Ngày 26-10-2015
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ bế mạc Thượng Hội Đồng về Gia Đình
VietCatholic Network
17:27 26/10/2015
Sau 3 tuần làm việc căng thẳng, Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới kỳ thứ 14 về “ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới ngày nay” đã kết thúc với thánh lễ 10 giờ sáng Chúa Nhật 25-10-2015, tại Đền thờ Thánh Phêrô.

Có 314 vị đồng tế với Đức Thánh Cha, gồm các nghị phụ và các linh mục dự thính viên và cộng tác viên, trong số này có 71 Hồng Y, 7 vị Thượng Phụ, 4 vị Tổng Giám Mục trưởng của các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương, và 174 Giám Mục, trước sự hiện diện của 8 ngàn tín hữu. Có nhiều người khác tham dự thánh lễ qua các màn hình lớn đặt tại quảng trường thánh Phêrô.

Đoàn đồng tế đang tiến lên trước bàn thờ.

Thưa quý vị và anh chị em,

Đức Thánh Cha làm dấu bắt đầu thánh lễ.

Đức Thánh Cha: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

Cộng đoàn: Amen

Đức Thánh Cha gởi lời chào Phụng Vụ đến cộng đoàn.

Đức Thánh Cha: Nguyện xin ân sủng Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em.

Cộng đoàn: Và ở cùng cha.

Cộng đoàn: Anh chị em, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta, để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.

Cộng đoàn: Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh chị em: tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Vì vậy tôi xin Ðức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các Thiên Thần, các Thánh và anh chị em, khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta.

Đức Thánh Cha: Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.

X: Xin Chúa thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.

X: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

X: Xin Chúa thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.

Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời,

và bình an dưới thế cho người thiện tâm.

Chúng con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa,

chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa,

chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa.

Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua trên trời,

Là Chúa Cha toàn năng.

Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô,

Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa

là Con Ðức Chúa Cha.

Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con;

Chúa xóa tội trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn.

Chúa ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, xin thương xót chúng con.

Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Ðấng Thánh,

chỉ có Chúa là Chúa, chỉ có Chúa là Ðấng Tối Cao,

cùng Ðức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Ðức Chúa Cha.

Amen.

Sau khi cộng đoàn vừa dứt Kinh Vinh Danh, Đức Thánh Cha dâng lời cầu nguyện.

Đức Thánh Cha: Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin tạo cho chúng con một tấm lòng trung tín và quảng đại để chúng con nhiệt thành phụng sự Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Con Chúa, Đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa và Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

BÀI ĐỌC 1: Jer 31, 7-9

“Ta sẽ lấy lòng từ bi dẫn dắt kẻ đui mù và què quặt”.

Bài trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Đây Chúa phán: ‘’Hỡi Giacób, hãy hân hoan vui mừng, hãy hò hét vào đầu các dân ngoại: hãy cất tiếng vang lên ca hát rằng: Lạy Chúa, xin hãy cứu dân Chúa là những kẻ sống sót trong Israel. Đây, Ta sẽ dẫn dắt chúng từ đất bắc trở về, sẽ tụ họp chúng lại từ bờ cõi trái đất: trong bọn chúng sẽ có kẻ đui mù, què quặt, mang thai và sanh con, đi chung với nhau, họp thành một cộng đoàn thật đông quy tụ về đây. Chúng vừa đi vừa khóc. Ta sẽ lấy lòng từ bi và dẫn dắt chúng trở về: chúng không phải vấp ngã trên đường đi: vì Ta đã trở nên thân phụ dân Israel, và Ephraim là trưởng tử của Ta’’.

Đó là Lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv.126, 1-2ab, 2cd-3, 4-5, 6

Chúa đã đối xử đại lượng với chúng con,

nên chúng con mừng rỡ hân hoan.

1. Khi Chúa đem những người từ Sion bị bắt trở về, chúng con dường như người đang mơ, bấy giờ miệng chúng con vui cười, lưỡi chúng con thốt lên những tiếng hân hoan.

2. Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: ‘’Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng’’. Chúa đã đối xử cách đại lượng với chúng con, nên chúng con mừng rỡ hân hoan.

3. Lạy Chúa, hãy đổi số phận của con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan.

4. Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo; họ trở về trong hân hoan, vai mang những bố lúa.

BÀI ĐỌC 2: Heb 5, 1-6

“Con là tư tế đến muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê”.

Bài trích thư gởi tín hữu Do thái.

Tất cả các vị thượng tế được chọn giữa loài người, nên được đặt lên thay cho loài người mà lo việc Chúa, để hiến dâng lễ vật và hy lễ đền tội. Người có thể thông cảm với những kẻ mê muội và lầm lạc, vì chính người cũng mắc phải yếu đuối tư bề. Vì thế cũng như người phải dâng lễ đền tội thay cho dân thế nào, thì người dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy. Không ai được chiếm vinh dự đó, nhưng phải là người được Thiên Chúa kêu gọi, như Aaron. Cũng thế, Đức Kitô không tự dành lấy quyền làm thượng tế, nhưng là Đấng đã nói với người rằng: “Con là Con Cha, hôm nay Cha sinh ra Con’’. Cũng có nơi khác Ngài phán: ‘’Con là tư tế đến muôn đời theo phẩm hàm Melkisêđê’’.

Đó là Lời Chúa.

ALLELUIA: Lc 19, 38

Alleluia - Alleluia – Chúc tụng Đức Vua, Đấng nhân danh Chúa mà đến, bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Mc 10, 46-52

“Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu ra khỏi thành Gêricô cùng với các môn đệ và một đám đông, thì con ông Timê tên là Bartimê, một người mù đang ngồi ăn xin ở vệ đường. Khi anh ta nghe biết đó là Chúa Giêsu Nagiarét, liền kêu lên rằng: ‘’Hỡi ông Giêsu con Vua Đavít, xin thương xót tôi’’. Và nhiều người mắng anh bảo im đi, nhưng anh càng kêu to hơn: ‘’Hỡi con Vua Đavít, xin thương xót tôi’’. Chúa Giêsu dừng lại và truyền gọi anh đến. Người ta gọi người mù và bảo anh: ‘’Hãy vững tâm đứng dậy, Người gọi anh’’. Anh ta liệng áo choàng, đứng dậy, đến cùng Chúa Giêsu. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo rằng: ‘’Anh muốn Ta làm gì cho anh?’’ Người mù thưa: ‘’Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy’’. Chúa Giêsu đáp: ‘’Được, đức tin của anh đã chữa anh’’. Tức thì anh ta thấy được và đi theo Người.

Đó là Lời Chúa.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Ba bài đọc của Chúa Nhật này cho ta thấy lòng cảm thương của Thiên Chúa, tình phụ tử của Người, được mạc khải dứt khoát trong Chúa Giêsu.

Giữa thảm họa quốc gia, dân bị kẻ thù tống xuất, Tiên tri Giêrêmia đã công bố rằng “Chúa đã cứu dân Người, những kẻ còn lại của Israel” (31:7). Tại sao Người lại cứu họ? Vì Người là Cha họ (xem câu 9); và vì là người Cha, Người săn sóc con cái Người và đồng hành với họ, nâng đỡ “người mù và người què, phụ nữ có con và phụ nữ đang lâm bồn” (31:8). Tình phụ tử của Người mở ra cho họ con đường trước mặt, con đường ủi an sau bao nhiêu nước mắt và buồn sầu lớn lao. Nếu dân trung thành, nếu họ trì chí trong việc tìm kiếm Thiên Chúa dù trên đất lạ, Thiên Chúa sẽ biến cảnh tù đầy của họ thành tự do, nỗi cô đơn của họ thành sự hiệp thông: những gì dân gieo trong nước mắt hôm nay, ngày mai họ sẽ được gặt trong hân hoan (xem Tv 125:6).

Với Thánh Vịnh trên, cả ta nữa, ta cũng nói lên niềm vui vốn là hoa trái ơn cứu rỗi của Chúa: “miệng chúng con vang tiếng cười và lưỡi chúng con vang lời ca hân hoan” (câu 2). Tín hữu là người cảm nghiệm được hành động cứu rỗi của Thiên Chúa trong đời mình. Mục tử chúng ta đã từng cảm nghiệm được ý nghĩa của việc gieo trong gian nan, nhiều lúc trong nước mắt, và của hân hoan vì hồng ân ngày gặt vốn vượt quá sức và khả năng ta.

Đoạn trích từ Thư Do Thái cho ta thấy lòng cảm thương của Chúa Giêsu. Người cũng “tứ bề yếu đuối” (5:2), để có thể cảm được lòng cảm thương đối với những người ngu muội và lầm lạc. Chúa Giêsu là vị thượng phẩm vĩ đại, thánh thiện và vô tội, nhưng cũng là vị thượng phẩm mang lấy các yếu đuối của ta và bị cám dỗ như ta trong mọi sự, chỉ trừ tội lỗi (xem 4:15). Vì lý do này, Người là Đấng Trung Gian của giao ước mới và vĩnh viễn đem lại cho ta ơn cứu rỗi.

Bài Tin Mừng hôm nay được trực tiếp liên kết với Bài Đọc Một: dân Israel được giải thoát nhờ tình phụ tử của Cha như thế nào, thì Bartimêô cũng được giải thoát nhờ lòng cảm thương của Chúa Giêsu như vậy. Chúa Giêsu vừa rời Giêricô. Dù Người mới chỉ bắt đầu cuộc hành trình quan trọng nhất của Người, một cuộc hành trình sẽ đưa Người lên Giêrusalem, Người vẫn ngừng lại để đáp lại tiếng kêu xin của Bartimêô. Chúa Giêsu xúc động trước lời cầu xin của anh ta và bằng lòng can dự vào tình thế của anh. Người không bằng lòng với việc bố thí cho anh, nhưng muốn đích thân gặp gỡ anh ta. Người không ra bất cứ chỉ thị hay đáp ứng nào, nhưng hỏi anh ta: “anh muốn tôi làm gì cho anh?” (Mc 10:51). Câu hỏi này xem ra dư thừa: người mù thì còn muốn gì nếu không phải là thị giác? Ấy thế nhưng, với câu hỏi, đưa ra trong cảnh mặt đối mặt, trực tiếp mà kính trọng này, Chúa Giêsu muốn chứng tỏ Người muốn nghe các nhu cầu của ta. Người muốn nói với mỗi người chúng ta về cuộc sống ta, các tình huống có thực của ta, để không điều gì dấu Người cả. Sau khi chữa lành cho Bartimêô, Chúa bảo anh: “Đức tin của anh đã cứu anh” (câu 52). Đẹp xiết bao khi thấy Chúa Kitô khen đức tin của Bartimêô, thấy Người tin tưởng ở anh ta. Người tin chúng ta, hơn là chúng ta tự tin mình.

Có một chi tiết đáng lưu ý. Chúa Giêsu yêu cầu các môn đệ đi gọi Bartimêô tới. Các ngài nói với người mù này hai câu mà chỉ có Chúa Giêsu dùng trong phần còn lại của bài Tin Mừng. Đầu tiên, các ngài nói với anh ta “Cứ yên tâm!” một câu nghĩa đen là “hãy tin tưởng, hãy can đảm lên!” Quả thực, chỉ có cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu mới cho người ta sức mạnh để đương đầu với những tình huống khó khăn nhất mà thôi. Câu thứ hai là “hãy đứng dậy”, như Chúa Giêsu đã nói với rất nhiều người bệnh, những người mà Người cầm lấy ta và chữa lành cho. Các môn đệ không làm gì khác hơn là lặp lại những lời đầy khích lệ và giải thoát, dẫn anh ta thẳng tới Chúa Giêsu, mà không cần giảng giải dài dòng. Cả ngày nay nữa, và nhất là ngày nay, các môn đệ của Chúa Giêsu đều được kêu gọi làm việc này: đem người ta tới giao tiếp với Lòng Thương Xót đầy cảm thương vốn có tính cứu vớt. Khi tiếng kêu của nhân loại, như tiếng kêu của Bartimêô, trở nên mạnh hơn nữa, thì chả còn giải đáp nào khác hơn là biến lời lẽ của Chúa Giêsu thành của ta và trên hết, bắt chước trái tim Người. Đối với Thiên Chúa, các thời khắc đau đớn và tranh chấp chính là các dịp tỏ lòng thương xót. Nay là thời của lòng thương xót!

Tuy nhiên, có một số cám dỗ đối với những ai theo chân Chúa Giêsu. Tin Mừng cho ta ít nhất 2 cơn cám dỗ. Không một môn đệ nào ngừng lại, như Chúa Giêsu cả. Họ cứ tiếp tục bước đi, như không có gì xẩy ra. Nếu Bartimêô mù thì họ đều điếc cả: vấn đề của anh ta đâu phải là vấn đề của các ngài. Đây có thể là một nguy cơ đối với chúng ta: đứng trước các vấn đề khôn nguôi, tốt nhất là bước đi cho khuất, hơn là để mình bị quấy rầy. Với cách này, giống các môn đệ, ta tuy ở với Chúa Giêsu mà đâu có suy nghĩ như Người. Chúng ta hiện diện trong nhóm của Người mà tâm hồn ta thì khép kín. Ta đánh mất ngạc nhiên, biết ơn và hứng thú, và liều mình trở thành quen thuộc với việc trơ trơ đối với ơn thánh. Ta có khả năng nói về Người và làm việc cho Người, nhưng ta sống xa trái tim Người, một trái tim luôn vươn tới những người bị thương tích. Cơn cám dỗ này chính là “một nền linh đạo ảo giác”: ta có khả năng vượt qua các hoang địa của nhân loại mà không nhìn ra bất cứ điều gì thực sự ở đó; thay vào đó, ta chỉ nhìn thấy những gì mình muốn mà thôi. Ta có khả năng khai triển nhiều thế giới quan, nhưng lại không chấp nhận những gì Chúa đặt trước mắt ta. Đức tin nào không biết cách tự bén rễ vào đời sống người ta chỉ là thứ đức tin khô cằn, hơn là những ốc đảo, tạo ra nhiều hoang địa khác.

Cơn cám dỗ thứ hai là rơi vào một thứ “đức tin có thời biểu”. Ta có khả năng bước đi với dân Chúa, nhưng ta đã có thời biểu cho cuộc hành trình này rồi, theo đó, mọi sự đều đã được liệt kê: ta biết phải đi đâu và đi bao lâu; mọi người phải tôn trọng nhịp độ của ta và bất cứ thắc mắc nào cũng là một điều quấy rầy. Chúng ta có nguy cơ trở thành “nhiều người” trong bài Tin Mừng, mất hết kiên nhẫn, đi trách Bartimêô. Chỉ ít phút trước, họ đã la mắng các trẻ em (xem 1o:13), và nay họ la mắng người hành khất mù lòa: bất cứ ai quấy rầy ta hoặc không thuộc tầm cỡ ta thì đều bị loại trừ. Trái lại, Chúa Giêsu muốn bao gồm, trên hết, những ai bị giữ ở ngoại vi, đang kêu xin Người. Giống Bartimêô, họ có niềm tin, vì biết mình cần được cứu rỗi là cách hay nhất để gặp được Chúa Giêsu.

Cuối cùng, Bartimêô bước theo Chúa Giêsu (xem câu 52). Anh ta không những được phục hồi thị giác, mà còn tham gia cộng đoàn những người theo chân Chúa Giêsu. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng thân mến, chúng ta đã bước đi với nhau. Xin cám ơn các hiền huynh về hành trình chúng ta cùng đi với nhau, trong khi đôi mắt rõi nhìn Chúa Giêsu và các anh chị em của ta, để tìm ra những nẻo đường mà Tin Mừng đã chỉ ra cho thời đại ta, ngõ hầu ta có thể công bố mầu nhiệm tình yêu gia đình. Ta hãy bước theo nẻo đường Chúa muốn. Ta hãy xin Người quay nhìn ta bằng cái nhìn chữa lành và cứu vớt, một cái nhìn biết phải rõi sáng ra sao vì nó vốn nhắc nhớ vẻ sáng lạn từng soi sáng nó. Đừng bao giờ để ta bị vấy bẩn bởi bi quan hay tội lỗi, ta hãy tìm kiếm và trông vào vinh quang Thiên Chúa, một vinh quang hằng chiếu rọi nơi những người nam nữ đang sống động cách trọn vẹn.

Lời nguyện giáo dân

Trong phần lời nguyện giáo dân bằng các thứ tiếng: Hoa, Pháp, Ba Lan, Anh và Hindi, cộng đoàn lần lượt cầu nguyện cho ĐTC và các GM, cho các gia đình Kitô, các vị lãnh đạo chính quyền, kinh tế và công nghệ, những người nghèo, người đau khổ và cô đơn, sau cùng là cho các thừa sai.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đêm hòa nhạc ''Hát Lên Mừng Chúa'' đặc sắc và đầy ấn tượng
Minh Thu
11:39 26/10/2015
Đêm Hoà nhạc "Hát lên mừng Chúa" tối hôm qua ngày 23.10 phải nói là thành công ngoài sức tưởng tượng, cả về nội dung lẫn hình thức, và nhất là số người tham dự tới con số kỷ lục chưa từng có tại Nam Cali cho một cuộc trình diễn thánh ca với những nét sâu đậm tình tự và hương vị quê hương, đang khi trào dâng tâm hồn nguyện cầu lên cùng Thiên Chúa.

Hình ảnh tập 1

Hình ảnh tập 2

Hình ảnh tập 3

Phóng viên VietCatholic có dịp đi qua các hàng ghế ngồi lắng nghe khán giả nói gì đều thấy rằng sau mỗi tiết mục ai ai cũng đắc ý và hân hoan hạnh phúc vì có cơ hội được ngồi dưới bầu trời ấm cúng trong khung viên nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Vua lừng danh và sáng chói nhất thế giới đề lòng mình được chan hòa những nốt nhạc yêu thương, những tâm tình cảm mến, và có dịp tha thiết đưa lòng mình về lại quê hương Việt Nam ngàn đời dấu yêu..., nhưng chính trong giây phút đó, quê hương hãy còn những nan giải và Giáo Hội vẫn còn chưa được tự do phụng thờ Chúa trong an bình.

Nhạc hội này quy tụ gần 100 nhạc sĩ, gần 300 ca viên, trên 15 ca sĩ danh tiếng, gần 200 vũ công cho các màn trình diễn khác nhau đi từ dàn Tiếng trống Thiên gọi nhau về quy tụ, qua Niềm tin và Quê hương, cho tới màn nhạc cảnh Mẹ LaVang Việt Nam, được vây quanh bằng những dòng nhạc hòa tấu điêu luyện co Dàn nhạc giao hưởng orchestra với 70 nhạc công, và nhất là sự tham dự của khán giả không phân biệt lương giáo, với số ghế trên 4000 đều không còn chỗ nào trống, cả ngàn người khác đều phải đứng theo dõi. Tuy vậy không có ai bỏ về cho đến phút chót, vì chương trình quá lôi cuốn, từ tiết mục nọ chuyển sang tiết mục kia không phải mất một phút nào chờ đợi, tình tự diễn ra trôi chảy (trừ 15 phút giải khát ở giữa), thêm vào đó âm thanh rõ ràng, diễn viên điêu luyện, mỗi tiết mục là một nét tinh hoa của nghệ thuật...

Trở lại với phần Hòa nhạc và Văn nghệ hôm nay, chúng tôi xin ghi lại tuần tự chương trình đã được các MCee duyên dáng và rất tinh tế như: Quyên Di, Minh Phượng, Kim Thúy, Anh Dũng và LM hải Đăng giới thiệu với các mục được như đã được ghi rõ trong Cuốn Chương Trình tóm lược như sau:

Nghi thức Khai mạc với Đội Trống Thiên Ân.

Lời giới thiệu: “Kính mời khán thính giả cùng với Đội Trống Thiên Ân, hãy cùng nhau Vang Vọng tiếng trống Thiên Ân của Diên Hồng xa xưa để bắt đầu chương trình” Lúc bấy giờ, đội trống đã có sẵn trên sân khấu. Ánh sáng được bật lên và Hội Trống trình tấu.

Tiếp theo là Nghi thức Chào Cờ Mỹ Việt do ca sĩ Anh Dũng phụ trách.

Rồi đến Phút tưởng niệm: Phút Tưởng Nhớ và Cầu nguyện cho các Nhạc sĩ tiền bối đã qua đời, cho Đồng Bào VN đã hy sinh vì Tự Do trong Hành Trình 40 năm viễn xứ 1975-2015.

Cha Văn Chi nói: Ghi dấu hành trình 40 năm Thánh Nhạc Việt Nam nơi Hải Ngoại song hành với 40 năm Viễn Xứ.

Cha Cường tiếp: Chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho những Cố Nhạc Sĩ tiền bối.

Cha Tuyên giới thiệu: Chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã hy sinh mạng sống vì niềm tin và tự do.

Cha Văn Chi tuyên bố: Phút tưởng nhớ và cầu nguyện bắt đầu. (trong khi đó Ban Nhạc Trio play bài tưởng niệm. Mọi người cùng cúi đầu giơ cao ánh sáng).

Bài Hành Trang Người Trẻ - Tác giả: Lm. Hoàng Đức. Bài Về Nơi Đây – Tác giả: Lm. Nguyễn Duy, Trình bày: Các Nhạc Sĩ, Ca Đoàn Tổng Hợp và Cộng Đồng. Âm nhạc: Ban Nhạc Trio Band.

Với lời giới thiệu: “Mời khán thính giả lắng đọng và cùng hân hoan với HNSCGVNHN bắt đầu khai mạc ĐẠI NHẠC HỘI Hát Lên Mừng Chúa”. Ngay sau đó Ban nhạc Trio Band intro bài: Hành Trang Người Trẻ, và mọi người: khán thính giả, các ca viên, các nhạc sĩ và các ca sĩ cùng hát.

Trong khi nhạc intro bắt đầu, các nhạc sĩ, các nhạc công Ca viên, các chủ lực cùng Venice Choir (Venetian polychoral style) cầm nến sáng và sách hát đứng tại chỗ sắp sẵn trên sân khấu. 100 nhạc sĩ và Ca Viên tiến lên sân khấu từ 5 phía đại diện cho 5 châu lục với 80 ngọn đuốc sáng và ánh sáng tỏa lan. Điểm xuất phát từ cuối các hàng ghế của khán thính giả, vừa đi vừa hát 2 bài mang tính hiệp nhất ngay từ giây phút ban đầu với các lời ca mang ý nghĩa tiến về, lên đường, qui tụ... để cùng ca ngợi và dâng lên ngàn tiếng ca... Sau khi hát hết bài Hành Trang Người Trẻ, Trio Band intro bài kế tiếp: Về Nơi Đây.

Trong thời gian tiến lên, ánh sáng sân khấu được tắt đi, chỉ còn lại là các ánh nến trên tay của các nhạc sĩ và các ca viên. Lúc này Cha Văn Chi cầm mic đứng trên sân khấu để tiếp ý của 2 bài hát nói lên ý nghĩa khai mạc.

Trên sân khấu đã chuẩn bị sẵn trước NGỌN NẾN HIỆP NHẤT-ÁNH SÁNG CHÚAKITO cao 14 feet. 5 vị đại diện cho 5 châu lục tiến lên châm ánh sáng vào một cây nến của Chủ Tịch Ns. Văn Duy Tùng, sau đó Văn Duy Tùng trao cho Đức Cha Hiếu tiến đến bên cây NẾN HIẾP NHẤT rồi đốt lên. Tiết mục này nói lên ý nghĩa của Hội Nhạc Sĩ CGVN hải ngoại, rải rác khắp năm châu lục và hôm nay hội ngộ về đây, nhưng vẫn duy nhất một khối mà tâm điểm là Giêsu và Giáo Hội. NẾN HIỆP NHẤT-ÁNH SÁNG CHÚA KITÔ tượng trưng và nói lên sự quy tụ và kết hợp hôm nay.

Khi NẾN HIỆP NHẤT-ÁNH SÁNG CHÚA KITÔ đã cháy, tất cả ánh sáng cũng được bật lên, Ban nhạc trổi lên, và 4 MC mời hát lại Điệp Khúc Lạy Chúa Chúng Con Về Từ Bốn Phương Trời, rồi kết thúc nghi thức Khai Mạc vỹ đại này.

Tiếp theo phần thắp nến, nhạc Sĩ Văn Duy Tùng lên đọc diễn văn chào mừng, đồng thời tuyên bố ra mắt HNSCGVNHN.

Đức Cha Nguyễn Văn Bản, Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam nói lời khai mạc Đêm Đai Nhạc Hội HÁT LÊN MỪNG CHÚA.

Sau đó giới thiệu Linh mục Cha Rector Christopher Smith của Nhà thờ Chính tòa chúc mừng.

CHƯƠNG TRÌNH HÒA NHẠC VÀ CĂN NGHỆ tiếp diễn như sau:

1- Hãy Ca Ngợi Chúa – Tác giả: Văn Duy Tùng. Trình bày: Các Nhạc Sĩ, Ca Đoàn Tổng Hợp với dàn nhạc Orchestra. Phối khí: Văn Duy Tùng.

Lời giới thiệu: Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một dân tộc trải qua bao gian khổ để tồn tại, phát triển và vươn lên. Có những trang sử anh hùng nhưng cũng có những trang sử đẫm nước mắt và khổ đau. Hoà mình trong lịch sử dân tộc, cộng đoàn Đức tin cũng bồng bềnh theo mệnh nước nổi trôi.

Nếu âm nhạc là tấm gương phản ánh cuộc sống xã hội của con người thì thánh ca là tấm gương phản ánh đời sống Đức tin của các cộng đoàn Công Giáo. Nói cách khác thánh ca là những tâm tình, những suy tư thần học, những cảm nghiệm của đức tin trước mọi biến cố của cuộc sống quanh ta. Đó là hoa trái nẩy sinh từ cuộc đối thoại liên tục giữa thực tại trần thế của cuộc sống và trải nghiệm nội tâm của linh hồn.

Năm nay 2015 đánh dấu 40 năm ngày người Việt Nam chúng ta rời bỏ khỏi quê hương thân yêu. Con số 40 cho chúng ta liên tưởng đến 40 năm dân Do-thái lầm lũi đi trong sa mạc tiến về đất hứa. 40 năm của thử thách và thanh luyện. 40 năm Thiên Chúa tỏ lòng yêu thương với dân riêng Người và đã ký kết với họ một giao ước: đó là việc họ phải tôn thờ Chúa là Thiên Chúa duy nhất và Ngài sẽ yêu thương và bảo vệ họ và con cháu họ đến muôn đời.

Nhạc sĩ Văn Duy Tùng dệt nhạc cho thánh vịnh 88 thành bài hợp xướng và phối khí cho dàn nhạc orchestra. Hãy Ca Ngợi Chúa sẽ mở màn cho chương trình HÁT LÊN MỪNG CHÚA hôm nay nhân dịp HNSCGVNHN ra mắt với cộng đoàn. Bài hợp xướng được ca đoàn tổng hợp trình bày dưới bàn tay điều khiển của chính tác giả.

NHÌN LẠI, TƯỞNG NHỚ & TRI ÂN CÁC NHẠC SĨ TIỀN BỐI.

2- Nữ Vương Hòa Bình – Tác giả: Hải Linh. Trình bày: Các Nhạc Sĩ, Ca Đoàn Tổng Hợp với dàn nhạc Orchestra. Phối khí: Văn Duy Tùng.

Giời thiệu rằng: "Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" Nói đến thánh nhạc VIệt Nam chúng ta không thể không nhắc những cây cổ thụ trong vườn thánh nhạc bao la này. Những tác giả đã xây dựng nền móng vững chắc ngay từ những ngày đầu, để từ đó vườn thánh nhạc Việt Nam trổ hoa muôn màu rực rỡ.

Để tưởng nhớ Nhạc Sĩ Hải Linh, giờ đây xin kính mời quý vị lắng đọng trong Nhạc Phẩm Kính Mừng Nữ Vương nổi tiếng của Nhạc Sĩ để qua Mẹ, chúc tụng và ngợi khen Chúa, với lòng biết ơn với những nhạc sĩ thánh ca tiền bối. Ns.Văn Duy Tùng phối khi và được trình bày bởi các NS, CDT và ca đoàn tổng hợp dưới sự điều khiển của Lm Ns. Paul Văn Chi.

3- Liên khúc: Hồng Ân Thiên Chúa – Tác giả: Nguyễn Khắc Tuần, Đâu Có Tình Yêu Thương – Tác giả: Vinh Hạnh, Lời Mẹ Nhắn Nhủ - Tác giả: Huyền Linh, Vinh Quang Chúa – Tác giả: Hùng Lân, Trình bày: Đức Cha Nguyễn Mạnh Hiếu, Lm. Văn Chi, Lm. Nguyễn Duy, Lm. Trần Công Nghị, Lm. Nguyễn Văn Tuyên, Lm. Nguyễn Hùng Cường, Lm. Nguyễn Đức Vượng, Lm. Vũ Mộng Thơ, Lm. Hải Đăng, Lm. Ngọc Hân. Âm nhạc: Ban Nhạc Trio Band.

MCee Cha Hải Đăng giới thiệu: Nhìn lại những ngày đầu của nền Thánh Nhạc Việt Nam, chúng ta không khỏi kinh ngạc và thán phục về sự đồ sộ của kho tàng này. Các nhạc đoàn đua nhau mọc lên như nấm sau mùa mưa ân phúc. Nào là Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh, Nhạc Đoàn Tiếng Chuông Nam, Nhạc Đoàn Sao Mai, rồi Nhóm Piô X, Nhóm Thánh Tâm, Nhóm Thánh Gia, Nhạc Đoàn Miền Nam hay Nhạc Đoàn Philiphê Minh, Nhạc Đoàn Miền Trung, Nhạc Đoàn Phát Diệm, Nhóm Hải Phòng, Nhóm Minh Nhạc, Nhóm Hương Mới, Nhóm Thơ Nhạc, và nhiều nhóm khác được thành lập tại Việt Nam. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến những cây cổ thụ tiêu biểu đã góp phần xây dựng nên một vườn thánh nhạc bao la của VN. Những Nguyễn Khắc Xuyên, Hoài Đức, Hùng Lân, Hải Linh, Thiên Phụng, Duy Tân, Tâm Bảo, Hoài Chiên, Phaolô Đạt, Tiến Dũng, Viết Chung, Vũ Đình Trác, Phạm Liên Hùng...v.v...

MCee Kim Thúy mời mọi người quay về thời gian khai mào huy hoàng này để cùng thưởng thức và cùng hát với chúng tôi một liên khúc gồm 4 bài tiêu biểu. Đó là Hồng Ân Thiên Chúa của Nguyễn Khắc Tuần, Đâu Có Tình Yêu Thương của Vinh Hạnh, Lời Mẹ Nhắn Nhủ của Huyền Linh và Vinh Quang Chúa của Hùng Lân. Liên khúc này được trình bày có giám mục, và các linh mục nhạc sĩ hiện diện, cùng với ca đoàn tổng hợp phụ họa cùng ban nhạc Trio và dàn nhạc orchestra.

GIAI ĐOẠN LỮ HÀNH CỦA CÁC NHẠC SĨ HẢI NGOẠI.

4- Đơn ca: Tình Ngài Bền Vững – Tác giả: Lm. Nguyễn Văn Tuyên, Trình bày: Ca sĩ Carol Kim. Múa phụ họa: Vũ Đoàn Cộng Đoàn Tam Biên.

Hành trình 40 năm thánh nhạc VN hải ngoại là hành trình ghi nhiều dấu ấn thiêng liêng. Trong bài công bố tin mừng Phục Sinh, Giáo Hội đã ví von tội tổ tông là tội hồng phúc vì đã mang lại đấng cứu độ rất cao sang là Chúa Giêsu Kitô. Cũng vậy, những khốn đốn hoang mang và đau khổ sau 1975 lại trổ sinh nhiều hoa trái thiêng liêng và vườn thánh nhạc càng thêm xum xuê cách lạ lùng. Đội ngũ sáng tác thánh ca ngày càng thêm đông. Người ta không thể tính hết con số chính xác các tác giả và tác phẩm được viết trong giai đoạn này.

Quả thật, cuộc sống giờ đây quá bấp bênh, chơi vơi đầy bất trắc và đổi thay, không có chi bền vững. Con người chợt nhận ra là chỉ có Thiên Chúa và tình yêu của Ngài là bền vững thiên thu. Thiên Chúa yêu thương con người. Và con người quyết tiến bước trong tình yêu của Thiên Chúa. Với ơn thánh của Ngài thì dẫu gian truân, khốn khó, quyết không lùi bước nhưng kiên trung đến cùng. Ý tưởng đẹp này được linh mục nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên diễn tả tuyệt vời trong ca khúc Tình Ngài Bền Vững đã được ca sĩ Carol Kim trình bày sau.

5- Song ca: Điều Gì Phải Lo – Tác giả: Lm. Vũ Mộng Thơ. Trình bày Ca sĩ Trần Ngọc & Ca sĩ Ngọc Quang Đông, Âm nhạc: Ban nhạc Trio Band, Múa phụ họa: Vũ Đoàn Cộng Đoàn Thánh Linh.

Một trong những nguồn sáng tác vô biên cho các tác giả thánh ca chính là Lời Chúa. Vì vậy, trong quãng thời gian này nhiều tác giả quay về với kho tàng Kinh Thánh để tìm nguồn cảm hứng trong sáng tác cũng như tìm nguồn ánh sáng, ủi an cho cuộc sống. Linh mục NS Vũ Mộng Thơ đã sáng tác bài Điều Gì Phải Lo lấy ý tưởng từ đoạn Kinh Thánh khi Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ không nên lo lắng về cái ăn cái mặc về những điều hay hư mất ở đời này. Trái lại, tiên vàn hãy lo tìm kiếm nước Thiên Chúa và những điều khác Ngài sẽ ban cho sau. Hãy xem hoa dại ngoài đồng hay chim bay trên trời chúng chẳng gieo chẳng gặt nhưng hoa vẫn đẹp và chim vẫn thảnh thơi hót ca. Hoa dại và chim trời nay còn mai mất mà Chúa còn lo lắng chăm nom thì con người quý giá hơn hoa cỏ hơn mọi loài chẳng lẽ lại chẳng được Chúa sẽ yêu thương chăm sóc. Hãy phó thác vào bàn tay quan phòng cua Chúa. Bài hát được ca sĩ Trần Ngọc và Ngọc Quang Đông trình bày với đội múa của cộng đoàn Thánh Linh múa minh họa.

6- Tam ca: Con Đường Chúa Đã Đi Qua – Tác giả: Lm. Văn Chi, Trình bày: Ca sĩ Philip Huy, Ca sĩ Mỹ Huyền, Ca sĩ Mạnh Đình, với dàn nhạc Orchestra. Phối khí: Văn Duy Tùng.

Có lẽ những trải nghiệm hiện sinh trong thời gian đầy đau thương sau 75 với những thăng trầm, lao tù, nhục nhằn đã cho linh mục nhạc sĩ Văn Chi cảm nghiệm sâu thẳm về màu nhiệm của thập giá, của khổ đau. Và khi chiêm niệm về con đường khổ giá mà Chúa đã bước đi, tác giả bỗng nhìn thấy một bình minh đẹp tươi đang vươn lên bên kia bờ của khổ đau, của thập giá. Tác giả cũng nghiệm rằng chỉ khi nào ta tiến bước với Chúa trên con đường khổ giá và cùng chịu đóng đinh với Ngài, thì ta mới mong được chia sẻ vinh quang với Ngài. Vâng chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị bài Con Đường Chúa Đã Đi Qua của Linh Mục nhạc sĩ Văn Chi. Một bài hát không thể thiếu trong mỗi mùa chay, nhất là trong tuần thánh. Một bài hát mang lại nhiều an ủi và nâng đỡ cho biết bao tâm hồn trên đường thập giá riêng của mỗi người. Bài hát này được ba giọng ca: Mỹ Huyền, Mạnh Đình và Phillip Huy, với dàn nhạc Orchestra, Phối khí Văn Duy Tùng. Chỉ Huy chính tác giả: LM Văn Chi.

7- Đơn ca: Chúa Đã Là Người Tỵ Nạn – Tác giả: Lm. Nguyễn Mộng Huỳnh. Trình bày: Ca sĩ Kim Thúy. Âm nhạc: Ban nhạc Trio Band. Múa phụ họa: Vũ Đoàn Cộng Đoàn Tam Biên.

Lời giới thiệu: Nói về lịch sử cận đại của Việt Nam là phải nói về cuộc vượt biên kéo dài đến hơn 2 thập niên. Đó là một exodus, một cuộc xuất hành của Việt Nam. Người ta âm thầm từng người, từng gia đình bỏ ra đi. Ra đi bước qua cõi chết để tìm cái sống. Ra đi trong đêm tối mịt mù của thất vọng ê chề, để hy vọng tìm thấy ánh sáng của tự do. Ở trong đáy khổ đau họ thấy rằng có một Người cũng đã mang thân phận như họ trước đây hơn 2,000 năm. Người ấy cũng ra đi giữa đêm tối trong vòng tay bảo bọc của mẹ cha để trốn tránh khỏi bàn tay ác độc của vua Herode.

Vâng, Chúa Giêsu cũng từng là người tỵ nạn như thân phận những người tỵ nạn hôm nay. Họ cảm thấy được an ủi biết bao! Chúa đã không bỏ họ đơn côi độc hành...mà Ngài đồng hoá như một thân phận tỵ nạn thực sự. Hãy cùng lắng đọng tâm hồn trong ca khúc Chúa Đã Là Người Tỵ Nạn của linh mục Nguyễn Mộng Huỳnh. Ca sĩ Kim Thúy trình bày và vũ đoàn của cộng đoàn Tam Biên múa phụ họa.

8- Song ca: Phó Thác - Tác giả: Kiều Linh.Trình bày: Ca sĩ Anh Dũng, Ca sĩ Ngọc Huệ với dàn nhạc Orchestra, Phối khí: Văn Duy Tùng.

Lời giới thiệu: Tâm thức của các tác giả thánh ca trong thời gian này cũng "khóc cười theo vận nước nổi trôi" và họ ghi lại những cảm nghiệm rất người và qua lăng kính Đức Tin họ thấy kiếp người mỏng dòn dễ vỡ, là thân phận tro bụi tội lỗi. Họ thấy mình cần Chúa. Rất cần Chúa. Những bế tắc trong cuộc sống cho họ nhận thức sâu xa rằng: chỉ có Chúa là vĩnh cửu, là chốn tựa nương. Họ biết rằng chỉ khi nào phó thác cuộc sống hoàn toàn vào tay Chúa quan phòng họ sẽ được bình an, niềm vui và hạnh phúc.

Tác giả Kiều Linh đã viết bài Phó Thác cũng trong quãng thời gian đất nước đổi thay và đầy bế tắc ấy. Lời ca sâu sắc quyện với giai điệu tuyệt đẹp đã làm cho bài hát thành lời cầu nguyện cho bao người. Ca khúc Phó Thác qua sự trình bày của ca sĩ Anh Dũng và Ngọc Huệ với dàn nhạc Orchestra. Bài phối khí và chỉ huy do nhạc sĩ Văn Duy Tùng.

9- Nhạc Cảnh: Con Có Một Tổ Quốc - Lời Đức Cố HY Nguyễn Văn Thuận, Nhạc Lm. Lê Bá Công. Trình bày: Ban Vũ Phụng Vụ và Thiếu Nhi Thánh Thể Hướng Dương Cộng Đoàn Tam Biên, cùng Đội Trống Thiên Ân. Tiếng hát Ca sĩ Ngọc Quang Đông, Tấn Đạt và Trần Ngọc.

Dân Tộc Việt Nam với 4000 năm văn hiến. Trải dài trang sử oai hùng của Dân Tộc Việt Nam dựng nước và bảo vệ Quê Hương. Hình ảnh con rồng cháu tiên khai mào cho lịch sử dâng tộc. Trải dài qua những thăng trầm của lịch sử, đan kết với những trang sử kiêu hùng của Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Quang Trung, cùng các triều đại Đinh, Lý, Lê, Trần, Nguyễn...Dệt lên những kỳ tích anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm Phương Bắc...Lịch sử hào hùng ấy còn giăng mắc những mảng tối đau thương của chiến tranh, của ly hương...Tất cả gói ghém lên trang sử Dân Tộc Việt Nam hào hùng qua Nhạc Cảnh Con Có Một Tổ Quốc với lời của ĐHY Nguyễn Văn Thuận và giai điệu của Linh Mục Nhạc Sĩ Lê Bá Công. Đây trang sử hào hùng của Dân Tộc Việt Nam qua Nhạc Cảnh Con Có Một Tổ Quốc Việt Nam.

10- Ngâm thơ: Lời Mẹ Dặn – Tác giả: Phùng Quán. Trình bày: Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu - Tuyên Úy HNSCGVNHN. Âm nhạc: Đoàn Nhạc Dân Tộc Lạc Hồng của Nhạc sĩ Nguyễn Châu.

Hành trình viễn xứ khởi đầu là những kinh hoàng nguy hiểm, đối diện với tử thần khi đi vượt biên vượt biển, Lời Mẹ Dặn những người con Việt Nam, những đứa con của Mẹ nơi viễn xứ, hãy gìn giữ và yêu thương Mẹ Việt Nam trong trái tim...Hãy nhớ những Lời Mẹ Dặn qua sự trình bày của Đức Cha Nguyễn Mạnh Hiếu...

11- Hợp xướng: Cảm Tạ Hồng Ân - Tác giả Ns. Phạm Đức Huyến. Trình bày: Ca Đoàn Tổng Hợp với dàn nhạc Orchestra. Phối khí: Văn Duy Tùng.

Một trong những đức hạnh đẹp nhất của con người là lòng biết ơn và ai sống trong tâm tình tạ ơn sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc và nếm cảm được sự ngọt ngào của cuộc sống. Điều tuyệt vời của cuộc sống là cảm nhận được muôn hồng ân mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta cách nhưng không từng phút từng giây. Hồng ân nối tiếp hồng ân. Thiên Chúa đổ tràn hồng ân xuống trên cuộc sống chúng ta. Tất cả là hồng ân. Chúng ta mở trái tim đón nhận hồng ân và như Mẹ Maria chúng ta cũng vang lên kinh ngợi khen và cảm tạ trên môi miệng chúng ta.

Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến diễn tả tâm tình tạ ơn trong bài hợp xướng Cảm Tạ Hồng Ân sẽ được ban hợp xướng trình bày với dàn nhạc Orchestra, được phối khí Nhạc sĩ Văn Duy Tùng, chỉ huy do chính tác giả - Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến.

12- Tam ca: Chúa Và Con – Tác giả: Lm. Nguyễn Hùng Cường. Trình bày: Lm. Nguyễn Hùng Cường, Ca sĩ Tấn Đạt, Ca sĩ Lý Mai Trang, Ca Đoàn Tổng Hợp với dàn nhạc Orchestra. Phối khí: Văn Duy Tùng.

Dù ở chân trời góc biển. Dù ở nơi đâu chốn nào. Dù quê ta quê người. Dù hy vọng dù chán chường. Dù mãi long đong kiếp sống. Với Đức tin, nhìn lại con đường đã qua, con người nhận ra Chúa luôn đồng hành với họ như bóng với hình. Chúa không bao giờ rời bỏ họ dù một giây. Bởi Chúa là hy vọng, là tình yêu, là gia nghiệp và là hạnh phúc của con người.

Xin cùng lắng đọng trong ca khúc như là câu chuyện của Chúa và Con, tác giả Nguyễn Hùng Cường, trình diễn bởi chính tác giả và ca sĩ Tấn Đạt, Mai Trang và ca đoàn tổng hợp. Phối khí và chỉ huy dàn nhạc orchestra – Nhạc sĩ Văn Duy Tùng.

13- Đơn ca: Mong Manh Kiếp Người – Tác giả: Lm. Hải Đăng. Trình bày: Lm. Hải Đăng và Tốp ca nam. Ban Nhạc Trio Band.

Dù sống trong một thế giới đầy đủ về vật chất nhưng kiếp người vẫn long đong vất vả. Họ nghiệm ra một điều: thân phận con người quá mong manh. Nay còn mai mất như cánh hoa sớm nở tối tàn, như đám mây nhẹ vụt qua trên đầu. Mới hôm nào tóc xanh mượt mà nay đã bạc trắng với lo âu. Không có gì trường cửu. Chẳng có chi vững bền. Cảm nghiệm thân phận mỏng dòn, tác giả Hải Đăng đã dệt thành bài Mong Manh Kiếp Người mà chính tác giả Lm Hải Đăng đã trình bày này với tốp ca nam.

14- Song ca: Con Vững Tin Nơi Ngài - Tác giả: Viễn Xứ. Trình bày: Ca sĩ Như Mai, Phụ họa các bè: Ns. Viễn Xứ và Ns. Quốc Vinh. Âm nhạc: Ban nhạc Trio Band.

Cuộc sống tha hương nơi xứ người càng cho người Công Giáo hiểu rằng chúng ta không thể đặt niềm tin vào bất cứ ai hay vào bất cứ điều gì. Mọi sự đều là hư vô. Tất cả đều chóng qua như mây như khói như sương. Chỉ còn biết đặt niềm tin vào Thiên Chúa. Vì chỉ có Ngài là thạch động chở che và là núi đá cho con nương nhờ. Không có gì tách ta khỏi niềm tin kiên vững nơi Thiên Chúa.

Tác giả Viễn Xứ đã diễn tả tâm tình tin tưởng phó thác tuyệt đối vào Thiên Chúa trong bài Con Vững Tin Nơi Ngài với dòng nhạc tuyệt đẹp được ca sĩ Như Mai trình bày và chính tác giả Viễn Xứ và nhạc Sĩ Quốc Vinh hát phụ họa.

15- Vũ khúc: Đường Hy Vọng - Tác giả Ns. Trần Đăng Tuấn. Ca sĩ Kim Thúy hát.

Trình bày: Vũ Đoàn Cộng Đoàn St. Barbara. Đường Hy Vọng, linh đạo của vị Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận, trải dài trên những nẻo đường gian lao của kiếp sống. Con người luôn xác tín niềm hy vọng vào Thiên Chúa.

16- Đơn ca: Sao Ngài Gọi Con – Tác Giả: Ns. Thu An. Trình bày Ca sĩ: Thanh Lan.

Một lời đáp trả yêu thương Sao Ngài Gọi Con như một tâm tình yêu thương đáp lại lời mọi gọi của Chúa trong tin yêu phó thác trọn vẹn. Nhạc phẩm Sao Ngài Gọi Con của Nhạc Sĩ Thu An do Ca Sĩ Thanh Lan trinh diễn.

17- Vũ khúc: Niềm Tin Và Quê Hương. Trình bày: Vũ Đoàn VietCatholic trình diễn.

Từ 3 miền đất nước Bắc Trung Nam Việt Nam với nền Văn Hóa Lạc Hồng, người Việt Tỵ Nạn tha hương rong ruổi trên những nẻo đường viễn xứ của hành trình 40 năm tha hương, người Công Giáo Việt Nam vẫn son sắt với niềm tin và quê hương Việt Nam...Từ các nẻo đường Mỹ Châu, Úc Châu, Âu Châu, Á Châu, Phi Châu, những người con Việt Nam vẫn tha thiết sống niềm tin do Cha Ông Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam truyền lại, được Mẹ Hiền La Vang nâng đỡ hộ phù, những người con Việt Nam tiếp tục kiên cường chứng nhân cho niềm tin và tình yêu quê hương Việt Nam yêu dấu với nền văn hóa 3 miền của quê hương. Vũ Khúc Niềm Tin và Quê Hương do Vũ Đoàn VietCatholic trình diễn.

18- Nếu Một Ngày Con Gặp Chúa – Tác giả: Ns. Quốc Hùng. Trình bày: Ns. Quốc Hùng. Ban Nhạc Trio Band.

Khi đám đông nghe Chúa Giêsu nói thịt máu Ngài sẽ nên của ăn thức uống trường sinh cho con người, họ đã bỏ đi. Ngay cả một số môn đệ cũng rút lui, không còn đi với Ngài nữa. Ngài hỏi nhóm 12 cả các ông cũng muốn bỏ Ngài sao. Ông Simon Phêrô liền đáp: "Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời." Quốc Hùng trong ca khúc Nếu Một Ngày Con Gặp Chúa lập lại lời tuyên xưng của Phê-rô: sẽ biết đi đâu bây giờ, con biết nơi đâu nương nhờ. Rồi tác giả xin Chúa thứ tha để hồn nên sạch trong. Tâm tình trong ca khúc này được chính tác giả trình bày.

19- Đơn ca: Tìm Về Chân Thiên Mỹ - Tác giả: Nguyên Kha. Trình bày Ca sĩ. Lệ Hằng. Ban nhạc Trio Band.

Đường đời muôn ngả, đầy chông gai và bóng tối. Lòng người đổi thay và khó lường. Biết chọn đường nào? Biết tin vào ai? Lạy Chúa, chúng con xin xác tín chính Chúa là chân thiện mỹ. Chúa là tình yêu là ánh sáng dẫn đường con đi là đèn soi bước chân con về. Con xin bước theo tình Ngài. Bởi Ngài là Đấng Cứu Độ con. Một trong những ca khúc của nhạc sĩ Nguyên Kha diễn tả niềm khao khát và xác tín của con người vào tình yêu Chúa. Bài Tìm Về Chân Thiện Mỹ được giọng ca của Lệ Hằng trình bầy.

20- Tứ ca & Hoạt cảnh: Bên Mẹ La Vang Con Sẽ Bình An – Tác giả Lm. Nguyễn Đức Vượng. Trình bày: Lm. Nguyễn Đức Vượng, các ca sĩ Trần Ngọc, Hoàng Hiệp, Lý Mai Trang và Vũ Đoàn Mẹ La Vang do chị Vũ Loan hướng dẫn.

Người Công Giáo nói chúng có lòng sùng kính mẹ Maria cách đặc biệt. Riêng với người Công Giáo Việt Nam thì Đức Mẹ Lavang chiếm một chỗ trang trọng yêu thương trong trái tim mỗi người. Khi những người Việt Nam đầu tiên đón nhận Tin Mừng cũng là lúc họ phải chấp nhận khổ đau của thập giá. Họ bị cấm cách, bách hại và tiêu diệt. Có thể nói Việt Nam là một trong những dân tộc có nhiều người nhất đã hy sinh chết cho niềm tin của mình. Và ngay trong hoàn cảnh đau thương trốn tránh khi bị bách hại lùng bắt thì Mẹ đã hiện ra an ủi, yêu thương, vỗ về và nâng đỡ.

Hình ảnh chở che, bao bọc dịu hiền của Mẹ Lavang vẫn luôn mãi đẹp trong lòng mỗi người Công Giáo Việt Nam. Tình yêu với Mẹ Lavang đã được linh mục Nguyễn Đức Vượng diễn tả sống động trong ca khúc Bên Mẹ Lavang Con Sẽ Bình An. Như xưa Mẹ hiện ra ở Lavang để nâng đỡ, chở che giáo dân dưới cánh tay yêu thương của Mẹ và họ đã được an bình thì ngày nay ai về bên Mẹ Lavang cũng sẽ được bình an. Ca khúc này được chính tác giả và các ca sĩ Trần Ngọc, Hoàng Hiệp, Lý Mai Trang và Vũ Đoàn Mẹ La Vang do chị Vũ Loan hướng dẫn.

NGHI THỨC KẾT THÚC.

Sau khi kết thúc bài Bên Mẹ La Vang Con Sẽ Bình An, các ca viên vẫn còn đứng trên sân khấu, trong khi MC đã kêu gọi Các Đức Cha, BTC sẽ tiến lên sân khấu với lời dẫn nguyện, sau đó mời khán thính giả, ca đoàn tổng hợp vào các vị trí dưới sân khấu. Tất cả thắp sáng có sẵn trong tay mà đã phân phát cho khán thính giả (4,000 nến) Sau đó ban nhạc Chí Thiện introduction và tất cả cùng hát bài:

21- Kinh Hòa Bình - Tác giả: Lm. Kim Long. Trình bày: Các Nhạc Sĩ, các Ca Nghệ Sĩ và Ca Đoàn Tổng Hợp. Âm nhạc: Ban nhạc Trio Band.

Cha Văn Chi đã hướng dẫn tiết mục kết ý nghĩa này rất cảm động.

Khán giả ở dưới còn nuối tiếc, chưa muốn ra về. Nhóm này tụ họp lại chụp hình, nhóm khác tìm cha quen, ca sĩ quen hỏi thăm nói chuyện. Nhiều người đứng lại chia sẻ các cảm tình cho nhau về Đêm Nhạc ý nghĩa hôm nay.

Vài cảm nghĩ trước tin nóng về vụ 3 trường học của Các Sơ Dòng Thủ Thiêm Saigòn bị đập phá

Tôi bước đến nhóm các Cha trong ban tổ chức định chúc mừng thì thấy Cha Trần Công Nghị đang tán dương và chúc mừng cha Văn Chi, Cha Tuyên và Anh Tùng Hội Nhạc Sĩ CGVNHN đã tổ chức một Đêm Văn Nghệ vĩ đại, ý nghĩa, có thề nói hoàn hảo về nội dung cũng như hình thức.

Tôi cũng nghe thấy Cha tâm sự với vài vị linh mục khác rằng: "Đang trong những ngày chúng ta bận rộn tổ chức cho Đêm Hát Lên Mừng Chúa, vậy mà mình với Cha Văn Chi vẫn phải theo dõi tình hình biến động bên Việt Nam. Nay Đại hội sắp kêt thúc, xin báo cho các anh em: 1 tin buồn và 1 tin vui.

TIN BUỒN là trong tuần qua, chính quyền đã tới định đập phá 3 trường học của các Sơ Mến Thánh Giá ThủTthiêm, mà trước đây năm 1975 vì sự ép buộc đã trao 3 cơ sở này cho nhà cầm quyền với mục đích mượn cho mục tiêu giáo dục. Trong Giấy ký nhận có nói rõ khi nào không dùng vào việc giáo dục thì phải trả cho Dòng. Nhưng vài năm nay, chính quyền không sử dụng cho việc giáo dục nữa mà muốn đập phá 3 trưòng này cho mục đích thương mại, nên các Sơ đã khiếu nài và đã đến canh thức phản đối không cho đập phá.

Trước tình trạng này, VietCatholic hoàn toàn ủng hộ các Sơ và đã tường trình diễn biến mỗi ngày. Ngày 22/10 họ bắt đầu đưa xe tới và ngày 23/10 bắt đầu phá. Chúng tôi Liên Hiệp Truyền thông Công Giáo VN đã ra Thông báo báo chí phản đối chính quyền và dịch các văn bản ra chứng từ lời phản đối của các Sơ MTG Thủ Thiêm ra các thứ tiếng ngoại quốc gửi cho các cơ quan quốc tế mà chúng tôi đã quen biết, vì chỉ khi quốc tế lên tiếng thì CSVN mới lắng nghe chút xúi.

Chúng tôi dù đang vất và nhưng cũng vẫn phải liên kết các anh em trong Liên Hiệp Truyền thông CGVN để lên tiếng về vấn đề này. Một Thông cáo báo chí đã được đưa ra tối ngày hôm qua bằng các ngôn ngữ khác nhau. Bản Thông Báo báo chí được ký tên bởi Đức Cha Vinhsơn Nguyễn văn Long ở Melbourne và các Linh mục đứng đầu ngành truyền thông báo chí, và Cha Văn Chi với tư cách là Phó giám đốc VietCatholic đã tuyên đọc và cho báo chí biết. Nói lên như vậy đề thấy rằng dù đang bận rộn như thế nào đi chăng nữa, chúng tôi vẵn không quên tới nhu cầu và tình thế khẩn trương ở Việt Nam...


Ngài nói tiếp: TẠM VUI MỘT CHÚT là trong lúc chúng ta đang coi Văn Nghệ thì có một Giám mục Việt Nam đã cho tôi biết là hôm nay chính quyền điạ phương đã thôi không đập phá 3 trường học cuả các Sơ nữa. Họ nói sẽ báo cáo lên cấp trên chờ lệnh trên..."

Trên đường lái xe về nhà, lòng tôi vẫn còn chơ vơ, mới đây có chút an bình và sung sướng hồn nhiên khi tham dự Nhạc hội, vậy mà nghe tin nhà trường của các Sơ Dòng Thủ Thiêm ở Sài gòn bị rơi vào hoàn cảnh khốn khó thế này, tôi thật buồn vô cùng...

Nhưng rồi suy lại, buổi Hòa nhạc vừa qua chẳng đã nói lên chính cái thân phận Quê hương và Giáo Hội Việt Nam vẫn luôn luôn bị thử thách, bách hại... Nhưng niềm tin vào Chúa Kitô và Đức Mẹ La Vang của người Công Giáo chúng ta thì nhất định không bao giờ bị giảm sút, dù trong những giờ phút khắc nghiệt nhất của lịch sử.

Minh Thu
 
Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam Atlanta: Cử hành Đại hội La Vang, đón tiếp 150 LM dự Hành trình Emmaus, và Khóa họp TNTT
Giuse Đặng Văn Kiếm
13:06 26/10/2015
ATLANTA, Georgia (26.10.2015) – Đại Hội Đức Mẹ La Vang lần thứ XVIII với chủ đề “Linh Hồn Tôi Ngợi Khen Đức Chúa” đã diễn ra từ ngày 22 tới 25 tháng 10 năm 2015 tại khuôn viên Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Atlanta.

Hình ảnh

Từ đầu tháng Mười, trên 800 gia đình với 3.300 thành viên giáo xứ được mời gọi cùng nhau Sống Tràng Chuỗi Mân Côi Liên Kết, trong đó các gia đình cũng như cá nhân tự nguyện suy niệm một mầu nhiệm Mân Côi mỗi ngày với một Kinh Lạy Cha, mười Kinh Kính Mừng và một Kinh Sáng Danh, để cùng Mẹ hướng tâm tình “ngợi khen Chúa” xin Mẹ thương dẫn lối cho đoàn con cái nơi đây luôn biết đường ngay nẻo chính tìm đến Chúa Giêsu con Mẹ, dọn lòng sẵn sàng mừng Lễ Bổn Mạng giáo xứ qua tuần đại phúc được cử hành vào những ngày cuối tháng.

Đức ông Chánh xứ Francis Phạm Văn Phương, Cha Phó Phêrô Vũ Ngọc Đức, 2 Thầy Phó tế Phêrô Huỳnh Việt Hùng và Giuse Nguyễn Hòa Phú cùng với Hội đồng Mục vụ Giáo xứ đề xướng bốn chủ điểm để cộng đoàn dân Chúa một lòng một ý sốt sắng sống 4 ngày cao điểm từ thứ Năm tới Chúa nhật trong tuần lễ đại phúc lần này:

• Thứ Năm: Sống tinh thần sám hối, cử hành Bí tích Hòa giải và tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể.

• Thứ Sáu: Củng cố đức tin, nêu cao và sống theo gương chứng tá Tin Mừng với các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam.

• Thứ Bảy: Học biết, cảm nghiệm, chia sẻ và sống tâm tình “Linh Hồn Tôi Ngợi Khen Đức Chúa”.

• Chúa nhật: Toàn thể giáo xứ Mừng Lễ Bổn Mạng, cùng nhau tôn thờ và cảm tạ Chúa Ba Ngôi với biết bao ơn lành hồng ân và tình yêu thương chan hòa mà cộng đoàn xứ đạo được lãnh nhận.

Mỗi ngày tuần đại phúc, sáng chiều đều có Thánh Lễ với bài giảng liên hệ, giúp giáo dân suy niệm Lời Chúa, cùng Mẹ La Vang sống gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu và thể hiện tình liên đới bác ái phục vụ mọi người chung quanh.

Để chuẩn bị tâm hồn thanh sạch bước vào tuần đại phúc, ngay buổi tối ngày đầu tiên một nghi thức sám hối đã được cộng đoàn cử hành trong bầu khí sâu lắng nguyện cầu. Hằng trăm các tín hữu xếp thành những hàng dài lần lượt tiến lên lãnh nhận Bí tích Hòa giải từ 20 linh mục Việt-Mỹ.

Nội dung các đề tài thuyết trình và hội thảo trong những ngày đại hội đều được xoay quanh chủ đề cũng như chủ điểm mỗi ngày, với sự hướng dẫn của Cha Đôminicô Phạm Tĩnh, Bề Trên Tu Đoàn Nhà Chúa từ Louisiana, và các đề tài về “Dân Luật Thực Dụng” do Thầy Phó tế Giuse Nguyễn Mạnh San từ Oklahoma. Cách riêng, sự liên hệ giữa người thân yêu trong gia đình rất cần được lưu tâm với những việc làm cụ thể chăm lo cho nhau, qua gương sống ngợi khen Chúa nơi Đức Mẹ và gương trung kiên giữ vững đức tin của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, được nhấn mạnh trong các bài giảng sáng chiều.

Đặc biệt chiều thứ Bảy, Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương “bất ngờ” xuất hiện chủ sự Thánh Lễ mừng kính Mẹ La Vang, bổn mạng Giáo xứ. Ngài chia sẻ rất chân tình vì giữ lời hứa với Đức Ông Phương, một người bạn thiết thân, nên sáng nay phải bay đi Atlanta; lẽ ra giờ này ngài có mặt với cộng đoàn Dân Chúa Orange tại Nhà thờ Kiếng với đêm “Nhạc Hội Hát Lên Mừng Chúa”, lần đầu tiên quy tụ nhiều ca nghệ sĩ và ca đoàn tổng hợp cùng với các nhạc sĩ công giáo khắp năm châu về dự Hội nghị mấy ngày vừa qua, có cả qúy Đức Cha và các thành viên trong Ủy Ban Thánh Nhạc trực thuộc HĐGMVN.

Đức Cha Đaminh nói ngài rất vinh dự hiện diện với cộng đoàn giáo xứ nơi đây hôm nay. Ngài nhắc lại có lần Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng trên thế giới có hai dân tộc sùng kính Đức Mẹ nhiều nhất, đó là Ba Lan và Việt Nam; một minh chứng rõ ràng là tại Hoa Kỳ có 52 Giáo Xứ Việt Nam thì có tới 38 Gx nhận Đức Maria làm tên gọi của mình, như Atlanta đây là Gx Đức Mẹ Việt Nam, còn GxVN ở New Orleans do ngài khởi xướng gọi là Gx Nữ Vương Việt Nam...

Văn nghệ chúc tụng Mẹ La Vang Atlanta vào tối thứ Bảy kéo dài tới nửa đêm với các ca sỹ Đan Kim, Đan Vinh và qúy ca viên “cây nhà lá vườn” đã thu hút nhiều khán giả bà con đồng hương trong vùng.

Đức Cha Luis Rafael Zarama, Giám mục phụ tá TGP Atlanta, thay mặt cho Đức TGM Wilton D. Gregory, đã hiện diện chủ sự Thánh lễ bế mạc sáng Chúa Nhật. Trong bài giảng, Đức cha nhắc lại truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, đó là yêu thương gần gũi khích lệ và phục vụ nhau bằng những việc làm nhỏ bé cụ thể hằng ngày, điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt đề cao để mang lại niềm vui và hạnh phúc gia đình.

Kết thúc Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ XVIII, cũng như hằng năm, 6 Giáo họ trong Giáo xứ cùng nhau đón rước Thánh Tượng Mẹ La Vang về Giáo họ của mình, để quanh năm các gia đình luân phiên cung nghinh Mẹ đến ở tại nhà mình một tuần lễ và bà con đạo đời liên hệ cùng quy tụ vào chiều Chúa nhật đọc kinh cầu nguyện theo ý chỉ của gia đình.

Hành Trình Emmaus VI, Họp Mặt LMVN Hiện Diện tại Hoa Kỳ

Một ngày sau khi kết thúc Đại hội Đức Mẹ La Vang, Giáo xứ hân hoan đón chào 150 Linh mục Việt Nam đang hiện diện tại Hoa Kỳ tới tham dự Hành Trình Emmaus VI với chủ đề “Tôi trở nên mọi sự cho mọi người” (1 Cor 9:22) từ ngày 26 tới 29 tháng 10 năm 2015, do Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ thực hiện.

Đức Ông Francis Phạm Văn Phương, trưởng ban tổ chức, cho biết có 6 Giám mục đến dự vào dịp này: Ngoài Đức TGM Wilton D. Gregory chủ nhà, còn có Đức TGM Joseph E. Kurtz của Louisville và là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, Đức Cha Randoph R. Calvo của Reno, Đức Cha Kevin W. Vann và Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương của Orange, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri của Đà Nẵng và là Chủ tịch Ủy Ban Gia Đình trực thuộc HĐGMVN.

Riêng Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, sau khi tham dự Đại hội Gia đình Thế giới 22-27/9/2015 tại Philadelphia, ngài đã đi thăm viếng các gia đình tại Hoa Kỳ, cách riêng có buổi gặp gỡ dâng Lễ Tạ Ơn cùng với các Song Nguyền Miền Đông Nam Hoa Kỳ vào chiều Chúa nhật 25/10 tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Atlanta, nơi Cha Phanxicô Trần Quốc Tuấn làm Chánh Xứ và là Tổng Linh Nguyền Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Hải Ngoại.

Đức Cha Giuse chia sẻ trong một tháng qua ngài ghé thăm và ở lại với 10 gia đình tại vài tiểu bang, được nghe các cặp vợ chồng cho biết nhờ CT/TTHNGĐ giúp vượt qua được nhiều khó khăn thử thách, nay gia đình sống an vui hạnh phúc hơn; và ngài nhận xét rằng cộng đoàn giáo xứ nào có sự hiện diện của CT/TTHNGĐ thì nơi đó rất sinh động, vì các Song Nguyền gắn bó với nhau qua các buổi họp Liên Gia được Lời Chúa hướng dẫn, tích cực phục vụ trong các công tác chung, đồng hành với các bạn Song Nguyền khác khiêm nhường khích lệ nhau dấn thân làm việc “Tông đồ Song đôi”, góp phần loan báo Tin Mừng Phúc Âm, trước tiên làm tông đồ cho chính vợ chồng mình và từ đó mong mang Chúa Giêsu đến với mọi người chung quanh.

Khóa Họp của Hội Đồng Lãnh Đạo Phong Trào TNTTVN/HK

Tuần lễ tiếp theo, Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam Atlanta cũng sẽ đón tiếp khoảng 80 thành viên Hội Đồng Lãnh Đạo Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ đến tham dự khóa họp thường niên từ ngày 5 tới 8 tháng 11 năm 2015.

Cha Tổng Tuyên Úy Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Bình, SVD, cho biết nội dung khóa họp lần này bao gồm cập nhật các việc quản trị và huấn luyện của Phong Trào. Các thành viên cũng thảo luận chi tiết chương trình Đại Hội Về Đất Hứa VI với chủ đề “Chúa sống trong tôi” (Gal 2:20), sẽ được tổ chức tại Lake Williamson Christian Center, Carlinville, Illinois từ thứ Năm ngày 30 tháng 6 đến Chúa Nhật 3 tháng 7 năm 2016.

Thống kê mới nhất cho thấy hiện tại PT/TNTTVN/HK có 131 Đoàn, sinh hoạt tại khắp 8 Miền Hoa Kỳ với 22.895 đoàn viên, 2.683 Huynh trưởng, 532 phụ huynh Trợ tá, 68 tu sĩ nam nữ Trợ úy, và 126 Cha Tuyên úy.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trước đây Đức Ông Francis Phạm Văn Phương là Tổng Tuyên úy PT/TNTTVN/HK suốt 16 năm (1984-2002) là giai đoạn đặt nền móng cho TNTT tại HK; và ngài cũng là Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhiệm khóa 2001-2005. Ngài còn là Vấn Nguyền Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, một Hội đoàn Công giáo Tiến hành, do Cha Phêrô Chu Quang Minh, dòng Tên, sáng lập từ năm 1986. Vì thế, lúc nào Đức Ông Francis cũng “sắp sẵn” như một “đạo trưởng” nhiệt tình yểm trợ các đoàn thể như trên mỗi khi cần đến!
 
Thánh lễ tạ ơn và đêm văn nghệ bế mạc đại lễ di dân 2015
Xa Quê
18:52 26/10/2015
THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ ĐÊM VĂN NGHỆ BẾ MẠC ĐẠI LỄ DI DÂN 2015

19h tối 21/10/2015 tại Đền Thánh Giêrađô, Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh Giám Mục Giáo Phận Thanh Hóa, chủ tịch ủy ban mục vụ di dân, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đến dâng thánh lễ bế mạc đại lễ di dân 2015 của Tổng Giáo Phận Hà Nội. Cùng đồng tế với ngài có cha bề trên tu viện Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên và đông đảo quý cha trong dòng. Tuần lễ dành cho người di dân lần thứ 5 năm nay được diễn ra từ ngày 19-21/10/2015 tại Gx Thái Hà. Các sinh hoạt diễn ra sôi nổi và sinh động, có đông đảo anh chị em di dân tham dự.

Xem Hình

Khoảng 18h45, mở đầu là cuộc rước long trọng cung nghinh Thánh Tâm Chúa từ sân nhà dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà ra đền Thánh Giêrađô. Có khoảng 3000 người di dân tham dự cuộc rước trong tiếng trống tiếng kèn rềm vang cả bầu trời Hà Nội.

Qua bài giảng, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã chia sẻ với những người con xa quê trong Gia Đình Công Giáo Xa Quê Hà Nội và những người di dân trên thế giới về lời phát biểu Đức Thánh Cha “Hãy Yêu Thương Người Di Dân”. Trong thời gian qua đã diễn ra nhiều cuộc di dân tại các nước Trung Đông, hàng triệu người đổ sang các nước Tây Âu. Hiện nay trên thế giới hiện tượng di dân là phong trào mạnh mẽ lớn lao mang tính toàn cầu.

Phụng vụ Thánh lễ hôm nay kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Theo niềm tin của chúng ta thánh giá là biểu tượng của tình yêu, Chúa bị đóng đinh và chết cách tất tưởi trên thập giá. Ngài hiến dâng cuộc đời mình để đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. Qua việc đổ đổ máu và nước từ cạnh sường của Ngài, chúng ta được hướng dồi dào nguồn ơn cứu độ trào dâng. Khi đón nhận hồng ân cưu độ của Chúa, mỗi người chúng ta được mời gọi hy sinh và chia sẻ cuộc sống của mình cho người khác.

Sau Thánh Lễ, Cha bề trên Giuse Trịnh Ngọc Hiên thay mặt Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà cám ơn Đức Cha, quý Cha cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa xa quê tại Hà Nội. Mọi người đã hướng ứng lời mời gọi của Hội Thánh quy tụ trong tình yêu Chúa, hiệp thông và cầu nguyện để cho đại lễ di dân năm nay được thành công tốt đẹp.

Thay mặt Hội Đồng Mục Vụ Di Dân Hà Nội, ông Chủ tịch Gioan Nguyễn Cao Thăng cám ơn Đức Cha Giuse, Cha bề trên, quý cha đặc trách, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, các cộng đoàn, các ban ngành và toàn thể mọi người. Mỗi người đã hy sinh âm thầm cách này hay cách khác phục vụ trong những ngày qua, để đại lễ di dân được thành công tốt đẹp.

Sau thánh lễ là chương trình giao lưu văn nghệ và tiệc ngọt tại Đền thánh Giêrađô. Các ban trẻ xa quê đã nhiệt tình tham gia các tiết mục rất sinh động làm cho không khí ngày lễ bế mạc thêm ấm áp chan chứa tình người. Mọi người chia tay nhau trong sự nuối tiếc và hy vọng sẽ có một tương lai tươi sáng. Các ban trẻ thắp lên những ngọn nến sáng dơ cao tay hướng về phía trước với những quyết tâm mới. Đại lễ di dân lần thứ 5 năm 2015 khép lại, và mọi người chờ đón đại lễ di dân năm sau 2016.

Ban Truyền Thông Xa Quê Hà Nội
 
Mừng lễ quan thày thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2
Triết Giang
19:27 26/10/2015
Mừng lễ quan thày thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2

Ngày 22-10-2015, tại giáo xứ Thái Hà, ba cộng đoàn là Tông đoàn Gioan Phaolô 2, Cựu sinh viên Công Giáo và Câu lạc bộ tiếng Anh đã cùng tổ chức mừng lễ bổn mạng của 3 cộng đoàn là thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 . Vì nhà thờ Thái Hà đang sơn sửa không sử dụng được nên một lễ đài quy mô đã được dựng lên nơi sân đền thánh Giêrado để quý cha đồng tế. Đúng 18h cộng đoàn đã xếp hàng rước quý cha ra làm lễ (ảnh trên). Cha Giuse Ngô Văn Kha- Phó Bề trên Tu viện đã chủ sự thánh lễ. Cùng đồng tế với ngài có 5 linh mục nữa là các linh mục linh hướng của các cộng đoàn (ảnh dưới).

Trong bài giảng chia sẻ lời Chúa, linh mục Augustine Lê Quý Phi đã điểm lại công đức của thánh Giáo hoàng cả về mặt xã hội và Giáo Hội. Đây là vị Giáo hoàng đã đi công du tới 126 quốc gia trên thế giới, đã mời gọi đại diện các tôn giáo đến cầu nguyện cho hòa bình ở Assisi, đã quy tụ các bạn trẻ trong các đại hội giới trẻ, đã luôn kêu gọi mọi người: “Đừng sợ” và khi qua đời chỉ 9 năm sau đã được phong thánh. Chính Đức Gioan Phao lô 2 là người rất yêu mến quê hương và
Giáo Hội Việt Nam và nhiều lần ngỏ ước mong được đến thăm đất nước này. Bài chia sẻ của cha Augustine đã được cộng đoàn vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. Ca đoàn Maria Goretti và đội nhạc kèn đồng của giáo xứ Thái Hà đã làm cho thánh lễ thêm sốt sắng. Trong lời nguyện linh mục chủ tế đã khẩn nài xin thánh Giáo hoàng khi còn sống đã góp phần làm sụp đổ chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên xô thì giờ xin cho dân tộc Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên thoát khỏi chế độ vô thần này.

Ngay sau thánh lễ, buổi tọa đàm về chủ đề: “Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 với gia đình” do linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện trình bày đã rất cuốn hút người nghe. Linh mục Giuse đã thông tin thời sự về Thượng Hội đồng Giám mục thế giới về gia đình đang diễn ra và những vấn đề tranh luận được đặt ra chứng tỏ Giáo Hội rất quan tâm đến vấn đề của gia đình. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 được gọi là vị Giáo hoàng của gia đình vì ngài có nhiều chỉ dẫn về việc xây dựng gia đình- Hội thánh tại gia, tế bào của xã hội và của cả Giáo Hội nữa. Hai bài học được cha Giuse rút ra từ các giáo huấn của Thánh Giáo hoàng về gia đình là chính hình ảnh của gia đình là hình ảnh của Thiên Chúa và việc giữ hình ảnh ấy cho trong sáng, đẹp đẽ như Chúa đã thiết lập là trách nhiệm của mọi người kể cả những thành viên trong gia đình cũng như những người xung quanh. Bài học thứ hai là ngay các gia đình không Công Giáo cũng là hình ảnh của Thiên Chúa chứ không chỉ những gia đình Công Giáo mới có và những người Công Giáo có bổn phận làm cho hình ảnh đó đẹp mãi, sáng mãi. Cha Giuse cũng nói đến những thách đố của gia đình ngày nay từ sự di dân, các nạn đồng tính, mãi dâm và cả những tước đoạt quyền cha mẹ được giáo dục, dạy dỗ, lập gia đình cho con cái…

Xen kẽ bài thuyết trình của cha Giuse là các tiết mục cây nhà lá vườn của các thành viên trong cộng đoàn. Tiết mục múa của nhóm Tông đoàn Gioan Phaolô 2 đã được nhiệt liệt hoan nghênh vì các thành viên đều ở tuổi U 60 mà vẫn múa hát rất say mê nên cha giáo Giuse nói: ngày mai tôi cũng về tập múa (ảnh cuối). Những tiết mục múa hát vui nhộn của các sinh viên cũng làm nóng hội trường. Không ai ngồi yên được nữa mà tất cả đều đứng lên múa nến theo điệu nhạc.

Cha Giuse Nguyễn Thể Hiện phải nói là có tài sư phạm thuyết trình lôi cuốn người nghe từ đầu đến cuối. Nhiều người lần đầu nghe cha thuyết trình cho rằng họ đã sáng ra rất nhiều vấn đề mà trước nay không tìm được lời giải và giúp cho vấn đề đối thoại liên tôn dễ dàng hơn.

22h, các linh mục đã cùng ban phép lành cho cộng đoàn để chúc một đêm an lành.

Triết Giang
 
Giáo xứ Gia Canh, Xuân Lộc, kết thúc năm thánh
BTT Giáo xứ Gia Canh
19:34 26/10/2015
GIÁO XỨ GIA CANH KẾT THÚC NĂM THÁNH KIM KHÁNH GIÁO PHẬN

Hòa với niềm vui chung của các Giáo xứ khác trong Giáo phận, tối Chúa Nhật ngày 25/10/2015, Giáo xứ Gia Canh, Hạt Túc Trưng, Giáo phận Xuân Lộc, hân hoan rước kiệu và cử hành Thánh lễ long trọng bế mạc Năm Thánh và kết thúc Tháng Mân Côi Đức Mẹ.

Xem Hình

Niềm vui của Giáo xứ được nhân lên gấp bội vì sáng nay, Giáo xứ đón bức tượng mới, tượng Lòng Chúa Thương Xót cao 3m20 và lồng ngực của Chúa là Nhà Tạm Mình Thánh Chúa. Tượng Lòng Chúa Thương Xót này sẽ được đặt tại chính điện cung thánh của Nhà thờ mới. Việc làm này thật ý nghĩa khi Giáo xứ đang cùng nhau tu sửa Nhà thờ nhân dịp kỷ niệm 20 năm Nhà thờ (1996 – 2016) và ước mong Nhà thờ mới sẽ được hoàn tất trong Năm Thánh Lòng Thương Xót 2016 sắp tới.

Đúng 18 giờ 30’, Cộng đoàn cùng nhau hướng về Kiệu Đức Mẹ Mân Côi và Kiệu Lòng Chúa Thương Xót để nguyện kinh, đọc Kinh Năm Thánh Giáo Phận và lắng nghe dẫn lễ. Đoàn rước kiệu thật đông đảo, gồm mọi thành phần trong Giáo xứ : Qúy chức Ban Hành Giáo tân cựu, các Họ, các Giới, các Hội Đoàn, đặc biệt là Hội Lòng Chúa Thương Xót… Khi kiệu về tới Lễ Đài 13 tại sân Nhà thờ, mọi người chào đón bằng một tràng pháo tay thật dài trong tràng pháo hoa rực rỡ. Sau đó, Ca đoàn Hồng Ân hát bài ca nhập lễ, cả Cộng đoàn trang nghiêm bước vào Thánh lễ bế mạc Năm Thánh Kim Khánh Giáo Phận.

Trong bài giảng lễ, Cha xứ nói đến lời cầu xin của anh mù Bartimê : “Lạy ông Giêsu, con vua Đavít, xin thương xót tôi”. Thường ngày, anh xin người đi qua kẻ đi lại cho mình mấy đồng bạc lẻ, hay anh xin cho mình miếng cơm manh áo. Nhưng nay, khi gặp Chúa Giêsu đi ngang qua, anh không xin những thứ đó, anh cũng không xin Chúa chữa mắt cho anh ngay, mà anh nài xin Lòng Thương Xót của Chúa. Lời cầu xin này quả thực hàm chứa một đức tin sâu xa và lòng phó thác trọn vẹn nơi Chúa. Anh tin Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế đầy quyền năng và là Đấng giàu lòng thương xót, chắc chắn Ngài sẽ thương anh và ban cho anh những gì tốt đẹp nhất và cần thiết nhất. Phép lạ đã xảy ra. Không những đôi mắt thể xác của anh được lành mà anh còn được “bước đi theo Người trên con đường Người đi”. Chúng ta noi gương anh mù này, hãy chạy đến với Chúa và khẩn cầu Người rằng “Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con”. Suốt Năm Thánh vừa qua, chúng ta đã chứng kiến biết bao điều kỳ diệu cùa Lòng Chúa Thương Xót dành cho Giáo phận, cho Giáo xứ, cho Gia đình và cho từng người chúng ta. Điều này khiến chúng ta luôn tin tưởng và phó thác cuộc đời mình cho Lòng Thương Xót của Chúa.

Trước khi kết thúc thánh lễ, Cha xứ dâng hoa, dâng nến, dâng cả Giáo xứ và Giáo phận cho Đức Mẹ Mân Côi : “Lạy Đức Mẹ Mân Côi, năm ngoái trong ngày lễ Mân Côi, cả Giáo phận và Giáo xứ chúng con bước vào Năm Thánh mừng Kim Khánh thành lập Giáo phận. Nay Năm Thánh kết thúc cũng vào dịp tháng Mân Côi kính Mẹ. Chúng con tin rằng dù Năm Thánh kết thúc nhưng ân sủng Chúa vẫn tiếp tục tuôn đổ xuống trên Giáo phận, Giáo xứ và Gia đình chúng con để giúp chúng con kéo dài tinh thần của Năm Thánh trong đời sống chúng con qua việc hăng say loan báo và thực thi lòng thương xót của Chúa nơi tha nhân, nhất là nơi các anh chị em lương dân.

Lạy Mẹ Maria, tháng Mân Côi kết thúc, nhưng chúng con hứa với Mẹ vẫn tiếp tục siêng năng lần hạt Mân Côi và noi gương Mẹ trong đời sống đức tin và lòng mến. Xin Mẹ luôn đồng hành với Giáo xứ chúng con và giúp chúng con hoàn thành ngôi thánh đường dâng kính Đức Mẹ Mân Côi. Xin tràng chuỗi Mân Côi giúp gia đình chúng con luôn hiệp nhất yêu thương nhau để truyền giáo. Xin cho mỗi người chúng con, sau khi lãnh nhận hồng ân Năm Thánh, chúng con sẽ ra đi mang Chúa đến cho mọi người. Amen”.

Ca đoàn hát bài “Cùng Mẹ xây dựng Thánh đường”. Sau đó, Cha xứ ban phép lành với ơn toàn xá. Ngay khi cộng đoàn đón nhận phép lành thì trời đổ mưa. Những hạt mưa tựa như dấu chứng Lòng Thương Xót của Chúa lại tiếp tục tuôn đổ xuống trên Giáo phận, trên Giáo xứ, trên các gia đình và mọi người.

Xin Chúa và Mẹ giúp chúng con giữ mãi những hồng ân tối nay và làm cho hồng ân ấy sinh hoa trái dồi dào trên mảnh đất Gia Canh thân yêu của chúng con. Amen.

Truyền thông Giáo xứ Gia Canh
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nơi Ngàn Thu
Joseph Nguyễn Tro Bụi
20:37 26/10/2015
NƠI NGÀN THU
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Nay thu đến bóng chiều đã úa tàn
Lá vàng rơi ngập tràn lan khắp ngả
Hết thời gian chuyển sang màu buồn bã
Ngó lại mình như đã sắp lìa cành
Còn đâu nữa những ngày lá còn xanh
Có nuối tiếc cũng đành thêm da diết.
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)