Ngày 18-11-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vương Quyền và Vinh quang
Lm Vũđình Tường
03:39 18/11/2020
Ngày lễ mừng kính Đức Kitô Vua, xin được nhấn mạnh hai điểm. Thứ nhất mọi tạo vật trên trời, dưới đất đều run sợ, phủ phục trước vinh quang Chúa; thứ hai Đức Kitô là vua toàn thể vũ trụ.

Trong ngày phán xét, Đức Kitô đến trong vinh quang. Thiên Thần Chúa quy tụ muôn dân, muôn nước trước Con Thiên Chúa. Mọi tạo vật đều run sợ, phủ phục trước vinh quang Con Thiên Chúa để nghe Ngài đưa ra phán quyết sau cùng. Điều này cho biết Đức Kitô là Đấng duy nhất có tiếng nói cuối cùng về cuộc sống trường sinh. Thần dữ là ma quỉ có sức mạnh, ảnh hưởng cám dỗ bao lâu con người còn hơi thở, còn bị chúng cám dỗ, mua chuộc. Chúng tung hoành, tác oai, tác quái khi con người cộng tác với chúng. Khi con người lìa cõi thế không còn khả năng cộng tác với chúng nữa. Chúng câm lặng trong ngày phán xét bởi chính chúng bị Thiên Chúa tuyên án phạt. Sức mạnh của thần chết xem ra có tiếng nói trên thân xác con người. Đây là một hiểu lầm rất lớn do ma quỷ ngụy tạo. Con người sinh ra trên mặt đất, con người sống hay chết, ngày giờ ra đi đều do quyền năng Thiên Chúa. Ngài cho người nào sống bao lâu nơi trần gian đều do Ngài quyết định. Việc ra đi, thời gian giã từ cõi thế của mỗi cá nhân đều nằm trong tay Thiên chúa. Thần chết tự nhận có tiếng nói đó. Thực ra chúng không có. Sau khi linh hồn lìa khỏi xác, giã từ trái đất, Đức Kitô là Đấng duy nhất đưa ra phán quyết thưởng, phạt, công minh về cuộc sống con người. Trước tôn nhan Thiên Chúa, mọi loài thụ tạo đều run sợ. Run sợ vì nhiều lí do. Thứ nhất, đây là đầu và cũng là lần cuối cùng mọi thụ tạo nhìn thấy Vinh quang Con Thiên Chúa. Thứ hai, Vinh Quang Chúa cao sang hùng vĩ vượt qua diễn tả của con người. Tựa như bình nhựa không thể đựng acid, mà phải là bình sành. Nhân loại không thể đón nhận vinh quang Thiên Chúa mà không run sợ, phủ phục bởi nhân loại không được tạo dựng để trực tiếp đón nhận vinh quang Chúa. Kinh nghiệm của các tông đồ trên núi thánh Khi Đức Kitô biến hình. Các ông không nhìn thấy vinh quang Chúa, chỉ nghe tiếng Ngài phán ra trên không trung như tiếng sấm gầm, các ông thấy khuôn mặt Đức Kitô sáng rực và áo Ngài trở nên tuyết trắng. Chính những biến đổi này khiến các ông run sợ, phủ phục, cúi mặt xuống mặt đất Mt 17,2.

Trong ngày phán xét, nhiều linh hồn vừa run sợ, vừa nhảy mừng, hoan ca, vui vẻ, vì ngày vinh quang đang đến để được kết hợp với Đức Kitô, Đấng mà họ một đời chuyên tâm trung thành. Cũng trong ngày đó một số vừa run sợ, vừa vỡ lẽ. Run rẩy, vỡ lẽ bởi giờ đây họ nhận biết tính kiêu căng, tự phụ, tự mãn đã lừa dối họ. Họ tự chọn từ chối sống theo hướng dẫn của Con Thiên Chúa. Họ tự chọn đặt í riêng họ lên trên í Chúa. Chính cái hiểu biết, sự khôn ngoan, thông thái của họ lừa dối, gạt gẫm họ đi đến tình trạng chối bỏ Một Thiên Chúa hiện hữu. Giờ phút này họ mới nhận biết sai lầm thì đã quá trễ. Sợ hãi dồn dập tâm hồn họ như những cơn sóng, cơn sau mạnh hơn cơn trước, áp đảo tâm thần họ, xô lấp tâm can, vùi dập cuộc đời họ. Nơi trần thế có thời họ lập mưa dìm người nọ. Họ tạo gió, đè người này. Họ lập mưu ép người kia. Giờ đây chính họ nhận hậu quả do họ gây nên cho tha nhân, tác oai, tác quái trên đồng loại. Nạn nhân của họ được Đức Kitô đón vào Thiên quốc. Trong giây phút họ biết rõ bạc phận, vô phước đời họ gây nên. Con Thiên Chúa cũng không đáp ứng lời họ khóc than, bởi trước đó họ từng từ chối tiếng khóc than, kêu oan của tha nhân. Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta Jn 10. Họ từ chối nghe tiếng gọi Chủ Chiên. Họ chọn cuộc sống hoang dại, vì thế họ bị từ chối vào chung đàn chiên. Họ sống ngoài chuồng chiên và lang thang vào vùng tăm tối.

Đức Kitô an ủi chiên Ngài. Bởi các ngươi đã trung tín rong việc nhỏ Mt 25,12. Sống đời sống cố gắng phục vụ tha nhân, trở thành nhân chứng tình yêu Thiên Chúa. Giờ đây Kitô hữu vào hưởng cuộc sống trường sinh, tràn đầy hạnh phúc, Hãy vào hưởng gia nghiệp Cha Ta đã dành sẵn cho các ngươi từ thuở tạo thiên, lập địa c.3. Nơi trần thế Kitô hữu sống cho Thiên Chúa nhiều hơn cho chính họ. Kitô hữu làm cho giáo huấn của Đức Kitô sống động trong đời sống tha nhân. Đức Kitô trao cho Kitô hữu trách nhiệm chăm sóc kẻ ốm đau, nâng đỡ người già cả, an ủi kẻ sầu khổ và thăm viếng kẻ ốm đau. Kitô hữu đã hoàn thành trách nhiệm trao phó. Trách nhiệm mà khi còn tại thế Chính Đức Kitô thực hiện điều đó và Kitô hữu nối tiếp tốt đẹp công việc Ngài khởi sự. Giờ đây Kitô hữu vào hưởng phúc trường sinh, nơi không còn lệ rơi; tang thương bỏ lại trần gian; đau khổ bị tiêu diệt. Thay vào đó là hoà bình vĩnh cửu, tình yêu chan hoà.

Điểm thứ hai. Chúng ta có thể khẳng định Đức Kitô không phải chì là vua cho một thiểu số, cho dân riêng Chúa. Đức Kitô là vua toàn thể vũ trụ. Điều này được xác định bởi Ngài có toàn quyền trên trật tự thiên nhiên. Ngài ra lệnh cho sóng biển êm dịu và chúng vâng phục Ngài Mt 14. Ngài ra lệnh cho gió bão êm lại và chúng liền vâng phục. Đối với bệnh tật và các chứng nan i, bất trị. Ngài lên tiếng là chúng biến mất, bệnh nhân lành như chưa hề mắc bệnh. Người què đi được, câm ca hát, điếc nghe tiếng chim hót đầu ngành, mù thấy mặt trời mọc và kẻ chết sống lại. Ma quỉ trông thấy bóng dáng Ngài chúng than trách sợ bị tiêu diệt Mt 8,29. Ngài phá tan xiềng xích tội lỗi trói buộc con người. Mọi quyền lực, sức mạnh trong vũ trụ đều phủ phục dưới chân Ngài. Vua vũ trụ kêu gọi các môn đệ học từ Ngài để trở nên công chính. Công chính trong lời nói, công chính trong hành động. Công chính bắt nguồn từ lối sống khiêm nhường, phục vụ khiêm nhường bằng các hành động nhỏ mọn, tầm thường. Việc tầm thường đến độ môn đệ không nhận ra, khi họ thực hiện điều đó cho tha nhân chính là thực hiện điều đó cho chính Đức Kitô Mt 11,29. Điều đó thành sự thực bởi chính Đức Kitô đồng hoá Ngài với kẻ hèn mọn, nghèo hèn, kẻ vô gia cư, kẻ xã hội làm ngơ. Cuộc sống trần thế Đức Kitô hiểu rõ điều đó. Ngài bị chối bỏ, bị xua đuổi, thành dân tị nạn, bị đói khát ngay cả trong giờ chết. Những ai tự chọn sống theo í riêng sẽ không thể sống chung với những ai chọn sống theo í Chúa. Chọn sống yêu thương, theo í Chúa sẽ được Chúa yêu thương; chọn sống theo í riêng sẽ sống trong đêm đen.

TiengChuong.org

Power And Glory

There are two points to reflect upon on the feast of Jesus Christ, King of the Universe: All mortals should tremble before the Divine, and Jesus is King of the universe.

1- Jesus said to His disciples, on that day, 'The Son of Man comes in His glory' v.31. His angels assembled all people to hear His final word, all trembling before the Lord, because this is the only time all mortals are facing Jesus' glory. The trembling caused by Jesus' glory was so great that it shook all mortals' spirits. Mortals are not made to see the Divine face to face. This echoes what Jesus' apostles experienced up in the mountain, when they saw Jesus transfigured. They heard God's voice like thunder in the sky. They saw Jesus' face and His clothes were shining like morning sunrise, and that made them face down in fear Mt 17,2.

On the judgment day, many will be pleased and filled with great joy, waiting to unite with Jesus. Others will tremble and be saddened. Fearful sadness cripples the spirits of those who choose to follow, not God, but their own will. It will be a bit late to recognize their knowledge has deceived them. They denied the existence of God. Waves of fear invade their hearts, because in a few moments Jesus will decide their fate once and forever because they refused to listen to His voice. The sheep listened to the Shepherd's voice; they know Him and He knows them, John 10. Goats were left outside the gate and wandered aimlessly in the dark. Jesus addresses His sheep. They are blessed by the Father, because they 'had been faithful in small things' Mt 25,21. They lived a life trying to do God's will in serving others. They were faithful to God, becoming agents of God's love and mercy. They now enter God's kingdom, that 'the Father has made for them since the foundation of the world' v. 35. While on earth they lived for the Lord more than for themselves. They tried to make Jesus' words alive for others. To them, Jesus entrusted the mission of caring for the sick, feeding the hungry, visiting the lonely, and dressing the naked. They did their job well. They surrendered their own will to adopt God's will as their own to show God's love, mercy and peace. They are now filled with great joy because the times of tears, mourning, and hunger are declared dead in God's kingdom.

2- We are certain, Jesus is King of the entire universe. We know all forces submitted to Jesus. He had the power to control the force of nature. He quieted the angry sea Mt 14. He calmed the wind by a single command. Sickness and deceases listened to Him. Devils were scared of Him. Mt 8,29. He destroyed forever the power of sin and death. The King of the universe subdued all powers under His feet. The King of the universe demanded His disciples learn from Him, to serve with humble spirit. Mt 11,29. He asked them to do simple and small things for others. It is so simple, that the disciples failed to see the connection that what they did for others, they did for Christ. Jesus identified himself with the poor, the needy and voiceless. He himself had personal experience of these situations when he was on earth. Those who chose to do their own will, not God's, would not be happy to be in the company of those who once were their slaves and servants.
 
Thứ Năm 19/11: Thiên Chúa luôn viếng thăm ta. Suy Niệm của Lm. Giuse Nguyễn Xuân Hiếu, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
05:12 18/11/2020

Phúc Âm: Lc 19, 41-44

"Chớ chi ngươi hiểu biết sứ điệp mang hoà bình lại cho ngươi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu đến gần Giêrusalem, trông thấy thành thì Người khóc thương thành ấy mà rằng: "Chớ chi hôm nay ngươi hiểu biết sứ điệp mang hoà bình lại cho ngươi! Nhưng giờ đây, sứ điệp ấy bị che khuất khỏi mắt ngươi. Vì sẽ đến ngày quân thù đắp luỹ bao vây ngươi, xiết chặt ngươi tứ bề. Chúng sẽ tàn phá ngươi bình địa, ngươi cùng con cái ở trong thành. Chúng sẽ không để lại hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết giờ ngươi được thăm viếng".

Ðó là lời Chúa.
 
Được gọi để ngợi khen
Lm. Minh Anh
10:38 18/11/2020
ĐƯỢC GỌI ĐỂ NGỢI KHEN
“Thánh, Thánh, Chí Thánh”.

Kính thưa Anh Chị Em,

Bài đọc Khải Huyền hôm nay cho chúng ta thoáng thấy vương quyền uy nghi của Thiên Chúa; ở đó ngày đêm vọng tiếng chúc khen, “Thánh, Thánh, Chí Thánh”; Tin Mừng nói đến những nén bạc được ông chủ trao cho các gia nhân mà họ phải sinh lợi. Vì thế, được gọi để nhận, được gọi để trao; đồng thời, ‘được gọi để ngợi khen’ cũng có thể là chủ đề của phụng vụ Lời Chúa hôm nay.

Trong một thị kiến, Gioan đã nhìn thấy ngai toà Thiên Chúa thánh thiện, rực rỡ và huy hoàng; ở đó, hai mươi bốn vị bô lão cúc cung bái quỳ, các con vật sấp mình thờ lạy, ngày đêm không ngớt tung hô, “Thánh, Thánh, Chí Thánh”. Đó là thiên đàng đáng mơ ước, vì chúng ta không chỉ được gọi để nhận, để trao nhưng còn ‘được gọi để ngợi khen’ dưới đất hôm nay và mai ngày trên trời.

Như ông chủ giao cho gia nhân mình mỗi người một nén bạc, Thiên Chúa cũng trao cho mỗi chúng ta mỗi người một nén; và như thế, chúng ta là những người được gọi để nhận. Từ Thiên Chúa, chúng ta nhận lãnh sự sống, đức tin, Thánh Thần và các tài năng; chúng ta nhận lãnh Lời Chúa, các nhân đức và cả những ân sủng từ ngày được rửa tội cho đến hôm nay; mỗi ngày, chúng ta đang tiếp tục lãnh nhận để lớn lên trong ơn nghĩa Chúa như những con cái rất yêu dấu của Người.

Hành trình cuộc đời mỗi người là hành trình lãnh nhận nhưng cũng là một hành trình trao ban, sinh lợi cho Thiên Chúa. Bậc cha mẹ sinh lợi trong đời sống gia đình; bậc tu trì sinh lợi trong đời dâng hiến; mỗi người mỗi cách, chúng ta làm sáng danh Chúa trong bổn phận. Và như thế, ơn gọi của chúng ta không chỉ là để nhận nhưng còn là để trao mỗi ngày. Chúa muốn chúng ta như những ngọn đèn cháy sáng chiếu soi mọi người, chứ không phải là ngọn đèn đặt dưới đáy thùng. Chúa không chấp nhận việc chúng ta co cụm, ích kỷ, giữ lấy cho mình nén bạc nhưng biết làm lợi nó bằng cách trở nên những cánh tay, những đôi chân của Chúa; đem khả năng, tri thức, lòng đạo đức và những gì chúng ta có để trao tặng lại cho người chúng ta được trao phó. Nếu để những vốn liếng này mai một, ngày kia, Chúa sẽ hỏi tội chúng ta. Như thế, chúng ta ngợi khen Chúa trong bổn phận mình để ngày kia trên thiên quốc, cùng với triều thần thánh, chúng ta chung tiếng tung hô Người đến muôn đời, “Thánh, Thánh, Chí Thánh” đúng với ơn gọi của mình, ‘được gọi để ngợi khen’.

Tỷ phú Howard Hughes sở hữu nhiều máy bay, khách sạn và sòng bài… qua đời trong một nhà xác. Người thân gần nhất của ông được yêu cầu đến nhận thi hài; anh thốt lên, “Đây có phải là Hughes không?”. Mười lăm năm cuối đời là một người nghiện ma túy, Hughes quá yếu để có thể tự chích thuốc phiện cho mình. Vinh dự duy nhất ông nhận được là khoảnh khắc im lặng trong các sòng bài của ông. Tạp chí Time viết, “Cái chết của Howard Hughes được tưởng niệm ở Las Vegas, các sòng bài chìm trong phút im lặng. Các bà nội trợ đứng ngồi không yên, ôm chặt những chiếc cốc đầy tiền xu ở máy kéo; trò chơi xì tẩy tạm dừng; trên những chiếc bàn, những người đánh gậy nhét xúc xắc vào chiếc đũa gỗ của họ. Sau đó, một ông chủ, mặt rất hầm hố nhìn đồng hồ, nghiêng người về phía trước và thì thầm, “Được rồi, hãy tung xúc xắc. Anh ấy đã có một phút của mình”.

Anh Chị em,

Chúng ta may mắn hơn tỷ phú Hughes nhiều, nén bạc Thiên Chúa trao cho chúng ta không phải là tài sản kếch sù như ông, nhưng nén bạc chúng ta được trao có tên Giêsu, Ngài đã sống và chết cho chúng ta; mỗi ngày chúng ta lớn lên trong Ngài, trong ân sủng Thánh Thần của Ngài. Cùng Chúa Giêsu chúng ta sinh lợi cho vinh quang Thiên Chúa mỗi ngày; cùng Ngài, chúng ta chết đi cho tội lỗi, chấp nhận rủi ro khi mục nát, khi cho đi, để mang ơn cứu độ cho mình và cho thế giới. Và như thế, chúng ta ngợi khen Thiên Chúa đúng như ơn gọi của mình, ‘được gọi để ngợi khen’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ước chi mỗi ngày sống của con là một ngày hân hoan trong Chúa, khi con làm mọi sự đẹp lòng Chúa và như thế, con đang nên thánh, đang ngợi khen Chúa mỗi ngày; để ngày kia, trên thiên quốc, cùng muôn thần thánh, con ngợi khen Chúa đến muôn đời; tạ ơn Chúa, con đang sống ơn gọi của con, con ‘được gọi để ngợi khen’, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:20 18/11/2020

26. Con nên nhớ, ngay cả một câu tào lao cũng đều bị phán xét, thì nhất định con sẽ không lấy làm đau khổ khi tĩnh lặng.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 18/11/2020
85. SỢ NHẤT LÀ BỊ BẮT TẠI CHỖ

Có hai đạo sĩ ngồi trước cổng cùng nhau uống rượu, thấy tri phủ và quan huyện ngồi kiệu đi ngang qua, nhưng hoàn toàn phớt lờ.

Một lúc sau, quan tư đạo lại ngồi kiệu đi ngang qua, họ vẫn cứ như là bàng quan không biết gì cả, vẫn ngồi uống rượu.

Lại một lúc sau, quan tuần phủ đi qua, họ vội vàng đi vào bàn bên trong ngồi xuống ẩn núp. Có người hỏi tại sao như thế, họ liền trả lời:

- “Ông tuần quan này chuyên môn đi bắt trộm và cường đạo đó mà !”

(Thời Hưng tiếu thoại)

Suy tư 86:

Ngày xưa cũng như ngày nay đều có đạo sĩ giả và đạo sĩ thật, hai đạo sĩ trên đây không trốn quan tri phủ, không trốn quan huyện và cũng không trốn quan tư đạo nhưng lại trốn quan tuần phủ, bởi vì đây là hai đạo sĩ giả đã thông đồng với các quan lớn để làm tiền những người mộ đạo, nhưng quan tuần phủ là người chuyên bắt trộm và dẹp các tệ nạn xã hội nên hai ông đạo sĩ giả này phải sợ.

Giả thì nhất thời, thật thì lâu dài.

Nhưng cũng có người lấy thật làm giả, đó là những người làm quan thật, nhưng không làm quan thật mà chỉ thích ăn hối lộ và tham nhũng; đó là những người có đạo nhưng không thực hành những điều đạo dạy; đó là những người đã lãnh bí tích Rửa Tội làm con cái của Thiên Chúa, nhưng không sống như là con của Thiên Chúa. Những người này lấy cái thật của mình làm cái giả để lừa chính bản thân của mình và người khác, họ không sợ ai cả -kể cả Thiên Chúa- khi họ được “lên voi”, và họ sợ luôn cả cái không đáng sợ khi họ bị “xuống chó”, đó là vì họ đã lấy cái thật chân chính của mình làm cái giả.

Dù là đạo sĩ thật nhưng hành động không như chức phận của đạo sĩ thì cũng phải sợ quan tuần phủ, bởi vì cái áo không làm nên thầy tu...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chúng tôi muốn có Thánh lễ: Người Công Giáo ở Pháp phản đối lệnh cấm thờ phượng nơi công cộng
Đặng Tự Do
17:00 18/11/2020


Những người Công Giáo ở Pháp đã tụ tập bên ngoài các nhà thờ ở nhiều thành phố vào cuối tuần qua để kêu gọi chính phủ cho phép họ tham dự Thánh lễ trong thời gian cách ly toàn quốc.

Các cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp nước Pháp, bao gồm ở Nantes, Strasbourg, Bordeaux, Rennes và Versailles, ngày 14 và 15 tháng 11. Một cuộc biểu tình vào hôm Chúa Nhật ở Paris trước Nhà thờ Saint-Sulpice đã bị cảnh sát ngăn chặn sau khi chính quyền cho rằng nó vi phạm một lệnh chống lại việc cầu nguyện trên đường phố.

Với các biện pháp phòng chống coronavirus trong đợt bùng phát thứ hai, tất cả các cuộc tụ họp tôn giáo công cộng trên khắp đất nước, bao gồm cả các Thánh lễ công cộng, đã bị đình chỉ cho đến ít nhất là ngày 1 tháng 12. Tất cả các cơ sở kinh doanh không thiết yếu, bao gồm cả các nhà hàng, đều bị đóng cửa, nhưng các trường học vẫn được mở cửa.

Một kháng nghị pháp lý của Hội đồng Giám mục Pháp đã bị Hội đồng Nhà nước bác bỏ vào ngày 7 tháng 11. Các giám mục đã lập luận rằng việc cấm các Thánh lễ công cộng vi phạm quyền tự do thờ phượng.

Tại các buổi tụ họp ngoài trời, người Công Giáo hát thánh ca và lần hạt dưới sự giám sát nghiêm nhặt của cảnh sát.

Những người Công Giáo biểu tình cầm các bích chương và các tấm bảng ghi “Chúng tôi muốn Thánh lễ” và “Chúa là Vua”.

Ở Nantes, gần 300 người đã đứng dưới mưa trước bức tượng của Đức Trinh Nữ Maria vào ngày 15 tháng 11 và hô vang: “Hãy trả lại cho chúng tôi Thánh lễ”.

“Thông thường chúng tôi được tham dự thánh lễ vào sáng Chủ Nhật này. Nhưng chúng tôi không còn quyền đó. Chúng tôi bị tước quyền này lần thứ hai,” Marc Billig, một trong những người tổ chức cuộc biểu tình ở Nantes, nói với truyền thông địa phương.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin đã gặp các đại diện tôn giáo vào ngày 16 tháng 11 sau khi các giám mục Pháp đề xuất tái tục các thánh lễ với số lượng người tham dự giới hạn ở mức 30% sức chứa của mỗi nhà nhà thờ. Nhật báo Le Monde của Pháp đưa tin ngày 16/11 rằng các hạn chế hiện tại dự kiến sẽ không được dỡ bỏ cho đến đầu tháng 12.

Phản ứng của các Giám Mục Pháp đối với phong trào “On veut la messe”

Trong một số giáo phận, các giám mục kêu gọi người Công Giáo không nên tập trung bên ngoài để phản đối các biện pháp phòng chống coronavirus.

“Hãy kiên nhẫn,” Đức Cha Michel Dubost, Giám Quản Tông Tòa của Lyon, cho biết hôm 13 tháng 11.

“Chúng ta đừng tụ tập với nhau, cả bên ngoài hay bên trong nhà thờ, và hãy thể hiện khả năng tôn trọng những khuôn khổ được trao cho chúng ta vì sức khỏe cộng đồng,” Đức Cha Dubost nói.

Châu Âu hiện đang trải qua làn sóng thứ hai về các ca nhiễm coronavirus, khiến Ái Nhĩ Lan và Anh buộc phải đóng cửa và đình chỉ các thánh lễ công cộng, trong khi Ý và Tây Ban Nha đã thực hiện các hạn chế và lệnh giới nghiêm trong khu vực.

Đã có hơn 1.9 triệu ca nhiễm coronavirus ở Pháp trong năm nay, dẫn đến cái chết của 42,603 người, theo Trung tâm Nghiên cứu Johns Hopkins Coronavirus.

Các cơ quan y tế Pháp báo cáo ngày 15 tháng 11 rằng số lượng bệnh nhân COVID-19 trong các khoa chăm sóc đặc biệt, gọi tắt là ICU, đã giảm kể từ khi Pháp thực hiện các biện pháp cách ly, nhưng những bệnh nhân này vẫn chiếm 96% số giường ICU của nước này.

Đáp lại lời kêu gọi của các giám mục Pháp, một thẩm phán đã quy định rằng các nhà thờ vẫn có thể mở cửa trong thời gian cách ly và người Công Giáo có thể đến nhà thờ gần nhà bất kể khoảng cách bao xa nếu họ mang theo giấy tờ cần thiết. Các linh mục cũng sẽ được phép đến thăm anh chị em giáo dân tại nhà của họ và các tuyên úy có thể đến thăm các bệnh viện.

Đám cưới Công Giáo có thể diễn ra với tối đa sáu người và đám tang không quá 30 người tham dự.

Đây là tuần thứ hai diễn ra các cuộc biểu tình của Công Giáo tại một số thành phố của Pháp. Vào ngày 8 tháng 11, hơn 500 người Công Giáo đã tập trung trước các nhà thờ chính tòa ở cả Nantes và Versailles, theo hãng tin RTL của Pháp.

“Họ hát thánh ca, lần chuỗi Mân Côi, kéo dài một giờ”, Đức Cha Bruno Valentin, Giám Mục Phụ Tá của Versailles, nói với AFP.


Source:Catholic News Agency
 
Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô thúc đẩy: Những người trẻ chống lại sự bất bình đẳng
Thanh Quảng sdb
18:15 18/11/2020
Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô thúc đẩy: 'Những người trẻ chống lại sự bất bình đẳng'

Cô Valentina Rotondi, một nhà khoa học xã hội được đào tạo chuyên ngành kinh tế ứng dụng và thực dụng, là thành viên của Ban Tổ chức cuộc Hội thảo về "Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô" chia sẻ về mục tiêu dài hạn và kỳ vọng của cô đối với cuộc hội thảo này.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Cuộc Hội thảo gần đến hồi kết thúc

Vào thứ Năm ngày 19 tháng 11, cuộc hội thảo về chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô bắt đầu khởi động 12 ngôi làng chuyên đề “EoF” sẽ áp dụng các chủ đề chính liên quan đến một mô hình kinh tế mới và công bằng hơn.

Công việc chuẩn bị đã được tiến hành kể từ khi cuộc Hội thảo được Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập vào năm 2019. Vào thời điểm đó, Đức Thánh Cha yêu cầu các nhà kinh tế và những người trẻ chia sẻ những ý tưởng về một mô hình kinh tế khác, một nền kinh tế tập chú hơn đến những người nghèo khổ cùng đinh trong xã hội, chứ không chỉ tập trung vào việc gia tăng của cải vật chất.

Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô được thảo luận và trao đổi trực tuyến, vì những cản trở của cơn đại dịch coronavirus toàn cầu, dự kiến diễn ra trong ba ngày hội thảo trên web và được phát trực tuyến trên kênh YouTube của ban tổ chức.

Hội nghị có sự tham gia của các diễn giả quốc tế, bao gồm ông Muhammad Yunus, người đoạt giải Nobel và các nhà kinh tế và chuyên gia như Kate Raworth, Jeffrey Sachs, John Perkins, Vandana Shiva, Stefano Zamagni, Mauro Magatti, Juan Camilo Cardenas, Jennifer Nedelsky, Sơ Cécile Renouard cũng như nhiều doanh nhân và các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu của thế giới.

Trong số các thành viên của Ban Tổ chức của buổi Hội thảo này có cô Valentina Rotondi, một nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Đại học Oxford và Đại học Supsi ở Lugano.

Cô Valentina, cũng là người đang điều phối làng “CO2, mô hình một làng bình đẳng”, nói với đài Vatican về cách cô ấy tham gia vào “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô” và về những hy vọng cũng như kỳ vọng lâu dài của cô đối với chủ thuyết này.

Trong cuộc phỏng vấn này, cô Valentina Rotondi chia sẻ: “Đây là một món quà, khi cô nhớ lại lúc cô gửi đơn xin việc với một tâm trạng không có hy vọng cô sẽ được nhận vào làm việc như một thành viên của Ban Tổ chức Trung ương của Đức Phanxicô, nơi cô đã trực tiếp tham gia và giúp đỡ nhiều người trẻ khác trên thế giới tham gia vào cuộc hội thảo học hỏi này.

Một sự kiện chưa từng có

Cô Valentina cho hay việc này là “hoàn toàn mới mẻ và sáng kiến mới” trong các lĩnh vực khoa học xã hội, kinh tế và kinh tế học ứng dụng.

Cô nói: “Tôi xác tín rằng Chủ thuyết Kinh tế này sẽ thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về nền kinh tế của mình, cách chúng ta nghĩ về những người sống trong nền kinh tế của chúng ta,” và về cách chúng ta có thể thay đổi mô hình kinh tế đang gây ảnh hưởng xấu trên rất nhiều người khắp thế giới này!

Cô Valentina cho biết trong ba ngày này, cô sẽ điều phối các buổi hội thảo, đặc biệt buổi hội thảo có sự tham gia của các kinh tế gia hàng đầu thế giới như Kate Rawarth và John Perkins, cùng với 12 thanh niên từ khắp nơi trên thế giới, những người đã cống hiến cuộc đời góp phần vào Chủ thuyết Kinh tế của đức Phanxicô.

“Và sau đó tôi sẽ lắng nghe, lắng nghe sự đóng góp của những yếu nhân khác trên khắp thế giới, những người này là những người trẻ đang cố gắng thay đổi nền kinh tế ở các quốc gia của họ và của thế giới nói chung” cô nói.

Tất nhiên, cô ấy nói, di sản của của cuộc học hỏi này phải được tồn tại và phải có được những tác động hiệu quả, cho nên cô Valentina mô tả ba ngày này là "một sự kiện trung gian" vì nó xuất phát đi từ những công việc khó khăn lúc ban đầu và sẽ được tiếp nối trong những năm tới.

Một quá trình đa diện

Cô Valentina giải thích “Đây là một quy trình dựa trên nhiều tiêu đề khác nhau: có những người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và xuất bản, có những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và các doanh nghiệp mới, và có những người làm việc trong các dự án cộng đồng”.

Cô ấy nói thêm: Mỗi người tham gia, bây giờ có một nhiệm vụ nhằm mang lại kết quả cụ thể trong những tháng ngày tới.

Ví dụ, tại làng “Bất bình đẳng CO2” mà cô đang điều phối, có một số người từ Argentina, Peru và Ý đang làm việc để xây dựng những nơi mà trẻ em có thể đến và tìm hiểu về sự bất bình đẳng và cách giải quyết những bất bình đẳng này trong cuộc sống hàng ngày của các em!

Một quan điểm mới cho việc đào tạo kỹ thuật này của cô Valentina là mỗi học viên, tham gia sâu rộng vào cuộc sống trong thời gian đại học, lúc nghiên cứu các mô hình và nguyên tắc mới trong nhiệm vụ cung cấp các giải đáp thay thế cho các hệ thống bất công! Cô nói, một trong những hy vọng của cô là thành quả của Chủ thuyết Kinh tế của đức Phanxicô sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy của các đại học.

Cô cho hay: “Tôi sẽ đưa các nguyên tắc của cuộc Học hỏi này cùng với các nghiên cứu của cô, cũng như cố gắng thiết lập một số khóa học cụ thể liên quan đến “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô”.

Đức Thánh Cha Phanxicô

Cô Valentina cho biết sự đóng góp của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc Hội thảo này là những đóng góp rất cơ bản.

“Trước hết, đóng góp của ĐTC là kêu gọi những người trẻ hãy tin tưởng vào trí tuệ và khả năng của họ trong việc suy nghĩ về tương lai và tin tưởng vào sự nhiệt tâm của họ” cô nói.

Sau đó, cô kết luận, các tài liệu của ĐTC - những Thông điệp, Tông Huấn và Tự sắc v.v… - là nền tảng cho Chủ thuyết Kinh tế của đức Phanxicô và các tài liệu ấy cung cấp khuôn khổ để chúng ta có thể xây dựng một nền kinh tế mới.
 
Một chính quyền Biden sẽ bỏ thí người già cho chết trong vụ Covid?
Trần Mạnh Trác
20:57 18/11/2020
Mặc dù chưa chính thức thắng cử, người ta đã thấy phe Dân chủ bận rộn tranh giành các ghế quyền lực trong một chính quyền mới cuả ông Biden, nhất là các nhân vật cấp tiến theo chủ thuyết xã hội như Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, I-Vt, và Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez (AOC), D-N.Y.

Việc ai sẽ nhận ghế bộ trưởng nào thì còn tuỳ thuộc vào sự phê chuẩn cuả Thương viện, mà có vẻ như với một Thượng viện chia hai một cách ngang ngửa như bây giờ, thì những nhân vật ‘siêu tả’ sẽ không dễ dàng lọt qua.

Tuy nhiên có những ghế mà ông Tổng thống có quyền bổ nhiệm một cách tự do theo ý mình, thí dụ như những chức vụ hành chính hoặc chính trị thuộc quyền cuả phủ tổng thống, trong đó có một chức vụ cao cấp là cố vấn cho Ủy ban Đặc nhiệm đương đầu với đại dịch Covid.

Ông Biden đã nhanh chóng bổ nhiệm vào chức vụ cố vấn Covid đó (tuy vẫn phải chờ cho tới ngày 20 tháng 1 năm sau thì mới bắt đầu) một nhân vật từng bị phê bình là ‘vô nhân đạo’, đó là bác sĩ Ezekiel Emanuel.

Ông này từ lâu đã chủ chương những người già trên 75 tuổi thì không đáng sống nữa. Mới đây năm ngoái (2019) ông còn giải thích thêm là những người già nặng nề này đang phải sống một cuộc sống phần lớn vô nghĩa, ông sẽ thận trọng làm tất cả những gì để tránh cho ông phải sống như họ quá lâu: bắt đầu với số tuổi 75, ông sẽ từ chối các phương pháp điều trị hoặc can thiệp để bảo toàn sức khỏe.

Như vậy thì kể từ ngày 20 tháng 1 tới, có thể những người già trên 75 tuổi sẽ bị bỏ thí cho chết vì Covid ư? Chúng tôi xin phỏng dịch bài bình luận sau đây cuả bà Tiến Sĩ Jennifer A. Frey, giáo sư Triết, và cũng từng dạy học cho Bs. Ezekiel Emanuel. Bài viết đăng trên tạo chí America, the Jesuit review (cuả dòng Tên Mỹ) với tựa đề là


If you value the elderly, you should be alarmed by Biden’s Covid task force appointment

Jennifer A. Frey

Ngày 17 tháng 11 năm 2020

Trong vòng vài ngày sau khi tuyên bố là người chiến thắng cuộc đua tổng thống, Tổng thống đắc cử Joseph R. Biden Jr đã tập hợp một đội đặc nhiệm coronavirus, theo lời của ông, “để giúp định hình cách tiếp cận của tôi là kềm hãm sự gia tăng các ca nhiễm trùng; đảm bảo có vắc xin an toàn, hiệu quả và được phân phối hiệu quả, công bằng và miễn phí; và bảo vệ các thành phần dân chúng có nguy cơ cao.”

Đây không phải là một điều đáng ngạc nhiên; nó là một trong những lời hứa quan trọng trong chiến dịch tranh cử của ông, đó là xây dựng một chiến lược Covid-19 có tầm vóc quốc gia dựa vào những chuyên môn về y tế cộng đồng, để cuối cùng sẽ kiểm soát được đại dịch chết người này.

Thành phần dân số có nguy cơ tử vong cao nhất vì Covid-19 là những người cao tuổi. Do đó, điều đáng báo động là Tổng thống đắc cử Biden đã chọn Tiến sĩ Ezekiel Emanuel là một người đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn chính sách quốc gia với tư cách là thành viên trong đội đặc nhiệm Covid-19.

Mặc dù Bác sĩ Emanuel chắc chắn là một chuyên gia có uy tín - một bác sĩ và nhà triết học chính trị được đào tạo tại Harvard, một nhà nghiên cứu chuyên sâu về đạo đức y tế và là chủ tịch hiện tại của Bộ môn Đạo đức Y tế và Chính sách Y tế tại Đại học Pennsylvania – nhưng ông ta phải bị loại ra khỏi vòng đặc nhiệm này vì thái độ của ông đối với người già và người tàn tật.

Là một triết gia về đạo đức học, người đã từng dạy bác sĩ Emanuel trong các khóa học đạo đức y khoa tại Đại học Nam Carolina, tôi cảm thấy thất vọng trước sự lựa chọn của ông Biden.

Bác sĩ Emanuel được biết đến rộng rãi vì thái độ coi thường người già và người tàn tật. Trong một bài báo năm 2014 trên tờ The Atlantic, có tiêu đề rất khiêu khích, “Tại sao tôi hy vọng sẽ chết ở tuổi 75”, ông mô tả những người cao tuổi “không còn được coi là hăng hái và nhanh nhẹn nhưng đã yếu ớt, kém hiệu quả và thậm chí là đáng thảm hại”; do đó ông ta không muốn đứng trong hàng ngũ của họ quá lâu. Lập luận cơ bản của ông là thế này: Do những tiến bộ của y học và công nghệ, nhiều người Mỹ đang sống lâu hơn trước đây. Bác sĩ Emanuel đặt câu hỏi liệu tuổi thọ mới này có tích cực hay không vì những năm già của chúng ta có nhiều khả năng bị tàn tật và mất chức năng. Bác sĩ Emanuel bày tỏ sự kinh hãi đặc biệt trước viễn cảnh bị kém nhận thức, mà ông mô tả "là điều đáng sợ nhất trong tất cả các điều đáng sợ."

Khi chúng ta trở nên già yếu và phụ thuộc, Bác sĩ Emanuel đặt câu hỏi liệu “việc tiêu dùng của chúng ta có xứng đáng với sự đóng góp của chúng ta hay không”. Đối với Bác sĩ Emanuel, có vẻ như, một cuộc sống con người chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó có năng suất và sáng tạo; trong khi trẻ em là những người còn có tương lai lao động, thì những người già chỉ đơn giản là đã qua lứa tuổi thanh xuân.

Ngay cả khi bị chỉ trích một cách rộng rãi, Bác sĩ Emanuel đã không kiềm chế lập trường của mình. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2019, ông được hỏi về những người cao tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh và thích các hoạt động như đi bộ đường dài, dành thời gian cho gia đình hoặc tham gia vào các sở thích thú vị.
Đáp lại, Bác sĩ Emanuel than thở rằng “khi tôi nhìn những gì những người đó 'làm', hầu như tất cả những việc đó là một thứ chơi bời. Đó không phải là công việc có ý nghĩa ”. Ông tiếp tục kết luận rằng nếu cuộc đời của một người dành cho những hoạt động như vậy thì “có lẽ không phải là một cuộc sống có ý nghĩa”.

Đối với Bác sĩ Emanuel, có vẻ như, cuộc sống con người chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó hoạt động hiệu quả và sáng tạo.

Những thái độ như vậy đối với người cao tuổi là vô nhân đạo bởi vì nó là một sự tự lừa dối sâu sắc. Như nhà triết học Alasdair MacIntyre đã lập luận một cách mạnh mẽ trong cuốn sách ‘Những động vật có lý tính phụ thuộc’ (Dependent Rational Animals), con người chúng ta về cơ bản thì không độc lập hay tự chủ. Ngược lại, chúng ta chỉ có thể đạt được tiềm năng của mình trong các cộng đồng mà chúng ta có thể phụ thuộc vào sự chăm sóc và giúp đỡ của người khác. Sự phụ thuộc này đặc biệt thể hiện ở đầu và cuối cuộc đời của chúng ta, là những khi chúng ta dễ bị tổn thương và yếu đuối nhất. Nhưng ngay cả trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc đời, chúng ta cũng cần những mạng lưới phụ thuộc giúp chúng ta có thể phát triển. Dù là được thành tựu như hiện tại, Bs. Ezekiel Emanuel đã không hoàn toàn tự mình hình thành ra mình, và những thành công hiện tại cũng không phải hoàn toàn là của riêng ông ấy.

Khi chúng ta thừa nhận tính dễ bị tổn thương và sự phụ thuộc lẫn nhau của loài người — thì chúng ta sẽ nhận ra rằng những người tàn tật hoặc ốm yếu hoàn toàn không phải là “người khác” với chúng ta, vì sự tổn thương và nhu cầu của họ đã từng là cuả chúng ta (lúc còn bé) và nếu chúng ta may mắn sống lâu, một lúc nào đó sẽ một lần nữa là của chúng ta. Bởi vì chúng ta là ‘những động vật có lý tính phụ thuộc’ chỉ có thể phát triển trong các cộng đồng chăm sóc lẫn nhau, chúng ta cần phát triển điều mà Giáo sư MacIntyre gọi là “những đức tính của sự phụ thuộc được thừa nhận”. Những đức tính này là khả năng nhận biết và đánh giá cao những điểm yếu kém và phụ thuộc của chúng ta và phản ứng với chúng một cách thích hợp.

Theo quan điểm của Giáo sư MacIntyre, tính dễ bị tổn thương và yếu đuối là điều cần thiết đối với cuộc sống con người; do đó, chúng ta không nên sợ hãi mà chấp nhận sự phụ thuộc của mình, vì điều đó là cơ hội cho chúng ta trau dồi và thực hiện các đức tính xoay quanh một công việc thiết yếu là chăm sóc người khác, mà thiếu nó thì không ai trong chúng ta có thể phát triển đúng đắn hoặc thăng hoa.

Nỗi kinh hoàng của Bác sĩ Emanuel trước viễn cảnh trở nên phụ thuộc, ốm yếu và không có năng suất, phản ánh một tình trạng bị xa lánh và tự lừa dối. Bác sĩ Emanuel muốn nhấn mạnh rằng không chỉ ông không muốn giống như họ, là những người già nặng nề sống cuộc sống phần lớn vô nghĩa, nhưng ông sẽ thận trọng làm tất cả những gì để tránh phải ở lại với họ quá lâu. Bắt đầu từ tuổi 75, ông sẽ từ chối các phương pháp điều trị hoặc can thiệp để bảo toàn sức khỏe. Ông ấy muốn được con cái nhớ đến là “độc lập” chứ không phải là “gánh nặng”.

Những người bảo vệ Bác sĩ Emanuel tranh luận rằng ông chỉ nói về sở thích cá nhân của mình và những gì ông nói không có ý nghĩa gì với những chính sách đại dịch. Tôi e rằng quan điểm này là vô cùng ngây thơ. Bác sĩ Emanuel không nói rằng chỉ có cá nhân ông muốn chết ở tuổi 75, như kiểu người ta nói “tôi thích kem sôcôla hơn là vanilla”. Nhưng, ông ấy đang đưa ra một lập luận về việc bất kỳ người nào có lý trí sẽ phải cảm thấy thế nào khi già đi và phụ thuộc, và ông ấy muốn thuyết phục người đọc rằng quan điểm của ông là chính xác.

Hơn nữa, thái độ vô nhân đạo của Tiến sĩ Emanuel đối với người già và người tàn tật đã được thể hiện rõ ràng trong những suy nghĩ của ông về sự phân bổ việc chăm sóc sức khỏe trong một đại dịch. Trong nhiều bài viết chuyên khoa và nhiều bài bình luận trên tờ The New York Times, ông đã vạch ra một trường hợp phân bổ các việc chăm sóc sức khỏe có lợi cho những người có cơ hội sống sót cao nhất. Rõ ràng, điều này cổ võ cho sự phân biệt đối xử đối với những người dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch này, và rõ ràng nó bắt nguồn từ nhận thức của ông về chất lượng cuộc sống của họ.

Trong một bài khảo luận cảm động, ông Ian Marcus Corbin, một sinh viên bậc hậu tiến sĩ tại Trường Y khoa Harvard, đã mô tả những tương tác của ông với những bệnh nhân đang phải vật lộn để hồi phục sau những cơn đột quỵ. Ông Corbin xúc động nói về sự xấu hổ mà họ trải qua vì cảm thấy bất lực và sự xấu hổ này đưa họ rơi vào những hình thức cô lập có thể gây hại cho sự phục hồi và sức khỏe của họ.

Ông Corbin cảnh báo rằng các nạn nhân đột quỵ đã suy nghĩ theo một lối nông cạn nhưng phổ biến rằng "làm chủ được mình là điều tự nhiên, thích hợp, và nếu bạn không có khả năng làm chủ, bạn là người khiếm khuyết." Nhưng mặc dù sự làm chủ là một thành tựu, nó “chỉ là tạm thời và phải có sự giúp đỡ to lớn từ nhiều người khác”. Ông Corbin lập luận rằng chúng ta không được quên thực tế rằng điều làm cho một người trở nên độc đáo, theo quan điểm tiến hóa cũng như nhân học, là mức độ mà chúng ta đặt việc chăm sóc những người dễ bị tổn thương ở trung tâm cuộc sống của chúng ta. Điểm yếu của chúng ta không có gì đáng phải xấu hổ - ngược lại, đó là sức mạnh của chúng ta.

Cuối cùng, chúng ta nên đặt nghi vấn về những giả định của Bác sĩ Emanuel về điều gì tạo nên một cuộc sống có ý nghĩa cho con người và giá trị ưu việt mà ông đặt vào công việc để làm thước đo cho điều này. Trong khi sự làm việc cung cấp cho một người những vật chất cần thiết để duy trì bản thân, nhưng có những người đã xem việc làm là mục đích cuả sự sống hay là ý nghĩa cao nhất cuả sự sống. Thực ra, mọi người làm việc để họ có quyền tự do tận hưởng những gì họ thực sự yêu thích: như dành thời gian cho những người thân yêu, chiêm ngưỡng những gì đẹp đẽ hoặc tôn thờ những gì thần thánh. Vào cuối cuộc đời, mọi người không muốn được bao quanh bởi những danh hiệu hay những thành tựu, mà bởi những người họ đã yêu thương và chăm sóc, và những người đã yêu thương và chăm sóc họ.

Tổng thống đắc cử Biden đã nâng Ezekiel Emanuel lên một vị trí quyền lực, trong thời điểm mà sự lo lắng của những người dễ bị tổn thương nhất đang tăng cao một cách dễ hiểu. Nhưng khi nói đến kiến thức về nhân loại, Bác sĩ Emanuel đã chứng minh rằng ông không phải là một chuyên gia gì cả. Ý tưởng của ông về giá trị của cuộc sống con người không chỉ nông cạn và sai lầm sâu sắc, nó còn có khả năng gây cái chết cho nhiều người Mỹ dễ bị tổn thương.
 
Bài Giáo Lý Hàng Tuần của Đức Phanxicô: Đức Mẹ, mẫu gương cầu nguyện
Vũ Văn An
21:27 18/11/2020

Trong buổi yết kiến chung ngày 18 thang 11, được trực tiếp truyền hình từ Thư Viện Tông Tòa, không có công chúng tham dự, Đức Phanxicỗ đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về cầu nguyện, tâp chú vào Đức Mẹ, như mô hình cầu nguyện.

Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Trong quá trình dạy giáo lý về cầu nguyện, hôm nay chúng ta gặp gỡ Đức Trinh Nữ Maria như người phụ nữ cầu nguyện. Đức Mẹ đã cầu nguyện. Khi thế giới vẫn chưa biết gì về ngài, khi ngài còn là một cô gái đơn sơ đính hôn với một người đàn ông thuộc nhà Đa-vít, Đức Maria đã cầu nguyện. Chúng ta có thể tưởng tượng cô gái trẻ Nazareth được bao bọc trong im lặng, liên tục đối thoại với Thiên Chúa, Đấng sẽ sớm giao phó cho ngài một sứ mệnh. Ngài đã tràn đầy ân sủng và vô nhiễm ngay từ khi được thụ thai; nhưng ngài chưa biết gì về ơn gọi bất ngờ và phi thường của mình cũng như vùng biển bão tố mà ngài sẽ phải vượt qua. Điều chắc chắn là: Đức Maria thuộc về đoàn rất nhiều người có tấm lòng khiêm tốn mà các sử gia chính thức không bao giờ đưa vào sách của họ, nhưng là người mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho Con của Người xuống thế.

Đức Maria đã không tự ý tiến hành cuộc sống của mình: ngài chờ đợi Thiên Chúa cầm cương con đường của ngài và hướng dẫn ngài đến nơi Người muốn. Ngài ngoan ngoãn, và sẵn sàng chuẩn bị cho những biến cố lớn trong đó Thiên Chúa dự phần vào thế giới. Sách Giáo lý nhắc đến sự hiện diện thường xuyên và đầy quan tâm của ngài trong thiết kế đầy nhân từ của Chúa Cha trong suốt cuộc đời của Chúa Giêsu (xin xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2617-2618).

Đức Maria đang cầu nguyện thì Tổng lãnh thiên thần Gabriel mang sứ điệp của Thiên Chúa đến cho ngài ở Nazareth. Suốt trong lịch sử cứu độ, câu thưa “Tôi đây” nhỏ bé nhưng bao la của ngài, một câu nói làm cho mọi tạo vật nhảy mừng hân hoan vào lúc đó, đã theo sau nhiều câu “Tôi đây” khác, của nhiều người tin cậy vâng lời, của nhiều người sẵn sàng mở lòng ra đón nhận thánh ý Thiên Chúa. Không có cách nào tốt để cầu nguyện hơn là đặt mình vào một thái độ cởi mở, một tấm lòng rộng mở đối với Thiên Chúa: “Lạy Chúa, Chúa muốn gì, Chúa muốn khi nào và Chúa muốn ra sao”. Tấm lòng rộng mở đón nhận thánh ý Thiên Chúa là thế đó. Và Chúa luôn đáp trả. Có biết bao tín hữu đã sống việc cầu nguyện của họ như thế! Những ai có tấm lòng khiêm tốn nhất đều cầu nguyện như thế này: với lòng khiêm nhường từ trong yếu tính, có thể nói như thế; với lòng khiêm nhường đơn sơ: “Lạy Chúa, Chúa muốn gì, Chúa muốn khi nào và Chúa muốn ra sao”. Họ cầu nguyện như vậy và không buồn khi các vấn đề tràn ngập ngày sống của họ, nhưng họ tiếp tục đối mặt với thực tại và biết rằng trong tình yêu khiêm nhường, trong tình yêu dâng hiến theo mỗi hoàn cảnh, chúng ta trở thành công cụ cho ơn thánh của Thiên Chúa. “Lạy Chúa, Chúa muốn gì, Chúa muốn khi nào và Chúa muốn ra sao”. Một lời cầu nguyện đơn giản nhưng là lời cầu nguyện trong đó chúng ta đặt mình trong tay Chúa để Người hướng dẫn chúng ta. Tất cả chúng ta có thể cầu nguyện như thế, hầu như không cần lời nói.

Cầu nguyện biết cách làm dịu những bồn chồn. Chúng ta bồn chồn, luôn muốn có những sự vật trước khi yêu cầu được chúng, và chúng ta muốn có ngay. Sự bồn chồn này làm hại chúng ta. Và việc cầu nguyện biết cách làm dịu sự bồn chồn, biết cách biến nó thành sự sẵn sàng. Khi chúng ta bồn chồn, tôi cầu nguyện và lời cầu nguyện mở trái tim tôi ra và khiến tôi cởi mở đón nhận thánh ý Thiên Chúa. Trong những khoảnh khắc ngắn ngủi của Biến cố Truyền Tin, Đức Trinh Nữ Maria biết cách bác bỏ sự sợ hãi, ngay cả khi cảm thấy lời “xin vâng” của mình sẽ mang đến cho mình những thử thách vô cùng khó khăn. Nếu trong việc cầu nguyện, chúng ta hiểu rằng mỗi ngày Thiên Chúa ban là một lời mời gọi, thì trái tim chúng ta sẽ mở rộng ra và chúng ta sẽ chấp nhận mọi sự. Chúng ta sẽ học cách nói: “Chúa muốn gì, lạy Chúa. Chỉ cần Chúa hứa với con rằng Chúa sẽ có mặt trên mỗi bước đường con đi”. Điều này rất quan trọng: cầu xin Chúa hiện diện trên mọi bước đường ta đi: để Người không bỏ rơi chúng ta một mình, để Người không bỏ rơi chúng ta trong cơn cám dỗ, để Người không bỏ rơi chúng ta trong những giờ phút tồi tệ. Kinh Lạy Cha kết thúc thế này: Ơn thánh mà chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta là cầu xin Chúa.

Đức Maria đã đồng hành suốt cuộc đời của Chúa Giêsu bằng lời cầu nguyện, cho đến khi Người chết và phục sinh; và cuối cùng, ngài tiếp tục và đã đồng hành với những bước đi đầu tiên của Giáo Hội sơ khai (xem Cv 1:14). Đức Maria cầu nguyện với các môn đệ, những người đã chứng kiến tai tiếng thập giá. Ngài đã cầu nguyện cùng với Thánh Phêrô, người đã sa ngã vì sợ và khóc lóc hối hận. Đức Maria ở đó, với các môn đệ, giữa những người nam và người nữ mà Con của ngài đã kêu gọi thành lập nên Cộng đồng của Người. Đức Maria không hành động như một linh mục giữa họ, không! Ngài là Mẹ của Chúa Giêsu, người đã cầu nguyện với họ, trong cộng đồng, như một thành viên của cộng đồng. Ngài cầu nguyện với họ và cầu nguyện cho họ. Và, một lần nữa, lời cầu nguyện của ngài đi trước vào một tương lai sắp được ứng nghiệm: nhờ công trình của Chúa Thánh Thần, ngài trở thành Mẹ Thiên Chúa, và nhờ công trình của Chúa Thánh thần, ngài trở thành Mẹ Giáo Hội. Cầu nguyện với Giáo hội sơ khai, ngài trở thành Mẹ của Giáo hội, đồng hành với các môn đệ trên những bước đầu tiên của Giáo hội bằng lời cầu nguyện, trông đợi Chúa Thánh Thần. Trong im lặng, luôn luôn âm thầm. Lời cầu nguyện của Đức Maria là lời cầu nguyện im lặng. Các sách Tin Mừng chỉ kể lại một trong những lời cầu nguyện của Đức Maria tại Cana, khi ngài cầu xin Con của ngài cho những người nghèo sắp gây ra ấn tượng kinh khủng trong bữa tiệc. Nào, chúng ta hãy tưởng tượng xem: có một tiệc cưới và tiệc cưới này sẽ kết thúc bằng sữa vì không còn rượu! Thật là một ấn tượng! Và ngài đã cầu nguyện và yêu cầu Con trai của ngài giải quyết vấn đề đó. Trong và từ bản chất, sự hiện diện của Đức Maria là lời cầu nguyện, và sự hiện diện của ngài giữa các môn đệ trong Nhà Tiệc Ly, đang trông đợi Chúa Thánh Thần, cũng là lời cầu nguyện. Như thế, Đức Maria sinh ra Giáo hội, ngài là Mẹ của Giáo hội. Sách Giáo lý giải thích: “Trong đức tin của nữ tì khiêm nhường của Người, Hồng phúc của Thiên Chúa”, tức là Chúa Thánh Thần, “đã tìm thấy sự chấp nhận mà Người hằng mong đợi từ thuở khởi nguyên thời gian” (Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2617).

Nơi Đức Trinh Nữ Maria, trực giác nữ tính tự nhiên được đề cao bởi sự kết hợp độc đáo nhất của ngài với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện. Đây là lý do tại sao, khi đọc Tin Mừng, chúng ta lưu ý điều này đôi khi dường như ngài biến mất, chỉ để xuất hiện trở lại trong những thời điểm chủ chốt: Đức Maria đã mở lòng đón nhận tiếng nói của Thiên Chúa vốn hướng dẫn tâm hồn ngài, hướng dẫn ngài từng bước khi sự hiện diện của ngài được cần đến. Sự hiện diện âm thầm của ngài như một người mẹ và một người môn đệ. Đức Maria hiện diện vì ngài là Mẹ, nhưng ngài cũng hiện diện vì ngài là môn đệ đầu tiên, môn đệ đã học được nhiều nhất đường lối của Chúa Giêsu. Đức Maria không bao giờ nói: "Hãy đến đây, tôi sẽ lo liệu mọi chuyện". Thay vào đó, ngài nói: “Hãy làm bất cứ điều gì Người sẽ nói với anh em”, luôn chỉ tay về phía Chúa Giêsu. Tác phong này là điển hình của người môn đệ, và ngài là môn đệ đầu tiên: ngài cầu nguyện như Mẹ và ngài cầu nguyện như một môn đệ.

“Đức Maria hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19). Thánh sử Luca đã mô tả Mẹ của Chúa trong trình thuật tuổi thơ trong Tin Mừng của ngài như thế. Mọi sự diễn ra xung quanh ngài đều kết cục được suy đi nghĩ lại trong sâu thẳm trái tim ngài: những ngày tràn ngập niềm vui, cũng như những khoảnh khắc đen tối nhất khi ngay cả ngài cũng phải vật lộn mới hiểu được ơn cứu chuộc phải đi qua những nẻo đường nào. Mọi sự kết thúc trong trái tim ngài để có thể được sàng sẩy trong lời cầu nguyện và được biến đổi bởi đó: bất kể là những món quà của các đạo sĩ Phương đông, hay chuyến chạy trốn qua Ai Cập, cho đến ngày thứ Sáu khổ nạn khủng khiếp đó. Người Mẹ luôn lưu giữ mọi sự và mang nó vào cuộc đối thoại của ngài với Thiên Chúa. Một ai đó đã so sánh trái tim của Đức Maria với viên ngọc trai sáng láng không gì sánh kịp, được hình thành và làm mịn bằng việc kiên nhẫn chấp nhận thánh ý Thiên Chúa qua các mầu nhiệm của Chúa Giêsu được suy gẫm trong lúc cầu nguyện. Đẹp đẽ biết bao nếu chúng ta cũng giống như Mẹ của chúng ta một chút! Với tấm lòng rộng mở đón nhận Lời Thiên Chúa, với tấm lòng thầm lặng, tấm lòng vâng phục, tấm lòng biết cách tiếp nhận Lời Chúa và để nó lớn lên cùng với hạt giống điều tốt cho Giáo Hội.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Phát Diệm : Video Đồng Chưa giáo xứ quê tôi
Giáo phận Phát Diệm
11:06 18/11/2020
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khoa học thắng bệnh tật
Ngô Nhân Dụng / VOA
10:47 18/11/2020
Trong một tuần lễ, hai thứ thuốc chủng (vaccine) ngăn ngừa Covid-19 được công bố. Trước cuối năm 2020 chắc còn nhiều loại vaccine khác đi qua giai đoạn thử nghiệm được tung vào thị trường. Những liều thuốc chủng đầu tiên phải dành cho những “chiến sĩ tiền tuyến” như nhân viên y tế và phục vụ trong các bệnh viện, nhà thuốc, cho tới những cảnh sát viên và lính cứu hỏa; rồi đến những người không thể “sống ẩn dật” vì phải phục vụ công chúng trong chợ búa, siêu thị các tiệm ăn, tiệm hớt tóc cho tới các cơ xưởng!

Đến Tháng Tư năm 2021 chắc mọi người đều được chủng ngừa, nhất là ở các nước giàu. Bệnh dịch Covid bị ngăn chặn dần dần, không bành trướng nữa. Được chủng ngừa, nhiều người trở lại sinh hoạt trong đám đông mà không sợ hãi, người tiêu thụ chi tiền, kinh tế sẽ bắt đầu hồi phục. Đời sống sẽ bình thường như cũ!

Cả thế giới đang nhìn cảnh tượng lạc quan đó, chỉ nhờ mấy liều thuốc chủng ngừa nhỏ xíu! Các công ty Pfizer và BioNtech báo tin mừng sớm nhất, sau 10 tháng thử nghiệm. Trong số mấy chục ngàn người (44,000) tình nguyện làm “vật thí nghiệm” cho y học, nhiều người được chích thuốc chủng thật, nhiều người chích một chất vô hiệu (placebo). Chỉ có 94 người bị nhiễm bệnh, trong đó chỉ có 8 người đã được chủng ngừa thật, còn 86 người không được chích ngừa. Như vậy là thuốc chủng có hiệu quả hơn 90 phần trăm. Sáu ngày sau, đến công ty Moderna. Hiệu quả lên tới 94.5%.

Thông thường, thuốc chủng có hiệu quả 70% hay 80% đã là tốt lắm rồi! Thuốc đạt được 50% hiệu quả cũng có thể được Cơ quan Kiểm soát (FDA) công nhận cho dùng.

Nhưng các công ty Pfizer và BioNtech, cùng với Moderna thành công còn báo hiệu một tin mừng lớn: Cả hai cuộc thử nghiệm đều dùng một phương pháp mới trong việc chế tạo thuốc chủng ngừa! Họ thành công tức là còn nhiều công ty khác cũng sắp công bố kết quả tốt, vì đều áp dụng cùng một phương pháp mới mẻ đó!

Đây là một thành công của Khoa Học, đặc biệt là loại “khoa học căn bản” được tìm tòi trong phòng thí nghiệm các trường đại học, kéo dài mấy chục năm trời, trải qua rất nhiều thử thách, vượt qua rất nhiều chướng ngại.

Phải nhấn mạnh điều này, vì trong gần một năm qua trong không khí chính trị nóng bỏng, chúng ta đã chứng kiến cảnh các nhà khoa học bị nghi ngờ, có khi bị gạt bỏ trong cuộc chiến chống loài vi khuẩn sars-cov-2, gây nên bệnh đại dịch Covid. Có người nghi ngờ bệnh đại dịch không có thật, còn lớn tiếng lên án các bác sĩ cố tình ký giấy khai tử vì bệnh covid để được trả thêm tiền. Có người đề nghị hãy sử dụng các thứ thuốc cũ để chữa bệnh dịch mới, kể cả đề nghị dùng các loại thuốc sát trùng để diệt loài sars-cov-2. Trong khi đó, các nhà khoa học vẫn cặm cụi trong phòng thí nghiệm tìm cách chế ra thứ thuốc chủng ngừa bằng một phương pháp hoàn toàn mới!

Trước đây, người ta chế thuốc chủng ngừa các loài virus bằng cách chích thứ virus đó vô mình, sau khi đã bị làm cho yếu đi, hoặc không còn khả năng sinh sản nữa. Bộ máy miễn nhiễm trong chúng ta sẽ sinh ra các kháng thể. Khi bị loài virus đó tấn công, thân thể chúng ta có sẵn các kháng thể để tự vệ.

Phương pháp mới mà các công ty Pfizer, BioNtech, cùng Moderna sử dụng đi theo một con đường khác. Họ tìm cách kích thích cho thân thể tự nó tạo ra một chết protein đặc biệt của loài virus, khiến bộ máy miễn nhiễm phản ứng, sinh ra các kháng thể. Tức là dùng chính thân thể con người chế tạo ra chất kích thích khiến bộ máy miễn nhiễm hoạt động!

Trong thế giới bình thường, thân thể chúng ta có hàng triệu protein nhỏ xíu, khi các tín hiệu gọi là mRNA bảo cho các tế bào hãy sinh ra thứ protein nào. Tạo hóa đã an bài như vậy. Các nhà khoa học đã có sáng kiến là không dùng các mRNA trong Thiên Nhiên nữa. Có thể “biến chế” các mRNA để chúng bảo các tế bào tạo ra một loại protein mình muốn có! Nếu làm được điều này thì hậu quả sẽ rất nhiều. Có thể tạo ra được các kháng thể (antibodies) phòng ngừa bệnh; các chất en-zim (enzymes) có thể chữa bệnh; hay các nhân tố giúp các tế bào phát triển (growth agents) để chữa các bộ phận bị hư.

Cuối cùng, trong tuần qua chúng ta đã chứng kiến các mRNA “nhân tạo” được sử dụng để chế thuốc chủng ngừa!

Công trình này là kết quả của ít nhất ba chục năm, mà một nhà khoa học đã bền bỉ theo đuổi con đường này là bà Katalin Karikó, người Hungary, giáo sư Đại học Pennsylvania. Từ thập niên 1990, bà Karikó đã cố tìm cách dùng mRNA, một tín hiệu sinh học, để kích thích thân thể con người sản xuất một loại protein theo ý muốn. Nếu nhờ mRNA thúc đẩy mà thân thể chúng ta tạo ra một chất protein đặc biệt của loài vi khuẩn khiến cho bộ máy miễn nhiễm hoạt động. Như vậy, có thể chế ra một thứ thuốc chủng ngừa loài vi khuẩn đó. Trong trường hợp Covid, mRNA sẽ khiến thân thể sinh ra thứ protein là cái “gai” mọc lởm chởm chung quanh loài sars-cov-2.

Bà Katalin Karikó đã cố biến đổi mấy mRNA để dùng trong việc chống bệnh, nhưng từ 1990 vất vả mãi không thành công. Vì cơ thể con người phản ứng, kháng cự các thứ mRNA “nhân tạo” này. Bà lật đật mãi, không được chính phủ và các công ty cấp tiền tiếp tục nghiên cứu. Năm 1995 bà bị giáng cấp trong hàng ngũ các giáo sư Y khoa Đại học Pennsylvania, trong khi chờ ông chồng, cũng là bác sĩ, được cấp giấy di cư sang Mỹ.

Cuối cùng, bà Katalin Karikó cùng với ông Drew Weissman, tốt nghiệp MD-PhD ở Đại học Boston, đã tìm cách vượt qua được các trở ngại. Họ tạo ra được thứ mRNA được cơ thể chấp nhận. Loạt bài nghiên cứu của hai người đăng tải, từ năm 2005, cuối cùng được hai nhà khoa học khác chú ý, và thấy tầm quan trọng, nếu được khai thác. Sau này hai người đó đã thành lập các công ty Moderna và BioNTech.

Bác sĩ Derrick Rossi, người Canada, làm việc ở Đại học Stanford, nói rằng Karikó cùng với Weissman đáng được trao giải Nobel Y học. Ông mua bản quyền của họ để tiếp tục nghiên cứu chế tạo “tế bào mầm” (tem cells). Rossi đã cùng nhiều người lập ra Moderna, nhưng ông đã rời bỏ công ty này từ năm 2014, trước khi công ty kiếm được khá nhiều tiền của chính phủ Mỹ để sản xuất vaccine.

Trong khi đó, ở nước Đức, hai Bác sĩ Ugur Sahin, giáo sư Đại học Y khoa Mainz và bà vợ Özlem Türeci đang thành lập công ty BioNTech, để nghiên cứu việc sử dụng RNA để chế thuốc ngừa bệnh ung thư. Hai người là di dân gốc Thổ Nhĩ Kỳ, cũng mua bản quyền sáng chế của Karikó và Weissman. Năm 2013 họ mời bà Karikó làm phó chủ tịch công ty, trụ sở đặt ở Cambridge, Massachusett.

Và bây giờ, công cuộc nghiên cứu của bà Karikó đang được cả hai nhóm sản xuất vaccine ngừa Covid-19 áp dụng, BioNTech với Pfizer, và Moderna. BioNTech với Pfizer đã từ chối không nhận tiền trợ cấp của chính phủ, để giữ vai trò độc lập của các nhà khoa học. Tháng 10 năm ngoái, BioNTech đã phát hành cổ phiếu, công ty trị giá 3.4 tỷ mỹ kim, chỉ bằng một nửa giá trị của Moderna.

Khác với Moderna, BioNTech vẫn tiếp tục các công trình nghiên cứu, sản xuất 150 công trình khoa học trong 8 năm qua. Trong thời gian đó Giáo sư Ugur Sahin vẫn đạp xe đến trường, chiếc xe đạp cũ 20 năm. Ông không có bằng lái xe hơi.

Trận đại dịch Covid-19 đã tấn công 55 triệu người trên thế giới, hơn 1 triệu 300 ngàn người chết, nhưng sau 11 tháng loài người đã thấy “ánh sáng ở cuối đường hầm.” Ánh sáng le lói do công trình của các nhà khoa học!
 
Bài 2: Loài Người Đã Được Tạo Dựng Hay Do Tiến Hóa?
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
21:55 18/11/2020
Loài Người Đã Được Tạo Dựng Hay Do Tiến Hóa?

Bài 2: Móc Xích Tưởng Tượng

“Móc xích còn thiếu” (missing link) trong chuỗi tiến hóa, theo lý thuyết của những “nhà tiến hóa” là cây cầu nối giữa con người và khỉ. Một vị “tổ tiên” trông giống khỉ của cả hai chủng loại. Đồng thời, nếu loài người có một hay vài chủng “anh em” thì họ cũng có cùng một chủng “tổ tiên” trong thời tiền sử của tiến hóa. Các nhà tiến hóa gọi đó là “tổ tiên chung cuối cùng” (last common ancestor - viết tắt là LCA), mà đa số dân chúng gọi bằng một cái tên không khoa học là “móc xích còn thiếu.”

Tuy nhiên, như vậy các chủng loại khác trong “cây tiến hóa” cũng đều có “móc xích bị thiếu” (hay LCA). Thí dụ, nếu cho rằng loài chó và loài gấu có cùng một tổ tiên, thì cũng phải tìm ra móc xích tổ tiên (LCA) còn thiếu đó. Nói chung, tất cả các chủng loại của động vật, được cho rằng đã từ một loài khác mà ra, đều phải có LCA, một nút giao của các chủng loại hiện nay.

Sự thât là không ai biết những “móc xích còn thiếu” hay LCA đó là gì bởi vì chẳng ai tìm thấy chúng. Chúng ta chưa bao giờ tìm thấy một móc xích đó, LCA vẫn chỉ là một sản phẩm tưởng tượng trong trí của những nhà tiến hóa! Tiến hóa tùy thuộc vào vô số LCA, mà mỗi LCA lại sống trong một quá khứ mơ hồ và đã tuyệt chủng, thay thế bởi đám con cháu đã… tiến hóa thành chủng khác!

Trong khi chúng ta không biết LCA đó hiện là hay đã là gì, chúng ta vẫn có thể biết điều mà LCA nên là. Như mỗi chủng loại tiến hóa thành chủng khác, vậy cũng cần phải có những chủng loại ở giữa hai chủng đó. Mỗi thời kỳ “ở giữa” hai chủng loại này lại có những biến đổi mới, gần với giống mới hơn, đồng thời ngày càng xa giống cũ.

Nếu một vài loại cá tiến hóa để thành giống “lưỡng cư” (amphibian) sống cả dưới nước lẫn trên cạn, thì cũng có những giai đoạn đặc biệt như khi con cá chỉ còn 90% là cá, và 10% là lưỡng cư; rồi 80% so với 20%… cứ như thế, cho đến khi loài đó trở thành 100% lưỡng cư, như chúng ta thấy ngày nay. Chúng ta có quyền nghi ngờ rằng, ngoại trừ việc tiến hóa đã hoàn toàn dừng lại, nếu còn tiến hóa thì những chủng loại “ở giữa” hai thời kỳ đó cũng phải còn sống bây giờ, chúng phải sống và phát triển trước khi chúng bị thay thế.

Thực ra, ngày nay những nhà tiến hóa đã không còn nhắc tới LCA nhiều nữa. Trong thập niên 1970, họ đã giới thiệu "punctuated equilibrium" (trạng thái cân bằng đứt quãng) để thấy yên tâm với sự thiếu vắng của thời kỳ “ở giữa” của sự tiến hóa, trong các loại hóa thạch (fossils). Họ cho rằng các chủng loại căn bản đã biểu dương sự ứ đọng (stasis) hay trạng thái cân bằng (equilibrium) trong một thời kỳ lâu dài, nhưng chúng biến đổi nhanh chóng (punctuated) vì môi trường trải qua sự chuyển biến nhanh chóng, nên không kịp để lại những hóa thạch. Vì thế, chúng ta không nên đòi hỏi phải có những hình mẫu của thời kỳ “ở giữa” hay ngay cả “móc xích bị thiếu” (LCA). Phải chăng họ đã… ngụy biện?

Các nhà tiến hóa nói rằng LCA đã hiện hữu, nhưng KHÔNG AI CÓ BẰNG CHỨNG. Trong khi các nhà (theo thuyết) tạo dựng (creationists) thì bảo LCA đã CHẲNG BAO GIỜ HIỆN HỮU, cũng như họ đồng ý rằng không ai có bằng chứng về sự hiện hữu đó.

Một số khoảng trống cần phải lấp đầy này đã quá lớn. Hãy để ý khoảng trống giữa loài cá không xương và có xương. Chủng loại dưới biển nào đã tiến hóa thành loài cá có xương sống và bộ xương trong người nó? Trong khi hóa thạch của cá có xương đã được tìm thấy từ phần sau của kỷ nguyên Cambian (khoảng 540 triệu năm đến 490 triệu năm trước đây), quá lâu trước “kịch bản” tiến hóa. Cũng chẳng có móc xích bị thiếu hay “ông bố cuối cùng” (LCA). Những móc xích còn thiếu đó vẫn muôn đời bị… thiếu!

Mặt khác, kể từ thời của Darwin, hơn 160 năm qua, các nhà tiến hóa đã chẳng bao giờ ngừng tranh cãi với nhau về việc con khỉ nào mới là “ông bố/bà mẹ cuối cùng” (LCA) của loài người. Trong số đó có Thomas H. Huxley, đồng nghiệp của Darwin; Tim White, một nhà cổ sinh vật học của đại học University of Califfornia, Berkeley (người đã tìm thấy hóa thạch của con khỉ Ardi ở Ethiopia, châu Phi, 4,4 triệu năm trước đây, được đặt tên là chủng Ardipithecus ramidus); nhà sinh vật học St George Mivart; hai nhà cơ thể học (anatomists) Frederic Wood và William Straus. Và còn bao nhiêu nhà cổ sinh bản thể học, cổ sinh vật học, khoa học phân tử… vân vân và vân vân nữa!

Thoạt tiên, các nhà tiến hóa cho rằng LCA của loài người đã sống khoảng 6 triệu năm trước đây, nhưng David Begun của đại học Toronto, Canada, lại cho rằng LCA có thể đã sống từ 10 triệu năm trước đây cơ. Trong khi Schwartz thì tuyên bố rằng DNA chưa chắc đã là bằng chứng “bất khả ngộ” (infallibility) của thuyết tiến hóa mà nhiều người đã cho là cứu tinh của họ. Cuối cùng, Almécija kết luận: “Khi chúng ta tìm thấy LCA, liệu chúng ta có nhận ra ông/bà ấy không?” Thật ra, cho tới ngày hôm nay, các nhà tiến hóa đã phải cùng đồng ý rằng: “ông/bà tổ khỉ” của họ đã chẳng bao giờ được tìm thấy.

Cả những nhà tạo dựng và tiến hóa đều nhắm đến lịch sử, tư tưởng về quá khứ mơ hồ và cả hai đều cố gắng hệ thống hóa những dữ kiện để yểm trợ họ. Các nhà tạo dựng nói rằng, mỗi chủng loại của các sinh vật đều được tạo dựng riêng rẽ, nên chẳng bao giờ có “móc xích bị thiếu”. Còn các nhà tiến hóa thì cho rằng, móc xích đó vẫn có, dù có tìm thấy hay không! Sự thật là, chúng ta vẫn không tìm thấy nó!

Câu hỏi ở đây là: trong hai thuyết đó, tư tưởng nào khoa học hơn và chính xác hơn?

Các nhà tiến hóa nên chú tâm vào việc tìm kiếm câu trả lời cho nguyên nhân nào đã đưa tới sự hiện hữu của chủng loại của chúng ta, Homo sapiens, xuất hiện từ 200,000 năm qua, và tại sao chúng ta lại thông minh đột biến như vậy, so với các chủng loại gần con người nhất trước đó. Họ đã không làm, vì phải chăng họ e rằng nếu làm thế, họ sẽ phải viện đến sự hỗ trợ của bộ Kinh Thánh?

“Rồi Đức Chúa là Thiên Chúa đã nắn hình con người từ bụi của đất đai và Ngài đã thở hơi sự sống vào mũi của nó, và nó đã trở thành một sinh vật.” (Sáng Thế 2:7)

(Trích từ hai tài liệu của John D. Morris và Colin Barras, với ý kiến riêng của người soạn bài này)

LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
 
VietCatholic TV
Những điều cần thận trọng chung quanh câu chuyện Đức Cha Oscar Cantú của San Jose bị điều tra
Giáo Hội Năm Châu
05:11 18/11/2020

Ngay ở Úc, cách xa Hoa Kỳ hơn nửa vòng trái đất, sáng 18 tháng 11, các đài truyền hình đã ra rả loan tin Đức Cha Oscar Cantú, Giám Mục San Jose bị điều tra.

Đức Cha Cantú là một Giám Mục trẻ, năm nay mới 53 tuổi, được nhiều người yêu mến. Ngài nổi tiếng không những ở Hoa Kỳ mà còn rộng khắp trên thế giới. Ngài từng là Giám Mục Phụ Tá San Antonio (6/2008-1/2013), Giám Mục chính tòa La Cruces (1/2013-7/2018), trước khi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm Giám Mục phó San Jose vào ngày 11 tháng 7, 2018 và sau đó vào ngày 1 tháng 5, 2019 ngài thay Đức Cha Patrick J. McGrath làm Giám Mục thứ ba của San Jose.

Đức Cha Cantú đã từng giữ nhiều chức vụ trong các ủy ban của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB. Đặc biệt, trong thời gian từ 2015 đến 2017, ngài là chủ tịch ủy ban công lý và hòa bình quốc tế của USCCB. Trong tư cách này, ngài đã bôn ba đi thăm các vùng căng thẳng nhất trên thế giới về tự do tôn giáo tại Trung Đông, Phi Châu, Mỹ Châu Latinh và Á Châu để đại diện cho các Giám Mục Hoa Kỳ thể hiện tình đoàn kết với các giáo hội địa phương như ở Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi anh chị em giáo dân đang chịu nhiều đau khổ. Ngài đã hai lần đến thăm Iraq và Cuba. Tại Trung Đông, ngài đã đến thăm các nhà thờ ở Gaza, Jerusalem, Israel, và Tây Ngạn, cổ vũ chủ trương giải pháp hai nhà nước, là quan điểm truyền thống của Giáo Hội đối với Thánh Địa Giêrusalem. Ngài cũng đã phát biểu tại Liên Hợp Quốc và ở London để bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội, phản đối việc phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngài cũng nhiều lần lên tiếng kêu gọi tự do tôn giáo ở Trung Đông, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.

Ngài đã đến thăm Nhật Bản vào năm 2015 nhân kỷ niệm 70 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki và Hiroshima. Ngài cũng là một trong hai đại biểu được chọn làm đại diện cho USCCB tại chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Mễ Tây Cơ vào tháng 2 năm 2016.

Ngài nổi tiếng và hoạt động sôi nổi như thế nên tin tức ngài bị Tòa Thánh điều tra gây sốc cho nhiều người.

Trong bài “History-making report sets a precedent the Vatican can’t walk back” [1], nghĩa là “Phúc trình làm nên lịch sử đặt ra một tiền lệ mà Vatican không thể quay trở lại”, John Allen, ký giả kỳ cựu chuyên về Vatican nhận định về báo cáo McCarrick rằng:

“Kể từ năm 1870, khi Vatican mất quyền bính trần thế và buộc phải trở thành một quyền lực thuần túy về tinh thần, thì về mặt hoạt động, Tòa Thánh có hai nguyên tắc cốt lõi: Bí mật – secrecy - và chủ quyền - sovereignty. Giữ bí mật có nghĩa là chúng ta không vạch áo cho người xem lưng để tránh tai tiếng và chủ quyền có nghĩa là chúng ta không mắc nợ bất kỳ ai trách nhiệm phải giải thích về hành động của mình.

Báo cáo này không chỉ vi phạm những nguyên tắc đó mà còn phá vỡ chúng mãi mãi.”


Các qui luật về việc tuân giữ “bí mật Tòa Thánh” được trình bày trong một văn kiện có tên là “Secreta continere” (Giữ các bí mật), được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phê chuẩn ngày 4 tháng Hai, 1974, trong lời tựa có minh định rằng: “Trong một số vấn đề quan trọng, cần tuân giữ bí mật đặc biệt, gọi là bí mật Tòa Thánh, cần được cẩn giữ như một nghĩa vụ hệ trọng. Người phải tuân giữ bí mật Tòa Thánh phải coi mình bị cầm buộc, không phải do một luật bên ngoài, nhưng do một yêu sách từ chính nhân phẩm của mình và phải coi như một vinh dự sự cam kết gìn giữ những bí mật cần thiết cho công ích”.

Tội lỗi lạm dụng tính dục là chuyện xảy ra trong mọi định chế xã hội. Thiếu gì các vụ lạm dụng tính dục trong các trại lính, trong các trường học, và đặc biệt nghiêm trọng nhất và nhiều nhất là trong các gia đình. Bộ Quốc Phòng, Bộ Giáo Dục các nước và bao nhiêu các định chế khác có công bố những chuyện ấy đâu. Người ta chỉ cần công bố các biện pháp là đủ. Tội lỗi lạm dụng tính dục là chuyện đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra…muôn đời, cứ công bố từng cá nhân cụ thể thì đến khi nào mới chấm dứt? Đồng thời, những chuyện dồn dập như thế tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ nơi những người đơn sơ rằng chúng ta là định chế duy nhất phạm vào tội lỗi lạm dụng tính dục.

Nếu chúng ta cứ tiếp tục đi theo chiều hướng: nay Giám Mục này bị điều tra, ngày mai Hồng Y khác bị cáo buộc không giải quyết nghiêm các linh mục phạm tội lỗi lạm dụng tính dục, ngày mốt lại vị Giáo Hoàng này, vị Giáo Hoàng kia không có hành động … để chứng minh chúng ta quyết tâm bài trừ tội lỗi lạm dụng tính dục trong hàng giáo sĩ thì nguy cơ rất lớn là chúng ta làm cho xã hội khiếp sợ chúng ta, khinh bỉ chúng ta, con cái chúng ta bỏ đạo…Công ích ở đây là uy tín của Giáo Hội, là điều thiết yếu trong sứ vụ truyền giáo, đang bị phương hại.

Tin tức về vụ Đức Cha Oscar Cantú của San Jose bị điều tra gây kinh hãi cho những người có lòng yêu mến Giáo Hội. Ngay cả khi cuộc điều tra vẫn còn trong trứng nước, thanh danh Đức Cha Cantú đã bị chà đạp khi tin tức về cuộc điều tra này bị rò rỉ ra cho các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới với bao nhiêu các thêu dệt vô cùng bất lợi cho Giáo Hội.

Đức Cha Oscar Cantú của San Jose bị điều tra về chuyện gì?

Trong các bản tin trên các phương tiện truyền thông, bản tin của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, xem ra là khách quan và trung thực nhất.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Bộ Giám Mục của Vatican đã ra lệnh điều tra về cách thức Đức Cha Oscar Cantú giải quyết các cáo buộc lạm dụng tình dục và các hành vi sai trái khác. Cuộc điều tra đang được thực hiện theo các điều khoản của Tông thư dưới dạng tự sắc Vos estis lux mundi, được Đức Thánh Cha Phanxicô công bố vào 2019 về việc yêu cầu các Giám Mục phải chịu trách nhiệm trong việc giải quyết các vụ lạm dụng tình dục.

Các nguồn tin cao cấp ở Vatican nói với CNA rằng cuộc điều tra đã được Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục, ra lệnh vào tháng 10 và các cáo buộc liên quan đến việc Đức Cha Cantú giải quyết các trường hợp lạm dụng và các hành vi sai trái khác ở giáo phận cũ của ngài là giáo phận Las Cruces, New Mexico. Đức Cha Cantú hiện là Giám Mục của San Jose, California.

Một quan chức cao cấp trong bộ Giám Mục của Vatican, là người đã nói chuyện với CNA với điều kiện ẩn danh vì cuộc điều tra là bí mật, nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã áp dụng chính sách “không khoan nhượng” đối với việc giải quyết các hành vi sai trái liên quan đến tình dục của các Giám Mục Mỹ.

“Đức Thánh Cha hoàn toàn nhất quyết rằng các trường hợp lạm dụng sẽ không được dung thứ. Ngài cũng khẳng định chắc chắn rằng các Giám Mục phải đối xử nghiêm túc với tất cả những trường hợp này,” quan chức này nói.

Quan chức này nói thêm rằng mặc dù báo cáo được công bố gần đây về sự nghiệp của cựu Hồng Y Theodore McCarrick đã vấp phải những chỉ trích từ một số phương tiện truyền thông, nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng không có bài học nào được rút ra từ trường hợp của McCarrick.

Ông nói: “Báo cáo về Theodore McCarrick rất dài: dài cả về nội dung báo cáo, lẫn thời gian thực hiện báo cáo. Ý tưởng rằng những thất bại trong quá khứ không được xác định và rút kinh nghiệm đơn giản là không đúng - công việc đang được thực hiện, quy trình mới đang được áp dụng.”

Cuộc điều tra đối với Giám Mục Cantú liên quan đến những gì ngài đã làm hoặc đã không làm trong các trường hợp các giáo sĩ thuộc quyền có hành vi sai trái tình dục ở Giáo phận Las Cruces, nơi Đức Cha Cantú làm Giám Mục từ năm 2013 đến năm 2018.

Các quan chức Vatican xác nhận với CNA rằng cuộc điều tra đang được thực hiện theo các điều khoản của Điều 1, triệt 1, b của Tông thư dưới dạng tự sắc Vos estis, liên quan đến “các hành động hoặc thiếu sót nhằm can thiệp hoặc tránh các cuộc điều tra dân sự hoặc điều tra giáo luật, dù là hành chính hay hình sự, chống lại một giáo sĩ hoặc một tu sĩ trong các trường hợp lạm dụng tình dục”.

Một quan chức Vatican thứ hai nhấn mạnh với CNA rằng các cuộc điều tra Vos estis là sơ bộ và chưa có cáo buộc chính thức nào được đưa ra.

Đây không phải là một phiên tòa - không phải là một phiên tòa,” ông nhấn mạnh. “Vị Giám Mục hoàn toàn được giả định là vô tội và vẫn tại vị, bao lâu còn thích hợp. Quá trình này sẽ tiếp tục và phát triển khi phù hợp”.

Cả hai quan chức đều từ chối bình luận về những cáo buộc cụ thể chống lại Đức Cha Cantú, hoặc liệu các cáo buộc ấy có liên quan đến bất kỳ giáo sĩ nào còn tại chức hay không.

Cả hai quan chức nói với CNA rằng cuộc điều tra đang được giám sát bởi Đức Cha Thomas Olmsted của Phoenix. Tông thư Vos estis quy định rằng, thông thường, tiến trình điều tra này là do vị Tổng Giám Mục chính tòa của địa phương, trong trường hợp này là Đức Tổng Giám Mục John Wester của Santa Fe.

Không rõ tại sao Đức Tổng Giám Mục Olmsted lại được chọn thay vì Đức Tổng Giám Mục John Wester; Cả hai quan chức Vatican đều không bình luận với CNA về lý do của quyết định này, nhưng các vị xác nhận Đức Tổng Giám Mục Olmsted đã được thông báo về quyết định này vào cuối tháng 10 qua sứ thần Tòa thánh ở Washington, D.C.

Trả lời các câu hỏi liên quan đến cuộc điều tra và vai trò của Đức Cha Olmsted trong cuộc điều tra này, Giáo phận Phoenix nói với CNA rằng họ “không có bất kỳ thông tin nào để chia sẻ về vấn đề này”.

Một phát ngôn viên của Giáo phận San Jose nói với CNA vào tối thứ Hai rằng “Đức Cha Cantú chưa được thông báo về bất kỳ cuộc điều tra nào liên quan đến vấn đề này.”

Vos estis lux mundi cung cấp thẩm quyền cho các cơ quan của Vatican được quyết định giai đoạn nào mới thông báo cho một vị Giám Mục đang bị điều tra về tiến trình này. Một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra về Đức Cha Cantú nói với CNA rằng vị Giám Mục dự kiến sẽ không được thông báo chính thức trong trường hợp này cho đến khi kết thúc cuộc điều tra sơ bộ, lúc đó Đức Cha Cantú sẽ được phép đưa ra lời bào chữa cho các cáo buộc chống lại ngài.

Giáo phận Las Cruces đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc lạm dụng tình dục đối với các giáo sĩ, có từ nhiều thập kỷ trước.

Vào tháng 2 năm 2019, sau khi Đức Cha Cantú chuyển về San Jose, giáo phận đã ra lệnh công bố công khai hàng nghìn trang hồ sơ của giáo phận liên quan đến 28 linh mục đã bị cáo buộc một cách đáng tin cậy về tội lỗi lạm dụng tình dục.

Cũng vào tháng 2 năm ngoái, giáo phận thông báo rằng các viên chức giáo phận đã tự nguyện giao nộp hồ sơ nhân sự của giáo phận cho Bộ trưởng Tư pháp New Mexico, và họ đã phát hiện ra thêm 13 linh mục là đối tượng bị cáo buộc đáng tin cậy đang ở các giáo phận khác.

Giáo phận Las Cruces được hình thành vào năm 1982; nhiều linh mục đã từng phục vụ trong giáo phận đã được gửi đến đó theo diện di chuyển tạm thời hoặc vĩnh viễn từ các giáo phận khác của Hoa Kỳ, hoặc theo các dòng tu.

Giáo phận duy trì một danh sách cập nhật các giáo sĩ bị cáo buộc lạm dụng một cách đáng tin cậy và gần đây nhất là vào tháng 8, Đức Cha Peter Baldacchino đã loại bỏ thừa tác vụ linh mục của một cha đã nghỉ hưu do bị cáo buộc lạm dụng từ rất lâu, vào những năm 1990.

Một phát ngôn viên của Giáo phận Las Cruces từ chối bình luận về vấn đề này.

Đức Cha Cantú, năm nay 53 tuổi, trở thành giám mục vào năm 2008, khi ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá tại Tổng giáo phận San Antonio. Ngài trở thành Giám mục của Las Cruces vào năm 2013, và là Giám Mục Phụ Tá của San Jose vào năm 2018. Ngài chính thức lãnh đạo giáo phận đó vào tháng 5 năm 2019. Đức Cha Cantú, người gốc Houston, được thụ phong linh mục của tổng giáo phận Houston vào năm 1994.

CNA đã yêu cầu bình luận về cuộc điều tra từ Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, nhưng không nhận được phản hồi trước thời hạn.

Các Giám mục Michael Hoeppner của Crookston và Nicholas DiMarzio của Brooklyn cũng đang bị điều tra theo Tông thư Vos estis lux mundi.

[1] History-making report sets a precedent the Vatican can’t walk back


Source:Catholic News Agency
 
Phong trào On veut la messe yêu cầu cho tái tục các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự ở Pháp
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:59 18/11/2020

1. Đức Hồng Y Gulbinowicz qua đời chỉ mười ngày sau các biện pháp kỷ luật của Vatican

Một vị Hồng Y người Ba Lan vừa bị Vatican kỷ luật vì bị cáo buộc lạm dụng tình dục đã qua đời ở tuổi 97.

Đức Hồng Y Henryk Gulbinowicz qua đời vào sáng thứ Hai 16 tháng 11, Hội Đồng Giám Mục Ba Lan thông báo như trên ngay khi ngài vừa qua đời.

Đầu tháng này, Sứ Thần Tòa Thánh tại Ba Lan đã công bố các biện pháp kỷ luật đối với vị Hồng Y vào ngày 6 tháng 11 do kết quả của cuộc điều tra về “những cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Henryk Gulbinowicz và… những cáo buộc khác liên quan đến quá khứ của vị Hồng Y”.

Vị Hồng Y này đã bị cáo buộc hai tội danh. Thứ nhất là lạm dụng tình dục một chủng sinh vào những năm 1980. Thứ hai là không kỷ luật thích đáng một linh mục thuộc quyền lạm dụng tính dục trong thời gian ngài là Tổng Giám Mục Wrocław, phía tây nam Ba Lan, từ năm 1976 đến năm 2004.

Các biện pháp kỷ luật Đức Hồng Y Gulbinowicz là rất nặng nề bao gồm bị cấm không được tổ chức tang lễ tại nhà thờ chính tòa Thánh Gioan Tẩy Giả của thành phố và cũng không được chôn cất trong nhà thờ chính tòa này.

Đức Hồng Y cũng bị buộc phải đóng góp một số tiền “thích đáng” cho Qũy Thánh Giuse, được thành lập bởi các giám mục Ba Lan hồi tháng 10 năm 2019 cho các nạn nhân bị lạm dụng, hỗ trợ và thúc đẩy việc bảo vệ trẻ vị thành niên.

Đức Hồng Y Gulbinowicz sinh tại ở Vilnius, Lithuania, vào ngày 17 tháng 10 năm 1923, khi thành phố này còn được gọi là Wilno và còn là một phần của Ba Lan. Sau khi được thụ phong linh mục vào năm 1950, ngài đạt được bằng tiến sĩ thần học luân lý và trở thành tuyên úy đại học ở Bialystok đông bắc Ba Lan và dạy tại một chủng viện bên ngoài Warsaw.

Vào năm 1970, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã bổ nhiệm ngài làm Giám Quản Tông Tòa của khu vực tiếng Ba Lan trong Tổng giáo phận Vilnius và tháng sau ngài được Đức Hồng Y Stefan Wyszyński tấn phong giám mục. Ngài được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y năm 1985.

Ngài được người Ba Lan nhớ đến như một người ủng hộ mạnh mẽ Công đoàn Đoàn kết, là tổ chức đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan.

Đức Gioan Phaolô II đã chấp nhận đơn từ chức Tổng giám mục Wrocław của Đức Hồng Y Gulbinowicz vào ngày 3 tháng 4 năm 2004, khi ngài đến tuổi 80 tuổi.

Vài ngày sau khi Tòa Sứ Thần thông báo rằng Đức Hồng Y Gulbinowicz sẽ bị cấm tham dự bất kỳ lễ kỷ niệm hoặc cuộc họp công cộng nào, truyền thông Ba Lan đưa tin rằng vị Hồng Y đã được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nghiêm trọng.

Đáp lại thông báo của Tòa Sứ thần Tòa Thánh, phát ngôn nhân của Tổng giáo phận Wroclaw, là cha Rafał Kowalski, nói rằng tin tức này rất đau lòng “bởi vì nó cho thấy rằng trước đây một số người đã bị tổn thương nghiêm trọng bởi vị giáo sĩ lãnh đạo giáo phận của chúng tôi”.

“Những người này xứng đáng nhận được những lời ‘Tôi xin lỗi’… Chúng tôi bày tỏ sự tôn trọng đối với họ và tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ,” Cha Kowalski nói.

Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan đang trong một thời kỳ khó khăn kéo dài liên quan đến tội lỗi lạm dụng giáo sĩ. Vào năm 2019, Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã ban hành một báo cáo kết luận rằng 382 giáo sĩ đã lạm dụng tình dục tổng cộng 624 nạn nhân từ năm 1990 đến 2018.

Trước cái chết có vẻ u uất của Đức Hồng Y Gulbinowicz, nhiều người ở Ba Lan không hài lòng. Với những công trạng lớn lao của ngài cho Giáo Hội và cho sự tự do của đất nước Ba Lan, những biện pháp kỷ luật gắt gao đối với Đức Hồng Y có lẽ chỉ nên đưa ra sau khi có một tiến trình xét xử đúng theo giáo luật trong đó ngài có cơ hội bào chữa cho mình. Nếu những tiến trình như thế không thể được thực hiện, xét vì tuổi tác của ngài, thì các biện pháp kỷ luật gắt gao không nên được đặt ra. Nhiều người quý mến Đức Hồng Y âu lo ngài đã bị làm “con dê tế thần” khi chúng ta tìm cách múa theo nhịp trống dồn dập của các phương tiện truyền thông với các đòi hỏi bất tận của họ.


Source:Catholic News Agency

2. 'Chúng tôi muốn có Thánh lễ': Người Công Giáo ở Pháp phản đối lệnh cấm thờ phượng nơi công cộng

Những người Công Giáo ở Pháp đã tụ tập bên ngoài các nhà thờ ở nhiều thành phố vào cuối tuần qua để kêu gọi chính phủ cho phép họ tham dự Thánh lễ trong thời gian cách ly toàn quốc.

Các cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp nước Pháp, bao gồm ở Nantes, Strasbourg, Bordeaux, Rennes và Versailles, ngày 14 và 15 tháng 11. Một cuộc biểu tình vào hôm Chúa Nhật ở Paris trước Nhà thờ Saint-Sulpice đã bị cảnh sát ngăn chặn sau khi chính quyền cho rằng nó vi phạm một lệnh chống lại việc cầu nguyện trên đường phố.

Với các biện pháp phòng chống coronavirus trong đợt bùng phát thứ hai, tất cả các cuộc tụ họp tôn giáo công cộng trên khắp đất nước, bao gồm cả các Thánh lễ công cộng, đã bị đình chỉ cho đến ít nhất là ngày 1 tháng 12. Tất cả các cơ sở kinh doanh không thiết yếu, bao gồm cả các nhà hàng, đều bị đóng cửa, nhưng các trường học vẫn được mở cửa.

Một kháng nghị pháp lý của Hội đồng Giám mục Pháp đã bị Hội đồng Nhà nước bác bỏ vào ngày 7 tháng 11. Các giám mục đã lập luận rằng việc cấm các Thánh lễ công cộng vi phạm quyền tự do thờ phượng.

Tại các buổi tụ họp ngoài trời, người Công Giáo hát thánh ca và lần hạt dưới sự giám sát nghiêm nhặt của cảnh sát.

Những người Công Giáo biểu tình cầm các bích chương và các tấm bảng ghi “Chúng tôi muốn Thánh lễ” và “Chúa là Vua”.

Ở Nantes, gần 300 người đã đứng dưới mưa trước bức tượng của Đức Trinh Nữ Maria vào ngày 15 tháng 11 và hô vang: “Hãy trả lại cho chúng tôi Thánh lễ”.

“Thông thường chúng tôi được tham dự thánh lễ vào sáng Chủ Nhật này. Nhưng chúng tôi không còn quyền đó. Chúng tôi bị tước quyền này lần thứ hai,” Marc Billig, một trong những người tổ chức cuộc biểu tình ở Nantes, nói với truyền thông địa phương.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin đã gặp các đại diện tôn giáo vào ngày 16 tháng 11 sau khi các giám mục Pháp đề xuất tái tục các thánh lễ với số lượng người tham dự giới hạn ở mức 30% sức chứa của mỗi nhà nhà thờ. Nhật báo Le Monde của Pháp đưa tin ngày 16/11 rằng các hạn chế hiện tại dự kiến sẽ không được dỡ bỏ cho đến đầu tháng 12.

Phản ứng của các Giám Mục Pháp đối với phong trào “On veut la messe”

Trong một số giáo phận, các giám mục kêu gọi người Công Giáo không nên tập trung bên ngoài để phản đối các biện pháp phòng chống coronavirus.

“Hãy kiên nhẫn,” Đức Cha Michel Dubost, Giám Quản Tông Tòa của Lyon, cho biết hôm 13 tháng 11.

“Chúng ta đừng tụ tập với nhau, cả bên ngoài hay bên trong nhà thờ, và hãy thể hiện khả năng tôn trọng những khuôn khổ được trao cho chúng ta vì sức khỏe cộng đồng,” Đức Cha Dubost nói.

Châu Âu hiện đang trải qua làn sóng thứ hai về các ca nhiễm coronavirus, khiến Ái Nhĩ Lan và Anh buộc phải đóng cửa và đình chỉ các thánh lễ công cộng, trong khi Ý và Tây Ban Nha đã thực hiện các hạn chế và lệnh giới nghiêm trong khu vực.

Đã có hơn 1.9 triệu ca nhiễm coronavirus ở Pháp trong năm nay, dẫn đến cái chết của 42,603 người, theo Trung tâm Nghiên cứu Johns Hopkins Coronavirus.

Các cơ quan y tế Pháp báo cáo ngày 15 tháng 11 rằng số lượng bệnh nhân COVID-19 trong các khoa chăm sóc đặc biệt, gọi tắt là ICU, đã giảm kể từ khi Pháp thực hiện các biện pháp cách ly, nhưng những bệnh nhân này vẫn chiếm 96% số giường ICU của nước này.

Đáp lại lời kêu gọi của các giám mục Pháp, một thẩm phán đã quy định rằng các nhà thờ vẫn có thể mở cửa trong thời gian cách ly và người Công Giáo có thể đến nhà thờ gần nhà bất kể khoảng cách bao xa nếu họ mang theo giấy tờ cần thiết. Các linh mục cũng sẽ được phép đến thăm anh chị em giáo dân tại nhà của họ và các tuyên úy có thể đến thăm các bệnh viện.

Đám cưới Công Giáo có thể diễn ra với tối đa sáu người và đám tang không quá 30 người tham dự.

Đây là tuần thứ hai diễn ra các cuộc biểu tình của Công Giáo tại một số thành phố của Pháp. Vào ngày 8 tháng 11, hơn 500 người Công Giáo đã tập trung trước các nhà thờ chính tòa ở cả Nantes và Versailles, theo hãng tin RTL của Pháp.

“Họ hát thánh ca, lần chuỗi Mân Côi, kéo dài một giờ”, Đức Cha Bruno Valentin, Giám Mục Phụ Tá của Versailles, nói với AFP.


Source:Catholic News Agency

3. Những người ủng hộ Tổng thống Trump bị đánh sau cuộc biểu tình ủng hộ tổng thống

Căng thẳng bùng lên vào đêm thứ Bảy khi những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump bị những người theo phe ông Joe Biden đánh đập khi họ trở về khách sạn của mình ở thủ đô Washington. Cảnh sát đi xe đạp cố gắng trấn an đám đông, trong khi mọi người hô hoán cầu cứu trên đường phố.

Theo sở cứu hỏa và cấp cứu thành phố, một người đã bị đâm và phải đưa đến trung tâm chấn thương. Washington Post đưa tin rằng vụ tấn công xảy ra vào khoảng 8 giờ tối. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương, cảnh sát đã thực hiện 20 vụ bắt giữ. Các cuộc đụng độ bạo lực xảy ra sau một ngày chứng kiến hàng trăm nghìn người ủng hộ Tổng thống Trump tuần hành trên các đường phố Washington để phản đối gian lận bầu cử.

Một người tham dự cuộc biểu tình nói “Xem này, chuyện này vẫn chưa kết thúc. Nó thậm chí còn lâu mới kết thúc. Và những người đang nói với bạn rằng nó đã kết thúc đang nói dối bạn.”

Tổng thống Trump cho đến nay vẫn chưa nhìn nhận đã thua Biden. Vào buổi sáng, đoàn xe của Trump đã chào thăm đám đông. Những người biểu tình hò reo khi tổng thống vẫy tay từ bên trong xe limousine của mình. Những người ủng hộ Tổng thống Trump đã diễn hành từ Freedom Plaza gần Tòa Bạch Ốc đến Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ


Source:Yahoo News
 
7:30 giờ VN, 19/11 - Cùng lần chuỗi Năm Sự Sáng với giáo triều Rôma. Đại dịch tái phát kinh hoàng
Giáo Hội Năm Châu
21:43 18/11/2020