Phụng Vụ - Mục Vụ
Những giọt châu
Lm. Minh Anh
00:36 19/11/2020
NHỮNG GIỌT CHÂU
“Trông thấy thành, Chúa Giêsu khóc”.
Anh Chị em thân mến,
Một sự trùng hợp đầy bất ngờ khi cả hai bài đọc hôm nay nói đến ‘những giọt châu’. Gioan, tác giả sách Khải Huyền khóc; Chúa Giêsu, Con Chiên xoá tội cũng rơi lệ. Ngài khóc khi trông thấy thành Giêrusalem, một thành mà Ngài yêu quý cũng là thành mà ở đó, những lãnh đạo tôn giáo, rồi đây, lôi Ngài ra khỏi thành để giết chết, “Chớ chi hôm nay ngươi hiểu sứ điệp mang hoà bình cho ngươi!”.
Thị kiến Khải Huyền nói đến ‘những giọt châu’ của Gioan khi cuốn sách trong tay Đấng ngự trên ngai mà trên trời dưới đất và trong lòng đất không ai có thể cởi tháo ‘bảy ấn niêm phong’ và đọc được. May thay, Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian sẽ mở và đọc nó; một trưởng lão nói với Gioan rằng, “Đừng khóc nữa, này đây sư tử của chi tộc Giuđa, dòng dõi của Đavít đã toàn thắng, chính Người sẽ mở sách và tháo bảy ấn niêm phong”; Con Chiên ấy chính là Chúa Giêsu, Đấng xuống trần để tháo cởi ‘bảy mối tội đầu’ của nhân loại và ban cho nó ‘bảy ơn Chúa Thánh Thần’.
Với bài Tin Mừng, trước sự cứng lòng của dân thành, trước tội lỗi của con người mà kiêu ngạo là số một trong ‘bảy mối tội đầu’, Chúa Giêsu khóc. Trước hết, chúng ta chiêm ngắm hình ảnh Ngài đang khóc. Việc Chúa Giêsu khóc không chỉ đơn thuần là một nỗi buồn, một nỗi thất vọng nhỏ nhoi thường tình. Đúng hơn, việc Ngài nhỏ ‘những giọt châu’ thánh ngụ ý một nỗi buồn rất sâu sắc khiến Ngài nhỏ lệ thật sự. Hãy bắt đầu với hình ảnh đó, hãy để hình ảnh đó chìm xuống tâm hồn mình.
Chúa Giêsu khóc cho thành Giêrusalem, đây là một thành mà Ngài đã đến với bao kỳ vọng tốt lành dành cho nó; nhưng vừa đặt chân đến nơi, Ngài chợt nhận thức một sự thật chua xót rằng, rất nhiều người ở đó sẽ từ chối cuộc viếng thăm của Ngài. Ngài đến, mang cho họ quà tặng là ơn cứu độ đời đời; vậy mà, buồn thay, một số người đã phớt lờ với Ngài vì thờ ơ, số khác lại phẫn nộ; số khác nữa, tìm giết Ngài. Vậy mà Chúa Giêsu không chỉ khóc cho Giêrusalem, Ngài còn khóc cho tất cả mọi người, đặc biệt những ai thuộc gia đình đức tin mai ngày; Ngài khóc vì họ thiếu đức tin; Ngài thấy trước sẽ rất nhiều người mất đức tin, trong đó có thể có cả chúng ta. Họ từ chối đón nhận Ngài, Ngài có thể nhận thức sâu sắc sự kiện này và điều đó khiến Ngài nhức buốt và đau đớn vô cùng; Con Chiên đã mở ‘bảy ấn niêm phong’ nay bất lực tháo cởi ‘bảy ấn tội lỗi’ ràng buộc con người. ‘Những giọt châu’ thánh phải nhỏ sa, “Vì ngươi đã không nhận biết giờ ngươi được viếng thăm”.
Ngày nay, chứng kiến những thảm họa, chiến tranh, lường gạt đảo điên được tiến hành vì sự tôn thờ thần tiền của con người, Chúa Giêsu cũng đang khóc. Nhiều người vô tội bị sát hại, trẻ em ra chiến trường, trẻ em bị đem bán như súc vật; 39 người Việt chết chầm chậm vì tê cóng trong thùng xe; hơn 300 người miền Trung chết do lũ bão… Chúa Giêsu cũng đang rơi ‘những giọt châu’; nhưng Ngài đang khóc nhiều nhất là vì tội lỗi của chúng ta, vì sự thờ ơ ngay hôm nay của mỗi người.
“Tôi đang thầm khóc trong nỗi niềm chua xót của trái tim mình; bỗng, tôi nghe tiếng một đứa trẻ hàng xóm hô vang, “Hãy cầm lên và đọc; cầm lên và đọc”. Tôi không nhớ mình đã từng nghe những lời như thế bao giờ. Tôi trỗi dậy và hiểu rằng, đó không gì khác hơn là lệnh của Chúa; tôi mở sách các tông đồ, cuốn đầu tiên, im lặng đọc và nước mắt tôi lần đầu tiên rơi xuống, “Không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng hãy mặc lấy Chúa Kitô; đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng”. Tôi không đọc thêm và cũng không cần nữa. Ngay lập tức, cuối câu này, dường như một tia sáng thanh thản truyền vào trái tim tôi và tất cả bóng tối của sự nghi ngờ đều tan biến; và ‘những giọt châu’ rơi lã chã”. Đó là tâm sự của Augustinô.
Anh Chị em,
Thật dễ dàng để có một chút đức tin và hướng về Chúa khi điều đó có lợi; nhưng chúng ta lại rất dễ thờ ơ với Ngài khi mọi việc diễn ra tốt đẹp; chính điều đó sẽ làm cho Chúa phải rơi ‘những giọt châu’. Vậy, hãy loại bỏ mọi thờ ơ đối với Chúa ngay hôm nay; hãy nói với Ngài, chúng ta muốn nên thánh, chúng ta sợ làm mất lòng Chúa; hãy để Ngài cởi tháo sợi dây đang cột chúng ta với tội lỗi.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đặt vào lòng con một nỗi buồn thánh khi con làm mất lòng Chúa, khi con thờ ơ, xơ cứng; xin cho con biết khóc tội lỗi mình và nhờ ơn Chúa, tâm hồn con sạch trong để con sống trong ân sủng Thánh Thần và Chúa cũng hết sụt sùi ‘những giọt châu’ vì sự chai lỳ nơi con, Amen.”
(Tgp. Huế)
“Trông thấy thành, Chúa Giêsu khóc”.
Anh Chị em thân mến,
Một sự trùng hợp đầy bất ngờ khi cả hai bài đọc hôm nay nói đến ‘những giọt châu’. Gioan, tác giả sách Khải Huyền khóc; Chúa Giêsu, Con Chiên xoá tội cũng rơi lệ. Ngài khóc khi trông thấy thành Giêrusalem, một thành mà Ngài yêu quý cũng là thành mà ở đó, những lãnh đạo tôn giáo, rồi đây, lôi Ngài ra khỏi thành để giết chết, “Chớ chi hôm nay ngươi hiểu sứ điệp mang hoà bình cho ngươi!”.
Thị kiến Khải Huyền nói đến ‘những giọt châu’ của Gioan khi cuốn sách trong tay Đấng ngự trên ngai mà trên trời dưới đất và trong lòng đất không ai có thể cởi tháo ‘bảy ấn niêm phong’ và đọc được. May thay, Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian sẽ mở và đọc nó; một trưởng lão nói với Gioan rằng, “Đừng khóc nữa, này đây sư tử của chi tộc Giuđa, dòng dõi của Đavít đã toàn thắng, chính Người sẽ mở sách và tháo bảy ấn niêm phong”; Con Chiên ấy chính là Chúa Giêsu, Đấng xuống trần để tháo cởi ‘bảy mối tội đầu’ của nhân loại và ban cho nó ‘bảy ơn Chúa Thánh Thần’.
Với bài Tin Mừng, trước sự cứng lòng của dân thành, trước tội lỗi của con người mà kiêu ngạo là số một trong ‘bảy mối tội đầu’, Chúa Giêsu khóc. Trước hết, chúng ta chiêm ngắm hình ảnh Ngài đang khóc. Việc Chúa Giêsu khóc không chỉ đơn thuần là một nỗi buồn, một nỗi thất vọng nhỏ nhoi thường tình. Đúng hơn, việc Ngài nhỏ ‘những giọt châu’ thánh ngụ ý một nỗi buồn rất sâu sắc khiến Ngài nhỏ lệ thật sự. Hãy bắt đầu với hình ảnh đó, hãy để hình ảnh đó chìm xuống tâm hồn mình.
Ngày nay, chứng kiến những thảm họa, chiến tranh, lường gạt đảo điên được tiến hành vì sự tôn thờ thần tiền của con người, Chúa Giêsu cũng đang khóc. Nhiều người vô tội bị sát hại, trẻ em ra chiến trường, trẻ em bị đem bán như súc vật; 39 người Việt chết chầm chậm vì tê cóng trong thùng xe; hơn 300 người miền Trung chết do lũ bão… Chúa Giêsu cũng đang rơi ‘những giọt châu’; nhưng Ngài đang khóc nhiều nhất là vì tội lỗi của chúng ta, vì sự thờ ơ ngay hôm nay của mỗi người.
“Tôi đang thầm khóc trong nỗi niềm chua xót của trái tim mình; bỗng, tôi nghe tiếng một đứa trẻ hàng xóm hô vang, “Hãy cầm lên và đọc; cầm lên và đọc”. Tôi không nhớ mình đã từng nghe những lời như thế bao giờ. Tôi trỗi dậy và hiểu rằng, đó không gì khác hơn là lệnh của Chúa; tôi mở sách các tông đồ, cuốn đầu tiên, im lặng đọc và nước mắt tôi lần đầu tiên rơi xuống, “Không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng hãy mặc lấy Chúa Kitô; đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng”. Tôi không đọc thêm và cũng không cần nữa. Ngay lập tức, cuối câu này, dường như một tia sáng thanh thản truyền vào trái tim tôi và tất cả bóng tối của sự nghi ngờ đều tan biến; và ‘những giọt châu’ rơi lã chã”. Đó là tâm sự của Augustinô.
Anh Chị em,
Thật dễ dàng để có một chút đức tin và hướng về Chúa khi điều đó có lợi; nhưng chúng ta lại rất dễ thờ ơ với Ngài khi mọi việc diễn ra tốt đẹp; chính điều đó sẽ làm cho Chúa phải rơi ‘những giọt châu’. Vậy, hãy loại bỏ mọi thờ ơ đối với Chúa ngay hôm nay; hãy nói với Ngài, chúng ta muốn nên thánh, chúng ta sợ làm mất lòng Chúa; hãy để Ngài cởi tháo sợi dây đang cột chúng ta với tội lỗi.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đặt vào lòng con một nỗi buồn thánh khi con làm mất lòng Chúa, khi con thờ ơ, xơ cứng; xin cho con biết khóc tội lỗi mình và nhờ ơn Chúa, tâm hồn con sạch trong để con sống trong ân sủng Thánh Thần và Chúa cũng hết sụt sùi ‘những giọt châu’ vì sự chai lỳ nơi con, Amen.”
(Tgp. Huế)
Góp phần xây dựng Vương quốc tình thương
Lm. Đan Vinh
02:20 19/11/2020
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN A
ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ VUA VŨ TRỤ
Ed 34,11-12.15-17; 1 Cr 15,20-26.28; Mt 25,31-46
GÓP PHẦN XÂY DỰNG VƯƠNG QUỐC TÌNH THƯƠNG
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 25,31-46.
(31) Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu. Bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. (32) Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê, (33) Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. (34) Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc. Hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa”. (35) Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; (35) Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc. Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom. Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”.(37) Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống. (38) Có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước, hoặc trần truồng mà cho mặc? (39) Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến thăm đâu?” (40) Để đáp lại, Đức Vua sẽ bảo họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta vậy”. (41) Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên ác quỷ và các sứ thần của nó”. (42) Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn. Ta khát, các ngươi đã không cho uống. (43) Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước. Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc. Ta đau yếu hay ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm nom”. (44) Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?” (45) Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé mọn nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy”. (46) Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời”.
2. Ý CHÍNH:
Vào ngày tận thế, sau khi các thiên thần đã tập trung tất cả người chết được Chúa cho sống lại, Vua Giê-su sẽ tái lâm trong vinh quang để làm một cuộc phán xét chung (31). Người xét xử người ta không dựa trên những việc làm khác thường, nhưng trên thái độ và cách ứng xử của đức tin đối với tha nhân, nhất là yêu mến phục vụ Người hiện thân nơi những người nghèo hèn đau khổ về thể xác cũng như tâm hồn (40.45).
3. CHÚ THÍCH:
- C 31: + Khi Con Người đến trong vinh quang của Người: Đức Giê-su được Chúa Cha sai đến trần gian 2 lần: Lần thứ nhất Ngưới đến để thi hành sứ mệnh cứu thế, để dạy lòai người nhận biết Thiên Chúa và mở ra con đường lên trời là: “Bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Người” (x Mc 8,34). Lần thứ hai Người sẽ đến trong uy quyền và vinh quang của Con Thiên Chúa (x Mt 16,27), là Vua của vũ trụ vạn vật (x Mt 28,18) và là Thẩm Phán xét xử muôn dân để ban thưởng kẻ lành và trừng phạt kẻ dữ (x Mt 25,31-32).
- C 32-33: + Người sẽ tách biệt họ với nhau như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái: Bấy giờ Đức Giê-su sẽ phân chia muôn dân thành hai lọai là chiên và dê. Chiên và dê là hai lòai giống nhau. Nhưng đặc tính của con chiên là hiền lành, còn đặc tính của con dê thì hay phá phách chuồng trại. Chiên có giá trị kinh tế hơn dê nhờ bộ lông dầy được xén từng thời kỳ, và được dùng làm len để đan áo ấm.
- C 34: + Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: Nào những kẻ Cha ta chúc phúc…: Những người được xếp bên phải là những tín hữu sống theo “Tám Mối Phúc thật” (x. Mt 5,1-12), thực hành bác ái phục vụ Chúa hiện thân nơi những người đau khổ bất hạnh (x Mt 25,35-36). Còn những người bên trái là những kẻ vô tín, thể hiện qua thái độ làm ngơ trước những người đau khổ bất hạnh của người khác (x Mt 25,41-45).
4. CÂU HỎI:
1) Đức Giê-su đến trần gian mấy lần? Người đến thứ nhất để làm gì? Người sẽ đến lần thứ hai khi nào và nhằm mục đích gì?
2) Trong ngày tận thế Đức Giê-su sẽ phân chia nhân loại thành hai lọai người nào?
3) Chiên và dê khác nhau ở điểm nào?
4) Những ai được xếp vào lọai “chiên” bên phải, và loại “dê” bên trái?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
Chúa phán: “Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi đã không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,45).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ÔNG HOÀNG HẠNH PHÚC:
OSCAR WILDE đã viết một câu chuyện rất đẹp, tựa đề là “ÔNG HOÀNG HẠNH PHÚC” (The Happy Prince) như sau :
Một Ông Hoàng kia sống rất hạnh phúc. Vì thế khi ông chết, người ta đã làm một bức tượng của ông, đặt trên một đài cao và dựng ở trung tâm thành phố. Họ gọi tên bức tượng là “Ông Hoàng Hạnh Phúc”, hy vọng ông sẽ mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc cho dân thành.
Một buổi chiều đầu mùa đông, một con chim én đã bay đến đậu dưới chân pho tượng. Bỗng chim cảm thấy một giọt nước đã từ phía trên rơi trúng vào đầu. Nhìn lên nó rất ngạc nhiên khi phát hiện đó là giọt nước mắt của Ông Hoàng Hạnh Phúc. Thì ra ông Hoàng đang khóc.
- Tại sao ông khóc? Ông là Ông Hoàng Hạnh Phúc kia mà !
- Từ khi được người đời đặt ta trên đài cao và ta có thể nhìn thấy dân tình trong thành, ta rất đau lòng và không còn cảm thấy hạnh phúc nữa. Ta muốn có thể đi đến nhiều nơi giúp đỡ những cảnh đời bất hạnh. Nhưng đôi chân của ta lại bị chôn chặt vào bệ không thể đi đến đâu được. Chim có thể giúp ta đi giúp đỡ những người đang bị bất hạnh kia không?
- Không được đâu, vì tôi phải bay đi Ai Cập để tránh cái lạnh của mùa đông đang đến.
- Ta chỉ yêu cầu chim giúp ta một đêm nay thôi.
- Thế thì được. Bây giờ ngài muốn tôi làm gì giúp ngài đây?
- Trong một túp lều ở đàng kia có một bà mẹ đang đau khổ vì con trai bà bị bệnh nặng, mà bà lại không có tiền đi mời bác sĩ đến khám và mua thuốc chữa bệnh. Chim hãy lấy viên ngọc ở chuôi kiếm của ta đem tặng cho bà ấy đi.
Chim én liền dùng mỏ quặp lấy viên ngọc ở chuôi kiếm và bay đến trao cho bà mẹ nghèo viên ngọc. Nhờ số tiền bán viên ngọc quý này mà bà mẹ đã chữa dứt bệnh cho đứa con trai.
Hôm sau ông Hoàng lại năn nỉ chim én nán lại thêm một đêm nữa để mang một viên ngọc khác đến giúp cho một lão già làm nghề ăn xin sắp bị chết rét. Rồi hôm sau nữa chim lại bay đến giúp một người nghèo khác nữa bị vỡ nợ sắp phải tự tử. Cứ thế, hết ngày này đến ngày khác, chim én tiếp tục lấy các đồ trang sức trên mình ông Hoàng Hạnh Phúc mang đi cho những người nghèo khổ trong thành phố. Cuối cùng đến giữa mùa đông, trời bỗng trở lạnh nhiều và tuyết rơi đầy trắng xóa mặt đường. Rồi trên người ông Hoàng cũng không còn có thứ gì đáng giá nữa. Vào một buổi sáng, người ta thấy con chim én đã nằm chết cóng dưới chân pho tượng của ông Hoàng. Dưới đường phố, mọi người đều rất hạnh phúc. Họ đâu biết rằng hạnh phúc họ đang được hưởng đó là nhờ sự hy sinh quảng đại của ông Hoàng Hạnh Phúc và do con chim én nhỏ bé kia mang lại.
Còn chúng ta hôm nay, chúng ta có thể làm gì để mang lại hạnh phúc cho những người chung quanh? Chúng ta có thể quảng đại chia sẻ cơm áo vật chất và dấn thân phục vụ những người nghèo khổ bất hạnh đang sống chung quanh chúng ta hay không?
2) LÒNG MẾN CHÚA THỰC SỰ ĐƯỢC BIỂU LỘ QUA HÀNH ĐỘNG YÊU NGƯỜI:
Trong tác phẩm: “Thị kiến của người Ki-tô hữu” (The Christian Vision), nhà văn JOHN POWELL đã kể một chuyện cổ xưa của người Ái Nhĩ Lan như sau:
Một hôm có một ông vua đã gần đất xa trời mà vẫn không có hoàng tử nối ngôi. Vua bèn sai sứ giả thông báo khắp nơi sẽ mở một cuộc thi tuyển chọn hoàng tử. Mọi thanh niên có tướng mạo tốt và được quan chức địa phương tiến cử sẽ được ghi danh lên kinh đô ứng thí. Chính nhà vua sẽ đích thân sát hạch các thí sinh về lòng mến Chúa yêu người, là điều kiện trở thành ông vua tốt.
Bấy giờ có một thanh niên tướng mạo phi phàm và sống đạo rất tốt nên được dân chúng trong vùng và viên quan chức địa phương đồng ý tiến cử về hoàng cung dự thi. Nhưng có điều anh này gia cảnh quá nghèo, có mẹ già đau ốm liên miên, nên hằng ngày anh phải làm người khuân vác trong chợ để kiếm sống. Anh cũng không đủ tiền mua được một bộ quần áo tươm tất đi dự thi, và mua lương khô mang theo đi đường. Nhiều người góp tiền mua tặng anh một bộ quần áo và mua lương khô để anh mang theo đến thủ đô.
Sau một tháng liên tục ngày đi đêm nghỉ, chàng thanh niên đã đi đến thủ đô và từ xa đã nhìn thấy tòa lâu đài tráng lệ của nhà vua. Rồi bỗng có một lão ăn mày áo quần rách nát xuất hiện bên đường. Thấy anh, lão liền ngửa tay xin giúp đỡ: “Này cậu kia, lão đã bị nhịn đói và chịu rét run mấy ngày qua. Xin cậu dủ lòng thương cho lão ít đồ ăn cho đỡ đói”. Cảm thương hoàn cảnh của lão ăn mày, chàng thanh niên liền cởi chiếc áo khoác đang mặc, để đổi lấy chiếc áo cũ sờn rách nhiều chỗ vá của lão và chàng còn cho lão cả số lương khô còn lại. Rồi chàng tiếp tục đến hoàng cung. Bọn lính gác sau khi kiểm tra giấy tờ đã đưa chàng vào khu tiếp đón thí sinh phỏng vấn. Khi được gặp nhà vua chàng cúi mình bái lạy, rồi khi ngẩng mặt lên, chàng hết sức bỡ ngỡ, khi nhận ra đức vua đang ngồi trên ngai vàng chính là lão ăn xin mà chàng mới gặp. Chàng liền lên tiếng :
- Tâu Đức vua, có phải Đức Vua là người ăn xin ngồi bên đường mà thần vừa gặp phải không?
- Đúng thế. Đức Vua đáp.
- Vậy tại sao Đức Vua lại cải trang thành người ăn xin như thế? Chàng hỏi tiếp.
- Trẫm phải đóng vai người ăn xin để kiểm tra lòng mến Chúa của ngươi như thế nào? Vì lòng mến Chúa thực sự phải được biểu lộ qua lối ứng xử nhân ái với tha nhân, nhất là những kẻ nghèo hèn.
Trước vẻ mặt khôi ngô tuấn tú và sự ứng đáp khôn ngoan của chàng thanh niên, đức vua đã chọn chàng lên làm hoàng tử. Từ đó chàng được vào sống trong hoàng cung và ngày ngày học tập để sau này có thể trở thành một ông vua tốt.
3) NẾU TÔI BIẾT LÀ NGÀI…
NEN-SÂN MÊN-ĐƠ-LA (Nelson Mandela), vị Tổng thống da đen đầu tiên tại một nước có tệ phân biệt chủng tộc là Nam Phi, khi còn là một thanh niên, ông đã là lãnh tụ của đảng “Quốc hội Châu Phi” (ANC) bị cấm họat động. Vì đang ở trong thời kỳ đấu tranh giành quyền lực với đảng cầm quyền, nên NEN-SÂN buộc phải cải trang để hoạt động bằng cách ăn mặc cẩu thả và hóa trang thành nhiều người thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Ông tin rằng khi hóa trang như thế, người ta sẽ không nhận ra ông, để ông có thể đi đó đây trong nước hoạt động.
Lần kia, khi đi dự một cuộc họp kín tại một vùng quê nghèo miền GIO-HAN-NÉT-BỚC (Johannesberg), do một linh mục sắp xếp để NEN-SÂN nói chuyện về cách mạng với một số giới trẻ Công giáo. Khi ông đến nơi, người phụ nữ giữ cửa thấy cách ăn mặc lôi thôi nên không nhận ra ông và từ chối không cho ông vào với lý do: “Ở đây không có chỗ cho lọai người như ông”. Nói xong chị ta đóng sầm cửa lại trước mặt ông.
Nhưng sau khi được biết người mới đến là ai, chị ta đã vội trở lại nói với NEN-SÂN rằng: ”Xin lỗi ngài về sự thất kính của tôi khi nãy, vì tôi đã không nhận ra ngài. Nếu như tôi biết đó là ngài, thì tôi đã mở rộng cửa ra đón và phục vụ ngài thật chu đáo”.
Tuy nhiên, dù Nen-sân giả dạng thành nhiều người khác, nhưng vẫn có một số người quen nhận ra ông. Một hôm, khi ông giả dạng làm một bác tài xế ở Gio-han-nét-bớc, đang dừng xe đón khách ở một góc phố, ông khóac chiếc áo ngoài bụi bặm và trên đầu đội một chiếc mũ nhàu nát, thì chợt thấy một anh cảnh sát đang sải bước tiến về phía mình. Ông nhìn quanh để tìm cách thoát thân. Nhưng viên cảnh sát kia đã mỉm cười chào ông, anh ta lén đưa tay lên chào theo kiểu ANC, rồi bước đi theo một hướng khác. Những sự cố như vậy xảy ra nhiều lần, và NEN-SÂN cũng tạm yên tâm vì biết rằng có nhiều người Châu Phi thực tâm ủng hộ con đường đấu tranh với tệ phân biệt chủng tộc của chính quyền da trắng. Cuối cùng sau nhiều năm bị cầm tù, NEN-SÂN MÊN-ĐƠ-LA đã được thả ra và đã chiến thắng trong một cuộc bầu cử công bằng để trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên của đất nước Nam Phi.
Hôm nay Chúa Giê-su cũng đang ẩn mình dưới dạng của những người đau khổ bất hạnh. Vậy bạn có nhận ra Người và ân cần phục vụ Người cách chu đáo không?
4) "HOÀNG TỬ VÀ NGƯỜI HÀNH KHẤT":
Cách đây 300 năm, nhà văn MARK TWAIN nước Anh đã viết câu chuyện “Hoàng Tử và người hành khất”, nội dung kể về hai cậu bé: một là hoàng tử EDWARD xứ Wales, và hai là đứa trẻ bụi đời tên là TOM CANTY. Dù khác nhau về giai cấp, nhưng hoàng tử Edward muốn làm bạn với Tom. Có điều lạ là cả hai lại có khuôn mặt rất giống nhau như hai anh em sinh đôi.
Một ngày kia, hoàng tử Edward đề nghị chơi trò hoán đổi địa vị, bằng cách cho Tom Canty làm hoàng tử, được mặc quần áo sang trọng và được vào sống trong hoàng cung, còn mình thì mặc bộ quần áo rách nát của Tom và hằng ngày đến sống trong khu ổ chuột trong hầm cầu. Ban ngày hoàng tử Edward nhập bọn với đám người hành khất đi xin ăn, đêm về phải nằm ngủ dưới nền đất tối tăm lạnh lẽo. Nhưng cũng nhờ sống giữa những người nghèo và sinh hoạt như một người nghèo mà hoàng tử Edward đã trải qua đủ nỗi khổ nhục những người nghèo phải chịu đựng. Một thời gian sau, khi không còn hứng thú với trò chơi này, Edward đã đến hoàng cung gặp Tom Canty đang đóng vai hoàng tử để yêu cầu hoán đổi địa vị lại như trước. Nhưng do đã quen với lối sống giàu sang nên Tom không những đã từ chối không chịu hoán đổi trở thành kẻ bụi đời mà hắn còn tố cáo khiến Edward bị tống giam vào ngục, với tội danh nhục mạ hoàng tử. Trong phiên tòa xét xử xác minh thật giả, với trí thông minh đối đáp, kèm theo những chứng cớ cụ thể về gia thế, Edward đã chứng minh mình mới là hoàng tử thật sự và đã giành lại quyền lên làm vua thay vua cha mới băng hà. Từ khi lên làm vua, do đã trải nghiệm cuộc sống nghèo khổ, tân vương Edward đã đặc biệt quan tâm đến những người nghèo khổ và trở thành ông vua liêm chính và nhân ái trong lịch sử nước Anh.
3. SUY NIỆM:
1) Đức Giê-su thiết lập Nước Trời yêu thương bằng cái chết thập giá:
Khi còn sống, Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta (Tê-rê-sa Cancutta) rất tâm đắc với đoạn Tin Mừng diễn tả cái chết của Đức Giê-su trên cây thập giá. Mẹ luôn bị những người đau khổ bất hạnh lôi cuốn. Dưới mắt Mẹ, những người này không những là những kẻ đáng thương, mà còn là hiện thân của Đức Giê-su đang chịu đau khổ và bị bỏ rơi trên thập giá. Nơi Mẹ Tê-rê-sa, tình yêu mến Đức Giê-su và tình thương những người bất hạnh hòa quyện vào nhau. Càng yêu Chúa Giê-su bao nhiêu thì Mẹ lại càng yêu những người bệnh tật đau khổ bấy nhiêu. Mẹ thường nhắc các chị em nữ tu dòng Thừa Sai Bác Ái do Mẹ sáng lập như sau: “Chị em cần tập nhìn thấy Đức Giê-su bị bỏ rơi nơi mỗi người bất hạnh mà chị em đang phục vụ, dù họ có mang hình hài đáng kinh tởm đến đâu đi nữa”.
2) Đức Giê-su sẽ tái lâm để phán xét về lòng tin yêu trong ngày tận thế:
Tin Mừng lễ Ki-tô Vua hôm nay (Mt 25,31-46) thuật lại việc Đức Giê-su sẽ tái lâm vào ngày tận thế để xét xử muôn dân. Người sẽ tách biệt người lành kẻ dữ như mục tử tách biệt chiên khỏi dê. Người sẽ thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ cách công minh. Ngày nay Vua Giê-su cũng đang đồng hóa với những kẻ đói khát, khách lạ, trần trụi, đau yếu, ở tù… để mời gọi chúng ta tận tình chia sẻ giúp đỡ, để sẽ ban hạnh phúc Thiên Đàng cho ta. Sau này khi đến trước tòa phán xét, chúng ta sẽ bị Vua Giê-su xét xử về tội đã bỏ qua không chia sẻ phục vụ Người đang hiện thân nơi những người nghèo đói bất hạnh.
Không cần phải đợi đến ngày tận thế mới có thiên đàng và hỏa ngục. Thiên đàng và hỏa ngục đã bắt đầu hiện diện giữa chúng ta ngay ở đây và trong lúc này (hic et nunc): Ta sẽ được ở trên thiên đàng nếu biết chia sẻ tình thương cụ thể với tha nhân; Ta sẽ ở trong hỏa ngục nếu đóng cửa lòng mình trước nỗi đau của tha nhân bên cạnh.
Như thế, Tin Mừng lễ Chúa Ki-tô Vua hôm nay mời gọi chúng ta mở rộng cửa lòng, mở rộng bàn tay để giúp đỡ tha nhân, nhất là những người nghèo khổ bất hạnh, để ta sẽ được sống trong Vương Quốc Tình Thương hiện tại và sau này sẽ được Vua Thẩm Phán Giê-su ban thưởng hạnh phúc Thiên Đàng đời đời cho chúng ta.
3) Tình yêu được biểu lộ bằng việc chia sẻ cơm áo và khiêm nhường phục vụ:
Ngày nay trong hình hài những kẻ hèn mọn, Đức Giê-su vẫn tiếp tục xin sự trợ giúp của mọi người: Những nạn nhân bị bão lụt Miền Trung đang rất cần sự sẻ chia cơm áo; Những người mù lòa nghèo khổ đang cần tiền để mổ mắt chữa bệnh đục thủy tinh thể; Những kẻ mù chữ cần được cấp học bổng để theo học lớp tình thương hay lớp bổ túc văn hóa; Các trẻ em mồ côi đang cần được nuôi dạy trong những ngôi nhà mở; Những cụ già neo đơn cần được một chỗ ở ổn định và được nuôi dưỡng tử tế; Những người nghiện ma túy, và những cô gái đang kiếm sống bằng việc bán thân xác … đang cần được giúp sống lương thiện và phục hồi nhân phẩm… Chúng ta sẽ làm gì cụ thể để khu phố chúng ta đang sống ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, làm cho môi trường sống của chúng ta trở thành “Trời Mới Đất Mới” vào ngày tận thế.
4) Kiến tạo Nước Trời đời sau bằng thực hành yêu thương cụ thể đời này:
Nếu Chúa Giê-su thực sự là Vua của hơn một tỉ người Công giáo trên thế giới, thì có lẽ xã hội chúng ta đang sống không còn cảnh bạo lực nghèo đói và đã biến thành thiên đàng tình yêu từ lâu rồi. Sở dĩ đến nay chúng ta vẫn chưa làm cho khối bột xã hội chung quanh dậy lên men tình yêu, vì men tin yêu nơi chúng ta đã quá “đát”, đã hóa ra chai lì hoặc bị mất phẩm chất. Ngày nay nhiều tín hữu thường chữa mình rằng: “Làm sao tôi có thể đi vào nhà tù để thăm nuôi tù nhân? Làm sao tôi dám chứa chấp những khách lỡ đường không giấy tờ tùy thân vào nhà ở trọ, vì có thể sẽ gặp nguy hiểm? Tôi lấy đâu ra nhiều tiền để chăm sóc các bệnh nhân HIV-AIDS, bệnh nhân phong cùi? …” Nếu chúng ta cứ lý luận như thế thì chúng ta sẽ chỉ biết khoanh tay đứng nhìn và không làm gì. Nhưng thực ra vẫn còn nhiều việc cụ thể chúng ta có thể thực hiện trong tầm tay như: giúp một sinh viên nghèo vượt khó; Làm dấu báo nguy cho người đi đường khỏi bị sụt cống bên đường; Thăm viếng an ủi tang gia có người thân mới qua đời, hoặc thăm viếng hòa giải một đôi vợ chồng có nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc …
4. THẢO LUẬN:
Một giáo sư đại học thành phố Chi-ca-gô Hoa Kỳ đã đặt cho các sinh viên câu hỏi sau: “Bạn hãy cho biết: Gần đây nhất, bạn có giúp đỡ cụ thể cho một người nào cần sự trợ giúp hay không?” Đây là một câu hỏi quan trọng mà mỗi buổi tối chúng ta cần phải tự hỏi mình, rồi hồi tâm sám hối và quyết tâm sống tình bác ái yêu thương là điều kiện để sau này chúng ta sẽ được hạnh phúc đời đời trong Nước Chúa.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa đã cứu độ loài người chúng con bằng tình thương và sự hy sinh mạng sống trên thập giá. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, đối xử tốt với những người lương chưa nhận biết Chúa, giúp đỡ những người lâm cảnh nghèo khổ bất hạnh… Nhờ đó chúng con sẽ giới thiệu Chúa cho những ai đang đi tìm Chúa được nhận biết và tin yêu Chúa để mai ngày cũng được hưởng ơn cứu độ của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ VUA VŨ TRỤ
Ed 34,11-12.15-17; 1 Cr 15,20-26.28; Mt 25,31-46
GÓP PHẦN XÂY DỰNG VƯƠNG QUỐC TÌNH THƯƠNG
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 25,31-46.
(31) Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu. Bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. (32) Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê, (33) Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. (34) Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc. Hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa”. (35) Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; (35) Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc. Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom. Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”.(37) Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống. (38) Có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước, hoặc trần truồng mà cho mặc? (39) Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến thăm đâu?” (40) Để đáp lại, Đức Vua sẽ bảo họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta vậy”. (41) Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên ác quỷ và các sứ thần của nó”. (42) Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn. Ta khát, các ngươi đã không cho uống. (43) Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước. Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc. Ta đau yếu hay ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm nom”. (44) Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?” (45) Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé mọn nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy”. (46) Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời”.
2. Ý CHÍNH:
Vào ngày tận thế, sau khi các thiên thần đã tập trung tất cả người chết được Chúa cho sống lại, Vua Giê-su sẽ tái lâm trong vinh quang để làm một cuộc phán xét chung (31). Người xét xử người ta không dựa trên những việc làm khác thường, nhưng trên thái độ và cách ứng xử của đức tin đối với tha nhân, nhất là yêu mến phục vụ Người hiện thân nơi những người nghèo hèn đau khổ về thể xác cũng như tâm hồn (40.45).
3. CHÚ THÍCH:
- C 31: + Khi Con Người đến trong vinh quang của Người: Đức Giê-su được Chúa Cha sai đến trần gian 2 lần: Lần thứ nhất Ngưới đến để thi hành sứ mệnh cứu thế, để dạy lòai người nhận biết Thiên Chúa và mở ra con đường lên trời là: “Bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Người” (x Mc 8,34). Lần thứ hai Người sẽ đến trong uy quyền và vinh quang của Con Thiên Chúa (x Mt 16,27), là Vua của vũ trụ vạn vật (x Mt 28,18) và là Thẩm Phán xét xử muôn dân để ban thưởng kẻ lành và trừng phạt kẻ dữ (x Mt 25,31-32).
- C 32-33: + Người sẽ tách biệt họ với nhau như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái: Bấy giờ Đức Giê-su sẽ phân chia muôn dân thành hai lọai là chiên và dê. Chiên và dê là hai lòai giống nhau. Nhưng đặc tính của con chiên là hiền lành, còn đặc tính của con dê thì hay phá phách chuồng trại. Chiên có giá trị kinh tế hơn dê nhờ bộ lông dầy được xén từng thời kỳ, và được dùng làm len để đan áo ấm.
- C 34: + Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: Nào những kẻ Cha ta chúc phúc…: Những người được xếp bên phải là những tín hữu sống theo “Tám Mối Phúc thật” (x. Mt 5,1-12), thực hành bác ái phục vụ Chúa hiện thân nơi những người đau khổ bất hạnh (x Mt 25,35-36). Còn những người bên trái là những kẻ vô tín, thể hiện qua thái độ làm ngơ trước những người đau khổ bất hạnh của người khác (x Mt 25,41-45).
4. CÂU HỎI:
1) Đức Giê-su đến trần gian mấy lần? Người đến thứ nhất để làm gì? Người sẽ đến lần thứ hai khi nào và nhằm mục đích gì?
2) Trong ngày tận thế Đức Giê-su sẽ phân chia nhân loại thành hai lọai người nào?
3) Chiên và dê khác nhau ở điểm nào?
4) Những ai được xếp vào lọai “chiên” bên phải, và loại “dê” bên trái?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
Chúa phán: “Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi đã không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,45).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ÔNG HOÀNG HẠNH PHÚC:
OSCAR WILDE đã viết một câu chuyện rất đẹp, tựa đề là “ÔNG HOÀNG HẠNH PHÚC” (The Happy Prince) như sau :
Một Ông Hoàng kia sống rất hạnh phúc. Vì thế khi ông chết, người ta đã làm một bức tượng của ông, đặt trên một đài cao và dựng ở trung tâm thành phố. Họ gọi tên bức tượng là “Ông Hoàng Hạnh Phúc”, hy vọng ông sẽ mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc cho dân thành.
Một buổi chiều đầu mùa đông, một con chim én đã bay đến đậu dưới chân pho tượng. Bỗng chim cảm thấy một giọt nước đã từ phía trên rơi trúng vào đầu. Nhìn lên nó rất ngạc nhiên khi phát hiện đó là giọt nước mắt của Ông Hoàng Hạnh Phúc. Thì ra ông Hoàng đang khóc.
- Tại sao ông khóc? Ông là Ông Hoàng Hạnh Phúc kia mà !
- Từ khi được người đời đặt ta trên đài cao và ta có thể nhìn thấy dân tình trong thành, ta rất đau lòng và không còn cảm thấy hạnh phúc nữa. Ta muốn có thể đi đến nhiều nơi giúp đỡ những cảnh đời bất hạnh. Nhưng đôi chân của ta lại bị chôn chặt vào bệ không thể đi đến đâu được. Chim có thể giúp ta đi giúp đỡ những người đang bị bất hạnh kia không?
- Không được đâu, vì tôi phải bay đi Ai Cập để tránh cái lạnh của mùa đông đang đến.
- Ta chỉ yêu cầu chim giúp ta một đêm nay thôi.
- Thế thì được. Bây giờ ngài muốn tôi làm gì giúp ngài đây?
- Trong một túp lều ở đàng kia có một bà mẹ đang đau khổ vì con trai bà bị bệnh nặng, mà bà lại không có tiền đi mời bác sĩ đến khám và mua thuốc chữa bệnh. Chim hãy lấy viên ngọc ở chuôi kiếm của ta đem tặng cho bà ấy đi.
Chim én liền dùng mỏ quặp lấy viên ngọc ở chuôi kiếm và bay đến trao cho bà mẹ nghèo viên ngọc. Nhờ số tiền bán viên ngọc quý này mà bà mẹ đã chữa dứt bệnh cho đứa con trai.
Hôm sau ông Hoàng lại năn nỉ chim én nán lại thêm một đêm nữa để mang một viên ngọc khác đến giúp cho một lão già làm nghề ăn xin sắp bị chết rét. Rồi hôm sau nữa chim lại bay đến giúp một người nghèo khác nữa bị vỡ nợ sắp phải tự tử. Cứ thế, hết ngày này đến ngày khác, chim én tiếp tục lấy các đồ trang sức trên mình ông Hoàng Hạnh Phúc mang đi cho những người nghèo khổ trong thành phố. Cuối cùng đến giữa mùa đông, trời bỗng trở lạnh nhiều và tuyết rơi đầy trắng xóa mặt đường. Rồi trên người ông Hoàng cũng không còn có thứ gì đáng giá nữa. Vào một buổi sáng, người ta thấy con chim én đã nằm chết cóng dưới chân pho tượng của ông Hoàng. Dưới đường phố, mọi người đều rất hạnh phúc. Họ đâu biết rằng hạnh phúc họ đang được hưởng đó là nhờ sự hy sinh quảng đại của ông Hoàng Hạnh Phúc và do con chim én nhỏ bé kia mang lại.
Còn chúng ta hôm nay, chúng ta có thể làm gì để mang lại hạnh phúc cho những người chung quanh? Chúng ta có thể quảng đại chia sẻ cơm áo vật chất và dấn thân phục vụ những người nghèo khổ bất hạnh đang sống chung quanh chúng ta hay không?
2) LÒNG MẾN CHÚA THỰC SỰ ĐƯỢC BIỂU LỘ QUA HÀNH ĐỘNG YÊU NGƯỜI:
Trong tác phẩm: “Thị kiến của người Ki-tô hữu” (The Christian Vision), nhà văn JOHN POWELL đã kể một chuyện cổ xưa của người Ái Nhĩ Lan như sau:
Một hôm có một ông vua đã gần đất xa trời mà vẫn không có hoàng tử nối ngôi. Vua bèn sai sứ giả thông báo khắp nơi sẽ mở một cuộc thi tuyển chọn hoàng tử. Mọi thanh niên có tướng mạo tốt và được quan chức địa phương tiến cử sẽ được ghi danh lên kinh đô ứng thí. Chính nhà vua sẽ đích thân sát hạch các thí sinh về lòng mến Chúa yêu người, là điều kiện trở thành ông vua tốt.
Bấy giờ có một thanh niên tướng mạo phi phàm và sống đạo rất tốt nên được dân chúng trong vùng và viên quan chức địa phương đồng ý tiến cử về hoàng cung dự thi. Nhưng có điều anh này gia cảnh quá nghèo, có mẹ già đau ốm liên miên, nên hằng ngày anh phải làm người khuân vác trong chợ để kiếm sống. Anh cũng không đủ tiền mua được một bộ quần áo tươm tất đi dự thi, và mua lương khô mang theo đi đường. Nhiều người góp tiền mua tặng anh một bộ quần áo và mua lương khô để anh mang theo đến thủ đô.
Sau một tháng liên tục ngày đi đêm nghỉ, chàng thanh niên đã đi đến thủ đô và từ xa đã nhìn thấy tòa lâu đài tráng lệ của nhà vua. Rồi bỗng có một lão ăn mày áo quần rách nát xuất hiện bên đường. Thấy anh, lão liền ngửa tay xin giúp đỡ: “Này cậu kia, lão đã bị nhịn đói và chịu rét run mấy ngày qua. Xin cậu dủ lòng thương cho lão ít đồ ăn cho đỡ đói”. Cảm thương hoàn cảnh của lão ăn mày, chàng thanh niên liền cởi chiếc áo khoác đang mặc, để đổi lấy chiếc áo cũ sờn rách nhiều chỗ vá của lão và chàng còn cho lão cả số lương khô còn lại. Rồi chàng tiếp tục đến hoàng cung. Bọn lính gác sau khi kiểm tra giấy tờ đã đưa chàng vào khu tiếp đón thí sinh phỏng vấn. Khi được gặp nhà vua chàng cúi mình bái lạy, rồi khi ngẩng mặt lên, chàng hết sức bỡ ngỡ, khi nhận ra đức vua đang ngồi trên ngai vàng chính là lão ăn xin mà chàng mới gặp. Chàng liền lên tiếng :
- Tâu Đức vua, có phải Đức Vua là người ăn xin ngồi bên đường mà thần vừa gặp phải không?
- Đúng thế. Đức Vua đáp.
- Vậy tại sao Đức Vua lại cải trang thành người ăn xin như thế? Chàng hỏi tiếp.
- Trẫm phải đóng vai người ăn xin để kiểm tra lòng mến Chúa của ngươi như thế nào? Vì lòng mến Chúa thực sự phải được biểu lộ qua lối ứng xử nhân ái với tha nhân, nhất là những kẻ nghèo hèn.
Trước vẻ mặt khôi ngô tuấn tú và sự ứng đáp khôn ngoan của chàng thanh niên, đức vua đã chọn chàng lên làm hoàng tử. Từ đó chàng được vào sống trong hoàng cung và ngày ngày học tập để sau này có thể trở thành một ông vua tốt.
3) NẾU TÔI BIẾT LÀ NGÀI…
NEN-SÂN MÊN-ĐƠ-LA (Nelson Mandela), vị Tổng thống da đen đầu tiên tại một nước có tệ phân biệt chủng tộc là Nam Phi, khi còn là một thanh niên, ông đã là lãnh tụ của đảng “Quốc hội Châu Phi” (ANC) bị cấm họat động. Vì đang ở trong thời kỳ đấu tranh giành quyền lực với đảng cầm quyền, nên NEN-SÂN buộc phải cải trang để hoạt động bằng cách ăn mặc cẩu thả và hóa trang thành nhiều người thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Ông tin rằng khi hóa trang như thế, người ta sẽ không nhận ra ông, để ông có thể đi đó đây trong nước hoạt động.
Lần kia, khi đi dự một cuộc họp kín tại một vùng quê nghèo miền GIO-HAN-NÉT-BỚC (Johannesberg), do một linh mục sắp xếp để NEN-SÂN nói chuyện về cách mạng với một số giới trẻ Công giáo. Khi ông đến nơi, người phụ nữ giữ cửa thấy cách ăn mặc lôi thôi nên không nhận ra ông và từ chối không cho ông vào với lý do: “Ở đây không có chỗ cho lọai người như ông”. Nói xong chị ta đóng sầm cửa lại trước mặt ông.
Nhưng sau khi được biết người mới đến là ai, chị ta đã vội trở lại nói với NEN-SÂN rằng: ”Xin lỗi ngài về sự thất kính của tôi khi nãy, vì tôi đã không nhận ra ngài. Nếu như tôi biết đó là ngài, thì tôi đã mở rộng cửa ra đón và phục vụ ngài thật chu đáo”.
Tuy nhiên, dù Nen-sân giả dạng thành nhiều người khác, nhưng vẫn có một số người quen nhận ra ông. Một hôm, khi ông giả dạng làm một bác tài xế ở Gio-han-nét-bớc, đang dừng xe đón khách ở một góc phố, ông khóac chiếc áo ngoài bụi bặm và trên đầu đội một chiếc mũ nhàu nát, thì chợt thấy một anh cảnh sát đang sải bước tiến về phía mình. Ông nhìn quanh để tìm cách thoát thân. Nhưng viên cảnh sát kia đã mỉm cười chào ông, anh ta lén đưa tay lên chào theo kiểu ANC, rồi bước đi theo một hướng khác. Những sự cố như vậy xảy ra nhiều lần, và NEN-SÂN cũng tạm yên tâm vì biết rằng có nhiều người Châu Phi thực tâm ủng hộ con đường đấu tranh với tệ phân biệt chủng tộc của chính quyền da trắng. Cuối cùng sau nhiều năm bị cầm tù, NEN-SÂN MÊN-ĐƠ-LA đã được thả ra và đã chiến thắng trong một cuộc bầu cử công bằng để trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên của đất nước Nam Phi.
Hôm nay Chúa Giê-su cũng đang ẩn mình dưới dạng của những người đau khổ bất hạnh. Vậy bạn có nhận ra Người và ân cần phục vụ Người cách chu đáo không?
4) "HOÀNG TỬ VÀ NGƯỜI HÀNH KHẤT":
Cách đây 300 năm, nhà văn MARK TWAIN nước Anh đã viết câu chuyện “Hoàng Tử và người hành khất”, nội dung kể về hai cậu bé: một là hoàng tử EDWARD xứ Wales, và hai là đứa trẻ bụi đời tên là TOM CANTY. Dù khác nhau về giai cấp, nhưng hoàng tử Edward muốn làm bạn với Tom. Có điều lạ là cả hai lại có khuôn mặt rất giống nhau như hai anh em sinh đôi.
Một ngày kia, hoàng tử Edward đề nghị chơi trò hoán đổi địa vị, bằng cách cho Tom Canty làm hoàng tử, được mặc quần áo sang trọng và được vào sống trong hoàng cung, còn mình thì mặc bộ quần áo rách nát của Tom và hằng ngày đến sống trong khu ổ chuột trong hầm cầu. Ban ngày hoàng tử Edward nhập bọn với đám người hành khất đi xin ăn, đêm về phải nằm ngủ dưới nền đất tối tăm lạnh lẽo. Nhưng cũng nhờ sống giữa những người nghèo và sinh hoạt như một người nghèo mà hoàng tử Edward đã trải qua đủ nỗi khổ nhục những người nghèo phải chịu đựng. Một thời gian sau, khi không còn hứng thú với trò chơi này, Edward đã đến hoàng cung gặp Tom Canty đang đóng vai hoàng tử để yêu cầu hoán đổi địa vị lại như trước. Nhưng do đã quen với lối sống giàu sang nên Tom không những đã từ chối không chịu hoán đổi trở thành kẻ bụi đời mà hắn còn tố cáo khiến Edward bị tống giam vào ngục, với tội danh nhục mạ hoàng tử. Trong phiên tòa xét xử xác minh thật giả, với trí thông minh đối đáp, kèm theo những chứng cớ cụ thể về gia thế, Edward đã chứng minh mình mới là hoàng tử thật sự và đã giành lại quyền lên làm vua thay vua cha mới băng hà. Từ khi lên làm vua, do đã trải nghiệm cuộc sống nghèo khổ, tân vương Edward đã đặc biệt quan tâm đến những người nghèo khổ và trở thành ông vua liêm chính và nhân ái trong lịch sử nước Anh.
3. SUY NIỆM:
1) Đức Giê-su thiết lập Nước Trời yêu thương bằng cái chết thập giá:
Khi còn sống, Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta (Tê-rê-sa Cancutta) rất tâm đắc với đoạn Tin Mừng diễn tả cái chết của Đức Giê-su trên cây thập giá. Mẹ luôn bị những người đau khổ bất hạnh lôi cuốn. Dưới mắt Mẹ, những người này không những là những kẻ đáng thương, mà còn là hiện thân của Đức Giê-su đang chịu đau khổ và bị bỏ rơi trên thập giá. Nơi Mẹ Tê-rê-sa, tình yêu mến Đức Giê-su và tình thương những người bất hạnh hòa quyện vào nhau. Càng yêu Chúa Giê-su bao nhiêu thì Mẹ lại càng yêu những người bệnh tật đau khổ bấy nhiêu. Mẹ thường nhắc các chị em nữ tu dòng Thừa Sai Bác Ái do Mẹ sáng lập như sau: “Chị em cần tập nhìn thấy Đức Giê-su bị bỏ rơi nơi mỗi người bất hạnh mà chị em đang phục vụ, dù họ có mang hình hài đáng kinh tởm đến đâu đi nữa”.
2) Đức Giê-su sẽ tái lâm để phán xét về lòng tin yêu trong ngày tận thế:
Tin Mừng lễ Ki-tô Vua hôm nay (Mt 25,31-46) thuật lại việc Đức Giê-su sẽ tái lâm vào ngày tận thế để xét xử muôn dân. Người sẽ tách biệt người lành kẻ dữ như mục tử tách biệt chiên khỏi dê. Người sẽ thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ cách công minh. Ngày nay Vua Giê-su cũng đang đồng hóa với những kẻ đói khát, khách lạ, trần trụi, đau yếu, ở tù… để mời gọi chúng ta tận tình chia sẻ giúp đỡ, để sẽ ban hạnh phúc Thiên Đàng cho ta. Sau này khi đến trước tòa phán xét, chúng ta sẽ bị Vua Giê-su xét xử về tội đã bỏ qua không chia sẻ phục vụ Người đang hiện thân nơi những người nghèo đói bất hạnh.
Không cần phải đợi đến ngày tận thế mới có thiên đàng và hỏa ngục. Thiên đàng và hỏa ngục đã bắt đầu hiện diện giữa chúng ta ngay ở đây và trong lúc này (hic et nunc): Ta sẽ được ở trên thiên đàng nếu biết chia sẻ tình thương cụ thể với tha nhân; Ta sẽ ở trong hỏa ngục nếu đóng cửa lòng mình trước nỗi đau của tha nhân bên cạnh.
Như thế, Tin Mừng lễ Chúa Ki-tô Vua hôm nay mời gọi chúng ta mở rộng cửa lòng, mở rộng bàn tay để giúp đỡ tha nhân, nhất là những người nghèo khổ bất hạnh, để ta sẽ được sống trong Vương Quốc Tình Thương hiện tại và sau này sẽ được Vua Thẩm Phán Giê-su ban thưởng hạnh phúc Thiên Đàng đời đời cho chúng ta.
3) Tình yêu được biểu lộ bằng việc chia sẻ cơm áo và khiêm nhường phục vụ:
Ngày nay trong hình hài những kẻ hèn mọn, Đức Giê-su vẫn tiếp tục xin sự trợ giúp của mọi người: Những nạn nhân bị bão lụt Miền Trung đang rất cần sự sẻ chia cơm áo; Những người mù lòa nghèo khổ đang cần tiền để mổ mắt chữa bệnh đục thủy tinh thể; Những kẻ mù chữ cần được cấp học bổng để theo học lớp tình thương hay lớp bổ túc văn hóa; Các trẻ em mồ côi đang cần được nuôi dạy trong những ngôi nhà mở; Những cụ già neo đơn cần được một chỗ ở ổn định và được nuôi dưỡng tử tế; Những người nghiện ma túy, và những cô gái đang kiếm sống bằng việc bán thân xác … đang cần được giúp sống lương thiện và phục hồi nhân phẩm… Chúng ta sẽ làm gì cụ thể để khu phố chúng ta đang sống ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, làm cho môi trường sống của chúng ta trở thành “Trời Mới Đất Mới” vào ngày tận thế.
4) Kiến tạo Nước Trời đời sau bằng thực hành yêu thương cụ thể đời này:
Nếu Chúa Giê-su thực sự là Vua của hơn một tỉ người Công giáo trên thế giới, thì có lẽ xã hội chúng ta đang sống không còn cảnh bạo lực nghèo đói và đã biến thành thiên đàng tình yêu từ lâu rồi. Sở dĩ đến nay chúng ta vẫn chưa làm cho khối bột xã hội chung quanh dậy lên men tình yêu, vì men tin yêu nơi chúng ta đã quá “đát”, đã hóa ra chai lì hoặc bị mất phẩm chất. Ngày nay nhiều tín hữu thường chữa mình rằng: “Làm sao tôi có thể đi vào nhà tù để thăm nuôi tù nhân? Làm sao tôi dám chứa chấp những khách lỡ đường không giấy tờ tùy thân vào nhà ở trọ, vì có thể sẽ gặp nguy hiểm? Tôi lấy đâu ra nhiều tiền để chăm sóc các bệnh nhân HIV-AIDS, bệnh nhân phong cùi? …” Nếu chúng ta cứ lý luận như thế thì chúng ta sẽ chỉ biết khoanh tay đứng nhìn và không làm gì. Nhưng thực ra vẫn còn nhiều việc cụ thể chúng ta có thể thực hiện trong tầm tay như: giúp một sinh viên nghèo vượt khó; Làm dấu báo nguy cho người đi đường khỏi bị sụt cống bên đường; Thăm viếng an ủi tang gia có người thân mới qua đời, hoặc thăm viếng hòa giải một đôi vợ chồng có nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc …
4. THẢO LUẬN:
Một giáo sư đại học thành phố Chi-ca-gô Hoa Kỳ đã đặt cho các sinh viên câu hỏi sau: “Bạn hãy cho biết: Gần đây nhất, bạn có giúp đỡ cụ thể cho một người nào cần sự trợ giúp hay không?” Đây là một câu hỏi quan trọng mà mỗi buổi tối chúng ta cần phải tự hỏi mình, rồi hồi tâm sám hối và quyết tâm sống tình bác ái yêu thương là điều kiện để sau này chúng ta sẽ được hạnh phúc đời đời trong Nước Chúa.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa đã cứu độ loài người chúng con bằng tình thương và sự hy sinh mạng sống trên thập giá. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, đối xử tốt với những người lương chưa nhận biết Chúa, giúp đỡ những người lâm cảnh nghèo khổ bất hạnh… Nhờ đó chúng con sẽ giới thiệu Chúa cho những ai đang đi tìm Chúa được nhận biết và tin yêu Chúa để mai ngày cũng được hưởng ơn cứu độ của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Chúa Kitô, Vua Hoà Bình
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
02:27 19/11/2020
CHÚA KITÔ, VUA HÒA BÌNH
CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN
Gần nửa thế kỷ, từ năm 1870-1914, Hội Thánh liên tục đối diện nhiều khó khăn. Trong những khó khăn ấy, rất nhiều đe dọa có thể gây nguy hiểm cho Hội Thánh về mặt đức tin cũng như ngoại giao, kinh tế và nền hòa bình.
Bằng chứng, nước Tòa Thánh từng bị giải thể. Ngày 22.9.1870, người Ý tiến vào và chiếm đóng Rôma. Đến ngày 2.10, Tòa Thánh và chính quyền Rôma mở cuộc trưng cầu dân ý. Người ta nhất trí, nước Tòa Thánh phải thuộc đất Ý. Ba tuần sau, chính quyền Ý tuyên bố Rôma là thủ đô của Ý.
Lãnh thổ mất, sứ mạng Hội Thánh không mất. Cùng cuộc phát kiến đất mới khắp nơi, lịch sử Hội Thánh từ đó sang trang: Hội Thánh bung ra thế giới.
Người ta nhận ra thánh ý Chúa nhiệm mầu và lớn lao: Lãnh địa bị mất, nhường chỗ cho vương quốc tinh thần lan rộng. Chúa sử dụng hoàn cảnh tưởng chừng khó khăn để tạo những thuận lợi lớn chưa từng có: phong trào truyền bá Phúc Âm lan nhanh. Công tác truyền giáo gặt hái nhiều thành công.
Tuy nhiên, bất ổn trên thế giới ảnh hưởng đến thế giới Công Giáo không nhỏ. Thực tế Tòa Thánh bị giải thể. Người Công Giáo gặp khó khăn: họ chạm trán nhiều đe dọa cho an ninh của mình, lẫn những thử thách riêng trong nội bộ. Nhiều nơi, Công Giáo bị nghi kỵ, ruồng rẫy, bị xem là sự cản trở những mưu toan thâm hiểm của nhiều quốc gia...
Cuối thế kỷ XIX, do các đế quốc đi tìm và tranh giành thuộc địa cùng nhiều lý do, đã có những mâu thuẫn ngấm ngầm hay những cuộc chiến lớn nhỏ. Chúng ta ghi nhận bốn cuộc chiến lớn:
- Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha (1898). Mỹ chiếm Cuba và Philippine.
- Chiến tranh Anh – Buren (1899-1902): Anh chiếm hai quốc gia của người Buren, sáp nhập họ vào Nam Phi.
- Liên quân tám đế quốc can thiệp vũ trang vào Trung Quốc (1900) đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.
- Và từ 1904-1905, Nga – Nhật tuyên chiến.
Bất ổn âm ỷ lâu ngày, đến lúc phát nổ. Năm 1914, chiến tranh thế giới lần I bắt đầu. Nó khiến cả nhân loại sống trong hận thù, giết hại, máu đổ khắp nơi.
Lý do chủ yếu của cuộc chiến: Các đế quốc tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lợi trên các thuộc địa. Thế giới hình thành hai phe kình địch nhau: Khối Liên Minh gồm Đức, Áo Hung, Ý - Khối Hiệp Ước gồm Anh, Pháp, Nga.
Chiến tranh thế giới lần I đưa tới kết quả thảm khốc: tám triệu người chết; 20 triệu người bị thương; kinh tế thế giới kiệt quệ; bản đồ thế giới sắp xếp lại.
Giữa cảnh thương tâm cho thế giới, người Công Giáo đón nhận tin mừng và hạnh phúc trọng đại: Năm 1917, liên tiếp từ tháng Năm đến tháng Mười, tại Phatima ở Bồ Đào Nha, Mẹ Thiên Chúa nhiều lần viếng thăm thế giới. Qua ba trẻ chăn đàn vật, Đức Maria, Đấng được tuyên xưng là Nữ Vương Hòa Bình, đã an ủi thế giới nói chung và con cái mình là Hội Thánh nói riêng.
Ngoài mệnh lệnh Đức Mẹ đòi tín hữu ăn năn đền tội, siêng lần chuỗi, tôn sùng Trái tim Đức Mẹ, Đức Mẹ còn tiên báo: chiến tranh thế giới sắp kết thúc.
Đúng như lời Đức Mẹ, cuối năm 1918, đại chiến kết thúc. Chiến tranh tự nó đã khủng khiếp. Giờ đây, chiến tranh đi qua, hậu quả nó để lại còn khủng khiếp hơn: hàng đoàn người đói khắp nơi. Nhân loại gánh vô vàn sự đổ nát, tan vỡ và thiếu thốn trầm trọng. Thế giới phải bắt tay xây dựng lại.
Sau những tương tàn, giết hại nhau quá sức đau lòng, năm 1925, Đức Piô XI thiết lập lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, với một lý do quan trọng: Hiến dâng thế giới và nền hòa bình của nhân loại cho Chúa Kitô. Bởi chỉ có Chúa Kitô là Vua Hòa bình, là Chúa của sự bình an.
Thiết lập và tiếp theo là mừng lễ Chúa là Vua Vũ Trụ hàng năm, Hội Thánh xin Chúa, vì tình thương, hãy làm cho thế giới được bình an. Xin Chúa giải phóng con người khỏi nỗi sợ hãi của chiến tranh bạo tàn.
Thời buổi chúng ta đang sống, hầu như không ngày nào thế giới bình yên, nhân loại khó hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Thế giới đầy cảnh chém giết.
Ta cầu xin Vua Tình Yêu ban cho thế giới bình an. Xin cho lòng ta cũng bình an, đừng hận thù, đừng nuôi lòng oán ghét anh em. Xin Chúa thương giải thoát thế giới khỏi chiến tranh, tai ương và giết chóc kinh hoàng.
Đặc biệt, dịch tễ corona đang trở nên kẻ thù mạnh nhất của nhân loại. Nó giết chết gần một triệu bốn trăm ngàn người. Nhân loại vẫn loay hoay tìm cách chữa trị mà chưa có phương pháp ngăn chặn khả dĩ. Con số người chết vì dịch tễ chắc chắn tăng lên từng ngày.
Trong nỗi sợ, chúng ta hãy hiến dâng thế giới, hiến dâng sự an nguy của nhân loại cho Chúa Kitô. Xin Chúa, Đấng là Vua Hòa bình, là Chúa Bình an, hãy mở tay ban phúc lành cho nhân loại. Xin Chúa thống trị mọi sự dữ trong thiên nhiên, trong lòng người trên khắp thế giới.
CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN
Gần nửa thế kỷ, từ năm 1870-1914, Hội Thánh liên tục đối diện nhiều khó khăn. Trong những khó khăn ấy, rất nhiều đe dọa có thể gây nguy hiểm cho Hội Thánh về mặt đức tin cũng như ngoại giao, kinh tế và nền hòa bình.
Bằng chứng, nước Tòa Thánh từng bị giải thể. Ngày 22.9.1870, người Ý tiến vào và chiếm đóng Rôma. Đến ngày 2.10, Tòa Thánh và chính quyền Rôma mở cuộc trưng cầu dân ý. Người ta nhất trí, nước Tòa Thánh phải thuộc đất Ý. Ba tuần sau, chính quyền Ý tuyên bố Rôma là thủ đô của Ý.
Lãnh thổ mất, sứ mạng Hội Thánh không mất. Cùng cuộc phát kiến đất mới khắp nơi, lịch sử Hội Thánh từ đó sang trang: Hội Thánh bung ra thế giới.
Người ta nhận ra thánh ý Chúa nhiệm mầu và lớn lao: Lãnh địa bị mất, nhường chỗ cho vương quốc tinh thần lan rộng. Chúa sử dụng hoàn cảnh tưởng chừng khó khăn để tạo những thuận lợi lớn chưa từng có: phong trào truyền bá Phúc Âm lan nhanh. Công tác truyền giáo gặt hái nhiều thành công.
Tuy nhiên, bất ổn trên thế giới ảnh hưởng đến thế giới Công Giáo không nhỏ. Thực tế Tòa Thánh bị giải thể. Người Công Giáo gặp khó khăn: họ chạm trán nhiều đe dọa cho an ninh của mình, lẫn những thử thách riêng trong nội bộ. Nhiều nơi, Công Giáo bị nghi kỵ, ruồng rẫy, bị xem là sự cản trở những mưu toan thâm hiểm của nhiều quốc gia...
Cuối thế kỷ XIX, do các đế quốc đi tìm và tranh giành thuộc địa cùng nhiều lý do, đã có những mâu thuẫn ngấm ngầm hay những cuộc chiến lớn nhỏ. Chúng ta ghi nhận bốn cuộc chiến lớn:
- Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha (1898). Mỹ chiếm Cuba và Philippine.
- Chiến tranh Anh – Buren (1899-1902): Anh chiếm hai quốc gia của người Buren, sáp nhập họ vào Nam Phi.
- Liên quân tám đế quốc can thiệp vũ trang vào Trung Quốc (1900) đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.
- Và từ 1904-1905, Nga – Nhật tuyên chiến.
Bất ổn âm ỷ lâu ngày, đến lúc phát nổ. Năm 1914, chiến tranh thế giới lần I bắt đầu. Nó khiến cả nhân loại sống trong hận thù, giết hại, máu đổ khắp nơi.
Lý do chủ yếu của cuộc chiến: Các đế quốc tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lợi trên các thuộc địa. Thế giới hình thành hai phe kình địch nhau: Khối Liên Minh gồm Đức, Áo Hung, Ý - Khối Hiệp Ước gồm Anh, Pháp, Nga.
Chiến tranh thế giới lần I đưa tới kết quả thảm khốc: tám triệu người chết; 20 triệu người bị thương; kinh tế thế giới kiệt quệ; bản đồ thế giới sắp xếp lại.
Giữa cảnh thương tâm cho thế giới, người Công Giáo đón nhận tin mừng và hạnh phúc trọng đại: Năm 1917, liên tiếp từ tháng Năm đến tháng Mười, tại Phatima ở Bồ Đào Nha, Mẹ Thiên Chúa nhiều lần viếng thăm thế giới. Qua ba trẻ chăn đàn vật, Đức Maria, Đấng được tuyên xưng là Nữ Vương Hòa Bình, đã an ủi thế giới nói chung và con cái mình là Hội Thánh nói riêng.
Ngoài mệnh lệnh Đức Mẹ đòi tín hữu ăn năn đền tội, siêng lần chuỗi, tôn sùng Trái tim Đức Mẹ, Đức Mẹ còn tiên báo: chiến tranh thế giới sắp kết thúc.
Đúng như lời Đức Mẹ, cuối năm 1918, đại chiến kết thúc. Chiến tranh tự nó đã khủng khiếp. Giờ đây, chiến tranh đi qua, hậu quả nó để lại còn khủng khiếp hơn: hàng đoàn người đói khắp nơi. Nhân loại gánh vô vàn sự đổ nát, tan vỡ và thiếu thốn trầm trọng. Thế giới phải bắt tay xây dựng lại.
Sau những tương tàn, giết hại nhau quá sức đau lòng, năm 1925, Đức Piô XI thiết lập lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, với một lý do quan trọng: Hiến dâng thế giới và nền hòa bình của nhân loại cho Chúa Kitô. Bởi chỉ có Chúa Kitô là Vua Hòa bình, là Chúa của sự bình an.
Thiết lập và tiếp theo là mừng lễ Chúa là Vua Vũ Trụ hàng năm, Hội Thánh xin Chúa, vì tình thương, hãy làm cho thế giới được bình an. Xin Chúa giải phóng con người khỏi nỗi sợ hãi của chiến tranh bạo tàn.
Thời buổi chúng ta đang sống, hầu như không ngày nào thế giới bình yên, nhân loại khó hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Thế giới đầy cảnh chém giết.
Ta cầu xin Vua Tình Yêu ban cho thế giới bình an. Xin cho lòng ta cũng bình an, đừng hận thù, đừng nuôi lòng oán ghét anh em. Xin Chúa thương giải thoát thế giới khỏi chiến tranh, tai ương và giết chóc kinh hoàng.
Đặc biệt, dịch tễ corona đang trở nên kẻ thù mạnh nhất của nhân loại. Nó giết chết gần một triệu bốn trăm ngàn người. Nhân loại vẫn loay hoay tìm cách chữa trị mà chưa có phương pháp ngăn chặn khả dĩ. Con số người chết vì dịch tễ chắc chắn tăng lên từng ngày.
Trong nỗi sợ, chúng ta hãy hiến dâng thế giới, hiến dâng sự an nguy của nhân loại cho Chúa Kitô. Xin Chúa, Đấng là Vua Hòa bình, là Chúa Bình an, hãy mở tay ban phúc lành cho nhân loại. Xin Chúa thống trị mọi sự dữ trong thiên nhiên, trong lòng người trên khắp thế giới.
Thứ Sáu 20/11: Đừng biến Nhà Thiên Chúa thành ổ cướp - Suy Niệm của Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
05:02 19/11/2020
Tin Mừng Lc 19,45-48
Các người đã biến Nhà Thiên Chúa thành sào huyệt của bọn cướp.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, Đức Giê-su vào Đền Thờ, Người bắt đầu đuổi những kẻ đang buôn bán và nói với họ : “Đã có lời chép rằng : Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp !”
Hằng ngày, Người giảng dạy trong Đền Thờ. Các thượng tế và kinh sư tìm cách giết Người, cả các thân hào trong dân cũng vậy. Nhưng họ không biết phải làm sao, vì toàn dân say mê nghe Người.
Lễ Chúa Kitô Vua: Chúa Chiên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:16 19/11/2020
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN: LỄ CHÚA KITÔ VUA - CHÚA CHIÊN
(Ez 34, 11-12.15-17; 1Cor 15, 20-26a.28; Mt 25, 31-46).
Chúa Nhật cuối Năm Phụng Vụ, Giáo Hội mừng trọng thể Lễ Chúa Kitô Vua, Vua các Vua, Chúa các Chúa. Chúa Giêsu Kitô là Chúa Chiên Lành. Người Kitô hữu rất quen thuộc với những từ ngữ nhà đạo, như con chiên, đoàn chiên, chiên sát tế, chiên hy sinh và chiên gánh tội… Khi cử hành thánh lễ mỗi ngày, chúng ta tuyên xưng: Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con. Dân Do-thái xưa thường dùng con chiên để đem đi sát tế dâng lễ toàn thiêu và đền tội. Họ dùng máu chiên rảy trên bàn thờ và trên toàn dân để thánh hiến. Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa đã tự nguyện dâng mình làm lễ hiến tế trên thập giá để đền tội cho muôn dân.
Tiên tri Ezekiel thi hành sứ vụ rao giảng cho dân chúng tại Babylon và cả khi trở về Giêrusalem vào khoảng năm 592-57 BC. Ezekiel khơi dậy niềm hy vọng cho con dân đang còn bị lưu đầy. Thiên Chúa sẽ giải thoát và qui tụ dân về một mối. Tiên tri đã dùng hình ảnh người mục tử và đàn chiên để loan báo về sứ mệnh của Đấng Cứu Thế. Dân bị lưu đầy mong ngóng ngày được tự do trở về nơi xứ sở. Thiên Chúa như mục tử tốt lành sẽ thương đoái đến số phận hẩm hưu và sầu thương của họ. Ezekiel cũng mang tâm trạng mong chờ và hy vọng được giải thoát khỏi kiếp nô lệ làm tôi đòi tại xứ người.
Hình ảnh người mục tử tốt lành: Ta sẽ tìm con chiên bị mất, sẽ đem con chiên lạc về, sẽ băng bó con chiên bị thương tích và lo chữa con chiên bị ốm đau, con nào mập béo, Ta sẽ chăm sóc và sẽ chăn dắt nó trong sự công chính (Ez 34, 16). Mục tử với lòng ưu ái yêu thương vỗ về, như gà mẹ ôm ấp con dưới cánh. Một tình yêu thật gần gũi và cảm thông. Chiên con mang thương tích ốm đau được mục tử chăm sóc chữa trị. Tình yêu của Thiên Chúa đối với dân Người cũng thế, Chúa răn dậy rồi sửa phạt và chữa lành. Chúng ta biết rằng ý chí của con người mong manh yếu đuối rất dễ bị sa ngã và phạm lỗi lầm. Đời sống của con dân luôn bị các cám dỗ bủa vây và lôi kéo trở về đường xưa lối cũ thờ bụt thần, sống hoang đàng và lỗi phạm các giới răn. Tâm trí hướng về đường lành rất mỏng dòn như bình gốm dễ bể. Thiên Chúa là mục tử tốt lành rất kiên tâm uốn nắn, sửa dạy và dẫn dắt họ vào con đường công chính.
Chúa Giêsu đã chọn cách thế rất khiêm hạ để cùng hiện diện với chúng ta mọi ngày. Tới ngày chung thẩm, Chúa sẽ chất vấn chúng ta về những việc rất đơn sơ nhỏ bé để ban phần thưởng. Phần thưởng cao quí không ngờ, khi Chúa phán: Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi đã cho uống, Ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước, Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng, Ta bị tù đầy, các ngươi đã đến với Ta (Mt 25, 35-36). Chúa đã đồng hóa với những người bị đói khát, yếu đau và nghèo khổ. Đây là một đạo lý tuyệt vời, ai cũng có thể thực hiện, vừa dễ dàng và vừa gần gũi. Lúc nào chúng ta cũng có những người nghèo đói, bệnh họan, lỡ bước và vô gia cư ở chung quanh. Những việc bác ái rất tầm thường thể hiện qua việc biếu một lý nước, một chén cơm, một viên thuốc, sự thăm viếng và đón tiếp khi có người cơ nhỡ. Thật ra, trên đường lữ thứ trần gian, chúng ta đã bỏ lỡ biết bao nhiêu cơ hội để giúp đỡ tha nhân.
Chúa gọi những người đói khổ nghèo nàn là các anh chị em bé mọn của Chúa. Làm sao chúng ta có thể nhận ra Chúa hiện diện nơi họ được? Kìa, con người của họ hôi hám, tanh tưởi, nghiện ngập, lười biếng, cộc cằn và bệnh họan. Rất thường, chúng ta đã từ chối và xa lánh họ. Chúng ta có thể nại đủ lý do để khỏi phải ra tay giúp đỡ. Đôi khi chúng ta còn tỏ ra khó chịu và khinh rẻ họ nữa. Chúng ta còn so đo tính toán hơn thiệt nhiều quá. Lòng từ bi bác ái của chúng ta còn bị giới hạn. Trái tim của chúng ta chửa mở rộng đủ để đón nhận những anh chị em bé mọn của Chúa Giêsu. Đúng thật, chúng ta dễ dàng bố thí hay làm phước cho những kẻ khó nghèo, mồ côi hay phong cùi mà chúng ta không gặp và không thấy. Nhưng rất khó khăn để chấp nhận những người nghèo khổ đối diện trước mặt chúng ta. Đôi khi chúng ta cố tránh đi ánh mắt khẩn nài và năn nỉ van xin của họ. Vậy, chúng ta có muốn làm bạn và anh chị em của Chúa Giêsu nữa không?
Chúa Giêsu đã mở nhiều ngõ hẹp đi vào con đường tình yêu. Con đường tuy hẹp những đã đang có rất nhiều người dấn thân bước vào. Không chỉ những người mang danh Kitô hữu mà tất cả mọi người có tâm từ bi. Có biết bao nhiêu Hội Từ Thiện của các tôn giáo bạn đang xả thân giúp đỡ những người cùng khốn. Tất cả họ đều là anh chị em của Chúa Giêsu trong hành động. Đức ái đã dẫn dắt mọi người tới Chúa Giêsu và qua việc từ bi bác ái, rất nhiều người sẽ được lãnh phần thưởng xứng đáng. Chúa Giêsu Kitô là Chúa và Vua Vũ Trụ. Con đường cứu độ của Chúa được mở rộng qua việc thực hành sống đạo. Chúa sẽ không hỏi bao nhiêu lần chúng ta đọc kinh, hát xướng, tụ họp cầu nguyện hay tham dự đại hội. Ngày sau hết, Chúa sẽ hỏi chúng ta về cách sống đạo và hành đạo bác ái cụ thể. Mỗi người hãy tự thân thưa với Chúa.
Lạy Chúa, tâm của chúng con hẹp hòi và lòng của chúng con ích kỷ. Chúng con chỉ là những thùng rỗng kêu to. Miệng thì thưa kinh, hát xướng râm rả, nhưng trái tim bị đóng khung khô cằn. Xin Chúa mở rộng tâm hồn và trái tim yêu thương để chúng con cùng biết chia sẻ cuộc sống với anh chị em. Chúng con quyết bước theo chân Chúa Giêsu Kitô, Vua tình yêu và Vua của lòng chúng con.
(Ez 34, 11-12.15-17; 1Cor 15, 20-26a.28; Mt 25, 31-46).
Chúa Nhật cuối Năm Phụng Vụ, Giáo Hội mừng trọng thể Lễ Chúa Kitô Vua, Vua các Vua, Chúa các Chúa. Chúa Giêsu Kitô là Chúa Chiên Lành. Người Kitô hữu rất quen thuộc với những từ ngữ nhà đạo, như con chiên, đoàn chiên, chiên sát tế, chiên hy sinh và chiên gánh tội… Khi cử hành thánh lễ mỗi ngày, chúng ta tuyên xưng: Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con. Dân Do-thái xưa thường dùng con chiên để đem đi sát tế dâng lễ toàn thiêu và đền tội. Họ dùng máu chiên rảy trên bàn thờ và trên toàn dân để thánh hiến. Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa đã tự nguyện dâng mình làm lễ hiến tế trên thập giá để đền tội cho muôn dân.
Tiên tri Ezekiel thi hành sứ vụ rao giảng cho dân chúng tại Babylon và cả khi trở về Giêrusalem vào khoảng năm 592-57 BC. Ezekiel khơi dậy niềm hy vọng cho con dân đang còn bị lưu đầy. Thiên Chúa sẽ giải thoát và qui tụ dân về một mối. Tiên tri đã dùng hình ảnh người mục tử và đàn chiên để loan báo về sứ mệnh của Đấng Cứu Thế. Dân bị lưu đầy mong ngóng ngày được tự do trở về nơi xứ sở. Thiên Chúa như mục tử tốt lành sẽ thương đoái đến số phận hẩm hưu và sầu thương của họ. Ezekiel cũng mang tâm trạng mong chờ và hy vọng được giải thoát khỏi kiếp nô lệ làm tôi đòi tại xứ người.
Hình ảnh người mục tử tốt lành: Ta sẽ tìm con chiên bị mất, sẽ đem con chiên lạc về, sẽ băng bó con chiên bị thương tích và lo chữa con chiên bị ốm đau, con nào mập béo, Ta sẽ chăm sóc và sẽ chăn dắt nó trong sự công chính (Ez 34, 16). Mục tử với lòng ưu ái yêu thương vỗ về, như gà mẹ ôm ấp con dưới cánh. Một tình yêu thật gần gũi và cảm thông. Chiên con mang thương tích ốm đau được mục tử chăm sóc chữa trị. Tình yêu của Thiên Chúa đối với dân Người cũng thế, Chúa răn dậy rồi sửa phạt và chữa lành. Chúng ta biết rằng ý chí của con người mong manh yếu đuối rất dễ bị sa ngã và phạm lỗi lầm. Đời sống của con dân luôn bị các cám dỗ bủa vây và lôi kéo trở về đường xưa lối cũ thờ bụt thần, sống hoang đàng và lỗi phạm các giới răn. Tâm trí hướng về đường lành rất mỏng dòn như bình gốm dễ bể. Thiên Chúa là mục tử tốt lành rất kiên tâm uốn nắn, sửa dạy và dẫn dắt họ vào con đường công chính.
Chúa Giêsu đã chọn cách thế rất khiêm hạ để cùng hiện diện với chúng ta mọi ngày. Tới ngày chung thẩm, Chúa sẽ chất vấn chúng ta về những việc rất đơn sơ nhỏ bé để ban phần thưởng. Phần thưởng cao quí không ngờ, khi Chúa phán: Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi đã cho uống, Ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước, Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng, Ta bị tù đầy, các ngươi đã đến với Ta (Mt 25, 35-36). Chúa đã đồng hóa với những người bị đói khát, yếu đau và nghèo khổ. Đây là một đạo lý tuyệt vời, ai cũng có thể thực hiện, vừa dễ dàng và vừa gần gũi. Lúc nào chúng ta cũng có những người nghèo đói, bệnh họan, lỡ bước và vô gia cư ở chung quanh. Những việc bác ái rất tầm thường thể hiện qua việc biếu một lý nước, một chén cơm, một viên thuốc, sự thăm viếng và đón tiếp khi có người cơ nhỡ. Thật ra, trên đường lữ thứ trần gian, chúng ta đã bỏ lỡ biết bao nhiêu cơ hội để giúp đỡ tha nhân.
Chúa gọi những người đói khổ nghèo nàn là các anh chị em bé mọn của Chúa. Làm sao chúng ta có thể nhận ra Chúa hiện diện nơi họ được? Kìa, con người của họ hôi hám, tanh tưởi, nghiện ngập, lười biếng, cộc cằn và bệnh họan. Rất thường, chúng ta đã từ chối và xa lánh họ. Chúng ta có thể nại đủ lý do để khỏi phải ra tay giúp đỡ. Đôi khi chúng ta còn tỏ ra khó chịu và khinh rẻ họ nữa. Chúng ta còn so đo tính toán hơn thiệt nhiều quá. Lòng từ bi bác ái của chúng ta còn bị giới hạn. Trái tim của chúng ta chửa mở rộng đủ để đón nhận những anh chị em bé mọn của Chúa Giêsu. Đúng thật, chúng ta dễ dàng bố thí hay làm phước cho những kẻ khó nghèo, mồ côi hay phong cùi mà chúng ta không gặp và không thấy. Nhưng rất khó khăn để chấp nhận những người nghèo khổ đối diện trước mặt chúng ta. Đôi khi chúng ta cố tránh đi ánh mắt khẩn nài và năn nỉ van xin của họ. Vậy, chúng ta có muốn làm bạn và anh chị em của Chúa Giêsu nữa không?
Chúa Giêsu đã mở nhiều ngõ hẹp đi vào con đường tình yêu. Con đường tuy hẹp những đã đang có rất nhiều người dấn thân bước vào. Không chỉ những người mang danh Kitô hữu mà tất cả mọi người có tâm từ bi. Có biết bao nhiêu Hội Từ Thiện của các tôn giáo bạn đang xả thân giúp đỡ những người cùng khốn. Tất cả họ đều là anh chị em của Chúa Giêsu trong hành động. Đức ái đã dẫn dắt mọi người tới Chúa Giêsu và qua việc từ bi bác ái, rất nhiều người sẽ được lãnh phần thưởng xứng đáng. Chúa Giêsu Kitô là Chúa và Vua Vũ Trụ. Con đường cứu độ của Chúa được mở rộng qua việc thực hành sống đạo. Chúa sẽ không hỏi bao nhiêu lần chúng ta đọc kinh, hát xướng, tụ họp cầu nguyện hay tham dự đại hội. Ngày sau hết, Chúa sẽ hỏi chúng ta về cách sống đạo và hành đạo bác ái cụ thể. Mỗi người hãy tự thân thưa với Chúa.
Lạy Chúa, tâm của chúng con hẹp hòi và lòng của chúng con ích kỷ. Chúng con chỉ là những thùng rỗng kêu to. Miệng thì thưa kinh, hát xướng râm rả, nhưng trái tim bị đóng khung khô cằn. Xin Chúa mở rộng tâm hồn và trái tim yêu thương để chúng con cùng biết chia sẻ cuộc sống với anh chị em. Chúng con quyết bước theo chân Chúa Giêsu Kitô, Vua tình yêu và Vua của lòng chúng con.
Vua của đời tôi là ai?
Lm. Xuân Hy Vọng
09:29 19/11/2020
Kính thưa quý cộng đoàn Phụng vụ! Hẳn ai trong chúng ta ít nhiều đã quen với hình ảnh vương đế oai phong trong truyền thuyết, cổ tích Việt Nam! Bên cạnh nhiều vị vua hiền đức, biết hy sinh tư lợi mà lo cho xã tắc, dân an, quốc mạnh; cũng không thiếu những thời vua chúa sa vào lạc thú, chỉ biết lợi ích cá nhân, mà chẳng lo cho dân nước!
Hôm nay, chúng ta mừng kính trọng thể lễ Chúa Ki-tô Vua với một tâm thế hồ hỡi khác mọi khi. Vì ai nấy đều lo giãn cách, giữ mọi biện pháp cơ bản hầu phòng bệnh dịch quái ác cô-vi, nhưng cũng không quên sống đạo, sống bác ái như vị Vua Giê-su đã dạy và làm gương cho chúng ta: hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu (x. Ga 15, 13). Hơn nữa, dịp lễ này khiến chúng ta nhìn lại, tự vấn và xác tín rằng: ngoài Vua Giê-su Ki-tô, còn ai hoặc điều gì đang cai trị đời tôi? Tôi biết không ai khác hoặc sự việc gì đó có thể làm vua đời tôi, nhưng vì thói hư tật xấu, vì thói đời bản thân mà tôi đang cho phép họ hay sự thể ấy kiểm soát và điều khiển đời tôi như thể vương đế?
Trước hết, Vua Ki-tô của chúng ta đích thật là chủ chiên lành, Người chăn dắt, nuôi dưỡng đoàn chiên, chứ không vì lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm mà loại bỏ đoàn chiên hoặc lãng quên chúng: "chính Ta sẽ chăn dắt các chiên Ta...Ta sẽ chăm sóc và chăn dắt nó trong sự công chính" (x Ed 34, 15-16). Người là vị vua dám bỏ vinh quang trời cao, xuống gian trần, mặc lấy xác phàm con người. Người là vị vua dám ra đi tìm kiếm chiên lạc, bất luận nó bị thế nào. Người là vị vua trao ban sự sống bản thân để mọi người được sống và sống dồi dào (x. Ga 10, 10). Nếu chúng ta là thần dân của vị vua này, ắt hẳn chúng ta cũng noi gương Người, biết mưu cầu lợi ích tha nhân hơn là tư lợi, biết hy sinh cho tha nhân, biết chia san ân sủng, tài năng cho cộng đoàn, thay vì chôn dấu, v.v...
Mặc dù là vua muôn dân, muôn loài, nhưng Đức Giê-su Ki-tô khiêm hạ đến tột cùng (x. Pl 2, 6-11), và "Người đã trao vương quốc lại cho Thiên Chúa Cha, để Thiên Chúa nên mọi sự trong mọi sự" (x 1Cr 15, 24. 28). Đường đường là vị vua cao sang, ai ai cũng phải phục tùng, bái quỳ, và được bảo vệ hết mực. Như chúng ta quen với hình ảnh thông thường: dân nước, quân lính phải bảo vệ vua, kể cả hy sinh mạng sống mình; nhưng ở đây ngược lại, Vua Giê-su hy sinh mạng sống mình, không những bảo vệ mà còn mang lại sự sống đời đời cho thần dân của Người. Vậy tôi đang là thần dân của Người, hay dân của thần nào khác? Thần ấy có thể là tiền tài, danh vọng, cái tôi, địa vị, quyền lợi cá nhân, hoặc một thú vui nào đó đang thống trị, giam hãm đời tôi. Nếu tôi là thần dân của Vua Giê-su, thì chắc chắn không ai khác, chỉ có Người làm chủ toàn bộ con người và cuộc đời tôi.
Sau cùng, Vua Giê-su Ki-tô là vị Vua nhân hậu và công bình như người mục tử tách chiên ra khỏi dê (x. Mt 25, 32). Người tách biệt chiên và dê dựa trên tình bác ái mà chính Người đã sống, đã làm chứng cho chúng ta, cũng như chúng ta được lãnh nhận sức mạnh ân sủng từ Người, ngỏ hầu thực thi giới răn yêu thương ấy. Chứ Người không dựa trên những tiêu chuẩn mà chúng ta hay mặc định như: thành quả, thành đạt để phân xử. Người cũng chẳng dựa trên văn bằng học vấn, trình độ khoa học, hay nghiên cứu để phân xử công bình. Đúng hơn, Người chỉ dựa vào việc chúng ta đã sống bác ái yêu thương cụ thể chưa, hay chỉ sống giới răn ấy trong tư tưởng, trong lý tưởng, trong lời nói, mà chưa thực hành bao giờ, hoặc nếu có thực hiện đi chăng nữa cũng chỉ hời hợt và thứ yếu! Vua Giê-su Ki-tô đòi hỏi thần dân của Người biết nhận ra sự hiện diện của Người nơi anh chị em, đặc biệt những ai bé mọn nhất, vì Người tự đồng hoá mình với họ: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25, 40). Tương tự, nếu chúng ta không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là chúng ta không làm cho chính Vua Giê-su (x. Mt 25, 45).
Giờ đây, với tâm tình đơn sơ, tín thác, chúng ta cùng hiệp nhất dâng lời nguyện xin:
Lạy Vua Giê-su lòng con mến yêu
Xin trao đời con vào đôi tay nhân từ của Chúa
Xin mãi làm Vua khoan dung hướng dẫn đỡ nâng
Đừng để con trở nên "ông vua con" của mình
Đừng để ai đó cai trị, điều khiển trí lòng con
Đừng để sự gì chiếm lấy ngôi vị vương đế đích thật
Đừng để và đừng để con sa vào ý nghĩ làm "vua chúa" ai!
Trên hết, xin Người làm Vua vĩnh hằng đời con. Amen!
Lm. Xuân Hy Vọng
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Lễ Chúa Kitô Vua Năm A.22.11.2020
Lm Francis Lý văn Ca
14:08 19/11/2020
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trong suốt năm phụng vụ, Giáo Hội lần lượt trình bày cho chúng ta những mầu nhiệm của Thiên Chúa trong chương trình cứu rỗi. Hôm nay, Giáo Hội muốn tóm tắt sứ điệp của năm phụng vụ bằng lễ kính Chúa Kitô Vua.
Qua ý nghĩa của thánh lễ hôm nay, chúng ta tôn thờ Chúa Giêsu là Vua trên hết các vua là Chúa trên hết các chúa. Chúng ta thử kiểm điểm đời sống của mình đã phục vụ Vị Chúa mà chúng ta tôn vinh hôm nay một cách thiết thực không? Qua các bài đọc chúng ta sắp nghe, Vua Giêsu được trình bày như là một Vị Vua nhân hậu dẫn dắt đoàn chiên trên đồng cỏ xanh tươi. Ngài được sánh ví như mục tử chăn dắt đoàn chiên.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Êzêkiel dùng hình ảnh người chăn chiên để diễn tả sự quan phòng của Thiên Chúa Giavê đối với nhân loại. Chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu dùnh hình ảnh nầy trong bài Tin Mừng, để ám chỉ Ngài là Đấng Chăn Chiên Nhân Lành mà Êzêkiel đã nói nghĩa bóng trong bài đọc thứ I hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô tóm lượt tất cả lịch sử ơn cứu độ từ Adong tới thời thế mạt. Lịch sử nầy được Thiên Chúa quan phòng sắp xếp và giao trọn quyền điều hành trong tay Đức Kitô là Vua.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Phúc âm thuật lại việc Chúa Giêsu sẽ đến lần thứ II trong vinh quang, để phán xét thế gian. Tất cả đều được phán xét về sự dữ hay lành đã làm khi còn sống. Đặc biệt về khía cạnh bác ái.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu đã phán: "Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc..." Chúng ta cầu xin ơn Chúa giúp để mọi người đều được xứng đáng là những đứa con trung hiếu của Cha trên trời.
1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Các Đức Giám Mục, Linh mục, là những đấng chăn chiên, mà Chúa đã đặt lên coi sóc đàn chiên Chúa. Xin cho các ngài luôn minh chứng cho thế gian tinh thần phục vụ nhiệt thành trong nhiệm vụ là những Chủ Chăn. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những vị lãnh đạo các quốc gia, xin cho các ngài biết nhiệt tình phục vụ dân trong xứ sở, quốc gia của họ bằng một tâm hồn quảng đại, để thần dân được sống trong an bình và thịnh vượng. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho chúng ta luôn ý thức giá trị cao cả của tình bác ái huynh đệ, để khi đối diện với Vua Kitô trong ngày phán xét, chúng ta không phải trả lẽ nặng nề vì chúng ta đã không quên giúp đỡ anh chị em chúng ta khi còn tại thế. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho Các Linh Hồn đã nghe tiếng của Đấng Chăn Chiên Nhân Lành, ra đi trước chúng ta, những nạn nhân của Covid-19… Ước gì qua tình thương hải hà của Chúa họ sẽ được Chúa gọi là: "Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy vào hưởng phần gia nghiệp đã sắp sẵn cho các ngươi..." Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Trong ít giây thinh lặng… chúng ta nhớ đến những linh hồn mà chúng ta cần nhớ đến trong Mùa Báo Hiếu năm nay, những ân nhân, họ hàng nhất là những linh hồn mồ côi… Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, qua chương trình quan phòng kỳ diệu của Cha, đối với ơn cứu độ, Cha ước mong mọi người sống trong yêu thương. Xin cho cuộc sống trần thế nầy giúp chúng con có cơ hội phục vụ và nâng đỡ anh chị em đồng loại mà họ cùng đồng hành với chúng con trên con đường về Nhà Cha. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Amen.
Trong suốt năm phụng vụ, Giáo Hội lần lượt trình bày cho chúng ta những mầu nhiệm của Thiên Chúa trong chương trình cứu rỗi. Hôm nay, Giáo Hội muốn tóm tắt sứ điệp của năm phụng vụ bằng lễ kính Chúa Kitô Vua.
Qua ý nghĩa của thánh lễ hôm nay, chúng ta tôn thờ Chúa Giêsu là Vua trên hết các vua là Chúa trên hết các chúa. Chúng ta thử kiểm điểm đời sống của mình đã phục vụ Vị Chúa mà chúng ta tôn vinh hôm nay một cách thiết thực không? Qua các bài đọc chúng ta sắp nghe, Vua Giêsu được trình bày như là một Vị Vua nhân hậu dẫn dắt đoàn chiên trên đồng cỏ xanh tươi. Ngài được sánh ví như mục tử chăn dắt đoàn chiên.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Êzêkiel dùng hình ảnh người chăn chiên để diễn tả sự quan phòng của Thiên Chúa Giavê đối với nhân loại. Chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu dùnh hình ảnh nầy trong bài Tin Mừng, để ám chỉ Ngài là Đấng Chăn Chiên Nhân Lành mà Êzêkiel đã nói nghĩa bóng trong bài đọc thứ I hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô tóm lượt tất cả lịch sử ơn cứu độ từ Adong tới thời thế mạt. Lịch sử nầy được Thiên Chúa quan phòng sắp xếp và giao trọn quyền điều hành trong tay Đức Kitô là Vua.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Phúc âm thuật lại việc Chúa Giêsu sẽ đến lần thứ II trong vinh quang, để phán xét thế gian. Tất cả đều được phán xét về sự dữ hay lành đã làm khi còn sống. Đặc biệt về khía cạnh bác ái.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu đã phán: "Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc..." Chúng ta cầu xin ơn Chúa giúp để mọi người đều được xứng đáng là những đứa con trung hiếu của Cha trên trời.
1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Các Đức Giám Mục, Linh mục, là những đấng chăn chiên, mà Chúa đã đặt lên coi sóc đàn chiên Chúa. Xin cho các ngài luôn minh chứng cho thế gian tinh thần phục vụ nhiệt thành trong nhiệm vụ là những Chủ Chăn. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những vị lãnh đạo các quốc gia, xin cho các ngài biết nhiệt tình phục vụ dân trong xứ sở, quốc gia của họ bằng một tâm hồn quảng đại, để thần dân được sống trong an bình và thịnh vượng. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho chúng ta luôn ý thức giá trị cao cả của tình bác ái huynh đệ, để khi đối diện với Vua Kitô trong ngày phán xét, chúng ta không phải trả lẽ nặng nề vì chúng ta đã không quên giúp đỡ anh chị em chúng ta khi còn tại thế. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho Các Linh Hồn đã nghe tiếng của Đấng Chăn Chiên Nhân Lành, ra đi trước chúng ta, những nạn nhân của Covid-19… Ước gì qua tình thương hải hà của Chúa họ sẽ được Chúa gọi là: "Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy vào hưởng phần gia nghiệp đã sắp sẵn cho các ngươi..." Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Trong ít giây thinh lặng… chúng ta nhớ đến những linh hồn mà chúng ta cần nhớ đến trong Mùa Báo Hiếu năm nay, những ân nhân, họ hàng nhất là những linh hồn mồ côi… Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, qua chương trình quan phòng kỳ diệu của Cha, đối với ơn cứu độ, Cha ước mong mọi người sống trong yêu thương. Xin cho cuộc sống trần thế nầy giúp chúng con có cơ hội phục vụ và nâng đỡ anh chị em đồng loại mà họ cùng đồng hành với chúng con trên con đường về Nhà Cha. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Amen.
Chúa Kitô Vua
Lm. Jude Siciliano, OP
14:08 19/11/2020
CHÚA KITÔ VUA (A)
Êdêkien 34: 11-12, 15-17; Tv.22; 1Côrintô 15:20-26, 28; Mátthêu 25: 31-46
Một người bước vào một căn phòng đầy người nói năng ồn ào, lộn xộn và hỏi: "Ai phụ trách ở đây?". Người dân chúng tôi cần được hướng dẩn, giúp đỡ và cần một người có thể lập lại trật tự, không còn lộn xộn. Họ cần một người phụ trách làm những việc mà họ không thể tự làm được.
Hôm nay bài trích sách ngôn sứ Êzêkiel là một phần của một bản văn dài (Ez 34:1-31) trong đó ngôn sứ Êzêkiel chỉ trích những người lãnh đạo dân chúng vì sự tha hoá, và sự lãnh đạo thất bại. Họ đã lạm dụng quyền hành của họ và đã cấu kết với những mục tử không xứng đáng. Cuộc bầu cử của chúng ta vừa qua nhắc chúng ta nhớ là việc lãnh đạo phải được thi hành với sự trung thật và có tinh thần trách nhiệm. Đối với các nhà lãnh đạo của Israel không như thế, họ là những người lãnh đạo chỉ biết lo cho họ thoát khỏi sự gánh vác công việc của dân Thiên Chúa. Nói cách khác, “căn phòng” đầy người đang lộn xộn và có câu hỏi được đặt ra: "ai phụ trách ở đây?" Ngôn sứ Êzêkiel trả lời rõ ràng.
Trong bài trích sách Êzêkiel hôm nay, có rất nhiều chủ từ "tôi", "chính là tôi" "tôi sẽ". Ai được nói lên với đầy quyền hành như vậy? Trong câu mở đầu Êzêkiel đã trả lời: "Đấy là Đức Chúa nói..." Còn câu trả lời cho câu hỏi – "Ai phụ trách ở đây?" Là Đức Chúa phụ trách. Cho dù vẻ bề ngoài đầy lộn xộn và hoàn cảnh khốn khó của đàn chiên, vì thế ngôn sứ dùng lời nói của mình thay mặt Thiên Chúa. Ngôn sứ cam đoan với họ là họ sẽ trở về quê hương từ nơi lưu đày. Thiên Chúa sẽ dẩn dắt họ trở về quê nhà và giúp họ sống theo đường lối của Thiên Chúa.
Đó thật là có nhiều điều làm cho những người bị lưu đày nghe thấy chán nản. Trong hoàn cảnh khốn khổ của họ, làm sao họ có thể tin nghe vào lời của Êzêkiel? Đó là nơi chủ từ "tôi" được nói vào. Ngôn sứ không tự ông ta nói, ông nói rất rỏ rằng Đức Chúa sẽ làm cho những người bị lưu đày có được những gì họ không tự làm được. "Ta sẽ giải cứu dân chúng ra khỏi những nơi họ bị xa lạc…”
Trong các cuộc vận động tuyển cử, và sau cuộc bầu cử, các người bình luận đã lưu ý rằng đất nước chúng ta đang bị chia rẻ. Sự chia rẽ được thể hiện trong các cuộc tranh luận và biểu tình gây nhiều tranh cải. Vậy chúng ta có nên nhận lời hứa của Êzêkiel và xin Thiên Chúa hãy chăn dắt và thâu gom chúng ta lại như các chiên lạc hay không? Đó là điều chúng ta trăn trở rất nhiều. Nhưng, Thiên Chúa có quyền năng và thẩm quyền để thực hiện những gì mà Êzêkiel đã hứa cho những người bị lưu đày. Bài đọc cho chúng ta lý do để dừng lại và tự hỏi bản thân "Tôi đang sống trong cảnh lưu đày nào trong những ngày này? Tôi cảm thấy bị chia lìa như thế nào? Tôi sẽ quay về đâu và trong lúc nào để được hồi phục?" Ngôn sứ nhắc chúng ta là Đức Chúa không quên chúng ta đâu. Vậy chúng ta có thể tin cậy vào lời Thiên Chúa hay không? Ngài nói "Chính Ta sẽ chăn dắt đàn chiên của Ta và sẽ cho chúng nghỉ ngơi", đó là lời Thiên Chúa nói.
Đó là điều mà Chúa Giêsu, người mục tử nhân lành đã làm giống lời ngôn sứ Êzêkiel đã hứa: "Hãy chăm sóc đàn chiên của Thiên Chúa, cứu chúng đem về từ những nơi chúng bị xa lạc, cho chúng nằm nghỉ, tìm những chiên bị lạc, con nào bị thương tích Ta sẽ băng bó". Phúc âm cho chúng ta thấy là Chúa Giếsu thi hành lời Thiên Chúa hứa cho những người bị lưu đày. Chúa Giêsu làm tất cả những việc đó một cách khiêm nhường như Ngài nói: “Con Người đến không đến để được phục vụ, nhưng là đến để phục vụ" (Mt 20:28) Ngài dạy các môn đệ cũng nên làm như vậy, không phải để cai trị người khác, nhưng trở nên tôi tớ cho họ.
Dù vậy trong bài dụ ngôn, hai lần Chúa Giêsu tự xưng Ngài là Vua. Trong khi chúng ta né tránh dùng những từ ngử mang các danh hiệu như Vua và Hòang Hậu trong xã hội chúng ta, trong Kinh Thánh Do thái Đức Chúa thường tự xưng Ngài là "Vua" của dân chúng. Nhưng đó là một loại nhà Vua khác, Vua cai trị muôn dân bằng lẻ công bằng, cứu người nghèo, cứu những người hoạn nạn cần được giúp đở, và giải cứu những người thoát khỏi sự bất công (Tv 72). Sự cai trị của Đức Chúa đối với dân Israel mang ý nghĩa đó và cũng là việc làm của Chúa Giêsu rao giảng trong bài khai mạc trong hội trường (Lc 14:30). Chúa Giêsu là Vua, nhưng là vị Vua chăn dắt cho dân bị lạc và bị thương tích của Thiên Chúa.
Bài dụ ngôn hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng nên hành động như những vị vua và hoàng hậu, cai trị như Kinh Thánh Do Thái diển tả. Việc Thiên Chúa và Chúa Giêsu làm cho thấy, bằng tình yêu thương tha nhân, tha thứ cho kẻ thù. Và như dụ ngôn nói rõ, quan tâm chăm sóc những người đói khát, những người cần được giúp đở, hay trong lao tù. Chúa Giêsu Vua của chúng ta đã trả tự do, và cho chúng ta được phép làm như Ngài đã làm. Hãy nhớ trong bí tích Rữa tội, chúng ta đã được xức dầu làm linh mục, làm ngôn sứ và trở nên là hoàng tộc. Nghe bài dụ ngôn chúng ta tự hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể hành động như Chúa Giêsu Vua đã làm, để cho mọi người dân điều biết là Vua chúng ta vẫn đang sống.
Như nữ tu Barbara Reid, dòng Đaminh đề nghị trong bài bình luận về các dụ ngôn trong phúc âm thánh Mátthêu. Người đọc đã nhận được rằng: Chúa Giêsu đã nhấn mạnh đến việc chúng ta cần phải thực thi việc tốt lành chứ không chỉ nói "lạy Chúa, lạy Chúa" (Mt 7: 21-27) (21: 28-32). Các môn đệ của Chúa Giêsu không được bắt chước các kinh sư và người Pharisêu, nhưng phải thực hiện lời dạy của Ngài trong việc làm. Và bài dụ ngôn đề nghị, chúng ta nên làm điều đó ngay hôm nay. Chúng ta hãy chú ý đến các người đang bị giam giử trong lao ngục, là những người cuối cùng trong danh sách Chúa Giêsu nêu lên trong số những người "bé mọn" nhất. Làm thế nào chúng ta có thể biết chắc rằng, họ cũng là những người có tên trong danh sách của chúng ta. Một cách để làm điều đó là thăm người bị tù qua thư.
Những tháng bị cơn đại dịch covid cho chúng ta thấy sự thiếu thốn cạn kiệt của người nghèo, và những người mới nghèo do bị mất việc làm, mất kinh doanh và thiếu tiền trả cho thuốc trị bệnh. Chúa Giêsu hướng dẫn cho chúng ta là những Kitô hữu hôm nay, ngay cả lúc tài chính chùng ta bị thiếu hụt, hãy tự hỏi: Chúng ta phải làm gì để chia sẻ với những người mà Chúa Giêsu xác định trong dụ ngôn hôm nay?
Trong khi chúng ta sửa soạn tuần sau vào Mùa Vọng, chúng ta có thể lấy lời kinh nguyện trong dụ ngôn với hy vọng "Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến".
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
CHRIST THE KING (A)
Ez. 34: 11-12, 15-17; Ps. 23;1Corinthians 15: 20-26, 28 Matthew 25: 31-46
A person walks into a room, crowded with confused and noisy people and asks, "Who is in charge here?" The people need guidance, help and someone who can restore order. They need a person to take charge to do what they obviously cannot do for themselves.
Today’s Ezekiel passage is part of a longer text (34:1-31), where the prophet criticizes the leaders of the people for their corruption and failures of leadership. They have abused their power and been bad shepherds. The recent national elections remind us that leadership must be practiced with honesty and responsibility. Not so with the leaders of Israel, who had served themselves off the backs of God’s people. In other words, the "room" is in chaos and the question is asked, "Who is in charge here?" Ezekiel gives a clear answer.
There are a lot of first-person pronouns in today’s Ezekiel reading – "I" – "I myself," – "I will." Who speaks with so much authority? Ezekiel answers that question in the opening line, "Thus says the Lord God...." The answer to the question – God is in charge. Despite appearances, confusion and the miserable condition the sheep are in, the prophet speaks for God. He assures them they will return from exile; God will shepherd them back to their own land and restore them to God’s ways.
That is quite a lot for the dispirited exiles to hear. In light of their miserable condition, how can they trust Ezekiel’s word? That is where the first person pronouns come in. The prophet is not speaking on his own, he makes it very clear God will do for the exiles what they cannot do for themselves. "I will rescue them from every place where they were scattered…."
During the campaigns and after the election, commentators have noted how divided we are in our country. The splits showed in contentious debates, advertising and rallies. Shall we receive Ezekiel’s promise and ask God to be our shepherd and gather us scattered sheep? That is asking a lot, but God has the power and authority to do what Ezekiel promised the exiles. The reading gives us reason to pause and ask ourselves, "In what exile am I living these days? How do I feel displaced? Where and to whom am I turning for restoration?" The prophet reminds us that God has not forgotten us. Can we put trust in God’s words? "‘I myself will pasture my sheep, I myself will give them rest,’ says the Lord God."
That is what Jesus the Good Shepherd did, just as Ezekiel promised: "Tend God’s sheep"; "rescue them from every place where they are scattered"; "give them rest"; "seek out the lost"; "heal the sick." The gospels reveal that Jesus fulfilled the promise God made to the exiles. He did all that humbly, as he said, "The Son of Man came not to be served, but to serve" (Matthew 20:28). He taught his disciples to do the same; not to rule over others, but to be their servants.
Yet twice in today’s parable Jesus calls himself king. While we shy away from using titles like king and queen in our society, in the Hebrew Scriptures God is frequently referred to as "King" of the people. But a different kind of king, one who rules over the people with justice; rescues the poor; saves those in need and delivers the people from injustice (cf. Ps 72). That is what the rule of God meant to the Israelites and that was the role Jesus proclaimed in his inaugural sermon in the synagogue (Luke 4: 14-30). Jesus was a king, but a shepherd king to God’s scattered and injured people.
Today’s parable reminds us that we are to act as kings (queens), ruling as the Hebrew Scriptures describe God does and Jesus showed – by loving neighbor, forgiving enemies and, as the parable makes quite explicit, caring for those who are hungry, thirsty, in need, or in prison. Jesus, our King, has freed and enabled us to do as he did. Remember, at our baptism we were anointed priest, prophet and royalty. Hearing the parable we ask ourselves, how can we act as King Jesus did, so that people will know our King lives.
As Barbara Reid, OP suggests in her excellent commentaries on the gospel parables, (cf Recommended Books below) the reader has learned that throughout Matthew Jesus has stressed the necessity of doing righteous deeds and not just saying, "Lord, Lord" (7:21 – 27; 21:28-32). His disciples were not to imitate the scribes and Pharisees, but must put his teachings into action. And the parable suggests we must do just that today! We note that prisoners are the last in Jesus’ list of the "least." How can we make sure they are on our list as well? (One way to do that is to visit the imprisoned through the mail. (Cf. Below).
These months of the pandemic have highlighted the desperate need of the poor, and those newly impoverished by loss of jobs, businesses and medical bills. Jesus directs us Christians today, even if our resources are limited, to ask ourselves: What can we share with those Jesus so powerfully identifies with in today’s parable?
Meanwhile, as we prepare for Advent next week, we can take up the prayer, with the hope, the parable prompts, "Come, Lord Jesus."
Êdêkien 34: 11-12, 15-17; Tv.22; 1Côrintô 15:20-26, 28; Mátthêu 25: 31-46
Một người bước vào một căn phòng đầy người nói năng ồn ào, lộn xộn và hỏi: "Ai phụ trách ở đây?". Người dân chúng tôi cần được hướng dẩn, giúp đỡ và cần một người có thể lập lại trật tự, không còn lộn xộn. Họ cần một người phụ trách làm những việc mà họ không thể tự làm được.
Hôm nay bài trích sách ngôn sứ Êzêkiel là một phần của một bản văn dài (Ez 34:1-31) trong đó ngôn sứ Êzêkiel chỉ trích những người lãnh đạo dân chúng vì sự tha hoá, và sự lãnh đạo thất bại. Họ đã lạm dụng quyền hành của họ và đã cấu kết với những mục tử không xứng đáng. Cuộc bầu cử của chúng ta vừa qua nhắc chúng ta nhớ là việc lãnh đạo phải được thi hành với sự trung thật và có tinh thần trách nhiệm. Đối với các nhà lãnh đạo của Israel không như thế, họ là những người lãnh đạo chỉ biết lo cho họ thoát khỏi sự gánh vác công việc của dân Thiên Chúa. Nói cách khác, “căn phòng” đầy người đang lộn xộn và có câu hỏi được đặt ra: "ai phụ trách ở đây?" Ngôn sứ Êzêkiel trả lời rõ ràng.
Trong bài trích sách Êzêkiel hôm nay, có rất nhiều chủ từ "tôi", "chính là tôi" "tôi sẽ". Ai được nói lên với đầy quyền hành như vậy? Trong câu mở đầu Êzêkiel đã trả lời: "Đấy là Đức Chúa nói..." Còn câu trả lời cho câu hỏi – "Ai phụ trách ở đây?" Là Đức Chúa phụ trách. Cho dù vẻ bề ngoài đầy lộn xộn và hoàn cảnh khốn khó của đàn chiên, vì thế ngôn sứ dùng lời nói của mình thay mặt Thiên Chúa. Ngôn sứ cam đoan với họ là họ sẽ trở về quê hương từ nơi lưu đày. Thiên Chúa sẽ dẩn dắt họ trở về quê nhà và giúp họ sống theo đường lối của Thiên Chúa.
Đó thật là có nhiều điều làm cho những người bị lưu đày nghe thấy chán nản. Trong hoàn cảnh khốn khổ của họ, làm sao họ có thể tin nghe vào lời của Êzêkiel? Đó là nơi chủ từ "tôi" được nói vào. Ngôn sứ không tự ông ta nói, ông nói rất rỏ rằng Đức Chúa sẽ làm cho những người bị lưu đày có được những gì họ không tự làm được. "Ta sẽ giải cứu dân chúng ra khỏi những nơi họ bị xa lạc…”
Trong các cuộc vận động tuyển cử, và sau cuộc bầu cử, các người bình luận đã lưu ý rằng đất nước chúng ta đang bị chia rẻ. Sự chia rẽ được thể hiện trong các cuộc tranh luận và biểu tình gây nhiều tranh cải. Vậy chúng ta có nên nhận lời hứa của Êzêkiel và xin Thiên Chúa hãy chăn dắt và thâu gom chúng ta lại như các chiên lạc hay không? Đó là điều chúng ta trăn trở rất nhiều. Nhưng, Thiên Chúa có quyền năng và thẩm quyền để thực hiện những gì mà Êzêkiel đã hứa cho những người bị lưu đày. Bài đọc cho chúng ta lý do để dừng lại và tự hỏi bản thân "Tôi đang sống trong cảnh lưu đày nào trong những ngày này? Tôi cảm thấy bị chia lìa như thế nào? Tôi sẽ quay về đâu và trong lúc nào để được hồi phục?" Ngôn sứ nhắc chúng ta là Đức Chúa không quên chúng ta đâu. Vậy chúng ta có thể tin cậy vào lời Thiên Chúa hay không? Ngài nói "Chính Ta sẽ chăn dắt đàn chiên của Ta và sẽ cho chúng nghỉ ngơi", đó là lời Thiên Chúa nói.
Đó là điều mà Chúa Giêsu, người mục tử nhân lành đã làm giống lời ngôn sứ Êzêkiel đã hứa: "Hãy chăm sóc đàn chiên của Thiên Chúa, cứu chúng đem về từ những nơi chúng bị xa lạc, cho chúng nằm nghỉ, tìm những chiên bị lạc, con nào bị thương tích Ta sẽ băng bó". Phúc âm cho chúng ta thấy là Chúa Giếsu thi hành lời Thiên Chúa hứa cho những người bị lưu đày. Chúa Giêsu làm tất cả những việc đó một cách khiêm nhường như Ngài nói: “Con Người đến không đến để được phục vụ, nhưng là đến để phục vụ" (Mt 20:28) Ngài dạy các môn đệ cũng nên làm như vậy, không phải để cai trị người khác, nhưng trở nên tôi tớ cho họ.
Dù vậy trong bài dụ ngôn, hai lần Chúa Giêsu tự xưng Ngài là Vua. Trong khi chúng ta né tránh dùng những từ ngử mang các danh hiệu như Vua và Hòang Hậu trong xã hội chúng ta, trong Kinh Thánh Do thái Đức Chúa thường tự xưng Ngài là "Vua" của dân chúng. Nhưng đó là một loại nhà Vua khác, Vua cai trị muôn dân bằng lẻ công bằng, cứu người nghèo, cứu những người hoạn nạn cần được giúp đở, và giải cứu những người thoát khỏi sự bất công (Tv 72). Sự cai trị của Đức Chúa đối với dân Israel mang ý nghĩa đó và cũng là việc làm của Chúa Giêsu rao giảng trong bài khai mạc trong hội trường (Lc 14:30). Chúa Giêsu là Vua, nhưng là vị Vua chăn dắt cho dân bị lạc và bị thương tích của Thiên Chúa.
Bài dụ ngôn hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng nên hành động như những vị vua và hoàng hậu, cai trị như Kinh Thánh Do Thái diển tả. Việc Thiên Chúa và Chúa Giêsu làm cho thấy, bằng tình yêu thương tha nhân, tha thứ cho kẻ thù. Và như dụ ngôn nói rõ, quan tâm chăm sóc những người đói khát, những người cần được giúp đở, hay trong lao tù. Chúa Giêsu Vua của chúng ta đã trả tự do, và cho chúng ta được phép làm như Ngài đã làm. Hãy nhớ trong bí tích Rữa tội, chúng ta đã được xức dầu làm linh mục, làm ngôn sứ và trở nên là hoàng tộc. Nghe bài dụ ngôn chúng ta tự hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể hành động như Chúa Giêsu Vua đã làm, để cho mọi người dân điều biết là Vua chúng ta vẫn đang sống.
Như nữ tu Barbara Reid, dòng Đaminh đề nghị trong bài bình luận về các dụ ngôn trong phúc âm thánh Mátthêu. Người đọc đã nhận được rằng: Chúa Giêsu đã nhấn mạnh đến việc chúng ta cần phải thực thi việc tốt lành chứ không chỉ nói "lạy Chúa, lạy Chúa" (Mt 7: 21-27) (21: 28-32). Các môn đệ của Chúa Giêsu không được bắt chước các kinh sư và người Pharisêu, nhưng phải thực hiện lời dạy của Ngài trong việc làm. Và bài dụ ngôn đề nghị, chúng ta nên làm điều đó ngay hôm nay. Chúng ta hãy chú ý đến các người đang bị giam giử trong lao ngục, là những người cuối cùng trong danh sách Chúa Giêsu nêu lên trong số những người "bé mọn" nhất. Làm thế nào chúng ta có thể biết chắc rằng, họ cũng là những người có tên trong danh sách của chúng ta. Một cách để làm điều đó là thăm người bị tù qua thư.
Những tháng bị cơn đại dịch covid cho chúng ta thấy sự thiếu thốn cạn kiệt của người nghèo, và những người mới nghèo do bị mất việc làm, mất kinh doanh và thiếu tiền trả cho thuốc trị bệnh. Chúa Giêsu hướng dẫn cho chúng ta là những Kitô hữu hôm nay, ngay cả lúc tài chính chùng ta bị thiếu hụt, hãy tự hỏi: Chúng ta phải làm gì để chia sẻ với những người mà Chúa Giêsu xác định trong dụ ngôn hôm nay?
Trong khi chúng ta sửa soạn tuần sau vào Mùa Vọng, chúng ta có thể lấy lời kinh nguyện trong dụ ngôn với hy vọng "Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến".
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
CHRIST THE KING (A)
Ez. 34: 11-12, 15-17; Ps. 23;1Corinthians 15: 20-26, 28 Matthew 25: 31-46
A person walks into a room, crowded with confused and noisy people and asks, "Who is in charge here?" The people need guidance, help and someone who can restore order. They need a person to take charge to do what they obviously cannot do for themselves.
Today’s Ezekiel passage is part of a longer text (34:1-31), where the prophet criticizes the leaders of the people for their corruption and failures of leadership. They have abused their power and been bad shepherds. The recent national elections remind us that leadership must be practiced with honesty and responsibility. Not so with the leaders of Israel, who had served themselves off the backs of God’s people. In other words, the "room" is in chaos and the question is asked, "Who is in charge here?" Ezekiel gives a clear answer.
There are a lot of first-person pronouns in today’s Ezekiel reading – "I" – "I myself," – "I will." Who speaks with so much authority? Ezekiel answers that question in the opening line, "Thus says the Lord God...." The answer to the question – God is in charge. Despite appearances, confusion and the miserable condition the sheep are in, the prophet speaks for God. He assures them they will return from exile; God will shepherd them back to their own land and restore them to God’s ways.
That is quite a lot for the dispirited exiles to hear. In light of their miserable condition, how can they trust Ezekiel’s word? That is where the first person pronouns come in. The prophet is not speaking on his own, he makes it very clear God will do for the exiles what they cannot do for themselves. "I will rescue them from every place where they were scattered…."
During the campaigns and after the election, commentators have noted how divided we are in our country. The splits showed in contentious debates, advertising and rallies. Shall we receive Ezekiel’s promise and ask God to be our shepherd and gather us scattered sheep? That is asking a lot, but God has the power and authority to do what Ezekiel promised the exiles. The reading gives us reason to pause and ask ourselves, "In what exile am I living these days? How do I feel displaced? Where and to whom am I turning for restoration?" The prophet reminds us that God has not forgotten us. Can we put trust in God’s words? "‘I myself will pasture my sheep, I myself will give them rest,’ says the Lord God."
That is what Jesus the Good Shepherd did, just as Ezekiel promised: "Tend God’s sheep"; "rescue them from every place where they are scattered"; "give them rest"; "seek out the lost"; "heal the sick." The gospels reveal that Jesus fulfilled the promise God made to the exiles. He did all that humbly, as he said, "The Son of Man came not to be served, but to serve" (Matthew 20:28). He taught his disciples to do the same; not to rule over others, but to be their servants.
Yet twice in today’s parable Jesus calls himself king. While we shy away from using titles like king and queen in our society, in the Hebrew Scriptures God is frequently referred to as "King" of the people. But a different kind of king, one who rules over the people with justice; rescues the poor; saves those in need and delivers the people from injustice (cf. Ps 72). That is what the rule of God meant to the Israelites and that was the role Jesus proclaimed in his inaugural sermon in the synagogue (Luke 4: 14-30). Jesus was a king, but a shepherd king to God’s scattered and injured people.
Today’s parable reminds us that we are to act as kings (queens), ruling as the Hebrew Scriptures describe God does and Jesus showed – by loving neighbor, forgiving enemies and, as the parable makes quite explicit, caring for those who are hungry, thirsty, in need, or in prison. Jesus, our King, has freed and enabled us to do as he did. Remember, at our baptism we were anointed priest, prophet and royalty. Hearing the parable we ask ourselves, how can we act as King Jesus did, so that people will know our King lives.
As Barbara Reid, OP suggests in her excellent commentaries on the gospel parables, (cf Recommended Books below) the reader has learned that throughout Matthew Jesus has stressed the necessity of doing righteous deeds and not just saying, "Lord, Lord" (7:21 – 27; 21:28-32). His disciples were not to imitate the scribes and Pharisees, but must put his teachings into action. And the parable suggests we must do just that today! We note that prisoners are the last in Jesus’ list of the "least." How can we make sure they are on our list as well? (One way to do that is to visit the imprisoned through the mail. (Cf. Below).
These months of the pandemic have highlighted the desperate need of the poor, and those newly impoverished by loss of jobs, businesses and medical bills. Jesus directs us Christians today, even if our resources are limited, to ask ourselves: What can we share with those Jesus so powerfully identifies with in today’s parable?
Meanwhile, as we prepare for Advent next week, we can take up the prayer, with the hope, the parable prompts, "Come, Lord Jesus."
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:15 19/11/2020
27. Thiếu nữ nên nói ít mà cẩn thận, cử chỉ ăn nói thanh cao không hệ tại tranh cãi, mà là ở nơi sự đoan trang.
(Thánh Hieronimo)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:18 19/11/2020
86. CON TÔM BỊ ƯỚT
Có một phụ nữ đi thăm bà con, nghe nói con trai đột nhiên bị bệnh đậu mùa, thì lập tức ngồi kiệu trở về nhà.
Trên đường đi gặp người bán tôm liền mua một ít bỏ trong kiệu, một lúc sau có nước tràn ra bên ngoài kiệu, mấy đứa nhỏ trên đường thấy vậy thì cười nói:
- “Trong kiệu vãi nước tiểu”.
Người phụ nữ trong kiệu ấy chửi mắng:”
- “Thằng nhỏ lai căng, nước con tôm mà cũng không biết, lại còn nói nước tiểu !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 87:
Kiệu thì bít bùng không ai có thể thấy bên trong, ai biết được bà chủ mới mua tôm nên để nước chảy ra bên ngoài chứ !
Không một ai đọc được tâm tư trong tâm hồn của người khác, cho nên cũng đừng mắng người khác khi mình đang nổi nóng, cũng như đừng vội vàng phê bình tha nhân khi mình chưa nắm rõ tình hình tâm hồn của họ, đó là điều quan trọng để chúng ta sống làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa tại trần gian này vậy.
Con nít thì đơn sơ thấy sao nói vậy, nhưng người lớn vì suy nghĩ quá...sâu xa nên hay chửi con nít điều mà chúng nó thấy nơi mình, đó là một bất công, bởi vì đem cái trí óc của người lớn ra phê phán cái óc của con nít, thì chẳng khác chi chúng ta đem con nít nhốt vào trong phòng mà chung quanh toàn là tối đen như hỏa ngục.
Người lớn cứ sống chân thật thì con nít nhất định sẽ biết sống chân thật, không lừa đảo phỉnh phờ người khác...
Đừng la mắng con nít vì chúng nó thấy sao thì nói vậy, nhưng người lớn phải tự kiểm điểm lời nói và hành động của mình có làm gương tốt cho trẻ em hay chưa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một phụ nữ đi thăm bà con, nghe nói con trai đột nhiên bị bệnh đậu mùa, thì lập tức ngồi kiệu trở về nhà.
Trên đường đi gặp người bán tôm liền mua một ít bỏ trong kiệu, một lúc sau có nước tràn ra bên ngoài kiệu, mấy đứa nhỏ trên đường thấy vậy thì cười nói:
- “Trong kiệu vãi nước tiểu”.
Người phụ nữ trong kiệu ấy chửi mắng:”
- “Thằng nhỏ lai căng, nước con tôm mà cũng không biết, lại còn nói nước tiểu !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 87:
Kiệu thì bít bùng không ai có thể thấy bên trong, ai biết được bà chủ mới mua tôm nên để nước chảy ra bên ngoài chứ !
Không một ai đọc được tâm tư trong tâm hồn của người khác, cho nên cũng đừng mắng người khác khi mình đang nổi nóng, cũng như đừng vội vàng phê bình tha nhân khi mình chưa nắm rõ tình hình tâm hồn của họ, đó là điều quan trọng để chúng ta sống làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa tại trần gian này vậy.
Con nít thì đơn sơ thấy sao nói vậy, nhưng người lớn vì suy nghĩ quá...sâu xa nên hay chửi con nít điều mà chúng nó thấy nơi mình, đó là một bất công, bởi vì đem cái trí óc của người lớn ra phê phán cái óc của con nít, thì chẳng khác chi chúng ta đem con nít nhốt vào trong phòng mà chung quanh toàn là tối đen như hỏa ngục.
Người lớn cứ sống chân thật thì con nít nhất định sẽ biết sống chân thật, không lừa đảo phỉnh phờ người khác...
Đừng la mắng con nít vì chúng nó thấy sao thì nói vậy, nhưng người lớn phải tự kiểm điểm lời nói và hành động của mình có làm gương tốt cho trẻ em hay chưa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đức Giêsu, Người Chôn Nén Bạc
Nguyễn Trung Tây
19:13 19/11/2020
Câu truyện ông chủ phân phát những nén bạc tới ba người đầy tớ không xa lạ với người tín hữu. Rất nhiều (phải xác nhận chữ rất nhiều), nhiều người vẫn khẳng định người đầy tớ nhận một nén bạc rồi tổ chức “tang lễ” cho nén bạc là người lười, lười như hủi, lười đến nổi không chịu cất công đi đến ngân hàng, mở trương mục cho đồng tiền, để rồi nhận được những phân lãi của một nén bạc. Đặc tính lười như hủi này cũng được ông chủ nêu ra trong khi chủ và tớ đang tranh luận: tại sao lại mang nén bạc đi chôn (Matt 25:26a).
Nhưng thần học gia Kinh Thánh gần đây bắt đầu phân tích câu truyện trên dưới một lăng kiếng khác. Tư cách của ông chủ trong dụ ngôn được mang lên bàn cân mổ xẻ, và họ nhận xét, ông chủ thật sự ra là một người ích kỷ và tham lam: trao tiền bạc cho đầy tớ và mong muốn họ nhân đôi số tiền. Phương cách ông tìm kiếm lợi nhuận cũng không được trong sáng cho lắm. Ông trao cho ba người đầy tớ 5, 2 và 1 nén bạc, họ đã làm gì để sinh lợi gấp đôi nén bạc, rõ ràng đó không phải là điều quan tâm của ông. Nét ích kỷ và tham lam của ông chủ thật sự ra đã được người đầy tớ với một nén bạc xác nhận, “Ông gặt hái nơi mình không gieo, tích trữ những thứ không phải của mình…” (Matt 25:24); nét tham này cũng được chính ông chủ gật đầu xác nhận (Matt 25:26b).
Bởi biết rõ tính nết của ông chủ, người đầy tớ với một nén bạc cương quyết chối từ cơ hội làm giàu cho ông chủ có máu tham lam và ích kỷ. Biết rằng, nếu chọn lựa tổ chức đám tang cho nén bạc, đoạn cuối cuộc đời của riêng mình sẽ là một cái kết khá đen tối. Nhưng người đầy tớ vẫn đào đất và chôn nén bạc.
Người đầy tớ này, thần học gia Kinh Thánh tin rằng, chính là Đức Giêsu, người đã cương quyết lên án guồng máy xã hội và nền văn hóa đàn áp bà góa, trấn lột người nghèo và xua đẩy người nghèo sang bên lề xã hội. Không lạ chi, vào ngày Chúa Nhật (Lễ Lá) ngài tiến vào phố Jerusalem; vào ngày thứ Sáu của cùng một tuần lễ, ngài nhận bản án và vác thánh giá lên đồi Golgotha.
Một đôi giầy Nike sản xuất tại Việt Nam với giá thành phẩm trên dưới 2.5 đô la Mỹ. Cũng đôi giầy Nike đó, khi xuất hiện trên kệ của một tiệm giầy Nike tại Mỹ được dán mác với trị giá trên dưới 250 đô la Mỹ!!! Đức Giêsu chắc chắn sẽ không mua đôi giầy Nike nầy cho ngài hoặc cho bạn thân, bởi nếu mang đôi giầy Nike đó tới quầy trả tiền, ngài sẽ là hiện thân của người đầy tớ với 5 hoặc 2 nén bạc.
Thông thường lương tâm tín hữu cắn rứt, cắn rứt rất nhiều, khi thỏa hiệp với xác thịt. Nhưng lương tâm tín hữu thông thường ngủ yên hoặc cũng có một chút áy náy, rồi cũng lại ngủ quên, sau khi phạm những lỗi lầm liên quan đến phạm trù công bằng và bác ái. Tôi bỏ vào túi những thứ không phải của mình; tôi hối lộ để được thăng quan tiến chức; tôi thản nhiên chặt cây và giết thú rừng làm đầy túi tiền của riêng mình… Tất cả những điều vừa được nhắc đến đều liên quan tới phạm trù đạo đức của công bằng và bác ái. Nếu tiếp tục hành động những điều vừa được nhắc đến, tôi đang thỏa hiệp lương tâm với đêm đen; thật sự ra tôi đang làm việt cho Thần Chết.
Tôi bao giờ cũng có một chọn lựa.
Mời bạn, chúng ta cùng chọn lựa mang nén bạc đi chôn!
Nhưng thần học gia Kinh Thánh gần đây bắt đầu phân tích câu truyện trên dưới một lăng kiếng khác. Tư cách của ông chủ trong dụ ngôn được mang lên bàn cân mổ xẻ, và họ nhận xét, ông chủ thật sự ra là một người ích kỷ và tham lam: trao tiền bạc cho đầy tớ và mong muốn họ nhân đôi số tiền. Phương cách ông tìm kiếm lợi nhuận cũng không được trong sáng cho lắm. Ông trao cho ba người đầy tớ 5, 2 và 1 nén bạc, họ đã làm gì để sinh lợi gấp đôi nén bạc, rõ ràng đó không phải là điều quan tâm của ông. Nét ích kỷ và tham lam của ông chủ thật sự ra đã được người đầy tớ với một nén bạc xác nhận, “Ông gặt hái nơi mình không gieo, tích trữ những thứ không phải của mình…” (Matt 25:24); nét tham này cũng được chính ông chủ gật đầu xác nhận (Matt 25:26b).
Bởi biết rõ tính nết của ông chủ, người đầy tớ với một nén bạc cương quyết chối từ cơ hội làm giàu cho ông chủ có máu tham lam và ích kỷ. Biết rằng, nếu chọn lựa tổ chức đám tang cho nén bạc, đoạn cuối cuộc đời của riêng mình sẽ là một cái kết khá đen tối. Nhưng người đầy tớ vẫn đào đất và chôn nén bạc.
Người đầy tớ này, thần học gia Kinh Thánh tin rằng, chính là Đức Giêsu, người đã cương quyết lên án guồng máy xã hội và nền văn hóa đàn áp bà góa, trấn lột người nghèo và xua đẩy người nghèo sang bên lề xã hội. Không lạ chi, vào ngày Chúa Nhật (Lễ Lá) ngài tiến vào phố Jerusalem; vào ngày thứ Sáu của cùng một tuần lễ, ngài nhận bản án và vác thánh giá lên đồi Golgotha.
Một đôi giầy Nike sản xuất tại Việt Nam với giá thành phẩm trên dưới 2.5 đô la Mỹ. Cũng đôi giầy Nike đó, khi xuất hiện trên kệ của một tiệm giầy Nike tại Mỹ được dán mác với trị giá trên dưới 250 đô la Mỹ!!! Đức Giêsu chắc chắn sẽ không mua đôi giầy Nike nầy cho ngài hoặc cho bạn thân, bởi nếu mang đôi giầy Nike đó tới quầy trả tiền, ngài sẽ là hiện thân của người đầy tớ với 5 hoặc 2 nén bạc.
Thông thường lương tâm tín hữu cắn rứt, cắn rứt rất nhiều, khi thỏa hiệp với xác thịt. Nhưng lương tâm tín hữu thông thường ngủ yên hoặc cũng có một chút áy náy, rồi cũng lại ngủ quên, sau khi phạm những lỗi lầm liên quan đến phạm trù công bằng và bác ái. Tôi bỏ vào túi những thứ không phải của mình; tôi hối lộ để được thăng quan tiến chức; tôi thản nhiên chặt cây và giết thú rừng làm đầy túi tiền của riêng mình… Tất cả những điều vừa được nhắc đến đều liên quan tới phạm trù đạo đức của công bằng và bác ái. Nếu tiếp tục hành động những điều vừa được nhắc đến, tôi đang thỏa hiệp lương tâm với đêm đen; thật sự ra tôi đang làm việt cho Thần Chết.
Tôi bao giờ cũng có một chọn lựa.
Mời bạn, chúng ta cùng chọn lựa mang nén bạc đi chôn!
Thiên Chúa xét xử dựa trên tình yêu
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
23:49 19/11/2020
CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN
Thiên Chúa xét xử dựa trên tình yêu
Ed 34,11-12.15-17; 1Cr 15,20-26.28; Mt 25,31-46
Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Chúng ta cử hành trọng thể lễ Chúa Kitô Vua. Thánh lễ này được Đức Giáo Hoàng Piô XI thiết lập vào ngày 11/12/1925 trong bầu khí tạ ơn và hân hoan mừng Năm Thánh. Bởi lẽ, vào những thập niên đầu thế kỷ 20, thế giới phải đối diện với trào lưu tục hóa và vô thần. Đức Giáo Hoàng thiết lập lễ này để mời gọi mọi tín hữu biết tôn thờ và yêu mến Chúa Kitô là Vua của mọi tâm hồn. Sau Công Đồng Vaticanô II, lễ này được đặt ở cuối năm phụng vụ để nói lên rằng: Chúa Kitô là vua vũ trụ, vua các tâm hồn, là chủ thời gian, là vua trên các vua, là Chúa trên các chúa.
1- Ý nghĩa tước hiệu “vua” và “Nước Chúa”
Chúng ta biết rằng trong Tin Mừng dân Do Thái đã có lần tôn Đức Giêsu lên làm vua, nhưng theo kiểu vua chính trị; nghĩa là họ mong Người làm vua để giải phóng dân Do Thái thoát ách độ hộ của nước ngoài. Người đã tránh né và từ chối kiểu làm vua như thế (x. Ga 6,15; Lc 19,38). Bởi vì, sứ vụ của Người không phải đến để làm người đứng đầu một quốc gia, một đảng phái hay một thể chế chính trị. Người không muốn “là thủ lãnh các dân tộc” như các hoàng đế, các vua chúa, hay các tổng thống trên thế giới (x. Mt 20,25). Ngược lại, Chúa có lần tự nhận mình là vua trước mặt Philatô khi ông ta hỏi Chúa: “Vậy ông là vua sao? Đức Giêsu đáp: Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật (Ga 18,37); Trước đó Chúa Giêsu nói: “Nước Tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18,36).
Theo đó, Nước Chúa hay vương quốc của Đức Kitô không được đồng hóa hay thuộc về một quốc gia, một chính thể chính trị nào, cũng không bị giới hạn bởi một lãnh thổ hay một đất nước nào. Nước Chúa hiện diện trong thế giới một cách vô hình và thiêng liêng. Bởi Nước Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là vương quốc của tình yêu, chân lý, hòa bình và niềm vui trong Chúa Thánh Thần (x. Rm 14,17). Chúa Giêsu đã thiết lập Nước Chúa khi Người hiện diện ở trên trần gian. Người như là vị mục tử được nói ở trong bài đọc I, chăm sóc, kiểm soát đoàn chiên và hiến mình cho đoàn chiên (x. Ed 34,11-12,15-17). Đặc biệt, như lời của thánh Phaolô trong bài đọc II (x. 1 Cr 15,20-28), với mầu nhiệm tử nạn và phục sinh, Đức Kitô đã chiến thắng sự dữ, giải thoát con người khỏi ách nô lệ của tội lỗi, sự chết và ma quỷ, Người thiết lập vương quốc mới, để đưa con người vào trong vương quốc của sự sống vĩnh cửu là thiên đàng. Vì lẽ đó, Người được tôn vinh và tuyên xưng là vua của mọi tâm hồn.
2- Để được làm công dân Nước Chúa
Nhưng làm sao có thể được vào Nước Chúa? Tin Mừng hôm nay trả lời cho câu hỏi đó khi nói về phán xét chung. Lúc đó Chúa Kitô xuất hiện như là vị thẩm phán tối cao xét xử nhân loại. Đây là dụ ngôn tuyệt vời về ngày cánh chung. Dụ ngôn dùng một thứ ngôn ngữ bình dân và những hình ảnh đơn sơ, nhưng chứa đựng sứ điệp thật quan trọng. Nó diễn tả chân lý về số phận cuối cùng của chúng ta và về tiêu chuẩn mà Thiên Chúa dựa vào đó để xét xử chúng ta.
Số phận mỗi người và thế giới có khởi đầu và có kết thúc. Bởi lẽ, thế giới không phải ngẫu nhiên mà có, cũng không phải chỉ là kết quả của tiến hóa tự nhiên như triết gia vô thần nói. Nhưng vũ trụ và con người được Thiên Chúa tạo dựng, yêu thương và cứu độ (x. St 1-2).
Và số phận của mọi người sẽ được định đoạt thành hai hạng người, người được chúc phúc và chúc dữ: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi” và “quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời” (Mt 25,34.41).
3- Xét xử theo tiêu chuẩn tình yêu
Một chi tiết của dụ ngôn đáng chúng ta chú ý đó là tiêu chuẩn mà dựa vào đó vị thẩm phán xét xử: “Khi ta đói các người đã cho ăn, khi ta khát, các người đã cho uống…” (Mt 25,35-36). Đây là tiêu chuẩn mà Thiên Chúa sẽ xét xử mỗi người chúng ta. Thiên Chúa sẽ xét xử chúng ta dựa theo tiêu chuẩn của lòng bác ái. Như thánh Gioan Thánh Giá lưu ý: “Vào ngày cuối cùng, Thiên Chúa xét xử chúng ta dựa trên tình yêu.”
Thật vậy, Thiên Chúa không xét xử chúng ta dựa trên kiến thức, địa vị, của cải mà chúng ta có. Nhưng Người dựa trên lòng yêu thương của chúng ta đối với tha nhân, nhất là đối với người đau khổ. Cha Mark Link nói: “Khi Chúa đến, Ngài không cân đo trí khôn chúng ta thông minh thế nào. Nhưng Ngài sẽ cân đo trái tim của chúng ta yêu thương ra sao.”
Như thế, những người được vào Vương Quốc Thiên Chúa không phải là những người nói: “Lạy Chúa, lạy Chúa trên môi miệng,” nhưng là những người tuân giữ giới răn của Thiên Chúa, những người thực thi tình bác ái đối với anh em đồng loại. Vì thế, sứ điệp mà Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy cho kẻ khát uống, cho kẻ đói ăn, cho khách lạ trọ nhà, thăm viếng người đau yếu và tù đày… Tắt một lời, là hãy có lòng thương xót và làm việc thiện cho những người bất hạnh và đau khổ. Vì họ là hiện thân của Đức Kitô.
Thánh Martinô thành Tours là một quân nhân La Mã vừa là một Kitô hữu. Một ngày mùa đông lạnh giá, khi ngài đi vào một thành phố, có người hành khất chặn ông lại xin bố thí, Martinô không có tiền để giúp anh, nhưng khi thấy người hành khất xanh xao và run rẩy vì giá lạnh, Martinô đã chạnh lòng thương và đã cho anh cái cần nhất. Ngài cởi chiếc áo nhà binh đã sờn rách, rồi xé một nửa cho người hành khất. Tối hôm ấy, khi trở về nhà, ngài nằm mơ thấy thiên đàng với các thiên sứ đang bao quanh Chúa Giêsu và thấy Chúa đang mặc nửa chiếc áo lạnh nhà binh của ông. Một thiên sứ hỏi Chúa Giêsu: “Tại sao Ngài mặc chiếc áo sờn rách đó? Ai đã cho Ngài áo đó?” Chúa Giêsu trả lời: “Martinô, tôi tớ của Ta đã cho Ta.”
Như thế, với dụ ngôn về ngày phán xét chung, lễ Chúa Kitô Vua mang lại cho chúng ta một cái nhìn trước về tương lai của mỗi người chúng ta. Trong ngày sau hết, Đức Kitô sẽ là vua xét xử nhân loại. Người sẽ xét xử chúng ta dựa trên lòng bác ái của mỗi người đối với tha nhân, nhất là với người nghèo khổ. Chúng ta cố gắng yêu thương nhau, và làm việc thiện cho nhau, nhất là cho người nghèo khổ khi chúng ta có thể, để ngày sau hết, chúng ta được nghe vị Thẩm Phán nói với chúng ta bằng những lời này: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ khi thuở tạo thiên lập địa” (Mt 25,34). Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Thiên Chúa xét xử dựa trên tình yêu
Ed 34,11-12.15-17; 1Cr 15,20-26.28; Mt 25,31-46
Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Chúng ta cử hành trọng thể lễ Chúa Kitô Vua. Thánh lễ này được Đức Giáo Hoàng Piô XI thiết lập vào ngày 11/12/1925 trong bầu khí tạ ơn và hân hoan mừng Năm Thánh. Bởi lẽ, vào những thập niên đầu thế kỷ 20, thế giới phải đối diện với trào lưu tục hóa và vô thần. Đức Giáo Hoàng thiết lập lễ này để mời gọi mọi tín hữu biết tôn thờ và yêu mến Chúa Kitô là Vua của mọi tâm hồn. Sau Công Đồng Vaticanô II, lễ này được đặt ở cuối năm phụng vụ để nói lên rằng: Chúa Kitô là vua vũ trụ, vua các tâm hồn, là chủ thời gian, là vua trên các vua, là Chúa trên các chúa.
1- Ý nghĩa tước hiệu “vua” và “Nước Chúa”
Chúng ta biết rằng trong Tin Mừng dân Do Thái đã có lần tôn Đức Giêsu lên làm vua, nhưng theo kiểu vua chính trị; nghĩa là họ mong Người làm vua để giải phóng dân Do Thái thoát ách độ hộ của nước ngoài. Người đã tránh né và từ chối kiểu làm vua như thế (x. Ga 6,15; Lc 19,38). Bởi vì, sứ vụ của Người không phải đến để làm người đứng đầu một quốc gia, một đảng phái hay một thể chế chính trị. Người không muốn “là thủ lãnh các dân tộc” như các hoàng đế, các vua chúa, hay các tổng thống trên thế giới (x. Mt 20,25). Ngược lại, Chúa có lần tự nhận mình là vua trước mặt Philatô khi ông ta hỏi Chúa: “Vậy ông là vua sao? Đức Giêsu đáp: Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật (Ga 18,37); Trước đó Chúa Giêsu nói: “Nước Tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18,36).
Theo đó, Nước Chúa hay vương quốc của Đức Kitô không được đồng hóa hay thuộc về một quốc gia, một chính thể chính trị nào, cũng không bị giới hạn bởi một lãnh thổ hay một đất nước nào. Nước Chúa hiện diện trong thế giới một cách vô hình và thiêng liêng. Bởi Nước Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là vương quốc của tình yêu, chân lý, hòa bình và niềm vui trong Chúa Thánh Thần (x. Rm 14,17). Chúa Giêsu đã thiết lập Nước Chúa khi Người hiện diện ở trên trần gian. Người như là vị mục tử được nói ở trong bài đọc I, chăm sóc, kiểm soát đoàn chiên và hiến mình cho đoàn chiên (x. Ed 34,11-12,15-17). Đặc biệt, như lời của thánh Phaolô trong bài đọc II (x. 1 Cr 15,20-28), với mầu nhiệm tử nạn và phục sinh, Đức Kitô đã chiến thắng sự dữ, giải thoát con người khỏi ách nô lệ của tội lỗi, sự chết và ma quỷ, Người thiết lập vương quốc mới, để đưa con người vào trong vương quốc của sự sống vĩnh cửu là thiên đàng. Vì lẽ đó, Người được tôn vinh và tuyên xưng là vua của mọi tâm hồn.
2- Để được làm công dân Nước Chúa
Nhưng làm sao có thể được vào Nước Chúa? Tin Mừng hôm nay trả lời cho câu hỏi đó khi nói về phán xét chung. Lúc đó Chúa Kitô xuất hiện như là vị thẩm phán tối cao xét xử nhân loại. Đây là dụ ngôn tuyệt vời về ngày cánh chung. Dụ ngôn dùng một thứ ngôn ngữ bình dân và những hình ảnh đơn sơ, nhưng chứa đựng sứ điệp thật quan trọng. Nó diễn tả chân lý về số phận cuối cùng của chúng ta và về tiêu chuẩn mà Thiên Chúa dựa vào đó để xét xử chúng ta.
Số phận mỗi người và thế giới có khởi đầu và có kết thúc. Bởi lẽ, thế giới không phải ngẫu nhiên mà có, cũng không phải chỉ là kết quả của tiến hóa tự nhiên như triết gia vô thần nói. Nhưng vũ trụ và con người được Thiên Chúa tạo dựng, yêu thương và cứu độ (x. St 1-2).
Và số phận của mọi người sẽ được định đoạt thành hai hạng người, người được chúc phúc và chúc dữ: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi” và “quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời” (Mt 25,34.41).
3- Xét xử theo tiêu chuẩn tình yêu
Một chi tiết của dụ ngôn đáng chúng ta chú ý đó là tiêu chuẩn mà dựa vào đó vị thẩm phán xét xử: “Khi ta đói các người đã cho ăn, khi ta khát, các người đã cho uống…” (Mt 25,35-36). Đây là tiêu chuẩn mà Thiên Chúa sẽ xét xử mỗi người chúng ta. Thiên Chúa sẽ xét xử chúng ta dựa theo tiêu chuẩn của lòng bác ái. Như thánh Gioan Thánh Giá lưu ý: “Vào ngày cuối cùng, Thiên Chúa xét xử chúng ta dựa trên tình yêu.”
Thật vậy, Thiên Chúa không xét xử chúng ta dựa trên kiến thức, địa vị, của cải mà chúng ta có. Nhưng Người dựa trên lòng yêu thương của chúng ta đối với tha nhân, nhất là đối với người đau khổ. Cha Mark Link nói: “Khi Chúa đến, Ngài không cân đo trí khôn chúng ta thông minh thế nào. Nhưng Ngài sẽ cân đo trái tim của chúng ta yêu thương ra sao.”
Như thế, những người được vào Vương Quốc Thiên Chúa không phải là những người nói: “Lạy Chúa, lạy Chúa trên môi miệng,” nhưng là những người tuân giữ giới răn của Thiên Chúa, những người thực thi tình bác ái đối với anh em đồng loại. Vì thế, sứ điệp mà Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy cho kẻ khát uống, cho kẻ đói ăn, cho khách lạ trọ nhà, thăm viếng người đau yếu và tù đày… Tắt một lời, là hãy có lòng thương xót và làm việc thiện cho những người bất hạnh và đau khổ. Vì họ là hiện thân của Đức Kitô.
Thánh Martinô thành Tours là một quân nhân La Mã vừa là một Kitô hữu. Một ngày mùa đông lạnh giá, khi ngài đi vào một thành phố, có người hành khất chặn ông lại xin bố thí, Martinô không có tiền để giúp anh, nhưng khi thấy người hành khất xanh xao và run rẩy vì giá lạnh, Martinô đã chạnh lòng thương và đã cho anh cái cần nhất. Ngài cởi chiếc áo nhà binh đã sờn rách, rồi xé một nửa cho người hành khất. Tối hôm ấy, khi trở về nhà, ngài nằm mơ thấy thiên đàng với các thiên sứ đang bao quanh Chúa Giêsu và thấy Chúa đang mặc nửa chiếc áo lạnh nhà binh của ông. Một thiên sứ hỏi Chúa Giêsu: “Tại sao Ngài mặc chiếc áo sờn rách đó? Ai đã cho Ngài áo đó?” Chúa Giêsu trả lời: “Martinô, tôi tớ của Ta đã cho Ta.”
Như thế, với dụ ngôn về ngày phán xét chung, lễ Chúa Kitô Vua mang lại cho chúng ta một cái nhìn trước về tương lai của mỗi người chúng ta. Trong ngày sau hết, Đức Kitô sẽ là vua xét xử nhân loại. Người sẽ xét xử chúng ta dựa trên lòng bác ái của mỗi người đối với tha nhân, nhất là với người nghèo khổ. Chúng ta cố gắng yêu thương nhau, và làm việc thiện cho nhau, nhất là cho người nghèo khổ khi chúng ta có thể, để ngày sau hết, chúng ta được nghe vị Thẩm Phán nói với chúng ta bằng những lời này: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ khi thuở tạo thiên lập địa” (Mt 25,34). Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Lời cứu sống
Lm. Minh Anh
23:57 19/11/2020
LỜI CỨU SỐNG
“Dân chúng hết thảy đều chăm chú nghe Người”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lại một sự trùng hợp hiếm hoi đầy thú vị khi phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói về Lời. Bài đọc Khải Huyền nói đến cuốn sách sự sống, lời vừa ngọt ngào, vừa đắng cay mà Gioan phải nuốt vào; cuốn sách tượng trưng cho Ngôi Lời Thiên Chúa, Chúa Giêsu, vốn mãi là ‘Lời cứu sống’ nên “Dân chúng hết thảy đều chăm chú nghe Người”, Tin Mừng hôm nay kết thúc như vậy.
Thánh Gioan tường thuật thị kiến ngài được lãnh nhận một cuốn sách vừa ngọt ngào, vừa đắng cay từ tay thiên sứ mà Gioan phải ăn lấy; cùng lúc, Gioan nghe tiếng phán, “Ngươi còn phải nói tiên tri cho nhiều dân, nhiều nước, nhiều ngôn ngữ và nhiều vua chúa”; điều tương tự cũng đã xảy ra với Giêrêmia thời Cựu Ước, “Gặp được Lời Chúa, con đã nuốt vào, Lời Chúa làm con hoan hỷ, làm vui thoả lòng con”, Giêrêmia cũng nghe tiếng Chúa phán, “Ngươi sẽ nên như miệng Ta”. Những gì đã xảy ra với Giêrêmia, với Gioan là những hình ảnh báo trước vốn được chứng thực nơi Chúa Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa, cũng là ‘Lời cứu sống’.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu giận dữ vì cảnh buôn bán diễn ra trong đền thờ. Theo một nghĩa nào đó, đây là sự ‘báng bổ’ nhà Thiên Chúa, một sự ‘tục hoá’ thánh thất, một sự ‘phạm thánh’ cung điện Chúa Trời vốn ẩn mình sau một bức màn lớn; ở đó, thánh điện, nơi đặt sách Luật, Lời Thiên Chúa và Bánh Tiến, tượng trưng cho sự hiện diện thiêng thánh huyền nhiệm của Người. Vậy mà nghịch lý thay, ai muốn thờ phượng Đấng ngự trong cung thánh, Đấng Tối Cao đang ngự trong đó thì trước tiên, họ phải băng qua những gì bên ngoài có vẻ như một khu chợ không hơn không kém, nơi bò bê chiên cừu và chim câu, những bàn đổi tiền và các thứ được giăng đầy.
Chúa Giêsu phẫn nộ, xua đuổi phường buôn bán ra khỏi chốn linh thiêng này, nơi mà các nhà lãnh đạo tôn giáo đang trục lợi. Thế là họ nổi giận với Ngài, căm ghét Ngài; họ nói, “Ông lấy quyền đâu mà làm các điều ấy?”; Tin Mừng nói, “Các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão trong dân tìm cách hại Người, nhưng họ không biết phải làm cách nào vì dân chúng hết thảy đều chăm chú nghe Người”. Tin Mừng mô tả, dân chúng say mê từng Lời của Ngài; họ cũng đã từng thốt lên, “Lời gì mà lạ lùng thế!”. Ở đâu có Chúa Giêsu, ở đó không có chỗ cho thế gian; ở đâu có Ngài, không có chỗ cho hư hỏng. Sự ngay thẳng và mạnh mẽ của Chúa Giêsu là chìa khoá cho tính hiệu quả và sự hấp dẫn của Lời Ngài; sức mạnh của Ngài chính là Lời ân sủng, Lời tình yêu, cũng là ‘Lời cứu sống”.
Một mục sư đã kể lại kinh nghiệm khi ông chìm sâu vào một thương vụ bất chính; ông bỏ bê sứ vụ của mình là rao giảng Lời để chạy theo việc kinh doanh, dù là để làm giàu cho Hội Thánh. Ông cho biết, ông cảm thấy như một vận động viên bơi lội kiệt sức gặp nạn, một mình chiến đấu trong làn sóng dữ; ông không thể thoát khỏi những cơn sóng mạnh và sắp phải chìm xuống. Trên bờ, ông có thể nhìn thấy từng khuôn mặt của tất cả những người trong nhà thờ mình. Một số lắc đầu khóc lóc và tuyệt vọng; những người khác đã hét lên và đưa nắm đấm của họ trong giận dữ. Tuy nhiên, cũng có những lời động viên và những cử chỉ thiện chí; ở đó, tất cả họ xếp thành một hàng dài, quan sát và chờ đợi một điều gì đó sẽ xảy ra. Bỗng, một người đàn ông xuất hiện; chỉ có ông bước tới và liều mình lao xuống, bơi lại gần vị mục sư; người ấy hét lên một ‘Lời cứu sống’, “Thầy đây, đừng sợ!” và đưa tay cứu lấy ông, dìu ông vào bờ. Vị mục sư nhận ra đó là Chúa Giêsu.
Anh Chị em,
Hôm nay, Chúa Giêsu vẫn muốn mang lại sự thanh tẩy theo nhiều cách. Ngài ước mong thanh tẩy toàn thể Giáo Hội, xã hội, cộng đồng, gia đình chúng ta và nhất là tâm hồn mỗi người chúng ta. Đừng sợ để cơn thịnh nộ thánh thiện của Ngài phát huy tác dụng. Bởi lẽ, ‘Lời cứu sống’ của Nhà Giáo vĩ đại Giêsu sẽ luôn là kim chỉ nam cho đời sống đức tin chúng ta như tâm tình Tung hô Tin Mừng hôm nay diễn tả, “Lạy Chúa, xin giáo huấn con, để con tuân cứ luật pháp của Chúa, và để con hết lòng vâng theo luật đó”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin thương tiết lộ cho con điều Chúa phẫn nộ và đau buồn đang ấp ủ trong linh hồn con. Xin dùng Lời Chúa, ‘Lời cứu sống’ và lửa Thánh Thần để thanh tẩy con tận gốc rễ tất cả những gì mà Chúa không hài lòng; tận nơi sâu thẳm nhất trong trái tim con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Dân chúng hết thảy đều chăm chú nghe Người”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lại một sự trùng hợp hiếm hoi đầy thú vị khi phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói về Lời. Bài đọc Khải Huyền nói đến cuốn sách sự sống, lời vừa ngọt ngào, vừa đắng cay mà Gioan phải nuốt vào; cuốn sách tượng trưng cho Ngôi Lời Thiên Chúa, Chúa Giêsu, vốn mãi là ‘Lời cứu sống’ nên “Dân chúng hết thảy đều chăm chú nghe Người”, Tin Mừng hôm nay kết thúc như vậy.
Thánh Gioan tường thuật thị kiến ngài được lãnh nhận một cuốn sách vừa ngọt ngào, vừa đắng cay từ tay thiên sứ mà Gioan phải ăn lấy; cùng lúc, Gioan nghe tiếng phán, “Ngươi còn phải nói tiên tri cho nhiều dân, nhiều nước, nhiều ngôn ngữ và nhiều vua chúa”; điều tương tự cũng đã xảy ra với Giêrêmia thời Cựu Ước, “Gặp được Lời Chúa, con đã nuốt vào, Lời Chúa làm con hoan hỷ, làm vui thoả lòng con”, Giêrêmia cũng nghe tiếng Chúa phán, “Ngươi sẽ nên như miệng Ta”. Những gì đã xảy ra với Giêrêmia, với Gioan là những hình ảnh báo trước vốn được chứng thực nơi Chúa Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa, cũng là ‘Lời cứu sống’.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu giận dữ vì cảnh buôn bán diễn ra trong đền thờ. Theo một nghĩa nào đó, đây là sự ‘báng bổ’ nhà Thiên Chúa, một sự ‘tục hoá’ thánh thất, một sự ‘phạm thánh’ cung điện Chúa Trời vốn ẩn mình sau một bức màn lớn; ở đó, thánh điện, nơi đặt sách Luật, Lời Thiên Chúa và Bánh Tiến, tượng trưng cho sự hiện diện thiêng thánh huyền nhiệm của Người. Vậy mà nghịch lý thay, ai muốn thờ phượng Đấng ngự trong cung thánh, Đấng Tối Cao đang ngự trong đó thì trước tiên, họ phải băng qua những gì bên ngoài có vẻ như một khu chợ không hơn không kém, nơi bò bê chiên cừu và chim câu, những bàn đổi tiền và các thứ được giăng đầy.
Chúa Giêsu phẫn nộ, xua đuổi phường buôn bán ra khỏi chốn linh thiêng này, nơi mà các nhà lãnh đạo tôn giáo đang trục lợi. Thế là họ nổi giận với Ngài, căm ghét Ngài; họ nói, “Ông lấy quyền đâu mà làm các điều ấy?”; Tin Mừng nói, “Các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão trong dân tìm cách hại Người, nhưng họ không biết phải làm cách nào vì dân chúng hết thảy đều chăm chú nghe Người”. Tin Mừng mô tả, dân chúng say mê từng Lời của Ngài; họ cũng đã từng thốt lên, “Lời gì mà lạ lùng thế!”. Ở đâu có Chúa Giêsu, ở đó không có chỗ cho thế gian; ở đâu có Ngài, không có chỗ cho hư hỏng. Sự ngay thẳng và mạnh mẽ của Chúa Giêsu là chìa khoá cho tính hiệu quả và sự hấp dẫn của Lời Ngài; sức mạnh của Ngài chính là Lời ân sủng, Lời tình yêu, cũng là ‘Lời cứu sống”.
Anh Chị em,
Hôm nay, Chúa Giêsu vẫn muốn mang lại sự thanh tẩy theo nhiều cách. Ngài ước mong thanh tẩy toàn thể Giáo Hội, xã hội, cộng đồng, gia đình chúng ta và nhất là tâm hồn mỗi người chúng ta. Đừng sợ để cơn thịnh nộ thánh thiện của Ngài phát huy tác dụng. Bởi lẽ, ‘Lời cứu sống’ của Nhà Giáo vĩ đại Giêsu sẽ luôn là kim chỉ nam cho đời sống đức tin chúng ta như tâm tình Tung hô Tin Mừng hôm nay diễn tả, “Lạy Chúa, xin giáo huấn con, để con tuân cứ luật pháp của Chúa, và để con hết lòng vâng theo luật đó”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin thương tiết lộ cho con điều Chúa phẫn nộ và đau buồn đang ấp ủ trong linh hồn con. Xin dùng Lời Chúa, ‘Lời cứu sống’ và lửa Thánh Thần để thanh tẩy con tận gốc rễ tất cả những gì mà Chúa không hài lòng; tận nơi sâu thẳm nhất trong trái tim con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giám Mục Giáo phận Georgetown bị cướp khi đang cử hành thánh lễ
Đặng Tự Do
16:04 19/11/2020
Đức Cha Francis Alleyne, 68 tuổi, Giám Mục Georgetown, nước Guyana đã bị cướp ngay khi ngài đang cử hành thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Brickdam. Thánh lễ được trực tiếp truyền hình nên người dân có thể thấy cảnh ngài bị tên cướp đấm vào đầu trước khi bị hắn trấn lột.
Giáo phận Georgetown được Đức Giáo Hoàng Lêô thứ 13 thành lập như một miền Giám Quản Tông Tòa vào ngày 12 tháng Tư, 1837. Ngày 29 tháng Hai, 1956, Đức Thánh Cha Piô thứ 12 nâng lên hàng giáo phận.
Với diện tích 215,000 km vuông, giáo phận có 64,100 người Công Giáo trong tổng dân số 814,000 người, tức là chỉ có 7.9%. Toàn bộ giáo phận chỉ có 24 giáo xứ được coi sóc bởi 2 linh mục triều, và khoảng 36 linh mục thuộc các dòng tu chi viện.
Đức Cha Francis Alleyne được thụ phong linh mục vào ngày 7 tháng 7 năm 1985 và được tấn phong Giám Mục ngày 30 tháng Giêng, 2004.
Ngài nói với cảnh sát rằng kẻ tấn công ngài có lẽ đang chịu ảnh hưởng của một điều gì đó và không hoàn toàn kiểm soát được hành động của hắn ta vào thời điểm đó.
“Tôi không đánh giá anh ta là một người cố ý tấn công.”
Hung thủ đến nay vẫn chưa bị bắt và Đức Cha có vẻ cũng không muốn hắn bị bắt. Ngài nói thêm là cú đánh mạnh vào đầu ngài của tên hung thủ cũng không đau lắm nên ngài không muốn truy cứu chuyện này.
Source:Stabroek News
Trung Quốc nói quê hương Á Căn Đình của Đức Giáo Hoàng xuất cảng coronavirus sang Tầu
Đặng Tự Do
16:05 19/11/2020
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết bọn cầm quyền Trung Quốc đã đình chỉ việc nhập khẩu từ một nhà sản xuất thịt Á Căn Đình sau khi phát hiện dấu vết của coronavirus trên bao bì bên ngoài của một lô hàng thịt bò từ quê hương của Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông ở Á Căn Đình cho rằng đây chỉ là thủ đoạn của người Tầu nhằm ép giá thịt bò của Á Căn Đình.
Theo báo cáo của Asia-News, phát hiện này không hề được Tổng cục Hải quan Trung Quốc báo cáo tại điểm nhập cảnh ở Thượng Hải, nhưng mãi sau đó mới được báo cáo tại một kho đông lạnh ở Nam Kinh. Thử nghiệm axit nucleic, nhằm xác định vật liệu nhiễm coronavirus, đã không được thực hiện khi hàng hóa cập cảng Trung Quốc vào cuối tháng 10 vừa qua.
Trong một tuyên bố, Senasa, cơ quan an toàn thực phẩm của chính phủ Á Căn Đình, cho biết đây “là lần đầu tiên một trường hợp như thế này được báo cáo liên quan đến một sản phẩm của Á Căn Đình kể từ đầu đại dịch”. Senasa quyết liệt khẳng định rằng thịt bò của Á Căn Đình luôn ở trong tình trạng hoàn hảo và đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn vệ sinh.
Hôm thứ Sáu, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đình chỉ việc nhập khẩu từ nhà sản xuất thịt bò Frigorifico Gorina của Á Căn Đình trong bốn tuần.
Đây vẫn chưa phải là vấn đề lớn, nhưng chuyện này đã làm gia tăng mức độ căng thẳng trong ngành thịt của Á Căn Đình mà khách hàng chính là Trung Quốc.
Á Căn Đình có 90 nhà sản xuất thịt được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm nay, Á Căn Đình đã xuất khẩu 320,892 tấn thịt bò sang Trung Quốc, nhiều hơn gần 15% so với cùng kỳ năm 2019. Con số này chiếm 73% tổng doanh số bán thịt bò của Á Căn Đình.
Đối với Senasa, thật khó để xác định nguồn gốc của coronavirus trên bao bì bên ngoài của lô hàng vì sau khi nhập cảng Thượng Hải, nó đã được xử lý và chuyển vào các kho lạnh của Trung Quốc.
Một số người giải thích biện pháp này là do Trung Quốc muốn gây áp lực lên giá thịt thế giới. Hiện tại, một tấn thịt bò có giá 4,500 Mỹ Kim.
Source:Asia News
Trung tâm Nghiên cứu Pew nói các hạn chế của các nhà cầm quyền đối với tôn giáo đang ở mức cao nhất
Đặng Tự Do
16:05 19/11/2020
Trong báo cáo mới nhất của mình, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết các hạn chế của các nhà cầm quyền đối với các tôn giáo đang ở mức cao nhất kể từ khi trung tâm bắt đầu theo dõi tình trạng tự do tôn giáo trên thế giới vào năm 2007. Theo báo cáo mới của Pew, 56 quốc gia đã đạt mức hạn chế tôn giáo “cao” hoặc “rất cao” từ năm 2018.
“Trong năm 2018, mức trung bình toàn cầu về các hạn chế của các chính phủ đối với các tôn giáo – bao gồm luật lệ, chính sách và các hành động của các quan chức ảnh hưởng đến niềm tin và thực hành tôn giáo - tiếp tục tăng, đạt mức cao nhất mọi thời đại kể từ khi Trung tâm nghiên cứu Pew bắt đầu theo dõi các xu hướng này vào năm 2007,” báo cáo của Pew ngày 10 tháng 11 cho biết như trên. Năm 2017, Pew ghi nhận một mức gia tăng “tương đối khiêm tốn”, nhưng các năm sau đó những hạn chế đã tiếp tục “gia tăng đáng kể”.
Theo phân tích của Pew, khu vực Trung Đông và Bắc Phi là khu vực đáng quan ngại nhất. Mười tám quốc gia, chiếm 90% khu vực, có những hạn chế rất gắt gao hết năm này sang năm khác đối với các tôn giáo không phải là Hồi Giáo.
Tuy nhiên, Á châu và Thái Bình Dương được kể là khu vực trong đó các hạn chế của các chính phủ đối với các tôn giáo không ngừng gia tăng. Ví dụ, vào năm 2018, 31 quốc gia trong khu vực Á châu - Thái Bình Dương đã chứng kiến việc chính phủ sử dụng vũ lực đối với các tôn giáo, nghĩa là tăng so với con số 26 quốc gia vào năm 2017.
Trung Quốc xếp hạng kém nhất trong chỉ số của Pew về các hạn chế của chính phủ đối với các tôn giáo. Các hạn chế của bọn cầm quyền Bắc Kinh bao gồm việc nghiêm cấm các nhóm tôn giáo như Pháp Luân Công và một số nhóm Kitô Giáo. Bọn cầm quyền cũng ngăn chặn một số thực hành tôn giáo, đột kích nơi thờ phượng, giam giữ và tra tấn người dân. Nó đã tiếp tục một chiến dịch giam giữ quy mô lớn những người Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương, với ít nhất 800,000 người bị giam giữ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết các cơ sở giam giữ được thiết kế để xóa bản sắc tôn giáo và sắc tộc. Bên cạnh đó, bọn cầm quyền Trung Quốc còn chế ra một thứ tôn giáo mới trong đó dân chúng phải thờ phượng Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình như những đấng cứu tinh hay các vị thánh sống.
Các vấn đề vẫn tiếp tục ở Trung Đông và Bắc Phi. Trong số các quốc gia đông dân nhất, các hạn chế tôn giáo cao nhất được tìm thấy ở Ấn Độ, Ai Cập, Indonesia, Pakistan và Nga.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y Vela Chiriboga, Tổng giám mục hiệu tòa của Quito, qua đời ở tuổi 86
Đặng Tự Do
16:06 19/11/2020
Đức Hồng Y Raúl Eduardo Vela Chiriboga, người từng là Tổng giám mục của Quito từ năm 2003 đến năm 2010, qua đời hôm Chúa Nhật sau khi trải qua vài tuần trong một trung tâm chăm sóc giảm đau.
Đức Hồng Y Vela, 86 tuổi, chết vì nguyên nhân tự nhiên tại Viện Dưỡng Lão Thánh Camilô ở Quito ngày 15 tháng 11, tổng giáo phận đã cho biết như trên hôm 16 tháng 11.
Tổng giáo phận cho biết thêm là Đức Hồng Y đã được chăm sóc giảm đau tại Viện Dưỡng Lão “trong vài tuần qua do các biến chứng sức khỏe khác nhau”.
Cha Alberto Redaelli, giám đốc Viện Dưỡng Lão Thánh Camilô, nói với tổng giáo phận rằng vị Hồng Y qua đời “cùng với gia đình và bạn bè thân thiết nhất của ngài” và “những giây phút trước khi ngài qua đời, họ đã đọc Kinh Chiều”.
Thánh lễ an táng đã diễn ra vào ngày 17 tháng 11 lúc 10:00 sáng tại nhà thờ chính tòa Quito.
Hội Đồng Giám Mục Ecuador cho biết các ngài “thương tiếc sự mất mát của Đức Hồng Y, nhưng chúng tôi được an ủi khi biết rằng với tư cách là một tôi tớ trung tín, ngài sẽ được Thiên Chúa đón nhận vào vinh quang. Chúng tôi cảm ơn Chúa vì sự cống hiến quảng đại của ngài cho Giáo hội và nhân dân Ecuador, và xin tất cả các tín hữu hãy cầu nguyện cho ngài được yên giấc ngàn thu.”
Đức Hồng Y Vela sinh ngày 1 tháng 1 năm 1934. Ngài học triết học và thần học tại Đại Chủng viện San José ở Quito và được thụ phong linh mục của Giáo phận Riobamba ngày 28 tháng 7 năm 1957.
Năm 1969, ngài được bổ nhiệm làm thư ký của Hội Đồng Giám Mục Ecuador.
Ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của Guayaquil ngày 20 tháng 4 năm 1972 và làm thư ký của Hội Đồng Giám Mục từ năm 1972 đến năm 1975.
Vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Azogues, nơi ngài phục vụ cho đến năm 1989 khi được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận quân đội Ecuador. Ngài phục vụ trong cương vị đó cho đến năm 2003, khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục của Quito.
Ngài giữ chức Tổng giám mục của Quito cho đến ngày 11 tháng 9 năm 2010, khi ngài đến tuổi 76 tuổi. Ngài được nâng lên hàng Hồng Y vào tháng 11 năm đó.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ định ngài làm đặc sứ tại Đại hội Thánh Thể và Đức Mẹ toàn quốc lần thứ 10 của Peru được tổ chức tại Piura vào năm 2015, đồng thời phong ngài làm đặc sứ của Đức Thánh Cha trong lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất của Thánh Rosa thành Lima, được tổ chức vào năm 2017 tại Peru.
Vào năm 2015, ngay trước Thượng hội đồng về Gia đình, Đức Hồng Y Vela đã nói với CNA rằng “ Giáo hội là kho lưu trữ của đức tin, và đức tin là lời dạy của Chúa Giêsu: chúng ta không thể đi ngược lại giới răn của Ngài”. Ngài phản đối những đòi hỏi phá bỏ các truyền thống của Giáo Hội.
Source:Catholic News Agency
Các Giám Mục Hoa Kỳ lo ngại việc có một tổng thống Công Giáo phò phá thai
Vũ Văn An
17:19 19/11/2020
Tạp chí America, ít nhất trong cuộc tranh cử vừa qua ở Hoa Kỳ, tỏ ra ủng hộ liên danh Biden-Harris rõ rệt. Nhưng cũng tạp chí này, ngay lúc việc thắng cử của liên danh Biden-Harris chưa ngã ngũ, đã tỏ ra lo ngại đối với viễn tượng cai trị nước Mỹ của hai người này.
Thực vậy, trong cùng một ngày, tạp chí trên có đến hai bài theo chiều hướng ấy. Bài đầu tiên là của ký giả Michael J. O’Loughlin tường trình về ngày đầu tiên phiên họp tháng 11 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ; bài thứ hai là của Jennifer A. Frey nói về việc Biden đề cử một chuyên gia y tế đứng đầu toán đặc nhiệm giải quyết đại dịch Covid-19.
Các Giám mục Hoa Kỳ lo ngại
Theo O’Loughlin, đa số người Công Giáo Hoa Kỳ có thể đã bỏ phiếu cho ông Biden, nhưng các Giám Mục Mỹ đã phát biểu một quan ngại nào đó về cách cai trị có thể có của vị tổng thống Công Giáo thứ hai của quốc gia, người tuy thường xuyên nói về đức tin Công Giáo của mình, “cho thấy một số cơ may nhưng cũng khá nhiều thách đố”.
Vào dịp gặp nhau tuần này, các Giám Mục Hoa Kỳ công bố việc thành lập “nhóm làm việc” đặc biệt gồm các Giám Mục để xử lý điều mà Đức Tổng Giám Mục Gomez, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ gọi là “tình hình khó khăn và phức tạp” được các ngài nhìn thấy trong việc bầu ông Biden.
Đức Tổng Giám Mục Gomez nói rằng “chúng ta đang đối diện với khoảnh khắc độc đáo trong lịch sử Giáo Hội ở đất nước này. Vì đây chỉ là lần thứ hai, chúng ta dự ứng một sự chuyển quyền sang một tổng thống tuyên xưng đức tin Công Giáo”.
Về phía tích cực, Đức Tổng Giám Mục Gomez cho hay “tổng thống đắc cử cho chúng ta lý do để tin rằng các cam kết đức tin của ông sẽ thúc đẩy ông ủng hộ một số chính sách tốt. Điều này bao gồm các chính sách có lợi cho việc cải tổ nhập cư, người tị nạn và người nghèo, và chống kỳ thị chủng tộc, tử hình và thay đổi khí hậu”.
Quả thế, tuần qua, Ông Biden nói rằng ông có kế hoạch gia tăng con số người tị nạn định cư tại Hoa Kỳ và ông hy vọng sẽ tái gia nhập hiệp ước Paris về khí hậu, đồng thời cải tổ việc nhập cư.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Gomez nói rằng Ông Biden cũng ủng hộ các chính sách “đi ngược lại các giá trị nền tảng mà người Công Giáo chúng ta coi là thân thiết” như ủng hộ quyền của những người thuộc dạng L.G.B.T. cũng như quyền phá thai và ngừa thai.
Ngài quả quyết “các chính sách ấy đặt ra một đe dọa nghiêm trọng đối với thiện ích chung, bất cứ khi nào một chính trị gia ủng hộ chúng”.
Ngài nói thêm: “khi các chính trị gia tuyên xưng đức tin Công Giáo ủng hộ chúng, ta có thêm nhiều vấn đề vì nó tạo ra sự mơ hồ lẫn lộn cho tín hữu đối với điều Giáo Hội thực sự giảng dạy về các vấn đề này”.
Có hại cho người cao niên
Trong khi ấy, Jennifer A. Frey, một giáo sư triết học tại Đại Học South Carolina, thì cho rằng “nếu qúy trọng người cao niên, qúy vị nên được báo động về việc Biden bổ nhiệm toán đặc nhiệm về Covid”.
Thực thế, chỉ mấy ngày sau khi cho rằng mình thắng cử, Ông Biden đã tập họp một toán đặc nhiệm về Covid mà theo lời ông sẽ “giúp lên khuôn phương thức của tôi trong việc quản lý việc gia tăng con số lây nhiễm được báo cáo; bảo đảm để vắcxin được an toàn, hữu hiệu, phân phối có hiệu quả, công bình, và miễn phí; và bảo vệ dân số gặp nguy hiểm”.
Dân số gặp nguy hiểm tử vong nhiều nhất là người cao niên. Ấy thế mà Biden lại chọn Bác sĩ Ezekiel Emanuel làm người chủ chốt trong việc điều hướng chính sách quốc gia của nhóm đặc nhiệm này. Mặc dù Bác sĩ Emanuel là một chuyên viên lành nghề, một y sĩ được Harvard đào tạo và là một triết gia chính trị, một nhà nghiên cứu lâu năm về đạo đức học y khoa, và hiện là chủ tịch của khoa Đạo Đức Học Y Khoa và Chính Sách Y Tế tại Đại Học Pennsylvania, nhưng thái độ của ông đối với người cao niên và khuyết tật khiến ông không thích hợp với vai trò này.
Frey cho biết: “trong tư cách một giáo sư luân lý, thỉnh thoảng có dạy bác sĩ Emanuel trong các lớp đạo dức học y khoa của tôi tại Đại Học South Carolina, tôi thất vọng về sự chọn lựa của Ông Biden”.
Bác sĩ Emanuel được nhiều người biết đến vì thái độ bác bỏ đối với người cao niên và khuyết tật. Trong một bài báo năm 2014 trên tờ The Atlantic, với tựa đề khá khiêu khích là “Tại sao tôi hy vọng sẽ chết lúc 75 tuổi”, ông mô tả người cao niên như những người “không còn được tưởng nhớ như là sinh động và dấn thân nhưng như những người yếu đuối, hết hữu hiệu, và thậm chí bệnh lý”; do đó, ông không muốn ở lâu trong hàng ngũ của họ. Lập luận căn bản của ông như sau: nhờ các tiến bộ trong y khoa và kỹ thuật, nhiều người Mỹ sống lâu hơn trước. Bác sĩ Emanuel tự hỏi liệu cái tuổi thọ mới có đó có tính tích cự hay không vì các năm tháng cao niên của chúng ta chắc chắn bao gồm tính khuyết tật và mất chức năng. Bác sĩ Emanuel tỏ ý đặc biệt khiếp đảm trước viễn ảnh khuyết tật nhận thức, điều được ông mô tả “như khả thể khiếp đảm hơn hết”.
Khi chúng ta trở nên già yếu và phụ thuộc, Bác sĩ Emanuel đặt câu hỏi liệu “việc tiêu dùng của chúng ta có xứng đáng với sự đóng góp của chúng ta hay không”. Đối với Bác sĩ Emanuel, có vẻ như, sự sống con người chỉ có giá trị và ý nghĩa ở mức độ nó có năng suất và sáng tạo; trong khi trẻ em là những người lao động có tiềm năng hữu ích, thì người già chỉ đơn giản là đã qua tuổi cường tráng.
Ngay cả khi đối đầu với nhiều chỉ trích rộng rãi, Bác sĩ Emanuel vẫn không làm dịu lập trường của mình. Trong một cuộc phỏng vấn tiếp theo vào năm 2019, ông được hỏi về những người cao tuổi khỏe mạnh vẫn còn thích các hoạt động như đi bộ đường dài, dành thời gian cho gia đình hoặc tham gia vào các sở thích thú vị. Khi trả lời, Bác sĩ Emanuel cho rằng “khi tôi nhìn những điều những người đó ‘làm’, hầu như tất cả những điều đó tôi phân loại là trò chơi. Chứ không phải việc làm có ý nghĩa". Ông tiếp tục kết luận rằng nếu cuộc sống của một người được dành cho những hoạt động như vậy thì đó “có lẽ không phải là một cuộc sống có ý nghĩa”.
Những thái độ như vậy đối với người cao tuổi là vô nhân đạo bởi vì, xét cho cùng, chúng dựa trên sự tự lừa dối sâu xa. Như triết gia Alasdair MacIntyre đã lập luận một cách mạnh mẽ trong cuốn “Các Động vật phụ thuộc có lý trí” của ông, con người chúng ta về cơ bản không độc lập hay tự chủ. Ngược lại, chúng ta chỉ có thể đạt được tiềm năng của mình trong các cộng đồng nơi chúng ta có thể phụ thuộc vào sự chăm sóc và giúp đỡ của người khác trong suốt cuộc đời. Sự phụ thuộc này đặc biệt được biểu lộ ở đầu và cuối cuộc đời của chúng ta, lúc chúng ta dễ bị tổn thương và yếu đuối nhất. Nhưng ngay cả trong thời kỳ cường tráng của cuộc đời, chúng ta cũng phải nhìn nhận mạng lưới phụ thuộc, một mạng lưới giúp sự triển nở của chúng ta khả hữu. Thành đạt như hiện nay, Ezekiel Emanuel không nẩy sinh mà đã hoàn toàn đầy đủ hình thù như thế từ chiếc đầu của thần Zeus như Athena, các thành đạt hiện nay của ông cũng không phải hoàn toàn của riêng ông.
Khi chúng ta thừa nhận tính dễ bị tổn thương và sự phụ thuộc lẫn nhau của con người — thì chúng ta nên hiểu ra rằng người tàn tật hoặc đau yếu không hề là “người khác” với chúng ta, vì tính dễ bị tổn thương và nhu cầu trước mắt của họ xẩy ra trước, và nếu chúng ta may mắn, ở một lúc nào đó nó sẽ lại là của riêng chúng ta. Vì chúng ta là những động vật phụ thuộc có lý trí, những động vật chỉ có thể phát triển trong các cộng đồng biết chăm sóc qua lại, chúng ta cần phát triển điều mà Giáo sư MacIntyre gọi là “các nhân đức phụ thuộc đã được thừa nhận”. Những nhân đức này là những thiên hướng để nhận biết và đánh giá các điểm dễ bị tổn thương và phụ thuộc của chúng ta và đáp ứng chúng một cách thích hợp.
Theo quan điểm của Giáo sư MacIntyre, tính dễ bị tổn thương và yếu đuối là điều có tính yếu tính đối với cuộc sống con người; do đó, chúng ta không nên sợ hãi mà nên chấp nhận sự phụ thuộc của mình, vì nó cung cấp cho mọi người chúng ta cơ hội để trau dồi và thực hành các nhân đức tập trung quanh công việc thiết yếu là chăm sóc người khác, mà không có nó, không ai trong chúng ta có thể phát triển thích đáng hoặc thăng hoa.
Sự kinh hoàng của Bác sĩ Emanuel trước viễn ảnh trở nên phụ thuộc, yếu đuối và không còn năng suất, phản ảnh tình trạng mắc bệnh tâm thần và tự đánh lừa mình. Bác sĩ Emanuel muốn nhấn mạnh rằng không những ông không giống như họ, những người cao niên gây gánh nặng phần lớn sống cuộc sống vô nghĩa, ông còn sẽ làm điều khôn ngoan là tránh sống với họ quá lâu. Bắt đầu từ 75 tuổi, ông sẽ từ chối các phương pháp điều trị hoặc can thiệp để bảo tồn sức khỏe của mình. Ông muốn được con cái nhớ đến như là “người độc lập” chứ không phải là “gánh nặng”.
Những người bảo vệ Bác sĩ Emanuel sẽ lập luận rằng ông chỉ nói rõ sở thích cá nhân của mình và những gì ông nói sẽ không có hệ quả chính sách rõ ràng đối với đại dịch này. Giáo sư Frey e rằng quan điểm này ngây thơ sâu xa. Bác sĩ Emanuel không nói rằng tình cờ cá nhân ông muốn chết ở tuổi 75, như cách ai đó tình cờ thích kem sô cô la hơn là kem vanilla. Đúng hơn, ông đưa ra lập luận về việc bất cứ người nào có lý trí cũng nên cảm nhận ra sao khi về già và phụ thuộc, và ông muốn thuyết phục người đọc rằng chủ trương của ông là chủ trương chính xác nên theo.
Hơn nữa, thái độ vô nhân đạo của Bác sĩ Emanuel đối với người già và người khuyết tật rất hiển nhiên trong công việc của ông về việc phân bổ chăm sóc sức khỏe trong một đại dịch. Trong các bài báo có tính bác học và một bài bình luận trên tờ The New York Times, ông đã vạch ra một trường hợp phân bổ việc chăm sóc sức khỏe có lợi cho những người có cơ hội sống sót cao nhất. Tất nhiên, điều này là để bênh vực cho việc kỳ thị chống lại những người dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch này, và nó rõ ràng bắt nguồn từ tri nhận của ông về phẩm chất sự sống của họ (hoặc việc thiếu nó).
Chúng ta cũng nên xem xét việc lựa chọn Bác sĩ Emanuel làm trầm trọng thêm ra sao nỗi tủi nhục mà những người dễ bị tổn thương nhất của chúng ta vốn cảm thấy do sự yếu đuối của họ. Trong một tiểu luận mủi lòng và đẹp đẽ, Ian Marcus Corbin, một nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Trường Y Harvard, mô tả các tương tác của ông với những bệnh nhân đang vật lộn để hồi phục sau cơn đột quỵ. Ông Corbin nói một cách xúc động tới sự tủi nhục mà họ cảm thấy đối với sự bất lực của họ và cách mà sự tủi nhục này buộc họ phải chịu những hình thức cô lập rất bất lợi cho sự phục hồi và sức khỏe tổng thể của họ.
Ông Corbin cảnh báo chúng ta rằng các nạn nhân đột quỵ đã nội tâm hóa nhận định phổ biến này là "quyền làm chủ (mastery) là điều kiện tự nhiên, thích hợp của chúng ta và nếu bạn không có khả năng ấy, bạn là người khiếm khuyết." Nhưng ông cho hay, mặc dù quyền làm chủ là một thành tựu, nó “chỉ đạt được một cách tạm thời và với sự giúp đỡ to lớn từ những người khác”. Ông Corbin lập luận rằng chúng ta không được quên sự kiện này là điều làm cho con người trở nên độc đáo, cả theo quan điểm biến hóa lẫn nhân học, là mức độ chúng ta luôn đặt việc chăm sóc cho những người dễ bị tổn thương ở trung tâm cuộc sống của chúng ta. Yếu điểm của chúng ta không có gì đáng xấu hổ - ngược lại, đó là sức mạnh của chúng ta.
Cuối cùng, chúng ta nên đặt câu hỏi đối với các giả định của Bác sĩ Emanuel về việc điều gì làm cho cuộc sống con người có ý nghĩa và giá trị ưu việt mà ông đặt lên việc làm như thước đo nó. Mặc dù việc làm cung cấp cho hầu hết mọi người những nguồn lực họ cần để duy trì bản thân, nhưng rất ít người trong chúng ta coi việc làm như một điều chúng ta sống vì nó hoặc như một điều mang lại cho cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hoặc mục đích cao cả nhất của nó. Mọi người làm việc để họ có quyền tự do tận hưởng những gì họ thực sự yêu thích: dành thời gian với những người thân yêu (có lẽ, vâng, trong các hình thái vui chơi lễ hội), chiêm ngưỡng những gì đẹp đẽ hoặc tôn thờ những gì họ coi là thần thánh. Vào cuối cuộc đời, mọi người không muốn được bao quanh bởi những chiến tích hay dấu chỉ thành tích khác nhưng bởi những người họ yêu thương và chăm sóc, những người đã yêu thương và chăm sóc họ.
Tổng thống đắc cử Biden đã nâng Ezekiel Emanuel lên một vị trí quyền lực và thế giá, trong thời điểm mà sự lo lắng của những người dễ bị tổn thương nhất của chúng ta tăng cao một cách dễ hiểu. Nhưng khi nói đến nhận thức về nhân tính, Bác sĩ Emanuel đã chứng minh rằng ông ta không hề là một chuyên gia. Những ý tưởng của ông về giá trị của cuộc sống con người không chỉ sai lầm nông cạn và sâu xa mà còn có khả năng gây chết người cho nhiều người Mỹ dễ bị tổn thương.
Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô: Kinh tế + Tình huynh đệ x Phát triển = Tương lai
Thanh Quảng sdb
23:18 19/11/2020
Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô: "Kinh tế + Tình huynh đệ x Phát triển = Tương lai"
Cuộc Hội thoại “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô” kéo dài ba ngày, bắt đầu vào thứ Năm ngày 19 tháng 11 với sự chào đón sự hiện diện của nhiều nhân viên của Thánh Bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện và các cơ quan dân sự và tôn giáo tụ về Assisi, như là trung tâm kết tụ mọi sáng kiến toàn cầu.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Hơn 2000 “người đang tạo ra những thay đổi” từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia cuộc Hội thoại “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô” kéo dài ba ngày diễn ra cho đến hết ngày thứ Bảy ngày 21 tháng 11.
Một cuộc hội thảo trực tuyến, kết nối nhiều tham dự viên, được khai mạc vào chiều thứ Năm (19/11/2020), tại thành phố Assisi, như là trung tâm thu hút và cung cấp nguồn cảm hứng, tinh thần nghĩa huynh và tình cảm phổ quát, cũng như nhiều ý kiến đề ra những nền tảng cho một “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô”.
Những người được cho là "những người đang kiến tạo ra những thay đổi toàn cầu" là các nhà kinh tế trẻ, doanh nhân và phụ nữ đề ra các mô hình đáp ứng lại những lời hướng dẫn của ĐTC cho các nhà đạo đức học và các chuyên gia kinh tế và khoa học xã hội, nhằm lôi cuốn các thế hệ trẻ tương lai nhập cuộc...
Với “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô”: “Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng thế giới ngày mai, nơi không một ai bị loại ra ngoài lề cuộc sống…”
Và trong suốt buổi các buổi Hội thảo, những người trẻ cũng như trưởng thành, từ khắp các châu lục khác nhau, đã liên kết với nhau để lắng nghe những chia sẻ, những kinh nghiệm và những tư duy của nhau. Phiên họp kéo dài 4 giờ rất căng thẳng được xen kẽ bằng những đoạn video, những bài nhạc, kịch nghệ và những hình ảnh ngoạn mục về thành phố Assisi đầy nghệ thuật, cảnh trí thiên nhiên và trung tâm điểm của niềm tin.
Một sự chào đón nồng nhiệt
Người mở đầu cuộc Hội thảo là Đức Cha Domenico Sorrentino, Tổng Giám mục của Tổng giáo phận Assisi, với những lời chào mừng nồng nhiệt như Đức cha nói: Cho dù coronavirus có thể làm đảo lộn những dự tính – đảo lộn những toan tính “gặp gỡ thể lý” sang một thế giới ảo – nhưng chắc chắn nó không thể làm giảm lòng nhiệt thành và dấn thân của chúng ta!
Đức cha nói bằng tiếng Anh: Ngài cảm ơn các bạn trẻ hiện diện tại đây; Ngài cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về sự hiện diện trực tuyến và sự hướng dẫn của ngài; và Đức cha cũng cảm tạ Thánh Phanxicô, vì chính thánh nhân là “tác nhân của sự thay đổi” là “nhà kinh tế học”, người đã chuyển hướng những xu chiều bất công và “đón nhận những người phung cùi” là những người nghèo hèn bị gạt ra lề xã hội vào trọng tâm cho việc tông đồ của thánh nhân.
Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Thánh Bộ Ngoại giao của Tòa Thánh Vatican, đặc trách về sự phát triển toàn diện con người, cũng chào mừng các tham dự viên trong bối cảnh đại dịch, đã loại trừ được những những lời trọng vọng dành cho các yếu nhân và coi mọi người bình đẳng như nhau hơn.
Nhắc lại lời mời của Đức Thánh Cha Phanxicô để đưa ra các mô hình kinh tế công bằng hơn, “đầu tư vào con người, tôn trọng sự sáng tạo” và đoàn kết toàn cầu, Đức Hồng Y Turkson nói: “bạn tìm cách hỗ trợ Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo hội và thế giới càng ngày càng tốt hơn, khởi phát một nền kinh tế toàn cầu, bền vững, giúp anh chị em chúng ta cùng nhau chung sống trong ngôi nhà chung của chúng ta”.
Ngài suy tư trên khả năng của các mô hình kinh tế mới và bình đẳng, "không nhằm mục đích phục vụ một số ít mà mang lại lợi ích cho tất cả", và ngài cảm ơn những người hiện diện đã cố gắng thiết lập các tiến trình thay đổi tận căn những "quan niệm của các nền kinh tế và hoạt động kinh doanh như là những ơn gọi cao quý" hướng tới việc sản sinh ra những cải thiện cho thế giới và nhằm phục vụ nhân loại.
ĐHY nhấn mạnh rằng Thánh bộ mà ngài đứng đầu, cùng làm việc với những người nam nữ thiện chí, những người cố gắng tạo ra “những công ty tốt” và “những công việc tốt” nhằm theo đuổi lợi ích chung, và cam kết luôn “đồng hành” và được soi dẫn bằng những “hướng dẫn đạo đức”.
“Được truyền cảm từ thánh Phanxicô Assisi, qua cái nhìn chúng ta hướng về Chúa Giêsu và dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô,” Đức Hồng Y nói thêm, “các bạn, những người trẻ có đức tin và thiện chí, có thể triển khai một biểu hiện cao quý của tình yêu xã hội bằng cách tạo ra một nền kinh tế mới điều đó chắc chắn sẽ mang lại một sự giàu có phong phú."
ĐHY kết luận “Cảm ơn các bạn: - vì đã mang ánh sáng vào một thế giới tăm tối của chúng ta, - vì đã mang tình yêu thương vào những thời điểm thờ ơ vô cảm đầy thử thách này, - vì đã mang lại hy vọng cho nhiều người đang tuyệt vọng! - vì đã mang lại niềm tin cho một nền kinh tế mới ươm đầy tình bạn, - và vì đã mang lại sự hòa thuận của những người con cái của thiên Chúa.
Thị trưởng thành phố Assisi, bà Stefania Proietti, cũng chào mừng các tham dự viên bằng tiếng Anh, bà nói: “tình huynh đệ và chủ nghĩa nhân văn phải là động lực cho một nền kinh tế bền vững”.
Cuối cùng là bài phát biểu đầy xúc động của cô chủ tịch viện Thiên thần (Istituto Serafico) ở Assisi, nơi dành cho các trẻ em khuyết tật, phát biểu: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao cho các bạn trách nhiệm và niềm tin để chăm sóc cho anh chị em chúng ta và cho ngôi nhà chung của chúng ta,” Cô Francesca Di Maolo lưu ý rằng đại dịch đã không làm ngăn cản “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô” đã và đang tạo ra những phản ứng dây chuyền.
Ở Assisi, cô nói, một phương trình mới được dựng xây là: "Kinh tế (cộng với) + Tình huynh đệ (nhân với) x sự Phát triển (sẽ thành) = Tương lai"…
Cuộc Hội thoại “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô” kéo dài ba ngày, bắt đầu vào thứ Năm ngày 19 tháng 11 với sự chào đón sự hiện diện của nhiều nhân viên của Thánh Bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện và các cơ quan dân sự và tôn giáo tụ về Assisi, như là trung tâm kết tụ mọi sáng kiến toàn cầu.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Hơn 2000 “người đang tạo ra những thay đổi” từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia cuộc Hội thoại “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô” kéo dài ba ngày diễn ra cho đến hết ngày thứ Bảy ngày 21 tháng 11.
Một cuộc hội thảo trực tuyến, kết nối nhiều tham dự viên, được khai mạc vào chiều thứ Năm (19/11/2020), tại thành phố Assisi, như là trung tâm thu hút và cung cấp nguồn cảm hứng, tinh thần nghĩa huynh và tình cảm phổ quát, cũng như nhiều ý kiến đề ra những nền tảng cho một “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô”.
Những người được cho là "những người đang kiến tạo ra những thay đổi toàn cầu" là các nhà kinh tế trẻ, doanh nhân và phụ nữ đề ra các mô hình đáp ứng lại những lời hướng dẫn của ĐTC cho các nhà đạo đức học và các chuyên gia kinh tế và khoa học xã hội, nhằm lôi cuốn các thế hệ trẻ tương lai nhập cuộc...
Với “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô”: “Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng thế giới ngày mai, nơi không một ai bị loại ra ngoài lề cuộc sống…”
Và trong suốt buổi các buổi Hội thảo, những người trẻ cũng như trưởng thành, từ khắp các châu lục khác nhau, đã liên kết với nhau để lắng nghe những chia sẻ, những kinh nghiệm và những tư duy của nhau. Phiên họp kéo dài 4 giờ rất căng thẳng được xen kẽ bằng những đoạn video, những bài nhạc, kịch nghệ và những hình ảnh ngoạn mục về thành phố Assisi đầy nghệ thuật, cảnh trí thiên nhiên và trung tâm điểm của niềm tin.
Một sự chào đón nồng nhiệt
Người mở đầu cuộc Hội thảo là Đức Cha Domenico Sorrentino, Tổng Giám mục của Tổng giáo phận Assisi, với những lời chào mừng nồng nhiệt như Đức cha nói: Cho dù coronavirus có thể làm đảo lộn những dự tính – đảo lộn những toan tính “gặp gỡ thể lý” sang một thế giới ảo – nhưng chắc chắn nó không thể làm giảm lòng nhiệt thành và dấn thân của chúng ta!
Đức cha nói bằng tiếng Anh: Ngài cảm ơn các bạn trẻ hiện diện tại đây; Ngài cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về sự hiện diện trực tuyến và sự hướng dẫn của ngài; và Đức cha cũng cảm tạ Thánh Phanxicô, vì chính thánh nhân là “tác nhân của sự thay đổi” là “nhà kinh tế học”, người đã chuyển hướng những xu chiều bất công và “đón nhận những người phung cùi” là những người nghèo hèn bị gạt ra lề xã hội vào trọng tâm cho việc tông đồ của thánh nhân.
Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Thánh Bộ Ngoại giao của Tòa Thánh Vatican, đặc trách về sự phát triển toàn diện con người, cũng chào mừng các tham dự viên trong bối cảnh đại dịch, đã loại trừ được những những lời trọng vọng dành cho các yếu nhân và coi mọi người bình đẳng như nhau hơn.
Nhắc lại lời mời của Đức Thánh Cha Phanxicô để đưa ra các mô hình kinh tế công bằng hơn, “đầu tư vào con người, tôn trọng sự sáng tạo” và đoàn kết toàn cầu, Đức Hồng Y Turkson nói: “bạn tìm cách hỗ trợ Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo hội và thế giới càng ngày càng tốt hơn, khởi phát một nền kinh tế toàn cầu, bền vững, giúp anh chị em chúng ta cùng nhau chung sống trong ngôi nhà chung của chúng ta”.
Ngài suy tư trên khả năng của các mô hình kinh tế mới và bình đẳng, "không nhằm mục đích phục vụ một số ít mà mang lại lợi ích cho tất cả", và ngài cảm ơn những người hiện diện đã cố gắng thiết lập các tiến trình thay đổi tận căn những "quan niệm của các nền kinh tế và hoạt động kinh doanh như là những ơn gọi cao quý" hướng tới việc sản sinh ra những cải thiện cho thế giới và nhằm phục vụ nhân loại.
ĐHY nhấn mạnh rằng Thánh bộ mà ngài đứng đầu, cùng làm việc với những người nam nữ thiện chí, những người cố gắng tạo ra “những công ty tốt” và “những công việc tốt” nhằm theo đuổi lợi ích chung, và cam kết luôn “đồng hành” và được soi dẫn bằng những “hướng dẫn đạo đức”.
“Được truyền cảm từ thánh Phanxicô Assisi, qua cái nhìn chúng ta hướng về Chúa Giêsu và dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô,” Đức Hồng Y nói thêm, “các bạn, những người trẻ có đức tin và thiện chí, có thể triển khai một biểu hiện cao quý của tình yêu xã hội bằng cách tạo ra một nền kinh tế mới điều đó chắc chắn sẽ mang lại một sự giàu có phong phú."
ĐHY kết luận “Cảm ơn các bạn: - vì đã mang ánh sáng vào một thế giới tăm tối của chúng ta, - vì đã mang tình yêu thương vào những thời điểm thờ ơ vô cảm đầy thử thách này, - vì đã mang lại hy vọng cho nhiều người đang tuyệt vọng! - vì đã mang lại niềm tin cho một nền kinh tế mới ươm đầy tình bạn, - và vì đã mang lại sự hòa thuận của những người con cái của thiên Chúa.
Thị trưởng thành phố Assisi, bà Stefania Proietti, cũng chào mừng các tham dự viên bằng tiếng Anh, bà nói: “tình huynh đệ và chủ nghĩa nhân văn phải là động lực cho một nền kinh tế bền vững”.
Cuối cùng là bài phát biểu đầy xúc động của cô chủ tịch viện Thiên thần (Istituto Serafico) ở Assisi, nơi dành cho các trẻ em khuyết tật, phát biểu: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao cho các bạn trách nhiệm và niềm tin để chăm sóc cho anh chị em chúng ta và cho ngôi nhà chung của chúng ta,” Cô Francesca Di Maolo lưu ý rằng đại dịch đã không làm ngăn cản “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô” đã và đang tạo ra những phản ứng dây chuyền.
Ở Assisi, cô nói, một phương trình mới được dựng xây là: "Kinh tế (cộng với) + Tình huynh đệ (nhân với) x sự Phát triển (sẽ thành) = Tương lai"…
Top Stories
Les évêques vietnamiens organisent un concert de charité pour les victimes des tempêtes tropicales
Églises d'Asie
09:25 19/11/2020
Le 17 novembre le bureau de la Conférence épiscopale vietnamienne, basé à Hô-Chi-Minh-Ville, dans le sud du Vietnam, a annoncé l’organisation d’un concert de gala, le 27 novembre prochain, dans le but de collecter des fonds pour les victimes des intempéries. Ces dernières semaines, sept typhons et tempêtes tropicales ont frappé les régions centrales du Vietnam, notamment dans les diocèses de Hué et de Ha Tinh. Selon les médias locaux, le bilan s’élève à 130 décès et 214 blessés, avec plusieurs milliers de personnes déplacées, sans compter les bâtiments et logements endommagés et les cultures détruites.
Le 9 novembre à Hué, le père Joseph Ngo Sy Dinh (à gauche) apporte une aide financière à une victime des inondations.
Le 17 novembre, la Conférence épiscopale vietnamienne a annoncé l’organisation d’un concert de charité, le 27 novembre prochain à Hô-Chi-Minh-Ville, dans le but de lever des fonds pour les victimes des tempêtes tropicales qui ont frappé le centre du pays ces dernières semaines. Le siège de la Conférence des évêques du Vietnam, basé à Hô-Chi-Minh-Ville, a précisé que le but de ce concert de gala était de rassembler tous les bienfaiteurs potentiels, sans distinction sociale ou religieuse, afin de collecter des dons en soutien aux victimes des typhons. Le bureau de la Conférence épiscopale a annoncé que la soirée aurait lieu sur le thème « Ganh nhau trong doi » (S’entraider dans la vie), en présence de plusieurs chœurs, musiciens et artistes. Les participants seront invités à donner au moins 3 millions de dongs chacun (109 €).
Rien qu’en octobre, les habitants des provinces centrales du pays ont subi sept typhons et tempêtes tropicales, qui ont entraîné d’importantes inondations et des glissements de terrain. Selon les médias locaux, on compte, à ce jour, un bilan d’environ 130 morts et 214 blessés, sans compter de nombreux bâtiments publics et logements endommagés, ainsi que des cultures détruites pour une valeur de près de 100 millions de dollars US. Le typhon Vamco, le dernier à avoir frappé le pays, a traversé le centre du Vietnam avec des vents jusqu’à 150 km/h. Le 15 novembre, dans les provinces de Quang Binh, de Quang Tri, de Thua Thien Hue, de Quang Nam et de Da Nang, le typhon Vamco a causé au moins 36 blessés et détruit près de 9 000 maisons et bâtiments publics.
« Nous survivons grâce aux dons »
Entre le 9 et le 12 novembre, une délégation dirigée par le père Joseph Ngo Sy Dinh, directeur de Caritas Vietnam, est allée sur le terrain afin d’évaluer les dégâts causés par les intempéries dans l’archidiocèse de Hué et dans le diocèse de Ha Tinh. L’organisation catholique a également offert un soutien financier aux victimes. Truong Thi Nhan, une habitante de Hué, explique que les fortes pluies et les inondations ont détruit sa maison, en emportant tout ce qu’elle avait. « Nous avons besoin d’argent pour réparer », ajoute Truong Nhan, âgée de 38 ans, qui vit avec son fils et qui s’est confiée au père Joseph Dinh durant la visite de la délégation. Nguyen Luu, du district de Huong Tra, explique que sa bananeraie a été détruite par les inondations, et qu’il n’a plus rien.
« Nous survivons grâce aux dons envoyés par la Caritas de Hué et par les autorités locales », précise Nguyen Luu, qui a perdu sa jambe durant la guerre. Il ajoute qu’il a reçu 270 000 dongs (9,82 €) du gouvernement et 330 000 dongs (12 €) de l’Église locale. Dans la province de Quang Binh, certaines paroisses locales ont également fourni des aides alimentaires et des logements temporaires pour plusieurs dizaines de familles ayant perdu leurs biens dans les inondations. Durant la visite de la délégation de Caritas Vietnam, le père Joseph Dinh a pu échanger avec des ouvriers catholiques de la région en vue de réparer et reconstruire les logements des victimes. Le prêtre a également étudié la possibilité d’évacuer les personnes vivant dans les zones à risque et d’offrir des bourses d’études aux enfants des familles affectées.
(Source: Églises d'Asie - le 19/11/2020)
Le 9 novembre à Hué, le père Joseph Ngo Sy Dinh (à gauche) apporte une aide financière à une victime des inondations.
Le 17 novembre, la Conférence épiscopale vietnamienne a annoncé l’organisation d’un concert de charité, le 27 novembre prochain à Hô-Chi-Minh-Ville, dans le but de lever des fonds pour les victimes des tempêtes tropicales qui ont frappé le centre du pays ces dernières semaines. Le siège de la Conférence des évêques du Vietnam, basé à Hô-Chi-Minh-Ville, a précisé que le but de ce concert de gala était de rassembler tous les bienfaiteurs potentiels, sans distinction sociale ou religieuse, afin de collecter des dons en soutien aux victimes des typhons. Le bureau de la Conférence épiscopale a annoncé que la soirée aurait lieu sur le thème « Ganh nhau trong doi » (S’entraider dans la vie), en présence de plusieurs chœurs, musiciens et artistes. Les participants seront invités à donner au moins 3 millions de dongs chacun (109 €).
Rien qu’en octobre, les habitants des provinces centrales du pays ont subi sept typhons et tempêtes tropicales, qui ont entraîné d’importantes inondations et des glissements de terrain. Selon les médias locaux, on compte, à ce jour, un bilan d’environ 130 morts et 214 blessés, sans compter de nombreux bâtiments publics et logements endommagés, ainsi que des cultures détruites pour une valeur de près de 100 millions de dollars US. Le typhon Vamco, le dernier à avoir frappé le pays, a traversé le centre du Vietnam avec des vents jusqu’à 150 km/h. Le 15 novembre, dans les provinces de Quang Binh, de Quang Tri, de Thua Thien Hue, de Quang Nam et de Da Nang, le typhon Vamco a causé au moins 36 blessés et détruit près de 9 000 maisons et bâtiments publics.
« Nous survivons grâce aux dons »
Entre le 9 et le 12 novembre, une délégation dirigée par le père Joseph Ngo Sy Dinh, directeur de Caritas Vietnam, est allée sur le terrain afin d’évaluer les dégâts causés par les intempéries dans l’archidiocèse de Hué et dans le diocèse de Ha Tinh. L’organisation catholique a également offert un soutien financier aux victimes. Truong Thi Nhan, une habitante de Hué, explique que les fortes pluies et les inondations ont détruit sa maison, en emportant tout ce qu’elle avait. « Nous avons besoin d’argent pour réparer », ajoute Truong Nhan, âgée de 38 ans, qui vit avec son fils et qui s’est confiée au père Joseph Dinh durant la visite de la délégation. Nguyen Luu, du district de Huong Tra, explique que sa bananeraie a été détruite par les inondations, et qu’il n’a plus rien.
« Nous survivons grâce aux dons envoyés par la Caritas de Hué et par les autorités locales », précise Nguyen Luu, qui a perdu sa jambe durant la guerre. Il ajoute qu’il a reçu 270 000 dongs (9,82 €) du gouvernement et 330 000 dongs (12 €) de l’Église locale. Dans la province de Quang Binh, certaines paroisses locales ont également fourni des aides alimentaires et des logements temporaires pour plusieurs dizaines de familles ayant perdu leurs biens dans les inondations. Durant la visite de la délégation de Caritas Vietnam, le père Joseph Dinh a pu échanger avec des ouvriers catholiques de la région en vue de réparer et reconstruire les logements des victimes. Le prêtre a également étudié la possibilité d’évacuer les personnes vivant dans les zones à risque et d’offrir des bourses d’études aux enfants des familles affectées.
(Source: Églises d'Asie - le 19/11/2020)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xuân Lộc: Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục cho Thầy Phó Tế bị khiếm thính
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
22:05 19/11/2020
Xuân Lộc: Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục cho Thầy Phó Tế bị khiếm thính (Bệnh về thính giác)
Lúc 5g30 sáng Thứ Năm 19/11/2020, tại Nhà Nguyện Tòa Giám Mục Xuân Lộc, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận đã dâng Thánh Lễ và chủ sự Nghi thức Truyền Chức Linh Mục cho Thầy Vinh Sơn Lâm Văn Chí, sau 8 năm được Đức Cha Giáo Phận phong chức phó tế. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ Truyền Chức với Đức Cha Giuse có Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận, Cha Giám đốc và Phó Giám Đốc, quý Cha Giáo của Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc, quý Cha thuộc Giáo phận nhà và Giáo phận Long Xuyên, quý Cha Dòng Đa Minh, Dòng Đồng Công.
Xem Hình
Cùng hiệp thông, cầu nguyện cho tiến chức trong Thánh Lễ, có sự hiện diện của Bà Cố, gia đình, thân hữu và đại diện các giáo xứ nơi Thầy Vinh Sơn đã, đang phục vụ, cũng như quý Dì Dòng Thánh Thể nơi có trường khiếm thính mà Thầy đang cộng tác giảng dạy. Ngoài ra, không gian Nhà Nguyện được đẹp hơn thêm khi gần 500 chủng sinh đang theo học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc cùng hiệp thông cầu nguyện cho Tiến Chức trong Thánh Lễ đặc biệt hôm nay.
Quả là một Thánh Lễ Truyền Chức đặc biệt, từ không gian, thời gian và chính con người của vị tiến chức. Sự đặc biệt nơi vị tiến chức khi ngài khiếm khuyết về thính giác, di chứng nặng nề sau cơn sốt rét khi Thầy Vinh Sơn đang giúp xứ vùng kinh tế hơn mười mấy năm trước. Và sự đặc biệt nhất chính là hoạt động mục vụ mà Giáo Hội ủy thác cho vị tiến chức qua Đức Giám Mục Giáo Phận ngay trong bài huấn từ: thi hành sứ vụ mục tử với anh chị em khiếm thính “từ nay con sẽ trở thành tông đồ của các anh chị em khiếm thính qua cuộc đời mục tử của con.”
Ngỏ lời với cộng đoàn trước khi cử hành các Nghi thức Phong chức Linh Mục, Đức Cha đã nói đến ý nghĩa, tầm quan trọng, vai trò của chức linh mục, người linh mục trong Giáo Hội, để rồi với Thầy Vinh Sơn sắp được tiến chức, Đức Cha khẳng định với cộng đoàn “Sau khi cân nhắc cẩn thận, chúng tôi nhận thấy người anh em này xứng đáng được phong chức linh mục để phục vụ Chúa Kitô là Thầy, là Tư tế, là Mục tử, Đấng làm cho Giáo Hội trở nên Dân riêng và Đền thánh của Thiên Chúa.”
Riêng với vị tiến chức, ngoài những huấn từ chính yếu về sứ vụ mà người linh mục phải thi hành một cách trung thành trong Chúa Kitô, Đức Cha nói “Riêng đối với con, trong hoàn cảnh đặc biệt của con, khi con lãnh nhận chức linh mục, con sẽ lãnh nhận một sứ vụ đặc biệt, mà Giáo Hội- qua Cha- trao cho con, đó là, con sẽ trở thành vị tông đồ của các anh chị em khiếm thính. Qua cuộc đời của con, và qua các Bí tích con mang đến cho anh chị em khiếm thính, qua cách diễn đạt, và nhất là qua đời sống của con, các anh chị em khiếm thính khám phá ra rằng các anh chị em vẫn được Thiên Chúa yêu thương qua con. Các anh chị em khiếm thính trong Giáo phận này và cả những nơi khác, khi họ gặp con, những anh chị em đó phải nhận ra được lòng thương xót của Thiên Chúa trải qua từ đời nọ đến đời kia, từ người này sang người khác. Đây là nhiệm vụ đặc biệt con được lãnh nhận. Hãy đem Tin Mừng của Chúa, lòng thương xót của Chúa đến cho anh chị em khiếm thính trong toàn giáo phận này. Như vậy, chức vụ linh mục mà con lãnh nhận trở thành lời chúc phúc của Chúa cho những anh chị em kém may mắn ở trong xã hội, hãy đem Tin Mừng của Chúa không chỉ đến cho những anh chị em khiếm thính Công Giáo nhưng còn là không Công Giáo. Hãy cố gắng làm sao để con có thể tiếp cận được những anh chị em khiếm thính ngoài Giáo Hội Công Giáo, để qua con, những anh chị em đó cũng khám phá ra lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với con, và với mọi người. Và đây là trường hợp hết sức đặc biệt, các anh chị em khiếm thính sẽ lãnh nhận được một hình ảnh hữu hình của lòng thương xót của Chúa.”
Thánh Lễ và các Nghi thức Phong chức Linh Mục được cử hành thật long trọng, sốt sắng và cảm động. Dù bị khiếm thính, nhưng Thầy Vinh Sơn vẫn nói được, nên vị Tiến Chức chỉ gặp khó khăn trong việc nghe. Do vậy, trong khi diễn ra Nghi thức Phong chức, Thầy Vinh Sơn luôn có sự trợ giúp của một thầy chủng sinh để giúp Thầy theo dõi các nghi thức trong tập sách lễ nghi, đọc lời hứa, quỳ, nằm phủ phục, tiến lên…nên Nghi thức Phong Chức vừa đậm chất thánh thiêng vừa tràn ngập ý nghĩa, và cảm động.
Không chỉ có những cảm nhận và sống trong bầu khí thật long trọng, sốt sắng của Thánh Lễ Truyền Chức Linh mục, nhưng còn có đó tâm tình của niềm vui, tạ ơn và nhất là nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa xuống trên Giáo Hội, trên Dân của Chúa, đặc biệt trên Tân Linh Mục và những anh chị em khiếm thính mà Ngài sẽ phục vụ trong thời gian tới.
Do đó, trong tâm tình tri ân với giọng nói run run, cảm động, Tân Linh Mục đã thưa và ví tâm hồn Ngài cũng giống như Đức Mẹ, cất lên bài ca Manificat, vì Thiên Chúa đã đoái xem đến thân phận, ban lòng thương xót để cất nhắc ngài lên trong thiên chức linh mục để phục vụ anh chị em khiếm thính.
Tiếp nối tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Cha Vinh Sơn đã dâng lời cám ơn đến Đức Cha Chánh Giáo phận, vì tình yêu và lòng thương xót đã thương trao cho ngài chức phó tế, và linh mục, trở thành cộng tác viên của Đức Cha trong mục vụ anh chị em khiếm thính trong Giáo phận. Cha Vinh sơn cũng cám ơn quý Đức Cha, và từng Cha liên hệ, quý Cha đã khích lệ, giúp đỡ ngài nuôi dưỡng ơn gọi cho dẫu bao biến cố, thử thách xảy đến với Cha trong những chặng đường dài đã qua.
Quả là hồng ân, là lòng thương xót của Thiên Chúa không chỉ trên Tân Linh Mục, nhưng còn trên Giáo Phận, đặc biệt với anh chị em khiếm thính trong và ngoài giáo phận.
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Lúc 5g30 sáng Thứ Năm 19/11/2020, tại Nhà Nguyện Tòa Giám Mục Xuân Lộc, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận đã dâng Thánh Lễ và chủ sự Nghi thức Truyền Chức Linh Mục cho Thầy Vinh Sơn Lâm Văn Chí, sau 8 năm được Đức Cha Giáo Phận phong chức phó tế. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ Truyền Chức với Đức Cha Giuse có Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận, Cha Giám đốc và Phó Giám Đốc, quý Cha Giáo của Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc, quý Cha thuộc Giáo phận nhà và Giáo phận Long Xuyên, quý Cha Dòng Đa Minh, Dòng Đồng Công.
Xem Hình
Cùng hiệp thông, cầu nguyện cho tiến chức trong Thánh Lễ, có sự hiện diện của Bà Cố, gia đình, thân hữu và đại diện các giáo xứ nơi Thầy Vinh Sơn đã, đang phục vụ, cũng như quý Dì Dòng Thánh Thể nơi có trường khiếm thính mà Thầy đang cộng tác giảng dạy. Ngoài ra, không gian Nhà Nguyện được đẹp hơn thêm khi gần 500 chủng sinh đang theo học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc cùng hiệp thông cầu nguyện cho Tiến Chức trong Thánh Lễ đặc biệt hôm nay.
Ngỏ lời với cộng đoàn trước khi cử hành các Nghi thức Phong chức Linh Mục, Đức Cha đã nói đến ý nghĩa, tầm quan trọng, vai trò của chức linh mục, người linh mục trong Giáo Hội, để rồi với Thầy Vinh Sơn sắp được tiến chức, Đức Cha khẳng định với cộng đoàn “Sau khi cân nhắc cẩn thận, chúng tôi nhận thấy người anh em này xứng đáng được phong chức linh mục để phục vụ Chúa Kitô là Thầy, là Tư tế, là Mục tử, Đấng làm cho Giáo Hội trở nên Dân riêng và Đền thánh của Thiên Chúa.”
Riêng với vị tiến chức, ngoài những huấn từ chính yếu về sứ vụ mà người linh mục phải thi hành một cách trung thành trong Chúa Kitô, Đức Cha nói “Riêng đối với con, trong hoàn cảnh đặc biệt của con, khi con lãnh nhận chức linh mục, con sẽ lãnh nhận một sứ vụ đặc biệt, mà Giáo Hội- qua Cha- trao cho con, đó là, con sẽ trở thành vị tông đồ của các anh chị em khiếm thính. Qua cuộc đời của con, và qua các Bí tích con mang đến cho anh chị em khiếm thính, qua cách diễn đạt, và nhất là qua đời sống của con, các anh chị em khiếm thính khám phá ra rằng các anh chị em vẫn được Thiên Chúa yêu thương qua con. Các anh chị em khiếm thính trong Giáo phận này và cả những nơi khác, khi họ gặp con, những anh chị em đó phải nhận ra được lòng thương xót của Thiên Chúa trải qua từ đời nọ đến đời kia, từ người này sang người khác. Đây là nhiệm vụ đặc biệt con được lãnh nhận. Hãy đem Tin Mừng của Chúa, lòng thương xót của Chúa đến cho anh chị em khiếm thính trong toàn giáo phận này. Như vậy, chức vụ linh mục mà con lãnh nhận trở thành lời chúc phúc của Chúa cho những anh chị em kém may mắn ở trong xã hội, hãy đem Tin Mừng của Chúa không chỉ đến cho những anh chị em khiếm thính Công Giáo nhưng còn là không Công Giáo. Hãy cố gắng làm sao để con có thể tiếp cận được những anh chị em khiếm thính ngoài Giáo Hội Công Giáo, để qua con, những anh chị em đó cũng khám phá ra lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với con, và với mọi người. Và đây là trường hợp hết sức đặc biệt, các anh chị em khiếm thính sẽ lãnh nhận được một hình ảnh hữu hình của lòng thương xót của Chúa.”
Thánh Lễ và các Nghi thức Phong chức Linh Mục được cử hành thật long trọng, sốt sắng và cảm động. Dù bị khiếm thính, nhưng Thầy Vinh Sơn vẫn nói được, nên vị Tiến Chức chỉ gặp khó khăn trong việc nghe. Do vậy, trong khi diễn ra Nghi thức Phong chức, Thầy Vinh Sơn luôn có sự trợ giúp của một thầy chủng sinh để giúp Thầy theo dõi các nghi thức trong tập sách lễ nghi, đọc lời hứa, quỳ, nằm phủ phục, tiến lên…nên Nghi thức Phong Chức vừa đậm chất thánh thiêng vừa tràn ngập ý nghĩa, và cảm động.
Không chỉ có những cảm nhận và sống trong bầu khí thật long trọng, sốt sắng của Thánh Lễ Truyền Chức Linh mục, nhưng còn có đó tâm tình của niềm vui, tạ ơn và nhất là nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa xuống trên Giáo Hội, trên Dân của Chúa, đặc biệt trên Tân Linh Mục và những anh chị em khiếm thính mà Ngài sẽ phục vụ trong thời gian tới.
Do đó, trong tâm tình tri ân với giọng nói run run, cảm động, Tân Linh Mục đã thưa và ví tâm hồn Ngài cũng giống như Đức Mẹ, cất lên bài ca Manificat, vì Thiên Chúa đã đoái xem đến thân phận, ban lòng thương xót để cất nhắc ngài lên trong thiên chức linh mục để phục vụ anh chị em khiếm thính.
Tiếp nối tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Cha Vinh Sơn đã dâng lời cám ơn đến Đức Cha Chánh Giáo phận, vì tình yêu và lòng thương xót đã thương trao cho ngài chức phó tế, và linh mục, trở thành cộng tác viên của Đức Cha trong mục vụ anh chị em khiếm thính trong Giáo phận. Cha Vinh sơn cũng cám ơn quý Đức Cha, và từng Cha liên hệ, quý Cha đã khích lệ, giúp đỡ ngài nuôi dưỡng ơn gọi cho dẫu bao biến cố, thử thách xảy đến với Cha trong những chặng đường dài đã qua.
Quả là hồng ân, là lòng thương xót của Thiên Chúa không chỉ trên Tân Linh Mục, nhưng còn trên Giáo Phận, đặc biệt với anh chị em khiếm thính trong và ngoài giáo phận.
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chăm sóc Linh mục: Đào tạo trường kỳ và các giải pháp hỗ trợ
+TGM Orlando Quevedo, Lm. Xuân Hy Vọng chuyển ngữ
09:36 19/11/2020
IV: CHĂM SÓC LINH MỤC: ĐÀO TẠO TRƯỜNG KỲ VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ
(Trích chương IV của Hội luận dành riêng cho toàn thể Giám mục Á Châu về việc Chăm sóc Mục tử, đặc biệt quan tâm đến các Linh mục đang gặp khó khăn (theo Tư liệu FABC số 122)
Đức Tổng Giám Mục Orlando B. Quevedo, O.M.I, Tổng Giám mục Địa phận Cô-ta-ba-tô, Chuyển ngữ: Lm. Xuân Hy Vọng)
Dẫn nhập: Theo khôn ngoan tập quán thông lệ trước kia cho rằng mọi vấn nạn mà các linh mục trải qua có lẽ được giải quyết nhờ vào lời cầu nguyện liên lỉ, xưng tội cách trọn, ăn năn toàn diện và sám hối hết lòng. Một kỳ nghỉ dài nhằm lấy lại sinh lực cũng hữu ích cho việc tránh xa mọi cội rễ của cám dỗ. Thay đổi bài sai đã là biện pháp hỗ trợ thông thường. Bên cạnh đó, giải pháp khác là cho đương sự tham dự vào các khoá học cập nhật về đời sống thiêng liêng, thần học và mục vụ mở rộng. Còn đối với nhiều trường hợp nghiêm trọng, chúng ta cũng đề xuất linh thao nhằm cảm nghiệm sâu sắc về Chúa. Ngoài ra, chúng ta tin chắc rằng tĩnh lặng và cầu nguyện giúp giải quyết những vấn đề nan giải nhất.
Thật ra, chúng ta không thể đánh giá thấp giá trị của kinh nguyện và cách sống khổ hạnh trong việc xử lý những vấn đề nan giải liên quan tới các linh mục. Tuy nhiên, nhờ điểm sáng từ những bài tham luận được nghe trong mấy ngày qua, chúng ta càng hiểu rằng nhiều vấn nạn sẽ không được giải quyết đơn giản bằng “cầu nguyện và ăn chay”. Nhiều nguyên nhân ẩn mình sâu thẳm nơi tính cách, hoàn cảnh giáo dục, và môi trường chi phối. Chúng ta sẽ sai lầm khi chỉ đơn thuần hành động, mà không biết những nguyên nhân sâu xa, phức tạp nơi cách hành xử tội lỗi của các linh mục.
Nay, chúng ta biết rõ hơn bao giờ hết, rằng phải biện phân một cách cẩn trọng toàn bộ quá trình liên quan đến ơn gọi, lưu ý nhiều đến đặc điểm tính cách, gia đình, hoàn cảnh trưởng thành và môi trường sống. Những nhân tố này ảnh hưởng lớn lao đến việc chiêu mộ, chọn lựa các ứng viên cho đời sống linh mục hay tu sĩ, tác động tới công cuộc đào tạo khai tâm cũng như đào tạo trường kỳ. Các nhân tố tương đồng đóng một vai trò như những biện pháp hiệu quả hỗ trợ linh mục đang gặp khó khăn đặc biệt. Linh đạo, Giáo luật, hướng dẫn và tư vấn, tâm lý học và các chuyên ngành xã hội khác, tựu chung lại tất cả chỉ nhằm giúp đỡ chúng ta trong tiến trình biện phân, giáo dưỡng và trợ giúp ơn gọi.
Tôi được yêu cầu lãnh trách nhiệm đưa ra một phần của tiến trình này, cụ thể là chương trình đào tạo trường kỳ cho các linh mục, cũng như những biện pháp hỗ trợ giúp các linh mục, đặc biệt đang trong tình trạng khó khăn. Thiết nghĩ hai vấn đề này khác biệt, nhưng không phải không hề liên quan với nhau.
Nghi vấn tôi đặt ra là: Thể loại đào tạo trường kỳ nào mà các linh mục chúng ta cần? Khi rơi vào tình trạng khủng hoảng, chúng ta có thể đưa ra biện pháp hỗ trợ nào để trợ giúp các linh mục?
Sau đây, tôi sẽ trình bày từ cảm nghiệm của các Giám mục Phi-luật-tân và đơn giản chỉ chia sẻ với cử toạ những gì các ngài đã thực hiện.
Đào tạo Trường kỳ cho Linh mục – Cần một Tôn chỉ
Trong bối cảnh khủng hoảng ơn gọi và rối bời sau Công đồng Va-ti-can II, vấn đề đào tạo trường kỳ trở thành mối bận tâm bất biến. Vô số chương trình được đề cử bắt đầu, cũng như được chú ý nhiều và mong thành hiện thực. Giống như ưu tiên mục vụ của việc xây dựng các Cộng đoàn Giáo hội Cơ bản (BEC), mọi khó khăn thực hiện nó đã xảy ra.
Nói chung, các chương trình đào tạo trường kỳ được những học viện theo thời mang lại, gồm một loạt khoá học, dài như thực đơn giải khát vậy, có lẽ thu hút khẩu vị và đáp ứng sở thích mỗi người. Chúng tôi nhận thấy quá nhiều khoá học như thần học lượng tử, nhạy cảm với giới tính, phương pháp đọc Kinh Thánh theo chủ trương nữ quyền, linh đạo theo bối cảnh, linh đạo sinh thái, phụng vụ bao hàm, vai trò lãnh đạo tham dự, v.v…Các khoá này tự nó có lẽ rất hữu ích.
Nhưng xét về đòi hỏi thật sự, thì điều không có không được hay điều kiện tiên quyết (conditio sine qua non) chính là lí do tại sao và nơi nào mới cần cập nhật bổ sung và đổi mới khoá học. Quả vậy, bối cảnh của việc đào tạo trường kỳ cũng đòi hỏi cấp bách như thế. Đào tạo trường kỳ phải có tầm nhìn/tôn chỉ, mà trong đó mỗi khoá học riêng biệt, ngay cả các quá trình cũng trở nên cần thiết, mang tính thời sự, được mong muốn và hữu dụng cho linh mục nơi mỗi hoàn cảnh cụ thể.
Tuy nhiên, tầm nhìn/tôn chỉ này phụ thuộc nhiều vào nhãn quan của sứ vụ linh mục mà chúng ta cần có. Từ chiều kích này, đương sự nhận ra tầm quan trọng cốt lõi của hội nghị mà cha Vimal Tirimanna, CSsR đã trình bày trong buổi khai mạc Hội thảo: “Căn tính và Tầm nhìn của Sứ vụ Linh mục trong Bối cảnh Á Châu”. Một nhãn quan về chức linh mục Á Châu cần phải xem xét mối quan hệ của nó với các thực tại châu lục này. Tôi phải thêm rằng chúng ta cũng nên nhìn vào căn tính cũng như tôn chỉ của chức linh mục trong những bối cảnh địa phương cụ thể. Tại địa phận của tôi, một vài đặc điểm riêng biệt mà các linh mục đang phải trải qua, đó là vùng Cô-ta-ba-tô (48% Công Giáo và 47% Hồi giáo) nghèo nàn và quê mùa, chắc hẳn khác xa với các linh mục ở thủ đô Ma-ni-la sầm uất, công nghệ hiện đại cao và hầu hết theo Ki-tô giáo.
Tương tự, chúng ta cần có tầm nhìn đào tạo thật cụ thể và xác thực với Á Châu hơn, ngay cả khi khác biệt về địa phương và giáo phận chăng nữa. Lẽ hiển nhiên, nhiều đặc tính căn bản trong đào tạo trường kỳ cho linh mục thì đồng nhất ở Tây cũng như Đông phương, Bắc cũng như Nam. Tuy nhiên, những nét đặc thù cụ thể này có khi lại cần thiết cho việc đào tạo trường kỳ tại Đông Nam, hay tại Thái Lan và In-đô-nê-si-a, hay tại Ma-ni-la và các cộng đoàn Ki-tô giáo-Hồi giáo ở Cô-ta-ba-tô. Đối với tôi, sẽ chẳng có nghĩa gì khi đơn thuần gửi một linh mục đi tham dự khoá học bồi dưỡng về “sứ vụ cho sự thế tục”, trong lúc nhu cầu cấp thiết hơn cho các linh mục đang phục vụ tại các vùng quê đầy truyền thống, tập tục hoặc có thể tham gia vào tiến trình đối thoại và hoà bình liên tôn.
Dựa trên chiều kích mà tầm nhìn của Giáo hội và sứ vụ linh mục, chúng ta có thể liên kết những hoạt động tưởng chừng tách biệt trong đào tạo trường kỳ của linh mục đoàn như: tĩnh tâm hàng tháng, họp bàn thảo về sinh hoạt mục vụ mỗi tháng, tĩnh tâm năm, các hội nghị thần học và mục vụ theo thời điểm cụ thể, thăm viếng linh mục, hội thảo mục vụ, v.v…Tất cả những hoạt động này đều hướng tới tầm nhìn cụ thể về Giáo hội và sứ vụ linh mục – một Giáo hội thánh thiện với các linh mục tốt lành.
Tôn chỉ của Giáo hội và Tầm nhìn của Sứ vụ Linh mục tại Phi-luật-tân
Năm 2005 Rô-ma đã chuẩn nhận Chương trình Cập nhật Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân, mà nó được soạn thảo ròng rã suốt mười năm. Chương trình đổi mới này trình bày chi tiết tầm nhìn của Giáo hội Phi-luật-tân về sứ vụ linh mục với các mục sau:
Bối cảnh mục vụ của Phi-luật-tân;
Tôn chỉ của Giáo hội mà Hội đồng Khoáng đại Phi-luật-tân lần II (PCP-II, 1991) đã nêu chi tiết trong năm 1991;
Những ưu tiên mục vụ mà Hội đồng Tư vấn Mục vụ Quốc gia về Canh tân Giáo hội (NPCCR) đưa ra trong năm 2001.
PCP-II đưa ra viễn cảnh một Giáo hội canh tân đổi mới tại Phi-luật-tân như là:
Cộng đoàn thuộc các Môn đệ của Đức Ki-tô (giữa sự phân rẽ xã hội, cũng như tách biệt giữa đức tin và cuộc sống):
một Giáo hội của Người nghèo (nhìn vào hiện trạng phớt lờ người nghèo ngày càng lan rộng và hố sâu cách biệt kinh khủng giữa giàu và nghèo);
một Giáo hội với Sứ mệnh rao truyền Tin Mừng canh tân trọn vẹn (sứ mệnh cứu độ và giải thoát).
Dựa trên tầm nhìn này, công cuộc hội nhập văn hoá và kết nối với bối cảnh là hai nhân tố căn bản.
Nhờ các điểm sáng từ tình hình mục vụ và tôn chỉ của Giáo hội, mà linh mục như những người đại diện Đức Ki-tô trong bí tích, đồng hình đồng dạng với Người nhờ bí tích Truyền chức Thánh, họ thật sự đứng đầu cộng đoàn, nhưng với vai trò của người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ trung thành. Họ là những người cổ vũ và xây dựng cộng đoàn đức tin. Tâm hồn họ có khó nghèo, liên đới với người nghèo, thực hiện sứ vụ ngôn sứ qua đối thoại với người nghèo trên tinh thần hợp tác với mọi người từ các nền tính ngưỡng khác nhau. Tóm lại, họ kiến tạo cộng đoàn Dân Chúa, ngõ hầu phản chiếu tôn chỉ của Giáo hội tại Phi-luật-tân.
Linh đạo như người lãnh đạo-tôi tớ được bắt nguồn và tập trung nơi Đức Giê-su Ki-tô. Đó là thừa tác vụ, lớn lên trong sự hiệp nhất với Thiên Chúa, thông qua việc trung thành thực thi sứ vụ. Đó là hiệp đoàn, thắt chặt mối dây hiệp thông với các Giám mục, linh mục đoàn, tu sĩ nam nữ và giáo dân. Các linh mục sống linh đạo này trên tinh thần của những lời khấn Phúc âm. Nhằm phục vụ Giáo hội địa phương, linh đạo tư tế cũng đồng thời là linh đạo truyền giáo. Sau cùng, đây chính là linh đạo Thánh Mẫu, mà Mẹ Ma-ri-a có một chỗ đặc biệt trong tâm hồn của các linh mục.
Hướng về tôn chỉ của Giáo hội cũng như của linh mục người Phi-luật-tân, công cuộc đào tạo linh mục trong mọi giai đoạn và mọi lĩnh vực được mô tả trực diện trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis. Chương trình Cập nhật Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân nhấn mạnh đến ba đặc trưng cơ bản của việc đào luyện: bản tính toàn vẹn của công cuộc đào tạo Linh mục, bối cảnh cộng đoàn, và tính tiếp diễn của các giai đoạn đào tạo.
Tất cả những đặc tính trên cùng được thực hiện trong một chương trình đào tạo trường kỳ tại Phi-luật-tân. Đây chẳng phải là một tiến trình nhằm đáp ứng (ad hoc) một số tình trạng nan giải nảy sinh, mà điều này không hơn không kém là một phân mảng căn bản của công cuộc đào tạo linh mục suốt đời, hướng tới sứ vụ hữu hiệu và nên thánh.
Chúng ta cần nhận thức rõ ràng hơn, bởi vì các khía cạnh đào tạo nhân bản cho các linh mục được đề cập nhiều lần sau khi chương trình đào tạo chủng viện, như:
tự trọng và tự hiến;
thái độ đối với thẩm quyền;
đức khiết tịnh trong đời sống độc thân và tính dục;
biết từ bỏ và tập lối sống giản dị;
hướng tới sự trưởng thành;
cảm thức công bình;
lương tâm luân lý.
Vì vậy, vai trò của việc đào tạo trường kỳ rất hệ trọng. Trong bối cảnh phức tạp và tính bận rộn nơi công việc mục vụ đang không ngừng tiếp diễn, thì sự phát triển nhanh chóng của nền văn hoá cũng như khoa học giữa nhiều đổi thay xã hội đối trọng với truyền thống, vai trò dẫn dắt giáo dân của linh mục ngày càng được đòi hỏi, những thách thức xây dựng cộng đoàn, nhu cầu Phúc âm hoá toàn diện, và tính mất cân đối của các kiểu mẫu truyền thống đào tạo trường kỳ (vd: tĩnh tâm, thường huấn, các hội nghị và khoá học cập nhật bổ sung).
Tắt một lời, điều mà ngày nay đang cần không gì khác hơn là một chương trình đào tạo linh mục trường kỳ quy cũ, với cả hệ thống hỗ trợ toàn vẹn (nhân sự nguồn lực, tài chính, v…)
Khái quát Chương trình Đào tạo Linh mục Trường kỳ
Sau đây, tôi xin phép trình bày một nỗ lực mang bản sắc Phi-luật-tân, hướng tới hệ thống hoá chương trình đào tạo trường kỳ.
Vào năm 1993, dựa theo nguồn cảm hứng của Tông huấn Pastores Dabo Vobis, Địa phận Ma-ni-la soạn ra một chương trình tiêu biểu kéo dài năm tuần lễ cho việc đào tạo linh mục trường kỳ, với nhan đề “Chương trình Canh tân Tập trung cho các Linh mục”. Mục tiêu của nó là:
cảm nghiệm được tình huynh đệ thật sự và đầy ý nghĩa giữa các linh mục với nhau;
tham dự quá trình trải nghiệm mục vụ-nhân bản, nhằm hoàn tất đời sống cá nhân và mục vụ thừa tác tốt hơn;
cập nhật các lĩnh vực của đời sống và sứ vụ linh mục trên phương diện thần học, tu đức-mục vụ;
cảm nhận đời sống thiêng liêng thâm sâu qua những cảm nghiệm canh tân trọn vẹn.
Nội dung của chương trình kéo dài năm tuần lễ bao gồm:
Tuần I xây dựng cộng đoàn, giúp tham dự viên ý thức về nhu cầu của cộng đoàn giữa họ với nhau, thông qua việc đào luyện quan hệ nhân bản, gồm: tự khám phá bản thân, kiểm soát áp lực và xung đột, những kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ thuật làm việc nhóm nhằm giải quyết vấn đề.
Tuần II Đào tạo nhân bản, tập trung vào các vấn đề và mối quan tâm liên quan đến con người linh mục, nhờ gương sáng nơi nhân tính của Đức Ki-tô. Những chủ đề bao gồm: phát triển nhân bản, cảm tính, sự thân mật và tính dục.
Tuần III Ki-tô học, nhấn mạnh đến việc trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô, là Đầu và là Mục tử.
Tuần IV Giáo hội học, tập trung vào vai trò lãnh đạo-tôi tớ của linh mục trong Giáo hội, dựa trên nhãn quan của Hội đồng Khoáng đại Phi-luật-tân lần II (PCP-II).
Tuần V Kiện toàn, tổng hợp và hợp nhất toàn bộ tiến trình nhờ cung cấp cho tham dự viên những nguyên lý căn bản về vai trò quản lý và lãnh đạo trong mục vụ. Giai đoạn này bao gồm Tĩnh tâm dài ngày trong thinh lặng và cầu nguyện. Đưa ra kế hoạch và tiến trình trở về với sứ vụ một cách tích cực sẽ là phần đúc kết chương trình.
Theo Tông huấn Pastores Dabo Vobis, Chương trình chọn cách tiếp cận mọi mặt của việc đào tạo linh mục trọn vẹn – nhân bản, tu đức, trí lực và mục vụ.
Linh đạo được nhấn mạnh xuyên suốt cả quá trình qua các nghi thức phụng vụ đầy ý nghĩa và những buổi cầu nguyện. Giờ chầu Thánh Thể hằng ngày là phần thiết yếu của chương trình; ngoài ra, sức khoẻ và thiện ích của tham dự viên cũng được kiểm tra y tế.
Năm 1994, Uỷ ban Giáo sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Phi-luật-tân (CBCPCC) liên kết với Địa phận Ma-ni-la phổ biến thực thi chương trình toàn quốc. Do phân bổ thời lượng tương tác cá nhân tối ưu cũng như muốn có sự kết nối giữa các linh mục với nhau, nên tham dự viện bị hạn chế. Trong mười năm đầu hoạt động, gần 300 linh mục được chọn lọc hầu hết từ các giáo phận tại Phi-luật-tân để tham dự chương trình canh tân tập trung kéo dài năm tuần lễ.
Cuối những năm 1990, nhờ lời mời gọi canh tân của PCP-II và được Hội dòng Tôi tớ Đấng Bầu Cử (nhà mẹ tại Hoa Kỳ, chuyên về mục vụ canh tân cho các linh mục) trợ giúp, mà CBCPCC đưa ra một số khoá học ngắn hạn giúp các linh mục Phi-luật-tân canh tân. Dựa vào hạng tuổi mục vụ, các linh mục được phân chia thành nhiều nhóm: Giáo sĩ Trẻ (1-5 năm), Giáo sĩ Sơ đẳng (6-10 năm), Giáo sĩ Trung niên (11-24 năm), và Giáo sĩ Thâm niên (25 năm trở lên). Nhiều giáo phận đã điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh của mình, ngõ hầu tham dự các khoá học ngắn hạn này.
Chương trình dành cho các Giáo sĩ Trẻ bao gồm chương trình nội trú trong suốt thời kỳ chuyển tiếp từ chủng viện sang mục vụ giáo xứ. Cha Linh hướng sẽ “đồng hành” với họ. Các linh mục trẻ sẽ được hướng dẫn suốt một năm với chủ đề về việc Linh hướng định kỳ. Phần thứ hai của chương trình thì tập trung vào “ Đào luyện Kỹ năng trong Thừa tác mục vụ”
Chương trình dành cho Giáo sĩ Sơ đẳng đề xuất tiến trình gạn lọc các giá trị, vì từ những năm đầu tiên của thừa tác mục vụ là thời kỳ các giá trị dần được hấp thụ và bắt đầu thẩm thấu. Họ phải kiểm chứng những giá trị này dựa trên giá trị Phúc âm và hồng ân của sứ vụ Linh mục. Qua việc chia sẻ nhóm và tư vấn chung sẽ làm sáng tỏ các giá trị và họ là chủ thể kiểm nghiệm cũng như xác minh nếu muốn. Trong quá trình này, cảm thức trách nhiệm và cương vị quản lý lẫn nhau được triển nở.
Một số chủ đề cho việc gạn lọc/phân loại giá trị: sự Hiệp thông Linh mục, Sở hữu Vật chất, tính Thân mật, Sứ mệnh, Đời sống cầu nguyện trong Sứ vụ. Và vị Linh mục đại diện sẽ hỗ trợ điều phối tiến trình này.
Đối với nhóm Giáo sĩ Trung niên, Chương trình Canh tân Tập trung kéo dài năm tuần lễ tại Ma-ni-la đã được trình bày ở trên. Một khoá học canh tân cũng như cập nhật bổ sung được đề ra, mang lại cách tiếp cận toàn vẹn cho nhu cầu của các linh mục.
Riêng nhóm Giáo sĩ Thâm niên được chia thành 2 nhóm theo tuổi đời mục vụ: nhóm 1 (25-33 năm và còn sống), nhóm 2 (36 năm trở lên, mà còn năng nổ hoạt động và vẫn sẵn sàng mục vụ)
Nhóm 1 các thành viên được mời gọi nhìn lại đời sống linh mục, các ân sủng được lãnh nhận, đặc tính của hồng ân linh mục cũng như những món quà tự hiến trong mục vụ, các thử thách đã trải nghiệm, và sứ vụ linh mục tác động đến bản thân họ thế nào. Cũng hướng tới việc chuẩn bị cho giai đoạn mục vụ tiếp theo khi thuộc nhóm giáo sĩ thâm niên: ôm trọn mầu nhiệm Thập giá, nuôi dưỡng đời sống linh mục, thắp lên ngọn lửa cam kết nên người lãnh đạo-tôi tớ, và trở thành người liêm chính trong ánh sáng của niềm vui cũng như ưu tư khi mục vụ.
Cứ cách một năm, khoá học 5 ngày được tổ chức cho giáo sĩ thâm niên, với vô số diễn giả và các cha linh hướng.
Nhóm 2 yêu cầu mọi thành viên xác minh mới mẻ và cảm thức thích đáng dựa trên ánh sáng của ân sủng mà họ cảm nhận trong đời. Các tham dự viên tập trung vào sự tăng trưởng của giáo xứ hoặc giáo phận mà họ đã từng đóng góp. Phần “tính trọn vẹn nơi bậc sống” mà khoá học ngắn hạn sẽ giúp họ thắt chặt những liên hệ lỏng lẻo, cũng như xác định các lĩnh vực cần được chữa lành và củng cố. Chương trình hỗ trợ tham dự viên định hình lại những đặc điểm vẫn còn hữu ích khi đối diện thời kỳ nghỉ hưu. Đây là khoá học 3 ngày rất năng động, chủ yếu chia sẻ và giải bày suy nghĩ cũng như cảm xúc.
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ: Quan tâm đến các Linh mục đang gặp Khó khăn Đặc biệt
Cuối những năm 1990, một chương trình canh tân tập trung lần 2 được giới thiệu dựa trên sự chuyên môn của các Cha dòng Tôi tớ Đấng Bầu Cử, với tên gọi: Chương trình Canh Tân Tập trung Hỗ trợ (Chương trình AIR) hoặc đơn giản là Chương trình Hỗ trợ.
Đối tượng chủ yếu gồm các linh mục, tu sĩ có nhu cầu hoặc gặp nan giải về nhân bản, cảm xúc, đời sống thiêng liêng và ơn gọi, cũng như rơi vào những tình trạng như: chán nản, lo âu, giận dữ, khó khăn trong tính cách và ơn gọi. Ngoài ra, bao gồm kể cả các vận nạn về tâm sinh lý có thể liên quan hoặc không liên quan tới việc lạm dụng cũng như bạo hành biên độ. Đối với những đối tượng dính đến bạo hành biên độ, thì chương trình cung cấp phương thức khôi phục đặc thù theo các tiêu chuẩn chuyên môn được hoàn toàn chấp nhận và tương thích với những giáo huấn Công Giáo chân chính về tính dục cũng như đời sống độc thân.
Chương trình Hỗ trợ có 3 giai đoạn:
Đánh giá: kéo dài 3 ngày, nhờ vào công dụng của mọi đánh giá trên các bình diện phân tâm, y tế, tâm lý và tu đức. Giai đoạn này giúp từng cá nhân đưa ra quyết định có tiếp tục tham gia vào giai đoạn 2 của chương trình hay không.
Lưu trú: chương trình lưu trú tập trung kéo dài 3 tháng, hỗ trợ tham dự viên tìm hiểu hoạt động về các vấn đề bản thân trong khung cảnh của một cộng đoàn tin tưởng, an toàn và quan tâm. Các tham dự viên sẽ trải qua 3 thời kỳ:
nhận thức và chấp nhận bắt đầu xử lý các vấn đề;
khám phá sâu sắc (các) vấn đề;
thực hiện hoặc đưa ra kế hoạch để khôi phục.
Trước khi kết thúc chương trình lưu trú, Giám mục hoặc Bề trên dòng hoặc cha Đại diện sẽ tham gia buổi họp hoạch định. Một đối tác hữu trách được tham dự viên chọn hoặc được Giám mục hay Bề trên dòng chuẩn thuận, cũng được tham dự buổi họp hoạch định.
Cấu thành của Giai đoạn Lưu trú bao gồm:
Tư vấn cá nhân: hai lần/1 tuần, thông thường kéo dài từ 45-60p cho một người;
Tư vấn nhóm: 3 lần/1 tuần, kéo dài từ 2-2,5 giờ/ 1 buổi;
Linh hướng cá nhân: 2 lần/1 tuần, từ 45-60p/1 người;
Linh hướng nhóm: 2 lần/1 tuần, từ 2-2,5 giờ/1 buổi;
Hội nghị, hội thảo và các buổi đọc sách liệu pháp chữa trị;
Linh thao và cử hành Phụng vụ chung;
Lượng giá kết quả kiểm tra y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác.
Những sinh hoạt cộng đoàn và các buổi kết nối.
Đối với những tham dự viên cần quan tâm lâu dài, thì có chương trình Chăm sóc Mở rộng.
Chăm sóc diễn tiến: giai đoạn này gồm thực hiện kế hoạch đã được quyết định ở cuối giai đoạn Lưu trú. Những đề xuất tiêu biểu cho việc chăm sóc diễn tiến: tư vấn cá nhân và/hoặc linh hướng, hỗ trợ của nhóm, thành viên tổ chức chương trình Hỗ trợ thăm viếng sau khi tham dự viên trở lại công việc mục vụ, các hội thảo hoà nhập, tư vấn phân tâm diễn tiến. Những đề xuất khác phụ thuộc vào nhu cầu của cá nhân. Giai đoạn chăm sóc diễn tiến này thông thường kéo dài 2 năm.
Thành công của Chương trình phụ thuộc nhiều vào sự cởi mở và hợp tác của tham dự viên, đặc tính của đời sống cộng đoàn và các nhóm hỗ trợ được thiết lập, đời sống canh tân cầu nguyện của tham dự viên, chất lượng tư vấn, giúp đỡ về mặt phân tâm học, linh hướng, và hình thức chắm sóc diễn tiến được đối tác hữu trách điều phối và hướng dẫn.
Các Chương trình Hỗ trợ
Hai chương trình được hình thành nhằm bổ trợ Đào tạo Trường kỳ Tổng quát và Chương trình Hỗ trợ.
Đầu tiên là chương trình đào luyện tập trung cho hàng loạt nhân sự, mà họ là những người hỗ trợ sơ khởi cho các linh mục đang gặp khó khăn, cũng như đóng vai trò của đối tác hữu trách. Và nay, chúng tôi đào tạo linh mục ở mỗi vùng tại Phi-luật-tân.
Vào năm 1998, Uỷ ban Giáo sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Phi-luật-tân, nhờ các cha dòng Tôi tớ Đấng Bầu Cử trợ giúp, đã tổ chức buổi Hội thảo/Thường huấn Hỗ trợ trong quy mô nhỏ dành riêng cho Giám mục Phi-luật-tân. Chương trình này giúp các ngài làm quen không chỉ về mặt chuyên môn mà còn tích cực hỗ trợ cũng như quan tâm sâu sắc đến vấn đề canh tân đời sống linh mục nói chung và mối tương quan với linh mục đang gặp khó khăn nói riêng.
Những chủ đề được phát triển xuyên suốt trong hội thảo/thường huấn:
Đào sâu tính nhạy cảm đối với Nạn nhân thất bại trong Đời sống Tận hiến Độc thân;
Những Tiểu tiết Khác biệt trong Nỗ lực Sống Đời độc thân Tận hiến;
Trình bày một Hình mẫu sống động đích thật cho Tính dục, Đức Khiết tịnh, và sự Thân mật đối với các Linh mục;
Phát triển Nhân bản như thể Nền tảng cho Đời sống Độc thân Tận hiến;
Phát triển Nhân bản cho Linh mục có Xu hướng Đồng tính;
Nạn nghiện rượu
Tình trạng can thiệp Mục vụ
Án lệ Dân sự và Giáo luật liên quan tới các Linh mục đang gặp khó khăn;
Những Giới hạn trong các Mối tương quan Thừa tác;
Nạn lạm dụng Trẻ em và Ấu dâm
Các Tính cách rối loạn Thần kinh trong các Hội dòng.
Mỗi ngày trong Hội thảo/Thường huấn đều có thời gian suy niệm riêng, chia sẻ và dành một giờ đồng hồ Chầu Thánh Thể.
Kết luận: Trong những năm từ 2000-2002, Giáo hội tại Phi-luật-tân đã bị tan nát do những vụ bê bối tình dục liên can đến nhiều linh mục và một số thành viên ở vị trí lãnh đạo. Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi-luật-tân (CBCP) đã phản ứng nhanh chóng nhằm chặn đứng mọi thiệt hại đến Giáo hội, cũng như đề xuất nhiều giải pháp hữu hiệu để xử lý vấn nạn.
Biện pháp trị liệu dài hạn cũng chính là nỗ lực nhanh chóng cập nhật Chương trình Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân. Bên cạnh đó, giải pháp ngắn hạn được đề ra nhằm biên soạn một nghị định thư về các hành vi tình dục không đứng đắn của linh mục. Đặc biệt, giải pháp này gặp khó khăn khi xem xét mọi yếu tố đặc thù trong văn hoá Phi-luật-tân, cũng như tất cả nỗ lực từ các Hội đồng Giám mục đề xuất nghị định thư tương tự khi phải đối diện với nhiều vụ bê bối không ngừng làm lung lay Giáo hội tại Hoa Kỳ. Cho đến nay, nghị định thư Phi-luật-tân này chưa được hoàn thành, nhưng phần khái quát và các chỉ thị đã được đặt ra tại nhiều Giáo phận.
Phần trình bày toàn bộ này nói đến nỗ lực từ phía các Giám mục ở cấp độ quốc gia, nhằm nêu ra yêu cầu mà Uỷ ban Giáo sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Phi-luật-tân đề xướng. Tuy nhiên, chúng tôi ý thức hơn rằng nhiều Giáo phận tại Phi-luật-tân đang cố gắng hướng tới chương trình đào tạo “vĩnh viễn” hiệu quả và các biện pháp hỗ trợ cho những linh mục khó khăn vẫn được tiếp diễn.
Đồng thời, ở cấp độ CBCP, chúng tôi thành lập Uỷ ban đặc biệt nhằm đào sâu Chương trình Đào tạo Trường kỳ của các Giám mục. Khá hữu ích nếu mỗi năm tổ chức được những hội luận cho Giám mục và tĩnh tâm năm dành cho Giám mục. Từ mọi hoạt động này, chúng tôi học hỏi và bổ trợ cho nhau.
Thư mục tham khảo:
Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi-luật-tân (CBCP), Chương trình Câp Nhật Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân, Uỷ ban Giám mục về các Chủng viện, 2006, tr. 108.
Mọi tài liệu tham khảo khác đều là bản văn được biên soạn hoặc viết tay từ Ban Mục vụ Chương trình Hỗ trợ, mà thời điểm soạn thảo không được ghi chú.
(Trích chương IV của Hội luận dành riêng cho toàn thể Giám mục Á Châu về việc Chăm sóc Mục tử, đặc biệt quan tâm đến các Linh mục đang gặp khó khăn (theo Tư liệu FABC số 122)
Đức Tổng Giám Mục Orlando B. Quevedo, O.M.I, Tổng Giám mục Địa phận Cô-ta-ba-tô, Chuyển ngữ: Lm. Xuân Hy Vọng)
Dẫn nhập: Theo khôn ngoan tập quán thông lệ trước kia cho rằng mọi vấn nạn mà các linh mục trải qua có lẽ được giải quyết nhờ vào lời cầu nguyện liên lỉ, xưng tội cách trọn, ăn năn toàn diện và sám hối hết lòng. Một kỳ nghỉ dài nhằm lấy lại sinh lực cũng hữu ích cho việc tránh xa mọi cội rễ của cám dỗ. Thay đổi bài sai đã là biện pháp hỗ trợ thông thường. Bên cạnh đó, giải pháp khác là cho đương sự tham dự vào các khoá học cập nhật về đời sống thiêng liêng, thần học và mục vụ mở rộng. Còn đối với nhiều trường hợp nghiêm trọng, chúng ta cũng đề xuất linh thao nhằm cảm nghiệm sâu sắc về Chúa. Ngoài ra, chúng ta tin chắc rằng tĩnh lặng và cầu nguyện giúp giải quyết những vấn đề nan giải nhất.
Thật ra, chúng ta không thể đánh giá thấp giá trị của kinh nguyện và cách sống khổ hạnh trong việc xử lý những vấn đề nan giải liên quan tới các linh mục. Tuy nhiên, nhờ điểm sáng từ những bài tham luận được nghe trong mấy ngày qua, chúng ta càng hiểu rằng nhiều vấn nạn sẽ không được giải quyết đơn giản bằng “cầu nguyện và ăn chay”. Nhiều nguyên nhân ẩn mình sâu thẳm nơi tính cách, hoàn cảnh giáo dục, và môi trường chi phối. Chúng ta sẽ sai lầm khi chỉ đơn thuần hành động, mà không biết những nguyên nhân sâu xa, phức tạp nơi cách hành xử tội lỗi của các linh mục.
Nay, chúng ta biết rõ hơn bao giờ hết, rằng phải biện phân một cách cẩn trọng toàn bộ quá trình liên quan đến ơn gọi, lưu ý nhiều đến đặc điểm tính cách, gia đình, hoàn cảnh trưởng thành và môi trường sống. Những nhân tố này ảnh hưởng lớn lao đến việc chiêu mộ, chọn lựa các ứng viên cho đời sống linh mục hay tu sĩ, tác động tới công cuộc đào tạo khai tâm cũng như đào tạo trường kỳ. Các nhân tố tương đồng đóng một vai trò như những biện pháp hiệu quả hỗ trợ linh mục đang gặp khó khăn đặc biệt. Linh đạo, Giáo luật, hướng dẫn và tư vấn, tâm lý học và các chuyên ngành xã hội khác, tựu chung lại tất cả chỉ nhằm giúp đỡ chúng ta trong tiến trình biện phân, giáo dưỡng và trợ giúp ơn gọi.
Tôi được yêu cầu lãnh trách nhiệm đưa ra một phần của tiến trình này, cụ thể là chương trình đào tạo trường kỳ cho các linh mục, cũng như những biện pháp hỗ trợ giúp các linh mục, đặc biệt đang trong tình trạng khó khăn. Thiết nghĩ hai vấn đề này khác biệt, nhưng không phải không hề liên quan với nhau.
Nghi vấn tôi đặt ra là: Thể loại đào tạo trường kỳ nào mà các linh mục chúng ta cần? Khi rơi vào tình trạng khủng hoảng, chúng ta có thể đưa ra biện pháp hỗ trợ nào để trợ giúp các linh mục?
Sau đây, tôi sẽ trình bày từ cảm nghiệm của các Giám mục Phi-luật-tân và đơn giản chỉ chia sẻ với cử toạ những gì các ngài đã thực hiện.
Đào tạo Trường kỳ cho Linh mục – Cần một Tôn chỉ
Trong bối cảnh khủng hoảng ơn gọi và rối bời sau Công đồng Va-ti-can II, vấn đề đào tạo trường kỳ trở thành mối bận tâm bất biến. Vô số chương trình được đề cử bắt đầu, cũng như được chú ý nhiều và mong thành hiện thực. Giống như ưu tiên mục vụ của việc xây dựng các Cộng đoàn Giáo hội Cơ bản (BEC), mọi khó khăn thực hiện nó đã xảy ra.
Nói chung, các chương trình đào tạo trường kỳ được những học viện theo thời mang lại, gồm một loạt khoá học, dài như thực đơn giải khát vậy, có lẽ thu hút khẩu vị và đáp ứng sở thích mỗi người. Chúng tôi nhận thấy quá nhiều khoá học như thần học lượng tử, nhạy cảm với giới tính, phương pháp đọc Kinh Thánh theo chủ trương nữ quyền, linh đạo theo bối cảnh, linh đạo sinh thái, phụng vụ bao hàm, vai trò lãnh đạo tham dự, v.v…Các khoá này tự nó có lẽ rất hữu ích.
Nhưng xét về đòi hỏi thật sự, thì điều không có không được hay điều kiện tiên quyết (conditio sine qua non) chính là lí do tại sao và nơi nào mới cần cập nhật bổ sung và đổi mới khoá học. Quả vậy, bối cảnh của việc đào tạo trường kỳ cũng đòi hỏi cấp bách như thế. Đào tạo trường kỳ phải có tầm nhìn/tôn chỉ, mà trong đó mỗi khoá học riêng biệt, ngay cả các quá trình cũng trở nên cần thiết, mang tính thời sự, được mong muốn và hữu dụng cho linh mục nơi mỗi hoàn cảnh cụ thể.
Tuy nhiên, tầm nhìn/tôn chỉ này phụ thuộc nhiều vào nhãn quan của sứ vụ linh mục mà chúng ta cần có. Từ chiều kích này, đương sự nhận ra tầm quan trọng cốt lõi của hội nghị mà cha Vimal Tirimanna, CSsR đã trình bày trong buổi khai mạc Hội thảo: “Căn tính và Tầm nhìn của Sứ vụ Linh mục trong Bối cảnh Á Châu”. Một nhãn quan về chức linh mục Á Châu cần phải xem xét mối quan hệ của nó với các thực tại châu lục này. Tôi phải thêm rằng chúng ta cũng nên nhìn vào căn tính cũng như tôn chỉ của chức linh mục trong những bối cảnh địa phương cụ thể. Tại địa phận của tôi, một vài đặc điểm riêng biệt mà các linh mục đang phải trải qua, đó là vùng Cô-ta-ba-tô (48% Công Giáo và 47% Hồi giáo) nghèo nàn và quê mùa, chắc hẳn khác xa với các linh mục ở thủ đô Ma-ni-la sầm uất, công nghệ hiện đại cao và hầu hết theo Ki-tô giáo.
Tương tự, chúng ta cần có tầm nhìn đào tạo thật cụ thể và xác thực với Á Châu hơn, ngay cả khi khác biệt về địa phương và giáo phận chăng nữa. Lẽ hiển nhiên, nhiều đặc tính căn bản trong đào tạo trường kỳ cho linh mục thì đồng nhất ở Tây cũng như Đông phương, Bắc cũng như Nam. Tuy nhiên, những nét đặc thù cụ thể này có khi lại cần thiết cho việc đào tạo trường kỳ tại Đông Nam, hay tại Thái Lan và In-đô-nê-si-a, hay tại Ma-ni-la và các cộng đoàn Ki-tô giáo-Hồi giáo ở Cô-ta-ba-tô. Đối với tôi, sẽ chẳng có nghĩa gì khi đơn thuần gửi một linh mục đi tham dự khoá học bồi dưỡng về “sứ vụ cho sự thế tục”, trong lúc nhu cầu cấp thiết hơn cho các linh mục đang phục vụ tại các vùng quê đầy truyền thống, tập tục hoặc có thể tham gia vào tiến trình đối thoại và hoà bình liên tôn.
Dựa trên chiều kích mà tầm nhìn của Giáo hội và sứ vụ linh mục, chúng ta có thể liên kết những hoạt động tưởng chừng tách biệt trong đào tạo trường kỳ của linh mục đoàn như: tĩnh tâm hàng tháng, họp bàn thảo về sinh hoạt mục vụ mỗi tháng, tĩnh tâm năm, các hội nghị thần học và mục vụ theo thời điểm cụ thể, thăm viếng linh mục, hội thảo mục vụ, v.v…Tất cả những hoạt động này đều hướng tới tầm nhìn cụ thể về Giáo hội và sứ vụ linh mục – một Giáo hội thánh thiện với các linh mục tốt lành.
Tôn chỉ của Giáo hội và Tầm nhìn của Sứ vụ Linh mục tại Phi-luật-tân
Năm 2005 Rô-ma đã chuẩn nhận Chương trình Cập nhật Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân, mà nó được soạn thảo ròng rã suốt mười năm. Chương trình đổi mới này trình bày chi tiết tầm nhìn của Giáo hội Phi-luật-tân về sứ vụ linh mục với các mục sau:
Bối cảnh mục vụ của Phi-luật-tân;
Tôn chỉ của Giáo hội mà Hội đồng Khoáng đại Phi-luật-tân lần II (PCP-II, 1991) đã nêu chi tiết trong năm 1991;
Những ưu tiên mục vụ mà Hội đồng Tư vấn Mục vụ Quốc gia về Canh tân Giáo hội (NPCCR) đưa ra trong năm 2001.
PCP-II đưa ra viễn cảnh một Giáo hội canh tân đổi mới tại Phi-luật-tân như là:
Cộng đoàn thuộc các Môn đệ của Đức Ki-tô (giữa sự phân rẽ xã hội, cũng như tách biệt giữa đức tin và cuộc sống):
một Giáo hội của Người nghèo (nhìn vào hiện trạng phớt lờ người nghèo ngày càng lan rộng và hố sâu cách biệt kinh khủng giữa giàu và nghèo);
một Giáo hội với Sứ mệnh rao truyền Tin Mừng canh tân trọn vẹn (sứ mệnh cứu độ và giải thoát).
Dựa trên tầm nhìn này, công cuộc hội nhập văn hoá và kết nối với bối cảnh là hai nhân tố căn bản.
Nhờ các điểm sáng từ tình hình mục vụ và tôn chỉ của Giáo hội, mà linh mục như những người đại diện Đức Ki-tô trong bí tích, đồng hình đồng dạng với Người nhờ bí tích Truyền chức Thánh, họ thật sự đứng đầu cộng đoàn, nhưng với vai trò của người lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ trung thành. Họ là những người cổ vũ và xây dựng cộng đoàn đức tin. Tâm hồn họ có khó nghèo, liên đới với người nghèo, thực hiện sứ vụ ngôn sứ qua đối thoại với người nghèo trên tinh thần hợp tác với mọi người từ các nền tính ngưỡng khác nhau. Tóm lại, họ kiến tạo cộng đoàn Dân Chúa, ngõ hầu phản chiếu tôn chỉ của Giáo hội tại Phi-luật-tân.
Linh đạo như người lãnh đạo-tôi tớ được bắt nguồn và tập trung nơi Đức Giê-su Ki-tô. Đó là thừa tác vụ, lớn lên trong sự hiệp nhất với Thiên Chúa, thông qua việc trung thành thực thi sứ vụ. Đó là hiệp đoàn, thắt chặt mối dây hiệp thông với các Giám mục, linh mục đoàn, tu sĩ nam nữ và giáo dân. Các linh mục sống linh đạo này trên tinh thần của những lời khấn Phúc âm. Nhằm phục vụ Giáo hội địa phương, linh đạo tư tế cũng đồng thời là linh đạo truyền giáo. Sau cùng, đây chính là linh đạo Thánh Mẫu, mà Mẹ Ma-ri-a có một chỗ đặc biệt trong tâm hồn của các linh mục.
Hướng về tôn chỉ của Giáo hội cũng như của linh mục người Phi-luật-tân, công cuộc đào tạo linh mục trong mọi giai đoạn và mọi lĩnh vực được mô tả trực diện trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis. Chương trình Cập nhật Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân nhấn mạnh đến ba đặc trưng cơ bản của việc đào luyện: bản tính toàn vẹn của công cuộc đào tạo Linh mục, bối cảnh cộng đoàn, và tính tiếp diễn của các giai đoạn đào tạo.
Tất cả những đặc tính trên cùng được thực hiện trong một chương trình đào tạo trường kỳ tại Phi-luật-tân. Đây chẳng phải là một tiến trình nhằm đáp ứng (ad hoc) một số tình trạng nan giải nảy sinh, mà điều này không hơn không kém là một phân mảng căn bản của công cuộc đào tạo linh mục suốt đời, hướng tới sứ vụ hữu hiệu và nên thánh.
Chúng ta cần nhận thức rõ ràng hơn, bởi vì các khía cạnh đào tạo nhân bản cho các linh mục được đề cập nhiều lần sau khi chương trình đào tạo chủng viện, như:
tự trọng và tự hiến;
thái độ đối với thẩm quyền;
đức khiết tịnh trong đời sống độc thân và tính dục;
biết từ bỏ và tập lối sống giản dị;
hướng tới sự trưởng thành;
cảm thức công bình;
lương tâm luân lý.
Vì vậy, vai trò của việc đào tạo trường kỳ rất hệ trọng. Trong bối cảnh phức tạp và tính bận rộn nơi công việc mục vụ đang không ngừng tiếp diễn, thì sự phát triển nhanh chóng của nền văn hoá cũng như khoa học giữa nhiều đổi thay xã hội đối trọng với truyền thống, vai trò dẫn dắt giáo dân của linh mục ngày càng được đòi hỏi, những thách thức xây dựng cộng đoàn, nhu cầu Phúc âm hoá toàn diện, và tính mất cân đối của các kiểu mẫu truyền thống đào tạo trường kỳ (vd: tĩnh tâm, thường huấn, các hội nghị và khoá học cập nhật bổ sung).
Tắt một lời, điều mà ngày nay đang cần không gì khác hơn là một chương trình đào tạo linh mục trường kỳ quy cũ, với cả hệ thống hỗ trợ toàn vẹn (nhân sự nguồn lực, tài chính, v…)
Khái quát Chương trình Đào tạo Linh mục Trường kỳ
Sau đây, tôi xin phép trình bày một nỗ lực mang bản sắc Phi-luật-tân, hướng tới hệ thống hoá chương trình đào tạo trường kỳ.
Vào năm 1993, dựa theo nguồn cảm hứng của Tông huấn Pastores Dabo Vobis, Địa phận Ma-ni-la soạn ra một chương trình tiêu biểu kéo dài năm tuần lễ cho việc đào tạo linh mục trường kỳ, với nhan đề “Chương trình Canh tân Tập trung cho các Linh mục”. Mục tiêu của nó là:
cảm nghiệm được tình huynh đệ thật sự và đầy ý nghĩa giữa các linh mục với nhau;
tham dự quá trình trải nghiệm mục vụ-nhân bản, nhằm hoàn tất đời sống cá nhân và mục vụ thừa tác tốt hơn;
cập nhật các lĩnh vực của đời sống và sứ vụ linh mục trên phương diện thần học, tu đức-mục vụ;
cảm nhận đời sống thiêng liêng thâm sâu qua những cảm nghiệm canh tân trọn vẹn.
Nội dung của chương trình kéo dài năm tuần lễ bao gồm:
Tuần I xây dựng cộng đoàn, giúp tham dự viên ý thức về nhu cầu của cộng đoàn giữa họ với nhau, thông qua việc đào luyện quan hệ nhân bản, gồm: tự khám phá bản thân, kiểm soát áp lực và xung đột, những kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ thuật làm việc nhóm nhằm giải quyết vấn đề.
Tuần II Đào tạo nhân bản, tập trung vào các vấn đề và mối quan tâm liên quan đến con người linh mục, nhờ gương sáng nơi nhân tính của Đức Ki-tô. Những chủ đề bao gồm: phát triển nhân bản, cảm tính, sự thân mật và tính dục.
Tuần III Ki-tô học, nhấn mạnh đến việc trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô, là Đầu và là Mục tử.
Tuần IV Giáo hội học, tập trung vào vai trò lãnh đạo-tôi tớ của linh mục trong Giáo hội, dựa trên nhãn quan của Hội đồng Khoáng đại Phi-luật-tân lần II (PCP-II).
Tuần V Kiện toàn, tổng hợp và hợp nhất toàn bộ tiến trình nhờ cung cấp cho tham dự viên những nguyên lý căn bản về vai trò quản lý và lãnh đạo trong mục vụ. Giai đoạn này bao gồm Tĩnh tâm dài ngày trong thinh lặng và cầu nguyện. Đưa ra kế hoạch và tiến trình trở về với sứ vụ một cách tích cực sẽ là phần đúc kết chương trình.
Theo Tông huấn Pastores Dabo Vobis, Chương trình chọn cách tiếp cận mọi mặt của việc đào tạo linh mục trọn vẹn – nhân bản, tu đức, trí lực và mục vụ.
Linh đạo được nhấn mạnh xuyên suốt cả quá trình qua các nghi thức phụng vụ đầy ý nghĩa và những buổi cầu nguyện. Giờ chầu Thánh Thể hằng ngày là phần thiết yếu của chương trình; ngoài ra, sức khoẻ và thiện ích của tham dự viên cũng được kiểm tra y tế.
Năm 1994, Uỷ ban Giáo sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Phi-luật-tân (CBCPCC) liên kết với Địa phận Ma-ni-la phổ biến thực thi chương trình toàn quốc. Do phân bổ thời lượng tương tác cá nhân tối ưu cũng như muốn có sự kết nối giữa các linh mục với nhau, nên tham dự viện bị hạn chế. Trong mười năm đầu hoạt động, gần 300 linh mục được chọn lọc hầu hết từ các giáo phận tại Phi-luật-tân để tham dự chương trình canh tân tập trung kéo dài năm tuần lễ.
Cuối những năm 1990, nhờ lời mời gọi canh tân của PCP-II và được Hội dòng Tôi tớ Đấng Bầu Cử (nhà mẹ tại Hoa Kỳ, chuyên về mục vụ canh tân cho các linh mục) trợ giúp, mà CBCPCC đưa ra một số khoá học ngắn hạn giúp các linh mục Phi-luật-tân canh tân. Dựa vào hạng tuổi mục vụ, các linh mục được phân chia thành nhiều nhóm: Giáo sĩ Trẻ (1-5 năm), Giáo sĩ Sơ đẳng (6-10 năm), Giáo sĩ Trung niên (11-24 năm), và Giáo sĩ Thâm niên (25 năm trở lên). Nhiều giáo phận đã điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh của mình, ngõ hầu tham dự các khoá học ngắn hạn này.
Chương trình dành cho các Giáo sĩ Trẻ bao gồm chương trình nội trú trong suốt thời kỳ chuyển tiếp từ chủng viện sang mục vụ giáo xứ. Cha Linh hướng sẽ “đồng hành” với họ. Các linh mục trẻ sẽ được hướng dẫn suốt một năm với chủ đề về việc Linh hướng định kỳ. Phần thứ hai của chương trình thì tập trung vào “ Đào luyện Kỹ năng trong Thừa tác mục vụ”
Chương trình dành cho Giáo sĩ Sơ đẳng đề xuất tiến trình gạn lọc các giá trị, vì từ những năm đầu tiên của thừa tác mục vụ là thời kỳ các giá trị dần được hấp thụ và bắt đầu thẩm thấu. Họ phải kiểm chứng những giá trị này dựa trên giá trị Phúc âm và hồng ân của sứ vụ Linh mục. Qua việc chia sẻ nhóm và tư vấn chung sẽ làm sáng tỏ các giá trị và họ là chủ thể kiểm nghiệm cũng như xác minh nếu muốn. Trong quá trình này, cảm thức trách nhiệm và cương vị quản lý lẫn nhau được triển nở.
Một số chủ đề cho việc gạn lọc/phân loại giá trị: sự Hiệp thông Linh mục, Sở hữu Vật chất, tính Thân mật, Sứ mệnh, Đời sống cầu nguyện trong Sứ vụ. Và vị Linh mục đại diện sẽ hỗ trợ điều phối tiến trình này.
Đối với nhóm Giáo sĩ Trung niên, Chương trình Canh tân Tập trung kéo dài năm tuần lễ tại Ma-ni-la đã được trình bày ở trên. Một khoá học canh tân cũng như cập nhật bổ sung được đề ra, mang lại cách tiếp cận toàn vẹn cho nhu cầu của các linh mục.
Riêng nhóm Giáo sĩ Thâm niên được chia thành 2 nhóm theo tuổi đời mục vụ: nhóm 1 (25-33 năm và còn sống), nhóm 2 (36 năm trở lên, mà còn năng nổ hoạt động và vẫn sẵn sàng mục vụ)
Nhóm 1 các thành viên được mời gọi nhìn lại đời sống linh mục, các ân sủng được lãnh nhận, đặc tính của hồng ân linh mục cũng như những món quà tự hiến trong mục vụ, các thử thách đã trải nghiệm, và sứ vụ linh mục tác động đến bản thân họ thế nào. Cũng hướng tới việc chuẩn bị cho giai đoạn mục vụ tiếp theo khi thuộc nhóm giáo sĩ thâm niên: ôm trọn mầu nhiệm Thập giá, nuôi dưỡng đời sống linh mục, thắp lên ngọn lửa cam kết nên người lãnh đạo-tôi tớ, và trở thành người liêm chính trong ánh sáng của niềm vui cũng như ưu tư khi mục vụ.
Cứ cách một năm, khoá học 5 ngày được tổ chức cho giáo sĩ thâm niên, với vô số diễn giả và các cha linh hướng.
Nhóm 2 yêu cầu mọi thành viên xác minh mới mẻ và cảm thức thích đáng dựa trên ánh sáng của ân sủng mà họ cảm nhận trong đời. Các tham dự viên tập trung vào sự tăng trưởng của giáo xứ hoặc giáo phận mà họ đã từng đóng góp. Phần “tính trọn vẹn nơi bậc sống” mà khoá học ngắn hạn sẽ giúp họ thắt chặt những liên hệ lỏng lẻo, cũng như xác định các lĩnh vực cần được chữa lành và củng cố. Chương trình hỗ trợ tham dự viên định hình lại những đặc điểm vẫn còn hữu ích khi đối diện thời kỳ nghỉ hưu. Đây là khoá học 3 ngày rất năng động, chủ yếu chia sẻ và giải bày suy nghĩ cũng như cảm xúc.
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ: Quan tâm đến các Linh mục đang gặp Khó khăn Đặc biệt
Cuối những năm 1990, một chương trình canh tân tập trung lần 2 được giới thiệu dựa trên sự chuyên môn của các Cha dòng Tôi tớ Đấng Bầu Cử, với tên gọi: Chương trình Canh Tân Tập trung Hỗ trợ (Chương trình AIR) hoặc đơn giản là Chương trình Hỗ trợ.
Đối tượng chủ yếu gồm các linh mục, tu sĩ có nhu cầu hoặc gặp nan giải về nhân bản, cảm xúc, đời sống thiêng liêng và ơn gọi, cũng như rơi vào những tình trạng như: chán nản, lo âu, giận dữ, khó khăn trong tính cách và ơn gọi. Ngoài ra, bao gồm kể cả các vận nạn về tâm sinh lý có thể liên quan hoặc không liên quan tới việc lạm dụng cũng như bạo hành biên độ. Đối với những đối tượng dính đến bạo hành biên độ, thì chương trình cung cấp phương thức khôi phục đặc thù theo các tiêu chuẩn chuyên môn được hoàn toàn chấp nhận và tương thích với những giáo huấn Công Giáo chân chính về tính dục cũng như đời sống độc thân.
Chương trình Hỗ trợ có 3 giai đoạn:
Đánh giá: kéo dài 3 ngày, nhờ vào công dụng của mọi đánh giá trên các bình diện phân tâm, y tế, tâm lý và tu đức. Giai đoạn này giúp từng cá nhân đưa ra quyết định có tiếp tục tham gia vào giai đoạn 2 của chương trình hay không.
Lưu trú: chương trình lưu trú tập trung kéo dài 3 tháng, hỗ trợ tham dự viên tìm hiểu hoạt động về các vấn đề bản thân trong khung cảnh của một cộng đoàn tin tưởng, an toàn và quan tâm. Các tham dự viên sẽ trải qua 3 thời kỳ:
nhận thức và chấp nhận bắt đầu xử lý các vấn đề;
khám phá sâu sắc (các) vấn đề;
thực hiện hoặc đưa ra kế hoạch để khôi phục.
Trước khi kết thúc chương trình lưu trú, Giám mục hoặc Bề trên dòng hoặc cha Đại diện sẽ tham gia buổi họp hoạch định. Một đối tác hữu trách được tham dự viên chọn hoặc được Giám mục hay Bề trên dòng chuẩn thuận, cũng được tham dự buổi họp hoạch định.
Cấu thành của Giai đoạn Lưu trú bao gồm:
Tư vấn cá nhân: hai lần/1 tuần, thông thường kéo dài từ 45-60p cho một người;
Tư vấn nhóm: 3 lần/1 tuần, kéo dài từ 2-2,5 giờ/ 1 buổi;
Linh hướng cá nhân: 2 lần/1 tuần, từ 45-60p/1 người;
Linh hướng nhóm: 2 lần/1 tuần, từ 2-2,5 giờ/1 buổi;
Hội nghị, hội thảo và các buổi đọc sách liệu pháp chữa trị;
Linh thao và cử hành Phụng vụ chung;
Lượng giá kết quả kiểm tra y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác.
Những sinh hoạt cộng đoàn và các buổi kết nối.
Đối với những tham dự viên cần quan tâm lâu dài, thì có chương trình Chăm sóc Mở rộng.
Chăm sóc diễn tiến: giai đoạn này gồm thực hiện kế hoạch đã được quyết định ở cuối giai đoạn Lưu trú. Những đề xuất tiêu biểu cho việc chăm sóc diễn tiến: tư vấn cá nhân và/hoặc linh hướng, hỗ trợ của nhóm, thành viên tổ chức chương trình Hỗ trợ thăm viếng sau khi tham dự viên trở lại công việc mục vụ, các hội thảo hoà nhập, tư vấn phân tâm diễn tiến. Những đề xuất khác phụ thuộc vào nhu cầu của cá nhân. Giai đoạn chăm sóc diễn tiến này thông thường kéo dài 2 năm.
Thành công của Chương trình phụ thuộc nhiều vào sự cởi mở và hợp tác của tham dự viên, đặc tính của đời sống cộng đoàn và các nhóm hỗ trợ được thiết lập, đời sống canh tân cầu nguyện của tham dự viên, chất lượng tư vấn, giúp đỡ về mặt phân tâm học, linh hướng, và hình thức chắm sóc diễn tiến được đối tác hữu trách điều phối và hướng dẫn.
Các Chương trình Hỗ trợ
Hai chương trình được hình thành nhằm bổ trợ Đào tạo Trường kỳ Tổng quát và Chương trình Hỗ trợ.
Đầu tiên là chương trình đào luyện tập trung cho hàng loạt nhân sự, mà họ là những người hỗ trợ sơ khởi cho các linh mục đang gặp khó khăn, cũng như đóng vai trò của đối tác hữu trách. Và nay, chúng tôi đào tạo linh mục ở mỗi vùng tại Phi-luật-tân.
Vào năm 1998, Uỷ ban Giáo sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Phi-luật-tân, nhờ các cha dòng Tôi tớ Đấng Bầu Cử trợ giúp, đã tổ chức buổi Hội thảo/Thường huấn Hỗ trợ trong quy mô nhỏ dành riêng cho Giám mục Phi-luật-tân. Chương trình này giúp các ngài làm quen không chỉ về mặt chuyên môn mà còn tích cực hỗ trợ cũng như quan tâm sâu sắc đến vấn đề canh tân đời sống linh mục nói chung và mối tương quan với linh mục đang gặp khó khăn nói riêng.
Những chủ đề được phát triển xuyên suốt trong hội thảo/thường huấn:
Đào sâu tính nhạy cảm đối với Nạn nhân thất bại trong Đời sống Tận hiến Độc thân;
Những Tiểu tiết Khác biệt trong Nỗ lực Sống Đời độc thân Tận hiến;
Trình bày một Hình mẫu sống động đích thật cho Tính dục, Đức Khiết tịnh, và sự Thân mật đối với các Linh mục;
Phát triển Nhân bản như thể Nền tảng cho Đời sống Độc thân Tận hiến;
Phát triển Nhân bản cho Linh mục có Xu hướng Đồng tính;
Nạn nghiện rượu
Tình trạng can thiệp Mục vụ
Án lệ Dân sự và Giáo luật liên quan tới các Linh mục đang gặp khó khăn;
Những Giới hạn trong các Mối tương quan Thừa tác;
Nạn lạm dụng Trẻ em và Ấu dâm
Các Tính cách rối loạn Thần kinh trong các Hội dòng.
Mỗi ngày trong Hội thảo/Thường huấn đều có thời gian suy niệm riêng, chia sẻ và dành một giờ đồng hồ Chầu Thánh Thể.
Kết luận: Trong những năm từ 2000-2002, Giáo hội tại Phi-luật-tân đã bị tan nát do những vụ bê bối tình dục liên can đến nhiều linh mục và một số thành viên ở vị trí lãnh đạo. Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi-luật-tân (CBCP) đã phản ứng nhanh chóng nhằm chặn đứng mọi thiệt hại đến Giáo hội, cũng như đề xuất nhiều giải pháp hữu hiệu để xử lý vấn nạn.
Biện pháp trị liệu dài hạn cũng chính là nỗ lực nhanh chóng cập nhật Chương trình Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân. Bên cạnh đó, giải pháp ngắn hạn được đề ra nhằm biên soạn một nghị định thư về các hành vi tình dục không đứng đắn của linh mục. Đặc biệt, giải pháp này gặp khó khăn khi xem xét mọi yếu tố đặc thù trong văn hoá Phi-luật-tân, cũng như tất cả nỗ lực từ các Hội đồng Giám mục đề xuất nghị định thư tương tự khi phải đối diện với nhiều vụ bê bối không ngừng làm lung lay Giáo hội tại Hoa Kỳ. Cho đến nay, nghị định thư Phi-luật-tân này chưa được hoàn thành, nhưng phần khái quát và các chỉ thị đã được đặt ra tại nhiều Giáo phận.
Phần trình bày toàn bộ này nói đến nỗ lực từ phía các Giám mục ở cấp độ quốc gia, nhằm nêu ra yêu cầu mà Uỷ ban Giáo sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Phi-luật-tân đề xướng. Tuy nhiên, chúng tôi ý thức hơn rằng nhiều Giáo phận tại Phi-luật-tân đang cố gắng hướng tới chương trình đào tạo “vĩnh viễn” hiệu quả và các biện pháp hỗ trợ cho những linh mục khó khăn vẫn được tiếp diễn.
Đồng thời, ở cấp độ CBCP, chúng tôi thành lập Uỷ ban đặc biệt nhằm đào sâu Chương trình Đào tạo Trường kỳ của các Giám mục. Khá hữu ích nếu mỗi năm tổ chức được những hội luận cho Giám mục và tĩnh tâm năm dành cho Giám mục. Từ mọi hoạt động này, chúng tôi học hỏi và bổ trợ cho nhau.
Thư mục tham khảo:
Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi-luật-tân (CBCP), Chương trình Câp Nhật Đào tạo Linh mục tại Phi-luật-tân, Uỷ ban Giám mục về các Chủng viện, 2006, tr. 108.
Mọi tài liệu tham khảo khác đều là bản văn được biên soạn hoặc viết tay từ Ban Mục vụ Chương trình Hỗ trợ, mà thời điểm soạn thảo không được ghi chú.
Văn Hóa
Vua của lòng con
Lm. Xuân Hy Vọng
09:31 19/11/2020
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô
Vị Vua nhân hậu, khiêm nhu hiền hoà.
Chẳng hề nỡ bỏ con xa
Yêu thương tha thiết, bao la ân tình.
Cuộc đời bao nỗi bất minh
Tựa nương Vua cả ghé nhìn trông xem
Thế giới như nàng Lọ Lem
Đơn côi lẻ bóng, nhá nhem giữa đời.
Dù cảnh túng thiếu chơi vơi
Nhưng niềm hy vọng không ngơi chút nào
Một lòng tin tưởng dạt dào
Muôn ơn hồng phúc tuôn trào thánh ân.
Đoái trông con thơ ân cần
Trao ban liên lỉ, ngại ngần biến tan.
Lạy Vua Ki-tô bình an
Xua tan chia rẽ trái ngang lòng người.
Chúa là nguồn mạch xinh tươi
Gửi làn gió mới sáng ngời hồn thơ.
Cho con xa lánh thờ ơ
Bao dung gần gũi, đợi chờ tha nhân.
Con nay trở về ăn năn
Nép mình bên Chúa muôn lần phúc vinh
Lạy Vua Ki-tô công minh
Xin thương làm chủ hành trình đời con.
Lm. Xuân Hy Vọng
Xứ sở Phù Tang, 17-11-2020
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Thu
Dominic Đức Nguyễn
18:22 19/11/2020
NẮNG THU
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Nắng mai tô sắc Thu vàng
Ngỡ rằng hoa nở rộn ràng ngày Xuân
(bt)
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Nắng mai tô sắc Thu vàng
Ngỡ rằng hoa nở rộn ràng ngày Xuân
(bt)
VietCatholic TV
Đức Mẹ, mô hình cầu nguyện - Bài Giáo Lý Hàng Tuần của Đức Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:38 19/11/2020
Bản dịch của Vũ Văn An
Trong buổi yết kiến chung ngày 18 thang 11, được trực tiếp truyền hình từ Thư Viện Tông Tòa, không có công chúng tham dự, Đức Phanxicỗ đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về cầu nguyện, tâp chú vào Đức Mẹ, như mô hình cầu nguyện.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Trong quá trình dạy giáo lý về cầu nguyện, hôm nay chúng ta gặp gỡ Đức Trinh Nữ Maria như người phụ nữ cầu nguyện. Đức Mẹ đã cầu nguyện. Khi thế giới vẫn chưa biết gì về ngài, khi ngài còn là một cô gái đơn sơ đính hôn với một người đàn ông thuộc nhà Đa-vít, Đức Maria đã cầu nguyện. Chúng ta có thể tưởng tượng cô gái trẻ Nazareth được bao bọc trong im lặng, liên tục đối thoại với Thiên Chúa, Đấng sẽ sớm giao phó cho ngài một sứ mệnh. Ngài đã tràn đầy ân sủng và vô nhiễm ngay từ khi được thụ thai; nhưng ngài chưa biết gì về ơn gọi bất ngờ và phi thường của mình cũng như vùng biển bão tố mà ngài sẽ phải vượt qua. Điều chắc chắn là: Đức Maria thuộc về đoàn rất nhiều người có tấm lòng khiêm tốn mà các sử gia chính thức không bao giờ đưa vào sách của họ, nhưng là người mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho Con của Người xuống thế.
Đức Maria đã không tự ý tiến hành cuộc sống của mình: ngài chờ đợi Thiên Chúa cầm cương con đường của ngài và hướng dẫn ngài đến nơi Người muốn. Ngài ngoan ngoãn, và sẵn sàng chuẩn bị cho những biến cố lớn trong đó Thiên Chúa dự phần vào thế giới. Sách Giáo lý nhắc đến sự hiện diện thường xuyên và đầy quan tâm của ngài trong thiết kế đầy nhân từ của Chúa Cha trong suốt cuộc đời của Chúa Giêsu (xin xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2617-2618).
Đức Maria đang cầu nguyện thì Tổng lãnh thiên thần Gabriel mang sứ điệp của Thiên Chúa đến cho ngài ở Nazareth. Suốt trong lịch sử cứu độ, câu thưa “Tôi đây” nhỏ bé nhưng bao la của ngài, một câu nói làm cho mọi tạo vật nhảy mừng hân hoan vào lúc đó, đã theo sau nhiều câu “Tôi đây” khác, của nhiều người tin cậy vâng lời, của nhiều người sẵn sàng mở lòng ra đón nhận thánh ý Thiên Chúa. Không có cách nào tốt để cầu nguyện hơn là đặt mình vào một thái độ cởi mở, một tấm lòng rộng mở đối với Thiên Chúa: “Lạy Chúa, Chúa muốn gì, Chúa muốn khi nào và Chúa muốn ra sao”. Tấm lòng rộng mở đón nhận thánh ý Thiên Chúa là thế đó. Và Chúa luôn đáp trả. Có biết bao tín hữu đã sống việc cầu nguyện của họ như thế! Những ai có tấm lòng khiêm tốn nhất đều cầu nguyện như thế này: với lòng khiêm nhường từ trong yếu tính, có thể nói như thế; với lòng khiêm nhường đơn sơ: “Lạy Chúa, Chúa muốn gì, Chúa muốn khi nào và Chúa muốn ra sao”. Họ cầu nguyện như vậy và không buồn khi các vấn đề tràn ngập ngày sống của họ, nhưng họ tiếp tục đối mặt với thực tại và biết rằng trong tình yêu khiêm nhường, trong tình yêu dâng hiến theo mỗi hoàn cảnh, chúng ta trở thành công cụ cho ơn thánh của Thiên Chúa. “Lạy Chúa, Chúa muốn gì, Chúa muốn khi nào và Chúa muốn ra sao”. Một lời cầu nguyện đơn giản nhưng là lời cầu nguyện trong đó chúng ta đặt mình trong tay Chúa để Người hướng dẫn chúng ta. Tất cả chúng ta có thể cầu nguyện như thế, hầu như không cần lời nói.
Cầu nguyện biết cách làm dịu những bồn chồn. Chúng ta bồn chồn, luôn muốn có những sự vật trước khi yêu cầu được chúng, và chúng ta muốn có ngay. Sự bồn chồn này làm hại chúng ta. Và việc cầu nguyện biết cách làm dịu sự bồn chồn, biết cách biến nó thành sự sẵn sàng. Khi chúng ta bồn chồn, tôi cầu nguyện và lời cầu nguyện mở trái tim tôi ra và khiến tôi cởi mở đón nhận thánh ý Thiên Chúa. Trong những khoảnh khắc ngắn ngủi của Biến cố Truyền Tin, Đức Trinh Nữ Maria biết cách bác bỏ sự sợ hãi, ngay cả khi cảm thấy lời “xin vâng” của mình sẽ mang đến cho mình những thử thách vô cùng khó khăn. Nếu trong việc cầu nguyện, chúng ta hiểu rằng mỗi ngày Thiên Chúa ban là một lời mời gọi, thì trái tim chúng ta sẽ mở rộng ra và chúng ta sẽ chấp nhận mọi sự. Chúng ta sẽ học cách nói: “Chúa muốn gì, lạy Chúa. Chỉ cần Chúa hứa với con rằng Chúa sẽ có mặt trên mỗi bước đường con đi”. Điều này rất quan trọng: cầu xin Chúa hiện diện trên mọi bước đường ta đi: để Người không bỏ rơi chúng ta một mình, để Người không bỏ rơi chúng ta trong cơn cám dỗ, để Người không bỏ rơi chúng ta trong những giờ phút tồi tệ. Kinh Lạy Cha kết thúc thế này: Ơn thánh mà chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta là cầu xin Chúa.
Đức Maria đã đồng hành suốt cuộc đời của Chúa Giêsu bằng lời cầu nguyện, cho đến khi Người chết và phục sinh; và cuối cùng, ngài tiếp tục và đã đồng hành với những bước đi đầu tiên của Giáo Hội sơ khai (xem Cv 1:14). Đức Maria cầu nguyện với các môn đệ, những người đã chứng kiến tai tiếng thập giá. Ngài đã cầu nguyện cùng với Thánh Phêrô, người đã sa ngã vì sợ và khóc lóc hối hận. Đức Maria ở đó, với các môn đệ, giữa những người nam và người nữ mà Con của ngài đã kêu gọi thành lập nên Cộng đồng của Người. Đức Maria không hành động như một linh mục giữa họ, không! Ngài là Mẹ của Chúa Giêsu, người đã cầu nguyện với họ, trong cộng đồng, như một thành viên của cộng đồng. Ngài cầu nguyện với họ và cầu nguyện cho họ. Và, một lần nữa, lời cầu nguyện của ngài đi trước vào một tương lai sắp được ứng nghiệm: nhờ công trình của Chúa Thánh Thần, ngài trở thành Mẹ Thiên Chúa, và nhờ công trình của Chúa Thánh thần, ngài trở thành Mẹ Giáo Hội. Cầu nguyện với Giáo hội sơ khai, ngài trở thành Mẹ của Giáo hội, đồng hành với các môn đệ trên những bước đầu tiên của Giáo hội bằng lời cầu nguyện, trông đợi Chúa Thánh Thần. Trong im lặng, luôn luôn âm thầm. Lời cầu nguyện của Đức Maria là lời cầu nguyện im lặng. Các sách Tin Mừng chỉ kể lại một trong những lời cầu nguyện của Đức Maria tại Cana, khi ngài cầu xin Con của ngài cho những người nghèo sắp gây ra ấn tượng kinh khủng trong bữa tiệc. Nào, chúng ta hãy tưởng tượng xem: có một tiệc cưới và tiệc cưới này sẽ kết thúc bằng sữa vì không còn rượu! Thật là một ấn tượng! Và ngài đã cầu nguyện và yêu cầu Con trai của ngài giải quyết vấn đề đó. Trong và từ bản chất, sự hiện diện của Đức Maria là lời cầu nguyện, và sự hiện diện của ngài giữa các môn đệ trong Nhà Tiệc Ly, đang trông đợi Chúa Thánh Thần, cũng là lời cầu nguyện. Như thế, Đức Maria sinh ra Giáo hội, ngài là Mẹ của Giáo hội. Sách Giáo lý giải thích: “Trong đức tin của nữ tì khiêm nhường của Người, Hồng phúc của Thiên Chúa”, tức là Chúa Thánh Thần, “đã tìm thấy sự chấp nhận mà Người hằng mong đợi từ thuở khởi nguyên thời gian” (Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2617).
Nơi Đức Trinh Nữ Maria, trực giác nữ tính tự nhiên được đề cao bởi sự kết hợp độc đáo nhất của ngài với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện. Đây là lý do tại sao, khi đọc Tin Mừng, chúng ta lưu ý điều này đôi khi dường như ngài biến mất, chỉ để xuất hiện trở lại trong những thời điểm chủ chốt: Đức Maria đã mở lòng đón nhận tiếng nói của Thiên Chúa vốn hướng dẫn tâm hồn ngài, hướng dẫn ngài từng bước khi sự hiện diện của ngài được cần đến. Sự hiện diện âm thầm của ngài như một người mẹ và một người môn đệ. Đức Maria hiện diện vì ngài là Mẹ, nhưng ngài cũng hiện diện vì ngài là môn đệ đầu tiên, môn đệ đã học được nhiều nhất đường lối của Chúa Giêsu. Đức Maria không bao giờ nói: "Hãy đến đây, tôi sẽ lo liệu mọi chuyện". Thay vào đó, ngài nói: “Hãy làm bất cứ điều gì Người sẽ nói với anh em”, luôn chỉ tay về phía Chúa Giêsu. Tác phong này là điển hình của người môn đệ, và ngài là môn đệ đầu tiên: ngài cầu nguyện như Mẹ và ngài cầu nguyện như một môn đệ.
“Đức Maria hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19). Thánh sử Luca đã mô tả Mẹ của Chúa trong trình thuật tuổi thơ trong Tin Mừng của ngài như thế. Mọi sự diễn ra xung quanh ngài đều kết cục được suy đi nghĩ lại trong sâu thẳm trái tim ngài: những ngày tràn ngập niềm vui, cũng như những khoảnh khắc đen tối nhất khi ngay cả ngài cũng phải vật lộn mới hiểu được ơn cứu chuộc phải đi qua những nẻo đường nào. Mọi sự kết thúc trong trái tim ngài để có thể được sàng sẩy trong lời cầu nguyện và được biến đổi bởi đó: bất kể là những món quà của các đạo sĩ Phương đông, hay chuyến chạy trốn qua Ai Cập, cho đến ngày thứ Sáu khổ nạn khủng khiếp đó. Người Mẹ luôn lưu giữ mọi sự và mang nó vào cuộc đối thoại của ngài với Thiên Chúa. Một ai đó đã so sánh trái tim của Đức Maria với viên ngọc trai sáng láng không gì sánh kịp, được hình thành và làm mịn bằng việc kiên nhẫn chấp nhận thánh ý Thiên Chúa qua các mầu nhiệm của Chúa Giêsu được suy gẫm trong lúc cầu nguyện. Đẹp đẽ biết bao nếu chúng ta cũng giống như Mẹ của chúng ta một chút! Với tấm lòng rộng mở đón nhận Lời Thiên Chúa, với tấm lòng thầm lặng, tấm lòng vâng phục, tấm lòng biết cách tiếp nhận Lời Chúa và để nó lớn lên cùng với hạt giống điều tốt cho Giáo Hội.
Một Giám Mục bị cướp khi đang cử hành thánh lễ - Bắc Kinh nói quê hương ĐGH xuất cảng Virus sang Tầu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:02 19/11/2020
1. Chuyện không tin cũng xảy ra: Một Giám Mục bị cướp khi đang cử hành thánh lễ
Đức Cha Francis Alleyne, 68 tuổi, Giám Mục Georgetown, nước Guyana đã bị cướp ngay khi ngài đang cử hành thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Brickdam. Thánh lễ được trực tiếp truyền hình nên người dân có thể thấy cảnh ngài bị tên cướp đấm vào đầu trước khi bị hắn trấn lột.
Giáo phận Georgetown được Đức Giáo Hoàng Lêô thứ 13 thành lập như một miền Giám Quản Tông Tòa vào ngày 12 tháng Tư, 1837. Ngày 29 tháng Hai, 1956, Đức Thánh Cha Piô thứ 12 nâng lên hàng giáo phận.
Với diện tích 215,000 km vuông, giáo phận có 64,100 người Công Giáo trong tổng dân số 814,000 người, tức là chỉ có 7.9%. Toàn bộ giáo phận chỉ có 24 giáo xứ được coi sóc bởi 2 linh mục triều, và khoảng 36 linh mục thuộc các dòng tu chi viện.
Đức Cha Francis Alleyne được thụ phong linh mục vào ngày 7 tháng 7 năm 1985 và được tấn phong Giám Mục ngày 30 tháng Giêng, 2004.
Ngài nói với cảnh sát rằng kẻ tấn công ngài có lẽ đang chịu ảnh hưởng của một điều gì đó và không hoàn toàn kiểm soát được hành động của hắn ta vào thời điểm đó.
“Tôi không đánh giá anh ta là một người cố ý tấn công.”
Hung thủ đến nay vẫn chưa bị bắt và Đức Cha có vẻ cũng không muốn hắn bị bắt. Ngài nói thêm là cú đánh mạnh vào đầu ngài của tên hung thủ cũng không đau lắm nên ngài không muốn truy cứu chuyện này.
Source:Stabroek News
2. Trung Quốc nói quê hương Á Căn Đình của Đức Giáo Hoàng xuất cảng coronavirus sang Tầu
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết bọn cầm quyền Trung Quốc đã đình chỉ việc nhập khẩu từ một nhà sản xuất thịt Á Căn Đình sau khi phát hiện dấu vết của coronavirus trên bao bì bên ngoài của một lô hàng thịt bò từ quê hương của Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông ở Á Căn Đình cho rằng đây chỉ là thủ đoạn của người Tầu nhằm ép giá thịt bò của Á Căn Đình.
Theo báo cáo của Asia-News, phát hiện này không hề được Tổng cục Hải quan Trung Quốc báo cáo tại điểm nhập cảnh ở Thượng Hải, nhưng mãi sau đó mới được báo cáo tại một kho đông lạnh ở Nam Kinh. Thử nghiệm axit nucleic, nhằm xác định vật liệu nhiễm coronavirus, đã không được thực hiện khi hàng hóa cập cảng Trung Quốc vào cuối tháng 10 vừa qua.
Trong một tuyên bố, Senasa, cơ quan an toàn thực phẩm của chính phủ Á Căn Đình, cho biết đây “là lần đầu tiên một trường hợp như thế này được báo cáo liên quan đến một sản phẩm của Á Căn Đình kể từ đầu đại dịch”. Senasa quyết liệt khẳng định rằng thịt bò của Á Căn Đình luôn ở trong tình trạng hoàn hảo và đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn vệ sinh.
Hôm thứ Sáu, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đình chỉ việc nhập khẩu từ nhà sản xuất thịt bò Frigorifico Gorina của Á Căn Đình trong bốn tuần.
Đây vẫn chưa phải là vấn đề lớn, nhưng chuyện này đã làm gia tăng mức độ căng thẳng trong ngành thịt của Á Căn Đình mà khách hàng chính là Trung Quốc.
Á Căn Đình có 90 nhà sản xuất thịt được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm nay, Á Căn Đình đã xuất khẩu 320,892 tấn thịt bò sang Trung Quốc, nhiều hơn gần 15% so với cùng kỳ năm 2019. Con số này chiếm 73% tổng doanh số bán thịt bò của Á Căn Đình.
Đối với Senasa, thật khó để xác định nguồn gốc của coronavirus trên bao bì bên ngoài của lô hàng vì sau khi nhập cảng Thượng Hải, nó đã được xử lý và chuyển vào các kho lạnh của Trung Quốc.
Một số người giải thích biện pháp này là do Trung Quốc muốn gây áp lực lên giá thịt thế giới. Hiện tại, một tấn thịt bò có giá 4,500 Mỹ Kim.
Source:Asia News
3. Trung tâm Nghiên cứu Pew nói các hạn chế của các nhà cầm quyền đối với tôn giáo đang ở mức cao nhất
Trong báo cáo mới nhất của mình, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết các hạn chế của các nhà cầm quyền đối với các tôn giáo đang ở mức cao nhất kể từ khi trung tâm bắt đầu theo dõi tình trạng tự do tôn giáo trên thế giới vào năm 2007. Theo báo cáo mới của Pew, 56 quốc gia đã đạt mức hạn chế tôn giáo “cao” hoặc “rất cao” từ năm 2018.
“Trong năm 2018, mức trung bình toàn cầu về các hạn chế của các chính phủ đối với các tôn giáo – bao gồm luật lệ, chính sách và các hành động của các quan chức ảnh hưởng đến niềm tin và thực hành tôn giáo - tiếp tục tăng, đạt mức cao nhất mọi thời đại kể từ khi Trung tâm nghiên cứu Pew bắt đầu theo dõi các xu hướng này vào năm 2007,” báo cáo của Pew ngày 10 tháng 11 cho biết như trên. Năm 2017, Pew ghi nhận một mức gia tăng “tương đối khiêm tốn”, nhưng các năm sau đó những hạn chế đã tiếp tục “gia tăng đáng kể”.
Theo phân tích của Pew, khu vực Trung Đông và Bắc Phi là khu vực đáng quan ngại nhất. Mười tám quốc gia, chiếm 90% khu vực, có những hạn chế rất gắt gao hết năm này sang năm khác đối với các tôn giáo không phải là Hồi Giáo.
Tuy nhiên, Á châu và Thái Bình Dương được kể là khu vực trong đó các hạn chế của các chính phủ đối với các tôn giáo không ngừng gia tăng. Ví dụ, vào năm 2018, 31 quốc gia trong khu vực Á châu - Thái Bình Dương đã chứng kiến việc chính phủ sử dụng vũ lực đối với các tôn giáo, nghĩa là tăng so với con số 26 quốc gia vào năm 2017.
Trung Quốc xếp hạng kém nhất trong chỉ số của Pew về các hạn chế của chính phủ đối với các tôn giáo. Các hạn chế của bọn cầm quyền Bắc Kinh bao gồm việc nghiêm cấm các nhóm tôn giáo như Pháp Luân Công và một số nhóm Kitô Giáo. Bọn cầm quyền cũng ngăn chặn một số thực hành tôn giáo, đột kích nơi thờ phượng, giam giữ và tra tấn người dân. Nó đã tiếp tục một chiến dịch giam giữ quy mô lớn những người Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương, với ít nhất 800,000 người bị giam giữ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết các cơ sở giam giữ được thiết kế để xóa bản sắc tôn giáo và sắc tộc. Bên cạnh đó, bọn cầm quyền Trung Quốc còn chế ra một thứ tôn giáo mới trong đó dân chúng phải thờ phượng Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình như những đấng cứu tinh hay các vị thánh sống.
Các vấn đề vẫn tiếp tục ở Trung Đông và Bắc Phi. Trong số các quốc gia đông dân nhất, các hạn chế tôn giáo cao nhất được tìm thấy ở Ấn Độ, Ai Cập, Indonesia, Pakistan và Nga.
Source:Catholic News Agency
4. Đức Hồng Y Vela Chiriboga, Tổng giám mục hiệu tòa của Quito, qua đời ở tuổi 86
Đức Hồng Y Raúl Eduardo Vela Chiriboga, người từng là Tổng giám mục của Quito từ năm 2003 đến năm 2010, qua đời hôm Chúa Nhật sau khi trải qua vài tuần trong một trung tâm chăm sóc giảm đau.
Đức Hồng Y Vela, 86 tuổi, chết vì nguyên nhân tự nhiên tại Viện Dưỡng Lão Thánh Camilô ở Quito ngày 15 tháng 11, tổng giáo phận đã cho biết như trên hôm 16 tháng 11.
Tổng giáo phận cho biết thêm là Đức Hồng Y đã được chăm sóc giảm đau tại Viện Dưỡng Lão “trong vài tuần qua do các biến chứng sức khỏe khác nhau”.
Cha Alberto Redaelli, giám đốc Viện Dưỡng Lão Thánh Camilô, nói với tổng giáo phận rằng vị Hồng Y qua đời “cùng với gia đình và bạn bè thân thiết nhất của ngài” và “những giây phút trước khi ngài qua đời, họ đã đọc Kinh Chiều”.
Thánh lễ an táng đã diễn ra vào ngày 17 tháng 11 lúc 10:00 sáng tại nhà thờ chính tòa Quito.
Hội Đồng Giám Mục Ecuador cho biết các ngài “thương tiếc sự mất mát của Đức Hồng Y, nhưng chúng tôi được an ủi khi biết rằng với tư cách là một tôi tớ trung tín, ngài sẽ được Thiên Chúa đón nhận vào vinh quang. Chúng tôi cảm ơn Chúa vì sự cống hiến quảng đại của ngài cho Giáo hội và nhân dân Ecuador, và xin tất cả các tín hữu hãy cầu nguyện cho ngài được yên giấc ngàn thu.”
Đức Hồng Y Vela sinh ngày 1 tháng 1 năm 1934. Ngài học triết học và thần học tại Đại Chủng viện San José ở Quito và được thụ phong linh mục của Giáo phận Riobamba ngày 28 tháng 7 năm 1957.
Năm 1969, ngài được bổ nhiệm làm thư ký của Hội Đồng Giám Mục Ecuador.
Ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của Guayaquil ngày 20 tháng 4 năm 1972 và làm thư ký của Hội Đồng Giám Mục từ năm 1972 đến năm 1975.
Vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Azogues, nơi ngài phục vụ cho đến năm 1989 khi được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận quân đội Ecuador. Ngài phục vụ trong cương vị đó cho đến năm 2003, khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục của Quito.
Ngài giữ chức Tổng giám mục của Quito cho đến ngày 11 tháng 9 năm 2010, khi ngài đến tuổi 76 tuổi. Ngài được nâng lên hàng Hồng Y vào tháng 11 năm đó.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ định ngài làm đặc sứ tại Đại hội Thánh Thể và Đức Mẹ toàn quốc lần thứ 10 của Peru được tổ chức tại Piura vào năm 2015, đồng thời phong ngài làm đặc sứ của Đức Thánh Cha trong lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất của Thánh Rosa thành Lima, được tổ chức vào năm 2017 tại Peru.
Vào năm 2015, ngay trước Thượng hội đồng về Gia đình, Đức Hồng Y Vela đã nói với CNA rằng “ Giáo hội là kho lưu trữ của đức tin, và đức tin là lời dạy của Chúa Giêsu: chúng ta không thể đi ngược lại giới răn của Ngài”. Ngài phản đối những đòi hỏi phá bỏ các truyền thống của Giáo Hội.
Source:Catholic News Agency