Ngày 10-10-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mầu Nhiệm Đức Tin
Lm Vũđình Tường
06:11 10/10/2013
Sau khi truyền phép bánh và rượu linh mục xướng: Đây là Mầu Nhiệm Đức Tin. Giáo dân có thể chọn lựa thưa một trong ba câu.

1. Con tuyên xưng Chúa đã chết đi, con tuyên xưng Người sẽ sống lại trong vinh quang mai Ngài lại đến, đón chúng con lên trời về với Chúa Cha.
2. Lậy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho đến khi Chúa lại đến.
3. Mỗi lần chúng con ăn bánh và uống chén này chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng Chúa sống lại cho đến khi Chúa lại đến.

Như thế mầu nhiệm đức tin của chúng ta khai sinh trong mầu nhiệm chết, sống lại hiển vinh và đến trong vinh quang của Đức Kitô để đón chúng ta lên trời về với Chúa Cha.

Chết là một mầu nhiệm và sống lại là một mầu nhiệm sâu thẳm hơn nữa. Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm tham dự nghi thức hay lễ an táng của người thân, của thân hữu. Ai trong chúng ta cũng có lúc nghĩ đến cái chết của chính mình và của người thân, dù nghĩ đến hay suy gẫm về sự chết thì sự chết vẫn là một mầu nhiệm không ai có được câu trả lời thoả đáng về mầu nhiệm sự chết. Kitô hữu may mắn tìm được câu trả lời trong Kinh Thánh đó là sự chết không phải là mất đi mà chỉ là nói theo thuyết ‘tiến hoá’ là tiến lên cuộc sống cao cả hơn, tốt lành hơn và bền vững muôn đời.

Đức tin Kitô hữu vừa mặc khải vừa bảo đảm có sự sống đời sau cho những ai tin tưởng vào Đức Kitô Phục Sinh vì Ngài đã sống lại từ cõi chết, mở đường cho những ai tin theo con đường dẫn đến sự sống ngàn thu. Tin vào Đức Kitô nghĩa là học để nhận biết, tin theo, trở thành môn đệ và vâng lời Người giảng dậy. Những điều này được nối tiếp từ thời các tông đồ những vị may mắn trực tiếp nghe Đức Kitô rao giảng và truyền lại cho hậu thế. Các tông đồ truyền lại chính những điều mắt thấy, tai nghe Đức Kitô giảng cho các ông. Đức Kitô không phải chỉ rao giảng mà còn thực hiện điều Ngài rao giảng bằng cách vâng lời Chúa Cha chết trên thập giá để diễn tả tình yêu khôn cùng Thiên Chúa yêu thương nhân loại. Tình yêu đó là ban sự sống trường sinh cho những ai đón nhận lời Con Một Ngài rao giảng.

Đức tin bảo đảm những điều chúng ta ước mong. Điều chúng ta ước mong cao vượt khỏi mắt nhìn như thánh Phaolô tông đồ viết trong thư gởi tín hữu Hebrew 11,1

Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy.

Đức tin bảo đảm cho những điều chúng ta hy vọng là thực, không phải mộng tưởng nhưng là một sự thực mà sự thực đó tồn tại và coi như điều hy vọng đã nhận được Thiên Chúa ban cho. Đây chính là kinh nghiệm của người phụ nữ mắc bệnh loạn huyết lâu năm. Bà tin tưởng mãnh liệt bà sẽ được ơn khỏi bệnh nếu bà được sờ vào gấu áo của Đức Kitô.

Bà nghĩ bụng ‘tôi cỉ cần sờ được vào áo của Người thôi là tôi sẽ được cứu’. Đức Kitô quay lại thấy bà thì nói ‘này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu con. Và ngay từ giờ ấy bà được cứu chữa Mat 9,21-22.

Đức tin là đặt trọn vẹn vào lòng từ ái của Thiên Chúa và tin tưởng điều Đức Kitô hứa ban là sự thật và sự thật đó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây chính là lòng tin của mười người phong hủi trong bài đọc hôm nay. Các ông tin Đức Kitô sẽ ban cho điều các ông xin.

Lậy Thầy Giêsu, xin rủ lòng thương chúng tôi. Thấy vậy Đức Kitô bảo họ: Hãy đi trình diện với các tư tế. Đang khi đi thì họ được sạch Lk 17,14

Đức tin của người phụ nữ và của mười người phong hủi xác tín một sự thật về mầu nhiệm của niềm tin sâu thẳm, huyền diệu ngoài sự tưởng tượng của con người. Chữa bệnh bằng cách cho sờ vào gấu áo hay bảo đi trình diện các tư tế mà khỏi bệnh là điều khoa học khó chấp nhận. Con người có khuynh hướng khống chế hay làm chủ hoàn cảnh. Đức tin dậy sống phó thác, tin yêu và biết sống tâm tình tạ ơn.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Biết ơn Chúa sinh ích lợi cho ta
Lm. Vũ Xuân Hạnh
08:30 10/10/2013
Chúa nhật 28 thường niên. Năm C

BIẾT ƠN CHÚA SINH ÍCH LỢI CHO TA

Trong tương quan xử thế, người ta học biết nhiều điều, nhưng có hai điều rất đời thường, nhỏ nhặt, nhưng cũng không kém quan trọng, góp phần làm cho cuộc sống đáng yêu hơn, lại dễ bị lãng quên nhất, đó là tiếng cám ơn và lời xin lỗi.

Người ta thường nghĩ, cám ơn và xin lỗi là hạ thấp mình. Thực ra, nghĩ như thế là thiển cận. Đúng hơn, khi nhận ra mình, nhận ra người để có thể nói lời cám ơn, lời xin lỗi, đi xa hơn, không chỉ lời mà còn lòng mang ơn, lòng hối hận lại cho thấy giá trị con người hơn. Họ được xem là có nhân cách, là người biết mình, biết người…

Ngạn ngữ pháp có câu: “Lòng biết ơn là trí nhớ của trái tim”. Biết ơn ai, là tình cảm đặc biệt của người thọ ơn dành cho người làm ơn.

Chắc chắn lòng biết ơn phải phát xuấn từ trái tim của một con người nhân hậu, khoan dung, luôn nghĩ đến người khác. Đó cũng chắc chắn là người có văn hóa, có giáo dục.

Rất tiếc, lòng biết ơn lẽ ra phải là tình cảm rất bình thường của đời sống, thì lại trở nên khang hiếm. Người ta nhận ơn của nhau thì nhiều, nhưng biết ơn nhau thì lại chẳng bao nhiêu.

Biết ơn nhau trong đời đã ít. Biết ơn Thiên Chúa lại càng trở nên hiếm hoi.

Câu chuyện Tin Mừng hôm nay là bằng chứng. Chúa Giêsu chữa lành cho mười người phong. Nhưng chỉ có một người ngoại trở lại cám ơn Chúa.

Thái độ vô ơn của lòng người lạ lùng đến nỗi Chúa Giêsu phải lên tiếng: “Không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa mà chỉ có người ngoại bang này”.

Khi nuối tiếc về cách cư xử vô ơn của chín người bệnh phong được chữa lành, cũng là chính lúc Chúa đề cao lòng biết ơn của người Samari đã được Chúa chữa lành bệnh phong như chín người kia.

Thật trớ trêu, thật ngược ngạo và đáng tiếc, bởi người Samari chỉ là kẻ “ngoại bang”, bị người Dothái coi khinh, bị cho là kẻ nhơ uế, thì chính người ngoại bang và ô uế ấy lại chân thành biểu lộ lòng biết ơn Thiên Chúa.

Còn chín kẻ “đạo dòng”, luôn tự hào, tự đắc rằng, tôn giáo của mình là tôn giáo “gia truyền” từ cha đến con từ ông đến cháu, và bản thân suốt đời tôn thờ Thiên Chúa, lại là kẻ bạc tình bạc nghĩa, không có nổi một lời cám ơn, đừng nói chi đến lòng biết ơn.

Thiếu lòng biết ơn, chín người Dothái đã tự mình đi ra khỏi ơn cứu độ của Chúa.

Đành rằng, cả mười người phong đều có đức tin. Họ tin nơi quền lực chữa lành của Chúa, vì thế, họ mới kêu xin Chúa chữa lành: “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương xót chúng tôi”. Lời kêu xin trong niềm tin tưởng đã có hiệu quả: Họ thoát khỏi bệnh phong.

Tuy nhiên, hiệu quả của việc lành bệnh thì đồng đều, nhưng hiệu quả của ơn cứu rỗi thì không. Qua việc Chúa chữa bệnh phong, thánh Luca muốn nhấn mạnh và muốn dẫn đưa người ta đến việc được cứu rỗi linh hồn, chứ không phải chỉ là chữa bệnh.

Ơn cứu rỗi không thuộc về cả mười người, nhưng chỉ thuộc về người ngoại Samari, người đã có lòng biết ơn Thiên Chúa. Chúa nói với người ngoại rằng: “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”, chứ không phải nói với cả mười người lời ấy.

Tin để được chữa lành nơi thân xác, chỉ mới là một niềm tin khởi điểm. Niềm tin ấy cần phải lớn lên để trở nên cả một đời tin tưởng, một đời sống trọn niềm biết ơn.

Như vậy, bài Tin Mừng dạy rằng, tận đáy tâm hồn, ta phải là một đức tin chân thành được diễn tả hết sức sống động, hết sức khiêm tốn, hết sức đơn sơ, hết sức đáng yêu bằng cả một tấm lòng biết ơn và một đời để sống lòng biết ơn ấy.

Chính Chúa Giêsu đã dạy ta bằng chính mẫu gương sống lòng biết ơn của Người: Người đã sống cả một đời trong tâm tình cảm tạ Thiên Chúa. Đời trần thế của Chúa Kitô là bài ca tạ ơn Thiên Chúa.

Chẳng hạn: Chúa tạ ơn Chúa Cha trước khi cho Lazarô sống lại, Trước khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, trước khi lập phép Thánh Thể. Nhiều lần trong lời cầu nguyện của mình, cách âm thầm riêng tư, Chúa tạ ơn Chúa Cha… Chính cuộc nhập thể và chấp nhận sống như một con người trong trần thế của Chúa Giêsu, đã là lời tạ ơn Thiên Chúa. Hành trình tạ ơn suốt đời của Chúa đạt tới đỉnh điểm khi Chúa vâng phục hoàn toàn để chấp nhận chết tủi nhục trên thánh giá.

Chúa Giêsu không làm phép lạ để được người ta biết ơn. Nhưng thái độ vô ơn làm cho chính người thọ ơn bị thiệt thòi. Họ chỉ biết dừng lại với niềm hạnh phúc, dừng lại với niềm vui mừng, dừng lại với quà tặng, mà không biết tìm đến chính người tặng quà cho mình.

Chúa Giêsu không cần lòng biết ơn của con người, nhưng Người cần gặp gỡ họ để ban tặng cho họ, không chỉ sự lành bệnh nơi thân xác của họ mà là trao cho họ chính bản thân Người. Ơn ban này quý giá hơn nhiều so với ơn lành bệnh. Quý giá vô cùng, vì đó là ban tặng chính Chúa.

Biết ơn Chúa là tâm tình rất tốt để mưu cầu lợi ích lớn lao của ta. Bởi nhờ lòng biết ơn, ta ý thức hơn thân phận con người nhỏ bé và nghèo nàn của mình, có được gì chỉ là do ân huệ Chúa ban mà thôi.

Nhờ nhận ra mình, ta càng ý thức hơn về tình thương hãi hà của Chúa. Chỉ nhờ lòng yêu thương của Chúa, chứ không phải nhờ công trạng của ta, mà Chúa luôn gìn giữ, săn sóc ta.

Nhờ nhận ra mình, nhận ra tình thương của Chúa, ta càng ham thích đến cùng Chúa, gắn bó với Chúa, tin tưởng đặt đời mình trong tay Chúa, mỗi ngày sống lại thêm hiểu biết hơn về tình Chúa bao la mà nương tựa vững chắc nơi Chúa.

Là Kitô hữu, tôi biết rất rõ: biết ơn Chúa là hồng ân, vì lòng biết ơn của tôi không thêm gì cho Chúa, nhưng mang lại cho tôi chính Chúa là gia nghiệp đời tôi.

Nhưng tôi đã nhiều lần thuộc về nhóm “chín người kia”, thay vì biết ơn, lại quên ơn. Thậm chí, không ít lần gặp phải những khốn khó, trắc trở trong cuộc sống, tôi còn dám phàn nàn trách móc Chúa. Tôi không chỉ vô ơn mà còn thách thức Chúa của tôi.

Tôi phải luôn tự nhũ rằng: Toàn bộ đời tôi là một hồng ân. Tôi không có gì cả. Chúa ban cho tôi tất cả. Chúa ban cho tôi thân xác, linh hồn, cuộc đời, quê hương vĩnh cửu… Vì thế, từ nay, tôi muốn biến đời tôi thành một lời tri ân nối dài, để mỗi giây phút sống của tôi, là mỗi giây phút tôi bày tỏ lòng biết ơn với Chúa.

Ta không chỉ biết ơn Chúa khi hạnh phúc, khi đời ta tràn đầy niềm vui mà thôi. Nhưng lòng biết ơn Chúa phải được thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi cảnh huống xảy ra trong đời mình.

Ta phải cảm tạ Chúa lúc vui cũng như lúc buồn, lúc thành công cũng như lúc thất bại, lúc khỏe mạnh cũng như khi bệnh tật…

Lòng biết ơn Chúa không ngơi nghỉ như thế, sẽ cho ta thêm lợi ích khác nữa: Ta sẽ thấy rằng, trọn đời mình, dù hoàng cảnh nào xảy đến, đều được đặt trong bàn tay quan phòng kỳ diệu đầy xót thương của Chúa. Chúa luôn luôn ở với ta và ta luôn luôn được tựa mình trong chiếc nôi tình thương của Chúa.

Chính trong thánh lễ mà chúng ta cử hành mỗi ngày, là chúng ta thường xuyên sống tâm tình tạ ơn Chúa.

Chúng ta tụ họp nhau chung quanh bàn thờ để cử hành bí tích Thánh Thể, chính là lúc chúng ta cử hành bí tích Tạ ơn, để cùng Chúa Giêsu, dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn sống động, kỳ diệu và tha thiết nhất bằng chính thân mình Chúa Giêsu.

Ước gì mỗi khi tham dự lễ Tạ ơn, nhờ chính tâm tình tạ ơn chân thành của mình, chúng ta được Chúa chúc lành, thánh hóa và ban ơn cứu độ đời đời. Dự thánh lễ trong tâm tình tạ ơn như thế, lòng ta sẽ tràn đầy niềm bình an và vui sướng.

Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa về tất cả mọi ơn lành con nhận được. Đó là tất cả những ơn Chúa ban có khi con thấy được, cảm nghiệm được nhưng có khí con không thể nhìn thấy hoặc không thể cảm nghiệm.

Xin cho con vững một lòng tin tưởng nơi tình yêu của Chúa, để con mãi mãi dám đặt đời mình cho Chúa quyết định, và chỉ xin một lòng vâng phục thánh ý Chúa mà thôi. Amen.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH
 
Lời tạ ơn hiếm hoi
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:36 10/10/2013
LỜI TẠ ƠN HIẾM HOI

(Chúa Nhật XXVIII TN C)

Chuyện xảy ra tại một lớp bậc tiểu học như sau: Tiếng kẻng báo giờ ra chơi, cô giáo vừa ra hiệu nghỉ, thì cả lớp chen nhau ùa chạy ra sân. Trong lớp còn vỏn vẹn một em học sinh nữ và một nhóc tì nam có vẻ không mấy vội như các bạn. Em bé gái rụt rè lên bàn cô giáo, lấy từ chiếc cặp ra hai trái ổi và lí nhí: “em biếu cô”. Chưa nhận đủ đầy cái xoa đầu và lời cám ơn của cô giáo, cô bé chạy vụt ra sân chơi. Chuyện xảy ra không qua được mắt cậu nhóc. Tiến gần cô giáo, cậu ta tỉnh bơ: “Thưa cô, cho em xin một trái”. Mắt tròn xoe, cô giáo chia cho cậu nhóc lém lĩnh một trái và kèm thêm cái xoa đầu. Chuyện có vẻ lạ thường nhưng rất thật đó là cái tên của cậu nhóc ghi đậm trong ký ức của cô giáo hơn là tên của bé gái tặng hai trái ổi.

Chuyện bình thường của kiếp nhân sinh: người ta thường nhớ hoặc nói huỵch toẹt là khó quên người mà mình đã thi ân cho hơn là người đã thi ân cho mình. Quả thật chúng ta khó quên nhũng người đang mắc nợ chúng ta, nhưng lại ít nhớ nhưng người mà chúng ta đang mắc nợ họ. Xem ra cái được gọi là lòng biết ơn không phải dễ mà có được nếu không ý thức và chuyên cần luyện tập. Cùng với phần Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật XXVIII TN C, đặc biệt bài đọc thứ nhất và bài Tin mừng chúng ta cùng xét xem đôi điều về chủ đề lòng biết ơn.

Một Naaman người Syria được nói đến trong sách Các Vua và một người anh em Samaria trong câu chuyện tin mừng Luca kể đã sống có lòng biết ơn khiến chúng ta giật mình tự hỏi: Phải chăng anh em lương dân (có thể kể đến bà con khác đạo nữa) lại nhạy bén với sự biết ơn hơn là con cái Chúa? Thật khó trả lời cho câu hỏi đầy sự tế nhị này, tuy nhiên chúng ta có thể nhận ra một vài nguyên nhân gây nên tình trạng vong ân đáng buồn đang hiện hữu đó đây để rồi tìm cách khắc phục.

1.Ảo tưởng về công lao hay công trạng của mình: Một khi nghĩ rằng những ơn mình lãnh nhận là do công sức mình đã bỏ ra thì người ta khó mà nhận ra cội nguồn của ơn lành. Phải chăng chín người Israel phung hủi được chữa lành hôm ấy nghĩ rằng chính nhờ việc giữ luật “đi trình diện các Tư tế” mà họ được lành sạch? Cũng có thể lắm. Vì đây là điều mà viên tướng Naaman và người anh em lương dân phung hủi trong câu chuyện tin mừng kể hầu chắc là không biết.

2.Nhận được ơn lành nhiều lần: Sự gì mà lặp đi lặp nhiều lần quá cũng dễ bị xem là chuyện bình thường. Ở vùng nhiệt đới, có thể nói rằng ngày nào mặt trời cũng mọc lên và lặn xuống thì ít có người cảm thấy quý và từ đó nảy sinh tâm tình biết ơn “trời đất”. Trái lại, ở những vùng ôn đới, sau một quảng thời gian giá lạnh, tuyết rơi, bỗng một ngày mặt trời xuất hiện thì người người ùa ra hưởng ánh nắng cách hồ hởi sung sướng và thế nào cũng có nhiều người biết tạ ơn “đất trời” cách nào đó. Ngày 25 tháng 12 có nguồn gốc từ đây và Giáo Hội đã chọn ngày ấy để kính Sinh Nhật Đấng Cứu Thế vì Người được tôn xung là Mặt Trời Công Chính. Từ dữ kiện này chúng ta suy xét về tâm tình của các tín hữu trong Giáo Hội Công Giáo. Tại những nơi có sinh hoạt tôn giáo bình thường, kiểu sáng lễ, chiều kinh thì hình như người ta ít tỏ lòng biết ơn các thừa tác viên. Trái lại, ở những nơi xa xôi hẻo lánh, dăm bảy tháng mới có một Thánh Lễ thì người ta không chỉ tạ ơn Chúa mà còn tỏ lòng biết ơn linh mục dâng Lễ cách rất nồng hậu.

3.Nhận được những ơn lành mà nhiều người khác cũng được hưởng như mình: Nếu giả như chỉ riêng mình tôi được hít thở khí trời thì chắc chắn tôi sẽ ý thức đó là một ơn lành và rồi biết tỏ lòng tri ân. Thử nhẩm xem có được bao nhiêu người biết tạ ơn Chúa vì được sống qua một ngày? Ngược lại khi chúng ta được chữa lành một bệnh nan y nào đó cách tỏ tường và lạ thường thì dường như không thể không tạ ơn cách này hay cách khác.

Đã xét các nguyên nhân về phía người thụ ân, giờ xin mạo muội nhìn đến phía Đấng ban phát ơn lành. Phải chăng cái thói xấu “vô ơn” của chúng ta cũng có nguyên cớ từ nơi Chúa? Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương và ơn lành Người tuôn đổ xuống trên nhân loại chúng ta quá vô biên và hầu như không ngơi nghỉ. Không dám to gan xin Chúa thỉnh thoảng cho trời tối ba ngày ba đêm hay cho bầu khí quyển cô lại vài ba tiếng đồng hồ. Chỉ mong sao chúng ta nhận ra ân tình vô giá trong những biến chuyển bình thường của vũ trụ thiên nhiên và ngay trong những chuyện của đời thường kiếp người.

Một lẽ nữa cần xét đến đó là Thiên Chúa thường giáng phúc thi ân qua các trung gian. Ngoài tấm linh hồn mỗi người là do Thiên Chúa tạo dựng và phú ban trực tiếp cho từng người, thì có thể nói rằng hầu hết mọi sự Thiên Chúa ban cho chúng ta đều qua những trung gian. Đó là những con người, là những loài vật, là các điều kiện thiên nhiên hay xã hội… Những người trung gian gần đó là mẹ cha, ông bà, thầy cô…Và còn có biết bao trung gian xa mà lắm khi chúng ta chưa hề nghĩ tới. Các trung gian đóng vai trò làm cầu nối chuyển thông ơn lành nhưng chính những trung gian ấy nhiều khi lại làm cản trở cho lòng tri ân của chúng ta đến với nguồn của ơn lành.

Đã là người thì chẳng có ai muốn mang tiếng vong ân bạc nghĩa. Xưa lẫn nay và bất cứ xã hội nào, người ta đều lên án kẻ vong ân,“ăn cháo đái bát”. Một vài phân tích để nhận diện rõ các nguyên cớ của sự vong ân quả là cần thiết để chúng ta phần nào tránh được sự bạc nghĩa vong ân đáng trách. Hơn nữa thực tế minh chứng rằng người vong ân thường sử dụng ân ban ít hiệu quả mà nhiều khi lại còn rất lãng phí. Như thế càng tránh sự vong ân thì chúng ta càng biết sử dụng ân ban hữu hiệu, và càng đúng với ý của người thi ân. Và chắc chắn khi đã sử dụng ân ban đúng với ý người thi ân thì đó là một cách thể tỏ lòng biết ơn tuyệt vời hơn cả.

Cử hành Bí tích Thánh Thể là hiện tại Hy Tế Thập Giá của Chúa Kitô. Bí Tích Thánh Thể còn được gọi là Hy Tế tạ ơn, vì chính trên thập giá là lúc Chúa Kitô sử dụng ơn Chúa Cha ban là thân xác, là sự sống của Người cách đẹp lòng Chúa Cha nhất: đó là dùng chính tấm thân Chúa Cha trao ban để sống đức vâng phục, để mạc khải cho nhân loại thấy chân dung Thiên Chúa Tình Yêu và để cứu sống nhân loại, đưa nhân loại về với phận làm con, được giao hoà với Cha trên trời.

Chúng ta cần phải biết ơn những ai và về những điều gì? Cũng nên tự hỏi xem tôi đã và đang nhận lãnh những ơn lành cao quý nào đây? Ai đã ban ơn ấy cho tôi và người ban ơn muốn tôi sử dụng các ơn lành ấy như thế nào và vào mục đích gì? Thiết nghĩ rằng khi trả lời được những câu hỏi trên thì chúng ta sẽ tránh được phần nào sự vong ân dù hữu ý hay vô tình nhưng vẫn đáng trách và đáng ghét.

Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:45 10/10/2013
ĐÁNH BẠI MA HẠN PHU LỢI ĐẶC
N2T

Vân Ngưu là tiểu thần cung cấp nước mưa cho địa cầu, nhưng bị ma hạn hán là Phu Lợi Đặc giam trong ngục, do đó mà sông ngòi núi rạch đều bị khô hạn, người dân vì bị khô hạn thiếu nước nên khóc lóc cầu khấn thiên thần, nói: “Mau đến cứu chúng tôi !”
Nhân Đà La nắm lấy võ khí trùy kim cang của mình phóng lên chiến xa đi nghênh chiến với ma hạn hán Phu Lợi Đặc. Phu Lợi Đặc là một con rồng khổng lồ hung hăng mạnh mẽ, nó hét lên một tiếng lớn làm tất cả các thiên thần kinh sợ bỏ chạy, chỉ có anh em Mã Lỗ Đặc là chạy theo Nhân Đà La, ma hạn hán Phu Lợi Đặc là quái thú nên đao thương khó mà giết chết nó, nhưng phần cổ của nó thì lại rất yếu mềm, cuối cùng có sự giúp đỡ của anh em Mã Lỗ Đặc, Nhân Đà La vung trùy kim cang lên chém đầu nó và cứu Vân Ngưu cách dễ dàng.
Khi Vân Ngưu vừa đăng thiên thì nghiêng một chậu nước trút xuống một trận mưa rất lớn không ngừng.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:
Ma quỷ là thần dữ, thần phản nghịch, là đại diện cho tất cả những gì là xấu xa nhất trên thế gian này, nó không có quyền gì trên các thiên thần của Thiên Chúa, nó cũng không có quyền gì trên mạng sống của con người, bởi vì mạng sống của con người là do Thiên Chúa “độc quyền” nắm giữ.
Không có một thiên thần nào của Chúa cung cấp nước hay lửa cho con người, nhưng các ngài đều vâng mệnh Thiên Chúa đi cứu giúp vào bảo hộ con người tránh mọi cám dỗ của ma quỷ, dẫn dắt con người làm lành lánh dữ.
Ma quỷ là tên cám dỗ luôn muốn ngăn chặn nguồn nước trường sinh từ trời tuôn đổ xuống trong tâm hồn những người thiện chí yêu mến hòa bình, nguồn nước trường sinh ấy chính là ân sủng của Thiên Chúa ban cho những người được ơn nghĩa với Chúa không những trong bí tích Rửa Tội, mà còn ngay trong cuộc sống làm người Ki-tô hữu nữa.
Vân Ngưu cung cấp nước mưa cho địa cầu chỉ là chuyện thần thoại, ác ma Phu Lợi Đặc chuyên làm hạn hán cũng chỉ là truyện thần thoại của Ấn Độ mà thôi, nhưng truyện thần thoại này cho chúng ta biết trên trời cũng có thứ bậc, không phải vị tiên nào cũng là thiện, mà là có những vị tiên độc ác chuyên gieo rắc tai họa cho con người...
Thiên Chúa chỉ tạo nên một loài thiên thần tốt lành chứ không tạo dựng nên ma quỷ ác thần, nhưng chính vì có những thiên thần không khiêm tốn, không vâng phục Thiên Chúa nên chính họ tự mình trở thành những tên lừa dối là ma quỷ...
----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:49 10/10/2013
N2T

10. Nước diệt lửa, rượu diệt đức, biển lớn nhận chìm thuyền, củi đốt thân, rượu đốt cháy linh hồn.

(Thánh Basil)
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sự khiêm nhu là sức mạnh của Tin Mừng
Pt Huỳnh Mai Trác
05:23 10/10/2013
Đức Thánh Cha nói: “Ngày hôm nay, tại Vatican có buổi họp các Hồng Y cố vấn, và các ngài cùng dâng thánh lễ . Công việc này giúp chúng ta trở nên khiêm tốn hơn, diệu hiền hơn, kiên nhẫn hơn và trông cậy vào Chúa nhiều hơn”.

Ước gì với thái độ này, Giáo Hội bày tỏ với mọi người, chứng tá và nhìn thấy dân Chúa cùng Giáo Hội và cảm nhận ước muốn đến với chúng ta! “ “Giáo Hội không lớn mạnh lên bằng sự quy nạp, mà bằng sự thu hút và bằng chứng tá . Và khi mọi người nhìn thấy chứng tá của sự khiêm nhu, sự dịu hiền, lòng nhân từ, họ cảm thấy cần nói lên như tiên tri Zacaria: “Chúng tôi muốn theo các anh !” (Zacharia 8, 20-23) .

“Tình bác ái rất là đơn sơ: thờ lạy Thiên Chúa và phục vụ tha nhân ! Và chính chứng tá này làm cho Giáo Hội lớn mạnh, bởi vì mọi người cảm nhận cần sự chứng tá về lòng bác ái, lòng bác ái khiêm nhu, không hiếu thắng, không tự mãn mà chỉ có biết thờ Chúa và yêu người” .

Khi bình luận về bài Tin Mừng, lúc thánh Giacôbê và thánh Gioan muốn gọi lữa từ trời xuống thiêu đốt người Samaritan, Đức Giáo Hòang có sự nhận xét là con đường của người Kitô hữu không phải là con đường của sự trả thù” nhưng là con đường của sự khiêm nhu và sự hiền hòa” .

Ngài đưa ra gương mẫu của thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, mà hôm nay là ngày lễ kính . “Tinh thần khiêm tốn này, sự dịu hiền này cùng lòng ưu ái này” . Một tinh thần mà Chúa muốn mọi người Kitô hữu phải có” . Sức mạnh của tinh thần này hiện hữu trong “tình yêu, lòng bác ái và trong lương tâm đươc ấp ủ trong lòng bàn tay của Đức Chúa Cha : “Khi cảm nhận như vậy thì không còn xin lữa trên trời xuống thiêu đốt nữa” .

Trái lại, tinh thần bác ái là “chịu đau khổ tất cả, tha thứ tất cả, không khoe khoang, mà khiêm tốn, và không còn tìm lợi ích cho cá nhân mình nữa “ .

Trong nhãn quan của người có suy tư cho tinh thần này là “sự khiêm tốn là uy nghi của con người, và cũng là sự cao cả của con người”, bởi vậy Giáo Hội đã tuyên phong vị thánh khiêm nhu, bé mọn, hòan tòan tín thác vào Thiên Chúa, là Đấng Bảo Trợ Truyền Giáo “, bởi với gương mẫu của Bà nói lên được: “Chúng tôi xin đi theo Bà !” .

Sức mạnh của Tin Mừng là ở trong “sự khiêm nhu, sự khiêm nhu của một em bé để cho tình yêu hướng dẫn mình và sự ưu ái của người cha “ .

Đức Giáo Hòang dâng lễ sáng tại Nhà Trọ Thánh Marta với các Đức Hồng Y Cố Vấn, các ngài sẽ nhóm họp từ ngày 1 đến 3 tháng 10 tại Vatican (Nguồn Tin: News.va) .
 
Các Đức Hồng y phủ nhận tin nói rằng ĐHY Bergoglio lưỡng lự khi chấp nhận làm Giáo Hoàng
Chỉnh Trần, S.J. chuyển ngữ
09:00 10/10/2013
Các Đức Hồng Y phủ nhận tin nói rằng ĐHY Bergoglio lưỡng lự khi chấp nhận làm Giáo Hoàng

Cuộc phỏng vấn Đức Giáo Hoàng Phanxicô do ông Eugenio Scalfari, một người vô thần thực hiện, đăng trên tờ La Repubblica có đoạn như sau: “Đức Giáo Hoàng cũng kể về một số chi tiết liên quan đến cuộc bầu Giáo hoàng. Sau khi các Đức Hồng Y chọn ngài, ngài đã yêu cầu cho ngài được ở một mình trong 1 căn phòng trước khi trả lời có hay không. “Đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng và tôi rơi vào một sự bối rối tột độ. Để dẹp bỏ nó và thư giãn, tôi đã nhắm mắt lại và làm cho mọi lo nghĩ tan biến, thậm chỉ cả ý nghĩ từ chối nhận nhiệm vụ đó… Một điều chắc chắn rằng tôi được một nguồn ánh sáng mạnh mẽ bảo phủ. Nó diễn ra chốc lát nhưng đối với tôi nó dường như rất dài.” Có hai chi tiết gây nhiều hồ nghi và tranh cãi đó là có hay không việc Đức Hồng Y Bergoglio cảm thấy lưỡng lự khi được bầu làm Giáo hoàng và về cái gọi là “kinh nghiệm thần bí” khi ngài lui vào 1 căn phòng để cầu nguyện chốc lát trước khi chấp nhận kết quả bầu cử? Dưới đây là bản tin nói về tuyên bố của đại diện Tòa Thánh liên quan đến 2 chi tiết này.

Các Đức Hồng Y đã thẳng thừng phủ nhận tin nói rằng ĐHY Jorge Mario Bergoglio đã lưỡng lự trong việc chấp nhận khi được bầu làm Giáo Hoàng, cha Thomas Rosica, phụ tá Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh trong mảng truyền thông tiếng Anh trong suốt thời Mật viện và tiếp tục vai trò này kể từ đó, cho biết.

Trong một thông báo vắn với giới truyền thông nói tiếng Anh hôm 5.10, cha Rosica đã giải đáp những quan tâm của báo giới liên quan đến “sự dị bản” của những sự việc, chi tiết và sự liên kết các sự kiện” trong “cuộc phỏng vấn” của ông Eugenio Scalfari với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn đã được đăng tải trên nhật báo La Repubblica ngày 1.10 vừa qua.

Ngài nhắc lại rằng trong khi cha Lombardi “đã chứng thực toàn bộ ‘tính xác thực’ về cuộc phỏng vấn của Scalfari”, thì những nghi vấn vẫn tiếp tục dấy lên từ báo giới về “một vài tiểu tiết, những chi tiết không rõ ràng” trong cuộc phỏng vấn đó và đặc biệt liên quan đến sự “lưỡng lự chấp nhận được bầu làm Giáo Hoàng” của Đức Phanxicô cũng như ‘kinh nghiệm được gọi là thần bí” của ngài vào đêm ngài được bầu làm Giáo hoàng ngày 13.03.2013 vừa qua.

Pope-Francis-prayingCha Rosica đã lưu ý rằng ông Eugenio Scalfari, 89 tuổi, “đã không ghi âm lại cuộc phỏng vấn với Đức Giáo Hoàng và cũng không hề ghi chú lại, vì thế bản văn trên báo đã được dựng lại so với thực tế . Ngài nhấn mạnh rằng “những bản văn như thế có nguy cơ bỏ sót một vài chi tiết quan trọng hay qui gom những khoảng khắc hay sự kiện khác nhau vốn được kể lại trong cuộc phỏng vấn bằng hình thức trò chuyện.” Tuy nhiên, ngài thừa nhận rằng dù Scalfari “đã nói rằng ông đã cho Đức Phanxicô xem trước và đã được chấp thuận” nhưng “không rõ Đức Giáo Hoàng có đọc kĩ bản văn như thế nào.”

Trong bất cứ tình huống nào, cha Rosica nói, “Các Đức Hồng Y là những người đã chứng kiến những sự kiện đó, đã tuyên bố rằng Đức tân Giáo Hoàng không hề rời khỏi nhà nguyện Sistine để dành một vài giây phút suy nghĩ trước khi chấp nhận làm Giáo Hoàng ngoại trừ việc bước vào “căn phòng than khóc” để thay y phục. Không hề có bất cứ sự lưỡng lự nào hay nhu cầu phản tỉnh về cuộc bầu cử hay suy nghĩ lại những gì đã xảy ra cho ngài!”

Điều quan trọng là từ “các Hồng Y” ở số nhiều mà cha Rosica đề cập. Điều này có nghĩa là hơn một Hồng Y đã được hỏi ý kiếm. Trong một báo cáo khác cũng được xuất bản ngày 5.10 trên tuần báo Công Giáo Hoa Kỳ National Catholic Reporter, John L. Allen cho rằng Đức Hồng Y Timothy Dolan, trong một cuộc phỏng vấn, đã bác bỏ câu chuyện cho rằng Đức Hồng Y Bergoglio đã ngần ngại trong việc chấp nhận được bầu làm Giáo Hoàng. Đức Hồng Y nói rằng Đức Phanxicô đã chấp nhận ngay lập tức và sau đó rời khỏi nhà nguyện Sistine để thay y phục trong “căn phòng nước mắt”.

Liên quan đến cái được gọi là “khoảng khắc thần bí” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô mà Scalfari nói đến trong bài phỏng vấn. Cha Rosica tin rằng “có lẽ điều này liên quan đến những giây phút cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng tại nhà nguyện thánh Phaolô.”

Ngài cho biết “khoảng khắc đó được giải thích rõ ràng trong một cuộc phỏng vấn độc quyền” giữa Đức ông Dario Viganò, Giám đốc Trung tâm Truyền hình Vatican với kênh truyền hình ‘Muối và Ánh sáng’ của Canada hôm tháng 6.2013. Cuộc phỏng vấn đó sẽ được phát tại Canada tối Chúa Nhật này, ngày 06.10 và trong đó Đức ông Vigano “sẽ kể về những gì đã diễn ra trong nhà nguyện thánh Phaolô khi Đức Giáo Hoàng cầu nguyện trong đó trước khi ngài cùng với các Đức Hồng Y bước ra hành lang để lần đầu tiên ra mắt toàn thế giới.”

Chỉnh Trần, S.J. chuyển ngữ
 
Thông Điệp Của ĐTC Phanxicô Nhân Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2013
Phêrô Lê Hoàng Nam, SJ
17:35 10/10/2013
Anh chị em thân mến,

Năm nay, chúng ta cử hành Ngày Truyền Giáo Thế Giới trong khi chuẩn bị kết thúc Năm Đức Tin. Đây quả là một cơ hội quan trọng để chúng ta thắt chặt hơn tình bằng hữu giữa chúng ta với Thiên Chúa và hành trình của chúng ta xét như một Giáo Hội truyền giảng Tin Mừng với lòng can đảm. Trong viễn cảnh này, tôi xin chia sẻ một vài suy tư của mình.

1. Đức tin là một tặng phẩm vô cùng quý giá của Thiên Chúa, giúp mở tâm trí chúng ta ra để hiểu biết và yêu mến Ngài. Ngài muốn đi vào trong tương quan với chúng ta để làm cho chúng ta thông dự vào sự sống của riêng Ngài và làm cho cuộc sống của chúng ta thêm ý nghĩa hơn, tốt hơn và tươi đẹp hơn. Thiên Chúa yêu thương chúng ta! Tuy nhiên, đức tin cần phải được đón nhận, nó cần lời đáp trả cá vị của chúng ta, sự can đảm tín thác hoàn toàn cho Chúa, sống tình yêu của Ngài và cảm tạ vì lòng nhân ái vô lượng của Ngài. Đó là một tặng phẩm, không phải dành cho một số ít người nhưng là dành cho tất cả với lòng quảng đại. Mọi người đều phải có thể cảm nghiệm được niềm vui vì được Thiên Chúa yêu thương, niềm vui ơn cứu độ! Đó là một tặng phẩm mà người ta không thể giữ cho riêng mình, nhưng phải được sẻ chia. Nếu chúng ta muốn giữ nó cho riêng mình, chúng ta sẽ trở thành những người Kitô hữu cô lập, cằn cỗi và ốm yếu. Rao giảng Tin Mừng là một phần của việc là môn đệ Đức Kitô và đó là một dấn thân liên lỉ làm sống động trọn vẹn đời sống trong Giáo Hội. “Tầm vươn xa của việc truyền giáo là dấu chỉ rõ ràng cho thấy mức độ trưởng thành của một cộng đoàn Giáo Hội” (BENEDICT XVI, Verbum Domini, 95). Mỗi cộng đoàn sẽ “trưởng thành” khi nó tuyên xưng đức tin, cử hành đức tin với niềm vui sướng trong phụng vụ, sống đức ái, rao giảng Lời Chúa một cách không ngừng nghỉ, rời bỏ chốn an toàn của mình để mang đức tin ấy đến những “vùng ngoại biên”, đặc biệt là đến với những ai chưa có cơ hội biết Đức Kitô. Sức mạnh của đức tin chúng ta, ở cấp độ cá nhân và cộng đoàn, có thể được đo lường bởi khả năng thông truyền đức tin ấy cho những người khác, khả năng lan tỏa và sống đức tin ấy trong tình bác ái, trong việc làm chứng cho nó trước những ai chúng ta gặp gỡ và những người cùng chia sẻ với chúng ta hành trình cuộc sống.

2. Năm mươi năm sau khi Công Đồng Vatican II bắt đầu, Năm Đức Tin thúc đẩy toàn thể Giáo Hội hướng tới một sự ý thức mới về sự hiện diện của nó trong thế giới đương đại và về sứ mạng của nó giữa muôn dân nước. Tinh thần truyền giáo không chỉ là vấn đề về những vùng lãnh thổ địa lý, nhưng còn về các dân tộc, nền văn hóa và các cá nhân, bởi vì “các ranh giới” của đức tin không chỉ vượt qua các nơi chốn và truyền thống con người, nhưng còn là con tim của mỗi người nam nữ. Công Đồng Vatican II đã nhấn mạnh cách đặc biệt đến việc nhiệm vụ truyền giáo, nhiệm vụ mở rộng các biên giới đức tin, thuộc về những người đã chịu phép rửa và tất cả cộng đoàn Kitô hữu như thế nào; vì “dân Chúa sống trong các cộng đoàn, đặc biệt là trong các giáo phận và giáo xứ, và cách nào đó đức tin trở nên hiển hiện trong họ, việc làm chứng cho Đức Kitô cho mọi dân nước là tùy thuộc vào họ” (Ad Gentes, 37). Vì thế, mỗi cộng đoàn được khuyến khích, và được mời gọi biến lời mời gọi của Đức Giê-su dành cho các Tông Đồ thành của mình, để trở thành “nhân chứng của Người ở Giêrusalem, qua miền Giuđêa và Samaria và đến tận cùng trái đất”(Cv 1:8) và điều này không phải là điều thứ yếu trong đời sống Kitô hữu của chúng ta, nhưng là điều chính yếu: tất cả chúng ta được mời gọi để bước đi trên mọi nẻo đường thế giới với các anh chị em của chúng ta, tuyên xưng và làm chứng cho đức tin vào Đức Kitô và biến chúng ta thành những sứ giả Tin Mừng. Tôi mời gọi các Giám Mục, Linh Mục, Hội Đồng Mục Vụ, các cá nhân và nhóm có trách nhiệm trong Giáo Hội hãy giữ một vị thế nổi bậc cho chiều kích truyền giáo này trong các chương trình mục vụ và huấn luyện, với một sự hiểu biết rằng dấn thân tông đồ của họ sẽ không hoàn thành trừ phi nó nhắm đến “việc làm chứng cho Đức Kitô trước muôn dân muôn nước.” Việc truyền giáo này không đơn thuần là một chiều kích mang tính chương trình trong đời sống Kitô hữu, nhưng nó còn là một chiều kích mang tính kiểu mẫu, ảnh hưởng đến toàn bộ các phương diện khác trong đời sống Ki-tô hữu.

3. Công việc loan báo tin mừng thường gặp phải những khó khăn, không chỉ bên ngoài, nhưng có khi nằm trong chính cộng đoàn Giáo Hội. Đôi khi chúng ta thiếu nhiệt thành, niềm vui, cam đảm và hy vọng trong việc rao giảng Thông Điệp của Đức Kitô cho tất cả mọi người và trong việc giúp đỡ con người trong thời đại chúng ta gặp gỡ Ngài. Đôi khi, vẫn còn có tư tưởng cho rằng rao giảng chân lý Tin Mừng là một xâm hại đến tự do. Đức Phaolô VI đã nói rất hùng hồn về điều này: “Sẽ là ... một sai lầm khi áp đặt cái gì đó lên lương tâm của người anh chị em. Nhưng mang đến cho lương tâm của họ chân lý của Tin Mừng và ơn cứu độ trong Đức Giêsu Kitô, với một sự rõ ràng tuyệt đối và sự tôn trọng hoàn toàn chọn lựa tự do của họ... là một bằng chứng cho thấy sự tự do này.” (Evangelii Nuntiandi, 80). Chúng ta phải luôn luôn can đảm và vui mừng khi giúp người ta, với lòng tôn trọng, gặp gỡ Đức Kitô, và khi trở nên sứ giả của Tin Mừng. Đức Giêsu đến giữa chúng ta để cho chúng ta thấy con đường cứu độ và ngài giao phó cho chúng ta sứ mạng chiếu tỏa con đường ấy đến tật cùng thế giới. Thông thường, chúng ta vẫn hay thấy người ta nhấn mạnh và nói nhiều đến bạo lực, dối trá và sai phạm. Trong thời đại này của chúng ta, thật là cấp thiết để loan báo và làm chứng cho sự tốt đẹp của Tin Mừng, và chúng ta làm điều này trong lòng Giáo Hội. Bởi vì, về phương diện này, điều quan trọng là không bao giờ được quên một nguyên lý căn bản dành cho từng người đi rao giảng Tin Mừng: ta không thể rao giảng về Đức Kitô mà không có Giáo Hội. Công cuộc rao giảng Tin Mừng không phải là hành vi riêng lẽ hay mang tính cá nhân tách biệt; đó luôn luôn mang tính Giáo Hội. Đức Phaolo VI đã viết rằng, “khi một nhà giảng thuyết, giáo lý viên hay Linh Mục vô danh nào rao giảng Tin Mừng, quy tụ thành một cộng đoàn nhỏ với nhau, thông truyền đức tin cho nhau, cử hành một Bí Tích, dù là làm một mình, người ấy vẫn đang thực thi một hành vi mang tính Giáo Hội.” Người ấy cử hành “không bởi một sứ mạng mà người ấy dấn mình vào hay bởi một sự gợi hứng cá nhân nào, nhưng trong sự liên đới với sứ mạng của Giáo Hội và nhân danh Giáo Hội.” (ibid. 60). Và chính điều này đã thêm sức cho sứ mạng và khiến cho mỗi thừa sai và người đi rao giảng Tin Mừng không bao giờ cảm thấy cô đơn, nhưng là một phần của Thân Thể độc nhất do Thánh Thần thúc đẩy.

4. Trong kỷ nguyên của chúng ta, sự lưu động rộng khắp và sự dễ dàng của việc truyền thông nhờ các phương tiện tân tiến đã nối kết con người, tri thức, kinh nghiệm lại với nhau. Vì lý do công việc, các gia đình phải di chuyển từ châu lục này đến châu lục khác; những trao đổi về chuyên môn và văn hóa, du lịch và các hiện tượng khác cũng đã dẫn đến những phong trào lớn của con người. Điều này đã gây ra những khó khăn, thậm chí cho các cộng đoàn giáo xứ, để biết người nào sống vĩnh cư hay tạm thời trong một khu vực. Ngoài ra, trong những lãnh địa rộng lớn đã một thời theo Công Giáo, số người trở nên xa lạ với đức tin hay thờ ơ với chiều kích tôn giáo hay bị những mê tín khác lôi kéo càng lúc càng gia tăng. Vì thế, rất thường khi một số người đã lãnh bí tích rửa tội có những chọn lựa cho lối sống của mình xa lạc với đức tin, khiến họ cần một “cuộc truyền giảng Tin Mừng mới”. Tất cả những vấn nạn này càng làm sáng tỏ một sự thật là có một bộ phận lớn trong cộng đồng nhân loại chưa nắm bắt được tin mừng của Đức Giêsu Kitô. Chúng ta cũng sống trong một thời đại khủng hoảng vốn đụng chạm đến các chiều kích khác nhau của sự hiện hữu, không chỉ về kinh tế, tài chính, an toàn thực phẩm, hay môi trường, nhưng còn cả những chiều kích liên quan đến ý nghĩa sâu xa của sự sống và những giá trị nền tảng tác động đến nó. Thậm chí, việc con người đồng hiện hữu cũng được đánh dấu bởi những căng thẳng và mâu thuẫn, gây ra những bất an và khó khăn trong việc tìm ra một con đường đúng đắn cho một nền hòa bình vững chắc. Trong hoàn cảnh phức tạp này, nơi mà phạm vi của hiện tại và của tương lai dường như đang trải qua những bóng đêm đe dọa, thật cần thiết biết bao để chúng ta rao giảng một cách can đảm và trong mọi tình huống Tin Mừng của Đức Kitô, một thông điệp của hy vọng, hòa giải, hiệp thông, và một cuộc loan truyền sự gần gũi của Thiên Chúa, lòng thương xót, ơn cứu độ của Người, và một cuộc rao giảng rằng quyền năng của tình yêu Thiên Chúa có thể vượt qua bóng đêm sự dữ và dẫn dắt chúng ta trên đường lành. Anh chị em trong thời đại chúng ta cần một ánh sáng chắc chắn soi chiếu đường đi của họ và ánh sáng ấy chỉ có được nhờ gặp gỡ được Đức Kitô. Chúng ta hãy mang đến cho thế giới, qua chứng tá của chúng ta, với lòng yêu mến, niềm hy vọng mà đức tin mang lại! Tinh thần truyền giáo của Giáo Hội không phải là lôi kéo người theo tôn giáo khác vào tôn giáo của mình, nhưng là chứng từ của một đời sống tỏa chiếu con đường ngập tràn hy vọng và tình yêu. Giáo Hội – tôi nhắc lại lần nữa – không phải là một tổ chức cứu trợ, không phải là một xí nghiệp, hay một tổ chức phi chính phủ, nhưng là một cộng đoàn những người được Thánh Thần gợi hứng, những người đã và đang sống kinh nghiệm tuyệt vời của việc gặp gỡ Đức Giêsu Kitô và muốn chia sẻ cho người khác kinh nghiệm vui mừng thẳm sâu này, là thông điệp cứu độ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Chính Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội đi trên hành trình này.

5. Tôi khuyến khích mỗi người hãy trở thành một người mang tin mừng Đức Kitô và tôi đặc biệt tri ân các nhà truyền giáo, các linh mục sống tinh thần Fidei Donum, các tu sĩ nam nữ và giáo dân – rất đông – những người đã đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, rời bỏ quê hương của mình để phục vụ Tin Mừng trong những miền đất và văn hóa khác. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng cũng cùng các Giáo Hội trẻ đó đang dấn thân cách quảng đại như thế nào trong việc sai gửi các nhà truyền giáo đến các Giáo Hội đang gặp khó khăn – thường là những Giáo Hội có truyền thống Kitô giáo lâu đời – và vì thế mang luôn cả sự tươi tắn và lòng nhiệt thành của đức tin mà họ đang sống, một đức tin có khả năng làm mới lại đời sống và trao ban hy vọng. Để có thể sống chiều kích phổ quát này, đáp lại lệnh truyền của Đức Giêsu: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy” (Mt 28:19) là một sự phong phú cho mỗi Giáo Hội địa phương, mỗi cộng đoàn, và việc gửi các thừa sai ra đi không bao giờ là một điều thua thiệt, nhưng là một mối lợi. Tôi mời gọi hết thảy những ai cảm nghiệm được lời mời gọi này hãy đáp lại tiếng nói của Chúa Thánh Thần cách quảng đại, tùy theo bậc sống của mình, và không ngại tỏ ra hào phóng với Thiên Chúa. Tôi cũng mời gọi các Giám Mục, gia đình Công Giáo, các cộng đoàn và toàn thể các nhóm Kitô, với sự nhận định cẩn thận và rộng lớn, hãy nâng đỡ các nhà truyền giáo gọi là ad gentes và trợ giúp các Giáo Hội đang cần các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, hầu có thể thắt chặt hơn cộng đoàn Kitô hữu. Và mối bận tâm này cũng cần phải có trong các Giáo Hội vốn là một phần của cùng một Hội Đồng Giám Mục và một Vùng, bởi vì thật là quan trọng khi những Giáo Hội giàu ơn gọi giúp đỡ cách rộng lượng hơn những Giáo Hội thiếu ơn goi.

Đồng thời, tôi cũng xin các nhà truyền giáo, đặc biệt là các linh mục sống theo Fidei Donum và giáo dân, hãy vui sống việc phục vụ quý giá của mình trong các Giáo Hội mà họ được sai đến và mang niềm vui cũng như kinh nghiệm của họ về những Giáo Hội quê hương của mình, hãy nhớ Phaolo và Banaba ở cuối hành trình truyền giáo thứ nhất của họ đã “tường thuật thế nào những điều Thiên Chúa đã cùng làm với họ và Ngài đã mở cánh cửa đức tin cho các dân ngoại như thế nào” (Cv 14:27). Họ có thể trở thành con đường cho một loại “quay trở lại” của đức tin, mang sự tươi tắn của các Giáo Hội trẻ đến với các Giáo Hội có truyền thống Ki-tô giáo lâu đời, và nhờ đó giúp họ tái khám phá ra sự nhiệt thành và niềm vui của việc san sẻ đức tin trong một cuộc trao đổi làm phong phú cho nhau trên hành trình theo Chúa.

Mối bận tâm dành cho tất cả các Giáo Hội mà Giám Mục Rôma chia sẻ với anh em Giám Mục của mình tìm thấy một sự diễn tả quan trọng trong hoạt động của Hội Đồng Truyền Giáo Giáo Hoàng (Pontifical Mission Societies), một cơ quan nhằm thúc đẩy và đào sâu ý thức truyền giáo của mỗi người Ki-tô hữu đã được rửa tội, và mỗi cộng đoàn, bằng việc nhắc nhở họ nhớ đến nhu cầu đào luyện việc truyền giáo một cách sâu sắc hơn cho toàn thể Dân Chúa và bằng việc khuyến khích các cộng đoàn Ki-tô hữu đóng góp cho việc lan toàn Tin Mừng trên thế giới.

Cuối cùng, tôi muốn diễn ra một suy nghĩ về các Kitô hữu, những người sinh sống trên khắp mọi miền của thế giới, đang trải nghiệm những khó khăn trong việc tuyên xưng cách công khai niềm tin và trong việc hưởng các năng quyền pháp lý để có thể tuyên xưng đức tin của mình. Họ là những anh chị em của chúng ta, những chứng nhân can trường – thậm chí còn đông hơn các vị tử đạo trong các thế kỷ đầu – họ là những người đang chịu đựng nhiều hình thức bách đạo đương đại với một sự ngoan cường mang tính tông đồ. Một số người đã liều mình quyết giữ lòng trung tín với Tin Mừng của Đức Kitô. Tôi thành thực xác quyết lại lần nữa sự gần gũi của tôi trong lời cầu nguyện đối với các cá nhân, gia đình và cộng đoàn đang phải chịu đựng những bạo lực và thù hằn, và tôi lặp lại với họ những lời an ủi của Đức Giêsu: “Hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16:33)

Đức Biển Đức XVI đã diễn tả niềm hy vọng rằng: “Lời Chúa sẽ lan tỏa nhanh chóng và được tôn vinh khắp nơi” (2 Tx 3:1). Ước gì năm đức tin này không ngừng gia tăng mối tương quan giữa chúng ta với Đức Chúa Giê-su Ki-tô, vì chỉ trong Người, ta mới có được một sự chắc chắn để nhìn về tương lai và một đảm bảo của tình yêu chân thực và kéo dài mãi” (Porta fidei, 15). Đây là mong ước của tôi cho Ngày Truyền Giáo Thế Giới năm nay. Tôi ưu ái ban phép lành cho các nhà truyền giáo và tất cả những ai đồng hành và nâng đỡ công cuộc dấn thân nền tảng này của Giáo Hội trong việc rao giảng Tin Mừng cho khắp mọi người ở tận cùng trái đất. Nhờ đó, chúng ta, xét như những thừa tác viên và nhà truyền giáo của Tin Mừng, cảm nghiệm được “niềm vui dịu ngọt và an ủi của việc loan báo tin mừng” (PAUL VI, Evangelii Nuntiandi, 80)
Từ Vatican, 19.5.2013, Lễ Trọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

+ Phanxicô, Giáo Hoàng
 
Cựu bề trên cả Dòng Đa Minh: Là Giáo Hội theo lối mới
Vũ Văn An
22:25 10/10/2013
Đức Phanxicô khởi đầu cuộc phỏng vấn ngài với linh mục Sparado, Dòng Tên, bằng việc nhắc tới bức “Kêu gọi Thánh Mátthêu” của Caravaggio, một hình ảnh giúp ta tìm thấy tâm điểm đời ngài và sứ vụ của ngài. Chúa Giêsu nhìn Mátthêu đang ôm túi tiền. Đức Phanxicô đồng hóa mình với người trong tranh: “Đó, tôi đó, một kẻ tội lỗi được Chúa ghé mắt nhìn”. Nhưng ngài cũng nhận ra sứ mệnh Kitô Giáo, là đem cái nhìn chữa lành đó tới người khác. Ngài xúc động khi thấy lối sống của các cá nhân. Khi đề cập tới vấn đề chào đón người đồng tính vào Giáo Hội, ngài bảo: “Cha hãy cho tôi hay: khi Thiên Chúa nhìn một người đồng tính, ngài chấp nhận sự hiện hữu của người này trong yêu thương, hay từ khước và lên án họ?”. Nếu ta dám thực sự nhìn con người trong phẩm giá và nhân tính của họ, thì chắc chắn ta sẽ tìm được lời lẽ chính đáng để phát ngôn. Ai biết điều ấy sẽ dẫn ta tới đâu?

Cuộc phỏng vấn chú mục vào căn tính Đức Phanxicô trong tư cách tu sĩ dòng Tên đầu tiên làm giáo hoàng. Là tu sĩ dòng Đa Minh, tôi hân hoan vì cuối cùng Dòng Tên đã có một tu sĩ làm giáo hoàng; dòng Đa Minh chúng tôi đã có tới 4 vị và từ thời Đức GH Piô V thuộc thế kỷ 16, các giáo hoàng còn mặc một hình thức y phục Đa Minh nào đó nữa! Tuy nhiên, Đức GH Phanxicô chịu ảnh hưởng sâu đậm của các vị sáng lập hai dòng tu là Phanxicô và Inhaxiô. Thăm dò tác động qua lại của hai truyền thống này là điều nên làm. Muốn thoát được óc hẹp hòi, ta luôn cần một vài viễn kiến đẩy ta đi tới.

Là người dòng Tên, đức Phanxicô chú trọng tới biện phân. Điều này đòi sự kiên nhẫn, ta cần có thì giờ để suy nghĩ, cầu nguyện và tham khảo. Điều ấy cần thiết để ta hiểu được những gì đang diễn ra trong những ngày tháng khởi đầu của triều đại ngài. Người ta nôn nóng chờ xem ngài sẽ làm chi, nhưng ngài bảo: “tôi tin rằng ta luôn cần có thời gian để đặt nền tảng cho một thay đổi có thực chất, hữu hiệu... Tôi luôn cảnh giác trước các quyết định vội vã”. Chủ trương này đi ngược lại áp lực của truyền thông cứ muốn gói trọn con người vào những phạm trù đơn nhất. Không chắc chắn là điều khó chịu đựng được. Ta phải cảm nhận được con đường tiến lên phía trước: “Các tu sĩ dòng Tên luôn suy nghĩ, suy nghĩ đi suy nghĩ lại, nhìn tới chân trời, về hướng họ phải đi, với Chúa Kitô làm trung tâm”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “các cải tổ cơ cấu và tổ chức là điều thứ yếu, nghĩa là đến sau,. Cải tổ đầu tiên phải là cải tổ thái độ”. Sự thay đổi về cơ cấu quản trị Giáo Hội rất quan yếu nhưng nó phải đi theo đường hướng mới mẻ của việc làm Giáo Hội, trong đó, ta phải ra khỏi phòng áo lễ, để tiếp xúc với con người, hiểu biết các đau khổ và các ngỡ ngàng của họ từ bên trong.

Ở lãnh vực này, Đức Giáo Hoàng chỉ cho ta con đường tiến về phía trước bằng chính hành động của ngài. Ngài có khả năng thực hiện các động thái sâu rộng mở ra nhiều viễn ảnh tươi mới. Cuộc du hành đầu tiên của ngài ra ngoài Rôma là tới thăm Lampudesa, nơi rất nhiều di dân chết khi cố gắng tới Âu Châu; hay chuyến viếng thăm khu ổ chuột tại Rio de Janeiro. Kitô Giáo là tôn giáo của những động thái bí tích, như đổ nước và bẻ bánh, và các động thái của ngài rất mạnh mẽ trong việc mở ra tương lai.

Cách mới mẻ để trở thành Giáo Hội này cuối cùng sẽ đưa tới việc cải tổ cơ cấu. Đức Phanxicô cho hay: “các bộ sở của Giáo Triều Rôma là để phục vụ Đức Giáo Hoàng và các vị giám mục”. Tuy nhiên, nó không luôn luôn nghĩ thế! Đức HY Hume từng cho rằng các giám mục phải ngưng, đừng phục vụ Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Rôma, thay vào đó, Giáo Triều phải phục vụ việc cai quản của Đức Giáo Hoàng và các giám mục. Điều này hàm ý: Đức Giáo Hoàng không còn là một quân vương (monarch), cai quản Giáo Hội từ trên cao vời, mà phải là giám mục Rôma trở lại, đứng trong hàng hợp đoàn giám mục. Từ lúc bước ra ban công Nhà Thờ Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã cho thấy đấy là ý định của ngài. Như thế, triều đại giáo hoàng này có lẽ đã đánh dấu sự thay đổi căn bản nhất trong cách cai quản Giáo Hội hàng thế kỷ qua, từ tính quân chủ tới tính hợp đoàn. Phần lớn nền thần học của Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô đã ngụ ý sư thay đổi này. Phần Đức Phanxicô, ngài muốn thực hiện nó. Ngài nhấn mạnh tới việc trở về với các mô thức cai quản hợp đoàn và tham khảo thực sự. Giáo dân sẽ có tiếng nói, như họ từng có hồi Giáo Hội sơ khai. Ta phải kiên nhẫn để hình thức cơ cấu và năng động mới mẻ này diễn ra. Tôi muốn được kết luận với hai niềm hy vọng sâu sắc. Hy vọng thứ nhất: ta sẽ tìm ra phương cách để chào đón người ly dị và tái hôn trở lại bàn hiệp lễ. Và quan trọng hơn nữa, phụ nữ sẽ được dành thẩm quyền và tiếng nói thực sự trong Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng đã ngỏ ý ước mong điều này sẽ xẩy ra, nhưng nó sẽ mang hình thức cụ thể nào? Ngài tin rằng phong chức cho phụ nữ vào hàng linh mục thừa tác là điều bất khả hữu, nhưng trong nhiều năm qua, việc đưa ra quyết định trong Giáo Hội càng ngày càng được liên kết chặt chẽ hơn với việc phong chức này. Liệu mối liên kết này có được nới lỏng hay không? Ta hãy hy vọng điều này: phụ nữ được phong phó tế và nhờ thế có vị trí rao giảng trong Thánh Lễ. Còn có những cách nào khác để chia sẻ quyền hành hay không?

Linh Mục Timothy Radcliffe, O.P., cựu bề trên cả Dòng Đa Minh.
 
Top Stories
Corée du Sud: Le Vatican félicite l’Eglise sud-coréenne pour son dynamisme et l’invite à ne pas céder au matérialisme ambiant
Eglises d'Asie
09:44 10/10/2013
La visite en Corée du Sud de Mgr Filoni, préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, a été l’occasion d’un bilan pour l’Eglise catholique dont le cardinal a souligné le dynamisme et l’élan missionnaire, tout en mettant en garde les fidèles contre la tentation séculariste et bureaucratique, héritages de la tradition confucéenne.

Si la venue de Mgr Fernando Filoni, du 30 septembre au 6 octobre derniers, était motivée par la célébration du 50e anniversaire de l’érection du diocèse de Suwon, elle a permis au cardinal de rencontrer les évêques, les représentants des laïcs, les séminaristes et un très grand nombre de religieux appartenant à la dynamique communauté catholique de Corée du Sud, dont la croissance l’a fait surnommer le « tigre asiatique de l’Eglise ».

Le 6 octobre à Séoul, lors de l’une de ses dernières allocutions, le préfet du dicastère romain s’est adressé tout particulièrement aux laïcs, rappelant que l’Eglise de Corée s’était bâtie sur le sang des martyrs et que la mission « ne pouvait ni ne devait être déléguée au seul clergé et aux religieux, ne serait-ce que parce qu’en Corée, les débuts de l’évangélisation avaient eu lieu à l’initiative de laïcs pleins de foi ».

Après avoir souligné la formidable croissance de l’Eglise sud-coréenne ces cinquante dernières années, le cardinal Filoni, reprenant un thème récurrent tout au long de sa visite pastorale, a mis en garde la communauté catholique contre « la tentation de vivre une foi confortable », ce qui impliquerait « l’abandon de l’idée même de l’engagement missionnaire ».

En 1949, les catholiques de Corée du Sud ne représentaient que 1,1 % de la population et étaient encadrés par 81 prêtres (1). La croissance numérique a commencé peu après Vatican II avec 2,5 % de catholiques au milieu des années 1960. Cette année 2013, les fidèles ont dépassé les 10 % de la population, et l’Eglise compte 4 600 prêtres et plus de 1 500 séminaristes.

« Aujourd’hui, l’Eglise catholique de Corée est riche en prêtres, en religieux et en religieuses, en séminaristes et en associations de laïcs ainsi qu’en figures historiques » (comme le cardinal Kim Sou-hwan), a résumé Mgr Filoni, qui a ajouté que l’esprit missionnaire soufflait sur la communauté catholique sud-coréenne « non seulement ad intra mais également ad extra », envoyant « plusieurs centaines de missionnaires dans près de 80 pays du monde ».

Mais « ne vous contentez pas du prestige dont l’Eglise jouit dans votre pays, ni de la progression dans les statistiques, aussi significatives soient-elles », a-t-il averti, expliquant que « le plus dur restait à faire (…) dans le domaine de l’audace missionnaire ».

Le cardinal a achevé son allocution par de nouvelles exhortations à voir « les dangers qui guettaient » une Eglise par ailleurs vivante et dynamique, comme la contagion du matérialisme ambiant et l’obsession du rendement. « Un des dangers qui menacent un pays ayant une forte prédilection pour la technologie peut être une certaine propension à la bureaucratisation, au rendement ou à l’efficacité professionnelle, aux dépens d’une vision plus personnelle de l’être humain, comme si l’Eglise était une entreprise à but non lucratif ou une sorte de ‘pieuse ONG’», a-t-il expliqué.

Cette volonté de « rendement » comme l’intérêt porté aux résultats statistiques, cités par le cardinal Filoni, ne sont pas sans évoquer la récente campagne de la Conférence des évêques catholiques de Corée (CBCK) intitulée Evangelization Twenty Twenty, qui s’est fixée pour but « d’augmenter de 20 % d’ici 2020 » le nombre de catholiques sud-coréens.

« Un problème plus enraciné encore, a poursuivi le préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, consiste, selon les principes du confucianisme, à ne pas prendre en compte la réalité hétérogène de l’Eglise et ses valeurs de fraternité et de communion ecclésiale, mais tout au contraire à accorder la priorité au rang, à l’âge ou au prestige au sein de la société. »

Au sanctuaire des Martyrs de Choltusan le 5 octobre, Mgr Filoni a rappelé les fondements de l’Eglise de Corée dans le sang des martyrs, lesquels invitaient tous les fidèles « à la sainteté et à une fidélité généreuse au Christ ». La sainteté « n’est pas un accessoire de la foi », a-t-il poursuivi, ajoutant que « l’Eglise qui était en Corée avait besoin aujourd’hui de l’exemple des saints martyrs pour retrouver vigueur et force, (…) devenir levain et ferment, être un instrument de communion et de paix dans le Christ ».

Lors de la messe célébrant le jubilé du diocèse de Suwon le 3 octobre, plus de 45 000 fidèles s’étaient rassemblés dans un grand stade de la ville, pour assister à la célébration dirigée par le cardinal Filoni aux côtés de Mgr Matthias Ri Iong-hoon, évêque de Suwon.

Le diocèse de Suwon est le deuxième territoire ecclésiastique catholique en Corée du Sud après Séoul : il accueille 430 prêtres pour un million de catholiques et un nombre croissant de vocations (2). « L’effort d’évangélisation, a expliqué Mgr Ri Iong-hoon à l’agence Fides, a vu un renforcement constant des paroisses, qui sont désormais 202 avec une moyenne de 4 000 catholiques chacune. » Très engagé dans le domaine social, comme la plupart des diocèses catholiques en Corée du Sud, Suwon « pratique l’accueil et l’assistance aux immigrés (…), a mis en place un service de pastorale des prisons, et consacré un secteur spécifique de la Caritas pour s’occuper de l’accompagnement des ressortissants de Corée du Nord », a encore précisé Mgr Ri Iong-hoon.

Dans le domaine scolaire, l’Eglise de Suwon gère également 40 écoles maternelles, cinq écoles primaires, deux lycées pour un total de 3 000 jeunes inscrits, avec « plus de 30 associations et mouvements ecclésiaux offrent une contribution fondamentale à l’action pastorale ».

« [Les échanges avec Mgr Filoni ] nous ont encouragés à devenir davantage missionnaires, conclut Mgr Yeom Soo-jung, évêque de Séoul, dans l’Osservatore Romano du 9 octobre dernier. L’Eglise de Corée a reçu beaucoup de soutien de la part d’autres Eglises. Désormais, il est temps pour elle d’aider les Eglises dans le besoin, surtout celles du Sud-Est asiatique où l’œuvre d’évangélisation est urgente. Je crois que c’est la mission que Dieu lui a confiée. » (eda/msb)

(1) Sur l’histoire de l’évangélisation en Corée, voir http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/coree-du-sud/2003-11-01-leglise-catholique-de-coree-fete-ses-103-martyrs
(2) Le séminaire interdiocésain de Suwon accueille 190 séminaristes et 1 300 jeunes des collèges fréquentent un cours propédeutique pour entrer au séminaire. Suffragant de l’archidiocèse de Séoul, le diocèse de Suwon, érigé en 1963 par le pape Paul VI, compte aujourd’hui 7 565 000 habitants dont 787 000 catholiques, 198 paroisses, 456 prêtres dont 73 religieux, 177 religieux non prêtres et 1 433 religieuses.

(Source: Eglises d'Asie, 10 octobre 2013)
 
Poles seek match made in heaven at singles mass
Anna Maria Jakubek /AFP
10:43 10/10/2013
Warsaw (AFP) - Glued to the wall, young men and women eye each other timidly as a priest circles the room and nudges neighbours together, encouraging them to mingle over cookies and tea.

It is the fifth monthly "mass for singles" at Our Lord's Ascension Church in Warsaw, one of several such initiatives across heavily Catholic Poland at a time when loneliness is on the rise and faith is waning.

"Core values are falling by the wayside right? I mean you definitely can't find a potential wife at a nightclub," said 30-year-old Krzysztof Merchel, a first-timer who drove down from the central village of Chotomow with two friends acting as wingmen.

Scoping the room packed with around 250 twenty- and thirty-somethings, the welder says all the solitude around makes events like this one a no-brainer.

"Except tonnes of people hide it right? Many are lonely and they just don't know what to do about it," he said amid the din of chitchat and laughter.

The singles mixer is the brainchild of 34-year-old doctor Matylda Krzysiak, a parishioner who lobbied the church for four years before the new parish priest gave it the thumbs up.

"People are generally spending their time on the web. There's a lot of isolation. And everyone's overworked," said the stylish and single blonde.

The soiree starts with mass, including a special sermon -- on jealousy or women made in the image of God or communication pitfalls -- and prayers for a good husband or wife. Believers then leave the pews to mingle in another room.

At least three churches hold singles mass in the capital, along with others in the southern city of Krakow for example or Olsztyn in the north.

Churchgoers have been pairing off for ages, but special services for singles is a new formula for the church at a time when its influence is no longer what it used to be, says Warsaw sociologist Pawel Boryszewski.

"There are various competing offers and now the church is trying to give it a name, to make it easier for people. Are you lonely? Then here: mass for the lonely," he told AFP.

'Ducks in a row'

Poland is among Europe's most devout countries but while over 90 percent of Poles identify themselves as Roman Catholic, ever fewer are heading for the pews on Sunday.

Since 2005 the number of non-believers has risen from three percent of the population of 38 million people to seven, according to the CBOS institute, which ran its latest survey this year.

"There's a lot of church-bashing," said Krzysiak, pointing down her throat in a gesture of disgust to show how some see the institution.

She says sceptics see singles mass as just another ploy by priests to fill offering plates with money, but she stresses that at her church the event is free and was a parishioner initiative.

Father Aleksander Jacyniak, 54, who runs the meet-and-greet at the Jesuit Church in the heart of Warsaw's old town, says his predecessor launched it after spotting a pattern among young people at confession.

"They finished school, found themselves a job, already have an apartment, basically have their ducks in a row -- but they don't have a wife or husband," said Jacyniak, who centred his sermon around the popular self-help book "Why Am I Afraid to Love?"

Official statistics here show the number of single women aged 15 and up -- discounting the divorced and widowed -- rose from around 18 percent of the population in 1988 to 23 percent in 2011.

For men the percentage grew from 30 to 35.

"I'm one of those folks who feel emptiness somewhere inside," said Ewelina Andrejczyk, a friendly 20-year-old with rainbow-coloured hair.

The shy agriculture student did not find her other half among five dozen singles in the cavernous church basement last month, but Jacyniak says sparks do fly. Several pairs have walked down the aisle.

Law student Tomasz Olejek, who went as moral support for his single-and-looking friend, said he found his own gal pal by chiming in during post-mass chatter outside the church.

"I looked for a lady on the Internet for around eight years. Nothing. And then I met my girlfriend in the real world," the 23-year-old told AFP.

"That's why I think you need to just leave the house and look."

(Source: http://news.yahoo.com/poles-seek-match-made-heaven-singles-mass-102901135.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội lần thứ XII Hội đồng Giám mục Việt Nam tại TTMV Saigòn
VietCatholic Network
10:28 10/10/2013
SAIGÒN - Hiện tại đông đủ các giám mục trong HĐGMVN đang họp Đại hội lần thứ XII từ ngày 7 đến 11 tháng 10 năm 2013 tại Trung Tâm Mục Vụ Sàigòn.

Trong buổi sáng ngày 8/10, Đức Hồng Y Gioan Baotixita, Tổng giám mục giáo phận Saigòn chia sẻ những lời tâm tình cuối giai đoạn sứ vụ mục tử của ngài. Ngài nói, để biểu lộ dung mạo Lòng Từ Bi và Thương Xót của Chúa, Hội Thánh nên loan báo Tin mừng qua con đường hội nhập văn hóa và đối thoại chân thành trong yêu thương và nhẫn nại với mọi người thuộc mọi thành phần trong thế giới hôm nay.

Buổi chiều, các Đức Cha bàn thảo về sự chuẩn bị pháp lý cho việc bầu cử các chức danh trong Ban Thường vụ HĐGMVN và các Ủy ban vào ngày hôm sau. Các đề tài về quy chế Giáo luật cho các dòng tu, tu đoàn mới cũng được giới thiệu và bàn thảo.

Buổi tối, như những kỳ họp bình thường, các giáo tỉnh gặp gỡ nhau theo nhóm.

Theo một nguồn tin bán chính thức (đang được kiểm chứng) mà VietCatholic đã nhận được, cho biết là trong buổi bầu cử hôm nay, Đức Tân Tổng Giám Mục Phó của Sàigòn là Đức Cha Phaolô Bùi văn Đọc đã được bầu làm Tân Chủ Tịch HĐGM/VN.
 
Giáo họ Thánh Louis, Gò Vấp mừng thánh quan thầy Louis Bertrand
Hà Tiến Đạt
09:03 10/10/2013
Bến Hải – Sài Gòn: Giáo họ Thánh Louis, Gò Vấp mừng Thánh quan thầy Louis Bertrand

Bến Hải, Gò Vấp, Sài Gòn 9/10/2013: Nếu ta tìm ngày kính nhớ Thánh Louis Bertrand trong lịch Công Giáo ở Việt Nam để kính nhớ, chúng ta sẽ không thấy ngày lễ kính Thánh. Nhưng nếu đọc tiểu sử của Ngài trên các phương tiện truyền thông hiện nay, tìm trên các bài viết hay lịch lễ của dòng Đaminh (dòng Anh Em thuyết giáo) sẽ thấy ngay ngày kính nhớ Ngài.

Tại giáo xứ Bến Hải, Gò Vấp, Sài Gòn trong bốn giáo họ có giáo họ Thánh Louis (gồm nhiều giáo dân gốc Bắc thuộc họ Nhân nghĩa, Hải phòng) đã nhận Thánh nhân là quan thầy của giáo họ hơn năm mươi năm. Và kính nhớ Thánh Louis bổn mạng của giáo họ là ngày 9 tháng 10, ngày Thánh nhân được Chúa đưa vè Trời.

Tại nhà thờ Bến Hải, đúng 17g30 trong tiếng rộn ràng trống phách của đội trống Thánh Louis, chuông nhà thờ và niềm hân hoan vui mừng của giáo dân mau bước đến hiệp dâng Thánh lễ đồng tế do Cha xứ chủ tế và các cha dòng SDB, dòng Chúa Thánh Thần kính nhớ Thánh nhân mời gọi mọi người noi theo gương sống của Thánh nhân, cùng cầu bình an cho giáo họ và cộng đoàn trong lễ chiều nay (09/10/2013).

Trong bài chia sẻ, Cha xứ nhắc lại tiểu sử của Ngài: “Thánh Louis Bertrand sinh ngày 1/1/1526 tại Valencia, nước Tây Ban Nha, trong một gia đình quý phái và đạo đức. Năm 16 tuổi, vì muốn vào tu viện thánh Giacôbê, người đã trốn khỏi nhà trái ý thân phụ. Bị bắt trở về và cấm không được lui tới với Dòng Anh em Thuyết giáo, người vẫn kín đáo đến công hội tu viện để nghe huấn đức. Sau cùng, ngày 26/8/1544, người được lãnh tu phục, mặc dầu song thân vẫn chống đối. Người cố hết tâm lực đạt tới hình ảnh trọn hảo của một tu sĩ Thuyết giáo, và đã thực sự trở thành một "lý tưởng" của Dòng, và là gương mẫu cho các tập sinh được người huấn luyện. Kết hợp cuộc sống nghiệm nhặt với nhiệt tâm tông đồ để truyền bá đức tin, năm 1562, người đã xin đến tận một vùng xa xôi của châu Mỹ, nay là nước Colombia.

Bảy năm sống tại nơi đó, thánh Louis tận tụy phục vụ dân bản xứ, và đã đưa nhiều người về với ánh sáng Tin Mừng. Nhờ ơn lạ, họ hiểu được người, mặc dầu người chỉ nói tiếng bản quốc (tiếng Tây ban nha). Người dạy cho họ biết văn hóa nhân bản và bênh vực họ chống lại những kẻ áp bức. Ðược Đức Giám Mục Bartolomeo Las Caxas cổ võ, người can đảm đương đầu với những quan chức thực dân. Hồi hương năm 1569, người hoàn toàn dấn thân vào tác vụ canh tân đời sống ki-tô hữu và tu trì, hăng say học tập nên thánh, với đặc điểm là lòng kính sợ Chúa.

Người từ trần tại Va-len-xi-a ngày 9/10/1581. Ðức Clemente thứ Mười đã tôn người lên bậc hiển thánh ngày 12/4/1671. Năm 1936, trong cuộc nội chiến tàn khốc, thi hài ngươì đã bị hỏa thiêu.”

Ước gì mỗi người trong giáo họ và giáo xứ noi gương và sống theo tinh thần của Thánh nhân: hiệp nhất và sống đức tin với tinh thần khó nghèo trong việc cầu nguyện i Thánh nhân bầu cử cho cộng đoàn trước mặt Chúa luôn an vui, sức mạnh trong hăng say việc truyền giáo nước Trời bằng chính cuộc sống hiện tại của mỗi người trong gia đình, trong xã hội.

Cuối Thánh lễ, Cha Xứ và cộng đoàn cùng hôn kính xương Thánh Louis Bertrand trong tiếng rộn ràng trống phách truyền thống mừng Thánh nhân và chúc mừng bổn mạng của giáo họ, những người mang tên Thánh.
 
Thư chung gửi Cộng đồng Dân Chúa: Hội Thánh tại Việt Nam và công cuộc Tân Phúc-Âm-hoá
Hội Đồng GMVN
20:30 10/10/2013
Thư chung gửi Cộng đồng Dân Chúa: Hội Thánh tại Việt Nam và công cuộc Tân Phúc-Âm-hoá

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
THƯ CHUNG GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA


HỘI THÁNH Công Giáo TẠI VIỆT NAM
VÀ CÔNG CUỘC TÂN PHÚC-ÂM-HÓA


Anh chị em thân mến,

“Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần, ở cùng tất cả anh chị em” (x. 2Cr 13,13). Chúng tôi, các giám mục từ 26 giáo phận Việt Nam, quy tụ tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn để tham dự Đại hội lần thứ XII của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, xin cảm ơn anh chị em đã cầu nguyện nhiều cho chúng tôi để Đại hội diễn ra cách tốt đẹp và bình an. Nay Đại hội đã kết thúc, qua Thư Chung này, chúng tôi muốn chia sẻ với anh chị em những công việc đã làm trong Đại hội, cách riêng về sứ vụ Tân Phúc-Âm-hoá.

1. Bước vào Đại hội trong khung cảnh Năm Đức Tin, chúng tôi vui mừng được nghe biết về những hoa trái thiêng liêng nơi các tín hữu cũng như các cộng đoàn giáo xứ, giáo phận, dòng tu, đã tích cực học hỏi và nỗ lực canh tân đời sống đức tin. Các cuộc cử hành phụng vụ và sinh hoạt mục vụ đã giúp cho đức tin của mỗi người được thanh luyện, củng cố và đổi mới. Đồng thời, khi nghe biết về những khó khăn và thử thách mà một số cộng đoàn phải đối diện, chúng tôi hiểu rằng sống đức tin luôn luôn là một thách đố, nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, người môn đệ Chúa Giêsu vẫn được mời gọi làm chứng cho Tin Mừng yêu thương của Chúa, trở thành chất xúc tác cho việc xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống.

Ngoài ra, chúng tôi cũng lắng nghe và góp ý cho nhau về nhiều sinh hoạt và công việc của Hội Thánh tại Việt Nam, cách riêng là công trình xây dựng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang. Đại hội cũng dành nhiều thời giờ cho việc bầu chọn Ban Thường vụ của Hội Đồng Giám Mục cũng như các chủ tịch của các Ủy ban trực thuộc Hội Đồng Giám Mục trong nhiệm kỳ mới.

2. Giờ đây chúng tôi muốn chia sẻ với anh chị em về định hướng và chương trình mục vụ trong những năm tới. Trong ba năm qua (2010-2013), tất cả chúng ta đã cùng nhau học hỏi và sống ý nghĩa Giáo Hội: mầu nhiệm – hiệp thông – sứ vụ. Định hướng đó và tinh thần của Năm Đức Tin cần được tiếp nối bằng nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”, cũng là chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII, diễn ra tại Rôma, từ ngày 7 – 28 tháng 10 năm 2012. Thật vậy, ánh sáng Đức Kitô chiếu tỏa trên khuôn mặt các Kitô hữu và ánh sáng ấy phải lan đến những người khác, giống như từ ngọn nến phục sinh, vô vàn những ngọn nến khác được thắp lên trong Đêm Vọng Phục Sinh.[1] Ngoài ra, chúng ta còn được nhắc nhở cách riêng về sứ mệnh đó trong năm nay, khi Hội Thánh tại Việt Nam kỷ niệm 25 năm tuyên phong 117 chứng nhân đức tin (19.06.1988 – 19.06.2013), là những hoa trái thánh thiện của công cuộc Phúc-Âm-hóa.

3. Mục tiêu của Phúc-Âm-hóa là dẫn mọi người vào cuộc gặp gỡ cá vị với Đức Giêsu Kitô, trong Thánh Thần, nhờ đó gặp gỡ Thiên Chúa Cha của Người, cũng là Cha của chúng ta, và để đời sống mình được biến đổi theo tinh thần Phúc Âm. Như thế, trước hết chính bản thân chúng ta phải được Phúc-Âm-hóa, phải củng cố và làm mới lại đức tin của mình, rồi mới có thể giúp những anh chị em đã xa rời đức tin tái khám phá vẻ đẹp và ánh sáng đức tin. Ngày nay, khi một số người chỉ còn là Kitô hữu trên danh nghĩa, chúng ta hãy sống cho đúng với ơn gọi Kitô hữu của mình trong niềm vui, hãy chiếu tỏa sức hấp dẫn của Tin Mừng cho những người chung quanh.

Phúc-Âm-hóa là sứ vụ mang tính toàn diện, vì “ánh sáng đức tin không chỉ soi chiếu đời sống nội bộ của Hội Thánh hoặc chỉ để xây dựng thành đô vĩnh cửu trong thế giới mai sau, mà còn giúp chúng ta xây dựng xã hội hiện nay nhằm hướng tới một tương lai hi vọng”.[2] Chính Chúa Giêsu dạy chúng ta hướng đi này. Người đứng về phía những nạn nhân của các thảm họa và bất công. Người liên đới với những ai bị xã hội loại bỏ. Liên đới và xót thương những nạn nhân và những người bị gạt ra bên lề xã hội phải trở thành đòi hỏi thiết yếu trong sứ vụ Phúc-Âm-hóa.[3]

4. “Tân Phúc-Âm-hóa” không phải là rao giảng một Phúc Âm mới vì “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13,8), nhưng là “mới về lòng nhiệt thành, mới trong phương pháp, và mới trong cách diễn tả”.[4] Mới về lòng nhiệt thành là làm mới lại tương quan giữa bản thân chúng ta với Đức Giêsu Kitô, để mối tương quan ấy hướng dẫn toàn bộ đời sống chúng ta. Mới trong phương pháp là biết vận dụng những phương pháp thích hợp để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời đại về nhiều mặt, văn hóa, xã hội cũng như kỹ thuật. Mới trong cách diễn tả là cố gắng nghiên cứu và sử dụng những cách diễn tả phù hợp, để con người hôm nay có thể hiểu và lĩnh hội được sứ điệp Phúc Âm.

Công cuộc Tân Phúc-Âm-hóa đòi duyệt lại toàn bộ các sinh hoạt mục vụ ở tất cả mọi bình diện, nghĩa là phải thực hiện cuộc hoán cải từ trong tâm thức đến định hướng và phương pháp khi làm mục vụ. Từ kinh nghiệm của các nước đã có nhiều Kitô hữu bỏ đạo, nếu chúng ta không nhanh chóng thực hiện cuộc hoán cải mục vụ này, thì trong tương lai không xa, Hội Thánh tại Việt Nam cũng có thể rơi vào tình trạng băng giá của mùa đông đức tin như một số nơi trên thế giới.

Chương trình canh tân đời sống đức tin cần được lồng vào trong tổng thể của kế hoạch mục vụ mà Hội Đồng Giám Mục trình bày trong Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010: “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”. Thư Chung ấy là chương trình hành động của Hội Thánh tại Việt Nam trong nhiều năm. Dựa trên định hướng căn bản này, chúng tôi mời gọi anh chị em hãy cùng với chúng tôi thực hiện kế hoạch mục vụ kéo dài 3 năm (2014-2016):

– Năm 2014: Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình;
– Năm 2015: Phúc-Âm-hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn;
– Năm 2016: Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội.

5. Trong năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng. Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình, do đó, Hội Thánh đặc biệt quan tâm đến các gia đình. Cách cụ thể, mới đây Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa ngoại lệ vào tháng 10 năm 2014 về “Những thách đố mục vụ đối với gia đình trong bối cảnh Phúc-Âm-hoá”. Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 cũng nhấn mạnh: “Trước cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay, Hội Thánh nhận thấy cần phải tăng cường và canh tân mục vụ gia đình, phải xem mục vụ gia đình là hoạt động quan trọng, nối kết những kế hoạch và chương trình mục vụ của giáo xứ cũng như giáo phận”.[5]

6. Để thực hiện những mục tiêu trên, xin anh chị em hãy xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng.

– Gia đình là cộng đoàn cầu nguyện, thờ phượng Thiên Chúa, đền thờ tại gia. Hiệp thông trong kinh nguyện vừa là hoa trái vừa là đòi hỏi của sự hiệp thông bắt nguồn từ bí tích Rửa Tội và Hôn Phối. Chúa Giêsu hiện diện trong gia đình khi vợ chồng, cha mẹ, con cái cùng cầu nguyện, và khi đó, chính cuộc sống gia đình trở thành lời kinh sống động. Hoàn cảnh sống hiện nay gây nhiều khó khăn trở ngại cho việc gia đình cùng sum họp cầu nguyện. Tuy nhiên đây là đòi hỏi quan trọng trong đời sống gia đình Công Giáo. Vì thế, cùng với việc siêng năng tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận các bí tích, chúng tôi tha thiết xin anh chị em duy trì giờ kinh chung trong gia đình, và cố gắng đưa Lời Chúa vào giờ kinh này.

Gia đình là cộng đoàn yêu thương bằng tình yêu hợp nhất thủy chung, xuất phát từ Thiên Chúa Tình Yêu. Mối tương quan giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái cũng như giữa anh chị em với nhau, phải là dấu chỉ sống động của Tình Yêu Thiên Chúa. Vì thế, các gia đình Công Giáo phải loại bỏ mọi thứ bạo hành, “hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa, nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau” (Cl 3,12-13).

Gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống, được khơi nguồn từ chính Thiên Chúa Hằng Sống. Vợ chồng Kitô hữu yêu thương nhau bằng một tình yêu mở ra với sự sống, tôn trọng sự sống ngay từ lúc thụ thai, cộng tác với Thiên Chúa Tạo Hóa qua việc sinh con có trách nhiệm, giáo dục con cái nên người tốt và nên con cái Chúa. Gia đình phải là ngôi trường đầu tiên dạy các đức tính nhân bản và đức tin, là thành trì bảo vệ sự sống thể lý cũng như tinh thần của con cái trước sự tấn công của cái ác và cái xấu trong cuộc sống. Vì thế, các bậc cha mẹ phải ý thức trách nhiệm của mình là những nhà giáo dục đầu tiên và không thể thay thế, bằng chính gương sáng của mình.

Gia đình là cộng đoàn tham gia vào sứ vụ Phúc-âm-hóa, bằng lời cầu nguyện cũng như bằng hành động cụ thể. Chính đời sống yêu thương hiệp nhất trong gia đình Công Giáo, ngay giữa những khó khăn và thử thách của cuộc đời, tự nó đã là lời chứng âm thầm nhưng có sức thuyết phục của Tin Mừng. Ngoài ra, theo truyền thống tốt đẹp, gia đình Công Giáo còn là nơi vun trồng ơn gọi linh mục và tu sĩ. Đồng thời, khi có thể, xin anh chị em hãy mạnh dạn chia sẻ và giới thiệu Đức Kitô cho người khác.

7. Để đồng hành với các gia đình trong sứ mệnh cao cả nói trên, chúng tôi đề nghị một số việc mục vụ sau:

Việc chuẩn bị cho giới trẻ bước vào đời sống hôn nhân và gia đình là đòi hỏi khẩn thiết hơn bao giờ hết. Các bạn trẻ cần ý thức và sống đời hôn nhân như một ơn gọi và sứ mệnh cao quý, được chọn lựa với ý thức, tự do và trách nhiệm. Đôi bạn Kitô hữu còn được mời gọi sống bí tích Hôn Phối như dấu chỉ hữu hình và hữu hiệu của tình yêu Đức Kitô dành cho Hội Thánh, một tình yêu phong nhiêu, duy nhất và bất khả phân ly. Để được như thế, cần có sự chuẩn bị xa, chuẩn bị gần, và chuẩn bị trực tiếp cho các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân.

Trong bối cảnh có nhiều biến động về văn hóa-xã hội ngày nay, chúng tôi thiết nghĩ cần phải nhắc lại chân lý này: định chế gia đình đặt nền tảng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Định chế này dựa trên bản tính con người, do chính Thiên Chúa thiết lập, hướng đến thiện ích của chính gia đình và xã hội; vì thế, mọi cá nhân và tập thể xã hội cần nhìn nhận và tôn trọng định chế này.

Đồng hành với các gia đình trẻ ngày nay là yêu cầu mục vụ quan trọng, để giúp họ sống tình yêu vợ chồng với tinh thần trách nhiệm, phục vụ sự sống, biết hòa hợp tình thương trong tổ ấm gia đình với trách nhiệm xây dựng Hội Thánh, xã hội và đất nước.

Với những anh chị em đang gặp khó khăn vì hôn nhân đổ vỡ và gia đình ly tán, một đàng chúng ta vẫn phải nêu cao lý tưởng đời sống hôn nhân Công Giáo, đàng khác phải đồng hành và nâng đỡ họ, thay vì bày tỏ thái độ lên án và loại trừ.

Hiện nay, có nhiều nhóm, hiệp hội, phong trào tu đức và tông đồ đang dấn thân chăm lo mục vụ gia đình theo những cách thế và mức độ khác nhau. Những phong trào này cần được các mục tử đồng hành và hướng dẫn, nâng đỡ và khích lệ, để họ góp phần cách cụ thể và hài hòa với chương trình mục vụ chung trong mỗi giáo xứ, giáo phận.

Các giáo phận nên quan tâm đến việc đào tạo giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân chuyên trách mục vụ gia đình. Những người này sẽ cộng tác với các giám mục giáo phận trong việc xây dựng và triển khai những chương trình mục vụ gia đình trong giáo phận cũng như giáo xứ. Chúng tôi cũng muốn gửi lời kêu gọi đặc biệt đến anh chị em văn nghệ sĩ và giới truyền thông Công Giáo. Ước mong anh chị em vận dụng tài năng Thiên Chúa ban, để tôn vinh vẻ đẹp đích thực của tình yêu hôn nhân và gia đình. Các linh mục tương lai cũng cần được chuẩn bị chu đáo hơn về mục vụ gia đình, để có thể đồng hành với các gia đình cách hữu hiệu.

Anh chị em thân mến,

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ với anh chị em những thao thức mục vụ cũng như những đề nghị cụ thể, nhằm góp phần vào nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”. Ước mong những đề nghị này được anh chị em - cách riêng, các linh mục là những cộng tác viên gần gũi của hàng giám mục - đón nhận để cầu nguyện, suy nghĩ, khai triển và thực hiện ở nhiều cấp độ: gia đình, giáo xứ, giáo phận. Hướng về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những tấm gương sáng ngời trong sứ mệnh Phúc-Âm-hóa, chúng ta hãy thân thưa với các ngài:

Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, là con thảo của Cha trên trời, là chứng nhân anh dũng của Đức Kitô, là thành phần trung kiên của Hội Thánh, xin giúp chúng con biết trân trọng di sản đức tin mà các ngài đã truyền lại cho chúng con bằng máu và nước mắt. Xin cho chúng con mạnh dạn sống đức tin trong gia đình cũng như xã hội, theo tấm gương xán lạn của Thánh Gia Thất, để chiếu tỏa ánh sáng đức tin khắp nơi nơi; nhờ đó chúng con có thể tích cực góp phần thi hành sứ mệnh truyền giáo, đem lại hoa quả dồi dào trên quê hương Việt Nam thân yêu.

Làm tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn, ngày 10 tháng 10 năm 2013

+ Cosma Hoàng Văn Đạt + Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
(đã ký) (đã ký)
Giám mục Bắc Ninh Tổng giám mục Hà Nội
Tổng thư ký HĐGM.VN Chủ tịch HĐGM.VN


–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
[1] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Lumen fidei, số 37.
[2] Nt., số 51.
[3] Sứ điệp FABC X.
[4] Đức Chân phước Gioan Phaolô II, Diễn văn tại Đại hội XIX của CELAM, Port-au-Prince.
[5] HĐGMVN, Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010, số 43.
Hội đồng Giám mục Việt Nam


(Nguồn: Web HĐGMVN)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mỹ Yên, vùng đất chưa yên!
Bảo Giang
10:09 10/10/2013
Trong bài “Cồn Dầu, nắng mới vươn lên” vào tháng 10-11, tôi có viết là: GM Nguyễn thái Hợp đã không nhân danh GM Vinh, không nhân danh HĐGMVN. Nhưng nhân danh một người dân, là GM tại Vinh, là chủ tịch UBCL / HB trực thuộc HĐGMVN mà lên tiếng. Trong sự kiện lên tiếng, Ngài không có ý bênh vực cho giáo dân Cồn Dầu, nhưng là đặt ra vấn đề Công Lý xã hội với nhà nước trong việc hành xử trách nhiệm của họ với đồng bào Việt Nam, mà Cồn Dầu, chỉ là một thí dụ điển hình! Cũng như trước đó, khi giáo dân và TGM Hà Nội đi đòi lại Công Lý thì nào có phải là đi đòi đất, đòi Công Lý và Sự Thật về cho một cá nhân nào đâu. Có chăng là vì quyền sở hữu của người dân mà họ dấn thân!.

Sụ việc hiển nhiên là thế. Văn thư chẳng có gì biểu tỏ cho mình. Trái lại, chỉ là những lý lẽ đoan chính như là một đề nghị, một ý kiến, gởi đến phía nhà lãnh đạo hơn là một bài trong giáo khoa thư. Thẳng thắn đề nghị chính quyền địa phương và Trung Ương, nên theo nguyên tắc hành xử trong nền Công Lý của Con Người trong các xã hội nhân bản, tiến bộ, để đem lại phúc lợi cho người dân. Bởi vì, nhà nước có được chính quyền trên cả nước hôm nay, dù chiếm bằng bạo lực hay bằng, “dân chủ kiểu áp đặt” của mình thì trong đó người dân Việt vẫn cần có quyền để sống và sống với phẩm gía làm người. Họ không phải là “tập đoàn” nô lệ. Nhưng là những con người, là những phần tử ưu tú Việt Nam! Chính nhà nước đã nhiều lần, ngay trong bản văn gọi là Hiến Pháp, cũng khẳng định nhân dân là những ngưòi làm chủ đất nước. Phần các cán bộ, đảng viên chỉ là những đầy tớ! Như thế, đã là thành phần của dân tộc, gánh chung một gánh giang sơn Việt Nam thì dù là quan, là quân hay dân đều phải tôn trọng quyền làm người và cuộc sống của nhau.

Điều ấy ai cũng biết. Bởi trong tương quan về nhân sinh, cổ ngữ cũng đã chỉ ra rằng “Khi vua quan coi dân như cỏ rác, người dân sẽ coi vua quan như kẻ thù” (MT). Dĩ nhiên, không ai muốn tình trạng này xảy ra cho đất nước mình hay thời mình đang sống. Bởi đó là họa, không phải là phúc cho cả đôi bên. Theo đó, nếu vì an ninh, trật tự của đất nước. Nhà nước có nhu cầu thu hồi đất đai, là tài sản vốn thuộc về người dân theo truyền thống, theo luật định thì cũng phải ứng xử theo nhân cách làm người. Nó không thể là một thứ quy hoạch với phương cách chiếm đoạt hay bồi thường theo dạng bố thí trên mồ hôi, nưóc mắt và máu của đồng bào. Nó càng không thể là một cuộc diễn tập bằng súng đạn, xe kéo vá chó nghiệp vụ đến ủi bừa theo lệnh của nhà nước. Để một bên thì vênh vang trong chiến thắng hoành tráng, một bên thì mất nhà mất nghiệp, thậm chí vào tù! Trái lại, nó phải được đối thoại, đáp ứng với sự hài hòa của một nền công lý pháp trị.

Nhìn lại văn thư, cũng như trường hợp trước đó với TGM Kiệt. Mọi người đều thấy là, văn thư, lời nói ấy như một khát vọng, khởi đi từ những tâm hồn lớn vì quê hương, vì đất nước và vì dân tộc của minh. Không một ai có thể nghi ngờ, hoặc phủ nhận về lòng trung trinh của các vị này trong việc họ muốn góp phần xây dựng, kiến tạo một đất nước, một xã hội phồn vinh trên nền tảng của công lý, của tữ do, nhân quyền, ngõ hầu mang lại phúc lợi, no cơm ấm áo, tiến bộ cho người dân. Tiếc rằng, sự kiện đầy thịện chí của họ, vẫn có những cái nhìn thiếu đứng đắn để đưa một số người đọc, người hữu trách đến những ý nghĩ thiển cận, xấu xa, tiềm ẩn trong bụng hay là lộ ra bên ngoài. Chà những “cái gai” này nhọn qúa, để lâu sẽ đâm thủng cả tim gan của đảng mình đây!

Nay lại đến lá thư mang tính cảm nghiệm hay lời chứng của GM Oanh ở Kontum, viết gởi đến chính quyền Nghệ An, nhân vụ chính quyền sở tại vừa muốn chiếm đoạt tài sản của người, lại còn vu chụp cho các nạn nhân nhiều thứ “tội” khác. Nhà nước sẽ nghĩ gì, làm gì khi nhận được lá thư này? Phần cá nhân, tôi nhớ đến một câu chuyện trong Hán Sở tranh hùng. Đoạn nói về việc Hàn Tín, viên “chấp kích lang” nhận lệnh của Hạng Vũ đưa Hàn Sinh ra chợ, nấu vạc dầu vì cái tội dám trực ngôn để…. can vua! Trên đường bị dẫn giải, Hàn Sinh không sợ hãi, còn bảo với những người đứng bên đưòng xem đoàn tù bị áp giải vào vạc dầu là: “Hỡi người Hàm Dương ta ơi, Ta vì trung với nước mà bị nấu dầu, chú xét chẳng có tội chi. Ta chắc không qúa một trăm ngày nữa, quân Hán Vương sẽ ra đánh Tam Tần, lấy Hàm Dương, chừng ấy các ngưòi sẽ thấy chuyện loài khỉ đội mũ.”
Nghe thế, chẳng một ai trả lời, riêng quan chấp kích lang Hàn Tín trước khi hành hình Hàn Sinh đã bảo:
- Xin quan Gián Nghị chớ nói nữa. Ông bảo là bị chết oan ư? Nhưng theo tôi, Ngài có ba tội đáng chết!
Tại sao ta lại có tội đáng chết? Hàn Tín trả lời:
- Thứ nhất. Ngài làm chức quan Gián Nghị, sao lúc giết tướng Tống Nghĩa, ông không can. Thứ hai, lúc chôn hai mươi vạn hàng binh sao ông không can. Lúc giết Tử Anh, đào mả Thủy Hoàng, đốt cung A phòng ông cũng không can. Nay bệnh trạng đã quá trầm trọng, dẫu trời cũng chẳng cứu đưọc thì ông lại nhảy vào mà can!.


Lời luận tội nghe ra ê chề, đau đớn làm sao chứ! Kết qủa, Hàn Sinh bị luộc trong chảo dầu, và quân Hán Vương thì sau đó một thời gian ra đánh lấy Tam Tần. Hạng Vũ đã không giữ được nghiệp mà còn mất mạng bên bờ sông Cai Hạ!

Trở lại chuyện nước ta. Chuyện cái “Gai Nhọn” ở Vinh, không phải đến hôm nay mới có! Nhưng từ khi nhà nước qua chuyến gọi là “đến thăm, hòa giải với Tổng Giám Mục Kiệt của TT Dũng” rồi lừa dối Ngài, nuốt trửng khu Tòa Khâm Sứ, kế đến là chiếm gọn linh địa Thái Hà, phá Thánh Gía Đồng Chiêm. Chiếm đoạt luôn đất đai của giáo xứ Tam Tòa, Loan Lý….Cồn Dâu. Sau đó, còn cho cánh báo chí, truyền thông, lên diễn đàn phỉ báng một chính nhân là Tổng Giám Mục Ngô quang Kiệt thì cái gai ở Vinh bắt đầu lộ diện. Ở đâu cũng thấy đoàn sinh viên học sinh Công Giáo thuộc giáo phận Vinh xuất hiện, phản kháng nhà nước! Nay chuyện Thái Hà, mai chuyện Đồng Chiêm, mốt chuyện Tam Tòa. Đã thế, Tòa GM Xã Đoài còn vận động, đưa hàng chục ngàn người rầm rập kéo nhau về Xã Đoài mà lên án cái bạo lực của nhà nước dưới thời của GM Nguyễn ngọc Thuyên. Còn bao che cho hàng chục sinh viên khác kéo nhau xuống đường, biểu tình chống nhà nươc, lên án Tàu cộng xâm lăng nưóc ta, với mưu đồ phá hỏng tình hữu nghị đời đời giữa hai bên! Với những “tội riêng”, “tội chung” ấy, nhà nước có khi nào quên! Nhà nước không quên, nên chuyện xứ Mỹ Yên, yên thế nào được! Nói cách khác, cái gai ở Hà Nội, ở Vinh không thể để nó nhọn thêm. Trái lại phải tìm cách cắt bỏ nó đi.

Vì nhà nước CHXHCN/VC vốn đã có một ý đồ như thế. Nên không lạ gì việc họ cứ lần lượt, hết chỗ này, rồi đến chỗ khác, luôn theo vết dầu loang mà làm càn. Hết đất của tôn giáo ở nơi này, lại đến đất của tư nhân như ở nơi khác( như Dầm Tôm với Đoàn văn Vươn hay ở Văn Giảng, văn Điển). Bài bản “đánh” xem ra giống hệt nhau. Chẳng một nơi nào mà không có công an, xe ủi, chó nghiệp vụ. Những thứ này xem ra nhà nước nuôi nhiều, nếu không cho ăn, không cho tập dợt, chúng bị chồn chân! Kết quả, chuyện ủi càn, làm bừa là chân lý của nhà nước nên không bao giờ có thể ngừng lại, hay thay đổi được.

Chuyện nhà nước CS không thể dừng bạo lực và gian dối lại, thật ra không khó hiểu. Trước hết, đây là một trong những phương châm cơ bản của cộng sản là phải luôn tạo ra sự bất ổn, hoặc tạo ra chiến tranh. Khi không có chiến tranh để tạo ra những khẩu hiệu hỏa mù, lừa bịp. Họ bó buộc phải tự tạo ra những cuộc chiến cục bộ, dù là cuộc chiến cướp giật đất đai của người dân, phải luôn đẩy người dân vào thế bị động, bất ổn. Nhờ đó, cộng sản mới có cơ hội dùng bạo lực để tạo ra hoang mang, sợ hãi trong dân để nuôi sống chế độ. Kế đến, tiêu diệt tôn giáo luôn là một sách lược hàng đầu khác của cộng sản. Chừng nào các nhà thờ còn kinh lễ, còn các cố đạo rao giảng về đạo đức về luân lý, về niềm tin, về nhân bản xã hội thì ngày ấy sách lược gây hấn với nhà thờ này, hay nhà thờ khác vẫn được CS tiếp tục thi hành. Các chùa chiền, các nơi thờ phượng tôn nghiêm của các các tôn giáo khác cũng chung số phận. Nơi đâu có những nhà tu chân chính đem được niềm tin, gây được ảnh hưởng vào đời sống đạo nghĩa của xã hội, đối nghịch với nền “đạo đức” vô luân, vô đạo của Hồ chí Minh trong phương cách đối sử với đồng bào ,với cha mẹ, với chính vợ con mình như HCM đã từng làm, là nơi đó bị dòm ngò, bị bóp nghẹt, bị triệt hạ.

Cộng sản phương tây, tuy với chủ trương vô tôn giáo. Nhưng họ còn biết phân biệt lằn ranh giữa tôn giáo và chính trị. Theo đó, dù là Lê Nin, Stalin, hay những kẻ tôn thờ cộng sản điên cuồng, cũng không bao giờ toan tính tới việc đưa những thành phần này vào nhà thờ, vào các nơi thờ phượng nghiêm trang của tôn giáo. Nhưng một thứ cộng sản vay mượn, kiểu thiếu văn hóa như ở Việt Nam lại khác. Chúng không ngừng tìm phương cách để đem cái đầu lâu của Hồ chí Minh lọt vào khu vực nhà thờ nhà chùa. Tại sao lại có sự kiện CS muốn đưa ác quỷ dựa hơi thần thánh?

Câu hỏi đã gói ghém nửa câu trả lời. Bởi cái bản chất của nó là tồi tệ, là xấu xa nên ai ai cũng phải xa lánh. Phần còn lại là, Trung cộng và có thể, một số chóp bu đời trước trong tập đoàn CS Việt Nam biết Hồ chí Minh không phải là Nguyễn tất thành, nhưng là Hồ Tập Chương, do Tàu xây dựng, tác tạo. Bởi bút tích của Hồ chí Minh vẫn còn đây. Vào tháng giêng 1949, trong tạp chí “sinh hoạt nội bộ” Hồ chí Minh viết dưới bút hiệu Trần thắng Lợi đã viết bài “đảng ta”. Sau này nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã đưa “đảng ta” của Hồ chí Minh vào trong “Hồ chí Minh toàn tập” tập 5, trang 547, có ghi rõ ràng như sau: “Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng. Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám..”. "Đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi" ("Nguyễn Ái Quốc đồng chí hòa ngã" trong "Hồ Chí Minh sinh bình khảo").(Hồ chí Minh: đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi, Trần Việt Bắc). Tôi đây chính là Hồ tập Chương, là Hồ chí Minh sau này, là một trong tám ủy viên đầu tiên trong đại hội ở Hương Cảng. (chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này sau),

Vì Hồ chí Minh có một cái gốc như thế, nên CS, đặc biệt là Tàu cộng, không ngừng thúc đẩy CSVN phải biến HCM thành một nhân vật thần thánh của tôn giáo, và xây dựng cho Y thành một “cha già dân tộc “như cuốn sách của Trần dân Tiên đạo diễn. Khi hai ngôi vị này đã yên, Hồ đã được vào các chùa, vào nhà thờ, dù chỉ là năm bảy nơi thôi, thì sẽ không còn một ai dám động đến Y, không còn một ai dám lên tiếng đòi Chôn Nó Đi nữa. Dĩ nhiên, xây dựng xong việc này thì Tàu đã là chủ thể của Việt Nam mà chả cần phải đanh đấm xâm lấn làm chi cho tốn hơi tốn sức. Hãy nhìn Việt Nam hôm nay, xem ra đã có câu trả lời. Với dáng cong lưng, qùy không mỏi của tập đoàn cộng sản tại VN, con đường Tàu hóa đã đi được nửa vời. Ngưòi Hoa kiều tự do ra vào Việt Nam, tự do xây dựng làng mạc riêng, chợ búa, khu phố riêng mà chả có một tên cán cộng nào dám hé răng nói ra nửa lời. Nếu cứ thế mà đi, qua vài ba thế hệ nữa, Việt Nam còn không?

Tại sao lại đi như thế được? Tại vì đa phần dân ta nhắm mắt lại. Trong khi đó, cái hệ thống Tàu đã ăn chặt vào lòng tổ chức của đảng CSVN 80 năm qua. Ngậm miệng thì có quyền có lộc, há miệng ra thì chết. Kết qủa là, từ trên xuống dưới đều phải thi hành chỉ đạo của Tàu. Vẽ, tạo cho HCM vai tuồng thần thánh. Coi tôn giáo là cái bình phong để bảo vệ nhà nước bằng cách “quy hoạch” rồi đưa cái đầu lâu của Hồ chí Minh vào nhà thờ, vào các chùa chiền, vào các nơi thờ phượng, nơi trang nghiêm mà thêm lộc. Chẳng một đảng viên nào dám đi ngược đường. Trừ khi là bỏ đảng cộng.

Với chủ trương trướcc sau như thế, nên không bao giờ CS ngừng lại việc gian dối và bạo hành. Bởi lẽ, nếu đất nước Việt Nam có cuộc sống của hòa bình, của yên ổn, của pháp trị, của công lý, giá trị nhân bản và luân lý của xã hội được tái tạo, Cộng sản tức khắc bị tiêu diệt. Đó cũng là lý do tại sao những lá thư bằng cả khát vọng của dân tộc kia, không có gía trị với cộng sản. Trái lại, nó như những cái gai, những chướng ngại trên con đường xây dựng chủ nghĩa gian dối, vô đạo. Họ phải nhổ đi.

Trở lại Mỹ Yên, lá thư của GM Oanh ở trên đỉnh cao nguyên Kontum gửi phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An, nơi được nhà nước cộng sản ưu ái gọi là cái nôi đẻ ra chế độ cộng sản ở Việt Nam, ra sao? Mở đầu, ngài viết là “không ngỡ ngàng “ mà thật ra, qua ba lần nhắc lại dòng chữ “không ngỡ ngàng” Ngài đã làm cho mọi người đọc, không phải chỉ ngỡ ngàng, nhưng còn là một bàng hoàng đáng quan ngại nữa! Ngài viết:


“Không ngỡ ngàng: vì chúng tôi đã theo dõi biên cố Mỹ Yên và gặp nhiều nhân chứng trong cuộc nhân dịp ra dự lễ tấn phong GM phụ tá hôm 4.9.2013.

Không ngỡ ngàng, vì chúng tôi đã từng là nạn nhân của những vụ việc như Mỹ Yên như vụ nhà thơ Hiếu Đạo, vụ nhà thờ Ninh Đức… hay vụ Dak Pran,mãi tới nay vẫn chưa ổn. Chỗ nào, lúc nào cũng giống nhau; Phía chính quyền luôn tốt, luôn đúng. Cón dân thì “phạm đủ mọi thứ tội” như quấy rối, chống ngưòi thi hành công vụ, âm mưu lật đổ chính quyền ….

Không ngỡ ngàng, nhưng rất cảm thông, vì ở vào cương vị phó chủ tịch tỉnch, cũng như các cộng sự viên trong chế độ hôm nay. Qúy vị không thể nói khác, viết khác và làm khác. Bao lâu vẫn còn chủ trương các quyền của con người là ân huệ “ban cho”, bấy lâu còn những vụ như Mỹ Yên”
.

Qủa thật, Ngài đã làm ngỡ ngàng người đọc, khi ngài mô tả những hành động chăn dân, lãnh đạo của nhà cầm quyền như những thói quen, như những hành động vô cảm không hề thay đổi. Nghĩa là những việc làm của nhà nước này đồi với người dân của mình giống như việc làm tắc trách của một gã tá điền hung bạo, hay của một tên đầy tớ bất lương khi họ hằn học, đặt cái ách vào cổ con trâu, con bò. Rồi nhắm mắt lại, hành hạ một con vật đang giúp chính bản thân y có một cuộc sống no ấm hơn, nhàn nhã hơn bằng cái roi cứng ở trong tay. Bắt nó lầm lũi kéo cày, kéo xe, không được nghỉ ngơi, không kể gì ngày mưa, ngày nắng. Không kể gì những lúc nó yếu đau, bụng đói. Mặc, cứ dùng cái roi vô lương trong tay như là một thứ bạo lực sắc bén nhất để buộc nó kéo cày theo hiệu lệnh! Không hề tìm hiểu xem vì lý do gì hôm nay nó bước đi không nổi. Và không hề có lấy một chút lòng thương xót cho nó. Cứ dục đi, đi cho đến lúc nó gục xuống mới thôi.

Hãy hỏi thử xem. Hành động ấy tốt xấu ra sao? Hãy hỏi xem, khi cái ách được tháo bỏ ra. Chuyện gì sẽ đến? Tên đầy tớ bất lương kia sẽ bị chủ nhân của nó trách mắng, xa thải chăng? Tên đầy tớ sẽ ăn năn, hối hận chăng? Hay có khi nào, tên đầy tớ bất lương kia nhận được cú trả đòn từ cặp sừng cứng như thép là sức lực cuối cùng của con trâu khi nó vừa đứng lên chăng? Nếu có, cái kết qủa ấy có là ngỡ ngàng không?

Như thế, câu chuyện của những lá thư hay chính bản thân của TGM Kiệt, GM Hợp và nay là GM Oanh, không phải là sự muộn màng lên tiếng. Trái lại, nó luôn hiện diện và chỉ ra ý nghĩa cao cả, bao dung, tương trợ và đồng hành vì tương lai của đất nước và của dân tộc. Những lá thư ấy rõ ràng không dành cho riêng ai. Không cho anh, không cho tôi, nhưng cho mọi ngưòi. Đặc biệt là cho những người đang giữ trách nhiệm với đất nước tự hiểu. Phần các vị, có tiếc chi chính bản thân mình trong công cuộc bảo vệ cho Công Lý, cho Hòa Bình, cho Sự Thật? Có chăng là một sẵn sàng hy sinh. Tuy nhiên, các Ngài không hề muốn nhìn thấy cảnh máu đổ lệ rơi làm tổn hại máu xương của đồng bào Việt Nam. Ai chả biết, “Tự Do, Nhân Quyền” không tự nhiên mà có. Nhiều khi nó phải trả bằng nhiều máu xương mới có được. Nhưng không có nghĩa là bắt buộc phải trả bằng máu xương, vì người ta vẫn có thể mở ra một con đường đối thoại bằng sự “Từ Bỏ” bằng “Thay Đổi” để đưa đất nước một lối đi tốt đep.

Tôi viết thế, không có nghĩa là tôi ủng hộ hay muốn nói đến việc hòa giải, hòa hợp với cộng sản. Cũng không có ý bẻ cong những Văn Thư, những lời nói của các Ngài thành những mềm yếu “Xin Cho”, hoặc cho rằng các Ngài ủng hộ hay muốn sống chung với cộng sản. Trái lại, là một truyền đạt rõ ràng, dứt khoát. Phải là một sự thẳng thắn trong cuộc Từ Bỏ và Đổi Thay toàn diện. Bởi vì, điều ấy đã được dẫn giải, được chỉ đường bằng Boris Yelsin, bằng Mikhai Gobachev, bằng Putin… những bậc thầy, đẻ ra cả cái chủ nghĩa mà đảng và nhà nước cộng sản tại Việt Nam đang tôn thờ hôm nay. Điều ấy không tốt hơn là đổi bằng máu xương ư? Điều ấy không tốt hơn là việc đẫy nhau vào cuối đoạn đường. Nhà nước đương cuộc tiêp tục dùng bạo lực với Tam Tòa, Cồn Dâu, Mỹ Yên, Đầm Tôm, Văn Giảng… Coi cuộc sống của ngưòi dân như cỏ rác. Tiếp tục bắt bớ và tù đày những thanh niên, sinh viên Việt Nam yêu nước như 14 bạn trẻ ở Vinh, như Lê quốc Quân, như Minh Hạnh, Điếu Cày, Duy Thức, Việt Khang, Nguyên Kha, Phương Uyên… thì có khác chi chính họ đã buộc người dân phải nhìn đảng cộng sản và nhà cầm quyền của đảng này như là một loại ký sinh đáng phải loại trừ ra khỏi xã hội. Phải chôn nó đi.

Tại sao phải loại trừ nhau, phải chôn nó đi ư? Có lẽ nào, nhà nước này không biết rằng, họ không thê vay mượn được sức mạnh qua những lần đi tây đi mỹ, hoặc giả, là đi Trung quốc với phương thuốc: “bốn tốt, mười sáu chữ vàng” hay theo kiểu “môi hở răng lạnh” để tiếp tục đặt ách lên cổ người dân? Có lẽ nào họ không hiểu rằng, không có một sức mạnh nào lớn hơn, mạnh hơn mà không đến từ ngưòi dân, dù trong tay họ không có lấy một tấc sắt? Nếu họ chỉ muốn nuơng tựa vào sức mạnh từ ngoại bang để chà đạp nhân dân thì cái chuyện con trâu bị gục xuống trên cánh đồng chắc phải đến. Khi ấy sẽ là bi thảm không? Có thế là một bi thảm. Nhưng sẽ là cái bi thảm cuối cùng để người dân Việt Nam và con cháu của họ bước sang một cuộc sống đáng sống. Cuộc sống yên ổn trong một đất nước có chủ quyền. Ở đó người dân có được sự Tự Do, và những quyền hạn của con người được công lý bảo vệ. Hơn thế, ở nơi đó không còn bóng tối của gian dối và bạo lực của cộng sản phù lấp lên cuộc sống của người dân.

Đó là kết qủa phải đến, Kết qủa từ bài học từ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, Mỹ Yên, Văn Giảng, Đầm Tôm… là những bài học bằng máu và nước mắt mà người dân đã học được. Tuy thế, máu và nước mắt ấy sẽ không là đau thương hận thù. Trái lại là một sức sống mãnh liệt, bao dung và nhân ái, có khả năng giúp dân tộc ta trưởng thành, vững mạnh trong công việc xây dựng lại đất nước trong ngày mai.

3-10-2013
 
Văn Hóa
Xin ở Lại Với Con
Nguyễn Văn Hiển
08:32 10/10/2013
Xin ở Lại Với Con - Nhạc: Nguyễn Văn Hiển -Trình bày: Nguyễn Văn Hiển & Lê Anh

 
Tôi chỉ có một đời để sống
Bùi Hữu Thư
08:56 10/10/2013

Tôi chỉ có một đời để sống,
Một đời cậy một đời để trông.
Cửa Thiên Ðàng luôn luôn rộng mở,
Hay vùi sâu hỏa ngục mịt mùng.

Ngày tôi đi đến cuối cuộc đời,
Tôi có gì dâng Chúa? Chúa ơi!
Tôi không thể chạy theo ảo vọng,
Xa hoa và phù phiếm gọi mời.

Phải dẹp tính kiêu kỳ dị hợm,
Ám ảnh tôi sáng tối chiều hôm.
Uốn lưỡi mình trước khi ăn nói,
Mất lòng người vì lỡ miệng mồm.

Không bao giờ say đắm, đam mê,
Những vàng son quyến rũ mọi bề.
Hài lòng với những gì đang có,
Chúa an bài ban phát phủ phê.

Tôi chỉ có một đời để sống,
Chúa mỗi ngày tính sổ lao công.
Tôi chỉ có dịp may độc nhất,
Lỡ qua rồi tay trắng hoàn không.

Với tha nhân tôi nhiều bổn phận:
Coi mọi người như thể người thân,
Lắng nghe và luôn luôn thông cảm,
Tha thứ người như Chúa từ nhân.

Mỗi ngày qua tôi đều phải sống,
Giống y như giờ phút cuối cùng.
Dọn dẹp cho tâm hồn thanh tịnh,
Quét sạch bao tội lỗi chất chồng.

Tôi vẫn đi, đi giữa giòng đời,
Nhưng trong lòng khắc khoải không ngơi.
Niềm trông mong không bao giờ đổi,
Một ngày kia, Chúa cất về trời.
 
Những người ở tuổi về già
Tuyết Mai
09:47 10/10/2013
Sở dĩ chúng tôi muốn đề cập đến đề tài này là để mong con em trẻ của chúng ta chúng biết thông cảm nhiều hơn cho người già là hàng cha, chú, bác, thím, cô, dì. Chúng tôi kinh nghiệm thấy khi người già ở cả hai giới ông và bà đổi tánh nói nhiều hơn cả ở mức bình thường và nhất là khi mình mẩy đau nhức khó chịu thì càng phải nói, than phiền, la mắng con cháu nhiều hơn nữa! Làm cho con cháu chúng dễ bực mình và khó chịu, mất kiên nhẫn!?.

Trong gia đình nhà VN của chúng ta có rất nhiều nhà có cả ba thế hệ sống chung với nhau trong một mái gia đình, là chuyện rất bình thường. Có thể khi chúng tôi nói về đề tài này thì hiện có rất nhiều người cũng đang sống trong cái cảnh mà người Mỹ gọi là tình trạng “bánh mì kẹp”. Tại sao lại có danh từ ấy? Thưa là vì người này hiện còn có cha mẹ già để chăm lo mà bên dưới thì có con lại vừa có cháu nữa; ý nói người này có cả hai gánh rất nặng trên hai vai.

Do đó mà quan trọng lắm cho người già có tuổi thì người gia trưởng trong gia đình cần phải tìm nơi tìm chỗ cho cha mẹ mình đi ra ngoài, dù chỉ là vài tiếng đồng hồ một ngày. Bấy nhiêu giờ thôi cũng giúp rất nhiều cho tất cả mọi người trong gia đình không bị căng thẳng quá!.

Ở đây thì ai cũng hiểu vì sao nên cho người già đến ở trung tâm của người già là vì người già thì cần có bạn già để tâm sự, chia sẻ, cần sinh hoạt, tập thể dục, có người chăm lo cho thuốc men, vệ sinh trong suốt thời gian ở đấy. Vì nếu không thì từ già đến trẻ sẽ ở trong gia đình dần sẽ trở thành “điên” vì không ai chịu nổi ai; nhất là vấn đề người già cần phải được chăm sóc, hầu cơm nước, vệ sinh, v.v…. mà sức người thì có hạn hoặc “lực bất tòng tâm”.

Những ai có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại những Trung Tâm Người Già hay Viện Dưỡng Lão đều hiểu rằng các ông bà có rất nhiều nhu cầu mà không thể sống ở nhà một mình được. Thứ nhất vì con cái ai cũng bận phải đi làm vì kinh tế gia đình; thứ hai là vì ai cũng mệt nhoài sau những giờ dài làm việc nên không có còn sức hay còn có kiên nhẫn; thứ ba không nên nhờ các con các cháu trẻ chúng làm những công việc thay cho mình là hầu hạ ông bà quá sức của chúng.

Bên nước Mỹ người già lớn tuổi không còn có sức để tự lo cho mình vì bệnh mất dần đi trí nhớ, tay chân run lẩy bẩy, mắt không còn thấy rõ, tai thì ngãng phải đeo máy trợ thính, chẳng còn có thể tự nhớ thuốc mà uống, vệ sinh cũng thế nên họ biết để chuẩn bị thời gian sống của họ khi đủ tuổi về hưu.

Do đó bên Mỹ nếu con cái mà có cha mẹ già có bệnh mà để họ ở nhà trông nhau thì có ngày con cái bị đi tù vì nhà cháy, cha mẹ chết vì uống không đúng thuốc, trợt té trong nhà tắm, tự dắt nhau đi ra ngoài bị đi lạc chẳng biết đường về nhà, rồi bị xe đụng hay cán chết, v.v….

Thường người già có những bệnh giống giống nhau như nói nhiều hơn xưa, nói rồi thì lại lập đi lập lại hay hỏi tới hỏi lui có bấy nhiêu. Ăn rồi thì lại bảo rằng chưa được ăn, sự suy nghĩ đã mất đi rất nhiều khả năng và hầu hết người già trở thành một đứa trẻ có nhiều khi rất cứng đầu và tỏ lộ sự dữ tợn không có thể lường được từ lời ăn tiếng nói cho đến hành động.

Những người chăm sóc cho người già cũng nên lưu ý rằng người già họ mất dần đi khả năng biết lịch sự trong cách đối xử với tất cả mọi người. Nói cách khác là Viện Dưỡng Lão hay Trung Tâm Người già cũng giống y như Vườn Trẻ của con nít vậy chỉ khác một điều là một nơi là chăm sóc cho con nít và một nơi là chăm sóc cho người già.

Chúng ta không hiểu thì cứ bảo các ông bà già rồi thì đổi tánh, thưa không phải thế mà họ vì già nên mất đi khả năng còn biết cách che đậy, tế nhị, galant hay còn biết lịch sự là gì nữa mà thôi! Y như mấy trẻ nít vậy có nghĩa đứa trẻ nào có cốt hiền thì chúng hiền và đứa trẻ nào có tánh dữ dằn từ bé thì cũng dữ dằn khi về già. Như sự trở về nguyên thủy là hồi đầu đứa trẻ được sinh ra không biết gì hết thì khi người già gần đất xa trời thì họ cũng biến dạng và trở nên không còn biết gì hết nữa …. Chúa đã lấy lại tất cả để chuẩn bị cho họ ngày Ra Đi Về với Chúa!?.

Có ai đã từng làm việc với người già thì mới hiểu rằng tất cả họ đều là con nít già. Họ chơi với nhau nhưng cũng đánh lộn với nhau rất là thường xuyên y như hai đứa trẻ nít dành nhau một thứ đồ chơi nào đó, một trái cây, một cây viết chì mầu, v.v….. Và thường xuyên nhân viên làm việc cũng rất thường bị các ông bà đánh không đỡ kịp.

Ấy người già là thế đó! Chúng ta phải ăn ở làm sao để khi về già chúng ta không trở thành gánh nặng cho gia đình hay cho bất cứ ai cả. Nhất là sống chu toàn bổn phận và trách nhiệm trong vai trò của mình. Khuyên những ai hiện có khả năng thì nên chuẩn bị cho mình nơi chỗ để “ra nằm” hay “thiêu” và tiền để sẵn cho người nhà Xin Lễ sau khi chúng ta lìa trần …. Khi chúng ta còn có thể.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lá Thu Chuyện Trò
Tấn Đạt
21:04 10/10/2013
LÁ THU CHUYỆN TRÒ
Ảnh của Tấn Đạt
Lá xanh nói với lá khô
Bao giờ thu tới bạn chờ tôi theo
Lá khô cùng gió liệng vèo
Chào nhau chưa kịp cheo leo giữa đồi.
(Trích thơ của Dankyo-Myorin, Gs.LLVịnh phóng ngữ)
 
VietCatholic TV
Tuổi thơ Syria thời ly loạn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:33 10/10/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Cuộc chiến tại Syria đang gây ra những hậu quả hết sức tiêu cực nơi hơn một triệu trẻ em Syria đang phải chen chúc trong các trại tập trung dọc theo biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq, Jordan và Li Băng.

Xin giới thiệu với quý vị và anh chị em bộ phim Tuổi Thơ Thời Ly Loạn được quay trong một trại tị nạn tại Li Băng.

Aya thực hành viết đi viết lại tên mình.

Em mới là tám tuổi ... và rất thích được đi học.

Nhưng bây giờ em là một người tị nạn Syria ...

Aya nói:

“Con yêu và nhớ Syria. Con đã từng chơi với bạn bè và em gái con ở đó. Con chơi với họ rất nhiều, trên xe đạp của chúng con. Chúng con có nhiều đồ chơi nữa.”

Hiện nay có một triệu trẻ em tị nạn Syria trong khu vực ...

Aya là một trong số những trẻ em ấy ....em đã nhìn thấy cuộc chiến đầu tiên trong đời mình....

“Họ bắt đầu ném bom nhà của chúng con. Chúng con không thể ở lại lâu hơn nữa, chúng con đã khóc rất nhiều. Sau đó chúng con đến đây.”

Nhà mới cho em, sáu anh chị em là cái lều tạm này trong thung lũng Bekaa của Li-băng .

Niềm tự hào và niềm vui của cha em là con cái của mình được cắp sách đến trường... trai cũng như gái .

Aya đã không được đến trường trong hai năm nay và có rất ít triển vọng được học tập trong thời gian ngắn.

Mohammed - cha của Aya nói:

“Aya là đứa duy nhất chưa được đến trường, và chị nó là đứa bị tật nguyền. Tất cả những anh em khác đã được đến trường. Nếu tình hình được cải thiện, chúng tôi sẽ quay trở lại Syria để một lần nữa các con tôi được cắp sách đến trường.”

Aya bận rộn quét dọn xung quanh nhà ... và chăm sóc chị gái tàn tật của mình .

“Con muốn trở thành một bác sĩ để con có thể giúp đỡ trẻ em. Nếu họ đến gặp con mà không có tiền, con sẽ cung cấp thuốc, kê đơn và tiêm để họ khoẻ mạnh hơn.”

Một thế hệ trẻ em Syria như Aya đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột này ... cuộc sống và tương lai các em không biết đi về đâu trước tình trạng bạo lực tiếp tục, không chút suy giảm.

Một số trẻ em phải đi làm .... một số phải kết hôn lúc còn quá nhỏ.

Nhưng tất cả trong số họ sẽ không bao giờ quên những gì họ đã trải qua.

Aya không đoán được tương lai, em không biết có thể trở lại Syria hay không.

Em tìm thấy một cách để có thể mỉm cười ....là bám vào những người thân yêu nhất của mình .... và ước mơ chiến tranh sớm kết thúc.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 04/10 - 10/10/2013 - Đức Bergoglio và các nạn nhân chế độ độc tài Á Căn Đình
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:32 10/10/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới ngoại thường

Đứng trước những thách đố cam go của gia đình ngày nay, hôm 8 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục ngoại thường, sẽ tiến hành tại Vatican từ ngày 5 đến 19 tháng 10 năm 2014.

Chủ đề của khóa họp là: “Những thách đố mục vụ gia đình trong bối cảnh truyền giảng Tin Mừng”.

Trong lịch sử Giáo Hội cận đại, cho đến nay đã có 2 Thượng Hội Đồng Giám Mục ngoại thường: Lần thứ Nhất vào năm 1969 để thảo luận về các Hội Đồng Giám Mục và đoàn thể tính của hàng Giám Mục; và lần thứ Hai hồi năm 1985 về việc áp dụng Công đồng chung Vatican II, 20 năm sau khi bế mạc Công Đồng.

Ngoài ra đã có 13 Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới thường kỳ, thông thường mỗi 3 năm nhóm một lần. Lần thứ 13 đã diễn ra hồi tháng 10 năm 2012 về việc tái truyền giảng Tin Mừng.

Chiều thứ Hai 7 tháng 10 và sáng thứ Ba 8 tháng 10, Đức Thánh Cha đã đích thân tham dự khóa họp của Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới. Từ lâu ngài đã bày tỏ ý muốn cải tổ phương thức tiến hành các Thượng Hội Đồng Giám Mục.

Đức Thánh Cha đã thuyên chuyển Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic người Croát làm Sứ thần Tòa Thánh tại Đức, sau 9 năm làm Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, và ngài bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Lorenzo Baldissero, cho đến nay là Tổng thư ký Bộ Giám Mục, làm Tân Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục.

2. Đức Thánh Cha Phanxicô đã giúp các nạn nhân thoát khỏi chế độ độc tài Á Căn Đình như thế nào?

Sau khi Đức Hồng Y Bergoglio được bầu vào ngôi Giáo Hoàng rất nhiều tin đồn đã nổi lên tại Á Căn Đình. Vị tân Giáo Hoàng đã bị một số nhóm cáo buộc là đã có thái độ hợp tác với chế độ độc tài quân sự của Á Căn Đình trong hai thập niên 70 và 80.

Tuy nhiên, Nello Scavo, một nhà báo, tác giả của cuốn sách “Bergoglio's List” vừa được công bố tại Á Căn Đình đã đưa ra ánh sáng một sự thật trái ngược hoàn toàn với những lời cáo buộc được một số người đưa ra sau cuộc bầu cử Giáo Hoàng vào tháng Ba năm nay.

Tựa cuốn sách vừa được xuất bản “Bergoglio's List” được đặt theo cuốn phim nổi tiếng của Hoa Kỳ là “Schindler's List” ra đời vào năm 1993 trong đó kể lại câu chuyện có thật của Oskar Schindler sinh năm 1908 và qua đời tháng 10 năm 1974. Oskar Schindler là một thương gia người Đức, là gián điệp của Đức, và là đảng viên Quốc Xã Đức. Tuy nhiên, là một người Công Giáo, đức tin đã thôi thúc ông tìm cách cứu thoát hơn 1,200 người Do Thái tại Ba Lan. Ông được chính phủ Do Thái tôn vinh là “Người công chính giữa các dân nước” và thi hài ông được chôn cất tại nghĩa trang người Công Giáo trên núi Sion, tại Jerusalem theo nghi thức quốc táng của Do Thái. “Schindler's List” là danh sách dài những người được Oskar Schindler cứu thoát. Như vậy, tựa sách “Bergoglio's List”, có thể hiểu là “Danh sách những người đã được Đức Tổng Giám Mục Bergoglio cứu thoát”.

Nello Scavo cho biết:

"Tôi muốn nghiên cứu về chủ đề này bởi vì nó có vẻ thú vị. Ban đầu, tôi nghĩ: Lạy Chúa, các Hồng Y có lẽ có sai lầm gì chăng? Vào cái đêm đầu tiên sau một ngày nghiên cứu, tôi đã thấy những cáo buộc là không có cơ sở. Tôi đã nói với toà báo là tôi muốn tiếp tục câu chuyện này, với tất cả những rủi ro có thể có. Sau cùng, có thể là chúng ta sẽ tìm thấy những bằng chứng xác thực, và mạnh mẽ hơn chống lại Đức Bergoglio."

Sau sáu tháng nghiên cứu của mình, Nello Scavo phát hiện ra rằng các cáo buộc chống lại Đức Giáo Hoàng đã quá xa sự thật: Trong thực tế, ông đã thu thập được những chứng cứ và gặp gỡ những người khẳng định với ông rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng bí mật cứu họ khỏi sự đàn áp của bọn quân phiệt Á Căn Đình.

Nello Scavo nói:

"Một trong những người đầu tiên được Đức Bergoglio cứu hiện đang sống ở Rôma. Ông có một người em sinh đôi. Họ trông rất giống nhau. Không biết làm thế nào để giúp anh ta, Đức Bergoglio đã cho anh ta mặc giả làm một linh mục và đưa cho anh ta căn cước cá nhân của mình. Nhờ đó, ông đã vượt qua biên giới trốn sang Brazil. Đây có lẽ là người đầu tiên Đức Bergoglio giúp theo phản xạ bản năng của ngài."

Đức Thánh Cha Phanxicô là người duy nhất biết tất cả các chi tiết về những gì đã xảy ra trong những năm đó. Nhưng ngài lại là một trong những những người miễn cưỡng nhất không muốn giúp đỡ trong việc điều tra này. Ngài chưa bao giờ trả lời các cuộc tấn công từ các phương tiện truyền thông, sau khi được chọn làm Giáo Hoàng.

Nello Scavo cho biết:

"Trong hai năm 2006 và 2007, tức là 30 năm sau sự sụp đổ của chính quyền quân sự, một số linh mục và giám mục đã phát hiện ra những gì Đức Tổng Giám Mục Bergoglio đã làm để cứu giúp những người bất đồng chính kiến. Họ đã đi hỏi ngài tại sao ngài đã không bao giờ lên tiếng về những chuyện đó. Ngài luôn thích giữ im lặng. Một trong những lý do tôi tin là do tâm lý và nền tảng dòng Tên của ngài, không thích gây thêm bất kỳ những tranh cãi ồn ào nào nữa về những chuyện đã là quá khứ và đã quá đau đớn. Đó không phải là phong cách của một giáo sĩ khi tự giới thiệu mình như một loại siêu nhân trước những nguy hiểm trong thời gian đó vì thực ra có những người còn phải chịu đựng nhiều hơn ngài. "

Cuộc điều tra của Scavo chưa kết thúc. Cho đến nay ông đã phát hiện ra rằng Đức Giáo Hoàng đã giúp hơn một trăm người thoát khỏi sự đàn áp, và rằng phương pháp cứu người của Đức Tổng Giám Mục Bergoglio được cải thiện theo thời gian. Những người được cứu bởi Đức Giáo Hoàng tiếp tục lên tiếng nói lên kinh nghiệm của họ trước lịch sử về những gì thực sự đã xảy ra vào khoảng thời gian đó.

3. Buổi triều yết chung thứ Tư 9 tháng 10

Trong buổi sáng Thứ Tư 9 tháng 10, dù trời kéo mây xám xịt như báo hiệu mưa có thể ập xuống bất cứ lúc nào, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn di chuyển chung quanh quảng trường Thánh Phêrô trên chiếc xe mui trần của ngài để chào đông đảo các tín hữu đến dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần.

Đức Thánh Cha giải thích rằng Giáo Hội là “Công Giáo” vì Giáo Hội là phổ quát, Giáo Hội bao trùm tất cả mọi người, bất kể những khác biệt về dân tộc, văn hóa, và địa dư. Ngài nói thêm rằng Giáo Hội đem lại cho tất cả mọi người những gì họ cần để phát triển trong sự thánh thiện. Ngài thúc giục tất cả mọi người hãy cầu nguyện với Thiên Chúa để làm cho họ Công Giáo hơn, và đón nhận tất cả mọi người trong lời ngợi khen Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha nói:

Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng Giáo Hội là "Công Giáo" nói cách khác, Giáo Hội là phổ quát. Chúng ta có thể hiểu tính chất Công Giáo này trên ba khía cạnh. Đầu tiên, Giáo Hội là Công Giáo vì Giáo Hội công bố đức tin tông truyền trong tổng thể đức tin ấy, Giáo Hội là nơi chúng ta gặp gỡ Chúa Kitô trong các bí tích và đón nhận những ân sủng thiêng liêng cần thiết để phát triển trong sự thánh thiện cùng với anh chị em chúng ta. Thứ hai, Giáo Hội cũng là Công Giáo vì sự hiệp thông của Giáo Hội bao trùm toàn thể nhân loại, và Giáo Hội được sai để mang đến cho thế giới niềm vui ơn cứu độ và sự thật của Tin Mừng. Cuối cùng, Giáo Hội là Công Giáo vì Giáo Hội hòa hợp cách tuyệt vời sự đa dạng của những ân sủng Chúa ban để xây dựng dân Ngài trong hiệp nhất và hài hòa. Chúng ta hãy xin Chúa làm cho chúng ta Công Giáo hơn - để chúng ta nên giống như một đại gia đình cùng nhau phát triển trong đức tin và tình yêu, và thu hút những người khác đến với Chúa Giêsu trong tình hiệp thông với Giáo Hội, và để chào đón những ân sủng và những đóng góp của tất cả mọi người, ngõ hầu có thể tạo ra một bản giao hưởng vui tươi chúc tụng Thiên Chúa vì sự thiện hảo, ân sủng, và tình yêu cứu độ của Ngài .

4. Tường thuật chuyến hành hương của Đức Thánh Cha tại Assisi

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Hôm thứ Sáu 4 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành 13 tiếng đồng hồ, từ 7 giờ sáng cho đến 8 giờ tối, để viếng thăm Assisi cách Roma 200 cây số, quê hương vị Thánh mà ngài đã chọn làm tông hiệu và cũng là vị bổn mạng triều đại Giáo Hoàng của ngài.

Đức Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 19 đến viếng thăm Assisi nhưng ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên mang tên vị thánh nghèo này.

Lúc 7 giờ 45 sáng, máy bay trực thăng chở Đức Thánh Cha đã đáp xuống sân vận động gần Viện Serafico là nơi chăm sóc những trẻ khuyết tật trong vùng. Tại đây, Đức Thánh Cha đã được Chủ tịch Thượng viện Italia, Ông Piero Grasso, Đức Giám Mục sở tại và ông thị trưởng Assisi cùng với nhiều quan chức đạo đời và đông đảo tín hữu tiếp đón. Tháp tùng Đức Thánh Cha trong chuyến viếng thăm này có 8 Hồng Y thuộc Hội đồng cố vấn, giúp ngài trong việc cai quản Giáo Hội hoàn vũ và cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh.

5. Thăm các trẻ em khuyết tật

Serafico là một viện săn sóc các trẻ em khuyết tật do cha Ludovico da Casoria dòng Phanxicô thành lập ngày 17-9-1871 đúng vào ngày kỷ niệm thánh tổ phụ chịu 5 dấu thánh và hiện có 60 em.

Đức Thánh Cha đã vào nhà nguyện của Viện để cầu nguyện ít phút trước khi gặp gỡ các em khuyết tật, cũng như với những người săn sóc và một số bệnh nhân khác. Ngài thân ái chào thăm mọi người, hôn các em bé bệnh nhân trong bầu khí thật cảm động.

Lên tiếng sau lời chào mừng của Ông thị trưởng và bà giám đốc Viện Serafico, Đức Thánh Cha bỏ qua bài diễn văn dọn sẵn, và ứng khẩu nói với mọi người:

“Trên bàn thờ chúng ta thờ lạy Mình Chúa Giêsu, nơi các em này, chúng ta thấy những vết thương của Chúa. Các em cần được những người nói mình là Kitô hữu lắng nghe và đón nhận”.

Đức Thánh Cha nhận xét tiếp rằng “rất tiếc là xã hội bị ô nhiễm vì thứ văn hóa gạt bỏ, trái ngược với văn hóa tiếp đón. Nạn nhân của thứ văn hóa gạt bỏ này chính là những người yếu thế, mong manh nhất. Trong bối cảnh đó, ngài kêu gọi các vị lãnh đạo chính trị và chính quyền đặt những người bị thiệt thòi ở vị trí trung tâm của những quan tâm về chính trị và xã hội.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

“Chúng ta cần phải nói rằng: Những vết thương này không thể bị lờ đi”.

Sau bài huấn dụ, Đức Thánh Cha còn dừng lại chào thăm từng em khuyết tật và các bác sĩ, y tá, thân nhân và những người săn sóc các em.

6. Gặp gỡ người nghèo

Liền đó, ngài đến viếng Đền thánh Damiano, trước khi đến tòa Giám Mục Assisi để gặp những người nghèo được Caritas trợ giúp. Cuộc gặp gỡ diễn ra tại phòng gọi là “cởi bỏ”, nơi thánh Phanxicô đã cởi bỏ y phục trả lại cho thân phụ để có thể hoàn toàn sống theo lý tưởng thanh bần.

Đức Thánh Cha Phanxicô ứng khẩu kêu gọi các Kitô hữu hãy cởi bỏ những thứ trần tục, phù phiếm và nông cạn.

Ngài nói:

"Thật là xấu hổ khi một Kitô hữu, một Kitô hữu thực sự, một linh mục, một nữ tu, một giám mục, một Hồng Y, hay một Giáo Hoàng lại theo đuổi con đường trần tục, là một con đường giết người. Tinh thần thế gian chỉ dẫn đến chỗ chết! Nó giết chết linh hồn người ta! Nó giết chết con người! Nó giết chết Giáo Hội!"

Ngày nay Giáo Hội phải cởi bỏ một nguy hiểm rất trầm trọng đe dọa mỗi người trong Giáo Hội, đó là tinh thần thế gian. Kitô hữu không thể sống với tinh thần của thế gian. Tinh thần này đưa chúng ta đến chỗ háo danh, quyền lực, hà hiếp, kiêu ngạo. Đó là một thứ ngẫu tượng chứ không phải là Thiên Chúa, và tội thờ ngẫu tượng là tội nặng nhất! Tất cả chúng ta đều phải cởi bỏ tinh thần thế tục, vì nó trái ngược với tinh thần các Mối Phúc, và đối kháng với tinh thần của Chúa Giêsu.

Đức Thánh Cha nói thêm:

Nhưng có người nói: Chúng ta không thể làm một Kitô giáo nhân bản hơn sao, trong đó không có thánh giá, không có Chúa Giêsu, không có sự cởi bỏ? Nhưng làm như thế, chúng ta sẽ trở thành những Kitô hữu của tiệm bánh ngọt, như những chiếc bánh ngọt thật đẹp, nhưng không phải là Kitô hữu đích thực.”

Đức Thánh Cha đến thăm Assisi sau cuộc họp với Hội Đồng Hồng Y, nên giới truyền thông Ý tiên đoán là ngài sẽ đưa ra những thông cáo có tính cách mạng tại Assisi.

Đức Thánh Cha hóm hỉnh nói về những tin đồn này như sau:

"Họ nói: ngài sẽ đến và lột trần Giáo Hội tại đó! Sẽ loại bỏ phẩm phục các Hồng Y, và chính ngài ... Đây là một cơ hội tốt để mời gọi Giáo Hội cởi bỏ chính mình. Nhưng Giáo Hội là tất cả chúng ta, từ người đầu tiên chịu phép rửa. Tất cả chúng ta đều phải đi theo con đường của Chúa Giêsu, Đấng đã đi trên con đường cởi bỏ, đã trở thành người tôi tớ, người phục vụ, đã muốn hạ mình cho đến tận cùng là thập giá "

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc lại tình trạng đau buồn của những người thất nghiệp, những người bị ruồng bỏ và nạn nhân của chế độ nô lệ. Ngài cũng đề cập đến tai nạn chết người vừa xảy ra tại Lampedusa, nơi hàng trăm người nhập cư bị chết .

Đức Thánh Cha nói:

"Hôm nay là một ngày than khóc. "

Cuối cùng, Đức Thánh Cha yêu cầu tất cả mọi người can đảm để lột sạch khỏi mình những cám dỗ của thế gian mà ngài gọi là "những thứ bệnh phong và ung thư của xã hội."

7. Thánh lễ

Giã từ những người nghèo tại Tòa Tổng Giám Mục Assisi, Đức Thánh Cha đã đến Vương cung thánh đường thánh Phanxicô lúc 10 giờ 20. Tại đây ngài được cha Tổng quyền dòng Phanxicô Viện tu cùng với cha Bề trên thánh tu viện tiếp đón. Đức Thánh Cha đã chào thăm đông đảo các tu sĩ của dòng trong Thánh đường trên, trước khi đi xuống hầm đền thờ để quì cầu nguyện trước mộ của thánh Phanxicô.

Sau đó, ngài bắt đầu cử hành thánh lễ tại Quảng trường trước đền thờ, cùng với các Hồng Y tháp tùng, tất cả các Giám Mục miền Umbria, và hàng trăm linh mục triều và dòng. Trong số các giới chức chính quyền hiện diện, đặc biệt có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, là Ông Nicola Letta. Các tín hữu ngồi hết mọi chỗ trong quảng trường trước Đền thờ.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu noi gương thánh Phanxicô mặc lấy Chúa Giêsu, gắn bó với Chúa, tìm an bình đích thực bắt nguồn từ Chúa, và tôn trọng thiên nhiên, nhất là con người. Ngài nói:

"Thánh Assisi là một nhân chứng vĩ đại thể hiện sự tôn trọng kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa và cách Ngài dựng nên chúng, mà không có những thí nghiệm và những huỷ diệt. Xin Thiên Chúa cho chúng ta có thể giúp thiên nhiên trở nên đẹp đẽ hơn. Để gần với phiên bản của những gì Thiên Chúa tạo ra. "

Vị Thánh thành Assisi chứng tỏ lòng tôn trọng đối với tất cả những gì Thiên Chúa đã tạo dựng và con người được mời gọi giữ gìn và bảo vệ, nhưng nhất là ngài đã chứng tỏ lòng tôn trọng và yêu mến đối với mỗi người. Thiên Chúa đã sáng tạo thế giới để nó trở thành nơi tăng trưởng trong hòa hợp và an bình.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

"Con người được mời gọi để chăm sóc nhau. Con người phải được đặt tại trung tâm của Sáng Tạo, đó là những gì Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, đã mong ước. Chúng ta hãy tôn trọng tất cả mọi người. Chúng ta hãy chấm dứt tất cả các cuộc xung đột vũ trang đang làm nhiều vùng đất đẫm máu. Xin cho tất cả các loại vũ khí im tiếng. Xin cho oán ghét nhường chỗ cho tình yêu.”

Chúng ta hãy nghe tiếng kêu của những người đang khóc lóc, đau khổ và chết vì bạo lực, vì khủng bố hoặc chiến tranh, tại Thánh Địa, vốn được thánh Phanxicô rất yêu mến, tại Siria, toàn vùng Trung Đông và trên thế giới.

Cuối thánh lễ, có nghi thức tặng dầu cho đèn được đốt tại mộ thánh Phanxicô bổn mạng Italia. Đức Thánh Cha đã làm phép dầu này, và Ông thị trưởng thành Assisi đã mang đến đổ vào đèn và thắp lên.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã đến dùng bữa trưa với những người nghèo tại Trung tâm tiếp đón đầu tiên của Caritas, gần Nhà ga xe lửa Đức Mẹ các Thiên Thần.

Lúc 2 giờ 15 phút chiều, ngài tiếp tục cuộc thăm viếng tại Đan viện Carceri nơi sườn núi Subasio. Đan viện này được kiến thiết trên những hang đá nơi thánh Phanxicô đến cầu nguyện. Theo truyền thống thánh nhân đã nói chuyện với chim chóc tại đây.

8. Gặp gỡ các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân dấn thân

Sau đó, Đức Thánh Cha đến nhà thờ chính tòa thánh Rufino của giáo phận Assisi, để gặp gỡ hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và các thành viên Hội đồng mục vụ của giáo phận.

Đông đảo anh chị em giáo dân đã chào đón ngài.

Tháng Tư năm ngoái, một cặp vợ chồng người Mỹ đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một chiếc nón, Đức Giáo Hoàng ngay lập tức đã đổi cho họ chiếc mũ ngài đang đội.

Hình ảnh đó đi khắp thế giới, và kể từ đó, nhiều người đã làm như vậy. Thật không may cho một người thanh niên lần này, chiếc mũ quá rộng, nên Đức Giáo Hoàng đành phải trả lại.

Trong âm nhạc và các bài ca rộn rã, anh chị em giáo dân tại Assisi đã hân hoan chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đền thờ Thánh Rufino nơi Thánh Phanxicô thành Assisi đã được rửa tội.

Đức Thánh Cha hỏi anh chị em giáo dân:

"Anh chị em có biết ngày Rửa Tội của mình không? Ít thế! Bây giờ anh chị em có một số bài tập về nhà làm đây."

Bắt đầu một bài diễn văn rất sinh động, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tầm quan trọng của Bí Tích Rửa Tội, bởi vì bí tích ấy báo hiệu sự chào đời của mỗi cá nhân chúng ta trong lòng Giáo Hội Mẹ .

Sau đó, ngài nhấn mạnh đến ba khía cạnh chính trong cuộc sống tâm linh, đó là lắng nghe Lời Chúa, đồng hành với nhau như một, và mang đức tin đến những vùng ngoại ô .

Ngài nói:

"Đọc Kinh Thánh thôi chưa đủ. Chúng ta cần phải lắng nghe tiếng Chúa Giêsu, Ngài là Đấng nói với ta trong Kinh Thánh. Chúng ta cần phải là ăng-ten tiếp nhận đúng Lời Chúa, và cũng là ăng-ten để truyền đạt Lời Ngài."

Điểm thứ hai, theo Đức Thánh Cha Phanxicô là đặc biệt quan trọng đối với các tu sĩ. Họ là một phần của một cộng đoàn, trong một cộng đoàn lớn hơn là Giáo Hội. Và để tiến lên, tất cả các thành viên phải tiến bước trong sự đoàn kết, với Chúa Kitô ở bên cạnh họ.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc nhở tất cả các tu sĩ về nghĩa vụ truyền giáo của họ. Họ phải thực hành tấm gương của thánh Phanxicô là đến các vùng ngoại ô, ra khỏi các khu vực đầy đủ tiện nghi, để rao giảng Lời Chúa.

Ngài nhấn mạnh:

"Đừng để thành kiến, thói quen, hoặc tâm tính cứng nhắc ngăn chặn anh chị em. Hoặc nói theo kiểu mục vụ rằng ‘chúng tôi đã luôn luôn thực hiện theo cách này.’ Anh chị em chỉ có thể đi đến những vùng ngoại ô nếu anh chị em mang Lời Chúa trong trái tim mình và đồng hành với Giáo Hội, như Thánh Phanxicô. "

Đôi khi, Đức Giáo Hoàng bỏ qua một bên bài phát biểu đã được chuẩn bị của mình để ứng khẩu nói với đám đông. Ngài nói về khao khát của mình là các linh mục phải biết tên của toàn bộ anh chị em giáo dân trong cộng đoàn của họ.

Khi nói về sự cần thiết phải tha thứ và xin sự tha thứ để giữ tình đoàn kết với nhau, Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự thất vọng của mình khi thấy những đôi vợ chồng giận hờn, oán ghét, chiến đấu chống lại nhau và sau đó chia tay sau nhiều năm chung sống. Ngài đã chia sẻ một số lời khuyên cho vợ chồng mới cưới.

Đức Thánh Cha nói:

"Muốn tranh luận thì cứ tranh luận, chén dĩa bắt đầu bay, cứ để chúng bay. Nhưng không bao giờ chờ cho đến cuối ngày rồi mà vẫn chưa tái lập hòa bình. Đừng bao giờ! "

Gần cuối buổi lễ, cộng đoàn hát mừng bài sinh nhật truyền thống “Happy Birth Day to You” để chúc mừng Đức Giáo Hoàng, vì ngài mang tông hiệu Phanxicô.

9. Viếng thăm Vương cung thánh đường thánh nữ Clara

Sau cuộc gặp gỡ tại Nhà thờ chính tòa Assisi, lúc quá 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha đến viếng thăm Vương cung thánh đường thánh nữ Clara, viếng mộ của thánh nữ và cầu nguyện tại Nhà nguyện trước Thánh giá thánh Damiano, chào thăm các nữ Đan sĩ tại đây.

Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha nói các nữ tu phải thể hiện niềm vui và một diện mạo nhân bản xuất phát từ việc nhận biết Chúa Giêsu.

Đức Thánh Cha nói:

"Khi chị em bước vào cuộc hành trình suy niệm về Chúa Giêsu Kitô, cầu nguyện và sám hối với Ngài, lòng nhân bản của chị em phát triển. Nữ tu dòng kín được mời gọi là con người với lòng nhân bản tuyệt vời, một tấm lòng nhân bản như Giáo Hội Mẹ chúng ta. Làm thế nào để một nữ tu thể hiện lòng nhân bản của mình? Thông qua niềm vui, và ngày càng hân hoan hơn nữa! Tôi thật buồn khi nhìn thấy các nữ tu với khuôn mặt buồn rười rượi. Họ có thể mỉm cười, nhưng đó là một nụ cười giả tạo như những nụ cười của một tiếp viên hàng không. Không! Chị em hãy cho thấy nụ cười hân hoan đến từ niềm vui nội tâm nhé? "

Đức Giáo Hoàng đã ngồi trong cùng một căn phòng nơi lưu giữ Thánh Giá Damiano là cây thánh giá lớn mà khoảng 800 năm trước đây, khi Thánh Phanxicô đang cầu nguyện trước Thánh Giá này thì ngài nghe thấy một giọng nói: " Phanxicô, hãy tái thiết nhà thờ của Ta. "

Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi các nữ tu chăm sóc cho đời sống cộng đoàn, bất chấp những thách đố ngày nay.

Ngài nói:

"Hãy tha thứ, hãy cho thấy sự kiên nhẫn. Thật không phải dễ dàng sống trong một cộng đoàn. Ma quỷ lợi dụng sự khác biệt của chị em. Chị em có thể sẽ nói: "Tôi không muốn thô lỗ, nhưng ... ' Không được! Bởi vì nó chẳng đi đến đâu. Nó chỉ dẫn đến sự chia rẽ. Hãy nâng niu tình bạn và tình yêu mến nhau giữa các chị em. Một tu viện không phải là một luyện ngục, nó phải là một gia đình."

Vào cuối cuộc họp Đức Giáo Hoàng đích thân chào đón từng nữ tu. Đầu tiên, với những chị bệnh hoạn đau yếu, sau đó ngài chăm chú lắng nghe những chia sẻ của mỗi chị trong tu viện.

10. Gặp gỡ 12 ngàn người trẻ miền Umbria

Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha được tiếp tục tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ các thiên thần của dòng Anh em Hèn Mọn Phanxicô, cách đó 4 cây số, rồi gặp gỡ 12 ngàn người trẻ miền Umbria vào lúc gần 6 giờ chiều tại quảng trường trước Đền thánh và ngài đã trả lời các câu hỏi do 4 bạn trẻ nêu lên.

Xe Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải dừng lại nhiều lần để ngài có thể ôm những trẻ em khuyết tập và nói chuyện với những người trẻ tuổi . Nhiều người trong số họ đã không bỏ lỡ cơ hội để đưa cho Đức Thánh Cha một bức thư.

Đức Thánh Cha đã trả lời các câu hỏi của họ xoay quanh một số chủ đề. Đầu tiên , từ một cặp vợ chồng trẻ, hỏi về ơn gọi hôn nhân . Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời rằng sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ là một ơn gọi, như ơn gọi linh mục .

Nó dựa trên tình yêu, tình yêu dành cho nhau, và tình yêu đối với Thiên Chúa. Đức Thánh Cha than thở rằng xã hội ngày nay chú trọng thái quá đến quyền cá nhân, hơn là gia đình. Ngài nhớ lại một kinh nghiệm đã từng có với một cặp vợ chồng sắp cưới .

Đức Thánh Cha kể:

- Anh chị có biết rằng hôn nhân là chuyện chung thân một đời không?

- Vâng, chúng con yêu nhau, nhưng chúng con sẽ ở bên nhau bao lâu tình yêu kéo dài. Khi nó kết thúc, chúng con đưòng ai nấy đi

- Đó là sự ích kỷ.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng hôn nhân có những rủi ro nhưng ngài kêu gọi giới trẻ đừng sợ trước một bước ngoặc quan trọng trong đời như thế nhưng tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng sẽ ở bên cạnh họ .

Câu hỏi khác liên quan đến việc làm sao nhận ra ơn gọi của mình. Đức Thánh Cha đã trả lời rằng mỗi người có kinh nghiệm riêng lôi kéo họ đến với Thiên Chúa, nhưng nó không thể hoạch định được. Tuy nhiên, cũng giống như hôn nhân, đó là một cam kết suốt đời .

Đức Thánh Cha nói:

"Một lần tôi nghe một chủng sinh tốt nói rằng con muốn trở thành một linh mục trong vòng mười năm. Sau đó, con sẽ suy nghĩ về ơn gọi của mình một lần nữa. Đó là thứ văn hóa tạm bợ. Chúa Giêsu đã không cứu độ chúng ta tạm thời, Ngài cứu chúng ta dứt khoát và chung cuộc."

Câu hỏi khác đặt ra là những gì các bạn trẻ có thể làm để truyền giáo. Đức Thánh Cha yêu cầu họ nói về đức tin của họ trong gia đình, với bạn bè, hoặc với những người họ gặp gỡ. Nhưng quan trọng nhất, là những lời của Thánh Phanxicô mà ngài đưa ra để nhắc nhở họ:

"Hãy luôn luôn rao giảng Tin Mừng. Và nếu cần thiết hãy nói thành lời. Bạn cũng có thể rao giảng Tin Mừng mà không cần lời nói? Đúng thế! Hãy nêu gương. Đầu tiên bằng gương sáng, sau đó bằng lời nói."

Sau khi trả lời câu hỏi của họ, Đức Thánh Cha đã chào đón nhiều bạn trẻ.

Tiếp đến Đức Thánh Cha viếng Đền thánh Rivotorto trước khi đáp trực thăng trở về Vatican, vào lúc 8 giờ tối. Rivotorto là nơi có những căn nhà nhỏ thánh Phanxicô và các bạn đồng hành đầu tiên của ngài đã từng cư ngụ.

11. Đừng bỏ qua tiếng nói của Thiên Chúa nhưng hãy để Ngài 'viết' lên cuộc sống của anh chị em

Trong thánh lễ sáng thứ Hai mùng 7 tháng 10 tại nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ với một nhóm các nhà báo. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư về câu chuyện ông Giô-na, người được Thiên Chúa ủy thác thực hiện một nhiệm vụ. Nhưng cảm thấy sợ hãi, ông đã bỏ trốn. Đức Thánh Cha yêu cầu các Kitô hữu phải sẵn sàng lắng nghe những gì Thiên Chúa đang nói với họ.

Ngài nói:

"Tôi tự hỏi bản thân mình, và tôi muốn hỏi tất cả anh chị em: Chúng ta có để cho Thiên Chúa viết lên cuộc sống của chúng ta không? Hay chúng ta muốn tự viết lấy? Điều này liên hệ đến tâm tình hiếu thảo với Thiên Chúa. Chúng ta có ngoan ngoãn lắng nghe Lời Ngài? Nhiều người nói rằng, ‘Chắc chắn rồi!’. "Nhưng anh chị em có sẵn sàng để lắng nghe và cảm nhận ra tiếng nói của Ngài không? Anh chị em có sẵn sàng để tìm kiếm Lời Chúa trong cuộc sống hàng ngày không, hay chỉ có những ý tưởng của riêng của anh chị em mới có quyền quy định tất cả mọi thứ, không để cho Chúa nói gì với anh chị em? "

Đức Thánh Cha cũng nói thêm rằng ngay cả những người cầu nguyện thường xuyên vẫn có nguy cơ bịt tai lại với Thiên Chúa. Ngài nói rằng thể hiện cụ thể trong việc lắng nghe Lời Chúa là việc giúp đỡ những người nghèo.

12. Vị vua Châu Phi đầu tiên triều yết Đức Thánh Cha

Sáng thứ Hai mùng 7 tháng 10, Vua Lesotho, Letsie Đệ Tam là vị vua châu Phi đầu tiên đến thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Vua đã được chào đón tại Điện Tông Tòa, cùng với Hoàng Hậu Masenate Mohato Seeiso.

Trong cuộc gặp gỡ hai vị đã nói về tầm quan trọng của tự do tôn giáo. Hai vị cũng thảo luận về các vấn đề như giáo dục và y tế.

Nhà vua đã tặng Đức Giáo Hoàng ba tấm thảm với hoa văn rất đẹp từ mảnh đất Lesotho của mình.

- "Chúng được dệt tại Lesotho. Con hy vọng Đức Thánh Cha có thể tìm thấy một nơi thích hợp trong Vatican để treo. "

- "Vâng, chúng sẽ có một vị trí xứng hợp ở đây."

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng nhiều cỗ tràng hạt cho hoàng gia Lesotho và một huy chương triều đại giáo hoàng của ngài. Như thường lệ, ngài xin nhà vua và hoàng hậu cầu nguyện cho ngài.

13. Đức Thánh Cha tiếp Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ

Thứ Hai mùng 7 tháng 10 đã là một ngày bận rộn của Đức Thánh Cha Phanxicô. Bên cạnh buổi tiếp kiến nhà vua và hoàng hậu Lesotho, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ do Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York và cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hướng dẫn.

Cuộc họp đã diễn ra trong bầu khí thân mật và vui tươi vì Đức Thánh Cha thường xuyên pha trò với các giám mục. Đức Thánh Cha đặc biệt nói đùa về kiến thức tiếng Anh của ngài.

Bên cạnh Đức Hồng Y Timothy Dolan còn có Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville, Tổng Giám Mục Peter Sartain của Seattle, và Đức Cha Michael Bransfield của giáo phận Wheeling-Charleston.

14. Đức Thánh Cha buồn bã trước tin tàu chở người di dân bị đắm ở bờ biển Ý. Ngài nói: 'Thật đáng xấu hổ'

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ sự thất vọng của ngài khi biết tin lại có một con tàu bị đắm gần đảo Lampedusa của Ý khiến gần hơn 200 người di dân bị thiệt mạng. Tháng Bảy vừa qua, ngài đã tới thăm hòn đảo này để cầu nguyện cho vô số người đã mất tích trên biển.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Tôi hết sức đau đớn khi nghĩ về nhiều nạn nhân trong vụ đắm tàu bi thảm ở Lampedusa hôm nay. Xấu hổ là từ ngữ xuất hiện đầu tiên trong đầu tôi: Thật là đáng xấu hổ!"

Gần 500 người di dân trên con tàu bị lật úp, ít nhất 200 người chết. Thêm vào đó, 13 người khác bị sát hại hôm thứ Hai khi họ cố gắng tiếp cận hòn đảo.

Đức Thánh Cha đưa ra những nhận xét này khi kết thúc buổi lễ đánh dấu 50 năm của Thông điệp Hoà bình Tại Thế. Ngài đã yêu cầu những người hiện diện cầu nguyện cho gia đình của các nạn nhân và những người tị nạn trên toàn thế giới.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Thiên Chúa cho những người bị thiệt mạng: những người lớn và trẻ em. Cho các gia đình và tất cả những người tị nạn. Chúng ta hãy tham gia vào những nỗ lực ngăn chặn để những thảm kịch tương tự không lặp lại. Chỉ có sự hợp tác có tính quyết định từ tất cả mọi người mới giúp ngăn chặn được chúng".

Đề cập đến chủ đề của Thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu phải dấn thân hơn nữa cho công lý và sự liên đới. Ngài nói thêm rằng nhìn vào thế giới hôm nay, ngài tự hỏi liệu con người đã học được những bài học gì từ Thông điệp này.

Đức Gioan 23 đã viết Thông điệp Hòa Bình Tại Thế (Pacem in Terris) cách đây 50 năm vào thời điểm cao trào của cuộc Chiến tranh Lạnh.

15. Kế hoạch cải cách của Đức Giáo Hoàng lớn hơn so với dự kiến

Hôm 3 tháng 10, cha Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa thánh đã cho biết Đức Thánh Phanxicô không có kế hoạch cải cách Tông Hiến của Tòa Thánh. Thay vào đó, ngài đang lên kế hoạch soạn thảo một tài liệu hoàn toàn mới, nhằm giải quyết việc quản trị của Giáo Hội.

Cha Federico Lombardi cho biết: "Ý tưởng không giới hạn ở chỗ cập nhật Tông Hiến ‘Pastor Bonus’ hiện hành với vài thay đổi nhỏ đây đó. Thay vào đó, Đức Giáo Hoàng dự định sẽ soạn thảo một hiến pháp mới bao gồm những đổi mới thích hợp. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể mong đợi một tông hiến mới".

Giáo triều Rôma không còn là một cơ chế quyền bính, nhưng phải là một trung tâm 'phục vụ' cho Giáo Hội hoàn vũ. Phủ Quốc Vụ Khanh sẽ không còn là một cơ cấu quyền lực tập trung nhưng cũng chỉ là bộ phận trong giáo triều.

Hội đồng Hồng Y nên là một 'trung gian' được chỉ định để điều phối mối quan hệ giữa Đức Thánh Cha và các cơ quan của Giáo Hội. Hội đồng tám Hồng Y cũng đang phân tích làm thế nào để vai trò và công việc của giáo dân có thể được công nhận trực tiếp hơn trong Giáo Hội.

Cha Federico Lombardi nói thêm: "Các cơ quan sẽ có sự chú ý đặc biệt để có thể đáp ứng đầy đủ cho giáo dân và sự phục vụ mà họ mang đến cho Giáo Hội. Hiện nay, chúng ta đã có Hội đồng Giáo hoàng về Giáo Dân, nhưng mối quan hệ của Hội đồng và sự hiện diện của anh chị em giáo dân có thể được tăng cường để anh chị em tham gia nhiều hơn vào Giáo triều Rôma".

Cuộc họp ba ngày giữa Đức Thánh Cha và Hội đồng cố vấn mới của ngài đã kết thúc hôm thứ Năm. Vào ngày thứ Sáu, Đức Giáo Hoàng và các vị Hồng Y đã tông du đến thành Assisi của Ý, để cùng nhau cầu nguyện trước mộ của Thánh Phanxicô.

Hội đồng sẽ gặp Đức Thánh Cha vào tháng Mười Hai tới, và sau đó là tháng Hai năm 2014.

16. Đức Giáo Hoàng nói rằng những ví dụ mạnh mẽ nhất của đức tin vẫn xung quanh chúng ta.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu buổi đọc Kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 6 tháng 10 bằng cách đề cập đến chuyến thăm gần đây của ngài đến Assisi. Ngài mô tả chuyến viếng thăm này như một hồng ân và cám ơn sự nồng nhiệt tiếp đón của thành phố này.

Đức Thánh Cha nói:

"Khi nghĩ đến chuyến tông du lần đầu tiên tại Assisi, tôi cho đó là một hồng ân tuyệt vời khi có thể thực hiện cuộc hành hương này trong ngày lễ kính Thánh Phanxicô."

Trình bày những suy tư trên Tin Mừng Chúa Nhật, Đức Thánh Cha giải thích rằng khi ta có đức tin, ngay cả khi nó chỉ nhỏ như một hạt cải, ta cũng có thể dời núi chuyển non. Ngài yêu cầu các Kitô hữu cầu nguyện để đức tin của họ có thể tăng triển. Sau đó, Đức Thánh Cha nói thêm rằng thường khi, những ví dụ mạnh mẽ nhất của đức tin vẫn luôn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày .

Đức Thánh Cha giải thích như sau:

"Tôi nghĩ đến những người mẹ và người cha đang phải đối mặt với tình huống khó khăn hoặc ngay cả những người bệnh, một số bệnh nặng rất nặng, là những người đem lại sự thanh thản cho những người gặp gỡ họ. Những người này, chính vì đức tin của mình, đã không khoa trương hành động của họ."

Đức Giáo Hoàng cũng cầu nguyện cho hàng trăm người nhập cư qua đời tuần trước gần đảo Lampedusa của Ý. Khoảng 200 người thiệt mạng khi thuyền của họ bị lật úp. Hàng trăm người vẫn đang mất tích.

Đức Thánh Cha buồn bã nói:

"Tôi cũng muốn nhắc nhớ, với tất cả anh chị em đang hiện diện ở đây, những người đã thiệt mạng hôm thứ Năm. Tất cả chúng ta hãy cầu nguyện trong im lặng cho anh chị em của chúng ta."

Vì Tháng Mười được xem là tháng truyền giáo nên Đức Thánh Cha đã đặc biệt cám ơn các nhà truyền giáo về công việc của họ và trên hết vì gương sáng đức tin rạng ngời của họ.

17. Đức Thánh Cha nói Thánh Lễ là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, không phải là một 'sự kiện xã hội'

Sáng thứ Năm 03/10/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ tại nhà nguyện Casa Santa Marta, cùng với Hội đồng Cố vấn mới của ngài gồm tám vị Hồng Y. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha nói về sự nguy hiểm của việc nhớ đến Lịch sử ơn Cứu độ như là điều gì đó xa xôi trong quá khứ.

Ngài giải thích rằng khi ký ức này sống động, Thánh Lễ trở thành một cử hành chứ không phải là một sự kiện xã hội đơn thuần.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Khi ký ức trở nên xa xôi, khi chúng ta không có sự gần gũi với ký ức, nó đi vào một quá trình biến đổi để đơn thuần chỉ còn là một sự hồi tưởng".

Sau đó Đức Thánh Cha nói rằng Hy Lễ của Chúa Giêsu trên Thập Giá, không thể là điều gì đó khiến người ta quen thuộc đến mức không chú ý đến nữa, vì đó là cuộc gặp gỡ mang lại cho các Kitô hữu sức mạnh và niềm vui.