Ngày 10-11-2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Gặp gỡ Đức Giáo Hoàng giờ Kinh Truyền Tin Chúa Nhật
Phêrô Lê Hoàng Nam, SJ
17:34 10/11/2013
VATICAN. Vào lúc 12h00, ngày 10.11, hàng người đã quy tụ tại quảng trường thánh Phêrô để gặp gỡ Đức Thánh Cha và nghe ngài giáo huấn.

Đức Thánh Cha đã dựa vào nội dung đoạn Tin Mừng CN 32TN để ban huấn từ. Ngài nói:

“Bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay trình bày cho chúng ta việc Chúa Giêsu tranh luận với những người phái Sa Đốc, những người chối bỏ việc phục sinh. Đây chính là vấn đề mà dựa vào đó họ chất vấn Đức Giêsu, đặt người vào thế khó giải quyết để chế nhạo niềm tin vào việc người chết sẽ sống lại. Họ bắt đầu bằng một tình huống tưởng tượng ra: "Một người phụ nữ có bảy đời chồng, lần lượt chết" và họ hỏi Đức Giêsu: "Người này sẽ là vợ của ai trong ngày kẻ chết sống lại?" Đức Giêsu, luôn hiền lành và kiên nhẫn, trước hết trả lời rằng cuộc sống sau cái chết không dựng vợ gả chồng như cuộc sống đời này. Cuộc sống vĩnh cửu là một cuộc sống khác, thuộc về một chiều kích khác nơi mà, giữa những điều khác, con người không còn lấy vợ lấy chồng nữa,vốn là điều gắn liền với ta ở cuộc sống tại thế này. Đức Giêsu còn nói thêm rằng những người sống lại sẽ giống như các thiên thần và sống ở một tình trạng khác mà bây giờ không thể trải nghiệm và tưởng tượng ra được. Đức Giêsu đã giải thích như thế.”

Sau đó, Đức Thánh Cha nói về mối dây hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa “Người là Chúa của ta”

“…Đức Giêsu tìm thấy bằng chứng về sự phục sinh trong trình thuật Môsê và bụi gai bốc cháy (x.Xh 3,1-6), Thiên Chúa tự mặc khải mình là Thiên Chúa của Abraham, Ixaac và Giacop. Danh xưng của Thiên Chúa có mối ràng buộc với tên của những người nam nữ mà Người dính dáng đến và mối gắn kết này mạnh hơn cả sự chết. Từ đó, Giêsu khẳng định với những người thuộc phái Sa Đốc rằng: "Thiên Chúa không là Thiên Chúa của người chết nhưng là của người sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống" (x. Lc 20,38) Và mối dây quyết định này, sự kết hiệp nền tảng này chính là Giêsu: chính là Sự Hiệp Thông, là Sự Sống và là Sự Phục Sinh, vì với tình yêu hiến tế, Ngài đã chiến thắng sự chết. Trong Giêsu, Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu, Người ban nó cho tất cả mọi người và tất cả những lời cảm tạ dâng lên Người đều chứa đựng một niềm hy vọng về một cuộc sống mới chân thực hơn cuộc sống này. Sự sống mà Thiên Chúa chuẩn bị cho chúng ta không là một sự tô điểm cho thực tại này, nhưng nó vượt qua sức tưởng tượng của chúng ta, vì Thiên Chúa luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên bởi tình yêu và lòng thương xót của Người.”

Đức Thánh Cha cũng giải thích thêm về quan niệm của chúng ta về cái chết. Không phải cái chết đón đầu chúng ta, nhưng là một sự sống mới, vĩnh cửu trong Thiên Chúa

“… Không phải từ cuộc sống này mà ta suy luận đến cuộc sống vĩnh cửu, nhưng là cuộc sống vĩnh cửu soi sáng và ban cho chúng ta niềm hy vọng nơi cuộc sống tại thế này. Nếu chúng ta chỉ nhìn bằng cặp mắt con người, chúng ta cũng sẽ nói rằng hành trình của con người đi từ sự sống đến cái chết. Đức Giêsu đã đảo ngược cái nhìn này và nói rằng cuộc hành trình của chúng ta là đi từ cái chết đến sự sống: một sự sống viên mãn! Vì thế, cái chết nằm ở sau, chứ không phải ở trước chúng ta. Phía trước chúng ta là một vị Thiên Chúa của kẻ sống, là một sự chiến thắng chung cuộc tội lỗi và cái chết, là khởi đầu của một kỷ nguyên mới của niềm vui và ánh sáng không bao giờ tàn. Nhưng ngay từ bây giờ, trên trái đất này, trong lời cầu nguyện, bí tích, tình huynh đệ, chúng ta có thể gặp gỡ Đức Giêsu và tình yêu của Người, và như thế chúng ta có thể nếm trước một chút gì đó sự sống phục sinh. Kinh nghiệm mà chúng ta đã có về tình yêu và lòng trung tín của Người sẽ bừng sáng lên như ngọn lửa trong con tim chúng ta và làm cho đức tin của chúng ta lớn lên hơn nữa trong sự phục sinh. Thực ra, nếu Thiên Chúa là Đấng trung tín và yêu thương, thì Người không thể giới hạn sự trung tín và yêu thương ấy trong thời gian được”

Sau kinh truyền tin, Đức Thánh Cha nhắc đến việc tôn phong chân phước của chị Maria Teresa Bonzel ở Đức. Ngài cho biết, chính Thánh Thể là nguồn mạch đã ban cho chị sức mạnh thiêng liêng để chị có thể dấn thân không mệt mỏi, phục vụ người những người yếu thế.

Ngài cũng bày tỏ sự gần gũi của mình đến nhân dân Philipin và đất nước này. Do ảnh hưởng của cơn bão, nhiều người đã chết và những tổn thất nghiêm trọng khác đi kèm theo. Ngài kêu gọi mọi người cùng cầu nguyện cho họ và giúp đỡ họ cách thiết thực.

Ngài cũng nói về biến cố 75 năm kỷ niệm sự kiện "Đêm thủy tinh" diễn ra vào tối 9 và 10.11.1938, một cuộc bạo hành chống lại người Do Thái, các hội đường, tư gia, cửa hàng, đánh dấu một thảm kịch của cuộc thảm sát có tên là Holocaust. Ngài mời gọi mọi người cùng nâng đỡ và liên đới với các anh em Do Thái và cầu nguyện cùng Thiên Chúa giúp chúng ta biết nhìn về ký ức trong quá khứ với một sự tỉnh thức chống lại mọi hình thức ghen ghét và bất bao dung

Ngày hôm nay, ở Ý cũng là ngày lễ tạ ơn. Đức Thánh Cha bày tỏ sự hiệp thông với các Giám Mục với thế giới nông nghiệp, đặc biệt là với những người trẻ đã chọn việc lao tác trên đất đai. Ngài khuyến khích họ hãy cố gắng để không còn ai bị đói khát nữa.

Ngài cũng gửi lời chào đến các khách hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới, các gia đình, giáo xứ, hiệp hội khác.
 
Top Stories
Pope Francis: death is behind us, in front of us God of the living
Vatican Radio
17:36 10/11/2013
2013-11-10 Vatican - During the Angelus in St. Peter’s Square, Pope Francis focused on Sunday’s Gospel reading, in which Jesus tackled the Sadducees, those who denied that there could be a resurrection.

The Sadducees, Pope Francis said, put the following question to Jesus, in an attempt to ridicule the belief in resurrection: “A woman has had seven husbands, who died one after the other. Now at the resurrection, whose wife will that woman be?” First of all, the Pope said, Jesus explains that life after death has different parameters from our life on earth: eternal life is a different life, in a different dimension where, among other things, matrimony will no longer exist. The risen, Jesus says, will be like angels, and they will live in a different state of being, which we cannot achieve or even imagine right now.

But then, Pope Francis continued, Jesus counterattacks, so to speak: He finds proof of the resurrection in the episode of Moses and the burning bush, where God reveals himself as the God of Abraham, of Isaac and of Jacob. The name of God, Pope Francis explained, is tied to the names of the men and women to whom He ties Himself, and this tie is stronger than death. This is why Jesus affirms: “He is not the God of the dead, but of the living: for all live to Him” (Luke 20:38). And the most important tie is with Jesus: He is the Alliance, He is the Life and the Resurrection, because with His crucified love He defeated death. In Jesus, the Pope said, God gives us eternal life: He gives it to everyone, and everyone, thanks to Him, can hope to live a life even more real than this one. The life that God has in store for us is not simply a better version of this one: it goes beyond our imagination, because God continually surprises us with His love and mercy.

Therefore, Pope Francis explained, what will happen is exactly the opposite of what the Sadducees expected. This life cannot be the standard for eternity: it is eternity, on the contrary, that illuminates our life on earth, and gives each of us hope. If we only look through human eyes, the Pope continued, we tend to say that the path of man goes from life towards death. But Jesus turns this perspective on its head, and affirms that our pilgrimage goes from death towards a fuller life. So, the Pope concluded, death is behind us, not in front of us. In front of us is the God of the living, the definitive defeat of sin and death, the start of a new time of joy and endless light. But already on this earth – in prayers, in Sacraments, in fraternity – we encounter Jesus and his love, and so we can get a small taste of the risen life.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vài cảm nghĩ về tuần Tĩnh Tâm Linh Mục GP Đà Lạt
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
12:22 10/11/2013
Như thường lệ hằng năm Linh Mục Đoàn Đà Lạt gồm các Cha Sở, Cha Phó và các Cha thuộc các Dòng, các Tu Hội đang làm Mục Vụ tại Giáo phận Đà Lạt đều qui tụ về Tòa Giám Mục Đà Lạt để tĩnh tâm chung cùng nhau như lời Chúa dạy: ” Anh em hãy lui vào nơi vắng vẻ để nghỉ ngơi một chút “.
Dịp tĩnh tâm năm là dịp các linh mục Triều và Dòng có cơ hội, có dịp để được ở bên nhau trong mái ấm của Tòa Giám Mục, quây quần bên Đức Giám Mục địa phận để cầu nguyện, chia sẻ những vui buồn của đời linh mục và có dịp được nghỉ ngơi với nhau sau những tháng ngày bận rộn với công việc mục vụ, bận bịu với đàn chiên.

Năm 2013, tuần tĩnh tâm năm qui tụ 173 Cha gồm 140 cha Triều và 33 cha Dòng. Đặc biệt, tuần tĩnh tâm linh mục, các Cha Đà Lạt được tiếp đón Đức Tổng Giám Mục Léopolđo Girelli, Đại Diện Đức Thánh Cha, không thường trú tại Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tân Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám Mục Giáo phận Quy Nhơn, giảng phòng và Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục bản quyền Giáo phận Đà Lạt. Trong những ngày tĩnh tâm các Cha có cơ hội gặp gỡ nhau, lắng nghe tiếng Chúa và trao đổi với nhau về công tác Mục Vụ. Tòa Giám Mục Đà Lạt là nơi mát mẻ, là mái nhà chung để tất cả các Cha trong Giáo phận được về sống chung với nhau dưới sự yêu thương, đùm bọc của Đức Cha.Về mái nhà chung giáo phận, các Cha cảm thấy rất vui, hạnh phúc vì nhiều ngày, nhiều tháng làm việc tại các Giáo xứ, Giáo sở, các Cha vì bận với công việc Mục vụ hằng ngày, nên ít có dịp gặp gỡ nhau, đông và đầy đủ như dịp tĩnh tâm năm. Cho nên, khi được sống bên nhau, được dâng lễ chung, quây quần bên Đức Cha địa phận, bên Đức Cha giảng phòng, các cha rất hạnh phúc và sung sướng vì nó biểu lộ tính hiệp nhất, yêu thương của Linh mục đoàn. Đặc biệt chủ đề giảng phòng năm 2013:” Linh mục Đồng Hình Đồng Dạng với Đức Kitô “, Đức Cha Matthêu đã trình bầy rất nhiều khía cạnh trong đời sống Linh mục làm các Cha càng lúc càng ý thức hơn và yêu mến Thiên Chức Linh mục của mình. Đức Cha đã đưa các Cha đến với Chúa. Qua cách trình bầy thật dí dỏm của Ngài, các Cha cảm thấy vui và hạnh phúc. Đức Cha đã trình bầy 08 bài sau đây:

1.Linh mục người của Thiên Chúa. Anh em của mọi người.
2.Con người cầu nguyện và hoạt động
3.Người được sai đi rao giảng Tin Mừng
4.Thầy dạy, Thầy thuốc, Thầy trừ tà
5.Mục Tử và Lãnh Đạo
6.Người Tôi Tớ Vâng Phục, Phục vụ và Đau Khổ.
7.Hiền Lành và Khiêm Nhượng
8.Người Nghèo và Bạn của Người Nghèo

Tuần Tĩnh tâm Linh mục 2013 của Linh mục đoàn Đà Lạt đã được các Đức Cha giáo huấn, nhắn nhủ. Tất cả các giáo huấn của các Ngài là giúp các Cha luôn biết hướng về Chúa, cầu nguyện và sống tình huynh đệ bác ái.Tất cả các giờ đạo đức đều rất sốt sắng.Các Cha luôn tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Cha vì đã lo lắng phần thiêng liêng, quy tụ các Cha về để cầu nguyện, gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau, đồng thời để nghỉ ngơi, giãn xả một ít vì những tháng, ngày bận rộn với công việc Giáo xứ, canh cánh bên đàn chiên, chăm lo cho đàn chiên, nên ít có giờ nghỉ ngơi vv…
Đức Cha Antôn dù bận rộn với công việc Mục vụ và nhiều công việc, nhưng Ngài luôn có mặt trong các giờ giảng phòng và các giờ đạo đức để hiệp thông với các Cha đang qui tụ bên cạnh Vị Mục Tử đáng kính của Giáo phận.Các giờ lễ, giờ lễ luôn nói lên tính duy nhất của Linh mục đoàn, quây quần bên Đức Giám Mục bản quyền của mình.

Thánh lễ tạ ơn ở nhà thờ Chính tòa Đà Lạt vào chiều thứ sáu ngày 08.11.2013 lúc 17 giờ 15 và trong dịp này, Đức Cha Antôn đã phong chức phó tế cho 15 thầy tiến chức trong đó có hai thầy thuộc Tu Đoàn Tận Hiến Nhập Thể Truyền Giáo ICM, đã qui tụ đông đảo tu sĩ nam nữ và bà con giáo dân của các Giáo xứ, đặc biệt của các Ông Bà cố, gia đình thân thương của các tiến chức phó tế. Thánh lễ rất trang nghiêm, đạo đức, sốt sắng trong bầu khí thật linh thánh của ngày bế mạc tuần tĩnh tâm Linh mục đoàn Đà Lạt.Các Thầy phó tế và gia đình rất vui, hạnh phúc nhưng niềm vui ấy sẽ được tăng lên khi các Phó tế sẽ được Đức Giám Mục truyền chức Linh mục cho vào ngày thứ sáu 27.06.2014 tại Bảo Lộc nhằm ngày kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Tuần Tĩnh Tâm Linh Mục Đà Lạt năm 2013 đã để lại dấu ấn thật đẹp vì sự hiện diện của Đức tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Đức Thánh Cha, Đức Tân Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám Mục Quy Nhơn, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám Mục Giáo phận Đà Lạt.Những lời chia sẻ, nhắn nhủ của Đức Tổng Giám Muc Girelli là các Linh mục phải năng cầu nguyện và sống tình bác ái huynh đệ, một cách nào đó gắn liền với các lời giảng của Đức Cha Matthêu là “ Linh mục phải trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu “ và gắn liền với các lời giáo huấn của Đức Cha Antôn, Giám mục Giáo phận nhà là “ Các Linh mục luôn sống ý của Thiên Chúa: yêu thương và vâng phục “.
 
Thánh lễ Tạ ơn bế mạc Tuần Tĩnh Tâm Linh Mục và Truyền chức Phó Tế
Khải Linh
12:22 10/11/2013
Chánh Tòa Đàlạt - Chiều thứ sáu ngày 08.11.2013, Gia đình Giáo phận hiệp lòng hiệp ý trong Thánh lễ Tạ ơn lúc 17g15 tại nhà thờ Chánh Tòa Đàlạt, sau tuần tĩnh tâm của linh mục đoàn Giáo phận. Vui mừng hơn nữa là trong Thánh lễ này, Đức Cha Antôn đã truyền chức Phó Tế cho 15 tiến chức, gồm 13 chủng sinh giáo phận và 02 tu sĩ thuộc Tu Hội Nhập thể - Tận hiến - Truyền giáo. Các thầy đã hoàn thành chương trình học, đã tự nguyện tiếp tục dấn bước theo Chúa, được những người hữu trách tiến cử và được Đức Cha Antôn chấp thuận.

Hình ảnh

Thánh Lễ do Đức Cha Antôn chủ sự, với sự hiện diện và đồng tế của Đức Cha Mátthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục Giáo phận Quy Nhơn, 175 linh mục triều và dòng thuộc Giáo phận Đàlạt vừa sốt sắng tham dự tuần tĩnh tâm hàng năm tại Tòa Giám mục Đàlạt.

Gia đình, bà con thân nhân, ân nhân, tu sĩ các hội dòng và khoảng 1.200 giáo dân cùng bên nhau, để tạ ơn và nài xin Thiên Chúa tiếp tục gìn giữ các linh mục của Ngài, thêm ơn cho các tiến chức hôm nay trên hành trình theo Chúa.

Sau các bài đọc Lời Chúa (Ds 3,5-10a; 1Tm 3,8-13; Mt 20,25-28), bắt đầu việc truyền chức.

Cha Giám đốc chủng viện là người đảm trách việc đào tạo đã giới thiệu các tiến chức, rồi sau đó cha Tổng đại diện, nhân danh Giáo Hội địa phương, thỉnh cầu Đức Giám Mục truyền chức. Với sự chấp thuận của Đức Cha Antôn, lời tạ ơn Chúa của cả cộng đoàn hòa cùng tiếng vỗ tay vui mừng, bày tỏ niềm hân hoan và ca khen hồng ân Thiên Chúa ban cho Gia đình Giáo phận.

Đức Cha Antôn đã dùng lời huấn dụ trong Nghi thức Truyền chức để chia sẻ cho cộng đoàn về chức vụ Phó Tế trong Hội Thánh và khuyên dạy các tiến chức ý thức về sứ vụ sắp lãnh nhận, ngài nói:

“Anh chị em thân mến, vì những người này là con cái chúng tôi và là thân nhân bạn hữu của anh chị em, sắp được cất nhắc lên chức Phó Tế, xin anh chị em hãy chú ý suy nghĩ xem họ sắp bước lên bậc như thế nào trong thừa tác vụ.

Được dũng mạnh nhờ ơn Chúa Thánh Thần, họ sẽ giúp Giám mục và hàng linh mục của ngài, đồng thời tỏ mình là tôi tớ mọi người trong thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái. Họ sẽ là thừa tác viên phục vụ bàn thờ, loan báo Phúc Âm, chuẩn bị lễ tế, trao Mình và Máu Thánh Chúa cho các tín hữu. Ngoài ra, theo lệnh Giám mục, họ sẽ khuyên bảo lương dân cũng như tín hữu, dạy giáo lý, chủ tọa kinh nguyện, ban phép Rửa Tội, chứng hôn và chúc lành cho hôn phối, đem Của Ăn Đàng cho người hấp hối, chủ sự các nghi thức an táng.

Qua việc đặt tay từ thời các Tông Đồ truyền lại, họ được thánh hiến và liên kết chặt chẽ hơn với bàn thờ, sẽ nhân danh giám mục hay linh mục quản xứ chu toàn thừa tác vụ bác ái. Nhờ ơn Chúa, họ làm mọi công việc ấy, để anh chị em biết rằng họ thật sự là môn đệ của Đấng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ.

Còn các con thân mến, các con sắp lên chức Phó Tế. Chúa đã nêu gương để các con làm theo như Người đã làm.

Vậy, Phó tế là những thừa tác viên của Đức Giêsu-Kitô, Đấng ở giữa các môn đệ như người phục vụ: các con hết lòng làm theo ý Thiên Chúa trong lòng mến, các con hân hoan phục vụ Chúa thế nào thì hãy hân hoan phục vụ người ta thế ấy. Vì không ai có thể làm tôi hai chủ, nên các con hãy coi mọi đam mê xác thịt và tiền tài là ách nô lệ tà thần.

Vì các con tự nguyện tiến lên chức Phó Tế, các con phải là những người có tiếng tốt, đầy khôn ngoan và Thánh Thần giống như những người ngày xưa được các Tông Đồ tuyển chọn để thi hành thừa tác vụ bác ái. Các con sẽ thi hành thừa tác vụ của các con trong bậc độc thân. Vì chưng, đó vừa là dấu chỉ vừa là động lực của bác ái mục vụ, đồng thời cũng là nguồn mạch phát sinh nhiều hoa trái trong thế gian. bởi vì khi được lòng mến chân thành đối với Đức Kitô thúc đẩy và sống đạo đức hoàn hảo trong bậc này, các con sẽ gắn bó dễ dàng hơn với Đức Kitô bằng một con tim không chia sẻ, sẽ được tự do để phục vụ Thiên Chúa và con người, sẽ thuận lợi hơn trong việc giúp cho người ta được tái sinh.

Được bén rễ và xây dựng trong đức tin, các con hãy ăn ở trong sạch và không có gì đáng trách trước mặt Thiên Chúa và người đời, là điều phù hợp với các thừa tác viên của Đức Kitô và với các người ban phát những mầu nhiệm Thiên Chúa. Các con đừng để mất tin cậy và Phúc Âm vì các con không chỉ là những người nghe, mà còn phải là thừa tác viên Phúc Âm. Gìn giữ mầu nhiệm đức tin trong lương tâm ngay thẳng, các con hãy minh chứng bằng việc làm Lời Chúa mà các con rao giảng bằng miệng, để dân kitô-hữu được Chúa Thánh Thần làm cho sống trở nên của lễ tinh tuyền được Chúa chấp nhận.

Và tới ngày thế mạt, khi ra đón Chúa, các con có thể nghe Người phán: “Hỡi tôi tớ tốt lành và trung tín, hãy vào hưởng vui mừng với Chúa của ngươi”.

Ngay sau bài huấn dụ, các tiến chức đã hứa quyết tâm chu toàn nhiệm vụ sắp lãnh nhận, sau đó từng người tiến lên chắp tay đặt trong tay Đức Giám Mục, hứa vâng phục Giám mục Giáo phận. Cộng đoàn dân Chúa cùng hát Kinh Cầu các Thánh để xin các thánh bầu cử cùng Chúa gia tăng ơn thiêng trên các tiến chức đang khi các tiến chức nằm phủ phục trước bàn thờ diễn tả thân phận mỏng dòn, bé nhỏ nhưng quyết tâm tận hiến đời mình cho Thiên Chúa và phục vụ con người trong Hội Thánh.

Tiếp đó, Đức Cha Antôn đặt tay trên đầu của từng tiến chức và đọc lời nguyện truyền chức với những lời chính yếu thuộc bí tích: “Lạy Cha, chúng con xin Cha sai Chúa Thánh Thần xuống trên các thầy, để nhờ Người, các thầy được bảy ơn Cha thêm sức, sẽ trung thành chu toàn thừa tác phục vụ”.

Rồi sau đó, các Tân chức được đeo dây Các Phép (Stola) và mặc áo Phó tế (Dalmatica) là phẩm phục của phó tế; Đức Cha trao sách Phúc Âm cho từng người với lời nhắn nhủ: “Con hãy nhận lấy Phúc Âm Đức Kitô mà con đã trở thành người rao giảng, và con hãy biết là phải tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy”, rồi ngài trao ban bình an, kết thúc nghi thức truyền chức.

Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.

Trong Nghi thức Kết lễ, một lần nữa, trong lời chúc lành cuối lễ, Đức Cha Antôn nài xin Thiên Chúa thương ban ơn giúp sức, để các tân chức có thể chu toàn trách nhiệm đã được ban.

Trong tâm tình con thảo, một đại diện giáo dân đã bày tỏ tâm tình cảm mến, chúc mừng các cha vừa kết thúc tuần Tĩnh Tâm tràn đầy ơn sủng và kính chúc “quý cha luôn nhiệt thành trong mục vụ hàng ngày, để trở nên những linh mục thánh thiện, gương mẫu … giúp giáo dân chúng con trở nên những chứng nhân cho Chúa giữa dòng đời hôm nay”; cám ơn Đức Cha Antôn, cám Đức Cha Mátthêu đã đến giúp linh mục đoàn trong tuần tĩnh tâm vừa qua; đồng thời, thay mặt mọi người chúc mừng 15 Tân Phó Tế.

Đức Cha Mátthêu cũng ngỏ lời và chia sẻ niềm vui với cộng đoàn và các Tân Phó Tế, ngài bày tỏ lòng ngưỡng mộ khi nhìn đến Giáo phận Đàlạt, với “250 linh mục, thêm 15 Phó Tế, rất đông các tu sĩ nam nữ và giáo dân”. Ngài chia sẻ đôi nét về Giáo phận Quy Nhơn “gồm ba tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Dù là Giáo phận lâu đời nhưng do nhiều hoàn cảnh, hiện nay chỉ có 71.000 tín hữu, 104 linh mục, rất thiếu người cho việc truyền giáo. Xin Giáo phận Đàlạt cầu nguyện cho Giáo phận Quy Nhơn”.

Thánh lễ kết thúc trong hân hoan, mọi người ra về để cùng nhau bước tiếp một chặng đường mới trên hành trình đức tin của mình, nhưng không đơn độc, tất cả cùng bên nhau, cùng giúp nhau tiến bước.

 
Lễ mừng các Thánh Tử Đạo Hải Dương
Giuse Khổng Hữu Nguồn
10:53 10/11/2013
HỐ NAI - Sáng Chúa Nhật 10/11/2013, là ngày thứ ba của tuần Tam Nhật Mừng Kính Bốn Thánh Tử Đạo Hải Dương. Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng chủ tế thánh lễ Mừng Kính Bốn Thánh Tử Đạo tại giáo xứ Hải Dương, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc.

Hình ảnh

Cùng dâng lễ với Đức Cha, có cha Giuse Phan Ngọc Trợ, Bề trên Giám Tỉnh Dòng Thánh Thể, quý cha trong Dòng và quý cha trong hạt.

Tham dự lễ có đông đảo quí tu sĩ nam nữ và quí cộng đoàn hành hương xa gần.

Đúng 8g00, đoàn đồng tế và kiệu rước Bốn Thánh Tử Đạo được khởi đi từ trong khuôn viên Tu Viện Dòng Thánh Thể và đi giữa cộng đoàn hân hoan tiến về lễ đài, hòa trong niềm vui rộn ràng tiếng trống, tiếng kèn.

“Đây bài ca ngàn trùng dâng về Thiên Chúa, bài ca thắm nhuộm máu hồng, từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu. Không có tình yêu nào trọng đại cho bằng chết vì yêu. Nhìn Chúa đẫm máu trên đồi cao, từng đoàn người anh dũng tiến lên pháp trường. Đây bài ca ngàn trùng dâng về Thiên Chúa, bài ca thắm nhuộm máu hồng, từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu…”

Lời bài ca hào hùng vang xa mà sâu lắng, giúp cộng đoàn sống lại những giây phút anh dũng của các thánh tử đạo khi các Ngài tiến lên pháp trường đón nhận cái chết vì danh Đức Kitô.

Mở đầu thánh lễ Đức Cha Giuse vui mừng chia sẻ với cộng đoàn: “Kính thưa Cha Bề Trên Giám Tỉnh, kính thưa quý cha, quý tu sĩ nam nữ, kính thưa các Ban hành giáo và quý ông bà và anh chị em.

Chúng ta dâng lên Chúa một bài ca thắm nhuộm máu hồng, một bài ca mà lại mang mầu đỏ của máu, bài ca ấy diễn tả lịch sử của Giáo Hội Việt Nam, một lịch sử rất đáng tự hào; nhưng một lịch sử cũng rất đau thương. Một bài ca thắm nhuộm máu hồng, bài ca nói lên niềm hân hoan, phấn khởi, vui mừng, hoan lạc; nhưng một bài ca được viết lên bằng máu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Non song gấm vóc của đất nước chúng ta được thắm đẫm máu đào của hơn một trăm ngàn vị anh hùng tử đạo những tín hữu đã chết vì đức tin, trong số đó chúng ta có 117 vị tử đạo đã được tôn phong hiển thánh.

Đặc biệt có Bốn Thánh Tử Đạo tại Hải Dương cách đây 152 năm, tức là năm 1861. Bốn Thánh Tử Đạo Hải Dương rất gần gũi và thân thương với chúng ta, đó là Thánh Gieronimo Liêm Giám mục, Thánh Valentino Vinh Giám mục, Thánh Almato Bình linh mục và Thánh Giuse Khang thầy giảng. chúng ta dâng lời tạ ơn Thiên Chúa bằng chính bài ca thắm đượm máu hồng để rút ra từ cuộc đời của các ngài những bài học của quá khứ, bài học của lịch sử, bài học truyền giáo và bài học sống đức tin.

Nhất là trong năm nay chúng ta nhớ đến Giáo Hội Việt Nam, Bề Trên của Giáo Phận để cùng cổ võ cầu nguyện và mỗi người đóng góp phần mình cho công việc truyền giáo tại quê hương đất nước chúng ta.

Xin các Đấng Tử Đạo Hải Dương cầu bầu cho chúng ta, các Ngài nâng đỡ chúng ta trong hành trình truyền giáo và trong cuộc đời để chúng ta biết noi gương các Ngài sống đức tin anh dũng hy sinh như các Ngài…”

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse chia sẻ với cộng đoàn về hạnh tích của Bốn Thánh Tử Đạo Hải Dương. Ngài mời gọi mỗi người hãy sống noi gương các thánh, sống chứng nhân Tin Mừng của Chúa trong mọi hoàn cảnh.

Sau khi nhận phép lành cuối lễ, cộng đoàn tiếp tục hôn kính Xương Thánh.

Thánh lễ bế mạc kết thúc tuần Tam Nhật Mừng Kính Bốn Thánh Tử Đạo Hải Dương tối nay Chúa Nhật 10/11, có chương trình diễn nguyện và sau đó là phần nghi thức sai đi.

Nguyện xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của các Thánh Tử Đạo Hải Dương, giúp chúng con vững bước trên hành trình sống và chia sẻ niềm tin của mình.
 
Giáo xứ Ninh Mỹ Bùi Chu xây dựng thánh đường
GX Ninh Mỹ
13:17 10/11/2013


Giáo xứ Ninh Mỹ Bùi Chu xây dựng thánh đường

Giáo xứ Ninh Mỹ Giáo Phận Bùi Chu thuộc xã Hải Giang Huyện Hải Hậu Tỉnh Nam Định . Ninh Mỹ trước kia là một bãi biển bồi cùng dải đất với tân Lý . Khoảng năm 1820 dân từ Ninh Cường Và Các làng khác lân cận tới Ninh Mỹ Khai Khẩn lập ấp , đứng đầu là cụ Vũ Đình Đoàn và Nguyễn Thế Mỹ và những người lân cận tới lập ấp . Đến năm 1848 được sự gúp đỡ của bề trên , giáo hữu cùng nhau góp công góp của làm .nhà thờ họ Ninh Mỹ được thành lập lúc này thuộc giáo xứ Tân Lý .

Năm 1877 Đức Cha Garcia cezon Khang chính thức ban sắc lập giáo họ nhận thánh THOSMA làm quan thầy lúc này giáo Họ Ninh Mỹ thuộc Xứ Ninh Sa

Năm 1926 Ninh Mỹ là một họ lẻ có số giáo đân đông thứ nhì trong giáo xứ .Năm 1937 Dức Cha ĐÔMiNICO Hồ Ngọc Cẩn đã chính thức nâng giáo Họ Ninh Mỹ lên Hàng Giáo xứ

Ngôi thánh đường giáo xứ Ninh Mỹ được xây dựng năm 1877, trải qua hơn 100 năm tháng mưa bão, chiến tranh cùng với sự phát triển về đức tin, con người, ngôi nhà thờ đã xuống cấp trầm trọng và đã trở nên quá nhỏ bé so với số giáo dân hiện nay. Vì thế, được sự nhất trí của cộng đoàn giáo dân, Cha xứ, Đức Cha Cố Giuse đã cho phép giáo xứ tái thiết xây dựng lại ngôi Thánh Đường mới. Với chiều dài ngôi nhà thờ dự kiến là 49m50, rộng 15m80, chiều cao 14m20, kiến trúc hoa văn trên cột gỗ theo lối cổ xưa.

- Công trình xây dựng nhà thờ Giáo Xứ Ninh Mỹ chính thức bắt đầu vào ngày 7/06/2011 với phần hạ giải nhà thờ và cắm móng ép cọc nhà thờ mới. Cũng trong ngày 7/06/2011, Thánh Lễ hạ giải nhà thờ và ép cọc diễn ra trang trọng dưới sự chủ trì của cha Quản Hạt cùng quý cha trong giáo phận.

- Ngày 27/08 Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên do Đức Cha xây dựng thánh đường Giáo xứ.

Sau hơn 2 năm kể từ ngày đặt viên đá đầu tiên, nhờ hồng ân Thiên Chúa tiếp tục tuôn tràn, sự cầu bầu đắc lực của Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse và hai Thánh Quan Thầy Tômasô – Têrêxa tiến sỹ, sự giúp đỡ quảng đại của quý Ân nhân và Thân nhân trong nước cũng như hải ngoại, sự hi sinh, đoàn kết và nỗ lực không ngừng giữa Cha Xứ, ban hành giáo và toàn thể bà con giáo dân trong giáo xứ, công trình xây dựng nhà thờ đã diễn tiến khá suôn sẻ và tốt đẹp, nhờ đó vào ngày 9/11/2013 cũng là ngày Cung Hiến Thánh Đường Latêranô, Giáo Xứ Ninh Mỹ hân hoan tổ chức Thượng Vì nhà thờ. Đây là một dấu mốc quan trọng để chuẩn bị cho Lễ đặt long cốt Nhà thờ dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 23/12/2013 do Đức Cha Tôma chủ sự.

- Hiên tại công trình xây dựng nhà thờ của giáo xứ đang diễn ra nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ sư cầu nguyện đoàn kết và góp công góp sức của bà con giáo dân, sự điều hành của Cha Xứ và Ban hành giáo giáo xứ, sự quan phòng của Thiên Chúa nên công trình thế kỷ của chúng con đang theo đúng như dự kiến ban đầu và sẽ cố gắng tiếp tục để đến ngày 23/12/2013 sẽ đặt long cốt.

Trong quá trình xây dựng còn gặp rất nhiều khó khăn vì giá cả vật tư đều tăng giá, nguồn kinh phí hạn hẹp. Hơn nữa, việc xây dựng nhà Chúa là một quá trình dài, tốn rất nhiều công sức tiền của. Vì vậy, xin anh chị em Ninh Mỹ đang sống tại quê hương cũng như anh chị em xa quê, và cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo phận hãy không ngừng cầu nguyện và giúp đỡ vật chất, để ngôi thánh đường xứ Ninh Mỹ sớm được hoàn thành.

Trong thánh lễ trước khi bắt đầu thượng vì cha Giuse Đinh Quang Thành chánh xứ Ninh Mỹ đã không kìm được nước mắt khi thấy rất đông bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ tới tham dự thánh lễ và ủng hộ cho công trình của giáo xứ .Cha gửi lời cảm ơn đến Đức Cha ,Quý cha .quý vị ân nhân trong và ngoài nước và bà con giáo dân đã giúp đỡ và đồng hành cũng Giáo xứ chúng con xin Quý Vị tiếp tục ủng hộ để công trình nhà chúa được sớm hoàn thiện.

Cùng với quyết tâm xây dựng ngôi nhà thờ mới, bà con giáo dân trong giáo xứ Ninh Mỹ không quên xây dựng ngôi nhà thờ tâm hồn bằng việc củng cố và thăng tiến đời sống đức tin, tình đoàn kết yêu thương chia sẻ, để cùng một lòng truyền rao Tin Mừng của Chúa Kitô.
 
Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney Rước Lễ lần đầu
Diệp Hải Dung
17:32 10/11/2013
Chiều Chúa Nhật 10/11/2013. Có 63 em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc Liên Đoàn Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramtta lãnh nhận Bí tích Thánh Thể (Rước Lễ Lần Đầu) do Cha FX Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Chủ tế.

Hình ảnh

Ngoài quý Phụ Huynh còn có qúy Sơ Trợ Úy, quý Huynh Trưởng, quý Giảng Viên Giáo Lý và quý Quan Khách Úc Việt tham dự. Trước khi dâng Thánh lễ, Cha Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời chúc mừng các em được lãnh nhận Mình Thánh Chúa Giêsu KiTô đầu tiên trong đời và Cha giới thiệu Cha Nguyễn Thanh Tùng đến cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Cha đã nhấn mạnh rằng đời sống thánh thiện và đạo đức của Cha Mẹ là những bài giáo lý quan trọng trong việc hướng dẫn con cái sống Đức Tin. Kết thúc bài giảng cha nói: Hôm nay lần đầu tiên các em Thiếu Nhi đón nhận Chúa vào trong tâm hồn, đây là một hồng ân của Năm Đức Tin này, chúng ta cầu xin Chúa cho các bậc làm Cha Mẹ giúp con em của mình luôn sống trong ơn nghĩa Chúa…

Trước khi kết thúc Thánh lễ một em đại diện các em Thiếu Nhi lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Huynh Trưởng, quý Giảng Viên Giáo Lý đã nâng đỡ hướng dẫn dạy dỗ các em trong những lớp Giáo Lý suốt năm qua để hôm nay được vinh hạnh đón nhận Anh Cả Giêsu vào tâm hồn. Các em cũng cám ơn quý ân nhân đã giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần, quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Cabramatta, và tất cả mọi người đã đến tham dự cầu nguyện cho các em trong Thánh lễ hôm nay. Các em hứa sẽ cố gắng sống ngoan hiền đạo đức và noi gương Chúa Giêsu KiTô là Vị Anh Cả Tối Cao của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Kế tiếp ông Vũ Văn Hạnh thay mặt Ban Mục Vụ Giáo Đoàn ngỏ lời chúc mừng các em được Rước Lễ Lần Đầu.

Sau khi kết thúc Thánh lễ, qúy Cha và quý Sơ phát Chứng Chỉ và quà cho các em và và cùng các em chụp chung tấm hình kỷ niệm.
 
Lễ hội người khuyết tật giáo phận Vinh lần thứ hai
Đức Tình
22:08 10/11/2013
“Chúa ở phe choa”

Khởi đầu ngày hội là thánh lễ đặc biệt dành riêng cho tất cả anh chị em khuyết tật. Đức Giám Mục Giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã sự thánh lễ cùng 30 linh mục đồng tế. Qua thánh lễ, ơn Chúa đổ xuống dồi dào trên những tham dự viên kém may mắn. Đó là lý do cho lời khích lệ của Vị Cha chung Giáo phận dành cho anh chị em khuyết tật: “Chúa ở phe choa”.

Hình ảnh

“Chúa ở phe choa” khi Người làm mọi việc rất lạ lùng. Cách đây mấy ngày, mưa tầm tã. Nỗi lo cơn bão mới lại sắp vào chưa thể dứt. Nhưng chính ngày lễ hội, anh chị em khuyết tật đã có một không gian lý tưởng để cùng nhau chia sẻ tình cảm.

Người khuyết tật thường bị xã hội lãng quên, hay họ cũng lãng quên chính mình. Nhưng tại lễ hội này, “Chúa ở phe choa” khi cho họ biết khám phá những khả năng tiềm ẩn và nghị lực vươn lên nơi họ. Dù khó khăn trong đi lại, giao tiếp, nhưng anh chị em khuyết tật đã phục vụ Thánh lễ thật sốt sắng, cống hiến những tiết mục văn nghệ ấn tượng.

Đặc biệt hơn, “Chúa ở phe choa” khi Người thúc đẩy họ khám phá lại ơn gọi làm con Thiên Chúa, mà có lẽ, do đau khổ và bất hạnh, họ chưa cảm nghiệm được nguồn an ủi từ thập giá. Bạn Nguyễn Hà Tiến đến từ Trung tâm Trại phong Quỳnh Lập đã nghẹn ngào chia sẻ: “Chúa đưa con đến đây, con sướng lắm. Con tìm được những người cùng cảnh ngộ mà tạ ơn Ngài”.

Chính Đức Cha Phaolô đã nhấn mạnh trong bài giảng lễ: “Chúng ta có thể khám phá ra sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời, trên khuôn mặt của những anh chị em này. Cho dù có những khuôn mặt vì bệnh tật đã bị biến dạng, nhưng đó chính là khuôn mặt của Chúa”.

Thật đúng như lời văn hào Mauriac nói: “Chúa Giêsu không đến để xóa bỏ đau khổ, nhưng để cùng hiện diện với những người đau khổ”.

Lòng người ở cùng nhau

Lễ hội cũng là nơi để chứng minh tinh thần hiệp nhất và bác ái Kitô giáo cách cụ thể nhất.

Để có được lễ hội này, công sức đầu tiên phải kể đến Vị Cha chung - Đức Giám Mục Phaolô của chúng ta. Ngài là “ông tổ” đã dấn thân hết mình vì lễ hội này, đã “chạnh lòng thương” đến những mảnh đời bất hạnh. Những ưu tư, lo lắng, những phần quà với đầy ắp ân tình của Người cha nhân hậu đã làm rạo rực hàng ngàn con tim.

Bên cạnh đó, lễ hội còn có sự đồng hành của giáo xứ Mỹ Yên và giáo họ Trại Gáo với sự hướng dẫn của Linh mục quản nhiệm Antôn Nguyễn Đình Thăng. Các Ngài đã chuẩn bị chu đáo mọi công việc ròng rã một tháng trời. Linh mục Antôn đã chia sẻ: “Họ là những người kém may mắn, cả đời họ không được như người bình thường. Họ chỉ có một ngày lễ hôm nay, nên phải chuẩn bị chu đáo, dù công tác tổ chức cho người khuyết tật rất phức tạp”.

Anh chị em khuyết tật cũng được giúp đỡ bởi các doanh nhân, những "mạnh thường quân" trong giáo phận và nhiều nhà hảo tâm, các tổ chức khác... Họ đã đến tận nơi, cùng vui, cùng ăn, cùng uống với những người bị coi là “xấu số” này.

Hình ảnh những thiện nguyện viên,với những chiếc mũ trắng rong ruổi khắp cả hội trường để làm bất cứ việc gì anh chị em khuyết tật cần, đã để lại dấu ấn đẹp.

Không bi lụy, nhưng đầy lạc quan, tin tưởng vào tình Chúa và tình huynh đệ, anh chị em khuyết tật đã tham dự, vui chơi và cống hiến hết mình trong lễ hội này. Tham dự viên Dương Quyết Thắng đến từ giáo xứ Kẻ Mui, người khuyết tật đã thành công trong cuộc thi Vietnamgottalent, là một trong những tấm gương về nghị lực vươn lên cho anh em mình.

Cuối Lễ hội, một buổi tiệc thật ấm áp đã diễn ra trong tình cha con, tình huynh đệ. Dù anh chị em khuyết tật có thể khó khăn trong việc gắp thức ăn, đồ uống, giao tiếp với người cùng bàn, nhưng tất cả đều hân hoan, rạng ngời với niềm vui trong Ngày hội của lòng người. Không một lời to tiếng, xô xát, hay cười đùa, khinh khi những người tàn tật, chúng ta đang sống trong một vùng trời, nơi Chúa ở cùng các bạn, muôn con tim trần thế sát vai cùng các bạn, nơi trời đất giao duyên đầy ý nghĩa.

--------------------------------------------
- Lễ hội người khuyết tật 2013 là lần tổ chức thứ hai. Lần đầu tiên vào năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 40 năm linh mục của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp.
- Lễ hội do sáng kiến và đỡ đầu của Đức Cha Phaolô.
- 59 đơn vị đã tham gia vào lễ hội năm nay, gồm hội khuyết tật của một số giáo xứ lân cận TGM, các trung tâm dành cho người khuyết tật, mái ấm tình thương như Vũ Đăng Khoa, Lâm Bích, Thiện Tâm…
- Số lượng người khuyết tật tham gia lễ hội tăng từ 1000 lên 1500.
- Ngày truyền thống dự kiến là 9/11.
- Địa chỉ nhận giúp đỡ: Ban Bác ái – xã hội Caritas Vinh.
- Theo thống kê năm 2011 của Ban Bác ái - Xã hội Caritas Vinh, tổng số người khuyết tật tại Giáo phận là 9.149 người.
- Giáo phận có 7 cơ sở khuyết tật quy mô do các Hội dòng phụ trách.
 
Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng.
Trần Văn Minh
04:12 10/11/2013
Melbourne. Vào lúc 17 giờ 30 chiều Thứ Bảy Ngày 9 Tháng 11 Năm 2013. Thánh lễ mừng kính Thánh Vinh Sơn Liêm Bổn mạng của Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh VSL. Đã được long trọng tổ chức tại Lễ đài Trung tâm Thánh Vinh Sơn Liêm, số 95 Mount Alexander Rd. Flemington.

Để kỷ niệm 25 năm Ngày Phong Thánh cho 117 Các Thánh Tử đạo Việt Nam. Năm nay, Cộng đoàn đã vinh danh các Thánh bằng cách lập ra 117 bảng ghi danh của 117 Thánh Tử đạo Việt Nam, Mỗi bảng danh được trao cho một thành viên trong cộng đoàn cầm và người điều khiển chương trình đã hân hoan xướng danh từng vị một. Khi thành viên nào cầm bảng ghi danh vị Thánh được xướng tên, thì vị đó kính cẩn nâng bảng ghi danh lên cao và đứng lên cho đến khi đủ 117 vị Thánh Tử đạo chấm dứt.

Cha Thánh Vinh Sơn Phạm Hữu Liêm bổn mạng cộng đoàn được đặc biệt khi xướng danh được một thành viên rước bảng ghi danh lên bàn thờ cùng với ba chị trong cộng đoàn cùng lên dâng hương. Sau phần vinh danh 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam là phần đọc tiểu sử Thánh Vinh Sơn Liêm.

Thánh lễ do Linh mục Raphael Võ Đức Thiện quản nhiệm cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế cùng với quý Linh mục Lê Trọng Bình, LM Vũ Nhật Thăng, Nguyễn Hoàng Phong, là ba linh mục xuất thân từ cộng đoàn theo ơn gọi, nay về đây cùng đồng tế.

Trong một ngày đe dọa bởi dự báo thời tiết trời có mưa, nhưng nhờ những lời cầu nguyện của cộng đoàn và Thánh Bổn mạng. chiều nay nắng đẹp trời trong. Mọi người hân hoan cùng với các ban ngành, đoàn thể, các hội đoàn, cộng đoàn giáo dân và quan khách cùng về tham dự thánh lễ thật đông đủ để mừng kính Cha Thánh Vinh Sơn Liêm Bổn mạng cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm.

Tại khuôn viên trung tâm, nơi có lễ đài được trang hoàng đẹp đẽ hơn thường lệ. Ngoài cổng chính, Quốc kỳ Úc và Cờ Vàng ba sọc đỏ Việt Nam phất phới bay cùng với các cờ đuôi nheo giăng dọc theo hàng rào khuôn viên. Trước lễ đài phiá trên cao, một băng rôn màu đỏ với hai hàng chữ trắng mang nội dung. Cộng đoàn mừng ngày lễ hội 2013 kính Cha Thánh Vinh Sơn Liêm.

Trên lễ đài, một bàn thờ với tượng Cha Thánh được trang trí giữa lễ đài với hoa nến thật trang trọng. Giữa sân một đội trắc ăn mặc đồng phục trắng thắt giây lưng vàng đỏ làm hàng rào danh dự đón rước đoàn đồng tế từ cổng tam quan nguyện đường sang lễ đài.

Sau phần vinh danh 117 vị Thánh anh hùng Tử đạo Việt Nam, đoàn đồng tế tiến lên lễ đài. Bài ca nhập lễ thật hào hùng ca ngợi sự hiên ngang của các Thánh tử đạo đã anh dũng hy sinh làm chứng tá đức tin của người theo đạo Chúa. Buổi lễ bắt đầu với phần chào mừng chào quý cha và quan khách, đã đến dâng lễ cùng cộng đoàn.

Phần thánh nhạc phụng vụ trong buổi lễ mừng bổn mạng do Ca đoàn Cecillia của Cộng đoàn phụ trách. Với hầu hết các ca viên trong một ca đoàn lớn của Cộng đoàn thật hùng hậu. Với lời ca tiếng hát thật điêu luyện. Lời ca, tiếng đàn, hòa quyện vào nhau trầm bổng mà không thiếu phần hào hùng anh dũng của các anh linh tử đạo, làm tôn những cung điệu các bản Thánh ca phục vụ cho buổi lễ thật sống động nhịp nhàng.

Sau lễ, bà Hồ Thị Thanh, trưởng UBMV cộng đoàn lên cám ơn đến quý cha, quý tu sĩ nam nữ, cùng toàn thể cộng đoàn. Trong dịp này bà cũng ngỏ lời biết ơn đến quý cha Bùi Đức Tiến, Lê Văn Hưởng và cha quản nhiệm Raphael Võ Đức Thiện, cùng các ban mục vụ tiền nhiệm đã đóng góp nhiều công sức để tạo dựng những cơ sở vật chất là trung tâm hiện nay mà mọi người đang thừa hưởng.

Cũng như thông lệ mọi năm, Nhân ngày lễ hội lớn của cộng đoàn, cộng đoàn cũng tổ chức các gian hàng bán thức ăn, giải khát với nhiều món ăn thật phong phú, ngon miệng. Và nhất là phần văn nghệ giúp vui, do các ca đoàn trong cộng đoàn phụ trách và các trò chơi giải trí, các gian hàng bán thức ăn với giá tượng trưng gây quỹ để làm những công việc từ thiện. Mọi người vui vẻ đến các gian hàng mua thức ăn, nước uống ngồi xem văn nghệ, xổ số gây quỹ ủng hộ làm mái che khu lễ đài.

Buổi lễ hội mừng kính Cha Thánh Vinh Sơn Liêm Năm 2013 kết thúc khi trời đã vào đêm v à l ạng, trong một chiều tương đối thuận lợi về thời tiết đẹp với niềm hân hoan, vui mừng của mọi thành phần Dân Chúa trong cộng đoàn trong một ngày hội lớn, được quây quần bên nhau chào hỏi chuyện trò vui vẻ.

Melbourne, Ngày 9/11/2013.

 
Giáo dân xứ Kinh Nhuận, Quảng Bình được khám bệnh phát thuốc miễn phí
PV Kinh Nhuận
09:40 10/11/2013
Gần 600 Giáo Dân Giáo Xứ Kinh Nhuận

Được Khám Chữa Bệnh Và Phát Thuốc Miễn Phí

Ngày 9/11/2013, tại Giáo xứ Kinh Nhuận, thuộc xã Cảnh Hoá, Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình, đoàn công chức y-bác sĩ tỉnh Hà Tĩnh kết hợp với Ban Caritas Giáo phận Vinh đã đến khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho bà con giáo dân ở đây. Lượng người được khám chữa bệnh lên tới gần 600 người. Đây là một hoạt động, một nghĩa cử cao đẹp, thấm đượm tinh thần bác ái Ki-tô giáo.

Xem Hình

Đoàn công chức bao gồm 6 bác sĩ chuyên khoa - trong đó có một bác sĩ là người ngoài công giáo, 7 y tá, 7 dược sĩ, 2 điều phối viên và 1 thành viên trong Ban Caritas của Giáo phận Vinh. Đoàn đã làm việc rất cật lực, buổi sáng từ 9h00 - 12hoo và buổi chiều từ 13h00 - 17h00.

Chỉ trong vòng một ngày nhưng những gì mà quý đoàn đã để lại cho bà con giáo dân Giáo xứ Kinh Nhuận quả thật là ấn tượng: công việc khám và phát thuốc được diễn ra một cách nhanh chóng và có khoa học; đội ngũ y bác sĩ rất lành nghề và trần đầy tinh thần hy sinh phục vụ. Giáo dân không chỉ nhận nơi quý đoàn những khả năng chuyên môn về nghành y học nhưng còn nhận thấy những tấm lòng “lương y như từ mẫu” ấy là những lời hỏi han ân cần, những lời tư vấn đầy tinh thần trách nhiệm và nhất là những nụ cười chất chứa tình Chúa tình người.

Đúng 18h00, quý đoàn rời khỏi giáo xứ trong những cái bắt tay và nụ cười thân thiện. Xin tri ân quý đoàn và Ban Caritas giáo phận. Xin Chúa tuôn muôn ân lộc trên quý vị và luôn đồng hành với quý vị trong mọi dự phóng của mình.

P.v Kinh Nhuận
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vatican II dưới nhãn quan các chuyên viên tại đó
Vũ Văn An
22:47 10/11/2013
Năm Đức Tin sẽ chấm dứt vào ngày 24 tháng này. Nó bắt đầu ngày 11 tháng Mười năm ngoái, đúng ngày kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican II. Do đó, Đức Bênêđíctô XVI đã khuyên tín hữu học hỏi Công Đồng này như một trong các mục tiêu của Năm Đức Tin.

Để giúp đào sâu việc học hỏi này, chúng tôi sẽ trình bày một số nhãn quan của chính các chuyên viên tại Vatican II. Chuyên viên đầu tiên chúng tôi muốn nhắc đến là linh mục John Courtney Murray, một thần học gia của Dòng Tên Hoa Kỳ, nổi tiếng trong các cố gắng hòa giải đạo Công Giáo với chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, nhất là chú trọng tới mối liên hệ giữa tự do tôn giáo và các định chế thuộc chế độ nhà nước dân chủ.

Cha Murray sinh năm 1904 tại New York. Ngài gia nhập Dòng Tên năm 1920, học cổ điển và triết lý tại Boston College, đậu cử nhân năm 1926 và cao học năm 1927. Sau đó, ngài qua Phi Luật Tân dạy La Tinh và văn chương Anh tại Ateneo de Manila. Năm 1930, ngài trở về Hoa Kỳ và thụ phong linh mục năm 1933. Ngài tiếp tục học lên tại Đại Học Gregorian ở Rôma, đậu tiến sĩ thần học năm 1937. Trở về Hoa Kỳ, ngài dạy thần học Ba Ngôi tại Trường Thần Học Dòng Tên tại Woodstock, Maryland. Năm 1941, ngài được cử làm chủ bút tạp chí thần học Theological Studies của Dòng Tên cho tới lúc qua đời năm 1967 tại New York vì nhồi máu cơ tim.

Một đầu óc nặng về lý thuyết, cha Murray mau chóng trở thành khuôn mặt công cộng hàng đầu, chuyên bàn tới các căng thẳng giữa tôn giáo và đời sống công cộng. Các khảo luận chung quanh chủ đề này đã được gom thành tác phẩm nổi tiếng của ngài tựa là We Hold These Truths: Catholic Reflections on the American Proposition (Sheed & Ward, 1960). Trong tư cách vừa là đại diện của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa là cố vấn của văn phòng tôn giáo vụ tại Phủ Tổng Ủy Đồng Minh, ngài giúp soạn thảo và cổ vũ bản Tuyên Ngôn Về Hoà Bình Thế Giới năm 1943, một tuyên ngôn liên tôn gồm các nguyên tắc tái thiết hậu chiến và đã khuyến cáo thành công một sắp xếp có tính hiến định giữa nhà nước Đức phục hưng và Giáo Hội, trong đó, có việc phân phối thuế do nhà nước thu cho các Giáo Hội tại Đức.

Sau loạt bài giảng dạy tại Đại Học Yale trong hai năm 1952-1953, ngài cộng tác với Robert Morrison MacIver thuộc ĐH Columbia để đánh giá tự do học thuật và giáo dục tôn giáo tại các đại học công Hoa Kỳ, và sau đó, là đề nghị trợ giúp thuế cho các trường công và cho phép trình bày niềm tin tôn giáo tại các trường này. Dự án này vừa gây ảnh hưởng cả nước vừa giúp chính ngài hiểu thấu và trân quí luật hiến pháp của Hoa Kỳ.

Vì vai trò công cộng càng ngày càng mở rộng đó, một số giám mục Hoa Kỳ bắt đầu tham khảo ý kiến cha Murray về các vấn đề luật lệ như kiểm duyệt và kiểm soát sinh sản. Ngài chống lại điều ngài cho là thái độ phản động và cưỡng chế nơi một số giám mục Hoa Kỳ, thay vì tham gia các cuộc tranh luận công cộng có chất lượng, một điều ngài cho là thu hút được cảm tình của công chúng nhiều hơn. Thay vì cưỡng chế, theo ngài, trình bày ý kiến luân lý trong ngữ cảnh tranh luận công khai sẽ giúp người Hoa Kỳ vừa thâm hậu hóa được cam kết luân lý của họ vừa duy trì được ‘nét thiên tài’ trong các quyền tự do của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, chủ trương cho rằng một sự thật luân lý mới đang xuất hiện ở bên ngoài Giáo Hội đã đặt cha Murray ở thế đối nghịch với Đức HY Alfred Ottaviani, thuộc Văn Phòng Thánh (bộ Giáo Lý Đức Tin ngày nay). Nên năm 1954, Tòa Thánh yêu cầu cha ngưng mọi trước tác về tự do tôn giáo.

Cũng chính vì thế, mãi tới khóa hai của Vatican II, tức năm 1963, cha mới được chỉ định làm chuyên viên cho Công Đồng và đã có công lớn làm người soạn thảo bản văn thứ ba và thứ bốn về tự do tôn giáo, được Công Đồng chấp thuận năm 1965 dưới tựa đề Dignitatis Humanae Personae.

Sau đây, chúng tôi xin tóm lược tường trình đầu tiên của cha Murray trên tạp chí America ngày 19 tháng Mười năm 1963 liên quan tới cuộc tranh luận tại Công Đồng về sơ đồ Giáo Hội, tựa là Giáo Hội và Công Đồng.

Sơ Đồ Giáo Hội

Theo cha Murray, cuộc tranh luận cuối năm 1963 khá sôi nổi: chỉ trong 4 ngày cuối, đã có 59 bài diễn văn xoay quanh sơ đồ Giáo Hội. Một số nghị phụ lên tiếng với tư cách cá nhân, số khác lên tiếng với tư cách nhóm. Nhiều vị muốn sửa đổi, nhiều vị muốn thêm bớt. Nhưng bên dưới các phát biểu xem ra quá khô khan này, là cả một bi kịch trí thức vĩ đại.

Với một thái độ tự phát vĩ đại, các nghị phụ đã đáp ứng các đường hướng hết sức rõ ràng của Đức Phaolô VI trong diễn văn khai mạc đầy gợi hứng của ngài. Một cách mau mắn và đúng mục tiêu, ngài định ra tập chú cho khóa họp này của Công Đồng. Tập chú hàng đầu của nó là trình bày với thế giới điều chính ngài gọi là ý thức của Giáo Hội về chính mình. Việc này không đơn giản chỉ là vấn đề soạn ra một số mệnh đề có thứ tự lớp lang để nói lên bản chất của Giáo Hội. Ta cần một điều gì hơn thế. Giáo Hội phải cố gắng giải thích và tuyên bố với thế giới điều Giáo Hội là, điều Giáo Hội hiểu về chính mình, trong ý thức sâu thẳm của mình.

Trong diễn văn khai mạc, Đức Giáo Hoàng cho biết rõ: nhiệm vụ chủ chốt này của Giáo Hội chưa được hoàn tất và có lẽ sẽ không bao giờ được hoàn tất. Ngài nhắc đến thông điệp của Đức GH Piô XII về nhiệm thể Chúa Kitô, nhưng thêm rằng thông điệp này chỉ giải đáp một phần khát vọng của Giáo Hội muốn nói lên bản chất riêng của chính mình. Ngài bảo rằng chính giới hạn của thông điệp này thúc đẩy Giáo Hội phải tuyên bố thấu đáo hơn nữa về chính căn tính của mình. Công Đồng chỉ có một cách duy nhất tiếp cận nhiệm vụ này mà thôi. Cách đó đã được chỉ ra trong sơ đồ Giáo Hội: Công Đồng phải quay về với Thánh Kinh và với trọn bộ các hình ảnh và biểu tượng Thánh Kinh qua đó bản chất Giáo Hội đã được mô tả trong Sách Thánh. Như Đức Piô XII đã nói trong cùng thông điệp trên, ở đấy, ta có cả một kho tàng bất tận để Giáo Hội mặc tình rút tỉa và không ngừng rút tỉa.

Các hình ảnh này nhiều lắm. Giáo Hội là tòa nhà được Chúa Kitô dựng lên, nhà Thiên Chúa, đền thờ Chúa Thánh Thần, nơi Thiên Chúa ngự. Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, là đá tảng Thiên Chúa, là cây nho của Người, là cánh đồng, là kinh thành của Người. Giáo Hội là Nàng Dâu của Chúa Kitô và là Thân Thể Mầu Nhiệm của Người. Nhiều bài diễn văn của các nghị phụ đã đề cập tới các hình ảnh và biểu tượng Thánh Kinh này. Hình thức các bài diễn văn này khiến người ta nghĩ chúng chỉ là những gợi ý để sửa lại sơ đồ trước mặt mà thôi. Tuy nhiên, dưới cái bề mặt tầm thường ấy, người ta nghe như Giáo Hội đang cựa mình phấn đấu với nhiệm vụ khó khăn là tự phát biểu mình ra, nói cho mọi người thấy mình là ai. Đó chính là điều linh mục Murray gọi là bi kịch trí thức vĩ đại có tính tiềm ẩn mà người ta nghe được xuyên qua những phát biểu hết sức đơn giản tại Công Đồng.

Theo linh mục Murray, trong nền thần học đương thời, người ta đã nói tới hình ảnh hàng đầu về Giáo Hội, đó là hình ảnh Giáo Hội như Thân Thể Chúa Kitô, một biểu tượng quen thuộc của văn hóa Hy Lạp được chính Thánh Phaolô sử dụng. Thoạt đầu, nhiều người nhìn nhận gía trị của hình ảnh này vì nó mang theo ý niệm thân mật giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, thậm chí cả ý niệm nên một theo nghĩa hữu cơ giữa Đầu và chi thể nữa. Tuy nhiên, càng ngày người ta càng thấy rõ không phải ai ai cũng hài lòng với biểu tượng này, vì cho rằng nó không lột tả được hình ảnh đích thực của Giáo Hội, để có thể lôi cuốn thế giới ngày nay. Hai hình ảnh khác đã được nhấn mạnh: thứ nhất, Giáo Hội như Dân Chúa Cha; sau đó là Giáo Hội như gia đình Thiên Chúa, trong đó, mọi người được kêu gọi trở thành con cái Thiên Chúa, em của Con trưởng, và cũng là con cái Đức Maria, Mẹ Giáo Hội nữa.

Điều đặc biệt có ý nghĩa là hai giám mục truyền giáo đã hết sức nhấn mạnh tới ý niệm coi Giáo Hội như gia đình Thiên Chúa. Một vị xuất thân từ Nam Việt Nam, còn vị kia xuất thân từ Nam Phi. Tại Đông Á và Phi Châu, đơn vị cấu tạo nên xã hội luôn luôn vẫn là gia đình, và như hai vị trình bày, gia đình vẫn còn được rất mực kính trọng và tôn vinh. Bởi thế, khi Giáo Hội nói về chính mình như gia đình Chúa Cha, điều này gợi lên một âm vang hết sức rung động nơi linh hồn những người được trao phó cho các vị giám mục truyền giáo này coi sóc.

Ngược lại, ý niệm coi Giáo Hội như Thân Thể Chúa Kitô ít lôi cuốn hơn, dù rất đúng sự thật. Dĩ nhiên, lúc này quá sớm để có thể biết luận điểm hiện nay sẽ dẫn tới những hậu quả nào. Nhưng người ta sẽ không ngạc nhiên nếu sơ đồ cuối cùng về Giáo Hội nhấn mạnh tới ý niệm coi Giáo Hội như Dân Chúa Cha và như gia đình của Người. Vì hai hình ảnh này, dù sao, cũng liên hệ mật thiết với nhau.

Nếu điều trên xẩy ra, nó sẽ có ý nghĩa thần học rất lớn và sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các tranh luận sau này tại Công Đồng. Như mọi người đều biết, hiện nay, trong các giới thần học, đang có hai quan điểm tổng quát về Giáo Hội, hay đúng hơn hai cách tiếp cận tổng quát đối với mầu nhiệm Giáo Hội.

Một quan điểm coi Giáo Hội như được dẫn khởi từ sứ vụ của Phêrô và được tiếp tục trong sứ vụ giáo hoàng. Có thể nói, Đức Giáo Hoàng đứng trên đỉnh kim tự tháp, và từ ngài, các giám mục và các giáo sĩ tiếp nhận thánh quyền để phục vụ dân Chúa, là những người tạo thành nền của kim tự tháp.

Còn quan điểm kia thì ngược lại. Nó bắt đầu với ý niệm dân Chúa hiểu như cuộc Tập Họp Vĩ Đại, tức Dân Tộc Của Thiên Chúa được Người kêu gọi vào gia đình của Người. Để phục vụ và hướng dẫn Dân Tộc này, Chúa Kitô đã thiết lập ra phẩm trật các tông đồ và những người kế vị các ngài, mà người đứng đầu chính là Đức Giáo Hoàng, tôi tớ các tôi tớ của Thiên Chúa. Trong quan điểm này, các chức vụ trong Giáo Hội được quan niệm cách rõ ràng hơn: chúng được thiết lập như những thừa tác vụ để phục vụ nhu cầu của dân: họ cần lời Chúa, cần luật lệ của Người, cần Người hiện diện ở giữa họ qua lời nói và các bí tích.

Cả hai quan điểm tổng quát về Giáo Hội này đều đúng sự thật và hợp lệ, và chúng không hề loại bỏ nhau. Nhưng câu hỏi là: phải nhấn mạnh quan điểm nào? Hệ luận của mỗi quan điểm rất khác nhau về cả phương diện mục vụ lẫn phương diện đại kết. Cả hai quan điểm đều đã được đem ra thảo luận một cách minh nhiên tại Công Đồng.

Các cuộc thảo luận hiện nay tại Công Đồng cũng có một ý nghĩa có tính phổ quát tức khắc, một ý nghĩa đối với toàn bộ thế giới Kitô Giáo. Thực vậy, chúng mời gọi mọi Kitô hữu tham gia vào cố gắng đang diễn ra tại Công Đồng, tức cố gắng thỏa mãn nhu cầu “phải nói lên một định nghĩa chính xác hơn về bản chất chân thực, sâu sắc và trọn vẹn của Giáo Hội, một Giáo Hội chính Chúa Kitô đã thiết lập và các tông đồ khởi sự xây dựng”.

Có thể nói được rằng các nghị phụ công đồng như một toàn bộ đang tìm kiếm trong chính các ngài cách khám phá ra ý thức của Giáo Hội về chính mình. Các cộng đồng Kitô hữu khắp nơi cũng được mời tham gia vào cố gắng này. Câu hỏi đơn giản có thể là như sau: Hình ảnh nào hay đúng hơn các hình ảnh nào trong Thánh Kinh gợi được nhiều vang vọng nhất trong trái tim người Công Giáo khi họ suy tư về bản chất Giáo Hội, điều gì trong bản chất này thể hiện rõ nhất nơi họ?

Mỗi người Công Giáo có thể có cái nhìn khác. Người Công Giáo Hoa Kỳ có thể thích hình ảnh Dân Thiên Chúa hơn. Vì điều ấy thích hợp với lịch sử Giáo Hội họ: Giáo Hội ấy phần lớn là Giáo Hội di dân; các tín hữu Công Giáo từ hầu hết các quốc gia trên thế giới đã lũ lượt kéo nhau về đấy. Một cách nào đó, tại Hoa Kỳ, người dân đứng đầu và trên người dân ấy, Giáo Hội đã được xây dựng theo nghĩa chân thực của từ ngữ này.

Giáo Hội Hoa Kỳ từng sản xuất ra những mục tử vĩ đại, nhưng các vị này vĩ đại chính vì giáo dân của họ vĩ đại về con số và vì nhu cầu của họ vĩ đại. Hơn nữa, Giáo Hội Hoa Kỳ luôn nổi tiếng về sự gần gũi giữa mục tử và giáo dân. Theo linh mục Murray, trong mấy thế hệ vừa qua, hình ảnh Giáo Hội như Dân Thiên Chúa có thể đã lu mờ phần nào. Chính vì thế, sinh hoạt Giáo Hội đã xuống dốc theo. Muốn canh tân Giáo Hội Hoa Kỳ, thiển nghĩ nên làm sống lại hình ảnh Giáo Hội như Dân Thiên Chúa.

Dù sao, theo linh mục Murray, điều quan trọng là phải biến cố gắng lúc đó của Công Đồng thành một cố gắng chung của mọi người. Có điều cố gắng này phải thấm nhiễm một ý thức về mầu nhiệm Giáo Hội. Chỉ có ý thức này mới đem sức sống tới cho các cuộc thảo luận thần học khô khan bên trong Công Đồng mà thôi. Ý thức đó đã gợi hứng cho cố gắng của Công Đồng, nó cũng nên gợi hứng cho cố gắng của mọi người Công Giáo, để tất cả hiểu được sự thật trong câu nói của Đức Phaolô VI khi cho rằng Giáo Hội là “một điều bí ẩn tràn đầy sự hiện diện của Thiên Chúa và do đó là một điều có bản chất khiến ta không ngừng khám phá như mẻ và sâu sắc hơn”. Câu hỏi đầu tiên tại Công Đồng “Giáo Hội là gì?” vì thế là một câu hỏi được đặt ra cho mọi người chúng ta, cho Giáo Hội như một dân tộc.

Một vấn đề khác cũng đã được nêu ra, và càng thảo luận, nó càng trở nên khẩn thiết hơn. Đó là mối liên hệ giữa thừa tác vụ của Thánh Phêrô, tức quyền bính được Chúa Kitô ủy thác cho Thánh Phêrô và được tiếp diễn nơi các vị giáo hoàng, và hiệp đoàn giám mục hợp nhất. Vấn đề này gặp khó khăn lớn về thần học và không chắc gì Công Đồng có thể đưa ra được bất cứ giải pháp dứt khoát nào. Tuy nhiên, nó cũng đã được thảo luận một cách hăng say.

Đàng sau vấn đề thần học sâu sắc này còn lấp ló một vấn đề khác nữa. Đó là mối liên hệ giữa Đức Giáo Hoàng, Giáo Triều Rôma và các giám mục khắp thế giới, cả như các cá nhân lẫn như một cơ phận. Vấn đề này do chính Đức Phaolô VI nêu lên, trước khoá hai Công Đồng, trong bài diễn văn đọc trước các thành viên Giáo Triều. Đây là vấn đề có thực và là một vấn đề hết sức tế nhị. Các khó khăn từ nó phát sinh có lẽ có tính thực tiễn hơn là lý thuyết. Nhưng những khó khăn này đều là những khó khăn có thực, muốn giải đáp chúng, ta cần tới sự khôn ngoan lớn lao cũng như ý thức lớn lao về hợp nhất tính của Giáo Hội. Chúng cũng đòi mọi người phải hết lòng góp phần lớn lao vào công trình canh tân Giáo Hội như một bước tiến tới mục tiêu hợp nhất Kitô Giáo hơn nữa.

Vấn đề chót, một vấn đề được Giáo Hội Hoa Kỳ hết sức lưu ý, cả trên các diễn đàn tư lẫn diễn đàn công, là mối liên hệ giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị. Hiện nay, vấn đề Giáo Hội và Nhà Nước chưa nằm trong nghị trình của Công Đồng, nhưng chắc chắn nó sẽ được ghi vào. Vì hầu như mọi người đều đang đòi cho vấn đề này được mang ra thảo luận, hơn nữa xem ra xu hướng mục vụ và đại kết của Công Đồng càng khiến cho vấn đề này trở nên khẩn thiết.

Vào lúc này, xem ra vấn đề trên có cơ được bàn tới khi Công Đồng chuyển sang mục tiêu thứ tư từng được Đức Phaolô mô tả là “cuộc đối thoại của Giáo Hội với con người thời đại”. Quả thực đây là nơi tốt nhất để nêu lên vấn đề người ta thường gọi là Giáo Hội và Nhà Nước nói trên. Chắc chắn Giáo Hội ngày nay được mời gọi đối thoại với giới chính trị, giới cai trị và giới luật pháp. Giáo Hội hiện nay có gì để nói với thế giới này, những người mà vai trò quyết định đối với phúc lợi của con người trở nên dứt khoát hơn bao giờ hết? Giáo Hội có gì để nói về chính mình trong tương quan với các chính phủ và thế giới chính trị? Những câu hỏi này bắt buộc phải được nêu ra.

Đức Phaolô VI cho biết trong suốt 20 thế kỷ qua, Giáo Hội vốn luôn nói với thế giới về chính mình, nhưng ngài thêm: ý niệm Giáo Hội “vẫn cần được nói lên một cách chính xác hơn”. Nếu điều này đúng đối với chính bản thân Giáo Hội, thì nó càng đúng hơn nữa đối với mối liên hệ giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị, nhất là từ lúc cộng đồng chính trị này kinh qua nhiều phát triển hết sức sâu rộng trong lịch sử, đặc biệt trong mấy thế hệ gần đây.

Kỳ sau: Linh mục Murray viết về vấn đề tự do tôn giáo tại Vatican II.
 
Điều Răn Thứ Bốn - Đạo Thờ Ông Bà
Lm. Nguyễn Hữu Thy
04:14 10/11/2013
Điều Răn Thứ Bốn - Đạo thờ Ông Bà

„Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, như Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi, để được sống lâu, và để được hạnh phúc trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi“ (Đnl. 5,16)

Sau khi ba Điều Răn đầu tiên trong Thập Giới Điều của Thiên Chúa đã nêu lên những bổn phận quan trọng đòi buộc con người nhất thiết phải chu toàn đối với Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, thì bảy Điều Răn còn lại đề cập tới những trách nhiệm hổ tương giữa con người với con người trong các tương giao với nhau.

Và bắt đầu là Điều Răn Thứ Bốn, dạy con cái phải hiếu thảo và kính yêu đối với các bậc sinh thành là tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Điều này khẳng định tính chất cơ bản và trọng yếu của bổn phận thảo kính mà con cái phải có đối với cha mẹ, khi các ngài còn sống cũng như lúc đã qua đời, của Đạo Thiên Chúa nói chung và của Đạo Công Giáo nói riêng. Đúng vậy, qua Điều Răn Thứ Bốn, Thiên Chúa đòi buộc những người làm con cái nhất thiết phải có trách nhiệm và bổn phận đối cha mẹ mình.

Đồng thời điều đó cũng là một minh chứng hùng hồn phản bác lại những phê bình chỉ trích nông cạn của một số người không hiểu rõ giáo lý Công Giáo nên đã hiểu lầm cho rằng đi theo Đạo Công Giáo là bỏ tổ tiên, bỏ ông bà và cha mẹ. Đúng vậy, ở đây bổn phận phải thảo kính cha mẹ không phải là một truyền thống tốt hay một luật lệ đúng đắn do loài người đặt ra, mà là luật thánh do chính Ông Trời, do chính Thiên Chúa đã thiết đặt và đòi buộc tất cả mọi kẻ làm con phải chu toàn đối với cha mẹ mình. Vì thế, Điều Răn Thứ Bốn này thực sự là luật thánh, và những ai không chu toàn Điều Răn Thứ Bốn, tức không có lòng thảo kính cha mẹ, thì không những mắc tội bất hiếu đối với cha mẹ mà còn mắc tội với Trời, nhưng những ai dám mắc tội, dám xúc phạm đến Trời thì Trời không bao Trời dung tha. Kinh ngiệm trong cuộc sống đời thường cũng đã minh chứng điều đó: những người con sống bất hiếu với cha mẹ hoặc xúc phạm nặng nề đến cha mẹ, như hất hủi, đánh đập, chửi bới cha mẹ, thường đã phải gánh chịu những hậu quả ghê gớm như ác quả nhãn tiền.

Nhưng có lẽ sự hiểu lầm vừa nói trên nơi những người ngoài Công Giáo bắt nguồn từ việc họ quan sát thấy các tín hữu Công Giáo không cúng bái ông bà cha mẹ khi các ngài đã qua đời. Vì theo quan niệm truyền thống của những người Việt Nam không phải là tín hữu Công Giáo, thì vào các ngày lễ, ngày rằm, ngày giỗ, tết đoan ngọ, tết nguyên đán, hay các dịp lễ hội quan trọng khác, để tưởng nhớ và tỏ lòng thảo kính đối với ông bà cha mẹ đã qua đời, người ta thường sửa soạn chu đáo một cỗ cúng hay một mâm cúng, to nhỏ tùy điều kiện kinh tế của gia đình liên hệ, và đặt lên bàn thờ tổ tiên. Trên mâm cúng đó gồm có các thức ăn bình thường của người sống, như: Xôi, các thứ thịt ngon, rượu nồng, các thứ hoa trái tươi tốt và cùng với mâm cúng người ta còn đốt các cây nhang, khói hương tỏa bay thơm ngào ngạt, hòa lẫn với những tiếng khấn bái của đoàn con cái cháu chắt đang trang nghiêm quây quần trước bàn thờ, chấp tay thành kính dâng lên ông bà cha mẹ, mong hồn thiêng các ngài trở về hưởng hương vị của các món ăn dâng trên bàn thờ, chứng dám cho lòng hiếu thảo của con cái cháu chắt và phù hộ cho họ biết thương yêu nhau, được bằng an và làm ăn phát đạt. Sau đó, khi cây nhang đã cháy hết thì con cháu mới được phép bưng mâm cúng xuống và cùng nhau ăn uống vui vẻ, vì họ đinh ninh rằng trong thời gian cây nhang đang cháy thì hồn thiêng các người quá cố trở về và hưởng các hương vị của mâm cúng, còn khi cây nhang đã cháy tàn, thì các hồn thiêng ấy cũng đã hưởng xong các hương vị con cháu dâng cúng cho các ngài và đã quay gót trở lại cõi âm rồi; do đó, con cháu mới được hưởng của dư còn lại.

Trước hết, tâm tình thảo hiếu, thương nhớ và gắn bó với ông bà cha mẹ đã qua đời như thế của người Việt Nam chúng ta quả thực là một đạo lý truyền thống rất đáng trân trọng, cần phải được mọi người bất kể lương giáo bảo tồn và phát huy. Nhất là chính tâm tình thảo hiếu ấy hoàn toàn trùng hợp với giáo huấn của Điều Răn Thứ Bốn, tức đúng với bổn phận thảo kính mà Thiên Chúa đòi hỏi con cái phải chu toàn đối với cha mẹ mình.

Tuy nhiên, cách thức tỏ bày lòng thảo kính đối với những người quá cố như thế, tức việc cúng bái ông bà cha mẹ đã chết với những thức ăn vật chất, thì lại không nhất thiết phải được mọi người cùng chia sẻ và đồng ý. Thật vậy, nói tổng quát, các tín hữu Công Giáo hoàn toàn xác tín một cách chắc chắn rằng sau khi đã qua đời, tức sau khi linh hồn ra khỏi xác, thì xác con người sẽ được chôn sâu và tan hòa vào lòng đất mẹ, chờ được sống lại trong ngày tận thế, còn linh hồn thì phải đến trước tòa Thiên Chúa chí công để lãnh nhận phần trách nhiệm về cuộc sống trần gian vừa qua của mình: có công thì được thưởng, có tội thì phải đền bù. Ai gieo giống gì thì sẽ gặt hái được hoa quả của giống đó (x. Gl 6,7b-8). Luật công bằng của trời đất muôn đời vẫn thế, chứ đừng trách Thiên Chúa khắc nghiệt mà lại thêm tội. Vả lại Thánh hiền cũng đã dạy: „Hoàng thiên vô thân, duy đức thị thụ“: Ông Trời không thân riêng ai cả, chỉ người có đức thì Trời giúp (Kinh Thư).

Do đó, bổn phận con cái phải có đối với cha mẹ mình sau khi các ngài đã qua đời là phải siêng năng cầu nguyện cho linh hồn các ngài, để nếu khi còn sống các ngài đã vì yếu đuối mà sai phạm hay thiếu sót các bổn phận của mình cách này cách kia, thì sớm được Thiên Chúa khoan hồng tha thứ và cho về đoàn tụ với các Thần Thánh, vui hưởng hạnh phúc bất diệt trên Thiên đàng. Trong khi đó, mùi thơm của khói nhang và hương vị của các thức ăn là những thứ thuộc vật chất chóng qua thì chỉ cuộc sống thể xác ở đời này mới cần tới để sinh tồn mà thôi, còn linh hồn con người là giống thiêng liêng, vô hình và bất tử thì chỉ mong đợi được hưởng các ân huệ của Thiên Chúa ban cho qua lời cầu xin khẩn nguyện của những người còn sống, chứ hoàn toàn không thể hưởng, hay nói đúng hơn, không cần tới các hương vị vật chất ấy nữa. Chính lý trí tự nhiên của con người bình thường cũng phải phê nhận điều này.

Dĩ nhiên, trên bàn thờ tổ tiên, người Công Giáo cũng được phép thắp nhang hay đặt lên đó bình hoa hay các thứ hoa quả như một dấu chỉ của lòng kính nhớ và thương tiếc của mình đối với ông bà cha mẹ, chứ không phải để cho hồn thiêng các ngài về hưởng. Còn các thức ăn mặn như các thứ thịt thà, cơm rượu, v.v… thì tuyệt đối không bao giờ được đặt lên trên bàn thờ dành cho tổ tiên, nếu không, sẽ phạm tội mê tín dị đoan và liều mình xúc phạm đến Điều Răn Thứ Nhất.

Thật vậy, giáo lý Công Giáo dạy con cái nhất thiết phải có lòng thảo kính và báo hiếu đối với cha mẹ một cách thực tiễn. Đó là: Phải thật lòng kính yêu, biết ơn, vâng phục và giúp đỡ cha mẹ, nhất là lúc các ngài phải rơi vào cảnh túng thiếu hay đau ốm bệnh tật. Trong giờ nguy tử thì phải liệu cho các ngài được lãnh nhận các Bí tích cần thiết, nhất Bí tích Hòa Giải, Bí tích Xức Dầu và Rước Lễ. Lòng thảo hiếu đối với cha mẹ còn phải bền chặt kéo dài mãi sang cả bên kia cái chết, nghĩa là một khi cha mẹ đã qua đời, con cái còn phải siêng năng sốt sắng đọc kinh cầu nguyện cho các ngài, nhất là dâng Thánh Lễ Mi-sa, cầu xin Thiên Chúa nhân hậu mau giải thoát linh hồn các ngài và đưa về vui hưởng hạnh phúc bất diệt với các Thần Thánh trên Quê Trời.

Như vậy, vấn đề đã quá rõ ràng, đó là: Bổn phận thảo kính cha mẹ giữa người bên lương và người Công Giáo chỉ khác nhau ở cách thức bày tỏ mà thôi – tức một bên thì cúng bái bằng các thức ãn uống vật chất, còn một bên khác thì đọc kinh và dâng Thánh Lễ để cầu nguyện cho ông bà cha mẹ –, chứ bản chất của bổn phận thảo kính cha mẹ vẫn không có gì khác nhau giữa hai bên. Dĩ nhiên, trong hai cách thức bày tỏ lòng thảo kính đối với cha đã qua đời như trên, cách thức nào đúng, hợp lý và cách thức nào sai, không hợp lý, lại là chuyện khác.

Và tất cả những gì chúng ta vừa trình bày ở trên đây, mới chỉ xét trên phương diện nguyên tắc hay lý thuyết mà thôi, còn trên thực tế hay trong cuộc sống cụ thể, thì một sự thật đáng buồn mà người ta khó có thể phủ nhận được, đó là không phải tất cả mọi người con cái đều biết vuông tròn được đạo hiếu đối cha mẹ mình, nhất là khi họ phải phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ trong lúc các ngài đau yếu hay già nua, mặc dù niềm hy vọng của các bậc làm cha làm mẹ vẫn cụ thể: „Nuôi heo để lấy mỡ, nuôi con để đỡ đần chân tay“. Khi phải nuôi nấng phụng dưỡng cha mẹ, con cái lại thường so đo tính toán rất kỹ, đúng là „cha mẹ nuôi con biển hồ lênh láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày“. Kể cả những gia đình đông anh chị em, việc phụng dưỡng cha mẹ trong tuổi già cũng không thuận thảo dễ dàng hơn, trái lại nhiều khi còn khó khăn, còn phức tạp hơn: anh chị em ganh nạnh và phân bì lẫn nhau, tìm cách thoái thác và trao trút cho kẻ khác việc phụng dưỡng nuôi nấng cha mẹ với hàng trăm hàng ngàn lý do, thế mới có câu „Một mẹ nuôi được trăm con, còn trăm con lại không nuôi được một mẹ“. Thế nhưng một khi cha mẹ vừa nhắm mắt nằm xuống thì ôi thôi: con cái cháu chắt thi nhau kêu khóc, gào thét thảm thiết và tổ chức ma chay cúng quảy linh đình như thể họ là những đứa con hiếu thảo và thương cha mến mẹ nhất trên đời. Nhiều người hay nhiều tang gia, đặc biệt ở các thành phố, còn thuê cả bọn người „khóc mướn“ nhà nghề đến khóc lóc và kể lể lải nhải. Nhưng thái độ thiếu thành thực và buồn cười đó vẫn không che đậy được mắt người đời, nên mới bị mỉa mai: „Khi sống thì chẳng cho ăn, đến lúc thác xuống làm cơm cúng ruồi“ là vậy. Còn trước mặt Thiên Chúa, chắc chắn những đứa con bất hiếu ấy sẽ khó lòng tránh khỏi tội!

Vậy, luật thảo kính cha mẹ đã rõ, nhưng có lẽ cũng sẽ không thiếu người tự hỏi: Tại sao Thiên Chúa lại đòi buộc con cái phải thảo kính cha mẹ?

Câu trả lời chỉ có thể là: Vì cha mẹ là những người sinh thành ra ta, dưỡng dục ta nên người, các ngài là những người thay mặt Thiên Chúa săn sóc lo lắng cho ta cả hai phần hồn xác. Bởi vậy, việc thảo kính cha mẹ cũng thuộc về phạm vi tôn thờ Thiên Chúa, tức làm đẹp lòng Thiên Chúa bằng cách tuân giữ Giới Răn của Người: „Ngươi hãy thờ cha kính mẹ để được sống lâu“ (Xh 20,12). Trái lại, như đã nói trên, khi xúc phạm đến cha mẹ là xúc phạm đến chính Thiên Chúa.

Sau cùng, cũng thuộc về Điều Răn Thứ Bốn này là lòng kính trọng và tuân phục các bậc Bề Trên trong Giáo Hội cũng như trong xã hội, tức hàng Giáo Phẩm, các cấp chính quyền hợp hiến, các thầy cô ở trường học và việc chu toàn các nghĩa vụ đối với xã hội qua việc tuân giữ các luật lệ chính đáng và chu toàn các trách nhiệm của người công dân.

(Trích trong: Lm. Nguyễn Hữu Thy “Hiểu và sống Mười điều Răn Thiên Chúa“, Trier 2010, tr.54-60)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thân Thiện !?
Thérésa Nguyễn
22:04 10/11/2013
THÂN THIỆN !?
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Hãy dành thì giờ để thân thiện
Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.
(Lời của Mẹ Teresa of Calcutta)