Ngày 16-11-2015
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha viếng thăm Giáo Xứ Tin Lành Luther ở Roma
Lm. Trần Đức Anh OP
17:03 16/11/2015
ROMA. ĐTC mời gọi các tín hữu Công Giáo và Tin Lành Luther hãy xin lỗi nhau vì gương mù chia rẽ và nỗ lực tiến bước trên con đường hòa giải.

Ngài đưa ra kêu gọi trên đây trong cuộc viếng thăm dài một giờ 15 phút tại Nhà thờ giáo xứ Tin Lành Luther ở Roma từ lúc 4 giờ chiều Chúa Nhật 15-11-2015. Đây là lần thứ 3 một vị giáo hoàng đến thăm Giáo xứ này: Đức Gioan Phaolô 2 thăm hồi năm 1983, rồi ĐGH Biển Đức 16 hồi năm 2010. Giáo xứ Tin Lành này có 500 tín hữu phần lớn nói tiếng Đức, trên tổng số 7 ngàn tín hữu Tin Lành Luther thuộc 15 cộng đoàn ở Italia.

ĐTC đã được mục sư chánh sở Jens-Martin Kruse và mọi người đón tiếp nồng nhiệt khi đến đây. Ngài đã trả lời 3 câu hỏi do một em bé, và hai phụ nữ nêu lên: một bà có chồng là tín hữu Công Giáo và một bà là thủ quĩ một hội bác ái.

Trong buổi cầu nguyện sau đó, ĐTC đã giảng sau bài đọc Tin Mừng. Ngài bỏ bài diễn văn đã dọn sẵn và ứng khẩu nói với mọi người, nhấn mạnh đến phép rửa chung sẽ các tín hữu Kitô: Công Giáo và Luther, và nói:

”Chúng ta, các tín hữu Luther và Công Giáo đã có những thời kỳ khó khăn giữa chúng ta.. Tôi nghĩ đến các cuộc bách hại giữa chúng ta là những người có cùng một phép rửa.. Chúng ta cần xin lỗi nhau vì gương xấu chia rẽ như thế.”

ĐTC cũng nhận xét rằng ”Tất cả chúng ta, tín hữu Luther và Công Giáo, chúng ta chỉ có chọn lựa này, đó là chọn lựa phục vụ, là tôi tớ của Chúa. Chúng ta cần phải trở nên những người phục vụ tình hiệp nhất, đồng hành và cộng tác với nhau để giúp đỡ người nghèo.. Có nhiều đạo lý khác nhau giữa Luther và Công Giáo, nay giờ của những khác biệt hòa giải đã tới”.

Trong cuộc viếng thăm của ĐTC, mọi người đã cầu nguyện cho các nạn nhân những vụ khủng bố ở Paris tối thứ sáu 13-9 vừa qua. ĐTC cũng nhắc đến biến cố khủng bố ấy và nói: ”Đó là một sự chọn lựa xấu xa của những người có con tim khép kín, chúng ta thấy thảm trạng đó ngày nay”. (SD 16-11-2015)
 
ĐGH: Đừng đọc lá số tử vi của bạn, nhưng hãy nhìn vào Chúa Giêsu!
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
19:04 16/11/2015
Đừng đọc lá số tử vi của bạn, nhưng hãy nhìn vào Chúa Giêsu!

Zenit 15/11/2015.- Khi cảm thấy cấp thiết phải kiểm tra lá số tử vi của mình, bạn hãy chuyển ánh mắt vào Chúa Giêsu. Đây là lời khuyên nhủ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài đảm bảo rằng một ánh mắt hướng về Chúa “sẽ giúp ích cho chúng ta tốt hơn nhiều” so với ông thầy bói.

Đức Giáo Hoàng nói điều này trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa với những người quy tụ tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày Chúa Nhật gần cuối cùng của năm phụng vụ.

Các bài đọc phụng vụ của mùa thường niên này tập trung vào thời kỳ cánh chung, như bài Tin mừng trong chương 13 của thánh sử Mác-cô.

Mặc dù có những “yếu tố khải huyền” trong bài đọc, nhưng Đức Thánh Cha đã giải thích rằng “những đoạn này không phải là phần thiết yếu của sứ điệp.”

“Điểm cốt lõi xung quanh chúng là lời của Chúa Giêsu xoay quanh chính Người, mầu nhiệm con người của Người, và cái chết và sự phục sinh của Người, và ngày Người lại đến trong thời cánh chung. Mục tiêu tối hậu của chúng ta là lần gặp gỡ với Chúa Phục Sinh.”

Đức Giáo Hoàng đề nghị rằng, chúng ta thường thấy một thực tế là: “Sẽ có một ngày mà tôi đối diện với Thiên Chúa”. Ngài nói rằng điều quan trọng không phải là biết khi nào hoặc làm thế nào thời cánh chung sẽ đến, nhưng tốt hơn là “chính chúng ta hãy chuẩn bị sẵn sàng.”

Bài học từ cây vả mà Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta trong Tin Mừng hôm nay, dạy chúng ta phải “nhìn về những ngày hiện tại của chúng ta với một viễn cảnh của niềm hy vọng.”

Hy vọng là một nhân đức thật khó khăn để sống. Đức Thánh Cha ý thức khi đề cập đến nó như là “những nhân đức nhỏ nhất, nhưng lại mạnh nhất”. Nhưng “hy vọng của chúng ra có diện mạo của Đấng Kitô Phục Sinh đầy quyền uy và vinh quang lớn lao”. Và điều này sẽ thể hiện tình yêu của Người vốn chịu đóng đinh và hiển dung trong sự Phục sinh.”

Điểm then chốt

Đức Thánh Cha nói rằng chiến thắng của Chúa Giêsu vào thời cánh chung “sẽ là vinh thắng của thập giá.” Và ngài nói chỉ có một sức mạnh chiến thắng: “Hy sinh chính mình vì tình yêu của tha nhân, trong việc noi gương Chúa Kitô”. Điều này “là điểm mấu then chốt giữa muôn vàn biến động của thế giới.”

Chúa Giêsu chính là “điểm đến của cuộc lữ hành trên dương thế của chúng ta”, nhưng Người cũng là “sự hiện diện liên lỉ trong cuộc sống của chúng ta”. Đức Giáo Hoàng tiếp tục nói rằng “Chúa đang ở bên cạnh chúng ta; Người cùng đi với chúng ta; Người yêu thương chúng ta vô ngần.”

“Người muốn hướng dẫn các môn đệ trong mọi thời đại ra khỏi sự hiếu kỳ về ngày tháng, dự đoán, xem tử vi, và hãy chú tâm vào ngày hôm nay của lịch sử.”

Trong bối cảnh này, Đức Giáo Hoàng hỏi: có bao nhiêu người trong chúng ta đọc lá số tử vi của mình mỗi ngày?

Đức Thánh Cha nói rằng “Khi chúng con cảm thấy thích đọc tử vi của mình, thì hãy nhìn vào Chúa Giêsu đang ở với chúng ta là ai. Đó quả là tốt hơn và sẽ giúp ích cho chúng ta nhiều hơn.”

“Chúa nhắc chúng ta là mọi thứ rồi cũng qua đi. Chỉ Lời Người mới là ánh sáng soi dẫn vững chắc cho hành trình của chúng ta. Người luôn tha thứ cho chúng ta vì Người ở bên cạnh chúng ta. Chúng ta chỉ cần nhìn vào Người và Người biến đổi trái tim của chúng ta. Xin Mẹ Maria giúp chúng ta tín thác vào Chúa Giêsu vốn là nền tảng vững chắc cho cuộc sống chúng ta, và hãy kiên tâm với niềm vui trong tình yêu của Người.”

(ZENIT, 15-11-2015)

Chuyển ngữ: Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
 
Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2015, Tường Trình Sau Cùng, Phần II, chương 2 & 3
Vũ Văn An
22:34 16/11/2015
Chương 2

Gia đình trong Huấn Quyền Giáo Hội
Giáo huấn của Công Đồng Vatican II


42. Dựa vào những gì nhận được từ Chúa Kitô, Giáo Hội đã khai triển, qua nhiều thời đại, cả một giáo huấn phong phú về hôn nhân và gia đình. Một trong các biểu thức cao nhất trong Huấn Quyền này đã được Công Đồng Vatican II đề ra, trong Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes; Hiến Chế này đã dành hẳn một chương nói đến phẩm giá của hôn nhân và gia đình (xem GS, 47-52). Chương này định nghĩa hôn nhân và gia đình như sau: “giao ước hôn nhân, hay sự ưng thuận bản thân không thể rút lại được, đã gầy dựng nên việc chia sẻ thân mật đời sống và tình yêu vợ chồng như đã được Đấng Tạo Hóa thiết lập và được luật lệ Thiên Chúa qui định. Như thế, hành động con người qua đó các người phối ngẫu hiến thân cho nhau đã phát sinh ra một định chế bền vững do sự xếp đặt của Thiên Chúa và cả dưới mắt xã hội nữa” (GS,48). “Tình yêu chân thực giữa chồng và vợ” (GS 49) hàm nghĩa hai người phải hiến thân cho nhau, nó bao gồm và hội nhập chiều kích tính dục và cảm xúc, phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa (xem GS 48-49). Điều này cho ta thấy rõ: hôn nhân, và tình yêu phu phụ vốn sinh động nó, “tự bản chất, được sắp đặt cho việc sinh sản và dưỡng dục con cái” (GS 50).

Hơn nữa, sự bám rễ của các người phối ngẫu vào Chúa Kitô đã được nhấn mạnh: Chúa Kitô “đến gặp các người phối ngẫu Kitô Hữu trong bí tích hôn nhân” (GS 48) và tiếp tục ở lại với họ (sacamentum permanens). Người mang lấy tình yêu nhân bản, thanh tẩy nó, mang nó tới chỗ viên mãn, và, ngoài Thần Khí Người, Người còn ban cho các người phối ngẫu khả năng sống trong tình yêu ấy, một khả năng thấm nhiễm trọn cuộc sống đức tin, đức cậy và đức mến của họ. Nhờ cách này, có thể nói, hai vợ chồng được thánh hiến và nhờ một đặc sủng, họ xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô và lập nên Giáo Hội tại gia (xem LG 11); do đó, để hiểu mầu nhiệm của mình cách trọn vẹn, Giáo Hội phải nhìn vào gia đình Kitô hữu, là định chế đã biểu lộ Giáo Hội một cách chân thực.

Đức Phaolô VI

43. Sau Công Đồng Vatican II, Chân Phúc Phaolô VI đã phát triển giáo huấn về hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, với Thông Điệp Humanae Vitae, ngài đã làm nổi bật sợi dây liên kết nội tại giữa tình yêu vợ chồng và việc sinh sản con cái; “tình yêu hôn nhân đòi hỏi đôi vợ chồng phải ý thức sứ mạng ‘làm cha mẹ có trách nhiệm’ của mình, một sứ mệnh mà người hiện đại thường xuyên nhắc tới và hết thảy chúng ta cần phải thấu hiểu ý nghĩa xác thực của nó… Việc thi hành có trách nhiệm quyền làm cha mẹ đòi hỏi đôi vợ chồng phải chu toàn nhiệm vụ đối với Thiên Chúa, với chính mình, với gia đình, xã hội trong tinh thần tôn trọng phẩm trật đúng đắn của các giá trị” (HV 10). Trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, Đức Phaolô VI nhấn mạnh tới mối tương quan giữa gia đình và Giáo Hội: “trong lãnh vực tông đồ chuyên biệt của giáo dân, người ta không thể không nhấn mạnh tới hoạt động truyền giảng Tin Mừng của gia đình. Câu định nghĩa tốt đẹp về ‘Giáo Hội tại gia’ được Công Đồng Vatican II chấp thuận rất xứng đáng đối với nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử Giáo Hội. Câu định nghĩa này có nghĩa: trong mọi gia đình Kitô hữu, cần phải biện phân các khía cạnh khác nhau của toàn thể Giáo Hội. Hơn nữa, giống như Giáo Hội, gia đình phải là một diễn đàn để chuyển giao Tin Mừng và để Tin Mừng chiếu sáng” (EN, 71).

Đức Gioan Phaolô II

44. Thánh Gioan Phaolô II đã dành cho gia đình một sự chăm sóc đặc biệt qua các bài giáo lý của ngài về tình yêu con người và về thần học thân xác. Trong các bài giáo lý này, ngài đã cung hiến cho Giáo Hội cả một kho tàng suy tư về ý nghĩa phu phụ của thân xác con người và về kế hoạch của Thiên Chúa liên quan tới hôn nhân và gia đình từ thuở khởi đầu của tạo thế. Đặc biệt, khi nói tới tình yêu vợ chồng, ngài mô tả phương cách qua đó, vợ chồng, trong lúc yêu nhau, đã nhận được Thần Khí của Chúa Kitô, và họ sống thực ơn gọi nên thánh của họ. Trong lá thư gửi các gia đình tựa là Gratissimam Sane và trên hết trong Tông Huấn Familiaris Consortio, Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh tới gia đình như “đường đi của Giáo Hội”, đã trình bầy một viễn kiến toàn diện về ơn gọi yêu nhau của người đàn ông và của người đàn bà, đã đề xuất những phác thảo nền tảng cho nền mục vụ gia đình và cho sự hiện diện của gia đình trong xã hội. Bên trong hôn nhân và gia đình, một mạng lưới liên hệ liên ngã đã phát sinh: liên hệ vợ chồng, liên hệ mẹ cha, liên hệ con cái, liên hệ anh em, qua đó, mọi hữu thể nhân bản được dẫn nhập vào “gia đình nhân loại” và vào “gia đình Thiên Chúa” (FC 15).

Đức Bênêđíctô XVI

45. Trong Thông Điệp Deus Caritas Est, Đức Bênêđíctô XVI tiếp diễn chủ đề sự thật về tình yêu giữa người đàn ông và người đàn bà, một chủ đề chỉ được soi sáng trọn vẹn dưới ánh sáng tình yêu của Chúa Kitô chịu đóng đinh (xem DCE, 2). Ngài tái quả quyết rằng “hôn nhân đặt căn bản trên tình yêu độc chiếm và dứt khoát trở thành hình ảnh của mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân của Người và giữa Người và dân của Người: cách Thiên Chúa yêu thương là thước đo tình yêu con người” (DCE, 11). Ngoài ra, trong Thông Điệp Caritas in Veritate, ngài nhấn mạnh tới sự quan trọng của tình yêu gia đình như là nguyên lý sống trong xã hội, nơi người ta học được kinh nghiệm ích chung. “Do đó, mệnh lệnh xã hội, và cả kinh tế nữa là phải đề xuất lại từ đầu cho các thế hệ mới biết vẻ đẹp của gia đình và hôn nhân, biết cách các định chế này đáp ứng ra sao trước các khát vọng sâu xa nhất của trái tim và phẩm giá con người. Theo viễn tượng này, người ta đang kêu gọi các quốc gia phát động một nền chính trị biết phát huy bản chất chính và sự toàn vẹn của gia đình, đặt căn bản trên hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, vì gia đình là tế bào đầu tiên và có tính sinh tử của xã hội, mang nặng các vấn đề kinh tế và tài chánh của xã hội này và luôn tôn trọng bản chất tương quan của nó” (CiV, 44).

Đức Phanxicô

46. Trong Thông Điệp Lumen Fidei, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập tới mối liên kết giữa gia đình và đức tin như sau: “môi trường hàng đầu trong đó, đức tin soi sáng cho đô thị con người, phải tìm nơi gia đình. Tôi nghĩ trước nhất tới sự kết hợp bền vững của một người đàn ông và một người đàn bà trong hôn nhân... Đoan hứa một tình yêu vĩnh viễn là việc có thể làm được khi người ta khám phá ra kế hoạch lớn lao cho các mục tiêu bản thân của họ” (LF, 52). Trong Tông Huấn Evangelii Gaudium, Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ tính trung tâm của gia đình trong các thách đố văn hóa hiện nay: “gia đình đang trải qua một cuộc khủng hoảng văn hóa thuộc loại sâu xa, giống như mọi cộng đồng và các nhóm xã hội khác. Trong trường hợp gia đình, bản chất mỏng dòn của các mối liên hệ trở nên trầm trọng một cách đặc biệt vì ta phải đối diện với tế bào căn bản của xã hội, nơi ta được giảng dạy về việc sống chung với nhau ngay trong các khác biệt, việc thuộc về người khác, và là nơi cha mẹ truyền thụ đức tin cho con cái. Hôn nhân có khuynh hướng bị coi chỉ như một hình thức thỏa mãn cảm giới, một sự thỏa mãn tự xuất phát bất cứ cách nào và thay đổi tùy theo nhậy cảm của từng người. Ấy thế nhưng, sự đóng góp không thể thiếu của hôn nhân cho xã hội vượt quá bình diện xúc cảm và các đòi hỏi tùy hứng của vợ chồng” (EG, 66). Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn dành thêm một chu kỳ giáo lý có lớp lang nữa cho các chủ đề liên hệ tới gia đình, nhằm đào sâu các đề tài, các kinh nghiệm và các giai đoạn của sự sống.

Chương 3

Gia đình trong giáo huấn Kitô Giáo
Hôn nhân trong trật tự tạo dựng và sự viên mãn bí tích


47. Trật tự cứu chuộc soi sáng và hoàn tất trật tự tạo dựng. Do đó, ta chỉ có thể hiểu hôn nhân tự nhiên một cách trọn vẹn nhờ sự soi sáng của hôn nhân bí tích: chỉ bằng cách dõi mắt nhìn vào Chúa Kitô, sự thật của các liên hệ nhân bản mới được tỏ lộ cho ta một cách sâu xa. “Thực vậy, mầu nhiệm nhân loại chỉ được soi sáng trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể... Chúa Kitô, Ađam cuối cùng, Đấng làm cho nhân loại hiểu rõ mình một cách trọn vẹn và cho họ thấy ơn gọi cao cả của họ bằng cách mạc khải cho họ mầu nhiệm Chúa Cha và tình yêu của Chúa Cha” (GS 22). Thành thử, điều đặc biệt đúng lúc là dùng chìa khóa Kitô học để tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên của hôn nhân, những đặc điểm tạo nên phúc lợi của vợ chồng (bonum conjugum), bao gồm việc nên một, đón chào sự sống, trung thành và bất khả tiêu. Dưới sự soi sáng của Tân Ước, theo đó, mọi sự đều đã được tạo dựng nhờ Chúa Kitô và cho Chúa Kitô (xem Cl 1:16; Ga 1:1tt), Công Đồng Vatican II muốn nói lên sự đánh giá cao của mình đối với hôn nhân tự nhiên và các yếu tố tích cực hiện diện nơi các tôn giáo khác (LG 16; NA 2) và nơi các nền văn hóa khác nhau, bất chấp các hạn chế và thiếu sót (xem RM 55). Việc nhận thức rõ sự hiện diện của các “semina Verbi” (hạt giống Lời Chúa) trong các nền văn hóa khác (xem AG 11), cũng được áp dụng vào thực tại hôn nhân và đời sống gia đình. Thêm vào đó, các yếu tố tích cực cũng tìm thấy nơi các thực hành hôn nhân của các tôn giáo truyền thống khác. Do đó, chúng tôi cho rằng vì đặt căn bản trên mối liên hệ ổn định và chân chính giữa một người đàn ông và một người đàn bà, các thực hành này quả đã được sắp đặt theo hướng bí tích. Nhờ nhận ra sự khôn ngoan nhân bản nơi các dân tộc, Giáo Hội nhìn nhận gia đình loại này cũng là một tế vào phong phú cần thiết và có tính nền tảng đối với việc sống chung của nhân loại.

Tính bất khả tiêu và tính sinh hoa trái của việc kết hợp hôn nhân

48. Lòng trung thành bất khả thu hồi của Thiên Chúa đối với giao ước là nền tảng xây dựng nên tính bất khả tiêu của hôn nhân.Tình yêu toàn diện và sâu sắc giữa vợ chồng không đặt căn bản trên một mình các khả năng của con người: Thiên Chúa nâng đỡ giao ước này bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần. Sự chọn lựa của Người đối với chúng ta được phản ảnh phần nào trong việc ta chọn người phối ngẫu: Thiên Chúa đã giữ lời đoan hứa của Người bất chấp chúng ta thất hứa như thế nào, thì tình yêu vợ chồng của ta cũng phải đứng vững “lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan” như thế. Hôn nhân là hồng phúc và là lời hứa của Thiên Chúa, Đấng luôn lắng nghe lời cầu xin của những người muốn được Người giúp đỡ. Sự cứng lòng của trái tim con người, các giới hạn và sự mỏng dòn của họ trước cám dỗ đặt ra cho cuộc sống chung nhiều thách đố lớn lao. Chứng tá của các cặp vợ chồng trung thành sống cuộc hôn nhân của họ làm nổi bật giá trị của sự kết hợp bất khả tiêu và khơi dậy ý muốn luôn luôn đổi mới sự cam kết trung thành của họ. Tính bất khả tiêu tương ứng với ước muốn sâu xa có được một tình yêu hỗ tương và lâu bền mà Đấng Tạo Hóa vốn đặt để trong trái tim con người, và là một hồng phúc Người ban cho mọi cặp vợ chồng: “sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân ly” (Mt 19:6; xem Mc 10:9). Người đàn ông và người đàn bà chào đón hồng phúc này và trân quí nó để tình yêu của họ kéo dài mãi mãi. Đứng trước các nhậy cảm ngày nay và các khó khăn thực sự trong việc duy trì cam kết lâu bền, Giáo Hội được kêu gọi trình bầy rõ các đòi hỏi và kế hoạch sống của Tin Mừng gia đình và hôn nhân Kitô Giáo. “Thánh Phaolô, nhân đề cập tới sự sống mới nơi Chúa Kitô, đã viết rằng mọi Kitô hữu đều được mời gọi yêu thương như Chúa Kitô đã yêu thương họ, nghĩa là, ‘hãy tùng phục lẫn nhau’ (Eph. 5:21), tức là phục vụ nhau. Và ở đây, Giáo Hội đưa ra sự so sánh tương tự giữa chồng và vợ và giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Đã đành đây là một sự so sánh không hoàn hảo nhưng ta cần rút tỉa ý nghĩa thiêng liêng hết sức sâu sắc và cách mạng, mà đồng thời lại đơn giản, và rất quan trọng của nó đối với mỗi người đàn ông và mỗi người đàn bà biết tín thác vào ơn thánh Chúa” (Đức Phanxicô, Yết Kiến Chung, 6 tháng Ba, 2105). Một lần nữa, đây quả là lời công bố đầy hy vọng !

Các ơn phúc của gia đình

49. Hôn nhân là “cộng đồng sự sống kéo dài suốt đời, và tự bản chất, được xếp đặt cho việc sinh sản và giáo dục con cái” (CIC, điều 1055, tiết 1). Qua việc chấp nhận nhau của họ, những người bước vào hôn nhân đoan hứa sẽ hiến thân hoàn toàn, sẽ trung thành và chào đón sự sống. Trong đức tin và với ơn thánh của Chúa, họ nhận ra các ơn phúc Thiên Chúa ban cho họ và họ cam kết với nhau nhân danh Người trước mặt Giáo Hội. Thiên Chúa thánh hiến tình yêu của vợ chồng và củng cố tính bất khả tiêu của nó, bằng cách ban ơn thánh của Người cho họ sống trung thành, hoà nhập lẫn nhau và cởi mở đón chào sự sống. Chúng ta cám ơn Chúa đã ban hồng phúc hôn nhân vì nhờ cộng đồng sự sống và tình yêu này, vợ chồng Kitô hữu tiến tới chỗ biết được hạnh phúc và biết bằng kinh nghiệm rằng Thiên Chúa đích thân yêu thương họ, một cách say mê và âu yếm. Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn nhắc ta nhớ rằng người đàn ông và người đàn bà, xét từng cá nhân hay xét như một cặp, đều “là hình ảnh của Thiên Chúa. Sự khác nhau của họ 'không hề để chống đối nhau hay khuất phục nhau', mà qua sự hiệp thông và sinh sản, luôn luôn là hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa” (Yết Kiến Chung, 15 tháng Tư, 2015). Mục tiêu nên một của hôn nhân là lời mời gọi không ngừng để tình yêu này lớn lên và phát triển. Trong sự kết hợp yêu thương của họ, vợ chồng tiến tới chỗ cảm nghiệm được vẻ đẹp của chức phận làm cha và làm mẹ; họ chia sẻ các mục tiêu và bổn phận, các ước muốn và lo lắng của nhau; họ học hỏi cách chăm sóc và tha thứ lẫn nhau. Trong tình yêu này, họ cử hành các thời điểm hân hoan của mình và nâng đỡ nhau trong các giai đoạn khó khăn của hành trình đời sống.

50. Tính sinh hoa trái của vợ chồng, hiểu cho trọn vẹn, có ý nghĩa thiêng liêng: họ đang sống các dấu chỉ bí tích, nguồn suối phát sinh sự sống cho cộng đồng Kitô hữu và cho thế giới. Hành vi sinh sản, một hành vi mà Chân Phúc Phaolô VI vốn làm nổi bật (xem HV, 12) như là ‘sự nối kết không thể nào bẻ gẫy được’ giữa các giá trị kết hợp và sáng tạo, hành vi này cần được hiểu theo quan điểm đây là trách nhiệm của cha mẹ phải cam kết chăm sóc và dưỡng dục con cái theo Kitô Giáo. Đó chính là các hoa trái qúi giá nhất của tình yêu vợ chồng. Từ lúc đứa con trở thành một con người, nó đã vượt quá những người hạ sinh ra nó. “Thực vậy, là con trai hay con gái, theo kế hoạch của Thiên Chúa, có nghĩa mang theo mình ký ức và niềm hy vọng của một tình yêu đã thể hiện được chính nó bằng cách làm cho sự sống một con người khác bừng cháy, độc đáo và mới mẻ. Và đối với cha mẹ, mọi đứa con, dù như nhau, vẫn đều khác nhau và là người khác” (Đức Phanxicô, Yết Kiến Chung, 11 tháng Hai, 2015). Vẻ đẹp của việc hiến thân hỗ tương và nhưng không, niềm vui vì sự sống mới sinh ra và sự chăm sóc thương yêu đối với mọi thành viên, từ trẻ tới già, là một số hoa trái khiến cho việc đáp trả ơn gọi gia đình trở thành độc đáo và không thể nào thay thế được. Các liên hệ gia đình ăn khớp một cách dứt khoát với cấu trúc vững chắc và huynh đệ của xã hội con người, không thể bị giản lược vào người của một vùng hay công dân của một quốc gia chỉ sống chung với nhau mà thôi.

Sự thật và vẻ đẹp của gia đình

51. Với niềm hân hoan sâu xa và một cảm thức an ủi sâu sắc, Giáo Hội quay nhìn các gia đình luôn trung thành với giáo huấn Tin Mừng, cám ơn và khích lệ họ vì chứng tá của họ. Nhờ họ, vẻ đẹp của cuộc hôn nhân bất khả tiêu và trung thành lâu dài đã trở thành đáng tin. Ở đấy, cảm nghiệm hiệp thông đầu tiên có tính Giáo Hội giữa các con người đã chín mùi bên trong gia đình; trong sự hiệp thông này, nhờ ơn thánh, mầu nhiệm tình yêu của Chúa Ba Ngôi đã được phản ảnh. “Chính ở đây, người ta đã học được sự khổ cực và niềm hân hoan của việc làm, tình yêu anh chị em, sự đại lượng của tha thứ luôn được đổi mới, và trên hết việc thờ phượng Thiên Chúa qua việc cầu nguyện và dâng chính sự sống mình” (CCC , 1657). Tin Mừng gia đình nuôi dưỡng cả những hạt giống đang chờ được chín mùi, và phải biểu lộ sự chăm sóc đối với những cây đã khô héo, nhưng vẫn cần được trông nom (xem Lc 13:6-9. Là một cô giáo đáng tin cậy và là một bà mẹ đầy chăm sóc, nên dù biết rõ rằng nơi những người đã rửa tội không có dây hôn phối nào khác hơn là sợi dây bí tích, và mọi gẫy đổ đều đi ngược lại ý muốn của Thiên Chúa, Giáo Hội vẫn ý thức không kém được sự mỏng dòn của nhiều con cái mình, đang lao đao trên con đường đức tin của họ. “Do đó, tuy không làm giảm giá trị của lý tưởng Tin Mừng, vẫn có nhu cầu phải đồng hành với lòng thương xót và kiên nhẫn các giai đoạn có thể có trong việc phát triển mà người ta đang xây dựng hàng ngày cho họ... Một bước tiến nhỏ, giữa những giới hạn khổng lồ của con người, vẫn có thể làm vui lòng Thiên Chúa hơn là cả một đời người bề ngoài xem ra đúng đắn nhưng ngày qua ngày chưa hề gặp khó khăn nào đáng kể. Niềm an ủi và sự thúc đẩy của ơn thánh cứu rỗi Thiên Chúa, luôn hành động một cách mầu nhiệm nơi mọi người, phải tác động lên mọi người, bất chấp các sai phạm và vấp ngã của họ” (EG , 44). Sự thật và vẻ đẹp này phải được duy trì. Đứng trước các tình huống khó khăn và các gia đình bị thương tích, điều luôn chủ yếu là nhắc nhớ nguyên tắc tổng quát này: “Các mục tử nên biết rằng vì lòng yêu mến sự thật, các ngài buộc phải biện phân các tình huống cách cẩn thận” (FC , 84). Mức trách nhiệm không giống nhau ở mọi trường hợp, và có những nhân tố khiến người ta mất cả khả năng đưa ra quyết định. Do đó, dù giáo huấn đã được đặt để cách rất rõ ràng, nhưng ta phải tránh bất cứ phê phán nào không xem xét tới các tình huống khác nhau, và điều cần là phải lưu ý tới cách người ta sống và đau khổ như thế nào do thân phận của họ gây ra.

Còn tiếp
 
Đức Thánh cha nói: “Lấy tên Thiên Chúa để cổ vũ cho bạo lực là lộng ngôn.”
Giuse Thẩm Nguyễn
23:18 16/11/2015
Đức Thánh Cha nói: “Lấy tên của Thiên Chúa để cỗ vũ cho bạo lực là việc lộng ngôn.”

EWTN News/CNA - Vào ngày Chúa Nhật 15/11/2015, Đức Thánh Cha lại một lần nữa chia sẽ nổi đau buồn vì cuộc khủng bố xảy ra hôm Thứ Sáu tại Paris, lên án việc ấy như là sự khinh mạn phẩm giá con người và khuyên mọi người hãy tìm hy vọng nơi Chúa Giêsu.

Trong buổi đọc kinh truyền tin vào ngày 15 tháng 11, Đức Thánh Cha đã nói “ Tôi xin chia sẻ nỗi buồn sâu sắc vì cuộc khủng bố đẫm máu tại Pháp.”

“Sự dã man ấy gây xúc động mạnh nơi mọi người và chúng ta tự hỏi làm sao con người lại có thể tán tận lương tâm để hành động khủng khiếp như thế, nó không những làm rúng động nước Pháp mà trên toàn thế giới.”

Đức Thánh Cha nói với khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêro rằng khi phải trực diện với những việc “ không thể chấp nhận” được như vừa xảy ra, con người “không thể không lên án sự coi thường phẩm giá con người.”

Đức Thánh Cha hứa sẽ cùng đồng hành với Tổng Thống Pháp Francois Hollande, cũng như gia đình những người chết và bị thương, tín thác họ vào lòng thương xót của Chúa.

“Tôi muốn mạnh mẽ tái khẳng định rằng con đường bạo lực và hận thù sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề của nhân loại!”, Ngài nói thêm rằng “ lấy tên của Thiên Chúa để cổ võ cho con đường bạo lực này là một sự lộng ngôn.”

Ngài xin mọi người một phút yên lặng để cầu nguyện và xin Mẹ Maria bảo vệ và ghé mắt thương nước Pháp, khối Châu Âu và toàn thế giới trước khi hướng dẫn đoàn hành hương đọc kính Kính Mừng.

Đức Thánh Cha đã từng lên án cuộc khủng bố dã man nhất Âu Châu qua vụ đánh bom xe lửa Madrid vào năm 2004 của những kẻ cực đoan Hồi Giáo giết chết 191 người.

Vào ngày 13 tháng 11, tám khủng bố Hồi Giáo đã thực hiện bạo lực ở khắp Paris, mục tiêu là các quán ăn, nhà hàng, phòng hòa nhạc và sân vận động bóng đá ở trung tâm thành phố.

Theo hãng tin Reuters thì đây là cuộc tấn công thảm hại nhất ở Pháp từ sau Thế Chiến II, giết chết ít nhất 129 người, bị thương 352 người trong số có 99 người đang trong tình trạng nguy kịch.

Các nhân chứng cho biết họ đã nghe bọn khủng bố la lớn “Allahu Akbar” bằng tiếng Ả Rập có nghĩa là “Thiên Chúa Vĩ Đại” khi ra tay giết hại.

Trong bài giảng về Tin Mừng hôm ấy, Đức Thánh Cha nhắc đến việc Chúa Giêsu mô tả về ngày cánh chung theo Phúc Âm Thánh Macco, chương 13.

Trong số các dấu chỉ của ngày cánh chung mà Chúa Giêsu đề cập là chiến tranh, đói kém, các tai ương xảy ra khắp nơi, như hiện tượng mặt trời trở nên tối tăm và mặt trăng không còn chiếu sáng. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng những điều này “ không phải là điểm quan trọng “.

Điểm quan trọng nhất là “chính Chúa Giêsu, sự huyền nhiệm của Con Người, sự chết và sự sống lại của Người và sự trở lại vinh quang của Người trong ngày phán xét.”

Mục đích cuối cùng của chúng ta là gặp được Chúa Phục Sinh. Ngài giải thích, “ Chúng ta không đợi một thời hay một nơi, nhưng chúng ta đang tiến về một người : Chúa Giêsu.”

Cho nên, điều quan tâm của chúng ta không phải là làm sao, khi nào những dấu chỉ đó xảy ra, mà là luôn sẵn sàng và chú tâm để làm sao sống và làm việc một cách tốt đẹp ngày hôm nay.

Đức Thánh Cha nhắc về dụ ngôn cây vả, Chúa nói với các môn đệ rằng khi nó đâm trồi nảy lộc là báo hiệu mùa hè đang tới. Hình ảnh ngày cánh chung này không lôi chúng ta ra khỏi cuộc sống hiện tại nhưng làm cho chúng ta sống với niềm hy vọng.

“Sống với hy vọng là một điều khó, một nhân đức nhỏ nhất trong các nhân đức, nhưng lại là một nhân đức mạnh nhất.” Ngài nói thêm rằng hy vọng của chúng ta được tìm thấy nơi một con người cụ thể: “Khuôn mặt của Chúa Phục Sinh”.

“Sự chiến thắng của Chúa Giêsu trong ngày sau hết sẽ là chiến thắng khải hoàn của Thập Giá Người.” Đức Thánh Cha nói. Sự hy sinh vì tình yêu tha nhân là “ sức mạnh chiến thắng duy nhất “ và là điểm vững chắc nhất duy nhất giữa những thảm trạng và bất ổn của thế giới.”

Trong cuộc hành trình dương thế của chúng ta, Chúa Giesu luôn hiện diện với cuộc sống của từng người và chính Chúa là ánh sáng hy vọng tương lai giúp các môn đệ của Ngài sống giây phút hiện tại đẹp hơn.

“Chúa Giêsu chống lại các tiên tri giả, chống lại những kẻ tiên đoán là ngày tận thế đang gần kề, chống lại thuyết định mệnh,( một thuyết cho rằng mọi việc đã được định trước rồi và con người phải chấp nhận số phận), Đức Giáo Hoàng nói rằng trong mọi thời, Chúa tìm cách để cứu các môn đệ ra khỏi “ sự tò mò, xem ngày, đồn đoán, tử vi” và giúp họ chú tâm vào hiện tại.

Bất ngờ Đức Thánh Cha hỏi có bao nhiêu người ở đây xem tử vi mỗi ngày. Ngài nói họ là đừng trả lời lớn tiếng, nhưng hãy trả lời với lòng mình.

Đối với những ai đã coi tử vi, Đức Thánh Cha khuyên họ hãy trở về với Giêsu “ Ngài ở với các bạn, và điều ấy tốt hơn cho bạn.”

Đức Thánh Cha kết thúc bằng cách nhấn mạnh đến sự tỉnh thức và cảnh báo chống lại sự thái quá của việc hoặc là thiếu kiên nhẫn hoặc lại dửng dưng, cũng như sự cám dỗ để nhìn quá xa ở tương lai hoặc lại quá bám víu lấy hiện tại mà quên đi đích đến cuối cùng của đời mình.

“Cho tới ngày hôm nay chúng ta không thiếu các thảm họa về tự nhiên và luân lý, không thiếu đủ loại nghịch cảnh và khó khăn”, Ngài nói và nhắc nhở mọi người nhớ rằng Thiên Chúa là “ánh sáng chỉ đường duy nhất dẫn lối bước của chúng ta.”
 
Top Stories
Attentats du 13 novembre à Paris : l’onde de choc se fait sentir jusqu’en Asie
Eglises d'Asie
10:42 16/11/2015
Dans les heures qui ont suivi les attentats commis à Paris ce 13 novembre, une vidéo montrant des hommes masqués se revendiquant de l’Etat islamique (Daech) est apparue sur le Net, vidéo menaçant les Philippines d’une attaque imminente. Alors que Manille accueille les 18 et 19 novembre prochains le sommet annuel de l’APEC auquel participeront de nombreux dirigeants politiques, dont le président américain Barack Obama, l’onde choc créée par les attentats de Paris se fait sentir dans toute l’Asie, notamment en Inde et en Chine populaire.

« Attendez-vous à des jours sombres (…). Nous vous terroriserons jusque dans votre sommeil. Nous vous tuerons et nous vous vaincrons. » Tels sont les propos tenus à l’adresse du gouvernement philippin par les personnes visibles sur une vidéo apparue quelques heures après les attentats de Paris.

Pour les Philippines qui accueillent les 18 et 19 novembre le sommet de l’APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation), sommet auquel participeront de nombreux chefs d’Etat, l’alerte est prise au sérieux mais les autorités soulignent que la région de Manille avait été placée dès avant les attentats de Paris en alerte rouge et que le pays est malheureusement coutumier du terrorisme. Un porte-parole des forces armées, le colonel Restituto Padilla, a estimé que même si le groupe Abu Sayyaf, actif dans le sud philippin, et les hommes du BIFF (Bangsamoro Islamic Freedom Fighters), mouvement qui a récemment fait parler de lui à Mindanao, ont fait part de leur alliance avec l’Etat islamique, « la possibilité d’une présence [de l’Etat islamique] aux Philippines est très réduite ».

Le spécialiste des questions de sécurité Rommel Banlaoi, directeur du CINSS (Centre for Intelligence and National Security Studies), se montre plus prudent sur ce dernier point. Selon lui, six groupuscules se revendiquent actuellement de l’Etat islamique aux Philippines. « En ce moment, [l’Etat islamique] se montre très actif pour recruter des partisans via les réseaux sociaux (…). Ils n’ont pas besoin d’être physiquement présents sur le sol philippin. Ils ont juste besoin d’Internet pour recruter des gens », explique-t-il à l’agence Ucanews, sachant que l’insatisfaction d’une grande partie de la population musulmane de Mindanao constitue « le substrat » sur lequel l’Etat islamique s’appuie pour recruter. En septembre dernier, Mgr Antonio Ledesma, archevêque catholique de Cagayan de Oro, grande ville de la côte nord de Mindanao, avait mis en garde contre les risques à voir ne pas aboutir le processus de paix dans le Sud philippin. « Echouer à faire la paix se traduira par un essor de l’extrémisme, du fondamentalisme et du terrorisme à Mindanao », déclarait le prélat.

Toutefois, si l’ensemble des responsables politiques et religieux philippins, catholiques et musulmans, ont condamné dans les termes les plus fermes les attentats de Paris, ce n’est sans doute pas à Manille que ces derniers ont eu le plus de retentissement.

En Inde, les attentats de Paris ont immédiatement fait écho à ceux qui avaient ensanglanté Bombay en novembre 2008; du 26 au 29 novembre de cette année, une série d’attaques de terroristes islamistes venus du Pakistan avait fait 173 morts et 313 blessés dans la capitale financière indienne. Depuis la Turquie où il participe au sommet du G20, le Premier ministre Narendra Modi a déclaré que « le terrorisme [était], par principe, un défi mondial ». « Nous devons isoler ceux qui soutiennent et financent le terrorisme, et nous tenir aux côtés de ceux qui partagent nos valeurs et la défense de l’humanisme », a-t-il ajouté.

La réplique de certains en Inde a été immédiate. « Modi présente deux visages: l’un à destination du public indien, l’autre à destination de l’opinion publique étrangère », dénonce le P. Sebastian Poomattom, vicaire général de l’archidiocèse catholique de Raipur, au Chhattisgarh, un Etat où les chrétiens ont été la cible de nombreuses attaques depuis le BJP, la droite nationaliste de Narendra Modi, y est au pouvoir. Alors que des leaders de la droite hindoue ont appelé en public à la disparition des chrétiens et des musulmans d’Inde d’ici à 2020 et que d’autres fondamentalistes hindous demandent l’imposition d’un strict contrôle des naissances pour les minorités chrétienne et musulmane, les défenseurs des minorités religieuses en Inde soulignent que le Premier ministre et son gouvernement sont restés silencieux.

Alors que récemment deux musulmans ont été tués parce que soupçonnés d’avoir consommé de la viande bovine – la vache étant un animal sacré pour les hindous – et que des lieux de culte chrétiens ont été attaqués depuis l’accession au pouvoir de Narendra Modi en 2014, des musulmans et des chrétiens dénoncent le double discours dont fait preuve le Premier ministre.

Selon Hafiz Ahmed Hawari, responsable du All India Jamait-ul Hawarin, le climat de peur que font régner les fondamentalistes hindous à l’encontre des minorités chrétienne et musulmane ne fait qu’accroître la violence fondée sur des bases religieuses. John Dayal, activiste chrétien bien connu, dénonce quant à lui le fait que Narendra Modi s’appuie sur le sentiment antimusulman présent au sein de l’opinion publique occidentale pour contribuer à la tension entre les communautés en Inde. Vijayesh Lal, de la Communion évangélique d’Inde, estime que la condamnation par Narendra Modi du terrorisme à l’étranger devrait se traduire par une action en Inde en faveur de la paix et non en faveur du communautarisme et des tensions interreligieuses.

En Chine également, la réaction a été prompte. Présent en Turquie pour le G20, le président Xi Jinping a condamné les attentats et fait part de ses condoléances au peuple français. Il a aussi ajouté qu’il était « particulièrement important de s’attaquer à la fois aux symptômes et aux causes du terrorisme ainsi que de refuser tout deux poids-deux mesures ». Par ces derniers mots, le président chinois dénonçait le fait que la campagne de répression tous azimuts que mènent les forces de l’ordre chinoises au Xinjiang, cette province à majorité turcophone et musulmane du nord-ouest de la Chine, ne soit pas perçue par les médias occidentaux comme une juste réponse aux attentats terroristes commis par des Ouïghours.

Opportunément, au lendemain des attentats de Paris, le compte Weibo (équivalent chinois de Twitter) du ministère chinois de la Sécurité publique a publié, fait rare, une série de photos sur l’assaut par les forces de sécurité d’une maison au Xinjiang présentée comme le fruit d’une traque de 56 jours contre des terroristes. « Paris a été victime de la pire attaque terroriste de son histoire, avec des centaines de morts et de blessés. A l’autre bout du monde, la police dans la province chinoise du Xinjiang, après 56 jours de poursuite et d’attaques, a mené avec succès une attaque de grande ampleur contre les terroristes », pouvait-on lire sur le message posté sur Weibo. Le lendemain toutefois, de nombreux commentaires s’étonnant du parallèle fait entre ce qui s’est produit à Paris et l’opération menée au Xinjiang, la galerie de photos avait disparu et le sujet était censuré sur les réseaux sociaux.

Même si l’Etat islamique vise à étendre son action jusqu’au Xinjiang (la revendication des attentats de Paris a ainsi été diffusée par l’Etat islamique en ouïghour et plusieurs centaines de Ouïghours combattraient en Syrie et en Irak au sein des forces de l’Etat islamique), le Congrès mondial ouïghour, basé en Allemagne, a dénoncé la volonté du gouvernement chinois de faire passer « tous les habitants du Turkestan oriental [le Xinjiang] pour des terroristes ».

Si aucun détail n’a été donné par les autorités chinoises quant à cet assaut donné contre une maison abritant des terroristes après une traque de 56 jours, il s’agirait, croit savoir le Wall Street Journal, des suites de l’attaque commise le 18 septembre dernier dans le district de Baicheng, préfecture d’Aksou, au Xinjiang. Ce jour-là, plus de cinquante personnes avaient été assassinées lors de l’attaque d’une mine en pleine nuit par un groupe d’hommes armés de couteaux, qui ont pris la fuite avant l’arrivée de la police. (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 16 novembre 2015)
 
Birmanie / Myanmar: Sévère défaite des partis ethniques aux élections législatives
Eglises d'Asie
10:44 16/11/2015
Les formations qui représentent les minorités ethniques n’ont remporté qu’une quarantaine de sièges au parlement national lors des élections législatives du 8 novembre dernier. Elles n’occuperont que 6 % de la représentation nationale alors que les minorités comptent pour environ 40 % de la population du pays. Elles n’ont pas résisté à la très forte poussée du parti de l’opposante Aung San Suu Kyi.

Les partis ethniques sont abasourdis. « Nous avons été frappés par un tsunami LND », confie à l’agence Ucanews Sai Nyunt Lwin, secrétaire de la SNLD, la Ligue pour la démocratie des ethnies shan. Le parti shan contrôlait vingt-deux sièges dans la précédente législature. La SNLD n’en a plus que quinze alors qu’elle en espérait trois fois plus. Malgré ce revers, elle reste la formation ethnique qui obtient le meilleur résultat au niveau national. Onze partis seront représentés dans le nouveau parlement, dont la victorieuse Ligue nationale pour la démocratie (LND) de l’opposante Aung San Suu Kyi, l’USDP des anciens militaires jusqu’alors au pouvoir, ainsi que neuf organisations politiques ethniques. Quatre-vingt-douze partis concouraient, pour la plupart des petites formations ethniques qui n’ont pas réussi à obtenir un seul siège.

La LND a déjà remporté 81 % des sièges ouverts au vote au parlement national alors que les résultats définitifs ne sont pas encore connus (soit 364 élus – dont une vingtaine de chrétiens – sur un total de 491 sièges). Les militaires en uniforme occupent, d’office, un quart de l’institution. Malgré cette contrainte, le parti de l’opposante Aung San Suu Kyi est d’ores et déjà assuré de disposer de la majorité absolue dans les deux chambres. Il devrait donc accéder au printemps prochain à la présidence du pays. Et il n’aura pas besoin du soutien des partis ethniques pour cela. Aung San Suu Kyi ne pourra pas occuper la fonction suprême. Adoptée sous l’ancienne junte militaire, la Constitution birmane l’en empêche.

Dans l’Etat kachin, majoritairement chrétien, les partis des ethnies locales obtiennent de piètres résultats, deux sièges seulement au parlement national. « Nous avons perdu dans les villes, explique Tu Ja, un candidat malheureux du KSDP, le Parti pour la démocratie dans l’Etat kachin. Mais nous avons gagné dans des régions rurales, notamment dans 22 villages et un township. » Ce sursaut a permis au KSDP de remporter trois sièges à la chambre locale. Tu Ja estime que les organisations ethniques ont toutes souffert de la campagne d’Aung San Suu Kyi, « très efficace », dont le slogan « le temps du changement est venu » a marqué les esprits. « Les citadins attendaient un changement immédiat, analyse-t-il. Quand Aung San Suu Kyi a fait campagne dans l’Etat kachin, la majorité des gens qui nous soutenaient se sont tournés vers la LND. » L’opposante a prononcé des discours publics qui ont attiré des milliers de citoyens. Elle a sillonné le pays et elle s’est notamment attardée dans les régions ethniques, notamment les Etats karen, kachin et shan. « Les électeurs ont eu davantage confiance en un grand parti national qu’en de petites formations locales pour apporter un changement à l’échelle de tout le pays », note Tu Ja.

Cette sévère défaite s’explique également par le contexte dans lequel le scrutin s’est tenu. Le pouvoir a annulé l’élection dans près de cinq cents villages, principalement dans l’Etat shan. Ces régions étaient « les fiefs de la SNLD. Nous avons ainsi perdu six sièges », déclare Sai Nyunt Lwin au journal en ligne The Irrawaddy. Les formations politiques ethniques sont allées aux élections en ordre dispersé et elles se sont affaiblies les unes les autres. Dans les Etats karen et mon, ainsi que la région de Tanyinthari, au sud de la Birmanie, le Parti pour la démocratie de toute la région mon (AMPD) a présenté une cinquantaine de candidats. Le Parti national mon (MNP), environ trente-cinq, souvent dans les mêmes circonscriptions. Ces deux formations n’ont obtenu aucun siège au niveau national.

Après avoir été dominé pendant cinq ans à 75 % par les militaires et leur allié de l’USDP, le parlement birman vire de bord et laissera encore moins de place aux partis ethniques. Cela les préoccupe. « Nous sommes très inquiets de voir avec quelle efficacité le prochain gouvernement LND va mettre en œuvre le système fédéral que tous les peuples ethniques appellent de leur vœux », confie à Ucanews U Salomon, un homme politique catholique du Parti pour la démocratie de toutes les ethnies (ANDP).

Les 800 000 musulmans rohingyas qui vivent à l’ouest de la Birmanie n’ont aucun représentant dans les nouvelles institutions. Le pouvoir leur a retiré le droit de vote avant les élections et la Commission électorale a invalidé la plupart des candidatures musulmanes. « Le suffrage universel n’a pas été complètement respecté », a conclu deux jours après le scrutin Alexander Graf Lambsdorff, le vice-président du Parlement européen qui dirige la mission d’observation des élections de l’Union européenne en Birmanie. Quelle politique adoptera le prochain gouvernement pro-démocratique sur la question de l’apatridie des Rohingyas et de la promotion de leurs droits ? Ces dernières semaines, la LND a semblé minimiser la gravité du sujet alors que cent mille personnes de cette ethnie vivent dans des camps de déplacés depuis mi-2012. « Ce problème est (…) de petite proportion par rapport à tous les problèmes auxquels le pays doit faire face : la corruption, les amis des gens au pouvoir, les projets [de développement] chinois », déclarait à Eglises d’Asie Win Htein quelques jours avant le vote. D’après ce membre du comité exécutif de la LND, la communauté internationale surestime l’ampleur de la question rohingya, car « les organisations étrangères écoutent la propagande musulmane ».

Toutes les formations ethniques ne se sont pas effondrées. Certaines espèrent avoir de l’influence au niveau local. Le Parti national arakanais (ANP, bouddhiste, nationaliste) obtient par exemple la majorité des sièges au parlement régional dans l’Arakan même si son dirigeant, Aye Maung, n’a pas été réélu. Certains groupes ethniques armés considèrent que la LND, dont de nombreux membres ont des origines ethniques, saura prendre en compte la voix des minorités. « Un nouveau gouvernement dirigé par la LND ne sera pas pire que le gouvernement militaire », conclut Naw Zipporah Sein, vice-président de l’Union nationale karen (KNU), un groupe ethnique de l’est du pays. (eda/rf)

(Source: Eglises d'Asie, le 16 novembre 2015)
 
‘Offensive of Mercy’: Cardinal Parolin on Paris attacks
Vatican Radio
11:37 16/11/2015
2015-11-16 Vatican - Cardinal Pietro Parolin, Vatican Secretary of State, has granted an interview to France’s Catholic newspaper La Croix, saying “in this world torn by violence, now is the right time to launch an offensive of mercy”.

In the interview with La Croix newspaper, Cardinal Parolin spoke about the terrorist attacks which took place in Paris on Friday, calling the upcoming Jubilee Year of Mercy the perfect opportunity to mobilize “all spiritual resources to provide a positive response to evil”.

“It is understandable that after the attacks there are feelings of revenge,” he said, “but we must fight against this urge. The Pope wants the Jubilee to help people see eye-to-eye, understand one another, and overcome hatred. After these attacks, this goal is strengthened. We receive the mercy of God to adopt this attitude toward others. The Merciful is also the most beautiful name of God for Muslims, who could be involved in this holy year, as the Holy Father desires.”

General mobilization needed

Turning to events following Friday’s attack, the Cardinal Secretary of State said “As the Pope said, there is no justification for what happened. It will take time to recover from such a terrible shock. I am touched by the strength of the French authorities’ reactions. There is a desire in the people to continue life there where the terrorists sought to interrupt and crush it.”

“In reaction, what is needed is a general mobilization of France, of Europe, and of the whole world. A mobilization of all means of security, of police forces, and of information, to root out this evil of terrorism. But also a mobilization which would involve all spiritual resources to provide a positive response to evil. That passes through education to the refutation of hatred, giving responses to the young people who leave for jihad. There is a need to convoke all the actors, political and religious, national and international. There is a great need to combat this together. Without this union, this difficult battle will not be won. And it is necessary to involve the Muslim community; they must be part of the solution.”

'Blind violence is intolerable'

When asked if the Holy Father still upholds his words from August of 2014 that “it is licit to stop the unjust aggressor”, Cardinal Parolin said “Yes, because blind violence is intolerable, whatever its origin may be.”

He said, “The Pope cited the Catechism of the Catholic Church which says ‘The defense of the common good requires that an unjust aggressor be rendered unable to cause harm. For this reason, those who legitimately hold authority also have the right to use arms to repel aggressors against the civil community entrusted to their responsibility.’ This corresponds to the legitimate defense of a State within its borders to protect its citizens and repel terrorists. In occasion of a foreign intervention, it is necessary to seek out legitimacy through the organizations which the international community has given itself. Our role is to remember these conditions, not to specify means to stop the aggressor.”

Pope’s Jubilee schedule unchanged

“What happened in France shows, in an even more powerful way, that no one is excluded from terrorism. The Vatican could be a target because of its religious significance. We can augment the level of security measures in the Vatican and its surroundings, but they cannot paralyze us with fear. Therefore, nothing will be changed in the Pope’s schedule,” Cardinal Parolin affirmed.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tạ Ơn và Cầu Nguyện Cho Tiến Trình Tuyên Thánh Cho Cha Fx. TB Diệp tại Úc Châu
Jos. Vĩnh & Đan Huyền
07:07 16/11/2015
THÁNH LỄ TẠ ƠN & GIỜ CẦU NGUYỆN CẦU XIN ƠN LÀNH VỚI CHA PHANXICÔ XAVIER TRƯƠNG BỬU DIỆP

Vào lúc 6 giờ 30 chiều, thứ Sáu, ngày 13/11/2015, đông đảo các tín hữu Công Giáo Việt Nam cư ngụ tại vùng Ottoway và các vùng lân cận đã quy tụ về nhà thờ giáo xứ Saint Maximilian Kolbe để hiệp thông trong thánh lễ tạ ơn và tham dự buổi cầu nguyện xin ơn cha Fx.Trương Bửu Diệp.

Đáp ứng nhu cầu đạo đức và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cầu nguyện hiệp thông cộng đồng, cũng như cổ động, duy trì lòng mến mộ và quảng bá rộng rãi cho tiến trình tuyên thánh cha Phanxicô Xavier Trương Bửu Diệp đến mọi người. Hội Ái Mộ cha Trương Bửu Diệp Úc Châu cùng với một số tín hữu Công Giáo người Việt thuộc khu vực giáo xứ Ottoway; đã chính thức được cha chánh xứ Fr. Marek Ptak, CR và hội đồng mục vụ Giáo xứ hỗ trợ và chấp thuận cho tổ chức những buổi cầu nguyện sau thánh lễ mỗi chiều Thứ Sáu (tuần lễ thứ II trong tháng) tại nhà thờ giáo xứ Thánh Maximilian Kolbe khu vực Ottoway - Nam Úc.

Mở đầu cho chương trình cầu nguyện trong những tháng kế tiếp. Hội Ai mộ cha Diệp đã tổ chức một thánh lễ tạ ơn, gồm nhiều bà con trong cộng đồng, quý ân nhân, quý thân hữu, những người mến mộ và cả những người đã từng nhận được những ơn lành của Chúa qua lời cầu bầu của cha Trương Bửu Diệp đến tham dự.

Thánh lễ do cha chánh xứ Fr. Marek Ptak chủ tế (thánh lễ tiếng Anh) với sự hiện diện đông đảo của khoảng hơn 250 tín hữu người Việt. Mở đầu thánh lễ cha Marek đã nói đôi lời chào mừng và nhắc qua ý lễ tạ ơn cũng như bày tỏ niềm vui về sự hiện diện đông đúc của các tín hữu VN lần đầu tiên hiện diện trong nhà thờ của giáo xứ này.

XEM VIDEO

XEM HÌNH

Nhân dịp này cha xứ cũng nhắc đến những hạnh tích và tấm gương anh hùng của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp, một vị chủ chăn hiền lành gương mẫu đã hy sinh tính mạng vì đoàn chiên.

Thánh lễ được cử hành nhịp nhàng bằng tiếng Anh xen kẽ với những bài đọc, lời nguyện và thánh ca bằng cả hai thứ tiếng, giúp cho bầu khí thánh lễ thật sốt sắng và giúp nâng tâm hồn người tham dự hiệp thông trọn vẹn trong thánh lễ tạ ơn mà họ đem đến như của lễ dâng chiều nay.

Sự hiện diện và góp phần trong thánh lễ hôm nay do ca đoàn Saint Patrick, Mansfield Park, là một ca đoàn với những thành viên hoàn toàn là những anh chị em ca viên người Việt đã góp những lời ca, tiếng hát, bằng tiếng Anh và tiếng Việt thật tâm tình trong nhiều thánh lễ có người Việt & Úc tham dự tại nhiều nhà thờ quanh khu vực có đông cư dân Việt Nam.

Cũng cần nói qua về giáo xứ Thánh Maximilian Kolbe và nhà thờ Công Giáo trong khu vực Ottoway này, khi được cha chánh xứ chấp thuận và hỗ trợ cho việc tổ chức các buổi cầu nguyện nhằm phổ biến tiến trình tuyên thánh cha P.X Trương Bửu Diệp. Đây là một giáo xứ thuộc TGP Adelaide Nam Úc với đa số tín hữu là người Ba Lan với lòng sùng đạo nhiệt thành. Cha chính xứ Marek Ptak trông coi giáo xứ cũng là người gốc Ba Lan nên trong tuần có những giờ chầu thánh thể, những buổi lần hạt mân côi và những thánh lễ ngày thường và Chúa Nhật cử hành với đông đảo người Ba Lan tham dự.

Cái duyên hạnh ngộ của những người Việt Nam ái mộ cha Trương Bửu Diệp với nhà thờ Thánh Maximilian Kolbe được khởi đầu với câu chuyện về cha Maximilia Kolbe.

Thánh Maximilian Kolbe đã cứu mạng sống cho một người bạn tù, vì hạnh phúc của anh ta. Hành động của thánh nhân là hành động cứu độ, Ngài đã chấp nhận cái chết vì hạnh phúc cho người khác. Đây là tình yêu hy sinh cao cả như lời Chúa nói:" Không có tình yêu nào cao vời cho bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu" (Ga 15, 13).

Thánh nhân sinh ngày 7/01/1894 tại Zdunska-wola nước Ba Lan. Năm 1918, Ngài được thụ phong linh mục Dòng Thánh Phanxicô. Cả cuộc đời linh mục của Ngài gắn chặt lấy Đức Maria vô nhiễm nguyên tội.

Năm 1940, phát xít Đức đã bắt giam Ngài vào trại giam Oranienburg và vào năm 1941, họ chuyển Ngài vào trại giam khét tiếng Auschwitz của Đức quốc xã. Trại giam này đã giết chết hằng trăm ngàn người vô tội. Ở đây có qui luật rất khắt khe, là cứ khi một tù nhân trốn trại, 10 tù nhân khác phải thế mạng.

Một ngày tháng 8 năm 1941, có một người tù trốn trại, thế là 10 người tù khác được chỉ định thế mạng theo luật, trong số đó có anh lính tên Gajowniczek. Trước án tử hình oan uổng, người lính này khóc lóc thảm thiết vì anh còn vợ hiền và đàn con dại. Cảm động và chạnh lòng thương xót như Chúa Giêsu cảm thông, xót thương Maria, Mácta và con bà góa thành Naim, Cha Maximilian Kolbe đã bước ra, xin chết thay cho người lính tử tù trẻ. Lời xin của Ngài đã được chấp nhận. Cha và 9 người tử tù khác phải bước qua phòng hơi ngạt số 14. Sáng hôm sau, người ta phát hiện ra Ngài còn thoi thóp thở, nên họ đã chích cho Cha một mũi thuốc ân huệ. Cha Maximilian Kolbe đã trút hơi thở đúng vào lễ vọng Đức Maria hồn xác lên trời. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nâng Cha Maximilian Kolbe lên hàng chân phước ngày 17/10/1971 và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong hiển thánh cho Ngài vào năm 1982.

Qua câu chuyện cảm động và anh hùng về sự hy sinh của cha Thánh Maximilian Kolbe với sự hy sinh tính mạng của cha Trường Bửu Diệp để đổi lấy sự sống toàn vẹn cho gần 100 con chiên của cha và đêm 12/3/1946 bị nhốt trong 2 lẫm lúa tại Tắc Sậy, thì quả là có những điểm tương đồng. Vì cả 2 cuộc đời đều đã cùng chung một lý tưởng là chết vì hạnh phúc của người khác noi gương thầy chí Thánh Giêsu.

Thánh lễ tạ ơn đã kết thúc trong tâm tình sốt sắng của mọi người tham dự. Tiếp theo là nghi thức cầu nguyện, tạ ơn và xin ơn Chúa qua lời chuyển cầu của cha Trương Bửu Diệp.

Nghi thức được mở đầu với phần cung nghinh tượng Cha Diệp. Bức tượng cao 1.4 mét được 4 vị mang áo dài khăn đóng cung nghinh trên kiệu hoa từ từ tiến lên trước thềm cung thánh. Với bài ca Sống và Chết được thể hiện qua giọng ca Anh Chương thật tâm tình và cảm động, như hướng lòng mọi người về nghĩa cử hy sinh cao đẹp của cha Diệp qua biến cố sống và chết của một đời người.

Khi tượng cha Diệp đã an vị giữa nhà thờ dưới gian cung thánh thì mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện qua những bài ca tạ ơn, những giờ kinh nguyện đối đáp, những ý nguyện xin ơn lành cha Diệp của những người cầu khẩn, những lời xin tạ ơn Chúa qua sự cầu bầu của cha Diệp đã được như ước nguyện…do người dẫn chương trình xướng lên để cả cộng đoàn lắng nghe và hiệp ý cầu nguyện. Giờ cầu nguyện kéo dài khoảng 30 phút nhưng chứa đựng cả tâm tình sốt mến, cảm động mang lại hiệu qua tâm linh cho nhiều người hiện diện với một lòng tin tưởng phó thác và mến yêu.

Kết thúc giờ cầu nguyện là những tâm tình xin ơn của từng cá nhân. Đông đảo người đã tiến lên quỳ bên tượng cha Diệp để dâng lên những tâm tư thầm kín, những lời cầu khẩn thiết tha để xin ơn cho những nhu cầu của của sống và những lời tạ ơn về những ơn lành Chúa ban qua cha Diệp đã được nhiệm mầu. Với những giờ phút hiệp thông, hòa nhịp trong cộng đoàn cầu nguyện đã mang lại sự bình an cho nhiều tâm hồn còn mang niềm khắc khoải, sầu đau.

Trong dịp này lịch phụng vụ Như Thầy Yêu Thương của văn phòng cáo thỉnh viên cũng được phát hành và phổ biến đến mọi người. Ước mong mỗi gia đình sẽ có một cuốn lịch in mầu đặc sắc treo tường của năm BínhThân 2016. Với cuốn lịch chúng ta biết những ngày lễ trong niên lịch phụng vụ Giáo Hội, sau là có được những chi tiết, hình ảnh tài liệu tổng quát về tiến trình tuyên thánh cha Diệp với các sinh hoạt khắp năm châu.

Với cuốn lịch Công Giáo Trương Bửu Diệp treo trong gia đình quý vị, chính là nhịp cầu nối liền giữa quý vị với những sinh hoạt của văn phòng cáo thỉnh viên nhằm liên kết với nhau qua lời cầu nguyện và là một hình thức để vận động quảng bá cho tiến trình tuyên thánh cha Diệp sớm có kết qủa.

Người tham dự rời khỏi ngôi thánh đường trong niềm vui và thánh thiện, nơi có tượng cha Thánh Maximilian hiện diện và cũng là nơi tôn nhận thánh nhân là bổn mang giáo xứ. Nơi đây cũng còn có một bảo tàng viện của hiển thánh giáo hoàng Gioan Phaolô 2 (The St. John Paul II Museum) nơi trưng bày những hình ảnh, những di tích, những bằng chứng phép lạ của đức thánh cố giáo hoàng Gioan Phaolô đệ II, vị giáo hoàng duy nhất người Balan, là vị giáo hoàng đầu tiên không phải người Ý trong vòng gần 500 năm.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II người Ba Lan đã được Đức Thánh Cha đương quyền Phanxicô phong hiển thánh ngày 27/4/2014 vừa qua tại Roma. Nếu có dịp chúng ta đến thăm quan ( mở cửa mỗi ngày Chúa Nhật sau thánh lễ sáng).

Quả thật đã có những sự liên hệ như một cái duyên giữa cộng đoàn Balan tại nhà thờ thánh Maximilian và Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô 2 với những chương trình vận động tuyên thánh cha Trương Bửu Diệp nhờ vào sự nâng đỡ khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi của cha chánh xứ. Với lòng tin tưởng và những lời cầu xin tha thiết của mọi người ái mộ cha Diệp, tiến trình tuyên thánh chắc chắn sẽ sớm có ngày thành tựu và niềm hy vọng sớm thấy cha Trương Bửu Diệp được hiển vinh trong hàng ngũ các thánh trên Thiên quốc.

Được biết Lm. Phêrô Trần Thế Tuyên với tư cách là Cáo Thỉnh Viên tiến trình tuyên thánh cho Cha Fx. Trương Bửu Diệp đã ký giấy quyết định đề cử ông Nguyễn Ngọc Cường hội trưởng Hội Ái Mộ Cha Fx. Trương Bửu Diệp Úc Châu, hiện đang cư ngụ tại thành phố Adelaide tiểu bang Nam Úc giữ chức vụ phụ tá Cáo Thỉnh Viên tại Úc Châu.

Mọi chi tiết liên hệ đến tiến trình tuyên thánh cho Cha Phanxicô TRƯƠNG BỬU DIỆP ở Úc Châu, xin liên lạc với ông Cường qua email address: seiko_99@ymail.com

Đan Huyền

Tường trình từ Adelaide Nam Úc
 
Hội thảo về lòng thương xót của Thiên Chúa và của con người
Antôn Phêrô Nguyễn
08:51 16/11/2015
HỘI THẢO VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA Thiên Chúa VÀ CỦA CON NGƯỜI

Một cuộc hội thảo chuyên sâu trình bày và lý giải những suy tư triết và thần học về Lòng Thương Xót được nói đến trong Kinh Thánh cũng như qua lịch sử con người đã diễn ra vào sáng ngày 14/11/2015 tại Trung Tâm Học Vấn Đa Minh, số 90 Nguyễn Thái Sơn, Gò Vấp. Có gần 300 tu sĩ nam nữ và linh mục thuộc nhiều Học viện và hội dòng khác nhau tại Sài Gòn đến tham dự. Chương trình xuyên suốt bởi hai đề tài chính: “Các dữ kiện Triết học liên quan đến khái niệm Lòng thương xót” của linh mục Giuse Nguyễn Trọng Viễn, OP. và đề tài “Lòng thương xót của Thiên Chúa trong Kinh Thánh và Thần học Công Giáo” được trình bày bởi linh mục Giuse Phan Tấn Thành, OP.. Hiện tại, cả hai diễn giả đều là giáo sư Triết học và Thần học của Trung Tâm Học Vấn Đa Minh. Cuộc hội thảo được dẫn giắt và đúc kết hài hòa, đầy sâu sắc bởi cha Giuse Ngô Sỹ Đình, Giám đốc Trung Tâm Học Vấn.

Cùng với Giáo Hội hoàn vũ chuẩn bị bước vào năm thánh “Lòng Thương Xót” do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng, cuộc hội thảo mở ra nhằm giúp các tín hữu, nhất là các bậc linh mục, tu sĩ hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về bản chất của Lòng Thương Xót. Được biết, đây là chương trình ngoại khóa thường niên, diễn ra mỗi năm ở hai học kỳ của Trung Tâm Học vấn, nhằm giúp các thầy sinh viên Triết Thần mở rộng suy tư trong việc nghiên cứu thánh khoa và truy tầm tri thức của nhân loại.

Khởi đi từ dòng tư tưởng của các nhà triết học Kinh viện, linh mục Giuse Nguyễn Trọng Viễn giới thiệu với các thính giả về lòng thương xót của con người được diễn tả qua tương quan ngã vị. Con người sống được với nhau, giúp nhau vượt qua khổ đau không chỉ bởi lòng thương hại, nhưng là bởi lòng thương xót thực sự. Các triết gia Hy Lạp một thời chủ trương lối thương hại, thấy người khác đau khổ thì khuyên lơn họ vượt qua, nhưng trong lòng mình không hề trắc ẩn. Người Công Giáo chủ trương một bước xa hơn, thương cảm, khuyên lơn và đến nỗi chịu đau khổ thay, để rồi đồng hành và giúp người bất hạnh vươn lên sống đúng với phẩm giá con người. Ngài nhắc nhở các thính giả: “Người nghèo là thuốc thử để xem chúng ta có phải là người Kitô hữu hay không? Dù họ là ai, dù họ ra sao, mỗi khi người bất hạnh đến với mình, chúng ta chấp nhận họ trong thái độ yêu thương và đón nhận. Và vì thế, lòng thương xót đòi buộc ta phải ra tay giúp đỡ”.

Vào thời cổ đại, triết gia Schopenhauer đã chủ trương lòng từ tâm và thương xót là nền tảng của sự công chính, mang tính tối hậu cho mọi sự vật. Tuy nhiên, giới hạn của tư tưởng này là lòng thương xót chỉ thực hiện bằng ý chí, chứ không phải do lí trí làm chủ. Cũng thế vào thời Mạnh Tử, lòng thương xót được khởi nguồn từ cảm xúc, thương hại người bất hạnh. Nhà vua biết cảm xót trước nỗi đau của thiên hạ thì ắt sẽ biết cách lãnh đạo dân. Thế nhưng thánh Tôma Aquinô lại khẳng định: cảm xúc phải được lý trí của con người đón nhận, được hướng dẫn bởi ý chí thì mới biết việc bác ái mà mình đang làm là đúng hay sai. Vì thế, khi thực hành nhiều về cảm xúc thông qua lý trí, diễn tả bởi hành động giúp đỡ tha nhân, lòng thương xót sẽ thở thành nhân đức thương xót, sự thương xót đó được trọn vẹn hơn nhờ lý trí và ý chí can thiệp. Điều này cũng góp phần giải thích vì sao phải có lý trí và ý chí thì con người mới có khả năng đón nhận Thiên Chúa.

Giáo sư Nguyễn Trọng Viễn thừa nhận: khi đối diện thực tế “điên rồ nghiệt ngã” của thế giới, người ta sẽ gặp khó khăn để lội ngược dòng với những trào lưu, và họ dễ dàng sa ngã theo sự cám dỗ đầy mạnh liệt”. Hay nói cách khác, “người ta chưa phạm tội chỉ vì họ chưa có điều kiện để phạm tội đấy thôi. Đặt họ vào một môi trường với sức mạnh cám dỗ đầy nghiệt ngã, họ cũng sẽ sa ngã như bao người”. Một Phêrô mạnh mẽ đầy xác quyết trong vườn Giệt-si-ma-ni, nhưng chẳng mấy chốc biến thành người hèn nhát tệ hại, chối Thầy mình 3 lần, chối luôn cả trước mặt một đầy tớ gái bất lực. Thế nhưng, điều quan trọng là sau khi sa ngã, con người có dám chỗi dậy và trở về hay không? Kinh Thánh cho ta biết thánh Phêrô đã bừng tỉnh bởi tiếng gà gáy, ông chạy ra và òa lên khóc lóc đau đớn vì lỗi lầm của mình.

Trong phần diễn tả lòng thương xót Chúa nơi các tư tưởng Thánh Kinh và Thần học, giáo sư Phan Tấn Thành giải thích cho thính giả biết nhiều ý nghĩa phong phú của từ “Thương Xót” (misericordia). Dẫu là từ bi, nhân hậu, tình thương, trắc ẩn, lân tuất, nhân từ hay cảm động... thì lòng thương xót vẫn là thái độ mà ta phải có trước nỗi bất hạnh của người khác, dù người đó có là Kitô hữu hay không. Qua bài suy tư đầy tính thánh khoa của mình, cha giáo Phan Tấn Thành lần lượt giới thiệu lòng thương xót Chúa đã thực hiện phủ đầy trong Cựu ước, từ cuộc xuất hành, qua các thánh vịnh đến thời các ngôn sứ... Lòng thương xót Chúa còn được diễn tả đậm đà hơn trong Tân ước, lần lượt từ các sách Tin Mừng (nhất là Tin Mừng theo thánh Mátthêu, được mệnh danh là Tin Mừng của lòng thương xót), cho đến các thư của thánh Phaolô tông đồ. Quả thực, lòng thương xót Chúa dành cho nhân loại là vô bờ bến, và trải dài qua muôn thế hệ.

Hơn nữa, lòng thương xót Chúa được được hiểu trong suy tư Thần học là một sự biểu lộ sức mạnh của Thiên Chúa. Nơi đó, sức mạnh của Đấng hay thương xót không hề có nhu nhược, nhưng Ngài xót thương trong công bình và chân lý đối với nhưng ai kính sợ Ngài. Vậy nên, Giáo Hội chủ trương sống theo lòng thương xót của Chúa nơi các Bí tích, và nhất là qua việc thực thi lòng xót thương trong mọi hoạt động của Giáo Hội, nơi cuộc sống hằng ngày và trên mọi phương diện mục vụ. Có lẽ, điều làm nên nét độc đáo của Kitô Giáo là nhân đức thương xót, thể hiện bằng đạo yêu thương, trong tương quan ngã vị, được bộ lộ nơi bản thân và cuộc đời của mỗi người kitô hữu. Trong tương quan ngã vị ấy, Thiên Chúa đồng hành cùng con người, và con người tín thác vào Chúa trong yêu thương.

Giáo sư Phan Tấn Thành nói thêm, lòng thương xót trong Kitô Giáo không chỉ dừng lại ở việc bác ái, nhưng còn đi xa hơn nữa, là yêu mến tha nhân; đức mến bao trùm lên mọi khía cạnh, ngay cả trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Điều này giúp lý giải về sự khác nhau nơi lòng từ bi của Phật giáo so với lòng thương xót của Công Giáo. Tuy nhiên, nơi người Công Giáo, mến Chúa yêu người hết lòng không có nghĩa là không yêu chính mình. Ngược lại, Thiên Chúa dạy yêu người như thể yêu mình, Ngài không cấm ta yêu bản thân mình.

Sau giờ giải lao, có rất đông các thính giả trình bày những chấp vấn và thắc mắc của mình quanh hai đề tài nói trên. Cuộc hội thảo mỗi lúc càng sối nổi, lần lượt hai diễn giả đã giải đáp thỏa đáng các vấn đề đặt ra trong phần thảo luận. Cuối cùng, linh mục Giuse Ngô Sỹ Đình, Giám đốc Trung Tâm Học Vấn đã đúc kết các ý tưởng của hai đề tài cũng như nội dung các câu hỏi của thính giả. Cha Giám đốc dựa trên học thuyết của thánh Tôma về lòng Thương xót trong Đức Ái, khi nhắc đến thành quả của đức ái diễn tả bên trong lẫn bên ngoài với một ai đó thực thi lòng thương xót.

Cha Ngô Sỹ đình cho biết, lòng thương xót theo thánh Tôma trước tiên là phải đến với người khác, chứ không phải thương xót chính mình. Thương xót sự bất hạnh là sẵn sàng tha thứ, nhưng không có nghĩa là thỏa hiệp với lỗi lầm. Mặt khác, dù không thỏa hiệp với cái xấu nơi người bất hạnh, nhưng chúng ta đến giúp họ thoát khỏi điều bất hạnh đó. Đừng ngồi để hỏi họ có bị bất hạnh hay không, nhưng hãy giúp họ thế nào để thoát khỏi bất hạnh. Trên hết, với lỗi phạm đến Chúa Thánh Thần thì lòng thương xót khó lòng để can thiệp. Vì lòng từ bi và hay thương xót, Chúa Cha đã sai Con Một yêu dấu đến để cứu nhân loại khỏi ách thống trị tội lỗi, thì không có lý do gì ngăn cản chúng ta là những tội nhân chạy đến để đón nhận ân huệ xót thương nơi Thiên Chúa. Từ đó, chúng ta phải đón nhận người khác bằng lòng thương xót và từ tâm, không kỳ thị biệt phái, không phân biệt nhóm người hay màu da sắc tộc, bỏ hết não trạng của ghen ghét hận thù và chia rẽ, đến với nhau trong sự tôn trọng, vì tất cả chúng ta đều là tội nhân được Chúa cứu.

Buổi hội thảo kết thúc trong niềm vui ấn tượng của mọi người, nhất là với các thính giả được khai mở thêm những tư tưởng phong phú của đề tài, trước thềm năm thánh “Lòng Thương Xót” của Giáo Hội. Và đặc biệt, làm sao để mọi người thấm nhuần, diễn tả lòng thương xót trong năm Phụng vụ này? Đó là mong ước của tất cả mọi tâm hồn đang bừng lên khi hiểu thấu thực tại lòng thương xót của Chúa trải dài trên lịch sử nhân loại, qua dân tộc Israel, nơi lịch sử Giáo Hội và nhất là trong lịch sử cuộc đời của mỗi cá nhân, đã hơn một lần đón nhận ân huệ xót thương của Thiên Chúa.

Các đề tài của hai diễn giả sẽ được đăng tải trên các trang web của Trung Tâm học Vấn Đa Minh, của Tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam... mời quý vị đón đọc!

Ghi nhanh - Antôn Phêrô Nguyễn
 
Giáo hạt Bến Cát giáo phận Phú Cường cử hành năm thánh
Tôma đỗ Lộc Sơn
09:00 16/11/2015
Giáo hạt Bến Cát giáo phận Phú Cường cử hành năm thánh

16 giờ ngày 15/11/2015 Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước Giám mục Giáo phận Phú Cường đã đến giáo xứ Long Hòa (Thị Tính) Hạt Bến Cát, để dâng lễ Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Vì là nơi được chỉ định cử hành Năm Thánh mừng Kim Khánh Giáo phận của hạt Bến Cát, nên đã có rất nhiều bà con giáo dân của 10 giáo xứ trong hạt đến tham dự, ước khoảng 3000 người.

Xem Hình

Có người tự hỏi: Sao Năm thánh của Hạt Bến Cát không cử hành ở nhà thờ Bến Cát mà lại cử hành ở đây? Một nơi xa xôi hẻo lánh này?. Xin (bật mí) ở cuối bài này.

Cùng dâng lễ với Đức Cha Giuse, có Cha Hạt trưởng -Vinh sơn Hoàng Trung Đoàn. Cha cựu chánh xứ- Giuse Nguyễn Thái Nghĩ. Cha xứ Vinh Sơn Đỗ Hồng Danh và 9 cha trong hạt.

Nhà thờ được chỉ định cử hành Năm thánh được hưởng Ơn Toàn xá, nên trước đó đã có các cha ngồi tòa giải tội, số tín hữu xưng tội cũng khá nhiều. Đức Cha Giuse dù rất bận nhiều việc nhưng ngài cũng ngồi giải tội cùng với quý cha nữa.

Thánh lễ Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo VN hôm nay, Đức Cha Giuse cũng đã ban phép Thêm sức cho 90 em thiếu nhi và 5 người lớn

Tóm lược bài giảng Đức Cha Giuse: Các thánh đã nêu gương đức tin của người ViệtNam, các ngài đã bị hành xử một cách đau đớn nhất, dù là cách nào các ngài cũng đã vượt qua được.

Ngày nay còn rất ít hoặc không còn những cảnh tử đạo như xưa, chúng ta không còn phải đổ máu ra để minh chứng cho niềm tin của mình, nhưng chúng ta còn rất nhiều điều để chứng minh niềm tin ấy. Ví dụ: Chúng ta đến đây bỏ lại công việc nhà, bỏ tiền thuê xe hoặc đổ xăng, để rồi ngồi trong ngôi nhà thờ nóng nảy chật hẹp, mồ hôi ướt áo, Chúng ta được gì?. Thưa: Chúng ta được Đức Kitô. Những giọt mồ hôi cũng có giá trị như những giọt máu đào khi chúng ta ý thức được: Chúng ta đổ mồ hôi là vì đức tin, không khoe khoang hay a dua, làm cho vui…Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn thêm sức cho chúng ta để chúng ta vượt thắng được như các thánh năm xưa.

Để nhận Phép lành Toàn xá, Đức Cha Giuse mời mọi người cùng đọc kinh Lạy Cha và kinh Tin Kính, sau đó mọi người nhận ơn toàn xá trong niềm hân hoan.

Đôi nét về giáo xứ Long Hòa:

Long Hòa chỉ là tên đơn vị hành chánh, cho đến nay nhiều người vẫn quyến luyến với tên Giáo xứ Thị Tính. Vùng đất Thị Tính là một địa danh ghi đậm nét chứng tích tử đạo của 28 vị anh hung. Theo lời kể của các ông bà lớn tuổi: Có một cuộc hành quyết rất dã man tại một khu đất gọi là Đồng Mả Thiêu, sau khi 28 giáo dân bị bắt, đã cương quyết không bỏ đạo vì thế đã bị đưa lên giàn thiêu. Lửa cháy làm đứt dây trói, một số người chạy thoát xuống suối nhưng bị bắt lại, bị chém đầu và quăng xuống giếng ở gần đó. Thời gian qua đi, đến bây giờ chưa tìm được cái giếng cạn ấy.

Giáo xứ Thị Tính là một giáo xứ nhỏ, ngôi nhà thờ cũng nhỏ mà đã có 3000 người về đây dự lễ, Thánh lễ lại diễn ra buổi chiều nên rất khó tổ chức, nắng nóng và mọi người lại ngại đi xa. (Từ Thị Tính đến giáo xứ gần nhất cũng hơn 10 km). Vì thế, cha xứ cùng ban đại diện đã quá chu đáo khi tặng cho mỗi người một chiếc nón (Mũ) vải để tạm che nắng, những chai nước uống thì nhiều vô kể.

Xin Cảm ơn, Cảm ơn và cảm ơn..

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Đại lễ Các Thánh Tử Đạo tại giáo xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
09:08 16/11/2015
ĐẠI LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

GIÁO DÂN VÙNG PARIS HỌC GƯƠNG BẢO TOÀN VÀ KIẾN THIẾT GIÁO XỨ

Paris, ngày 15.11.2015. Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam vùng Paris, từ Créteil, Evry, Corbeil, Essonnes, qua Paris, Sarcelles, Cergy, Marne-La-Vallée, Ermont, Villiers-Le-Bel, đến Antony, Yvelynes, Versailles,… tất cả đều qui tụ về Giáo Xứ Paris để cùng nhau cử hành đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chương trình xoay quanh ba việc:

11 giờ 30: thánh lễ cho những ai không thể tham dự Đại Lễ Đồng Tế.

13 giờ 30 – 14 giờ 30: Giờ Chầu Mình Thánh, suy tôn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đồng thời có các cha ngồi tòa cho những ai muốn dọn mình đi vào Mùa Vọng và Lễ Giáng Sinh.

15 giờ 00: Thánh Lễ Đồng Tế.

Chúa Nhật 15.11.2015 hôm nay, gần 20 linh mục và giáo sĩ, gồm các vị trong Ban Giám Đốc Giáo Xứ, một vài vị trong Ban Tuyên Úy vùng Paris và nhiều linh mục sinh viên tu học tại Học Viện Công Giáo Paris, đã cùng Đức Ông Giám Đốc Giuse Mai Đức Vinh rước xương thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Cả cộng đoàn cùng đứng lên đồng ca bản « Khải Hoàn Ca » của Hải Linh: « Tiếng nhạc oai hùng vang trên khắp cõi trời Việt Nam. Tấm lòng yêu mến, con thiết tha hòa khúc khải hoàn ca. Đồng thanh ta hát khen mừng, bao Đấng Anh Hùng, xưa đã thắng gian nan, tòa cao chói lói trên trời hiển vinh muôn đời. Đồng thanh ta hát khen mừng. Bao Đấng Anh Hùng nay chiến thắng khải hoàn trên chốn phúc vinh sáng ngời. Hãy lắng nghe tiếng con nài xin: cho quê hương thoát cơn đau thương, tới ngày bình an tươi sáng. Hãy lắng nghe tiếng con nài xin: qua gian nan Giáo Hội vinh quang tới ngày hạnh phúc thanh nhàn. Và mọi người hôn kính xương thánh.

Sau đó Đại Lễ đồng tế đã được cử hành để ghi ơn và nêu gương các vị Tiến Nhân đã lấy máu đào tô thắm Giáo Hội Quê Hương Việt Nam. Đặc biệt bài chia sẻ Phúc Âm của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, hướng theo chương trình « Dự án cơ sở tương lai » được mở ra từ tháng 05-2014, đã rất độc đáo với đề tài « Bài học về tinh thần liên đới bảo toàn và kiến thiết xứ đạo ». Sau đây là nguyên văn bài chia sẻ của Đức Ông:

BÀI HỌC VỀ TINH THẦN LIÊN ĐỚI BẢO TOÀN VÀ KIẾN THIẾT XỨ ĐẠO

Kính thưa quý cha, quý thày, quý tu sĩ và quý ông bà, anh chị em,

Các Thánh Tử Đạo Tiền Nhân đã để lại cho chúng ta nhiều bài học về đời sống đức tin, về đời sống gia đình, về đời sống cộng đoàn và về đời sống xã hội. Mỗi lần chúng ta mừng lễ các Ngài, chúng ta hãy múc lấy nơi các ngài một bài học cụ thể cho đời sống Kitô hữu chúng ta. Năm nay, trong bối cảnh Giáo Xứ chúng ta đang muốn tìm mua một cơ sở mới làm trung tâm sinh hoạt lâu dài cho thế hệ tương lai, tôi muốn chia sẻ với cộng đồng phụng vụ hôm nay một bài học biểu lộ đức tin vừa sâu sắc vừa thực tế, mà các Thánh Cha Ông chúng ta để lại cho chúng ta. Bài học đó là tinh thần liên đới bảo toàn và kiến thiết họ đạo ngay trong suốt thời bách hại, nói tắt là tinh thần liên đới cộng đoàn.

Thưa quý cộng đồng phụng vụ,

Đọc lịch sử Giáo Hội Việt Nam thời bắt đạo, chúng ta nhận rõ một điều là nhiều khi ‘lệnh vua thua lệ làng’, ‘vỏ quít dày có móng tay nhọn’, nghĩa là: lệnh cấm đạo của vua chúa càng gắt gao, các họ đạo Công Giáo càng có những sáng kiến tránh né, để bảo tòan đức tin, bảo vệ họ đạo, bảo vệ nhà thờ, che chở các linh mục, thày giảng và ông trùm ông biện. Họ cương quyết sống theo lời dạy của tổ tiên có sẵn trong văn hóa bình dân: ‘Hợp quần gây sức mạnh’, ‘đoàn kết thì sống chia rẽ thì chết’, phải ‘tự lực tự cường’, ‘đồng sinh đồng tử’ và ‘vạn chúng nhất tâm’.

Đúng như bản điều trần mà quan thượng Nguyễn Đăng Giai đệ lên vua Tự Đức. Trong đó quan thượng viết: ‘Thưa hoàng đế, thần nhận thấy người theo đạo Gia tô gầy dựng một họ đạo như thế này: trước hết họ chinh phục một người, đàn ông cũng như đàn bà, rồi trở thành một gia đình, một xóm đạo. Họ nuôi không những người đói kém, cho quần áo những người rét lạnh, giúp đỡ những người bất hạnh, thăm viếng người đau ốm, an ủi người sầu khổ. Họ tụ họp đông đảo tiễn đưa những người quá cố. Họ không phân biệt giàu nghèo, mà coi nhau như anh em thân thuộc. Họ bảo nhau sống đức hạnh và làm ích cho người khác … Dù nghèo, họ cũng đóng thuế sòng phẳng, trong họ đạo không có trộm cắp hay rối loạn. Sáng tối họ đọc kinh ở nhà thờ hay tại gia đình, hầu được hạnh phúc trên thiên đàng» (DMAH 3, tr.59-61).

Không cần phải đọc chuyện các thánh Tử Đạo là giám mục, linh mục, thày giảng hay nữ tu, chúng ta chỉ cần đọc truyện các thánh trùm họ Giuse Hoàng Lương Cảnh, Matthêu Nguyễn Văn Phượng, Giuse Nguyễn Văn Lựu, Emmanuel Ngyễn Văn Phụng, Mactino Thọ. Các thánh lý trưởng: Gioan Baotixita Còn, Micae Nguyễn Huy Mỹ, chúng ta sẽ thấy những nhận định của quan thượng Nguyễn Đăng Giai rất đúng sự thật về tinh thần liên đới của giáo dân trong một họ đạo thời bách hại. Ngoài ra còn có những thánh tử đạo là giáo dân can đảm bảo vệ họ đạo, che chở các linh mục như Matthêu Lê Văn Gẫm, ông Phaolô Vũ Văn Dương, bà Anê Lê thị Thành…

Tinh thần liên đới họ đạo trong thời bách hại đã được thể hiện dưới những việc làm cụ thể nào ? – Tôi xin vắn tắt nêu lên 7 trường hợp:

1. Đoàn kết sống vững đức tin như trường hợp 32 gia trưởng thuộc họ đạo Lavang năm 1687. Trước mặt quan tòa, cả nhóm đều thưa lớn tiếng: «Tất cả chúng tôi đều theo đạo Chúa Trời, chúng tôi thà chết chứ không bỏ đạo » (DMAH 1, tr.130).

2. Che chở các giáo dân bị lùng bắt, như trường hợp cô Daria bị lính lùng bắt để ép bỏ đạo và làm vợ lẽ cho một ông quan thời Chúa Trịnh Tráng. Cô đã được cả họ đạo che giấu và bảo vệ (DMAH 1, tr.110).

3. Giấu các đồ thờ phượng. Có rất nhiều trường hợp. Bình thường các đồ thờ phượng của các thừa sai được cất giấu tại các tu viện dòng Mến Thánh Giá. Những nơi hẻo lánh, thì gửi nơi các gia đình ông trùm, ông biện. Nổi bật nhất là ông trùm Năm xứ Kim Sen, bà Anna Thuận xứ Đa Phạn, bà Annê Lê Thị Thành xứ Phúc Nhạc.

4. Đón tiếp và chứa chấp các thừa sai. Trường hợp này rất nguy hiểm. Nhìều sắc lệnh của vua Chúa đã được ban hành cấm đón tiếp và chứa chấp các linh mục và thày giảng. Bà Annê Lê Thị Thành đã bị bắt, bị tù và bị xử trảm vì đã giấu cố Lý trong vườn của nhà bà. Ông trùm Thọ bị bắt vì đã giấu cha Ngân, ông trùm Còn bị bắt và xử trảm vì đã giấu cha Thịnh và đồ thờ phượng. Khi giấu cố Lý trong vườn, bà Annê Lê Thị Thành đã nói với cố: ‘Xin cố ẩn chỗ này. Xin Đức Chúa Trời gìn giữ cố cho cố khỏi bị bắt. Bằng không, lính bắt được cố thì cũng bắt con nữa. Hai cha con sẽ bị bắt với nhau’. Nói xong bà và cô gái út tên là Nụ lấy rạ phủ lên cố Lý. Nhưng vừa lúc ấy, lính ùa vào và bắt luôn cố Lý và bà Thành (DMAH 3, tr.25)

5. Dùng mưu trí đánh tháo các linh mục hay giáo dân bị lính bắt giải về tỉnh. Như trường hợp làng Xương Điền tỉnh Nam Định đã lợi dụng lúc lính ăn cơm mà giải thoát cha Dominicô Tước. Cũng tương tự, giáo dân xứ Kẻ Sặt đã giải thoát cha Vicentê Đỗ Yến.

6. Góp tiền bạc để chuộc anh em giáo dân hay linh mục, thày giảng bị quan bắt. Có trường hợp phải nộp cho quan tỉnh tới 500 quan tiền. Thánh Philippê Phan Văn Minh và ông lý trưởng Micae Lý Mỹ đã yêu cầu giáo dân đừng góp tiền mua chuộc các ngài, vì như vậy là một hình thức tham nhũng. Khi quan đòi tiền chuộc, cha Gia đã trả lời cho quan huyện Trung Hiên rằng: ‘Thưa quan, xin quan đừng đợi chờ tiền chuộc. Giá chuộc tôi, một đồng đỏ cũng không được. Quan không trả tự do cho tôi, thì xin quan cứ giải tôi về kinh đô’.

7. Góp tiền để mua nhà làm nơi thờ phượng, đọc kinh tối sáng, cho con em học giáo lý. Góp tiền để bảo vệ nhà thờ, không cho lính phá theo lệnh quan. Tại trấn Qui Nhơn, nhiều họ đạo phải góp tiền làm lại nhà thờ sau mỗi lần chúa Nguyễn ra lệnh cấm đạo và phá hủy các nơi thờ phượng. Tại trấn Thanh Hóa, năm 1798, quan làm tiền dân có đạo bằng cách đặt điều kiện ‘phải nộp đủ số tiền quan muốn, bằng không quan cho lương dân tháo gỡ nhà thờ’ (DMAH 1, tr.246)

Tinh thần liên đới họ đạo còn được biểu lộ qua nhiều việc làm khác, như dân làng chia nhau đi thăm những người bị bắt và bị giam vì Đức Tin. Như cả họ đạo rủ nhau ra tận pháp trường để ủng hộ tinh thần cho người sắp bị xử tử. Khi một người bị chém đầu vì đức tin, giáo dân ùa vào thấm máu hay kiếm một di vật làm kỷ niệm. Sau đó, là người Việt Nam sống đạo hiếu, giáo dân nghĩ rằng: ‘Nghĩa tử là nghĩa tận’, ‘Sinh cư tử táng’, nên họ góp tiền, tìm mọi cách để mai táng các anh hùng tử đạo cho xứng đáng’.

Kính thưa quý cha, quý thày, quý tu sĩ và toàn thể cộng đoàn,

Trên đây, tôi trình bày vắn tắt tinh thần liên đới của giáo dân trong các họ đạo thời bách hại. Dĩ nhiên các Thánh Tử Đạo là những người đã sống tích cực tinh thần liên đới này. Càng hãnh diện, chúng ta càng có bổn phận noi gương để xây dựng cộng đoàn chúng ta đang sống. Xin hãy làm cho cộng đoàn Antony, Cergy, Ermont, Marne La Vallée, Sevran, Sarcelles và Villiers le Bel, thành những cộng đoàn liên đới huynh đệ về mọi mặt. Để từ các cộng đoàn ngoại ô, chúng ta chung sức xây dựng giáo Xứ Việt Nam Vùng Paris của chúng ta, trong mọi chương trình sinh hoạt, đặc biệt chương trình tìm mua cơ sở mới đang tiến hành. Liên đới đức tin, liên đới huynh đệ, liên đới để tự lực tự cường mà Giáo Xứ chúng ta phải cố gắng sống, luôn là một bài học sâu sắc, mà văn hóa Việt Nam và các Thánh Tử Đạo Tiền nhân, đã sống và để lại cho chúng ta, như một gia sản thiêng liêng. Chúng ta phải thực thi cụ thể tinh thần liên đới cộng đoàn và giáo xứ, theo lời dạy của tổ tiên và gương sáng của các Thánh Tiền Nhân.

Để kết thúc, tôi xin trích dẫn lời kêu gọi tâm huyết của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gửi đến giáo dân Việt Nam nhân ngày Đại Lễ Phong Thánh năm 1988. Ngài nói: «Hỡi giáo đoàn Việt Nam, chúng tôi nói lại cho anh em rằng: máu các vị Tử Đạo là nguồn ân sủng cho anh em trước tiên, để anh em thăng tiến trong đức tin. Giữa anh em, đức tin của tổ tiên anh em vẫn tiếp tục và còn truyền tụng qua nhiều thế hệ tương lai. Đức tin này tồn tại để làm nền tảng xây dựng tinh thần kiên trì và liên đới cho tất cả những ai là người tín hữu Chúa kitô và đồng thời là người Việt Nam chân chính’ (KY tr.96). Ước chi được như vậy. Amen (Bài này viết theo một phần của bài ‘Tinh Thần Liên Đới Trong Thời Bách Hại’ in trong sách ‘Các Thánh Tử Đạo Thăng Hoa Văn Hóa Việt Nam’ II, Giáo Xứ Việt Nam xuất bản 2012, tr.81-119).

Sau Thánh Lễ, Đức Ông Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris, đã ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người đã đóng góp vào Đại Lễ mứng các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay. Lời cám ơn đầu tiên Đức Ông đã gửi đến các linh mục sinh viên đã đến giúp giải tội và tham dự Đại Lễ. Lời cám ơn thứ hai, ngài gửi đến các Trưởng Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, Giới Trẻ, Ca đoàn tổng hợp và tất cả những người đã góp phần tổ chức, điều hợp Phụng vụ và Thánh ca, giúp Cộng Đoàn tham dự Thánh Lễ sốt sắng. Lời cám ơn thứ ba, ngài gửi đến hết mọi người trong Cộng Đoàn, trước nhất là những người hiện diện đã đến đông đảo, làm cho Đại Lễ thêm trang trọng và sốt sắng, sau nữa là cả những người vắng mặt, vì đã kết hiệp bằng tinh thần với Giáo Xứ để mừng Đại Lễ. Xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu cho chúng ta được theo gương các ngài, mà kiên trung và vững mạnh để sống và rao truyền Đức Tin và không quên liên đới bảo toàn và kiến thiết giáo xứ.

Tiếp theo đó, thầy phó tế Phạm Bá Nha đã cho thông tin mới cập nhật về « Chiến dịch SỔ VÀNG » như sau: Theo ban Kế Toán cho biết, cho tới ngày 4.11.2015, Sổ Vàng cho Cơ Sở mới của Giáo Xứ đã nhận được số tiền 236.762 euros của 243 ân nhân góp giúp. Xin chân thành cám ơn quý ân nhân. Hôm nay, chúng tôi xin vắn tắt trả lời một vấn nạn: ‘Khi nào gia đình tôi biết rõ các số tiền Giáo Xứ phải chi, rồi mới góp giúp !’. - Giáo Xứ chúng ta cần ba món tiền lớn: - ‘tiền mua cơ sở’, - ‘tiền tân trang cơ sở cho đúng luật an ninh hiện nay và cho thích ứng với nhu cầu của Giáo Xứ’, - ‘tiền bảo trì cơ sở và nuôi sống các sinh hoạt lâu dài của Giáo Xứ’. Chúng tôi không thể nói con số đúng 100% về mỗi món tiền, mà chỉ ước lượng: - Tiền mua, tiền notaire…. quãng 1.800.000e, - tiền tân trang quãng 2.000.000e, - tiền bảo trì cơ sở và nuôi sống các sinh hoạt quãng trên 1.000.000e… Dĩ nhiên, số tiền khẩn trương Giáo Xứ phải có, để xúc tiến chương trình là ‘tiền mua’ và ‘tiền sửa’. Nếu không được quý Gia Đình mau mắn góp giúp cho thì công việc không thể nào tiến tới được. Vì thế Giáo Xứ rất ghi ơn những gia đình đã góp giúp và tha thết xin quý Gia Đình khác mau mắn góp giúp. Thuê kiến trúc sư vẽ họa đồ tân trang cơ sở mà trong quỹ không đủ tiền thì ‘thật là nhiêu khê !’… Xin Chúa thương chúc lành cho công trình Nhà Chúa và cho mọi gia Đình thiện chí.

Kết thúc Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cả cộng đoàn đã cùng hợp cùng ca đoàn hát bài « Vui ngày trở về » của Thành Tâm: Người đi trong đau thương sẽ về với vui cười. Hòa tiếng tơ đàn hát rộn ràng câu nhớ thương. Người gieo trong đau thương, gặt trong ngàn tiếng ca. Lời ca đẹp ý thơ nhìn lúa mênh mông lòng tràn dâng mến thương »…..

Paris, ngày 15 tháng 11 năm 2015

Trần Văn Cảnh
 
ĐGM Phan Thiết thăm mục vụ và ban phép thêm sức tại giáo xứ Gia An
P. Hữu Tạo
16:32 16/11/2015
GIA AN: Đức Cha GIUSE VŨ DUY THỐNG VỀ THĂM MỤC VỤ

VÀ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC.

Chúa Nhật ngày 15/11/2015 Kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – quan thầy anh chị em trong HĐMV, là ngày vui của giáo xứ Gia An - Hạt Đức Tánh: Đức Cha Giuse, Giám Mục Giáo phận Phan Thiết, về thăm viếng mục vụ và ban bí tích Thêm Sức, ngày hạnh phúc của các gia đình trong toàn Giáo xứ và là ngày hồng ân của 52 em sắp lãnh nhận ấn tích của Chúa Thánh Thần.

Ngày hạnh phúc của các gia đình - Giáo xứ:

Đây là lần thứ 5 Đức Cha đến với Gia An: Lần đầu tiên khi Ngài mới về nhận Giáo phận; sau hai tháng, Đức Cha đã đến thăm Giáo xứ vào chiều ngày 29/10/2009. Kế đến vào ngày 14/8/2011, Đức Cha lại đến ban bí tích thêm sức cho 107 em thiếu nhi. Vào ngày 14/08/2013 Đức Cha cũng về cử hành Thánh lễ Thêm sức cho 125 em thuộc Giáo xứ Gia An và Vũ Hòa. Và mới cách đây một năm, ngày 12/08/2014 Đức Cha một lần nữa về chủ sự trọng thể Thánh lễ cung hiến Bàn thờ và làm phép phần Cung thánh mới cho Giáo xứ. Và hôm nay, Đức Cha lại hiện diện giữa cộng đoàn Giáo xứ sau những ngày liên tiếp gần đây, với những công việc bận rộn: ban Bí tích Thêm sức; chủ sự lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ Khiết Tâm; dâng Thánh lễ tại trung tâm Đức Mẹ Tà-Pao.

Xem Hình

Đúng 8 giờ 30 Đức Cha Giuse đã hiện diện với cộng đoàn giáo dân Giáo xứ. Tại nhà xứ, Ngài đến với giáo dân với một phong thái quen thuộc mà hầu như tất cả mọi giáo dân trong toàn Giáo phận ắt đã cảm thấy rất thân quen về người Cha kính yêu: vị chủ chăn đáng kính của mình, đó là phong cách giản dị và thân thiện, nụ cười tươi luôn nở trên môi.

Ngài đã đến như làn gió liên kết sự yêu thương và hiệp nhất giữa chủ chăn và giáo dân trong nguyên lý hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, hiệp nhất với Chúa Kitô là nền tảng cho sự hiệp nhất giữa các tín hữu. Lúc nầy tôi mới cảm nhận hết ý nghĩa câu khẩu hiệu của Thánh Ignace Giám Mục Antioche mà mình đã đọc: “Ở đâu có Giám Mục, ở đó có Hội Thánh”.

Sau những giờ phút gặp gỡ, tâm tình và chia sẻ với các Cha đồng tế (dù là ngày Chúa Nhật, nhưng các Cha trong hạt cũng về chia vui) với cộng đoàn giáo dân, đúng 9 giờ trong tiếng chuông rộn rã, cộng đoàn Dân Chúa Giáo xứ rất vui mừng được cùng quy tụ với nhau bên vị chủ chăn Giáo phận để tham dự vào cử hành Phụng vụ. Đó chính là sự gặp gỡ cao quý nhất, ý nghĩa nhất với chính Đức GiêSu Thầy Chí Thánh. Mọi người sốt sắng tham dự Thánh lễ, lắng nghe Lời Chúa, lãnh nhận Thánh Thể Chúa là nguồn thần lương đích thực cho Linh hồn.

Ngày hồng ân của 52 em được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức:

Hôm nay, ngày hồng ân của 52 em sẽ được lãnh nhận bảy ơn Chúa Thánh Thần, các em được lãnh nhận qua nghi thức xức dầu ấn tín của Bí Tích Thêm Sức sẽ là nguồn sức mạnh giúp các em cam kết và trung thành với Chúa đến trọn đời.

Nhờ Bí tích Thêm Sức làm cho Bí Tích Rửa Tội các em đã lãnh nhận thêm hoàn hảo, liên kết các em với Hội Thánh và sai các em ra đi minh chứng cho tình yêu cứu độ của Chúa KiTô. Nhờ Bí Tích Thêm Sức sẽ là nguồn sức mạnh giúp các em cam kết và trung thành với Chúa đến trọn đời. Các em sẽ được Thần Trí khôn ngoan và thông hiểu, Thần Trí lo liệu và sức mạnh, Thần Trí suy biết và đạo đức, ơn kính sợ Thiên Chúa đến ở với các em, giúp các em luôn biết sống sao để xứng đáng là con cháu các Thánh Tử Đạo Việt Nam và nên người hữu ích cho Giáo Hội và xã hội.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 10 giờ 30, tất cả mọi người ra về trong hân hoan và vui sướng, hân hoan bởi có sự hiện diện của Đức Giám Mục, vị cha chung, vị đại diện các Thánh Tông đồ, là vị “Đấng Nhân danh Chúa mà đến”. Hân hoan bởi đã được chung phần với Giám Mục trong bữa tiệc Lời Chúa và Thánh Thể thật thịnh soạn.

Hân hoan ra về với hành trang là tinh thần hiệp nhất, sẽ được thể hiện trong Đức ái mà mọi người dành cho anh chị em trong toàn giáo xứ và các tín hữu khác, hân hoan bởi sự sẵn lòng trung thành với các nguyên tắc đạo Thánh, vâng phục Đức Giáo Hoàng và các Giám mục, cũng như các mục tử cộng tác với Ngài.

MVTT Gia An – P. Hữu Tạo
 
Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa giáo phận Sàigòn kỉ niệm 70 năm thành lập
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
16:31 16/11/2015
Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa giáo phận Sàigòn kỉ niệm 70 năm thành lập

Mừng kỉ niệm 70 năm Thánh Tâm Chúa Giêsu hiện diện trong lòng Giáo Hội Việt Nam qua 2 đoàn thể Công Giáo Tiến hành: Liên minh Thánh Tâm và Gia đình Phạt tạ là tiền thân của Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu Việt Nam (GĐPTTTCG VN) hiện nay. Lúc 9g00 sáng ngày 16/11/2015, tại Hội trường Giáo xứ Tân Hưng, giáo hạt Hóc Môn, số 1C Khu phố 1, P. Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. HCM đã diễn ra buổi họp mặt BCH GĐPTTTCG VN.

Xem Hình

Tham dự buổi họp mặt có Cha Tổng Linh hướng (TLH) Vinh Sơn Nguyễn Văn Hồng, cha Phaolô Phạm Minh Trý, cha Phêrô Phạm Văn Hào (giáo phận Long Xuyên), cha NicôLa Đỗ Hồng Thọ (giáo phận Cần Thơ), cha Vincentê Nguyễn Ngọc Quyền (giáo phận Kontum). BCH GĐPTTTCG VN cùng BCH GĐPTTTCG các giáo phận Bùi Chu, Thái Bình, Hải Phòng, Huế, Buôn Ma Thuột, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cần Thơ, Đà Lạt và đặc biệt còn có sự hiện diện của đoàn đại biểu GĐPTTTCG Vương quốc Kampuchia và Lào.

Nội dung buổi họp mặt nhằm thảo luận dự thảo sinh hoạt GĐPTTTCG cấp giáo phận. Thảo luận về kế hoạch hình thành Ban soạn thảo chỉnh sửa Nội quy và xây dựng Hiến pháp của đoàn thể GĐPTTTCG VN. Phác thảo phương hướng hoạt động năm 2016 của đoàn thể. Phát biểu các ý kiến đóng góp, đề xuất … liên quan đến sinh hoạt của đoàn thể. Xen kẽ là phát biểu chăm sóc của quý cha Linh hướng các giáo phận.

Buổi chiều cùng ngày, sau lời phát biểu chào mừng của BCH GĐPTTTCG TGP/TP. HCM, cử tọa đã nghe báo cáo tình hình hoạt động của BCH GĐPTTTCG các giáo phận trong cả nước, tại Lào, Kampuchia, và báo cáo sinh hoạt của một số đơn vị tại các giáo phận chưa hình thành BCH GĐPTTTCG cấp giáo phận. Các tiết mục văn nghệ của đoàn đại biểu Lào và ảo thuật của cha Phêrô Phạm Văn Hào xen kẽ đã làm hội trường vang lên những tiếng vỗ tay, những tiếng cười sảng khoái.

Kết thúc ngày làm việc, vào lúc 17g30 cùng ngày, các đại biểu đã hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn mừng kỉ niệm 70 năm tại Thánh đường giáo xứ Tân Hưng do cha TLH Vinh Sơn Nguyễn Văn Hồng chủ tế cùng cha Quản hạt Hóc Môn Phêrô Nguyễn Ngọc Vượng và quý cha LH đồng tế. Sau đó các đại biểu tham dự đã dự tiệc hiệp thông thân mật kết thúc ĐH.

Được biết thêm, BCH GĐPTTTCG TGP sẽ tổ chức mừng Lễ Tôn vinh Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, bổn mạng của đoàn thể vào lúc 9g30 sáng ngày 17/11/2015 tại Thánh đường giáo xứ Tân Lập, giáo hạt Thủ Thiêm với sự tham dự của Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân linh mục Tổng Đại diện TGP/TP. HCM, cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng, linh mục đặc trách Tông đồ Giáo dân TGP/TP. HCM, quý cha Linh hướng. Đại diện các đoàn thể, các giới cùng BCH, đoàn viên GĐPTTTCG các cấp.
 
Tĩnh tâm linh mục đoàn Giáo Phận Hưng Hóa năm 2015
LM. Giuse Nguyễn Văn Thành
20:44 16/11/2015
Tĩnh tâm linh mục đoàn Giáo Phận Hưng Hóa năm 2015

“Cuộc khủng hoảng trước hết dễ nhận thấy nơi thế hệ linh mục trẻ là thiếu đời sống nội tâm nồng nhiệt. Khi đó, linh mục sẽ trở nên đáng thương hơn bao giờ hết”. Đó là lời cha Micae Trần Minh Huy, hội Xuân Bích, chia sẻ cho Linh mục đoàn giáo phận Hưng Hóa trong buổi tĩnh tâm ngày 09.11.2015 tại Trung tâm Mục vụ Hà Thạch, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Xem Hình

Tham dự tuần tĩnh tâm từ ngày 09-14.11.2015 có Đức cha Gioan Maria Vũ Tất – Giám mục Chính tòa giáo phận Hưng Hóa, 96 linh mục triều và dòng đang phục vụ tại giáo phận cùng 11 Thầy đã mãn trường đang làm việc mục vụ tại các giáo xứ trong giáo phận. Chủ đề của tuần tĩnh tâm là “Đối mặt với các thách thức trong đời sống và sứ vụ linh mục của chúng ta hôm nay”. Đây là một đề tài rất cần thiết đối với các linh mục trong thời toàn cầu hóa này.

Đúng 15g00 cùng ngày, tuần tĩnh tâm được khai mạc tại phòng hội Trung Tâm Mục Vụ do Đức Giám Mục giáo phận. Đức Cha nói lên tầm quan trọng của tuần tĩnh tâm và giới thiệu cha giảng phòng - cha Micae Trần Minh Huy đến từ Đại chủng viện Huế thuộc hội Xuân Bích. Cha có thâm niên giảng dạy và từng là thầy dạy của nhiều anh em linh mục trẻ giáo tỉnh Hà Nội, trong đó có anh em giáo phận Hưng Hóa. Cha Tổng đại diện Phêrô Phùng Văn Tôn, thay mặt linh mục đoàn chào Đức Cha và cha giảng phòng.

Vào lúc 16g00, trước sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể, trong bầu khí linh thiêng, cha giáo Micae hướng dẫn anh em linh mục đi vào sa mạc. Ngài mượn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng (Evangilii Gaudium) để chia sẻ với các linh mục: “Đặt trọng tâm nơi Chúa Giêsu là cách thế duy nhất để vượt lên khủng hoảng, tái định hướng đời sống và sứ vụ linh mục hầu trở nên môn đệ đích thực của Chúa. Thái độ chúng ta phải có là “nhận biết và chấp nhận vị thế trung tâm của Chúa Giêsu Kitô trong cuộc sống, trong suy nghĩ, trong lời nói và các việc làm của chúng ta”.

Cuộc khủng hoảng trước hết dễ nhận thấy nơi thế hệ linh mục trẻ là thiếu đời sống nội tâm nồng nhiệt. Khi đó, linh mục sẽ trở nên đáng thương hơn bao giờ hết. Các xung đột nội tâm và khủng hoảng này chỉ có thể được giải quyết khi đặt Chúa Giêsu làm trung tâm của cuộc sống, tình cảm và mọi hoạt động, đồng thời để ngài lớn lên và ta nhỏ đi, để con người trần tục nhỏ đi và con người thiêng liêng được lớn dần lên mãi trong mọi mối tương quan.

Cha nói tiếp: “Thái độ của linh mục đối với Giám mục phải là hợp tác, vâng lời, tình bạn, và nhìn thấy nơi ngài một người cha thực sự và vâng phục ngài với tất cả kính trọng và yêu thương. Sự vâng lời càng đến từ con tim thì mối tương quan giữa Giám mục và linh mục càng trở nên gần gũi và rồi mọi sự đều tốt đẹp, trở nên gương sáng cho mọi người”.

Mỗi ngày thường được bắt đầu bằng Thánh lễ, Kinh Sáng và nguyện ngẫm. Đúng như câu Thánh Vịnh nói: “Ngay từ buổi sớm mai, xin cho con nghiệm thấy tình thương của Chúa”. Hai bài chia sẻ mỗi ngày cũng là chất liệu suy ngẫm. Tuy sức khỏe không tốt nhưng cha giáo soạn bài rất kỹ, cộng với lòng hăng say nhiệt thành nên kết quả cao. Các linh mục thích thú nghe chia sẻ và thực thi điều chia sẻ cách tích cực.

Giờ chầu Chúa Giêsu Thánh Thể cũng thật đáng ghi nhận. Trước Thánh Thể Chúa, quý cha sốt sáng đọc Kinh, cầu nguyện, hoán cải nội tâm và kín múc được nhiều hoa trái thiêng. Chắc chắn trong những phút linh thiêng đó, quý cha đã duyệt xét những mối liên hệ

Tuần Tĩnh tâm kết thúc sau Thánh lễ sáng ngày thứ Bảy. Quý cha cùng chụp hình chung với Đức Cha và cha giảng phòng. Nụ cười nở trên môi quý cha nói lên niềm vui gặp gỡ Chúa. Một tuần là khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để cảm nghiệm được niềm vui gặp gỡ và chiêm ngắm Chúa. Thiên Chúa luôn quảng đại và đi bước trước trong việc yêu thương, tìm kiếm và hàn gắn.

Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thành
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh hiến vương cung thánh đường Thánh Phêrô và Thánh Phaolô thành Roma
Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long
13:58 16/11/2015
Thánh hiến vương cung thánh đường Thánh Phêrô và Thánh Phaolô thành Roma

Hằng năm ngày 18.11. Giáo Hội Công Giáo Roma mừng nhớ ngày thánh hiến hai đại Vương cung thánh đường Thánh Phero và Thánh Phaolo bên Roma.

Vương cung thánh đường Thánh Phero

Hoàng đế Roma Constantino năm 323 , sau khi cộng nhận đạo Công Giáo, mở ra kỷ nguyên chấm dứt thời kỳ Giáo Hội Công Giáo bị bắt bớ bách hại trong toàn đế quốc Roma, đã cho xây dựng Vương cung thánh đường trên ngôi mộ Thánh Phero ở chân đồi Vatican. Phần phía Nam của thánh đường nằm ở bên phần sân diễn trò xiếc giải trí của vua chúa Roma, nơi đây Thánh Phero dưới thời Hoàng đế Nero đã bị hành quyết đóng đinh ngược tử vì đạo năm 67. sau Chúa giáng sinh.

Ngôi mộ của Thánh Phero nằm ngay dưới bàn thờ chính của đền thờ. Dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio XII. vào thế kỷ 20. đã có cuộc khai quật khảo cổ, và tìm thấy ngôi mộ cùng dấu tích sùng kính Thánh Phero của giáo hữu thời xa xưa hồi thế kỷ thứ nhất và thứ hai.

Theo truyền thuyết kể lại, ngôi đền thờ thời Constantino được Đức Giáo Hoàng Silvester I. thánh hiến ngày 18.11.326, và ngôi đền thờ được xây dựng hoàn thành vào giữa thế kỷ thứ 4. sau khi hoàng đế Constantino qua đời.

Trong thời kỳ các Đức Giáo Hoàng sống lưu vong ở Avignon bên Pháp từ 1309 - 1377, đền thờ bị xuống cấp hư hại. Nhưng sau đó từ năm 1450 đền thờ được sửa chữa lại. Sau cùng dười thời Đức Giáo Hoàng Julius II. năm 1506 ngôi đền thờ cũ có tuổi thọ 1200 năm bị phá hủy hoàn toàn. Và ngài đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi đền thờ mới như đang thấy ngày nay.

Công trình xây dựng đền thờ mới do Kỹ sư Bramente vẽ họa đồ và Kỹ sư Michelangelo thực hiện. Công việc xây dựng kéo dài trên 100 năm. Ngôi đền thờ mới cũng được xây ngay trên ngôi mộ của Thánh tông đồ Phero, và là thánh đường lớn nhất của Giáo Hội Công Giáo. Đức Giáo Hoàng Urbano VIII. đã làm phép thánh hiến khánh thành ngôi đền thờ mới cũng vào ngày 18.11.1626, mà trước đó 1300 năm ngôi đền thờ cũ thời vua Constantino ngày 18.11. 326 cũng đã được làm phép thánh hiến.

Đền thờ Thánh Phero là công trình xây dựng trổi vượt về hình thức nghệ thuật, và mang ý nghĩa trung tâm điểm của Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu.

Công trình này được các vị kỹ sư cùng điêu khắc danh họa góp công sức thực hiện từ Bramante đến Raffael, Peruzzi, Michaelangelo, Giacomo della Porta, phần trang trí nghệ thuật do những kiệt tác của danh họa thiên tài Michaelangelo, Bernini và nhiều người khác nữa.

Vương cung thánh đường Thánh Phaolô

Thánh Phaolo là vị Tông đồ dân ngoại đã loan truyền tin mừng Chúa Giêsu Kitô từ bên vùng Trung Đông nước Do Thái sang tận Âu châu. Đi tới đâu Ông thành lập Giáo đoàn Kitô giáo, và viết 14 thư mục vụ, như nền tảng giáo lý, gửi các Giáo đoàn Kitô giáo. Và sau cùng vào khoảng năm 64. chết chịu tử vì đạo dưới thời hoàng đế Nero ở Roma.
Ngay từ năm 200 đã có bảng ghi nhớ tưởng niệm ngôi mộ Thánh Phaolô ở Via Ostia . Hoàng đế Constantino theo dấu chứng đó đã cho xây ngôi đền thờ ở ngoài thành Roma năm 324 để kính Thánh Phaolo, và được Đức Giáo Hoàng Sylvester thánh hiến.

50 năm sau, năm 374 Hoàng đế Theodosius I. cho xây mở rộng ngôi đền thờ to lớn thêm ra. Đến thời Đức Giáo Hoàng Leo I. ( trị vì từ 440-461) ngôi đền thờ được xây dựng hoàn thành.

Tháng Bảy 1823 ngôi đền thờ thời Constantino bị trận hỏa hoạn thiêu hủy hư hại nặng, chỉ phần hậu cung thánh với những bức tranh Mosaic từ thế kỷ thứ 5. và 13. còn nguyên vẹn không bị cháy.

Ngôi đền thờ mới kính thánh Phaolo ngoại thành được xây dựng lại ngày 10.12. 1855 dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio IX. được làm phép thánh hiến.

Trong vương cung thánh đường Thánh Phaolo ở trên phần đầu tường chung quanh có hình vẽ khắc kiểu Mosaic các Đức Giáo Hoàng của Hội Thánh Công Giáo từ Thánh Phero, vị giáo hoàng tiên khởi cho tới vị Giáo hoàng đương kim.

Ngày 25.01.1959, vào ngày lễ kính Thánh Phaolo tông đồ trở lại, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. trong đền thờ này đã tuyên bố mở Công đồng chung Vaticano II. 1960-1965

Đền thờ gọi là ngoại thành, vì nằm ở ngoài tường thành Roma do hoàng đế Aureliano xây bức tường bao quanh Roma năm 271 để ngăn chống các tấn công của các sắc dân từ bên ngoài vào trong thành Roma.

Biểu tượng ý nghĩa thần học

Hai ngôi đền thờ vĩ đại Thánh Phero và Thánh Phaolo ở Roma không chỉ to lớn bề thế về công trình lối kiến trúc đồ sộ vững chắc, và những trang hoàng ấn tượng mang dấu ấn rất nghệ thuật thời trung cổ có một không hai từ xưa nay. Nhưng hai ngôi đền thờ còn là hình ảnh nói lên dấu chỉ về Thiên Chúa vô hình đang hiện diện giữa con người, với những hàng cột cao trong ngoài thán đường, những vòm chỏm tháp vươn cao lên không trung giữa thiên nhiên, những mầu sắc hài hoà của những tảng đá cẩm thạch cùng đường vân thiên nhiên hòa hợp với ánh sáng chiếu tỏa sự trong sáng nét đẹp của thiên nhiên.

Có thể nói được những ý tưởng mà các vị Kỹ sư và các vị danh Họa điêu khắc đã khắc ghi vào công trình gỗ đá xây dựng hai ngôi đền thờ này, bắt nguồn như thức ăn gợi hứng cho họ là con người, là người có lòng tin vào Chúa, là kỹ sư kiến trúc, là nhà danh hoạ chuyên môn, từ ba cuốn sách về thiên nhiên, cuốn sách Kinh Thánh và cuốn sách về Phụng vụ.

Vì thế, hai ngôi đền thờ kết hợp được cả ba mặt kiến trúc trong thời đại trần gian, về lịch sử ơn cứu độ của Chúa phần thiêng liêng, như Kinh thánh thuật lại, và về phụng vụ, nơi con người trần thế cử hành lễ nghi thờ phượng Thiên Chúa.

Hai ngôi đền thờ được xây dựng để kính hai Thánh tông đồ Phero và Phaolo, nhưng họ không phải là nền tảng cho hai đền thờ này. Chính Chúa Giesu Kitô mới là đá nền tảng niềm tin cho đền thờ ( 1 cor 3,10-11). Vì nơi hai đền thờ này mỗi khi mọi tín hữu Chúa Kitô tụ họp đọc kinh cầu nguyện, cử hành nghi lễ phụng vụ , là tưởng niệm sự sinh ra, chịu chết và sống lại của Chúa Kitô. Đó là nền tảng đức tin của Kitô giáo.

Chúa Giêsu Kito là đá tảng nâng đỡ cho ngôi đền thờ đức tin của Giáo Hội được vững chắc. Nơi Chúa Giêsu chúng ta học và đọc được Lời của Chúa, cũng như từ nơi Ngài Giáo Hội nhận được sức sống, giáo lý và sự sai đi đến với con người.

Hai ngôi đền thờ này như hình ảnh biểu tượng cho Giáo Hội Công Giáo Roma, cũng đã trải qua những lần bị hư hại xuống cấp, bị hỏa hoạn cháy thiêu rụi, và được sửa chữa lại, xây dựng mới lại. Hai ngôi đền thờ kiến trúc công trình nghệ thuật đứng vững từ hàng bao thế kỷ nay là do luôn được quyét dọn, tân trang bảo trì sửa chữa liếp tục.

Đời sống trong Giáo Hội cũng vậy, có những giai đoạn thoái hóa lên xuống về mặt tinh thần đạo giáo cũng như tổ chức điều hành quản lý. Những khúc ngoặt hay bóng tối đó gây ra những tiếng tăm không tốt, hậu qủa tiêu cực.

Nhưng đồng thời đó cũng là dịp tốt để Giáo Hội nhìn ra biết mình mà điều chỉnh sửa chữa làm mới lại cho tốt lành đúng như ý Chúa muốn, cùng là nhân chứng cho Chúa giữa lòng xã hội con người trần thế. Có thế ngôi nhà đức tin Giáo Hội mới đứng vững được.
_______________________

Hai ngôi đền thờ Thánh Phero và Thánh Phaolo ở Roma như cột trụ của Giáo Hội Công Giáo vừa về mặt tinh thần vừa về mặt kiến trúc cùng bề thế.

Hai vị Thánh tông đồ này cùng được mừng kính chung trong một lễ mừng ngày 29.06. hằng năm.

Và hai ngôi đền thờ kính hai vị Thánh cùng được mừng nhớ đến ngày thánh hiến chung ngày 18.11. hằng năm.

Thánh Phaolo viết nhắn nhủ về Giáo Hội Chúa Kitô:

„Tôi muốn nói là trong anh em có những luận điệu như: "Tôi thuộc về ông Phao-lô, tôi thuộc về ông A-pô-lô, tôi thuộc về ông Kê-pha, tôi thuộc về Đức Ki-tô.“ (1 cor 1,12)….
„Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên.7 Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả, nhưng Thiên Chúa, Đấng làm cho lớn lên, mới đáng kể.Thật vậy, chúng tôi là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên.“ (1 cor 3,6-9).

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Văn Hóa
Hành hương: Theo dấu chân Thầy
Mynh Hứa
16:17 16/11/2015
Theo Dấu Chân Thầy

Loài người từ cổ chí kim không ai là không trân qúy quê cha đất tổ cho dù mình không được chôn nhau cắt rốn tại đó. Bài thơ Quê Hương của thi sĩ Đỗ Trung Quân được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc đã đi vào lòng người như một tiếng gọi thiết tha. Các ca sĩ thời danh thi nhau hát và đã được làm nhạc đệm trong các đám rước dâu, dịp mừng năm mới …

Lúc ngồi viết những cảm nhận qua cuộc Hành hương Đất thánh và quê hương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phôlô II tại Ba Lan, tự dưng mấy chữ “ quê hương là đường đi học “ của bài thơ luôn ẩn hiện trong trí người viết …

Chúng ta đang tìm về quê hương của Người - Cha - Chí - Ái, Người - Thầy - Vĩ - Đại, Người - Bạn - Tâm - Phúc để củng cố Niềm tin vào Một Thiên Chúa Toàn Năng, Một Thiên Chúa Đầy Lòng Trắc Ẩn, Một Đấng Cứu Độ Trần Gian mà bấy lâu nay chúng ta nghe đọc Thánh kinh như nghe một câu chuyện tình nào đó qua cassett, câu chuyện nào hợp với tình cảm của mình thì ráng nhớ với nụ cười mĩm, câu chuyện nào không hợp nỗi lòng của mình thì âm thầm tắt máy, đóng cửa tâm hồn …

Như cha Linh hướng nhắc nhở “ chúng ta đi Hành hương chứ không phải đi du lịch “, có nghĩa là chúng ta phải, từ thực tiễn tại chỗ, học biết, suy niệm những gì Thánh kinh qua Linh ứng của Chúa Thánh Thần mà các Thánh sử đã viết về Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Ngôi Lời Nhập Thể và Nhập Thế cứu độ muôn dân.

Dẫu biết rằng các thực tiễn tại chỗ đã được tôn tạo lại ( trừ Biển Chết, sông Jordan, núi Cây Dầu và biển hồ Galilê ) và được tôn tạo theo sát Thánh kinh từ Cựu Ước đến Tân Ước, theo các khảo cổ được khai quật cũng như theo truyền thuyết, phong tục, tập quán của người dân bản xứ. Những điều nầy cho chúng ta xác tín được rằng Chúa Giêsu Kitô đã đến thế gian và hiện diện tại vùng Đất thánh cách nay đã 2015 năm. Hành trình Cứu chuộc nhân loại của Ngài khởi đi từ ngày Truyền Tin của Sứ thần Gabriel cho Trinh nữ Maria, đặc biệt từ hang Bethlehem đến ngày Ngài Thăng Thiên, trở về với bản tính Thiên Chúa của Ngài..

Tâm đắc với lời nhắc nhở của cha Linh hướng, trong những ngày chuẩn bị lên đường, người viết đã gởi tâm tư vào “ quê hương là đường đi học “ bài thơ đường với niêm luật, vần điệu ràng buộc chặt chẻ nói lên quyết tâm đến Đất thánh để được chứng kiến tận mắt và bước Theo Dấu Chân Thầy, học hỏi, suy niệm hầu niềm tin của mình được thăng hoa hơn những năm tháng đã qua trong đời sống đạo:

Đây Gói Hành Trang: Đường về Đất thánh dạ nôn nao / Lớp lớp người đi tựa sóng trào / Chứng tích tình yêu còn hiện hữu / Mến tin tạc dạ mãi dâng cao / Ngôi Hai giáng hạ làm người thế / Thiên Chúa siêu thăng, ngai hữu trao / Nhân loại lỗi lầm, Ngài hoán cải / Nguồn ơn Cứu độ sáng trăng sao.

Để xác tín niềm tin vào Ngôi Lời Nhập Thể và Nhập Thế cứu độ muôn dân, tưởng cũng nên biết sơ lược về nước và dân Do Thái, dân riêng của Ngài, mà người viết tìm hiểu qua các tư liệu hầu cùng nhau chia xẻ, học hỏi:

Nước Do Thái chính thức được thành lập ngày 14/5/1948 sau thời gian dài bi lưu đày sang Babylon và người Do Thái bị các đế chế vùng Trung đông từ thời đế quốc La Mã ngược đãi. Dẫn đến chiến tranh Do Thái - La Mã và việc phá hủy Jerusalem của người La Mã vào năm 70 TCN. Dân tộc Do Thái bị trục xuất, tứ tán khắp bốn phương trời. Khi người Anh trả lại vùng tự trị Palestine sau thế chiến thứ hai và người Do Thái tin rằng 1 Đấng Messiah ( Đấng Thánh ) sẽ giúp họ khôi phục lại đất nước sau hơn 3000 năm lưu vong khắp thế giới. Đây là điểm đặc biệt chưa có dân tộc nào dựng lại nước sau mấy ngàn năm bị đô hộ và xóa sổ khỏi bản đồ thế giới. Đại hội đồng Liên hiệp quốc đồng ý cho thành lập nhà nước Do Thái tại vùng đất Palestine bên cạnh nhà nước Ả Rập với Jerusalem được Liên hiệp quốc cai quản. Từ đây các cuộc chiến liên tiếp xảy ra cho đến nay vì người Ả Rập không chịu để người Do Thái chiếm phần đất họ đang sinh sống, nhưng ở đời cái lý, cái lẽ phải luôn thuộc về kẻ mạnh. Nghĩ mà thương cho người dân Palestine. Đến giữa thế kỹ 19 lãnh thổ Do Thái là 1 phần của đế chế Ottoman đa số là dân Hồi Giáo, người Ả Rập theo Thiên Chúa Giáo cùng sống chung với người Do Thái, người Hy Lạp… chúng ta nên biết người Do Thái khác với đạo Do Thái vì có nhiều người Do Thái không theo Do Thái Giáo mà theo các tôn giáo khác. Cũng như người Palestine không phải 100/100 là Hồi giáo mà nhiều người theo các tôn giáo khác. Người Palestine có hai đảng phái chính, một là Hamas quyết tử chiến với Do Thái dù biết mình kém thua Do Thái về mọi phương diện. Đảng Fatah muốn hoà giải, đối thoại hơn là chiến tranh nhưng ở thế yếu.

Địa lý: Nước Do Thái nằm về hướng đông của Địa Trung Hải chạy dài từ miền Nam xuống miền Bắc gần 424 Km, miền Nam với những đồi đá vôi cao và thấp dần khi đến miền Bắc tạo thành một bình nguyên rộng, trù phú về nông nghiệp. Chiều ngang, nơi rộng nhất chừng 114 Km, nơi hẹp nhất độ 10 Km. Tổng diện tích 20.770Km2 trong đó diện tích nước chiếm 440 Km2. Với dân số chừng 12 đến 14 triệu người, gần 6 triệu người sống trong nước, ở Hoa Kỳ gần 5 triệu, số còn lại sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Người Do Thái thông minh, cần cù, khéo tay. Họ đã nhận nhiều giải Nobel về các ngành khoa học, kỹ thuật. Tuy là nước nhỏ, dân số ít nhưng biết tận dụng khả năng của toàn dân nên về quốc phòng Do Thái là 1 trong 10 nước có ngành kỹ thuật cao về chiến cụ trên thế giới, mặc dầu ngân sách quốc phòng hạn hẹp. Họ có nữ quân nhân phục vụ tác chiến như nam quân nhân. Do Thái cũng biết tận dụng nguồn nhân lực và sinh thái vào nông nghiệp, sản xuất hoa màu, rau cải dư dùng để xuất cảng sang các nước Châu Âu.

Do Thái còn có các đặc điểm về địa lý khác như:

Bình minh trên hồ galilê
Biển Chết, nằm trên biên giới giữa Bờ Tây Do Thái và Jordan trên thung lũng Jordan. Có nồng độ muối mặn nhất thế giới vì bị tù đọng lâu ngày ( 9.6 mặn hơn so với nước các đại dương ) Chiều dài 76 Km, nơi rộng nhất là 18 Km, chỗ sâu nhất chừng 400 mét, thấp hơn mực nước biển đến 417,5mét. Nước có 21 khoáng chất mà một số không thể tìm thấy ở các đại dương, các khoáng chất nầy tạo thành lớp bùn đen có công dụng làm làn da tươi hồng, mịn màng nên đã được nghiên cứu làm mỹ phẩm cho phái nữ. Do tỷ trọng muối quá cao nên khi lội xuống nước bị lực đẩy nâng lên, nên có thể nằm trên mặt nước để đọc báo. Chắc mọi người đã cảm nghiệm được điều nầy khi tắm tại Biển Chết. Người ta gọi là Biển Chết vì nước quá mặn không sinh vật nào có thể sống ở đó.

Hồ Galilê ở phía Bắc Do Thái, được chia làm 3 vùng như Galilê thượng, Galilê hạ và Galilê tây, đây là hồ nước ngọt duy nhất của Do Thái.Vùng Galilê là nơi Chúa Giêsu và các Tông đồ thường lui tới truyền giáo và Ngài đã làm nhiều phép lạ tại đây …

Có lẽ đoàn Hành hương do cha Đa Minh Nguyễn Anh Tuấn, Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Giuse Tacoma WA. tổ chức và cũng là Linh hướng có ít người tham dự nhất từ trước đến nay. Tuy ít mà lại đầy đủ các phẩm trật trong Hội thánh: 1 Linh mục, 1 thầy Phó tế Vĩnh viễn, 1 Nữ tu và Giáo dân. Thiển nghĩ, công ty Holyways Tours may ra không bị bù lổ trong lần nầy, đang khi đoàn hành hương chúng ta lời to nếu không muốn nói là trúng số. Lời to nhờ ít người, từng cá nhân có thời gian chạm tay, chạm môi nhất là chạm tâm hồn vào những nơi Chúa Giêsu đã đi qua. Nhờ ít người mà đoàn có đủ không gian đứng cận kề cha Linh hướng hoặc hướng dẫn viên du lịch để nghe giải thích từng nơi chốn mà mình tiếp cận. Nhờ ít ngưòi nên có những thành viên mới gặp nhau lần đầu đã cảm thấy như gặp lại người quen thân sau tháng ngày xa cách. Họ trao cho nhau ánh mắt, nụ cười, vòng tay nồng ấm trong tình Chúa thương. Cám ơn chị Jackie của Holyways Tours đã tạo cơ hội cho chúng tôi đến với nhau trong tình người và tình Chúa.

Sông Jordan
Chuyến bay của hảng hàng không Canada cất cánh lúc 6 giờ 30 sáng ngày 06/10/2015 tại phi trường SeaTac mang theo 20 thành viên đoàn hành hương để đến phi trường trung chuyển Toronto Canada. Từ đây đoàn được chuyển sang chuyến bay Airbus – 200 cũng của hảng hàng không Canada và phải mất hơn 10 giờ bay mới đến phi trường Tel Aviv Do Thái lúc 10 giờ 00 sáng ngày 07/10/2015. Tại đây đoàn nhận thêm 2 thành viên từ bang Oklahoma bay thẳng đến Tel Aviv sau 15 phút, nâng tổng số đoàn Hành hương thành 22 người. Theo lịch trình, sau khi ăn trưa đoàn sẽ về khách sạn nghỉ ngơi nhưng cha Linh hướng gợi ý “ nên tranh thủ thời gian ở Đất thánh để đến viếng tất cả các nơi Chúa Giêsu đã đi qua “. Mặc dù mọi người cảm thấy mệt mỏi sau chuyến bay đường dài nhưng đã hăng hái đáp lại lời gợi ý của cha Linh hướng và cuộc hành hương thật sự bắt đầu vào buổi chiều ngày đầu tiên đoàn đặt chân xuống Đất thánh:

Xe du lịch 50 ghế chỉ đón 22 người của đoàn với anh Sam, hướng dẫn viên, từ từ lăn bánh đến Bethlehem. Đoàn vào viếng Thánh đường Chúa Giáng Sinh nơi có ngôi sao bạc 14 cánh, nơi Chúa Giêsu chào đời ( Lk 2: 1-14 ), cùng Máng cỏ, chốn Mục đồng chăn cừu. Sau đó đến làng Bethany, viếng mộ ông Lazarô, người đã chết 4 ngày được Chúa Giêsu cho sống lại ( Gioan 11: 32- 44 ). Rồi đoàn đến Jericho ngắm cảnh núi nơi Chúa Giêsu bị cám dỗ, trên đường đi được nhìn cây Sung ( cây Sung thời Chúa Giêsu và ông Giakêu đã chết, chỉ nhìn được 1 cây Sung khác đứng bên vệ đường ) mà ông Giakêu trèo lên để được thấy Chúa Giêsu vì ông lùn ( Lk 19: 1- 10 ), điểm đặc biệt là tại Jericho Chúa Giêsu đã cho người mù được sáng mắt ( Lk 8: 35 – 43 ). Rồi đoàn đến sông Jordan, nơi Thánh Gioan làm phép rửa sám hối cho Chúa Giêsu hầu quyền năng Thiên Chúa Cha tỏ lộ qua Con Một của mình để tôn vinh Ngài ( Matthêu 13: 13- 16 ). Kết thúc ngày đầu trên đất Thánh, đoàn đã được tắm tại Biển Chết, nơi không phải là di tích thánh nhưng vì độ mặn đặc biệt của nước nên được mọi người biết đến.

Sau một đêm ngon giấc và điểm tâm tại 1 khách sạn 5 sao vùng Bethlehem, đoàn tiếp tục hành trình sang ngày thứ 2 tại Đất thánh. Trước tiên là đến Haifa thăm hang tiên tri Elijah, một tiên tri thời danh trong Cựu ước, tương truyền rằng Ngài đã bay về Trời cả hồn lẫn xác. Tiếp tục đoàn về đất Cana, nơi Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên, biến nước thành rượu, trong một tiệc cưới có Mẹ Maria và các Tông đồ cùng tham dự ( John 2: 6 – 11 ).Tại đây trong Thánh lễ có 5 cặp vợ chồng – vì trân qúy Ơn Gọi đời sống gia đình giữa Một người Nam và Một người Nữ - đã lại long trọng trao cho nhau lời hứa ban đầu mà thường được gọi là Hấp Hôn. Sau đó đoàn đến Nazareth, quê hương thời niên thiếu của Chúa Giêsu. Tham quan Vương cung Thánh đường Truyền tin ( Lc 1: 26 – 38 ). Sau 2 đêm ngày ở Bethlehem, đoàn hướng về Galilê, thủ phủ của làng Tiberia, nghỉ đêm để ngày thứ 3 ở Đất thánh được tiếp tục. Đầu ngày đoàn lên núi Tabor, nơi
Nhà thờ trên núi Tabor
Chúa Giêsu biến hình, tỏ lộ sự Vinh Quang của Thiên Chúa, biến cố nầy còn cho chúng ta tin rằng những người bền đỗ đến cùng cũng sẽ được hưởng sự Vinh Quang của Thiên Chúa trong ngày sau hết ( Matthêu 17: 1- 3 ). Xuôi lần về hướng Bắc, đoàn được ngắm cảnh trời quang mây tạnh, sóng gợn lăn tăn trên biển hồ Galilê, nơi xưa Chúa Giêsu và các Tông đồ thường lui tới rao giảng Tin Mừng. Tại đây Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ ( John 21: 6 ), ( Matthêu 17: 27 ), ( Matthêu 14: 24-33), ( Mc 4: 1-2 ), ( Matthêu 14: 32-34 ). Đoàn cũng được du thuyền trên biển lặng sóng êm để cảm nghiệm sự toàn năng và lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa dành cho loài người. Trong bữa ăn tối tại khách sạn Golan, khu phố Tiberius đoàn đã được thưởng thức món cá Thánh Phêrô ( cá rô phi ) chiên thơm, dòn thật ý vị mà chủ khách sạn cho biết là được đánh bắt tại hồ Galilê. Sau đó đoàn đến viếng núi Beatitudes – Núi Bát Phúc - nơi Chúa Giêsu công bố Hiến Chương nước Trời ( Matthêu 5: 1-12 ). Đoàn cũng được đến làng Caphacnaum, quê hương của Thánh Phêrô cũng là nơi thường trú của Chúa Giêsu trên đường rao giảng Tin mừng. Từ giả vùng Galilê, đoàn đến vùng Giêrusalem vào ngày 10/10/2015 là thứ thứ 6 trong cuộc hành trình. Đầu ngày đoàn đến núi Cây Dầu để suy niệm sự sầu não của Chúa Giêsu vì tội loài người đã xúc phạm đến Thánh Tâm Chúa. Chúng ta cũng được viếng nhà thờ kinh Lạy Cha mà trên bờ tường ngoài sân có ghi lại kinh Lạy Cha bằng ngôn ngữ các nước trong đó có kinh Lạy Cha bằng tiếng Việt do Đức cố GM. Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã viết và được lưu giữ đến ngày nay. Viếng phòng Tiệc Ly, nhà nguyện Đức Mẹ Lên Trời , đánh dấu nơi Đức Mẹ rơi vào Giấc Ngủ Vĩnh Cửu. Chúng ta cũng vào chiêm niệm nhà thờ Gà Gáy, nhắc lại việc Thánh Phêrô 3 lần chối Chúa, viếng dinh Thượng tế Caipha với những bậc thang mà Chúa đã bước lên để đến trước mặt Capha chịu phán xét. Cảm động nhất là được viếng nhà giam Chúa Giêsu chờ ngày ra trước tòa Caipha – Có những giọt nước mắt của đoàn Hành hương thấm vào lòng đất xót thương Chúa Giêsu vô tội mà chịu khổ hình cũng là những giọt nước mắt ăn năn tội lỗi của chính mình đã phạm – Được biết thành Gierusalem cổ bị chia ra 4 khu vực: Vùng Tây Bắc thuộc Hồi giáo – Vùng Đông Bắc thuộc Do Thái giáo - Vùng Đông Nam thuộc người Armenia – và vùng Tây Nam thuộc Kitô giáo. Tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa và tâm thành nguyện cầu của mọi người, một ngày nào đó sự chia cách nầy sẽ được xóa bỏ và người dân khu phố cỗ Giêrusalem sẽ được chung sống trong tự do, hòa bình với tình Chúa và tình người.

Kết thúc ngày thứ 6 trong cuộc hành trình để khởi sự ngày thứ 7, 12/10/2015. Rất tiếc vì chiến sự và an ninh đoàn không thể đến viếng bức tường Than Khóc và ngắm 14 chặng đàng Thánh giá. Đoàn chỉ được đến viếng Thánh đường có Mộ Chúa nơi tầng hầm. Để vào được nơi Mộ Chúa Giêsu đoàn phải sắp hàng trong trật tự và yên lặng gần 3 giờ đồng hồ giữa hàng hàng lớp lớp người hành hương đủ các sắc dân., sau đó đoàn đến viếng nhà thờ Thánh Anna với nhà nguyện Đức Mẹ, căn phòng nơi Đức Mẹ sinh ra, rồi đến Ein Karem, nơi sinh của Thánh Gioan Tẩy Giả và sau cùng là viếng Thánh đường Đức Mẹ Thăm Viếng.

Sau 5 ngày rưởi hiện diện tại Đất thánh, ngày nào đoàn cũng được tham dự Thánh lễ do cha Linh hướng của đoàn dâng tại các nhà thờ hoặc nguyện đường mà đoàn được thăm viếng. Nhờ năng lực từ Mình Máu Chúa mà mọi người được nâng đỡ hồn xác an bình để cuộc hành hương được tiếp tục 2 ngày cuối cùng tại Ba Lan, quê hương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và của Thánh Nữ Faustina.

Đoàn hành hương rời Đất thánh lúc 3 giờ sáng ngày 12/10/2015, ra phi trường Tel Avie để đi Ba Lan. Đến Ba lan lúc 9 giờ sáng ngày 13/10/2015, dùng xe bus đi Czestochowa, quê hương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Paulo II, mất gần 4 tiếng đồng hồ. Sau cơm trưa, đoàn đến viếng nhà thờ Đức Bà Đen - Một nhà thờ thật đồ sộ và nguy nga được chạm trổ bằng vàng bạc - Sở dĩ được gọi là nhà thờ Đức Bà Đen vì được lưu giữ bức ảnh chân dung của Đức Mẹ mà Thánh sử Luca đã vẽ. Tương truyền Thánh sử Luca là một nhà văn, một nhà thơ, một thầy thuốc và cũng là một họa sĩ. Ngài đã vẽ chân dung Đức Mẹ khi trực tiếp đối diện với Đức Mẹ tại nhà Thánh Gioan Tông đồ, sau khi Chúa Giêsu chịu tử nạn. Sau đó bức ảnh bị thất lạc, đến năm 326 Thánh nữ Helena tìm thấy bức ảnh ở Giêrusalem và đã tặng bức ảnh nầy cho con mình là đại đế Constantin. Cũng vì chiến tranh nên bức ảnh lại bị thất lạc nhiều nơi, nơi nào lưu giữ bức ảnh của Mẹ cũng xảy ra nhiều phép lạ. Đến năm 1382 bức ảnh lại được tìm thấy và di dời về Czestochowa và được tôn kính trong 1 đền thờ. Đến năm 1430 nhà thờ bị cướp phá và 1 tên cướp dùng kiếm rạch bức ảnh mấy lần nhưng tên nầy bỗng ngà lăn xuống đất. Qua thời gian dài bức chân dung của Đức Mẹ bị phai mờ và nhất là bị khói của hương đèn bám vào nên bức ảnh Có Màu Đen như hiện nay. Do ảnh hưởng của các phép la nên người Ba Lan đã tôn kính và tuyên xưng Đức Bà Đen là Đấng bảo trơ của đất nước Ba Lan.

Đoàn hành hương
Sau khi viếng nhà thờ Đức Bà Đen đoàn đi về Krakaw, quê hương của Thánh nữ Faustina Kowalska, vị Thánh đã được chiêm niệm lòng thương xót của Chúa qua các luồng áng sáng tỏa ra từ Thánh Tâm Chúa, viếng mộ của Thánh nữ trong Vương cung Thánh đường dâng kính Ngài. Đặc biệt đoàn đã đến tham quan viện bảo tàng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Paulo II, nơi lưu giữ tất cả hình ảnh sinh hoạt của Ngài từ sinh thời đến lúc qua đời với tất cả kỹ thuật tối tân của thời đại kỹ thuật số. Ngày hôm sau 14/10/2015 đoàn đến tham quan quãng trường phố cổ, Vương cung Thánh đường thánh Mary, nhà thờ chính tòa Wawel và đến bảo tàng viện Hoàng gia Ba Lan thăm mộ các vua chúa từ thời xa xưa gồm 82 mộ trong các phòng ở tầng hầm có an ninh canh giữ, được chôn nổi trên mặt đất và bọc một loại đồng dặc biệt. Chiều tối cùng ngày đoàn lại phải ngược về Warsaw để sáng sớm hôm sau 15/10/2015 ra phi trường Warsaw về lại Hoa Kỳ, kết thúc 8 ngày hành hương. .

Chúng ta biết rằng người đi du lịch mang theo 2 con mắt để thưởng ngoạn vẻ đẹp của đất trời, của những kỳ công do con người kiến tạo. Chúng ta đi hành hương, chúng ta mang theo cả trái tim lẫn tâm hồn để học hỏi, để suy niệm những Dấu Tích ghi lại công cuộc Cứu Chuộc nhân loại của Thiên Chúa qua Thánh Tử Giêsu để từ đó sống trọn hão hơn trong đời sống đức tin và cùng nhau loan truyền niềm tin cho những người chưa biết, chưa tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa

Hy vọng cuộc Hành hương đã mang lại cho chúng ta nhiều hoa trái thiêng liêng, chúng ta cùng nhau dâng lên Chúa Lời Kinh Cám Tạ và cầu xin Ngài cho chúng ta biết thực thi Thánh Ý Ngài là mến Chúa, yêu người. Chúng ta cũng không quên gởi lời cám ơn đến cha Linh hướng đã chăm lo cho đoàn được hưởng nhờ những ơn ích thiêng liêng qua các Thánh lễ và các bí tích cùng cám ơn nhau qua những cảm tình, những giúp đỡ mà mọi người đã dành cho nhau..

Trên đường về đong đầy những kỹ niệm, nhiều thành viên trong đoàn ước mong trong tương lai gần sẽ được cha Linh hướng tổ chức một cuộc hành hương khác nữa để thăm viếng một nơi thánh nào đó… Hy vọng ước mong nầy sẽ trở thành sự thực trong một ngày không xa. Amen

Mynh Hứa, một thành viên của đoàn hành hương.

Tacoma WA. ngày 24/10/2015.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hồ Thu
Lê Trị
21:41 16/11/2015
HỒ THU
Ảnh của Lê Trị
Trông ngẩn ngơ
Đâu dật dờ
Hoàng hôn sương đã lững lờ
Hồ thu dạo bước tình cờ qua đây !
(Trích thơ của Nguyễn Tâm)