Phụng Vụ - Mục Vụ
Cuộc sống mai hậu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:17 04/11/2013
Chúa Nhật XXXII THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 20,27-38
CUỘC SỐNG MAI HẬU
Giáo lý của Chúa Giêsu dạy có sự sống lại. Tuy nhiên vào thời của Ngài, hai nhóm: nhóm Pharisêu và nhóm Sađucêô luôn đối nghịch nhau về quan điểm, lập trường. Nhóm Pharisêu là nhóm bảo thử, nhóm Sađucêô là nhóm cấp tiến không tin vào sự sống lại. Như thế họ đối nghịch với Chúa Giêsu và giáo lý của Ngài dạy. Nhóm Sađucêô hầu hết là giới giáo sĩ, giới lãnh đạo về mặt tôn giáo. Họ liên hệ với Chính quyền để hưởng lợi cá nhân.
Nhóm Sađucêô cho rằng chết là hết, ở đời phải tự do hưởng thụ. Sống cứ buông thả, cứ chơi bời và không cần gì phải lập công tích đức. Do đó, để đánh lừa dư luận, để gây khó dễ cho Chúa và để gây hỏa mù, gây niềm tin cho quần chúng, họ đã tự bầy ra một câu chuyện để gây thắc mắc, xin Chúa giải quyết cho họ. Họ dựa vào một điều luật của Môsê gọi là luật Lévirat để phịa ra một câu chuyện giả tưởng, buồn cười nhưng làm cho người khác có thể hiểu lầm. Theo luật Lévirát khi trong gia đình có một người anh em chết tuyệt tự, thì người em phải lấy chị dâu hoặc em dâu làm vợ, để nối dõi tông đường. Và họ hỏi Chúa như thế nếu có bảy anh em chết thì khi sống lại “ người đàn bà góa bụa ấy là vợ của ai ? “. Câu chuyện giả tưởng, không có thật này lại là dịp, là cơ hội để Chúa Giêsu giải thích cho mọi người về sự sống lại.
Ở đây, chúng ta quan tâm đến hai điểm giáo lý căn bản. Điểm thứ nhất: cuộc sống mai sau là cuộc sống của Thiên Chúa. Con người được sống trước Thánh Nhan Chúa, ca tụng Chúa như các thiên thần. Điểm thứ hai, cuộc sống sau này, cuộc sống mai sau là một cuộc sống hoàn toàn linh thiêng, cuộc sống Phục sinh nghĩa là cuộc sống hoàn toàn được đổi mới, cuộc sống linh thiêng như các thiên thần, cuộc sống như Chúa Phục sinh. Chúa Giêsu quả quyết có sự sống lại vì chính Ngài đã Phục sinh như lời Ngài đã nói trước. Chúa Giêsu xác quyết người sống lại sẽ giống như các thiên thần. Người sống lại ở Thiên Đàng không còn lấy vợ lấy chồng vì họ không còn sống thân xác như trước khi chết. Để trả lời cho các tín hữu Corintô, thánh Phaolô đã viết như sau :” cũng vậy về sự kiện kẻ chết sống lại : gieo xuống trong hư hoại, sống lại trong bất hoại; gieo xuống trong ô nhục, sống lại trong vinh quang; gieo xuống trong yếu đuối, sống lại trong quyền năng; gieo xuống là xác khí huyết, sống lại là xác thần thiêng “ ( 1 Co 15, 42 ).
Để giải thích cho một số người đặt Môsê như một vị ngôn sứ cao cả, Chúa Giêsu đã đặt vấn đề và hỏi họ . Thánh Kinh đã cho thấy gì ? Khi Thiên Chúa hiện ra với Ông Môsê trong bụi gai bốc cháy nhưng không tiêu hao, Ngài đã phán :” Ta là Thiên Chúa của Abraham, Isaac, Giacóp “. Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống, chứ Ta đâu có phải Thiên Chúa của kẻ chết. Nhóm đó và nhiều người đã im lặng không nói được gì.
Các bài đọc, đặc biệt là bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta hay rằng :” Kẻ chết sẽ sống lại “.Chết không phải là hết.Cuộc sống ở trần gian chỉ là tạm bợ. Chết là đi vào cõi trường sinh, đi vào một cuộc sống mới. Như Chúa chết là để sống lại. Vậy, chúng ta là Kitô hữu, chúng ta chết là để sống lại. Chúng ta tin Ông bà Cha mẹ, những người thân yêu hay chính chúng ta chết là để sống lại. Đây là niềm tin, là niềm cậy trông, niềm hy vọng vì chết là bước vào cõi sống.
Xin mượn lời của Luc Fritz để kết luận bài chia sẻ này :” …Bước vào thế giới của Thiên Chúa là đi vào một chiều kích khác.Chiều kích ấy đã thay đổi các điểm mốc : cái chết không còn nữa.Trong đó, thế giới của con người không bị phủ nhận, nhưng nó mang một chiều sâu, một sức sống mới.Sự Phục sinh của Đức kitô củng cố niềm hy vọng của chúng ta vào sự phục sinh của chính ta. Sự Phục sinh là sự sống viên mãn.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Nhóm Pharisêu là nhóm nào ?
2.Bè Sađucêô có tin sự sống lại ?
3.Chúa Giêsu đã trả lời thế nào với các nhóm ?
4.Chúng ta phải làm gì để củng cố niềm tin vào sự Phục sinh ?
5.Sự sống mai sau sẽ thế nào ?
Lc 20,27-38
CUỘC SỐNG MAI HẬU
Giáo lý của Chúa Giêsu dạy có sự sống lại. Tuy nhiên vào thời của Ngài, hai nhóm: nhóm Pharisêu và nhóm Sađucêô luôn đối nghịch nhau về quan điểm, lập trường. Nhóm Pharisêu là nhóm bảo thử, nhóm Sađucêô là nhóm cấp tiến không tin vào sự sống lại. Như thế họ đối nghịch với Chúa Giêsu và giáo lý của Ngài dạy. Nhóm Sađucêô hầu hết là giới giáo sĩ, giới lãnh đạo về mặt tôn giáo. Họ liên hệ với Chính quyền để hưởng lợi cá nhân.
Nhóm Sađucêô cho rằng chết là hết, ở đời phải tự do hưởng thụ. Sống cứ buông thả, cứ chơi bời và không cần gì phải lập công tích đức. Do đó, để đánh lừa dư luận, để gây khó dễ cho Chúa và để gây hỏa mù, gây niềm tin cho quần chúng, họ đã tự bầy ra một câu chuyện để gây thắc mắc, xin Chúa giải quyết cho họ. Họ dựa vào một điều luật của Môsê gọi là luật Lévirat để phịa ra một câu chuyện giả tưởng, buồn cười nhưng làm cho người khác có thể hiểu lầm. Theo luật Lévirát khi trong gia đình có một người anh em chết tuyệt tự, thì người em phải lấy chị dâu hoặc em dâu làm vợ, để nối dõi tông đường. Và họ hỏi Chúa như thế nếu có bảy anh em chết thì khi sống lại “ người đàn bà góa bụa ấy là vợ của ai ? “. Câu chuyện giả tưởng, không có thật này lại là dịp, là cơ hội để Chúa Giêsu giải thích cho mọi người về sự sống lại.
Ở đây, chúng ta quan tâm đến hai điểm giáo lý căn bản. Điểm thứ nhất: cuộc sống mai sau là cuộc sống của Thiên Chúa. Con người được sống trước Thánh Nhan Chúa, ca tụng Chúa như các thiên thần. Điểm thứ hai, cuộc sống sau này, cuộc sống mai sau là một cuộc sống hoàn toàn linh thiêng, cuộc sống Phục sinh nghĩa là cuộc sống hoàn toàn được đổi mới, cuộc sống linh thiêng như các thiên thần, cuộc sống như Chúa Phục sinh. Chúa Giêsu quả quyết có sự sống lại vì chính Ngài đã Phục sinh như lời Ngài đã nói trước. Chúa Giêsu xác quyết người sống lại sẽ giống như các thiên thần. Người sống lại ở Thiên Đàng không còn lấy vợ lấy chồng vì họ không còn sống thân xác như trước khi chết. Để trả lời cho các tín hữu Corintô, thánh Phaolô đã viết như sau :” cũng vậy về sự kiện kẻ chết sống lại : gieo xuống trong hư hoại, sống lại trong bất hoại; gieo xuống trong ô nhục, sống lại trong vinh quang; gieo xuống trong yếu đuối, sống lại trong quyền năng; gieo xuống là xác khí huyết, sống lại là xác thần thiêng “ ( 1 Co 15, 42 ).
Để giải thích cho một số người đặt Môsê như một vị ngôn sứ cao cả, Chúa Giêsu đã đặt vấn đề và hỏi họ . Thánh Kinh đã cho thấy gì ? Khi Thiên Chúa hiện ra với Ông Môsê trong bụi gai bốc cháy nhưng không tiêu hao, Ngài đã phán :” Ta là Thiên Chúa của Abraham, Isaac, Giacóp “. Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống, chứ Ta đâu có phải Thiên Chúa của kẻ chết. Nhóm đó và nhiều người đã im lặng không nói được gì.
Các bài đọc, đặc biệt là bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta hay rằng :” Kẻ chết sẽ sống lại “.Chết không phải là hết.Cuộc sống ở trần gian chỉ là tạm bợ. Chết là đi vào cõi trường sinh, đi vào một cuộc sống mới. Như Chúa chết là để sống lại. Vậy, chúng ta là Kitô hữu, chúng ta chết là để sống lại. Chúng ta tin Ông bà Cha mẹ, những người thân yêu hay chính chúng ta chết là để sống lại. Đây là niềm tin, là niềm cậy trông, niềm hy vọng vì chết là bước vào cõi sống.
Xin mượn lời của Luc Fritz để kết luận bài chia sẻ này :” …Bước vào thế giới của Thiên Chúa là đi vào một chiều kích khác.Chiều kích ấy đã thay đổi các điểm mốc : cái chết không còn nữa.Trong đó, thế giới của con người không bị phủ nhận, nhưng nó mang một chiều sâu, một sức sống mới.Sự Phục sinh của Đức kitô củng cố niềm hy vọng của chúng ta vào sự phục sinh của chính ta. Sự Phục sinh là sự sống viên mãn.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Nhóm Pharisêu là nhóm nào ?
2.Bè Sađucêô có tin sự sống lại ?
3.Chúa Giêsu đã trả lời thế nào với các nhóm ?
4.Chúng ta phải làm gì để củng cố niềm tin vào sự Phục sinh ?
5.Sự sống mai sau sẽ thế nào ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Lễ Các Thánh và Lễ các Đẳng Linh Hồn là ngày để gia tăng niềm hy vọng
Bùi Hữu Thư
05:21 04/11/2013
VATICAN (CNS) – Vào cuối Thánh Lễ Kính Các Thánh, ngay trước khi mặt trời lặn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ ngoài trời tại Nghĩa Trang Verano tại Rôma, và kêu gọi các Kitô hữu hãy giữ vững niềm hy vọng trong khi họ suy niệm về lời hứa là cuộc sống trên trần thế sẽ chấm dứt để khởi đầu với cuộc sống vĩnh cửu trên Thiên Đàng.
Trong bài giảng của Thánh Lễ buổi tối ngày 1 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không dùng bài đã soạn sẵn. Ngài nhìn hàng ngàn người tụ tập dọc theo các hàng mộ và nói: “Chúng ta suy niệm và suy nghĩ về chính tương lai của chúng ta, về tất cả những người đã ra đi trước chúng ta và giờ đây đang được ở bên Thiên Chúa."
"Thiên Chúa, Đấng chân, thiện, mỹ, dịu hiền, và đầy tình yêu. Và tất cả những ai đã ra đi trước chúng ta và đã chết trong Chúa đang ở đó, trên Thiên Đàng với Thiên Chúa.”
“Ngay cả những thánh nhân thiện hảo nhất cũng không được cứu chuộc bởi công đức của họ, mà bằng máu Chúa Kitô.”.
"Thiên Chúa là Đấng cứu chuộc, Người là Đấng đưa chúng ta đi như người cha – vào cuối cuộc đời chúng ta – tới Thiên Đàng nơi các tổ tiên chúng ta đang sống.”
Bài đọc ngày lễ trích từ chương 7 của sách Khải Huyền, mô tả muôn vàn người thuộc mọi chủng tộc và quốc gia đang đứng trước mặt Thiên Chúa. Họ đều mặc áo trắng, vì họ được “thanh tẩy bằng máu Con Chiên. Chúng ta chỉ có thể vào Thiên Đàng nhờ vào máu Con Chiên, là máu Chúa Kitô.”
"Nếu ngày hôm nay, chúng ta tưởng nhớ những người anh chị em chúng ta đã sống trước chúng ta và giờ đây đang ở trên Thiên Đàng, họ được ở đó vì họ được thanh tẩy bằng máu Chúa Kitô. Đó là niềm hy vọng của chúng ta, và hy vọng này không làm cho chúng ta phải thất vọng. Nếu chúng ta sống với Chúa Kitô, Người sẽ không bao giờ để cho chúng ta phải tuyệt vọng."
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Chúng ta là con cái Thiên Chúa, và chúng ta phải sống với niềm hy vọng là một ngày kia sẽ được thấy nhan thánh Chúa.”
"Vào ngày Lễ Các Thánh và trước ngày Lễ các Linh Hồn, điều quan trọng là phải suy nghĩ về niềm hy vọng này.”
Ngài nói: “Các Kitô hữu tiên khởi xử dụng cái mỏ neo làm biểu tượng cho niềm hy vọng, và niềm hy vọng của chúng ta là trái tim chúng ta được thả neo ở trên đó, nơi những người thân yêu chúng ta đang sống, nơi có các thánh, có Chúa Giêsu, có Thiên Chúa. Đó là niềm hy vọng. Một niềm hy vọng không làm cho chúng ta phải thất vọng.”
Ngài nói: Ngày Lễ Các Thánh và Các Linh Hồn là ngày hy vọng. Nhân đức cậy giống như một chút men làm cho linh hồn chúng ta mở rộng. Có nhiều lúc khó khăn trong đời, nhưng với niềm hy vọng các bạn có thể tiến tới và nhìn ngắm những gì đang chờ đợi chúng ta. Ngày hôm nay là ngày hy vọng; các người anh chị em chúng ta đang ở bên Thiên Chúa, và chúng ta cũng thế, chúng ta sẽ được ở trong vòng tay của Thiên Chúa nếu chúng ta bước theo đường lối của Chúa Giêsu.”
"Trước khi mặt trời lặn hôm nay, mỗi người trong chúng ta có thể suy nghĩ về buổi hoàng hôn của cuộc đời mình. Chúng ta có ngắm nhìn hoàng hôn này với niềm hy vọng và niềm vui là sẽ được Chúa đón mừng không ?”
Trong suốt nước Ý, cũng như tại các nước có đa số người Công Giáo, mọi người dùng ngày nghỉ lễ này để tảo mộ, để cắm hoa trên các ngôi mộ của những người thân. Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm một số ngôi mộ, cầu nguyện cho người qua đời và rẩy nước thánh trên các ngôi mộ này.
Trong bài giảng của Thánh Lễ buổi tối ngày 1 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không dùng bài đã soạn sẵn. Ngài nhìn hàng ngàn người tụ tập dọc theo các hàng mộ và nói: “Chúng ta suy niệm và suy nghĩ về chính tương lai của chúng ta, về tất cả những người đã ra đi trước chúng ta và giờ đây đang được ở bên Thiên Chúa."
"Thiên Chúa, Đấng chân, thiện, mỹ, dịu hiền, và đầy tình yêu. Và tất cả những ai đã ra đi trước chúng ta và đã chết trong Chúa đang ở đó, trên Thiên Đàng với Thiên Chúa.”
“Ngay cả những thánh nhân thiện hảo nhất cũng không được cứu chuộc bởi công đức của họ, mà bằng máu Chúa Kitô.”.
"Thiên Chúa là Đấng cứu chuộc, Người là Đấng đưa chúng ta đi như người cha – vào cuối cuộc đời chúng ta – tới Thiên Đàng nơi các tổ tiên chúng ta đang sống.”
Bài đọc ngày lễ trích từ chương 7 của sách Khải Huyền, mô tả muôn vàn người thuộc mọi chủng tộc và quốc gia đang đứng trước mặt Thiên Chúa. Họ đều mặc áo trắng, vì họ được “thanh tẩy bằng máu Con Chiên. Chúng ta chỉ có thể vào Thiên Đàng nhờ vào máu Con Chiên, là máu Chúa Kitô.”
"Nếu ngày hôm nay, chúng ta tưởng nhớ những người anh chị em chúng ta đã sống trước chúng ta và giờ đây đang ở trên Thiên Đàng, họ được ở đó vì họ được thanh tẩy bằng máu Chúa Kitô. Đó là niềm hy vọng của chúng ta, và hy vọng này không làm cho chúng ta phải thất vọng. Nếu chúng ta sống với Chúa Kitô, Người sẽ không bao giờ để cho chúng ta phải tuyệt vọng."
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Chúng ta là con cái Thiên Chúa, và chúng ta phải sống với niềm hy vọng là một ngày kia sẽ được thấy nhan thánh Chúa.”
"Vào ngày Lễ Các Thánh và trước ngày Lễ các Linh Hồn, điều quan trọng là phải suy nghĩ về niềm hy vọng này.”
Ngài nói: “Các Kitô hữu tiên khởi xử dụng cái mỏ neo làm biểu tượng cho niềm hy vọng, và niềm hy vọng của chúng ta là trái tim chúng ta được thả neo ở trên đó, nơi những người thân yêu chúng ta đang sống, nơi có các thánh, có Chúa Giêsu, có Thiên Chúa. Đó là niềm hy vọng. Một niềm hy vọng không làm cho chúng ta phải thất vọng.”
Ngài nói: Ngày Lễ Các Thánh và Các Linh Hồn là ngày hy vọng. Nhân đức cậy giống như một chút men làm cho linh hồn chúng ta mở rộng. Có nhiều lúc khó khăn trong đời, nhưng với niềm hy vọng các bạn có thể tiến tới và nhìn ngắm những gì đang chờ đợi chúng ta. Ngày hôm nay là ngày hy vọng; các người anh chị em chúng ta đang ở bên Thiên Chúa, và chúng ta cũng thế, chúng ta sẽ được ở trong vòng tay của Thiên Chúa nếu chúng ta bước theo đường lối của Chúa Giêsu.”
"Trước khi mặt trời lặn hôm nay, mỗi người trong chúng ta có thể suy nghĩ về buổi hoàng hôn của cuộc đời mình. Chúng ta có ngắm nhìn hoàng hôn này với niềm hy vọng và niềm vui là sẽ được Chúa đón mừng không ?”
Trong suốt nước Ý, cũng như tại các nước có đa số người Công Giáo, mọi người dùng ngày nghỉ lễ này để tảo mộ, để cắm hoa trên các ngôi mộ của những người thân. Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm một số ngôi mộ, cầu nguyện cho người qua đời và rẩy nước thánh trên các ngôi mộ này.
Đức Thánh Cha dâng lễ cầu hồn cho các Hồng Y và Giám Mục quá cố, trong đó có 4 GM Việt Nam
LM. Trần Đức Anh OP
09:51 04/11/2013
VATICAN. Lúc 11 giờ rưỡi sáng 4-11-2013, ĐTC đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho 9 Hồng Y và 136 GM đã qua đời trong vòng 12 tháng qua trong toàn Giáo Hội, trong số này có 4 GM Việt Nam.
Đó là Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, nguyên GM Vĩnh Long, qua đời ngày 31-1 năm nay (2013); Đức Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Quang Sách, nguyên GM Đà Nẵng, qua đời ngày 7 tháng 7 năm; Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm SDB, GM Bùi Chu và Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân, GM Vĩnh Long, hai vị qua đời cùng ngày 17 tháng 8 vừa qua.
Trong số 9 HY quá cố, có ĐHY Jozef Glemp, Cố giáo chủ Công Giáo Ba Lan, và ĐHY Simon Pimenta, cố TGM Bombay, Ấn độ.
Đồng tế với ĐTC có khoảng 30 HY trước sự hiện diện 30 GM và hơn một ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, ĐTC mời gọi mọi người tín thác nơi tình thương của Thiên Chúa, noi gương thánh Phaolô Tông Đồ, Người đã viết trong thư gửi tín hữu Roma (8,38-39): “Tôi thâm tín rằng dù sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay ma vương quỷ thần, hiện tại hay tương lai, quyền lực, chiều cao hay chiều sâu, không thụ tạo nào có thể tách chúng ta ra khỏi tình thương của Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta”.
”Thánh Tông Đồ liệt kê những quyền lực đối nghịch và huyền bí có thể đe dọa hành trình đức tin. Nhưng Ngài khẳng định một cách chắc chắn rằng cho dù toàn thể cuộc sống của chúng ta bị những đe dọa vây bủa, không bao giờ một điều gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu mà Chúa Kitô đã đạt được cho chúng ta, bằng cách hiến thân trọn vẹn.”
ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Cả những quyền lực của ma quỉ, đố kỵ với con người, cũng dừng lại trước sự kết hiệp yêu thương sâu đậm giữa Chúa Giêsu và người đón nhận Chúa trong đức tin. Thực tại tình thương trung tín của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta giúp chúng ta tiến bước mỗi ngày trong thanh thản và can đảm, hành trình nhiều khi nhanh nhẹn, nhưng đôi khi cũng chậm chạp và vất vả”.
ĐTC nêu nhận xét: ”chỉ có tội lỗi của con người mới có thể phá vỡ mối liên hệ giữa chúng ta và Thiên Chúa,. nhưng cả trong trường hợp ấy, Thiên Chúa luôn tìm kiếm, chạy theo con người để tái lập với họ một tình hiệp thông kéo dài cả sau cái chết, đó là một sự kết hiệp đạt tới tột đỉnh trong cuộc gặp gỡ chung kết với Chúa Cha. Xác tín này mang lại một ý nghĩa mới mẻ và sung mãn cho đời sống trần thế và mở ra cho chúng ta niềm hy vọng cuộc sống sau cái chết”.
ĐTC cũng nhắc đến lời Sách Khôn Ngoan đọc trong thánh lễ, nói về những người công chính ở trong tay Chúa. Ngài nói: ”Bàn tay là dấu hiệu sự đón tiếp và bảo vệ, là dấu chỉ một tương quan tôn trọng và trung thành: giơ tay ra, bắt tay. Này đây các vị mục tử nhiệt thành đã tận hiến cuộc sống để phụng sự Chúa và anh em, họ đang ở trong tay Chúa. Tất cả những gì của các vị được bảo tồn và không bị hao mòn vì sự chết. Ở trong tay Chúa tất cả những ngày đời của họ được dệt bằng những vui mừng và đau khổ, hy vọng và vất vả, trung thành với Tin Mừng và hăng say đối với phần rỗi tinh thần và vật chất của đoàn chiên đã được ủy thác cho các vị”. (SD 4-11-2013)
Đó là Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, nguyên GM Vĩnh Long, qua đời ngày 31-1 năm nay (2013); Đức Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Quang Sách, nguyên GM Đà Nẵng, qua đời ngày 7 tháng 7 năm; Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm SDB, GM Bùi Chu và Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân, GM Vĩnh Long, hai vị qua đời cùng ngày 17 tháng 8 vừa qua.
Trong số 9 HY quá cố, có ĐHY Jozef Glemp, Cố giáo chủ Công Giáo Ba Lan, và ĐHY Simon Pimenta, cố TGM Bombay, Ấn độ.
Đồng tế với ĐTC có khoảng 30 HY trước sự hiện diện 30 GM và hơn một ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, ĐTC mời gọi mọi người tín thác nơi tình thương của Thiên Chúa, noi gương thánh Phaolô Tông Đồ, Người đã viết trong thư gửi tín hữu Roma (8,38-39): “Tôi thâm tín rằng dù sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay ma vương quỷ thần, hiện tại hay tương lai, quyền lực, chiều cao hay chiều sâu, không thụ tạo nào có thể tách chúng ta ra khỏi tình thương của Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta”.
”Thánh Tông Đồ liệt kê những quyền lực đối nghịch và huyền bí có thể đe dọa hành trình đức tin. Nhưng Ngài khẳng định một cách chắc chắn rằng cho dù toàn thể cuộc sống của chúng ta bị những đe dọa vây bủa, không bao giờ một điều gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu mà Chúa Kitô đã đạt được cho chúng ta, bằng cách hiến thân trọn vẹn.”
ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Cả những quyền lực của ma quỉ, đố kỵ với con người, cũng dừng lại trước sự kết hiệp yêu thương sâu đậm giữa Chúa Giêsu và người đón nhận Chúa trong đức tin. Thực tại tình thương trung tín của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta giúp chúng ta tiến bước mỗi ngày trong thanh thản và can đảm, hành trình nhiều khi nhanh nhẹn, nhưng đôi khi cũng chậm chạp và vất vả”.
ĐTC nêu nhận xét: ”chỉ có tội lỗi của con người mới có thể phá vỡ mối liên hệ giữa chúng ta và Thiên Chúa,. nhưng cả trong trường hợp ấy, Thiên Chúa luôn tìm kiếm, chạy theo con người để tái lập với họ một tình hiệp thông kéo dài cả sau cái chết, đó là một sự kết hiệp đạt tới tột đỉnh trong cuộc gặp gỡ chung kết với Chúa Cha. Xác tín này mang lại một ý nghĩa mới mẻ và sung mãn cho đời sống trần thế và mở ra cho chúng ta niềm hy vọng cuộc sống sau cái chết”.
ĐTC cũng nhắc đến lời Sách Khôn Ngoan đọc trong thánh lễ, nói về những người công chính ở trong tay Chúa. Ngài nói: ”Bàn tay là dấu hiệu sự đón tiếp và bảo vệ, là dấu chỉ một tương quan tôn trọng và trung thành: giơ tay ra, bắt tay. Này đây các vị mục tử nhiệt thành đã tận hiến cuộc sống để phụng sự Chúa và anh em, họ đang ở trong tay Chúa. Tất cả những gì của các vị được bảo tồn và không bị hao mòn vì sự chết. Ở trong tay Chúa tất cả những ngày đời của họ được dệt bằng những vui mừng và đau khổ, hy vọng và vất vả, trung thành với Tin Mừng và hăng say đối với phần rỗi tinh thần và vật chất của đoàn chiên đã được ủy thác cho các vị”. (SD 4-11-2013)
Tổng Giám Mục Welby của Anh Giáo: Hy sinh vì chính nghĩa hợp nhất
Vũ Văn An
20:37 04/11/2013
Tổng Giám Mục Welby là giáo chủ của 80 triệu tín hữu của Hiệp Thông Anh Giáo, hệ phái lớn thứ ba của Kitô Giáo thế giới, sau Công Giáo và Chính Thống Giáo. Cả ngài lẫn Đức Thánh Cha Phanxicô đều nhậm chức lãnh đạo Giáo Hội liên hệ cùng trong tháng Ba năm nay, cách nhau đúng hai ngày, và lần đầu gặp nhau là ngày 14 tháng Sáu. Ngay từ đầu, hai vị đã thiết lập được một tình giao hảo tương kính và quan tâm chung.
Gần đây, Đức TGM Welby nói tới hồng ân của bí tích hòa giải trong Giáo Hội Công Giáo và khuyến khích tín hữu Anh Giáo “hãy làm như người Công Giáo, là tới tòa giải tội”. Theo ngài, xưng thú sự yếu đuối của mình cho một người khác không hẳn là một chuyện vui cười gì, nhưng thổ lộ với một vị giải tội là điều tốt đẹp cho linh hồn.
Điều khiến người ta ngạc nhiên là vị linh hướng của Đức TGM Welby là một linh mục Công Giáo người Thụy Sĩ, Cha Nicolas Buttet, từng phục vụ tại Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý Và Hòa Bình. Đức TGM Welby cũng từng là người cổ vũ phong thái thờ phượng theo Công Giáo.
Giống Giáo Hội Công Giáo, ngài cũng chống đối việc làm tình bên ngoài hôn nhân, hôn nhân đồng tính, kỳ thị chống người đồng tính, và khuyên tín hữu của mình yêu thương hết mọi người bằng tình yêu của Chúa Kitô.
Hiện Đức TGM Welby đang tham dự Hội Nghị lần thứ mười của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới họp tại Busan, Nam Hàn. Trong bài diễn văn trước Hội Nghị, ngài kêu gọi các thành viên tái cam kết nhiệm vụ tái lập sự hợp nhất trọn vẹn, hữu hình và bí tích của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Ngài nói: “Ta phải là một để tin mừng do ta rao giảng không bị cách sống phân rẽ của ta bác bỏ”.
Nhân dịp này, ngài có dành cho Philippa Hitchen thuộc Đài Phát Thanh Vatican một cuộc phỏng vấn trong đó, một lần nữa, ngài nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc hợp nhất Kitô Giáo và hy vọng rằng các Giáo Hội liên hệ sẽ sốt sắng san bằng các dị biệt quan trọng về tín lý và tín điều. Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn.
Hỏi: Đây là cuộc họp Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới lần đầu tiên của ngài. Ngài thấy vai trò của Hội Đồng này quan trọng ra sao trong lúc này?
TGM Welby: Đây là trải nghiệm đầu tiên của tôi, nên tôi rất chăm chú học hỏi ở đây. Tôi nghĩ điều đầu tiên gây ấn tượng nơi tôi là chiều rộng và phạm vi của Giáo Hội và theo tôi một trong các điều Hội Đồng làm là đem mọi phía của Giáo Hội tụ lại với nhau, trong đó, có nhiều phía bất đồng với nhau một cách mạnh mẽ, nhưng bạn ý thức được chiều rộng, chiều sâu và bề dầy của công trình Chúa Kitô trên thế giới và điều này gây ấn tượng một cách phi thường.
Hỏi: Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới đôi khi bị chỉ trích là ca ngợi dị biệt và đa nguyên, ấy thế nhưng ngài lại được hoan hô khi đề cập tới việc dấn thân cho sự hợp nhất trọn vẹn, hữu hình và bí tích?
TGM Welby: Tôi nghĩ việc mong đợi sự hợp nhất của Giáo Hội Chúa Kitô phát sinh từ công trình của Chúa Thánh Thần chứ không hẳn do ta phát sinh ra. Tôi nghĩ nó là hồng ơn của Chúa Thánh Thần và lòng mong đợi này đang được thâm hậu hóa và lớn lên, nhưng như lời cô nói, tính đa nguyên trong thế giới của ta đang mỗi ngày mỗi được phản ảnh nhiều hơn trong Giáo Hội hoàn cầu và việc thắng vượt các trở ngại này mỗi ngày mỗi trở nên khó khăn hơn. Nguy hiểm là kết cuộc cô sẽ có một loại cháo hổ lốn. Nhưng mặt khác, ta vẫn có thể học hỏi cách yêu thương nhau trong dị biệt như thế nào, mà vẫn duy trì được Chúa Giêsu Kitô làm tâm điểm đời ta, Đấng ta bước theo, Đấng ta là môn đệ.
Hỏi: Gần đây ngài có nói rằng phần lớn các bất đồng của ta là về quyền lực và danh tiếng chứ không hẳn tín điều hay tín lý. Thực ra ngài muốn nói gì?
TGM Welby: ... Ta hiện diện trong nhiều Giáo Hội khác nhau, nhiều cộng đồng Giáo Hội khác nhau, khắp trên thế giới và càng kéo dài, các cộng đồng khác nhau của ta càng ghim sâu và bắt rễ sâu các định chế riêng của họ. Một số định chế ấy đã được bắt rễ sâu cả hàng thế kỷ và điều này làm ta mỗi ngày mỗi khó nói năng, thực sự là thế, có lẽ ta cần tái tưởng tượng xem thế nào là ý nghĩa của việc làm Giáo Hội và việc từ bỏ một vài điều gì đó vốn đem lại bản sắc cho ta, vì chính nghĩa Chúa Kitô. Có những dị biệt rất căn bản và hết sức quan trọng về tín lý và tín điều mà ta vốn có giữa ta với nhau và những dị biệt này cần được xử lý, như chúng đang được xử lý bởi ARCIC giữa Công Giáo Rôma và Anh Giáo, và ta phải coi những dị biệt này một cách hết sức nghiêm túc. Điều tuyệt đối chủ yếu là chúng phải được xử lý. Nhưng ta cần bảo đảm điều này: ta phải xử lý chúng trong ngữ cảnh các Giáo Hội và cộng đồng Giáo Hội nào biết nói rằng không có hy sinh nào là quá lớn đối với việc vâng nghe lời kêu gọi ta nên một của Chúa Kitô.
Hỏi: ... Cả ngài lẫn Đức GH Phanxicô đều tỏ ra rất ít quan tâm tới quyền lực và danh tiếng. Do đó, có phải điều này có nghĩa ta có quyền mong đợi một thứ hàn gắn hay hòa giải bất ngờ nào đó trong một tương lai gần hay không?
TGM Welby: Thiên Chúa đã ban cho các cô, ban cho tất cả chúng ta, một giáo hoàng vĩ đại. Và ngài là giáo hoàng của những ngạc nhiên vĩ đại... và tôi cho rằng người ta ai nấy đều được gợi hứng và lên tinh thần, giống như tôi đây vậy, nhờ những điều họ thấy nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Thiển nghĩ ngài là một con người tuyệt vời. Bất ngờ? Vâng, tôi nghĩ sẽ có một hay hai bất ngờ. Chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra một ít bất ngờ.
Hỏi: Các ngài mới công bố một số sáng kiến chung hết sức đáng lưu ý trong cuộc viếng thăm vừa qua, và các ngài hẹn sẽ gặp lại vào mùa xuân. Ngài có thể cho chúng tôi ít tiết lộ, ít đoán mò nào đó về điều có thể chờ mong ở chuyến viếng thăm sắp tới hay không?
TGM Welby: Dạ không, tuyệt đối không!
Hỏi: Ngài cũng đã thăm Nhật Bản và Hồng Kông thuộc Á Châu, ngài thấy vai trò các Giáo Hội Kitô Giáo thiểu số tại vùng này ra sao?
TGM Welby: Kitô hữu là khối thiểu số rất nhỏ tại Á Châu, nhưng lại có một hay hai đặc điểm của các Giáo Hội Anh Giáo, một trong các đặc điểm đó là bắc cầu: họ đóng vai trò bắc cầu. Thứ hai, họ đóng vai trò giáo dục, có 150,000 trẻ em tại Hồng Kông đang được giáo dục trong các trường Giáo Hội. Tại Nhật Bản, Giáo Hội có liên hệ sâu xa và sâu sắc với các cộng đồng chịu ảnh hưởng của sóng thân và thảm họa Fukushima và đang cố gắng tuyệt vời trong việc phục vụ các cộng đồng này ở bình diện thấp nhất, với chính người ta, những người mà người khác không với tới được, thành thử đây quả là Giáo Hội nghèo dành cho người nghèo, và tôi hân hoan vì điều này.
Hỏi: Ngài có coi chủ đề công lý và hòa bình của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới là chủ yếu đối với thừa tác vụ của ngài không?
TGM Welby: Tôi hy vọng chủ đề chính trong thừa tác vụ của tôi bắt đầu với việc cầu nguyện, và cam kết của chính tôi đối với tình yêu Chúa Giêsu và ơn gọi của ta trở nên những người của tình yêu biết phục vụ người nghèo, thiển nghĩ những điều này quện lại với nhau. Chủ đề của Hội Nghị Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới có tính chủ yếu đối với thừa tác vụ Kitô Giáo nhưng không phải là trọn bộ thừa tác vụ này.
Hỏi: Mới đây, ngài cũng đã đương đầu với các chia rẽ ngay bên trong hiệp thông Anh Giáo. Ngài đã gặp các nhà lãnh đạo tại cuộc gặp gỡ GAFCON lần thứ hai tại Kenya gồm các giám mục theo phái duy cổ truyền Anh Giáo. Ngài quan tâm ra sao đối với các dị biệt sâu xa về viễn kiến trong thế giới Anh Giáo?
TGM Welby: Cuộc du hành tới Kenya quả là tuyệt vời. Tôi tới đó chủ yếu để nói lên tình liên đới của tôi với dân chúng và các Giáo Hội Kenya, tiếp theo cuộc tấn công khủng bố tại Nairobi. Hôm đó là ngày cuối tuần dẫn tới cuộc gặp gỡ GAFCON; tôi được gặp các nhà lãnh đạo ở đó, và đó quả là một đặc ân lớn. Người Anh Giáo luôn điều hành các dị biệt của họ một cách cởi mở, công khai, và lớn tiếng. Giống GAFCON, tôi hân hoan được ở trong các nhóm với nhiều người khác trong Giáo Hội, họ có thật nhiều quan điểm khác nhau; những quan điểm khác nhau này đòi hỏi nơi chúng ta các hướng đi đặc thù và nhắc ta nhớ tới tính sâu rộng trong cam kết Kitô Giáo rất cần có. Thành thử, tôi rất biết ơn vì các vị đã buộc tôi phải suy nghĩ lúc trở về và tôi luôn lắng nghe tất cả các vị này.
Hỏi: liên quan tới vấn đề nữ giám mục, hiện nay, ngài đã có dự luật mới sẽ được mang ra thảo luận tại Đại Hội Đồng vào tháng Mười Một. Sáng kiến lần này khác ra sao so với sáng kiến lần trước, một sáng kiến đã thất bại thảm hại cách nay một năm?
TGM Welby: Cô cần phải đọc các tham luận. Ở đây, chúng tôi đưa ra một biện pháp khá thẳng thắn và đơn giản, nhằm đặt để một số nguyên tắc nền tảng hướng dẫn hoạt động của Giáo Hội; các nguyên tắc này được củng cố bằng một kế hoạch thanh tra, để những ai cảm thấy chúng tôi không sống theo các nguyên tắc mình đã đưa ra có nơi chạy tới cầu cứu. Bởi thế, chúng tôi phải chờ xem Đại Hội Đồng có nghĩ đây là cách thế đúng phải theo hay không. Tôi hy vọng như thế, hơn là lạc quan.
Gần đây, Đức TGM Welby nói tới hồng ân của bí tích hòa giải trong Giáo Hội Công Giáo và khuyến khích tín hữu Anh Giáo “hãy làm như người Công Giáo, là tới tòa giải tội”. Theo ngài, xưng thú sự yếu đuối của mình cho một người khác không hẳn là một chuyện vui cười gì, nhưng thổ lộ với một vị giải tội là điều tốt đẹp cho linh hồn.
Điều khiến người ta ngạc nhiên là vị linh hướng của Đức TGM Welby là một linh mục Công Giáo người Thụy Sĩ, Cha Nicolas Buttet, từng phục vụ tại Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý Và Hòa Bình. Đức TGM Welby cũng từng là người cổ vũ phong thái thờ phượng theo Công Giáo.
Giống Giáo Hội Công Giáo, ngài cũng chống đối việc làm tình bên ngoài hôn nhân, hôn nhân đồng tính, kỳ thị chống người đồng tính, và khuyên tín hữu của mình yêu thương hết mọi người bằng tình yêu của Chúa Kitô.
Hiện Đức TGM Welby đang tham dự Hội Nghị lần thứ mười của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới họp tại Busan, Nam Hàn. Trong bài diễn văn trước Hội Nghị, ngài kêu gọi các thành viên tái cam kết nhiệm vụ tái lập sự hợp nhất trọn vẹn, hữu hình và bí tích của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Ngài nói: “Ta phải là một để tin mừng do ta rao giảng không bị cách sống phân rẽ của ta bác bỏ”.
Nhân dịp này, ngài có dành cho Philippa Hitchen thuộc Đài Phát Thanh Vatican một cuộc phỏng vấn trong đó, một lần nữa, ngài nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc hợp nhất Kitô Giáo và hy vọng rằng các Giáo Hội liên hệ sẽ sốt sắng san bằng các dị biệt quan trọng về tín lý và tín điều. Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn.
Hỏi: Đây là cuộc họp Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới lần đầu tiên của ngài. Ngài thấy vai trò của Hội Đồng này quan trọng ra sao trong lúc này?
TGM Welby: Đây là trải nghiệm đầu tiên của tôi, nên tôi rất chăm chú học hỏi ở đây. Tôi nghĩ điều đầu tiên gây ấn tượng nơi tôi là chiều rộng và phạm vi của Giáo Hội và theo tôi một trong các điều Hội Đồng làm là đem mọi phía của Giáo Hội tụ lại với nhau, trong đó, có nhiều phía bất đồng với nhau một cách mạnh mẽ, nhưng bạn ý thức được chiều rộng, chiều sâu và bề dầy của công trình Chúa Kitô trên thế giới và điều này gây ấn tượng một cách phi thường.
Hỏi: Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới đôi khi bị chỉ trích là ca ngợi dị biệt và đa nguyên, ấy thế nhưng ngài lại được hoan hô khi đề cập tới việc dấn thân cho sự hợp nhất trọn vẹn, hữu hình và bí tích?
TGM Welby: Tôi nghĩ việc mong đợi sự hợp nhất của Giáo Hội Chúa Kitô phát sinh từ công trình của Chúa Thánh Thần chứ không hẳn do ta phát sinh ra. Tôi nghĩ nó là hồng ơn của Chúa Thánh Thần và lòng mong đợi này đang được thâm hậu hóa và lớn lên, nhưng như lời cô nói, tính đa nguyên trong thế giới của ta đang mỗi ngày mỗi được phản ảnh nhiều hơn trong Giáo Hội hoàn cầu và việc thắng vượt các trở ngại này mỗi ngày mỗi trở nên khó khăn hơn. Nguy hiểm là kết cuộc cô sẽ có một loại cháo hổ lốn. Nhưng mặt khác, ta vẫn có thể học hỏi cách yêu thương nhau trong dị biệt như thế nào, mà vẫn duy trì được Chúa Giêsu Kitô làm tâm điểm đời ta, Đấng ta bước theo, Đấng ta là môn đệ.
Hỏi: Gần đây ngài có nói rằng phần lớn các bất đồng của ta là về quyền lực và danh tiếng chứ không hẳn tín điều hay tín lý. Thực ra ngài muốn nói gì?
TGM Welby: ... Ta hiện diện trong nhiều Giáo Hội khác nhau, nhiều cộng đồng Giáo Hội khác nhau, khắp trên thế giới và càng kéo dài, các cộng đồng khác nhau của ta càng ghim sâu và bắt rễ sâu các định chế riêng của họ. Một số định chế ấy đã được bắt rễ sâu cả hàng thế kỷ và điều này làm ta mỗi ngày mỗi khó nói năng, thực sự là thế, có lẽ ta cần tái tưởng tượng xem thế nào là ý nghĩa của việc làm Giáo Hội và việc từ bỏ một vài điều gì đó vốn đem lại bản sắc cho ta, vì chính nghĩa Chúa Kitô. Có những dị biệt rất căn bản và hết sức quan trọng về tín lý và tín điều mà ta vốn có giữa ta với nhau và những dị biệt này cần được xử lý, như chúng đang được xử lý bởi ARCIC giữa Công Giáo Rôma và Anh Giáo, và ta phải coi những dị biệt này một cách hết sức nghiêm túc. Điều tuyệt đối chủ yếu là chúng phải được xử lý. Nhưng ta cần bảo đảm điều này: ta phải xử lý chúng trong ngữ cảnh các Giáo Hội và cộng đồng Giáo Hội nào biết nói rằng không có hy sinh nào là quá lớn đối với việc vâng nghe lời kêu gọi ta nên một của Chúa Kitô.
Hỏi: ... Cả ngài lẫn Đức GH Phanxicô đều tỏ ra rất ít quan tâm tới quyền lực và danh tiếng. Do đó, có phải điều này có nghĩa ta có quyền mong đợi một thứ hàn gắn hay hòa giải bất ngờ nào đó trong một tương lai gần hay không?
TGM Welby: Thiên Chúa đã ban cho các cô, ban cho tất cả chúng ta, một giáo hoàng vĩ đại. Và ngài là giáo hoàng của những ngạc nhiên vĩ đại... và tôi cho rằng người ta ai nấy đều được gợi hứng và lên tinh thần, giống như tôi đây vậy, nhờ những điều họ thấy nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Thiển nghĩ ngài là một con người tuyệt vời. Bất ngờ? Vâng, tôi nghĩ sẽ có một hay hai bất ngờ. Chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra một ít bất ngờ.
Hỏi: Các ngài mới công bố một số sáng kiến chung hết sức đáng lưu ý trong cuộc viếng thăm vừa qua, và các ngài hẹn sẽ gặp lại vào mùa xuân. Ngài có thể cho chúng tôi ít tiết lộ, ít đoán mò nào đó về điều có thể chờ mong ở chuyến viếng thăm sắp tới hay không?
TGM Welby: Dạ không, tuyệt đối không!
Hỏi: Ngài cũng đã thăm Nhật Bản và Hồng Kông thuộc Á Châu, ngài thấy vai trò các Giáo Hội Kitô Giáo thiểu số tại vùng này ra sao?
TGM Welby: Kitô hữu là khối thiểu số rất nhỏ tại Á Châu, nhưng lại có một hay hai đặc điểm của các Giáo Hội Anh Giáo, một trong các đặc điểm đó là bắc cầu: họ đóng vai trò bắc cầu. Thứ hai, họ đóng vai trò giáo dục, có 150,000 trẻ em tại Hồng Kông đang được giáo dục trong các trường Giáo Hội. Tại Nhật Bản, Giáo Hội có liên hệ sâu xa và sâu sắc với các cộng đồng chịu ảnh hưởng của sóng thân và thảm họa Fukushima và đang cố gắng tuyệt vời trong việc phục vụ các cộng đồng này ở bình diện thấp nhất, với chính người ta, những người mà người khác không với tới được, thành thử đây quả là Giáo Hội nghèo dành cho người nghèo, và tôi hân hoan vì điều này.
Hỏi: Ngài có coi chủ đề công lý và hòa bình của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới là chủ yếu đối với thừa tác vụ của ngài không?
TGM Welby: Tôi hy vọng chủ đề chính trong thừa tác vụ của tôi bắt đầu với việc cầu nguyện, và cam kết của chính tôi đối với tình yêu Chúa Giêsu và ơn gọi của ta trở nên những người của tình yêu biết phục vụ người nghèo, thiển nghĩ những điều này quện lại với nhau. Chủ đề của Hội Nghị Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới có tính chủ yếu đối với thừa tác vụ Kitô Giáo nhưng không phải là trọn bộ thừa tác vụ này.
Hỏi: Mới đây, ngài cũng đã đương đầu với các chia rẽ ngay bên trong hiệp thông Anh Giáo. Ngài đã gặp các nhà lãnh đạo tại cuộc gặp gỡ GAFCON lần thứ hai tại Kenya gồm các giám mục theo phái duy cổ truyền Anh Giáo. Ngài quan tâm ra sao đối với các dị biệt sâu xa về viễn kiến trong thế giới Anh Giáo?
TGM Welby: Cuộc du hành tới Kenya quả là tuyệt vời. Tôi tới đó chủ yếu để nói lên tình liên đới của tôi với dân chúng và các Giáo Hội Kenya, tiếp theo cuộc tấn công khủng bố tại Nairobi. Hôm đó là ngày cuối tuần dẫn tới cuộc gặp gỡ GAFCON; tôi được gặp các nhà lãnh đạo ở đó, và đó quả là một đặc ân lớn. Người Anh Giáo luôn điều hành các dị biệt của họ một cách cởi mở, công khai, và lớn tiếng. Giống GAFCON, tôi hân hoan được ở trong các nhóm với nhiều người khác trong Giáo Hội, họ có thật nhiều quan điểm khác nhau; những quan điểm khác nhau này đòi hỏi nơi chúng ta các hướng đi đặc thù và nhắc ta nhớ tới tính sâu rộng trong cam kết Kitô Giáo rất cần có. Thành thử, tôi rất biết ơn vì các vị đã buộc tôi phải suy nghĩ lúc trở về và tôi luôn lắng nghe tất cả các vị này.
Hỏi: liên quan tới vấn đề nữ giám mục, hiện nay, ngài đã có dự luật mới sẽ được mang ra thảo luận tại Đại Hội Đồng vào tháng Mười Một. Sáng kiến lần này khác ra sao so với sáng kiến lần trước, một sáng kiến đã thất bại thảm hại cách nay một năm?
TGM Welby: Cô cần phải đọc các tham luận. Ở đây, chúng tôi đưa ra một biện pháp khá thẳng thắn và đơn giản, nhằm đặt để một số nguyên tắc nền tảng hướng dẫn hoạt động của Giáo Hội; các nguyên tắc này được củng cố bằng một kế hoạch thanh tra, để những ai cảm thấy chúng tôi không sống theo các nguyên tắc mình đã đưa ra có nơi chạy tới cầu cứu. Bởi thế, chúng tôi phải chờ xem Đại Hội Đồng có nghĩ đây là cách thế đúng phải theo hay không. Tôi hy vọng như thế, hơn là lạc quan.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli thăm giáo hạt Quảng Ngãi
Giáo hạt Quảng Ngãi
11:36 04/11/2013
Theo đúng chương trình mục vụ chung của Giáo Phận Qui Nhơn và sự chỉ đạo cụ thể của Đức Giám Mục giáo phận, cuộc viếng thăm của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Vị Đại Diện Đức Thánh Cha Phanxicô không thường trú tại Việt Nam đã chính thức diễn ra từ ngày 2-3 tháng 11 năm 2013 tại giáo hạt Quảng Ngãi.
Xem Hình
Để đón tiếp phái đoàn của Đức Tổng Gám Mục và Đức Cha Matthêo, Giám Mục giáo phận Qui Nhơn, ngay từ sáng sơm, phái đoàn đại diện giáo hạt do cha hạt trưởng Giuse Trương Đình Hiền dẫn đầu, đã có mặt tại tuyến đầu của tỉnh Quảng Ngãi, thuộc xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ.
Sau khi phái đoàn Đức Tổng dừng chân nghỉ ngơi đôi phút tại cơ sở công ty Thiên Tân, một công ty đầu tư và xây dựng của một doanh nhân Công Giáo Quảng Ngãi, để Đức Tổng và Đức Cha Matthêô đón nhận chương trình mục vụ cụ thể do cha hạt trưởng kính trình, phái đoàn tiếp tục trực chỉ thành phố Quảng Ngãi và đến thăm lãnh đạo chính quyền sở tại. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong bầu khí cởi mở và chân thành. Sau đó, Phái đoàn Đức Tổng đã về dùng cơm trưa với linh mục đoàn giáo hạt Quảng Ngãi tại hội trường nhà xứ Quảng Ngãi.
Chương trình viếng thăm mục vụ của Đức Tổng dành cho cộng đoàn Dân Chúa Quảng Ngãi được chính thức bắt đầu từ 14.30 chiều ngày 02/11/2013, là ngày Lễ Các Đẳng linh hồn trong niên lịch Phụng Vụ của Giáo Hội.
Vào thời gian trên, sân nhà thờ Quảng Ngãi đã đông đảo hàng ngàn giáo dân từ các giáo xứ: xa xôi như giáo xứ hải đảo Lý Sơn, cực Bắc có giáo xứ Châu Ỗ và các giáo họ biệt lập như Bình Hải, Bình Thạnh, phía Nam có Bầu Gốc, Châu Me, Kỳ Tân. Tại thành phố Quảng Ngãi có giáo xứ Quảng Ngãi và giáo xứ Phú Hòa nằm bên bờ Bắc của sông Trà Khúc.
Cùng với những ánh mắt tươi vui, với những nụ cười hân hoan được tận mắt nhìn thấy Vị Đại Diện Đức Thánh Cha ở giữa đoàn chiên Quảng Ngãi xa xôi nầy, tiếng chuông, tiếng trống tưng bừng nổi lên hòa theo bài Quốc Thiều Vatican trầm hùng vang dội.
Sau nghi thức cầu nguyện truyền thống và lời huấn dụ chào thăm sơ khởi, Đức Tổng và Đức Cha Matthêô đã về nhà xứ để chuẩn bị cho cử hành Phụng Vụ cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời. Ngay nơi phần đầu Thánh Lễ, cha hạt trưởng Giuse Trương Đình Hiền đã thay mặt cho cộng đoàn Dân Chúa giáo hạt, đọc diễn từ chào mừng Đức Tổng, Đức Cha Matthêô cùng với những bó hoa tươi thăm do các em thiếu nhi tiến dâng cho quý ngài. Trong bài diễn từ chào mừng, cha giuse đã mượn lời của Thánh Tử Đạo Giám Mục thành Antiokia, để nói lến ý nghĩa và tầm quan trọng của sự hiện diện của hai Đấng kế vị các Tông Đồ ở giữa cộng đoàn Dân Chúa: Kính thưa Đức Tổng Giám Mục,
Với cuộc viếng thăm và sự hiện diện của Đức Tổng hôm nay cùng với Đức Giám Mục giáo phận làm chúng con nhớ lại lời của Thánh Giám Mục Ignatiô Antiôkia: “Ở đâu có Giám Mục ở đó có cộng đoàn, và ở đâu có Chúa Giêsu-Kitô ở đó có Hội Thánh Công Giáo” ([1])
Thánh lễ đã diễn ra trong bầu khí long trọng khác thường. Để làm bật nổi ý nghĩa của cuộc viếng thăm trong bối cảnh của ngày lễ Các Đẳng, Đức Tổng đã chia sẻ trong bài giảng:
Các bạn thân mến, lễ trọng kính Các Thánh hôm qua và lễ tưởng niệm các tín hữu đã qua đời hôm nay nói với chúng ta rằng chúng ta cần sự sống đời đời. Mọi hy vọng khác là quá ngắn ngủi và quá hạn hẹp với chúng ta.
Đời sống con người chỉ được giải thích nếu có Tình yêu vượt trên sự chết. Đời sống đó cũng chỉ được giải thích nếu có Thiên Chúa.
Chúng ta hãy nghĩ một chút về cảnh tượng trên đồi Can-vê và hãy lắng nghe lại những lời của Chúa Giê-su từ trên cao Thập giá, nhắn gởi với người trộm lành bị đóng đinh bên phải Ngài rằng: "Quả thật, Ta nói với ngươi, hôm nay ngươi sẽ ở trên Thiên đàng với Ta"
Thánh lễ kết thúc. Đại diện giáo dân đã dâng lên Đức Tổng và Đức Cha Matthêô những tâm tình cám ơn đầy tình hiếu thảo của đoàn con cùng với những món quà đặc sản của vùng đất “dân gầy” Quảng Ngãi.
Sau những lời nhắn nhủ cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục đã ban Phép Lành Tòa Thánh cho cộng đoàn tham dự.
Chương trình lại được tiếp nối sau Thánh lễ với cuộc gặp gỡ đầy tình phụ tử và huynh đệ hiệp thông trong mái nhà Hội Thánh giữa Đấng đại diện Đức Thánh Cha và các thành phần Dân Chúa trong giáo hạt. Đức Tổng và Đức Cha Matthêô đã đến ân cần thăm hỏi và chụp hình lưu niệm với các cộng đoàn giáo xứa, các cộng đoàn tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế và Mến Thánh Giá Qui Nhơn, với các hội đoàn Công Giáo tiến hành, các ban mục vụ…
Ngày thứ Hai trong chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Tổng tại Quảng Ngãi lại nhằm ngày Chúa Nhật 31 thường niên. Từ sáng sớm, phái đoàn Đức Tổng đã được phái đoàn của giáo hạt hướng dẫn đến thăm cộng đoàn giáo xứ Châu Ỗ, một cộng đoàn được các cha Dòng Chúa Cứu Thế chăm sóc mục vụ. Đây cũng là một cộng đoàn giáo xứ có số giáo dân đông đảo nhất trong giáo hạt (khoảng 3.300 giáo dân) bao gồm giáo xứ Châu Ỗ và hai giáo họ biệt lập là Bình Hải và Bình Thạnh. Tại nhà thờ Châu Ỗ, Đức Tổng đã được chào đón bằng những tiêng hoan hô vang dậy cùng với dàn kèn đồng reo vang làm tăng vẻ trang trọng. Các linh mục và tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đều có mặt với toàn thể cộng đoàn giáo dân hiệp ý cầu nguyện với Đức Tổng và Đức Cha Mattheeoo. Sau đó, Cha Phaolô Nguyễn Văn Châu, vị phụ trách giáo xứ Châu Ỗ đã dâng lời chào mừng cùng với bài ca tiếng Ý được cộng đoàn Châu Ỗ dâng lên Đức Tổng để tỏ tình quý mến sâu đậm. Đức Tổng đã ban lời huấn dụ và mời gọi cộng đoàn hướng về Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để phó thác cho Ngài cuộc hành trình Đức Tin của toàn thể cộng đoàn.
Sau Phép Lành toàn xá, Đức Tổng tiếp tục trực chỉ nhà thờ Kỳ Thọ thuộc giáo xứ Châu Me, một giáo xứ nằm về hướng Tây Nam cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 20 km. Cha sở Châu Me, Phêrô hà Đức Ngọc, cùng với đông đảo giáo dân đã túc trực ngay ngoài cổng chính của đường vào nhà thờ để chào đón phái đoàn Đức Tổng. Thay cho nghĩa cử mến yêu và tôn tôn kính đầu tiên của cộng đoàn dâng về Đức Tổng chính là bài múa đồng diễn của các thanh thiếu nhi học viên giáo lý mà nội dung chính là lời mời gọi lên đường làm chứng ta đức tin.
Thánh lễ đồng tế hôm nay tại nhà thờ Kỳ Thọ do TGM Girelli chủ tế. Cha sở Phêrô đã đại diện cộng đoàn ngõ lời chào mừng Đức Tổng cùng với những bó hoa tươi và món quà thân tình giáo xứ dâng lên ngài với trọn tâm tình hiếu thảo mến yêu.
Khởi đi từ sứ điệp Lời Chúa, đặc biệt với Tin Mừng Luca trong trình thuật cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người thu thuế Giakê, Đức Tổng đã huấn dụ cộng đoàn với những lời như sau:
Các bạn thân mến, Gia-kêu đa đón tiếp Chúa Giê-su và đã được hoán cải vì Chúa Giê-su đã đón tiếp ông lần đầu tiên! Chúa Giê-su đã không lên án ông nhưng Ngài đã gặp thấy ước mơ ơn cứu độ của Gia-kêu.
Chúa Ki-tô, "ánh sáng của thế gian" đã mang ánh sáng đến nhà Gia-kêu, và cách riêng đến con tim của ông.
Việc mở tâm hồn trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với Chúa Giê-su là một bằng chứng của ơn cứu độ, như được bày tỏ qua những lời với ông Gia-kêu: "Hôm nay ơn cứu độ đến với nhà này".
Và cũng như Chúa Giê-su đã làm một lần với Gia-kêu, nên ngay giây phút này Ngài cũng đứng trước chúng ta để nói riêng với mỗi một người chúng ta: "Ta phải ở lại nhà con hôm nay".
Và cuộc hành trình thăm viếng của Đức Tổng tiếp tục xuôi về hướng Nam để có cuộc gặp gở cuối cùng với giáo đoàn Quảng Ngãi tại nhà thờ Vĩnh Phú của giáo xứ Bầu Gốc, một giáo xứ vào hàng lâu đời nhất của giáo phận Qui Nhơn.
Tại đây, cha chính xứ Grêôgôriô Văn Ngọc Anh và cha phó xứ Luy Huỳnh Anh Trung đã cùng với cộng đoàn tề tựu đông đủ từ phía hậu nhà thờ để đón chào và hướng dẫn Đức Tổng cầu nguyện trước Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức. Sau những lời kinh sốt săng, Đức Tổng và Đức Cha đã tiến vào nhà thờ để cầu nguyện trước Thánh Thể, trong bầu khí trang nghiêm của cộng đoàn bao quanh với lời kinh truyền thống “Nầy Con là Đá” để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô và lời kinh Tantum ergo để hiệp thông trong Mầu Nhiệm Thánh Thể.
Tại đây, Đức Tổng bằng trực quan mục vụ, đã minh họa lời huấn dụ qua hình ảnh các cánh cửa nhà thờ, để nhắc nhở cộng đoàn siêng năng gặp gỡ Chúa và hiệp thông với nhau để dựng xây cộng đoàn. Giáo xứ Bầu Gốc đã chiêu đãi phái đoàn Đức Tổng, Đức Cha Matthêô, quý cha trong giáo hạt và quý đại diện tu sĩ, giáo dân một bữa cơm trưa thân tình với những món ăn vừa bình dân truyền thống Việt Nam-Quảng Ngãi, như Bánh Xèo, vừa gợi nhớ hương vị của quê hương Đức Tổng, Spagetti.
Sau bữa cơm thân mật cuối cùng, phái đoàn Đức Tổng và Đức Giám Mục Qui Nhơn đã từ biệt cộng đoàn giáo xứ Bầu Gốc để lên đường về lại Qui Nhơn. Đưa tiển Đức Tổng, có phái đoàn đại diện cho mọi thành phần Dân Chúa trong giáo hạt do cha hạt trưởng dẫn đầu, đã tháp tùng Đức Tổng cho tới đỉnh đèo Bình Đê, biên giới giữa hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Sau những lời chào từ biệt, Đức Tổng Giám Mục đã lên đường mà trong ánh mắt vẫn còn đọng lại tâm tình lưu luyến và đầy tình phụ tử của một người cha dành cho con cái.
Cuộc viếng thăm mục vụ tại giáo hạt Quảng Ngãi của Đức Tổng Gám Mục Leopoldo Girelli, đã kết thúc vào khoảng 14.00 ngày 3.11.2013. Một chuyến viếng thăm đầy thân thương và tốt đẹp !
Xem Hình
Để đón tiếp phái đoàn của Đức Tổng Gám Mục và Đức Cha Matthêo, Giám Mục giáo phận Qui Nhơn, ngay từ sáng sơm, phái đoàn đại diện giáo hạt do cha hạt trưởng Giuse Trương Đình Hiền dẫn đầu, đã có mặt tại tuyến đầu của tỉnh Quảng Ngãi, thuộc xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ.
Sau khi phái đoàn Đức Tổng dừng chân nghỉ ngơi đôi phút tại cơ sở công ty Thiên Tân, một công ty đầu tư và xây dựng của một doanh nhân Công Giáo Quảng Ngãi, để Đức Tổng và Đức Cha Matthêô đón nhận chương trình mục vụ cụ thể do cha hạt trưởng kính trình, phái đoàn tiếp tục trực chỉ thành phố Quảng Ngãi và đến thăm lãnh đạo chính quyền sở tại. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong bầu khí cởi mở và chân thành. Sau đó, Phái đoàn Đức Tổng đã về dùng cơm trưa với linh mục đoàn giáo hạt Quảng Ngãi tại hội trường nhà xứ Quảng Ngãi.
Chương trình viếng thăm mục vụ của Đức Tổng dành cho cộng đoàn Dân Chúa Quảng Ngãi được chính thức bắt đầu từ 14.30 chiều ngày 02/11/2013, là ngày Lễ Các Đẳng linh hồn trong niên lịch Phụng Vụ của Giáo Hội.
Vào thời gian trên, sân nhà thờ Quảng Ngãi đã đông đảo hàng ngàn giáo dân từ các giáo xứ: xa xôi như giáo xứ hải đảo Lý Sơn, cực Bắc có giáo xứ Châu Ỗ và các giáo họ biệt lập như Bình Hải, Bình Thạnh, phía Nam có Bầu Gốc, Châu Me, Kỳ Tân. Tại thành phố Quảng Ngãi có giáo xứ Quảng Ngãi và giáo xứ Phú Hòa nằm bên bờ Bắc của sông Trà Khúc.
Cùng với những ánh mắt tươi vui, với những nụ cười hân hoan được tận mắt nhìn thấy Vị Đại Diện Đức Thánh Cha ở giữa đoàn chiên Quảng Ngãi xa xôi nầy, tiếng chuông, tiếng trống tưng bừng nổi lên hòa theo bài Quốc Thiều Vatican trầm hùng vang dội.
Sau nghi thức cầu nguyện truyền thống và lời huấn dụ chào thăm sơ khởi, Đức Tổng và Đức Cha Matthêô đã về nhà xứ để chuẩn bị cho cử hành Phụng Vụ cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời. Ngay nơi phần đầu Thánh Lễ, cha hạt trưởng Giuse Trương Đình Hiền đã thay mặt cho cộng đoàn Dân Chúa giáo hạt, đọc diễn từ chào mừng Đức Tổng, Đức Cha Matthêô cùng với những bó hoa tươi thăm do các em thiếu nhi tiến dâng cho quý ngài. Trong bài diễn từ chào mừng, cha giuse đã mượn lời của Thánh Tử Đạo Giám Mục thành Antiokia, để nói lến ý nghĩa và tầm quan trọng của sự hiện diện của hai Đấng kế vị các Tông Đồ ở giữa cộng đoàn Dân Chúa: Kính thưa Đức Tổng Giám Mục,
Với cuộc viếng thăm và sự hiện diện của Đức Tổng hôm nay cùng với Đức Giám Mục giáo phận làm chúng con nhớ lại lời của Thánh Giám Mục Ignatiô Antiôkia: “Ở đâu có Giám Mục ở đó có cộng đoàn, và ở đâu có Chúa Giêsu-Kitô ở đó có Hội Thánh Công Giáo” ([1])
Thánh lễ đã diễn ra trong bầu khí long trọng khác thường. Để làm bật nổi ý nghĩa của cuộc viếng thăm trong bối cảnh của ngày lễ Các Đẳng, Đức Tổng đã chia sẻ trong bài giảng:
Các bạn thân mến, lễ trọng kính Các Thánh hôm qua và lễ tưởng niệm các tín hữu đã qua đời hôm nay nói với chúng ta rằng chúng ta cần sự sống đời đời. Mọi hy vọng khác là quá ngắn ngủi và quá hạn hẹp với chúng ta.
Đời sống con người chỉ được giải thích nếu có Tình yêu vượt trên sự chết. Đời sống đó cũng chỉ được giải thích nếu có Thiên Chúa.
Chúng ta hãy nghĩ một chút về cảnh tượng trên đồi Can-vê và hãy lắng nghe lại những lời của Chúa Giê-su từ trên cao Thập giá, nhắn gởi với người trộm lành bị đóng đinh bên phải Ngài rằng: "Quả thật, Ta nói với ngươi, hôm nay ngươi sẽ ở trên Thiên đàng với Ta"
Thánh lễ kết thúc. Đại diện giáo dân đã dâng lên Đức Tổng và Đức Cha Matthêô những tâm tình cám ơn đầy tình hiếu thảo của đoàn con cùng với những món quà đặc sản của vùng đất “dân gầy” Quảng Ngãi.
Sau những lời nhắn nhủ cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục đã ban Phép Lành Tòa Thánh cho cộng đoàn tham dự.
Chương trình lại được tiếp nối sau Thánh lễ với cuộc gặp gỡ đầy tình phụ tử và huynh đệ hiệp thông trong mái nhà Hội Thánh giữa Đấng đại diện Đức Thánh Cha và các thành phần Dân Chúa trong giáo hạt. Đức Tổng và Đức Cha Matthêô đã đến ân cần thăm hỏi và chụp hình lưu niệm với các cộng đoàn giáo xứa, các cộng đoàn tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế và Mến Thánh Giá Qui Nhơn, với các hội đoàn Công Giáo tiến hành, các ban mục vụ…
Ngày thứ Hai trong chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Tổng tại Quảng Ngãi lại nhằm ngày Chúa Nhật 31 thường niên. Từ sáng sớm, phái đoàn Đức Tổng đã được phái đoàn của giáo hạt hướng dẫn đến thăm cộng đoàn giáo xứ Châu Ỗ, một cộng đoàn được các cha Dòng Chúa Cứu Thế chăm sóc mục vụ. Đây cũng là một cộng đoàn giáo xứ có số giáo dân đông đảo nhất trong giáo hạt (khoảng 3.300 giáo dân) bao gồm giáo xứ Châu Ỗ và hai giáo họ biệt lập là Bình Hải và Bình Thạnh. Tại nhà thờ Châu Ỗ, Đức Tổng đã được chào đón bằng những tiêng hoan hô vang dậy cùng với dàn kèn đồng reo vang làm tăng vẻ trang trọng. Các linh mục và tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đều có mặt với toàn thể cộng đoàn giáo dân hiệp ý cầu nguyện với Đức Tổng và Đức Cha Mattheeoo. Sau đó, Cha Phaolô Nguyễn Văn Châu, vị phụ trách giáo xứ Châu Ỗ đã dâng lời chào mừng cùng với bài ca tiếng Ý được cộng đoàn Châu Ỗ dâng lên Đức Tổng để tỏ tình quý mến sâu đậm. Đức Tổng đã ban lời huấn dụ và mời gọi cộng đoàn hướng về Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để phó thác cho Ngài cuộc hành trình Đức Tin của toàn thể cộng đoàn.
Sau Phép Lành toàn xá, Đức Tổng tiếp tục trực chỉ nhà thờ Kỳ Thọ thuộc giáo xứ Châu Me, một giáo xứ nằm về hướng Tây Nam cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 20 km. Cha sở Châu Me, Phêrô hà Đức Ngọc, cùng với đông đảo giáo dân đã túc trực ngay ngoài cổng chính của đường vào nhà thờ để chào đón phái đoàn Đức Tổng. Thay cho nghĩa cử mến yêu và tôn tôn kính đầu tiên của cộng đoàn dâng về Đức Tổng chính là bài múa đồng diễn của các thanh thiếu nhi học viên giáo lý mà nội dung chính là lời mời gọi lên đường làm chứng ta đức tin.
Thánh lễ đồng tế hôm nay tại nhà thờ Kỳ Thọ do TGM Girelli chủ tế. Cha sở Phêrô đã đại diện cộng đoàn ngõ lời chào mừng Đức Tổng cùng với những bó hoa tươi và món quà thân tình giáo xứ dâng lên ngài với trọn tâm tình hiếu thảo mến yêu.
Khởi đi từ sứ điệp Lời Chúa, đặc biệt với Tin Mừng Luca trong trình thuật cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người thu thuế Giakê, Đức Tổng đã huấn dụ cộng đoàn với những lời như sau:
Các bạn thân mến, Gia-kêu đa đón tiếp Chúa Giê-su và đã được hoán cải vì Chúa Giê-su đã đón tiếp ông lần đầu tiên! Chúa Giê-su đã không lên án ông nhưng Ngài đã gặp thấy ước mơ ơn cứu độ của Gia-kêu.
Chúa Ki-tô, "ánh sáng của thế gian" đã mang ánh sáng đến nhà Gia-kêu, và cách riêng đến con tim của ông.
Việc mở tâm hồn trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với Chúa Giê-su là một bằng chứng của ơn cứu độ, như được bày tỏ qua những lời với ông Gia-kêu: "Hôm nay ơn cứu độ đến với nhà này".
Và cũng như Chúa Giê-su đã làm một lần với Gia-kêu, nên ngay giây phút này Ngài cũng đứng trước chúng ta để nói riêng với mỗi một người chúng ta: "Ta phải ở lại nhà con hôm nay".
Và cuộc hành trình thăm viếng của Đức Tổng tiếp tục xuôi về hướng Nam để có cuộc gặp gở cuối cùng với giáo đoàn Quảng Ngãi tại nhà thờ Vĩnh Phú của giáo xứ Bầu Gốc, một giáo xứ vào hàng lâu đời nhất của giáo phận Qui Nhơn.
Tại đây, cha chính xứ Grêôgôriô Văn Ngọc Anh và cha phó xứ Luy Huỳnh Anh Trung đã cùng với cộng đoàn tề tựu đông đủ từ phía hậu nhà thờ để đón chào và hướng dẫn Đức Tổng cầu nguyện trước Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức. Sau những lời kinh sốt săng, Đức Tổng và Đức Cha đã tiến vào nhà thờ để cầu nguyện trước Thánh Thể, trong bầu khí trang nghiêm của cộng đoàn bao quanh với lời kinh truyền thống “Nầy Con là Đá” để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô và lời kinh Tantum ergo để hiệp thông trong Mầu Nhiệm Thánh Thể.
Tại đây, Đức Tổng bằng trực quan mục vụ, đã minh họa lời huấn dụ qua hình ảnh các cánh cửa nhà thờ, để nhắc nhở cộng đoàn siêng năng gặp gỡ Chúa và hiệp thông với nhau để dựng xây cộng đoàn. Giáo xứ Bầu Gốc đã chiêu đãi phái đoàn Đức Tổng, Đức Cha Matthêô, quý cha trong giáo hạt và quý đại diện tu sĩ, giáo dân một bữa cơm trưa thân tình với những món ăn vừa bình dân truyền thống Việt Nam-Quảng Ngãi, như Bánh Xèo, vừa gợi nhớ hương vị của quê hương Đức Tổng, Spagetti.
Sau bữa cơm thân mật cuối cùng, phái đoàn Đức Tổng và Đức Giám Mục Qui Nhơn đã từ biệt cộng đoàn giáo xứ Bầu Gốc để lên đường về lại Qui Nhơn. Đưa tiển Đức Tổng, có phái đoàn đại diện cho mọi thành phần Dân Chúa trong giáo hạt do cha hạt trưởng dẫn đầu, đã tháp tùng Đức Tổng cho tới đỉnh đèo Bình Đê, biên giới giữa hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Sau những lời chào từ biệt, Đức Tổng Giám Mục đã lên đường mà trong ánh mắt vẫn còn đọng lại tâm tình lưu luyến và đầy tình phụ tử của một người cha dành cho con cái.
Cuộc viếng thăm mục vụ tại giáo hạt Quảng Ngãi của Đức Tổng Gám Mục Leopoldo Girelli, đã kết thúc vào khoảng 14.00 ngày 3.11.2013. Một chuyến viếng thăm đầy thân thương và tốt đẹp !
Chuyến khám bệnh và tặng quà nghĩa tình tại Giáo xứ Cà Tang, GP Phan Thiết
Hồng Hương
09:49 04/11/2013
Chúa Nhật 27/10/2013, theo lời mời của Caritas Phan Thiết, đoàn từ thiện thuộc hội Chữ Thập Đỏ Linh Quang, Q4, Tp HCM đã khăn gói từ Sài Gòn trong dịp nghỉ cuối tuần đến khám bệnh phát thuốc miễn phí và tặng quà cho bà con nghèo tại nhà thờ Cà Tang, xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.
Hơn 200 bệnh nhân gồm cả người Kinh và người dân tộc các lứa tuổi được bác sĩ đến từ Sài Gòn tận tình khám và hướng dẫn về cách phòng ngừa và điều trị bệnh. Niềm vui còn được nhân lên gấp bội khi đoàn còn quan tâm đến cuộc sống thiếu thốn của người nghèo qua việc trao tặng 200 phần quà gồm thực phẩm, cặp học sinh, quần áo.
Linh mục quản xứ cho biết: “Giáo xứ Cà Tang thuộc vùng sâu vùng xa có địa bàn rộng với khá đông người dân tộc nằm khuất trong miền núi của huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Đời sống của người dân rất khó khăn vì đất đai bạc màu và đất cát nên canh tác không có năng suất cao. Đặc biệt là làng dân tộc Ku Kê thường xuyên phải cứu đói vì bà con chỉ có thể làm được 1 mùa làm rẫy. Người dân ở đây, dù ở không xa thị trấn Ma Lâm nhưng việc đi khám chữa bệnh là điều gì đó xa xỉ vì không có tiền. Khi nghe tin Caritas Phan Thiết báo có đoàn bác sĩ TPHCM về khám bệnh miễn phí và tặng quà ai nấy đều vui mừng”.
Lương y Nghiêm Dũng, trưởng Phòng Khám CTĐ Linh Quang, một Phật tử, làm trưởng đoàn và cũng là người động viên, quy tụ những thành viên khác tham gia vào công việc nhiều ý nghĩa này, chia sẻ: “Các thành viên trong đoàn đều tích cực chia sẻ phần đóng góp của mình đến với người nghèo mong xoa dịu phần nào nỗi cơ cực của họ trong cuộc sống. Đoàn từ thiện Chữ Thập Đỏ Linh Quang đã đến khám từ thiện ở rất nhiều nơi, và đây là lần đầu đến phục vụ tại Giáo phận Phan Thiết. Càng đi đến nhiều địa phương thì nỗi ưu tư về bệnh tật của người dân nghèo càng chồng chất trong lòng mọi người. Nhìn cảnh hàng trăm người già - trẻ - lớn - bé ở Cà Tang xếp hàng bất chấp giữa trưa trời nắng nóng chờ đến lượt được khám bệnh mà ai trong đoàn cũng mong có dịp đến với nhiều bệnh nhân nghèo hơn nữa”.
Linh mục Hoàng Kim Tốt, đặc trách Caritas giáo hạt Phan Thiết cám ơn Lương Y Nghiêm Dũng, Đoàn bác sĩ và Quý ân nhân hội Chữ Thập Đỏ Linh Quang. Tấm lòng nhân ái đã thúc đẩy đoàn lặn lội từ Sài Gòn trong dịp nghỉ cuối tuần mang niềm vui đến cho người dân các vùng nghèo thuộc GP Phan Thiết. Caritas Phan Thiết mong được đón tiếp đoàn trong những địa phương khác trong tỉnh Bình Thuận.
Nhu cầu được khám bệnh của người nghèo tại Bình Thuận còn rất nhiều, Caritas Phan Thiết sẽ tiếp tục cố gắng liên lạc mời các đoàn từ thiện để cho người dân tại các vùng sâu, ven biển, vùng núi thiếu điều kiện y tế cũng được có bác sĩ đến khám chữa bệnh và tư vấn để giúp cho nhận thức của người dân được nâng cao trong việc tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình và cộng đồng.
Linh mục quản xứ cho biết: “Giáo xứ Cà Tang thuộc vùng sâu vùng xa có địa bàn rộng với khá đông người dân tộc nằm khuất trong miền núi của huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Đời sống của người dân rất khó khăn vì đất đai bạc màu và đất cát nên canh tác không có năng suất cao. Đặc biệt là làng dân tộc Ku Kê thường xuyên phải cứu đói vì bà con chỉ có thể làm được 1 mùa làm rẫy. Người dân ở đây, dù ở không xa thị trấn Ma Lâm nhưng việc đi khám chữa bệnh là điều gì đó xa xỉ vì không có tiền. Khi nghe tin Caritas Phan Thiết báo có đoàn bác sĩ TPHCM về khám bệnh miễn phí và tặng quà ai nấy đều vui mừng”.
Lương y Nghiêm Dũng, trưởng Phòng Khám CTĐ Linh Quang, một Phật tử, làm trưởng đoàn và cũng là người động viên, quy tụ những thành viên khác tham gia vào công việc nhiều ý nghĩa này, chia sẻ: “Các thành viên trong đoàn đều tích cực chia sẻ phần đóng góp của mình đến với người nghèo mong xoa dịu phần nào nỗi cơ cực của họ trong cuộc sống. Đoàn từ thiện Chữ Thập Đỏ Linh Quang đã đến khám từ thiện ở rất nhiều nơi, và đây là lần đầu đến phục vụ tại Giáo phận Phan Thiết. Càng đi đến nhiều địa phương thì nỗi ưu tư về bệnh tật của người dân nghèo càng chồng chất trong lòng mọi người. Nhìn cảnh hàng trăm người già - trẻ - lớn - bé ở Cà Tang xếp hàng bất chấp giữa trưa trời nắng nóng chờ đến lượt được khám bệnh mà ai trong đoàn cũng mong có dịp đến với nhiều bệnh nhân nghèo hơn nữa”.
Linh mục Hoàng Kim Tốt, đặc trách Caritas giáo hạt Phan Thiết cám ơn Lương Y Nghiêm Dũng, Đoàn bác sĩ và Quý ân nhân hội Chữ Thập Đỏ Linh Quang. Tấm lòng nhân ái đã thúc đẩy đoàn lặn lội từ Sài Gòn trong dịp nghỉ cuối tuần mang niềm vui đến cho người dân các vùng nghèo thuộc GP Phan Thiết. Caritas Phan Thiết mong được đón tiếp đoàn trong những địa phương khác trong tỉnh Bình Thuận.
Nhu cầu được khám bệnh của người nghèo tại Bình Thuận còn rất nhiều, Caritas Phan Thiết sẽ tiếp tục cố gắng liên lạc mời các đoàn từ thiện để cho người dân tại các vùng sâu, ven biển, vùng núi thiếu điều kiện y tế cũng được có bác sĩ đến khám chữa bệnh và tư vấn để giúp cho nhận thức của người dân được nâng cao trong việc tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình và cộng đồng.
Thánh Lễ cầu nguyện cho các linh hồn và tưởng niệm 50 năm Cố TT Ngô Đình Diệm tại Portland
Phan Hoàng Phú Quý
11:37 04/11/2013
(Portland-Oregon) Hằng năm Giáo Hội Công Giáo đã dành trọn tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn, và cũng trong tâm tình đó giáo xứ Đức Mẹ La Vang tại Portland Oregon đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho các Chiến Sĩ Trận Vong và Tưởng Niệm 50 năm Cồ TT Ngô Đình Diệm lúc 6 giờ chiều ngày 2 thang 11 năm 2013.
Hình ảnh
Thánh lễ hôm nay được linh mục ĐaMinh Trần Văn Điều chủ tế và quý linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Rạng và linh mục Nguyễn Văn Thịnh cùng đồng tế với sự thăm dự của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Hội Kha Luân Bố, Nhóm Tinh Thần TT Ngô Đình Diệm, đại diện BCH/CĐ Người Việt Oregon và rất đông giáo dân tham dự.
Trong phần chia sẽ Lời Chúa nói về đoạn Kinh Thánh mô tả cuộc gặp gỡ giữa ông Gia Kêu (một người tội lỗi và giàu có) với Chúa Giêsu. Vi linh mục chủ tế đã đề cao giá trị tình yêu thưong của Thiên Chúa đối với nhân loại, dù chúng ta thấp hèn, yếu duối và tội lỗi, điển hình như ông Gia Kêu của thành Giê ri Khô, ông không chỉ là kẻ phản quốc làm việc cho người RôMa mà còn là một người tham lam, tội lỗi nữa, vậy mà vẫn được Chúa xót thương, nhìn đến và ở lại trong nhà .
Cũng trong phần chia sẽ, vị chủ tế cũng xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời đặc biệt là những linh hồn các Chiến Sĩ Trận Vong đã hy sinh để bảo vệ chính nghĩa tự do và hòa bình thế giới, nhất là các Quân, Cán, Chính Việt Nam Cọng Hòa
Đặc biệt nhân ngày lễ giỗ 50 năm của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm mặc dù vào thởi điễm đó (1963) linh mục chủ tế chỉ là đứa trẻ 6,7 tuổi, nhưng qua thời gian, qua kiến thức, qua những kinh nghiêm sống trãi dài theo năm tháng với các biến cố xãy đến cho quê hương đất nước, Ngài ví câu chuyện của ông Gia Kêu trong đoạn Thánh Kinh nêu trên giống như câu chuyện của gia đình nhà họ Ngô. Một gia đình bị mang tiếng là gia đình trị, là độc tài đảng tri, đàn áp Phật giáo v.v.
Thế nhưng được Chúa chúc phúc, gia đình đã có 3 người hy sinh sống đời độc thân để lo cho phục vụ quê hương và Giáo Hội, đó là Đức Tổng Giám Mục Phêrô Ngô Đình Thục, ông Ngô Đình Cẩn và TT NGô Đình Diệm và một người cháu kêu TT Ngô Đình Diệm bằng cậu ruột đó là Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, là vị Hồng Y bị nhà cầm quyền cọng sản VN bắt bỏ tù và biệt giam trong suôt 13 năm, và nay sắp được Giáo Hội tôn vinh lên bậc Hiển Thánh.
Sau thánh lễ một vị đại diện trong Nhóm Tinh Thần TT Ngô Đình Diệm đã ngõ lời cám ơn quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý ban ngành,quý đoàn thể trong và ngoài giáo xứ đã đến hiệp dâng thánh lễ cẩu nguyện, đồng thời cũng nhắc nhở lại những chương trình kiến quốc của Nền Đệ Nhất Cọng Hòa do cố TT Ngô Đình Diệm lãnh đạo.
Quý linh mục và mọi người cũng đã niệm hương trước di ảnh của Cố TT. Nói đến Tinh Thần TT Ngô Đình Diệm, thiết tưởng nhân dịp này cũng nên nhắc lại một ít lời của linh mục Thiên Hổ đăng trên tờ nhật báo Xây Dựng, xuất bản tại Sài Gòn trong số ra ngày 17-8-1971 dưới đề mục “Bất Khuất” linh mục Thiên Hổ viết:
Thế nào là Tinh Thần Ngô Đình Diệm? Ông Ngô Đình Diệm là một người quốc gia, ông bi giết với người em của ông cũng vì hai chữ Ái Quốc, bị giết bởi bàn tay lông lá của Mật Vụ Mỹ, qua hành động lầm lỡ của một nhóm người quốc gia, ngày nay đã nhận ra dụng tâm của người Mỹ lúc bấy giờ. Điều nầy bây giờ không còn ai dám phủ nhận. Độc tài, gia đình trị, đàn áp Phật giáo, tất cả chỉ là cái cớ, tấm bình phong che đậy một âm mưu thâm độc của người Mỹ. Lật đổ và giết đi vì đã dám chống lại Mỹ, đã không muốn chống cọng kiểu Mỹ, đã nhất định không cho Mỹ đổ quân vào Miền Nam, dùng bom đạn cày nát xứ sở và làm băng hoại xã hội Miền Nam.
Như vậy, tinh thần Ngô Đình Diệm là cái truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam qua những hành động của biết bao anh hùng trong lịch sữ như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo. v.v...
Mỗi lần kỷ niệm các chiến sĩ bỏ mình vì nước thì cái truyền thống bất khuất cuả Dân Tộc qua những hành động chống Mỹ của TT Ngô Đình Diệm lại được dịp nhắc tới, hun đúc lên và đây quả là điều đáng lưu ý
Gần đây,trong một dịp nói đến sự nghiệp các vị lãnh đạo quốc gia và Giáo Hội Công Giáo VN. Một nhà báo khi nhắc lại giòng họ Ngô Đình đã ghi lại những dòng thật chính xác và rất đáng lưu tâm.
Như mọi người điều biết: Tại Việt nam giòng họ Ngô Đình là một vọng tộc đã hiến dâng cho Giáo Hội và Tổ Quốc những vị lãnh đạo xuất chúng, những vị đã nắm vận mạng Dân tộc và Giáo Hội trong những giai đoạn cục kỳ nghiêm trọng.
Đời sống cũng như cái chết của con cháu giòng họ nầy là những nét đặc thù trong lịch sữ Việt nam. Con cháu của giòng họ nầy đã lấy chính máu của mình để viết nên những trang sữ vẻ vang ghi lại những đãu tranh cam go trong cuộc giải phóng con người toàn diện. Với một ý chí can trường và một tinh thần bất khuất trước mọi thế lực tàn bạo, giòng họ nầy xứng đáng tiếp nối sự nghiệp các đứng anh hùng cũng như các vị tử đạo đang đưọc lưu danh ngàn đời.
Hình ảnh
Thánh lễ hôm nay được linh mục ĐaMinh Trần Văn Điều chủ tế và quý linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Rạng và linh mục Nguyễn Văn Thịnh cùng đồng tế với sự thăm dự của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Hội Kha Luân Bố, Nhóm Tinh Thần TT Ngô Đình Diệm, đại diện BCH/CĐ Người Việt Oregon và rất đông giáo dân tham dự.
Trong phần chia sẽ Lời Chúa nói về đoạn Kinh Thánh mô tả cuộc gặp gỡ giữa ông Gia Kêu (một người tội lỗi và giàu có) với Chúa Giêsu. Vi linh mục chủ tế đã đề cao giá trị tình yêu thưong của Thiên Chúa đối với nhân loại, dù chúng ta thấp hèn, yếu duối và tội lỗi, điển hình như ông Gia Kêu của thành Giê ri Khô, ông không chỉ là kẻ phản quốc làm việc cho người RôMa mà còn là một người tham lam, tội lỗi nữa, vậy mà vẫn được Chúa xót thương, nhìn đến và ở lại trong nhà .
Cũng trong phần chia sẽ, vị chủ tế cũng xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời đặc biệt là những linh hồn các Chiến Sĩ Trận Vong đã hy sinh để bảo vệ chính nghĩa tự do và hòa bình thế giới, nhất là các Quân, Cán, Chính Việt Nam Cọng Hòa
Đặc biệt nhân ngày lễ giỗ 50 năm của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm mặc dù vào thởi điễm đó (1963) linh mục chủ tế chỉ là đứa trẻ 6,7 tuổi, nhưng qua thời gian, qua kiến thức, qua những kinh nghiêm sống trãi dài theo năm tháng với các biến cố xãy đến cho quê hương đất nước, Ngài ví câu chuyện của ông Gia Kêu trong đoạn Thánh Kinh nêu trên giống như câu chuyện của gia đình nhà họ Ngô. Một gia đình bị mang tiếng là gia đình trị, là độc tài đảng tri, đàn áp Phật giáo v.v.
Thế nhưng được Chúa chúc phúc, gia đình đã có 3 người hy sinh sống đời độc thân để lo cho phục vụ quê hương và Giáo Hội, đó là Đức Tổng Giám Mục Phêrô Ngô Đình Thục, ông Ngô Đình Cẩn và TT NGô Đình Diệm và một người cháu kêu TT Ngô Đình Diệm bằng cậu ruột đó là Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, là vị Hồng Y bị nhà cầm quyền cọng sản VN bắt bỏ tù và biệt giam trong suôt 13 năm, và nay sắp được Giáo Hội tôn vinh lên bậc Hiển Thánh.
Sau thánh lễ một vị đại diện trong Nhóm Tinh Thần TT Ngô Đình Diệm đã ngõ lời cám ơn quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý ban ngành,quý đoàn thể trong và ngoài giáo xứ đã đến hiệp dâng thánh lễ cẩu nguyện, đồng thời cũng nhắc nhở lại những chương trình kiến quốc của Nền Đệ Nhất Cọng Hòa do cố TT Ngô Đình Diệm lãnh đạo.
Quý linh mục và mọi người cũng đã niệm hương trước di ảnh của Cố TT. Nói đến Tinh Thần TT Ngô Đình Diệm, thiết tưởng nhân dịp này cũng nên nhắc lại một ít lời của linh mục Thiên Hổ đăng trên tờ nhật báo Xây Dựng, xuất bản tại Sài Gòn trong số ra ngày 17-8-1971 dưới đề mục “Bất Khuất” linh mục Thiên Hổ viết:
Thế nào là Tinh Thần Ngô Đình Diệm? Ông Ngô Đình Diệm là một người quốc gia, ông bi giết với người em của ông cũng vì hai chữ Ái Quốc, bị giết bởi bàn tay lông lá của Mật Vụ Mỹ, qua hành động lầm lỡ của một nhóm người quốc gia, ngày nay đã nhận ra dụng tâm của người Mỹ lúc bấy giờ. Điều nầy bây giờ không còn ai dám phủ nhận. Độc tài, gia đình trị, đàn áp Phật giáo, tất cả chỉ là cái cớ, tấm bình phong che đậy một âm mưu thâm độc của người Mỹ. Lật đổ và giết đi vì đã dám chống lại Mỹ, đã không muốn chống cọng kiểu Mỹ, đã nhất định không cho Mỹ đổ quân vào Miền Nam, dùng bom đạn cày nát xứ sở và làm băng hoại xã hội Miền Nam.
Như vậy, tinh thần Ngô Đình Diệm là cái truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam qua những hành động của biết bao anh hùng trong lịch sữ như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo. v.v...
Mỗi lần kỷ niệm các chiến sĩ bỏ mình vì nước thì cái truyền thống bất khuất cuả Dân Tộc qua những hành động chống Mỹ của TT Ngô Đình Diệm lại được dịp nhắc tới, hun đúc lên và đây quả là điều đáng lưu ý
Gần đây,trong một dịp nói đến sự nghiệp các vị lãnh đạo quốc gia và Giáo Hội Công Giáo VN. Một nhà báo khi nhắc lại giòng họ Ngô Đình đã ghi lại những dòng thật chính xác và rất đáng lưu tâm.
Như mọi người điều biết: Tại Việt nam giòng họ Ngô Đình là một vọng tộc đã hiến dâng cho Giáo Hội và Tổ Quốc những vị lãnh đạo xuất chúng, những vị đã nắm vận mạng Dân tộc và Giáo Hội trong những giai đoạn cục kỳ nghiêm trọng.
Đời sống cũng như cái chết của con cháu giòng họ nầy là những nét đặc thù trong lịch sữ Việt nam. Con cháu của giòng họ nầy đã lấy chính máu của mình để viết nên những trang sữ vẻ vang ghi lại những đãu tranh cam go trong cuộc giải phóng con người toàn diện. Với một ý chí can trường và một tinh thần bất khuất trước mọi thế lực tàn bạo, giòng họ nầy xứng đáng tiếp nối sự nghiệp các đứng anh hùng cũng như các vị tử đạo đang đưọc lưu danh ngàn đời.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đèo Hải Vân
Nguyễn Ngọc Liên
22:14 04/11/2013
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Thương nhau chẳng quản chi thân,
Phá Tam Giang cũng lội, đèo Hải Vân cũng trèo.
(Ca dao)