỏi Nước Trời và sẽ bị phạt trong lửa hỏa ngục đời đời, chung số phận với ma quỷ và những kẻ theo phe của chúng (x. Mt 25, 42-43).

4. THẢO LUẬN:

Các tín hữu chúng ta cần thực hành thế nào lời dạy của Chúa Giê-su: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12)?

5. LỜI CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Ngày nay Chúa cũng muốn chúng con mở rộng vòng tay thân ái với hết mọi người, nhất là những người nghèo khổ bệnh tật và bất hạnh. Tuy nhiên chúng con chỉ có thể làm được điều này nếu chúng con có lòng mến Chúa, và sống gắn bó mật thiết với Chúa. Ước gì khi nhìn lên thánh giá, chúng con cảm nghiệm được tình thương tột đỉnh của Chúa, đã hy sinh chịu chết đền tội thay và đã sống lại để trả lại sự sống đời đời cho chúng con. Hôm nay Chúa mời gọi chúng con noi gương Chúa để giang tay cầu nguyện kết hiệp với Chúa, rồi nắm tay nhau để xây dựng môi trường sống của chúng con là gia đình, khu xóm, trường học, xưởng máy, công sở… ngày một công bình nhân ái hơn và an bình hạnh phúc hơn.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Hai Điều Răn
Lm Vũđình Tường
22:41 21/10/2020
Lãnh đạo Do Thái thời trước không hoà thuận khi họ bàn về tầm quan trọng trong việc giữ các giới luật. Người thì cho rằng luật 'Cắt bì' là giới răn quan trọng nhất. Nhóm khác lại lí luận giữ ngày 'Lễ Nghỉ' được coi là quan trọng hàng đầu. Nhóm khác nữa lại chú trọng đến việc 'Thờ Phượng Thiên Chúa là trọng hơn cả. Người luật sư thuộc nhóm này. Anh ta đưa vấn đề hỏi Đức Kitô với hy vọng Đức Kitô đứng về phía anh ta. Anh hỏi, 'Xin Thầy cho biết giới răn nào quan trọng hơn cả'. Đức Kitô nhắc lại giới luật trong sách Đệ nhị Luật 6:5 dậy 'hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em hết lòng hết dạ, hết sức anh em'. Nhắc lại giới răn đó nhưng Đức Kitô không ngưng tại đó, Ngài dậy thêm giới răn quan trọng tiếp theo là 'yêu mến tha nhân như chính mình'. Hai giới răn này tóm gọn lề luật, mến Chúa, yêu người. Giới răn thứ nhất là thờ phượng Thiên Chúa và giới răn thứ hai là yêu mến tha nhân. Đức Kitô cho biết hai giới răn này gắn bó đến độ không thể chia lìa. Người ta không thể nói thờ phượng Thiên Chúa hết lòng mà lại không yêu người. Thờ phượng Thiên Chúa mà không yêu tha nhân chính là thờ phượng Chúa bằng môi miệng. Thương yêu tha nhân mà không làm vinh danh Chúa chính là làm công việc bác ái xã hội cho vinh danh tên tuổi mình. Vì thế xã hội vinh danh, ca tụng cá nhân đó. Yêu mến tha nhân chính là nhận biết người đó là nhân vị đặc thù được được Thiên Chúa dựng nên. Thứ hai là nhận biết con người đó có mang hình ảnh Chúa trong người. Điều răn thứ hai giống như điều răn thứ nhất. Chữ 'giống như' của điều răn thứ hai bao hàm nhiều í nghĩa. Thứ nhất chính là làm cho tha nhân nhận biết Thiên Chúa qua cuộc sống của chính ta để tha nhân tôn vinh và ca tụng thiên Chúa. Thứ hai, bởi nếu không có mẫu mực để yêu thương, chúng ta không biết phải yêu tha nhân như thế nào cho phải lẽ. Vì thế chữ 'giống như' đưa ra mẫu mực yêu thương. Điều này có nghĩa là ta phải yêu tha nhân cùng cung cách Thiên Chúa yêu ta. Làm như thế tình yêu con người được phỏng theo và thánh hoá thành tình yêu thần linh. Điều này có thể thực hiện được, không phải do tài trí của ta, mà chính là do tình yêu Chúa trong ta thực hiện điều đó. Tình yêu nhân loại thường thiên vị và mong được đền đáp. Tình yêu Chúa không đòi đền đáp và đầy tràn tình thương. Khi ta yêu tha nhân bằng tình yêu thần linh, tình yêu Thiên Chúa sống động trong đời sống xã hội con người.

Tình yêu thiên Chúa luôn sống động. Bởi vì tình yêu sống động nên tình yêu đó luôn tái tạo. Tái tạo sinh ra tạo vật mới, chúng tốt lành và hữu dụng bởi những tạo vật mới phát sinh từ tình yêu. Tình yêu sáng tạo rõ ràng nhất là trình thuật trong hai chương đầu của sách Sáng Thế Kí. Chúng ta được mời gọi dự phần vào việc sáng tạo một cách khiêm nhường, nhỏ bé hơn. Chúng ta không cần phải thực hiện kì công vĩ đại, chuyển núi, dời sông. Chúng ta được mời gọi làm tốt đẹp cuộc sống, vui vẻ làm công việc hàng ngày, và làm với lòng mến. Chẳng hạn như khi gặp người cần nâng đỡ, chúng ta nâng đỡ họ khi họ gặp khủng hoảng công ăn, việc làm, khủng hoảng tài chánh, khủng hoảng đời sống gia đình, khủng hoảng tình trạng con cái. Quan trọng hơn cả là khủng hoảng về đời sống đức tin; Chúng ta sẵng lòng giúp người trong khả năng, khi người cần đến sự giúp đỡ của ta; chúng ta tỏ lòng rộng lượng với người làm ta phật lòng, sẵn sàng tha thứ khi họ tỏ lòng thống hối hay ngỏ lời xin lỗi. Những việc này không ảnh hưởng đến công trình sáng tạo, nhưng chúng lại rất có giá trị với tha nhân bởi những việc đó ban sự sống, hỗ trợ sự sống và là nguồn sống.

Tình yêu Thiên Chúa còn gắn liền với hy sinh. Đức Kitô diễn tả tình yêu đó bằng cách tự nguyện vác thập giá đền thay tội nhân loại, để ban ơn cứu dộ, thánh hoá và đổi mới cuộc sống tâm linh con người. Một khi ta thực hành tình yêu thần linh trong gia đình thì gia đình sẽ êm vui, đầm ấm. Ta biết rõ nhiệm vụ và mục đích cuộc sống, khi thể hiện tình yêu thần linh trong cộng đoàn thì cộng đoàn đó là cộng đoàn mở rộng vòng tay chào đón tha nhân. Khi mọi thành viên trong gia đình sống với nhau bằng tình yêu thần linh ban phát, gia đình đó là nguồn thương yêu, hạnh phúc. Đời sống không còn là gánh nặng.

Bình an và hạnh phúc là bạn đồng hành trong cuộc sống.

TiengChuong.org

Double Commandments

The disputes amongst the Jewish Leaders over which commandment was the most important, had no ending. Some held the view that circumcision was the most important; others argued that keeping the Sabbath was the paramount command. Others again believed that to love Yahweh was the essence of the Law (Deut 6:5). The lawyer who represented this view asked Jesus: 'Which is the greatest commandment of the Law?'. He hoped, that Jesus would lend him His support. Jesus quoted the teaching from Deut 6:5 which says: Love God with all one's mind and heart is the greatest commandment. However, Jesus didn't stop short. He added more to that commandment. He called it the second commandment. The first commandment was our commitment to worship God alone; and the second commandment was our obligation towards others. For Jesus, loving God and loving God's people, are interconnected. Loving God without doing any good work; love has no essence. It is only a lip- service. Doing things for others without giving any glory to God, such work has more to do with men. Society will reward that person with praise and fame for oneself. To love others as oneself means to recognize, that everyone is a special gift God has created. It is to recognize God's image in that person. The word 'resemble' means the second commandment must make the first commandment visible, and useful for others, and they give glory and praise to God. Resemblance also means we must love others with the same kind of love that God loves us. When we love someone with the same kind of love, that God loves us, our human love will be transformed to the divine love. It is possible, because God's love in us makes the change. Human love is often biased and conditional. God's love is unconditioned and full of compassion. When we love others with the divine love, God's love is active in the world, and relevant to the lives of others. God's love is not passive but active. Because God's love is active, it always creates. Active love gives birth to a new creation, creating something new, and good, and useful, out of love. God's creative love is demonstrated clearly in the Account of Creation; the first two chapters of the book of Genesis. We are given the gift of creation in a different way. We don't have to create something big and significant, but something small, simple, and down to earth. In doing our daily chores at home and at work, we need to give a word of support when someone is down; we need to give a gesture of kindness when someone needs help; we need to give a word of forgiveness when someone wrongs us. These simple acts are insignificant in the story of creation, but they are significant to the lives of others, because these acts support life. God's love is active and sacrifices. Jesus has demonstrated His ultimate love for the human race on the Cross. God's love is redemptive, saving, rescuing and renewing. Our love resembles God's love when we make our family happy; when we see the purpose of our life on earth; when we make the faith community a welcoming community. When members of a family household love each other with the same kind of love, that God loves us, that family is a happy family. Life is no longer a burden. Happiness and peace are companions on the journey.
 
Đồng Xu
Lm Vũđình Tường
23:00 21/10/2020
Tất cả các đồng xu đều có giá trị giống nhau. Không đồng xu nào có giá trị cao hơn đồng xu nào, bởi chúng cùng phát sinh trong một đất nước, sống cùng một thể chế, và được luật pháp nước đó bảo vệ. Mọi người trong nước đều chấp nhận giá trị chung của đồng xu.

Trong Kinh thánh có nhiều dụ ngôn về đồng xu. Đồng xu trong dụ ngôn có giá trị cao thấp tuỳ thuộc vào mức độ khôn ngoan của người xử dụng đồng xu. Cũng là đồng xu mà trong tay người khôn ngoan thì đồng xu đó có giá trị tuyệt vời. Tuy nhiên nếu đồng xu đó trong tay người 'khờ dại' thì đồng xu đó không những giảm giá trị, mà nó còn là nguyên nhân gây đau thương cho tha nhân. Khờ dại trong bài này mang một nghĩa duy nhất là khờ dại trong cách dùng đồng xu: chi, thu, tiêu dùng đồng xu. Chủ đồng xu có thể là người khôn ngoan, tài giỏi trong nhiều vấn đề, như kiến thức rộng, có tài biện luận, tài lãnh đạo, khôn khéo trong việc gian tham, nhưng lại khờ dại khi dùng đồng xu.

Đồng xu tự nó không có khả năng nâng cao, hay giảm giá mà chính là người tiêu thụ nó biết cách tăng giá trị đồng xu, hay giữ nguyên giá và ngay cả làm giảm giá trị đồng xu. Có nhiều dụ ngôn đồng xu nhưng chỉ xin nhắc đến vài ba trường hợp. Dụ ngôn thứ nhất nói về đồng xu đó là việc đóng thuế thân cho chính phủ bảo hộ. Loại thuế này đóng vào cá nhân khi tới tuổi trưởng thành. Môn đệ Đức Kitô không tìm ra tiền đóng thuế thân nên họ xin Đức Kitô giúp. Đức Kitô bảo các tông đồ đi câu, con cá đầu tiên câu được trong miệng nó có tiền. Lấy tiền nơi miệng cá đóng thuế (Mt 17;24-27). Đồng xu người nghèo kiếm được, nếu là ngư phủ thì phải trầm mình dưới sóng nước, chịu lạnh, chịu ngứa do nọc độc của bọ nước. Nếu là nông dân phải tắm nắng trưa hè trong mùa thu hoạch, chấp nhận cơn gió nóng cháy da. Nếu là dân làm vườn, làm rẫy thì phải chịu trận, đầu đội mưa, chân đạp xình, tay thu hoạch rau trái. Nếu là công nhân xí nghiệp, nếu không vác nặng, cũng phải trèo cao, hoặc chìm sâu trong các hầm mỏ, mới hy vọng có được đồng xu. Dụ ngôn thợ làm vườn nho xác định cơ hàn trong cuộc sống. (Mt. 20). Dân nghèo kiếm ra đồng xu, ngoài cơm áo ra, phần còn lại đồng xu đó nuôi nhóm lãnh đạo, họ dùng tiền đó trả lương cho chính họ. Nhóm lãnh đạo cũng trông mong vào đồng xu đó chi dùng cho các công trình công cộng.
Đồng xu nữa trong Kinh Thánh là đồng xu bán mạng. Đây là đồng xu máu, dù thất bại nhưng người xử dụng dùng nó với mục đích dùng tay người khác đòi mạng Đức Kitô. Nhóm lãnh đạo Do Thái và Herodian họp nhau tìm cách triệt tiêu Đức Kitô. Họ hỏi Đức Kitô xin Ngài cho í kiến về việc có nên đóng thuế cho hoàng đế Rôma. Nếu Đức Kitô nói là nên đóng thuế thì họ liệt Ngài vào loại thuộc hạ, kẻ bợ đỡ quân Roma. Nếu Ngài đáp là không thì họ sẽ báo cho hoàng đế Roma biết là Đức Kitô đang nổi loạn chống lại hoàng đế. Đức Kitô thoát ra khỏi kế giết người của họ một cách dẽ dàng, khi Ngài đáp: Những gì thuộc về hoàng đế thì trả cho hoàng đế, những gì thuộc về Thiên Chúa thì trả cho Thiên Chúa. (Mt 22:15-21). Cả hai nhóm vắt óc tìm kế giết Đức Kitô. Họ thất bại trong việc dùng đồng xu giết người. Lạ lùng thay cả hai nhóm tự nhận là lãnh đạo, là người khôn ngoan, thông thái trong dân. Họ đã âm thầm họp bàn, tìm mưu, tính kết triệt hạ Đức Kitô. Họ thất bại thê thảm. Trong khi đó một thân, một ngựa, một mình Giuđa lại thành công trong âm mưu bán Thầy mình. Giuđa thành công khi phản bội, bán Thầy lấy ba mươi đồng xu. Giuđa không nhìn nhận những đồng xu này là đồng xu máu nhưng nhóm lãnh đạo chi tiền cho Giuđa xác nhận đây là đồng xu máu Mt 27:6. Máu đây chính là máu Đức Kitô tươm ra sau mỗi roi đòn, máu rơi rớt trên đường vác thập tự, máu phun thành vòi khi búa nện đinh vào da thịt, và máu sót trong tim, gần đông quánh khi nhát gươm đâm cạnh sườn Đức Kitô.

Đồng xu cuối cùng trong tay bà goá là đồng xu khôn ngoan nhất trong việc dùng đồng xu. Đây là đồng xu có giá trị cao cả nhất trong số các đồng xu được ghi lại trong Kinh thánh (Lk 21:3). Đồng xu này cao quí vì nhiều lí do. Thứ nhất đây là đồng xu tình nghĩa, không phải cho người thân quen, mà là tình nghĩa cho người xa lạ, người không quen biết. Thứ hai, đồng xu này có í nghĩa bởi nó đến từ tay một người nghèo, một bà goá, chính tay bà trao đồng xu cho người nghèo vô danh khác. Thứ ba và đây là í nghĩa cao cả nhất, giá trị nhất, khôn ngoan nhât, đáng ca tụng nhất là bà goá này không phải cho đi đồng xu để dành, cất tủ, giấu kín mà chính là đồng xu bà dùng để mua thực phẩm cho gia đình. Bà đã chia một phần thực phẩm đó cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống. Coi như bà goá này chấp nhận ăn đói một chút để cứu đói, cứu nạn kẻ đói hơn. Bà chịu khát một chút để kẻ khác có nước trong lành uống. Vì thế nên đồng xu của bà trở nên giá trị tuyệt vời. Bà goá này rất khôn ngoan trong việc xử dụng đồng xu hiếm hoi của mình. Kẻ nghèo hèn như bà goá lại có lòng rộng lượng mang lại niềm an ủi cho tha nhân; trong khi kẻ giầu có cũng tiêu xài thoải mái không có mục đích mang lại an ủi cho tha nhân, mà chính là tìm vinh quang, danh giá và thoả mãn cho chính mình.
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn từ của Đức Thánh Cha trong cuộc gặp gỡ liên tôn trên đồi Capitol ngày 20/10
J.B. Đặng Minh An dịch
05:16 21/10/2020
Như chúng tôi đã đưa tin lúc 4g chiều thứ Ba 20 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo quốc tế do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức tại Rôma để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Sinh hoạt này được cử hành theo tinh thần cuộc gặp gỡ hòa bình do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mời gọi lần đầu tiên tại Assisi hồi tháng Mười năm 1986.

Chủ đề của cuộc gặp gỡ lần thứ 34 năm nay là “Không ai được cứu thoát một mình - Hòa bình và tình Huynh đệ”.

Trong phần thứ nhất của cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo Bácthôlômêô và đại diện các hệ phái Kitô khác đã cầu nguyện tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Aracoeli do dòng Phanxicô coi sóc, nằm cạnh tòa thị chính Rôma. Các tôn giáo khác cầu nguyện ở các địa điểm khác gần đó. Chúng tôi đã có bài tường thuật biến cố này.

Phần thứ hai của cuộc gặp gỡ, diễn ra lúc 5g15, tại khu vực trước tòa thị chính Rôma. Tổng thống Sergio Mattarella và một số quan chức chính quyền Ý đã tham dự phần này.

Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:


Anh chị em thân mến,

Tôi vui mừng và tạ ơn Chúa vì ở đây trên Đồi Capitol, trung tâm thành phố Rôma, tôi có thể gặp gỡ các bạn, các nhà lãnh đạo tôn giáo ưu tú, các cơ quan công quyền và rất nhiều bạn bè yêu chuộng hòa bình. Ở bên nhau, chúng ta đã cầu xin bình an. Tôi xin chào Tổng thống Cộng hòa Ý, Sergio Mattarella đáng kính. Tôi rất vui khi được gặp thêm một lần nữa người anh em của tôi, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô. Tôi biết ơn nhất là, bất chấp những khó khăn trong việc đi lại trong những ngày này, hiền huynh và các nhà lãnh đạo khác đã mong muốn được tham gia buổi gặp gỡ cầu nguyện này. Theo tinh thần của Cuộc gặp gỡ Assisi do Thánh Gioan Phaolô II kêu gọi vào năm 1986, Cộng đồng Sant'Egidio tổ chức hàng năm, tại các thành phố khác nhau, những khoảnh khắc cầu nguyện và đối thoại cho hòa bình giữa các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau.

Cuộc gặp gỡ Assisi và viễn kiến hòa bình của cuộc gặp gỡ ấy chứa đựng một hạt giống tiên tri mà nhờ ân sủng của Thiên Chúa đã dần trưởng thành qua những cuộc gặp gỡ chưa từng có, những hành động xây dựng hòa bình và những sáng kiến mới mẻ của tình huynh đệ. Mặc dù những năm qua đã chứng kiến những sự kiện đau đớn, bao gồm xung đột, khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, nhưng đôi khi nhân danh tôn giáo, chúng ta cũng ghi nhận được những bước tiến hiệu quả được thực hiện trong các cuộc đối thoại giữa các tôn giáo. Đây là một dấu chỉ của hy vọng khuyến khích chúng ta tiếp tục hợp tác với nhau như anh chị em. Nhờ đó, chúng ta đã được Văn kiện quan trọng về Tình huynh đệ của nhân loại vì Hòa bình Thế giới và sự Chung sống với nhau, mà tôi đã ký với Đại Giáo Trưởng của Đại Học Al-Azhar, là ngài Ahmad Al-Tayyeb, vào năm 2019.

Thật vậy, “điều răn về hòa bình được khắc sâu trong các truyền thống tôn giáo” (Fratelli Tutti, 284). Tín hữu các tôn giáo hiểu rằng sự khác biệt tôn giáo không biện minh cho sự thờ ơ hay thù hằn. Đúng hơn, trên cơ sở đức tin tôn giáo của mình, chúng ta có khả năng trở thành những người kiến tạo hòa bình, thay vì thụ động khi đứng trước cái ác của chiến tranh và thù hận. Các tôn giáo đứng về phía phục vụ hòa bình và tình huynh đệ. Vì lý do này, cuộc họp mặt hôm nay của chúng ta cũng tiêu biểu cho một sự khích lệ đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo và tất cả các tín hữu nhiệt thành cầu nguyện cho hòa bình, không cam chịu chiến tranh, nhưng làm việc với sức mạnh dịu dàng của đức tin để chấm dứt xung đột.

Chúng ta cần hòa bình! Cần nhiều hòa bình hơn nữa! “Chúng ta không thể thờ ơ. Ngày nay thế giới có một khát khao hòa bình sâu sắc. Ở nhiều quốc gia, con người đang phải chịu đựng những đau khổ do chiến tranh, mặc dù chiến tranh thường bị lãng quên, nhưng nó luôn là nguyên nhân của đau khổ và nghèo đói” (Diễn văn với những người tham gia Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Hòa bình, Assisi, 20 tháng 1 năm 2016). Thế giới, đời sống chính trị và dư luận xã hội đều có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sự ác độc của chiến tranh, đến mức xem nó đơn giản là một phần tất yếu của lịch sử nhân loại. “Chúng ta đừng sa lầy vào các cuộc thảo luận lý thuyết, mà hãy chạm vào da thịt bị thương của các nạn nhân… Chúng ta hãy nghĩ đến những người tị nạn và di tản, những người chịu ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử và các cuộc tấn công hóa học, những bà mẹ mất con và những cậu bé và các trẻ em gái bị đày đọa hoặc bị tước đoạt tuổi thơ” (Fratelli Tutti, 261). Ngày nay, những đau khổ của chiến tranh càng trở nên trầm trọng hơn bởi những đau khổ do coronavirus gây ra và ở nhiều quốc gia, việc tiếp cận với sự chăm sóc cần thiết là điều không thể.

Trong khi đó, các cuộc xung đột vẫn tiếp diễn, khiến nhân loại phải đau khổ và chết chóc. Chấm dứt chiến tranh là một nghĩa vụ nghiêm trọng trước mặt Thiên Chúa của tất cả những người nắm giữ trách nhiệm chính trị. Hòa bình là ưu tiên của mọi nền chính trị. Thiên Chúa sẽ chất vấn những ai thất bại trong việc tìm kiếm hòa bình, hoặc những ai gây ra những căng thẳng và xung đột. Ngài sẽ đòi họ phải trả lẽ về tất cả những ngày, những tháng và những năm chiến tranh đã qua mà các dân tộc trên thế giới phải chịu đựng!

Những lời Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô thật sâu sắc và đầy khôn ngoan: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26:52). Những người dùng gươm, có thể tin rằng vũ khí sẽ giải quyết các tình huống khó khăn một cách nhanh chóng, nhưng họ sẽ thấy nơi cuộc sống của chính họ, nơi cuộc sống của những người thân và cuộc sống của đất nước họ, những cái chết do gươm giáo mang lại. “Đủ rồi!” Chúa Giêsu nói (Lc 22,38) khi các môn đệ rút ra hai thanh gươm trước cuộc Khổ nạn của Người. “Đủ rồi!” Đó là phản ứng rõ ràng của Chúa đối với bất kỳ hình thức bạo lực nào. Lời duy nhất đó của Chúa Giêsu vang vọng qua nhiều thế kỷ và đến với chúng ta một cách mạnh mẽ trong thời đại này: gươm giáo, vũ khí, bạo lực và chiến tranh, đã quá đủ rồi!

Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã lặp lại lời đó trong lời kêu gọi của ngài trước Liên Hiệp Quốc vào năm 1965: “Đừng chiến tranh nữa!” Đây là lời cầu xin của chúng ta và của tất cả những người nam nữ có thiện chí. Đó là ước mơ của tất cả những ai nỗ lực vì hòa bình khi nhận ra rằng “mỗi cuộc chiến đều khiến thế giới của chúng ta tồi tệ hơn trước đó” (Fratelli Tutti, 261).

Làm thế nào chúng ta tìm ra được cách thoát khỏi những xung đột ngày càng quyết liệt hơn và tàn phá kinh hoàng hơn? Làm thế nào để chúng ta tháo gỡ những nút thắt của cơ man các cuộc xung đột vũ trang? Làm thế nào để chúng ta ngăn chặn được những xung khắc? Làm thế nào để chúng ta khơi dậy những suy nghĩ về hòa bình trong các kẻ gây chiến và những người dựa vào sức mạnh của vũ khí? Không một người nào, không một nhóm xã hội nào có thể một mình đạt được hòa bình, thịnh vượng, an ninh và hạnh phúc. Không một ai làm được. Nếu chúng ta muốn trung thực với chính mình thì hãy ngẫm nghĩ về bài học rút ra từ đại dịch gần đây. Chúng ta cần “nhận thức rằng chúng ta là một cộng đồng toàn cầu, tất cả cùng chung trong một con thuyền, nơi vấn đề của một người là vấn đề của tất cả. Một lần nữa chúng ta phải nhận ra rằng không ai được cứu một mình; chúng ta chỉ có thể được cứu cùng nhau” (Fratelli Tutti, 32).

Tình huynh đệ, nảy sinh ra từ nhận thức rằng chúng ta là một gia đình nhân loại, phải thâm nhập vào đời sống của các dân tộc, các cộng đồng, các nhà lãnh đạo chính phủ và các cơ cấu quốc tế. Điều này sẽ giúp tất cả mọi người hiểu rằng chúng ta chỉ có thể được cứu cùng nhau thông qua gặp gỡ và thương lượng, gạt xung đột sang một bên và theo đuổi hòa giải, tiết chế ngôn ngữ chính trị và tuyên truyền, và phát triển các nẻo đường hòa bình đích thực (xem Fratelli Tutti, 231).

Chúng ta đã tập hợp tối nay, với tư cách là những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau, để gửi đi một thông điệp hòa bình. Để chứng tỏ một cách rõ ràng rằng các tôn giáo không muốn chiến tranh và, thực sự, khước từ những ai hô hào bạo lực. Chúng ta kêu cầu mọi người cầu nguyện cho hòa giải và cố gắng giúp cho tình huynh đệ có thể mở ra những con đường hy vọng mới. Quả thật, với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, chúng ta sẽ có thể xây dựng một thế giới hòa bình, và nhờ đó, anh chị em cùng được cứu rỗi. Cảm ơn các bạn.


Source:Libreria Editrice Vaticana
 
Vatican chấp nhận hôn nhân đồng tính? Đức Giáo Hoàng kêu gọi luật Hiệp Nhất Dân Sự cho các cặp đồng tính
Nguyễn Long Thao
16:25 21/10/2020
Đức Giáo Hoàng kêu gọi ban hành luật Hiệp Nhất Dân Sự cho các cặp hôn nhân đồng tính

Thứ Tư, 21/10 năm 2020, tại Roma đã diễn ra đại hội điện ảnh Rome Film Festival. Trong đại hội, ban tổ chức cho trình chiếu phim Francesco ( Phanxicô) của đạo diễn Evgeny Afineevsky. Trong cuốn phim, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi ban hành luật Hiệp Nhất Dân Sự cho các cặp hôn nhân đồng tính mà giới truyền thông quốc tế cho là Tòa Thánh đã thay đổi lập trường tán thành hôn nhân đồng tính. ĐGH phát biểu:

Người đồng tính có quyền là một phần của gia đình. Họ là con của Chúa và có quyền có gia đình. Không ai phải bị gạt bỏ, hoặc bị làm cho khốn khổ vì điều đó, ”

“Homosexuals have a right to be a part of the family. They’re children of God and have a right to a family. Nobody should be thrown out, or be made miserable because of it,”

Ngài nói thêm rằng: “Điều chúng ta cần phải có là luật dân sự để công nhận đồng tính; để họ được bảo vệ về phương diện pháp lý.”

Tưởng cũng nên nhắc lại là khi còn là Tổng Giám Mục giáo phận Buenos Aires ở Argentina, Đức Giáo Hoàng Francis đã bày tỏ sự ủng hộ về luật công nhận đám cưới đồng tính.

Rồi khi tông du Ai Cập, trên đường trở về Roma ký giải hỏi Ngài về lập trường hôn nhân đồng tính. Ngài trả lời “Tôi là ai mà có quyền lên án họ”

Giới đồng tính Công Giáo cũng như giới đồng tính ngoài Giáo hội đánh giá rất cao lập trường của ĐGH. Tuy nhiên giới thạo tin tại Vatican cho biết còn nhiều chức sắc Vatican vẫn giữ lập trường cứng rắn đối với hôn nhân đồng tính

Đạo diễn Evgeny Afineevsky, người gốc Nga, theo Do Thái Giáo, hiện sống ở Los Angeles, đã khởi sự thực hiện cuốn phim tài liệu này từ đầu năm 2018.

Và sau khi cuốn phim hoàn tất, tháng Tám vừa qua ông đã trình cuốn phim cho ĐGH xem trước.

Cuốn phim tài liệu “Francesco” không chỉ trình bày hình ảnh liên quan đến một vị giáo hoàng mà còn diễn tả những quan tâm của Ngài đến các vấ đề môi trường, nghèo đói, di dân, bất bình đẳng chủng tộc, và về sự kỳ thị chủng tộc.

Nguyễn Long Thao
 
Đức Hồng Y Parolin cho hay: Thỏa thuận Tòa thánh / Trung Quốc, tất cả đều suôn sẻ
Thanh Quảng sdb
18:37 21/10/2020
Đức Hồng Y Parolin cho hay: “Thỏa thuận Tòa thánh / Trung Quốc, tất cả đều suôn sẻ”

Thỏa thuận giữa Tòa thánh và Trung Quốc và tình hình ở Syria là một trong những chủ đề được Quốc vụ khanh Tòa Thánh đề cập đến trong buổi lễ trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho Đức Thương phụ Bartholomew I, hôm thứ Hai (19/10/2020) tại Đại học Giáo hoàng ở Rome.

(Tin Vatican - Amedeo Lomonaco)

Liên hệ liên tục giữa Tòa Thánh và Trung quốc

Đức Hồng Y Parolin khẳng định nội dung thỏa thuận giữa Trung Quốc và Tòa thánh vẫn còn trong vòng bí mật. Nhưng đó là một "bí mật tương đối", vì "nhiều nội dung đã được biết đến" như quyết định gia hạn Thỏa thuận đã được đưa ra trong những ngày qua.

Vì đại dịch Covid-19 có nhiều phức tạp giới hạn của việc đi lại, tuy nhiên đôi bên vẫn tiếp tục thảo luận cùng nhau.

Đức Hồng Y cho hay ngài hài lòng về kết quả của những thỏa thuận: "Có thể nói chúng tôi rất hài lòng. Chúng tôi hy vọng sẽ có những cải tiến liên quan đến hoạt động của các điều khoản của Thỏa thuận."

Tất nhiên, ĐHY cho biết thêm, cũng có nhiều vấn đề mà thỏa thuận không bao giờ có ý định giải quyết.

Trên thực tế, ĐHY Parolin nhấn mạnh, "Chúng tôi không nghĩ rằng Thỏa thuận có thể giải quyết tất cả các vấn đề ở Trung Quốc".

Ngài nói: “Có những quy định được áp đặt và liên quan đến các tôn giáo, và chắc chắn cũng liên quan đến Giáo Hội Công Giáo.

Thỏa thuận liên quan đến tình hình của Giáo hội

Đối với câu hỏi liên quan đến việc liệu Thỏa thuận có “dự đoán một tương lai tái lập quan hệ ngoại giao hay không”, Ngoại trưởng Vatican nói rằng “hiện tại không có cuộc nói chuyện nào liên quan ngoại giao. Chúng tôi đang tập trung vào Giáo hội.”

Ngài nhắc lại Hiệp định chưa giải quyết được tất cả các vấn đề và những khó khăn; nhưng ngài hy vọng rằng thông qua đối thoại, đôi bên sẽ đối diện “vì Hiệp định không liên quan đến những quan hệ ngoại giao cũng như không đề cập tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao. Thỏa thuận chỉ đề cập tới những liên quan đến tình hình của Giáo hội, đặc biệt tới một vấn đề cụ thể như việc bổ nhiệm các giám mục”.

“Mục đích là sự hợp nhất của Giáo hội, mà trên thực tế đã có những thành quả là tất cả các giám mục ở Trung Quốc đều hiệp thông với Đức Thánh Cha. Không còn giám mục nào bất hợp pháp nữa, đối với tôi đây là một bước tiến đáng chú ý. Và từ đây, bắt đầu lại từng bước, tạo điều kiện cho việc bình thường hóa Giáo hội ở Trung Quốc. "

Syria

Đức Hồng Y Parolin cũng cho hay tình hình chiến tranh ở Syria đang tàn phá đất nước và ngài nhắc lại lời mời gọi của Đức Hồng Y Mario Zenari, Sứ thần Tòa Thánh tại Damascus, kêu gọi ngày 15 tháng 10 tại Vatican.

Trong dịp đó, ĐHY Zenari yêu cầu tất cả các đại sứ đã liên đới với Tòa thánh hãy hoạt động cho đất nước Syria, nơi mà bạo lực đang hoành hành ở nhiều khu vực

Đức Hồng Y Zenari cảnh báo rằng còn có một quả bom khác sắp phát nổ và quả bom đó là sự nghèo đói cùng cực.

“Trước hết chúng ta phải giải quyết vấn đề này,” Đức Hồng Y Parolin nói, hy vọng lời kêu gọi của ĐHY Zenari sẽ được các vị đại sứ có mặt tại Tòa thánh lắng nghe và hành động, thông báo đến các chính phủ của họ và tìm ra điểm chung mà cộng đồng quốc tế nhắm tới.

Các cuộc điều tra tư pháp ở Vatican

Đức Hồng Y Parolin cũng trả lời một câu hỏi về các cuộc điều tra tư pháp gần đây tại Vatican. "Cá nhân tôi, tôi chấp nhận tất cả những điều này với một nỗi đau," ĐHY nói và bày tỏ quan điểm rằng ngoài trách nhiệm thiết lập các cuộc điều tra, các sự kiện đó có nguy cơ tạo ra nỗi đau nhức nhối và làm giảm uy tín của các tín hữu.

“Nhưng tôi cũng muốn nói thêm,” ngài trích dẫn một ngạn ngữ Trung Hoa: “Đối với tôi, dường như một cây đổ, gây ra nhiều âm hưởng hơn là một khu rừng đang vươn lên. Rừng đang phát triển trong Giáo hội là có rất nhiều điều tốt mà Giáo hội đang thể hiện cho con người. Vì vậy, chúng ta không nên chỉ tập trung vào một điều đang gây “xì can đan” hiếm có, mà quên đi những thực tại, đã là con người, ai cũng có thể vấp ngã!"

Đức Thương phụ Bartholomew I và sinh thái tích phân

Đức Hồng Y Parolin có mặt tại Đại học Giáo hoàng Antonianum để chủ tọa buổi lễ trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho Đức Thượng phụ Bartholomew I, thành Constantinople.

Phát biểu về Đức Thượng phụ trong buổi lễ, ĐHY Parolin mô tả ngài là “một nhân vật tiêu biểu cho sự bảo tồn môi trường, cho hệ sinh thái toàn diện, một ưu tiên hàng đầu của các Đại học Giáo hoàng ở Rome.”

Nhắc lại cuộc đời, sự hình thành và giảng dạy của Đức Thượng Phụ, Đức Hồng Y cho hay ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất, Đức Thượng phụ luôn khuyến khích và tích cực theo đuổi sự hiệp nhất và hiệp thông trọn vẹn Kitô giáo. "Đối với Đức Bartholomew I, đức tin vào sự sáng tạo là lời mời gọi tới tiến trình đại kết. Đó là một yếu tố chung cộng với những yếu tố tín điều."
 
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô ngày 21.10.2020 về lối cầu nguyện của Các Thánh Vịnh
Vũ Văn An
19:19 21/10/2020

Theo trang mạng chính thức của Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung ngày thứ tư 21 tháng 10, 2020 tại Đại Sảnh Phaolô VI, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về lối cầu nguyện của Các Thánh Vịnh. Lần này ngài chú tâm vào Thánh vịnh 36 (các câu 2-4, và 8-9) nói về việc cầu nguyện là tâm điểm cuộc sống. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Hôm nay, chúng ta cần thay đổi một chút cách cuộc yết kiến được tiến hành vì coronavirus. Anh chị em bị tách biệt, để được bảo vệ bằng mặt nạ, và tôi ở đây, hơi cách xa một chút và tôi không thể làm những gì tôi luôn luôn làm, là đến gần anh chị em, vì mỗi khi tôi làm như vậy, tất cả anh chị em tụ lại gần nhau và không duy trì được khoảng cách, và do đó, có nguy cơ lây nhiễm cho anh chị em. Tôi xin lỗi vì điều này, nhưng đó là vì sự an toàn của anh chị em. Thay vì đến gần anh chị em và bắt tay chào anh chị em, chúng ta phải chào nhau từ xa, nhưng anh chị em biết cho rằng tôi ở gần anh chị em bằng tấm lòng của tôi. Tôi hy vọng anh chị em hiểu tại sao tôi làm điều này.

Ngoài ra, trong khi các người đọc đang đọc đoạn Kinh thánh, tôi thấy một bé trai hay một bé gái ở đằng kia khóc, và bà mẹ thì ôm ấp và cho em bé bú và tôi nói: đây là những gì Chúa làm với chúng ta, giống như bà mẹ đó. Với sự dịu dàng xiết bao bà đã ráng an ủi và cho bé thơ bú. Đó là những hình ảnh đẹp đẽ. Và khi điều đó xảy ra tại một nhà thờ, khi một bé thơ khóc, người ta biết ở đó, có sự dịu dàng của một bà mẹ, giống như hôm nay, có sự dịu dàng của một bà mẹ vốn là biểu tượng cho sự dịu dàng của Thiên Chúa đối với chúng ta. Đừng bao giờ làm một bé thơ đang khóc trong Nhà thờ phải im lặng, không bao giờ, vì đó là tiếng nói lôi kéo sự dịu dàng của Thiên Chúa. Xin cảm ơn sự chứng kiến của anh chị em.

Hôm nay chúng ta sẽ hoàn thành loạt bài giáo lý về lối cầu nguyện trong các Thánh vịnh. Trước hết, chúng ta thấy thường xuất hiện ra sao một nhân vật tiêu cực trong Thánh vịnh, được gọi là người “xấu”, tức người sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu. Đây là người không có bất cứ tham chiếu siêu việt nào, tính cao ngạo của họ không có giới hạn, họ không sợ phán xét nào về những gì họ nghĩ hoặc làm.

Vì lý do này, Thánh Vịnh trình bày lời cầu nguyện như một thực tại căn bản của đời sống. Việc nhắc đến thể tuyệt đối và thể siêu việt - mà các bậc thầy linh đạo gọi là “sự kính sợ thánh thiện đối với Thiên Chúa” - và là điều khiến chúng ta trở nên hoàn toàn nhân bản, là ranh giới cứu chúng ta khỏi chính chúng ta, ngăn chúng ta phiêu lưu vào cuộc sống một cách như săn mồi và phàm ăn. Cầu nguyện là sự cứu rỗi của con người.

Chắc chắn cũng có lối cầu nguyện sai lầm, lối cầu nguyện được nói lên chỉ để lôi kéo sự ngưỡng mộ của người khác. Người đó hoặc những người đi dự Thánh lễ chỉ để cho mọi người thấy họ là người Công Giáo hoặc để khoe những mốt thời trang mới nhất mà họ mới mua được hoặc để tạo ấn tượng tốt trong xã hội. Họ đang hướng tới lối cầu nguyện sai lầm. Chúa Giêsu đã hết sức khuyên răn chống lối cầu nguyện như vậy (x. Mt 6: 5-6; Lc 9:14). Nhưng khi tinh thần cầu nguyện đích thực được tiếp nhận một cách chân thành và đi vào trái tim, thì nó giúp chúng ta chiêm ngưỡng thực tại bằng chính con mắt của Thiên Chúa.

Khi người ta cầu nguyện, mọi sự đều có được “chiều sâu”. Điều này đáng lưu ý trong cầu nguyện, có lẽ một điều gì đó tinh tế đã bắt đầu nhưng trong lối cầu nguyện có chiều sâu, nó trở nên có chất lượng, như thể Chúa nắm lấy nó trong tay và biến đổi nó. Việc phục vụ tồi tệ nhất mà một người có thể dành cho Thiên Chúa, và cho các người khác nữa, là cầu nguyện một cách mệt mỏi, thuộc lòng. Cầu nguyện như những con vẹt. Không, ta phải cầu nguyện bằng trái tim. Cầu nguyện là trung tâm của cuộc sống. Nếu có cầu nguyện, thì ngay một người anh em, một người chị em, thậm chí một kẻ thù cũng trở nên quan trọng. Một câu nói xưa của các đan sĩ Kitô giáo tiên khởi viết: “Phước cho đan sĩ nào coi mọi người như Thiên Chúa, sau Thiên Chúa” (Evagrius Ponticus, Trattato sulla preghiera, n. 122). Những ai tôn thờ Chúa, thì yêu mến con cái Người. Những người kính tôn Thiên Chúa, thì tôn trọng con người.

Và vì vậy, cầu nguyện không phải là liều thuốc an thần để xoa dịu những lo lắng trong cuộc sống; hoặc, dù sao, kiểu cầu nguyện này chắc chắn không phải là của Kitô hữu. Đúng hơn, cầu nguyện làm cho mỗi chúng ta có tinh thần trách nhiệm. Chúng ta thấy rõ điều này trong “Kinh Lạy Cha” mà Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ của Người.

Để học cách cầu nguyện theo lối này, Sách Thánh vịnh là trường học tuyệt vời. Chúng ta đã thấy các Thánh vịnh không phải lúc nào cũng sử dụng ngôn ngữ tinh tế và nhẹ nhàng, và chúng thường đề cập tới các vết thẹo của cuộc hiện sinh. Tuy nhiên, tất cả những lời cầu nguyện này trước nhất được sử dụng trong Đền thờ Giêrusalem và sau đó trong các hội đường; thậm chí những hội đường thân thiết và có tính bản thân nhất. Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo diễn đạt điều đó như thế này: “Nhiều hình thức cầu nguyện của Sách Thánh Vịnh được thành hình cả trong phụng vụ Đền thờ lẫn trong tâm hồn con người” (số 2588). Và do đó, lời cầu nguyện bản thân rút tỉa từ và được nuôi dưỡng trước hết bằng lời cầu nguyện của dân Israel, sau đó là lời cầu nguyện của Giáo hội.

Ngay cả những bài Thánh vịnh ở ngôi thứ nhất số ít, những thánh vịnh bày tỏ các suy nghĩ và vấn đề thân thiết nhất của một cá nhân, cũng là di sản tập thể, đến mức được cầu nguyện bởi mọi người và cho mọi người. Lời cầu nguyện của Kitô hữu có “hơi thở” này, có “sự căng thẳng” tâm linh này giữ cho đền thờ và thế giới hiện hữu với nhau. Cầu nguyện có thể bắt đầu trong vùng nửa tối nửa sáng của gian giữa nhà thờ, nhưng sẽ kết thúc ngoài đường phố thị thành. Và ngược lại, nó có thể nở rộ trong các hoạt động trong ngày và đạt đến sự viên mãn trong phụng vụ. Cửa nhà thờ không phải là rào cản, mà là “tấm màng” thấm qua được, sẵn lòng cho phép lời rên rỉ của mọi người lọt qua.

Thế giới luôn hiện diện trong lời cầu nguyện tìm thấy trong Sách Thánh vịnh. Thí dụ, các bài Thánh vịnh nói về lời hứa cứu rỗi những người yếu đuối nhất của Thiên Chúa:.. “Trước cảnh người nghèo bị áp bức, kẻ khốn cùng rên siết thở than, giờ đây Ta đứng dậy’, Chúa phán, ‘Ta ban ơn giải thoát cho kẻ mong chờ’” (12: 6). Hoặc một lần nữa, chúng cảnh báo về sự nguy hiểm của sự giàu có của cải thế gian vì... " Dù sống trong danh vọng, con người cũng không hiểu biết gì; thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết” (49:21). Hoặc điều này nữa, chúng mở chân trời cho quan điểm của Thiên Chúa về lịch sử: “Chúa đảo lộn chương trình muôn nước, Người phá tan ý định chư dân. Chương trình Chúa ngàn năm bền vững, ý định của lòng Người vạn kiếp trường tồn” (33: 10-11).

Tóm lại, ở đâu có Thiên Chúa, thì con người cũng phải ở đó. Sách Thánh rất dứt khoát: “Chúng ta yêu thương, vì Người đã yêu thương chúng ta trước”. Người luôn đi trước chúng ta. Người luôn chờ đợi chúng ta vì Người yêu chúng ta trước, Người nhìn chúng ta trước, Người hiểu chúng ta trước. Người luôn chờ đợi chúng ta. “Nếu ai nói : ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy”. Nếu anh chị em lần nhiều chuỗi Mân Côi mỗi ngày nhưng sau đó lại tán gẫu về người khác, và nuôi dưỡng mối hận trong lòng, nếu anh chị em ghét người khác, thì việc cầu nguyện ấy thật sự là giả tạo, nó không đúng sự thật. “Đây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ Người: ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình” (1 Ga 4: 19-21). Kinh thánh thừa nhận trường hợp của người, mặc dù thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng không bao giờ gặp được Người; nhưng Kinh thánh cũng khẳng định rằng người ta không bao giờ có thể bác bỏ nước mắt của người nghèo nếu không sẽ không gặp được Thiên Chúa. Thiên Chúa không ủng hộ chủ nghĩa “vô thần” của những người phủ nhận hình ảnh của Thiên Chúa đã in sâu vào mỗi hữu thể nhân bản. Chủ nghĩa vô thần thường ngày là thế đó: tôi tin vào Thiên Chúa nhưng tôi giữ khoảng cách với người khác và tự cho phép mình ghét bỏ người khác. Đó là thuyết vô thần thực tế. Không nhìn nhận con người như hình ảnh của Thiên Chúa là một sự phạm thánh, một sự ghê tởm, một xúc phạm nặng nề nhất có thể có đối với đền thờ và bàn thờ.

Anh chị em thân mến, ước chi các lời cầu nguyện trong Thánh vịnh giúp chúng ta không rơi vào cơn cám dỗ của “kẻ xấu”, nghĩa là sống, và có lẽ cả cầu nguyện nữa, như thể Thiên Chúa không hiện hữu, và như thể người nghèo không hiện hữu.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trường CĐ Hòa Bình Xuân Lộc với Thánh Lễ Khai Giảng, làm phép Khu Học lý thuyết mới, Nghi thức trao bằng tốt nghiệp Cao Đẳng.
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P.
20:47 21/10/2020
Sáng Thứ Ba 20/10/2020, tại Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận đã cử hành Thánh Lễ Khai Giảng Năm Học Mới 2020-2021 của Trường.

Trước khi cử hành Thánh Lễ, Đức Cha Giáo Phận đã cử hành Nghi thức làm phép Khu Nhà Mới- Học Lý Thuyết C - của Trường vừa mới hoàn thiện trong việc xây dựng và trang thiết bị phục vụ cho việc học của học sinh – sinh viên. Trong Nghi thức làm phép các phòng học mới, ngoài sự hiện diện của Cha Giuse Nguyễn Văn Uy- Hiệu Trưởng Trường, Cha Phó Ban Caritas Giáo phận, quý Cha đang phục vụ tại Trường, quý Cha trong và ngoài Giáo phận, quý tu sĩ đại diện các Dòng, còn có sự hiện diện của Ông Dương Ngọc Tấn, Nguyên Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ và rất đông phụ huynh của các Tân Khoa Tốt nghiệp hôm nay cũng đã tham dự trong sự trang trọng và đầy ý nghĩa.

Xem hình

Sau Nghi thức làm phép khu nhà học mới, Đức Cha Giáo phận đã trao bằng tốt nghiệp cho 140 em tốt nghiệp Hệ Cao đẳng Chính quy khóa đầu tiên của Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc (2017-2020). Những hình ảnh đặc biệt ghi lại tại buổi trao và lãnh bằng tốt nghiệp sáng nay thật ý nghĩa. Bởi lẽ, trong chương trình xã hội hóa giáo dục tại Việt Nam hiện nay, đây là lần đầu tiên trong hệ thống giáo dục tư nhân, các tân khoa tốt nghiệp trường cao đẳng nghề tại Việt Nam được Đức Giám Mục Giáo phận trao bằng. Sở dĩ có sự đặc biệt này, vì Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc trực thuộc Tòa Giám Mục Xuân Lộc, và cũng là Trường Công Giáo đầu tiên tại Việt Nam đào tạo Trung Cấp và Cao Đẳng nghề. Vì thế, tấm bằng mà các em có được hôm nay, không chỉ là chứng thực xác nhận thành quả việc học mà các em đạt được, nhưng còn có đó tình yêu thương và kỳ vọng nơi quý Đức Cha Giáo phận Xuân Lộc gửi đến tân khoa tốt nghiệp, dù các em thuộc con cái Giáo phận nhà hay các giáo phận khác, dù các em là Công Giáo hay không Công Giáo.

Tiếp sau những giây phút thật đẹp rực rỡ và tràn đầy niềm vui của buổi trao bằng, Thánh Lễ Khai Giảng Năm Học Mới 2020-2021 đã được Đức Cha Giáo Phận cử hành, cùng với đoàn đồng tế là quý Cha hiện diện. Với ý nghĩa đó, Đức Cha đã mời gọi cộng đoàn, nhất là quý phụ huynh và các học sinh –sinh viên hiệp thông Thánh Lễ sốt sắng để xin ơn Chúa Thánh Thần xuống trên Cha Hiệu Trưởng, Ban Giám Hiệu, quý thầy cô, các em học sinh – sinh viên, và gia đình của các em trong Năm Học Mới này, để tất cả mọi người, trong trách vụ của mình có thể hoàn thành sứ mạng giáo dục để làm vinh danh Chúa. Đồng thời, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Đức Cha xin Chúa gìn giữ Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc, cùng tất cả mọi người liên hệ được bình an trong Năm Học Mới. Vì thế, cộng đoàn phụng vụ hôm nay gồm quý tu sĩ, quý thầy cô, phụ huynh, học sinh –sinh viên đã tham dự Thánh Lễ sốt sắng để nài xin Chúa Thánh Thần đến thánh hóa và hướng dẫn, cho Năm học từ khởi sự cho đến kết thúc được đẹp lòng Chúa.

Từ bài đọc phụng vụ trong Thánh Lễ, Đức Cha đã đặc biệt hướng bài giảng của ngài đến tất cả mọi sinh viên- học sinh. Đi từ bài đọc Tin Mừng Gioan 20, 19-23, Đức Cha Giuse bắt đầu bài giảng với các học sinh- sinh viên “Các con có bao giờ ở trong nỗi sợ chưa, hay trải qua đau buồn nào đó?” để rồi, Ngài liên hệ nhắc lại lý do tại sao các môn đệ lại sợ hãi, đóng kín cửa. “Nhưng khi Chúa đến, được Chúa trao ban bình an ‘Bình an cho các con, các môn đệ không còn lo sợ nữa”. Từ đó, Đức Cha dạy cho các em cần tìm đến Chúa khi gặp thử thách, khi sợ hãi hay đau buồn. “Nếu các con đến với Chúa với tất cả sự tin tưởng, phó thác, chắc chắn Chúa sẽ đem đến cho các con sự bình an, cho dẫu có thể hoàn cảnh khó khăn vẫn còn đó.” Nối tiếp sang đến sứ vụ mà Chúa Giêsu trao cho các môn đệ sau khi đã ban Thánh Thần cho các ông (x. Gioan 20, 22-23), Đức Cha xác nhận cách chắn chắn rằng “Ngày hôm nay, các con cũng được lãnh nhận Chúa Thánh Thần và được sai đi để tha tội cho người khác.” Đức Cha tiếp, “chỉ cần cái bắt tay, nụ cười - những cử chỉ nói lên sự tha thứ- với những người mắc lỗi với các con, những người đó sẽ ra về, ra đi với một tâm hồn nhẹ nhàng. Ngược lại, trái tim họ, cuộc đời họ trở nên nặng nề vì các con không tha thứ cho họ. […] Tha tội là cử chỉ diễn tả tình yêu với người khác.”

Chuyển sang những lời huấn dụ đặc biệt khác dành cho những tân khoa tốt nghiệp lãnh bằng sáng nay, Đức Cha mong muốn các em, những con người đã được học, đào tạo và hoàn thành việc giáo dục của mình, sẽ trở nên những con người không chỉ có chuyên ngành giỏi, nhưng bên cạnh đó, các tân khoa tốt nghiệp hôm nay phải là những con người có trái tim biết yêu thương khởi đi từ Chúa Giêsu. Đức Cha nói “Các on cũng lãnh nhận sứ mạng từ nơi Chúa, một sứ mạng vừa là chuyên viên giỏi, vừa là người có tình yêu, lòng thương người xuất phát từ Chúa Giêsu, dù các con không phải là người Công Giáo.” Đồng thời, Đức Cha Giáo phận cũng nhấn mạnh đến một tố chất quan trọng khác mà các tân khoa tốt nghiệp phải nhớ nằm lòng “các con phải là những chuyên viên giỏi được tin tưởng, có sự trung thực, và như vậy, khi đi đến bất kỳ nơi đâu, các con cũng đem sự an bình đến cho người khác, những người các con gặp gỡ.”

Kết thúc bài giảng, Đức Cha Giáo phận đã hướng lời cầu lên Đức Maria cho các tân khoa tốt nghiệp, “Xin Đức Mẹ bầu cử để các con có được ơn Chúa Thánh Thần, cho các con có trái tim biết yêu thương khi các con gặp gỡ và phục vụ người khác.”

Với sự tham dự đông đảo của tất cả các học sinh –sinh viên nội và ngoại trú của trường, cùng với rất nhiều nhiều em không phải là người Công Giáo, nhưng Thánh Lễ Khai Giảng Năm Học Mới được cử hành trong sự hiệp thông trang nghiêm, ý thức, và tôn trọng. Đó là phần nào của việc giáo dục nhân bản Kitô giáo mà chương trình dạy vẫn thực hiện theo phương châm của Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc “Thăng tiến con người toàn diện.”

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, đáp lại lời cám ơn của Cha Hiệu Trưởng, Đức Cha Giáo phận đã cám ơn cách đặc biệt đến Cha Hiệu Trưởng, vì tất cả những nỗ lực, tâm huyết và tình yêu thương ngài đã dành cho Trường, từ khi khởi đầu xây dựng, hình thành và phát triển cho đến ngày hôm nay. Đồng thời, Đức Cha cũng cám ơn Ông Dương Duy Tấn vì sự giúp đỡ, chỉ dẫn, tư vấn của Ông mà Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc được hình thành và phát triển. Đức Cha cũng gửi lời cám ơn đến quý Cha, quý Thầy và quý Dì đang phục vụ tại trường, cám ơn Ban Giám Hiệu, Thầy Cô của Trường, đang trực tiếp quản lý hay giảng, cùng mọi ân nhân đã cộng tác, gầy dựng, giúp đỡ Trường trong nhiều phương diện.

Đặc biệt, Đức Cha nói lên hai mong ước rất đặc biệt gửi đến Trường và các học sinh-sinh viên. Với Trường, Đức Cha nói “Tôi mong ước Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc sẽ sớm trở thành Trường Đại Học Kỹ Thuật Hòa Bình Xuân Lộc.” Còn với các học sinh –sinh viên, Đức Cha bày tỏ “Các con phải trở thành niềm hãnh diện cho thế hệ đàn em. Phải trở nên những con người vừa giỏi chuyên ngành, vừa là người đáng tin cậy, trung thực và đầy lòng nhân ái. Để từ sự tín nhiệm, hãnh diện này, thế hệ đàn em của các con sẽ khao khát, mong ước được vào học tại nơi này, và hãnh diện vì được tốt nghiệp, xuất thân tại Trường Cao Đẳng hôm nay, và là Trường Đại Học Kỹ Thuật Hòa Bình Xuân Lộc trong tương lai.”

Với sự quảng đại đóng góp của quý ân nhân về nhiều mặt, nhất là về điều kiện đất cho việc xây dựng, từ Trường Trung Cấp Nghề thưở đầu hình thành nay đã chuyển sang hệ thống Trường Cao Đẳng Nghề chỉ sau thời gian ngắn. Và trong tương lai, với ơn Chúa trợ giúp, cùng với sự giúp đỡ quảng đại của quý ân nhân, trường Đại Học Kỹ Thuật Hòa Bình Xuân Lộc ắt hẳn sẽ đến như mong ước của Đức Cha Giáo Phận bày tỏ hôm nay.

Cũng trong buổi sáng này, Đức Cha đã thăm phòng tập Gym mới cắt băng khánh thành của Trường, cũng như giới thiệu tập sách “Thành quả BAXH- Caritas Giáo phận Xuân Lộc” do ban BAXH- Caritas Xuân Lộc vừa hoàn thành.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bạn và Nạn Nhân Lũ Lụt
Nguyễn Trung Tây
03:51 21/10/2020
Bạn,
Bạn chiều chiều bước vô ngôi nhà thân thương, trong khi nhiều người anh chị em khác, nhà cửa giờ đã biến mất bởi nước lũ cuốn trôi hoặc chìm sâu trong biển nước đục ngầu.
Bạn ngủ ngon giờ này, trong khi anh chị em khác đang vật lộn với cuồng phong, bão tố, không hề có được một giây phút nhắm mắt lại nghỉ ngơi, dù chỉ là một vài phút.
Bạn thể dục chạy bộ người ướt mồ hôi, trong khi trẻ thơ Việt ngồi ăn những tô mì, nửa người ngập sâu trong làn nước lũ.
Bạn thức ăn, bánh mì, phở, cà-phê, trong khi anh chị em nạn nhân lũ lụt không có gì để ăn uống nhiều ngày.

Bão kéo tới, liên tục, người Việt miền Trung giờ này đang ngụp lặn trong vùng bão lũ;
người chồng mất vợ bụng mang thai vẫn còn đó nỗi buồn!
người dân đập mái ngói, trèo lên mái nhà co ro chờ đợi thuyền cứu hộ!
những thuyền cứu hộ, những thân xác chìm sâu!
những chú mèo trèo lên, không phải cây cau, nhưng lánh nạn nước lụt trên những cây chuối xanh xanh! những chú gà con ướt như chuột đứng ngơ ngác trên chiếc dép nhựa trôi bập bềnh theo dòng nước lụt!
chùa chiền, đình làng, nhà thờ giờ này nước ngập tới nóc!
mồ mả ông bà bật tung!
sân trường phượng đỏ chìm sâu mất tăm dưới làn nước đục ngầu.
đường làng đá sỏi biến mất!
nước đỏ mênh mông che kín cả một vùng đất miền Trung,
Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế;
Giờ này tất cả đều hóa thành nước!

Bạn,
Kính mời bạn dâng lên Chúa lời kinh nguyện hiệp thông với nạn nhân lũ lụt!
Mời bạn góp một bàn tay xoa bớt nỗi khổ nhân loại.
Mời bạn ban tặng.
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
Ngay lúc này, tha nhân, thú vật, đều cần đến sự trợ giúp của mỗi người chúng ta.
Mời bạn, thiên thần của trời cao hành động trong khả năng bạn có.
Kính mời bạn!
NTT
 
Phạm Đoan Trang, Nạn Nhân Của Tình Cựu Thù Việt Mỹ
Hà Minh Thảo
20:26 21/10/2020
Phạm Đoan Trang, Nạn Nhân Của Tình Cựu Thù Việt Mỹ

Ngày 06.10.2020, vòng Ðối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ hàng năm lần 24 (đôi bạn cựu thù mà tình đã nồng cháy từ 25 năm qua với 24 lần hội ngộ mà kết quả đã tới đâu?) đã diễn ra giữa Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Scott Busby và Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu. Hai Đại sứ Daniel Kritenbrink và Hà Kim Ngọc đọc diễn văn khai mạc và cuộc đối thoại kéo dài 3 giờ đề cập đến nhiều vấn đề nhân quyền, gồm tầm quan trọng của những tiến bộ đang tiếp diễn và hợp tác song phương về pháp quyền, tự do ngôn luận và hội họp, tự do tôn giáo và quyền người người lao động. Năm nay, họ cũng bàn về quyền của các thành phần dân số dễ bị tổn thương, như những nhóm sắc tộc thiểu số và người khuyết tật. Phía Mỹ nhấn mạnh việc thúc đẩy nhân quyền và các quyền tự do căn bản vẫn là cốt lõi quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ và đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng thêm nữa Đối tác Toàn diện Mỹ-Việt.

I.- CHỊ PHẠM ÐOAN TRANG.

A./ Hoạt động Dân quyền.

Sinh ra ngày 27.05.1978 tại Hà Nội, từ năm 2000 đến 2013, chị đã cộng tác với lối 10 cơ quan báo chí như VnExpress, Vietnamnet, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, đài truyền hình VTC… Năm 2014, Chị đã đồng sáng lập blog Luật Khoa tạp chí. Năm 2017, Chị xuất bản Chính trị Bình Dân. Kể từ đó, Chị phải ẩn náu tại một địa điểm không được tiết lộ.

Năm 2018, Chị được tổ chức nhân quyền People In Need (Cộng hòa Séc) trao giải Homo Homini: ‘Phạm Đoan Trang là một trong những nhân vật hàng đầu giới bất đồng chính kiến Việt Nam đương đại. Cô ấy dùng những từ ngữ đơn giản để chống lại sự thiếu tự do, tham nhũng và sự chuyên quyền của chế độ cộng sản ».

Năm 2019, Trang được trao giải Tự do Báo chí năm 2019 của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSR, Reporters sans Frontières), hạng mục Tầm ảnh hưởng (Impact). Báo Công an nhân dân phê bình đây là một ‘trò hề’, bằng cách chỉ ra rằng Phóng viên không biên giới chỉ tập trung vào các phóng viên trong danh sách Bộ Ngoại giao Mỹ.

B./ Công an bắt và buộc tội.

Ngay đêm 06.10.2020 đó, lúc 23 giờ 30, chị Phạm Ðoan Trang, người viết các sách ‘Chính trị Bình Dân’, ‘Cẩm nang Nuôi tù,… và, cuối cùng ‘Báo cáo Đồng Tâm’, được viết cả bằng tiếng Anh với ông Will Nguyễn (từng bị bắt và tù ở Việt Nam vì biểu tình). Những tài liệu này không đưa kiểm duyệt. Từ lâu, Chị đoán biết biến cố này có lúc phải xảy ra. Tuy nhiên, sự việc đã tới chỉ 10 giờ sau Ðối thoại Nhân quyền chấm dứt. Mỹ có cảm thấy bị bể mặt không? Công an Hà Nội phối hợp với Cục An ninh Mạng và Phòng Chống Tội phạm Sử dụng Công Nghệ cao, Bộ Công an, cùng các đơn vị nghiệp vụ phối hợp tại một địa chỉ ở quận 3 Thành Hôà. Chị bị khởi tố với cáo buộc ‘Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước’, theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự CSVN 2015. Theo luật đó, Chị bị khép tội nêu trên phải đối mặt với bản án từ 5 đến 20 năm tù.

C./ Lời người bị bắt.

Sau khi bị côn đồ hành hung nhiều lần trong các cuộc biểu tình (xin xem những chi tiết nay và các giải thưởng mà quốc tế dành cho Chị ở nhiều bản tin khác và quá dài cho bài này), ngày 27.05.2019, Chị đã viết sẵn một lá thư ‘NẾU TÔI CÓ ĐI TÙ… ’, chứa vài nội dung cần cho tôi viết tiếp bài này:

« Không ai muốn phải ngồi tù, nhưng nếu nhà tù là chỗ tất yếu ai đấu tranh cho tự do cũng phải đến, và nếu vào tù là để thực hiện một mục đích nào đó ta đã định trước, thì ta nên đi tù. Tôi có những mục đích định trước, mà đi tù chỉ là bước đầu để thực hiện các mục đích này, còn muốn hoàn thành thì rất cần sự tiếp sức của các bạn. Xin giúp tôi hoàn thành các mục đích sau:

- Vận động thông qua luật bầu cử mới, luật tổ chức quốc hội mới*. Làm sao để gắn việc tôi đi tù vì vận động cho hai dự luật mà tôi đã nghiên cứu, nên đã bị bắt. Tôi muốn có một phong trào xã hội rộng lớn thúc đẩy việc thông qua hai luật này.

* Ðây là nguyện vọng của tuyệt đại đa số người Việt toàn cầu. Rất tiếc cộng đảng không dám chơi trò Dân chủ này để tài năng đạo đức được lãnh đạo Ðất Nước, kể cả đảng viên cộng sản. Khi đó, người Việt hải ngoại sẽ trở về tiêu thụ hàng hóa, thực phẩm sản xuất nội địa hầu tự đạt ‘Nước giàu, Dân mạnh.

- Không nhận để VNCS biến thành một công cụ để mặc cả, trao đổi với nước ngoài. Như vậy, nhà nước thu được nhiều cái lợi: ký được một hiệp định buôn bán nào đó, đánh bóng hình ảnh ‘tôn trọng nhân quyền’, vô hiệu hóa một biểu tượng đấu tranh vì tự do, và phớt lờ tất cả các yêu cầu cải cách thể chế.

- Tôi không muốn có một phong trào kêu gọi VNCS ‘trả tự do cho Trang’, nhưng muốn một phong trào rộng lớn hơn với ‘trả tự do cho Trang và thông qua luật bầu cử mới, tự do, công bằng’.

- Xin chăm sóc mẹ tôi giùm, đừng để mẹ tôi nghĩ là hai mẹ con đang đơn độc. Công an cũng đã đe dọa các anh trai và chị dâu tôi rất nhiều; xin bảo vệ họ. Mẹ của Chị Trang đã ‘chết lặng người, không nói được gì’ khi hay tin về vụ bắt bớ.

[Dưới chế độ VNCS, một tù nhân lương tâm bị bắt thì chúng đe dọa cả những thân nhân và bè bạn. Mẹ Chị Trang đã nhiều lần bị công an dùng làm bẫy để bắt Chị, nhưng Mẹ Già can đảm đã nhiều lần phải nhắn con ‘Ðừng bao giờ về nhà để Mẹ phải thấy cảnh chúng chúng đến bắt con và đánh đập con trước mắt Mẹ’. Nhân ngày Phụ nữ VN năm 2020, xin mời đọc ‘Những phụ nữ bị chính quyền Việt Nam coi là ‘gai’ để thấy sự tàn bạo của nhà nước VNCS.]

- Tôi sẽ không nhận tội, không xin khoan hồng, cho nên mọi điều công an nói hoặc làm mà có thể khiến dư luận tưởng như vậy thì đều là bịa đặt, lừa dối.

- Kịch bản lý tưởng là tôi được trả tự do mà vẫn ở Việt Nam (không bị tống xuất ra nước ngoài) và những mục đích tôi đề ra đều được hoàn thành. Tôi không cần tự do cho riêng mình; nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam. Đó là một mục tiêu nghe có vẻ vĩ đại và xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn.

D./ Phản ứng quốc tế.

Sáng ngày 07.2020, tin này được giới truyền thông quốc tế, kể cả các hãng tin lớn như AP, Reuters, Bloomberg, Al Jazeera, Deutsch Weelle… đều loan tải., trong khi các tổ chức bảo vệ tự do báo chí và nhân quyền mạnh mẽ lên án. Tên tuổi Phạm Đoan Trang đã quen thuộc với báo giới quốc tế vì bà đã nhận nhiều giải quốc tế về tự do báo chí và nhân quyền. Các bản tin lưu ý chi tiết Chị Trang bị bắt chỉ vài giờ sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ. Họ nhắc đến thành tích đấu tranh cho nhân quyền của Chị, nhất là đồng tác giả ‘Báo cáo Đồng Tâm’ bằng tiếng Anh và Việt.

Do Đoan Trang được vinh danh Giải thưởng Tự do Báo chí, ông Daniel Bastard, Giám đốc Á châu – Thái Bình Dương RSF nói: « RSF bất bình trước vụ bắt giữ Đoan Trang. Những việc bà làm là có ý muốn cung cấp cho đồng bào mình những thông tin đáng tin cậy và giúp họ thực hiện đầy đủ các quyền của mình. bà Phạm Việc bắt giữ bà là một bước nhảy vọt khác trong quá trình đàn áp hoàn toàn theo chỉ đạo của đảng Cộng sản Nam cầm quyền ».

Theo lịch trình, Chị Trang sẽ góp ý tiếng trong cuộc thảo luận về quyền Tự do xuất bản ngày 15.10.2020 tại Hội chợ sách quốc tế Frankfurt. Chủ tịch và CEO của Frankfurter Buchmesse nói hôm 07.10.2020: « Chúng tôi rất quan tâm về việc Phạm Đoan Trang bị bắt giữ, ngay trước hội chợ sách lớn nhất thế giới, nơi mà Tự do biểu đạt được tôn vinh ».

Từ Geneva, Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) ra thông báo do ông Kristenn Einarsson, Chủ tịch Chương trình Giải Voltaire viết: « Đoan Trang và Nhà Xuất bản Tự do đã phải hoạt động trong bóng tối Phạm trong nhiều năm. Thành quả làm việc và sự can đảm của bà là một nguồn cảm hứng cho tất cả các nhà xuất bản quốc tế, và cộng đồng các nhà xuất bản thế giới ủng hộ bà trong cuộc đấu tranh cho tự do xuất bản ở Việt Nam.

Ông Hugo Setzer, Chủ tịch IPA, nói: « Phạm Đoan Trang chủ ý chấp nhận nguy cơ để bảo vệ quyền tự do biểu đạt. Tôi xin ngả mũ thán phục trước sự can trường và sức mạnh niềm tin của bà ». Lúc nhận giải Voltaire, Chị Trang nói với VOA rằng kể từ khi Nhà xuất bản Tự Do được thành lập năm 2019 cho đến nay, các nhân viên ‘không bao giờ được hưởng một giây phút bình yên’ vì liên tục bị công an sách nhiễu.

Phản ứng trước tin bà bị bắt, Phó Giám đốc Đông Nam Á của Tổ chức n xá Quốc tế Ming Yu Hah nói: « Bắt giữ bà Phạm đoan Trang là hành động sai trái. Bà là nhân vật đi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Bà là nguồn cảm hứng của vô số nhà đấu tranh trẻ tuổi đã đứng lên để tranh đấu cho một nước Việt Nam công bình hơn, bao gồm mọi thành phần, và tự do hơn ».

Bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền Cộng hòa Liên bang Đức, ngày 16.10.2020, viết trên Twitter rằng bà quan ngại sâu sắc về việc chính quyền Việt Nam bắt giam nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Đoan Trang: « Tôi vô cùng lo ngại về việc giam giữ bà Phạm Đoan Trang, tác giả, nhà hoạt động nhân quyền và là cựu học giả Villa Aurora LA. Tôi kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam bảo vệ quyền tự do bày tỏ chính kiến, được bảo đảm bởi Hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế » Tài khoản Twitter Tòa đại sứ Đức tại Hà Nội cũng dẫn lại nguyên văn phát biểu này của Đặc ủy nhân quyền Đức.

Ngày 10.10.2020, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động Robert Destro viết trên Twitter: « Hoa Kỳ lên án vụ bắt giữ nhà văn, nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Phạm Đoan Trang ». Thông cáo này mạnh mẽ hơn thông cáo dè dặt của Tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội hôm 08.10.2020 nói trên là ‘sẽ theo dõi chặt chẽ diễn tiến’.

Ngày 08.10.2020, Dân biểu Alan Lowenthal đã liên lạc với Ðại sứ D. Kritenbrink và Bộ Ngoại giao Mỹ để bày tỏ mối quan tâm sâu xa trước sự đàn áp bắt bớ những nhà hoạt động dân chủ, đồng thời yêu cầu ông Ðại sứ áp lực Việt Nam trả tự do ngay tức khắc cho những người này. Tôi còn biết nhà báo Phạm Đoan Trang đã viết một thư ngỏ để nói mình sẽ bị bắt một ngày không xa và muốn người bên ngoài cũng như cộng đồng quốc tế hiểu mục tiêu, quyết định cũng như khát vọng của cô trong việc tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ. Tôi sẽ dùng bức thư này để một lần nữa nhắc nhở các đồng nhiệm của tôi rằng Chính phủ VN rất sợ những nhà báo độc lập thường phô bày chủ trương kiểm duyệt đàn áp báo chí của nhà cầm quyền.

Ð./ Từ Người Việt Nam:

- Trong nước: Từ Hà Nội, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A, nói với BBC: « Ðây là một vụ đàn áp trắng trợn chống lại những tiếng nói khác với ý của ĐCSVN, chống lại những quyền tự do báo chí, xuất bản và biểu đạt đã được VN cam kết tôn trọng trong luật quốc tế (ICCPR, mà VN đã tham gia từ đầu những năm 1980 và cũng được ghi trong Hiến Pháp CHXHCNVN và như thế chính quyền VN phải có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền đó của mọi công dân ». Cũng ở Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Vinh, cựu Thiếu tá An ninh, Bộ Công an bình luận: « Ðây là tiếp tục một diễn biến đáng lo ngại cho không khí tự do dân chủ ở VN, trong lúc một số nhà báo tự do, blogger đã nối tiếp nhau bị bắt từ cuối năm ngoái tới giờ, vụ Đồng Tâm vừa mới xử sơ thẩm ».

- Từ Nhật Bản. Tối thứ Sáu 16.10.2020, từ 18 giờ, trước dinh Thủ tướng Suga Yoshihide, cạnh nhà Quốc hội, giữa những tòa cao ốc khu phố Chiyoda, Tokyo, hơn mươi người Việt đã tụ tập tại đây. Khách bộ hành, cảnh sát Nhật dừng lại, quan sát, tìm hiểu lý do qua các băng rôn, biểu ngữ: « Tụi em tuyệt thực từ 18 giờ hôm nay đến 18 giờ hôm sau là 24 tiếng. Hiện tại có rất nhiều người trẻ ở đây ». Họ cầm tay mỗi người một bức ảnh phóng to, được đưa lên cao gồm: ông Trịnh Bá Phương, dân oan bị bắt ngày 24.06.2020 sau khi đưa tin về lực lượng cảnh sát tấn công xã Đồng Tâm; tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, đang tuyệt thực trong lúc thụ án 16 năm tù vì ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’; các tù nhân lương tâm khác như ông Lê Đình Lượng đang thụ án tù 20 năm, và, dĩ nhiên, nhà báo Phạm Đoan Trang.

- Từ Gia Nã Ðại, ngày 10.10.2020, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã có Tuyên bố: « Sự đạo đức giả rõ ràng của chế độ XHCN Việt Nam đã được phơi bày trắng trợn khi Công an Hà Nội bắt giữ nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng, bà Phạm Đoan Trang với tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’, chỉ vài giờ sau khi Hoa Kỳ - Việt Nam tổ chức đối thoại hàng năm về Nhân Quyền vào ngày 06.10.2020.

- Từ Mỹ, chúng tôi chỉ nhận được những mail cho rằng Chị Ðoan Trang muốn vào tù để tìm đường đi Mỹ. Xin lỗi Vị này vì Chị Trang đã từ chối trở thành món hàng trao đổi giữa hai cựu thù để chúng tự khen nhau ‘nhân quyền được cải thiện’. Hơn nữa, Chị đã từng du học ở Mỹ và trở về Việt Nam để thực hành những điều đã học và bị tù tội. Vậy được sinh đi học ở các nước dân chủ, nói chung, và Mỹ, nói riêng, sẽ là gì khi phải trở về nước VNCS? Ðã từng có trường hợp ‘con ông cháu cha’ du học bằng học bổng Mỹ khi về làm thanh niên cộng sản đi đánh dập các bà, các cô biểu tình chống Tàu cộng.

Một kẻ khác viết ‘Phạm Ðoan Trang chờ Nobel Hòa bình’. Xin nên biết Chị không là Kissinger hay Lê Ðức Thọ đã khiến cả triệu người chết để xứng đáng chia nhau giải này năm 1973 mà Thọ chê, không nhận.
 
Đảng CSVN Vẫn Như Gà Mắc Giây Thun
Phạm Trần
20:33 21/10/2020
Hai Dự thảo “Báo cáo Chính trị” (BCCT) và “Tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII”, gọi ngắn là “Xây dựng, chỉnh đốn đảng”, dành cho Đại hội đảng XIII vào đầu tháng Giêng năm 2021, đã bộc lộ bản tính tham quyền cố vị và tư duy giáo điều, chậm tiến và lạc hậu của Lãnh đạo đảng CSVN, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Hội đồng Lý luận Trung ương (HĐLLTƯ) đã dành ra ít nhất 3 năm để soạn thảo 4 Văn kiện, được ông Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Ban Văn kiện, tự khoe là “văn bia, còn để lại đời sau.” Ông Trọng còn là Trưởng Tiểu ban Nhân sự để chọn các Ủy viên Trung ương khóa XIII.

Chủ tịch Hội đồng 44 thành viên hiện nay là Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. HĐLLTƯ được quy định “Là cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, về những chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước về lý luận chính trị, phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo của Đảng”.

(Theo Quyết định số 28-QĐ/TW, ngày 25 tháng 7 năm 2016)

Nhưng Bộ Chính trị dù chỉ có 17 người do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, đã nhiều lần họp thảo luận và chấp thuận các Văn kiện trước khi cho phép phổ biến lấy ý kiến.

Bốn Văn kiện, được được phổ biên thu ý kiến từ 20/10 đến 10/11/2020, gồm:

1) Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng.

2) Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.

3) Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

4) Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.

Nhưng, kinh nghiệm qúa khứ đã chứng minh, việc lấy ý kiến nhân dân chỉ là hình thức dân chủ giả hiệu, vì đảng không bào giờ chấp nhận những ý kiến trái chiều, chưa nói đến chống lại quan điểm bảo thủ và giáo điều của Hội dồng lý luận Trung ương và Bộ Chính trị.

Bài viết này đặt trọng phân tích về 2 Văn kiện quan trọng là Báo cáo chính trị và Xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Trước hết, ông Nguyễn Phú Trọng đã đặt cái cầy trước con trâu khi khẳng định:” Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động.” (Bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới", ngày 31/08/2020)

Khăng khăng như thế vì ông Trọng là người độc tài cầm quyền và độc tôn tư tưởng đã buộc người dân phải chấp nhận Chủ nghĩa Cộng sản dù muốn hay không.

Vì vậy mà HĐLLTƯ đã khẳng định phải:” Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh... Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

Báo cáo Chính trị còn viết:”Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.”

Nhưng thế nào là “thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại”? Định nghĩa mơ hồ “cả vú lấp miệng em” này không mảy may phản ảnh một Việt Nam không cho phép người dân có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do báo chí, bên cạnh tiếp tục phủ nhận các quyền tự do lập hội, tự do nghiệp đoàn và tư do biểu tình đã được quy định tron Hiến pháp.

(Điều 25:”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”)

Do đó, khi đảng tự khoác cho mình cái áo “lãnh đạo đúng đắn” là đảng tự “vạch áo cho người xem lưng“ để phơi ra cái mặt trái của chế độ, vì hơn 30 năm qua, từ khi có Đổi mới năm 1986, đã không thực hiện được lời hứa làm cho "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Vậy mà Báo cáo chính trị vẫn có thể ba hoa rằng:”

Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội…Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.”

TƯ TƯỞNG XUỐNG DỐC

Vậy những tệ nạn sau đây, không “của Đảng, do đảng và vì đảng” đã tạo ra thì ai vào đây?

Đứng đầu và quan trọng nhất là vấn đề “suy thoái tư tưởng” trong cán bộ, đảng viên.

Báo cáo Chính trị viết: ”Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá.”

--“Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, "lợi ích nhóm", bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi.”

--"Một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng.”

-- “Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tiên phong, gương mẫu; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp. Tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi còn hình thức. Thực hiện trách nhiệm nêu gương, nhất là của người đứng đầu chưa lan toả sâu rộng.”

XÂY DỰNG-PHÁT TRIỂN ĐẢNG HỤT HƠI

-- “Vẫn còn tình trạng nói không đi đôi với làm; không tuân thủ nguyên tắc của Đảng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ nghĩa, cơ hội, thực dụng, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ, chưa nêu cao ý thức và trách nhiệm trước nhân dân.”

--"Tự phê bình và phê bình ở không ít nơi còn hình thức; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên còn thụ động, hiệu quả thấp.”

-- Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn thấp, nhất là việc tổ chức thực hiện nghị quyết và khả năng phát hiện, đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo giải quyết các vấn đề phát sinh ở cơ sở.”

--"Công tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước còn lúng túng, hạn chế; công tác phát triển đảng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo còn nhiều khó khăn. Sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi vẫn còn hình thức, sinh hoạt chuyên đề chưa được coi trọng, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình còn yếu.”

-- Việc thi hành kỷ luật đảng ở một số nơi chưa nghiêm, còn hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm. Giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm, có nơi còn né tránh.”

THAM NHŨNG VẪN THĂNG HOA

--"Công tác phòng, chống tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế; tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được đẩy lùi.”

-“Thể chế về quản lý kinh tế - xã hội góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều bất cập; cơ chế kiểm soát quyền lực đối với tổ chức và người có chức vụ, quyền hạn chưa đủ mạnh; việc kiểm soát tài sản, thu nhập chưa chặt chẽ. Tham nhũng trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội.”

-“Công tác phòng, chống lãng phí chưa được chú trọng đúng mức; quy định và chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân khi để xảy ra lãng phí chưa đầy đủ, đồng bộ. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ.”

Thêm vào đó, thêm lần nữa đảng nhìn nhận:”Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt gay gắt hơn”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng báo động từ năm 2017 rằng:“Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ "diễn biến hoà bình" của thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và tệ nạn xã hội vẫn còn có những diễn biến phức tạp.” (Phát biểu tại Đại hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Hà Nội ngày 14-12-2017. )

AN NINH-BIỂN ĐÔNG

Bước sang lĩnh vực an ninh, vẹn toàn lãnh thổ, cà hai Văn kiện Báo cáo Chính trị và Xây dựng, chỉnh đốn Đảng đều nhìn nhận:”Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hoà bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. ASEAN có vai trò quan trọng trong duy trì hoà bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác khu vực nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn.”

Nhưng có nước nào trong khu vực đã và đang tranh chấp gay gắt và đe dọa trực tiếp Việt Nam ở Biển Đông bằng nước đàn anh Trung Cộng mà đảng CSVN vẫn oang oang cái mồm tung hô “vừa là đồng chí vừa là anh em”?

Văn kiện đảng đã không dám động đến lỗ chân lông Bắc Kinh để chỉ đích danh, mà chỉ dám hô hoán khơi khơi để lừa dân với tuyên bố ba phải:

--" Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị đất nước. Tiếp tục thúc đẩy giải quyết các vấn đề an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”

Cũng với giọng điệu mơ hồ, chung chung, Văn kiện Đảng còn phô trương rằng:

--" Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch.”

Ngoài ra, đảng còn phải đối phó với những tệ nạn khác như:

-- “Tình trạng gia tăng tội phạm, tệ nạn, tiêu cực, mâu thuẫn xã hội... chậm được khắc phục, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Giảm nghèo chưa bền vững.”

-- “Công tác quản lý, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng còn hạn chế.”

-- “Công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính chiến đấu chưa cao; công tác nắm bắt dư luận trước những sự kiện, tình huống bất ngờ còn chưa kịp thời.”

TÁI CƠ CẤU KINH TẾ

Bước qua lĩnh vực kinh tế, Văn kiện đảng tái khẳng định tiếp tục” Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, những “còn nhiều vướng mắc, bất cập chưa được tháo gỡ”.

Bởi vì, đảng nhìn nhận:

--”Công nghiệp vẫn chủ yếu gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao; công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, tỉ lệ nội địa hoá thấp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả còn hạn chế; tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chậm lại; chất lượng nhiều dịch vụ thấp.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước thực hiện tái cơ cấu và đổi mới cơ chế quản trị còn chậm; thoái vốn, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn gặp vướng mắc cả về thể chế và tổ chức thực hiện; hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp; tình trạng nợ, thua lỗ, lãng phí còn lớn.”

--"Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong Chiến lược 2011 - 2020 và việc tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được mục tiêu đề ra.”

Vì vậy, đảng CSVN đã cam kết: ”Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại tòan diện nền kinh tế”, theo thứ tự ưu tiên:”Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư. Cơ cấu lại, phát triển lành mạnh các loại thị trường, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất để huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Cơ cấu lại thị trường tài chính - tiền tệ đáp ứng yêu cầu huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an toàn nợ công. Cơ cấu lại thị trường bất động sản, đất đai, tài nguyên để đất, tài nguyên được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao.”

Thêm vào đó, cũng sẽ tái cơ cấu: ”Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ theo hướng tập trung phát triển các lĩnh vực, các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế, công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, sức cạnh tranh cao trong hội nhập quốc tế. Cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp, phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào những lĩnh vực then chốt, quan trọng.”

Như vậy, xem ra sau 10 năm cầm quyền, Tổng Bí thư, Chủ nước Nguyễn Phú Trọng và toàn thế Lãnh đạo 2 Khóa đảng XI và XII, kể cả Quân đội và lực lượng Công an vẫn còn nhiều vướng mắc chưa khắc phục được, không khác gì đám Gà mắc giây thun. -/-

Phạm Trần

(10/020)
 
Văn Hóa
Đừng Sợ !!!
Đinh Văn Tiến Hùng
20:30 21/10/2020
Đừng Sợ !!!

*”Anh em Đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn.

Anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả xác lẫn hồn.” (Mt.10 :28)

Người ta sống ở trên đời,

Trăm công nghìn việc luôn thời phải lo,

Từ khi đang tuổi học trò,

Đến lúc khôn lớn từng giờ lo toan.

‘Thảo nào khi mới chôn nhau, (*)

Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra.’

Con người không phải chỉ lo mà còn sợ. Sợ nhưng đâu tránh khỏi : sợ đau khổ, bệnh hoạn, thiếu thốn, sợ chết, sợ ma quỉ, sợ chiến tranh, sợ thế lực vô hình, sợ chế độ tàn bạo…

Nên nhân loại văn minh ngày nay đã lập một hàng rào quanh mình bằng những trấn an bảo hiểm : bảo hiểm nhân thọ, hậu sự, chăm sóc sức khỏe, xe cộ, nhà cửa, bão lụt, hỏa hoạn, động đất…

và đặc biệt trong thời gian đại dịch gieo rắc khắp nơi sự sợ hãi, nước này ngăn cấm nước kia nhập cảnh như kẻ thù che giấu vũ khí vô hình, nhiều người phản đối cho là kỳ thị, phân biệt chủng tộc. Lại thêm truyền thông với ý đồ đen tối đưa ra những tin tức sai sự thực khiến cả bạn bè thân nhân trong gia đình cũng tránh né nhau sinh ra nghi ngờ tẻ lạnh…

Lo sợ cô-vi chưa dứt lại thêm sợ Cộng sản, mà qua kinh nghiệm sống hàng triệu người Việt sợ hãi bỏ nước ra đi với hai tay trắng để thoát chế độ vô nhân đạo việt cộng, tìm đến chân trời tự do, nhưng hình như bóng ma Cộng sản đã đội mồ sống lại nơi đây qua lợi dụng vỏ bọc dân chủ tự do để đốt phá, cướp của, giết người … giống như những gì họ đã được chứng kiến trên quê hương mình. Xa hơn nữa kẻ dư tiền thừa của còn đặt trước vé phi thuyền lên cung trăng sợ khi trái đất nổ ra chiến tranh vi trùng giữa các hành tinh sẽ được vui sống cùng chị Hằng và chú Cuội sẽ thoát nỗi sợ trần ai.

Vì thế ông bà ta đã có câu ca dao bình dân chế nhạo những người điều gì cũng sợ :

‘Còn trẻ thì lại sợ ma,

Lúc già sợ chết khiêng ra ngoài đồng.’

Nhưng thực ra, điều làm con người sợ nhất lại là ‘Sợ Chính Mình ’ !

Đúng thế, vì trước khi nhắm mắt lìa đời không có gì phải ân hận trong trong cuộc sống.

Tâm hồn thảnh thơi còn đâu sợ hãi. Trái lại, nếu trong cuộc đời đã làm nhiều điều ác chưa kịp hối cải đền bù, chính là điều làm ta sợ hãi nhất lúc sắp vĩnh biệt.

Vậy đường nào giúp ta Đừng sợ?

Lần dở Thánh Kinh ta sẽ thấy 2 tiếng ‘Đừng sợ’ được nhắc đi nhắc lại 365 lần.

Hãy lắng đọng tâm hồn suy gẫm theo trình thuật :

-Thiên Thần hiện ra với Giacaria: ‘Giacaria! Đừng sợ! Vì lời khấn nguyện của ngươi đã được nhận và

Êlizabet vợ ngươi sẽ sinh một con trai và người sẽ đặt tên nó là Gioan.’ (Lc.1: 13)

-Sứ thần truyền tin cho Trinh Nữ Maria: ‘Maria! Đừng sợ! vì người đã được ân sủng nơi Thiên Chúa

và này, nơi lòng dạ ngươi sẽ sinh một con trai và người sẽ đặt tên Ngài là Giêsu…’ (Lc.1: 30)

-Thiên Thần báo cho Giuse trong giấc mộng : ‘Giuse! Con của Đavít, Đừng sợ! Hãy rước Maria về nhà. Thai nơi Bà do tự Thánh Thần, Bà sẽ sinh con trai và ông sẽ đặt tên là Giêsu, vì chính Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi tội lỗi.” (Mt.1: 20)

-Thiên Thần loan báo cho các mục đồng Chúa sinh ra : ‘Đừng sợ! Này ta đem tin mừng cho các ngươi về một niềm vui to lớn, là niềm vui cho toàn dân. Hôm nay, Vị Cứu Chúa là Đức Kitô đã sinh ra cho các ngươi trong thành Đavít…’ (Lc.2:10)

-Chúa cho con gái ông Yairô sống lại : ‘Ngài còn đang nói thì có tin người nhà viên trưởng Hội đồng đến nhắn : Con gái ông đã chết, còn phiền hà đến Thày làm chi nữa. Đức Giêsu thoáng nghe thấy điều họ nói, thì bảo viên trưởng Hội đồng:

Đừng sợ ! Hãy tin mà thôi !” (Mc.5: 36)

-Chúa khuyên nhủ các Tông đồ khi bị bắt bớ : “Khi người ta nộp các ngươi, thì Đừng lo sợ phải nói làm sao hay nói gì, vì ngày giờ đó sẽ cho các ngươi biết phải nói gì, vì không phải các ngươi nói, mà Thần Khí của Cha các ngươi sẽ nói trong các ngươi.” (Mt.10: 19-20)

-Chúa Giêsu phán về sự quan phòng của Thiên Chúa trên mọi tạo vật : “…Chớ thì 5 con chim sẻ không bán được 2 đồng tiền sao? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. Hơn nữa,sợi tóc trên đầu các con cũng được đếm rồi. Vậy các con Đừng sợ! Các con còn trọng hơn nhiều con chim sẻ. (Lc.12: 1- 7)

-Chúa khuyên các tông đồ mạnh dạn khi giảng đạo công khai : “Vậy Đừng sợ! vì không gì che giấu mà lại sẽ không bại lộ, và không gì kín ẩn mà lại sẽ không bị thấu biết. Điều Ta nói với các ngươi trong bóng tối, các ngươi hãy nói ra nơi ánh sáng, điều các ngươi nhờ rỉ tai nghe được hãy rao trên sân gác.” (Mt.10: 26-27)

-Đức Giêsu biến hình trên núi : “…Một đám mây sáng ngời rợp bóng trên họ và tiếng từ đám mây phán rằng: Ngài là Con chí ái của Ta, kẻ Ta sùng mộ, các ngươi hãy nghe Ngài! Vừa nghe các tông đồ ngã sấp mặt xuống, kinh hãi quá. Nhưng

Chúa Giêsu tiến lại và đụng đến họ, Ngài nói : Hãy chỗi dậy ! Đừng sợ !” (Mt.17: 5- 8)

-Dân chúng rước Chúa vào thành Jêrusalem : “ Còn Đức Giêsu gặp một lừa con, thì cỡi lên nó, như đã viết : Đừng sợ! Hỡi con gái Sion! Này vua ngươi đến, cỡi trên lừa con! “ (Yn.12: 14)

-Chúa đi trên mặt hồ : “ Khi đã chèo tới chừng 25 hay 30 dặm, thì họ trông thấy Đức Giêsu đi trên biển mà tới gần thuyền.

Họ hoảng sợ, nhưng Ngài bảo họ : Chính Thày đây ! Đừng sợ! “ (Yn.6: 19-20)

-Sau khi Sống lại, Chúa hiện ra với các phụ nữ : “…Này Đức Giêsu đón họ và nói : Chào các con! Họ tiến lại ôm chân Ngài phục xuống thờ lạy. Bấy giơ Đức Giêsu nói với họ: ” Đừng sợ! Hãy đi báo tin cho anh em,Ta phải đi Galilêa, và họ sẽ được thấy Ta ở đó.” (Mt.28: 9-10)

-Sau khi Sống lại, Chúa hiện ra với các Tông đồ : “…Mọi người còn đang bàn chuyện, thì Chúa hiện ra đứng giữa họ và phán: “ Bình an cho các con! Này Thày đây, Đừng sợ! “, vì mọi người bối rối tưởng mình thấy ma… (Lc.24: 3)

-“Hỡi đoàn chiên bé nhỏ ! Đừng sợ ! vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước Trời cho anh em. Hãy bán của cải mà bố thí. Hãy sắm lấy túi tiền không bao giờ mục nát mà nhận lấy kho tàng trên trời là nơi kẻ trộm không thể bén mảng và mối mọt không thể đục phá.” (Lc.12: 32)

______________

Ba Giáo Hoàng gần đây nhất cũng nhắc bảo chúng ta tuân theo Lời Chúa ‘Đừng sợ!’.

-Thánh GH Gioan Phaolô 2 : “Đừng sợ! Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô.”

-GH Danh Dự Bênêdictô 16 : “Nếu ¼ thế kỷ trước Đừng sợ, thì ¼ thế kỷ sau Hãy tiến lên phía trước.”

-Đương kim GH Phanxicô : “Các con hãy ra đi ! Đừng sợ hãi để phục vụ!”

Đừng sợ! Nên các tông đồ và môn đệ hăng hái ra đi không sợ gian nguy để rao giảng Tin Mừng.

Đừng sợ! Biết bao Thánh nhân dâng hiến mạng sống mở mang Nước Chúa.

Đừng sợ! khi phải bệnh vực cho Công lý và Hòa bình hay sự đàn áp bất chính của tà quyền.

Đừng sợ! Các nhà truyền giáo, tu sĩ, tín hữu nam nữ chấp nhận hiểm nguy mang Tinh Yêu Thiên Chúa đến cho nhân thế.

Đừng sợ! Nên trong đại dịch biết bao Bác sĩ, Y tá, nhân viên y tế, các Linh mục, Tu sĩ nam nữ không sợ nguy hiểm tân tụy cứu giúp bệnh nhân và nhiều người đã thiệt mạng.

Đừng sợ! Chính vì thế, hơn 100 ngàn anh hùng Tử Đạo Việt Nam đã đổ máu đào vun tưới hạt giống Đức tin để trổ sinh

hơn 8 triệu hoa trái tăng thêm vẻ đẹp Vườn Hoa Giáo Hội.

Đừng sợ! chính Chúa Giêsu đã nêu gương cao cả tuyệt vời : Vâng theo Thánh ý Chúa Cha khi buồn sầu nguyện cầu trong vườn Cây Dầu- Chấp nhận cực hình nhục nhã và chết đớn đau trên thập giá để cứu chuộc nhân loại.

Đúng như lời Thánh Gioan : “Tình yêu không biết đến sợ hãi, trái lại tình yêu hoàn hảo loại trừ mọi sợ hãi.”

“Đừng sợ! Từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” Lạy Chúa! Xin cho con can đảm vâng theo như lời Chúa đã phán cùng Thánh Phêrô, để trở thành tông đồ nhiệt thành trong việc truyền giáo.

Lời Chúa soi sáng vào lòng,

Đừng sợ! Chúa dạy ghi trong Tin Mừng,

Dù bao gian khổ khốn cùng,

Tuân theo Lời Chúa mới mong an bình.

‘Chúa là nguồn Ánh sáng và ơn Cứu độ đời tôi,

Tôi còn sợ người nào?

Chúa là thung lũng bảo vệ đời tôi,

Tôi khiếp sợ gì ai? (Thánh vịnh 46)

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

(*) Ghi chú: Trích ‘Cung oán ngâm khúc’ Nguyễn Gia Thiều
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Xương Rồng Đỏ
Joseph Ngọc Phạm
10:02 21/10/2020
HOA XƯƠNG RỒNG ĐỎ
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm

Vươn chồi nảy lộc đẹp xinh
Bông hoa đỏ thắm gợi tình giai nhân
(Trích thơ của Trần Hữu)
 
VietCatholic TV
Cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa. Diễn từ xuất sắc của Đức Thánh Cha buổi cầu nguyện đại kết ngày 20/10
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:21 21/10/2020

Hôm thứ Ba 20 tháng 10, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự một buổi cầu nguyện đại kết và một cuộc gặp gỡ liên tôn vì hòa bình được tổ chức tại quảng trường Campidoglio, trước tòa thị trưởng Roma. Sự kiện này Cộng đoàn thánh Egidio khởi xướng từ sau cuộc họp liên tôn lần đầu tiên do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mời gọi tại Assisi năm 1986.

Buổi cầu nguyện đại kết được cử hành tại đền thờ Ðức Mẹ Aracoeli ở Rôma có sự tham dự của Chính Thống Giáo và các truyền thống Kitô khác. Buổi cầu nguyện đại kết được gọi là “Cuộc gặp gỡ cầu nguyện cho hòa bình theo tinh thần Assisi” và có chủ đề là “Không ai được cứu độ một mình - Hòa bình và Tình huynh đệ”.

Trong diễn từ tại đền thờ Ðức Mẹ Aracoeli, Đức Thánh Cha nói:


Thật là một ân sủng để được cầu nguyện cùng nhau. Tôi xin thân ái chào tất cả các chư huynh với đầy lòng biết ơn, đặc biệt là hiền huynh của tôi, là Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, và Đức Cha Heinrich, Chủ Tịch Hội Đồng Các Giáo Hội Tin Lành ở Đức.

Bài Tin Mừng trích từ tường thuật về Cuộc Thương Khó của Chúa mà chúng ta vừa nghe xảy ra không lâu trước khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng trong cuộc thương khó. Bản văn đề cập đến cám dỗ mà Chúa đã phải trải qua trong cơn hấp hối trên thập tự giá. Vào thời điểm tột cùng đau khổ và tình yêu ấy của Ngài, nhiều kẻ trong số những người có mặt đã chế nhạo Ngài một cách tàn nhẫn bằng những từ như: “Hãy tự cứu mình đi!” (Mc 15,30). Đây là một cám dỗ lớn. Nó không tha cho một ai, kể cả chúng ta là những Kitô hữu. Đó là cám dỗ chỉ nghĩ đến việc cứu lấy bản thân và phe nhóm của chính mình, chỉ tập trung vào các vấn đề và các lợi ích của chúng ta, như thể không có gì khác là quan trọng. Đó là một bản năng rất con người, nhưng là một sai lầm. Đó là cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa bị đóng đinh.

Hãy tự cứu lấy mình. Những lời này được nói trước hết bởi “những người đi ngang qua” (câu 29). Họ là những người bình thường, những người đã nghe Chúa Giêsu giảng dạy và những người đã chứng kiến những phép lạ Ngài làm. Bây giờ họ đang nói với Ngài, “Hãy tự cứu mình đi, hãy xuống khỏi thập tự giá”. Họ không có lòng thương hại, họ chỉ muốn phép lạ; họ muốn thấy Chúa Giêsu xuống khỏi thập tự giá. Đôi khi chúng ta cũng thích một vị thần làm nhiều điều kỳ diệu hơn là một vị thần từ bi, một vị thần đầy quyền năng trong mắt thế giới, là người thể hiện sức mạnh của mình và xua đuổi những kẻ ao ước thấy chúng ta bị khốn đốn. Nhưng đó không phải là Thiên Chúa, nhưng là sản phẩm từ óc sáng tạo của chính chúng ta. Chúng ta thường muốn một vị thần theo hình ảnh của chúng ta, thay vì chúng ta phải trở nên phù hợp với hình ảnh của chính Người. Chúng ta thường muốn có một vị thần giống như bản thân chúng ta, thay vì phải làm cho chính mình trở thành giống như Chúa. Như thế, chúng ta thích thờ phượng chính mình hơn là thờ phượng Thiên Chúa. Cách thức thờ phượng như vậy được nuôi dưỡng và lớn lên thông qua sự thờ ơ đối với tha nhân. Những người qua đường đó chỉ quan tâm đến Chúa Giêsu để thỏa mãn những ước muốn của riêng họ. Chúa Giêsu, bị coi là một kẻ bị ruồng bỏ khi bị treo trên thập tự giá, không còn được họ quan tâm nữa. Ngài ở trước mắt họ, nhưng lại ở xa trái tim họ. Sự thờ ơ khiến họ xa rời thiên nhan đích thật của Chúa.

Hãy tự cứu mình đi. Những người tiếp theo nói những lời này là các thầy thượng tế và các kinh sư. Họ là những người đã lên án Chúa Giêsu, vì họ coi Ngài là một kẻ nguy hiểm. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều là những chuyên gia trong việc đóng đinh người khác để tự cứu mình. Chúa Giêsu đã để cho mình bị đóng đinh, để dạy chúng ta đừng gán điều ác sang người khác. Các thầy thượng tế đã buộc tội Ngài chính vì những gì Ngài đã làm cho người khác: “Ông ấy đã cứu người khác nhưng lại không thể tự cứu mình!” (Câu 31). Họ biết Chúa Giêsu; họ nhớ đến những phép lạ chữa lành và giải thoát mà Ngài đã thực hiện, nhưng họ đã đưa ra một kết luận đầy ác ý. Đối với họ, cứu người khác, giúp đỡ tha nhân, là chuyện tào lao vô ích; Chúa Giêsu, Đấng đã tự hiến mình trọn vẹn cho tha nhân, đã bị mất chính mình! Giọng điệu chế giễu của lời buộc tội được sử dụng bằng ngôn ngữ tôn giáo, hai lần sử dụng động từ “cứu”. Nhưng “phúc âm” của việc tự cứu mình không phải là Phúc âm của ơn cứu rỗi. Đó là điều sai trái nhất trong các phúc âm ngụy tạo, khiến người khác phải vác thập tự giá. Trong khi đó, Phúc Âm đích thực đòi buộc chúng ta vác thập tự giá của người khác.

Hãy tự cứu mình đi. Cuối cùng, một trong những người bị đóng đinh cùng với Chúa Giêsu cũng tham gia vào việc chế nhạo ngài. Thật dễ dàng biết bao khi chỉ trích, khi nói chống lại người khác, khi chỉ ra cái xấu ở người khác chứ không phải những khuyết điểm của chính mình, thậm chí đổ lỗi cho kẻ yếu và người bị ruồng bỏ! Nhưng tại sao anh ta lại khó chịu với Chúa Giêsu? Bởi vì Ngài đã không giúp đưa anh ta xuống khỏi thập tự giá. Anh ta nói với Ngài: “Hãy cứu lấy bản thân và cả chúng tôi nữa!” (Lc 23: 39). Người ta chỉ tìm đến Chúa Giêsu để tìm cách giải quyết vấn đề của họ. Tuy nhiên, Thiên Chúa không đến chỉ để giải thoát chúng ta khỏi những vấn đề hằng ngày luôn tồn tại, mà còn là để giải thoát chúng ta khỏi một vấn đề thực sự, đó là thiếu tình yêu. Đây là nguyên nhân chính gây ra các tệ nạn cá nhân, xã hội, quốc tế và môi trường của chúng ta. Chỉ nghĩ về bản thân mình: đây là cha đẻ của mọi tệ nạn. Tuy nhiên, một trong những tên trộm sau đó nhìn vào Chúa Giêsu và thấy nơi Người một tình yêu khiêm nhường. Người trộm lành ấy được vào thiên đàng bằng cách làm một việc duy nhất: anh ta chuyển mối quan tâm đến chính mình sang Chúa Giêsu, từ chính mình sang người bên cạnh (xem câu 42).

Anh chị em thân mến, đồi Canvê là địa điểm diễn ra cuộc “đấu khẩu” lớn giữa Thiên Chúa, Đấng đến để cứu chúng ta và con người, là những kẻ chỉ muốn cứu chính mình. Đó là cuộc tranh luận giữa niềm tin vào Chúa và sự tôn thờ cái tôi; giữa con người buộc tội và Thiên Chúa bào chữa. Cuối cùng, chiến thắng của Thiên Chúa đã được tỏ lộ; lòng thương xót của Ngài đã cúi xuống trên trái đất. Từ thập giá, ơn tha thứ tuôn đổ và tình yêu huynh đệ được tái sinh: “Thập giá làm cho chúng ta trở thành anh chị em” (Benedict XVI, Diễn từ tại buổi Đi Đàng Thánh giá tại Đấu trường Colôsêô của Rôma, ngày 21 tháng 3 năm 2008). Cánh tay của Chúa Giêsu, dang ra trên thập tự giá, đánh dấu bước ngoặt, vì Thiên Chúa không chỉ ngón tay vào ai hết cả, nhưng thay vào đó, ôm lấy tất cả. Vì chỉ tình yêu mới có thể dập tắt hận thù, chỉ có tình yêu cuối cùng mới có thể chiến thắng bất công. Chỉ có tình yêu mới có khả năng nhường chỗ cho những người khác. Chỉ có tình yêu mới là con đường dẫn đến sự hiệp thông trọn vẹn giữa chúng ta.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa chịu đóng đinh ban ơn để chúng ta được hiệp nhất và huynh đệ hơn. Khi chúng ta bị cám dỗ đi theo con đường của thế gian này, xin cho chúng ta nhớ lại lời của Chúa Giêsu: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8: 35). Sự mất mát trong mắt thế giới lại chính là ơn cứu rỗi đối với chúng ta. Xin cho chúng con học nơi Chúa, Đấng đã cứu chúng con bằng cách trút bỏ chính mình (x. Pl 2, 7) và mặc lấy thân phận khác: từ Thiên Chúa, Người đã trở thành phàm nhân; từ Thần Khí, Người trở thành huyết nhục: từ một vị vua, Người trở thành nô lệ. Chúa yêu cầu chúng ta làm điều tương tự, là hạ mình, là “trở nên khác đi” để tiếp cận với người khác. Càng trở nên gần gũi với Chúa Giêsu, chúng ta càng cởi mở và “phổ quát” hơn, vì chúng ta sẽ cảm thấy có trách nhiệm với người khác. Và những người khác sẽ trở thành phương tiện cứu rỗi chính chúng ta: tất cả những người khác, mọi con người, bất kể lịch sử và tín ngưỡng của họ. Bắt đầu với những người nghèo, là những người giống Chúa Giêsu nhất. Vị Tổng Giám Mục vĩ đại của thành Constantinople, Thánh Gioan Kim Khẩu, đã từng viết: “Nếu không có người nghèo, phần lớn sự cứu rỗi của chúng ta sẽ bị lung lay” (Bàn về Thư Thứ Hai của Thánh Phaolô gửi tín hữu Cô-rinh-tô, XVII, 2). Xin Chúa giúp chúng ta cùng nhau đồng hành trên con đường huynh đệ, và nhờ đó trở thành những chứng nhân đáng tin cậy cho Thiên Chúa thật.

Sau buổi cầu nguyện đại kết, Ðức Thánh Cha đã tham dự cuộc gặp gỡ liên tôn cùng với các vị đại diện các tôn giáo lớn trên thế giới, được tổ chức tại quảng trường Campidoglio, nằm trên đồi Capitol, gần dinh Thị trưởng Roma và đền thờ Ðức Mẹ Aracoeli.

Trong cuộc gặp gỡ liên tôn, lời Kêu gọi Hòa bình năm 2020 đã được công bố. Một ngọn nến hòa bình cũng được thắp sáng và cuối cùng là cử chỉ chúc bình an.

Các tham dự viên sẽ thinh lặng một phút để tưởng nhớ các nạn nhân của chiến tranh và đại dịch COVID-19.

Tham gia cùng Ðức Thánh Cha Phanxicô, có Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople; thầy cả Haim Korsia, Rabbi trưởng Do Thái Giáo tại Pháp; Mohamed Abdelsalam Abdellatif, Tổng Thư ký của Ủy ban Tình Huynh đệ nhân loại của Hồi giáo, và hòa thượng Shoten Minegishi của Phật Giáo Nhật Bản.



Source:Holy See Press Office
 
Xúc động: Cầu xin hòa bình và tưởng nhớ nạn nhân đại dịch kinh hoàng tại cuộc gặp gỡ liên tôn ở Rôma
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:07 21/10/2020

Như chúng tôi đã đưa tin lúc 4g chiều thứ Ba 20 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo quốc tế do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức tại Rôma để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Sinh hoạt này được cử hành theo tinh thần cuộc gặp gỡ hòa bình do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mời gọi lần đầu tiên tại Assisi hồi tháng Mười năm 1986.

Chủ đề của cuộc gặp gỡ lần thứ 34 năm nay là “Không ai được cứu thoát một mình - Hòa bình và tình Huynh đệ”.

Trong phần thứ nhất của cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo Bácthôlômêô và đại diện các hệ phái Kitô khác đã cầu nguyện tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Aracoeli do dòng Phanxicô coi sóc, nằm cạnh tòa thị chính Rôma. Các tôn giáo khác cầu nguyện ở các địa điểm khác gần đó. Chúng tôi đã có bài tường thuật biến cố này.

Phần thứ hai của cuộc gặp gỡ, diễn ra lúc 5g15, tại khu vực trước tòa thị chính Rôma. Tổng thống Sergio Mattarella và một số quan chức chính quyền Ý đã tham dự phần này.

Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:


Anh chị em thân mến,

Tôi vui mừng và tạ ơn Chúa vì ở đây trên Đồi Capitol, trung tâm thành phố Rôma, tôi có thể gặp gỡ các bạn, các nhà lãnh đạo tôn giáo ưu tú, các cơ quan công quyền và rất nhiều bạn bè yêu chuộng hòa bình. Ở bên nhau, chúng ta đã cầu xin bình an. Tôi xin chào Tổng thống Cộng hòa Ý, Sergio Mattarella đáng kính. Tôi rất vui khi được gặp thêm một lần nữa người anh em của tôi, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô. Tôi biết ơn nhất là, bất chấp những khó khăn trong việc đi lại trong những ngày này, hiền huynh và các nhà lãnh đạo khác đã mong muốn được tham gia buổi gặp gỡ cầu nguyện này. Theo tinh thần của Cuộc gặp gỡ Assisi do Thánh Gioan Phaolô II kêu gọi vào năm 1986, Cộng đồng Sant'Egidio tổ chức hàng năm, tại các thành phố khác nhau, những khoảnh khắc cầu nguyện và đối thoại cho hòa bình giữa các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau.

Cuộc gặp gỡ Assisi và viễn kiến hòa bình của cuộc gặp gỡ ấy chứa đựng một hạt giống tiên tri mà nhờ ân sủng của Thiên Chúa đã dần trưởng thành qua những cuộc gặp gỡ chưa từng có, những hành động xây dựng hòa bình và những sáng kiến mới mẻ của tình huynh đệ. Mặc dù những năm qua đã chứng kiến những sự kiện đau đớn, bao gồm xung đột, khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, nhưng đôi khi nhân danh tôn giáo, chúng ta cũng ghi nhận được những bước tiến hiệu quả được thực hiện trong các cuộc đối thoại giữa các tôn giáo. Đây là một dấu chỉ của hy vọng khuyến khích chúng ta tiếp tục hợp tác với nhau như anh chị em. Nhờ đó, chúng ta đã được Văn kiện quan trọng về Tình huynh đệ của nhân loại vì Hòa bình Thế giới và sự Chung sống với nhau, mà tôi đã ký với Đại Giáo Trưởng của Đại Học Al-Azhar, là ngài Ahmad Al-Tayyeb, vào năm 2019.

Thật vậy, “điều răn về hòa bình được khắc sâu trong các truyền thống tôn giáo” (Fratelli Tutti, 284). Tín hữu các tôn giáo hiểu rằng sự khác biệt tôn giáo không biện minh cho sự thờ ơ hay thù hằn. Đúng hơn, trên cơ sở đức tin tôn giáo của mình, chúng ta có khả năng trở thành những người kiến tạo hòa bình, thay vì thụ động khi đứng trước cái ác của chiến tranh và thù hận. Các tôn giáo đứng về phía phục vụ hòa bình và tình huynh đệ. Vì lý do này, cuộc họp mặt hôm nay của chúng ta cũng tiêu biểu cho một sự khích lệ đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo và tất cả các tín hữu nhiệt thành cầu nguyện cho hòa bình, không cam chịu chiến tranh, nhưng làm việc với sức mạnh dịu dàng của đức tin để chấm dứt xung đột.

Chúng ta cần hòa bình! Cần nhiều hòa bình hơn nữa! “Chúng ta không thể thờ ơ. Ngày nay thế giới có một khát khao hòa bình sâu sắc. Ở nhiều quốc gia, con người đang phải chịu đựng những đau khổ do chiến tranh, mặc dù chiến tranh thường bị lãng quên, nhưng nó luôn là nguyên nhân của đau khổ và nghèo đói” (Diễn văn với những người tham gia Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Hòa bình, Assisi, 20 tháng 1 năm 2016). Thế giới, đời sống chính trị và dư luận xã hội đều có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sự ác độc của chiến tranh, đến mức xem nó đơn giản là một phần tất yếu của lịch sử nhân loại. “Chúng ta đừng sa lầy vào các cuộc thảo luận lý thuyết, mà hãy chạm vào da thịt bị thương của các nạn nhân… Chúng ta hãy nghĩ đến những người tị nạn và di tản, những người chịu ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử và các cuộc tấn công hóa học, những bà mẹ mất con và những cậu bé và các trẻ em gái bị đày đọa hoặc bị tước đoạt tuổi thơ” (Fratelli Tutti, 261). Ngày nay, những đau khổ của chiến tranh càng trở nên trầm trọng hơn bởi những đau khổ do coronavirus gây ra và ở nhiều quốc gia, việc tiếp cận với sự chăm sóc cần thiết là điều không thể.

Trong khi đó, các cuộc xung đột vẫn tiếp diễn, khiến nhân loại phải đau khổ và chết chóc. Chấm dứt chiến tranh là một nghĩa vụ nghiêm trọng trước mặt Thiên Chúa của tất cả những người nắm giữ trách nhiệm chính trị. Hòa bình là ưu tiên của mọi nền chính trị. Thiên Chúa sẽ chất vấn những ai thất bại trong việc tìm kiếm hòa bình, hoặc những ai gây ra những căng thẳng và xung đột. Ngài sẽ đòi họ phải trả lẽ về tất cả những ngày, những tháng và những năm chiến tranh đã qua mà các dân tộc trên thế giới phải chịu đựng!

Những lời Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô thật sâu sắc và đầy khôn ngoan: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26:52). Những người dùng gươm, có thể tin rằng vũ khí sẽ giải quyết các tình huống khó khăn một cách nhanh chóng, nhưng họ sẽ thấy nơi cuộc sống của chính họ, nơi cuộc sống của những người thân và cuộc sống của đất nước họ, những cái chết do gươm giáo mang lại. “Đủ rồi!” Chúa Giêsu nói (Lc 22,38) khi các môn đệ rút ra hai thanh gươm trước cuộc Khổ nạn của Người. “Đủ rồi!” Đó là phản ứng rõ ràng của Chúa đối với bất kỳ hình thức bạo lực nào. Lời duy nhất đó của Chúa Giêsu vang vọng qua nhiều thế kỷ và đến với chúng ta một cách mạnh mẽ trong thời đại này: gươm giáo, vũ khí, bạo lực và chiến tranh, đã quá đủ rồi!

Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã lặp lại lời đó trong lời kêu gọi của ngài trước Liên Hiệp Quốc vào năm 1965: “Đừng chiến tranh nữa!” Đây là lời cầu xin của chúng ta và của tất cả những người nam nữ có thiện chí. Đó là ước mơ của tất cả những ai nỗ lực vì hòa bình khi nhận ra rằng “mỗi cuộc chiến đều khiến thế giới của chúng ta tồi tệ hơn trước đó” (Fratelli Tutti, 261).

Làm thế nào chúng ta tìm ra được cách thoát khỏi những xung đột ngày càng quyết liệt hơn và tàn phá kinh hoàng hơn? Làm thế nào để chúng ta tháo gỡ những nút thắt của cơ man các cuộc xung đột vũ trang? Làm thế nào để chúng ta ngăn chặn được những xung khắc? Làm thế nào để chúng ta khơi dậy những suy nghĩ về hòa bình trong các kẻ gây chiến và những người dựa vào sức mạnh của vũ khí? Không một người nào, không một nhóm xã hội nào có thể một mình đạt được hòa bình, thịnh vượng, an ninh và hạnh phúc. Không một ai làm được. Nếu chúng ta muốn trung thực với chính mình thì hãy ngẫm nghĩ về bài học rút ra từ đại dịch gần đây. Chúng ta cần “nhận thức rằng chúng ta là một cộng đồng toàn cầu, tất cả cùng chung trong một con thuyền, nơi vấn đề của một người là vấn đề của tất cả. Một lần nữa chúng ta phải nhận ra rằng không ai được cứu một mình; chúng ta chỉ có thể được cứu cùng nhau” (Fratelli Tutti, 32).

Tình huynh đệ, nảy sinh ra từ nhận thức rằng chúng ta là một gia đình nhân loại, phải thâm nhập vào đời sống của các dân tộc, các cộng đồng, các nhà lãnh đạo chính phủ và các cơ cấu quốc tế. Điều này sẽ giúp tất cả mọi người hiểu rằng chúng ta chỉ có thể được cứu cùng nhau thông qua gặp gỡ và thương lượng, gạt xung đột sang một bên và theo đuổi hòa giải, tiết chế ngôn ngữ chính trị và tuyên truyền, và phát triển các nẻo đường hòa bình đích thực (xem Fratelli Tutti, 231).

Chúng ta đã tập hợp tối nay, với tư cách là những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau, để gửi đi một thông điệp hòa bình. Để chứng tỏ một cách rõ ràng rằng các tôn giáo không muốn chiến tranh và, thực sự, khước từ những ai hô hào bạo lực. Chúng ta kêu cầu mọi người cầu nguyện cho hòa giải và cố gắng giúp cho tình huynh đệ có thể mở ra những con đường hy vọng mới. Quả thật, với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, chúng ta sẽ có thể xây dựng một thế giới hòa bình, và nhờ đó, anh chị em cùng được cứu rỗi. Cảm ơn các bạn.


Source:Libreria Editrice Vaticana