Ngày 23-11-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vua Tình Yêu
Lm GB Nguyễn Minh Hùng
05:53 23/11/2017
Năm phụng vụ khởi đầu bằng mầu nhiệm nhập thể, và kết thúc bằng việc tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô. Qua đó, Hội Thánh dạy: Chúa Kitô không xa cách ta. Người có một cuộc đời chẳng khác ta. Chính trong cuộc đời ấy, Người làm Vua toàn cõi vũ trụ. Chính nhờ đi qua cuộc đời ấy, Người nắm giữ quyền bính đời đời.
Chúng ta cũng được sinh ra trong cuộc đời. Như Chúa Kitô, nhờ khởi đi từ cuộc đời, ta sẽ về cùng Thiên Chúa. Hãy sống như Chúa Kitô, để cùng Người ta hiển trị trong Nhà Cha của mình.

I. NHẮC LẠI VƯƠNG QUYỀN CỦA VUA KITÔ.

Mặc dù lễ Chúa Kitô là Vua mới được Đức Thánh Cha Piô XI thiết lập năm 1925, nhằm hiến dâng thế giới và nền hòa bình của nhân loại cho Chúa Kitô. Nhưng vương quyền của Người đã được Hội Thánh tuyên xưng từ xa xưa.

Chẳng hạn, Trên ngọn một cây tháp dựng từ năm 1586 do hoàng đế Caligula, giữa quảng trường thánh Phêrô – Vatican, có khắc ba lời tuyên xưng: Christus vincit: Chúa Kitô toàn thắng; Christus regnat: Chúa Kitô hiển trị; Christus imperat: Chúa Kitô thống lãnh.

Vì thế, khi lập lễ tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô, Hội Thánh nhắc lại niềm xác tín của mình:

- Muôn đời, chỉ một mình Chúa Kitô là Vua toàn cõi vũ trụ. Người là Đức Vua toàn thắng. Người đã, đang và sẽ còn tiếp tục hiển trị và thống lãnh trên trời, dưới đất. “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy” (Ga 28, 18).

- Muôn đời, Chúa Kitô vượt trên thời gian. Chính vì thế, Chúa Kitô là Chủ thời gian. Mọi chiều kích lịch sử điều đặt dưới quyền thống lãnh của Người. Chỉ một mình Người nhận lãnh thánh ý Thiên Chúa để nắm quyền kết thúc thời gian: Thiên Chúa “đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô” (Ep 1, 10).

- Muôn đời Chúa Kitô là Vua vĩnh cửu, Vua tình yêu. Trong thánh ý Thiên Chúa, một mình Chúa Kitô là Chủ thế giới nhân sinh. Như vậy, Người là Chủ của nhân loại, Chủ của lịch sử nhân loại, Chủ của vận mạng cả nhân loại. Bởi Thiên Chúa “đã tôn Đức Kitô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai” (Ep 1, 21).

- Muôn đời Chúa Kitô là Chủ từng con người. Người nắm giữ mọi phán quyết trên cuộc đời ta. Người cũng sẽ phán quyết cách công bình, thẳng thắn trong ngày ta trình diện trước tòa án của Người:

Nếu ta sống lành thánh thì Chúa phán: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa” (Mt 25, 34).

Nếu ta đứng ngoài nghĩa cử yêu thương thì Chúa phán: “Quân bị nguyền rủ kia, đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên ác quỷ và các sứ thần của nó” (Mt 25, 41).

II. ĐỂ VÀO SỰ SỐNG CHÚA BAN:

Bài Tin Mừng cho thấy quang cảnh xử án của Đức Vua dành cho chúng ta. Thật bất ngờ, nội dung cuộc xử án chỉ xoay quanh tình thương: “Những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta, là các ngươi đã làm cho chính mình Ta… Những gì các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta, là các ngươi đã không làm cho chính Ta”.

Vậy để được tham dự vào sự sống Chúa ban, mỗi người hãy sống lòng yêu thương qua từ nghĩa cử, từng hành động, từng tương quan, từng suy nghĩ, từng biểu hiện những nghĩ ấy của mình.

Làm cách nào để có thể sống tình yêu thương như Chúa dạy? Có rất nhiều tấm gương dạy ta sống yêu thương theo gương Chúa Giêsu. Cuộc đời và lối sống của thánh Gioan Maria Vianney là một trong những bằng chứng giúp ta học tập mà thực thi tình yêu thương với anh chị em xung quanh mình.

Người ta kể, trong lúc giáo phận Belley, nơi ngài đã từng cống hiến đời linh mục của mình, tiến hành điều tra các nhân đức để lập hồ sơ xin phong thánh cho cha Gioan Maria Vianney, bỗng có một cụ già nghèo, quê mùa đến làm chứng:

“Hôm ấy, trời đã tối, tôi thấy cha Vianney đi giúp tuần đại phúc ở một xứ xa về; giữa đường vắng chỉ có tôi với ngài; vừa gặp tôi, ngài vui vẻ lên tiếng:

- Chào ông, ông có khỏe không? Công việc làm ăn ra sao?

- Con chào cha. Con cám ơn Chúa. Con vẫn khỏe. Nhưng… Chẳng giấu gì cha, con túng thiếu quá, mất liên tiếp ba vụ mùa liền!

- Tội nghiệp! Tôi thương ông và các cháu lắm! Chúng nó rất ngoan.

Vừa nói ngài vừa xỏ tay vào túi áo, lục soát khắp cùng mà cũng chẳng có được một xu. Nhìn trước nhìn sau, ngài ghé vào tai tôi bảo nhỏ:

- Ông chịu khó đợi cha một chút!

Tôi vâng lời đứng đợi. Ngài rón rén đi ra sau một lùm cây... Mấy phút sau ngài trở lại, trao tận tay tôi một vật và nói:

- Cha không còn gì cả. Ông vui lòng lấy cái quần của cha đây đem bán mà mua bánh mì cho các cháu. Ông thông cảm, bữa sau có chút gì cha sẽ giúp cho thêm. Thôi chào ông nhé!

Nói xong, cha Gioan nhanh chân bước đi. Tôi vẫn chưa kịp cám ơn ngài vì quá xúc động nghẹn ngào...”.

Là tín hữu Kitô, chúng ta đừng chỉ nói yêu thương, nhưng hãy sống lòng yêu thương mọi nơi mọi lúc. Mỗi người hãy là chứng nhân của tình yêu. Mỗi người hãy làm điểm nối kết để nhân rộng lòng yêu thương ngày một lớn, mạnh mẽ trên khắp mọi nơi mà mình hiện diện.

Hãy nhớ: Sống tình yêu, sẽ được Chúa xét xử bằng tình yêu.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:24 23/11/2017
23. CÁI MẶT NHƯ VỎ MĂNG
Ông thầy thuốc và ông thầy bói thường hay uống rượu nơi quán, có một ông già thường tông cửa vào ăn không trả tiền, thầy thuốc và thầy bói ghét ông ta thấu xương.
Một hôm, thầy thuốc và thầy bói cùng nhau uống rượu rất vui vẻ thì ông già ấy lại tông cửa đi vào, vừa ngồi xuống liền uống một ly, thầy thuốc thầm cười nhạo ông già một hồi bèn nói:
- “Mỗi người chúng ta ra một câu đối”, nói xong thì tranh nói trước: “Trời có sao nam của trời, đất có da xương của đất, hai mươi bốn mùi lưu manh chất chứa trong lòng, muốn thêm cũng được, muốn diệt cũng được.”
Thày bói nói:

- “Trời có thiên văn, đất có địa lý, trong nhị thập bách, ba mệnh cũng thông, năm tinh cũng thông.”
Ông già ăn mà không trả tiền không một chút lép vế, lập tức nói:
- “Trời không sinh người không lộc, đất không sinh cây cỏ vô danh, hai mươi bốn tầng cái mặt vỏ măng, lột một tầng lại một tầng”.
(Giải Uẩn thiên)

Suy tư 23:
Người ta thường nói “đẹp trai không bằng chai mặt”, chai mặt tức là trơ trẽn không biết xấu hổ, mà người chai mặt thì cũng giống như người trơ trẽn, họ không biết gượng khi vu oan giá hoạ cho người khác, họ không biết xấu hổ khi làm điều sai trái, họ không biết hối hận khi lỡ phạm tội...
Cái mặt đã chai từng lớp như vỏ măng tre, nhưng vỏ măng tre càng lột thì càng nõn nà đẹp mắt, còn cái mặt chai lì thì càng lột càng xơ cứng, càng lột càng trơ trẽn và cuối cùng thì đem bỏ vào trong thùng rác sau nhà.
Trong Giáo Hội Công Giáo cũng có rất nhiều thánh nhân trước khi trở thành thánh thì “cái mặt chai như vỏ măng tre”, chẳng hạn như là thánh Phê-rô chai mặt khi chối thầy, thánh nữ Ma-ri-a Ma-da-le-na làm kỹ nữ nổi tiếng đến chai mặt, thánh Phao-lô chai mặt bắt hại đạo mới của Chúa, thánh Au-gút-ti-nô mê đắm đến chai mặt trong hoan lạc dục vọng thế gian, và có rất nhiều vị thánh khác đã từng chai mặt sống trong tội lỗi, nhưng các ngài đã biết cậy vào ơn Chúa và dùng Lời Chúa để lột đi tất cả lớp vỏ măng chai lì ấy, và rồi trở nên đẹp đẽ tốt lành xứng đáng cho chúng ta noi gương.
Lột vỏ măng không phải chỉ lột một tầng là sạch đẹp, nhưng phải lột nhiều tầng lớp, cũng vậy đời sống tâm linh không phải chỉ “lột một tầng” –hối cải- rồi thôi, nhưng cần phải lột nhiều lần trong cuộc sống bằng cách thực hành Lời Chúa và siêng năng đón nhận các bí tích của Ngài.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhan tai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:28 23/11/2017

13. Cầu nguyện là một kho tàng quý giá.

(Thánh Alphonsus Liguori)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "C ách ngôn thần học tu đức"

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhanta i
http://nhantai.info
 
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 34: Lễ Chúa Giêsu Kitô là Vua
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
11:13 23/11/2017
Chúa Nhật 34 THƯỜNG NIÊN. A Lễ Chúa Giêsu Kitô là Vua
(Mt. 25:31-46)
VUA VŨ TRỤ.


Con Người ngự đến vinh quang,
Thiên Thần hầu cận, cao sang tầng trời.
Muôn dân tập họp bên Người,
Phân chia phán xét, cuộc đời trần gian.
Chiên dê tách biệt trước nhan,
Chiên nằm bên hữu, Chúa ban phúc lành.
Cha Ta chúc phúc lòng thành,
Nước Trời gia nghiệp, thưởng dành các ngươi.
Vì xưa đói khát ở đời,
Cho ăn đãi uống, một thời vị tha.
Ta là khách lạ phương xa,
Rộng lòng tiếp đón, vào nhà trú chân.
Yếu đau bệnh họan cơ bần,
Viếng thăm chăm sóc, ân cần lo toan.
Tình thương đức ái khôn ngoan,
Chính Ta bé mọn, hân hoan đón chào.
Dê nằm bên trái tự cao,
Không thương, chẳng giúp, tự hào chủ quan.
Không thăm, thiếu viếng đa đoan,
Sống đời ích kỷ, bất toàn trí tâm.

Chúa Giêsu Kitô là Vua Vũ Trụ, Vua các Vua. Ngài ngự cao siêu trên mọi tầng trời, nhưng lại rất gần gũi với con người trần thế. Ngài là Chúa muôn loài trên tầng cao thẳm, nhưng lại hạ thế làm người. Một Thiên Chúa vừa cao cả vừa gần gũi. Chúa uy quyền để chúng ta kính bái tôn thờ và gần gũi để chúng ta gặp gỡ, tâm sự và hiệp thông.

Chúa Kitô là Vua không phải như các vị vua trần thế. Chúa không cần có giang sơn tổ quốc, quân quyền và không ngai vàng cùng kẻ hầu người hạ. Chúa là Vua của tâm hồn, Vua tình yêu. Ai biết yêu là thuộc về con dân của Nước Chúa. Nước của Chúa không có biên cương lãnh thổ, nhưng là nước trong tâm hồn con người.

Chúa ở gần chúng ta đến nỗi chúng ta không nhận ra Ngài. Ngài hiện diên không đâu xa, mà nơi chính anh chị em chung quanh chúng ta. Ngài ẩn thân qua những người nghèo khổ, kẻ mồ côi góa bụa, người đói khát, kẻ tù đầy, người bệnh họan, kẻ tật nguyền, cô đơn và nơi những người không có nơi nương tựa. Làm sao chúng ta có thể nhận ra Ngài?

Thật dễ và cũng thật khó để nhận diện ra Chúa Kitô. Ngài hiện diện trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, nhưng chúng ta đã rất nhiều lần ngoảnh mặt làm ngơ. Một câu chào hỏi cũng không. Một bát nước lạnh cũng từ chối. Một miếng bánh vụn không muốn chia xẻ. Một chiếc áo hay chiếc quần cũ cũng không muốn cho đi. Đôi khi chúng ta còn nhìn anh em bất hạnh với con mắt khinh thị, nghi ngờ và chối từ. Chúng ta sợ dơ dáy bẩn thỉu, sợ bị quấy rầy và còn sợ nhiều thứ khác… Chúng ta không muốn chia xẻ tình yêu với họ.

Chính Vua Vũ Trụ lại ở bên những người bị ruồng rẫy bỏ rơi đó. Chúa mang thân phận nghèo đói của kẻ ăn xin. Chúa muốn chúng ta đón tiếp các anh em cùng khốn như là đón tiếp chính Chúa. Phần thưởng Chúa dành cho những ai biết chia sẻ tình yêu với họ. Chúng ta không phải đi đâu xa để tìm gặp Chúa. Chúa là Vua ngay trong lòng và ngay bên cạnh chúng ta. Hãy mở mắt tâm hồn để nhận diện ra Chúa.
Lạy Chúa, Chúa là Vua của lòng con. Xin cho chúng con biết chia sẻ tình nhân ái với những người cùng khốn đang hiện diện chung quanh chúng con. Chúng con biết rằng khi chúng con đón tiếp họ, là chúng con đang đón tiếp chính Chúa.

THỨ HAI, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 1-4).
DÂNG CÚNG


Bỏ tiền dâng cúng vào hòm,
Một bà nghèo khó, bỏ bòn vài xu.
Chúa ngồi quan sát trưng thu,
Khá khen bà góa, mặc dù nghèo sơ.
Nhiều người cho của dư hờ,
Dâng lên Thiên Chúa, tôn thờ dửng dưng.
Bà nầy túng thiếu qúa chừng,
Đã dâng tất cả, thắt lưng quẫn cùng.
Đơn sơ phó thác tín trung,
An bài cuộc sống, bao dung tâm hồn.
Lắng lo thờ phượng kính tôn,
Lòng thành bác ái, túi khôn đong đầy.
Không ưa của lễ trưng bày,
Tấm lòng quảng đại, dựng xây Nước Trời.
Quan phòng Tạo Hóa cao vời,
Mỗi người cuộc sống, vào đời phát huy.

THỨ BA, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 5-11).
TIÊN BÁO


Trầm trồ khen ngợi đền thờ,
Trang hoàng đá quí, bàn thờ đẹp thay.
Những gì nhìn ngắm hôm nay,
Đến ngày tàn phá, qua tay kẻ thù.
Không còn hòn đá trùng tu,
Dấu nào mà biết, dự trù xảy ra?
Các con ý tứ người ta,
Mạo danh Chúa Cả, chính là ta đây.
Chớ đi theo chúng sa lầy,
Chiến tranh loạn lạc, náo gây mọi miền.
Các con đừng sợ, ưu phiền,
Dân này nổi dậy, nát nghiền dân kia.
Cõi bờ các nước phân chia,
Nhiều nơi động đất, chia lìa xa nhau.
Hoành hành ôn dịch đớn đau,
Bầu trời điềm lạ, theo sau tỏ bày.

THỨ TƯ, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 12-19).
BÁCH HẠI


Người ta bắt bớ các con,
Hội đường giao nộp, mỏi mòn tháng năm.
Ngục tù giam hãm hờn căm,
Quan quyền vua Chúa, chỉ nhằm oán ghen.
Giữa đời ánh sáng muối men,
Danh Thầy nhân chứng, ca khen Chúa Trời.
Các con ghi nhớ đôi lời,
Chớ lo đáp lại, người đời hỏi han.
Thầy ban miệng lưỡi khôn ngoan,
Đám người thù địch, làm càn dối gian.
Gia đình bạn hữu than van,
Thân bằng quyến thuộc, gian nan vì Thầy.
Người ta bắt bớ bao vây,
Mọi người ghét bỏ, khổ lây cuộc đời.
Các con bền đỗ mọi thời,
Linh hồn được cứu, Nước Trời mở ra.

THỨ NĂM, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 20-28).
TIÊN BÁO


Chúa khuyên môn đệ sẵn sàng,
Giê-ru-sa-lém, ngỡ ngàng bao vây,
Đến ngày tàn phá nơi đây,
Quân thù đắp lũy, loạn gây mọi nhà.
Những ai trong đất, rời xa,
Vùng quê chớ bỏ, lân la vào thành.
Những ngày báo oán thi hành,
Mọi lời ứng nghiệm, hoàn thành đã ghi.
Khốn cho phụ nữ, thai nhi,
Nhiều người khốn cực, ai bì ai than.
Đổ cơn thịnh nộ tràn lan,
Đông người ngã ngục, cả ngàn làm tôi,
Kinh hồn sợ hãi dầu xôi,
Tầng trời rung chuyển, núi đồi thấu chăng.
Con Người xuất hiện quyền năng,
Ngẩng đầu đứng dậy, trời trăng sáng dần.

THỨ SÁU, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 29-33).
NHÂN QỦA


Nhìn xem cây vả ngoài đồng,
Đâm chồi nầy lộc, mùa Đông qua rồi,
Xuân sang cây cối đâm chồi,
Mùa Hè gần đến, sườn đồi nở hoa.
Nhìn xem vũ trụ bao la,
Vạn vần dấu chỉ, biết là thời gian.
Hiểu rằng Thiên Chúa thương ban,
Nước Trời gần đến, thiên nhan rạng ngời.
Mọi điều tiên báo trong đời,
Dù rằng trời đất, một thời qua đi.
Lời Thầy vẫn cứ duy trì,
Ngàn muôn thế hệ, thực thi thành toàn.
Các con tỉnh thức sẵn sàng,
Con Người sẽ đến, mở đàng thiên cung.
Ân ban phúc lộc muôn trùng,
Chung phần hưởng phước, vô cùng đời sau.

THỨ BẢY, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 34-36).
TỈNH THỨC


Các con tỉnh thức nguyện cầu,
Mong rằng thoát khỏi, ngõ hầu chấn hưng.
Thế gian lôi cuốn không ngừng,
Ăn chơi thỏa thích, tưng bừng sáng đêm.
Tâm hồn nặng trĩu như nêm,
Rã rời thân xác, nếm thêm mùi đời.
Say xưa lo lắng việc đời,
Thình lình ụp xuống, một thời rã tan.
Các con đừng cố vãn than,
Sẵn sàng tỉnh thức, miên man đợi chờ.
Nguyện cầu sùng kính tôn thờ,
Mong rằng thoát khỏi, hưởng nhờ thánh ân.
Kiên tâm giữ vững tinh thần,
Lạc an hiện diện, tới gần Chúa Con.
Trung kiên yêu mến sắt son,
Vinh quang tỏa chiếu, vẹn tròn tín trung.
 
Chúa Kitô Vua Vũ Trụ
Lm Jude Siciliano, OP
20:13 23/11/2017
Êdêkien. 34: 11-12, 15-17; Tv. 22; 1Côrintô 15: 20-26,28; Mátthêu 25: 31-46

Mọi sự đã đến cùng. Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ. Bài dụ ngôn hôm nay là dụ ngôn cuối cùng của Phúc âm thánh Mathêu. Bởi thế các bài sách là những bài quan trọng nhắc nhở và nói với chúng ta là bây giờ chúng ta hãy cố ý gìn giữ cho đến ngày cánh chung. Thường trước khi các phụ huynh ra khỏi nhà, thì họ giao phần việc cho con cái như: đừng đánh nhau, đừng vặn bếp lên. đừng để người lạ vào nhà v.v... Đó cũng như là những lời của các bài sách đọc hôm nay, nhắc nhở chúng ta làm sao kết thúc năm phụng vụ.

Chúng ta sẽ ngừng ở hai chổ trước khi đến Phúc âm. Trước hết chúng ta đọc bài sách Edekien vì bài này giúp đưa chúng ta đến bài phúc âm. Ngôn sứ Edekien viết một bài đầy hy vọng cho những người đang bị lưu đày. Khởi đầu từ vua David, các vua của dân Israel đều được gọi là mục tử của đàn chiên của Thiên Chúa. Nhưng, phần đông các vua đó không dẫn dắt và chăm sóc đàn chiên như vua David. Vì thế kết quả là dân chúng không được ai giúp đỡ cứ như là chiên đang bị đe dọa bởi sói dử trong sa mạc. Bởi thế, lời ngôn sứ Edekien rất cương quyết đối với các mục tử không giữ trách nhiệm của họ. Ngôn sự quở trách họ vì họ thực hành việc làm ô nhục cho dân chúng đang bị lưu đày. Nhưng vì không có cơ hội nên dân chúng bị mất niềm tin. Thiên Chúa đã để ý đến sự đau khổ của họ và hứa sẽ cứu họ.

Trong đoạn văn ngắn ngủi này, tôi đếm Thiên Chúa nói đến 11 lần lời "chính Ta", hay "Ta sẽ". Ngôn sứ nói rõ ràng là Thiên Chúa sẽ hành dộng và ngài sẽ đến và chăn dắt đàn chiên. Thiên Chúa sẽ cho họ được sự an toàn thể xác, kinh tế và chính trị. Điều gì các mục tử Israel không thi hành trách nhiệm của họ thì Thiên Chúa sẽ làm. Tôi nghe đây là tiếng vọng của lời sư thần Gabriel nói với Đức Nữ Maria "vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được". (Lc 1: 37)

Một chổ ngừng lại nữa trước Phúc âm là lời thánh Phaolô viết cho Giáo hữu thành Côrintô (trong những ngày lễ trọng như hôm nay, tất cả các bài đọc kể cả bài Thánh Vịnh đều theo một chủ điểm). "Chúa Kitô, mục tử của chúng ta đã cứu chúng ta khỏi sự chết", kẻ thù nghịch cuối cùng. Ngài là "Đấng đã trỗi đậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu". Qua Chúa Giêsu, không chỉ loài người mà tất cả các tạo vật, sẽ được đặt dưới quyền của Ngài. Tất cả kẻ thù của chúng ta sẽ bị đánh bại, ngay cả kẻ thù cuối cùng là sự chết. Chúa Kitô là vị Mục Tử mà chúng ta phải vâng lệnh, yêu mến và đi theo, Ngài hiện đang ở giữa chúng ta và sẽ dẫn dắt chúng ta đến Nước Thiên Chúa toàn vẹn.

Dụ ngôn trong Phúc âm về ngày phán xét cuối cùng trên chủ đề vị vua và mục tử của Edekien. Đến ngày cánh chung, Chúa Giêsu, Vị Vua Mục Tử sẽ trở lại, ngồi trên ngai của Ngài, xung quanh có các thần sứ. Ngài sẽ xét xử các dân tộc. Ngài sẽ chia sự vinh quang của ngài với những ai Ngài cho là xứng đáng. Ngài sẽ xét xử dựa trên chủ điểm nào? Ai sẽ được "hưởng Nước Trời" đã được dọn sẵn cho họ?

Những phần thưởng quý báu thường được ban cho những ai đã làm những việc đáng chú ý như: những binh sĩ thắng trận, các cầu thủ lớn lao, các khoa học gia thông minh, các lãnh đạo chính trị v.v... Nhưng, đó không phải là những chủ điểm Chúa Giêsu đã chọn cho những người Ngài gọi là "có phúc". Trái lại, lời mời gọi cho những người Ngài cho là xứng đáng sẽ trao cho những ai làm điều của Chúa Giêsu như: người biết thương xót hay nghĩ đến người nghèo, nghĩ đên người đau ốm, đến người vô gia cư, đến người trong lao tù và người xa lạ. (Những cử chỉ này chính là những điều nêu trong cả Cựu Ước nữa). Chúa Giêsu diễn tả "những người bé mọn" là những anh chị em của Ngài.

Chúa Giêsu kể "những người bé mọn" ngay từ đầu câu chuyện, vì "bé mọn" có thể diễn tả những nhu cầu: người di cư, người không hợp pháp, người sống trong vùng bão tố, người thất học, người thất nghiệp, người nghiện v.v... Dụ ngôn của Chúa Giêsu mở trí tưởng tượng của chúng ta và mời gọi chúng ta nhìn xung quanh đời sống chúng ta và toàn thế giới. Ai là những người bé mọn mà Thiên Chúa gọi tôi phục vụ họ? Vị Vua Cao Cả ngồi trên ngai đã diễn tả Ngài là những người bé mọn đó. Họ ở đâu thì Chúa Giêsu ở đó.

Chúa Giêsu bắt đầu dụ ngôn với lời nói "Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người". Chúng ta có nhận rõ sự tập hợp này không?, và sự bao gồm toàn các dân thiên hạ không? "dân thiên hạ" là một từ ngữ của Kinh Thánh ám chỉ các dân trên hoàn cầu, kể ngay cả các dân ngoại đạo, và không chỉ nói về những dân có đức tin. Các dân không phải là Kitô hữu cũng như các Kitô hữu sẽ phải bị xét xử dựa trên những điều kiện như nhau. Các dân thuộc nước Thiên Chúa là những ai hành động tử tế, biết thương xót, và yêu thương những ai cần được giúp đỡ, ngay cả khi họ không biết Chúa Kitô.

Chúng ta không phải là những nhà thần học để nghe tin đoạn này của dụ ngôn. Ngay cả khi chúng ta không hề mở sách Kinh Thánh, chúng ta cũng hiểu ngay điều đó. Dụ ngôn trình bày nhiều cơ hội để phục vụ. Chúng ta có thể đáp ứng với những người cần được giúp đỡ, không chỉ qua các tổ chức của giáo hội, nhưng với những nhóm người giúp người nghèo khó, người đói khát, người ốm đau, người trong lao tù, và người vô gia cư. Tất cả những ai làm những việc tốt lành là họ phục vụ Chúa Kitô, mặc dù họ biết hay không biết. Nhưng, chúng ta, những Kitô hữu theo lời dụ ngôn dẫn dắt, chúng ta được ơn để biết chính Chúa Kitô là nguồn gốc và chủ đích của việc phục vụ của chúng ta. Bởi thế, với sự hướng dẫn của Chúa Kitô, chúng ta biết chúng ta phục vụ Ngài qua các anh chị em của Ngài đang cần được giúp đỡ của chúng ta.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP



Christ The King Sunday (A)
Ez. 34: 11-12, 15-17; Ps. 23; 1Corinthians 15: 20-26, 28; Matthew 25: 31-46

Things are ending. Today is the last Sunday in the liturgical year and our parable is the last one in Matthew’s Gospel. So, the readings are important reminders, spoken to us now and meant to keep us till the end times. Before parents leave the house they usually give parting instructions to their children: "Don’t fight. Don’t turn on the stove. Don’t let a stranger in, etc." In a way, that’s what today’s readings are, important reminders and information for us as we close out this liturgical year.

We will make two stops on our way to the gospel. First, we look at the Ezekiel reading, because it gives a setting for the gospel. Ezekiel wrote a hopeful message for the people in exile. Beginning with David, Israel’s kings were called the shepherds of God’s flock. But mostly they weren’t the guiding and protective shepherds David was. As a result, the people were left unattended, like sheep left for prey in the wilderness. Hence Ezekiel’s harsh words for the failed shepherds. The prophet blames them for the conquest and disgrace the people are experiencing in exile. But as dire as the circumstances are, the people are not without hope. God has noticed their plight and promises to rescue them.

In this brief passage I count God saying 11 times, "I myself," or "I will." The prophet makes it quite clear that God is taking control and God will come to their aid and shepherd them. God will restore them to physical, economic and political health. What Israel’s shepherds failed to do, God will do. I hear an echo of Gabriel’s message to the incredulous Mary, "For nothing is impossible for God" (Luke 1: 37)

Another stop on our way to the gospel: Paul writing to the Corinthians. (On major feasts, like today’s, all four readings – including the Psalm – are thematic.) Christ, our shepherd, has rescued us from death, "the last enemy." He is the "first fruit of those who have fallen asleep." Through him, not only humans, but all creation, will be brought under his domain. All our enemies will be subdued, even the last one, death. Christ is the shepherd we are invited to obey, love and follow. He is now in our midst and will lead us to the fullness of God’s kingdom.

The gospel parable of the last judgment picks up on the king and shepherd themes from Ezekiel. At the end time Jesus, the Shepherd King, will return, takes his seat on his throne and, surrounded by his retinue of angels, will judge the nations. He will share his glory with those he finds worthy. What will his standard be for judging? Who will "inherit the kingdom" that has been prepared for them?

Rich and prestigious rewards are usually given to those who achieve remarkable deeds – victorious military leaders, great athletes, brilliant scientists, political leaders etc. But those are not the criteria Jesus will use for the ones he calls "blessed." Instead, his invitation to those found worthy will go to the ones whose lives reflected that of Jesus: the merciful who acted kindly towards the poor, the sick, the homeless, the prisoners and the strangers. (These are acts typically listed in the Old Testament as well.) Jesus describes "the least" as his sisters and brothers.

His listing of "the least" just begins the conversation, for "least" can be used to describe any in need: refugees, undocumented, hurricane victims, uneducated, jobless, addicted, etc. Jesus’ parable opens our imagination and invites us to look around at our lives and our world. Who are the least God is calling me to serve? The great King, Jesus on his throne, has identified himself with them. Where they are, there is Jesus.

Jesus begins his parable by saying, "All the nations will be assembled before him." Did we catch his inclusivity? His universality? "The nations" is a biblical term for the whole world, including the pagan world, not just believers. Non-Christians, as well as Christians, will be judged by the same standards. The citizens of the kingdom of God are those who acted kindly, mercifully, and lovingly towards those in need, even if they haven’t known Christ.

We don’t have to be Bible scholars to hear the message of this parable. Even if we have never opened a Bible, we get the point. The parable presents many possibilities for service, We can respond to the needy, not only through church organizations, but with groups who serve the poor, hungry, sick, imprisoned and homeless. All who do good are serving Christ, whether they know it or not. But we Christians, guided by this parable, have the gift of being aware that he is the source and goal of our service. So, moved by Christ, we knowingly serve him in his sisters and brothers who need us.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bát cơm Xiếu Mẫu cuả muà Lễ Hội năm nay: chuyện anh Johnny Bobbitt
Trần Mạnh Trác
12:58 23/11/2017
Mỗi năm người ta thường chấm điểm cho một câu chuyện ‘vị tha bác ái’ hay nhất trong muà Giáng Sinh, năm nay, tuy chỉ mới Thanksgiving, tức là lúc bắt đầu muà lễ hội, vậy mà nhiều người đã chấm điểm một câu chuyện hay nhất rồi: câu chuyện cuả anh Johnny Bobbitt Jr., 34 tuổi, nguyên quán vùng Raleigh N.C., cựu Thuỷ Quân Lục Chiến, cựu y tá cứu cấp, cựu lính chữa lửa, cựu nghiện ngập, bị vợ bỏ, nay trở thành vô gia cư vô nghề nghiệp, sống dưới gầm cầu bên xa lộ I-95 ở Philadelphia.

Trong một hoàn cảnh cùng cực như vậy, mà vì lẽ nào anh lại được trở thành một anh hùng ‘Xiếu Mẫu’?

Trước tiên xin hãy nghe cô Kate McClure, là người đã được thọ ân cuả anh, cô đang vận động xin mọi người giúp đỡ trên trang mạng lạc quyên gofundme như sau:

“Lái xe ở Philly một đêm, tôi đã sai lầm khi nghĩ rằng mình có thể lết về nhà trên xa lộ I-95 khi đèn xăng đã báo hiệu đỏ. Không cần phải nói thêm, tôi đã sai hoàn toàn. Tôi hết xăng, và tim của tôi muốn đập tung ra khỏi lồng ngực. Tôi cố lêt đi càng xa càng tốt, và đã ra khỏi xe để lội bộ đến một trạm xăng gần nhất.

Đó là khi tôi gặp anh Johnny. Johnny ngồi ở bên đường mỗi ngày, tay cầm một bảng hiệu (ăn xin). Anh thấy tôi lết qua và biết là có cái gì sai. Anh nói với tôi phải vào lại trong xe và khóa cửa lại. Một vài phút sau đó, anh trở lại với một thùng xăng. Anh đã dùng 20 đô la cuối cùng cuả anh để đảm bảo rằng tôi có thể về nhà an toàn.

Johnny đã không yêu cầu tôi trả lại tiền, và tôi cũng không thể trả nợ cho anh vào lúc đó bởi vì tôi không mang theo tiền mặt, nhưng tôi đã dừng lại chỗ cuả anh từ vài tuần qua. Tôi hoàn trả cho anh tiền nợ, cho anh một chiếc áo khoác, găng tay, mũ và tất ấm, và tôi tặng cho anh một vài đô la mỗi khi tôi gặp anh.

Tôi mong muốn có thể làm nhiều hơn nữa cho người đàn ông vị tha này, là người đã đi qua khỏi thói thường để giúp cho tôi ngày hôm đó. Anh là một gã tuyệt vời, và nói chuyện với anh ta mỗi khi tôi gặp anh làm cho tôi muốn giúp anh nhiều hơn và nhiều hơn nữa.

Một ngày nọ tôi ngừng lại để cung cấp cho anh một số đồ vật, một trong số đó là một hộp kẹo ngũ cốc để anh có thể có một cái gì đó mang theo mà ăn. Anh rất cảm động và nói thêm "Cô có muốn một thanh kẹo không?" Một lúc khác tôi mang theo 2 thẻ quà tặng wawa (ăn trưa) và một két nước... lời đầu tiên phát ra khỏi miệng của anh là "Tôi không thể chờ đợi để mang về cho chúng nó" (có 2 người khác cũng cùng một hoàn cảnh như anh và họ đang chăm sóc lẫn nhau). Nếu 2 câu chuyện vừa rồi còn chưa làm cho quí bạn thấy được lòng tốt cuả người đàn ông này thì tôi không còn biết tìm được điều gì khác nữa.

Tôi đang quyên tiền cho anh Johnny. Với số tiền này, tôi mong muốn thuê một căn hộ và trả tiền tháng đầu và tháng cuối cho anh ta, mua cho anh một chiếc xe đáng tin cậy và trả tiền chi phí vặt vĩnh từ 4 đến 6 tháng. Anh ta rất quan tâm trong việc tìm kiếm được một công việc, và tôi tin rằng với một nơi có thể tắm gội mỗi đêm và ngủ một giấc yên lành, thì cuộc sống của anh có thể trở lại bình thường.

Tôi thực sự tin rằng tất cả mà anh Johnny cần là được một chút cơ hội. Hy vọng rằng với sự giúp đỡ của bạn, tôi có thể cung cấp điều đó cho anh.

Xin vui lòng giúp đỡ người đàn ông này có được một mái ấm. Thời tiết ở Philadelphia đã quá lạnh rồi, và tôi không thể tưởng tượng được việc anh ta phải sống qua cả một mùa đông dài. Bất kỳ một chút quà mọn nào thì cũng là tốt cả. “


Số tiền mà cô McClure mong quyên góp được là 10.000 đô, thực sự cô đã không có mấy hy vọng đạt được một chỉ tiêu cao như thế, nhưng kể từ ngày 10/11 cho đến nay, câu chuyện cảm động càng ngày càng được các báo chí đăng tải, và do vậy, cho tới sáng Thanksgiving thì số tiền quyên góp đã vượt qua ngưỡng $200.000.

Anh Johnny tâm sự khi nói về sự suy sụp cuả đời mình: ‘Chà, là xui xẻo tận cùng mà. Nhưng xin đừng hiểu lầm. Tôi bị như thế này là tại ở mình cả. Tôi không trách ai được, chỉ tự trách mình mà thôi.’

Một người bạn cũ ở North Carolina cho biết anh Johnny rất là một gã ‘có lòng’, từng là một nhân viên y tế giỏi, và thông minh đủ để có thể học đến bác sĩ. Nhưng anh đã lạc vào một con đường xấu vì chơi với trò ma tuý và rồi lâm vào cảnh thiếu thốn nợ nần. Kết quả là anh mang một tiền án ở North Carolina.

Nhưng hễ ‘có lòng’ thì sớm hay muộn Trời cũng sẽ ‘hộ phù’. Như thể là một điềm báo, anh Johnny cũng thường nói: ‘Không bao giờ là quá muộn đâu. Hãy cứ sống thật lòng với mình và với người khác’.

Cơ hội mà anh Johnny mong muốn là được sống ở New Jersey, ở một nơi gần hãng Amazon và được làm việc tại đó bởi vì hãng ấy có benefits tốt.

Hôm qua một bà hảo tâm giấu tên đã biếu tặng cho anh ta đủ một năm tiền nhà, và … giám đốc hãng Amazon ở New Jersey cũng đưa tiếng sẽ thâu nhận anh vào hãng.

Thật là “một miếng khi đói bằng một gói khi no, bát cơm Xiếu Mẫu, nghiã so ngàn vàng”
 
Đức Giáo Hoàng nói với các Tu sĩ Phanxicô: “Hãy khiêm hạ, khi anh em phục vụ tha nhân”
Thanh Quảng sdb
19:29 23/11/2017
Đức Giáo Hoàng nói với các Tu sĩ Phanxicô: “Hãy khiêm hạ, khi anh em phục vụ tha nhân”

Vatican ngày 23 Tháng 11, 2017 Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các tu sĩ Dòng Phanxicô rằng: “Hãy luôn luôn khiêm tốn khi phục vụ tha nhân, đặc biệt những người nghèo khổ nhất mà chính anh em phục vụ mà không hề mong được đáp trả.
ĐTC nói "Hãy kiến tạo một không gian chào đón thân thiện tất cả mọi người của thời đại mà chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống, đặc biệt những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, những người sống vất vưởng nơi hè phố, công viên hay nhà ga và hàng ngàn người thất nghiệp!".
ĐTC cũng nhắc tới "những người bệnh tật không được chăm sóc đầy đủ; những người già nua bị bỏ rơi; những phụ nữ bị ngược đãi; những người nhập cư đang kiếm tìm một cuộc sống xứng đáng hơn; và tất cả những ai đang sống ở các vùng ổ chuột ngoại ô, đang bị tước đoạt phẩm giá và thậm chí cả ánh sáng Tin Mừng. "
Đức Thánh Cha nói: "Anh em hãy học cách sống như Thánh Phanxicô để có thể nói được: " Tôi đau với người bệnh, khổ với người đau...”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ với khoảng 400 Tu sĩ Phanxicô, thuộc cả ba nhánh và Ngài khuyến khích họ hãy làm mọi sự để có thể sống khiêm hạ đơn sơ như một đứa trẻ thơ.
Đức Thánh Cha nói ý niệm "hèn mọn" của người tu sĩ Phanxicô là khiêm hạ như là một khía cạnh quan trọng trong mối liên hệ với Thiên Chúa, với anh chị em đồng loại... vì đối với thánh Phanxicô, Ngài nhìn nhận mình là một kẻ tội lỗi, nhưng giá trị của ngài trước mặt Thiên Chúa thì không có gì khác với phẩm giá con người!"
ĐTC thách đố tất cả “làm sao chúng ta sống khiêm tốn trong tất cả các mối quan hệ và tương thân với tha nhân? Có phải bằng tránh bất kỳ hành vi tự kiêu tự đắc, chẳng hạn như quyết đoán quá vội vàng, nói xấu người khác, yêu sách cái có lợi cho mình, cho quyền hạn của mình.
Chúng ta hãy tránh những cám dỗ làm ta tức giận hoặc buồn bã vì những khiếm khuyết của người khác. Trong tất cả những giao tế của anh em, hãy để cho "những tác động của đức ái" hướng dẫn; Vì vậy, mặc dù công bằng mà nói anh em có thể làm điều này điều nọ, nhưng đức bác ái vượt qua những đặc quyền này để gọi mời chúng ta hiệp thông huynh đệ; đó không phải là những gì bạn yêu thích, mà là những gì anh em sẵn sàng chấp nhận để sống tôn trọng, hiểu biết và yêu thương nhau."
 
Các Giám mục kêu gọi dân chúng hãy kiên tâm và bình thản trước sự kiện Tổng thống Zimbabue từ chức
Thanh Quảng sdb
23:30 23/11/2017
Các Giám mục kêu gọi dân chúng hãy kiên tâm và bình thản trước sự kiện Tổng thống Zimbabue từ chức
Mulgabe nhà độc tài Zimbabue

Trước biến cố tổng thống nước Cộng Hòa Zimbabue là Ông Robert Mugabe từ chức, các Giám mục Công Giáo của đất nước này đã kêu gọi dân chúng hãy vì lợi ích của quốc gia mà kiên nhẫn và nỗ lực vãn hồi hòa bình trật tự theo Hiến pháp.
Trong một tuyên bố ngày 19/11 các giám mục Zimbabwe tuyên bố: "Giáo hội hết lòng cầu nguyện trong khi theo dõi các sự kiện căng thẳng đang xảy ra cho đất nước. Chúng tôi, các chủ chăn của khối người Công Giáo kêu mời mọi người công dân, các chiến binh của Lực lượng Quốc phòng Zimbabue và các chính trị gia hãy vì lợi ích chung của quốc gia mà quan tâm, không ngừng làm việc không mệt mỏi cho mục tiêu hòa bình của cuộc khủng hoảng hiện nay hầu nhanh chóng khôi phục hòa bình và bình thường hóa cuộc sống theo trật tự của Hiến pháp".
Bức thư đã được các vị Giám mục sau đây ký: Đức cha Michael D. Bhasera của Giáo phận Masvingo và Gweru; Đức Tổng Giám Mục Robert C. Ndlovu của Harare và của Chinhoyi; Đức Tổng Giám Mục Alex Thomas của Bulawayo; Đức Giám Mục Albert Serrano của Hwange; Đức Giám Mục Paul Horan của Mutare; và Đức Giám Mục Rudolf Nyandoro của Gokwe.
Sau khi Tổng thống Mugabe sa thải phó chủ tịch Emmerson Mnangagwa cách đây hai tuần, hàng ngàn người đã biểu tình, xuống đường yêu cầu ông Mugabe từ chức. Sau đó Lực lượng quân đội Quốc gia Zimbabwe đã làm áp lực và cô lập ông trong tư gia như một cuộc đảo chính và đòi hỏi Tổng thống phải điều trần trước quốc dân. Trong cuộc điều trần đó, ông đã tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 21 tháng 11, sau 37 năm trị vì!
Các thành viên của Zanu-PF đã lên án Tổng thống Mugabe, để cho vợ ông là phu nhân Grace Mugabe, lạm quyền thay đổi hiến pháp và vi phạm hiến pháp trong các cuộc tranh cử.
Ông cũng bị cáo buộc là quản lý tài chánh đất nước một cách tồi tệ. Theo đài BBC, hiện nay mức sống của người dân trung bình ở Zimbabwe còn thấp hơn 15% so với nếp sống trước khi ông lên cầm quyền.
Theo đài BBC cho hay nhiều nghị sĩ đã nhảy múa trên sàn nghị viện khi nghe tin ông ta từ chức; còn dân chúng thì reo hò nhẩy múa trên các đường phố của thủ đô.
Thủ tướng Anh Theresa May đã gọi việc từ chức này là cơ hội cho Zimbabwe "thăng tiến trước những con đường khép kín độc đoán của ông Mugabe".
Tổng thống Mugabe là người lãnh đạo lâu đời nhất thế giới, dù đã đạt tới 93 tuổi thọ. Ông đã nắm quyền hành từ năm 1980. Trong quá trình chuyển giao quyền lực và quản trị sắp tới, các giám mục Công Giáo đã khuyến khích tổ chức "các cuộc bầu cử, tham vấn vô vị lợi và công bằng", đồng thời ưu tiên cho sự tôn trọng nhân quyền con người theo tiêu chuẩn quốc tế cho cuộc sống của nhân dân .
"Chúng tôi yêu cầu tất cả mọi người hãy kiềm chế và kiên nhẫn trong một thời điểm căng thẳng này; dân chúng cần tôn trọng luật pháp. Chúng tôi cũng nhắc nhở tất cả các nhà lãnh đạo chính trị, các phương tiện truyền thông, và toàn thể dân chúng đừng có những hành động quá khích hay bạo động xảy ra trong thời phút tiến hành các thủ tục xây dựng quốc gia đầy tế nhị và căng thẳng hiện nay. Hãy tiến về phía trước, các giám mục Zimbabue nhấn mạnh sự cần thiết phải có tòa án dân sự xét xử công minh những người đã gây ra thiệt hại cho đất nước, đồng thời cũng cầu nguyện cho một tương lai yên bình và thượng vượng của đất nước”.
 
Top Stories
Chine: Former et réformer la vie religieuse féminine en Chine aujourd’hui
Eglises d'Asie
11:16 23/11/2017
Quelle est la réalité concrète des religieuses et de leurs congrégations en Chine ? Sous l’influence des évolutions de la société et de l’Eglise, les vierges consacrées tendent à disparaître. Ce sont désormais les congrégations qui incarnent la forme la plus répandue de vie religieuse. Deuxième article de notre série consacrée à la vie religieuse féminine en Chine aujourd'hui.

I. LES VIERGES CONSACREES D’HIER A AUJOURD’HUI

II. NAISSANCE ET RENAISSANCE DES CONGREGATIONS DIOCESAINES


La forme de vie religieuse féminine désormais la plus répandue en Chine est celle des congrégations apostoliques diocésaines. Ce type de communauté existe un peu partout en Chine. C’est la forme de vie consacrée la plus visible et stable aujourd’hui. Si leur taille et les modalités de leur existence peuvent être très variées, dans cet article, Pascale Sidi-Brette et Michel Chambon proposent de distinguer deux sous-types parmi elles : les congrégations avec un fort ancrage historique et diocésain et celles fondées plus récemment après la réouverture politique dans les années 80.

Les sœurs du Cœur de Marie sont un exemple des congrégations à fort encrage historique et diocésain. Leur histoire remonte au XIXème siècle, période pendant laquelle des religieuses catholiques occidentales venaient s’implanter un peu partout en Chine pour évangéliser, tout en recrutant de jeunes novices parmi les jeunes catholiques locales. Dans le cas de ce qui deviendra les sœurs du Cœur de Marie, les jeunes femmes prononçaient leurs vœux directement dans les mains de l’évêque et devenaient des vierges consacrées envoyées deux par deux dans les missions pour assurer catéchisme, soins médicaux et éducation. Par des actions très diverses, ces vierges consacrées étaient engagées à la fois dans le développement de l’Eglise locale mais aussi dans le service des populations. En plus du service des paroisses naissantes et des petites écoles, les sœurs ouvraient des orphelinats, des refuges pour les vieillards et les malades, tous en exécutant quelques travaux d’imprimerie. Dans un contexte de guerre civile, les réseaux catholiques qui se développaient alors rapidement offraient des outils d’entraide et de service concret. La vie religieuse répondait à un vide administratif et à des besoins sociaux importants. Le développement conséquent de leur mouvement et de leur nombre a abouti en 1932 à la fondation d’une congrégation canoniquement reconnue par le Saint-Siège qui prendra le nom de congrégation des Sœurs du Cœur de Marie. En 1940, elle comptait une centaine de religieuses.

Les soeurs du Coeur de Marie, une congrégation à fort ancrage historique et diocésain

A la fin de septembre 1948, à la suite à l’effondrement de l’Empire du Japon et à la victoire désormais certaine des communistes, les religieuses décidèrent de faire prendre la route du Sud aux plus jeunes d’entre elles. Sur les 62 qui quittèrent leur maison-mère, vingt se regroupèrent plus tard à Taiwan pour y poursuivre l’œuvre missionnaire de la congrégation. Les sœurs qui restèrent dans le nord durent quant à elles retourner vivre dans leur famille, où risquer de se retrouver en camps de travail. Durant la révolution culturelle (1966-1976), la congrégation - tout comme l’ensemble des corps religieux constitués - disparut. Mais les sœurs d’aujourd’hui insistent : ces sœurs ainées même si elles ne vivaient plus en communauté, continuèrent à prier assidûment, à travailler généreusement là où elles étaient, et à témoigner abondamment de l’amitié évangélique quelles que soient les circonstances. Elles maintenaient de la sorte – de manière non officielle mais effective – la vie de leur communauté religieuse.

Après les réformes engagées par Deng Xiaoping en 1979, la vie des communautés catholiques put progressivement reprendre forme. Dix ans plus tard, en mai 1989, le nouvel évêque officiel du lieu et plusieurs fidèles décidèrent de régénérer la congrégation des sœurs dans sa forme visible. Une dizaine de sœurs âgées qui vivaient encore dans la région purent se regrouper et recommencer une vie religieuse commune, au service de l’Eglise locale. Ainsi, en 1993, lorsqu’un second groupe de 39 regardantes furent admises, la communauté comptait déjà 16 jeunes sœurs et 3 sœurs âgées. Sur les 39 qui vinrent alors découvrir la vie religieuse, 24 prononcèrent plus tard leurs vœux. Aujourd’hui, la communauté compte 95 sœurs et 3 novices.

La croissance de la communauté fut telle qu’en 2008 les sœurs furent capables, grâce à leurs économies et à des dons de l’étranger, de construire une nouvelle et grande maison-mère. Aujourd’hui, cette imposante maison en centre-ville est pleine de vie. En plus d’accueillir une maison de retraite pour une cinquantaine de personnes âgées, la maison offre aussi dans une de ses ailes un centre spirituel pour les catholiques du diocèse qui peuvent y venir en formation. De manière générale, les sœurs du Cœur de Marie demeurent surtout engagées dans le service pastoral en paroisse, aidant avec les multiples tâches que compte une paroisse chinoise aujourd’hui (catéchisme ; chapelet ; chant). Les sœurs tiennent aussi un petit dispensaire où des soins pour les très pauvres et les sidéens sont disponibles. Ces multiples activités n’empêchent pas les sœurs de rester fermes dans la prière : en plus de la messe quotidienne et des offices réguliers, les sœurs assurent depuis 2004 l’adoration perpétuelle en réponse à la demande d’un généreux donateur.

Mais au-delà du cas des sœurs du Cœur de Marie qui présente assez bien la situation des congrégations à fort encrage historique et diocésain, la Chine dénombre des congrégations plus récentes et moins soutenues par leur diocèse local. Ces congrégations sont essentielles pour une compréhension plus large de la vie religieuse en Chine. Nous prendrons ici l’exemple d’une congrégation d’une province côtière de la Chine, comptant une quarantaine de religieuses et qui reçoit actuellement quatre jeunes femmes qui préparent leurs vœux. Certes quatre novices pour un pays comme la Chine peut sembler bien peu, mais comparer au tarissement soudain des vocations féminines du côté des vierges consacrées et des congrégations diocésaines, cela demeure significatif. Le profil et les attentes de ces jeunes novices peuvent nous apprendre un certain nombre de choses sur la vie consacrée en Chine du XXIème siècle.

La congrégation des soeurs de Saint Joseph, une congrégation plus récente et moins soutenue

Cette congrégation des sœurs de Saint Joseph a été initiée en 1983 par deux religieuses âgées venues de Shanghai à la demande de l’évêque. Mais la greffe n’a pas pris et les vieilles sœurs sont reparties rapidement, dès lors remplacées par les jeunes religieuses formées dans l’urgence. Les premières sœurs qui prononcèrent leurs vœux jouèrent alors le rôle de fondatrices du fait de leurs fortes personnalités et de leur implantation dans la communauté locale. Ces femmes reflétaient la communauté des croyants des années 80 dans leurs aspirations locales. A l’instar des religieuses et des vierges consacrées, après une courte formation dans une maison-couvent, elles partaient en binôme, une « ancienne et une plus jeune » rejoindre le service des paroissiens dans les très nombreuses églises non enregistrées du diocèse. Riche d’une douzaine de postulantes dans les années 1980-1990, la communauté s’est peu à peu agrandie et compte aujourd’hui 42 religieuses dont la moyenne d’âge est de 45 ans. Elles sont représentatives de l’élan de foi qui s’est manifestée au cours des années 1980-1990 au moment où la possibilité de vivre à nouveau sa foi de manière plus ou moins publique à entraîner la restructuration des paroisses et de nombreuses vocations masculines et féminines. Du point de vue matériel, les sœurs vivent grâce aux dons. Elles ont reçu, il y a déjà une dizaine d’années, une petite maison à la campagne qui fait office de maison-mère à coté de laquelle elles ont ouvert un « home » qui reçoit quelques personnes handicapées ou abandonnées. Un peu plus loin dans le village, elles accueillent dans un foyer des personnes âgées. Ce service est payant et ce sont les familles qui contribuent pour les soins donnés à leurs parents. En effet, dans cette région de forte migration, les enfants sont souvent partis travailler à l’étranger ou dans une mégalopole chinoise. L’histoire des sœurs de Saint Joseph est en bien des points comparables à celle de la plupart des congrégations diocésaines contemporaines tant d’un point de vue matériel que spirituel. Parties de peu, avec souvent comme seul bagage une formation élémentaire, les religieuses ont dû trouver leur place dans une Chine en pleine mutation sociale.

Dans ce contexte, la question de leur formation est devenue centrale et au fil des années. Grâce à des contacts avec les congrégations internationales ou avec des prêtres missionnaires et malgré les difficultés rencontrées, elles ont envoyé quelques sœurs se former à l’étranger ou participer à des sessions en Chine. Avec l’apprentissage d’une langue étrangère, la mise à niveau académique mais aussi théologique, elles ont misé sur ces apports pour insuffler un nouvel élan à leur vie communautaire. S’attachant à permettre à chacune de connaître un développement personnel au sein du groupe, elles ont peu à peu élargi leur pratique religieuse et spirituelle, repensant leur charisme à la lumière de l’évolution de la communauté catholique locale. En trois décennies, elles ont modernisé et adapté leur mode d’existence à l’écoute de l’évolution de catholiques dans leur ensemble : citadins de plus en plus détachés de leurs paroisses rurales d’origine et pour certains à la recherche d’une vie spirituelle plus riche. Cette petite congrégation à fort ancrage local mais résolument moderne propose donc une forme contemporaine de la vie consacrée en offrant à la fois, une vie communautaire très soutenue, une forte présence auprès des paroissiens notamment par le soutien moral et psychologique des jeunes étudiants ou des couples, et par le développement d’une spiritualité approfondie.

Alors que les vocations se sont taries depuis les années 2010, aujourd’hui, quatre jeunes novices ont choisi les sœurs de Saint Joseph. Elles ont entre 26 et 32 ans, trois sur quatre ont suivi des études universitaires, et ont donc connu une vie en dehors du monde catholique. Dans leurs témoignages, elles disent avoir tenu secret leur appartenance à la foi catholique et pour deux d’entre elles, de l’avoir perdu à certains moments de leur vie. Elles ont aussi connu une expérience amoureuse qui ne les a pas comblées. Elles recherchent toutes les quatre dans leur vie de novices un équilibre subtil entre les temps de silence (adoration), prières communautaires, et recherche de l’épanouissement personnel dans le quotidien de leur vie communautaire. Contrairement à leurs aînées qui se formaient pour le service de la paroisse, elles n’envisagent plus de quitter les sœurs par deux pour vivre éloignées de la communauté même si leurs relations avec les paroissiens sont souvent très affectueuses et profondes. Elles envisagent plutôt leur rôle comme celui de conseillères bienveillantes et pour cela se forment à la psychologie pour être capables de mieux répondre aux demandes des membres de la communauté. La question matérielle de leur existence ne semble pas d’après leurs témoignages beaucoup les inquiéter : Dieu et leurs aînées y pourvoiront… Nées au milieu des années 90, elles ont grandi dans une Chine développée et choisissent ainsi de renoncer à l’hyper consommation environnante. Se préparant à la pauvreté et au dénuement, elles sont en cela très éloignées des attentes de leur génération. Les aspirations de ces jeunes femmes sont totalement soutenues par leurs aînées.

III. LES DEFIS DES RELIGIEUSES EN CHINE - à paraître

(Source: Eglises d'Asie, le 23 novembre 2017)
 
Birmanie / Myanmar: A voir sur KTO : A la découverte de l’Eglise catholique en Birmanie
Eglises d'Asie
16:49 23/11/2017
A la veille de la visite du pape François en Birmanie, une équipe de journalistes de KTO s’est rendue à la rencontre des catholiques de ce pays. Une émission exceptionnelle qui permet de découvrir une Eglise catholique minoritaire mais mobilisée, en particulier dans les domaines de l'éducation, du dialogue interreligieux et du droit des minorités ethniques, pour participer à la construction d'un pays qui sort de 50 ans de junte militaire.

« Maintenant, le pays est en train de s’ouvrir. L’Eglise en Birmanie retrouve peu à peu une liberté d’expression. Le meilleur exemple est la possibilité de nous interviewer. Car ces dernières années, cela aurait été totalement impossible » confie le P. Peter Sein Hlaing Oo, du diocèse de Mandalay, aux journalistes de KTO venus l’interroger.

Les témoignages du premier cardinal du pays, du directeur de la Caritas locale, du recteur du grand séminaire Saint-Joseph de Rangoun et de catholiques birmans mettent en lumière le rôle joué par l’Eglise pour participer à la construction du pays en proposant une éducation de qualité ou en apportant une solution aux conflits ethniques et religieux qui déchirent le pays.

Pour Etienne Loraillère , directeur de la rédaction à KTO, « A travers cette émission, se dévoilent la force et l’audace de la foi des catholiques, à l’image du cardinal Charles Maung Bo, qui a le courage de dire la vérité sur les difficultés actuelles rencontrées dans le pays. »

Une émission réalisée avec le soutien des Missions Etrangères de Paris, à voir sur KTO.

(Source: Eglises d'Asie, le 23 novembre 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gx Vĩnh Hòa: Mừng bổn mạng ca đoàn Cêcilia
Văn Minh
09:22 23/11/2017
“Mỗi thành viên trong ca đoàn là một nốt nhạc, và được Thiên Chúa mời gọi để đem hết khả năng của mình ra cùng nhau ca tụng làm vinh Danh Chúa”.

Trên đây là lời nhắn nhủ của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, trong Thánh lễ mừng kính thánh nữ Cêcilia – bổn mạng của ca đoàn Cêcilia giáo xứ Vĩnh Hòa, được diễn ra lúc 17g30 thứ Tư ngày 22.11.2017, do ngài chủ sự.

Xem hình

Hiện diện trong Thánh lễ, ngoài các thành viên trong ca đoàn, còn có quý vị ân nhân và cộng đoàn trong giáo xứ cùng đến hiệp dâng.

Trước Thánh lễ, vị đại diện ca đoàn đọc tiểu sử về thánh nữ Cêcilia và mời gọi cộng đoàn cùng nhau suy gẫm về nhân đức của thánh nhân, giúp mọi người chuẩn bị tâm hồn hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng.

Trong phần giảng lễ, cha Gioakim dựa bài Tin Mừng Lc 19,11-28 chia sẻ: Mỗi người trong chúng ta đều được Thiên Chúa trao cho những nén bạc khác nhau, người một nén, người hai nén, và tùy theo khả năng của từng người để đem sinh lợi về cho Thiên Chúa. Thánh nữ Cêcilia sinh ra trong một gia đình thuộc hàng quý tộc tại Rôma, với lòng say mê ca hát, và một tâm hồn thanh cao, cùng với lòng đạo đức thánh thiện. Nhờ đó, mà Thiên Chúa đã ban cho thánh nhân một thiên thần hộ thủ luôn ở bên mình. Sau khi Cêcilia lập gia đình với Valêriô là người ngoại giáo, tuy nhiên, thánh nữ vẫn theo thói quen ca hát cùng với các thiên thần hát về thánh thi. Trong một buổi chiều tối, Cêcilia nói với Valêriô; không bàn tay trần tục nào được đụng tới em, vì em có một thiên thần bảo vệ. Valêriô lấy làm cảm kích và ước muốn cũng được nhìn thấy thiên thần, Cêcilia nói; vậy, anh phải chịu phép Rửa Tội trước đã, thế là Valêriô nghe theo lời vị hôn thê của mình đến nhà thờ lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy. Trước khi qua đời, thánh nữ cầu nguyện và ước ao được gặp Đức Giáo Hoàng đến để lo cho phần linh hồn của mình, thánh nhân đã bị trảm quyết khi tuổi mới tròn hai mươi.

Cha Gioakim diễn giảng, nhìn lại ca đoàn Cêcilia trong giáo xứ, người thì là ca viên, người là ca trưởng, người thì giỏi về thanh nhạc… “Mỗi thành viên trong ca đoàn là một nốt nhạc, và được Thiên Chúa mời gọi để đem hết khả năng của mình ra cùng nhau ca tụng làm vinh Danh Chúa”.

Sau lời nguyện hiệp lễ, vị đại diện thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn cha xứ, quý vị trong HĐMVGX, đại diện các đoàn thể cùng mọi thành phần dân Chúa đã hiệp dâng thánh lễ được sốt sắng, và bó hoa tươi được vị đại diện dâng lên cha xứ với tâm tình cảm mến và lòng biết ơn. Đặc biệt hơn nữa là các thành viên trong ca đoàn dâng lên ngài bó hoa thiêng trong tháng 11 gồm: 450 lần tham dự Thánh lễ, 326 lần cầu nguyện, 440 lần rước lễ, 450 lần chuỗi Mân côi, và 250 lần thực hiện bác ái.

Đáp từ, cha xứ thay mặt cộng đoàn cảm ơn và chúc mừng các ca viên và gia đình được nhiều hồng ân, và luôn duy trì tinh thần hăng say đem lời ca tiếng hát của mình làm vinh Danh Chúa trong tiếng pháo tay của cộng đoàn.

Thánh lễ khép lại lúc 18g40. Sau đó, cha xứ cùng các thành viên trong ca đoàn chụp chung tấm hình kỷ niệm trước khi ra về.

Hiện nay, ca đoàn có 30 ca viên đến từ trong và ngoài giáo xứ Vĩnh Hòa, hát lễ vào chiều Chúa Nhật lúc 17g30 và sáng thứ Năm lúc 5g00 hằng tuần. Ngoài ra, hát lễ cưới, an táng, theo sự sắp đặt của Ban Điều hành giáo xứ, đi phúng viếng cầu nguyện cho người qua đời, và thăm hỏi bệnh nhân đau yếu trong giáo xứ và các ca viên.

 
Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm Giáo phận Calgary, Alberta Cananda mừng lễ Các Thánh Tử Đạo VN
Liêm Phạm
09:35 23/11/2017
Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm Giáo phận Calgary, Alberta Cananda mừng lễ Các Thánh Tử Đạo VN

Thánh Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm là một linh muc dòng Đa Minh được phong thánh vào ngày 19/6/1988 trong số 117 Thánh Tử Đạo khác.

Xem Hình

Vào năm 1981, khi các Cha Đa Minh Việt Nam đến cư ngụ tại thành phố Calgary, Tỉnh bang Alberta , Canada, đã được Giáo Phận Calgary tiếp đón và chấp thuận cho có một cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại đây.

Sau 4 năm, năm 1985. Đức Giám Mục Địa phận Calgary đã nâng Cộng Đoàn thành Giáo Xứ và từ đó quý Cha và Giáo Dân đã chọn Thánh Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm làm bổng mạng. Từ năm 1985 đến năm 2015, Giáo xứ có ngôi thánh đường sức chứa khoảng 400 người, vì nhà thờ đã quá cũ, không có chỗ đậu xe và nhất là con số giáo dân ngày càng gia tăng do đó họ đã quyết định mua đất tại trung tâm văn hóa người Việt (Litlle SaiGon) . Năm 2015 Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm đã có ngôi nhà thờ mới khoảng 600 , có Hội trường khoảng 400 người, nối liền với thánh đường nhằm khi có lễ lớn. Có nơi đậu xe rộng rãi, đầy dủ các lớp học và các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và kể cả thể thao vào những ngày trong tuần.

Vào đầu tháng 8 năm 2017, linh mục JB Nguyễn Đức Vượng đã được thuyên chuyển từ giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Houston Texas về đây, có Cha Phó Giuse Pham Công Liêm, cùng với Hội Đồng Mục Vụ, Tài Chánh và mọi người ( 600 gia đình) tiếp tục duy trì và phát triển nơi một thánh đường mới ( 11 triệu Dollas) do bao công lao giúp góp của quý Cha tiền nhiệm nhất là cha Giuse Vũ Quang Cảnh O.P

Mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm nay, giáo xứ đều cử hành phụng vụ lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam và 4 thánh lễ cuối tuần 33 quanh năm.

Một bầu khí hân hoan và trang trọng đã diễn ra đặc biệt là thánh lễ 11 giờ , có quý Cha Bề Trên và quý Cha Dòng Đa Minh cùng với đông đảo giáo dân tham dự kiệu, kịck Thánh và đại lễ mừng các Bậc Tiền nhân của chúng ta. Sau Thánh lễ là bữa cơm đầm ấm do những Hội Đoàn giúp góp và mọi người ra về trong hân hoan. Xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đạc biệt Thánh Vinh Sơn Phạm Hiếu liêm đã từng cầu thay nguyện giúp để Giáo xứ có được như ngày hôm nay thì cũng xin quý Ngài tiếp tục bầu cử cho Giáo xứ ngày càng phát triển mạnh mẽ, người người hiệp nhất thương yêu nhau.
 
Cha Jean Maïs suốt đời dùng ngòi bút phục vụ Giáo Hội
Lê Đình Thông
18:55 23/11/2017
Tang lễ cha Jean Maïs đã cử hành trọng thể tại nguyện đường Hội Thừa sai Paris (MEP) vào chiều ngày 22/11/2017. Linh mục Vincent Sénéchal, Bể trên Tổng quyền, chủ lễ, linh mục Gilbert Nguyễn Kim Sang, Giám đốc Giáo xứ Việt Nam tại Paris cùng nhiều linh mục thừa sai, và các linh mục người Việt tu học đồng tế.

Trong phần dẫn nhập, linh mục tổng quyền cho biết cha Jean Maïs từng giảng dạy tại Giáo hoàng Học viện Piô X tại Đà Lạt, nhiều vị giám mục Việt Nam đã thụ giáo ngài.

Cha Maïs sinh ngày 14/01/1935 tại Château-Salins (Moselle), miền nam nước Pháp, trong một gia đình có bốn anh em. Thân phụ ngài là kỹ sư canh nông. Từ 1946 đến 1949, ngài học trường các cha Assomptionnistes tại Cahuzac; từ 1949 đến 1951: trường Saint Joseph de Progonrieux (Dordogne), từ 1951 đến 1953 tại trường trung học Sainte Barbe (Toulouse).

Năm 1954, ngài vào Chủng viện Thừa sai. Ngày 21/12/1961 thụ phong linh mục. Tiếp đó, ngài theo học môn văn chương tại Sorbonne. Ngày 01/09/1966 đến Nha Trang.

Cha Maïs học tiếng Việt trong hai năm. Sau đó, ngài giảng dạy Văn chương Pháp tại Viện Đại học Đà Lạt và Triết học tại trường Adran.

Sau ngày 30/04/1975, ngài bị công an bắt và giam giữ tại Rừng Lá và trại giam Bà Rịa trong 9 tháng. Khi được trả tự do, ngài gầy gò, sức khỏe suy yếu. Ngày 28/05/1976, ngài bị trục xuất về Pháp.

Khi đó, ngài bỏ ý định sang truyền giáo ở Nhật, ở lại Paris lo cho người Việt tỵ nạn. Ngài trình luận án tại Trường Ngôn ngữ Đông phương về đề tài Morphologie et structuration générale des référents personnels en vietnamien. Ngài viết nhiều bài báo có giá trị. Cuốn ‘‘Être vietnamien’’ do ngài biên soạn đã được tái bản nhiền lần. Ngài cộng tác thường xuyên với tờ Échange France-Asie, hãng thông tấn của Hội Thừa sai Paris và Églises d’Asie. Ngài am tường tiếng Việt, các tài liệu của ngài về Giáo hội Việt Nam có tiếng vang sâu rộng. Với lòng khiêm hạ, ngài là chứng nhân, một đời tận hiến cho đức tin và Giáo hội Việt Nam. Ngài có công bắc nhịp cầu Đông - Tây, như lời Đức Cha François Pallu, đấng sáng lập Hội Thừa sai Paris.

Đặc biệt gần 20 năm qua, Cha Maïs đã thường xuyên cộng tác với VietCatholic, mỗi tuần Ngài đều gửi bài viết liên quan tới Việt Nam và Đông Nam Á bằng tiếng Pháp để đăng lên trang Web VietCatholic. Ngài cũng dịch những bài viết có ảnh hưởng của VietCatholic ra tiếng Pháp và đăng trên trang Eglises d'Asie của Hội Thừa Sai Ba lê.

Trong phần nhập lễ và hiệp lễ, các linh mục người Việt đã hợp ca Chúa Chăn Nuôi Tôi của Phanxicô và Hy Lễ Cuối Cùng của Ân Đức.

Các linh mục tại Giáo xứ: Đức Ông Mai Đức Vinh, cha Đinh Đồng Thượng Sách, cha Trần Anh Dũng, cha Vũ Minh Sinh, nhiều giáo dân người Việt đã dự thánh lễ tiễn đưa cha Jean Maïs.

Lê Đình Thông
 
Văn Hóa
Tản mạn Lễ Tạ Ơn
Vũ Văn An
18:44 23/11/2017
Những người Âu Châu đầu tiên đặt chân lên Tân Thế Giới, phần lớn, là Kitô hữu. Và trước vẻ đẹp mênh mông và mầu mỡ của lục địa, phản ứng tất nhiên của họ là dâng lời tạ ơn Đấng đã từ nghìn trùng xa cách dẫn họ tới bến bờ tự do và thịnh vượng này.

Lễ tạ ơn nguyên khởi quả là một lễ tôn giáo. Nay đã ra khác hẳn. Nữ tác giả Simcha Fisher than thở: “thế giới thế tục đã biến Lễ Tạ Ơn thành nỗi điên khùng” (The secular world has turned Thanksgiving into madness). Chỉ còn biết ăn nhậu và ăn nhậu theo bài theo bản, hệt cung cách tôn giáo.

Người Phật Giáo và Lễ Tạ Ơn

May thay, người Phật Giáo ở Hoa Kỳ không quên gốc rễ tôn giáo của Lễ Tạ Ơn, dù tác giả Nguyên Giác, trong bài Tạ Ơn Trong Ý Thiền, nhận định khởi đầu rằng: “Ý nghĩa ban đầu cũng đã nhạt dần”.

Trong cái nhạt dần trên, Nguyên Giác dẫn người đọc “nhìn về một số hình ảnh tạ ơn trong nhà Phật”. “Nhà Phật” thì chắc hẳn khác với “nỗi điên khùng” được Simcha Fisher nhắc đến trên đây, nó hẳn phải là một nhà tôn giáo.

Tạ ơn đầu tiên là “tạ ơn Đức Phật bởi vì, ngay cả nếu chúng ta chưa có chứng ngộ lớn, chúng ta đã có được chứng ngộ nhỏ. Và nếu chúng ta không có chứng ngộ nhỏ nào, ít nhất chúng ta đã không bệnh. Vâng, nếu chúng ta bệnh, ít nhất chúng ta đã không chết. Do vậy, hãy cùng nhau tạ ơn Đức Phật”. Đức Phật đây mặc nhiên được hiểu như Đấng Hóa Công.

Thứ hai, tạ ơn vì “ngày tháng trôi qua” như bài thơ của Thiền Sư Nhật Bản Ryokan (1758–1831):

Hòa vào gió,
tuyết rơi;
hòa vào tuyết,
gió thổi.
Bên lò sưởi,
duỗi thẳng cẳng,
bất động với thời gian
trong căn lều này.
Đếm ngày trôi qua,
cũng thấy rằng tháng Hai
đã tới và đi
hệt như một giấc mơ
.

Thứ ba, tạ ơn về lời Phật dạy như bài thơ của nữ văn sĩ Hoa Kỳ Mary Oliver, tựa là: NHỮNG GIẤC MƠ

Tôi Muốn Viết Một Điều Gì Rất Mực Đơn Sơ
Những Dòng Được Viết trong Những Ngày Bóng Tối Lan Ra
Có Thể Là
Tỉnh Thức
Đêm và Dòng Sông
Bài Thơ
Bài Thơ Bất Cẩn
Ngày Hè
Lời Dạy Cuối của Đức Phật
Chim Cú Trắng Bay Vào và Ra Cánh Đồng
Ngỗng Trời.


Kinh Tăng Chi Bộ, bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu (Aṅguttara Nikāya, XI. Phẩm Các Hy Vọng - 1–12. Hy Vọng) ghi lời Đức Phật dạy về lòng biết ơn như sau:

“Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thi ân trước và người biết nhớ ơn đã làm. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời...”

“… Còn bậc chân nhân, này các Tỷ-kheo, là biết ơn, là nhớ ơn. Đối với những thiện nhân, đây là đặc tánh của họ được biết đến, này các Tỷ-kheo, tức là biết ơn, nhớ ơn. Đây hoàn toàn là địa vị bậc chân nhân, này các Tỷ-kheo, tức là biết ơn, nhớ ơn”.

Trong Kinh trên, Phật nêu rõ hai người “không thể trả ơn được” là cha và mẹ: dù có cõng cha mẹ cả “trăm năm, đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dù tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha”.

Thứ tư là lòng biết ơn thiên nhiên: Sách “Hành Hương Xứ Phật” của tác giả Phạm Kim Khánh kể rằng Đức Phật bày tỏ lòng biết ơn cây bồ đề đã che mưa đỡ nắng cho Ngài suốt thời gian chiến đấu để thành đạt Đạo Quả, Ngài đứng cách một khoảng xa để chăm chú nhìn cội bồ đề trọn một tuần không nháy mắt.

Lời cầu nguyện Lễ Tạ Ơn

Dĩ nhiên, người Kitô Hữu, những người minh nhiên tin rằng mọi ơn phúc trên đời dù là thể lý hay tâm linh, thẩy đều do Ơn Trên mà có, nên Ngày Lễ Tạ Ơn, họ không thể nào không dâng lời Tạ Ơn Thiên Chúa, dù hằng ngày, có thể ý nghĩ của họ “lang thang” đủ ngả như linh mục James Martin, Dòng Tên, người đang bị nhiều tín hữu Công Giáo coi là “rối đạo” liên quan tới hôn nhân đồng tính, một thứ hôn nhân quả chẳng coi trọng gì việc sản sinh ra sự sống mới. Xin độc gia hãy ngừng lại một phút để cùng Tạ Ơn với Cha Martin: A Thanksgiving Prayer for Nearly Everyone (Một Lời Cầu Nguyện Tạ Ơn vì Hầu Hết Mọi Người), trước hết vì sự sống qúy giá đã nhận được:

Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa. Lạy Chúa, con biết ơn Chúa vì nhiều thứ lắm. Lạy Chúa, nay con biết con không phải là người biết ơn hơn cả được Chúa biết, nên xin Chúa cho con ít phút để con thưa với Chúa con biết ơn Chúa về những điều gì.

Lạy Chúa, con biết ơn vì hồng phúc sự sống. Không có Chúa, con đã không có ở đây. Không có Chúa, chẳng có gì có ở đây cả. Không có Chúa, chẳng có gì hiện hữu hết.

Lạy Chúa, con biết ơn Chúa vì cha mẹ con. Dù các ngài chẳng hoàn hảo chi, hay giỏi giang hành xử gì, nhưng các ngài yêu con hết mực, và các ngài làm việc cực nhọc để bảo đảm con có ăn, có mặc và có chỗ để ngủ. Con không bao giờ biết hết những điều các ngài làm cho con, như những điều các ngài làm cho con lúc con còn bé thơ, nhưng con có thể biết ơn về những điều con biết. Xin giúp con là đứa con biết ơn, và xin nhắc nhở con biết đích thân biết ơn. Nếu cha mẹ con đã chấm dứt cuộc sống dương gian và đang ở với Chúa, xin giúp con biết biết ơn vì đời sống các ngài, và xin đổ đầy nơi con niềm hy vọng được gặp lại các ngài đang vui hưởng nhan Chúa, nơi con có khả năng thưa cám ơn một lần nữa.

Lạy Chúa, con biết ơn vì các bạn hữu của con. Dù ngay lúc này, con chỉ có một người bạn tốt mà thôi, con vẫn biết ơn. Lạy Chúa, xin tỏ tình thương của Chúa cho con qua các bạn hữu của con trong những cách mà đôi khi con không nhận ra. Họ cho con lời khuyên, đôi khi được coi cần tới, đôi khi con chẳng cần chút nào, nhưng cả trong hai trường hợp này, tất cả đều là dấu chỉ họ quan tâm tới con. Họ lắng nghe con kêu ca, điều mà con làm thường xuyên, và họ mừng vui với con, dù sự việc chẳng thuận lợi gì cho họ. Họ giúp con cười. Và họ giúp con cười chính con. Chỉ nguyên việc này thôi cũng đủ lý do để con biết ơn. Đáp lại, xin giúp con là một người bạn tốt.

Lạy Chúa, con biết ơn vì gia đình con. Vâng, con biết mọi gia đình đều điên điên một chút, và gia đình con cũng thế. Ngay gia phả của Chúa Giêsu cũng có nhiều phức tạp. Nhưng con biết ơn vì dù với những cái điên điên như thế, con vẫn là thành phần của một gia đình từng giúp con trở nên con người hiện nay của con. Con biết họ đã cố gắng yêu thương con hết mực. Xin giúp con trở nên một thành viên tốt của gia đình, cố gắng hết mình giúp đỡ khi có thể, gọi điện thoại hay về thăm viếng khi họ cô đơn, và im miệng khi con nên lắng nghe hay khi con chẳng có gì ý vị để thêm vào câu chuyện.

Lạy Chúa, con biết ơn vì việc làm của con. Nó không luôn là vườn hồng, nhưng ít nhất con cũng có chỗ để làm việc và có khả năng sinh sống. Nhiều người chẳng được như thế. Và con biết những người con làm việc với đôi khi làm con điên dại, nhưng họ cũng đã làm hết sức. Xin giúp con thành một đồng công nhân tốt lành, dành cho người khác phần đúng, quan tâm tới những người con làm việc với, và đừng coi mọi việc ở sở làm quá nghiêm trọng. Và xin giúp con nhớ rằng mọi việc tự do và vui lòng thực hiện đều có giá trước nhan Chúa.

Lạy Chúa, con biết ơn vì tất cả những gì con biết nhiều người trên đời này không có. Danh sách này dài lắm. Con biết ơn vì thức ăn. Và nước sạch dễ kiếm. Và quần áo. Và lò sưởi mùa đông, máy và màn điều hòa không khí mùa hè. Con biết ơn vì đã có thể đi gặp bác sĩ để khám nghiệm, thậm chí tiêm chích để phòng ngừa tật bệnh. Hơn nhiều người lắm. Xin giúp con biết biết ơn, và xin giúp con nhớ rằng con có thể giúp những người có ít hơn thế bằng cách rộng lòng hơn nữa. Đó cũng là cách tạ ơn Chúa.

Con có nhắc đến việc con hết lòng trân quí mọi điều Chúa đã dựng nên không? Mầu của những chiếc lá vàng mùa thu trên nền trời xanh đậm? Mùi lối đi sau cơn bão chiều mùa hạ nóng bức? Những hình thù kỳ dị mà sương giá vẽ lên cửa sổ mùa đông? Mùi tuyệt diệu của đóa thủy tiên xuân thì? Khi con ở đó, con cũng biết ơn bãi biển (một điều vĩ đại Chúa đã dựng nên); những ngọn núi (cũng vĩ đại); và những buổi hoàng hôn (thực vĩ đại). Và cả những chiếc bánh thịt bằm viên (hamburgers) nữa.

Lạy Chúa, hơn tất cả, con biết ơn vì sự hiện diện của Chúa trong đời con. Chúa ở khắp nơi, và nếu con chịu nhớ để mà chú ý, con có thể thấy Chúa mời con gặp Chúa mọi giây phút trong ngày. Con biết chính Chúa hướng tâm trí con về các ý nghĩ biết ơn. Và khi con bị cám dỗ chỉ chú mục vào các nan đề cùng lo lắng và sợ hãi, con biết con đang bị dẫn ra xa Chúa.

Giờ đây, con không luôn biết ơn theo mức độ nên có, nhưng hôm nay con xin hết lòng biết ơn. Hôm nay, con sẽ cố gắng biết ơn suốt ngày, vì Chúa rộng lượng suốt ngày với con, cũng như rộng lượng mọi ngày. Amen