Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 22/11: Khúc ca tạ ơn dâng Chúa – Kính Thánh Cecilia. Linh mục Giuse Trần Châu Đông
Giáo Hội Năm Châu
02:20 21/11/2021
PHÚC ÂM: Lc 21, 1-4
“Người thấy một bà goá nghèo khó bỏ vào đó hai đồng tiền nhỏ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu nhìn lên, thấy những người giàu có bỏ tiền dâng cúng vào hòm tiền. Người cũng thấy một bà goá nghèo khó bỏ vào đó hai đồng tiền nhỏ, nên bảo rằng: “Thầy bảo thật các con, bà goá nghèo khó này đã bỏ vào hòm tiền nhiều hơn mọi người. Vì mọi người kia lấy của dư thừa mà dâng cho Thiên Chúa, còn bà này túng thiếu, bà đã dâng tất cả những gì bà có để nuôi sống mình”.
Ðó là lời Chúa.
Không thuộc về thế gian
Lm. Minh Anh
06:11 21/11/2021
KHÔNG THUỘC VỀ THẾ GIAN
“Nước Tôi không thuộc về thế gian này!”.
Dr. Anthony Fortosis nói, “Những kẻ chinh phục hùng mạnh, với những đội quân dũng mãnh và vũ khí khủng khiếp, đã tìm cách khuất phục thế giới trong vô vọng! Đức Giêsu chinh phục cả thế giới với một vũ khí đơn giản là “Agapê, Tình Yêu”. Tim Ngài tan vỡ, để Ngài có thể trói buộc những kẻ tan vỡ. Vương quyền Ngài trị vì thế gian, nhưng Vương Quốc Ngài ‘không thuộc về thế gian!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Đúng như Dr. Anthony Fortosis nói, “Vương quyền Ngài trị vì thế gian, nhưng Vương Quốc Ngài ‘không thuộc về thế gian!”. Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, chúng ta long trọng mừng Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ. Ngài là Vua, Vua vạn vật, Vua vũ trụ, Vua thiên đàng, Vua các linh hồn! Tuy nhiên, trong Tin Mừng hôm nay, khi trả lời chất vấn của Philatô, Ngài nói rõ, Ngài là Vua, nhưng Vương Quốc Ngài ‘không thuộc về thế gian’ này. Vậy Vương Quốc của Ngài ở đâu?
Chúng ta hãy xem xét tuyên bố của Chúa Giêsu từ hai quan điểm. Trước hết, nếu Chúa Giêsu nói, Ngài là một vị vua thế gian, một người có quyền dân sự, thì Philatô sẽ kết án Ngài là kẻ có tội lật đổ chính quyền Rôma. Điều này là bất hợp pháp và sẽ bị trừng phạt đến chết. Đang khi Chúa Giêsu hoàn toàn vô tội; Ngài hoàn hảo mọi đàng, kể cả việc tuân giữ mọi luật dân sự hợp pháp.
Ngài là Vua các vua, vương quyền Ngài đã được Đaniel tiên báo từ ngàn xưa qua bài đọc thứ nhất hôm nay, “Quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu, không khi nào bị cất mất; vương quốc của Ngài không khi nào bị phá huỷ”; một vương quyền mà Ngài đã đổ máu ra để thiết lập như sách Khải Huyền viết, “Ngài đã dùng máu Ngài mà rửa chúng ta sạch mọi tội lỗi, và đã làm cho chúng ta trở nên vương quốc và tư tế của Thiên Chúa” để mỗi người có thể tuyên xưng “Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai” như lời Thánh Vịnh đáp ca. Vì vậy, với tuyên bố, “Nước Tôi không thuộc về thế gian này!”, Chúa Giêsu muốn nói, Vương Quốc Ngài là Vương Quốc tình yêu; Ngài chiếm lãnh các trái tim, thống trị các tâm hồn; đó không phải là một đất nước đang cạnh tranh với chính quyền Rôma hoặc bất kỳ một cơ quan dân sự nào. Trước điều đó, Philatô tỏ ra lúng túng!
Ngày nay và cho đến muôn đời, Thiên Chúa luôn ước mong Vương Quốc Ngài trị vì khắp mọi nơi, trong mọi người. Ngài bắt đầu công việc này bằng việc chiếm ngự tâm hồn mỗi người; Ngài mời gọi chúng ta mở lòng đón tiếp Ngài, cho phép Ngài bước vào và điều khiển cuộc sống chúng ta. Ngài muốn thống trị mọi đam mê, ước muốn, suy nghĩ và hành động của chúng ta. Bên cạnh đó, Chúa Giêsu muốn Vương Quốc của Ngài phát triển! Nó phải lớn lên trong tâm trí và ý chí những ai thuộc về Ngài, trong mọi đấng bậc; tất cả cùng ‘hiệp hành’ để mọi người tùng phục sự cai quản của Ngài với tư cách là Vua. Điều này có nghĩa là, khi trái tim của các nhà lãnh đạo, bậc làm cha mẹ, những người đứng đầu được biến đổi, họ sẽ là người ủng hộ, cộng tác và xây dựng Vương Quốc. Điều đó có nghĩa là mọi người, không trừ ai, được kêu gọi trở nên những con người xây dựng Vương Quốc Thiên Chúa ‘ở đây và lúc này’. Chúng ta làm tất cả những gì có thể để Chúa Giêsu với tư cách là Vua có thể ngự trị trong trái tim những ai được giao cho chúng ta, hướng dẫn họ đầu phục Ngài và đến lượt họ, họ tiếp tục xây dựng Vương Quốc Ngài trong môi trường mình.
Anh Chị em,
“Nước Tôi không thuộc về thế gian này!”; dẫu ở trong thế gian, nhưng các môn đệ Chúa Giêsu ‘không thuộc về thế gian’. Lễ Chúa Kitô Vua mời gọi chúng ta nhớ đến trách nhiệm của mình là phát triển Nước Thiên Chúa ‘ở đây và lúc này’; bắt đầu bằng cách cho phép vương quyền Ngài lớn lên trong tâm hồn, trong cộng đoàn và gia đình chúng ta. Từ đó, bằng mọi cách, chúng ta làm điều Chúa muốn hầu giúp người khác làm điều tương tự cho Vương Quốc Ngài. Chúa Giêsu là Vua, muốn trị vì mọi tâm hồn; ân sủng Ngài hằng tuôn đổ để nuôi dưỡng, Thánh Thần Ngài hằng run rủi để dẫn dắt. Hãy hợp tác với Ngài, và chắc chắn, Vương Quốc Ngài sẽ thực sự hiển trị!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin trị vì trái tim bất thường của con, xin dùng con để mở rộng Nước Chúa. Xin cho con khôn ngoan, thận trọng và can đảm xây dựng vương quyền Chúa trong các tâm hồn”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Nước Tôi không thuộc về thế gian này!”.
Dr. Anthony Fortosis nói, “Những kẻ chinh phục hùng mạnh, với những đội quân dũng mãnh và vũ khí khủng khiếp, đã tìm cách khuất phục thế giới trong vô vọng! Đức Giêsu chinh phục cả thế giới với một vũ khí đơn giản là “Agapê, Tình Yêu”. Tim Ngài tan vỡ, để Ngài có thể trói buộc những kẻ tan vỡ. Vương quyền Ngài trị vì thế gian, nhưng Vương Quốc Ngài ‘không thuộc về thế gian!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Đúng như Dr. Anthony Fortosis nói, “Vương quyền Ngài trị vì thế gian, nhưng Vương Quốc Ngài ‘không thuộc về thế gian!”. Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, chúng ta long trọng mừng Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ. Ngài là Vua, Vua vạn vật, Vua vũ trụ, Vua thiên đàng, Vua các linh hồn! Tuy nhiên, trong Tin Mừng hôm nay, khi trả lời chất vấn của Philatô, Ngài nói rõ, Ngài là Vua, nhưng Vương Quốc Ngài ‘không thuộc về thế gian’ này. Vậy Vương Quốc của Ngài ở đâu?
Chúng ta hãy xem xét tuyên bố của Chúa Giêsu từ hai quan điểm. Trước hết, nếu Chúa Giêsu nói, Ngài là một vị vua thế gian, một người có quyền dân sự, thì Philatô sẽ kết án Ngài là kẻ có tội lật đổ chính quyền Rôma. Điều này là bất hợp pháp và sẽ bị trừng phạt đến chết. Đang khi Chúa Giêsu hoàn toàn vô tội; Ngài hoàn hảo mọi đàng, kể cả việc tuân giữ mọi luật dân sự hợp pháp.
Ngài là Vua các vua, vương quyền Ngài đã được Đaniel tiên báo từ ngàn xưa qua bài đọc thứ nhất hôm nay, “Quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu, không khi nào bị cất mất; vương quốc của Ngài không khi nào bị phá huỷ”; một vương quyền mà Ngài đã đổ máu ra để thiết lập như sách Khải Huyền viết, “Ngài đã dùng máu Ngài mà rửa chúng ta sạch mọi tội lỗi, và đã làm cho chúng ta trở nên vương quốc và tư tế của Thiên Chúa” để mỗi người có thể tuyên xưng “Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai” như lời Thánh Vịnh đáp ca. Vì vậy, với tuyên bố, “Nước Tôi không thuộc về thế gian này!”, Chúa Giêsu muốn nói, Vương Quốc Ngài là Vương Quốc tình yêu; Ngài chiếm lãnh các trái tim, thống trị các tâm hồn; đó không phải là một đất nước đang cạnh tranh với chính quyền Rôma hoặc bất kỳ một cơ quan dân sự nào. Trước điều đó, Philatô tỏ ra lúng túng!
Ngày nay và cho đến muôn đời, Thiên Chúa luôn ước mong Vương Quốc Ngài trị vì khắp mọi nơi, trong mọi người. Ngài bắt đầu công việc này bằng việc chiếm ngự tâm hồn mỗi người; Ngài mời gọi chúng ta mở lòng đón tiếp Ngài, cho phép Ngài bước vào và điều khiển cuộc sống chúng ta. Ngài muốn thống trị mọi đam mê, ước muốn, suy nghĩ và hành động của chúng ta. Bên cạnh đó, Chúa Giêsu muốn Vương Quốc của Ngài phát triển! Nó phải lớn lên trong tâm trí và ý chí những ai thuộc về Ngài, trong mọi đấng bậc; tất cả cùng ‘hiệp hành’ để mọi người tùng phục sự cai quản của Ngài với tư cách là Vua. Điều này có nghĩa là, khi trái tim của các nhà lãnh đạo, bậc làm cha mẹ, những người đứng đầu được biến đổi, họ sẽ là người ủng hộ, cộng tác và xây dựng Vương Quốc. Điều đó có nghĩa là mọi người, không trừ ai, được kêu gọi trở nên những con người xây dựng Vương Quốc Thiên Chúa ‘ở đây và lúc này’. Chúng ta làm tất cả những gì có thể để Chúa Giêsu với tư cách là Vua có thể ngự trị trong trái tim những ai được giao cho chúng ta, hướng dẫn họ đầu phục Ngài và đến lượt họ, họ tiếp tục xây dựng Vương Quốc Ngài trong môi trường mình.
Anh Chị em,
“Nước Tôi không thuộc về thế gian này!”; dẫu ở trong thế gian, nhưng các môn đệ Chúa Giêsu ‘không thuộc về thế gian’. Lễ Chúa Kitô Vua mời gọi chúng ta nhớ đến trách nhiệm của mình là phát triển Nước Thiên Chúa ‘ở đây và lúc này’; bắt đầu bằng cách cho phép vương quyền Ngài lớn lên trong tâm hồn, trong cộng đoàn và gia đình chúng ta. Từ đó, bằng mọi cách, chúng ta làm điều Chúa muốn hầu giúp người khác làm điều tương tự cho Vương Quốc Ngài. Chúa Giêsu là Vua, muốn trị vì mọi tâm hồn; ân sủng Ngài hằng tuôn đổ để nuôi dưỡng, Thánh Thần Ngài hằng run rủi để dẫn dắt. Hãy hợp tác với Ngài, và chắc chắn, Vương Quốc Ngài sẽ thực sự hiển trị!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin trị vì trái tim bất thường của con, xin dùng con để mở rộng Nước Chúa. Xin cho con khôn ngoan, thận trọng và can đảm xây dựng vương quyền Chúa trong các tâm hồn”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:25 21/11/2021
70. Vì để cho Đấng tạo thành con trở thành niềm dịu ngọt duy nhất của linh hồn con, thì con phải từ bỏ tất cả mọi thứ của tạo vật.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:28 21/11/2021
17. CỘT NHÀ MỐI ĂN
Trong phòng khách còn có khách ngồi, nhưng chủ nhà lại lo cho mình nên chuồn vào trong ăn cơm.
Khách ở bên ngoài lớn tiếng nói:
- “Đáng tiếc, đáng tiếc, cái phòng khách đẹp vậy mà các cột đều để mối ăn nát”.
Chủ nhân nghe được, vội vàng chạy ra hỏi:
- “Ở đâu?”
Khách trả lời:
- “Con mối ăn ở bên trong, bên ngoài làm sao biết được?”
(Tiếu Đảo)
Suy tư 17:
Có những cột nhà chạm trổ rất đẹp nhưng bị mối mọt ăn bên trong mà không ai biết, nên nhà sập lúc nào không hay; có những cái ghế xem ra chắc chắn, nhưng khi ngồi lên thì sụm ba chè, vì bị mối mọt ăn bên trong không ai biết.
Có những người vẻ bên ngoài thì đạo mạo, nhưng bên trong thì đầy mưu mô xảo quyệt; có những người bên ngoài nói cười xởi lởi, nhưng bên trong thì nhỏ nhen ích kỷ; có những người bên ngoài thì anh anh em em ngọt xớt, nhưng bên trong thì không ưa nhau chút nào. Đó là những mối mọt của tâm hồn.
Thời nay dù cho mối mọt ăn chỗ nào bên trong cây cột nhà, thì người ta vẫn có thể dùng máy móc kỹ thuật để biết nó và diệt nó; nhưng thời nay dù cho khoa học phát triển đến sao Hỏa sao Kim, thì người ta cũng không thể dò biết tấm lòng ích kỷ, mưu mô, ghen ghét.v.v...của con người nó sâu rộng bao nhiêu, để đề phòng và chữa trị !
Người Ki-tô hữu có một cách để chữa mối mọt tâm hồn, đó là luôn xét mình mỗi ngày dưới ánh sáng Lời Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trong phòng khách còn có khách ngồi, nhưng chủ nhà lại lo cho mình nên chuồn vào trong ăn cơm.
Khách ở bên ngoài lớn tiếng nói:
- “Đáng tiếc, đáng tiếc, cái phòng khách đẹp vậy mà các cột đều để mối ăn nát”.
Chủ nhân nghe được, vội vàng chạy ra hỏi:
- “Ở đâu?”
Khách trả lời:
- “Con mối ăn ở bên trong, bên ngoài làm sao biết được?”
(Tiếu Đảo)
Suy tư 17:
Có những cột nhà chạm trổ rất đẹp nhưng bị mối mọt ăn bên trong mà không ai biết, nên nhà sập lúc nào không hay; có những cái ghế xem ra chắc chắn, nhưng khi ngồi lên thì sụm ba chè, vì bị mối mọt ăn bên trong không ai biết.
Có những người vẻ bên ngoài thì đạo mạo, nhưng bên trong thì đầy mưu mô xảo quyệt; có những người bên ngoài nói cười xởi lởi, nhưng bên trong thì nhỏ nhen ích kỷ; có những người bên ngoài thì anh anh em em ngọt xớt, nhưng bên trong thì không ưa nhau chút nào. Đó là những mối mọt của tâm hồn.
Thời nay dù cho mối mọt ăn chỗ nào bên trong cây cột nhà, thì người ta vẫn có thể dùng máy móc kỹ thuật để biết nó và diệt nó; nhưng thời nay dù cho khoa học phát triển đến sao Hỏa sao Kim, thì người ta cũng không thể dò biết tấm lòng ích kỷ, mưu mô, ghen ghét.v.v...của con người nó sâu rộng bao nhiêu, để đề phòng và chữa trị !
Người Ki-tô hữu có một cách để chữa mối mọt tâm hồn, đó là luôn xét mình mỗi ngày dưới ánh sáng Lời Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chứng Nhân Anh Hùng
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:46 21/11/2021
Chứng Nhân Anh Hùng
Hằng năm đến dịp kính nhớ các Thánh Tử đạo Việt Nam, hẳn Kitô hữu Việt Nam không thể không hãnh diện về các bậc cha ông hiển thánh. Đây cũng là dịp để các đấng bậc trong Hội Thánh, cách riêng Hội Thánh Việt Nam nhắc nhủ đoàn con noi gương tiên tổ để rồi phát huy truyền thống hào hùng chứng nhân. Can đảm, thanh thản trước cái chết vì chính đạo là một nghĩa cử đáng tuyên dương muôn đời. Có thể gọi các Ngài là những vị anh hùng. Tuy nhiên vẫn có đó nét khác biệt giữa các anh hùng tử đạo với các vị anh hùng dân tộc. Tuy nhiên cần biện phân đâu là hành vi anh hùng quả cảm, đâu là hành vi điên khùng; đâu là hành vi can đảm và đâu là hành vi liều lĩnh.
Khi nói đến sự phân biệt là ta đã nhìn nhận có những điểm, những nét nào đó dường như tương đồng giữa hai điều cần phân biệt. Cả hai hành vi can đảm hay liều lĩnh đều biểu lộ sự “vượt khó” trên mức bình thường. Làm một sự gì đó mà sẵn sàng đón nhận các gian nguy, chấp nhận cả cái chết vốn là điều không mấy ai có thể dễ dàng thực hiện. Nếu chỉ dừng lại ở tiêu chí “vượt khó” thì không thể phân biệt được đâu là hành vi can đảm đâu là hành vi liều lĩnh, vì cả hai đều hội đủ tiêu chí này. Cần phải so sánh hai hành vi ấy dựa trên một vài tiêu chí khác.
Việc làm ấy tốt hay xấu? Dĩ nhiên để được gọi là can đảm thì việc ta làm phải là một việc tốt hoặc ít ra là không xấu nhưng đáng làm và nên làm. Chẳng hạn dấn thân vào biển lửa để cứu người trong trận hỏa hoạn hay nỗ lực tập một kỳ tích trong thi đấu thể dục, thể thao. Còn một hành vi liều lĩnh thì dù nó có khó khăn đối với nhiều người nhưng đó là hành vi xấu hoặc có thể là không xấu nhưng không đáng làm không nên làm. Lái xe lạng lách, đánh võng là việc khó đấy nhưng là việc xấu, như thế, đích thị là sự liều lĩnh. Ngoài ra có những việc tuy không xấu nhưng không đáng làm hoặc không nên làm theo khả năng và hoàn cảnh của mình hiện nay mà nếu cứ cố làm thì quả là liều lĩnh, chẳng hạn các trò chơi mạo hiểm.
Vẫn có đó nhiều người lầm tưởng rằng mình là anh hùng nhưng thực ra là “điên khùng”. Vì thế cần biết phân định để khỏi gây thiệt hại cho chính bản thân cũng như gây di hại cho tha nhân và xã hội cũng như Hội Thánh. Tuy nhiên vấn nạn xem ra thật nan giải vì nếu đó là việc tốt thì sao? Có chăng có những việc tốt mà không đáng làm hoặc không nên làm ở đây và lúc này? Nếu làm là liều lĩnh? Vấn nạn này thường phát sinh tranh luận và khó có sự đồng thuận giữa những góc nhìn khác nhau, nhất là với những ai có hiểu biết luận lý và thích “luân lý”. Là con cái Chúa, ngắm nhìn cung cách hành xử của Đức Giêsu mà Tin Mừng tường thuật, xin mạo muội trình bày chút thiển ý.
Có thể quả quyết cách chắc chắn rằng Chúa Giêsu nhiều lần cố tình chữa bệnh trong ngày Sabat cho dù gặp phải sự phản kháng của nhiều người biệt phái, luật sĩ hay tư tế thời bấy giờ. Người không chỉ chấp nhận sự phản kháng của họ mà còn sẵn sàng đón nhận sự hận thù, căm phẩn của họ đến độ họ muốn tìm cách hãm hại Người. Những lời Người đưa ra để tranh luận với họ thường với dạng dồn đối phương vào thế chân tường. “Những kẻ đạo đức giả kia! Thế ngày Sabat, trong các ngươi lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước? Còn bà này, con cháu Abraham, đã bị ma quỷ trói cột đã 18 năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày Sabat sao?” (Lc 13,15-16). Căn cứ trên cung cách hành xử và lời của Chúa Giêsu thì ta có thể xác định rằng ngày Chúa nhật, ngày thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư… bất cứ ngày nào cũng phải làm điều tốt. Đã là điều tốt thì hình như không có các từ “để ngày mai”. Người còn dùng lối nói song đối nghịch nghĩa: “Ngày Sabat được làm điều lành hay điều dữ, được cứu sống hay là giết chết?” (Mc 3,4). Qua lối nói song đối nghịch nghĩa này Chúa Giêsu muốn khẳng định rằng: không làm điều tốt hoặc bỏ qua một việc tốt trong khả năng, hoàn cảnh của mình là đã làm một điều xấu. Không cứu người là đã giết người một cách nào đó vậy. Tuy nhiên, có thể có người viện dẫn lý lẽ rằng không có hoặc không đủ khả năng làm việc ấy hoặc có khả năng nhưng hoàn cảnh chưa thích hợp, chưa thuận tiện. Chẳng có một quyết định, một thái độ sống nào mà không có lý do để biện minh.
Dẫu biết rằng, luôn có đó những người liều lĩnh những tưởng rằng mình là anh hùng. Nhưng cũng không thiếu nhiều vị can đảm, anh hùng thật sự mà đã hay đang bị hiểu lầm, bị gán nhãn mác là liều lĩnh, là khờ dại, hay bốc đồng… Có thể họ là những nguời mà ta có thể nói theo kiểu thi nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ta dại, ta làm ngay điều tốt phải làm; Người khôn, người chờ cho đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa rồi mới ra tay”.
Các vị anh hùng Tử đạo và các vị anh hùng dân tộc đều là những người can đảm, không chỉ dám mà đã thực sự làm được những sự khó “phi thường”. Các vi đã hy sinh bản thân vì chính đạo. Chết vì đức tin như Thánh Anrê Dũng Lạc hay hy sinh vì lý tưởng độc lập dân tộc như Lê Lai liều mình cứu chúa. Tất thảy đều vì chính đạo. Các Vị ấy đã làm những việc chính đáng và phải đạo, những việc tốt nên làm, đáng làm. Tuy nhiên vẫn có nét khác biệt giữa các Thánh Tử đạo và các anh hùng dân tộc đó là thái độ đón nhận hy sinh, chịu sự bách hại. Khi chịu hy sinh vì chính đạo thì các Thánh Tử đạo thường an bình, vui vẻ đón nhận khổ hình và sẵn sàng tha thứ cũng như cầu nguyện cho những người đang làm hại mình. Trái lại, các vị anh hùng dân tộc khi chịu khổ hình thì lòng rất căm phẩn, kể cả hận thù những người làm hại mình. Các vị ấy có thể có những lời lẽ nguyền rủa đối với người làm hại mình kiểu như bảy anh em Do Thái chịu tử đạo mà sách Macabê kể lại.
Được làm anh hùng dân tộc quả là đáng quý, nhưng với Kitô hữu chúng ta thì sống như những “chứng nhân” vì chính đạo thì đáng quý hơn nhiều. Bởi vì đó cũng là một cách thế tử đạo dù chưa được phong thánh. Dưới nhãn quan này thì đang có đó nhiều vị thánh tử đạo ẩn danh. Họ đã và đang làm việc tốt, việc phải làm, việc nên làm để cho Hội Thánh được ngày thêm tinh tuyền, để cho quê hương ngày thêm an bình, thịnh vượng, cho nhiều người đang khốn khổ vè thể lý hay tinh thần vì dịch bệnh đang hoành hành được chút đỡ nâng và an bình. Dẫu cho gặp phải bao khó khăn, bao hiểu lầm, bao chống đối, chỉ trích lẫn sự bách hại cách này hay cách khác nhưng lòng của họ luôn thanh thản, và con tim của họ vẫn mở ra với cả những người gây khó khăn, đau khổ cho họ. Nếu nhìn nhận đây là những chứng nhân đức tin thì quả thật họ là những thánh “tử đạo” đáng kính.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Hằng năm đến dịp kính nhớ các Thánh Tử đạo Việt Nam, hẳn Kitô hữu Việt Nam không thể không hãnh diện về các bậc cha ông hiển thánh. Đây cũng là dịp để các đấng bậc trong Hội Thánh, cách riêng Hội Thánh Việt Nam nhắc nhủ đoàn con noi gương tiên tổ để rồi phát huy truyền thống hào hùng chứng nhân. Can đảm, thanh thản trước cái chết vì chính đạo là một nghĩa cử đáng tuyên dương muôn đời. Có thể gọi các Ngài là những vị anh hùng. Tuy nhiên vẫn có đó nét khác biệt giữa các anh hùng tử đạo với các vị anh hùng dân tộc. Tuy nhiên cần biện phân đâu là hành vi anh hùng quả cảm, đâu là hành vi điên khùng; đâu là hành vi can đảm và đâu là hành vi liều lĩnh.
Khi nói đến sự phân biệt là ta đã nhìn nhận có những điểm, những nét nào đó dường như tương đồng giữa hai điều cần phân biệt. Cả hai hành vi can đảm hay liều lĩnh đều biểu lộ sự “vượt khó” trên mức bình thường. Làm một sự gì đó mà sẵn sàng đón nhận các gian nguy, chấp nhận cả cái chết vốn là điều không mấy ai có thể dễ dàng thực hiện. Nếu chỉ dừng lại ở tiêu chí “vượt khó” thì không thể phân biệt được đâu là hành vi can đảm đâu là hành vi liều lĩnh, vì cả hai đều hội đủ tiêu chí này. Cần phải so sánh hai hành vi ấy dựa trên một vài tiêu chí khác.
Việc làm ấy tốt hay xấu? Dĩ nhiên để được gọi là can đảm thì việc ta làm phải là một việc tốt hoặc ít ra là không xấu nhưng đáng làm và nên làm. Chẳng hạn dấn thân vào biển lửa để cứu người trong trận hỏa hoạn hay nỗ lực tập một kỳ tích trong thi đấu thể dục, thể thao. Còn một hành vi liều lĩnh thì dù nó có khó khăn đối với nhiều người nhưng đó là hành vi xấu hoặc có thể là không xấu nhưng không đáng làm không nên làm. Lái xe lạng lách, đánh võng là việc khó đấy nhưng là việc xấu, như thế, đích thị là sự liều lĩnh. Ngoài ra có những việc tuy không xấu nhưng không đáng làm hoặc không nên làm theo khả năng và hoàn cảnh của mình hiện nay mà nếu cứ cố làm thì quả là liều lĩnh, chẳng hạn các trò chơi mạo hiểm.
Vẫn có đó nhiều người lầm tưởng rằng mình là anh hùng nhưng thực ra là “điên khùng”. Vì thế cần biết phân định để khỏi gây thiệt hại cho chính bản thân cũng như gây di hại cho tha nhân và xã hội cũng như Hội Thánh. Tuy nhiên vấn nạn xem ra thật nan giải vì nếu đó là việc tốt thì sao? Có chăng có những việc tốt mà không đáng làm hoặc không nên làm ở đây và lúc này? Nếu làm là liều lĩnh? Vấn nạn này thường phát sinh tranh luận và khó có sự đồng thuận giữa những góc nhìn khác nhau, nhất là với những ai có hiểu biết luận lý và thích “luân lý”. Là con cái Chúa, ngắm nhìn cung cách hành xử của Đức Giêsu mà Tin Mừng tường thuật, xin mạo muội trình bày chút thiển ý.
Có thể quả quyết cách chắc chắn rằng Chúa Giêsu nhiều lần cố tình chữa bệnh trong ngày Sabat cho dù gặp phải sự phản kháng của nhiều người biệt phái, luật sĩ hay tư tế thời bấy giờ. Người không chỉ chấp nhận sự phản kháng của họ mà còn sẵn sàng đón nhận sự hận thù, căm phẩn của họ đến độ họ muốn tìm cách hãm hại Người. Những lời Người đưa ra để tranh luận với họ thường với dạng dồn đối phương vào thế chân tường. “Những kẻ đạo đức giả kia! Thế ngày Sabat, trong các ngươi lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước? Còn bà này, con cháu Abraham, đã bị ma quỷ trói cột đã 18 năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày Sabat sao?” (Lc 13,15-16). Căn cứ trên cung cách hành xử và lời của Chúa Giêsu thì ta có thể xác định rằng ngày Chúa nhật, ngày thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư… bất cứ ngày nào cũng phải làm điều tốt. Đã là điều tốt thì hình như không có các từ “để ngày mai”. Người còn dùng lối nói song đối nghịch nghĩa: “Ngày Sabat được làm điều lành hay điều dữ, được cứu sống hay là giết chết?” (Mc 3,4). Qua lối nói song đối nghịch nghĩa này Chúa Giêsu muốn khẳng định rằng: không làm điều tốt hoặc bỏ qua một việc tốt trong khả năng, hoàn cảnh của mình là đã làm một điều xấu. Không cứu người là đã giết người một cách nào đó vậy. Tuy nhiên, có thể có người viện dẫn lý lẽ rằng không có hoặc không đủ khả năng làm việc ấy hoặc có khả năng nhưng hoàn cảnh chưa thích hợp, chưa thuận tiện. Chẳng có một quyết định, một thái độ sống nào mà không có lý do để biện minh.
Dẫu biết rằng, luôn có đó những người liều lĩnh những tưởng rằng mình là anh hùng. Nhưng cũng không thiếu nhiều vị can đảm, anh hùng thật sự mà đã hay đang bị hiểu lầm, bị gán nhãn mác là liều lĩnh, là khờ dại, hay bốc đồng… Có thể họ là những nguời mà ta có thể nói theo kiểu thi nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ta dại, ta làm ngay điều tốt phải làm; Người khôn, người chờ cho đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa rồi mới ra tay”.
Các vị anh hùng Tử đạo và các vị anh hùng dân tộc đều là những người can đảm, không chỉ dám mà đã thực sự làm được những sự khó “phi thường”. Các vi đã hy sinh bản thân vì chính đạo. Chết vì đức tin như Thánh Anrê Dũng Lạc hay hy sinh vì lý tưởng độc lập dân tộc như Lê Lai liều mình cứu chúa. Tất thảy đều vì chính đạo. Các Vị ấy đã làm những việc chính đáng và phải đạo, những việc tốt nên làm, đáng làm. Tuy nhiên vẫn có nét khác biệt giữa các Thánh Tử đạo và các anh hùng dân tộc đó là thái độ đón nhận hy sinh, chịu sự bách hại. Khi chịu hy sinh vì chính đạo thì các Thánh Tử đạo thường an bình, vui vẻ đón nhận khổ hình và sẵn sàng tha thứ cũng như cầu nguyện cho những người đang làm hại mình. Trái lại, các vị anh hùng dân tộc khi chịu khổ hình thì lòng rất căm phẩn, kể cả hận thù những người làm hại mình. Các vị ấy có thể có những lời lẽ nguyền rủa đối với người làm hại mình kiểu như bảy anh em Do Thái chịu tử đạo mà sách Macabê kể lại.
Được làm anh hùng dân tộc quả là đáng quý, nhưng với Kitô hữu chúng ta thì sống như những “chứng nhân” vì chính đạo thì đáng quý hơn nhiều. Bởi vì đó cũng là một cách thế tử đạo dù chưa được phong thánh. Dưới nhãn quan này thì đang có đó nhiều vị thánh tử đạo ẩn danh. Họ đã và đang làm việc tốt, việc phải làm, việc nên làm để cho Hội Thánh được ngày thêm tinh tuyền, để cho quê hương ngày thêm an bình, thịnh vượng, cho nhiều người đang khốn khổ vè thể lý hay tinh thần vì dịch bệnh đang hoành hành được chút đỡ nâng và an bình. Dẫu cho gặp phải bao khó khăn, bao hiểu lầm, bao chống đối, chỉ trích lẫn sự bách hại cách này hay cách khác nhưng lòng của họ luôn thanh thản, và con tim của họ vẫn mở ra với cả những người gây khó khăn, đau khổ cho họ. Nếu nhìn nhận đây là những chứng nhân đức tin thì quả thật họ là những thánh “tử đạo” đáng kính.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Rồi Sẽ Qua Đi
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:47 21/11/2021
Rồi Sẽ Qua Đi
(Thứ Ba sau Chúa Nhật XXXIV TN – Đn 2,31-45; Lc 21,5-11)
Niên lịch Phụng vụ đang dần kết thúc. Mẹ Giáo hội cho đoàn tín hữu nghe trích đọc Lời Chúa trong Thánh Lễ với chủ đề nghiêng về “những sự sau”. Hôm nay, ngày thứ Ba sau Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Lờ Chúa qua bài đọc trích sách Đanien và bài Tin Mừng thánh Luca cách nào đó giúp chúng ta nhìn nhận một hiện thực của các hiện hữu thế trần đó là mọi sự rồi sẽ qua đi.
Một vương triều hùng mạnh thời đế quốc Babilon rồi cũng sẽ qua. Và các vương triều khác lại tiếp nối thay nhau hưng, thịnh, suy, tàn qua hình ảnh một bức tượng người khổng lồ với nhiều phần chi thể khác nhau về kết cấu chất liệu và đã bị phá hủy tan tành. Đây là điềm chiêm bao mà vua Nabucôđônôdo đã thấy trong giấc ngủ nhưng không thể hiểu cho đến khi Đanien dù không nghe biết trước nhưng vẫn kể lại được và giải thích rành mạch ý nghĩa. Ý nghĩa chính đó là các vương triều thế gian dù có hùng mạnh đến đâu rồi cũng qua đi. Chỉ có vương triều của Thiên Chúa mới tồn tại mãi đến thiên thu.
Bài Tin Mừng thánh Luca tường thuật những lời tiên báo của Chúa Giêsu về sự sụp đổ tan hoang của Đền thờ Giêrusalem dù rằng hiện nay nó đang rực rỡ huy hoàng. “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào” (Lc 216). Sau hơn ba mươi năm lời tiên báo của Chúa Giêsu đã thành hiện thực khi quân đội Rôma đến dẹp loạn đã phá hủy tất cả thành bình địa. Qua sự sụp đổ của Đền thờ, Chúa Giêsu còn hướng cái nhìn của các môn đệ đến ngày chung tận của thế giới. Đền thờ rồi sẽ qua đi. Thế giới này rồi cũng sẽ qua đi.
Mọi thực tại thế trần đều có tính lữ thứ, vô thường. Tuy nhiên điều Chúa Giêsu lưu ý các môn đệ đó là nguyên nhân cũng như các dấu chỉ của sự diệt vong các thực tại đời này. Không phải vô cớ mà các vương triều sụp đổ và sự sụp đổ ấy cũng không quá bất ngờ vì thường được báo hiệu qua những dấu chỉ trước đó. Lịch sử cho thấy một vương triều suy vong đều được thấy trước bởi sự tàn bạo của các hôn quân hay sự hoang dâm vô độ của những bạo chúa. Và thường có một thời gian xã hội rơi vào cảnh loạn lạc.
Trước sự vô thường của thế trần này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy biết sống tỉnh thức và sẵn sàng. Tỉnh thức để biết sống tự do dù đó là những điều tự nó là tốt như chức vị, quyền lực, hay của cải hay là những điều xem ra không may mắn như tai ương, hoạn nạn, bị đối xử cách bất công… vì biết rằng mọi sự sẽ qua đi, tất cả đều là vô thường. Kitô hữu chúng ta không dừng lại ở động thái “vô chấp” như anh em Phật tử, nhưng chúng ta sống tự do là để sẵn sàng hơn trong việc xây đắp tình yêu, vì chúng ta tin rằng dù mọi sự sẽ qua đi nhưng tình yêu mãi tồn tại đến thiên thu (x.1Cr 13,13).
Trong tình cảnh loạn lạc, nhiễu nhương, hỗn độn thì thường có đó chuyện “đục nước béo cò”. Chúa Giêsu căn dặn chúng ta phải khôn ngoan, đừng làm cớ cho kẻ xấu lừa gạt, trục lợi. Những gì Chúa Giêsu nói xưa thì đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử, trong cả mấy thập niên gần đây. Số người mê lầm chạy theo những lời tiên báo về ngày tận thế là không ít và hậu quả “tiền mất tật mang” là có thật. Chính vì thế thái độ sống tỉnh thức trong tự do của Kitô hữu phải có đó tính tích cực và trưởng thành. Dù biết rằng mọi sự rồi sẽ qua đi nhưng chúng ta cần phải biết “săn tay áo” khi công lý, tình yêu và sự thật mời gọi chúng ta dấn thân.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Ba sau Chúa Nhật XXXIV TN – Đn 2,31-45; Lc 21,5-11)
Niên lịch Phụng vụ đang dần kết thúc. Mẹ Giáo hội cho đoàn tín hữu nghe trích đọc Lời Chúa trong Thánh Lễ với chủ đề nghiêng về “những sự sau”. Hôm nay, ngày thứ Ba sau Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Lờ Chúa qua bài đọc trích sách Đanien và bài Tin Mừng thánh Luca cách nào đó giúp chúng ta nhìn nhận một hiện thực của các hiện hữu thế trần đó là mọi sự rồi sẽ qua đi.
Một vương triều hùng mạnh thời đế quốc Babilon rồi cũng sẽ qua. Và các vương triều khác lại tiếp nối thay nhau hưng, thịnh, suy, tàn qua hình ảnh một bức tượng người khổng lồ với nhiều phần chi thể khác nhau về kết cấu chất liệu và đã bị phá hủy tan tành. Đây là điềm chiêm bao mà vua Nabucôđônôdo đã thấy trong giấc ngủ nhưng không thể hiểu cho đến khi Đanien dù không nghe biết trước nhưng vẫn kể lại được và giải thích rành mạch ý nghĩa. Ý nghĩa chính đó là các vương triều thế gian dù có hùng mạnh đến đâu rồi cũng qua đi. Chỉ có vương triều của Thiên Chúa mới tồn tại mãi đến thiên thu.
Bài Tin Mừng thánh Luca tường thuật những lời tiên báo của Chúa Giêsu về sự sụp đổ tan hoang của Đền thờ Giêrusalem dù rằng hiện nay nó đang rực rỡ huy hoàng. “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào” (Lc 216). Sau hơn ba mươi năm lời tiên báo của Chúa Giêsu đã thành hiện thực khi quân đội Rôma đến dẹp loạn đã phá hủy tất cả thành bình địa. Qua sự sụp đổ của Đền thờ, Chúa Giêsu còn hướng cái nhìn của các môn đệ đến ngày chung tận của thế giới. Đền thờ rồi sẽ qua đi. Thế giới này rồi cũng sẽ qua đi.
Mọi thực tại thế trần đều có tính lữ thứ, vô thường. Tuy nhiên điều Chúa Giêsu lưu ý các môn đệ đó là nguyên nhân cũng như các dấu chỉ của sự diệt vong các thực tại đời này. Không phải vô cớ mà các vương triều sụp đổ và sự sụp đổ ấy cũng không quá bất ngờ vì thường được báo hiệu qua những dấu chỉ trước đó. Lịch sử cho thấy một vương triều suy vong đều được thấy trước bởi sự tàn bạo của các hôn quân hay sự hoang dâm vô độ của những bạo chúa. Và thường có một thời gian xã hội rơi vào cảnh loạn lạc.
Trước sự vô thường của thế trần này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy biết sống tỉnh thức và sẵn sàng. Tỉnh thức để biết sống tự do dù đó là những điều tự nó là tốt như chức vị, quyền lực, hay của cải hay là những điều xem ra không may mắn như tai ương, hoạn nạn, bị đối xử cách bất công… vì biết rằng mọi sự sẽ qua đi, tất cả đều là vô thường. Kitô hữu chúng ta không dừng lại ở động thái “vô chấp” như anh em Phật tử, nhưng chúng ta sống tự do là để sẵn sàng hơn trong việc xây đắp tình yêu, vì chúng ta tin rằng dù mọi sự sẽ qua đi nhưng tình yêu mãi tồn tại đến thiên thu (x.1Cr 13,13).
Trong tình cảnh loạn lạc, nhiễu nhương, hỗn độn thì thường có đó chuyện “đục nước béo cò”. Chúa Giêsu căn dặn chúng ta phải khôn ngoan, đừng làm cớ cho kẻ xấu lừa gạt, trục lợi. Những gì Chúa Giêsu nói xưa thì đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử, trong cả mấy thập niên gần đây. Số người mê lầm chạy theo những lời tiên báo về ngày tận thế là không ít và hậu quả “tiền mất tật mang” là có thật. Chính vì thế thái độ sống tỉnh thức trong tự do của Kitô hữu phải có đó tính tích cực và trưởng thành. Dù biết rằng mọi sự rồi sẽ qua đi nhưng chúng ta cần phải biết “săn tay áo” khi công lý, tình yêu và sự thật mời gọi chúng ta dấn thân.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Nhìn thấy nhiều hơn
Lm. Minh Anh
23:34 21/11/2021
NHÌN THẤY NHIỀU HƠN
“Chúa Giêsu nhìn lên, thấy những người giàu có bỏ tiền dâng cúng vào hòm. Ngài cũng thấy một bà goá nghèo khó bỏ vào đó hai đồng tiền nhỏ”.
Nhận định của Aiden Wilson Tozer, một nhà tu đức Mỹ, thật sâu sắc, “Xét cho cùng, Kitô hữu khác nào một con số lẻ. Người ấy dâng một tình yêu cao cả cho Đấng mà mình chưa từng gặp; thân thưa hằng ngày với Đấng mình chưa từng thấy. Người ấy mạnh mẽ nhất khi yếu đuối nhất, giàu có nhất khi nghèo khó nhất; chết đi để có thể sống; từ bỏ mọi sự để được lại mọi sự; nhìn thấy cái vô hình, nghe thấy cái không thể nghe, biết cái không thể biết. Và nhất là người ấy nhận thức rằng, Đấng ấy chính là Thiên Chúa, Đấng có thể ‘nhìn thấy nhiều hơn’ những gì con người có thể thấy!”
Kính thưa Anh Chị em,
“Thiên Chúa, Đấng có thể ‘nhìn thấy nhiều hơn’ những gì con người có thể thấy!”. Nhận định của A. W. Tozer, một lần nữa, được xác nhận qua hai bài đọc Lời Chúa hôm nay. Thiên Chúa thấy sự hào hiệp của Đaniel và các bạn Israel; Ngài cũng thấy sự anh hùng nơi trái tim một bà goá nghèo.
Quan thái giám của vua Nabucôđônôsor không nhìn thấy sự quan phòng của Thiên Chúa dành cho các tôi tớ Ngài là bốn thanh niên tù nhân Israel. Họ xin ông cho họ được từ chối những thức ăn vua ban vì sợ ô uế và phạm luật; ông lần lữa! Nhưng sau đó, ông đồng ý để họ thử nghiệm khi chỉ ăn rau quả và uống nước lã. Mười ngày trôi qua, vị quan ‘nhìn thấy nhiều hơn’ khi các cậu bé trở nên khôi ngô, trí khôn cũng gấp mười lần so với các thuật sĩ. Đaniel và các bạn có thể tạ ơn Thiên Chúa của họ và “Xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời” như lời Thánh Vịnh đáp ca.
Với trình thuật Tin Mừng, Chúa Giêsu ngồi trước hòm dâng cúng trong đền thờ, Ngài ‘nhìn thấy nhiều hơn’ những người khác thấy. Ngài đã nhìn thấy trái tim của những người giàu. Sự giàu có thường quyến rũ con người bằng ham muốn và làm cho nó ra nô lệ bởi những bận tâm và lo lắng. Chúa Giêsu nhìn thấy nhiều trái tim vắt kiệt nhỏ ra một vài giọt từ sự an toàn rất dồi dào của những người giàu, một nghĩa cử không gây đau đớn, cũng không quá khó khăn đối với họ. Sau khi rỉ ra một ‘vài giọt từ tâm’, người giàu nghĩ rằng, họ đã làm tròn bổn phận đối với Thiên Chúa, và điều này khiến họ tự mãn. Một số khác, thậm chí còn đầy tự hào khi nghĩ rằng, họ đã cống hiến rất nhiều. Thế nhưng, hành động của họ không có ý nghĩa tự hiến thực sự; họ đã dâng với sự hững hờ thường ngày. Sự cho đi của họ vắng bóng tình yêu và hy sinh.
Trước hòm dâng cúng, Chúa Giêsu còn ‘nhìn thấy nhiều hơn’ nơi một bà goá nghèo. Chỉ có Ngài mới có thể thấy rõ bà goá ấy! Giờ đây, bà đã bớt phụ thuộc hoàn toàn vào người thân hoặc bạn bè; bà đã cho đi nhiều hơn vì đã cho đi chính mình với một trái tim tràn đầy phó thác và đầu phục. Người phụ nữ goá nghèo này đã tin tưởng vào Thiên Chúa vì biết rằng, Ngài sẽ tiếp tục chăm sóc bà. Bà thực sự không có ước muốn nào khác ngoài việc được ở bên Chúa và được Ngài làm giàu cho bà. Sự cho đi của bà thật thanh thản và vui lòng; không phải tuyệt vọng mà là tràn đầy hy vọng. Niềm hy vọng của bà thật sâu sắc, Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương bà đến nhường nào!
Anh Chị em,
Thiên Chúa ‘nhìn thấy nhiều hơn’ những gì con người có thể thấy! Con người chỉ thấy điều mắt thấy, Thiên Chúa thấy tận đáy lòng. Bởi lẽ, con người thường luôn quy về bản thân, nên không thấy Thiên Chúa và việc Ngài làm. Thiên Chúa mong chúng ta có một đôi mắt đức tin để có thể nhìn thấy Ngài như bà goá đã thấy. Ngài là Cha hằng yêu thương, chăm bẵm chúng ta; Ngài thấy chúng ta tận đáy lòng và mong chúng ta nhìn thấy Ngài cũng tận đáy lòng. Chính điều này làm cho chúng ta luôn hạnh phúc, tin tưởng và phó thác. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tự hỏi, có điều gì chúng ta có thể trao tặng cho Thiên Chúa mà Ngài chưa tặng trao cho chúng ta không; chúng ta có sẵn sàng dâng Ngài sự phó thác đáng tin cậy của mình, nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn nghiệt ngã nhất?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đánh thức con về tất cả những gì Chúa ban, để con nhìn thấy mọi sự là ân huệ của Chúa; cho con được ‘nhìn thấy nhiều hơn’ để có thể quảng đại trao tặng nhiều hơn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúa Giêsu nhìn lên, thấy những người giàu có bỏ tiền dâng cúng vào hòm. Ngài cũng thấy một bà goá nghèo khó bỏ vào đó hai đồng tiền nhỏ”.
Nhận định của Aiden Wilson Tozer, một nhà tu đức Mỹ, thật sâu sắc, “Xét cho cùng, Kitô hữu khác nào một con số lẻ. Người ấy dâng một tình yêu cao cả cho Đấng mà mình chưa từng gặp; thân thưa hằng ngày với Đấng mình chưa từng thấy. Người ấy mạnh mẽ nhất khi yếu đuối nhất, giàu có nhất khi nghèo khó nhất; chết đi để có thể sống; từ bỏ mọi sự để được lại mọi sự; nhìn thấy cái vô hình, nghe thấy cái không thể nghe, biết cái không thể biết. Và nhất là người ấy nhận thức rằng, Đấng ấy chính là Thiên Chúa, Đấng có thể ‘nhìn thấy nhiều hơn’ những gì con người có thể thấy!”
Kính thưa Anh Chị em,
“Thiên Chúa, Đấng có thể ‘nhìn thấy nhiều hơn’ những gì con người có thể thấy!”. Nhận định của A. W. Tozer, một lần nữa, được xác nhận qua hai bài đọc Lời Chúa hôm nay. Thiên Chúa thấy sự hào hiệp của Đaniel và các bạn Israel; Ngài cũng thấy sự anh hùng nơi trái tim một bà goá nghèo.
Quan thái giám của vua Nabucôđônôsor không nhìn thấy sự quan phòng của Thiên Chúa dành cho các tôi tớ Ngài là bốn thanh niên tù nhân Israel. Họ xin ông cho họ được từ chối những thức ăn vua ban vì sợ ô uế và phạm luật; ông lần lữa! Nhưng sau đó, ông đồng ý để họ thử nghiệm khi chỉ ăn rau quả và uống nước lã. Mười ngày trôi qua, vị quan ‘nhìn thấy nhiều hơn’ khi các cậu bé trở nên khôi ngô, trí khôn cũng gấp mười lần so với các thuật sĩ. Đaniel và các bạn có thể tạ ơn Thiên Chúa của họ và “Xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời” như lời Thánh Vịnh đáp ca.
Với trình thuật Tin Mừng, Chúa Giêsu ngồi trước hòm dâng cúng trong đền thờ, Ngài ‘nhìn thấy nhiều hơn’ những người khác thấy. Ngài đã nhìn thấy trái tim của những người giàu. Sự giàu có thường quyến rũ con người bằng ham muốn và làm cho nó ra nô lệ bởi những bận tâm và lo lắng. Chúa Giêsu nhìn thấy nhiều trái tim vắt kiệt nhỏ ra một vài giọt từ sự an toàn rất dồi dào của những người giàu, một nghĩa cử không gây đau đớn, cũng không quá khó khăn đối với họ. Sau khi rỉ ra một ‘vài giọt từ tâm’, người giàu nghĩ rằng, họ đã làm tròn bổn phận đối với Thiên Chúa, và điều này khiến họ tự mãn. Một số khác, thậm chí còn đầy tự hào khi nghĩ rằng, họ đã cống hiến rất nhiều. Thế nhưng, hành động của họ không có ý nghĩa tự hiến thực sự; họ đã dâng với sự hững hờ thường ngày. Sự cho đi của họ vắng bóng tình yêu và hy sinh.
Trước hòm dâng cúng, Chúa Giêsu còn ‘nhìn thấy nhiều hơn’ nơi một bà goá nghèo. Chỉ có Ngài mới có thể thấy rõ bà goá ấy! Giờ đây, bà đã bớt phụ thuộc hoàn toàn vào người thân hoặc bạn bè; bà đã cho đi nhiều hơn vì đã cho đi chính mình với một trái tim tràn đầy phó thác và đầu phục. Người phụ nữ goá nghèo này đã tin tưởng vào Thiên Chúa vì biết rằng, Ngài sẽ tiếp tục chăm sóc bà. Bà thực sự không có ước muốn nào khác ngoài việc được ở bên Chúa và được Ngài làm giàu cho bà. Sự cho đi của bà thật thanh thản và vui lòng; không phải tuyệt vọng mà là tràn đầy hy vọng. Niềm hy vọng của bà thật sâu sắc, Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương bà đến nhường nào!
Anh Chị em,
Thiên Chúa ‘nhìn thấy nhiều hơn’ những gì con người có thể thấy! Con người chỉ thấy điều mắt thấy, Thiên Chúa thấy tận đáy lòng. Bởi lẽ, con người thường luôn quy về bản thân, nên không thấy Thiên Chúa và việc Ngài làm. Thiên Chúa mong chúng ta có một đôi mắt đức tin để có thể nhìn thấy Ngài như bà goá đã thấy. Ngài là Cha hằng yêu thương, chăm bẵm chúng ta; Ngài thấy chúng ta tận đáy lòng và mong chúng ta nhìn thấy Ngài cũng tận đáy lòng. Chính điều này làm cho chúng ta luôn hạnh phúc, tin tưởng và phó thác. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tự hỏi, có điều gì chúng ta có thể trao tặng cho Thiên Chúa mà Ngài chưa tặng trao cho chúng ta không; chúng ta có sẵn sàng dâng Ngài sự phó thác đáng tin cậy của mình, nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn nghiệt ngã nhất?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đánh thức con về tất cả những gì Chúa ban, để con nhìn thấy mọi sự là ân huệ của Chúa; cho con được ‘nhìn thấy nhiều hơn’ để có thể quảng đại trao tặng nhiều hơn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 21/11/2021
J.B. Đặng Minh An dịch
06:27 21/11/2021
Chúa Nhật 21 tháng 11, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua cũng là Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng Vụ. Tuần tới, Giáo Hội sẽ bắt đầu Năm Phụng Vụ mới với Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng. Bài Tin Mừng theo Thánh Gioan của Phụng Vụ hôm nay lên đến đỉnh điểm là lời xác nhận của Chúa Giêsu với quan Philatô: “Quan nói đúng: Tôi là Vua”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Bài Tin Mừng trong Phụng vụ hôm nay, Chúa nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ, lên đến đỉnh điểm là lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Tôi là vua” (Ga 18:37). Ngài nói những lời này trước mặt Philatô, trong khi đám đông hò hét lên án tử hình Ngài. Chúa nói: “Tôi là Vua”, và đám đông hét lên để kết án tử hình Ngài: thật là một sự tương phản tuyệt vời! Giờ quan trọng đã đến. Trước đây, dường như Chúa Giêsu không muốn mọi người tôn vinh Người là vua: chúng ta nhớ lần đó sau khi làm phép hóa bánh và cá ra nhiều, Người rút lui một mình vào nơi thanh vắng để cầu nguyện (x. Ga 6, 14-15).
Sự thật là vương quyền của Chúa Giêsu rất khác so với vương quyền của thế gian. “Chúa Giêsu nói với Philatô rằng Vương quốc của tôi không thuộc thế gian này” (Ga 18:36). Ngài không đến để thống trị, nhưng để phục vụ. Ngài không đến với các dấu chỉ quyền lực, nhưng với sức mạnh của các dấu chỉ. Ngài không mặc những phù hiệu quý giá, nhưng ở trần trên thập tự giá. Nhưng chính trong dòng chữ được đặt trên thập giá, Chúa Giêsu được xác định là “Vua” (x. Ga 19:19). Vương quyền của Ngài thực sự vượt quá các thông số của con người! Chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu không phải là một vị vua như những người khác, nhưng Ngài là một vị vua cho những người khác. Chúng ta hãy nghĩ lại điều này: Chúa Giêsu Kitô, trước mặt Philatô, nói Ngài là vua khi đám đông chống lại Ngài, ngược lại khi họ theo Ngài và tung hô Ngài, thì Ngài lại tránh xa sự tung hô này. Có nghĩa là, Chúa Giêsu cho thấy mình có quyền tối thượng, thoát khỏi ham muốn danh vọng và vinh quang trần thế. Và chúng ta - chúng ta hãy tự hỏi mình - chúng ta có biết cách bắt chước Ngài về điều này không? Chúng ta có biết cách kiểm soát xu hướng liên tục muốn được tìm kiếm và tung hô, hay chúng ta lại làm mọi cách để được người khác quý trọng? Trong những gì chúng ta làm, đặc biệt là trong việc dấn thân theo Chúa Kitô, tôi tự hỏi mình: điều gì quan trọng? Tiếng vỗ tay là đáng giá hay sự phục vụ mới là đáng giá?
Chúa Giêsu không chỉ tránh xa mọi cuộc tìm kiếm sự vĩ đại trên trần gian, mà còn làm cho tâm hồn những người theo Ngài được tự do và tự chủ. Anh chị em thân mến, Ngài giải thoát chúng ta khỏi sự khuất phục sự dữ. Vương quốc của Ngài là giải phóng, Vương quốc ấy không có gì là áp bức. Ngài đối xử với mọi môn đệ như những người bạn, không phải như một ông chủ. Mặc dù Chúa Kitô là Đấng Tối Cao, Ngài không vạch ra ranh giới ngăn cách giữa mình và người khác; thay vào đó, Người muốn mọi người cùng chia sẻ niềm vui với Người (x. Ga 15:11). Theo Chúa Giêsu, chúng ta không mất gì, không mất gì cả, nhưng được phẩm giá. Bởi vì Chúa Kitô không muốn bao quanh mình với những sự phục dịch, nhưng muốn giải phóng con người. Và - bây giờ chúng ta hãy tự hỏi - tự do của Chúa Giêsu đến từ đâu? Chúng ta tìm hiểu bằng cách trở lại lời khẳng định của Ngài trước Philatô: “Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này chỉ để làm chứng về Chân lý” (Ga 18,37).
Sự tự do của Chúa Giêsu đến từ sự thật. Chính sự thật của Người đã giải thoát chúng ta (x. Ga 8,32). Nhưng chân lý của Chúa Giêsu không phải là một ý tưởng, một điều gì đó trừu tượng: chân lý của Chúa Giêsu là một thực tại, chính Người tạo ra chân lý bên trong chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi những hư cấu, khỏi những giả dối mà chúng ta có bên trong, khỏi thói nói một đàng làm một nẻo. Khi sống trong tình thân mật với Chúa Giêsu, chúng ta sống trong sự thật. Cuộc sống của một Kitô Hữu không phải là một vở kịch mà anh chị em có thể đeo chiếc mặt nạ phù hợp với mình nhất. Bởi vì khi Chúa Giêsu ngự trị trong trái tim, Người giải phóng trái tim chúng ta khỏi thói đạo đức giả, giải thoát nó khỏi những thứ thấp hèn, khỏi sự giả tạo. Bằng chứng tốt nhất cho thấy Chúa Kitô là vua của chúng ta là khả năng chúng ta có thể tách rời khỏi những gì làm ô nhiễm cuộc sống, những gì khiến nó trở nên mơ hồ, mờ đục, buồn bã. Khi cuộc sống mông lung, một chút ở đây, một chút ở đó, thật buồn, thật buồn. Tất nhiên, chúng ta phải luôn đối mặt với những hạn chế và khiếm khuyết: tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi. Nhưng, khi sống dưới vương quyền của Chúa Giêsu, chúng ta không trở nên hư hỏng, không trở nên giả dối, không có khuynh hướng che đậy sự thật. Không có cuộc sống hai mặt. Hãy nhớ kỹ: chúng ta là những kẻ tội lỗi, đúng như thế, tất cả chúng ta đều là những kẻ có tội! Tội thì có, nhưng băng hoại thì không bao giờ. Xin Đức Mẹ giúp chúng ta mỗi ngày đều biết tìm kiếm chân lý của Chúa Giêsu, Vua vũ trụ, Đấng giải thoát chúng ta khỏi nô lệ trần gian và dạy chúng ta kềm chế những tệ nạn của mình.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, lần đầu tiên vào ngày Lễ trọng của Chúa Kitô Vua, Ngày Giới trẻ Thế giới được cử hành tại tất cả các Giáo hội địa phương. Vì lý do này, bên cạnh tôi có hai thanh niên đến từ Rôma, những người đại diện cho tất cả tuổi trẻ của Rôma. Tôi nhiệt liệt chào mừng các chàng trai và cô gái của Giáo phận chúng ta, và tôi hy vọng rằng tất cả những người trẻ trên thế giới sẽ cảm thấy mình là một phần sống động của Giáo hội, là những nhân vật chính trong sứ mệnh của các Giáo phận. Cảm ơn vì đã đến! Và đừng quên rằng cai trị nghĩa là phục vụ. Anh chị em thấy thế nào? Cai trị là để phục vụ. Tất cả cùng nhau hãy hô vang: Cai trị là để phục vụ. Như Vua của chúng ta dạy chúng ta. Bây giờ tôi sẽ để các bạn trẻ này chào anh chị em.
Cô gái nói: Chúc mừng Ngày Giới trẻ Thế giới đến tất cả các bạn!
Chàng trai: Chúng tôi làm chứng rằng tin vào Chúa Giêsu là điều tuyệt vời!
Đức Thánh Cha nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô với đông đảo các cờ xí, và nói tiếp: Hãy nhìn kìa: đẹp quá! Cảm ơn.
Hôm nay cũng là Ngày Thủy sản Thế giới. Tôi chào tất cả ngư dân và cầu nguyện cho những người sống trong hoàn cảnh khó khăn hoặc đôi khi không may phải sống trong cảnh bị lao động cưỡng bức. Tôi khuyến khích các tuyên úy và các tình nguyện viên của Stella Maris tiếp tục phục vụ mục vụ cho những người này và gia đình của họ.
Và vào ngày này, chúng ta cũng nhớ đến tất cả các nạn nhân tai nạn giao thông: chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và chúng ta hãy cam kết ngăn chặn tai nạn.
Tôi cũng muốn khuyến khích các sáng kiến đang được tiến hành tại Liên Hợp Quốc nhằm mang lại sự kiểm soát tốt hơn đối với việc buôn bán vũ khí.
Hôm qua tại Katowice, Ba Lan, linh mục Giovanni Francesco Macha đã được phong chân phước. Ngài bị giết vì hận thù đức tin vào năm 1942, trong bối cảnh chế độ Đức Quốc xã đàn áp Giáo Hội. Trong bóng tối bị giam cầm, ngài tìm thấy nơi Chúa sức mạnh và sự bình an để đối mặt với thử thách đó. Cầu chúc cho gương sáng tử đạo của ngài là một hạt giống hy vọng và hòa bình mang lại nhiều hoa trái. Xin anh chị em một tràng pháo tay chúc mừng vị tân Chân Phước!
Tôi chào tất cả anh chị em, những tín hữu đến từ Rôma và những người hành hương từ nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là những người đến từ Ba Lan và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tôi chào các hướng đạo sinh của Tổng giáo phận Braga ở Bồ Đào Nha. Một lời chào đặc biệt dành cho cộng đồng Ecuador ở Rôma, nơi kỷ niệm Virgen de El Quinche. Tôi chào các tín hữu của giáo xứ Thánh Antimo, ở Napoli và anh chị em ở Catania; các chàng trai vừa được Thêm sức ở Pattada; và các tình nguyện viên của Ngân hàng Thực phẩm, những người đang chuẩn bị cho Ngày thu gom thực phẩm, vào thứ Bảy tới. Cám ơn rất nhiều! Và cám ơn anh chị em, những người con của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice VaticanaPAPA FRANCESCO ANGELUS Piazza San Pietro Domenica, 21 novembre 2021
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Philatô hỏi Chúa Giêsu rằng: “Ông có phải là Vua dân Do-thái không?” Chúa Giêsu đáp: “Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với quan về tôi?” Philatô đáp: “Ta đâu phải là người Do-thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đã trao nộp ông cho ta. Ông đã làm gì?” Chúa Giêsu đáp: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do-thái, nhưng mà nước tôi không thuộc chốn này”. Philatô hỏi lại: “Vậy ông là Vua ư?” Chúa Giêsu đáp: “Quan nói đúng. Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi”.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Bài Tin Mừng trong Phụng vụ hôm nay, Chúa nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ, lên đến đỉnh điểm là lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Tôi là vua” (Ga 18:37). Ngài nói những lời này trước mặt Philatô, trong khi đám đông hò hét lên án tử hình Ngài. Chúa nói: “Tôi là Vua”, và đám đông hét lên để kết án tử hình Ngài: thật là một sự tương phản tuyệt vời! Giờ quan trọng đã đến. Trước đây, dường như Chúa Giêsu không muốn mọi người tôn vinh Người là vua: chúng ta nhớ lần đó sau khi làm phép hóa bánh và cá ra nhiều, Người rút lui một mình vào nơi thanh vắng để cầu nguyện (x. Ga 6, 14-15).
Sự thật là vương quyền của Chúa Giêsu rất khác so với vương quyền của thế gian. “Chúa Giêsu nói với Philatô rằng Vương quốc của tôi không thuộc thế gian này” (Ga 18:36). Ngài không đến để thống trị, nhưng để phục vụ. Ngài không đến với các dấu chỉ quyền lực, nhưng với sức mạnh của các dấu chỉ. Ngài không mặc những phù hiệu quý giá, nhưng ở trần trên thập tự giá. Nhưng chính trong dòng chữ được đặt trên thập giá, Chúa Giêsu được xác định là “Vua” (x. Ga 19:19). Vương quyền của Ngài thực sự vượt quá các thông số của con người! Chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu không phải là một vị vua như những người khác, nhưng Ngài là một vị vua cho những người khác. Chúng ta hãy nghĩ lại điều này: Chúa Giêsu Kitô, trước mặt Philatô, nói Ngài là vua khi đám đông chống lại Ngài, ngược lại khi họ theo Ngài và tung hô Ngài, thì Ngài lại tránh xa sự tung hô này. Có nghĩa là, Chúa Giêsu cho thấy mình có quyền tối thượng, thoát khỏi ham muốn danh vọng và vinh quang trần thế. Và chúng ta - chúng ta hãy tự hỏi mình - chúng ta có biết cách bắt chước Ngài về điều này không? Chúng ta có biết cách kiểm soát xu hướng liên tục muốn được tìm kiếm và tung hô, hay chúng ta lại làm mọi cách để được người khác quý trọng? Trong những gì chúng ta làm, đặc biệt là trong việc dấn thân theo Chúa Kitô, tôi tự hỏi mình: điều gì quan trọng? Tiếng vỗ tay là đáng giá hay sự phục vụ mới là đáng giá?
Chúa Giêsu không chỉ tránh xa mọi cuộc tìm kiếm sự vĩ đại trên trần gian, mà còn làm cho tâm hồn những người theo Ngài được tự do và tự chủ. Anh chị em thân mến, Ngài giải thoát chúng ta khỏi sự khuất phục sự dữ. Vương quốc của Ngài là giải phóng, Vương quốc ấy không có gì là áp bức. Ngài đối xử với mọi môn đệ như những người bạn, không phải như một ông chủ. Mặc dù Chúa Kitô là Đấng Tối Cao, Ngài không vạch ra ranh giới ngăn cách giữa mình và người khác; thay vào đó, Người muốn mọi người cùng chia sẻ niềm vui với Người (x. Ga 15:11). Theo Chúa Giêsu, chúng ta không mất gì, không mất gì cả, nhưng được phẩm giá. Bởi vì Chúa Kitô không muốn bao quanh mình với những sự phục dịch, nhưng muốn giải phóng con người. Và - bây giờ chúng ta hãy tự hỏi - tự do của Chúa Giêsu đến từ đâu? Chúng ta tìm hiểu bằng cách trở lại lời khẳng định của Ngài trước Philatô: “Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này chỉ để làm chứng về Chân lý” (Ga 18,37).
Sự tự do của Chúa Giêsu đến từ sự thật. Chính sự thật của Người đã giải thoát chúng ta (x. Ga 8,32). Nhưng chân lý của Chúa Giêsu không phải là một ý tưởng, một điều gì đó trừu tượng: chân lý của Chúa Giêsu là một thực tại, chính Người tạo ra chân lý bên trong chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi những hư cấu, khỏi những giả dối mà chúng ta có bên trong, khỏi thói nói một đàng làm một nẻo. Khi sống trong tình thân mật với Chúa Giêsu, chúng ta sống trong sự thật. Cuộc sống của một Kitô Hữu không phải là một vở kịch mà anh chị em có thể đeo chiếc mặt nạ phù hợp với mình nhất. Bởi vì khi Chúa Giêsu ngự trị trong trái tim, Người giải phóng trái tim chúng ta khỏi thói đạo đức giả, giải thoát nó khỏi những thứ thấp hèn, khỏi sự giả tạo. Bằng chứng tốt nhất cho thấy Chúa Kitô là vua của chúng ta là khả năng chúng ta có thể tách rời khỏi những gì làm ô nhiễm cuộc sống, những gì khiến nó trở nên mơ hồ, mờ đục, buồn bã. Khi cuộc sống mông lung, một chút ở đây, một chút ở đó, thật buồn, thật buồn. Tất nhiên, chúng ta phải luôn đối mặt với những hạn chế và khiếm khuyết: tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi. Nhưng, khi sống dưới vương quyền của Chúa Giêsu, chúng ta không trở nên hư hỏng, không trở nên giả dối, không có khuynh hướng che đậy sự thật. Không có cuộc sống hai mặt. Hãy nhớ kỹ: chúng ta là những kẻ tội lỗi, đúng như thế, tất cả chúng ta đều là những kẻ có tội! Tội thì có, nhưng băng hoại thì không bao giờ. Xin Đức Mẹ giúp chúng ta mỗi ngày đều biết tìm kiếm chân lý của Chúa Giêsu, Vua vũ trụ, Đấng giải thoát chúng ta khỏi nô lệ trần gian và dạy chúng ta kềm chế những tệ nạn của mình.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, lần đầu tiên vào ngày Lễ trọng của Chúa Kitô Vua, Ngày Giới trẻ Thế giới được cử hành tại tất cả các Giáo hội địa phương. Vì lý do này, bên cạnh tôi có hai thanh niên đến từ Rôma, những người đại diện cho tất cả tuổi trẻ của Rôma. Tôi nhiệt liệt chào mừng các chàng trai và cô gái của Giáo phận chúng ta, và tôi hy vọng rằng tất cả những người trẻ trên thế giới sẽ cảm thấy mình là một phần sống động của Giáo hội, là những nhân vật chính trong sứ mệnh của các Giáo phận. Cảm ơn vì đã đến! Và đừng quên rằng cai trị nghĩa là phục vụ. Anh chị em thấy thế nào? Cai trị là để phục vụ. Tất cả cùng nhau hãy hô vang: Cai trị là để phục vụ. Như Vua của chúng ta dạy chúng ta. Bây giờ tôi sẽ để các bạn trẻ này chào anh chị em.
Cô gái nói: Chúc mừng Ngày Giới trẻ Thế giới đến tất cả các bạn!
Chàng trai: Chúng tôi làm chứng rằng tin vào Chúa Giêsu là điều tuyệt vời!
Đức Thánh Cha nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô với đông đảo các cờ xí, và nói tiếp: Hãy nhìn kìa: đẹp quá! Cảm ơn.
Hôm nay cũng là Ngày Thủy sản Thế giới. Tôi chào tất cả ngư dân và cầu nguyện cho những người sống trong hoàn cảnh khó khăn hoặc đôi khi không may phải sống trong cảnh bị lao động cưỡng bức. Tôi khuyến khích các tuyên úy và các tình nguyện viên của Stella Maris tiếp tục phục vụ mục vụ cho những người này và gia đình của họ.
Và vào ngày này, chúng ta cũng nhớ đến tất cả các nạn nhân tai nạn giao thông: chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và chúng ta hãy cam kết ngăn chặn tai nạn.
Tôi cũng muốn khuyến khích các sáng kiến đang được tiến hành tại Liên Hợp Quốc nhằm mang lại sự kiểm soát tốt hơn đối với việc buôn bán vũ khí.
Hôm qua tại Katowice, Ba Lan, linh mục Giovanni Francesco Macha đã được phong chân phước. Ngài bị giết vì hận thù đức tin vào năm 1942, trong bối cảnh chế độ Đức Quốc xã đàn áp Giáo Hội. Trong bóng tối bị giam cầm, ngài tìm thấy nơi Chúa sức mạnh và sự bình an để đối mặt với thử thách đó. Cầu chúc cho gương sáng tử đạo của ngài là một hạt giống hy vọng và hòa bình mang lại nhiều hoa trái. Xin anh chị em một tràng pháo tay chúc mừng vị tân Chân Phước!
Tôi chào tất cả anh chị em, những tín hữu đến từ Rôma và những người hành hương từ nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là những người đến từ Ba Lan và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tôi chào các hướng đạo sinh của Tổng giáo phận Braga ở Bồ Đào Nha. Một lời chào đặc biệt dành cho cộng đồng Ecuador ở Rôma, nơi kỷ niệm Virgen de El Quinche. Tôi chào các tín hữu của giáo xứ Thánh Antimo, ở Napoli và anh chị em ở Catania; các chàng trai vừa được Thêm sức ở Pattada; và các tình nguyện viên của Ngân hàng Thực phẩm, những người đang chuẩn bị cho Ngày thu gom thực phẩm, vào thứ Bảy tới. Cám ơn rất nhiều! Và cám ơn anh chị em, những người con của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Linh mục bị cướp, bị đánh bằng súng lục ngay trước cửa nhà thờ Little Italy
Đặng Tự Do
16:44 21/11/2021
Một linh mục ở Baltimore đang hồi phục sau khi cảnh sát cho biết ngài bị tấn công và cướp giữa ban ngày. Biến cố này xảy ra chỉ cách nhà thờ của ngài ở Little Italy vài bước chân.
Cha Bernie Carman là Cha Sở của Nhà thờ Công Giáo Thánh Leo, nằm ở góc đường South Exeter và Stiles.
Cha Bernie nói với cảnh sát rằng ngài đang ra khỏi xe hơi trên đường South Exeter trước 4 giờ chiều thứ Sáu thì một người đàn ông đến gần và nói: “Đưa ví của ông cho tôi”.
Người đàn ông sau đó dùng súng đánh vị linh mục túi bụi khiến ngài ngã quỵ, rồi lục soát tìm kiếm những thứ có giá trị. Tất cả những điều này xảy ra giữa ban ngày. Nghi phạm sau đó bỏ trốn khỏi hiện trường trong một chiếc sedan đời mới cùng với một người đàn bà đang lái xe chờ sẵn.
Khi cảnh sát đến hiện trường, họ thấy Cha Carman nằm gục với một vết thương trên đầu. Các nhân viên y tế đã điều trị cho ngài ngay tại hiện trường trước khi đưa đi nhà thương.
Một số người dân trong khu phố và các thành viên trong nhà thờ đã choáng váng về vụ việc sau khi nghe kể về những gì đã xảy ra.
“Bất kỳ ai bị hành hung ở bất cứ đâu đều là một điều khủng khiếp. Ý tôi là, đây là khu phố của tôi, đây là nơi tôi sống. Tôi có hai đứa con nhỏ. Vì vậy, tôi không muốn nhìn thấy loại tội phạm đó trong khu phố của mình,” Bryan Chiapparelli nói.
Art Caliman, một thành viên lâu năm của nhà thờ Thánh Leo, cho biết:
Thật là bi thảm khi điều này xảy ra với bất kỳ ai. Nhưng đặc biệt là đối với Cha Bernie. Ngài thực sự là một tài sản lớn của khu phố và ngài đã trải qua một số khó khăn về sức khỏe cũng như những mặt khác. Vì vậy, thực sự quá buồn khi những điều này xảy ra với ngài.
Source:Fox News
Biểu tình lớn tại Ấn Độ, giáo dân phản đối nghi thức thánh lễ thống nhất
Đặng Tự Do
16:45 21/11/2021
Các cuộc biểu tình chống lại việc thống nhất nghi thức Thánh lễ trong Giáo Hội Syro-Malabar đã leo thang hơn nữa vào Chúa Nhật 14 tháng 11 khi hàng trăm giáo dân tổ chức một cuộc tuần hành phản đối tại Tòa Tổng Giám Mục Ernakulam-Angamaly.
Vấn đề liên quan đến sự khác biệt trong việc cử hành Thánh lễ ở các giáo phận khác nhau của Giáo Hội Syro-Malabar. Trong một số giáo phận linh mục đối diện với anh chị em giáo dân như trong Thánh Lễ thường thấy trong các nhà thờ Công Giáo trên thế giới. Trong khi đó ở một số giáo phận khác, các linh mục đối diện với bàn thờ như trong các Thánh lễ Latinh trước Công Đồng Vatican II. Theo quyết định của Thượng hội đồng Giáo hội Syro-Malabar, thánh lễ thống nhất sẽ có hiệu lực từ ngày 28 tháng 11. Hình thức thánh lễ bao gồm sự kết hiệp cả hai: Trong phần Phụng Vụ Lời Chúa, linh mục đối diện với anh chị em giáo dân, trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, các linh mục đối diện với bàn thờ. Từ phần rước lễ trở về au thì đối diện với anh chị em giáo dân.
Theo những người biểu tình, trong 5 thập kỷ qua tại tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, các linh mục tiến hành nghi lễ đối mặt với người dân. Cuộc biểu tình diễn ra dưới biểu ngữ của Almaya Munnettam, một tổ chức gồm các thành viên giáo dân của Giáo hội.
Riju Kanjookkaran, của Almaya Munnettam cho biết: “Chúng tôi đã cảnh báo về các hình thức phản đối mạnh mẽ hơn trong những ngày tới nếu quyết định thuận lợi không được đưa ra trước ngày 20 tháng 11. Cuộc tuần hành hôm Chúa Nhật có sự tham gia của gần 1,000 đại diện từ các giáo xứ khác nhau trong giáo phận.
Hôm thứ Sáu, khoảng 200 linh mục từ các giáo phận Palakkad, Irinjalakuda, Thrissur, Thamarassery và Ernakulam-Angamaly đã tuần hành đến trụ sở Giáo hội, nêu vấn đề tương tự. Các linh mục đã bị từ chối vào khuôn viên của Tòa Tổng Giám Mục mặc dù cha chưởng ấn của Giáo Hội Syro-Malabar đón nhận một bản ghi nhớ nêu chi tiết các mối quan tâm của họ. Các thành viên giáo dân biểu tình hôm Chúa Nhật đã chỉ trích các nhà lãnh đạo Giáo hội từ chối không cho các linh mục vào cửa và yêu cầu phải xin lỗi.
Tuy nhiên, theo các quan chức của Giáo hội, phương thức đồng nhất để tiến hành Thánh lễ là một quyết định được các giám mục và Đức Giáo Hoàng phê chuẩn. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai của Thượng hội đồng lần thứ 29 của Giáo Hội Syro-Malabar đã dự kiến một sự chuyển đổi hoàn toàn sang cách thức mới khi cử hành thánh lễ vào Chúa Nhật Phục sinh năm 2022.
Source:Times Of India
Diễn từ của Đức Thánh Cha ngày Giới Trẻ Thế Giới 2021, Lễ Chúa Kitô Vua
J.B. Đặng Minh An dịch
19:00 21/11/2021
Hàng năm, ngày Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận được diễn ra vào Chúa Nhật Lễ Lá. Tuy nhiên, do tình trạng diễn biến phức tạp của đại dịch coronavirus, đây là lần đầu tiên ngày Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận được dời vào ngày Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ.
Trong bối cảnh đó, lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật 21 tháng 11, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Chúa Kitô Vua, và có một diễn từ cho các bạn trẻ của giáo phận Rôma và toàn thế giới.
Ngài nói:
Hai hình ảnh rút ra từ lời Chúa mà chúng ta đã nghe, có thể giúp chúng ta tiếp cận Chúa Giêsu với tư cách là Vua của Vũ trụ. Bài thứ nhất, trích từ Sách Khải Huyền và được tiên tri Đanien tiên báo trong bài đọc đầu tiên, được mô tả bằng những từ, “Con Người đến trong đám mây trên trời” (Kh 1: 7; Dn 7:13). Tham chiếu này đề cập đến sự tái lâm vinh hiển của Chúa Giêsu là Chúa vào cuối lịch sử. Hình ảnh thứ hai là từ Tin Mừng: Chúa Kitô đứng trước mặt Philatô và nói với ông: “Tôi là Vua” (Ga 18:37). Các bạn trẻ thân mến, thật tốt khi dừng lại và suy nghĩ về hai hình ảnh này của Chúa Giêsu, khi chúng ta bắt đầu hành trình hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 tại Lisbon.
Chúng ta hãy suy ngẫm về hình ảnh đầu tiên: Chúa Giêsu, Đấng đến giữa những đám mây. Hình ảnh này gợi lên sự quang lâm trong vinh quang của Chúa Kitô vào ngày cánh chung; nó làm cho chúng ta nhận ra rằng lời chung cuộc trên cuộc đời của chúng ta sẽ thuộc về Chúa Giêsu, chứ không thuộc về chúng ta. Vì thế, Kinh thánh cho chúng ta biết Ngài là Đấng “cưỡi trên mây” (Tv 68: 5), có quyền trên trời dưới đất (xem sđd, câu 34). Ngài là Chúa, là mặt trời ló dạng từ trên cao và không bao giờ lặn, là Đấng trường tồn trong khi mọi thứ qua đi, là niềm hy vọng chắc chắn và vĩnh cửu của chúng ta. Ngài là Chúa. Lời tiên tri hy vọng này soi sáng những đêm đen của chúng ta. Nó cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa thực sự đang đến, rằng Người hiện diện và đang làm việc, hướng dẫn lịch sử của chúng ta về phía chính Người, hướng tới mọi điều tốt lành. Ngài đến “với những đám mây” để trấn an chúng ta. Như muốn nói: “Thầy sẽ không bỏ các con một mình khi giông tố ập đến cuộc đời. Thầy luôn ở bên các con. Thầy đến để mang lại bầu trời tươi sáng”.
Mặt khác, tiên tri Đanien nói với chúng ta rằng ông đã nhìn thấy Chúa đến trong những đám mây trên trời trong một thị kiến ban đêm “đã ngắm nhìn và đã thấy” (Dn 7:13). Đó là những thị kiến ban đêm: Chúa cũng đến trong đêm, giữa những đám mây đen thường tụ tập trên cuộc đời chúng ta. Tất cả chúng ta đều biết những khoảnh khắc như vậy. Chúng ta cần phải có khả năng nhận ra Người, nhìn xa hơn màn đêm, ngước mắt lên để có thể nhìn thấy Người giữa bóng tối.
Các bạn trẻ thân mến, cầu mong các bạn cũng “ngắm nhìn những thị kiến trong đêm”! Điều đó có nghĩa là gì? Thưa: Nó có nghĩa là để cho đôi mắt của các bạn vẫn sáng ngay cả trong bóng tối. Đừng bao giờ ngừng tìm kiếm ánh sáng giữa bất kỳ bóng tối nào mà chúng ta có thể thường mang trong lòng hoặc nhìn thấy xung quanh mình. Hãy nâng tầm mắt của các bạn từ đất lên trời, không phải để chạy trốn thực tại mà là để chống lại sự cám dỗ bị giam cầm trong nỗi sợ hãi của chúng ta, vì luôn có nguy cơ rằng nỗi sợ hãi sẽ thống trị chúng ta. Đừng đóng cửa thu mình vào bản thân và vào những lời phàn nàn của chúng ta. Hãy nâng mắt lên! Đứng dậy! Đây là lời khích lệ mà Chúa nói với chúng ta, là lời mời gọi chúng ta hãy ngước mắt lên, hãy đứng dậy, và tôi muốn lặp lại điều đó trong Sứ điệp của tôi dành cho các bạn cho năm đồng hành cùng nhau này. Các bạn đã được tin tưởng giao cho một nhiệm vụ thú vị nhưng cũng đầy thách thức: đó là hãy đứng trên cao trong khi mọi thứ xung quanh chúng ta dường như đang sụp đổ; hãy chuẩn bị để là những tuần canh có thể nhìn thấy ánh sáng trong các thị kiến ban đêm; hãy trở thành những người xây dựng giữa nhiều tàn tích của thế giới ngày nay; hãy có khả năng mơ ước. Điều này rất quan trọng: một người trẻ không thể mơ ước thì thật đáng buồn là người ấy đã trở nên già trước tuổi! Hãy có khả năng ước mơ, bởi vì đây là những gì những người mơ ước làm: họ không ở trong bóng tối, nhưng thắp sáng một ngọn nến, một ngọn lửa hy vọng báo trước bình minh sắp đến. Hãy mơ ước, hãy vội vàng và dũng cảm nhìn về tương lai.
Tôi muốn nói với các bạn một điều: chúng ta, tất cả chúng ta, đều biết ơn các bạn khi các bạn mơ ước. “Nhưng có đúng thế không? Tuổi trẻ ước mơ, đôi khi họ gây ra lắm chuyện….” Hãy cứ ồn ào, bởi vì tiếng ồn của các bạn là kết quả của những giấc mơ của các bạn. Khi các bạn biến Chúa Giêsu trở thành giấc mơ của cuộc đời mình, và đón nhận Chúa Giêsu với niềm vui và lòng nhiệt tình dễ lây lan, điều đó có nghĩa là các bạn không muốn sống trong bóng đêm. Điều này tốt cho chúng ta! Cảm ơn các bạn vì những lúc các bạn dũng cảm làm việc để biến ước mơ thành hiện thực, khi các bạn luôn tin vào ánh sáng ngay cả trong những khoảnh khắc tăm tối, khi các bạn dấn thân nhiệt huyết để làm cho thế giới của chúng ta tươi đẹp và nhân bản hơn. Cảm ơn các bạn vì tất cả những khoảng thời gian đó khi các bạn nuôi dưỡng ước mơ tình huynh đệ, làm việc để chữa lành các vết thương gây ra trên những gì đã được Thiên Chúa tạo dựng, khi các bạn chiến đấu để bảo đảm việc tôn trọng phẩm giá của những người dễ bị tổn thương và lan tỏa tinh thần đoàn kết và chia sẻ. Cảm ơn các bạn trên tất cả, bởi vì trong một thế giới chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, có xu hướng bóp nghẹt những lý tưởng vĩ đại, các bạn đã không đánh mất khả năng ước mơ trong thế giới này! Đừng sống cuộc sống của mình một cách tê liệt hoặc ngủ quên. Thay vào đó, hãy mơ và sống. Điều này giúp ích cho người lớn chúng ta và cả Giáo hội. Vâng, Giáo hội cũng vậy, chúng ta cần ước mơ, chúng ta cần nhiệt huyết tuổi trẻ để trở thành những nhân chứng luôn trẻ trung của Thiên Chúa!
Hãy để tôi nói cho các bạn một điều khác: nhiều giấc mơ của các bạn cũng giống như những giấc mơ của Phúc âm. Tình huynh đệ, đoàn kết, công lý, hòa bình: đây là những ước mơ chính Chúa Giêsu dành cho nhân loại. Đừng ngại gặp gỡ Chúa Giêsu: Ngài yêu ước mơ của các bạn và giúp các bạn biến chúng thành hiện thực. Đức Hồng Y Martini đã từng nói rằng Giáo hội và xã hội cần “những người mơ mộng luôn mở lòng ra đón nhận những điều bất ngờ của Chúa Thánh Thần” (Conversazioni notturne a Gerusalemme, Sul rischio della fede, p. 61). Hãy là những người mơ mộng, những người luôn mở lòng đón nhận những điều bất ngờ của Chúa Thánh Thần. Điều này là đẹp! Tôi hy vọng và cầu nguyện rằng các bạn sẽ là một trong những người mơ ước này!
Bây giờ chúng ta đến với hình ảnh thứ hai, là Chúa Giêsu, Đấng đã nói với Philatô: “Tôi là Vua”. Chúng ta bị đánh động bởi quyết tâm của Chúa Giêsu, lòng can đảm của Ngài, sự tự do tột đỉnh của Ngài. Chúa Giêsu bị bắt, bị điệu đến công đường, bị thẩm vấn bởi những người có quyền có thế, bị kết án tử hình. Trong một tình huống như vậy, Chúa Giêsu có mọi quyền để tự bảo vệ mình, và thậm chí “dàn xếp” bằng cách đi đến một thỏa hiệp. Thay vào đó, Chúa Giêsu không che giấu thân phận, không che giấu ý định của mình, hay lợi dụng cơ may mà chính Philatô cũng để lại cho Ngài. Với lòng can đảm xuất phát từ từ sự thật, Ngài trả lời: “Tôi là Vua”. Ngài nhận trách nhiệm về cuộc đời mình: Tôi có một sứ mệnh và tôi sẽ thực hiện nó để hoàn thành việc làm chứng cho Nước của Cha tôi. “Vì điều này”, Ngài nói, “Tôi sinh ra, và vì điều này, tôi đến trong thế gian, để làm chứng cho sự thật” (Ga 18:37). Đây là Chúa Giêsu, Đấng đã không quanh co khẳng định rằng Ngài đến để công bố bằng đời sống của mình rằng Vương quốc của Ngài khác với các vương quốc trên thế giới; rằng Thiên Chúa không trị vì để gia tăng quyền lực của mình và để đè bẹp người khác; Thiên Chúa không trị vì bằng vũ lực. Vương quốc của Ngài là Vương quốc của tình yêu: “Tôi là Vua”, nhưng là Vua của Vương quốc tình yêu; “Tôi là Vua” của Vương quốc của những người hiến mạng sống của mình để cứu người khác.
Các bạn trẻ thân mến, sự tự do của Chúa Giêsu lôi kéo chúng ta. Chúng ta hãy để sự tự do của Chúa Giêsu vang vọng trong chúng ta, trong những thử thách chúng ta; và đánh thức trong chúng ta lòng can đảm sinh ra từ chân lý. Chúng ta hãy tự hỏi mình điều này: Nếu tôi ở vị trí của Philatô, nhìn vào mắt Chúa Giêsu, tôi sẽ xấu hổ về điều gì? Đối diện với sự thật của Chúa Giêsu, sự thật là Chúa Giêsu, đâu là những cách tôi lừa dối hoặc ngụy tạo, những cách tôi làm Chúa Giêsu phật lòng? Mỗi chúng ta sẽ tìm ra những điều như thế. Hãy vạch chúng ra, loại bỏ chúng. Tất cả chúng ta đều có những thứ quanh co này, những thứ thỏa hiệp này, những “dàn xếp lắt léo mọi thứ” để thập tự giá biến mất. Thật tốt khi đứng trước Chúa Giêsu, Đấng là sự thật, để thoát khỏi những ảo tưởng của chúng ta. Thật tốt khi thờ phượng Chúa Giêsu, và kết quả là được tự do trong nội tâm, nhìn cuộc sống như thật, và không bị lừa dối bởi thời trang hiện tại và những phô trương của chủ nghĩa tiêu dùng gây lóa mắt, nhưng cũng có thể gây chết người. Các bạn ơi, chúng ta ở đây không phải để bị mê hoặc bởi tiếng còi của thế giới, mà để nắm lấy mạng sống của mình, để “lấy ra điều gì đó từ cuộc sống”, để sống trọn vẹn!
Bằng cách này, với sự tự do của Chúa Giêsu, chúng ta tìm thấy lòng can đảm mà chúng ta cần để bơi ngược dòng đời. Tôi muốn nhấn mạnh điều này: bơi ngược dòng đời, có dũng khí mới có thể bơi ngược dòng. Đó không phải là cơn cám dỗ hàng ngày xúi giục chúng ta chống lại người khác, như những nạn nhân thường xuyên của thuyết âm mưu và những người theo thuyết ấy, là những người luôn đổ lỗi cho người khác. Trái lại, bơi ngược dòng đời ở đây là chống lại xu thế ích kỷ, chống lại tư duy khép kín và cứng nhắc của chúng ta, vốn thường tìm kiếm các nhóm cùng chí hướng để tồn tại. Bơi ngược dòng đời là để trở nên giống Chúa Giêsu hơn. Vì Ngài dạy chúng ta chỉ nên đối phó với điều ác bằng sức mạnh nhẹ nhàng và khiêm hạ của điều thiện. Không đi tắt, không gian dối, không quanh co. Thế giới của chúng ta, bị bao vây bởi quá nhiều tệ nạn, không cần thêm bất kỳ thỏa hiệp mơ hồ nào nữa, không cần những con người tiến lùi như thủy triều – trở cờ đón gió xoay theo chiều nào có lợi cho họ - hoặc xoay sang phải hoặc trái, tùy thuộc vào những gì thuận tiện nhất; chúng ta không cần những người lưng chừng “ngồi trên hàng rào”. Một Kitô Hữu như thế dường như là một “người theo chủ nghĩa cân bằng” hơn là một Kitô Hữu. Họ là những người luôn thực hiện động tác giữ thăng bằng, tìm cách tránh làm bẩn tay mình, để không làm tổn hại đến tính mạng, không làm tính mạng lâm nguy. Hãy sợ trở thành những người trẻ như thế. Thay vào đó, hãy sống tự do và đích thực, hãy là lương tâm phê phán xã hội. Đừng ngại chỉ trích! Chúng tôi cần sự chỉ trích của các bạn. Chẳng hạn, nhiều người trong số các bạn chỉ trích ô nhiễm môi trường. Chúng tôi cần cái này! Hãy tự do trong những lời chỉ trích. Hãy say mê chân lý, để với ước mơ của mình, các bạn có thể nói: “Đời tôi không bị giam cầm bởi suy nghĩ của thế gian: Tôi được tự do, bởi vì tôi trị vì với Chúa Giêsu vì công lý, tình yêu và hòa bình!” Các bạn trẻ thân mến, hy vọng và lời cầu nguyện của tôi là mỗi người trong số các bạn có thể vui vẻ nói: “Với Chúa Giêsu, tôi cũng là một vị vua”. Tôi cũng trị vì: như một dấu chỉ sống động về tình yêu của Thiên Chúa, về lòng trắc ẩn và sự dịu dàng của Người. Tôi là một người mơ mộng, bị chói mắt bởi ánh sáng của Phúc Âm, và tôi nhìn với hy vọng trong những thị kiến ban đêm. Và bất cứ khi nào tôi gục ngã, tôi lại khám phá ra nơi Chúa Giêsu lòng can đảm để tiếp tục chiến đấu và hy vọng, can đảm để tiếp tục ước mơ. Ở mọi giai đoạn trong cuộc đời.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice VaticanaOMELIA DEL SANTO PADRE FRANCESCO Basilica di San Pietro Solennità di Nostro Signore Gesù Cristo Re dell'Universo - Domenica, 21 novembre 2021
Trong bối cảnh đó, lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật 21 tháng 11, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Chúa Kitô Vua, và có một diễn từ cho các bạn trẻ của giáo phận Rôma và toàn thế giới.
Ngài nói:
Hai hình ảnh rút ra từ lời Chúa mà chúng ta đã nghe, có thể giúp chúng ta tiếp cận Chúa Giêsu với tư cách là Vua của Vũ trụ. Bài thứ nhất, trích từ Sách Khải Huyền và được tiên tri Đanien tiên báo trong bài đọc đầu tiên, được mô tả bằng những từ, “Con Người đến trong đám mây trên trời” (Kh 1: 7; Dn 7:13). Tham chiếu này đề cập đến sự tái lâm vinh hiển của Chúa Giêsu là Chúa vào cuối lịch sử. Hình ảnh thứ hai là từ Tin Mừng: Chúa Kitô đứng trước mặt Philatô và nói với ông: “Tôi là Vua” (Ga 18:37). Các bạn trẻ thân mến, thật tốt khi dừng lại và suy nghĩ về hai hình ảnh này của Chúa Giêsu, khi chúng ta bắt đầu hành trình hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 tại Lisbon.
Chúng ta hãy suy ngẫm về hình ảnh đầu tiên: Chúa Giêsu, Đấng đến giữa những đám mây. Hình ảnh này gợi lên sự quang lâm trong vinh quang của Chúa Kitô vào ngày cánh chung; nó làm cho chúng ta nhận ra rằng lời chung cuộc trên cuộc đời của chúng ta sẽ thuộc về Chúa Giêsu, chứ không thuộc về chúng ta. Vì thế, Kinh thánh cho chúng ta biết Ngài là Đấng “cưỡi trên mây” (Tv 68: 5), có quyền trên trời dưới đất (xem sđd, câu 34). Ngài là Chúa, là mặt trời ló dạng từ trên cao và không bao giờ lặn, là Đấng trường tồn trong khi mọi thứ qua đi, là niềm hy vọng chắc chắn và vĩnh cửu của chúng ta. Ngài là Chúa. Lời tiên tri hy vọng này soi sáng những đêm đen của chúng ta. Nó cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa thực sự đang đến, rằng Người hiện diện và đang làm việc, hướng dẫn lịch sử của chúng ta về phía chính Người, hướng tới mọi điều tốt lành. Ngài đến “với những đám mây” để trấn an chúng ta. Như muốn nói: “Thầy sẽ không bỏ các con một mình khi giông tố ập đến cuộc đời. Thầy luôn ở bên các con. Thầy đến để mang lại bầu trời tươi sáng”.
Mặt khác, tiên tri Đanien nói với chúng ta rằng ông đã nhìn thấy Chúa đến trong những đám mây trên trời trong một thị kiến ban đêm “đã ngắm nhìn và đã thấy” (Dn 7:13). Đó là những thị kiến ban đêm: Chúa cũng đến trong đêm, giữa những đám mây đen thường tụ tập trên cuộc đời chúng ta. Tất cả chúng ta đều biết những khoảnh khắc như vậy. Chúng ta cần phải có khả năng nhận ra Người, nhìn xa hơn màn đêm, ngước mắt lên để có thể nhìn thấy Người giữa bóng tối.
Các bạn trẻ thân mến, cầu mong các bạn cũng “ngắm nhìn những thị kiến trong đêm”! Điều đó có nghĩa là gì? Thưa: Nó có nghĩa là để cho đôi mắt của các bạn vẫn sáng ngay cả trong bóng tối. Đừng bao giờ ngừng tìm kiếm ánh sáng giữa bất kỳ bóng tối nào mà chúng ta có thể thường mang trong lòng hoặc nhìn thấy xung quanh mình. Hãy nâng tầm mắt của các bạn từ đất lên trời, không phải để chạy trốn thực tại mà là để chống lại sự cám dỗ bị giam cầm trong nỗi sợ hãi của chúng ta, vì luôn có nguy cơ rằng nỗi sợ hãi sẽ thống trị chúng ta. Đừng đóng cửa thu mình vào bản thân và vào những lời phàn nàn của chúng ta. Hãy nâng mắt lên! Đứng dậy! Đây là lời khích lệ mà Chúa nói với chúng ta, là lời mời gọi chúng ta hãy ngước mắt lên, hãy đứng dậy, và tôi muốn lặp lại điều đó trong Sứ điệp của tôi dành cho các bạn cho năm đồng hành cùng nhau này. Các bạn đã được tin tưởng giao cho một nhiệm vụ thú vị nhưng cũng đầy thách thức: đó là hãy đứng trên cao trong khi mọi thứ xung quanh chúng ta dường như đang sụp đổ; hãy chuẩn bị để là những tuần canh có thể nhìn thấy ánh sáng trong các thị kiến ban đêm; hãy trở thành những người xây dựng giữa nhiều tàn tích của thế giới ngày nay; hãy có khả năng mơ ước. Điều này rất quan trọng: một người trẻ không thể mơ ước thì thật đáng buồn là người ấy đã trở nên già trước tuổi! Hãy có khả năng ước mơ, bởi vì đây là những gì những người mơ ước làm: họ không ở trong bóng tối, nhưng thắp sáng một ngọn nến, một ngọn lửa hy vọng báo trước bình minh sắp đến. Hãy mơ ước, hãy vội vàng và dũng cảm nhìn về tương lai.
Tôi muốn nói với các bạn một điều: chúng ta, tất cả chúng ta, đều biết ơn các bạn khi các bạn mơ ước. “Nhưng có đúng thế không? Tuổi trẻ ước mơ, đôi khi họ gây ra lắm chuyện….” Hãy cứ ồn ào, bởi vì tiếng ồn của các bạn là kết quả của những giấc mơ của các bạn. Khi các bạn biến Chúa Giêsu trở thành giấc mơ của cuộc đời mình, và đón nhận Chúa Giêsu với niềm vui và lòng nhiệt tình dễ lây lan, điều đó có nghĩa là các bạn không muốn sống trong bóng đêm. Điều này tốt cho chúng ta! Cảm ơn các bạn vì những lúc các bạn dũng cảm làm việc để biến ước mơ thành hiện thực, khi các bạn luôn tin vào ánh sáng ngay cả trong những khoảnh khắc tăm tối, khi các bạn dấn thân nhiệt huyết để làm cho thế giới của chúng ta tươi đẹp và nhân bản hơn. Cảm ơn các bạn vì tất cả những khoảng thời gian đó khi các bạn nuôi dưỡng ước mơ tình huynh đệ, làm việc để chữa lành các vết thương gây ra trên những gì đã được Thiên Chúa tạo dựng, khi các bạn chiến đấu để bảo đảm việc tôn trọng phẩm giá của những người dễ bị tổn thương và lan tỏa tinh thần đoàn kết và chia sẻ. Cảm ơn các bạn trên tất cả, bởi vì trong một thế giới chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, có xu hướng bóp nghẹt những lý tưởng vĩ đại, các bạn đã không đánh mất khả năng ước mơ trong thế giới này! Đừng sống cuộc sống của mình một cách tê liệt hoặc ngủ quên. Thay vào đó, hãy mơ và sống. Điều này giúp ích cho người lớn chúng ta và cả Giáo hội. Vâng, Giáo hội cũng vậy, chúng ta cần ước mơ, chúng ta cần nhiệt huyết tuổi trẻ để trở thành những nhân chứng luôn trẻ trung của Thiên Chúa!
Hãy để tôi nói cho các bạn một điều khác: nhiều giấc mơ của các bạn cũng giống như những giấc mơ của Phúc âm. Tình huynh đệ, đoàn kết, công lý, hòa bình: đây là những ước mơ chính Chúa Giêsu dành cho nhân loại. Đừng ngại gặp gỡ Chúa Giêsu: Ngài yêu ước mơ của các bạn và giúp các bạn biến chúng thành hiện thực. Đức Hồng Y Martini đã từng nói rằng Giáo hội và xã hội cần “những người mơ mộng luôn mở lòng ra đón nhận những điều bất ngờ của Chúa Thánh Thần” (Conversazioni notturne a Gerusalemme, Sul rischio della fede, p. 61). Hãy là những người mơ mộng, những người luôn mở lòng đón nhận những điều bất ngờ của Chúa Thánh Thần. Điều này là đẹp! Tôi hy vọng và cầu nguyện rằng các bạn sẽ là một trong những người mơ ước này!
Bây giờ chúng ta đến với hình ảnh thứ hai, là Chúa Giêsu, Đấng đã nói với Philatô: “Tôi là Vua”. Chúng ta bị đánh động bởi quyết tâm của Chúa Giêsu, lòng can đảm của Ngài, sự tự do tột đỉnh của Ngài. Chúa Giêsu bị bắt, bị điệu đến công đường, bị thẩm vấn bởi những người có quyền có thế, bị kết án tử hình. Trong một tình huống như vậy, Chúa Giêsu có mọi quyền để tự bảo vệ mình, và thậm chí “dàn xếp” bằng cách đi đến một thỏa hiệp. Thay vào đó, Chúa Giêsu không che giấu thân phận, không che giấu ý định của mình, hay lợi dụng cơ may mà chính Philatô cũng để lại cho Ngài. Với lòng can đảm xuất phát từ từ sự thật, Ngài trả lời: “Tôi là Vua”. Ngài nhận trách nhiệm về cuộc đời mình: Tôi có một sứ mệnh và tôi sẽ thực hiện nó để hoàn thành việc làm chứng cho Nước của Cha tôi. “Vì điều này”, Ngài nói, “Tôi sinh ra, và vì điều này, tôi đến trong thế gian, để làm chứng cho sự thật” (Ga 18:37). Đây là Chúa Giêsu, Đấng đã không quanh co khẳng định rằng Ngài đến để công bố bằng đời sống của mình rằng Vương quốc của Ngài khác với các vương quốc trên thế giới; rằng Thiên Chúa không trị vì để gia tăng quyền lực của mình và để đè bẹp người khác; Thiên Chúa không trị vì bằng vũ lực. Vương quốc của Ngài là Vương quốc của tình yêu: “Tôi là Vua”, nhưng là Vua của Vương quốc tình yêu; “Tôi là Vua” của Vương quốc của những người hiến mạng sống của mình để cứu người khác.
Các bạn trẻ thân mến, sự tự do của Chúa Giêsu lôi kéo chúng ta. Chúng ta hãy để sự tự do của Chúa Giêsu vang vọng trong chúng ta, trong những thử thách chúng ta; và đánh thức trong chúng ta lòng can đảm sinh ra từ chân lý. Chúng ta hãy tự hỏi mình điều này: Nếu tôi ở vị trí của Philatô, nhìn vào mắt Chúa Giêsu, tôi sẽ xấu hổ về điều gì? Đối diện với sự thật của Chúa Giêsu, sự thật là Chúa Giêsu, đâu là những cách tôi lừa dối hoặc ngụy tạo, những cách tôi làm Chúa Giêsu phật lòng? Mỗi chúng ta sẽ tìm ra những điều như thế. Hãy vạch chúng ra, loại bỏ chúng. Tất cả chúng ta đều có những thứ quanh co này, những thứ thỏa hiệp này, những “dàn xếp lắt léo mọi thứ” để thập tự giá biến mất. Thật tốt khi đứng trước Chúa Giêsu, Đấng là sự thật, để thoát khỏi những ảo tưởng của chúng ta. Thật tốt khi thờ phượng Chúa Giêsu, và kết quả là được tự do trong nội tâm, nhìn cuộc sống như thật, và không bị lừa dối bởi thời trang hiện tại và những phô trương của chủ nghĩa tiêu dùng gây lóa mắt, nhưng cũng có thể gây chết người. Các bạn ơi, chúng ta ở đây không phải để bị mê hoặc bởi tiếng còi của thế giới, mà để nắm lấy mạng sống của mình, để “lấy ra điều gì đó từ cuộc sống”, để sống trọn vẹn!
Bằng cách này, với sự tự do của Chúa Giêsu, chúng ta tìm thấy lòng can đảm mà chúng ta cần để bơi ngược dòng đời. Tôi muốn nhấn mạnh điều này: bơi ngược dòng đời, có dũng khí mới có thể bơi ngược dòng. Đó không phải là cơn cám dỗ hàng ngày xúi giục chúng ta chống lại người khác, như những nạn nhân thường xuyên của thuyết âm mưu và những người theo thuyết ấy, là những người luôn đổ lỗi cho người khác. Trái lại, bơi ngược dòng đời ở đây là chống lại xu thế ích kỷ, chống lại tư duy khép kín và cứng nhắc của chúng ta, vốn thường tìm kiếm các nhóm cùng chí hướng để tồn tại. Bơi ngược dòng đời là để trở nên giống Chúa Giêsu hơn. Vì Ngài dạy chúng ta chỉ nên đối phó với điều ác bằng sức mạnh nhẹ nhàng và khiêm hạ của điều thiện. Không đi tắt, không gian dối, không quanh co. Thế giới của chúng ta, bị bao vây bởi quá nhiều tệ nạn, không cần thêm bất kỳ thỏa hiệp mơ hồ nào nữa, không cần những con người tiến lùi như thủy triều – trở cờ đón gió xoay theo chiều nào có lợi cho họ - hoặc xoay sang phải hoặc trái, tùy thuộc vào những gì thuận tiện nhất; chúng ta không cần những người lưng chừng “ngồi trên hàng rào”. Một Kitô Hữu như thế dường như là một “người theo chủ nghĩa cân bằng” hơn là một Kitô Hữu. Họ là những người luôn thực hiện động tác giữ thăng bằng, tìm cách tránh làm bẩn tay mình, để không làm tổn hại đến tính mạng, không làm tính mạng lâm nguy. Hãy sợ trở thành những người trẻ như thế. Thay vào đó, hãy sống tự do và đích thực, hãy là lương tâm phê phán xã hội. Đừng ngại chỉ trích! Chúng tôi cần sự chỉ trích của các bạn. Chẳng hạn, nhiều người trong số các bạn chỉ trích ô nhiễm môi trường. Chúng tôi cần cái này! Hãy tự do trong những lời chỉ trích. Hãy say mê chân lý, để với ước mơ của mình, các bạn có thể nói: “Đời tôi không bị giam cầm bởi suy nghĩ của thế gian: Tôi được tự do, bởi vì tôi trị vì với Chúa Giêsu vì công lý, tình yêu và hòa bình!” Các bạn trẻ thân mến, hy vọng và lời cầu nguyện của tôi là mỗi người trong số các bạn có thể vui vẻ nói: “Với Chúa Giêsu, tôi cũng là một vị vua”. Tôi cũng trị vì: như một dấu chỉ sống động về tình yêu của Thiên Chúa, về lòng trắc ẩn và sự dịu dàng của Người. Tôi là một người mơ mộng, bị chói mắt bởi ánh sáng của Phúc Âm, và tôi nhìn với hy vọng trong những thị kiến ban đêm. Và bất cứ khi nào tôi gục ngã, tôi lại khám phá ra nơi Chúa Giêsu lòng can đảm để tiếp tục chiến đấu và hy vọng, can đảm để tiếp tục ước mơ. Ở mọi giai đoạn trong cuộc đời.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Tin Giáo Hội Việt Nam
Kỷ niệm 1 năm thành lập Xứ đoàn Thánh Piô X giáo xứ Tụy Hiền Tgp. Hà Nội
Xứ đoàn Piô X
21:53 21/11/2021
Kỷ niệm 1 năm thành lập Xứ đoàn Thánh Piô X giáo xứ Tụy Hiền Tgp. Hà Nội
Ngày 22 tháng 11 năm 2020, Xứ đoàn Thánh Piô X chính thức được thành lập đến nay tròn 1 tuổi.
Xem Hình
Nhìn lại 1 năm qua, Xứ đoàn đã trải qua những bước thăng trầm. Sau khi được thành lập, các anh chị huynh trưởng và các em thiếu nhi đã tham gia nhiều chương trình bổ ích như thực hiện khẩu hiệu của phong trào TNTT, tham dự Thánh lễ, làm giờ
Hôm nay lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, TNTT. Xứ đoàn Piô X tròn 1 tuổi. Các em đã qui tụ nhau dâng lời tạ ơn Chúa, cám ơn Thánh quan thày. Trước Thánh lễ 10 giời 00 Chúa nhật 22/11/2021, các em được anh trưởng Giuse Trọng Huy giúp ôn lại châm ngôn của mỗi ngành, hô vang khẩu hiệu cùng với sự quyết tâm thực hiện châm ngôn của ngành mình, phổ biến chương trình phong trào TNTT viếng nhà thờ buổi trưa và làm hoa thiêng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một em đại diện cho Xứ đoàn dâng lời tri ân quý Cha Tuyên úy, quí sơ, anh trưởng, quí ân nhân cùng cộng đoàn đã hiệp thông cầu nguyện cho các em, và đương nhiên không thể thiếu phần vui mừng sinh nhật 1 tuổi.
Ngày 22 tháng 11 năm 2020, Xứ đoàn Thánh Piô X chính thức được thành lập đến nay tròn 1 tuổi.
Xem Hình
Nhìn lại 1 năm qua, Xứ đoàn đã trải qua những bước thăng trầm. Sau khi được thành lập, các anh chị huynh trưởng và các em thiếu nhi đã tham gia nhiều chương trình bổ ích như thực hiện khẩu hiệu của phong trào TNTT, tham dự Thánh lễ, làm giờ
thánh hàng tuần tại 3 nơi, Tụy Hiền, Vạn Thắng và Đông Mỹ, tập huấn, tổ chức hội chợ, thăm viếng người ốm đau bệnh tật vào dịp Tết Nguyên Đán, Mùa Chay và mỗi khi có dịp. Dịch bệnh đã làm gián đoạn phong trào như viếng Mình Thánh Chúa, tham dự Thánh lễ…nhưng không làm mất đi sự nhiệt thành đối với các em thiếu nhi.
Hôm nay lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, TNTT. Xứ đoàn Piô X tròn 1 tuổi. Các em đã qui tụ nhau dâng lời tạ ơn Chúa, cám ơn Thánh quan thày. Trước Thánh lễ 10 giời 00 Chúa nhật 22/11/2021, các em được anh trưởng Giuse Trọng Huy giúp ôn lại châm ngôn của mỗi ngành, hô vang khẩu hiệu cùng với sự quyết tâm thực hiện châm ngôn của ngành mình, phổ biến chương trình phong trào TNTT viếng nhà thờ buổi trưa và làm hoa thiêng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một em đại diện cho Xứ đoàn dâng lời tri ân quý Cha Tuyên úy, quí sơ, anh trưởng, quí ân nhân cùng cộng đoàn đã hiệp thông cầu nguyện cho các em, và đương nhiên không thể thiếu phần vui mừng sinh nhật 1 tuổi.
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Thiếu nhi Rước Lễ lần đầu ngày 21.11.2021
Văn Minh
22:05 21/11/2021
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Thiếu nhi Rước Lễ lần đầu ngày 21.11.2021
“Hôm nay, lần đầu tiên các con được rước Chúa ngự vào trong lòng, các con phải biết giữ mình trong sáng và tránh xa mọi tội lỗi”.
Trên đây là lời chia sẻ của linh mục (Lm) Gioakim Lê Hậu Hán - Chánh xứ Vĩnh Hòa khi ngài chủ sự dâng Thánh lễ mừng Chúa Kitô Vua vũ trụ - diễn ra lúc 7g00 sáng Chúa nhật 21.11.2021. Đặc biệt đối với giáo xứ Vĩnh Hòa hôm nay, có 48 em thiếu nhi lần đầu tiên được rước Mình và Máu Chúa Kitô. Trong đó, có 27 em nữ và 21 em nam.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, 48 em trong trang phục quần áo trắng tinh thắp nến sáng cầm trên tay rước Lm chủ tế từ dưới hội trường vào trong thánh đường hòa trong bài hát “Lên Đền Thánh”.
Tiếp đó, Lm Gioakim hỏi các em thiếu nhi chuẩn bị được rước Chúa vào trong tâm hồn: “Các con có vui không?”. Các em đồng thanh đáp: “Dạ vui”. Đó không chỉ là niềm vui của các em mà còn là niềm vui chung của các bậc làm cha mẹ và cho cả cộng đoàn giáo xứ nữa.
Để kết thúc bài giảng, Lm Gioakim nhắn nhủ các em: “Hôm nay, lần đầu tiên các con được rước Chúa ngự vào trong lòng, các con phải biết giữ mình trong sáng và tránh xa mọi tội lỗi”. Bên cạnh đó, các con cũng phải biết cầu nguyện cùng các thánh, để các ngài che chở và lo cho các con được hạnh phúc ngay ở đời này và đời sau.
Sau lời nguyện hiệp lễ, vị phụ huynh đại diện lên ngỏ lời cảm ơn Lm Chánh xứ Gioakim, các anh chị huynh trưởng GLV, các vị phụ huynh đã hy sinh cầu nguyện và lo cho các em có được ngày vui trọng đại này. Bó hoa tươi thắm được em rước lễ lần đầu dâng lên Lm Gioakim với tâm tình cảm mến và biết ơn.
Đáp từ, Lm Chánh xứ thay mặt cộng đoàn giáo xứ có lời cảm ơn và chúc mừng các em và gia đình các em. Đồng thời, ngài cũng cảm ơn các anh chị huynh trưởng GLV cùng các vị phụ huynh đã cộng tác và giúp cho các em có được niềm vui hôm nay.
Được biết sau Thánh lễ, Lm Chánh xứ cùng các em thiếu nhi cử hành nghi thức làm phép đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà giáo lý để cho các em thiếu nhi có nơi học tập và sinh hoạt được tốt đẹp hơn.
“Hôm nay, lần đầu tiên các con được rước Chúa ngự vào trong lòng, các con phải biết giữ mình trong sáng và tránh xa mọi tội lỗi”.
Trên đây là lời chia sẻ của linh mục (Lm) Gioakim Lê Hậu Hán - Chánh xứ Vĩnh Hòa khi ngài chủ sự dâng Thánh lễ mừng Chúa Kitô Vua vũ trụ - diễn ra lúc 7g00 sáng Chúa nhật 21.11.2021. Đặc biệt đối với giáo xứ Vĩnh Hòa hôm nay, có 48 em thiếu nhi lần đầu tiên được rước Mình và Máu Chúa Kitô. Trong đó, có 27 em nữ và 21 em nam.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, 48 em trong trang phục quần áo trắng tinh thắp nến sáng cầm trên tay rước Lm chủ tế từ dưới hội trường vào trong thánh đường hòa trong bài hát “Lên Đền Thánh”.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Lm Gioakim đã tóm tắt bài Tin Mừng (Ga 18, 33b-37)) và mời gọi các em cùng nhau hướng về quê hương Nước Trời mai sau. Hôm nay, Giáo hội chúng ta mừng lễ Chúa Kitô là vua vũ trụ, vua của tình yêu, của niềm tin và hy vọng cho mỗi người chúng ta.
Tiếp đó, Lm Gioakim hỏi các em thiếu nhi chuẩn bị được rước Chúa vào trong tâm hồn: “Các con có vui không?”. Các em đồng thanh đáp: “Dạ vui”. Đó không chỉ là niềm vui của các em mà còn là niềm vui chung của các bậc làm cha mẹ và cho cả cộng đoàn giáo xứ nữa.
Để kết thúc bài giảng, Lm Gioakim nhắn nhủ các em: “Hôm nay, lần đầu tiên các con được rước Chúa ngự vào trong lòng, các con phải biết giữ mình trong sáng và tránh xa mọi tội lỗi”. Bên cạnh đó, các con cũng phải biết cầu nguyện cùng các thánh, để các ngài che chở và lo cho các con được hạnh phúc ngay ở đời này và đời sau.
Sau lời nguyện hiệp lễ, vị phụ huynh đại diện lên ngỏ lời cảm ơn Lm Chánh xứ Gioakim, các anh chị huynh trưởng GLV, các vị phụ huynh đã hy sinh cầu nguyện và lo cho các em có được ngày vui trọng đại này. Bó hoa tươi thắm được em rước lễ lần đầu dâng lên Lm Gioakim với tâm tình cảm mến và biết ơn.
Đáp từ, Lm Chánh xứ thay mặt cộng đoàn giáo xứ có lời cảm ơn và chúc mừng các em và gia đình các em. Đồng thời, ngài cũng cảm ơn các anh chị huynh trưởng GLV cùng các vị phụ huynh đã cộng tác và giúp cho các em có được niềm vui hôm nay.
Được biết sau Thánh lễ, Lm Chánh xứ cùng các em thiếu nhi cử hành nghi thức làm phép đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà giáo lý để cho các em thiếu nhi có nơi học tập và sinh hoạt được tốt đẹp hơn.
Văn Hóa
Còn Tuổi Nào Cho Em ?
Lm.Anphong Nguyễn Công Vinh
10:42 21/11/2021
Còn Tuổi Nào Cho Em?
Cha bị điện giật chết, mẹ bỏ đi để lại 4 đứa con nhỏ, đứa lớn 9 tuổi. Mùa Covid Người anh rể nghèo có hai đứa con nhỏ,vợ mới sinh, nuôi mẹ già bị mù, đưa các cháu về cưu mang. Hằng ngày đi chăn vịt thuê kiếm sống, nhà cửa rách nát. Vợ mới sinh có 11 ngày, cũng phải bỏ con dọn dẹp, giặt giũ, nấu nướng.
Tội nghiệp, em sinh ra không đúng thời! Nếu em sống vào thời bình yên, kinh tế phát triển, không dịch bệnh, thì ba em không mất, mẹ không bỏ ba, không bỏ em bơ vơ khổ cực thế nầy; em được học hành, áo quần đầy đủ, vui vẻ tuổi thơ với bạn bè và có tương lai. Bây giờ thực tế cay nghiệt như vậy thì còn tuổi nào cho em đây?
Em lớn thêm nhiều nữa rồi, mấy em kia cũng lớn theo. Người anh rể không còn khả năng nuôi dưỡng và không có tiền cho em đi học như con cháu người ta. Nhìn cảnh gia đình anh chị cơ cực mà phải lo cho mình cho em của mình nữa, em không nỡ lòng nào, nên xin anh chị đi làm, làm gì cũng được miễn có cơm ăn áo mặc, đỡ gánh nặng cho anh chị. Tuổi 15, người ta chỉ thuê em làm những công việc lao động lặt vặt không tên, ngày có việc ngày không, khi nào có ngừơi ta kêu. Làm việc mệt nhọc, những lần đầu đi khiêng vác đồ nặng chưa quen, đêm về rêm nhức cả người, nhưng phải rán mà làm. Được cầm những đồng tiền do mình làm ra, tuy ít ỏi, nhưng em cảm thấy vui, càng vui hơn khi đem về phụ giúp cho anh chị. Em cảm thấy mình thành người lớn. Anh chị thấy em không được học hành, phải đi làm, thì thương nhiều và ái ngại khi cầm những đồng tiền em đưa, nhưng phải cầm mà mua gạo chứ biết sao! Ảnh chăn vịt thuê không đủ thiếu vào đâu cho bảy tám miệng ăn!
Một hôm đang ngồi nghỉ việc, thì có đám ba bốn thằng cùng tuổi đến nói chuyện. Chúng ăn mặc bụi điệu nghệ, thằng nào cũng có điện thoại di động thông minh, thuốc lá phì phèo, bốn thằng hai xế. Chúng biết hoàn cảnh của em mồ côi, túng đói và không học hành, nên rủ rê theo chúng. Chúng bảo có việc làm nhiều tiền, sắm quần áo và điện thoại xe cộ mấy hồi. Đi làm với tụi tao. Chúng không nói làm nghề gì, cứ đi rồi biết. Em bằng lòng đi theo chúng. Sau nầy em mới biết nghề của chúng là ăn cắp, cướp giật trên đường, ở chợ. Mỗi lần hành động, chúng nộp tiền cho đại ca, còn lại mấy đứa chia nhau. Từ đó trúng mánh, em bắt đầu có tiền và ham, chẳng nghĩ ngợi gì. Anh chị thắc mắc sao đi làm mà về khuya vậy, mới làm mà đã có nhiều tiền? Em bảo thấy anh chị, các em khổ nên em cố gắng làm thêm và làm gỉỏi, nên người ta thưởng; có tiền, em dành dụm chẳng tiêu gì, để dành phụ anh chị.
Rồi một lần kia, theo chân đại ca đi làm một “chuyến”. Cướp được rồi, nhiều tiền, nhưng khi ra đến cửa bị người bảo vệ cản, đại ca phải rút dao đâm để chạy thoát. Đại ca chẳng có ý đâm chết, nhưng chỉ tự vệ để thoát thân. Không ngờ ra khỏi tiệm thì lại gặp công an đang vây ráp. Tất cả bị tóm. Đại ca bị xử chung thân vì giết người. Tụi em mỗi đứa đều có phần, riêng em 10 năm tù ở vì đã 18 tuổi. Từ ngày đó, anh chị không gặp lại em nữa. Em đã vào nhà giam. Em sinh ra khổ, tuổi thơ khổ, tuổi mới lớn khổ, thanh niên khổ, và bây giờ thì quá khổ! Chỉ vì em nông nổi dại dột. Giờ thì không còn tuổi nào cho em nữa! Em đã phí hết tuổi đời rồi.
Cha mẹ chia tay, gia đình ly tán, mồ côi cha, mồ côi mẹ đều khổ. Cha mẹ khổ, nhưng mấy đứa con thì khổ toàn tập, vì không có tình thương, không ai hướng dẫn, không có tương lai, dễ trở thành hư hỏng tội phạm và nhà của chúng là nhà tù. Tuổi trẻ mới ra đời dễ nghe dễ tin, ham làm người lớn, ham có tiền để xài để sắm nên dễ bị lừa. Giang hồ thì hiểm ác, mà tuổi trẻ còn non dại, em một mình giữa bầy sói! Không thận trọng thì mất mạng đó.
(Vinh An, tản mạn mùa covid 21)
*Xin chia sẻ cho người khác
Cha bị điện giật chết, mẹ bỏ đi để lại 4 đứa con nhỏ, đứa lớn 9 tuổi. Mùa Covid Người anh rể nghèo có hai đứa con nhỏ,vợ mới sinh, nuôi mẹ già bị mù, đưa các cháu về cưu mang. Hằng ngày đi chăn vịt thuê kiếm sống, nhà cửa rách nát. Vợ mới sinh có 11 ngày, cũng phải bỏ con dọn dẹp, giặt giũ, nấu nướng.
Tội nghiệp, em sinh ra không đúng thời! Nếu em sống vào thời bình yên, kinh tế phát triển, không dịch bệnh, thì ba em không mất, mẹ không bỏ ba, không bỏ em bơ vơ khổ cực thế nầy; em được học hành, áo quần đầy đủ, vui vẻ tuổi thơ với bạn bè và có tương lai. Bây giờ thực tế cay nghiệt như vậy thì còn tuổi nào cho em đây?
Em lớn thêm nhiều nữa rồi, mấy em kia cũng lớn theo. Người anh rể không còn khả năng nuôi dưỡng và không có tiền cho em đi học như con cháu người ta. Nhìn cảnh gia đình anh chị cơ cực mà phải lo cho mình cho em của mình nữa, em không nỡ lòng nào, nên xin anh chị đi làm, làm gì cũng được miễn có cơm ăn áo mặc, đỡ gánh nặng cho anh chị. Tuổi 15, người ta chỉ thuê em làm những công việc lao động lặt vặt không tên, ngày có việc ngày không, khi nào có ngừơi ta kêu. Làm việc mệt nhọc, những lần đầu đi khiêng vác đồ nặng chưa quen, đêm về rêm nhức cả người, nhưng phải rán mà làm. Được cầm những đồng tiền do mình làm ra, tuy ít ỏi, nhưng em cảm thấy vui, càng vui hơn khi đem về phụ giúp cho anh chị. Em cảm thấy mình thành người lớn. Anh chị thấy em không được học hành, phải đi làm, thì thương nhiều và ái ngại khi cầm những đồng tiền em đưa, nhưng phải cầm mà mua gạo chứ biết sao! Ảnh chăn vịt thuê không đủ thiếu vào đâu cho bảy tám miệng ăn!
Một hôm đang ngồi nghỉ việc, thì có đám ba bốn thằng cùng tuổi đến nói chuyện. Chúng ăn mặc bụi điệu nghệ, thằng nào cũng có điện thoại di động thông minh, thuốc lá phì phèo, bốn thằng hai xế. Chúng biết hoàn cảnh của em mồ côi, túng đói và không học hành, nên rủ rê theo chúng. Chúng bảo có việc làm nhiều tiền, sắm quần áo và điện thoại xe cộ mấy hồi. Đi làm với tụi tao. Chúng không nói làm nghề gì, cứ đi rồi biết. Em bằng lòng đi theo chúng. Sau nầy em mới biết nghề của chúng là ăn cắp, cướp giật trên đường, ở chợ. Mỗi lần hành động, chúng nộp tiền cho đại ca, còn lại mấy đứa chia nhau. Từ đó trúng mánh, em bắt đầu có tiền và ham, chẳng nghĩ ngợi gì. Anh chị thắc mắc sao đi làm mà về khuya vậy, mới làm mà đã có nhiều tiền? Em bảo thấy anh chị, các em khổ nên em cố gắng làm thêm và làm gỉỏi, nên người ta thưởng; có tiền, em dành dụm chẳng tiêu gì, để dành phụ anh chị.
Rồi một lần kia, theo chân đại ca đi làm một “chuyến”. Cướp được rồi, nhiều tiền, nhưng khi ra đến cửa bị người bảo vệ cản, đại ca phải rút dao đâm để chạy thoát. Đại ca chẳng có ý đâm chết, nhưng chỉ tự vệ để thoát thân. Không ngờ ra khỏi tiệm thì lại gặp công an đang vây ráp. Tất cả bị tóm. Đại ca bị xử chung thân vì giết người. Tụi em mỗi đứa đều có phần, riêng em 10 năm tù ở vì đã 18 tuổi. Từ ngày đó, anh chị không gặp lại em nữa. Em đã vào nhà giam. Em sinh ra khổ, tuổi thơ khổ, tuổi mới lớn khổ, thanh niên khổ, và bây giờ thì quá khổ! Chỉ vì em nông nổi dại dột. Giờ thì không còn tuổi nào cho em nữa! Em đã phí hết tuổi đời rồi.
Cha mẹ chia tay, gia đình ly tán, mồ côi cha, mồ côi mẹ đều khổ. Cha mẹ khổ, nhưng mấy đứa con thì khổ toàn tập, vì không có tình thương, không ai hướng dẫn, không có tương lai, dễ trở thành hư hỏng tội phạm và nhà của chúng là nhà tù. Tuổi trẻ mới ra đời dễ nghe dễ tin, ham làm người lớn, ham có tiền để xài để sắm nên dễ bị lừa. Giang hồ thì hiểm ác, mà tuổi trẻ còn non dại, em một mình giữa bầy sói! Không thận trọng thì mất mạng đó.
(Vinh An, tản mạn mùa covid 21)
*Xin chia sẻ cho người khác
VietCatholic TV
Giáo triều Rôma: Biến chuyển quanh vụ xử Hồng Y Angelo Becciu, đón tiếp long trọng ở quê nhà
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:23 21/11/2021
1. Hiệp Sĩ Tối Cao Matthew Festing sẽ được chôn cất trong hầm mộ của Các Hiệp Sĩ Tối Cao Dòng Malta
Cựu Hiệp Sĩ Tối Cao Matthew Festing của Dòng Malta đã qua đời tại Malta vào tuần trước. Ông sẽ là Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 12 của Dòng được chôn cất trong hầm mộ của nhà thờ chính tòa Thánh Gioan có hàng trăm năm qua.
Gia đình Hiệp Sĩ Tối Cao Festing đã chấp nhận lời đề nghị của Chính phủ Malta chôn cất ở quốc gia này thay vì đưa về Italia.
Hầm mộ của Các Hiệp Sĩ Tối Cao nằm bên dưới nhà thờ chính tòa Thánh Gioan. Ngôi thánh đường này được coi là viên ngọc văn hóa của Valletta và là công trình đóng góp quan trọng nhất của các Hiệp sĩ ở Malta cho quốc gia này. Đây của là nhà thờ truyền thống của Dòng.
Cựu Hiệp Sĩ Tối Cao Matthew Festing qua đời ở tuổi 71. Ông đang ở Malta để được phong tước hiệp sĩ tại nhà thờ chính tòa. Ngay sau đó anh cảm thấy không khỏe và được đưa vào bệnh viện, tình trạng của ông ngay lập tức được mô tả là nghiêm trọng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử Đức Hồng Y Tomasi đến để đồng tế tang lễ của vị Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 79 của Dòng.
Dòng Hiệp sĩ Malta là một dòng tu Công Giáo Rôma được tổ chức như một lực lượng quân sự. Họ là các hiệp sĩ Âu Châu lâu đời nhất trên thế giới. Sau khi chinh phục được Giêrusalem vào năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất, họ đã trở thành một dòng tu quân sự có điều lệ riêng với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ Thánh Địa. Sau khi các vùng lãnh thổ ở Thánh Địa rơi vào tay người Hồi giáo thì dòng này rút quân về hoạt động ở đảo Rhodes (1310-1523), và sau đó là đảo Malta (1530-1798).
Năm 1798, Napoléon Bonaparte chiếm được Malta thì dòng này rút về Rôma nhưng vẫn được nhìn nhận tư cách một quốc gia có chủ quyền. Dù không thực sự có một vùng lãnh thổ xác định nhưng họ được cấp tư cách quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc, được phát hành tem bưu chính, có hộ chiếu đi quốc tế, có quốc kỳ và quốc huy như một nhà nước.
Dòng hiện có khoảng 13,000 thành viên, 80,000 tình nguyện viên thường trực và 20,000 nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, y tá, trợ tá) hiện diện tại hơn 120 quốc gia.
Grand Master Festing will be buried in the Grand Masters’ crypt at St. John’s Co-Cathedral
https://www.tvm.com.mt/en/news/grand-master-festing-will-be-buried-grand-masters-crypt-at-st-johns-co-cathedral/
2. Hồng Y Becciu nói rằng ngài 'ưu ái' giáo phận quê hương nhưng phủ nhận các cáo buộc
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ do Đức Hồng Y Angelo Becciu cử hành tại Vương cung thánh đường Sant'Antioco di Bisarcio vào ngày 13 tháng 11 kính thánh Antioco thành Bisarcio là vị tử đạo đầu tiên của Sardinia. Cùng đồng tế với Hồng Y Becciu là Đức Cha Corrado Melis, Giám Mục Ozieri và đông đảo các linh mục trong giáo phận.
Theo tờ báo địa phương La Nuova Sardegna, dịp này giáo phận địa phương của ngài đã khởi sự một sáng kiến bác ái mới, vị Hồng Y nói với các thành viên Caritas rằng ngài “tự hào, đánh giá cao và rất vui vì đã giúp đỡ anh chị em. Tai tiếng ở chỗ nào?”
Hồng Y Becciu, người bị Tòa thánh Vatican buộc tội tham ô và lạm dụng chức vụ vào mùa hè năm nay, luôn phủ nhận mọi hành vi sai trái. Năm ngoái, ngài phủ nhận các báo cáo rằng ngài đã chuyển tiền của Hội đồng giám mục Ý và Vatican cho công ty của anh trai mình, đang làm việc với chi nhánh địa phương của Caritas.
Văn phòng Caritas là một phần của Giáo phận Ozieri, nằm ở phía bắc đảo Sardinia của Ý, nơi gia đình Hồng Y Becciu sinh sống.
Các phương tiện truyền thông “buộc tội tôi đã ưu ái giáo phận của tôi: đó là sự thật, nhưng như thế thì tai tiếng ở chỗ nào? Tôi đã giúp giáo phận khi còn là Sứ thần ở Angola và Cuba, tại sao tôi lại không thể tiếp tục?”.
“Điều nhỏ nhặt mà tôi có thể làm đã mang lại kết quả tuyệt vời: tại sao sau đó lại tạo ra tai tiếng?”.
Phát biểu tại một hội nghị do Caritas tổ chức, ngài đặt câu hỏi: “Tại sao lại tàn sát tôi, gia đình tôi, giáo phận này? Bùn đất truyền thông được tạo ra đã gây ra sự sỉ nhục cho tất cả anh chị em, và tôi vô cùng đau buồn về điều này”.
Hồng Y Becciu và gia đình đến từ Pattada, một thị trấn thuộc Giáo phận Ozieri, nơi ngài Becciu được thụ phong linh mục năm 1972.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Thánh Cha tiếp nhà lãnh đạo Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine
Hôm 14 tháng Mười Một vừa qua, Đức Tổng Giám Mục trưởng Sviatoslav Shevchuk, Giáo chủ Công Giáo Ukarine nghi lễ Đông phương, đã kể lại với giới báo chí nội dung cuộc tiếp kiến riêng Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho ngài, tại Vatican, hôm 11 tháng Mười Một trước đó.
Trong buổi tiếp kiến tại thư viện của Đức Giáo Hoàng trong dinh Tông tòa, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk đã cám ơn Đức Thánh Cha vì đã liên tục cầu nguyện và nâng đỡ Ukarine, nhất là qua dự án “Giáo hoàng giúp Ukarine “ để giúp đỡ và liên đới với đất nước này, đồng thời cũng đã hỗ trợ Caritas Ukarine phát triển hệ thống trợ giúp những người nghèo khổ nhất, đặc biệt tại Donbass, ở miền đông Ukarine, giáp giới với Nga, nơi đã và còn xảy ra các cuộc xung đột.
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cũng cám ơn Đức Thánh Cha vì đã mở ra con đường công nghị cho toàn Giáo hội hoàn vũ. Giáo Hội Công Giáo Ukarine đã thực thi công nghị tính và ngay từ hồi thập niên 1960, Giáo hội này, dưới sự lãnh đạo của Đức Tổng Giám Mục trưởng Josyf Slippyj, đã tranh đấu cho quyền có công nghị của mình. Nhờ Đức Hồng Y, Công Giáo Ukarine Đông phương đã là một Giáo hội công nghị đồng hành, từ 60 năm nay.
Một đề tài quan trọng trong cuộc hội kiến là tình hình tại Ukarine hiện nay: trong thời hậu Xô Viết, những người giàu ngày càng giàu thêm và người nghèo càng nghèo thêm. Một thiểu số doanh nhân giàu sụ bằng cách phá hủy các xí nghiệp nhỏ và hạng trung, giới trung lưu trong thực tế đã biến mất, dân chúng đa số trở nên nghèo hơn một cách mau lẹ, họ lo sợ mùa đông và vật giá leo thang. Tình thế càng cam go hơn vì chiến tranh năng lượng chống Ukarine và cuộc chiến đang tiếp diễn ở miền đông Ukarine, từ năm 2014.
Đề cập đến vấn đề xuất cư từ Ukarine, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cho biết trong những năm sau khi được độc lập khỏi Liên Xô, tức là từ 1991, khoảng mười triệu người Ukarine đã rời bỏ đất nước đi lập nghiệp ở các nước khác, tuy nhiên ngay từ đầu, Giáo Hội Công Giáo Ukarine nghi lễ Đông phương vẫn luôn ở với các tín hữu. Khẩu hiệu của Đại hội 5 năm một lần của Giáo hội địa phương, là: “Giáo hội luôn ở với anh chị em, bất kỳ ở đâu”.
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk sinh tại Á Căn Đình cách đây 51 (1970) và làm Giám Mục Phụ Tá tại Buenos Aires cho đến khi được bầu làm Tổng giám mục trưởng Giáo chủ Công Giáo Ukarine Đông phương cách đây mười năm (2011). Giáo hội này có khoảng năm triệu tín hữu tại Ukarine và nhiều nước khác, với hơn bốn mươi giám mục. Đây là Giáo hội có đông tín hữu nhất trong số hai mươi hai Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương.
Tin buồn: Giữa thanh thiên bạch nhật, linh mục có tuổi bị cướp ngay ở cửa nhà thờ, bị thương nặng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:43 21/11/2021
1. Linh mục bị cướp, bị đánh bằng súng lục ngay trước cửa nhà thờ Little Italy
Một linh mục ở Baltimore đang hồi phục sau khi cảnh sát cho biết ngài bị tấn công và cướp giữa ban ngày. Biến cố này xảy ra chỉ cách nhà thờ của ngài ở Little Italy vài bước chân.
Cha Bernie Carman là Cha Sở của Nhà thờ Công Giáo Thánh Leo, nằm ở góc đường South Exeter và Stiles.
Cha Bernie nói với cảnh sát rằng ngài đang ra khỏi xe hơi trên đường South Exeter trước 4 giờ chiều thứ Sáu thì một người đàn ông đến gần và nói: “Đưa ví của ông cho tôi”.
Người đàn ông sau đó dùng súng đánh vị linh mục túi bụi khiến ngài ngã quỵ, rồi lục soát tìm kiếm những thứ có giá trị. Tất cả những điều này xảy ra giữa ban ngày. Nghi phạm sau đó bỏ trốn khỏi hiện trường trong một chiếc sedan đời mới cùng với một người đàn bà đang lái xe chờ sẵn.
Khi cảnh sát đến hiện trường, họ thấy Cha Carman nằm gục với một vết thương trên đầu. Các nhân viên y tế đã điều trị cho ngài ngay tại hiện trường trước khi đưa đi nhà thương.
Một số người dân trong khu phố và các thành viên trong nhà thờ đã choáng váng về vụ việc sau khi nghe kể về những gì đã xảy ra.
“Bất kỳ ai bị hành hung ở bất cứ đâu đều là một điều khủng khiếp. Ý tôi là, đây là khu phố của tôi, đây là nơi tôi sống. Tôi có hai đứa con nhỏ. Vì vậy, tôi không muốn nhìn thấy loại tội phạm đó trong khu phố của mình,” Bryan Chiapparelli nói.
Art Caliman, một thành viên lâu năm của nhà thờ Thánh Leo, cho biết:
Thật là bi thảm khi điều này xảy ra với bất kỳ ai. Nhưng đặc biệt là đối với Cha Bernie. Ngài thực sự là một tài sản lớn của khu phố và ngài đã trải qua một số khó khăn về sức khỏe cũng như những mặt khác. Vì vậy, thực sự quá buồn khi những điều này xảy ra với ngài.
Source:Fox News
2. Biểu tình lớn tại Ấn Độ, giáo dân phản đối nghi thức thánh lễ thống nhất
Các cuộc biểu tình chống lại việc thống nhất nghi thức Thánh lễ trong Giáo Hội Syro-Malabar đã leo thang hơn nữa vào Chúa Nhật 14 tháng 11 khi hàng trăm giáo dân tổ chức một cuộc tuần hành phản đối tại Tòa Tổng Giám Mục Ernakulam-Angamaly.
Vấn đề liên quan đến sự khác biệt trong việc cử hành Thánh lễ ở các giáo phận khác nhau của Giáo Hội Syro-Malabar. Trong một số giáo phận linh mục đối diện với anh chị em giáo dân như trong Thánh Lễ thường thấy trong các nhà thờ Công Giáo trên thế giới. Trong khi đó ở một số giáo phận khác, các linh mục đối diện với bàn thờ như trong các Thánh lễ Latinh trước Công Đồng Vatican II. Theo quyết định của Thượng hội đồng Giáo hội Syro-Malabar, thánh lễ thống nhất sẽ có hiệu lực từ ngày 28 tháng 11. Hình thức thánh lễ bao gồm sự kết hiệp cả hai: Trong phần Phụng Vụ Lời Chúa, linh mục đối diện với anh chị em giáo dân, trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, các linh mục đối diện với bàn thờ. Từ phần rước lễ trở về au thì đối diện với anh chị em giáo dân.
Theo những người biểu tình, trong 5 thập kỷ qua tại tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, các linh mục tiến hành nghi lễ đối mặt với người dân. Cuộc biểu tình diễn ra dưới biểu ngữ của Almaya Munnettam, một tổ chức gồm các thành viên giáo dân của Giáo hội.
Riju Kanjookkaran, của Almaya Munnettam cho biết: “Chúng tôi đã cảnh báo về các hình thức phản đối mạnh mẽ hơn trong những ngày tới nếu quyết định thuận lợi không được đưa ra trước ngày 20 tháng 11. Cuộc tuần hành hôm Chúa Nhật có sự tham gia của gần 1,000 đại diện từ các giáo xứ khác nhau trong giáo phận.
Hôm thứ Sáu, khoảng 200 linh mục từ các giáo phận Palakkad, Irinjalakuda, Thrissur, Thamarassery và Ernakulam-Angamaly đã tuần hành đến trụ sở Giáo hội, nêu vấn đề tương tự. Các linh mục đã bị từ chối vào khuôn viên của Tòa Tổng Giám Mục mặc dù cha chưởng ấn của Giáo Hội Syro-Malabar đón nhận một bản ghi nhớ nêu chi tiết các mối quan tâm của họ. Các thành viên giáo dân biểu tình hôm Chúa Nhật đã chỉ trích các nhà lãnh đạo Giáo hội từ chối không cho các linh mục vào cửa và yêu cầu phải xin lỗi.
Tuy nhiên, theo các quan chức của Giáo hội, phương thức đồng nhất để tiến hành Thánh lễ là một quyết định được các giám mục và Đức Giáo Hoàng phê chuẩn. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai của Thượng hội đồng lần thứ 29 của Giáo Hội Syro-Malabar đã dự kiến một sự chuyển đổi hoàn toàn sang cách thức mới khi cử hành thánh lễ vào Chúa Nhật Phục sinh năm 2022.
Source:Times Of India
3. Hôm nay tôi nghe thấy tiếng nói của Satan
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #163: Today I heard Satan's Voice”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 163. Hôm nay tôi nghe thấy tiếng nói của Satan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Hôm nay, đứng trước mặt tôi là một người đàn ông giận dữ. Ông ta tin rằng mình đang bị đối xử tệ bạc. Tôi choáng váng trước sự tức giận và bạo lực trong giọng nói của ông ta. Ông ta xuyên tạc lời nói và hành động của những người xung quanh, và đáp lại bằng sự ngạo mạn và coi thường. Chỉ cần nghe ông ta nói, tôi đã cảm thấy bị thương.
Tôi nhận ra giọng nói. Khi ma quỷ xuất hiện giữa một lễ trừ tà, sự hiện diện của chúng là không thể nhầm lẫn. Ánh mắt của chúng đầy sát khí. Sự thù hận và kiêu ngạo là tiếng nói của chúng có thể sờ thấy được. Trái tim của chúng đen hơn bất kỳ bóng tối nào mà chúng ta biết. Sự xấu xí thực sự do tội lỗi, dù là do ma quỷ hay con người gây ra, không thể nói thành lời.
Trong cuộc sống này, dựa trên sự lựa chọn của chúng ta, chúng ta đã bắt đầu thấy thiên đường hoặc địa ngục. Trong cuốn ‘Đối Thoại’, Thánh Catêrina thành Siena kể lại rằng Chúa nói với thánh nữ rằng các linh hồn nhận được “tiền bạc dành dụm” cho đời sau khi vẫn còn ở trên trái đất này. Những người làm điều ác đã kiếm được “tiền âm phủ”, trong khi các tôi tớ của Chúa “nếm được tiền của sự sống đời đời.”
Ngay trong cuộc đời này, chúng ta bắt đầu hát bài hát của thiên thần, hoặc chúng ta bắt đầu thịnh nộ cùng với ác quỷ. Trong Nghi thức trừ tà Trisagion- “Thánh, Thánh, Thánh.” Đó là bài hát của các thiên thần ca tụng Thiên Chúa mà các ác quỷ không chịu hát (Kh 4: 8). Các nhà trừ tà nhận thấy đây là một khoảnh khắc mạnh mẽ trong một buổi trừ tà và thường lặp lại những lời này nhiều lần. Chỉ cần nghe những lời nói thôi cũng là một cực hình đối với lũ quỷ.
Càng ở lâu trong chức vụ trừ tà này, tôi càng nhạy cảm với sự hiện diện của thiên thần và ma quỷ. Tôi tạm thời bị thương bởi những cuộc chạm trán đen tối với ác quỷ. Nhưng hàng ngày, tôi cảm thấy phấn khởi bởi rất nhiều người đến với tôi bằng các cử chỉ tử tế và lời nói quan tâm.
Source:Catholic Exorcism