Ngày 30-11-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật I Mùa Vọng – B
Lm Jude Siciliano OP
00:15 30/11/2017
Isaia 63: 16b-17, 19b; 4: 2b-7;Tv 79; 1Côrintô 1: 3-9; Máccô 13: 33-37

Mùa Vọng năm nay chúng ta nhìn về Thiên Chúa với cặp mắt lo âu. Không phải vì chúng ta muốn tránh tranh đấu cho thế giới chúng ta được nên tốt đẹp hơn. Chúng ta muốn "tiếp tục cố gắng mãi" để chống sự u tối. Nhưng, đôi khi chúng ta cảm thấy bất lực. Sau những điều đã nói và làm, chúng ta đã thay đổi gì trong thế giới? Mọi sự có vẻ giống như chuyện "David và Goliath", và hình như người mạnh nắm phần thắng. Mùa Vọng hỏi chúng ta những câu chuyện căn bản: chúng ta có còn tin vào việc Thiên Chúa điều khiển mọi sự hay không, và Ngài trung thành với chúng ta, và sau cùng Ngài sẽ đưa chúng ta vào lòng yêu thương lâu dài của Ngài hay không? Phụng vụ Mùa Vọng và các bài sách Kinh Thánh khuyến khích chúng ta tin cậy vào Thiên Chúa Chúng ta. Các bài sách đó giúp chúng ta giữ niềm hy vọng, mặc dù những câu chuyện về đất nước gần chúng ta nói về sự tan rả của gia đình. Mùa Vọng không phải chỉ nói về quá khứ, không chỉ nhớ đến một thời gian trước kia khi mọi sự ổn định hơn bây giờ. Mùa Vọng nhìn về tương lai. Chúng ta nghĩ gì về tương lai?- Thiên Chúa Ngài là ai.

Hôm nay Mùa Vọng bắt đầu như thế nào? Mùa Vọng bắt đầu với một giọng chính trong mùa là Isaia. Isaia và Mùa Vọng hợp với nhau như găng tay bao lấy bàn tay. Isaia mở cửa cho Mùa Vọng và cho chúng ta ý nghĩ. Isaia cũng liên kết với những dân chúng than thở với Thiên Chúa như trong bài sách thứ nhất đọc hôm nay. Isaia nói lên sự bất lực của dân chúng và của chúng ta không thể tự mình làm mọi sự nên ngay thẳng với Thiên Chúa, chúng ta lần mò trong u tối. Isaia nói lên những nhu cầu của chúng ta và lời chán chường của chúng ta "Lạy Đức Chúa, tại sao Ngài lại để chúng con xa lạc đường lối Ngài? Tại sao Ngài làm cho lòng chúng con ra chai đá, chẳng còn biết kính sợ Ngài?". Dân chúng thời Isaia nghĩ là Thiên Chúa là nguồn gốc của mọi sự xãy ra cho họ, tốt hay xấu. Bởi thế, suy nghĩ như thế này, nếu Thiên Chúa rút tay Ngài ra khỏi sự bảo trợ thì dân chúng sẽ rơi vào vòng tội lỗi. Isaia nói thay cho dân chúng. Ông ta cố gắng xin Thiên Chúa trở lại với dân chúng. "Xin Ngài mau trở lại". Isaia kết thúc với lời đầy tín nhiệm là Thiên Chúa sẽ trở lại với dân chúng. Vì Thiên Chúa là "Lạy Cha, chúng con là đất sét, còn Ngài chính là thợ gốm, chính tay Ngài đã làm ra tất cả chúng con ".

Từ ngày Isaia viết những lời đó, thời gian và văn hóa đã thay đổi. Isaia là ngôn sứ của một dân tộc bị đánh bại vừa ở nơi lưu đày về. Isaia nói lên tiếng than oán của dân chúng lúc trở về với những cỏi lòng tan nát của một thời oanh liệt trước kia. Isaia chấp nhận Thiên Chúa có quyền phẩn nộ "tất cả chúng con đã trở nên như người bị nhiễm uế!". Nhưng, có niềm tin mãnh liệt trong lời cầu khẩn của ông ta. Vì trong lời nói của ông ta có niềm tin cẩn là Thiên Chúa sẽ làm mọi sự như ông cầu xin để "Thiên Chúa xé trời mà ngự xuống". Chúng ta sống xa thời lịch sử lúc Isaia thưa cùng Thiên Chúa. Dù sao đi nữa chúng ta cũng cần Thiên Chúa "xé trời mà ngự xuống" để đánh tan thế lực đã đem Thiên Chúa ra khỏi đời sống tâm hồn chúng ta. Chúng ta cần Thiên Chúa xé tan thái độ ích kỷ và vô cảm đang chia rẻ nước này với nước khác, chủng tộc này với chủng tộc khác, đàn ông với đàn bà, người giàu với người nghèo, người trẻ với người già, tôn giáo này với tôn giáo khác, người lành mạnh với kẻ ốm đau v.v... Chúng ta cầu xin Thiên Chúa xé tan lòng trí chúng ta để Ngài ngự đến với chúng ta trong Mùa Vọng này, để cho sự chai đá tâm hồn chúng ta được xé tan và lòng chúng ta biết thông cảm và yêu thương.

Chúng ta sẽ làm gì trong Mùa Vọng này? Mặc dù sự chia rẻ đã có hiện tượng xảy ra giữa chúng ta trong giáo hội và thế giới với Thiên Chúa, chúng ta vẫn giữ đức tin trong Mùa Vọng này là Thiên Chúa sẽ không buông thả chúng ta. Chúng ta tìm đến Thiên Chúa, và nhận thấy Ngài đang bảo bọc chúng ta trong tình yêu thương của Ngài. Có một từ gồm 3 chữ trong bài sách đọc hôm nay là một tiếng lớn. Isaia nói rõ ràng là Thiên Chúa có đủ dữ kiện để ngoãnh mặt làm lơ chúng ta. Nhưng Isaia nói "YET" là "THẾ". ("Thế nhưng, lạy Đức Chúa, Ngài là Cha chúng con. chúng con là đất sét, còn thợ gốm là Ngài, chính tay Ngài đã làm ra tất cả chúng con".

"THẾ" là từ chúng ta giữ với chúng ta trong Mùa Vọng này. Khi sự thiếu kém, nhỏ hẹp và tội lỗi làm chúng ta nghĩ là Thiên Chúa có dư thừa dữ kiện chống lại chúng ta: những cá nhân, giáo hội, và dân tộc. Chúng ta sẽ dâng lời cầu xin với hy vọng "THẾ" . Đó là lời nhắc Thiên Chúa và chúng ta là chúng ta là dân Ngài đã dựng nên. Vì Thiên Chúa đã nhập thể sống giữa chúng ta. Chúa Giêsu là dấu chỉ là Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta. "Thế Ngài là Thiên Chúa". Chúng ta dừng lại đây trong việc chúng ta rơi xuống để lòng Thiên Chúa thương xót đưa tay giúp đở.

Sao lại không bắt đầu Mùa Vọng với kết thúc? Đó phải chăng là việc "rơi xuống" với lòng buồn phiền chỉ vài ngày sau lễ Tạ Ơn? Chúng ta vừa mới mừng lễ với bà con và bạn bè, và bây giờ hình như một màn tím phủ trùm trên sự vui vẻ đó, trên những kỷ niệm êm ấm và trên phần thịt gà tây còn lại. Hôm nay trong nhà thờ, không phải chỉ những lời khuyên nhủ nên cẩn thận, nhưng ngay cả cách trang hoàng cũng thay đổi khác hẵn với ngày lễ Tạ Ơn. Các trái bí đỏ, dưa xanh và các lá vàng và đỏ của mùa thu trang hoàng trong nhà thờ đã thành màu tím hay màu xanh đậm.

Mặc dù trong các cửa hàng và phố xá trang hoàng lễ Giáng Sinh đã bắt đầu ngay từ sau ngày 31 tháng 10 ngày lễ các cô hồn, những ai đi nhà thờ đều nghe nhạc Giáng Sinh. Tuy vậy, nhạc trong nhà thờ đượm lời "sửa soạn đường cho Đức Chúa" Một cách để thầy giảng bắt đầu lời giảng hôm nay là cho thấy sự khác biệt giữa đời sống bên ngoài nhà thờ và khung cảnh bên trong nhà thờ. Các bài hát và các bài Kinh Thánh đượm lời phụng vụ Mùa Vọng.

Ấn tượng đầu tiên của chúng ta khi nghe bài Phúc âm hôm nay, là có cảm nghĩ như là Mùa Vọng không bắt đầu bằng sự vui vẻ để mừng đón ngày Chúa Kitô giáng sinh. Hay là mừng sự bắt đầu của năm Phụng vụ mới với những nghi lễ mừng vui năm mới như ngoài xã hội. Trái lại, ngay từ đầu bản văn, chúng ta được khuyến khích nên tỉnh thức và khôn ngoan như Chúa Giêsu đã nói với chúng ta "anh em phải coi chừng!, phải tỉnh thức!". Không phải bài Phúc âm này là chương mở đầu của Phúc âm thánh Máccô, nhưng là chương thứ 13 gần cuối Phúc âm. Đó là lời chia tay, và trước chương nói việc Chúa Giêsu bị bắt.

Trong đoạn này của Phúc âm thánh Máccô, Chúa Giêsu diễn tả sự tàn phá của Đền Thờ và ngày Ngài sẽ lại đến trong vinh quang. Trong ý tiên đoán của đoạn văn này gồm tóm tắc thái độ của các môn đệ là chúng ta hãy coi chừng đợi ngày Chúa Giêsu trở lại. Và chúng ta được nhắc nhở chúng ta có thể phải chờ đợi lâu dài, vì "người chủ nhà" có thể trở về giữa lúc đêm khuya hay gần sáng.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

1st ADVENT (B)
Isaiah 63:16b-17,19b; 4: 2b-7;Ps 80; 1Corinthians1: 3-9; Mark 13: 33-37

We turn to God with anxious eyes this Advent. It is not that we want to opt out from the struggle to make our world a better place; we want to "keep on keepin’ on" against darkness. But sometimes we feel so inconsequential. After all is said and done, what difference do we make in the world? It all seems so "David and Goliath" and it looks like the big guy is winning. Advent asks some very basic questions: do we still trust that God is in charge, is faithful to us and will finally draw us into a loving and lasting embrace? Our Advent liturgies and scriptural texts encourage our trust in God. They keep our hope alive, despite national headlines and closer-to- home reports of family ruptures. Advent isn’t mired in the past, doesn’t nostalgically relish a former time when things seemed better. Advent looks forward. What do we have to look forward to anyway? God – that’s who.

How does Advent begin for us today? It starts with one of the key voices of the season, Isaiah. Isaiah and Advent fit together, hand in glove. He opens the door to the season and sets the tone for us. He is also interlocked with the people whose lament he voices to God in today’s first reading. He names their and our human inability to get it right with God on our own. We fumble and stumble in the dark. He speaks our needs and voices our dissatisfaction with ourselves. And he does it in a typical prophet’s extreme way – he blames God for letting us wander on our own. "Why do you let us wander, O Lord from your ways and harden our hearts so that we fear you not?" Isaiah’s contemporaries believed that God was the cause of everything that happens to people, good or bad. So in this way of reasoning, if God withdraws a protective hand, they fall into the grip of sin. Isaiah, speaking for his people, is trying to stir God into returning to them, "Rend the heavens and come down." Isaiah ends on a note of confidence: God will return to the people. For God is our, "Father, we are the clay and you the potter; we are all the work of your hands."

The times and cultures have changed since Isaiah wrote. He was a prophet to a devastated people just back from exile. He voices the lament of a people who have returned to the ruins of their former greatness. He acknowledges that God has a right to be angry, "we are sinful." But there is great confidence implied in his forthright prayers, for behind his words is the trust that God will do just what Isaiah is pleading for, "rend the heavens and come down." We are a long way removed from the historical situation Isaiah addressed, nevertheless, we too need God to "rend the heavens and come down," to pierce the defensive armor that holds God off from our deeper selves. We need God to rend, rip away the indifference and egoism that separates country from country, race from race, male from female, rich from poor, young from old, religion from religion, healthy from sick, etc. We pray that God will rend our hearts and get through to us this Advent, so that the crustiness that has atrophied them will be removed and they will become hearts capable of great compassion and love.

What shall we do this Advent? Despite the gaps we in the church and world have created between us and God, we express our faith this Advent that God has not given up on us. We reach out for God and discover God has been embracing us with love all along. There is a three letter word in today’s reading that is a very big word. Isaiah makes abundantly clear that God has ample evidence to give up on us. Then he speaks the word—YET. ("Yet O lord, you are our father; we are the clay and you the potter: we are all the work of your hands.")

"Yet" is the word we carry with us this Advent. When our own limitations, narrowness and sin convince us that God has more than enough evidence against us – individuals, churches and nations – we will say the one-word-prayer that expresses hope, "Yet." It is a reminder to God and us that we are the people God has invested much in. For God has taken flesh among us; Jesus is our sign that God will not give up on us. He is "God’s Yet" – the restoring pause in the cycle of our downward spiral that allows God’s mercy to step in.

Why begin Advent with endings? Isn’t it also a "downer" to have ominous tones just a couple days after Thanksgiving? We just celebrated family and friends and now a pall seems to drop over our good cheer, warm memories and left over turkey sandwiches. Here in church today it’s not just these sounds of caution and circumspection, even the sights around us have shifted dramatically from the Thanksgiving table we left. The pumpkins, gourds and brilliant autumn leaves that decorated our sanctuary and church entrances these past couple of weeks have yielded to violet, or shades of deep blue.

Since Christmas decorations in the stores and malls began in earnest right after Halloween, all who come to church today will have already heard carols and Santa Claus jingles. Yet, our church music is stark, almost monastic. "Prepare ye the way of the Lord." One way for the preacher to begin today’s preaching is to name the stark contrast between worshipers’ outside life and what is happening today as they enter church, look around, sing and listen to the liturgical readings and prayers.

Our first impression on hearing today’s gospel is accurate. Advent doesn’t begin with cheery anticipation of the birth of Christ. Nor does the beginning for the new church year start with typical new year’s celebrations. Instead, we are called to sobriety and discernment, rare commodities in the mall scenes, as Jesus’ warning sounds in our ears, "Be constantly on the watch! Stay awake!" (Note the appropriate and urgent exclamation marks in the text.) No, this gospel isn’t from the beginning of Mark’s gospel, instead chapter 13 is near the conclusion; it’s the farewell discourse and a chapter away from Jesus’ arrest.

In this section of Mark Jesus describes the destruction of the temple and his return in glory. In the light of these predictions today’s passage sums up for the disciples the attitude we should always have – watchfulness and anticipation of Jesus’ return. And, we are reminded, we may have to wait a very long time since the "master" of the house may not come until very late into the night hours, perhaps not till dawn.
 
Hãy Làm Người Trung Gian – Xin Chớ Làm ''Cò' !
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:27 30/11/2017
Lễ Kính Thánh Anrê Tông đồ - 30-11

Tông đồ Anrê, một người anh em của thánh Phêrô được các bản văn Tin mừng tường thuật như là người trung gian đích thực. Khi được thầy Gioan tẩy giả giới thiệu, Anrê và một bạn đồng môn khác đã đi theo Chúa Giêsu và ở lại với Người suốt ngày hôm ấy thì trước hết ông đã về giới thiệu cho Phêrô, anh mình rồi dẫn Phêrô đến gặp Chúa Giêsu. Nhờ sự trung gian này, Chúa Giêsu đã tìm được người đứng đầu cho Hội Thánh mà Người sẽ thiết lập (x.Ga 1,35-42). Trong phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh, cá ra nhiều nuôi trên dưới mười ngàn người no nê thì chính Anrê đã biết có một em bé có mang theo năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ rồi dẫn em đến với Chúa Giêsu (x.Ga 6,1-15). Tình yêu, quyền lực và vinh quang của Thiên Chúa đã tỏ hiện. Dịp Lễ Vượt qua, một số người Hy Lạp muốn gặp Chúa Giêsu, họ đến gặp Philiphê, Philiphê nói với Anrê và ông đã giới thiệu họ với Chúa Giêsu (x.Ga 12,20-22). Tính phổ quát của ơn cứu độ đã dần hé mở.

Để thực sự làm người trung gian đúng nghĩa và hữu hiệu thì cần phải hiểu biết cả hai phía mà mình muốn làm trung gian. Hơn nữa đã là người trung gian đích thực thì phải có tấm lòng với người mình dẫn đưa và có niềm tin vào người mình dẫn đến gặp. Không thương anh Phêrô và thiếu niềm tin vào Chúa Giêsu thì sẽ chẳng có việc trung gian của ngài Anrê.

Một hình thức không mấy đẹp của người trung gian đó là “cò”. Cũng làm trung gian nhưng các tay cò chỉ nhắm đến lợi nhuận là các “phết phẩy. phần trăm hoa lợi” sẽ thu được. Dĩ nhiên cái tình, tấm lòng của mấy anh chị cò này thỉnh thoảng cũng có nhưng chẳng đáng kể so với lợi nhuận muốn đạt. Và vẫn có đó nhiều anh chị cò tìm mọi cách để trục lợi “con mồi” cách nhẫn tâm vô tình.

Mong sao Kitô hữu chúng ta, cách riêng các mục tử trong Giáo Hội biết noi gương ngài tông đồ Anrê để làm trung gian cho tha nhân với Đấng Cứu Độ Giêsu Kitô một cách hết tình trong sự vô cầu vì xác tín rằng mình đã lãnh nhận cách nhưng không thì biết chia sẻ cách nhưng không (x.Mt 10,8b). Xin cho các đấng bậc có được chút tình với chiên trong đàn lẫn ngoài đàn, nhất là các con chiên đau yếu bệnh tật và xin cho chúng ta luôn vững tin vào Đấng đến thế gian không phải để được hầu hạ nhưng để phục vụ con người đến hiến cả mạng sống của mình (x.Mt 20,28).

Hãy làm người trung gian, xin chớ mang kiếp “cò”.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

(Kỷ niệm 22 năm ngày thụ phong linh mục)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tông du Miến Điện: Phát biểu của Đức Phanxicô trước Hội Đồng Tăng Già
Vũ Văn An
01:06 30/11/2017
Thật là một niềm vui lớn cho tôi được hiện diện với qúy vị. Tôi cám ơn Hòa Thượng Tiến Sĩ Bhaddanta Kumarabhivamsa, Chủ Tịch Ủy Ban Sangha Maha Nayaka Quốc Gia, về những lời chào mừng của ngài và các cố gắng của ngài trong việc tổ chức cuộc thăm viếng của tôi ở đây hôm nay. Khi chào kính tất cả qúy vị, tôi xin được bầy tỏ sự đánh giá cao của tôi đối với sự hiện diện của Ngài Thura Aung Ko, Bộ Trưởng Tôn Giáo Sự Vụ và Văn Hóa.

Cuộc gặp gỡ của chúng ta là một dịp quan trọng để làm mới và tăng cường các mối dây thân hữu và tôn trọng nhau giữa người Phật Giáo và người Công Giáo. Nó cũng là cơ hội để chúng ta khẳng định một cam kết đối với hòa bình, tôn trọng nhân phẩm và công lý cho mọi người nam nữ. Không những ở Miến Điện, mà còn ở khắp thế giới, người ta cần chứng tá chung này của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Vì khi chúng ta nói bằng cùng một giọng nói để khẳng định các giá trị vượt thời gian về công lý, hòa bình và phẩm giá nền tảng của mỗi con người nhân bản, chúng ta quả đang cung hiến lời hy vọng. Chúng ta giúp người Phật Giáo, người Công Giáo và mọi người cố gắng vươn tới sự hoà hợp lớn lao hơn trong các cộng đồng của họ.

Trong mỗi thời đại, nhân loại đều phải trải nghiệm các bất công, các khoảnh khắc tranh chấp và bất bình đẳng giữa các dân tộc. Thời ta, các khó khăn này xem ra đặc biệt rõ ràng. Cho dù xã hội đã thực hiện được nhiều tiến bộ lớn lao về phương diện kỹ thuật, và người ta khắp trên thế giới đang càng ngày càng ý thức được nhân tính và số phận chung của mình, các vết thương của tranh chấp, nghèo đói, và áp bức vẫn còn đó, và tạo ra nhiều chia rẽ mới. Đứng trước các thách đố này, không bao giờ chúng ta được cam chịu. Vì dựa vào các truyền thống tâm linh riêng của chúng ta, chúng ta biết rằng có một đường đi lên phía trước, một nẻo đường dẫn tới hàn gắn, hiểu nhau, và tôn trọng nhau. Một nẻo đường đặt căn bản trên cảm thương và nhân ái yêu thương.

Tôi xin bầy tỏ lòng cảm mến của tôi đối với mọi người ở Miến Điện đang sống theo các truyền thống tôn giáo của Phật Giáo. Qua các lời dậy của Đức Phật và các chứng tá nhiệt tình của rất nhiều tăng già và tăng nữ, nhân dân của lãnh thổ này đã được đào tạo về các giá trị kiên nhẫn, khoan dung và tôn trọng sự sống, cũng như về linh đạo, một linh đạo biết lưu ý tới môi trường thiên nhiên của chúng ta và tôn trọng nó một cách sâu sắc. Như chúng ta biết, các giá trị này hết sức chủ yếu đối với việc phát triển toàn diện xã hội, bắt đầu với đơn vị nhỏ nhất nhưng chủ yếu nhất của nó là gia đình, và trải dài xuốt mạng lưới liên hệ vốn đem chúng ta lại với nhau: các liên hệ bén rễ trong văn hóa, trong tính sắc tộc, và quốc tịch, nhưng tối hậu trong nhân tính chung của chúng ta. Trong nền văn hóa gặp gỡ đích thực, các giá trị này có thể tăng cường các cộng đồng của chúng ta và giúp đem ánh sáng từ lâu mong đợi đến cho xã hội rộng lớn hơn.

Thách đố lớn của thời ta là giúp người ta mở lòng ra tiếp nhận thể siêu việt. Để có thể nhìn thật sâu vào bên trong và tự biết mình sao đó để thấy được sự nối kết qua lại với mọi người. Để hiểu ra rằng chúng ta không thể cô lập đối với nhau. Nếu chúng ta phải đoàn kết, vốn là mục đích của chúng ta, thì chúng ta cần thắng vượt mọi hình thức hiểu lầm, bất khoan dung, thiên kiến và thù hận. Chúng ta có thể làm thế cách nào? Lời dạy của Đức Phật hiến cho mỗi người chúng ta một hướng dẫn: “loại bỏ giận dữ bằng cách không giận dữ, thắng người làm điều xấu bằng điều tốt, hạ người tham lam bằng lòng đại lượng, thắng người dối trá bằng sự thật” (Dhammapada, XVII, 223). Các tâm tình tương tự cũng được gióng lên trong lời cầu nguyện vốn được gán cho Thánh Phanxicô Assisi: “Lạy Chúa, xin biến con thành khí cụ bình an của Chúa. Nơi hận thù, xin cho con gieo yêu thương, nơi lăng nhục, xin cho con gieo tha thứ… nơi tối tăm, xin cho con đem ánh sáng, và nơi buồn sầu, xin cho con đem niềm vui tới”.

Ước chi sự khôn ngoan trên tiếp tục gợi hứng cho mọi cố gắng nhằm cổ vũ lòng kiên nhẫn và hiểu biết nhau, và hàn gắn các vết thương của tranh chấp, các vết thương mà xuyên suốt nhiều năm tháng qua từng chia rẽ người của nhiều nền văn hóa, sắc tộc và xác tín tôn giáo khác nhau. Các cố gắng này không bao giờ lại chỉ là nhãn quan của các nhà lãnh đạo tôn giáo mà thôi, cũng không phải là năng quyền của một mình nhà nước. Đúng hơn, nó là toàn xã hội, tất cả những ai hiện diện trong cộng đồng, những người cần chia sẻ công việc thắng vượt tranh chấp và bất công. Thế nhưng, trách nhiệm đặc biệt của các nhà lãnh đạo dân sự và tôn giáo là bảo đảm để mọi tiếng nói đều được nghe thấy, ngõ hầu các thách dố và nhu cầu lúc này được hiểu rõ và đương đầu bằng tinh thần hợp tình hợp lý và liên đới lẫn nhau. Tôi ca ngợi công trình đang tiếp diễn của Hội Nghị Hòa Bình Panglong về phương diện này, và tôi cầu xin để những vị hướng dẫn cố gắng này tiếp tục cổ vũ sự tham gia lớn lao hơn của mọi người hiện sống tại Miến Điện. Việc này chắc chắn sẽ giúp công trình thăng tiến hòa bình, an ninh và một nền thịnh vượng bao gồm mọi người.

Quả thực, nếu các cố gắng trên muốn sinh các hoa trái lâu dài, thì cần có sự hợp tác lớn lao hơn giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo. Về phương diện này, tôi muốn qúy vị biết cho rằng Giáo Hội Công Giáo là một người sẵn sàng hùn hạp. Các cơ hội để các nhà lãnh đạo tôn giáo gặp gỡ nhau và đối thoại với nhau đang được chứng tỏ là một yếu tố đáng lưu ý trong việc cổ vũ công lý và hòa bình ở Miến Điện. Tôi ý thức rằng hồi tháng Tư năm nay, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo đã tổ chức một hội nghị hòa bình trong hai ngày, trong đó, các nhà lãnh đạo của nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau đã tham dự, cùng với các đại sứ và đại diện của các cơ quan phi chính phủ. Những cuộc tụ tập như thế là điều chủ yếu nếu chúng ta muốn thâm hậu hóa sự hiểu biết lẫn nhau của chúng ta và khẳng định sự nối kết qua lại và số phận chung của chúng ta. Công lý chân chính và hòa bình lâu dài chỉ có thể đạt được khi chúng được mọi người bảo đảm.

Các bạn thân mến, mong sao người Phật Giáo và người Công Giáo cùng sánh bước với nhau dọc con đường hàn gắn này, và làm việc bên nhau cho thiện ích của mọi người đang sinh sống trên lãnh thổ này. Trong Thánh Kinh Kitô Giáo, Tông Đồ Phaolô khuyến khích các thính giả của ngài vui với người vui, khóc với người khóc (xem Rm 12:15), khiêm hạ mang gánh nặng của nhau (xem Gl 6:2). Nhân danh các anh chị em Công Giáo của tôi, tôi xin bầy tỏ lòng sẵn sàng tiếp tục cùng đi với các bạn và cùng gieo các hạt giống hòa bình và hàn gắn, cảm thương và hy vọng trên lãnh thổ này.

Một lần nữa, tôi xin cám ơn qúy vị đã mời tôi tới đây với qúy vị hôm nay. Tôi xin ơn trên ban cho qúy vị niềm vui và hòa bình.
 
Bài Giảng của Đức Thánh Cha dành cho Giới Trẻ Myanmar
Thanh Quảng sdb
07:43 30/11/2017
Bài Giảng của Đức Thánh Cha dành cho Giới Trẻ Myanmar

Lễ tại Nhà Thờ Chính Tòa Yangon


Sau đây là bài giảng dành cho Giới trẻ mà ĐTC tâm sự với những người trẻ trong thánh lễ vào thứ Năm ngày 30/11/2017 tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Mẫu Maria ở Yangon.

"Các bạn trẻ Myanmar thân mến. .. Chúng con là niềm hy vọng tươi sáng và đợi mong của đất nước chúng con, vì chúng con đang ấp ủ những hoài bão "đẹp" với một niềm tin sắc đá và hăng nồng trong tim lòng chúng con. Thật vậy, chúng con là những dấu chứng hùng hồn cụ thể cho niềm tin vào Chúa Kitô trong Giáo hội, chúng con mang lại cho đất nước chúng con niềm vui và hy vọng không bao giờ bị tàn lụi".

Thánh lễ của ĐTC dành cho giới trẻ Miến Điện đánh dấu sự kết thúc chuyến tông du của ĐTC từ ngày 27/11 tới nay. Trong những ngày ngắn ngủi qua ĐTC đã gặp các quan chức chính phủ, các nhà lãnh đạo các tôn giáo, các vị Thiền sư Phật giáo, và các Giám mục của đất nước này. Sau khi dâng lễ ở Sân Vận Động Kyaikkasan ở Yangon, với sự tham dự của rất nhiều người Công Giáo trong và ngoài nước, ĐTC sẽ tiếp tục cuộc tông du của Ngài qua Bangladesh trước khi trở về Rome.

ĐTC nói: " Cha cùng với tất cả chúng con hãy cảm tạ Thiên Chúa vì nhiều ân sủng mà chúng ta đã nhận lãnh được trong những ngày này. Trước chuyến viếng thăm đất nước tươi đẹp của chúng con, cha đã cầu nguyện rất nhiều”.

ĐTC cử hành Thánh Lễ cho Giới Trẻ Myanmar
Có thể chúng con muốn hỏi cha: "Làm thế nào có thể nói lên những tin vui, khi có rất nhiều người xung quanh chúng con đang đau khổ? Làm sao có Tin vui được, khi có dẫy đầy bất công, đói nghèo và đau khổ đang rình rập ụp xuống trên chúng ta và thế giới chúng ta đang sống?"

Trước nỗi đau khổ này, ĐTC nhắn nhủ rằng điều quan trọng là tuổi trẻ Miến Điện "không nao núng trước Tin mừng, hãy tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa, bởi trong đó nói lên biệt danh và diện mạo của Chúa Giêsu Kitô. Là sứ giả của tin vui, chúng con đang ấp ủ một niềm hy vọng cho Giáo Hội, cho đất nước chúng con và cho toàn thế giới rộng lớn hơn".

ĐTC hỏi: "Chúng con đã sẵn sàng mang Tin mừng cho anh chị em đau khổ của chúng con chưa? Những người đang cần lời cầu nguyện và tình liên đới sẻ chia của chúng con, Tin mừng đó cũng hàm chứa lòng nhiệt thành của chúng con đối với nhân quyền, công lý và an bình của Chúa Kitô.

Khi nói về tình liên đới, nhân quyền và công lý, ĐTC nhắn gửi cho toàn thế giới biết tình hình của đất nước Miến Điện với sắc dân Rohingya, một dân tộc thiểu số Hồi giáo, những người đã bị chối từ quốc tịch và đang bị bức hại trong một quốc gia mà Phật giáo là quốc giáo. Trong mấy tháng gần đây, có hơn 600.000 người Rohingya đã trốn chạy khỏi đất nước này để trốn qua Bangladesh trong những thảm cảnh bạo loạn do chính phủ âm mưu đứng sau với mục đích tiêu diệt họ.

Đồng thời, Đức Thánh Cha cũng thách đố các tín hữu đang hiện diện ba điều kiện để được ơn cứu độ mà Thánh Phaolô diễn tả trong thư gửi Tín hữu La Mã đã được công bố trong Thánh Lễ, làm chúng ta phải suy nghĩ về chính mình trong kế hoạch ngàn đời của Thiên Chúa.

Để đạt tới hiệu quả, Thánh Phaolô đã đề ra ba câu hỏi, và ĐTC muốn mỗi người chúng ta phải tự hỏi chính mình. ĐTC nói: "Trước tiên, làm thế nào để mọi người tin vào Chúa, nếu họ không được nghe nói về Chúa? Thứ hai, làm thế nào để mọi người nghe về Chúa, nếu không có người được sai đi để loan truyền Tin mừng? Và câu hỏi thứ ba là làm thế nào dân chúng có thể gặp được những sứ giả, nếu không có ai được sai đi? "

Để giúp cho các thính giả của mình "suy nghĩ sâu sắc về những câu hỏi này", ĐTC đã đưa ra một hướng chiều "giúp các bạn trẻ nhận ra Chúa tha thiết yêu cầu các bạn ấy ra sao?"

Trước hết, ĐTC nói điều quan trọng tiên quyết là hãy lắng nghe tiếng Chúa: "Thế giới chúng ta đang sống ắp đầy âm thanh, quá nhiều phiền nhiễu, làm bóp nghẹt tiếng Chúa. Nếu muốn người khác nghe và tin tưởng vào Chúa, họ cần phải tìm thấy nơi chúng ta hình ảnh xác thực của Thiên Chúa hiện diện. Con người biết lắng nghe. .. Nhưng chỉ có Chúa mới có thể giúp chúng ta trở nên chân chính, vì vậy hãy cầu nguyện với Ngài. Học nghe tiếng Chúa đang âm thầm nhắn nhủ trong sâu thẳm của cõi lòng chúng ta!"

"Thánh Anrê chỉ là một ngư dân tầm thường, nhưng Ngài đã trở nên một vị tử đạo vĩ đại. .. Nhưng trước khi trở thành một vị tử đạo, Ngài đã từng chia sẻ những lỗi lầm sai phạm của Ngài, khiến Ngài phải kiên tâm học hỏi để trở thành một môn đệ đích thực của Chúa Kitô. Vì vậy, chúng con đừng sợ học hỏi từ những sai lầm của chính chúng con!"

Đức Thánh Cha kêu gọi những người trẻ Miến Điện hãy "để các Tông đồ dẫn dắt chúng con đến với Chúa Giêsu và dạy chúng con phó thác vận mệnh mình trong tay Chúa. Chúng con thừa biết rằng Chúa Giêsu giầu lòng thương xót. Vì vậy, chúng con hãy chia sẻ với Ngài tất cả những gì chúng con chất chứa trong tim: những nỗi sợ hãi và lo lắng, những ước mơ và hy vọng của chúng con. Hãy nuôi dưỡng cuộc sống nội tâm của chúng con theo sở thích của lòng chúng con hướng tới... Điều này cần phải có thời gian; cần phải có sự kiên nhẫn. Giống như một nông dân đang đợi mùa màng tới, nếu chúng con chờ đợi Chúa, Ngài sẽ làm cho chúng con sinh nhiều hoa trái, những trái quả mà chúng con có thể chia sẻ cho người khác".

Cuối cùng, Đức Thánh Cha, trước khi kết thúc Thánh Lễ đã kêu gọi mọi người hãy "đem theo mình những món quà chúng ta nhận được và chia sẻ cho người khác. Thực hiện điều này, chúng con có thể gặp một chút khó khăn, vì chúng ta không phải lúc nào cũng biết được ý Chúa muốn gửi chúng ta đi đâu… Nhưng chúng con phải xác quyết điều này là “Chúa luôn đồng hành với chúng con, Ngài đang tiến trước dẫn đường cho chúng con, dẫn chúng con vào những lãnh vực mới lạ nhưng tuyệt vời trong vương quốc của Ngài. Trên bước đường theo Chúa: "Chúa mời gọi một số theo Ngài làm linh mục. .. Những người khác trở thành nam nữ tu sĩ sống đời tận hiến. Một số người khác Ngài mời gọi vào cuộc sống hôn nhân, sống yêu thương trong ơn gọi làm cha làm mẹ.

Dù ơn gọi nào đi nữa, Cha mời gọi các con: hãy can đảm, sống cao thượng, và trên hết hãy hài lòng! "ĐTC Phanxicô kết luận bằng trình bày cho những người trẻ Miến Điện mẫu gương Đức Maria, mặc dù Mẹ còn trẻ, nhưng Mẹ "có một lòng can đảm tin tưởng tuyệt vào Chúa khi Mẹ được loan báo truyền tin. Mẹ đã sống trung trinh dâng hiến theo ơn gọi của Mẹ, tự hiến hoàn toàn, tin tưởng trọn vẹn vào tình yêu quan phòng của Chúa. Bắt chức Mẹ, tất cả chúng con cũng có thể nhẹ nhàng nhưng can đảm khi đưa Chúa Giêsu và tình yêu của Người đến cho người khác".

“Chúng con, những người trẻ thân mến, với tình mến sâu sa, cha chúc lành cho tất cả chúng con và gia đình chúng con; cha cũng xin chúng con hãy nhớ cầu nguyện cho Cha. Xin Thiên Chúa ban phước cho đất nước Myanmar ngàn đời yêu quí của chúng con".
 
ĐGH đã đến Bangladesh
Nguyễn Long Thao
10:20 30/11/2017
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từ Miến Điện đến Bangladesh vào ngày thứ Năm 30 tháng 11 năm 2017 lúc 3 giờ chiều giờ điạ phương. Đón Đức Thánh Cha tại phi trường có Tổng Thống Bangladesh: ông Abdul Hamid, một số giới chức chính quyền. Về phía Công Giáo có 10 Đức Giám Mục, một số giáo dân.Hai em bé đã dâng hoa tặng ĐGH.

Từ phi trường, ĐTC đã đi tới đài tưởng niệm ở Savar mà người Bangladesh gọi là Đài Quốc Gia Tưởng Niệm Các Vị Tử Đạo( National Martyr’s Memorial ) để tưởng nhớ những người đã hy sinh mạng sống trong chiến tranh dành độc lập giải phóng Bangladesh khỏi Pakistan.

Tại đài tưởng niệm, ĐTC đã đặt vòng hoa, ký tên vào sổ lưu niệm. Ngài cũng trồng một cây xanh trong Vườn Hoà Bình nằm bên cạnh đài tưởng niệm.

Sau đó, ĐGH đã đến viện bảo tàng Bangabandhu Memorial Museum ỏ thành phố Dkaha là nơi dân chúng Bangladesh tưởng nhớ Cha Già Dân Tộc là ông Sheikh Mujibur Rahman đã bị ám sát vào năm 1975. Tại đây 2 người con của Cha Già Dân Tộc đón tiếp ĐGH và Ngài cũng đã đặt vòng hoa, dành mấy phút cầu nguyện trong bảo tàng viện này

Từ viện bảo tàng, ĐTC đi thẳng về dinh Tổng Thống nơi đó Tổng Thống Abdul Hamid đã tiếp kiến riêng Ngài. Sau đó, ĐGH đã đọc bài diễn văn trước giới chức chính quyền và ngoại giao đoàn.

ĐGH sẽ lưu lại Bangladesh trong 2 ngày rưỡi. Ngài sẽ trở về Roma vào ngày 2 tháng 12 năm 2017.

Tưởng cũng nên nói thêm, Bangladesh có 156 triệu người, nhưng chỉ có 375,000 người Công Giáo, chiếm tỷ lệ 0.2% dân số. Giáo Hội Công Giáo Bangladesh có 12 Giám Mục 372 linh mục,
 
Thánh lễ cuối cùng Đức Thánh Cha cử hành tại Myanmar
LM. Trần Đức Anh OP
11:43 30/11/2017
YANGOON. Sáng 30-11-2017, trước khi giã từ Myanmar, ĐTC Phanxicô đã cử hành thánh lễ cho các đại diện giới trẻ toàn quốc và ngài mời gọi họ hãy trở thành những người loan báo Tin Mừng.

1.500 bạn trẻ đã tụ tập tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội của tổng giáo phận Yangoon để tham dự thánh lễ lúc 10 giờ 15. Họ đến từ 16 giáo phận toàn quốc và đại diện các phong trào và hội đoàn.

Nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận Yangoon nơi ĐTC cử hành thánh lễ là thánh đường Công Giáo lớn nhất của Myanmar, được khởi công xây cất năm 1895 dưới thời các GM đại diện tông tòa thuộc Hội thừa sai Paris cai quản giáo phận này và được hoàn tất 4 năm sau đó, năm 1899.

Ngoài các bạn trẻ ở trong nhà thờ, bên ngoài thánh đường còn có hàng ngàn tín hữu khác, trong y phục cổ truyền, tham dự thánh lễ qua màn hình khổng lồ được bố trí tại đây. Trong sân bóng rổ gần nhà thờ, nhiều trẻ em cũng chăm chú tham dự thánh lễ.

Bài giảng thánh lễ

Trong bài giảng thánh lễ bằng tiếng Ý và được dịch ra tiếng Miến điện, ĐTC đã dựa vào các bài đọc của ngày lễ kính thánh Anrê Tông đồ để mời gọi các bạn trẻ Công Giáo Myanmar đáp lại lời mời của Chúa, dấn thân loan báo Tin Mừng. Nhắc đến lời thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Roma: ”Đẹp thay bước chân của những người loan báo Tin Mừng” (Rm 10,15, Xc Is 52,7), ĐTC nói:

Các bạn trẻ Myanmar thân mến, sau khi nghe những tiếng nói và nghe các bạn hát hôm nay, tôi muốn áp dụng những lời này cho các bạn. Đúng vậy, thật là đẹp những bước chân của các bạn; thật là đẹp và phấn khởi khi nhìn các bạn, vì các bạn mang cho chúng tôi tin vui, lời loan báo vui mừng về tuổi trẻ các bạn, niềm tin và lòng hăng say của các bạn. Chắc chắn các bạn là một lời loan báo vui tươi, vì các bạn là dấu chỉ cụ thể về niềm tin của Giáo Hội nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng mang lại cho chúng ta một niềm vui và một hy vọng vô tận.

ĐTC nhận xét rằng: ”Một vài người trong các bạn tự hỏi làm sao có thể nói về những loan báo vui mừng khi mà quanh chúng ta có bao nhiêu người đang đau khổ. Đâu là những tin vui khi mà bao nhiêu bất công, nghèo đói và lầm than tỏa bóng đen trên chúng ta và thế giới? Nhưng tôi muốn rằng từ nơi này phát sinh một sứ điệp rất rõ ràng. Tôi muốn dân chúng biết rằng các bạn là những người trẻ nam nữ của Myanmar, không sợ tin nơi việc loan báo vui mừng về lòng thương xót của Thiên Chúa, vì Ngài có một tên và một khuôn mặt: đó là Đức Giêsu Kitô. Trong tư cách là những sứ giả Tin Mừng như thế, các bạn sẵn sàng mang lời hy vọng cho Giáo Hội, cho đất nước các bạn và cho thế giới. Các bạn sẵn sàng mang tin vui cho anh chị em đang đau khổ và cần những lời cầu nguyện, tình liên đới của các bạn và cả sự hăng say của các bạn đối với các quyền con người, công lý, sự tăng trưởng những gì mà Chúa Giêsu ban, đó là tình thương và hòa bình.

ĐTC trưng dẫn lời thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Roma, trong bài đọc thứ I: ”Làm sao họ tin nơi Chúa nếu không được nghe nói về Ngài? Làm sao họ nghe nói về Ngài nếu không có một sứ giả loan báo Ngài cho họ? Và làm sao có một sứ giả nếu họ không được sai đi?”

ĐTC lần lượt giải thích về 3 câu hỏi trên đây như một thách đố đối với các bạn trẻ.

Về câu hỏi thứ I: 'làm sao họ tin nơi Chúa nếu không nghe loan báo về Ngài', ĐTC nhận xét rằng:

”Thế giới chúng ta đầy những tiếng ồn ào làm chia trí, chúng có thể lấn át tiếng của Thiên Chúa. Để người ta có thể được mời gọi nghe và tin vào Chúa, họ cần tìm thấy Ngài nơi những người chân chính, những người biết lắng nghe. Chắc chắn đó là điều mà các bạn cũng muốn trở thành. Nhưng chỉ có Chúa mới có thể giúp các bạn thành những người chân chính; vì thế các bạn hãy thưa với Chúa trong kinh nguyện, hãy học lắng nghe tiếng Chúa, nói với Chúa trong sự bình tĩnh yên hàn nơi đáy lòng các bạn.”

Nhưng các bạn cũng hãy nói chuyện với các thánh là những người bạn của chúng ta trên trời, những vị có thể soi sáng cho chúng ta. Như thánh Anrê chúng ta mừng lễ hôm nay. Thánh nhân là một ngư phủ đơn sơ chất phác và đã trở thành vị đại tử đạo, một chứng nhân về tình thương của Chúa Giêsu. Nhưng trước khi trở thành một vị tử đạo, Người đã sai lỗi và cần được kiên nhẫn, dần dần học trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô. Cả các bạn nữa, các bạn đừng sợ học hỏi từ những sai lầm của mình! Các thánh có thể hướng dẫn các bạn đến cùng Chúa Giêsu, dạy các bạn đặt cuộc sống của mình trong tay Chúa. Các bạn hãy biết rằng Chúa Giêsu đầy lòng thương xót. Vì thế các bạn hãy chia sẻ với Ngài tất cả những gì làm các bạn bận tâm: những sợ hãi và lo lắng, những mơ ước và hy vọng. Hãy vun trồng đời sống nội tâm, như các bạn chăm sóc một mảnh vườn hoặc một cánh đồng. Điều này đòi phải có thời gian, phải kiên nhẫn. Nhưng như một nông dân biết đợi cho mùa màng tăng trưởng, các bạn cũng hãy biết kiên nhẫn, và Chúa sẽ giúp các bạn mang lại nhiều hoa trái, thành quả mà sau đó các bạn có thể chia sẻ với những người khác.

Về câu hỏi thứ hai của thánh Phaolô: ”Làm sao họ nghe nói về Chúa nếu không có một sứ giả loan báo cho họ?”, ĐTC nói:

”Đây thực là một công tác lớn được ủy thác đặc biệt cho những người trẻ: là 'những môn đệ thừa sai', những sứ giả loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu, nhất là cho những người đồng lứa và bạn hữu của các bạn. Các bạn đừng sợ gây băn khoăn, đặt những câu hỏi làm cho dân chúng suy nghĩ. Và đừng sợ nếu đôi khi các bạn thấy mình là thiểu số và rải rác. Tin Mừng luôn tăng trưởng từ những gốc rễ bé nhỏ. Vì thế, các bạn hãy lên tiếng! Tôi muốn các bạn hãy gào to, không phải bằng tiếng nói, nhưng các bạn hãy kêu to bằng chính cuộc sống, bằng tâm hồn của mình, để trở thành những dấu chỉ hy vọng cho những người nản chí, một bàn tay giơ ra nâng đỡ người đau yếu, một nụ cười đón tiếp người xa lạ, một nâng đỡ ân cần cho người lẻ loi.

ĐTC nói tiếp: ”Câu hỏi cuối cùng của thánh Phaolô là: ”Làm sao có một sứ giả nếu họ không được sai đi?” Vào cuối thánh lễ, tất cả chúng ta được sai đi, mang những hồng ân chúng ta đã nhận lãnh và chia sẻ với những người khác. Một điều có thể làm chúng ta nản chí, đó là chúng ta không luôn luôn biết Chúa có thể sai chúng ta đi đâu. Nhưng Chúa không bao giờ sai chúng ta đi mà không đồng thời đồng hành cạnh chúng ta, và luôn luôn đi trước chúng ta, để dẫn đưa chúng ta vào những phần mới mẻ và tuyệt vời của Nước Chúa”.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa nói với Anrê và Simon Phêrô: Hãy theo Thầy (Mt 4,19). Đó là ý nghĩa của sự được sai đi: nghĩa là theo Chúa Kitô, không hấp tấp chạy về đằng trước với sức riêng của mình! Chúa sẽ gọi một số người trong các bạn theo Ngài như linh mục và qua đó trở thành những người ”đánh cá người”. Chúa gọi những người khác trở thành những người thánh hiến. Và có những người được Chúa gọi vào đời sống hôn nhân, trở thành cha mẹ đáng yêu. Dầu các bạn được ơn gọi nào đi nữa, tôi khuyên các bạn: hãy can đảm, hãy quảng đại, và nhất là hãy vui tươi!”

Sau thánh lễ, ĐTC đã ra phi trường quốc tế của thành phố Yangoon cách đó gần 19 cây số. Tại đây ngài được Bộ trưởng đặc ủy của Tổng thống cùng với một số GM và đại diện giáo dân đón tiếp và tiễn biệt, trước khi ngài lên máy Boeing 737-800 của hãng hàng không Biman của Bangladesh, trực chỉ phi trường thủ đô Dhaka của Bangladesh cách đó gần 1.100 cây số về hướng tây.

Sau gần 2 tiếng rưỡi bay, ĐTC đã tới phi trường Dhaka, thủ đô Bangladesh vào lúc 3 giờ chiều giờ địa phương.
 
Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến thăm Bangladesh với lời kêu gọi hãy giải quyết cuộc khủng hoảng người Rohingya
Thanh Quảng sdb
19:50 30/11/2017
Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến thăm Bangladesh với lời kêu gọi hãy giải quyết cuộc khủng hoảng người Rohingya
DTC tới Banglades

Tin từ Thủ đô Dhaka nước Bangladesh, ngày 30/11/2017 theo bản tin của EWTN và CNA cho hay ĐTC Phanxicô đã đến Bangladesh và Ngài thán phục trước sự trợ giúp nhân đạo mà quốc gia này đã và đang dành cho những người tị nạn Hồi giáo Rohingya và Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy tiếp tay hỗ trợ.
Phát biểu trước Tổng thống Bangladesh Ông Abdul Harmid, trước các cơ quan ngoại giao và báo giới Bangladesh, Đức Thánh Cha nói trong những tháng gần đây "tinh thần quảng đại và sự đoàn kết" của đất nước của ngài đã được biết đến "một cách minh nhiên qua nỗ lực nhân đạo dành cho những đoàn người tỵ nạn từ Tiểu bang Rakhine".
Trại tỵ nạn tại biên giới

ĐTC nêu rõ "những hy sinh vô điều kiện" của Bangladesh đã cung cấp chỗ ở và các nhu yếu phẩm căn bản cho hàng trăm ngàn người Hồi giáo gốc Rohingya ở biên giới.
Với tầm nhìn của giới quan sát thì cuộc khủng hoảng này đã và đang diễn ra, không ai có thể "chối cãi được tình cảnh cấp thiết trước những khổ đau của phận người, điều kiện sống bấp bênh của rất nhiều anh chị em của chúng ta mà phần đa là phụ nữ và trẻ em, chen chúc trong các trại trại tỵ nạn".
Do đó ĐTC "yêu cầu" cộng đồng quốc tế " hãy có những biện pháp mạnh mẽ giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này". ĐTC cho rằng, giải pháp này không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề chính trị dẫn tới sự di cư hàng loạt của người dân trong những tháng gần đây mà còn cung cấp trợ giúp vật chất ngay lập tức cho Bangladesh trong nỗ lực đáp ứng một cách hiệu quả trước những nhu cầu cấp bách của con người.
Đức Thánh Cha đã phát biểu ngay khi Ngài đặt chân đến Thủ đô Dhaka, Bangladesh sau những giờ bay từ Myanmar khi kết thúc chuyến Tông du của Ngài từ 27-30/11/2017 để tiếp nối chuyến tông du tại Banglades cho tới ngày 2/12/2017 trước khi trở về lại Rome.
Chuyến viếng thăm của ĐTC diễn ra trong bối cảnh dầu xôi lửa bỏng trước những cuộc di cư ồ ạt của người Rohingya, nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo đang sinh sống tại Tiểu bang Rakhine của Miến Điện, nhưng vì tình hình bạo lực gia tăng do nhà nước đứng sau hậu thuẫn đã khiến Liên Hợp Quốc cũng phải tuyên bố đây là cuộc khủng hoảng "thanh trừng sắc tộc".
Trước sự gia tăng khủng bố tại Miến Điện, hơn 600.000 người Rohingya đã vượt biên giới qua Bangladesh, trong các trại tị nạn ắp đầy cả hàng triệu người.
Mặc dù Vatican đã nói rõ cuộc khủng hoảng này không phải là nguyên nhân chính để có chuyến tông du của ĐTC tới hai quốc gia này; tuy nhiên biến cố này vẫn bàng bạc ẩn hiện trong chuyến viếng thăm khiến cho nhiều người theo dõi sát cách mà ĐTC đối đáp, đặc biệt khi đề cập đến thuật ngữ "Rohingya."
Mặc dù từ ngữ này được sử dụng cách rộng rãi trong cộng đồng quốc tế, nó vẫn gây tranh cãi ở Miến Điện. Chính phủ Miến Điện từ chối sử dụng thuật ngữ này, và coi Rohingya là người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh. Và thể theo lời yêu cầu của các nhà lãnh đạo Giáo hội địa phương ở Miến Điện, Đức Thánh Cha đã không dùng từ ngữ này, và Ngài cũng giữ cùng một lập trường như thế khi thăm viếng Bangladesh.
Trong bài phát biểu của mình trước các nhà chức trách, Đức Thánh Cha đã ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Bangladesh, được nhìn thấy sông ngòi chằng chịt khiến ĐTC liên tưởng tới những bản sắc dân tộc với nhiều ngôn ngữ và nguồn gốc khác nhau trên đất nước Banglades.
Đức Thánh Cha đã nêu lên với các nhà lãnh đạo của quốc gia này hình ảnh của một xã hội hiện đại, đa nguyên và hài hòa, trong đó mọi người và mọi cộng đồng có thể sống chung trong tự do, hòa bình, an ninh, tôn trọng nhân phẩm và quyền bình đẳng của tất cả mọi người".
Bangladesh đã giành được độc lập từ Tây Pakistan vào năm 1971 sau một cuộc chiến kéo dài chín tháng đẫm máu, khi quân đội Pakistan tấn công các vùng phía đông nhằm loại bỏ những người theo chủ nghĩa dân tộc Bengal ra khỏi khu vực. Tây Pakistan bắt đầu cuộc tấn công vào tháng 3 năm 1971 và đầu hàng vào tháng 12 cùng năm, dẫn đến nền độc lập Cộng hòa Nhân dân Bangladesh.
ĐTC nhấn mạnh: Tương lai của nền dân chủ trong đất nước trẻ trung và đầy sức sống này cần được tập trung vào lòng trung thành với lý tưởng ban đầu của những người khai sáng ra đất nước. Chỉ với cách đối thoại chân thành và tôn trọng sự đa dạng hợp hiến thì người dân mới có thể hòa giải được với các sắc dân chủng tộc, vượt qua những quan điểm đơn phương mà công nhận những khác biệt của nhau". Những cuộc đối thoại ấy hướng chúng ta đến tương lai và xây dựng sự thống nhất trong việc phục vụ lợi ích chung .

Trong bài phát biểu này, ĐTC cũng quan tâm đến nhu cầu của "mọi người dân, đặc biệt người nghèo, người kém may lành và những người không có tiếng nói".

Những từ ngữ này đặc biệt phù hợp trong bối cảnh của đất nước Bangladesh, một trong những quốc gia đông dân trên thế giới, nhưng cũng là một trong những nước nghèo nhất, với gần 30% dân số sống dưới mức chuẩn nghèo đói.

ĐTC hỗ trợ cộng đồng Công Giáo nhỏ bé trong nước, Ngài mong ước được gặp gỡ các nhà lãnh đạo liên tôn, như Ngài đã làm ở Miến Điện.

Đối thoại giữa các tôn giáo là một chủ đề chính trong chuyến viếng thăm của ĐTC, vì Miến Điện là một quốc gia mà đại đa số là Phật giáo còn Bangladesh là một quốc gia Hồi giáo chiếm đa số. Tại Bangladesh, 86 phần trăm dân chúng theo đạo Hồi. Chỉ có 375,000 người Công Giáo đại diện cho 0.2 trong tổng dân số.

Trong bài phát biểu, ĐTC nhấn mạnh rằng Bangladesh được biết đến với sự hài hòa giữa các tín đồ của các tôn giáo khác nhau, bầu không khí tôn trọng lẫn nhau và đối thoại liên tôn này "cho phép các tín hữu có thể thể hiện một cách tự do ý chí sâu xa nhất của họ về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. "

Bằng cách này, các tôn giáo có thể phát huy tốt hơn các giá trị tinh thần làm nên nền tảng cho một xã hội công bằng và hòa bình. Và trong một thế giới "nơi mà tôn giáo thường - một cách đau buồn – bị lạm dụng để gây chia rẽ hận thù, thì tại đất nước này một minh chứng hùng hồn về sức mạnh đại đoàn kết hiệp nhất là điểm son chính yếu."

ĐTC nêu nên bằng chứng "hùng hồn" này khi Ngài nhắc tới vụ tấn công khủng bố tàn bạo tại một tiệm bánh ở Dhaka hồi năm ngoái khiến 29 người thiệt mạng, khiến các nhà lãnh đạo nước này phải tuyên bố rằng đừng lạm dụng tên “Thiên Chúa” để biện minh cho mối hận thù và bạo lực chống lại đồng loại, anh chị em của chúng ta. "

Phát biểu về vai trò của người Công Giáo trong đất nước, ĐTC cho biết họ đang đóng góp cách thiết yếu qua các trường học, trạm xá, các trung tâm y tế mà Giáo hội điều hành.

Giáo hội minh nhận bày tỏ tâm tình "biết ơn trước quyền tự do được thực hành đức tin của mình và theo đuổi những công việc từ thiện, đem lại lợi ích cho quốc gia, cho những người trẻ, tương lai của xã hội".

Ngài lưu ý có nhiều sinh viên học sinh và giáo chức trong các trường sở của Giáo hội, dù họ không phải là Công Giáo nhưng đã bày tỏ sự tự tin tưởng của mình vào hiến pháp Bangladeshi, Giáo hội "sẽ tiếp tục được hưởng quyền tự do thực hiện những công việc tốt cho công ích xã hội."

Đức Thánh Cha đã kết thúc bài diễn văn bằng đảm bảo những lời cầu nguyện của Ngài "trong sứ vụ của Ngài, Ngài cầu nguyện chúc lành cho những lý tưởng cao cả vì công lý và công ích cho đồng bào của đất nước này."

Qua lời chào mừng Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng thống Bangladesh Abdul Harmid đã cám ơn ĐTC đã đến thăm và ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng mà quốc gia ông đặt lên hàng đầu là tự do tôn giáo và phát triển.

Tổng Thống nói: "Mọi người chỉ thực sự tự do khi họ có thể thực hành đức tin một cách tự do, không sợ hãi", Ông còn thêm rằng ở Bangladesh luôn "trân trọng" tự do tôn giáo và cùng với Đức Thánh Cha bảo vệ nó "để mọi người trong khắp đất nước được sống đức tin, không sợ hãi bị đe dọa. "
Người dân Công Giáo đón ĐTC

Ông Harmid cũng tiếp nhận sứ điệp của ĐTC Phanxicô về lòng thương xót, mà ông nói Bangladesh đã và đang bày tỏ lòng từ tâm của họ đối với người Hồi giáo Rohingya.

Ông nói, trách nhiệm chung của chúng tôi là đảm bảo cho họ trở về quê hương và hòa nhập an toàn, lâu bền vững chắc với cuộc sống xã hội, kinh tế và chính trị của Myanmar ", ông nói hy vọng sẽ có một giải pháp tốt đẹp cho vấn nạn này.

"Cầu mong sự gần gũi của ĐTC với họ, lời kêu gọi giúp đỡ họ và đảm bảo nhân quyền cho họ kêu mời cộng đồng quốc tế phải nhanh chóng hành động với trách nhiệm đạo đức."

Tổng thống cũng nêu lên vấn nạn bạo lực khủng bố khi ông nói "không một tôn giáo nào được miễn trừ khỏi các hình thức ảo tưởng cá nhân hay chủ nghĩa cực đoan về tư tưởng".

Chính vì vậy, Chính phủ Bangladesh đã theo đuổi chính sách "không khoan nhượng" nhằm xóa bỏ các nguyên nhân chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Ông Harmid cho hay "Chúng tôi tố cáo chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực, dưới mọi hình thức cùng với những biểu hiện của nó," đồng thời cũng giống như các quốc gia Hồi giáo khác, Bangladesh quan tâm đến "sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố và thù hận với các nước Tây phương, đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của hàng triệu người sống đức tin".
Ông xác quyết: "Chúng tôi tin rằng việc đối thoại giữa các tôn giáo, ở mọi tầng lớp xã hội, là điều quan trọng để chống lại các xu hướng cực đoan như vậy. và Ông kết luận lời phát biểu của ông bằng một lời kêu gọi bảo vệ môi trường tự nhiên; và nói chuyến thăm của Đức Thánh Cha đang làm "tái sinh” lại quyết tâm của chúng tôi nhằm xây dựng một thế giới hòa bình, ấm no và thịnh vượng.
 
Tông Du Bangladesh: Đức Phanxicô nhìn nhận Rohingya, tuy không dùng danh xưng này.
Vũ Văn An
20:15 30/11/2017
Tin của tập san Crux từ Dhaka, Bangladesh, cho hay Đức Phanxicô, hôm thứ Năm, đã từ Miến Điện qua Bangladesh và, lần đầu tiên, trong bốn ngày qua, đã nhìn nhận “có con voi lớn ở trong phòng” (nhưng không ai muốn thấy) đó là cuộc khủng hoảng của người Hồi Giáo Rohingya, bị cưỡng bức phải trốn chạy qua Bangladesh và nhiều nước lân cận.

Thế nhưng, một lần nữa, ngài lại tránh không minh nhiên sử dụng danh xưng “Rohingya”. Ngài nói: “Trong mấy tháng gần đây, tinh thần đại lượng và liên đới, một tinh thần vốn là đặc điểm rõ nét của xã hội Bangladesh, đã được chứng tỏ môt cách sống động nhất trong việc họ nối vòng tay lớn nhân đạo với đoàn lũ đông đảo người tỵ nạn từ Tiểu Bang Rakhine, bằng cách cung cấp cho họ nơi trú ẩn tạm thời và các nhu cầu căn bản của cuộc sống”.

Miến Điện vốn không nhìn nhận người Rohingya là cư dân hợp pháp của xứ sở, chính thức gọi họ là “những tên Bengal xâm lấn”, trong khi, trong nhiều năm qua, Bangladesh đã mở cửa cho hơn 1 triệu người Rohingya (nội trong 3 tháng qua là 600,000 người).

Thế nhưng, trong diễn văn nghinh đón Đức Phanxicô, Tổng Thống Abdul Harmid đã sử dụng danh xưng Rohingya. Ông nói rằng Bangladesh dành nơi trú ẩn cho “những người Rohingya bị buộc phải tản cư khỏi quê hương của tổ tiên họ ở Tiểu Bang Rakhine của Miến Điện”.

Nhiều người Rohingya đã bị giết, và trong số các phụ nữ, hàng ngàn người bị hiếp dâm. Nhà cửa họ bị thiêu rụi, và như Tổng Thống Harmid nói, họ đã phải “tìm nơi ẩn náu tại Bangladesh để tránh thoát các hành động tàn ác hết sức nhẫn tâm của quân đội Miến Điện”.

Vị tổng thống này cũng cho rằng sau khi nhân dân Bangladesh chấp nhận “sự bất tiện” vì đã nghinh đón họ, nay trách nhiệm chung là bào đảm cho họ một “việc hồi cư an toàn, lâu dài và tôn trọng phẩm giá trở lại quê hương họ và được hội nhập vào đời sống xã hội, kinh tế và chính trị của Miến Điện”.

Tổng Thống Harmid cũng hoan nghinh chủ trương “rất đáng ca ngợi” của Đức Phanxicô khi ủng hộ người Rohingya; ông nói rằng lời Đức Giáo Hoàng kêu gọi thế giới đến giúp đỡ họ đã đem đến cho cộng đồng quốc tế một trách nhiệm tinh thần phải hành động nhanh chóng và thành thực”

Trong các nhận định của mình, Tổng Thống Harmid cũng đã đưa ra một lời kết án mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố; ông cho rằng đối với chủ nghĩa cực đoan bạo lực và nguyên nhân gốc rễ của chủ nghĩa khủng bố, không thể có bất cứ thứ dung tha nào. Ông nói rằng: “Cùng một lúc, giống các nước đa số theo Hồi Giáo khác, chúng tôi luôn quan tâm tới sự gia tăng của chủ nghĩa thù ghét Hồi Giáo và tội ác thù hận ở nhiều xã hội Tây Phương, một chủ nghĩa đang tác động tiêu cực đối với đời sống hàng triệu tín hữu ưa chuộng hòa bình”.

Theo yêu cầu của Đức Hồng Y Charles Bo, Đức Phanxiicô đã tránh sử dụng danh xưng Rohingya xuốt trong thời gian ở Miến Điện, và cả ở đây, cho tới nay, ngài vẫn tránh việc này, dù ca ngợi người Bangladesh đã nghinh đón họ “với không ít hy sinh”.

Trước khi thúc giục cộng đồng quốc tế giúp giải quyết các vấn đề chính trị từng dẫn đến việc sơ tán ồ ạt cũng như trợ giúp vật chất cho khối người này, Đức Phanxicô nói rằng: “Không ai trong chúng ta lại có thể không biết đến sự trầm trọng của tình thế, số lượng khổng lồ các đau khổ của con người, và điều kiện sinh sống bấp bênh của rất nhiều anh chị em chúng ta, mà đa phần là phụ nữ và trẻ em, chen chúc nhau trong các trại tị nạn”.

Có khoảng 600,000 người đã rời Miến Điện chạy qua Bangladesh từ cuối tháng Tám, để định cư ở một nơi mà cho tới tháng 7 chỉ là những cánh đồng trống ít được cày cấy. Các quan sát viên mô tả các trại tỵ nạn này là lớn nhất trong lịch sử gần đây, so sánh chúng với các trại tỵ nạn ở Kenya trong cuộc diệt chủng Rwandan.

Lời lẽ của Đức Phanxicô được gióng lên ở Dinh Tổng Thống Bangabhaban, khi ngài ngỏ lời với khoảng 400 đại diện các nhà cầm quyền dân sự, ngoại giao đoàn và thành viên xã hội dân sự.

Khi đặt chân tới Bangladesh, đầu tiên Đức Phanxicô tới viếng “Đài Tưởng Niệm Tử Đạo Quốc Gia”, cách Dhaka cừng 20 dặm. Đài này được dựng lên để tưởng nhớ tất cả những người đã hiến mạng sống mình trong Chiến Tranh Giải Phóng Bangladesh khỏi Pakistan, một cuộc chiến tranh đã đem lại độc lập và tách Bangladesh ra khỏi Pakistan.

Sau đó, ngài tới viếng Bảo Tàng Viện Tưởng Niệm Bangbandhu để tôn kính Sheikh Mujibur Rahman, tổng thống đầu tiên của Bangladesh, được coi như cha già dân tộc. Cùng với 31 thành viên của gia đình, Rahman bị sát hại năm 1975, trong cuộc chiến tranh giành độc lập cho xứ sở.

Đức Phanxicô nhắc đến Rahman trong bài diễn văn đầu tiên của ngài trên đất Bangladesh. Ngài nói rằng Ông hiểu rõ, “là thành viên của gia đình nhân loại duy nhất”, người ta cần đến nhau.

Ngài cho hay, các nhà lập quốc Bangladesh “có viễn kiến về một xã hội hiện đại, đa nguyên và bao gồm mọi người” trong đó, người ta có thể sống tự do và hòa bình, với phẩm giá bẩm sinh được tôn trọng và là nơi mọi người có các quyền bình đẳng nhau.

“Tương lai của nền dân chủ trẻ trung này và sự lành mạnh của đời sống chính trị của nó, trong yếu tính, vốn liên kết với sự trung thành đối với viễn kiến lập quốc đó”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói thế khi cho biết thêm rằng cuộc đối thoại chân thực được xây dựng trên việc phục vụ ích chung, với sự lưu ý đặc biệt tới người nghèo và người không có tiếng nói.

Bangladesh là một nước đa số theo Hồi Giáo, nơi người Công Giáo chỉ là 350,000 người, nghĩa là chiếm 0.2% tổng dân số, với 400 linh mục. Đây là nước đông dân hàng thứ 8 của thế giới và là một trong những nước nghèo nhất: khoảng 30% dân chúng sống dưới mức nghèo tức kiếm được dưới 2 dollars một ngày.

Chuyến thăm viếng Bangladesh của Đức Phanxicô diễn ra sau chuyến viếng thăm năm 1986 của Đức Gioan Phaolô II. Đức Phaolô VI có dừng chân ở đây năm 1970 lúc nước này còn có tên là Đông Pakistan.

Trong chuyến tông du từ 30 tháng 11 tới 2 tháng 12, Đức Phanxicô sẽ có cuộc gặp gỡ liên tôn, gặp người Hồi Giáo Rohingya, cử hành Thánh Lễ với sự tham dự của 100,000 người, trong đó, ngài sẽ tấn phong 16 linh mục. Sau cùng, ngài sẽ gặp gỡ giới trẻ như ngài đã làm tại Miến Điện.

Trong bài diễn văn với các nhà cầm quyền, Đức Phanxicô trình bầy Bangladesh như một đất nước nổi danh về sự hài hòa giữa các tín hữu của các tôn giáo khác nhau; ngài nói rằng một chứng tá như thế “càng cần thiết hơn” trong một thế giới nơi tôn giáo “thường bị lạm dụng một cách tai tiếng để xúi giục chia rẽ”.

Về mặt chính thức, Bangladesh là một quốc gia thế tục nơi tự do tôn giáo được hiến pháp bảo đảm. Ước lượng có đến 86 phần trăm dân chúng theo Hồi Giáo, hơn 10 phần trăm theo Ấn Giáo và phần còn lại theo Phật Giáo, Kitô Giáo và duy linh (animist).

Open Doors International, một tổ chức bất vụ lợi ở Hoa Kỳ chuyên theo dõi việc bách hại Kitô hữu khắp thế giới, đã ấn định mức bách hại đối với cộng đồng Kitô Giáo bé nhỏ của quốc gia này là “rất cao” không phải trong tay chính phủ mà là các nhóm cực đoan Hồi Giáo.

Mấy ngày trước chuyến tông du, một linh mục thuộc số những người sẽ gặp Đức Giáo Hoàng hôm thứ Bẩy, đã bị bắt cóc, và nhiều người ở đây tin rằng ISIS đứng đàng sau vụ này.

Qũy giáo hoàng hoàn cầu “Giúp Đỡ Giáo Hội Túng Thiếu”, một tổ chức giúp đỡ các Kitô hữu bị bách hại, đã viết một bài trên trang mạng của họ với hàng chữ: “Các Kitô Hữu Bị Áp Bức ở Bangladesh Đang Chờ Mong Chuyến Viếng Thăm của Đức Giáo Hoàng”. Một trong mười hai giám mục trong nước, Đức Cha Bejoy Nicephorus D’Cruze, thuộc giáo phận Sylhet, phía đông bắc, nói rằng bất chấp luật lệ, các Kitô hữu đối phó với việc bị kỳ thị hàng ngày và không có cùng một cơ hội giáo dục và việc làm như những người khác.

Cha Adam Pereira, thuộc Đại Học Notre Dame ở Bangladesh, nói rằng tình thế các Kitô hữu ở đây “tốt hơn ở Pakistan”, một đất nước luôn đứng hàng thứ năm tệ nhất đối với Kitô hữu, sau Bắc Hàn và Afghanistan.

Cha nói với tập san Crux, lúc Đức Phanxicô đặt chân tới Bangladesh, rằng “Chúng tôi có sự hỗ trợ của thủ tướng và chính phủ, họ đứng sau lưng chúng tôi và các cộng đồng tôn giáo thiểu số khác”. Chủ nghĩa cực đoan, theo ngài, “không phải là qui luật” nhưng diễn ra khá thường xuyên khiến nhiều người lo sợ, từ đó, muốn có “nhiều tự do hơn”. Chắc chắn ý thức được bối cảnh này, và giữ đúng thái độ dè dặt trong việc đưa ra các nhận đỉnh nẩy lửa trong chuyến tông du Á Châu lần này, nên Đức Phanxicô đã nhỏ nhẹ nói rằng Giáo Hội ở Bangladesh đánh giá cao “quyền tự do thực hành đức tin của mình và theo đuổi các việc bác ái, mang lợi ích lại cho toàn thể quốc gia”.

Ngài liệt kê một số việc làm trên và nhắc các chính trị gia địa phương nhớ rằng bất chấp con số nhỏ nhoi, người Công Giáo vẫn “đóng một vai trò xây dựng trong việc phát triền đất nước” đặc biệt qua các trường học, bệnh xá và phòng phát thuốc.

Ngài nhận định: “Quả thực, tuyệt đại đa số học sinh và thầy cô trong các trường này không theo Kitô Giáo, nhưng thuộc các truyền thống tôn giáo khác. Tôi xác tín rằng, phù hợp với chữ nghĩa và tinh thần của hiến pháp, cộng đồng Kitô hữu sẽ tiếp tục được hưởng tự do để thi hành các việc làm tốt này như một biểu thức nói lên cam kết của họ đối với ích chung”.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Dinh Tổng Thống sau bài diễn văn, Marcia Bernicat, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Bangladesh, nói rằng các nhận định của Đức Giáo Hoàng về hợp nhất và đa dạng “rất, rất được hoan nghinh”

Khi được hỏi liệu Đức Giáo Hoàng có nên minh nhiên nhắc đến danh xưng Rohingya hay không, Đại Sứ Bernicat nói: Đức Phanxicô đã diễn tả “bằng các hạn từ minh nhiên thảm kịch đã diễn ra tại Miến Điện”. Bà cũng cho biết bà đánh giá cao việc ngài nhìn nhận những gì Bangladesh đã làm để tiếp đón người Rohungya trốn chạy khỏi Miến Điện. Bà nói “Tôi từng nghe người Rohingya được mô tả như những người bị hoàn toàn tước hết mọi sự. Nhưng họ có cái tên của họ. Tuy nhiên, theo tôi, điều quan trọng nhất là liệu họ có một tiếng nói hay không và đối với mọi người từng làm chứng cho nỗi đau khổ mà họ vốn chịu xưa nay, chúng ta giúp họ, và chúng ta giúp khuếch đại tiếng nói của họ”.
 
Top Stories
Chine: Former et réformer la vie religieuse féminine en Chine aujourd’hui
Eglises d'Asie
11:37 30/11/2017
Quelle est la réalité concrète des religieuses et de leurs congrégations en Chine ? Dans ce dernier article de notre série consacrée à la vie religieuse féminine en Chine, Pascale Sidi-Brette et Michel Chambon présentent les défis auxquels doivent faire face les diverses congrégations religieuses de Chine.

I. LES VIERGES CONSACREES D’HIER A AUJOURD’HUI
II. NAISSANCE ET RENAISSANCE DES CONGREGATIONS DIOCESAINES
III. LES DEFIS DES RELIGIEUSES EN CHINE


Malgré un dynamisme réel des diverses congrégations religieuses de Chine, les difficultés ne manquent pas. La plus importante d’entre elles est aujourd’hui d’ordre financier.

Des difficultés d'ordre financier

A l’instar de la plupart des congrégations non officielles, la majorité des sœurs ne bénéficient pas d’une couverture médicale. Parmi les 95 religieuses du Cœur de Marie – par exemple - seules neuf en bénéficieraient. Pour régulariser leur situation auprès des organismes d’assurance, les sœurs du Cœur de Marie avancent le besoin d’un million d’euros, ainsi que de cotisations annuelles d’un montant de 100 000 euros. Les sœurs de Saint Joseph, affiliées quant à elles à l’Eglise dite souterraine, ne bénéficient d’aucune assurance médicale et doivent choisir d’occuper un emploi hors de la congrégation pour pouvoir y remédier.

Dans une mentalité chinoise où les religieuses reçoivent peu de dons de la part des fidèles, bien des congrégations religieuses chinoises sont actuellement dans l’incapacité de résoudre leurs problèmes financiers. Si récolter des grosses sommes d’argent pour la construction d’un bâtiment est dans un contexte chinois envisageable, donner pour assurer une couverture sociale aux sœurs est beaucoup moins attirant. Notons finalement que si certaines congrégations diocésaines de Chine ont pu depuis 10 ans déjà résoudre ce problème médico-financier, elles doivent désormais s’assurer des entrées d’argent régulières – et s’engager dans des activités plus lucratives – ce qui n’est pas sans impacter l’esprit de leur engagement en Eglise.

Le rapport au prêtre diocésain

Un second défi pour les religieuses chinoises est le rapport aux prêtres diocésains, notamment dans les paroisses. Ce problème n’est pas spécifique à la Chine, il n’est pas entièrement nouveau, mais il y prend un aspect particulier dans les circonstances actuelles. Alors que les difficultés de la période maoïste avaient placé tous les prêtres et religieuses égaux devant les défis, la régénération des tissus catholiques depuis 1980 provoque des écarts de situation de plus en plus forts, et de nouvelles tensions entre les prêtres diocésains et les religieuses apparaissent.

D’un part, les sœurs sont de plus en plus formées professionnellement et intellectuellement (six des sœurs du Cœur de Marie ont fait des études approfondies à l’étranger) et donc de moins en moins enclines à être traitées comme des domestiques de la paroisse et du clergé. Dans le même temps, la formation des prêtres diocésains ne s’est pas pareillement enrichie et diversifiée, elle est même plus étroitement surveillée que celle des sœurs. Or le rôle du prêtre dans la vie des paroisses est devenu de plus en plus visible et central, représentant aux yeux de beaucoup de catholiques locaux la présence même du Christ parmi eux. Ce que le prêtre dit a valeur de loi. Pourtant, dans le quotidien, les prêtres sont tenus de participer à un grand nombre de rencontres et de réunions avec les membres de l’administration ou autres. Dès lors, en plus d’une formation initiale bien différente, l’expérience de la vie paroissiale que les prêtres et les sœurs font se distancie de plus en plus. Leurs manières de percevoir et d’accompagner la vie des communautés catholiques divergent de plus en plus. Les conflits sont alors plus nombreux et si aucune solution ne s’impose, les sœurs sont généralement celles qui doivent quitter la paroisse. Le cas récent le plus extrême – et le plus médiatisé – fut celui de la controversée spoliation orchestrée par Mgr Jean-Baptiste Li Suguang à Nanchang. Celui-ci priva les sœurs de toutes leurs possessions et dissout la congrégation diocésaine.

Pour éviter ces extrêmes, et pour s’assurer que les paroisses reconnaissent un minimum le service des sœurs, la congrégation du Cœur de Marie s’est accordée par exemple avec son diocèse local pour que dans chaque paroisse où une sœur aide, la paroisse donne suivant ses capacités entre 70 et 150 euros d’indemnité mensuelle à la congrégation. Cette somme est proche de ce que les prêtres touchent, quoique ceux-ci bénéficient aussi des honoraires de messe et de dons divers. Mais certaines paroisses trouvent cela excessif et se passent désormais du service des religieuses. Ces dernières vont donc offrir leurs services dans d’autres diocèses limitrophes, ce qui ne manque pas de générer de nouveaux problèmes, notamment à l’égard des autres congrégations de la région.

De l'identité de leur charisme

Un dernier défi qui s’impose aux congrégations historiques diocésaines, certes de manière moins explicite mais tout aussi importante, est celui de l’identité de leur charisme. Comme on peut le voir à travers la variété de leurs engagements, les sœurs du Cœur de Marie veulent suivre l’impulsion originelle d’une mission très diversifiée, tout en évoluant dans un contexte économico-politique très différent. Les besoins sociaux ont changé et le vide administratif a disparu. Certes elles peuvent encore offrir de modestes – mais importants – soins médicaux. Mais elles n’ont plus la possibilité d’ouvrir des écoles. Certes elles peuvent servir en paroisse, mais avec la stabilisation des structures diocésaines, la place des sœurs doit se renégocier. La démultiplication de leurs engagements questionne également la pérennité financière de leurs actions. Au fond, elles sont contraintes de reprendre la question radicale : quelle est notre spécificité comme religieuses du Cœur de Marie ou comme religieuses de St Joseph ? Vie contemplative, vie apostolique ? Quel type d’apostolat ? Et ce questionnement est aujourd’hui dans une impasse.

D’une part, la question renvoie aux modèles en vigueur dans l’Eglise catholique depuis le concile Vatican II qui tendent à imposer qu’une congrégation religieuse se définisse en fonction de l’identité de son fondateur et de son charisme initial. Même si des contre-exemples catholiques existent et que des congrégations religieuses catholiques ont pu au cours de leur histoire changer radicalement d’apostolat (en passant par exemple d’une vie contemplative à une vie apostolique axée sur l’éducation dans les écoles), l’Eglise universelle et ses congrégations internationales ne cessent de demander aux sœurs de spécifier leur charisme. Dans l’imaginaire catholique moderne, une congrégation religieuse doit se focaliser sur son fondateur et un charisme. Or face à cette question, les sœurs du Cœur de Marie, à l’instar de bien des congrégations diocésaines chinoise, qui furent en partie fondées par des hommes étrangers qui n’étaient pas membre de la communauté et par des femmes qui étaient surtout des vierges consacrées vivant dans une Chine bien différente, se retrouvent dans une impasse. Leur mode de fondation ne permet guère de répondre à leur questionnement identitaire et leur passé ne leur permet pas de formuler une réponse dans les cadres que l’Eglise moderne l’attend.

Notons enfin qu’il serait naïf de croire que les sœurs puissent évoluer et se réformer comme bon leur semble. Beaucoup de paramètres doivent être pris en compte. Dans un contexte social où le catholicisme est ultra minoritaire, dans un contexte catholique où les fidèles sont peu enclins à les soutenir financièrement (pour les œuvres ‘sociales’ par exemple), et dans un contexte politique où les réglementations accompagnent étroitement l’évolution de tout groupe, elles savent que « l’union fait la force ». L’idée de se diviser suivant des charismes supposément distincts n’est donc pas souhaitable. Ainsi beaucoup de congrégations religieuses à travers la Chine se retrouvent dans un dilemme identitaire sans réponse aux multiples répercussions concrètes.

AU-DELA DES FORMES CLASSIQUES

Ce tour d’horizon des formes religieuses féminines en Chine tend à montrer : l’effacement sur le long terme d’un engagement individuel via les vierges consacrées, l’existence d’un modèle dominant de congrégations diocésaines apostoliques avec leurs forces et leurs faiblesses, et enfin des tentatives ici où là pour des modèles alternatifs peut-être plus contemplatif mais pas moins engagés dans les réseaux catholiques, se distanciant des enjeux de pouvoir et d’argent. Ainsi, les religieuses chinoises ont opéré depuis 1979 une régénération aussi rapide que radicale mais toujours pas stabilisée ni pérenne.

Cette mutation à marche forcée s’est nourrie du soutien hétérogène mais massif de l’Eglise universelle qui durant ces quarante dernières années a offert des soutiens financiers réguliers, des visites pastorales répétées, des opportunités de formation longue et approfondie à l’étranger, etc. Depuis la constellation Macao, Hong Kong, Taiwan, des Philippines et de la Corée du sud, mais aussi depuis d’autres terres du catholicisme mondial tel que les Etats-Unis et l’Europe, l’Eglise universelle via principalement ses congrégations missionnaires et ses instituts de formation a apporté ce qu’elle a pu à ses sœurs chinoises. Ce soutien ne fut pas sans ambiguïté et incompatibilité, mais, chemin faisant, les religieuses chinoises apprennent à s’en inspirer pour répondre aux défis qui sont les leurs. Le paradoxe est qu’alors que le nombre des années d’expérience et d’échange augmente, bien des congrégations étrangères se disent toujours aussi déconcertées et dépourvues pour comprendre ce qui se passe à l’intérieur des congrégations chinoises avec lesquels elles cheminent.

Mais les diverses formes de vie consacrée féminine qui murissent à travers la Chine aujourd’hui ne sauraient faire oublier le grand nombre de femmes catholiques qui ne trouvent jamais le lieu et la forme de vie qui leur correspondent. La Chine catholique est de nos jours parcourue par un nombre important de femmes qui pour des questions de tempérament personnel, mais aussi suite à des circonstances historiques et ecclésiales plus larges, se retrouvent incapable de s’engager dans la durée dans tel ou tel type religieux. Ne pas être entièrement maître de leur argent, vivre dans un certain détachement au-delà des modes, devoir rendre des comptes, et voire même obéir, est pour beaucoup d’entre elles bien au-delà de leurs capacités. Ainsi, lorsqu’elles ne sont pas pour quelques années dans une communauté à tenter une fois encore leur chance, elles vivent par elles-mêmes dans une grande ville tout en essayant d’aider une communauté catholique locale, suivant leur charisme personnel (enseignement de la musique, formation des enfants, etc.) et l’ouverture des responsables. Elles se présentent souvent comme étant religieuse ou vierge consacrée mais ce désir auxquelles elles s’attachent n’est jamais parvenu à se confirmer dans un engagement concret sur le long terme. Saint Benoit décrit ces profils comme étant des gyrovagues, passant de lieu en lieu, et d’expérimentation en temps d’essai. Le phénomène est tel qu’on retrouve de ces âmes malheureuses chinoises aux quatre coins des pays occidentaux. Là encore elles ne parviennent que rarement à se fixer dans une vie religieuse stable. Certes les gyrovagues existèrent de tout temps et universellement, toutefois leur grand nombre dans l’Empire du Milieu témoigne d’un certain malaise de l’Eglise de Chine à générer des formes de vie où chacune puisse s’attacher et s’épanouir. Quoique des problèmes psychologiques puissent souvent être invoqués, l’ampleur du phénomène oblige à se questionner sur les raisons plus larges, sociétales et ecclésiales, qui accentuent cette instabilité. Clairement, la vie religieuse féminine en Chine n’a pas encore atteint sa pleine maturité. Cela est confirmé du côté masculin où les formes de vie consacrée autre que l’ordination à la prêtrise sont quasi inexistantes.

(Source: Eglises d'Asie, le 30 novembre 2017)
 
Bangladesh: Suivez en direct le voyage apostolique du pape François au Bangladesh
Eglises d'Asie
11:39 30/11/2017
Arrivé à Dacca, jeudi 30 novembre, le pape François effectue un voyage apostolique de trois jours pour promouvoir l'harmonie interreligieuse dans ce pays du sous-continent indien. Un déplacement à suivre en direct avec Eglises d’Asie, dans un partenariat avec I.Media, agence de presse en langue française spécialisée sur l'actualité vaticane.

Déplacement du pape François au Bangladesh

Jeudi 30 novembre 2017

A son arrivée au Bangladesh, le pape François a été accueilli à l’aéroport par le président de la République, Abdul Hamid, et eu droit aux honneurs militaires. Il s’est ensuite au mémorial de l’indépendance de ce jeune pays, puis il s’est rendu au Musée de la mémoire Bangabandhu, où fut assassiné en 1975 le héros de l’indépendance, le cheikh Mujibur Rahman dont la fille est l'actuelle Premier ministre du pays. « Rappelant tous ceux qui ont donné leurs vies pour la naissance de la nation, puisse le peuple du Bangladesh travailler inlassablement pour la justice et le bien commun » a écrit le pape François sur le livre d’or.

Au palais présidentiel, le pape François a rencontré les autorités civiles et politiques. Il a demandé une aide urgente pour les Rohingyas, soulignant « la gravité de la situation » et sollicitant une « assistance matérielle immédiate ». Le pape François a par ailleurs souhaité que les catholiques puissent conserver leur « liberté » religieuse, après avoir rappelé la « violente attaque terroriste » de juillet 2016 à Dacca et la tradition « d’harmonie » interreligieuse dans ce pays.

(en partenariat avec I.Media, agence de presse en langue française spécialisée sur l'actualité vaticane)

Copyright

Légende image: A l'aéroport de Dacca, le pape François a été accueilli par tous les évêques du pays. (Twitter/Etienne Loraillere)

(Source: Eglises d'Asie, le 30 novembre 2017)
 
Văn Hóa
Tản mạn đời tha hương : Vọng Giáng Sinh
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
19:08 30/11/2017

Ai chờ mong ai ?



Chờ mong hay là ngóng đợi. Căng thẳng và mệt mỏi lắm. Thời gian nó dài làm sao ! Dân gian Việt Nam hay ví những cuộc ngóng chờ đằng đẵng với hai giai thoại về ‘Hòn Vọng Phu’, qua hình ảnh người vợ bồng con lên núi mong chồng trở về. Tại Ninh Hòa thì nhắc truyện người chồng, khi bất ngờ nhận ra vợ là em gái, bèn xấu hổ bí mật trốn nhà ra đi biền biệt. Còn tại Lạng Sơn thì kể tên nàng Tô Thị, cũng bế con đứng chờ chồng đi chinh chiến lâu ngày biệt tăm. Cả hai sự tích cùng thê lương và lãng mạn. Mà vì chờ trông mỏi mòn, nên mẹ con cùng hóa đá với thời gian tưởng chừng vô tận ! Thế là vị nhạc sĩ tài ba Lê Thương đã sáng tác ra bản trường ca bất hủ ‘Hòn Vọng Phu’, dựa chính theo huyền sử người chồng đi chinh chiến không hẹn ngày về…

Khi học triết lý, bà con mình thường biết rằng ‘thời gian tâm lý’ khi phải chờ đợi nó dài gấp nhiều lần hơn thời gian thường, nhất là trong những trường hợp ta không nắm vững được rõ lúc nào mới thấy ‘kết quả’ mình mong chờ. ‘Người ấy’ sẽ về thật hay không ? Thời gian nào thì ‘chuyện ấy’ mới dứt khoát xảy ra…?

Thế giới văn minh bây giờ đã và đang quen thuộc với một biến cố lịch sử, xét về mặt tôn giáo : Đó là đại lễ Thiên Chúa Giáng sinh, tổ chức hàng năm vào cuối tháng 12 dương lịch. Dịp đại lễ này được dọn trước bằng một tháng dài, gọi là mùa VỌNG : Chuẩn bị tinh thần tín hữu bằng chính tâm tình ‘mong chờ’ tha thiết của thời Cựu Ước xưa, kèm theo những lời kinh nguyện, mong được đón nhận hồng ân ‘cứu chuộc’ từ trời cao.

Mở đọc Kinh Thánh Cựu Ước



Sách ‘Sáng thế’ kể rất rõ về câu truyện ông bà nguyên tổ A-Dong E-Và : sau khi phạm tội bất tuân lệnh Chúa, cả hai bỉ đuổi ra khỏi vườn ‘địa đàng’, mang theo bao nhiêu hệ lụy xấu cho mình và con cháu về sau, kể cả cái án phải chết. May thay, để an ủi, Chúa hứa sẽ sai Đấng Cứu Thế xuống trần gian chuộc tội loài người : nhờ vậy mà ai nấy còn thấy tia hy vọng sẽ được tha tội, cứu rỗi, để mai sau được hưởng phúc Thiên Đàng.

Thế là nhân loại bắt đầu chờ mong, ngóng đợi. Nhất là là các ‘kẻ lành’ thời xa xưa đó, luôn sống đời công chính như Chúa dạy. Kinh thánh hay nhắc tới các ‘tổ phụ’ và các ‘tiên tri’ (nay gọi là ngôn sứ của Chúa). Đặc biệt ta thấy tên của một Trinh Nữ và vị hôn phu sống đời vô cùng thánh thiện, ngày đêm nguyện cầu chóng thấy ngày Con Chúa đến. Maria và Giu-Se đó. Cả hai đã trờ thành ‘cỗ xe’ êm ái chở Đức Giê-Su tới với nhân loại.

Và ngày hồng phúc đó diễn ra với Maria, tại một làng nhỏ nghèo nàn tên là Na-gia-rét, thuộc miền Ga-li-lê của nước Do-Thái. Dân nước này là dân Chúa chọn riêng, mong sẽ cộng tác với Đấng Cứu Thế, ngõ hầu đem ân sủng cứu độ cho muôn người. Tổng lãnh thiên thần Gabriel đã truyền tin vui cho Maria :”Bà sẽ thụ thai và sinh ‘Con Chúa làm người’ do đặc phép của Thánh Thần Ngôi Ba. Tên trẻ sẽ là GIÊ-SU, nghĩa là vị cứu tinh”.

Đón mùa Giáng Sinh



Dân chúng ở các xứ Tây phương đã quen với lễ Giáng Sinh qua bao thế kỷ rồi. Biến cố này đã ăn sâu vào tâm khảm của triệu triệu người theo Ky Tô giáo. Và ta có thể nói đại lễ này được đón mừng long trọng nhất, cũng như tạo nên mùa nghỉ lớn nhất trong năm, át cả dịp tết dương lịch . Ngày 25 tháng 12 đấy. Người người cùng vui, cùng hân hoan trong cảnh gia đình đoàn tụ, cùng mua sắm, cùng du lịch, cùng thăm bạn bè thân hữu…

Với những ai đang sống trong khung khổ niềm tin đạo Chúa, ngày kỷ niệm Chúa Giáng trần hằng năm này phải là những dịp đánh dấu một điều gì có ý nghĩa cho đời mình. Mùa Vọng phải tạo cho mình những tâm tư sâu kín. Phải giúp mình làm một cái gì đó, như một món quà dành tặng cho Chúa Hài Nhi. Thánh Gio-An Tiền Hô đã lớn tiếng nhắc bảo chúng ta nên tìm cách dọn sẵn một lối đi thênh thang bằng phẳng cho Chúa đến với mình thật dễ dàng và thoải mái.

Với người tín hữu, đối tượng mong chờ của chúng ta đã cụ thể: chúng ta mong chờ Chúa đến. Lẽ tất nhiên lúc này ai cũng mong chờ mừng lễ Chúa Giáng Sinh, kỷ niệm việc Ngài đến lần thứ nhất từ hơn hai ngàn năm trước, nhưng chính là chuyện mong Chúa đến trong vinh quang, Chúa đến khi Nước Trời được hoàn tất. Chắc chắn Chúa sẽ đến, nhưng ngày nào, giờ nào, thì chúng ta không biết được vì vậy, “phải tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến… Phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến”. Phải sẵn sàng luôn, đừng để bị bất chợt như dân chúng trong thời ông Noê đóng tàu, đã không ngờ nên bị Lụt Đại Hồng Thủy cuốn trôi đi; hay như chủ nhà đã không tỉnh thức để bị trộm vào nhà vét sạch tiền của.

Đó là những chia sẻ chúng ta nhận được khi tới thánh đường trong mùa này. Chờ Chúa đến bằng cuộc sống tốt đẹp sẵn sang ngay cả khi Chúa gọi chúng ta về với Ngài, khi đề cập chuyện Chúa sẽ đến ‘lần thứ hai’.

Tuy nhiên, chờ đợi Chúa đến, không làm cho chúng ta xa rời cuộc sống; trái lại, đòi hỏi chúng ta sống triệt để hơn, hoàn thành nhiệm vụ chu đáo hơn, bởi vì Thiên Chúa phán xét là tùy ở chỗ chúng ta sống trung thành với Ngài và yêu như Ngài yêu chúng ta, thì chúng ta có thể chờ đợi Chúa như đứa con chờ đợi mẹ, như người yêu đợi chờ người yêu.

Từ đấy, chúng ta thấy một nghịch lý : ngày hôm nay, khi nhấn mạnh biến cố Giáng Sinh, dường như con người vẫn sống trong ‘tâm trạng’ của người Do Thái xưa, tức là chờ đón Chúa đến lần thứ nhất. Khác ở chỗ, người Do Thái xưa chờ mong Chúa đến, còn con người hôm nay dừng lại ở việc kỷ niệm biến cố Giáng Sinh đã một lần xảy ra. Thật thế, nếu để cho đại lễ Giáng Sinh lấn át hết cả ý nghĩa của Mùa Vọng cũng đồng nghĩa với việc chúng ta chỉ chuyên chăm sống đặc tính thứ nhất của Mùa Vọng! Và, như một điều tất yếu, đặc tính thứ hai của Mùa Vọng : hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế, sẽ bị lãng quên!

LM. Giuse Nguyễn Văn Thư

 
VietCatholic TV
Diễn văn chào mừng Đức Thánh Cha Phanxicô của Bà Suu Kyi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:33 30/11/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngày 28 tháng 11, tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc tế ở Nay Pyi Taw, khi tiếp đón Đức Phanxicô và giới thiệu ngài với các nhà cầm quyền, các nhà lãnh đạo xã hội dân sự và ngoại giao đoàn, Bà Suu Kyi, Cố Vấn Tối Cao của Miến Điện, đã đọc bài diễn văn cảm kích sau đây:


Kính thưa Đức Thánh Cha Phanxicô,

Kính thưa qúy vị quan khách

Thật là một niềm hân hoan và vinh dự lớn cho tôi được nghinh đón ngài tới buổi gặp gỡ nhằm tái xác quyết niềm tin của chúng tôi vào sức mạnh và khả thể hòa bình cũng như lòng nhân từ yêu thương. Xin cho phép tôi được bắt đầu bằng cách cám ơn Đức Thánh Cha đã hiện diện ở đây với chúng tôi. Grazie per essere arrivato qui da noi.

Kính thứ Đức Thánh Cha, ngài đem đến cho chúng tôi sức mạnh và hy vọng khi ngài hiểu nhu cầu của chúng tôi, hoài mong của chúng tôi đối với hòa bình, hoà giải quốc quốc gia, và hòa hợp xã hội. Bài quốc ca của chúng tôi, được chấp nhận lúc chúng tôi giành được độc lập, bắt đầu bằng các lời lẽ sau đây: “Đừng bao giờ chệch hướng khỏi tự do công chính” quả đã phản ảnh niềm xác tín rất mạnh mẽ của các quốc phụ từng sáng lập ra quốc gia của chúng tôi rằng tự do đích thực không thể sinh tồn nếu không có công lý. Những lời lẽ này vang vọng nơi chúng tôi hôm nay, y hệt như chúng đã vang vọng nơi những vị đã chiến đấu cho nền độc lập để nhân dân chúng tôi có thể thể hiện trọn vẹn các tiềm năng của họ. Phận sự của chúng tôi là tiếp nối trách vụ xây dựng một quốc gia đặt nền tảng trên luật lệ và các định chế nhằm bảo đảm cho mỗi người và cho mọi người trên lãnh thổ này nền công lý, tự do và an ninh. Thành thử, lời lẽ của Đức Thánh Cha nói về việc các ngôn sứ ngày xưa coi công lý như là căn bản của mọi nền hòa bình chân thực và lâu dài quả vang vọng nơi chúng tôi và được dùng để nhắc nhở chúng tôi rằng trong mưu cầu hòa bình của mình, chúng tôi phải được hướng dẫn bởi đức khôn ngoan và các khát vọng của cha ông chúng tôi.

Kính thưa Đức Thánh Cha, các thách đố mà Miến Điện đang đối phó thì khá nhiều, và mỗi thách đố đều đòi phải mạnh mẽ, kiên trì và can đảm. Quốc gia chúng tôi là một tấm thảm phong phú gồm nhiều dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau, đan kết trên một tấm phông tiềm năng thiên nhiên rộng lớn. Mục đích của Chính Phủ chúng tôi là khai thác vẻ đẹp của tính đa dạng này và biến nó thành sức mạnh của chúng tôi, bằng cách bảo vệ các quyền, cổ vũ lòng khoan dung, bảo đảm an ninh cho mọi người. Cố gắng qúy báu nhất của chúng tôi là đẩy mạnh diễn trình hòa bình dựa trên Thỏa Hiệp Ngưng Bắn Tòan Quốc vốn do chính phủ tiền nhiệm khởi xướng. Con đường hòa bình không luôn phẳng phiu nhưng nó là con đường duy nhất sẽ dẫn nhân dân chúng tôi tới giấc mơ của họ về một quê hương công chính và thịnh vượng, một quê hương sẽ là nơi nương náu, niềm hãnh diện và niềm hân hoan của họ. Việc tìm kiếm hòa bình phải được tăng cường nhờ việc đạt được một sự phát triển lâu dài để tương lai của các thế hệ đang tới được bảo đảm.

Trong các thách đố mà chính phủ chúng tôi đã và đang đối phó, tình hình ở Rakhine vốn lôi kéo được sự chú ý mạnh mẽ nhất của thế giới. Khi chúng tôi giải quyết các vấn đề lâu đời thuộc phạm vi xã hội, kinh tế và chính trị, những vấn đề đã và đang xói mòn lòng tin và sự hiểu biết, sự hòa hợp và cộng tác, giữa các cộng đồng khác nhau tại Rakhine, thì việc ủng hộ của nhân dân chúng tôi và của các bằng hữu chỉ những mong chúng tôi thành công trong các cố gắng của mình quả là vô giá. Kính thưa Đức Thánh Cha, các ơn phúc cảm thương và khích lệ mà ngài mang tới cho chúng tôi sẽ được trân qúi và chúng tôi học thuộc lòng các lời lẽ trong thông điệp cử hành Ngày Thế Giới Hoà Bình lần thứ 51, 1 tháng Giêng năm 2017:

“Chính Chúa Giêsu đã cho ta một ‘thủ bản’ về chiến thuật xây dựng hòa bình này trong Bài Giảng Trên Núi. Tám mối phúc thật (xem Mt 5:3-10) cung cấp một bức chân dung về những người ta có thể mô tả là hạnh phúc, tốt lành và chân chính. Chúa Giêsu dạy chúng ta, hạnh phúc thay người hiền lành, người có lòng thương xót và những người xây dựng hòa bình, những ai trong sạch trong tâm hồn, và những ai đói khát công lý.

“Đó cũng là một chương trình và thách đố cho các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, các người cầm đầu các định chế quốc tế, và các nhà chấp hành doanh nghiệp và truyền thông: áp dụng các mối phúc vào việc thi hành các trách nhiệm tương ứng của họ. Đó là một thách đố để xây dựng xã hội, các cộng đồng và doanh nghiệp bằng cách hành động như những người xây dựng hòa bình. Đó là việc tỏ bầy lòng thương xót bằng cách không chịu liệng bỏ người ta, gây hại tới môi trường, hay tìm cách thắng thế bằng bất cứ giá nào”.

Kính thưa Đức Thánh Cha, chúng tôi tự hào và sung sướng được ngài tới đất nước chúng tôi chỉ đúng sáu tháng sau ngày thiết lập các liên hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Miến Điện. Đây không những chỉ là việc mở ra một thời đại mới cho các mối liên hệ gần gũi, mà nó còn phục hồi các mối dây liên kết cũ mà tôi, và nhiều người khác thuộc thế hệ tôi, vẫn còn nhớ một cách âu yếm và đánh giá cao. Tôi bắt đầu được giáo dục tại Tu Viện Thánh Phanxicô ở Rangoon, điều này khiến tôi có cái mơ mộng là mình có quyền được Đức Thánh Cha ban phép lành đặc biệt. Nhưng mọi phúc lành được ngài ban sẽ được chia sẻ giữa mọi người chúng tôi để chúng tôi có thể loan truyền thiện chí và niềm vui khắp lãnh thổ của chúng tôi.

Kính thưa Đức Thánh Cha, mỗi thời đại trong đời sống một quốc gia đều mang theo các trách nhiệm riêng của nó y hệ như nó phải mang theo di sản quá khứ. Hôm nay, chúng tôi được trao cho cơ hội thực hiện các thay đổi nhằm mở ra một viễn cảnh tiến bộ mới mẻ để quốc gia chúng tôi cố gắng chu toàn các bổn phận của mình một cách chính trực và khiêm cung. Chúng tôi mong để lại cho tương lai một lãnh thổ được nuôi dưỡng một cách đầy quan tâm và tôn kính, một lãnh thổ lành mạnh, một lãnh thổ xinh đẹp. Chúng tôi mong để lại cho tương lai một dân tộc đoàn kết, sống hòa bình, an toàn trong khả năng phát triển và thịnh vượng giữa lòng một thế giới đang đổi thay; một dân tộc biết cảm thương và đại lượng, luôn sẵn sàng chìa bàn tay giúp đỡ cho những người thiếu thốn; một dân tộc mạnh về kỹ năng và toàn vẹn trong tinh thần.

Kính Thưa Đức Thánh Cha, con cái của Giáo Hội ở đất nước này cũng là con cái của Miến Điện, được yêu thương và trân quí. Chúng tôi cám ơn họ, như chúng tôi đang cám ơn ngài, đã cầu nguyện cho quốc gia chúng tôi và mọi dân tộc trên thế giới. Con đường trước mắt còn dài nhưng chúng tôi sẽ bước đi đầy lòng tin, tín thác vào sức mạnh của hòa bình, của tình yêu, và niềm vui.

Kính thưa Đức Thánh Cha, continuiamo a camminare insieme con fiducia.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành thánh lễ tại Yangon
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:26 30/11/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

 
Đức Thánh Cha gặp gỡ các vị lãnh đạo Phật Giáo Miến Điện tại Chùa Kaba Aye
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:11 30/11/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong cuộc gặp gỡ Hội đồng tối cao của Phật giáo Myanmar ngày 29-11-2017, Đức Thánh Cha cổ võ sự cộng tác xây dựng hòa bình.

Chiều ngày thứ tư 29-11, Đức Thánh Cha đã đến Chùa Kaba Aye, cách tòa TGM Yangoon gần 10 cây số để gặp gỡ các vị lãnh đạo Phật Giáo Miến.

Kaba Aye có nghĩa là “Chùa Hòa Bình thế giới”, một trong những chùa Phật Giáo được tôn kính nhất tại miền Đông nam Á và được thiết lập dưới thời thủ tướng U Nu của Miến hồi năm 1952 để tiếp đón Đại hội kết tập kinh điển Phật Giáo lần thứ 6, diễn ra tại đây từ năm 1954 đến 1956. Chùa cao 36 mét, với chu vi ở dưới bệ là 34 mét, có mái vòm bằng vàng được 6 cột trụ chống đỡ, tượng trưng cho 6 Đại Hội kết tập kinh điển trong lịch sử Phật Giáo. Bên trong và bên ngoài Chùa có rất nhiều tượng Phật.

Trung Tâm Kaba Aye cũng có Hội trường Maha Pasana Guha, nghĩa đen là động lớn, nơi diễn ra các khóa họp của Đại Hội kết tập kinh điển thứ 6, một thứ “Công đồng chung” của Phật Giáo, để xác định kinh điển và giáo pháp. Các phòng họp dài 67 mét rộng 34 mét, được xây trong một cái động, nhắc nhớ sự kiện Đại Hội kết tập kinh điển Phật Giáo lần đầu tiên diễn ra trong một cái động ở Ấn Độ sau khi Đức Phật nhập niết bàn cách đây khoảng 2.500 năm. Tại khu vực chùa này cũng có một số bảo tàng viện nghệ thuật Phật giáo, Trung tâm học vấn Phật Giáo và một hồ cá mèo lớn, các tín đồ mang thực phẩm cho cá ăn như một dấu chỉ tôn kính.

Đức Thánh Cha đến trung tâm Kaba Aye để ban lãnh đạo Ủy ban nhà nước Tăng Đoàn Maha Nayaka, là Ủy ban trung ương gồm 47 tăng sĩ Phật giáo cấp cao, do Bộ tôn giáo vụ Myanmar bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm, và cứ ba năm thì thay đổi một phần 3 các thành viên. Ủy ban này được thành lập năm 1980 để điều hành các tăng ni ở Myanmar, và có nhiệm vụ kiểm chứng sự tuân giữ của các tăng ni đối với các giới pháp của Phật Giáo, đồng thời loại trừ sự can dự của tăng đoàn vào thế sự.

Khi đến Trung tâm Kaba Aye, Đức Thánh Cha đã được Bộ trưởng Tôn giáo vụ và văn hóa, Ông Thura U Aung Ko, đón tiếp và hướng dẫn vào bên trọng để gặp gỡ Hội đồng Tối Cao Tăng Đoàn Phật Giáo, đứng đầu là Hòa Thượng Tăng thống Bhaddanta Kumarabhivamsa.

Phát biểu của Hòa Thượng Tăng Thống

Trong lời chào mừng, Hòa Thượng Bhaddanta đã giới thiệu Phật giáo tại Myanmar: trong số 51 triệu dân tại đây có hơn 87% là tín đồ Phật giáo, hơn nửa triệu tăng sĩ và sa di. Hơn 1.200 đại biểu của Tăng đoàn được bầu cho các vùng liên hệ, trong số này có 300 đại biểu thuộc ủy ban trung ương Nhà Nước. Các vị này lại bầu 47 tăng sĩ vào Hội đồng tối cao của Phật giáo Myanmar,

Hòa thượng cũng bày tỏ xác tín tất cả các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau đều đi cùng một con đường mang lại thiện ích cho nhân loại, và có thể mang lại hòa bình và thịnh vượng. Trong thế giới chúng ta ngày nay, thật là đáng tiếc khi thấy nạn khủng bố và cực đoan hoành hành nhân danh tín ngưỡng tôn giáo. Chúng tôi xác tín rằng các trào lưu này xuất phát từ sự giải thích sai trái giáo huấn nguyên thủy của tôn giáo liên hệ. Vì thế, các vị lãnh đạo tôn giáo chúng ta có trách nhiệm dạy cho các tín đồ giáo huấn chân thực cảu tôn giáo, và không để cho mình bị thống trị vì 4 chướng ngại cản trở sự tư duy ngay chính.

Hòa thượng cũng nói rằng “Tất cả chúng ta phải tố giác bất kỳ những diễn văn kích động oán thù, tuyên truyền gian dối, xung đột và chiến tranh viện cớ tôn giáo, và quyết liệt lên án những kẻ hỗ trợ các hoạt động đó. Chúng ta cần quyết tâm xây dựng một xã hội nhân loại hòa hợp, theo giáo huấn tôn giáo của mình.. cần kiến tạo sự cảm thông, tôn trọng và tín nhiệm đối với nhau, để đạt tới một xã hội nhân loại an bình, và thịnh vượng. Chúng ta cần dè dặt và tránh xen mình vào những công việc của các tôn giáo khác, và cộng tác để kiến tạo những nhịp cầu hòa bình trên thế giới. Tất cả mọi con đường và truyền thống tôn giáo đều có giá trị như nhau.. Trách nhiệm của chúng ta trong mọi trường hợp là công khai chống lại việc lạm dụng tôn giáo”.

Diễn văn của Đức Thánh Cha

Tiếp lời Hòa Thượng Tăng Thống Bhaddanta, Chủ tịch Ủy ban Tăng Đoàn của Nhà Nước Miến, ngài nói:

“Cuộc gặp gỡ của chúng ta là một cơ hội quan trọng để canh tân và củng cố các mối dây thân hữu và tôn trọng giữa các tín hữu Phật giáo và Công Giáo. Đây cũng là cơ hội để khẳng định sự dấn thân của chúng ta cho hòa bình, tôn trọng phẩm giá con ngừơi va công lý cho mọi người nam nữ. Không những tại Myanmar này nhưng trên toàn thế giới, dân chúng đang cần chứng tá chung này từ phía các vị lãnh đạo tôn giáo. Vì nếu chúng ta có cùng một tiếng nói, khẳng định các giá trị ngàn đời công lý, hòa bình và phẩm giá căn bản của mỗi người, chúng ta cống hiến một lời hy vọng, chúng ta hãy giúp các Phật tử, các tín hữu Công Giáo và mọi người chiến đấu cho sự hòa hợp bao quát hơn trong các cộng đoàn liên hệ.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Thách đố lớn ngày nay là làm sao giúp con người cởi mở đối với siêu việt, có khả năng nhìn bản thân trong chiều sâu và nhận thực chính mình để có thể nhận ra những tương quan hỗ tương với tha nhân, ý thức mình không thể cô lập với ngừơi khác. Nếu chúng ta được kêu gọi liên kết với nhau, thì chúng ta phải vượt thắng tất cả mọi hình thức hiểu lầm, bất bao dung, thành kiến và oán ghét. Nhưng chúng ta có thể làm điều đó như thế nào? Những lời của Đức Phật trong kinh Pháp Cú cống hiến cho chúng ta một chỉ dẫn: “Lấy không giận thắng giận, lấy thiện thắng không thiện, lấy quảng đại thắng hà tiện, lấy chân thật thắng gian dối” (Dhammapada, XVIII, 223).

Những tâm tình tương tự được kinh nguyện của thánh Phanxicô Assisi diễn tả: “Lạy Chúa, xin dùng con như khí cụ bình an, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục (..), để con đem ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu”.

Ước gì sự khôn ngoan, trí huệ (sapienza) này tiếp tục soi sáng mọi nỗ lực thăng tiến kiên nhẫn và cảm thông, chữa lành các vết thương do những xung đột, qua bao năm đã chia rẽ dân chúng thuộc các nền văn hóa, chủng tộc và xác tín tôn giáo. Những cố gắng đó không bao giờ là đặc quyền quyền các vị lãnh đạo tôn giáo, và cũng chẳng thuộc thẩm quyền của Nhà Nước. Đúng hơn, đó là nghĩa vụ của toàn thể xã hội. Tất cả những người hiện diện giữa lòng cộng đoàn đều phải tham gia công cuộc khắc phục xung đột và bất công. Nhưng trách nhiệm đặc biệt là của các vị lãnh đạo dân sự và tôn giáo, làm sao để mỗi tiếng nói được lắng nghe, để những thách đố và nhu cầu của lúc này có thể được hiểu rõ ràng và đối chiếu với nhau trong một tinh thần không thiên tư và liên đới với nhau.

Trước Hội đồng tối cao của Phật giáo Miến, Đức Thánh Cha cũng cổ võ sự cộng tác của các vị lãnh đạo tôn giáo với nhau và nói rằng:

“Để những cố gắng đó mang lại những thành quả lâu bền, cần phải có sự cộng tác nhiều hơn giữa các vị lãnh đạo tôn giáo. Về điểm này, tôi mong ước quí vị biết rằng Giáo Hội Công Giáo là người đối tác sẵn sàng. Những cơ hội gặp gỡ và đối thoại giữa các vị lãnh đạo tôn giáo là một nhân tố quan trọng trong việc thăng tiến công lý và hòa bình ở Myanmar. Tôi được biết hồi tháng 4 năm nay, HĐGM Công Giáo Myanmar đã tổ chức một cuộc gặp gỡ hai ngày về hòa bình, với sự tham dự của các vị lãnh đạo các cộng đoàn tôn giáo khác nhau, cùng với các vị đại sứ và đại diện các tổ chức phi chính phủ. Những cuộc gặp gỡ ấy không thể thiếu được, nếu chúng ta được kêu gọi đào sâu những tương quan giữa chúng ta và vận mệnh chung. Công lý chân chính và hòa bình lâu dài chỉ có thể đạt được nếu chúng được bảo đảm cho tất cả mọi người.”

Đức Thánh Cha kết luận với lời cầu mong các Phật tử và tín hữu Công Giáo có thể cùng nhau tiến bước theo con đường chữa lành, làm việc sát cánh với nhau cho thiện ích của mỗi người dân tại nước này”.

Trước khi giã từ, Đức Thánh Cha đã tặng cho Hội đồng lãnh đạo tối cao của Phật giáo Myanmar pho tượng Con chim Bồ câu hòa bình màu trắng bằng hợp chất magnesio rất nhẹ. Chim Bồ câu cũng diễn tả tình yêu thương xót của Thiên Chúa đối với nhân loại. Hòa Thượng Tăng Thống đã tặng cho ngài bức tranh có hình Chùa Kaba Aye.