Ngày 20-11-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vị vua không quân đội
Lm. Phêrô Hồng Phúc
09:14 20/11/2010
Vị Vua Không Quân Đội

Nếu tạm định nghĩa vua là người nắm tối thượng quyền trong một vương quốc thì Chúa Giêsu là vị vua không quân đội và không lãnh địa. Trước toà Philatô, Chúa Giêsu đã công khai tuyên bố điều đó: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng thực ra Nước tôi không thuộc chốn này” (Ga 18, 36). Sứ mệnh của Ngài là: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18, 37). Thế nhưng vị vua không quân đội và không lãnh địa này lại đã làm cho người ta sợ hãi.

Người đầu tiên sợ hãi là Philatô, ông hỏi Chúa Giêsu: “Sự thật là gì?” nhưng ông không đủ can đảm đối diện với sự thật. Ông đã bỏ ra ngoài để tránh phải lắng nghe và đối diện với sự thật.

Thành phần thứ hai là các thượng tế Do Thái, với tư cách là giới lãnh đạo, các thượng tế này quá hiểu nỗi nhục mất nước và niềm đau phải nộp thuế cho vua Xê-da. Vậy mà khi phải đối diện với vị vua không quân đội, họ đã sợ vị vua này hơn là sợ thế lực thống trị của Rôma và vì sợ hãi, họ muốn giết Ngài và đã công khai trơ trẽn thưa với Philatô rằng: “Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xê-da” (Ga 19, 15).

Thành phần thứ ba có thêm các người Pha-ri-sêu đi cùng các thượng tế xin Philatô cho lính canh mộ đến ngày thứ ba. Họ sợ Lời Chúa phán trước “Sau ba ngày, Ta sẽ trỗi dậy”(Mt 27, 63).

Ngược lại, dân chúng lại là những người sớm cảm nhận được Nước Chúa. Ngay từ bài giảng đầu tiên tại Hội đường Ca-phác-na-um “Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư” (Mc 1, 22). Họ là những người được chứng kiến việc Chúa làm: “Người mù xem thấy, kẻ què đi được, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Mt 11,5). Chính những người mù lại nhận thức Chúa là ánh sáng để xin Chúa cho được nhìn thấy. Đặc biệt người mù từ khi mới sinh lại nhận thức rõ quyền năng Thiên Chúa hơn các người Pha-ri-sêu. Khi đọc lại trích đoạn đối thoại giữa họ ta thấy rõ điều đó:

“Họ liền mắng nhiếc anh: “Có mày mới là môn đệ ông ấy, còn chúng ta, chúng ta không biết ông Giêsu ấy bởi đâu mà đến” Anh đáp: “Kể cũng lạ thật ! Các ông không biết ông ấy bởi đâu mà đến, thế mà ông ấy lại là người đã mở mắt tôi ! Chúng ta biết: Thiên Chúa không nhận lời những kẻ tội lỗi; còn ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý của Người, thì Người nhận lời kẻ ấy. Xưa nay chưa hề nghe ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì” (Ga 9, 28-33).

Cả người chết cũng nghe được tiếng Chúa và vâng Lời Người:

Bắt đầu từ một em bé “Người cầm lấy tay nó và nói: “Ta-li-tha-kum”, nghĩa là: “Này bé, Thầy truyền cho con trỗi dậy đi!” Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười hai tuổi. Và người ta kinh ngạc sững sờ (Mc 5,41-42).

Rồi đến một thanh niên: “Đức Giêsu nói: “Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy!” Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ. (Lc 7,14-15).

Sau nữa là La-da-rô: “Người kêu lớn tiếng: Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ!” Người chết liền đi ra chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn. (Ga 11,43-44).

Đó là “lãnh địa” của Chúa Giêsu. Ngài thống trị vương quốc mà không một vua chúa thế gian nào có thể với tay tới. Nước Ngài là Nước sự thật, Nước bác ái, Nước công bình, Nước sự sống, Nước ơn phúc, Nước hoà bình !

Có thể thấy vai trò của các vua chúa quan quyền thế gian là vật chất và hưởng thụ như trong hình ảnh dụ ngôn: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, mới nghĩ bụng rằng: “Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu !” Rồi ông ta tự bảo: “Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã !” Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: “Đồ ngốc ! nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” (Lc 12, 16-20). Ai là người đòi mạng của nhà phú hộ kia ? Tiếng nói cuối cùng đó là quyền năng của Đức Giêsu Kitô Vua. Quyền năng của Ngài là quyền năng tuyệt đối. Mọi vua chúa quan quyền đều có lúc khởi sự, nhưng chỉ mình Ngài mới kết thúc. Vì chỉ có mình ngài tự xưng “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn năng” (Kh 1,8).

Lạy Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ

Nước của Chúa là thánh thiện và yêu thương.
Quyền năng của Chúa là bao dung và cứu độ.
Xin cho chúng con được luôn ý thức mỗi ngày khi đọc Kinh Lạy Cha:
“Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng
Nước Cha trị đến”
Trị đến trong tâm hồn con,
Trị đến trong gia đình con,
Trị đến trong đất nước con
Và trị đến trên toàn thế giới. Amen.


 
Khuôn thước nước Vua Giêsu
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:16 20/11/2010
Khuôn thước nước Vua Giêsu

Trong dân gian, những quốc gia đất nước theo thể chế vua chúa có truyền thống cha truyền con nối. Vua của đất nước quốc gia đó. Và đất nước quốc gia đó thuộc về vua.

Chúa Giêsu qủa quyết „ Tôi là vua, nhưng vương quốc tôi không thuộc về thế giới đất nước trần gian này“

Như thế có ý nghĩa gì? Phải chăng Chúa Giêsu muốn nói ngài không có liên quan gì với thế giới trần gian này?

Trong Phúc âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu nói đến trần gian không theo ý nghĩa nơi chốn địa lý, nhưng theo ý nghĩa một tình trạng sinh sống.

Nơi khác, Chúa Giêsu cầu nguyện cho Giáo Hội: xin đừng đem Giáo Hội ra khỏi trần gian, nhưng gìn giữ Gíao Hội khỏi mọi sự dữ ở trần gian ( Ga 17,15)

Chúa Giêsu cũng khẳng định với các Môn đệ: họ sống ở trong thế giới trần gian.

Như thế, vương quốc của Chúa Giêsu không phải là không có liên quan gì với thế giới trần gian. Nhưng nước của Vua Giêsu có nguyên ủy nguồn gốc khác.

Lời khẳng định của Chúa Giêsu:“ Tôi là vua, nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này“, không có ý chống lại những vương quốc đất nước trần gian. Ngài cũng không có ý kêu gọi chỉ còn biết tuân phục một mình Thiên Chúa thôi. Nhưng nhấn mạnh đến mức bậc thang ý nghĩa tinh thần đạo giáo.

Là Kitô hữu, môn đệ Chúa Kitô, vừa là công dân sinh sống trong xã hội đất nước ở trần gian, vừa là công dân đạo giáo trong nước trời của Vua Giêsu, cần có sự phân biệt cân nhắc về gía trị trong cung cách nếp sống.

- Người có quyền thế trong nước trần gian nắm vững những người dưới quyền mình, người sinh sống trong quốc gia đất nước.

Trong nước của Vua Giêsu, người có quyền cao chức trọng, không như thế. Trái lại, họ phải kiểm soát chế ngự làm chủ chính mình.

-Trong thế giới trần gian được kể là vua, là người có quyền thế, vì họ tập họp thu tập được nhiều người. Vương quốc đất nước càng to lớn, càng có nhiều người, sức mạnh quyền uy càng nổi bật có thế gía.

Trong đức tin đạo gíao, được kể là vua, là người trên, chính là người phục vụ người khác. Sự phục vụ không tùy thuộc vào số lượng nhiều hay ít, nhưng tùy thuộc vào bản chất nội dung sự hy sinh dấn thân.

- Trong thế giới buôn bán thương mại, được kể là vua, người nào có cung cách tiêu thụ được nhiều hàng hóa sản phẩm trong mọi lãnh vực như âm nhạc, giải trí, sách báo, quảng cáo…

Trong thế giới của Vua Giêsu thì trái lại, mỗi người có một gía trị riêng. Mỗi người là một bản chính hình ảnh do Thiên Chúa tạo dựng nên có một không hai, cùng không thể đem ra buôn bán được như một món hàng một sản phẩm. Mỗi người đều được Thiên Chúa yêu thương.

- Trong thế giới quyền lực, người quan trọng thành công, là người thu thập kiếm được đa số tiếng nói (lá phiếu bầu cử) ủng hộ cho mình.

Trái lại, trong thế giới của Vua Giêsu, người làm lớn, người trên, là người dấn thân làm sao cho tiếng nói tâm tư của riêng mình và của người khác góp phần vào sự ca ngợi Thiên Chúa.

Nước của Vua Giêsu Giêsu không thuộc về trần gian này, không phải vì trần gian chỉ toàn xấu xa sự dữ. Nhưng thước đo về gía trị đời sống trong nước Vua Giêsu là khuôn thước giúp cho đời sống làm người ở trần gian trở nên tốt lành hữu ích, hầu tránh giảm bớt sự xấu, sự dữ trong đời sống.

Sự hy sinh dấn thân chịu chết trên Thánh gía của Vua Giêsu, mà chúng ta trông nhìn thấy ở thánh đường cũng như ở nhà riêng mình, là hình ảnh thứơc đo của nước Vua tình yêu.

Nước tình yêu của vua Giêsu hằng chiếu tỏa khắp nơi, ngay cả trong nhà tù, nơi đức cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận xưa kia bị giam cầm trong những lúc đen tối nhất của cuộc đời.

Đức cố Hồng Y tâm sự. „ Sợi dây và cây Thánh Gía này (ngài làm bện trong nhà tù)tôi luôn đeo mỗi ngày, không phải bởi vì chúng là kỷ niệm của thời gian ở tù, nhưng vì chúng giúp tôi thấy xác tín sâu xa lời luôn nhắn nhủ tôi: chỉ có tình yêu Chúa Kitô mới có thể thay đổi con tim, chứ không phải khí giới, các lời đe dọa và các phương tiện truyền thông.

Chính tình yêu chuẩn bị con đường cho việc loan báo tin mừng.

Omnia vincit amor, tình yêu thắng mọi sự!”
 
Đẹp thay hai chữ cám ơn
Thanh Tâm
11:23 20/11/2010
Tạ ơn là tâm tình hết sức dễ thương giữa con người với con người, giữa con người với Trời Đất hay Thượng Đế. Tạ ơn cũng là tâm tình hết sức bình thường vì đời sống con người là một chuỗi tương quan với Trời, với Đất và với nhau.

George Washington, một vị tổng thống nổi tiếng của Hoa Kỳ đã sống tâm tình tạ ơn ấy hết sức tuyệt vời. Ngay cái ngày lên cầm quyền, ông đã chọn ngày 26 tháng 11 năm 1789 là ngày Lễ Tạ Ơn chung cho toàn quốc. Có lẽ trong thâm sâu, ông chân nhận tất cả những gì mình có đều do bởi Ơn Trên để rồi đánh dấu ngày ông bắt đầu lãnh đạo bằng cái ngày Tạ Ơn. Cũng chính vì sống tâm tình tạ ơn ấy mà cả cuộc đời của ông, ông luôn cảm thấy hạnh phúc vì ông sống trong vòng tay ân phúc của Trời và của người.

Có lẽ không phải một mình George Washington nhưng nhiều và nhiều người đã ấp ủ và sống lòng biết ơn với người và với Trời !

Tạ ơn ! Cám ơn ! Thật ra nói thì dễ nhưng để sống tâm tình tạ ơn, cám ơn không đơn giản chút nào cả. Có những người hết sức coi thường khi đón nhận tình cảm từ người khác để rồi tương quan của họ với người khác cứ nhạt dần.

Một câu chuyện không vui về hai chữ biết ơn vừa mới đến: Chuyện là có gia đình kia hai anh em sống chung với nhau, anh cũng có gia đình và em cũng có gia đình. Vì lạ nước lạ cái nơi đất khách quê người nên người anh đã cưu mang người em sống chung với mình cho đỡ phần hao tốn. Hai nhà sống chung với nhau kẻ ở tầng trên người tầng dưới. Người anh thấy cả gia đình người em bị ho và rồi đi mua kẹo ho về cho gia đình người em. Người anh tế nhị để trong phòng người em. Hai, ba ngày trôi qua chẳng hề thấy người em động tĩnh gì với hai tiếng “cảm ơn”. Người anh thắc mắc bèn thỏ thẻ với vợ về hành vi thiếu tế nhị của gia đình chú em. Người anh thì hết sức thương em mình, đã bỏ công bỏ của lãnh em sang trời Mỹ nhưng người em hình như không cảm được tấm lòng của anh. Khi người anh giúp đỡ em thì người anh chẳng hề toan tính thiệt hơn, cũng chẳng mong nhận lời cảm ơn từ gia đình người em nhưng cách cư xử của người em nó như thế nào đó và thật khó lý giải.

Nghe chưa kịp xong tâm tình thiếu tế nhị, thiếu lòng biết ơn ấy của gia đình nọ thì lại nghe một chuyện không hay về một vị nọ.

Vị ấy cũng không còn trẻ và cũng chẳng gọi là già. Sau khi sức khỏe có vấn đề thì anh em mang về dưỡng đường để mà chăm sóc. Sau hơn tháng miệt mài chăm sóc. Anh em nhận được một thái độ hết sức kỳ lạ từ vị ấy: Ở đây không an tâm ! Ở đây lo trôi nổi lắm ! Không bảo đảm được tính mạng … ở đây tạp nham lắm !

Không an tâm sao ? Trôi nổi sao ? Tạp nham sao ? Nghe đâu khi chi phí khám chữa lên đến 100 triệu mà anh em đóng ngay không một phút do dự. Nghe đâu lúc nào cũng có người ở bên chăm sóc chứ chưa hề bỏ vị ấy giây phút nào !

Cũng hiểu, cũng thông cảm cho tâm trạng đau bệnh nhưng được đào tạo rất kỹ trong nhà tu nhưng tại sao lại cư xử như thế với anh em ? Vị ấy có biết rằng vị ấy được hạnh phúc hơn biết bao nhiêu người xung quanh chăng ? Vị ấy có biết rằng bao nhiêu người nghèo, bao nhiêu bệnh nhân có nằm mơ cả tháng cũng chẳng được chăm sóc như vị ấy ?

Thế đấy ! Ngày mỗi ngày ta sống xung quanh sự bao bọc, sự chở che của biết bao nhiêu người nhưng thử hỏi tâm tình biết ơn của ta để đâu !

Từ bát cơm, từ ly nước ta hưởng dùng đâu tự nhiên ở trên trời rơi xuống ! Bát cơm, ly nước ấy có tự biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt của bao người.

Từ con đường sạch sẽ ta đi lại, ống cống thoát nước trước cửa nhà ta cũng đâu tự nhiên mà có ! Con đường sạch ấy, ống thoát nước ấy có được cũng do bởi bao mồ hôi và nước mắt của những người công nhân quét rác và nhân viên cầu cống.

Còn nhiều và nhiều điều quanh ta cũng chẳng tự nhiên ở trên trời rơi xuống. Tất cả là hồng ân của Thiên Chúa và tất cả là ân huệ của người khác.

Lẽ nào ta nhận ơn từ Thiên Chuá và từ người khác mà lòng ta cứ trơ ra như gỗ đá chăng ?

Trong tâm tình mừng lễ, mừng kỷ niệm ngày lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ mỗi người chúng ta nên chăng cũng “mừng ké” ngày lễ ấy vì lẽ Tạ Ơn cũng là tâm tình của mỗi người chúng ta.

Cám ơn, tạ ơn là tâm tình nhỏ bé và dễ thương của mỗi người. Ai đã sống tròn đầy cái tâm tình cám ơn và tạ ơn cảm thấy hết sức lạ lùng. Khi ta sống tròn đầy tâm tình tạ ơn, cám ơn ấy bỗng dưng ta lại nhận nhiều và nhiều hơn khi ta bày tỏ tâm tình ấy với Thiên Chúa, với tha nhân.

Hình như càng cảm ơn, càng tạ ơn ta lại càng nhận được nhiều ơn thì phải !
 
Vinh Danh Giêsu Kitô Vua - Trong Chúa Cha và Thánh Thần
Tuyết Mai
13:03 20/11/2010
Chúa Nhật Thứ 34 Mùa Thường Niên, Năm C

Trước tiên chúng ta phải cảm tạ Thiên Chúa Cha đã yêu thương con cái nhân loại, một tình yêu bao la không bờ bến. Ngài chỉ đòi hỏi nhân loại chúng ta tự ngàn xưa và nay là hãy sống một cuộc sống lành mạnh và thánh thiện. Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy!. Thế mà xem ra không một con cái trần gian nào của Chúa có thể theo được 2 giới răn vô cùng dễ dàng đó!??. Thế mà xem ra không ai muốn giữ 2 giới răn đó của Chúa. Con người nhân loại chúng ta thật xem thường 2 giới răn ấy! Có nghĩa là xem thường một Thiên Chúa rất quyền năng của chúng ta. Có phải vì chúng ta quá ỷ y vào tình yêu của Ngài đã dành cho chúng ta mà tất cả đã trở thành như hư hỏng và bất trị?.

Trong thời Cựu Ước, chúng ta thấy được Thiên Chúa Cha, Ngài nghiêm khắc vô cùng, đối với những con cái hư hỏng, tội lỗi, và sa đọa của Ngài. Như chuyện gia đình ông Noah cả thành bị Thiên Chúa Cha giáng phạt chẳng hạn, thì không ai mà không được biết. Con người ta thì đang linh đình ăn uống, nhậu nhẹt, bê tha, đàng điếm, tội lỗi; không ai biết sẽ xẩy ra chuyện gì thật kinh khủng ngay trên bản thân, gia đình, và bạn bè của họ?. Chuyện của Noah, Chúa đã cho một trận mưa lũ dài suốt 40 ngày đêm, chỉ có gia đình ông Noah và gia súc của ông là được sống sót, còn tất cả mọi thứ từ con người cho đến súc vật và tất cả trên mặt đất đều bị chết trôi và không còn thấy sự sống nào cả!. Kế đến là chuyện Chúa đã sửa phạt một thành tội lỗi khác; đứng xa xa chỉ thấy cả thành là một biển lửa đỏ. Từ con người, súc vật, và tất cả mặt đất đã bị thiêu hủy và tàn rụi; thành một đống tro tàn khổng lồ khác hơn chuyện của Noah là cả thành đã chết vì nước lũ.

Sau hai chuyện trên và những chuyện sửa dậy rất ngặt của Chúa xem chừng như làm cho Ngài cảm thấy quá tay chăng!?. Con người đã lên tiếng kêu ca và trách oán Ngài quá chăng? Vì Ngài đã trừng trị con cái của Ngài không dung tha, không tha thứ, không cho họ có thời gian ăn năn hối lỗi, và biến họ mất tiêu luôn không còn một dấu vết gì cả!. Chắc Ngài đã cảm thấy rằng sự sửa dậy của Ngài không là thích nghi và không đúng cách với con người trần gian nên Ngài đã thay đổi bằng một cách khác thích nghi hơn và hữu hiệu hơn. Cách này Ngài nghĩ rằng có tình người hơn và giúp cho con người hướng thiện hoàn hảo hơn; không gì bằng chính Con Người sẽ dậy cho con người. Và Ngài đã ban cho nhân loại chúng ta chính Con yêu quý duy nhất của Ngài là Đức Chúa Giêsu; Ngôi Hai Thiên Chúa ra đời, được sinh hạ xuống trần trong hang Bêlem của một đêm đông thật lạnh giá có tuyết phủ dầy. Dưỡng phụ và dưỡng mẫu của Ngài không ai khác là Đức Mẹ Đồng Trinh Maria và Thánh Cả Giuse. Cả hai đã giữ tiết trinh và thề một lòng sống dâng mình cho Thiên Chúa. Sự tuyển chọn của Đức Chúa Cha, tìm Người trần thế để xứng đáng với chức bậc làm cha mẹ nuôi cho con của Ngài quả thật không sai và rất xứng đáng. Và thế là Con Chúa Đức Giêsu, Ngài đã được sinh ra đời.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Sức khỏe phải là một ưu tiên của các chính phủ
Bùi Hữu Thư
03:43 20/11/2010
Điệp văn của Đức Thánh Cha Benedict XVI

ROME, 18 tháng 11, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã mời gọi các chính phủ và các cơ quan quốc tế coi sức khỏe là một trong những ưu tiên chính của họ. Ngài đã nhấn mạnh khi mong ước rằng người ta tôn trọng “dù cho có đi ngược trào lưu”, những giá trị đạo đức căn bản, vì đó là việc tôn trọng đời sống và phẩm giá con người.

Đức Thánh Cha đã gửi một điện văn cho Đức Tổng Giám Mục Zygmunt Zimowski, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ Y Tế, nhân dịp hội nghị quốc tế lần thứ 25 do hội đồng này tổ chức, vào hai ngày 18 và 19 tháng 11, với chủ đề “Caritas in Veritate – Cho những dịch vụ săn sóc sức khỏe công bằng và nhân bản.” Hội Đồng Giáo Hoàng năm nay mừng dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập.

Trong điện văn của ngài, do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh đọc, Đức Thánh Cha đã mời gọi việc “phải trao cho các hệ thống y tế một bộ mặt thật sự nhân bản.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã viết: “Công bằng về y tế phải nằm trong các ưu tiên chính của chương trình của các chính phủ và các cơ quan quốc tế,” ngài lưu ý là phải chống các “ý kiến và các quan niệm nguy hại”: “Y tế sinh sản, việc tìm kiếm các kỹ thuật nhân tạo để cấy thai, gây nên sự tiêu diệt các phôi thai, hay việc hợp pháp hóa an lạc tử.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh khi ngài mời gọi việc gìn giữ và làm nhân chứng cho “tình yêu đức công bằng, việc bảo vệ đời sống từ lúc thụ thai cho đến khi qua đời cách tự nhiên, việc kính trọng phẩm giá của tất cả mọi con người, dù có phải đi ngược trào lưu: vì những giá trị đạo đức căn bản là di sản chung của nền luân lý hoàn vũ và là nền tảng của sự chung sống một cách dân chủ. ”

Về vấn đề này, Đức Thánh Cha đã kêu gọi một “nỗ lực chung” của tất cả mọi người, và nhất là “một sự biến cải sâu xa cái nhìn nội tâm, để nhân loại biết cách sống trên trái đất này trong an bình và công lý, biết phân phối một cách công bằng đất đai và tài nguyên thiên nhiên cho tiện ích của mỗi người nam và nữ.”

Một sự công bằng trong việc phân phối các dịch vụ y tế

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh: “Sức khỏe là một điều quý giá cho cá nhân và tập thể, cần được khuyến khích, bảo toàn, và dành cho các phương tiện, tài nguyên và năng lực cần thiết để cho có nhiều người hơn được thụ hưởng. Tiếc thay, ngày nay vấn đề này vẫn còn tồn tại ở nơi rất nhiều dân tộc trên thế giới, vì họ không đến được với những tài nguyên cần thiết để thỏa mãn những nhu cầu căn bản của họ.”

Đức Thánh Cha đã ước mong rằng người ta sẽ làm việc hăng hái hơn “ở nhiều đẳng cấp, để cho quyền lợi về sức khỏe trở nên hữu hiệu.” Ngài cũng lưu ý chống lại việc chú ý đến sức khỏe với cơ nguy là “biến thành việc tiêu thụ các dược phẩm, các phương pháp chữa trị và giải phẫu, khiến cho trở nên gần như là một việc tôn thờ thân thể.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nhắc đến sự khó khăn của nhiều triệu người “không đạt tới được những điều kiện sinh sống tối thiểu và có được các thuốc men cần thiết để săn sóc sức khỏe.”

Ngài tiếp, “Điều quan trọng là phải thành lập một sự công bằng đích thực về việc phân phối các dịch vụ y tế đảm bảo cho tất cả mọi người, trên căn bản của những nhu cầu khách quan, những trị liệu được điều chỉnh. Kết quả là thế giới y tế không thể bất tuân theo các quy luật về luân lý khiến cho biến thành phi nhân.”

Để chấm dứt, Đức Thánh Cha đã kêu gọi những ai đang đau khổ “hãy sống với bệnh tật như một cơ hội có ân sủng để tăng trưởng trên đàng thiêng liêng, để tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô và đóng góp cho tiện ích chung của thế giới.”
 
Đức Giáo Hoàng sẽ viếng thăm nước Đức vào năm 2011
Tiền Hô
11:34 20/11/2010
.Hội Đồng Giám Mục Đức cho biết, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ thực hiện một chuyến thăm chính thức đến nước Đức quê hương ngài vào cuối năm 2011. Chuyến thăm rất có thể sẽ diễn ra trong Tháng Chín. Việc sắp xếp cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI về quê hương đang tiến hành, sau khi Đức Giáo Hoàng nhận lời mời của Tổng Thống Đức Christian Wulff.

Theo một tuyên bố từ Hội Đồng Giám Mục Đức thì Đức Giáo Hoàng sẽ đến Tổng Giáo Phận Berlin, Freiburg và Erfurt vào cuối năm 2011. Đức Tổng Giám Mục Robert Zollitsch - Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức cho biết chuyến thăm này sẽ là "một thời điểm quan trọng trong đời sống của đất nước chúng tôi". Đức Tổng Giám Mục Zollitsch nói thêm: "Tôi tin chắc rằng Ngài sẽ là một nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều người".

Chuyến thăm dự kiến này sẽ là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đến Đức, mặc dù Ngài đã từng xuất hiện tại Cologne khi thành phố này đăng cai Đại hội Giới trẻ Thế giới vào năm 2005, và quê nhà Bavaria của ngài vào năm 2006. Hàng ngàn người dự kiến sẽ chào đón chuyến thăm cấp nhà nước này. Lời mời đã được ông Christian Wulff đưa ra vào Tháng Mười. Ông Wulff nói rằng, "Niềm vui đặc biệt và vinh dự cho tôi và cho nhiều người ở nước tôi khi chào đón Đức Thánh Cha đến đất nước của Ngài nhân dịp kỉ niệm 60 năm Ngài thụ phong linh mục".

Cuộc Mật Nghị Tháng Tư năm 2005 đã bầu Đức Hồng Y người Đức Joseph Ratzinger làm Giáo Hoàng kế vị Đức Gioan Phaolô II, đó là một niềm tự hào to lớn ở Đức - quốc gia vốn có khoảng 30% người Công giáo. Chuyến thăm chính thức cuối cùng của một vị Giáo hoàng đến nước Đức là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1996.
 
Trung Quốc: An ninh chặt chẽ trong cuộc tấn phong giám mục bất hợp thức.
Tiền Hô
11:36 20/11/2010
Thừa Đức, ngày 20 Tháng Mười Một 2010 (UCANEWS) - Hôm nay, Cha Joseph Guo Jincai được thụ phong giám mục đầu tiên của Giáo phận Thừa Đức, phía bắc tỉnh Hà Bắc mà không được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn, dưới sự giám sát chặt chẽ của các quan chức chính quyền địa phương.

Hơn 100 tín hữu và hàng chục quan chức chính phủ tham dự Thánh Lễ tấn phong này tại nhà thờ ở thị trấn Bình Tuyền. Khu vực này được bao vây bởi khoảng 100 cảnh sát đồng phục và thường phục. Máy ảnh bị cấm dùng trong nhà thờ và điện thoại di động trong khu vực bị mất tín hiệu. Buổi lễ được tiến hành suôn sẻ, theo một nguồn tin giáo hội nói với ucanews.com. Tám giám mục công khai có hiệp thông với Đức Giáo Hoàng đã đặt tay mình trên đầu vị tân giám mục. Một số nhân chứng nói rằng, các ngài "có vẻ căng thẳng" khi thực hiện nghi thức này.

Đức Giám Mục Phêrô Fang Jianping của Giáo phận Đường Sơn chủ phong, phụ phong là Đức Giám Mục Giuse Zhao Fengchang của Giáo phận Liêu Thành và Đức Giám Mục Giuse Li Shan của Giáo phận Bắc Kinh. Các Đức Giám Mục: Phaolô Pei Junmin của Giáo phận Liêu Ninh (tỉnh Thẩm Dương), Phaolô Meng Qinglu của Giáo phận Hô Hòa Hạo Đặc, Phêrô Phong Xinmao của Giáo phận Hành Thủy, Giuse Li Liangui của Thương Châu và Đức Giám mục phó Phanxicô An Shuxin của Giáo phận Bảo Bình cũng như khoảng 20 linh mục khác đồng tế Thánh lễ. Nhiều giám mục đã bị quan chức chính phủ thúc ép trong vài ngày qua để tham gia vào cuộc tấn phong này. Còn Đức Giám Mục nghỉ hưu Gioan Liu Jinghe của Giáo phận Đường Sơn, người mà chính phủ vẫn thường theo dõi, đã bị đẩy khỏi vị trí của mình vào ngày 17 Tháng Mười Một vì từ chối tham dự cuộc tấn phong này.

Đây là cuộc tấn phong giám mục bất hợp thức đầu tiên tại Trung Quốc trong vòng bốn năm qua, các áp lực mà các giám mục hợp thức phải chịu để tham gia buổi lễ này đã gây ra nhiều tranh cãi. Giám mục Guo là giám mục bất hợp thức đầu tiên kể từ khi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI gửi thư cho người Công giáo Trung Quốc vào năm 2007. Đó là lá thư nhắc lại quan điểm của Vatican là Đức Giáo Hoàng có "quyền tinh thần tối cao" trong việc bổ nhiệm giám mục. Nhiều nhà quan sát xem lá thư này như là một bước ngoặt trong cuộc hành trình của Giáo Hội tại Trung Quốc để trở lại đời sống bình thường Giáo Hội.

Thụ phong linh mục vào năm 1992, Giám Mục Guo làm Phó Tổng Thư Ký của Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) và làm đại biểu Công giáo tại Quốc Dân Đại Hội, hay còn gọi là Quốc hội Trung Quốc.

Nguồn tin Giáo hội cho biết, giáo dân ở Thừa Đức, những người đơn giản đặt niềm tin và lòng kính trọng Đức Giáo Hoàng, đã không có sự lựa chọn mà phải chấp nhận vị giám mục mới này cho tình hình chính trị. "Sau hết, danh tiếng của Giám Mục Guo giữa tín hữu địa phương không phải là xấu", một người Công giáo ở Bình Tuyền nói với ucanews.com. Nhưng cũng có những giáo dân khác cảm thấy sự việc này mang lại sự hổ thẹn cho Giáo Hội.

Từ khi tin tức về cuộc tấn phong nổ ra hồi đầu tuần thì đã xuất hiện các cuộc thảo luận nóng bỏng trong các chatroom (tán gẫu trên internet), trong khi đó, các trang web Công giáo thì được lệnh phải xóa các tin tức về đề tài này. Phát biểu với ucanews.com sau buổi lễ, ông Phó Chủ tịch CCPA là Antôn Liu Bainian đã đổ lỗi cho Vatican về sự tấn phong bất hợp thức này. "Chúng tôi đã làm những gì chúng tôi có thể để cải thiện quan hệ Trung Quốc-Vatican", Liu viện dẫn là trong năm nay đã có 10 vị giám mục đã được tấn phong với sự chấp thuận của cả Đức Giáo Hoàng và chính phủ. Ông còn nói rằng Vatican đã không đưa ra lý do thỏa đáng để phản đối lại trường hợp của Giám Mục Guo. “Chúng tôi đã chờ đợi một thời gian dài và không thể chờ đợi lâu hơn", ông Liu kết luận.

Tòa Thánh thì không bình luận gì thêm kể từ khi đưa ra tuyên bố phản đối sự tấn phong bất hợp thức này hôm 18 Tháng Mười Một.
 
Đức Thánh Cha nhóm họp với 150 Hồng Y
LM Trần Đức Anh OP
18:29 20/11/2010
VATICAN -. Hôm 19-11-2010, lối 150 HY đã chia sẻ một ngày cầu nguyện và suy tư với ĐTC Biển Đức 16 về những vấn đề thời sự của Giáo Hội. Cuộc gặp gỡ do ngài triệu tập nhân dịp tấn phong các Hồng y mới.

Hiện diện trong cuộc gặp gỡ cũng có 24 HY tân cử được ĐTC tấn phong sáng thứ bẩy 20-11-2010, tại Đền thờ Thánh Phêrô.

Mở đầu cuộc gặp gỡ tại Hội trường Thượng HĐGM ở Nội Thành Vatican, ĐHY Angelo Sodano, niên trưởng Hồng y đoàn đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC và đồng thời cám ơn ngài về lễ tôn phong chân phước mới đây (16-9-2010) cho ĐHY John Henry Newman cũng như đã cho mở án phong chân phước cho Đức Cố HY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, vinh dự của Giáo Hội tại Việt Nam.

Tiếp đó, ĐTC đã lên tiếng dẫn vào hai đề tài được đề nghị cho cuộc họp ban sáng, đó là tình trạng tự do tôn giáo trên thế giới và những thách đố mới; tiếp đến là phụng vụ trong đời sống Giáo Hội ngày nay.

- Về đề tài thứ I, ngài nhắc rằng lại mệnh lệnh của Chúa về việc rao giảng Tin Mừng bao hàm sự cần thiết phải được tự do thi hành sứ vụ đó, nhưng trong lịch sử, việc rao giảng này gặp phải nhiều chống đối. Tương quan giữa chân lý và tự do là điều thiết yếu, nhưng ngày nay, chúng ta đang đứng trước một thách đố lớn là chủ thuyết duy tương đối, chủ thuyết này có vẻ bổ túc cho ý niệm tự do, nhưng trong thực tế nó đang hủy hoại tự do và trở thành một thứ ”độc tài” thực sự.

ĐTC nhận định rằng ”Chúng ta đang đứng trước một nghĩa vụ khó khăn phải khẳng định tự do rao giảng chân lý Tin Mừng và những thành tựu lớn của nền văn hóa Kitô”.

- Về đề tài thứ hai, ĐTC nhắc đến tầm quan trọng chủ yếu của phụng vụ trong đời sống Giáo Hội, vì phụng vụ là nơi Thiên Chúa hiện diện với chúng ta, vì thế đó là nơi trong đó Chân Lý sống với chúng ta.

Sau lời dẫn nhập của ĐTC, ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã phác họa một toàn cảnh về những toan tính ngày nay nhắm giới hạn tự do của các tín hữu Kitô ở nhiều nơi trên thế giới. Trước tiên, ĐHY mời gọi suy tư về tự do tôn giáo tại các nước tây phương. Mặc dù đây là những quốc gia thường rút từ Kitô giáo những đặc tính sâu xa trong căn tính và văn hóa của họ, nhưng ngày nay người ta chứng kiện một tiến trình tục hóa, với những toan tính gạt bỏ các giá trị tinh thần ra khỏi đời sống xã hội.

Tiếp đến, ĐHY Quốc Vụ khanh trình bày tình trạng tự do tôn giáo tại các nước Hồi giáo, và nhắc lại những kết luận của Thượng HĐGM về Trun gĐông. Sau cùng, ĐHY trình bày hoạt động của Tòa Thánh và các hàng GM địa phương trong việc bảo vệ các tín hữu Công Giáo, ở Tây phương cũng như Đông phương. Về điểm này, ĐHY Bertone cũng nói đến sự dấn thân mạnh của Tòa Thánh trên trường quốc tế để cổ võ nơi các quốc gia và các tổ chức LHQ sự tôn trọng tự do tôn giáo của các tín hữu.

- Tiếp lời ĐHY Quốc vụ khanh, ĐHY Canizares, người Tây Ban Nha, Tổng trưởng Bộ phụng tự và kỷ luật bí tích, đã quảng diễn về tầm quan trọng của kinh nguyện phụng vụ trong đời sống Giáo Hội và nhắc đến đạo lý của Công đồng chung Vatican 2 cũng như Giáo huấn của ĐTC Biển Đức 16. Ngài đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thành với kỷ luật phụng vụ hiện hành.

Trong cuộc thảo luận tiếp đó đã có 18 Hồng y lên tiếng. Các vị đặc biệt đào sâu đề tài tự do tôn giáo và những khó khăn gặp phải trong hoạt động của Giáo Hội tại các nơi trên thế giới: các HY nói về tình trạng riêng tại Âu Châu, Mỹ châu, Phi và Á châu, cũng như tại Trung Đông và các nước có đa số dân theo Hồi giáo.

Ngoài ra, các Hồng y cũng nói về những khó khăn lớn mà Giáo Hội đang gặp phải trong việc bảo về các giá trị dựa trên luật luân lý tự nhiên, như tôn trọng sự sống và gia đình.

Một đề tài khác cũng được khai triển là việc đối thoại liên tôn, nhất là với Hồi giáo. Không thiếu những HY đề nghị những đường hướng dấn thân để đáp lại những thách đố đang được đề ra cho Giáo Hội ngày nay.

Một số Hồng Y khác phát biểu về vấn đề phụng vụ, nhất là tính chất chủ yếu của việc cử hành thánh lễ trong đời sống Giáo Hội và sự tôn kính bí tích Thánh Thể.

Lúc 1 giờ, ĐTC đã dùng bữa trưa với các Hồng Y. Ban chiều các vị tái nhóm vào lúc 5 giờ. Các HY đã nghe 3 thông báo: ĐHY tân cử Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đã trình bày về đề tài ”10 năm sau tuyên ngôn ”Dominus Jesus”, ĐHY William Levada người Mỹ, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, đã trình bày về ”câu trả lời của Giáo Hội cho những vụ lạm dụng tính dục”, và sau cùng là Hiến chế ”Về các nhóm tín hữu Anh giáo”.

Thông cáo của Tòa Thánh cho biết một số Hồng Y đã xin phép ĐTC chuẩn chước việc tham dự cuộc họp của Hồng y đoàn vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do mục vụ khẩn cấp trong các giáo phận liên hệ.

Trong số các vị này, có ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục giáo phận Thành Phố Hồ chí minh, đang phải chuẩn bị tiến hành Đại hội Dân Chúa ở Việt Nam từ ngày 21-11 này (SD 19-11-2010)
 
Đức Thánh Cha tấn phong 24 Hồng Y mới
LM Trần Đức Anh OP
18:30 20/11/2010
VATICAN. Sáng ngày 20-11-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã tấn phong 24 Hồng Y mới, trong buổi lễ trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô, nâng tổng số thành viên Hồng y đoàn lên 203 vị.

Hiện diện trong thánh đường có 9 ngàn người bên trong Đền thờ. Ngồi phía trước bàn thờ chính là hàng trăm Giám Mục và lối 150 hồng y. Ngoài ra có khu vực hai bên hông bàn thờ được dành cho các phái đoàn chính quyền các nước có Hồng Y mới và thân nhân của các vị.

Lễ tấn phong bắt đầu lúc 10 giờ rưỡi và có hình thức một buổi phụng vụ lời Chúa. Sau lời dẫn nhập, ĐTC lần lượt xướng danh 24 hồng y mới, và cộng đoàn nhiệt liệt vỗ tay chào mừng khi tên mỗi vị được nhắc đến. Đứng đầu danh sách là Đức TGM Angelo Amato, người Ý, dòng Don Bosco, 72 tuổi, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh.

Trong số các tân chức, có 10 vị người Ý, 2 vị người Đức, 4 vị Phi châu, 1 vị người Tây Ban Nha, 2 vị người Mỹ, 1 vị Ba Lan, 1 vị Ecuador, Brazil và 1 vị Á châu duy nhất là ĐHY Malcolm Ranjith, TGM Collombo, Sri Lanka. Vị tân Hồng y trẻ nhất là Đức TGM giáo phận Munich, Reinhard Marx, 57 tuổi, và vị cao niên nhất là Domenico Bartolucci 93 tuổi. Trong số các HY tân cử, có hai vị thuộc dòng Don Bosco và Thừa sai thánh Carlo.

Sau khi xướng danh, ĐTC cũng xác định: có 13 tân Hồng y thuộc đẳng Phó tế, 10 vị thuộc đẳng Linh Mục, ở ngoài các đẳng trên đây là Đức Antonio Naguib, Thượng Phụ thành Alessandria của các tín hữu Công Giáo Copte, Ai Cập.

Tiếp lời ĐTC, ĐHY Amato đã nhân danh các tân chức, ngỏ lời cám ơn ĐTC, đồng thời cam kết sẽ trợ giúp ĐTC trong mọi khía cạnh của sứ vụ Phêrô.

Nghi thức phong hồng y được tiếp tục với lời nguyện, bài thư thứ I của thánh Phêrô Tông đồ (3,14-17) nhắn nhủ các tín hữu đừng sợ những kẻ bách hại, và sẵn sàng trả lời cho những người hỏi lý do tại sao anh em hy vọng; tiếp đến là bài Tin Mừng theo thánh Marco (10,32-45) ghi lại lời Chúa Giêsu dạy các môn đệ hãy noi gương Ngài, trở thành người phục vụ.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng tiếp đó, sau khi bày tỏ niềm vui vì lễ tấn phong các Hồng y mới cũng như chào thăm các tiến chức, các Hồng y hiện diện, các đại diện chính quyền, toàn thể các tín hữu, ĐTC dựa vào bài Tin Mừng để nói về sứ mạng phục vụ trong Giáo Hội, noi gương Chúa Giêsu. Ngài nói:

”Mối dây hiệp thông và yêu mến đặc biệt liên kết các tân hồng y nào với Giáo Hoàng làm cho các vị thành những cộng tác viên đặc thù và quí giá vào sứ mạng cao cả được Chúa Kitô ủy thác cho Phêrô, sứ mạng chăn dắt các chiên của Chúa (Ga 21,15-17), để tụ hợp dân chúng trong tình yêu thương ân cần của Chúa Kitô. Chính từ tình yêu này đã nảy sinh Giáo Hội được kêu gọi sống và tiến bước theo giới răn của Chúa, trong đó có gồm tóm toàn thể lề luật và các ngôn sứ. Được liên kết với Chúa Kitô trong đức tin và trong tình hiệp thông với Người có nghĩa là được ”bén rễ sâu và được xây dựng trong tình bác ái” (Ep 3,17), là giây liên kết toàn thể các chi thể của Thân Mình Chúa Kitô.”

ĐTC quảng diễn ý nghĩa bài Tin Mừng theo thánh Marco nói về Chúa Giêsu như Đức Messia đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ: lối sống của Chúa trở thành nền tảng của những quan hệ mới giữa lòng cộng đoàn Kitô và nền tảng cho cách thức mới để thực thi quyền bính. Chúa Giêsu đang trên đường tiến về thành Jerusalem và loan báo lần thứ 3, ngài chỉ cho các môn đệ con đường qua đó ngài muốn chu toàn công trình Chúa Cha đã ủy thác cho ngài: đó là con đường khiêm tốn hiến thân đến độ hy vọng mạng sống, con đường Khổ nạn, con đường Thập giá. Tuy nhiên, cả sau lời loan báo ấy, như đã xảy ra trong những lần trước đó, các môn đệ tỏ ra rất khó hiểu, khó thực hiện sự xuất hành từ não trạng trần tục đến não trạng của Thiên Chúa..

ĐTC đặt câu hỏi: ”Vậy đâu là con đường mà người muốn làm môn đệ phải theo? Đó là con đường của Thầy, con đường hoàn toàn tuân phục Thiên Chúa. Vì thế, Chúa Giêsu đã hỏi hai môn đệ Giacôbê và Gioan: các con có sẵn sàng chia sẻ quyết định của Thầy thi hành ý Cha đến cùng hay không? Các con có sẵn sàng đi theo con đường tiến qua sự tủi nhục, đau khổ và cái chết vì yêu thương hay không? Hai môn đệ mạnh mẽ trả lời ”chúng con có thể”, và qua đó chứng tỏ một lần nữa rằng họ không hiểu ý nghĩa đích thực những gì mà Thầy dự báo cho họ. Chúa Giêsu kiên nhẫn đi thêm một bước nữa: cả việc uống chén đau khổ và phép rửa bằng cái chết cũng không cho họ quyền được ngồi chỗ nhất, vì chỗ này là để cho những người được được chuẩn bị”, chỗ đó ở trong tay Cha Trên Trời, con người không được tính toán, nhưng phải phó thác nơi Chúa, không thể tự phụ và phải hoàn toàn phù hợp với ý Chúa.

ĐTC cũng nhắc đến phản ứng phẫn nộ của các tông đồ khác trước yêu cầu của Giacôbê và Gioan được ngồi chỗ nhất, và sự kiên nhẫn của Chúa Giêsu nhắc nhở cho các môn đệ đừng hành động như những người cai trị các dân nước bằng cách thống trị. Ngài nói: ”Trong Giáo Hội không ai là chủ nhân ông, nhưng tất cả được kêu gọi, tất cả được sai đi, tất cả được ơn thánh Chúa và được hướng dẫn. Đây cũng là an ninh của chúng ta!”

ĐTC cảnh giác chống lại thái độ của những người coi mình là người cai trị các dân nước, thống trị và đàn áp. Ngài nói:

”Chúa Giêsu chỉ cho các môn đệ một cách thức hoàn toàn khác: ”Nơi các con, không được như vậy”. Cộng đồng của Chúa theo một qui luật khác, một tiêu chuẩn khác, một kiểu mẫu khác: ”Ai muốn trở thành người cao trọng trong các con thì hãy là người phục vụ các con, và ai muốn đứng đầu trong các con thì hãy đầy tớ của mọi người”. Tiêu chuẩn cao trọng và đứng chỗ nhất theo Thiên Chúa không phải là thống trị nhưng là phục vụ, phục vụ là qui luật căn bản của môn đệ và của cộng đoàn Kitô”.

ĐTC nhận xét rằng: ”Đó là một sứ điệp có giá trị cho các Tông Đồ, cho toàn thể Giáo Hội, nhất là cho những người có nghĩa vụ hướng dẫn trong Dân Chúa. Đó không phải là tiêu chuẩn thống trị, quyền bính, theo các nguyên tắc phàm nhân, nhưng là thái độ cúi mình rửa chân, phục vụ, tiêu chuẩn thập giá, làm căn bản cho mọi việc thực thi quyền bính. Trong mọi thời, Giáo Hội dấn thân sống theo tiêu chuẩn đó và làm chứng về điều này để tỏ cho thấy vương quyền đích thực của Thiên Chúa, vương quyền tình thương.”

”Anh em đáng kính được tuyển chọn lãnh nhận phẩm tước Hồng y, sứ mạng mà Chúa kêu gọi anh em lãnh nhận ngày hôm nay và cho anh em năng quyền phục vụ Giáo Hội với trọng trách lớn hơn, đòi hỏi một quyết tâm ngày càng đón nhận lối sống của Con Thiên Chúa, Đấng đã đến giữa chúng ta như người phục vụ (Lc 22,25-27). Đó là theo Chúa trong sự hiến thân yêu thương khiêm tốn và một cách trọn vẹn cho Giáo Hội hiền thê của Chúa, trên Thập Giá: chính trên cây gỗ ấy mà hạt múa miến được Chúa Cha để rơi xuống cánh đồng thế giới, chết đi để trở thành hoa trái chín mùi. Vì thế, cần bám rễ sâu và vững chắc hơn trong Chúa Kitô. Quan hệ thân mật với Chúa, ngày càng biến đổi cuộc sống đến độ có thể nói như thánh Phaolô ”Không còn là tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi”, đó là một đòi hỏi đầu tiên để việc phục vụ của chúng ta được thanh thản, vui tươi và có thể mang lại thành quả mà Chúa chờ đợi nơi chúng ta!

ĐTC kết luận với lời mọi gọi các tín hữu hãy cầu nguyện cho các Hồng y mới. Xin Chúa Thánh Linh nâng đỡ các Hồng y mới trong sự dấn thân phục vụ Giáo Hội, theo Chúa Kitô trên Thập giá, và nếu cần đến độ đổ máu đào, luôn sẵn sàng trả lời cho những ai hỏi chúng ta về lý do tại sao chúng ta hy vọng (1 Pr 3,15).

Tấn phong

Sau bài giảng của ĐTC, các tân hồng y tuyên xưng đức tin trước mặt cộng đoàn dân Chúa và tuyên thệ trung thành với Chúa Kitô và Tin Mừng của Chúa, luôn luôn tuân phục Tòa Thánh và Thánh Phêrô nơi bản thân ĐTC Biển Đức 16 và các đấng kế vị ngài được bầu lên hợp pháp; luôn bảo tồn bằng lời nói và hành động tình hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo; không bao giờ tiết lộ cho người nào những gì đã được ủy thác để gìn giữ, mà sự tiết lộ điều ấy thi hành các công tác được kêu gọi thi hành trong việc phục vụ Giáo Họi, theo các quy tắc luật định.

Tiếp đó, từng hồng y lần lượt tiến lên quì trước mặt ĐTC để ngài đội mũ đỏ hồng y đồng thời trao sắc chỉ tấn phong hồng y, và chỉ định tước hiệu nhà thờ ở Roma. Mỗi lần như vậy, các tín hữu đều vỗ tay vang dội để chức mừng vị tân chức. Đức tân hồng y trao đổi nụ hôn bình an với ĐTC và các hồng y khác. Các tân hồng y lần lượt đến chào các hồng y kỳ cựu và trở về chỗ mới của các vị phía bên trái song song với các Hồng y cũ.

Nghi thức tấn phong hồng y được tiếp nối với phần lời nguyện giáo dân, cầu cho giáo hội, cho ĐTC, các tân hồng y, các vị lãnh đạo quốc gia. Đặc biệt trong ý nguyện bằng tiếng Ba Lan, mọi người đã cầu xin Chúa ”cho tất cả những người đang còn phải chịu đau khổ vì đức tin: để trong kinh nguyện, họ cảm nghiệm được sự xác tín về tình hiệp thông của toàn thể Giáo Hội, và một ngày kia được vui mừng gặt hại những gì họ đã gieo vãi suốt bao nhiêu năm dài trong kiên nhẫn và tình thương”.

Buổi lễ kết thúc với Kinh Lạy Cha và Phép lành của ĐTC. Sáng chúa nhật 21-11-2010, 24 tân Hồng y sẽ đồng tế thánh lễ với ĐTC tại Đền thờ thánh Phêrô và sẽ được ngài trao nhẫn nói lên sự gắn bó đặc biệt của tân chức với Giáo Hội Roma.
 
Top Stories
Pope creates 24 new cardinals and recalls: the Church is not dominion but service
Asia-News
09:25 20/11/2010
Card. Angelo Amato points out in his greeting that "Despite the challenges, difficulties, persecutions, the Church of Christ must not cease to proclaim God's love for mankind every day in every part of the world, to radiate the light of the Gospel, insist in proclaiming the Word of God in good and bad times". And he recalls martyrdom: "We can not avoid the risk of not being understood, of being rejected and of having to be prepared even for the ultimate witness".

Vatican City (AsiaNews) - Benedict XVI bestowed the cardinal’s hat on 24 new cardinals at a solemn ceremony in St. Peter’s this morning. Among them, a cardinal from Asia, the Archbishop of Colombo (Sri Lanka), Mgr. Malcolm Ranjith. The basilica was packed with crowds, in addition to the full diplomatic corps, they had come from all over the world, friends and relatives of the Cardinals (see below for a full list of the new cardinals). Tomorrow, during a solemn celebration, the Pope will give them a ring. The greetings and thanks on behalf of all was delivered by the Prefect of the Congregation for the Causes of Saints, Angelo Amato, who recalled the Church's commitment to proclaim the Gospel in the modern world, despite the "challenges, difficulties and persecutions", which may extend to martyrdom. "You can not escape - he said - the risk of not being understood, of being rejected and having to be prepared also for the ultimate witness."

Inspired by the Gospel Benedict XVI reminded the new cardinals of the lifestyle of the Christian community based on charity, "the tissue that unites all members of the Body of Christ." In the Gospel reading during the ceremony, "Jesus is on his way to Jerusalem and announces for the third time, pointing to his disciples, the way by which he intends to bring to completion the work his Father gave him: this is the humble gift of self to the sacrifice of his life, the way of the Passion, the way of the Cross".

The Pope reminds us that every ministry of the Church has always responded to a call from God, it is never the result of a project or one’s own ambition, but it conforms to his will, to the will of the Father in Heaven, as Christ at Gethsemane. "In the Church no one is the master, but we are all called, we are all invited, we all are met and guided by divine grace. And this is also our certainty! Only by listening again to the words of Jesus, who asks, "Come, follow me", only by returning to our original vocation is it possible to understand our presence and mission in the Church as true disciples. "

Benedict XVI said that in the Gospel passage our gaze is drawn to behavior of "those who are considered the leaders of nations" to "dominate and oppress." Jesus tells the disciples of a completely different way: " it shall not be so among you." His community follows another rule, another logic, another model: "whoever wishes to be great among you will be your servant; whoever wishes to be first among you will be the slave of all." So the Pope notes that "The criterion of the greatness and primacy in God is not dominion, but service, the diaconate is the fundamental law of the disciple and the Christian community, and allows us to glimpse something of the "Sovereignty of God ". And Jesus also indicates the reference point: the Son of Man, who came to serve, in short he sums up his mission under the category of service, intended not as a generic term, but in the concrete sense of the Cross, of the total gift of life as a "ransom", as redemption for many, and he indicates this as a condition for discipleship. It is a message that applies to the Apostles, that applies to the whole Church, that is particularly true for those who have the responsibility of guiding the People of God, not the logic of domination, power, according to human standards, but the logic of bowing to wash the feet, the logic of service, the logic of the Cross which is the basis of any exercise of authority. In every age the Church is committed to complying with this logic and to witness in order to reflect the true “Sovereignty of God", that of love."

Among the new cardinals, ten are Italians: Angelo Amato, Francesco Monterisi, Fortunato Baldelli, Paolo Sardi, Mauro Piacenza, Velasio De Paolis, Gianfranco Ravasi, Paul Romeo, and two over eighty: Elio Sgreccia and Domenico Bartolucci. The other Europeans are two Germans (Reinhard Marx and the octogenarian Walter Brandmueller), a Swiss (Kurt Koch), from Poland (Kazimierz Nycz) and one Spanish (José Manuel Estepa Llaurens, not of voting age). Four new cardinals from the American continent (the U.S. Raymond Leo Burke and Donald William Wuerl, the Brazilian Raymundo Damasceno Assis, and the Ecuadorian Raul Eduardo Vela Chiriboga). Another four are from Africa (Antonios Naguib, Robert Sarah, Medardo Joseph Mazombwe and Laurent Monsengwo Pasinya), one from Asia (the Sinhalese Don Albert Malcolm Ranjith Patabendige) and no one from Oceania. With the new appointments made by Ratzinger, the College of Cardinals now comprises 203 cardinals, of which 121 electors and 82 over eighty.

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope-creates-24-new-cardinals-and-recalls:-the-Church-is-not-dominion-but-service-20048.html)
 
Priests Are the Bishop's Most Intimate Partners and Friends
+ Cardinal Paul Kuo-hsi
17:32 20/11/2010
Letter From Cardinal Paul Kuo-hsi to Prelates
"Priests Are the Bishop's Most Intimate Partners and Friends"


KAOHSIUNG, Taiwan, NOV. 20, 2010 (Zenit.org).- Here is a letter sent by Cardinal Paul Shan Kuo-hsi, retired bishop of Kaohsiung, to all his brother bishops. The letter was dated May 1, 2010, but was only recently publicized.

My Dearly Beloved Brother Bishops:

May the peace and joy of Christ be with you, since He has conquered evil and death by rising from the dead.

Although we have never met or communicated by letter, I pray for you, your dioceses and the whole Church in China at least seven times a day. May the Lord grant you peace and health in both body and soul. May the Lord also grant you that your evangelization and pastoral work progress smoothly and successfully. May all the Catholics of your diocese be united in heart and soul, and cooperate with one another in mutual love. May each particular Church be in communion with the Universal Church in order to fulfill Our Lord's will that there be one flock and one shepherd.

A brother bishop once suggested that I should share my pastoral experience as a priest for over 50 years and as a bishop for some 30 years with my brother bishops. Since this year is the Year for Priests, I think I should share with my brother bishops something on "the relationship between a bishop and his priests". Our Catholic faith tells us that bishops are the successors of the Apostles and the legitimate ordinaries of their dioceses, and that priests are the closest associates of bishops in the evangelization and pastoral work. The relationship between a bishop and his priests is very intimate and multifaceted. I now briefly share with you, my brother bishops, the following three kinds of important relationships.

The father-son relationship

The father-son relationship, which a bishop has with his priests, is not paternalistic, like that of an ancient patriarchal society. Rather within the limitations of human nature, it imitates the relationship, which the heavenly Father has with His only begotten and incarnate Son, Jesus. The Father and His only Son Jesus, with one heart and mind, live, communicate and work together. Jesus is the visible image of the Father: "Whoever has seen me has seen the Father. How can you say, ‘Show us the Father? Do you not believe that I am in the Father and the Father is in me? The words that I speak to you I do not speak on my own. The Father who dwells in me is doing his works." (John 14:9-10) This conversation between Jesus and Philip in the upper room during the Last Supper clearly shows how close was the father-son relationship between Jesus and the Father. The intensity of the intimacy made them inseparably and wholly one.

Jesus hoped that His disciples and His believers in the following generations will love one another, and be united together as one. Therefore, at the Last Supper He prayed for them in this way: "That they may all be one, as you, Father, are in me and I in you, that they also may be in us, that the world may believe that you sent me... so that they may be one, as we are one." (John 17:21-22) The father-son relationship between the Father and His only Son is such that they are one in Being, with one heart and one mind, mutually loving one another and inseparable. This is the most perfect model for a bishop's father-son relationship with his priests. Although due to the weakness and limitations of human nature this model cannot be achieved completely, a bishop and his priests should at least strive hard to reach this standard of a father-son relationship.

If the diocese can be compared to a family, the bishop is the head of the family and the priests are his sons. The main task of the head of the family is to satisfy his children's physical, intellectual and spiritual needs, so that they can have the sense of security at home. At the same time he must put all his effort into raising the children until they become adults. He also has the responsibility for nurturing the family and developing the family enterprise.

The head of the diocesan family should primarily take care of the priests' livelihood and material needs. This is especially true for elderly and sick priests. They should be provided with proper medical care and arrangements for retirement. Although a diocese's finances may be tight, caring for priests should still be a priority. Parishes could be big or small, with more or less income. But since the bishop is usually too busy to please everyone, the best thing to do is to select priests, Sisters and laypeople who are fervent, fair and knowledgeable in financial affairs to form a committee, under the supervision of the bishop. They should charitably and justly manage and distribute the diocese's resources. This would permit each priest to be unconcerned about their material needs, and to be totally dedicated to evangelization and pastoral work. In my diocese, I have experimented with having bigger parishes take care of smaller parishes. The result was good and beneficial to both parties. But one caution should be given: Do not let the small parishes rely too much on the big parishes, because they must become self-reliant themselves. After some time, once they are self-sufficient, they can help other smaller parishes or newly developed missions.

The head of the diocese must also be concerned about the priests' psychological and intellectual growth. Here, "psychological and intellectual" means the formation and development of priests' feelings and intellect. A person who is both psychologically and intellectually healthy, can deal with pastoral and evangelical work in a sound manner. I respectfully invite each bishop to lead the priests of his diocese to form a sacerdotal college (presbyterium), which would have a warm, friendly and lovable atmosphere, with a spirit of mutual cooperation and care for one another, and with the priests united with one heart and mind. In order to form such a community, the priests need to be in constant contact, communication, and communion with one another. Therefore, each priest must cherish the monthly priests' retreats and gatherings with the bishop. Besides spiritual exercises, the priests can exchange pastoral and evangelization experiences, regardless of successes and failures. They can also share life's joys and sorrows. As times keep changing and developing, priests also need to keep updated in Scripture, theology, spirituality, pastoral studies, canon law, liturgy, philosophy, management and personal relations, in order to be in touch with the modern age. The bishop can join with other bishops of nearby dioceses to invite scholars and experts to run workshops to further the priests' knowledge in the above subjects. Apart from large-scale workshops, and priests' monthly retreats, each deanery can run gatherings once a month "without a fixed format," holding them in various parishes by turn. One can thus understand the reality of pastoral work and evangelization in each parish. Priests can encourage one another, and explore matters of common concern in the same deanery.

Not only does the head of the family bear responsibilities for the family, the children can have their duties too. The first is to understand their father's mind and to wholeheartedly carry out the father's will. The relationship between Jesus and His Father is a perfect model for priests and their bishop to follow. Jesus regards doing the Father's will as food (John 4: 31-34) and He was "obedient to death, even death on a cross." (Philippians 2:8) Before a bishop makes an important decision on major diocesan matters, he must work with the diocese's Priests Council and related persons, so as to have substantial communication, research, an exchange of views, and a consensus, before finally arriving at a decision. After the bishop announces the decision, the priests should wholeheartedly accept it, taking it as the will of God expressed through the bishop. This will certainly bring blessings from God to enable the priest to complete the pastoral and evangelization work the bishop has entrusted to him. It will also help the priest to feel happy and peaceful.

The master-pupil relationship

The relationship of the bishop and the priests of his diocese can be likened to the master-pupil relationship, which Jesus has with his disciples. Jesus used all kinds of opportunities and ways to form his disciples, and to strengthen them in the three virtues of faith, hope and charity. He especially set an example for them, thus gradually influencing them. The bishop should be the first to set an example. In his daily life, when dealing with persons and things, he must actively live out the three virtues of faith, hope and charity.

The bishop is the protector and the instructor in the fundamentals of the faith. In the present situation, the biggest challenge is found in the area of ecclesiology. The bishop has the responsibility to protect and teach the Church's four attributes, namely of being one, holy, catholic and apostolic. He must also protect the Church's hierarchy, and teach the importance of communion and unity with the Successor of St. Peter. He must not only make sure that his priests clearly understand these important doctrines, but he must advise them to instruct the laypeople to observe them.

As for the ongoing formation of priests in Scripture, theology, spirituality, canon law, moral theology, pastoral ministry, evangelization, and catechetics, the bishop can join with the bishops of neighboring dioceses to jointly organize workshops. They can invite scholars and experts to help them with their updating program. Moreover, the bishops should encourage their priests to read good books. It would be good if every deanery set up a committee for ongoing formation of priests. They could meet once a month. Each priest could share what he has learned from his reading and reflection. In this way one person's reading could benefit others. The diocese can even form study groups, according to the priests' interests and specialization, on the Bible, theology, spirituality, pastoral ministry, evangelization, moral theology, canon law, catechetics and parish management. Then, when question arise, the special study groups can be invited to research and explain them.

Co-workers of Pastoral work and Evangelization

When Jesus proclaimed the Gospel on this earth, He has selected the apostles as his co-workers and aides. When the apostles took up the preaching task, they also selected co-workers and aides. They laid hands on them and consecrated them as a Presbyter or Priest. Today the laypeople normally call them "Father", because they assist the bishop to care for the Catholics' spiritual life and needs. To be able to properly care for the Catholics' spiritual life and needs, as well as to expand the work of preaching the Gospel, so that more non-believers will accept it and be baptized as children of God, the bishop and priests must work closely together.

In pastoral work and evangelization, priests are the bishop's most intimate partners and friends. Therefore, in the process of planning and making policy for pastoral and evangelization work, the bishop should allow the priests to participate in research and discussion. Then only after a consensus is reached, should the plans be implemented. Such a process may seem like a waste of time, but in reality, it saves time. If the executors take part in the planning and decision-making, then tasks will be implemented more thoroughly and efficiently.

If the bishop lives like Jesus, he will not treat the priests as his employees or servants. Rather he will call them his co-workers and friends. He will communicate with them about his plans for pastoral and evangelization work. "I no longer call you slaves, because a slave does not know what his master is doing. I have called you friends, because I have told you everything I have heard from my Father."(John 15:15) If the priests, with one mind and one heart, support the bishop in his pastoral ministry and evangelization work, the diocese will reap an abundant harvest.

Most beloved Bishop Brothers, I know the difficult situations you are in. Not only do I pray every day for you and your dioceses, I want to share this small contribution of my more than 30 years experiences as a bishop with you. I think that the relationship between a bishop and his priests is very important. If the bishop can maintain a good relationship with his priests, like a father with his sons, or a master with his co-workers, then he will be happy and peaceful, and God will bless his pastoral and evangelical work with abundant fruit.

May God bestow His peace upon you.

Your brother in Christ,
 
Pope: Condoms can be justified in some cases
Nicole Winfield and Frances D’Emilio
17:35 20/11/2010
VATICAN CITY (AP) — Pope Benedict XVI says in a new book that condoms can be justified for male prostitutes seeking to stop the spread of HIV, a stunning comment for a church criticized for its opposition to condoms and for a pontiff who has blamed them for making the AIDS crisis worse.

The pope made the comments in a book-length interview with a German journalist, “Light of the World: The Pope, the Church and the Signs of the Times,” which is being released Tuesday. The Vatican newspaper ran excerpts on today.

Church teaching has long opposed condoms because they are a form of artificial contraception, although it has never released an explicit policy about condoms and HIV. The Vatican has been harshly criticized for its opposition.

Benedict said that condoms are not a moral solution. But he said in some cases, such as for male prostitutes, they could be justified “in the intention of reducing the risk of infection.”

Benedict called it “a first step in a movement toward a different way, a more human way of living sexuality.”

He used as an example male prostitutes, for whom contraception is not an issue, as opposed to married couples where one spouse is infected. The Vatican has come under pressure from even some church officials in Africa to condone condom use for monogamous married couples to protect the uninfected spouse from getting infected.

Benedict drew the wrath of the United Nations, European governments and AIDS activisits when he told reporters en route to Africa in 2009 that the AIDS problem on the continent couldn’t be resolved by distributing condoms.

“On the contrary, it increases the problem,” he said then.

Journalist Peter Seewald, who interviewed Benedict over the course of six days this summer, raised the Africa condom comments and asked Benedict if it wasn’t “madness” for the Vatican to forbid a high-risk population to use condoms.

“There may be a basis in the case of some individuals, as perhaps when a male prostitute uses a condom, where this can be a first step in the direction of a moralization, a first assumption of responsibility,” Benedict said.

But he stressed that it wasn’t the way to deal with the evil of HIV, and elsewhere in the book reaffirmed church teaching on contraception and abortion, saying: “How many children are killed who might one day have been geniuses, who could have given humanity something new, who could have given us a new Mozart or some new technical discovery?”

He reiterated the church’s position that abstinence and marital fidelity is the only sure way to prevent HIV.

Cardinal Elio Sgreccia, the Vatican’s longtime top official on bioethics and sexuality, elaborated on the pontiff’s comments, stressing that it was imperative to “make certain that this is the only way to save a life.” Sgreccia told the Italian news agency ANSA that that is why the pope on the condom issue “dealt with it in the realm of ecceptionality.”

The condom question was one that “needed an answer for a long time,” Sgreccia was quoted as saying. “If Benedict XVI raised the question of exceptions, this expection must be accepted. .. and it must be verified that this is the only way to save life. This must be demonstrated,” Sgreccia said.

Christian Weisner, of the pro-reform group We Are Church in the pope’s native Germany, said the pope’s comments were “surprising, and if that’s the case one can be happy about the pope’s ability to learn.”

William Portier, a Catholic theologian at the University of Dayton, a Marianist school in Ohio, said he had not read the report in the Vatican newspaper, but he said it would be wrong to conclude that the comments mean the pope has made a fundamental, broad change in church teaching on artificial contraception.

“He’s not going to do that in an offhand remark to a journalist in an interview,” Portier said.

In other comments, Benedict said:

If a pope is no longer physically, psychologically or spiritually capable of doing his job, then he has the “right, and under some circumstances, also an obligation to resign.”

On Islam, in Europe, he declined to endorse such moves as France’s banning the burqa or Switzerland’s citizen referendum to forbid topping mosques with minarets. “Christians are tolerant, and in that respect they also allow others to have their self-image,” Benedict replied when asked if Christians should be “glad” about such initiatives. “As for the burqa, I can see no reason for a general ban.”

He was surprised by the scale of clerical sex abuse in his native Germany and acknowledged that the Vatican could have better communicated its response. “One can always wonder whether the pope should not speak more often.”

On Pope Pius XII, the wartime pontiff accused by some Jewish groups of staying publicly silent on the Holocaust: Some historians have asked the Vatican to put Pius’ sainthood process on hold until the Holy See opens up its archives from his papacy. But Benedict said an internal “inspection” of those unpublished documents failed to support “negative” allegations against Pius.

“It is perfectly clear that as soon as he protested publicly, the Germans would have ceased to respect” Vatican extraterritoriality of convents and monasteries who were sheltering Jews from the Nazi occupiers in Rome. “The thousands who had found a safe haven. .. would have been surely deported,” Benedict argued.

In the book, Benedict also offers insights into his private life, saying he enjoys watching TV at home in the evenings with his secretaries and the four women who take care of his apartment, preferring the evening news and an Italian TV show from decades ago “Don Camillo and Peppone” about a parish priest and his bumbling assistant.

He said he always wears his white cassock, never a sweater, and wears an old Junghans watch that was left to him by his sister when she died. When he prays, he said, he prays to the Lord as well as the saints and considers himself good friends with Sts. Augustine, Bonaventure and Thomas Aquinas.

(Source: http://www.indystar.com/article/20101120/NEWS01/101120014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Đi lại con đường làm chứng
Hành Khất Kitô
06:07 20/11/2010
CHÚA NHẬT 33 TN
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - ĐI LẠI CON ĐƯỜNG LÀM CHỨNG

Lời mở

Hôm nay Giáo hội Việt Nam long trọng mừng kính các Thánh Tử đạo Việt Nam, những chứng nhân anh hùng đã giới thiệu cho đất nước chúng ta biết bao giá trị tốt đẹp và Giáo Hội mời gọi chúng ta tiếp tục công trình làm chứng như các ngài.

Nói đến “tử đạo”, nhiều khi chúng ta cảm thấy nặng nề và sợ hãi, vì “tử đạo” nghĩa là chết vì đạo. Thật ra, từ “tử vì đạo” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là martis, chuyển âm sang tiếng Anh là martyr, chỉ có nghĩa là làm chứng. Các anh hùng tử đạo đã làm chứng cho Đức Giêsu và những giá trị cao cả của Tin Mừng ngay từ thời Giáo Hội sơ khai với các tông đồ và tiếp tục cho đến ngày nay. Nhờ thế, khi dân tộc chúng ta đón nhận những giá trị ấy, đất nước của chúng ta đã thay đổi. Hôm nay chúng ta muốn suy nghĩ về những giá trị Tin Mừng mà các bậc tiền bối anh hùng đã làm chứng cho dân tộc để rồi chúng ta thấy mình có thể làm được gì trong những hoàn cảnh hiện nay.

1. Những giá trị mới vào thời các thánh Tử đạo Việt Nam

Vào những thế kỷ 17,18,19, đất nước ta theo chế độ quân chủ chuyên chế, vua là thiên tử (con trời) có toàn quyền sinh sát trong tay, vua bắt ai chết thì phải chết, ai không chết bị coi là bất trung vì đạo quân tử trong Nho giáo thời đó đã quan niệm rằng: “Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung”. Các thánh Tử đạo Việt Nam đã giới thiệu một nền dân chủ trong đó người dân làm chủ đất nước, vua chỉ là người đại diện Thiên Chúa điều hành đất nước mà thôi, trong đó mọi người đều là anh em với nhau, đều làm chủ sự sống của mình, không ai có quyền giết người vì Thiên Chúa là chủ của sự sống. Ngay chính Đức Giêsu là Thiên tử, là Con Chúa Trời, cũng đã chết cho con người, nên các vị thánh đã sẵn sàng chết cho mọi người, cho những giá trị dân chủ cao quý đó.

Xã hội Việt Nam thời đó theo chế độ đa thê: “Trai thì năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Các Thánh nhân đã giới thiệu một giá trị mới của Tin Mừng đó là “gia đình một vợ một chồng” để có thể chung thuỷ trọn vẹn với nhau. Gia đình mới tràn đầy niềm vui, tràn đầy tiếng cười vì không có chuyện ghen bóng ghen gió của bà lớn, bà nhỏ hay xung đột lẫn nhau giữa bà nọ với bà kia.

Xã hội thời đó cũng đang theo Nho giáo, nam nữ bất bình đẳng lớn lao đến nỗi người phụ nữ chỉ như là phương tiện để sinh con trai cho người chồng, nếu người phụ nữ nào không có con trai bị coi là mắc tội rất lớn với gia đình và xã hội vì “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một người con trai kể là có, mười người con gái kể là không). Các Thánh nhân đã giới thiệu giá trị bình đẳng nam nữ vì tất cả đều do Chúa dựng nên, người phụ nữ được tôn trọng với tất cả những giá trị cao quý của con người trong mọi sinh hoạt của cộng đồng Giáo Hội.

Đất nước chúng ta thời đó hết sức lạc hậu, không biết khoa học kỹ thuật, cứ 10 đứa trẻ sinh ra thì có 7 đứa chết yểu vì các bà mụ không biết cách giữ vệ sinh cho sản phụ. Các nữ tu hồi xưa được gọi là “Bà mụ” vì được học kỹ thuật giúp đỡ sản phụ do các nhà truyền giáo giỏi khoa học của Tây phương truyền lại. Họ đi đỡ đẻ và truyền các kỹ thuật săn sóc thai nhi như các y tá hộ sinh thời nay. Người Công giáo truyền bá khoa học kỹ thuật cho nhau. Hồi đó mỗi làng có vài cái ao, ăn uống, tắm rửa đều dùng thứ nước ao tù đó nên hầu hết dân làng bị đau mắt, ghẻ lở và những bệnh tiêu hoá đường ruột. Các gia đình Công giáo được dạy phải dùng nước sạch, bỏ than cát sỏi vào lu để lọc nước, lấy nước đem đun sôi, để nguội rồi mới uống. Vì thế, con cái người Công giáo đều khoẻ mạnh, đẹp đẽ, nên ai cũng muốn lập gia đình, kết thân với người Công giáo.

Sống trong một đất nước mà người biết chữ nghĩa rất hiếm hoi vì mỗi làng chỉ có vài ba người khá giả mới học được chữ Nho. Khi vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn, thoái vị vào năm 1945, những văn tự bán nhà, bán trâu bò vẫn còn phải viết bằng chữ Nho, thì lúc đó người Công giáo đã dùng chữ quốc ngữ từ lâu rồi. Khởi đầu người Công giáo học chữ Hán và Nôm, ai đi đạo cũng được học, cũng biết chữ vì phải đọc kinh, đọc sách hằng ngày. Cuối cùng người Công giáo sáng chế ra chữ Quốc Ngữ và truyền cho nhau, rồi hầu như cả xã hội bắt đầu học theo. Năm 1865, ở miền Nam Việt Nam xuất hiện tờ báo tiếng Việt đầu tiên là Gia Định Báo.

Với 2 chữ tả đạo thích trên trán, với lý lịch Công giáo ghi trong sổ dân đinh, người Công giáo gặp nhiều khó khăn, không được học hành, thi cử, buôn bán… nhưng người Công giáo vẫn dạy nhau học, truyền nghề cho nhau, làm hàng gì phải thật tốt, bán hàng gì phải thật rẻ, nên ai cũng muốn giao hảo với người Công giáo. Khi gặp khó khăn quá thì họ trốn vào rừng sâu như ở Trà Kiệu, La Vang, phá rừng làm rẫy để được tự do giữ đạo và nhờ đó mở mang bờ cõi đất nước. Từ những nơi khó khăn ở miền Bắc, miền Trung, người Công giáo theo đoàn quân tiến vào miền Nam. Vì luật pháp còn thông thoáng ở những miền đất mới, nên đạo Công giáo ở trong miền Nam phát triển mạnh và nhanh hơn ở miền Bắc.

Những giá trị của Tin Mừng như dân chủ, gia đình một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, khoa học phổ biến… được các Thánh Tử đạo làm chứng, truyền bá và dần dần mọi người tin theo. Chúng ta có tự hào là con cháu của những chứng nhân như thế không?

Để đổi lấy những giá trị này cho dân tộc, cha ông của chúng ta đã chịu biết bao nhục nhã, hy sinh, thậm chí cả cái chết. Không phải chỉ 117 vị mà chúng ta đang mừng kính hôm nay. Người ta ước tính có khoảng 130 ngàn người đã chết trong những cuộc bách hại, nhất là vào những năm 1860-1885 khi phong trào Văn Thân bùng nổ, nhưng số người Công giáo vào thời khó khăn đó có khi tăng đến 12% dân số. Đêm 7-1-1862, 700 người đã bị thiêu sống trong mấy nhà ngục ở Bà Rịa, Vũng Tàu, 444 người đã chết với danh sách rõ ràng còn ghi cho đến hôm nay.

2. Những giá trị cho những chứng nhân thời đại hôm nay

Nhưng người Công giáo chúng ta dường như đã ngủ quên trong chiến thắng! Khi cả xã hội Việt Nam đã đón nhận những giá trị Tin Mừng trên đây thì chúng ta lại không giới thiệu được những giá trị mới cho dân tộc. Bây giờ chỉ còn có 7% dân số Việt Nam theo đạo Công giáo. Chúng ta thử hỏi xem chúng ta sẽ giới thiệu những giá trị gì?

Chúng ta sẽ giới thiệu Chúa Giêsu qua những giá trị mới trong hiến chương Nước Trời, chẳng hạn như tinh thần khó nghèo, hiền hoà, thánh thiện, trong sáng, yêu chuộng công lý, xây dựng hoà bình, chia sẻ quảng đại và dám hy sinh vì đại nghĩa.

Tinh thần nghèo khó giúp chúng ta nói lên niềm tin vào Thiên Chúa là chủ của tất cả, Chúa nhìn thấy và ban tất cả cho chúng ta. Chúng ta diễn tả tinh thần nghèo khó qua những cách ăn mặc đơn giản nhưng lịch sự, chứ không phải chạy theo mốt quần áo mắc tiền của đủ loại hàng hiệu. Chúng ta ăn những bữa cơm thanh đạm, đầy đủ chất bổ dưỡng nhưng không đi tìm những loại đặc sản, những món lạ lùng mới mẻ có khi làm hại sức khoẻ con người.

Chúng ta thử nhìn vào anh em Công giáo Hàn Quốc, cách đây 60 năm, vào năm 1949, họ chỉ có 1% người Công giáo, nay đã tăng 10,1% (năm 2010) và họ quyết tâm trong 10 năm nữa dân số Công giáo sẽ tăng lên 20%. Những thanh niên Công giáo Hàn Quốc được dạy cách sống theo tinh thần tích cực của 8 mối phúc thật. Họ không để tóc “hai lai” (highlight), ăn mặc đơn giản, cử chỉ lịch sự, ham thích học hỏi, giữ gìn sức khoẻ, sống mạnh mẽ, có lòng bác ái, quảng đại, hy sinh nên ai cũng muốn kết thân với gia đình Công giáo Hàn Quốc. Người thanh niên Công giáo Việt Nam có dám đi theo con đường đó của Đức Giêsu không?

Sống trong tinh thần nghèo khó nhưng họ lại trở thành những người giàu có. Giáo hội Hàn Quốc là Giáo hội có thể nói duy nhất trên thế giới dám đứng tự lập, không nhận những đồ viện trợ, không nhận những dự án tài trợ của nước ngoài, đi đâu họ cũng giúp đỡ những người Công giáo hết sức quảng đại và rộng rãi bởi vì những người Công giáo đóng góp rất nhiều và trở thành những người giàu, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm buôn bán, những kiến thức buôn bán cho nhau. Những chủ siêu thị Công giáo Hàn Quốc liên kết nâng đỡ những người nông dân Công giáo để bán những nông sản với giá cao và không bị những người khác ép giá. Họ hiểu rằng càng quảng đại với con người thì Thiên Chúa càng quảng đại với họ.

Chúa của chúng ta là nguồn của sự khôn ngoan nên người Công giáo cần phải tích cực học hành để có nhiều tiến sĩ, nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhiều bác học Công giáo. Lúc bấy giờ chúng ta mới có thể minh chứng cho Chúa của mình. Chúa của chúng ta là nguồn đẹp. Giống như người Công giáo ngày xưa, chúng ta có điều kiện ăn uống, ngủ nghỉ đàng hoàng, ngày nay chúng ta cũng truyền cho nhau những kỹ năng sống để trở thành những con người đẹp đẽ, khoẻ mạnh, mới thu hút được người khác về cho Chúa. Chúa của chúng ta là nguồn yêu thương, chúng ta cần học lại bài học tha thứ, đón nhận, sống hiền hoà với mọi người, chứ không phải chỉ hơi quẹt xe một tí là chúng ta đứng lại chửi toáng lên, rút dao đâm người khác như báo chí đã đưa tin nhiều trường hợp trong xã hội hiện nay. Chúng ta dám chấp nhận bị người khác chửi bới, nhục mạ, phản bội, bách hại mà vẫn tha thứ, yêu thương như Đức Giêsu đã làm chứng cho chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa vì Ngài là vị tử vì đạo gương mẫu cho tất cả chúng ta.

Chúng ta sẽ không phá thai, không bán hàng giả, hàng độc hại vì đó cũng là một cách giết người. Người Công giáo trở lại với những giá trị trung thực, tốt đẹp như cha ông chúng ta hồi xưa, chúng ta không chiều theo những tham vọng và dục vọng để sống buông thả. Chúng ta giữ một cuộc sống điều độ, không chơi trò chơi trực tuyến đến nỗi quên cả học hành, ăn ngủ, không xem những phim sex để tinh thần chúng ta luôn trong sáng đón nhận những chân lý, kiến thức. Theo số liệu thống kê mới đây, VN là nước truy cập phim sex nhiều nhất thế giới: hơn 5 triệu người truy cập phim sex và hơn 5 triệu người chơi trò chơi trực tuyến trong số 24 triệu người sử dụng internet hiện nay.

Giống như các tín hữu tổ tiên thời xưa, cộng đồng tín hữu giới thiệu Thiên Chúa và Đức Giêsu là nguồn chân thiện mỹ, nguồn sự sống vĩnh hằng và hạnh phúc vô tận qua những con người khoẻ mạnh, xinh đẹp, học hành giỏi giang, làm việc hăng say và vô vị lợi, trung tín trong tình bạn, trong sáng trong tình yêu, cao thượng trong hành động, dám hy sinh vì đại nghĩa nhờ sống và thực hiện những giá trị của Tin Mừng.

Kết luận

Chỉ có những con người thực tế như vậy mới có sức thuyết phục con người Việt Nam tin vào Thiên Chúa và vào Đức Giêsu Kitô chứ không phải là những thánh đường nguy nga, nghi lễ long trọng, những bài giáo lý cao siêu, những kiểu sinh hoạt đoàn thể hời hợt mà cha ông chúng ta không hề biết đến trong thời các ngài. Chúng ta đang được mời gọi đi lại con đường làm chứng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
 
Giáo phận Lạng Sơn tham dự Đại Hội Dân Chúa Việt Nam
Giuse Trần ngọc Huấn
11:28 20/11/2010
LẠNG SƠN – Hòa chung bầu khí háo hức vui tuơi đang tràn ngập trên khắp Giáo hội Công giáo tại Việt Nam trong Năm Thánh 2010, từ miền sơn cước phiá Bắc của đất nước, giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng cũng có những hoạt động thiết thực và mang nhiều ý nghĩa. Trong suốt Năm Thánh, các hoạt động truyền giáo, truyền thông Lời Chúa, thăm viếng và giúp đỡ mọi người … đã được đẩy mạnh, làm cho sức sống và nhiệt huyết nơi giáo phận Truyền Giáo ngày một khởi sắc.

Trong Năm Thánh 2010, một hoạt động quan trọng và có tầm vóc đáng chú ý là kỳ Đại Hội Dân Chúa của Giáo hội Việt Nam, đựợc tổ chức tại Trung tâm mục vụ của Tổng giáo phận Tp.HCM. Đây là một dịp trong đại của mọi thành phần dân Chúa của Giáo hội Việt Nam, cùng ngồi lại với nhau để nhìn lại quãng thời gian đã qua, đồng thời đề ra những định hướng mục vụ cho Dân Chúa tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân đã dẫn đầu phái đòan của giáo phận để tham dự các hoạt động của Đại Hội Dân Chúa. Đòan giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng gồm cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, cha Đại diện Giuse Nguyễn Ngọc Thể, và hai đại diện giáo dân: ông Giuse Phạm Văn Thành (hạt Lạng Sơn) và bà Maria Nguyễn Thị Huơng (hạt Cao Bằng). Phái đoàn đại diện cho các linh mục, nam nữ tu sỹ, chủng sinh và hơn 6000 giáo dân của giáo phận để tham dự Đại Hội.

Tham dự Đại Hội, đại diện linh mục và giáo dân của giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng sẽ có hai bài tham luận, về đời sống của các Linh Mục và vai trò của nữ giới trong gia đình Công Giáo.

Được biết, Đại Hội Dân Chúa của Giáo hội Công giáo Việt Nam sẽ đựợc khai mạc vào chiều ngày mai, 21 tháng 11 tại Vuơng cung thánh đường Sài Gòn và bế mạc vào ngày 25 tháng 11 với việc công bố Sứ Điệp gửi Dân Chúa tại Việt Nam.
 
Giáo xứ Thanh Sơn: Mừng kính Chúa Kitô Vua quan thầy
Giuse Trần ngọc Huấn
11:31 20/11/2010
CAO BẰNG – Vào hồi 10h00 sáng ngày thứ Bảy, 20 tháng 11 năm 2010, tại thánh đuờng giáo xứ Thanh Sơn, giáo hạt Cao Bằng, đã diễn ra Thánh lễ trọng thể mừng kính Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, là quan thầy của giáo xứ.

Giáo xứ Thanh Sơn hiện tại là Sở Hạt của giáo hạt Cao Bằng, thuộc giáo phận Lạng Sơn, nằm cách Tòa Giám mục khoảng 135km về hướng Bắc. Ngôi thánh đường của giáo xứ được xây dựng vào khoảng năm 1994 do Đức cha Vinhsơn Phạm Văn Dụ, tọa lạc trên một ngọn đồi tuơng đối cao, ở trung tâm của thị xã Cao Bằng. Hiện nay, giáo xứ Thanh Sơn được trao cho linh mục Giuse Nguyễn Văn Chung coi sóc và hướng dẫn. Số giáo hữu vào khoảng trên 600 nhân danh.

Thánh lễ đựợc cử hành do cha xứ Giuse chủ sự, cùng đồng tế với ngài có quý Cha trong giáo phận. Các nam nữ tu sỹ và giáo dân trong và ngòai giáo xứ đã đến hiệp dâng thánh lễ cách trang trọng và sốt sắng.
 
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
04:08 20/11/2010
Chuyện phiếm Đạo Đời: Lễ Chúa Kitô Vua

“Thôi thì thôi, để mặc mây trôi”

Ôm trăng đánh giấc, bên đồi dạ lan

Thôi thì thôi chỉ là phù vân.

Thôi thì thôi nhé, có ngần ấy thôi.”

(Phạm Duy – Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng)

(1 Ph 3: 10-12; Dt 1: 1-3)

Ấy chết. Ai lại hát và ca những lời buồn đến là thế. Bởi, dù cho anh/cho em, có kiếm được Động Hoa (rất) Vàng; hoặc, có “ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan” cách nào đi nữa, thì mọi sự đâu vì thế mà trở thành phù vân. Mây trôi. Phù vân hay mây trôi, đâu là những sự rất thật, mà nghệ sĩ nhà mình, đến phải hát khúc nghê thường, và rợn rùng với những câu:

“Chim ơi, chết dưới cội hoa.

Tiếng kêu, rơi rụng giữa giang hà

Mai ta chết dưới, cội đào.

Khóc ta xin nhỏ, lệ vào thiên thu. “

(Phạm Duy – bđd)

Thiên thu hay “ngàn thu áo tím”, vẫn còn đó những người hết ỉ ôi ngồi đó cho thêm sầu. Rồi còn “nhỏ lệ vào thiên thu”. “Chết dưới cội đào”. Như một số nhân sĩ trong/ngoài nhà Đạo, tuy không khóc lóc hỡ ôi, nhưng vẫn dùng lời ca rất ư là sướt mướt, mà tả oán như:

“Thôi thì em, chẳng còn yêu tôi.

Leo lên cành bưởi, khóc người rưng rưng

Thôi thì thôi, mộ người tà dương

Thôi thì thôi nhé, đoạn trường thế thôi.”

(Phạm Duy – bđd)

Đoạn trường, dù chỉ thế thôi, cũng đừng khóc. Cuộc đời, dù vẫn là như vậy, cũng chớ than. Hãy như đấng bậc vị vọng nào đó trong Đạo, vẫn có nhận định sáng suốt, về đời người. Và người đời. Nhưng Ngài không khóc. Và cũng chẳng than. Bởi, có than hoặc khóc cho lắm cũng chẳng được việc gì. Chi bằng, ta cứ xác quyết một lời ca rất chắc nịch, rằng: “Thôi thì thôi nhé, đoạn trường thế thôi!”

Thông thường, ở vào “đoạn trường” nào đi nữa, bần đạo cũng rất ngại phải lập đi lập lại nhận định của quan chức/bề trên rất cao sang bề thế, ở đâu đó. Nhưng, lại cũng có những nhận định nghe kỹ thấy rất đúng. Vì thế nên hôm nay, bần đạo xin phép được chuyển đến bạn bè người thân, những lời này:

“Năm vừa rồi hay trước đó không lâu, Chúa cứ phải đón nhận những lời rất tiêu cực, từ các mục quảng cáo phổ biến trên truyền thông, nói tiếng Anh. Nói cho cùng, cũng khó mà tấn công và đả kích Đấng Tối Cao, rồi lại bảo Ngài không bao giờ có thật ở trên đời. Thế mà, dân con Đạo Chúa, vẫn cứ là đề tài để những người chống Chúa lấy đó mà đàm tiếu. Lạm dụng. Bản thân tôi, chẳng biết các vị “phản thần” ấy, có đặt Kitô giáo làm đối tượng để họ chống đối liên tục, nhiều hơn đạo Hồi không. Duy, có một điều tôi nắm rất rõ, là: hễ đả kích người Đạo Chúa, bao giờ cũng an toàn hơn đả kích dân con bên đạo Hồi.

Hai vị phản-thần nổi tiếng thế giới là các ông Richard Dawkins và Christopher Hitchens chẳng bao giờ thấy mệt mỏi để ngưng vẽ vời tô thêm sắc mầu tệ hại lên Đạo Chúa. Tuy nhiên, những điều họ đề cập, lại khiến cho Đạo của Chúa càng được chú ý thêm. Càng có thêm sắc thái/sắc mầuqua các cuộc suy tư/thảo luận, ngày một trổi bật.

Nhiều vị, cứ vững tin vào Chúa. Tin có Chúa hiện diện bằng nhiều cung cách. Và, chỉ một số ít chủ trương đích danh chống đối Ngài. Hoặc, đối kháng các hoạt động nơi Hội thánh của Ngài. Trong khi đó, lại có vị khác chưa từng nghe biết Ngài, vẫn mở rộng lòng mình ra với sự huyền diệu của sự sống. Mở lòng với Đấng Siêu Việt Huyền Nhiệm cũng rất nhiều. Còn, mở lòng để lùng tìm một Thiên Chúa mang tính chất triết học, càng ít hơn. Có điều là, những người tìm cách chống Chúa, dễ có khuyến điểm là hay vướng mắc vào những chuyện dị đoan. Ma thuật. (x. George Cardinal Pell, Thư Mục vụ Ngày Lễ Ngũ Tuần năm 2010)

Đó là giòng chảy của đấng bậc rất vị vọng, trong Đạo, ở Sydney. Còn, nhân sĩ ngoài Đạo, cũng đã cảm kích những điều rất “Đạo” của nhà Chúa, nên đã có nhận định khá độc đáo về chất Đạo của Đạo Chúa, như sau:

“Đọc những dòng trong Tin Mừng Mt 5: 1-10 nói về các Mối Phúc Thật, điều đầu tiên khiến tôi nghĩ đến là đoạn văn muốn chỉ về việc những ai muốn dấn thân vào con đường Đạo và chấp nhận những thử thách đau khổ trên con đường Đạo, sẽ nhận được phần thưởng của sự dấn thân đó. Về vấn đề các bản văn giảng dạy lòng khoan dung đòi hỏi các bạn tự do chấp nhận thử thách, sẽ sai lầm nếu coi đó là lời khẳng định rằng đau khổ thì tốt, và tất cả chúng ta phải tìm kiếm khổ đau. Khỏi cần nói, tôi không chủ trương một quan điểm như thế. Tôi nghĩ rằng mục đích của cuộc đời chúng ta, là tìm hạnh phúc, tìm cách để được thoả mãn và sung túc. Tuy nhiên, vì những thử thách và nhọc nhằn là một phần tự nhiên của cuộc sống, nên điều chủ yếu là phải có một quan điểm cho phép chúng ta có thể đề cập một cách hiện thực để có thể rút ra một vài lợi ích.

Khi xem xét bản chất của đau khổ, chúng ta thừa nhận rằng có một số hình thức đau khổ mà người ta có thể tìm ra các giải pháp; và vì vậy, có thể chế ngự được. Một khi người ta có ý thức về đau khổ, người ta phải đi tìm giải pháp và phương tiện để chiến thắng đau khổ. Nhưng, cũng có những loại đau khổ không thể tránh khỏi và chế ngự được, cũng là những sự kiện tự nhiên của cuộc sống. Trong những trường hợp như vậy, điều quan trọng là triển khai một trạng thái tinh thần cho phép tiếp cận sự đau khổ một cách hiện thực. Làm được như vậy, chúng ta có lẽ sẽ đi tới việc chấp nhận những khó khăn ấy một khi chúng xuất hiện. Một thái độ như thế, sẽ bảo vệ các bạn, không chỉ đối với thực tế vật chất của đau khổ, mà còn đối với gánh nặng tâm lý vô ích đi kèm theo, vì phải chiến đấu chống lại khổ đau.” (x. Le Dalai Lama parle de Jésus, Vĩnh An dịch, Thiện Tri Thức xuất bản 2003, tr. 37-39)

Là nhân sĩ rất lành thánh, và là trụ cột của Giáo hội, thánh Phêrô cũng có nhận định rất ư là chí lý, về nỗi sướng vui/hạnh phúc, Chúa chủ trương như:

“Thật thế,

ai là người thiết tha được sống

và ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc,

thì phải giữ mồm giữ miệng,

đừng nói lời gian ác điêu ngoa;

người ấy phải làm lành lánh dữ,

tìm kiếm và theo đuổi bình an,

vì Chúa để mắt nhìn người chính trực

và lắng tai nghe tiếng họ kêu xin,

nhưng Người ngoảnh mặt đi,

không nhìn kẻ làm điều gian ác.”

(1Ph 3: 10-12)

Xem thế thì, nỗi vui mừng hạnh phúc, sướng vui hoặc những đau khổ/cực hình, không ở cùng một tần số diễn tả như người nghệ sĩ già từng ca hát, những là: “để mặc mây trôi”, “chết dưới cội đào”, “lệ vào thiên thu”, vv.. Mà, là: biết làm lành/lánh dữ. Biết nhận ra thông điệp thần thiêng Chúa gửi, mà đeo đuổi. Thông điệp Chúa bảo ban, là bảo và ban ngang qua các sự kiện xuất hiện rất rõ nơi các bậc vĩ nhân/thần thánh, chốn riêng tư.

Hôm nay, thần linh chư thánh vẫn cứ tỏ bày, ở nhiều chốn rất riêng tư. Các ngài vẫn chuyển đạt thông điệp êm ái với mọi người, bằng nhiều cách. Một trong những cách mà người đời nay hay gọi đó là “phép lạ/sự lạ” mà dân con mọi người chấp nhận coi như mạc khải. Về những mạc khải tương tự, có người coi đó như ơn lành Chúa ban, cho riêng mình. Người khác vẫn nghi nan. Cật vấn. Một trong những vấn nạn gửi đến đấng bậc vị vọng ở Sydney, để nhờ đức ngài phụ trách mục hỏi đáp giải thích về những sự (rất) lạ, được tóm gọn bằng những hang bên dưới:

“Tôi có người bạn cũng rất thân, đã hỏi nhiều về một số “phép lạ” Chúa Mẹ gửi đến với các đấng bậc lành thánh, ở khắp nơi. Bản thân tôi chẳng dám phẩm bình, dù một chữ. Nhưng cứ nghe thắc mắc, tôi cũng có lần lòng tự hỏi lòng mình xem có nên thắc mắc hoặc bình phẩm gì về những phép lạ mà có người gọi đó là “mạc khải riêng tư” không? Xin phép hỏi ngài tôi cần có phản ứng như thế nào, mới đúng?

Đã có người hỏi, thì đức thày linh mục John Flader thuộc giòng dõi chính qui Opus Dei cũng đâu thấy ngại ngần gì mà chẳng lên tiếng, giãi bày, như sau:

“Có thể nói, đây là một trong những thắc mắc khá tinh tế, nhưng thú vị. Đây, cũng là câu hỏi, mà nhiều người vẫn hằng đưa ra. Hỏi, là hỏi rằng: người Công giáo ta nên tỏ thái độ như thế nào khi nghe biết có những “sự lạ” xảy ra cùng khắp, chỗ riêng tư?

Trước hết và trên hết, hãy tìm hiểu xem cụm từ “mạc khải riêng tư”, có nghĩa gì? Rồi, cũng nên bắt đầu bằng cách phân biệt các sự kiện ấy với “mạc khải chung cho hết mọi người”, tức: mạc khải Chúa ban qua Kinh thánh và Thánh truyền, gửi đến mọi người, ở trần gian.

Mạc khải, mà mọi người đều nghĩ, là: nó đã kết tận sau cái chết của vị tông đồ cuối cùng còn sống trong Hội thánh. Đàng khác, Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải mang tên “Lời Của Chúa” được các nghị phụ Công Đồng Vatican II bàn luận rất kỹ. Các ngài có nói: “Không có mạc khải mới nào được gửi đến với mọi người sẽ được trông đợi xảy đến trước ngày Chúa lại tỏ hiện trong vinh quang. Ngời sáng.” (x. Hiến Chế Lời Của Chúa #4)

Quả thế. Thiên Chúa gửi đến cho ta, Người Con Duy Nhất của Ngài, tức Ngôi Lời Nhập Thể. Và, Ngài còn chuyển đến ta, tất cả những gì cần thiết để ta hiểu rõ hơn ơn cứu độ. Rõ ràng là, Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đã từng viết: “Đức Kitô, Con Thiên Chúa mặc xác thịt làm người, là Con Một của Chúa Cha. Ngài là Ngôi Lời kiện toàn và không gì có thể lướt vượt trên Ngài được. Nơi Ngài, Thiên Chúa đã mạc khải hết mọi điều, để ta hiểu. Và như thế, sẽ không còn lời nào được mạc khải rõ hơn nữa về chính Ngôi Lời của Thiên Chúa.” (x. sách GLHTCG #65)

Sách Giáo lý Hội thánh còn trích dẫn lời thánh Gioan Thánh Giá, khi thánh nhân giải thích rõ hơn bằng những từ ngữ sinh động như: “Khi ban cho ta Con Một Ngài, là Ngôi Lời Duy Nhất có một không hai, Thiên Chúa đã nói với con người duy nhất chỉ một lần, qua Ngôi Lời -và Chúa không còn gì để nói nữa- bởi, những gì Ngài đã nói ngang qua các ngôn sứ thời trước, thì nay Ngài còn mạc khải chỉ một lần thôi bằng cách ban cho ta trọn vẹn Ngôi Lời là Con Một Ngài. Thế nên, những ai vấn nạn Chúa hoặc ao ước được có thêm điều lạ/thị kiến hoặc mạc khải, đều là phạm lỗi. Lỗi tội, không chỉ một hành vi ngông cuồng/rồ dại mà thôi, nhưng còn do mình đã cả gan xúc phạm đến Ngài nữa. Xúc phạm, vì không những ta không ngước mặt nhìn Ngài qua Đức Kitô thì chớ, lại cứ hay thắc mắc/tìm tòi về những sự lạ/phép lạ nào khác, mới mẻ nữa.” (x. Biến hình trên Núi Camel, 2 22, 3-5; và Thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Do Thái 1: 1-2; sách GLHTCG #65)

Với những lời như thế, thánh Gioan Thánh Giá cũng đã phần nào trả lời cho câu hỏi mà anh/chị nêu ra. Nói tóm lại, các thánh khuyên ta hãy ngước mặt nhìn vào Đức Kitô, cách trọn vẹn. Ngài là Ngôi Lời độc nhất Thiên Chúa mạc khải cho ta. Bởi thế, ta cũng đừng nên đeo đuổi kiếm tìm sự lạ/phép lạ, nào khác.

Nói thế, há bảo: mạc khải riêng tư không quan trọng sao? Không phải thế. Trả lời thắc mắc/khiếu nại gì, thì cũng nên nghe lời sách Giáo Lý Hội thánh, vẫn viết tiếp: “Trải qua năm tháng cùng nhiều thế kỷ, một số trường hợp được gọi là mạc khải “riêng tư”, được Hội thánh chuẩn nhận. Tuy nhiên, mạc khải ấy không cốt để củng cố niềm tin. Tức, nói thế không có ý bảo rằng Hội thánh có nhiệm vụ phải cải thiện hoặc hoàn tất Mạc Khải Chúa truyền đạt, nhưng Hội thánh làm thế là để giúp cho thành viên Hội thánh sống trọn vẹn điều Chúa bày tỏ, ở giai đoạn nào đó, trong lịch sử.“ (x. GLHTCG #67)

Xem như thế, thì “mạc khải riêng tư” không thêm gì vào những điều Chúa đã dạy, mà cốt chỉ để giúp dân con sống trọn vẹn điều Ngài dạy dỗ. Trong các mạc khải riêng tư được Hội thánh công nhận, tực như những điều Chúa tỏ bày cùng thánh nữ Magarét Maria Alacoque về lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa. Hoặc như: ảnh lạ Chúa ban cho thánh nữ Catarina Labôrê; hoặc lời nhắn gửi đến dân con Đạo Chúa hãy chuyên cần lần Chuỗi Mân Côi do Đức Mẹ nhắn gửi các thánh ở Lộ Đức, Fatima. Và thêm nữa, là: mạc khải về việc tôn sùng Lòng Chúa Xót Thương mà thánh nữ Faustina Kowalski nhận được từ Chúa.

Tất cả các mạc khải nói trên, đều giúp dân con nhà Đạo sống trọn vẹn điều Chúa khuyên dạy, từ ngàn xưa.

Mới đây, nhiều bản tường trình đề cập đến các dấu chỉ cũng như sự lạ mà dân con Chúa vẫn nhận được từ nhiều nơi, kể cả Úc, theo đó thì: một số sự lạ, có nguồn gốc siêu nhiên, theo sau là những hiện tượng làm bằng chứng mà cứ sự thường ít có ai giải thích được, bằng lẽ thường.

Nhiều sự kiện khác tuy không xác thực cho lắm, nhưng vẫn bao hàm một sứ điệp rất xứng hợp với giáo huấn của Hội thánh. Các sự kiện như thế vẫn có lợi cho người nhận. Và đôi lúc còn cho cả những người khác nữa.

Dầu sao đi nữa, cũng nên nhớ rằng: qua Hội thánh, Chúa đã tỏ bày những gì ta cần biết, ngõ hầu ta có thể bồi đắp cho ơn cứu độ của mình. Bởi thế nên, hãy tạo cho mình sự an toàn, là: chỉ chấp nhận Sự Thật Chúa mạc khải cho con cái Ngài mà thôi, chứ đừng tìm kiếm phép lạ, hoặc sự lạ rất hi hữu. Bởi,nhiều sự kiện xảy ra chỉ là mánh khoé do kẻ nghịch thù đem đến, thế thôi.

Tắt một lời, cũng chẳng là chuyện hay ho gì, nếu ta cứ mải mê tìm chỗ này nơi nọ yếu tố nào khả dĩ chứng minh rằng mình nhận được “mạc khải riêng tư” rất lạ, một khi Chúa đã đem đến cho hết mọi người những gì mình cần biết, qua cái chết và sự sống lại của Con Một Ngài, là Ngôi Lời Nhập Thể. Như thế, đã là phép lạ/sự lạ lớn nhất rồi, cần gì khác nữa.” (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly 5/9/2010, tr.12)

Hỏi là hỏi như thế. Đáp, là đáp như vậy. Tuy nhiên, sao ta thấy nhiều người vẫn cứ hỏi. Nên, đức thày lại cứ đáp. Đáp/hỏi – hỏi/đáp mãi không thôi. Đó, là cuộc đời. Một đời có nhiều thắc mắc lẫn hỏi han. Đến bận lòng.

Để cho lòng người bớt đi những bận rộn về nhiều thứ, xin đề nghị bạn/đề nghị tôi, ta hãy nên để lòng mình trùng xuống cho thư giãn bằng những giòng chảy của ai đó, rất dễ nghe, như sau:

“Khi kịp có trí khôn, tôi cố gắng học cho xong bậc trung học, để còn bắt đầu học cấp 3. Khi bắt đầu học cấp 3 được ít lâu, tôi lại cứ nhủ lòng mình là phải cố gắng học xong cho sớm để còn kiếm kế sinh nhai. Đi làm rồi, lại tranh thủ lập gia đình, và có con. Và khi đã có con rồi, tôi lại mong cho con hay ăn chóng lớn, để tôi về lại với công việc hằng ngày mà lo lắng. Sau đó, lại cố làm thêm ít năm nữa để rồi mai ngày khi về hưu, sẽ có chút gì trông nom con cháu. Cứ cố gắng hoài, cố mãi để rồi hôm nay đã thấy rằng mình quên mất một chuyện chính yếu, là: hãy lo sống trước đã, mọi việc tính sau.

Cũng thế, nay tôi thấy nhiều người cứ mải kiếm tìm chuyện lạ trong đời, để rồi tin. Và cuối cùng, chuyện lạ đâu không thấy, cứ thấy mình vớ vẩn/lẩn thẩn, luôn xục xạo mà không chịu sống, như vẫn được ông bà tổ tiên răn dạy.

Nay, thì tôi nắm được chân lý cuộc đời, là: những gì gửi đến cho tôi, dù không mới mẻ vẫn cứ là quà tặng không biếu không do Bề Trên gửi để tôi sống. Sống niềm tin an lành, và vui hưởng hạnh phúc.”

Truyện ở trên, thật ra cũng chẳng làm bạn và tôi thư giãn được mấy chốc. Duy có điều khiến bạn và tôi, ta sẽ thấy thoải mái, nếu ta hiểu được câu nói của ai đó, vẫn cứ bảo: “Dưới mặt trời này, chẳng có gì mới lạ, cả đâu.”

Qua các nhận định trên, hẳn bạn và tôi là con dân nhà Đạo, ta cũng nên và cũng phải có lập trường minh định rằng phép mầu rất lạ của Chúa, còn đó nơi Tin Mừng. Phép rất lạ, lớn lao và huyền diệu nhất mà lâu nay ta vẫn nhận được cách nhưng-không là: Chúa đã trao tặng trọn đời Ngài, để dân con mọi người được cứu rỗi.

Và điểm cốt lõi của hiến tặng Chúa gửi, để dân con mọi người được lĩnh nhận Tình thương rất bao la của Thiên Chúa. Chỉ “lạ” một điều, là: ta biết thế, nhưng vẫn ngoảnh mặt, chẳng muốn nghe?

Vậy thì, hãy cùng nghe nghệ sĩ già nhạc Việt, cứ thong thả rong ca câu hát rất nên thơ:

“Rằng xưa có gã từ quan

Lên non tìm động hoa vàng ngủ say

Thôi thì thôi để mặc mây trôi

Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan

Thôi thì thôi chỉ là phù vân

Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi.”

(Phạm Duy ­– bđd)

Hát như thế, là có ý bảo: có tìm cho lắm những sự lạ hay phép lạ, cũng chỉ là phù vân. “Ngần ấy thôi.” Chi bằng, ta cứ trân quí đón nhận “sự lạ” mà Thiên-Chúa-Là-Tình-Yêu vẫn cứ ban cho ta, mọi ngày và mỗi ngày, rất khôn nguôi.

Trần Ngọc Mười Hai

Nhiều lúc tự thấy mình

chẳng khùng thì cũng điên.

Điên, vì cứ tìm và cứ kiếm

những sự lạ,

rất khó tìm.

“Chiều nay ngang cổng nhà ai,

Nhủ lòng tôi chỉ nhìn cây trúc đào.

Nhưng mà không hiểu vì sao,

Gặp người xưa lại nhìn nhau mỉm cười?

(dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Lc 23: 35-43

Tạt qua nhà người xưa thôi, sao nhà thơ đã nhủ lòng. Trúc đào còm cõi cây xanh vẫn nhìn. Lui tới chốn thiêng phụng thờ, nhà Đạo hẳn lòng những quyết tâm? Thập tự đó hiên ngang vội tìm. Nhà thơ hay nhà Đạo, có tìm cũng chẳng thấy Vua vũ trụ, còn đó rất ngóng đợi.

Trình thuật, nay thánh Luca kể về Đức Kitô Vua vũ trụ vẫn một lòng đợi trông, không suy xuyển. Là Vua, Ngài có đủ tư cách của Đấng Cứu Thế, Cao sang. Quyền quý. Lẽ đáng ra, Ngài phải được triều thần thánh trên trời/dưới đất gập mình phục lạy. Nhưng, trớ trêu thay, Vua vũ trụ nay đứng trước triều thần vua quan ở trần gian, cứ hạch hỏi: Ngài là ai? Sao thế này?

Bài đọc hôm nay diễn tả hai ảnh hình đối chọi nhau về Vua Kitô. Bài đọc 2, qua thư gửi cộng đoàn giáo dân ở Côlôssê, ta thấy Đức Vua hiên ngang. Toàn thắng: “Ngài là hình ảnh Thiên Chúa vô hình. Là Trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo… là Đầu của thân thể, là Hội thánh… Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện nơi Ngài, nhờ Ngài mà muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Ngài đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1: 15-19)

Lời cuối thư nối kết Tin Mừng thánh Luca cho thấy ảnh hình khác biệt về Vua Kitô đang hạ mình chết nhục trên thập giá, để những người chế nhạo Ngài, cũng được cứu. Cứ sự thường, người người vẫn thích ảnh hình của một Đức Vua hiển vinh. Toàn thắng. Sáng láng.

Hội thánh, nay chọn ảnh hình rất khác biệt để dân con mừng kính Vua vũ trụ theo ý nghĩa đích thực. Đọc Tin Mừng, mọi người thấy Vua Cứu Độ xứng hợp với ý của Cha, Đấng vẫn chờ vẫn đợi con dân Ngài đến phục lụy.

Nếu Đức Giêsu là Vua vũ trụ, hẳn có người sẽ hỏi: thần dân Ngài đâu? Cận thần, quan đâu không thấy? Cung điện Ngài ở chốn nào? Sao, chỉ thấy mỗi đồi trơ trụi, ở Giêrusalem? Chốn hành quyết. Chết nhục. Chết ở đó, Ngài cũng không có đến một đồ đệ. Bạn bè/người thân, đều khuất lánh. Đồng hành với Ngài, lại là quân trộm cướp, cả hai bên. Còn, bên dưới là đám ô hợp, chỉ nhục mạ.

Chính ở nơi đây, Đức Giêsu đang đi vào giai đoạn vương giả nhất đời Ngài. Giai đoạn quan trọng tối thượng ta được biết. Khi giáng hạ làm người, Ngài ở giữa đám trẻ chăn chiên rất nghèo hèn, bên máng lừa. Để có thể ban tặng họ sự sống đích thực, Ngài đã hy sinh trọn thân mình. Hy sinh, vì người khác. Hy sinh trọn quyền lực. Bởi quyền lực Ngài, là khả năng dâng trọn đời mình để người khác được sống.

Lãnh tụ quanh Ngài, chỉ bêu riếu nhục mạ, chứ không thấy được Ngài, dù có mắt. Trớ trêu thay, cả vương triều quyền uy trên dưới, có mỗi tay tội đồ cùng chung số phận, đã nhìn và thấy, nên mới nói: “Lạy Ông Giêsu, xin nhớ đến tôi khi Ngài về với Nước của Ngài!” (Lc 23: 43). Chỉ mình anh là nhận ra ý nghĩa của tấm biển gỗ ghi trên thập tự “Giêsu Nadarét, Vua Do thái”(Lc 23: 38). Chỉ mỗi mình anh, là được Chúa căn dặn: “Hôm nay anh sẽ ở trên Thiên Đàng làm một với Tôi.”(Lc 23:43). Nếu không là Vua của các vua, hẳn đã ai dám hứa hẹn điều đó?

Những kẻ có mặt lúc ấy, đều nhắm mắt chẳng nhìn thấy. Họ chỉ nhạo Đức Vua như người đời: “Hắn cứu ai đâu, chẳng cứu mình.” Nhạo và cười, là bởi họ không hiểu Lời Ngài xưa từng bảo: “Kẻ nào cố tìm sự sống, sẽ đánh mất. Kẻ nào đành mất sự sống vì Ta, sẽ gặp lại.” (Mt 19: 39). “Giả như hạt lúa gieo xuống đất không chết đi, sẽ trơ trọi một mình. Nhưng nếu chết đi, nó mới sai hoa lắm quả.” (Yn 12: 24)

Chính đó, uy quyền của Đức Vua. Quyền tác tạo sự sống, cho mọi người. Là dân con Đức Kitô, Vua vũ trụ, ta được mời gọi dấn bước theo chân Ngài, để cũng làm như thế. Có làm, ta mới là quần thần. Đồ đệ. Và, là bày tôi của Đức Vua muôn loài.

Là Vua, Ngài cũng có vương quốc để trị vì. Nhưng, Vương Quốc Ngài là nơi ta vẫn đến để nguyện cầu, mỗi khi lập lại lời Ngài, khi nguyện kinh “Lạy Cha”. Vương Quốc Ngài được diễn tả rất rõ trong Kinh Tiền Tụng vào Tiệc Thánh hôm nay: “Đây là Vương quốc vĩnh cửu. Toàn cầu. Vương quốc của Sự Thật. Và, Sự Sống. Vương quốc lành thánh của công bằng. Tình thương. Và an bình.”

Có điều, là ta không chỉ là thần dân của Vua Vũ trụ là Ngài, mà thôi. Ta còn là đồng nhiệm trong công trình tác tạo Vưong Quốc ấy, nữa. Vương quốc ấy, nay đã ở với mọi người. Bài đọc 2 còn đó nhắc nhở: “Ngài là Đầu của thân thể, tức Hội thánh.” (2Cl 1: 18), tức: ta cùng một thân thể với Ngài, Đức Kitô Vua. Ta cùng sẻ san vương quyền. Cùng là tư tế. Cùng lãnh mọi trọng trách do quyền năng Ngài đem lại!

Bài đọc 2, cũng lại thêm: “Ngài giải thoát ta khỏi quyền lực tăm tối và đưa vào Vương quốc của Con Chí Ái Ngài. Trong Ngài, ta có ơn cứu độ. Và, ơn tha tội.” (Cl 1: 13) nghĩa là, nhờ Ngài và với Ngài, ta đem bình an đến với mọi người nơi địa cầu. Nơi, Ngài từng khai phá nhờ cái chết khổ nhục, trên thập tự. Con đường ta đi vẫn còn dài, trước khi Vương Quốc Ngài nên hiện thực.

Từ nay đến ngày hiện thực Vương Quốc rất bình an của Vua vũ trụ, còn rất nhiều việc phải làm. Để hoà giải. Nhiều công trình kiến tạo hoà bình với trần gian, ta cần hoàn tất. Hoàn tất, cả công tác đem tự do, công lý, tình thương an hoà mà Ngài làm mẫu, để đưa về với muôn dân, ở thế trần.

Tiệc thánh mừng Đức Kitô Vua hôm nay là một thách thức. Là cơ hội, để ta nhận ra được lời ới gọi mời mọi người trở nên đích thực thần dân và đối tác của Đức Kitô Vua vũ trụ. Gọi và mời mọi người, hãy cứ kéo dài Vương Quốc rất bình và rất an của Ngài, để Vương Quốc ấy sẽ tồn tại mãi mãi, nơi mọi người.

Trong tinh thần tỉnh táo nghe lời mời gọi của Đức Kitô Vua vũ trụ, ta cứ hiên ngang hát:

“Nếu… tôi gặp Ngài chiều năm xưa trên đồi ấy,

Chết… treo thập hình vì yêu thương nhân loại tội lỗi.

Như …tên trộm cướp chẳng ai thương nhìn tới,

Nếu tôi gặp rồi, thì xin hỏi: tôi còn tin nữa thôi?

Tôi, vẫn cứ tin luôn, tin rằng: Ngài luôn thương tôi!

Tôi, vẫn cứ tin luôn, cho dù gặp bao gian nguy.”

(Thành Tâm – Nếu)

Ngài là Vua vũ trụ rất thực sự, thì đâu còn chữ “nếu” để hỏi. Vua Kitô đã hy sinh trọn mình Ngài, để thần dân/muôn người được sống. Sự thật ấy, còn gì để ngờ vực. Chân lý ấy, còn gì mà suy nghĩ. Đắn đo. Do dự. Sao ta không hăng hái bước theo chân Ngài mà mở rộng Vướng Quốc Nước Trời. Mở rộng tình thương yêu. Đỡ đần. Phục vụ. Để, nguời người sẽ tung hô: Vạn tuế Vua Giêsu. Vạn tuế Vua vũ trụ. Đến muôn ngàn đời.

Lm Phan Đỗ Thục Linh

MaiTá diễn dịch
 
Giêsu Kitô Vua
Tuyết Mai
13:06 20/11/2010
Giêsu Kitô Ngài đến từ Trời Cao

Ngài chính là tình yêu đích thực

Cho tôi theo Ngài suốt một đời tôi

Ngài là Chủ Chiên nhân từ

Ai theo Ngài sẽ được Ngài tha thứ

Ai theo Ngài đời sẽ hết sầu thương

*

Giêsu Kitô Ngài xuống trần vì ai?

Ngài xuống trần vì yêu nhân lọai

Hy sinh nhọc nhằn như một thường dân

Ngài là Đấng ban Ơn Lành

Ai theo Ngài sẽ được Ngài cứu rỗi

Ai theo Ngài đời sẽ mãi bình an.

*

Giêsu Kitô là Vua

Giêsu Kitô là Vua

Ngài sẽ muôn muôn đời

Là Ánh Sáng của trần gian

Ngài luôn ngự trong tôi

Trong Bánh Thánh nuôi hồn

Tôi xin đi theo Ngài

Tôi xin được nên giống Ngài

Để tình yêu Thiên Chúa

Luôn thể hiện trên tôi

*

Giêsu Kitô cả Đất Trời sùng tôn

Ngài chính là sự sống muôn đời

Muôn dân reo hò khắp trời tụng ca

Ngài là Đức Vua Uy Quyền

Khắp thế trần ca ngợi vì Danh Chúa

Khắp Thiên Đàng ngợi khen Chúa Tòan Năng

*

Giêsu Kitô Ngài giáng trần vì yêu

Ngài giáng trần vào đêm đông lạnh

Trong tay Đức Bà muôn đời đồng trinh

Ngài là Đế Vương Đất Trời

Ai yêu Ngài sẽ được Ngài chúc phúc

Ai yêu Ngài hạnh phúc cả đời sau

*

Giêsu Kitô hằng hữu đầy quyền năng

Ngài sống đời bình an vâng phục

33 năm dài như một phàm nhân

Ngài truyền giảng cho dân Ngài

Ai nghe Lời sẽ được Ngài chăn dắt

Đi theo Ngài về cõi phúc trường sinh
 
“Mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người” (Lc 24,16)
Phan Du Sinh góp nhặt
23:00 20/11/2010
Ngày con mới bước vào đời tu, với tâm hồn đơn sơ, thanh thoát, với nhiệt huyết đang bùng lên trong tâm hồn, con muốn theo Chúa, yêu Chúa. Con nhìn thấy các chị ai cũng dễ mến, thánh thiện. Và con cảm thấy dễ dàng tôn trọng, kính yêu những nàng dâu của Đức Kitô.

Thế rồi càng sống lâu trong nhà dòng, con càng thấy những trái ngang, những yếu đuối, lầm lỡ… của chị em. Thời gian và môi trường sống làm cho cái tôi trong con lớn dần, còn mặt đức hạnh thì ít lắm. Con cảm thấy mình đã lớn đủ trong cách suy nghĩ, trong đường nhân đức nên nhiều lúc bề trên, những người có trách nhiệm và chị em sửa dạy, góp ý, con cảm thấy khó chịu, có ác cảm với họ, nhất là những người dám đụng chạm đến cái tôi của con. Tình trạng ấy vẫn tiếp tục trầm trọng hơn cho đến ngày hôm nay.

Nhân dịp bước vào năm tập, con được linh thao lần đầu tiên. Con đã cầu xin Chúa cho con thoát khỏi được tình trạng đó. Trong khi linh thao, con vẫn quyết định gặp cha linh hướng, dù cảm thấy cha khó gần, dễ sợ, vì thái độ nghiêm nghị trong công việc dạy học thường ngày. Con xin Chúa cho con ơn can đảm để gặp gỡ, chia sẻ cho cha biết được tình trạng tâm hồn để được ngài hướng dẫn. Con đã đến với cha và được cha phân tích, hướng dẫn cho. Con đã thấy rõ căn bệnh tâm hồn của mình, lâu nay con cứ để cho ma quỷ thao túng. Con theo nó, sống chui lủi với nó trong bóng tối như người bị quỷ ám.

Khi con bị người khác nhắc nhở, góp ý, nhất là bị người có trách nhiệm sửa dạy thì nó lại cứ bảo con: “Người ấy có tốt đẹp gì đâu. Nó cũng có những khuyết điểm như mình, thậm chí nó còn có những điều xấu xa hơn thế nữa mà sao lại cứ để ý soi mói mình để cảnh cáo thế?” Và nó cứ dùng những hình ảnh xấu của những con người ấy mà thúc đẩy con con suy xét và phê phán họ. Con thấy họ giống như những cảnh sát giao thông ở Hà Tĩnh. Khi gặp những người có trách nhiệm, con cố che lấp những khuyết điểm của mình, cầu mong họ đừng có thấy những yếu điểm của mình. Con thấy bất an khi giao tiếp, gặp gỡ, sinh hoạt trong những nơi có sự hiện diện của họ.

Sau khi gặp cha, lời nói đánh động lòng con nhất là: “Chúa Giêsu, vua vũ trụ, vua hằng sống, Ngài thánh thiện tốt lành dường bao, thế mà vì yêu thương con người, Ngài đã đến trần gian, chấp nhận sống nghèo, khao khát con người trở về với Ngài. Ngài buộc phải chọn những con người nghèo khó và đầy giới hạn để cộng tác vào chương trình của Ngài”. Nhờ đó con đã cảm nghiệm được cái nghèo của bản thân con và những chị em cùng chung sống với con. Con chẳng thánh thiện gì, thế mà con lại đòi hỏi chị em và những người có trách nhiệm phải thánh thiện như Chúa. Con chưa nhận ra được sự hiện diện yêu thương của Chúa qua những người đồng hành với con. Con chẳng bao giờ thấy được những ưu điểm và sự thánh thiện mà Chúa ban cho họ.

Trong cầu nguyện, con đã cảm nghiệm những đau khổ của những người có trách nhiệm khi thấy những người Chúa trao cho họ đang đi hoang. Họ đã khó khăn, vất vả biết chừng nào. Thật vậy mỗi khi thấy con sai lỗi, chưa trưởng thành, các chị đã rất thương con, cầu nguyện và không ngần ngại sửa dạy con, thế mà con không nhận ra được điều đó, lại còn làm cho các chị gặp khó khăn khi sửa dạy, thất vọng về con và thậm chí rất đau khổ về thái độ ác cảm của con nữa. Con giống như hai môn đệ trên đường Em-mau, đã được Chúa hiện ra, đồng hành và giải thích cho các ông, nhưng các ông đã không nhận ra Chúa vì mắt các ông còn bị che lấp bởi sự thất vọng, chán nản. Các ông đã được Chúa kêu gọi, đã theo Chúa, nhưng với mục đích là tìm một chỗ đứng, một lợi lộc. Khi Đức Giêsu bị giết cách nhục nhã, các ông đã buông xuôi và trở về quê. Sự thất vọng đã che khuất mắt các ông.

Nhờ hồng ân Chúa qua ánh sáng Lời Chúa và qua các giờ cầu nguyện, cùng với sự yêu thương nâng đỡ của cha hướng dẫn, con đã nhận ra được người đồng hành đích thực trong đời con là chính Chúa Giêsu. Ngài đã đồng hành với con từng giây từng phút, từng biến cố cuộc sống, qua các chị em, qua những người có trách nhiệm hướng dẫn con. Ngài đã gửi cho con rất nhiều người đồng hành thánh thiện, yêu thương, thế mà lâu nay con cứ đi tìm những người đồng hành theo ý con, theo sở thích của con, theo cái tôi ích kỷ của con. Con đã quyết tâm yêu mến, tin tưởng những người đồng hành mà Chúa đã ban cho con. Con quyết tâm đón nhận sự nghèo khó của Chúa và trở nên một môn đệ nghèo.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tình Hàng Xóm
Lm. Tâm Duy
10:38 20/11/2010
TÌNH HÀNG XÓM

Ảnh của Lm. Tâm Duy

Bà con xa không bằng láng giềng gần.

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n