Ngày 22-10-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:00 22/10/2014
TIẾNG THỞ DÀI CỦA KHỔNG TỬ
N2T

Có lần Khổng tử bị vây khốn nơi đất Trần Tề, trong bảy ngày không ăn được hột cơm nào cả.
Một buổi trưa nọ, đệ tử của ông là Nhan Hồi xin được gạo về nấu cháo, khi cơm sắp chín, Khổng tử nhìn thấy Nhan Hồi dùng tay bốc cơm trong nồi mà ăn. Khổng tử cố ý làm bộ không thấy nên khi Nhan Hồi đến mời ông ăn cơm, thì ông đứng dậy nói:
- “Vừa rồi mơ thấy tổ tiên về báo cho ta biết, thức ăn thì nên để tôn trưởng ăn trước rồi mới ăn sau, sao lại có thể tự mình ăn trước ?”
Nhan Hồi vừa nghe xong thì vội vàng giải thích:
- “Phu tử hiểu lầm rồi, vừa rồi con thấy có chút than rời vào trong nồi, cho nên lấy hột cơm bẩn ấy mà ăn.”
Khổng tử thở dài nói:
- “Cái mà con người có thể tin là con mắt, mà con mắt thì cũng có lúc không thể đáng tin được, cho nên có thể tin được là cái tâm, nhưng cái tâm cũng có lúc không đủ để tin. Các đệ tử phải nhớ lấy, biết người thật không phải là chuyện dễ dàng đâu nhé.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Sống ở đời, con người ta quý nhất là cái tâm yêu thương, trân trọng nhất là cái tâm tín thành, mất đi hai cái tâm đó thì coi như không còn là người quân tử nữa. Khổng tử chỉ lấy con mắt để phán đoán cái tâm của đệ tử mình nên cảm thấy không đúng, thế là nghiệm ra một điều để dạy đệ tử: “Biết người thật không phải là chuyện dễ.”
Người Ki-tô hữu quý nhất là đức tin, mất đi đức tin thì coi như không phải là người Ki-tô hữu, dù họ là người đã được lãnh bí tích Rửa Tội.
Người Ki-tô hữu không lấy con mắt xác thịt của mình để phán đoán người khác, nhưng lấy con mắt đức tin để thông cảm và tha thứ; không lấy cái tâm ích kỷ của mình để răn dạy người khác, nhưng lấy cái tâm trung tín với Lời Chúa để cải thiện mình và giúp người khác sống tốt, tức là sống Lời Chúa trong cuộc đời mình.
Hãy để cho Thiên Chúa phán đoán, còn mình thì cứ đơn sơ vui vẻ sống với tha nhân, dù họ đang tìm cách loại bỏ mình.
Đó chính là yêu thương và trung tín vậy.
Yêu thương tha nhân và trung tín với Thiên Chúa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:02 22/10/2014
N2T

13. Tôi không tham vinh hoa phú quý, ngay cả vinh quang ở trên trời cũng không ngoại lệ, cái mà tôi tham chính là tình yêu.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chi tiết chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
01:16 22/10/2014
Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ khởi hành từ sân bay Fiumicino ở Rôma vào Thứ Sáu 28 Tháng 11 lúc 9:00 sáng. Ngài sẽ đến Ankara lúc 1:00 trưa và sẽ đến thăm ngôi mộ của Kemal Atatürk, cha đẻ nước Thổ Nhĩ Kỳ thời hiện đại.

Lễ đón tiếp sẽ diễn ra tại Phủ tổng thống, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Ahmet Davutoglu. Ngài cũng sẽ gặp gỡ với vị bộ trưởng Tôn giáo Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào ngày thứ Bảy, ngài sẽ đến Istanbul và đó là phần quan trọng nhất trong chuyến đi. Đức Thánh Cha sẽ đến thăm nhà thờ Hagia Sophia, nơi đã từng là một đền thờ của Chính Thống Giáo, sau đó là Vương Cung Thánh Đường Công Giáo, rồi bị Hồi Giáo chiếm làm đền thờ và bây giờ là một viện bảo tàng. Đức Thánh Cha cũng sẽ viếng thăm đền thờ Xanh của Hồi giáo. Sau đó, ngài sẽ chủ sự Thánh Lễ tại Nhà thờ Chúa Thánh Thần của Công Giáo và tham dự một buổi cầu nguyện đại kết với Đức Thượng Phụ Bartholomew Đệ Nhất.

Vào ngày Chúa Nhật, ngài sẽ tham dự buổi Phụng Vụ tại Tòa Thượng phụ Đại kết nhân lễ Thánh Anrê Tông Đồ.

Cùng ngày hôm đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ khởi hành từ Istanbul vào lúc 5 giờ chiều và về đến Rôma khoảng 7 giờ tối.
 
Tòa Thánh mời gọi các tín hữu Ấn Giáo cộng tác chống văn hóa loại trừ
LM. Trần Đức Anh OP
06:18 22/10/2014
VATICAN. Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn mời gọi các tín hữu Ấn giáo cộng tác để thăng tiến nền văn hóa bao gồm và chống lại nền văn hóa loại trừ.

Trên đây là nội dung sứ điệp của Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn công bố hôm 20-10-2014, để chúc mừng các tín hữu Ấn giáo trên thế giới nhân lễ Deepavali, là lễ ánh sáng siêu việt, sẽ được cử hành vào ngày 23-10-2014. Sứ điệp mang chữ ký của ĐHY Chủ tịch Jean Louis Tauran và vị Tổng thư ký là Cha Mighuel Ángel Ayuso Guixot, người Tây Ban Nha, viết:

”Đứng trước tình trạng gia tăng kỳ thị, bạo lực và loại trừ ở các nơi trên thế giới, việc nuôi dưỡng một nền văn hóa bao gồm có thể được coi như một trong những khát vọng chân thành nhất của dân chúng ở mọi nơi”.

Sứ điệp của Tòa Thánh nhìn nhận có những điều tích cực do sự hoàn cầu hóa mang lại cho thế giới, mở ra những biên cương mới, cung cấp những cơ hội phát triển, cơ may giáo dục và săn sóc sức khỏe tốt đẹp hơn, nhưng sự hoàn cầu hóa hiện nay chưa đạt được đối tượng chủ yếu là hội nhập dân chúng địa phương vào cộng đồng hoàn cầu. Đúng hơn, hoàn cầu hóa đã góp một phần lớn làm cho nhiều dân tộc đánh mất căn tính xã hội văn hóa, kinh tế và chính trị của mình.

”Những công hiệu tiêu cực của sự hoàn cầu hóa cũng ảnh hưởng tới các cộng đồng tôn giáo trên thế giới, vì các tôn giáo có liên hệ mật thiết với các nền văn hóa xung quanh. Hoàn cầu hóa góp phần làm phân hóa xã hội, gia tăng trào lưu duy tương đối, tôn giáo hỗn hợp và tư nhân hóa tôn giáo. Trào lưu tôn giáo cực đoan cũng như những xung đột về chủng tộc, bộ tộc và phe phái ở các nơi trên thế giới ngày nay phần lớn là những biểu hiện sự bất mãn, bất an và bấp bênh nơi dân chúng, nhất là những người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, không được hưởng những thiện ích của sự hoàn cầu hóa.

Hội đồng Tòa Thánh cũng nhận xét rằng ”Những hậu quả tiêu cực của sự hoàn cầu hóa như sự lan tràn trào lưu duy vật và duy tiêu thụ làm cho dân chúng vị kỷ hơn, khao khát quyền lực và dửng dưng đối với các quyền, nhu cầu và đau khổ của người khác. Nói theo lời của ĐGH Phanxicô, đó là ”hoàn cầu hóa sự dửng dưng” khiến chúng ta dần dần lãnh đạm đối với những đau khổ của người khác và khép kín vào mình (Sứ điệp Ngày Hòa bình thế giới 2014). Sự dửng dưng ấy tạo nên nền văn hóa loại trừ, trong đó người nghèo, những người bị gạt ra ngoài lề và dễ bị tổn thương, bị chối bỏ các quyền lợi cũng như cơ may và tài nguyên mà các thành phần khác trong xã hội được hưởng..”

Sứ điệp của Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn kết luận rằng ”Vì thế, việc nuôi dưỡng một nền văn hóa bao gồm trở thành một lời kêu gọi chung và là một trách nhiệm chung mà chúng ta cần cấp thiết lãnh nhận. Đó là một dự phóng bao gồm những người quan tâm đến sự khỏe và sự sống còn của gia đình nhân loại trên trái đất này và cần được thi hành, mặc dù có những thế lực kéo dài nền văn hóa lại trừ” (SD 20-10-2014)
 
Đức Thánh Cha nhóm Công nghị Hồng Y
LM. Trần Đức Anh OP
06:22 22/10/2014
VATICAN. Sáng 20-10-2014, ĐTC đã chủ tọa công nghị Hồng Y về tình hình các tín hữu Kitô tại Trung Đông và quyết định về việc phong Hiển thánh.

Tham dự công nghị bắt đầu lúc 9 giờ sáng tại Hội trường Thượng HĐGM cũng có các vị Thượng Phụ và một số Giám Mục.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nói: ”Chúng ta có cùng ước muốn hòa bình và ổn định tại Trung Đông và ý chí cổ võ giải pháp cho các cuộc xung đột bằng cách đối thoại, hòa giải và dấn thân chính trị. Đồng thời chúng ta muốn gia tăng sự trợ giúp có thế cho các cộng đồng Kitô để hỗ trợ họ ở lại vùng miền ấy.

”Như tôi đã có dịp lập lại nhiều lần, chúng ta không thể có thái độ cam chịu khi nghĩ đến miền Trung Đông không còn Kitô hữu nữa, những người từ 2 ngàn năm nay đã tuyên xưng danh Chúa Giêsu tại đó. Những biến cố gần đây, nhất là tại Irak và Siria, gây lo âu rất nhiều. Chúng ta chứng kiến một hiện tượng khủng bố có chiều kích không thể tưởng tượng được trước đây. Bao nhiêu anh chị em chúng ta bị bách hại và đã phải rời bỏ gia cư, cả trong tình thế tàn bạo. Dường như người ta đánh mất ý thức về giá trị sự sống con người, con người dường như không đáng kể gì nữa, và người ta có thể hy sinh con người cho những lợi lộc khác. Rất tiếng là tất cả những điều đó xảy ra trong sự dửng dưng của bao nhiêu người.

Và ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Tình trạng bất công này, không những đòi lời cầu nguyện của chúng ta, nhưng còn cần phải có câu trả lời thích hợp từ phía cộng đồng quốc tế. Tôi chắc chắn rằng với sự phù trợ của Chúa, từ cuộc gặp gỡ hôm nay, sẽ có những suy tư giá trị và những đề nghị để có thể giúp anh chị em chúng ta đang chịu đau khổ và đáp ứng cả thảm trạng suy giảm sự hiện diện của Kitô giáo tại miền đất nơi Kitô giáo được khai sinh và phổ biến.

Đức Hồng Y Parolin

Tiếp lời ĐTC, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã tường trình trước công nghị về khóa họp mới đây tại Vatican, từ ngày 2 đến 4-10 vừa qua của các vị Sứ thần Tòa Thánh ở Trung Đông, các đại diện Tòa Thánh tại LHQ ở Genève và New York cùng với các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh về sự hiện diện của các tín hữu Kitô tại Trung Đông.

Trước tiên các vị bàn về tình trạng không thể chấp nhận được tại Trung Đông do cái gọi Nhà Nước Hồi giáo, một thực tài chà đạp công pháp và dùng những phương pháp khủng bố để mưu toan mở rộng quyền bính: giết người hằng loạt, chém đầu những kẻ nghĩ khác họ, bán phụ nữ ở chợ, xung các trẻ em vào các cuộc chiến đấu, tàn phá các nơi thờ phượng.. Tình trạng đó khiến hàng trăm ngàn người phải bỏ gia cư đi lánh nạn nơi khác, trong những điều kiện bấp bênh, chịu bao đau khổ về thể lý và tinh thần. Khi lên án rõ ràng những vi phạm đó, không những đối với công pháp quốc tế về nhân đạo, nhưng cả về các nhân quyền sơ đẳng nhất, người ta cũng tái khẳng định quyền của người tị nạn được trở về đất nước của mình và sống trong phẩm giá, trong an ninh. Đó là quyền phải được cộng đồng quốc tế và các quốc gia hỗ trợ và bảo đảm. Điều có liên hệ ở đây là những nguyên tắc căn bản như giá trị sinh mạng và phẩm giá con người, tự do tôn giáo, sự sống chung hòa bình và hòa giữa các cá nhân và giữa các dân tộc.

ĐHY Parolin cũng nhấn mạnh rằng các cuộc xung đột ở Trung Đông là một trong những đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sự ổn định quốc tế. Hòa bình ở Trung Đông không thể tìm kiếm bằng những chọn lựa đơn phương áp đặt bằng võ lực.

ĐHY nhắc đến lời ĐTC lên án nạn buôn bán võ khí là một trong những nguyên nhân tạo nên nhiều nạn nhân ở Trung Đông và cộng đồng quốc tế không thể nhắm mắt làm ngơ trước vấn đề này.

ĐHY Quốc vụ khanh nói đến nạn xuất cư của các tín hữu Kitô ra khỏi Trung Đông, vai trò của Giáo Hội và của cộng đồng quốc tế. Ngài kêu gọi đi tới và giải quyết tận căn những nguyên nhân gây ra các vấn đề hiện nay và cổ võ con đường đối thoại và thương thuyết vì con đường bạo lực chỉ đưa tới tàn phá, đồng thời ĐHY xác quyết rằng việc bảo vệ các tín hữu Kitô và tất cả các nhóm tôn giáo và chủng tộc thiểu số cần phải đặt trong bối cảnh bảo vệ con người và tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là tự do tôn giáo và tự do lương tâm.

Đề cập đến thảm trạng của bao nhiêu người tị nạn, như một nửa dân số Siria đang cần được cứu trợ về nhân đạo, ĐHY Parolin nói: Giáo Hội khuyến khích cộng đồng quốc tế quảng đại đáp ứng thảm trạng này, và về phần mình, Giáo Hội cũng đóng góp, đặc biệt qua các Caritas địa phương và các cơ quan cứu trợ Công Giáo, giúp đỡ các nạn nhân, không những các tín hữu Kitô, nhưng tất cả những người đang chịu đau khổ.

Trong công nghị, ĐTC đã ấn định ngày phong hiển thánh cho chân phước LM Joseph Vaz là 14-1-2015, trong chuyến viếng thăm của ngài tại Sri Lanka từ 13 đến 15-1 năm tới. Thánh nhân từ Ấn Độ đến truyền giáo tại Sri Lanka trong thời kỳ người Hòa Lan bách hại các tín hữu Kitô tại đảo này. (SD 20-10-2014)
 
Chiến tranh khởi sự trong tim, không phải trên chiến trường
Bùi Hữu Thư
13:35 22/10/2014
Huấn từ Đức Thánh Cha ngày 22 tháng 10, 2014

ROME, 22 tháng 10, 2014 (Zenit.org) – Đức Thánh Cha khẳng định: “Chiến tranh không khởi sự trên chiến trường” nhưng “trong trái tim, bởi những sự hiểu nhầm, ganh ghét, bởi những sự chống chế nhau”.

Trong buổi triều kiến chung ngày 22 tháng 10, 2014 tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã tiếp tục loạt bài giảng giáo lý về Giáo Hội, ngài suy niệm về “Giáo Hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô”, đây là “đặc điểm sâu xa và đẹp nhất của Giáo Hội.”

Ngài nhấn mạnh: “Phép rửa thực sự là một sự tái sinh từ Chúa Kitô” làm cho con người “tham gia vào thực thể của Chúa” và làm cho họ “kết hiệp mật thiết” với nhau, “như những thành phần của cùng một thân thể, mà Chúa là đầu”: “do đó từ đây phát sinh một sự hiệp thông mật thiết của tình yêu”.

Đức Thánh Cha tiếp: “Nhưng tư tưởng này cần thúc đẩy ước muốn phù hợp với Chúa Giêsu và chia xẻ tình yêu Người”. Chúng ta hãy nghĩ đến những gì đang xẩy ra trong các cộng đồng Kitô, trong một vài giáo xứ, chúng ta hãy nghĩ đến những sự chia rẽ, những ganh tị, những dèm pha nói xấu, những hiểu nhầm và những sự kỳ thị.”

Đối với Đức Thánh Cha, “đó là khởi đầu của chiến tranh. Chiến tranh không khởi sự trên chiến trường: chiến tranh, và các cuộc chiến bắt đầu từ những con tim, bởi những hiểu nhầm, chia rẽ, ganh ghét, và chống đối lẫn nhau.”

Ngài nhấn mạnh: “Sự ghen tị “phá hủy”. Những sự ghen tị bành trướng và tràn đầy trái tim. Một trái tim ghen tị là một trái tim chua chát, một trái tim, đáng lý phải có máu nhưng lại tràn đầy dấm chua; đó là một trái tim không bao giờ vui sướng, và phá hủy cộng đồng.”

Làm sao để chống lại những sự phá hủy này? Đức Thánh Cha đã nêu lên những lời khuyên của Thánh Phaolô tông đồ: “Anh em đừng ganh tị nhưng phải qúy trọng trong các cộng đồng những năng khiếu và đức tính của những người anh em...Khi tôi cảm thấy có sự ganh tị gia tăng, vì điều này xẩy ra cho tất cả mọi người, tôi phải nói với Chúa: “Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa vì Chúa đã ban cho người kia quà tặng đó."

Thật vậy, “một trái tim biết nói cám ơn là một trái tim tốt lành, là một trái tim quý phái, một trái tim vui sướng.” Đức Thánh Cha cũng khuyến khích mọi người “hãy thân cận và chia xẻ những đau khổ của những người yếu đuối và thiếu thốn nhất.”

Cuối cùng, ngài đã khuyên”không nên coi một ai là cao trọng hơn người khác... Có biết bao nhiêu người tự cho là mình cao trọng”, như người Pharisêu trong dụ ngôn: “Tôi tạ ơn Chúa vì tôi không giống như người kia, tôi cao trọng hơn.”

Đức Thánh Cha tiếp: “Điều này không tốt, không bao giờ nên nói như thế. Và khi anh em sắp sửa nói như vậy, anh em hãy nhớ đến những tội lỗi của mình, những điều người khác không hay biết, và hạ mình trước mặt Chúa Ki tô và nói: “Lạy Chúa, Chúa biết ai cao trọng hơn, và con xin im lặng.”
 
Thượng Hội Đồng về Gia Đình: những nhận định sau khi kết thúc
Vũ Văn An
22:32 22/10/2014
Thượng Hội Đồng Đặc Biệt về Gia Đình đã kết thúc từ ngày 19 tháng Mười. Nay là lúc, nói như Massino Nardi của hãng tin Zenit ngày 22 tháng Mười, Giáo Hội như một toàn thể có nghĩa vụ “phiên dịch” các vấn đề do hai tuần lễ bàn thảo nêu ra thành nếp vải sống động cho cộng đồng tín hữu.

Mùa chiết khấu
Trong chiều hướng ấy, hội nghị bàn tròn với chủ đề “Niềm Hy Vọng của Gia Đình: Thượng Hội Đồng và Quá Bên Kia” do “Các Câu Lạc Bộ Văn Hóa Gioan Phaolô II” tổ chức tại Đại Học Âu Châu ở Rôma (UER) đã khai mạc ngày 21 tháng Mười, dưới sự phối trí của các vị như Đức HY Gerhard Ludwig Müller, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Cha Luigi Negri, Quĩ Quốc Tế Gioan Phaolô II về Huấn Quyền của Giáo Hội; Đức Cha Livio Melina, Viện Giáo Goàng Gioan Phaolô II về Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình, và bà Costanza Miriano, nhà báo và nhà văn.

Gaspari, chủ bút hãng tin Zenit nói lời nói đầu. Ông cho rằng cái khung của hội nghị là tác phẩm của Đức HYMuller tựa là “Niềm Hy Vọng của Gia Đình”, và là cơ hội để đánh tan các hiểu lầm và khiêu khích bao quanh việc làm của Thượng Hội Đồng.

Đức HY Muller thì cho rằng: “một trong các điểm chính của tác phẩm là chủ đề đức tin. Chúng ta đang sống trong một thời đại tục hóa và bất tín, vốn làm suy yếu cảm thức về bí tích”. Ngài trích dẫn nhiều bản văn giáo hoàng, trong đó có “Ánh Sáng Đức Tin” của Đức Phanxicô, chủ yếu nói về đức tin, và hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” của CĐ Vatican II trong mục nói tới phẩm giá của hôn nhân và gia đình.

Đức HY Müller trích một đoạn trong lời nói đầu cuốn sách của ngài do Đức HY Fernando Sebastian viết, nói rằng “Trong bí tích Hôn Nhân, tín hữu Kitô Giáo nam nữ, cùng với Giáo Hội, cử hành đức tin trong tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu luôn hiện diện và hành động trong họ như là chi thể của Giáo Hội và người cộng tác của Thiên Chúa để nhân thừa nhân loại và Giáo Hội của cứu rỗi”. Thành thử, mục đích cuốn sách của ngài là tái khám phá vẻ đẹp của hôn nhân Kitô Giáo.

Nữ ký giả Costanza Miriano lên tiếng trong tư cách một bà mẹ và một tín hữu Công Giáo, để nói rằng: “Lòng thương xót là điều đúng đối với người ly dị, nhưng ta cũng phải thương xót các trẻ em nữa. Người ta ít nói tới chúng, nhưng chúng chính là các nạn nhân đầu tiên khi cha mẹ chúng ai đường nấy đi”.

Bà cho hay: việc làm của bà khiến bà gặp gỡ khá nhiều gia đình và việc này đã làm bà thêm xác tín rằng “ không thể so sánh nền luân lý Kitô Giáo với nền luân lý tư sản”. Vì nền luân lý tư sản xây dựng các “giáo lý” của nó trên các kiểu mẫu truyền hình và phim ảnh: các kiểu mẫu chỉ sản sinh ra thất vọng. “Tình yêu đích thực chỉ tìm thấy nơi Chúa Kitô và việc ‘biết đọc’ tình yêu ấy, vốn chỉ thuộc một mình Giáo Hội”.

Đức Cha Livio Melina cám ơn Đức HY Müller về cuốn sách của ngài và về lòng can đảm của ngài trong cuốn sách này. Rồi Đức Cha nhắc lại ý niệm của Chân Phúc Phaolô VI: Giáo Hội không sáng chế ra tín lý của mình mà chỉ là người giải thích và gìn giữ nó. Với những ai đòi duyệt lại các tảng đá góc của Đức Tin để biến nó thành thích ứng với thời đại, Giáo Hội chỉ có thể trả lời: “Non possumus!” (Chúng tôi không thể!)

Ngài nói tiếp: “Đức HY Müller bênh vực sợi dây nối kết bất di bất dịch giữa sự thật và thực hành. Tín lý sẽ trở thành trừu tượng và thực hành sẽ trở thành võ đoán khi Giáo Hội ‘chấm dứt mùa chiết khấu (discount)’”. Lòng thương xót không thể là dụng cụ để giải quyết các khó khăn tùy thuộc (contingent): cha mẹ quan tâm tới việc giáo dục, ngay cả đôi khi buộc phải nói những điều có khi xem ra không vừa lòng con cái.

Đức Cha Melina kết luân: Thượng Hội Đồng sẽ còn kéo dài một năm nữa, và Đức HY Müller sẽ là “chiếc la bàn được thừa nhận không mất hướng trong một tư duy yếu đuối”.

Đức Cha Luigi Negri thì mô tả cuốn sách của Đức HY Müller là “khuyến khích tư duy và có tầm quan trọng đối với tương lai”. Ngài nói: “Cuộc khủng hoảng của thời ta trùng hợp với cuộc khủng hoảng của gia đình, một cuộc khủng hoảng nói lên cuộc khủng hoảng của con người: một cuộc phân mảnh sự sống không thương tiếc trong bối cảnh dư luận trái ngược nhau. Cam kết của con người chống lại bản năng của họ đang thất bại; thực tại bị giản lược thành một loạt những đối tượng bị thao túng tùy theo các qui luật có tính kỹ thuật, trong khi cảm thức mầu nhiệm bị biến mất”.

Ngài trích dẫn triết gia Jacques Maritain. Theo triết gia này, “thời hiện đại là cuộc đấu tranh ý thức hệ, không hề được động viên, giữa lý trí và mầu nhiệm”. Ngày nay, theo ngài, điều “mới lạ” dựa trên một ý niệm đã thất bại, dựa trên cuộc cách mạng nhân học, sau khi tự chứng tỏ là thiếu nhất quán, đã không thể được coi là dụng cụ của canh tân. Trong cuốn sách của Đức HY Müller, kinh nghiệm hôn nhân dựa trên tình yêu nhân bản và trên tính “nhưng không” chứ không trên tính “tiện lợi”.

Đức Cha Negri kết luận: “Mầm sự sống mới phải được giáo dục trên căn bản Đức Tin theo tư tưởng của Thiên Chúa, chứ không theo tư tưởng của thế gian. Tương lai là của ta bao lâu ta có khả năng đọc được ơn gọi Kitô Giáo trong sự sâu sắc của nó”.

Kết thúc cuộc hội nghị bàn tròn, Viện Trưởng UER, Linh Mục Luca Gallizia, L.C., nói rằng: “[Đây là] một suy tư sẽ còn tiếp diễn trọn một năm nữa, trong khi nhiệm vụ hàng đầu của ta là cầu nguyện, xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội.

Một cố gắng giáo dục

Nữ tu Mary Ann Walsh, cựu giám đốc thông tin liên lạc của HĐGM Hoa Kỳ, thì cho rằng THĐ là một cố gắng giáo dục tương tự như cố gắng của CĐ Vatican II. Nó cũng là bước tiến đáng kể trong cố gắng của GH nhằm truyền bá xa rộng Tin Mừng.

Bà kể ra khá nhiều điểm tích cực của THĐ Đặc Biệt lần này:

* THĐ năm 2014 nâng cao đối thoại: những lời thì thầm về người ly dị tái hôn đã trở hành tiếng nói to.

* GH nhìn nhận có thể có giải pháp mục vụ cho những nan đề đã có lâu nay: không gì chữa trị tốt hơn bằng không khí tươi mát.

* Có chứng minh đầy đủ rằng tín lý không chết: nhưng chỉ có cái chết mới không thay đổi; cái sống thì có thể thay đổi. Bao lâu tín lý còn giải quyết thực tại hiện nay, nó còn chứng tỏ mình đang sống…

* Nó làm nổi bật sự kiện này: Giáo Hội đưa ra nhiều khả thể cho việc đương đầu với các hoàn cảnh có vấn đề; không thích hợp với chính dòng không có nghĩa không thích hợp chút nào.

* Tường thuật của truyền thông khiến nhiều người tham gia. Khi tờ New York Times góp phần vào các cuộc bàn luận thông minh về giáo huấn Giáo Hội thì đây là một tiến bộ.

* Cơ cấu THĐ năm 2014 cho phép các cuộc bàn luận đời thực về các vấn đề nhức óc đi vào các tầng cao của Giáo Hội trong khi các giáo dân chứng thực bằng kinh nghiệm sống của họ. Việc các thực tại hôn nhân bước vào tầng tĩnh quyển của các bàn luận ở Vatican là một đóng góp vào việc phúc âm hóa, lớn hơn bất cứ thư mục vụ nào.

Bà hy vọng THĐ năm 2014 đặt cơ sở cho các thảo luận sâu sắc hơn. Có lẽ nên vượt quá “các người Công Giáo chuyên nghiệp” để tham khảo các giáo dân bình thường nhiều hơn, “những người [vừa ngồi trong các hàng ghế nhà thờ, vừa] phấn đấu giữ cho các đồ chơi không kêu cót két trong lúc có Thánh Lễ”.

Năm điều đã làm

Linh mục James Martin, Dòng Tên, mô phỏng nữ tu Walsh, cũng liệt kê năm điều THĐ năm 2014 đã làm:

Thứ nhất: đối thoại. THĐ lần này quả là một thượng hội đồng đích thực: đối thoại thực sự, như nhận định của Đức HY Christoph Schoenborn. Điều này nhờ Đức Phanxicô, ngay từ đầu THĐ, đã khuyến khích các nghị phụ nói tự do, bộc trực (parresia).

Thứ hai: phân rẽ rõ ràng giữa khuynh hướng tập chú vào tín lý và khuynh hướng tập chú vào lòng thương xót. Nhưng hai khuynh hướng này thực ra bổ túc cho nhau, chứ không cạnh tranh với nhau. Linh mục Martin cho biết thoạt đầu ngài rất ái ngại đối với sự phân rẽ này, nhưng nó là hậu quả tất nhiên từ lời mời cởi mở của Đức Phanxicô.

Thứ ba: trong sáng. Họp báo linh động hàng ngày, các giám mục đưa ra các nhận định rất bộc trực (Đức HY Napier gọi phúc trình giữa khóa là “vô phương cứu chữa”), công bố phúc trình giữa khóa, cả phúc trình của các nhóm, nhất là phúc trình sau cùng kèm theo số phiếu.

Thứ bốn: về đồng tính. Trước THĐ, vấn đề đề này đã được nêu ra, nhưng nhiều người cho rằng các nghị phụ sẽ không bàn tới, nhưng sau khi nghe ông bà Pirola của Sydney nói tới đứa con trai đồng tính của người bạn được chào đón về nhà cùng người bạn đời cũng con trai của anh ta, dù cha mẹ anh biết rõ và tôn trọng giáo huấn của Giáo Hội, vấn đề này trở thành đề tài nóng bỏng tại THĐ. Linh mục Martin cho rằng dù có nhiều diễn biến tại THĐ, vấn đề này cũng chính thức trở thành đề tài tranh luận trong Giáo Hội. Điều đáng chú ý: dù các đoạn nói về vấn đề này không được THĐ thông qua với đa số 2 phần 3 số phiếu, nhưng theo lệnh của Đức Phanxicô, vẫn không bị gạch khỏi Relatio Synodi (Bản Tường Trình Của THĐ) và vẫn được phổ biến công khai cùng với số phiếu.

Thứ năm: bước đầu. Dù gì, THĐ này cũng chỉ là giai đoạn khởi đầu. Sau đó, Giáo Hội hoàn vũ sẽ tiếp tục suy tư về các vấn đề đã được nêu ra cho tới THĐ thường lệ vào tháng Mười năm 2015. Từ nay tới đó, còn có “Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới” tại Philadelphia, chắc chắn có sự hiện diện của Đức Phanxicô… Và điều quan trọng hơn cả là tông huấn hậu THĐ của Đức Phanxicô. Linh mục Martin nhận định như sau: “khi đọc lại các văn kiện của CĐ Vatican II, tôi không quan tâm tới việc Đức HY Ottaviani hay Đức HY Bea nói gì vào lúc ấy, mà chỉ quan tâm tới sản phẩm cuối cùng”.

Một diễn trình thệ phản?

Đức Cha Thomas Tobin của giáo phận Providence, Rhode Island, dường như không nghĩ như thế. Ngài tỏ ra lo ngại đối với diễn trình thảo luận tại THĐ.

Trước nhất, ngài cho rằng “không phải là một ý niệm tốt khi cho công bố bản tường trình ‘mới nướng nửa vời’ về các cuộc thảo luận bộc trực đối với các chủ đề nhậy cảm, nhất là vì ta biết rằng truyền thông thế tục sẽ đánh cướp các cuộc thảo luận sơ khởi để phục vụ các nghị trình riêng của họ”.

Ngài nói rằng rất khó có thể duy trì tính tinh ròng về tín lý mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu có tính cảm nghiệm, bản thân và khó khăn của các cặp vợ chồng và gia đình”.

Ngài không đồng ý với quan điểm cho rằng Giáo Hội phải “phù hợp” (accommodate) với các nhu cầu thời đại. Vì làm như thế, “Giáo Hội liều mình đánh mất tiếng nói can đảm, phản văn hoá [đương đại], có tính tiên tri của mình, một tiếng nói thế giới đang cần được nghe”.

Ngài ủng hộ quan điểm của Đức HY Raymond Burke, gọi Đức HY là “phát ngôn viên có nguyên tắc, ăn nói rành mạch và không hề sợ hãi của giáo huấn Giáo Hội”.

Ngài cũng cho rằng ý niệm để bộ phận đại diện Giáo Hội bỏ phiếu về các áp dụng tín lý và các giải pháp mục vụ làm tôi ngỡ ngàng, vì nó giống như phương thức Thệ Phản”.

Tưởng cũng nên biết: trước đó, Đức TGM Charles Chaput của Philadelphia, nơi sẽ diễn ra Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới vào năm 2015, 1 tháng trước THĐ thường lệ về gia đình, cũng cho rằng ngài “hết sức bối rối” vì cuộc tranh luận tại THĐ về giáo huấn của GH liên quan người đồng tính, bởi nó gửi đi một sứ điệp hỗn độn, mà “hỗn độn vốn là của ma quỉ”.

Khác với các THĐ trước đây

Theo đài phát thanh Vatican, trong một cuộc phỏng vấn dài với Đài, Cha Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh cho hay: “tôi nghĩ đây là một trải nghiệm thực sự đặc biệt, và rất khác với trải nghiệm của các THĐ trước”; không tự đóng mình vào chính mình mà là một hành trình biện phân lâu dài và sâu sắc của cả Giáo Hội như một cộng đồng đang tiến bước; bàn tới không những các vấn đề tín lý mà cả mối tương quan giữa tín lý và thực hành mục vụ.

Có thể so sánh nó với CĐ Vatican II. Tại CĐ này, Đức Gioan XXIII mời gọi GH hoàn vũ nhập cuộc hành trình sự sống trong mọi chiều kích của nó. Tại THĐ Đặc Biệt, Đức Phanxicô mời gọi GH nhập cuộc hành trình đặc thù hơn tức cuộc hành trình gia đình. Đây là một cuộc hành trình không đơn giản, có liên hệ tới mọi người và đòi một suy nghĩ sâu sắc, có hệ thống về các vấn đề tín lý và thực tiễn.

Cha nhận định rất hay về tác phong của Đức Phanxicô tại THĐ: Lên tiếng lúc khai mạc, sau đó, im lặng ngồi nghe, để các nghị phụ được tự do phát biểu. Tác phong này “được đánh giá cao và được hữu hiệu phản ảnh trong tính năng động tại THĐ”. Chỉ tới lúc kết thúc, ngài mới tái can thiệp, để “kéo lại với nhau các sợi chỉ của trải nghiệm thiêng liêng tại THĐ [biến chúng] thành một biến cố Giáo Hội và thiêng liêng”. Không có bài diễn văn sau cùng của ngài và cả bài giảng Thánh Lễ bế mạc, “THĐ vẫn chưa hoàn tất, và không được hiểu bằng chìa khóa đức tin từng thực sự linh hứng và động lực hóa nó”.

Cha bênh vực việc cho công bố bản tường trình giữa khóa, cho rằng đây là thủ tục thông thường của THĐ. Việc công bố này góp phần vào “năng động tính rất thâm hậu trong suy nghĩ và truyền đạt”. Việc cho công bố phúc trình của các nhóm nhỏ cũng là “điều cần thiết và tự nhiên xét về luận lý”, phản ảnh tính trong sáng của việc truyền thông tại THĐ. Cha nhìn nhận có sự tường trình không quân bình của báo giới, vì quá chú trọng tới việc rước lễ của các người ly dị tái hôn hay tới các người đồng tính, nhưng nhờ các cố gắng của Giáo Hội, những người thiện chí đã thực sự hiểu được diễn tiến của THĐ và tham dự tích cực hơn.

Quan điểm của đại diện anh em

Cũng theo Đài Phát Thanh Vatican, Valérie Duval Poujol, đại diện Liên Minh Baptist Thế Giới tham dự THĐ, người xuất thân từ một gia đình hỗn hợp gồm cả Công Giáo lẫn Baptist, hiện là giáo sư tại Học Viện Công Giáo Paris, thì cho rằng: “Tôi có ấn tượng mạnh bởi phẩm chất tốt trong các trao đổi giữa các nghị phụ THĐ: đôi khi người ta có viễn kiến xa vời và lạnh lùng về Giáo Hội, nhưng ở đây tôi thực sự cảm thấy tình thương cảm tận trái tim các mục tử…

“THĐ là về việc [biết] rằng ta có một số khó khăn và ta cố cùng nhau suy nghĩ về cách hay nhất để nói về Tin Mừng cho người thuộc thế hệ của ta…

“Điều ta chia sẻ chung với nhau giữa người Baptist và người Công Giáo là quan tâm chung đối với việc truyền giáo, người Baptist chúng tôi thực sự là một Giáo Hội truyền giáo và chúng tôi mạnh mẽ cảm thấy rằng đây cũng là ước mong của các nghị phụ THĐ, nên ta phải khuyến khích nhau trong sứ mệnh chung…

“Căn bản chung của ta là Thánh Kinh và tôi rất được các nghị phụ Công Đồng gây xúc động vì các ngài trích dẫn Thánh Kinh trong các bài nói và đó là gia tài chung của ta. Càng đào sâu Thánh Kinh với nhau và càng nối kết với Chúa Giêsu Kitô, ta càng nên giống Người hơn và càng xích lại gần nhau hơn và trở thành các nhà truyền giáo hay chứng nhân cho thế giới…”
 
Top Stories
U.S. diplomat to Holy See: religions can help resolve conflicts
Vatican Radio
06:26 22/10/2014
Vatican 2014-10-22 -- “We are seeing an increase in the use of religion to advance political ambitions and often as a legitimizer: an excuse for violence:” that’s according to the new Deputy Chief of Mission at the U.S. Embassy to the Holy See who arrived in Rome this past August. And Victoria Alvarado is no lightweight in the field of faith and strategic studies. As former director of the Office for International Religious Freedom and strategic planning advisor for the Bureau of Conflict Stabilization Operations, Alvarado brings to her new post years of research into the effectiveness of partnerships between governments and faith leaders in countering violent extremism.

Alvarado is also a former director for Central America and Caribbean Affairs at the National Security Council and has served in Bangladesh, Afghanistan, Iraq, Nicaragua, Venezuela and Indonesia.

Interfaith childhood and career

She says her gradual orientation towards strategic security studies and religion stemmed from her interfaith family and its openness towards others. One year, she remembers, her Jewish father and Catholic-Protestant mother shared their home with an Iranian Muslim student, his wife and three children. “I was exposed to the concept of not only interreligious dialogue, but actually coexistence at a very early age,” she affirms.

Alvarado recalls some of the period when she was stationed in Indonesia where “there was a horrible conflict between the Muslim and Christian populations and a lot of what was driving the conflict was not religious at all.” Rather, she says, the violence was fueled by “struggles for land, for businesses – there were a number of political dynamics that were encouraging the conflict.”

She says she increasingly saw the importance of religion and cites a recent study carried out by the Pew Institute which found that 80% of the world is religious to some degree.

“I saw up front that religion is an important aspect of foreign policy and national security.” Having served in a number of Muslim majority nations, she says she is especially interested in Islam which she sees as a very important world religion.

Religion in conflict prevention, mitigation

Alvarado underlines her increasing interest in the role religion can play in preventing and mitigating conflict. Unfortunately, some people associate it with conflict, especially in recent days.” Governments and religious leaders and communities “can work together to counter violent extremism and the narratives – especially when religion is used as a tool to foment the violence,” she affirms.

In an address not long after the 2001 terror attacks by Muslim extremists on the U.S., Pope John Paul II said “A clash ensues only if Islam or Christianity is misconstrued or manipulated for political or ideological ends.” When asked if this is exactly what is happening with Islamic extremist militants like ISIS and Al Qaeda-linked groups in Syria and Iraq, Alvarado responds:

“It is unfortunate; we are seeing an increase in the use of religion to advance political ambitions and often as a legitimizer, an excuse for violence. This is not really a new phenomenon. We’ve seen this hundreds of years ago among different religions. It’s not unique to one particular religion but often, we see this dynamic when you have a dominant religion in a country and a fairly sizeable but much smaller, minority or minorities – religious minorities.”

Clash of civilizations?

Asked if this has led to a clash of civilizations today, Alvarado responds, “I think that there are some people that are probably seeking that clash. They’re looking for ‘religious conflict,’ but I also see that most world leaders these days are not falling into that trap.” They realize, she says, that “most of this is a distortion of religion for political and other ambitions.”

Involving religious leaders in the prevention of radicalization or de-radicalization, Alvarado states, can be helpful - but by itself is not a solution. “Religious leaders can play a constructive role if part of the narrative is based on religion, even if it’s a distortion of religion.”

Governments and religious leaders – a need for mutual respect, cooperation

“One of the challenges is finding ways to bring together governments and religious leaders without questioning the legitimacy of each part. The government has its role and the religious leaders have their own role. There needs to be mutual respect...for each other’s strengths and integrity.”

Alvarado admits that when religious leaders cooperate with governments, their credibility among their faithful can be jeopardized. “That’s one reason why it’s important these lines of communication are respected.”

Definitions count

One of the biggest challenges Alvarado stresses, is how we define “violent extremist.” “If somebody is a fundamentalist, does that mean he’s an extremist? Not necessarily at all. And if you’re an extremist, does that mean that you’re going to become violent? Not necessarily at all. Some theories say there’s a conveyor belt: if you’re fundamentalist, you’re going to be radicalized; you’re going to be an extremist and therefore you must become violent. Many people are fundamentalist who condemn all sorts of violence. Just the terminology is a challenge. What terms are we using when discussing these sensitive issues? And, can we agree on common uses of these terms?”

Educating for peace

Popes John Paul II, Benedict XVI and most recently, Francis have all upheld the need to educate today’s children to peace and to respect of the other. There are many places today where children are taught at an early age to distrust or even hate those who are different. Asked where is there room for improvement in the area of education for peace, Alvarado answers:

“Everywhere. I don’t think it’s ever enough and it starts from birth on. It’s the core of the family as the starting point. Public education as well is important. I think, finding ways where communities actually build together instead of …fighting, or there are tensions over land or water or whatever issue. There are ways to find, to encourage mixed communities to build together. That’s a way that can potentially help these mixed communities mitigate or prevent violence. If they can see the value in building community and that’s more important than destroying one another - because by destroying one another they’re destroying themselves. I think what would be a very helpful move in addition to the education, is providing some kind of development assistance to these communities. To encourage them to actually operationalize their commitment to live together.”

U.S. relations with Holy See

Speaking of her country’s relations with the Holy See, Alvarado says “We have common concerns. We might take different approaches and that’s fine. When I see two allied states or friendly states, they’re always going to have different views on certain issues,” but on religion and security, “we do have common ground.” I think the integrity and legitimacy of the Holy See is very helpful in putting forth these messages: of the importance of not only tolerating one another, but actually coexisting and embracing diversity as something that builds societies. Not something just to accept, but something that makes the world a better place.”
 
Holy See to UN: No discrimination against indigenous peoples
Vatican Radio
06:29 22/10/2014
Vatican 2014-10-22 --The Holy See delegation to the United Nations on Monday spoke about safeguarding the human rights and fundamental freedoms of indigenous peoples.

“The Holy See firmly believes that no discrimination based on race, sex, religion or ethnicity should be tolerated,” said Archbishop Bernardito Auza, the Permanent Observer of the Holy See to the United Nations.

Fostering indigenous specificity and cultures does not necessarily mean going back to the past,” he said. “Indeed, it entails the right of indigenous peoples to go forward, guided by their time-honored collective values, such as respect for human life and dignity, representative decision-making processes and preservation of community rituals. In the face of globalization, industrialization and urbanization these values must not be simply put aside.” The full text of the statement by Archbishop Auza is below

Statement by H.E. Archbishop Bernardito Auza
Permanent Observer of the Holy See to the United Nations
at the 69th Session of the United Nations General Assembly Third Committee
Agenda Item 65: Rights of indigenous peoples

New York, 20 October 2014

Madam Chair,

The Holy See welcomes the recently concluded World Conference on Indigenous Peoples and takes due note of its outcome document, which will help in the promotion and protection of the rights of the Indigenous Peoples.

Moreover, my delegation is pleased to observe in the Report of the Secretary General the achievements with regard to the goals and objectives of the Second International Decade of the World’s Indigenous Peoples.

However, much still needs to be done to safeguard the human rights and fundamental freedoms of indigenous peoples in many parts of the world, and greater efforts are still to be made - at international, national and local levels - in setting development policies that truly involve the indigenous peoples themselves and respect their specific identity and cultures.

The Holy See firmly believes that no discrimination based on race, sex, religion or ethnicity should be tolerated. Thus, my delegation welcomes the efforts made in several countries to eliminate all discrimination against indigenous peoples and to promote their full and effective participation the decision-making process, especially on issues that directly or indirectly affect them.

Madam Chair,

Fostering indigenous specificity and cultures does not necessarily mean going back to the past; indeed, it entails the right of indigenous peoples to go forward, guided by their time-honored collective values, such as respect for human life and dignity, representative decision-making processes and preservation of community rituals. In the face of globalization, industrialization and urbanization these values must not be simply put aside.

In this context, my delegation wishes to underline the following principles:

- The world's indigenous peoples have the same claim as every person, people or nation to their fundamental human rights to development;
- The realization of their right to development must be as much as possible coherent and harmonious with their specific identity and values;
- The indigenous peoples themselves must have a say on their own development.

In this sense, one should refrain from implementing criteria or setting policies alien or unacceptable to those concerned. Policies formulated for indigenous peoples without their active participation in the decision-making process could do more harm than good, especially if they do not reflect or respect their identity and value system. The temptation to refer to them merely or primarily for folkloric effect must be resisted. Their input in the decision-making process is vital, because the very survival of their identity and heritage could be at stake.

While international efforts towards the development of standards concerning the human rights of indigenous peoples are important, in many respects national and local policies are even more decisive in respecting the specific identity and culture of indigenous peoples and in the protection of their rights. In this context, my delegation wishes to highlight the importance of just laws to regulate the relationship between indigenous peoples and extractive industries operating in ancestral lands: lands that, in many cases, are also of great cultural and environmental significance.

Madam Chair,

As the Secretary General underlined in his Report, the Post-2015 agenda will provide an opportunity to provide initiatives that address the need of indigenous peoples. Additionally, the Holy See suggests that agreed Post-2015 outcome documents must also pay due attention to the situation of indigenous peoples, and that all eventual initiatives concerning them should be inspired and guided by the principle of respect for their identity and cultures, including specific traditions, religious beliefs, and ability to decide their own development in cooperation with their respective national governments and the relevant international bodies.

In conclusion, Madam Chair, my delegation wishes to reiterate the long-standing commitment of the Holy See towards the promotion of the integral development of the world’s more than 370 million indigenous in some 90 countries, in all regions of the world.

Thank you, Madam Chair.
 
Programme of Pope Francis' apostolic trip to Turkey
ViS
06:30 22/10/2014
Vatican City, 2014 (VIS) – The Holy See Press Office today confirmed that His Holiness Francis, accepting the invitation issued by the civil authorities, His Holiness Bartolomaios I and the bishops, will make an apostolic trip to Turkey from 28 to 30 November 2014, during which he will visit Ankara and Istanbul.

The Pope will leave on the morning of Friday 28 from Rome's Fiumicino Airport, and will arrive at Esenboga Airport, Ankara at approximately 1 pm. He will first visit the Mausoleum of Ataturk, after which he will transfer to the presidential palace where he will be received by the president of the Republic and the authorities, to be followed by a meeting with the Prime Minister. He will subsequently visit the president of Religious Affairs in the Diyanet.

On the following day, Saturday 29, the Holy Father will travel by air to Istanbul where he will visit the Hagia Sophia Museum, the Sultan Ahmet Mosque, better known as the Blue Mosque, and the Catholic Cathedral of the Holy Spirit, where he will celebrate Mass. Later, in the patriarchal Church of St. George, there will be an ecumenical prayer and a private meeting with His Holiness Bartholomaios I.

On Sunday 30 Pope Francis will celebrate Mass privately with the apostolic delegation. In the patriarchal Church of St. George a divine liturgy will take place, followed by an ecumenical blessing and the signing of the Joint Declaration. In the afternoon the Holy Father will return to Istanbul Airport to return to Rome, where he is expected to arrive, at Fiumicino Airport, at 6.40 p.m.
 
Pope at Audience: The Church, the Body of Christ
Vatican Radio
06:31 22/10/2014
Vatican 2014-10-22 -- Divisions, jealousies, misunderstandings and marginalization do not help the Church to grow as the Body of Christ, they shatter it into many pieces, they dismember it. Instead we should remember that we – as the Body of Christ – are called to appreciate the gifts and the quality of others in our communities.

The Church as the Body of Christ was the focus of Pope Francis general audience this Wednesday morning, attended by tens of thousands of pilgrims and tourists in an autumnal St. Peter’s Square.

Referring to the Apostle Paul’s advice to the quarreling community in Corinth the Pope noted that many of our Christian communities, our parishes are divided by envy, gossip, misunderstanding and marginalization.

He said this “dismembers us” and moreover is the beginning of war. “War does not begin on the battlefield: war, wars begin in the heart, with this misunderstanding, division, envy, with this fighting among each other”.

No one is superior in the community of the Church, and when we feel tempted to think of ourselves as superior “especially to those who perform the most humble and hidden services” the Pope said we should “remember our sins” in shame before God.

The only way to counter such division is to appreciate the individual qualities and gifts of others and give thanks to God for them.

The Church understood as the Body of Christ – he concluded - is a profound communion of love, its deepest and most beautiful distinguishing feature.

Below please find a Vatican Radio translation of the general audience

Dear brothers and sisters, good morning.

When you want to highlight how the elements that form a reality are closely united with one another and together form one single body, the image of the body is often used. Starting with the Apostle Paul, this expression has been applied to the Church and was recognized as its deepest and most beautiful distinguishing feature. Thus today, we want to ask ourselves: in what sense does the Church form a body? And why is called the "body of Christ"?

The Book of Ezekiel describes a vision that is somewhat particular and shocking, but one which instills confidence and hope in our hearts. God shows the prophet a field of bones, broken and parched. A bleak scenario ... Imagine: an entire plain full of bones. God asks him, then, to invoke the Spirit upon them. At that point, the bones move, they begin to draw closer to each other and join together, nerves begin to grow and then flesh and thus the body is formed, whole and full of life (cf. Ez 37.1 to 14). Well, this is the Church! When you go home toady pick up a Bible, Ezekiel Chapter 37, do not forget, and read this passage, it's beautiful. This is the Church, it is a masterpiece, the masterpiece of the Spirit, which instills in each of us new life of the Risen Christ and places us next to each other, to help and support each other, thus making all us one body, built in the communion and love.

The Church, however, is not only a body built in the Spirit: The Church is the Body of Christ! It may seem a little strange, but this is how it is. It is not just a saying, we really are! It is the great gift that we receive on the day of our Baptism! In the sacrament of Baptism, in fact, Christ makes us His, welcoming us into the heart of the mystery of the Cross, the supreme mystery of His love for us, to make us rise again with Him as new creatures. Behold, thus the Church was born, and so the Church recognizes herself as the body of Christ! Baptism is truly a rebirth, which regenerates us in Christ, making us a part of Him, and unites us intimately among each other, as members of the same body, of which He is the head (cf. Rom 12.5, 1 Cor 12, 12-13).

What emerges from this, then, is a profound communion of love. In this sense, it is illuminating how Paul, in exhorting husbands to "love their wives as their own bodies," states: "Even as Christ does the Church, because we are members of His body" (Eph 5.28 to 30). How nice it would be if we remembered what we are more often, what the Lord Jesus has made us, we are His body, that body that nothing and no one can snatch from Him and which he covers with all His passion and all His love, just like a bridegroom with his bride. This thought, however, must give rise in us to the desire to respond to the Lord Jesus and share His love among ourselves, as living members of His own body. In Paul's time, the community of Corinth experienced a lot of difficulties in this sense, experiencing, as we too often do, divisions, jealousies, misunderstandings and marginalization. All of these things are not good, because rather than building and helping the Church to grow as the Body of Christ, they shatter it into many pieces, they dismember it. And this also happens in our day. Just think of our Christian communities, our parishes, think of how many divisions there are in our neighborhoods, how much envy, gossip, how much misunderstanding and marginalization. And what does it do? It dismembers us. It is the beginning of war. War does not begin on the battlefield: war, wars begin in the heart, with this misunderstanding, division, envy, with this fighting among each other. And the community of Corinth was just like this, they were champions in this! And the Apostle, then, gave some practical advice to the Corinthians that can apply to us: Do not be jealous, but appreciate the gifts and the quality of our brothers and sisters in our communities. Jealousy: "But ... he bought a car," and I am jealous; "This one won the lotto", and I am jealous; "And he’s good at this," and another jealousy. And that dismembers, it hurts, it should not be done! Because jealousy grows, grows and fills the heart. And a jealous heart is a bitter heart, a heart that instead of blood seems to have vinegar, eh! It is a heart that is never happy, it is a heart that disrupts the community. But what should I do? Appreciate the gifts and the quality of others in our communities, of our brothers. But, when I am jealous - because it happens to us all no? All of us, we are all sinners eh! - When I am jealous, I must say to the Lord: "Thank you, Lord, for you have given this to that person".

Appreciating the qualities and countering division; drawing close and participating in the suffering of the poorest and the most needy; expressing gratitude for everything - saying thank you, the heart that knows how to say thank you, is a good heart, a noble heart, a heart that is happy because it knows how to say thank you. I ask you: do we all know to say thank you? No? Not always? Because envy, jealousy holds us back a bit? Everyone, and especially those who perform the most humble and hidden services; and, finally, this is the advice that the apostle Paul gives the Corinthians and we to should give one another: never consider yourself superior to others - how many people feel superior to others! We too, often sound like the Pharisee in the parable: "Thank you Lord that I am not like that person, that I am superior". But this is bad, do not do that! When you are tempted to this, remember your sins, those no one knows, shame yourself before God and say, "You, Lord, you know who is superior, I close my mouth". And this is good. And always, in charity consider yourself as members who belong to one another and who live and give yourselves for the benefit of all (cf. 1 Cor 12-14).

Dear brothers and sisters, like the prophet Ezekiel, and like the Apostle Paul, we also implore the Holy Spirit, so that His grace and the abundance of His gifts help us to really live as the Body of Christ, united as a family, but a family that is the body of Christ, and as a beautiful and visible sign of the love of Christ. Thank you.
 
Press Release: Viet Nam: Freedom for all peaceful activists must follow blogger’s release
Vatican Radio
06:33 22/10/2014
AMNESTY INTERNATIONAL
PRESS RELEASE 22 October 2014

Viet Nam: Freedom for all peaceful activists must follow blogger’s release

The release from prison of one of Viet Nam’smost high profile prisoners of conscience is a positive step, but authorities must now free the scores of other peaceful activists behind bars, saidAmnesty International today.

Nguyen Van Hai, better known by his pen name Dieu Cay (“peasant’s pipe”), was released from prison yesterday, having served four years of a 12-year prison sentence. Immediately after his release he was taken to the airport and put on a plane, eventually bound for the USA.

A popular blogger on social justice issues, Dieu Cay was charged under the vaguely worded Article 88 of Viet Nam’s Penal Code for “conducting propaganda” against the state. He was sentenced to prison in September 2012 after an unfair trial.

“We’re delighted that Dieu Cay, a courageousvoice for human rights in Viet Nam, has been released, but he should never have been imprisoned in the first place. He was a prisoner of conscience, and his only crime was to peacefully express opinions that the Vietnamese authorities didn’t want aired,” said Rupert Abbott, Amnesty International’s Research Director for Southeast Asia and the Pacific.

“His reportedly deteriorating health andthe harsh prison conditions in Viet Nam makes his release even more welcome. But we hope that he has the opportunity to return to his country should he wish to do so."

“Dieu Cay is far from an isolated case. Viet Nam must now follow up and release the scores of other prisoners of conscience still behind bars. The government must also end its harsh crackdown on freedom of expression, stop targeting peaceful activists and allow civil society a voice. ”

Background

Amnesty International is campaigning for the release of all prisoners of conscience in Viet Nam. In November 2013 the organization published a report, Silenced Voices detailing the cases of 75 individuals jailed in the country for the peaceful exercise of their human rights.

A full copy of the report can be found here: http://www.amnesty.org/en/library/info/ASA41/007/2013/en
 
Press Release: Viet Nam: Freedom for all peaceful activists must follow blogger’s release
Amnesty International
06:35 22/10/2014
AMNESTY INTERNATIONAL
PRESS RELEASE 22 October 2014


Viet Nam: Freedom for all peaceful activists must follow blogger’s release

The release from prison of one of Viet Nam’smost high profile prisoners of conscience is a positive step, but authorities must now free the scores of other peaceful activists behind bars, said Amnesty International today.

Nguyen Van Hai, better known by his pen name Dieu Cay (“peasant’s pipe”), was released from prison yesterday, having served four years of a 12-year prison sentence. Immediately after his release he was taken to the airport and put on a plane, eventually bound for the USA.

A popular blogger on social justice issues, Dieu Cay was charged under the vaguely worded Article 88 of Viet Nam’s Penal Code for “conducting propaganda” against the state. He was sentenced to prison in September 2012 after an unfair trial.

“We’re delighted that Dieu Cay, a courageousvoice for human rights in Viet Nam, has been released, but he should never have been imprisoned in the first place. He was a prisoner of conscience, and his only crime was to peacefully express opinions that the Vietnamese authorities didn’t want aired,” said Rupert Abbott, Amnesty International’s Research Director for Southeast Asia and the Pacific.

“His reportedly deteriorating health andthe harsh prison conditions in Viet Nam makes his release even more welcome. But we hope that he has the opportunity to return to his country should he wish to do so."

“Dieu Cay is far from an isolated case. Viet Nam must now follow up and release the scores of other prisoners of conscience still behind bars. The government must also end its harsh crackdown on freedom of expression, stop targeting peaceful activists and allow civil society a voice. ”

Background

Amnesty International is campaigning for the release of all prisoners of conscience in Viet Nam. In November 2013 the organization published a report, Silenced Voices detailing the cases of 75 individuals jailed in the country for the peaceful exercise of their human rights.

A full copy of the report can be found here: http://www.amnesty.org/en/library/info/ASA41/007/2013/en
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Thủ tướng Việt Nam
LM. Trần Đức Anh OP
06:15 22/10/2014
VATICAN. Trưa thứ bẩy, 18-10-2014, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam.
Toàn văn Thông cáo báo chí của Tòa Thánh nói rằng:

”Hôm nay ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến Thủ Tướng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng. Sau đó Thủ tướng đã gặp ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, có Đức TGM ngoại trưởng Dominique Mamberti tháp tùng.

”Trong các cuộc hội kiến thân mật, các vị bày tỏ sự hài lòng về cuộc gặp gỡ hôm nay, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong tiến trình củng cố những quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam, vì đây là lần thứ hai, Thủ Tướng Dũng thực hiện cuộc viếng thăm tại Vatican sau cuộc viếng thăm hồi năm 2007. Trong cuộc hội kiến có nêu bật sự dấn thân của Giáo Hội đóng góp vào việc phát triển đất nước, nhờ sự hiện diện của Giáo Hội trong nhiều lãnh vực để mưu ích cho toàn thể xã hội. Trong bối cảnh đó có tái khẳng định sự đánh giá cao đối với sự nâng đỡ của Chính Quyền dành cho Cộng đồng Công Giáo trong khuôn khổ những phát triển được Hiến Pháp năm 2013 khẳng định liên quan đến chính sách tôn giáo, cũng như về sự trợ giúp cho Vị Đại Diện Tòa Thánh không thường trú ở Việt Nam trong việc thi hành sứ mạng của Ngài, nhắm thăng tiến quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước, hướng tới mục tiêu chung là các quan hệ ngoại giao. Rồi cũng đề cập tới một vài vấn đề mà hai bên cầu mong sẽ được đào sâu và giải quyết qua các kênh đối thoại hiện có.

Sau cùng, hai bên trao đổi ý kiến về một vài đề tài thời sự trong miền và quốc tế, đặc biệt là những sáng kiến nhắm thăng tiến hòa bình và sự ổn định tại Á châu”. (SD 18-10-2014)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Đò Trên Sông Xưa
Nguyễn Ngọc Liên
21:11 22/10/2014
CON ĐÒ TRÊN SÔNG XƯA
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước non.
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 16-22/10/2014 - Câu chuyện bà góa thành Nain
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:58 22/10/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Nước Trời ở ngay trong tầm tay

Trong Thánh Lễ sáng thứ Sáu 17 tháng 10 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: Ân sủng của Thánh Thần cho con người là “Khởi đầu của nước Trời: chúng ta đã có nước Trời ngay trong tầm tay.”

Đức Thánh Cha đã giảng về bài đọc thứ nhất, trong đó Thánh Phaolô viết: “một khi đã tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đã hứa. Thánh Thần là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, chờ ngày dân riêng của Thiên Chúa được cứu chuộc, để ngợi khen vinh quang Thiên Chúa. (Ep 1, 11-14).

Nhờ ân sủng này, Thiên Chúa đã ban cho các Kitô hữu “một phương cách, một lối sống, một căn tính”; đó là “quyền năng của Thánh Thần được tiếp nhận khi chịu phép rửa tội” luôn đồng hành với con người và là biểu tượng cho “những kho báu” của di sản Kitô.

Thực vậy, cùng với Thánh Thần, “là sự khởi đầu của nước Trời. Dấu ấn của Thánh Thần là khởi đầu của nước Trời. Chúng ta đã có nước Trời ngay trong tầm tay”

Nhưng Đức Thánh Cha lưu ý chúng ta phải chống lại chước cám dỗ là muốn làm “mất đi căn tính” Kitô, như một Kitô hữu “hâm hấp”. Người này là một Kitô hữu, đúng, có đi lễ mỗi Chúa Nhật, nhưng trong đời sống không thấy có căn tính. Người này sống như một người vô thần.”

Một cám dỗ thứ hai được Chúa Giê su lên án trong Phúc Âm (Lc 12, 1-7): “Anh em phải coi chừng men Pharisêu, tức là thói đạo đức giả.”

“Đạo đức giả là làm như mình là một Kitô hữu, nhưng không phải như vậy. Người này không ngay thẳng, nói một đằng – ‘phải, phải tôi là một Kitô hữu’ nhưng lại làm một nẻo khác y như người không phải là Kitô hữu.”

Đức Thánh Cha nhắc rằng: Một đời sống Kitô chân chính tiếp tục mang lại nhiều hoa trái: “Tình yêu, niềm vui, sự bình an, sự rộng lượng, lòng xót thương, sự tốt lành, trung thành, dịu hiền, và tự chủ.”

Ngài kết luận: “Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ân sủng biết chú tâm đến dấu chỉ này, đến căn tính Kitô, không chỉ là một lời hứa, mà là những gì chúng ta đã có trong tay.”

2. Đức tin không phải là một thứ mỹ phẩm tâm linh

Trong thánh Lễ sáng thứ Ba, 14 tháng 10, tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu suy tư về sự cần thiết phải xác nhận căn tính đích thực đời sống Kitô hữu, khi nói rằng đức tin không phải là một thứ “mỹ phẩm” trang điểm, nhưng là một hành động của đức ái.

Dựa vào bài Tin Mừng trong ngày (x.Lc 11: 37-41), Thánh Luca kể lại câu chuyện Chúa Giêsu đến dùng bữa tại nhà một người Biệt Phái và gây choáng váng cho gia chủ khi Ngài bỏ qua các nghi lễ tẩy rửa, hơn nữa Ngài còn nặng lời với ông.

Đức Thánh Cha nói rằng:

“Chúa Giêsu lên án ‘mỹ phẩm tâm linh’- một cách cố làm cho ra vẻ xinh đẹp bên ngoài – nhưng thật ra bên trong là một thứ gì khác. Chúa Giêsu lên án những người có những lối hành xử xem ra rất tốt, nhưng động cơ thì xấu xa và không lộ ra bên ngoài. Họ là những người thích phô trương dạng như: cầu nguyện nơi công cộng, cốt để người ta nhìn thấy khen ngợi, hay làm ra vẻ sám hối, u sầu khi ăn chay. Thiên Chúa có thích như thế không? Anh chị em thấy hai tính từ mà Luca sử dụng ở đây: tham lam và gian ác.”

Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu, Chúa Giêsu đã gọi những người Pharisêu là “mồ mả tô vôi”, bên ngoài thì xinh đẹp nhưng bên trong đầy xương. Chúa Giêsu muốn mời gọi những người Pharisêu tốt hơn hãy làm việc bác ái, mà trong truyền thống Kinh Thánh – Cựu Ước lẫn Tân Ước – đó là tiêu chuẩn mẫu mực của công lý. Những việc làm bác ái là yếu tố cần thiết và quan trọng vì “người ta không chỉ nhờ lề luật mà được cứu”.

Đức Thánh Cha đặt ra câu hỏi cho tín hữu tham dự: “Vậy điều gì giúp ích cho đức tin chúng ta? Điều gì được thực hiện do thúc đẩy bởi tình yêu? Chúa Giêsu nói với người Pharisêu cùng một cung cách sau: đức tin không chỉ đơn thuần là đọc Kinh Tin Kính – tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, sự sống đời đời. Đức tin phải thể hiện ngang qua đức ái. Đức tin trải rộng ra qua việc bác ái và sẽ giúp chúng ta thoát mình ra khỏi sự quyến luyến tiền bạc, ngẫu tượng về danh lợi, những ham muốn kéo chúng ta rời xa Chúa Giêsu Kitô. “

Đức Thánh Cha Phanxicô kể lại câu chuyện của một người anh em cùng Dòng Tên với ngài là cha cố Arrupe, SJ, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên từ thập niên 60 đến 80.

“Một ngày nọ, một phụ nữ giàu có mời cha đến một nơi để trao cho cha một số tiền giúp công tác mục vụ tại Nhật Bản. Bà trao phong bì cho cha tại cửa chính của một tòa nhà, nằm trên mặt tiền đường phố, trước mặt các phóng viên và nhiếp ảnh gia. Cha Arrupe cho biết đây là một sự “sỉ nhục lớn”, nhưng cha đã không chấp mhất chuyện đó vì nghĩ đến việc cần giúp đỡ” cho những người nghèo Nhật Bản”, nơi cha đang phục vụ. Khi mở phong bì, bên trong chỉ có 10 đô la.”

Đức Thánh Cha đặt vấn đề rằng “Phải chăng đời sống Kitô hữu là một dạng mỹ phẩm trang trí cho đẹp trong cuộc sống, hay là một đức tin được tôi luyện trong yêu thương”.

“Chúa Giêsu cho chúng ta lời khuyên này trong Tin Mừng hôm nay: “Chúng ta đừng thổi phèn la khi làm việc bác ái. Lời khuyên thứ 2 là: “Đừng bố thí của thừa.” Đức Thánh Cha kể kinh nghiệm rằng: Các bà cụ cho tất cả những gì mà bà có và Đức Thánh Cha khen ngợi lòng quảng đại nơi các phụ nữ cao niên như thế. Ngược lại với bà giàu có xinh đẹp trên kia, đức tin chỉ là thứ mỹ phẩm bên ngoài thể hiện qua đức ái khi bà chỉ cho của thừa.

3. Câu chuyện bà góa thành Nain

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Người bình dân nói: “Đời là bể khổ”.

Các thi nhân thì nói bóng bẩy, văn chương hơn:

Nghĩ thân phù thế mà đau

Bọt trong bề khổ, bèo đầu bến mê

Thảo nào khi mới chôn nhau

Đã mang tiếng khóc bưng đầu mà ra

Vừa sinh ra thì đà khóc chóe

Trần có vui sao chẳng cười khì ?

Đức Giêsu đến trong thế gian, cũng rơi lệ trước những đau khổ của sinh, lão, bệnh, tử trong kiếp người. Không ít lần, Ngài phải thổn thức trước những đau khổ nhân sinh.

Thật vậy, Kinh Thánh có chép lại ba cái chết đã khiến Đức Giêsu phải rơi lệ và chạnh lòng thương xót, đó là cái chết của con gái ông trưởng hội đường, là cái chết của chàng Ladarô, em của hai chị em Mácta - Maria và đặc biệt hơn, đó là cái chết của “con trai bà góa thành Nain” (Lc, 7, 11-12).

Câu chuyện “con trai bà góa thành Nain” được kể lại như sau:

Hôm đó, Đức Giêsu cùng với các môn đệ đi đến một thành có tên là Nain. Ngoài các môn đệ, còn có “một đám rất đông cùng đi với Người” (Lc 7, 11).

Ngoài đám đông này, người ta còn thấy một đám đông khác đi từ hướng nguợc lại. Đến gần, thì ra là một đám tang. Hôm đó, khi Đức Giêsu “đến gần cửa thành” thì đúng lúc “người ta khiêng một người chết đi chôn”. Người chết là “con trai duy nhất” của một người đàn bà và nghiệt ngã thay, người đàn bà đó lại là “một bà góa”.

Một bà góa, có nghĩa là chồng bà ta đã chết, giờ đây, người con duy nhất của bà ta cũng đã chết thì quả là cuộc đời bà ta coi như “tàn đời”.

Tại sao lại tàn đời? Thưa, là bởi, đối với các góa phụ thời Đức Giêsu, đa số họ đều có một cuộc sống rất khó khăn, khó khăn là bởi quan niệm trọng nam khinh nữ, cho nên, họ có rất ít cơ hội để tìm kiếm việc làm.

Bà góa trong câu chuyện này, có một người con trai, niềm hy vọng của tuổi già, nay con bà ta chết. Trước tình cảnh của bà góa, Chúa Giêsu không ngoảnh mặt đi. Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: “Bà đừng khóc nữa!”.

Và không đợi bà góa đó cất lời xin xỏ, Đức Giêsu, theo lời kể lại của thánh sử Luca, “Người lại gần, sờ vào người chết...”

Lạ lùng thay! Khi Đức Giêsu nói “Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy”. Mọi người hiện diện nơi đó đều thấy “Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói”.

4. Buổi triều yết chung thứ Tư 22 tháng 10

Trong buổi triều yết chung thứ Tư 22 tháng 10, Đức Thánh Cha đã giải thích tại sao Giáo Hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô.

Ngài nói:

Anh chị em thân mến,

Trong bài giáo lý của chúng ta về Giáo Hội, giờ đây chúng ta xem xét tại sao Thánh Phaolô nói Giáo Hội là "Nhiệm Thể Chúa Kitô".

Cũng giống như cơ thể của chúng ta tuy là một nhưng tạo thành từ nhiều thành phần. Chúa Kitô và Giáo Hội cũng như vậy. Trong thị kiến của tiên tri Ezechiel, Chúa Thánh Thần trao ban da thịt và sự sống cho một cánh đồng những xương khô, là điềm tiên báo về một Giáo Hội tràn đầy hồng ân sự sống mới của Chúa Thánh Thần trong Chúa Kitô và hiệp nhất trong tình huynh đệ và tình yêu. Qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đã trở nên một với Chúa Kitô trong mầu nhiệm của cái chết và sự phục sinh của Người; tất cả chúng ta trở thành những người chia sẻ trong Chúa Thánh Thần và là những thành viên của nhiệm thể Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng là đầu.

Thánh Phaolô sử dụng hình ảnh của tình yêu hôn nhân để minh họa mầu nhiệm cao cả này: cũng giống như người chồng và người vợ là một thân xác, Chúa Kitô và Giáo Hội cũng thế. Là thành viên của cùng một cơ thể, chúng ta được mời gọi để sống trong sự hiệp nhất, vượt qua mọi cám dỗ bất hòa và chia rẽ. Cầu xin cho chúng ta được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần, để cộng tác với nhau xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô trong tình yêu bằng cách đón nhận với lòng biết ơn những ân sủng của Ngài, đánh giá cao những đặc sủng của người khác và luôn luôn thể hiện sự quan tâm quảng đại với các anh chị em của chúng ta đang có nhu cầu.

5. Thiên Chúa của những điều bất ngờ, ngạc nhiên

Hãy mở ra với những ngạc nhiên trước Thiên Chúa, đừng khép lại trước những dấu chỉ của thời đại và nhớ rằng luật thánh sẽ không chết. Đó là những suy tư của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng Lễ sáng thứ 2, 13 tháng 10, tại nguyện đường Santa Marta. Giải thích về những lời của Chúa Giêsu nói với các Luât Sĩ, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu đừng bám víu vào các ý tưởng của mình, nhưng đi với Chúa, luôn luôn tìm kiếm những điều mới mẻ.

Chúa Giêsu nói với các Luật Sĩ những người đã đòi một dấu lạ và Ngài đã nói với họ rằng đây là một “thế hệ gian ác”. (Lc 11,29-32).

Dựa vào đoạn Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về một vị “Thiên Chúa của ngạc nhiên”. Rất nhiều lần các Luật Sĩ đòi Chúa Giêsu làm một dấu lạ, và Ngài trả lời rằng, họ sẽ không “thấy một dấu lạ nào cả”.

“Tại sao các Luật sĩ không thể hiểu được những dấu chỉ thời đại? Tại sao họ lại đòi một dấu lạ bất thường (mà Chúa Giêsu sau đó đã tỏ bày cho họ), tại sao họ đã không hiểu?

Trên tất cả là vì họ đã khép lòng mình lại. Họ đóng khung trong hệ thống lề luật của họ. Họ cho rằng luật của họ là một kiệt tác. Mỗi người Do Thái biết những gì họ được làm và những gì không được làm. Tất cả đều là hệ thống hoá . Và họ đã ở lại trong sự an toàn đó”.

Chúa Giêsu đã gây ra nơi họ một “điều kỳ lạ” và họ thắc mắc và tự hỏi rằng tại sao “Ông này đi lại với người tội lỗi, đồng bạn bọn thu thuế”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, họ “không thích” Chúa Giêsu, vì họ nghĩ “giáo lý của ông này rất nguy hiểm, giới luật của ông cũng rất nguy hiểm”. Nhưng các nhà thần học đã nghiên cứu học thuyết của Ngài qua nhiều thế kỷ. Ngược lại, những người Luật Sĩ đã “thi hành luật mà không có tình yêu, không có lòng trung thành với Thiên Chúa”, họ đã “đóng cửa” lòng lại, đã lãng quên lịch sử. Họ đã quên rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của lề Luật, nhưng Ngài cũng là Thiên Chúa của những điều bất ngờ, ngạc nhiên”. “Thiên Chúa đã từng dành riêng sự ngạc nhiên cho dân Ngài” như khi Ngài cứu họ “khỏi ách nô lệ Ai Cập”.

“Các Luật sĩ không hiểu rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của sự ngạc nhiên, rằng Thiên Chúa luôn luôn là mới mẻ. Ngài không bao giờ phủ nhận chính mình, không bao giờ nói rằng điều Ngài nói là sai, nhưng Ngài luôn luôn làm chúng ta ngạc nhiên. Họ đã không hiểu được điều này và họ tự đóng cửa lòng mình lại trong một hệ thống lề luật do ý tưởng khôn ngoan họ tạo ra và họ đòi Chúa “làm cho họ xem một dấu lạ”. Họ đã không hiểu những dấu lạ Chúa Giêsu làm và Ngài chỉ cho họ thấy sự hiện diện của Ngài là thời điểm viên thành của những dấu lạ. Họ đã đóng chặt cửa lòng! Họ đã quên rằng họ là một dân lữ hành. Một dân đang đi trên một hành trình! Và khi chúng ta đặt mình trên một cuộc hành trình, trên con đường, chúng ta sẽ luôn thấy những điều mới mẻ, những điều chúng ta không biết”.

“Tự con đường không phải là cùng đích nhưng nó đưa đến sự cùng đích, nơi đó Thiên Chúa sẽ tỏ bày sự tối hậu. Khi Chúa Giêsu Kitô trở lại, cuộc hành trình của chúng ta sẽ đạt đến sự viên mãn trong Ngài”. Chúa nói: “thế hệ này tìm kiếm một dấu lạ nhưng sẽ không thấy một dấu lạ nào ngoại trừ dấu lạ của ngôn sứ Giôna”, đó là “dấu lạ của sự phục sinh, vinh quang, cánh chung ” mà chúng ta đang hướng đến trong hành trình”.

Các Luật sĩ “đã đóng cửa lại trong chính mình, không mở ra trước sự ngạc nhiên đối với Thiên Chúa, họ không biết con đường cũng như mầu nhiệm cánh chung”. Trong khi đó Nữ Hoàng Phương Nam đã nhìn nhận Ngài là Con Thiên Chúa, vì vậy Nữ Hoàng Phương Nam sẽ đứng lên xét xử họ, họ đã bị sốc trước những lời này và cho rằng rằng Ngài đã nói những lời phạm thượng.

Đức Thánh Cha nói rằng “Dấu lạ mà Chúa Giêsu thực hiện cho họ lại bị coi là phạm thượng”. Và vì lý do này “Chúa Giêsu nói: đây là một thế hệ gian tà”.

Đức Thánh Cha nói thêm, “họ không hiểu rằng lề luật nhằm bảo vệ và yêu thương” và đó chính là phương pháp sư phạm đối với Chúa Giêsu Kitô. “Nếu lề luật không đưa người ta đến với Chúa Giêsu Kitô, nếu nó không mang người ta lại gần Chúa Giêsu Kitô hơn thì đó là luật chết. Chúa Giêsu đã quở trách họ vì sự cứng cõi này, vì đã không đọc được dấu chỉ thời đại, không mở cửa cho Thiên Chúa để thấy những điều mới mẻ”.

“Và điều này sẽ giúp chúng ta suy nghĩ: tôi có đóng cửa lòng lại với những thứ của tôi, ý tưởng của tôi không? Hay tôi mở ra trước những sự ngạc nhiên của Chúa? Tôi đang dậm chân một chỗ hay bước đi trên hành trình? Tôi có tin vào Chúa Giêsu Kitô? Tôi có tin Ngài đã chết, đã sống lại và hiện sống không? Tôi nghĩ rằng cuộc hành trình này sẽ đưa đến viên mãn, nơi Thiên Chúa biểu lộ vinh hiển của Ngài không? Tôi có hiểu những dấu chỉ thời đại và trung thành lắng nghe tiếng nói của Chúa được thể hiện trong đó không?

Hôm nay chúng ta nên tự vấn những câu đó và xin Chúa ban cho chúng ta một trái tim biết yêu thương lề luật Thiên Chúa và cũng biết ngạc nhiên trước những điều mới mẻ nơi Chúa và khả năng để hiểu rằng: luật thánh thì tự nó sẽ không chết”.

Đức Thánh Cha kết luận, lề luật như thế là một một phương pháp sư phạm, là “hành trình” dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu Kitô, cuối chặng đường ta sẽ gặp một dấu lạ vĩ đại chính là Con Người.”

6. Giáo Hội là hôn thê chờ đợi Hôn Phu của mình

Trong buổi tiếp kiến chung 80 ngàn tín hữu hành hương sáng thứ tư 15-10-2014 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã diễn giải về đề tài “Giáo Hội là hôn thê chờ đợi Hôn Phu của mình”.

Ngài nói:

“Anh chị em thân mến, chào anh chị em. Trong thời gian này chúng ta đã nói về Giáo Hội, về Mẹ Giáo Hội thánh thiện và có phẩm trật, là Dân Thiên Chúa đang lữ hành.

Hôm nay chúng ta hãy tự hỏi: sau cùng, dân Chúa sẽ ra sao? Mỗi người chúng ta sẽ ra sao? Chúng ta phải chờ đợi cái gì? Thánh Phaolô Tông Đồ trấn an các tín hữu Kitô thuộc Cộng đoàn Tessalonica, là những người đặt ra những câu hỏi ấy và sau khi lý luận thánh nhân nói những lời này thuộc vào những lời đẹp nhất của Tân Ước:

“Và như thế chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn mãi!” (1 Ts 4,17). Những lời này đơn sơ, nhưng rất xúc tích về hy vọng.

Thật là biểu tượng như trong sách Khải Huyền của thánh Gioan, nhắc lại trực giác của các Ngôn Sứ, và đã mô tả chiều khích cuối cùng, chung kết, như ”Thành Jerusalem mới, xuống từ trời, từ nơi Thiên Chúa, sẵn sàng như hôn thể trang điểm đón chờ Hôn Phu của mình” (Kh 21,2). Đó là điều đang chờ đợi chúng ta! Vậy Giáo Hội là ai? thưa là Dân Thiên Chúa đi theo Chúa Giêsu và chuẩn bị ngày qua ngày cho cuộc gặp gỡ với Chúa, như một hôn thê chuẩn bị gặo hôn phu của mình. Đó không phải là một kiểu nói; sẽ có những hôn lễ thực sự! Đúng vậy, vì Chúa Kitô, khi làm người như chúng ta và làm cho tất cả chúng ta trở thành điều duy nhất với Ngài, qua cái chết và sự sống lại của Ngài, Ngài đã thực sự kết hôn với chúng ta và làm cho chúng ta trở nên hôn thê của Ngài. Điều này không là gì khác hơn là sự viên mãn kế hoạch hiệp thông và yêu thương được Thiên Chúa thực hiện qua dòng lịch sử.

“Nhưng có một yếu tố khác, an ủi và củng cố chúng ta, mở rộng con tim chúng ta: thánh Gioan nói với chúng ta rằng trong Giáo Hội là hôn thê của Chúa Kitô, “thành Jerusalem mới” trở nên hữu hình. Điều này có nghĩa là Giáo Hội, không những là hôn thê, nhưng còn được kêu gọi trở nên thành thị, biểu tượng tuyệt hảo của sự sống chung và quan hệ giữa con ngừơi với nhau. Vì thế, thật là đẹp khi có thể chiêm ngưỡng ngay từ bây giờ một hình ảnh khác rất xúc tích của sách Khải Huyền, tất cả các dân nước được tập hợp với nhau trong thành ấy, như trong một căn lều, “lều của Thiên Chúa” (Xc Kh 21,3)! Và trong khung cảnh vinh quang đó sẽ không còn cô lập, thiếu thốn và những phân biệt nào - về mặt xã hội, chủng tộc và tôn giáo - nhưng tất cả chúng ta sẽ được hiệp nhất trong Chúa Kitô.

Đứng trước cảnh tượng chưa từng có và tuyệt vời ấy, con tim chúng ta không thể không cảm thấy được củng cố một cách mạnh mẽ trong niềm hy vọng. Anh chị em hãy xem, niềm hy vọng Kitô không phải chỉ là một ước muốn, một mong ước, không phải là lạc quan: đối với Kitô hữu, hy vọng là chờ đợi, nồng nhiệt chờ đợi, say mê mong sự viên mãn chung kết một mầu nhiệm, mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa, trong đó chúng ta được tái sinh và đang sống. Và đó là sự chờ đợi người sắp đến: đó là Chúa Kitô ngày càng trở nên gần gũi chúng ta, ngày qua ngày, và Ngài đến để dẫn đưa chúng ta vào cuộc hiệp thông viên mãn và an bình của Ngài. Vì thế, Giáo Hội có nghĩa vụ phải giữ cho ngọn đèn hy vọng luôn cháy sáng và hữu hình, để có thể tiếp tục chiếu tỏa như dấu chỉ cứu độ chắc chắn và có thể soi sáng cho toàn thể nhân con đường dẫn đến cuộc gặp gỡ với tôn nhan từ bi của Thiên Chúa.

Anh chị em thân mến, này đây điều mà chúng ta đang mong đợi: chúng ta đợi Chúa Giêsu trở lại! Giáo Hội hôn thê chờ đợi hôn phu của mình! Nhưng chúng ta phải tự hỏi rất chân thành: chúng ta có thực sự là những chứng nhân sáng ngời và đáng tin cậy về niềm hy vọng ấy hay không? Các cộng đoàn của chúng ta có còn sống trong dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô và nồng nhiệt chờ đợi Chúa đến hay không, hay là tỏ ra mệt mọi, ngái ngủ, dưới gánh nặng của mệt mỏi và cam chịu? Chúng ta có nguy cơ hết dầu đức tin và vui mừng hay không! Chúng ta hãy chú ý!

Chúng ta hãy khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ hy vọng và là nữ vương trời cao, xin Mẹ luôn giữ chúng ta trong thái độ lắng nghe và chờ đợi, để có thể ngay từ bây giờ được thấm nhiễm tình yêu Chúa Kitô và một ngày kia được dự phần trong niềm vui vô tận, trong sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa. Anh chị em đừng bao giờ quên câu “Và chúng ta sẽ luôn ở với Thiên Chúa!” Chúng ta hãy lập lại câu này ba lần.