Ngày 08-12-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:19 08/12/2014
KHÔNG CÂU CÁ LỚN
N2T

Có một người câu cá bên hồ, ông ta câu được rất nhiều cá, nhưng mỗi khi câu được một con cá thì lấy cái thước ra đo, chỉ cần cá lớn hơn cái thước thì ông ta thả cá xuống hồ lại.
Những khách câu cá khác không hiểu được bèn hỏi:
- “Người ta thì hy vọng câu được cá lớn, tại sao ông chỉ cần câu được cá lớn thì lại ném xuống hồ ?”
Người ấy nhẹ nhàng trả lời:
- “Bởi vì cái nồi của nhà tôi chỉ một thước , cá quá lớn không bỏ vào được !”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Có những người làm việc thiện xã hội giống như đi câu cá, họ bỏ con mồi chút xíu để câu những món lợi béo bở bởi những người nghèo, chẳng hạn như họ bỏ ra vài triệu đồng giúp cho người nghèo, nhưng giành phần quảng cáo sản phẩm của mình nơi trang nhất của tờ báo; họ bỏ ra vài chiếc xe đạp để câu tiếng tăm là giúp đỡ học sinh nghèo, và đòi mọi người phải ưu tiên cho công ty mình được đứng đầu danh sách của các ân nhân; họ giúp đỡ cho người nghèo mấy thùng quần áo cũ, nhưng đòi phải viết bài đăng báo nói về hội đoàn đoàn thể của mình cho mọi người biết để ca tụng...
Người Ki-tô hữu làm việc bác ái không vì chuyện lớn chuyện nhỏ, không vì quảng cáo tên tuổi, không vì mình nghèo mình giàu, nhưng là vì tình yêu của Đức Chúa Giê-su thúc bách họ đi chia sẻ những gì mình có với tha nhân.
Người câu được cá lớn rồi thả lại xuống hồ quả là người thật thà, thật thà đến nỗi như người ngu, nhưng vậy mà trong tâm hồn của ông ta lại rất thoải mái nhẹ nhàng, bởi vì câu cá lớn không phải là điều ông ta quan tâm.
Làm việc bác ái, làm việc thiện xã hội mà tâm hồn không vui vẻ vì không được làm quảng cáo thì đừng làm, nhưng nên đem tiền của ấy đi thuê người khác quảng cáo thì tốt hơn...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:22 08/12/2014
N2T

18. Nhiệt tâm chính là sự mong muốn làm việc phụng thờ Thiên Chúa cực nhanh và thoải mái.

(Thánh Thomas de Aquino)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trong cuộc phỏng vấn mới nhất, Đức Phanxicô lên tiếng về THĐ hồi tháng Mười
Vũ Van An
16:38 08/12/2014
Liền ngay sau khi được bầu làm giáo hoàng ngày 13 tháng Ba, năm 2013, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tự nhủ mình: “Này Jorge, đừng có thay đổi, tiếp tục là chính mình đi, vì thay đổi vào tuổi này quả là một trò hề”.

Ngài tiết lộ như thế trong một cuộc phỏng vấn độc quyền do Elisabetta Piquè của tờ La Nacion, Á Căn Đình, thực hiện và được công bố ngày 7 tháng Mười Hai. Elisabetta vốn là phóng viên tại Ý của tờ La Nacion và là tác giả cuốn Francis: Life and Revolution (Loyola Press).

Ngài trả lời các câu hỏi của bà trong khoảng 50 phút về đủ mọi vấn đề từ THĐ, tới người ly dị tái hôn, cải tổ Giáo Triều, tới việc ngài bị chống đối, việc ngài “sa thải” Đức HY Raymond Burke và trưởng đội vệ binh Thụy Sĩ và các cuộc tông du ngoại quốc mới đây.

Được hỏi ngài nghĩ sao về việc một số giới trong Giáo Hội cảm thấy mất hướng và cho rằng Giáo Hội hiện đang giống như một con tầu không có tay lái, nhất là sau THĐ vừa qua, Đức Phanxicô hỏi lại: liệu người ta có thực sự nói điều đó hay không. Ngài quả quyết rằng vấn đề một phần do việc người ta không chịu đọc những gì ngài đã viết: một thông điệp viết chung với Đức Bênêđíctô XVI, các bài giảng lễ, các lời tuyên bố, và “Niềm Vui Tin Mừng”. Ngài nhắc nhở rằng lúc kết thúc THĐ, bài diễn văn kết thúc của ngài được các giám mục tiếp nhận rất phấn khởi, “điều này cho thấy vấn đề đâu phải là Đức Giáo Hoàng”.

Trước câu hỏi: một số người, nhất là sau THĐ, sợ rằng tín lý truyền thống của Giáo Hội về hôn nhân sẽ bị bãi bỏ, Đức Phanxicô cho hay: “Lúc nào cũng có sợ sệt cả, nhưng chỉ vì người ta không chịu đọc sự việc (các bản văn) hoặc họ chỉ đọc tin tức trên nhật báo, các bài báo. Họ không đọc những gì đã được THĐ biểu quyết và công bố”. Ngài liệt kê 3 điều mà ngài cho là kết quả “dứt khoát” của THĐ: “Tường trình sau cùng, sứ điệp hậu THĐ, và bài diễn văn của Đức GH”. Nhưng ngay những văn kiện này cũng chỉ có tính tương đối, ngài nhận định như thế, vì chúng sẽ “được biến cải thành các chỉ dẫn” cho THĐ tháng Mười, năm 2015.

Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng “không ai nói về hôn nhân đồng tính tại THĐ, việc này không xẩy ra đối với chúng tôi. Chúng tôi chỉ nói đến việc một gia đình có đứa con trai hay con gái đồng tính thì phải giáo dục nó ra sao, phải khuyên dạy nó thế nào, phải giúp gia đình này cách nào để họ tiến tới trong hoàn cảnh trước đây ít xẩy ra. Thành thử, tại THĐ, người ta chỉ nói về gia đình và những người đồng tính trong tương quan với gia đình họ, vì đây là một thực tại mà chúng tôi gặp rất nhiều trong tòa giải tội”. Cho nên, THĐ phải thấy ra “việc làm cách nào giúp ông bố bà mẹ đồng hành với đứa con của mình. Đó là điều đã được đề cập tại THĐ. Vì lý do này, có người cho rằng có nhiều yếu tố tích cực trong dự thảo đầu tiên. Nhưng dự thảo ấy cũng chỉ có giá trị tương đối”.

Ngài cho biết ngài “không sợ” bước theo diễn trình công đồng (synodality) này, nghĩa là cùng nhau làm cuộc hành trình, “vì chính Thiên Chúa yêu cầu ta làm cuộc hành trình này. Hơn nữa, giáo hoàng là người bảo đảm; ngài có mặt ở đó để lưu tâm tới cả việc này nữa. Nên điều cần thiết là tiếp tục với con đường này”.



Đức GH Phanxicô còn nhắc nhở rằng trong bài diễn văn bế mạc của ngài với THĐ, ngài lưu ý tới sự kiện: “không được đụng tới một điểm tín lý nào của Giáo Hội về hôn nhân cả”. Còn đối với người ly dị tái hôn, ngài bảo: “chúng tôi có nêu vấn đề: ‘chúng ta có thể làm gì với họ, có thể mở cánh cửa nào cho họ? Đây là một quan tâm mục vụ: họ có được chịu lễ hay không?”. Nhưng Đức Phanxicô cho hay: “Không phải là một giải pháp nếu họ lên rước lễ. Nguyên việc đó mà thôi không phải là một giải pháp, giải pháp là việc hội nhập (integration). Họ không bị tuyệt thông, đúng như thế. Nhưng nào là họ không được làm cha mẹ đỡ đầu lúc chịu phép rửa. Nào là họ không được đọc sách thánh trong thánh lễ. Nào là họ không được cho rước lễ, không được dạy giáo lý, không được làm bẩy chuyện. Tôi có cả hàng bảng liệt kê dài ở đây. Xin ngừng lại đi! Nếu cứ nằng nặc như thế, xem ra họ bị tuyệt thông trên thực tế rồi còn gì”. Ngài nhận định như thế.

Ngài cho rằng, vấn đề vì thế là “mở cửa nhiều hơn nữa. Tại sao họ không được đỡ đầu lúc chịu phép rửa?” Ngài bảo: người ta nói không vì hỏi rằng “họ làm chứng tá gì cho đứa con đỡ đầu?” Nhưng vẫn có thể có chứng tá của một người đàn ông và một người đàn bà biết nói rằng “Vâng, tôi đã mắc lầm lỗi, tôi đã trượt ngã về điểm này, nhưng tôi tin Chúa thương tôi, tôi muốn theo Chúa, tội lỗi không chiến thắng tôi, tôi nhất định bước đi”. Ngài bảo: thử hỏi có chứng tá Kitô Giáo nào hơn thế không? Ngài so sánh những người như thế với trường hợp “những người lừa đảo chính trị thối nát” vẫn “tới làm cha mẹ đỡ đầu và vẫn cứ kết hôn trong nhà thờ”. Giáo Hội có chấp nhận những người này không? Thế thì họ đem lại cho đứa con đỡ đầu của họ thứ chứng tá nào? Ngài kết luận: “ta phải thay đổi sự việc đi một chút” liên quan tới các qui định và các giá trị về tác phong.

Một số người tự gọi là “bảo thủ” cho rằng Đức Phanxicô "sa thải” Đức HY Raymond Burke, nguyên đứng đầu Tòa Án Tối Cao của Giáo Hội, vì ngài dẫn đầu nhóm chống lại bất cứ loại thay đổi nào tại THĐ về gia đình. Đức GH bác bỏ lối giải thích này. Ngài giải thích rằng “Đức HY Burke, một ngày kia, hỏi tôi rằng ngài sẽ phải làm gì vì ngài chưa được xác nhận chức vụ trong ngành luật pháp, và đến lúc đó, vẫn còn đang trong công thức ‘cho tới lúc được quyết định cách khác’”. Ngài bảo lúc đó, ngài nói với Đức HY “xin Đức HY cho tôi thêm chút thời gian nữa vì trong Nhóm G9, các vị ấy đang nghĩ tới việc tái tổ chức lại ngành luật pháp”. Sau đó, Đức GH cho hay, “chức vụ ở Hội Malta được đặt ra, và cần một vị giáo phẩm Mỹ khôn ngoan ở đó, một vị có khả năng di chuyển trong một môi trường như thế, nên tôi nghĩ dành cho ngài chức vụ này. Tôi đề nghị điều này với ngài trước THĐ khá xa và tôi nói: ‘việc này sẽ diễn ra sau THĐ vì tôi muốn Đức HY tham dự THĐ trong tư cách một người đứng đầu một bộ của Tòa Thánh, vì làm tuyên úy cho Hội Malta, Đức HY không có khả năng làm điều đó’”.

Ngài cho biết Đức HY Burke “cám ơn tôi rất nhiều, một cách vui vẻ và nhận việc đó, thành thử đối với tôi xem ra ngài thích việc đó. Vì ngài là người ưa di chuyển, du hành, và ở đây, ngài sẽ có việc để làm. Do đó, chắc chắn tôi đâu có sa thải ngài vì cách ngài ứng xử tại THĐ”.

Ngài cũng bác bỏ việc sa thải người đứng đầu đội vệ binh Thụy Sĩ. Vì thực ra, người này hết hạn phục vụ trước cả khi ngài được bầu làm giáo hoàng; chính ngài lưu nhiệm ông cho tới lúc có người thay thế.

Về việc cải tổ Giáo Triều, ngài cho hay chưa thể hoàn tất trong năm 2015. Tuy nhiên, lúc này, ngài lưu tâm hơn tới việc cải tổ thiêng liêng, cải tổ cõi lòng. Ngài cho biết Ngân Hàng Vatican hiện nay hoạt động rất tốt. Lãnh vực kinh tế cũng thế. Ngài dự kiến rằng khi cuộc cải tổ hoàn tất, mỗi thánh bộ tại Vatican sẽ do một vị Hồng Y đứng đầu, vì “sự gần gũi của vị này với Đức Giáo Hoàng, như một cộng sự viên tại một lãnh vực nhất định”. Nhưng điều đáng lưu ý là Đức Phanxicô tuyên bố rằng: “các thư ký của các thánh bộ này không cần là giám mục”.

Mọi vị giáo hoàng gần đây đều gặp chống đối ở một giai đoạn nào đó, và, sau 20 tháng, việc chống đối Đức Phanxicô, bắt đầu chỉ có tính thầm lặng, nay đã trở thành hiển hiện nhiều hơn. Được hỏi cảm nghĩ của ngài về việc này, Đức Phanxicô tuyên bố rằng ngài coi đó là một “dấu hiệu tốt” vì việc chống đối đã ra công khai, “người ta không còn nói sau lưng khi không đồng ý nữa. Làm công khai sự việc như thế là điều lành mạnh, rất lành mạnh”. Ngài cho rằng việc chống đối này có liên quan tới các quyết định được ngài đưa ra, “các quyết định đụng tới một số quyền lợi kinh tế, các quyết định khác thì có tính mục vụ nhiều hơn”. Nhưng ngài không lo âu, “không có quan điểm khác biệt mới là điều bất thường”. Khi đã tiến khá xa trong việc thanh lọc và cải tổ, ngài cảm thấy thư thái, và nhận định “Chúa thật tốt đối với tôi, Người ban cho tôi mội liều lượng không để bụng (unconsciousness) khá lành mạnh. Tôi cứ tiếp tục làm điều tôi phải làm”.

Về sức khỏe bản thân, ngài cho biết vào tuổi này, dĩ nhiên cảm thấy lúc đau chỗ này lúc đau chỗ kia. “Nhưng tôi ở trong tay Chúa, và cho tới nay, vẫn có thể theo kịp nhịp độ làm việc ít nhiều tốt đẹp”.

Ngài sẽ mừng sinh nhật lần thứ 78 vào ngày 17 tháng Mười Hai này, bằng một bữa ăn với các nhân viên tại Nhà Thánh Mácta. Nhưng ngài tiết lộ: năm ngoái, chính vị Trưởng Cơ Quan Làm Phúc của Tòa Thánh đã mời mấy thanh niên vô gia cư tới dùng bữa sáng với các nhân viên của Nhà Thánh Mácta. “Việc ấy rất tốt”, nhưng đã tạo nên một giai thoại: sự thật là ngài dùng bữa sáng với mọi nhân viên của Nhà Thánh Mácta, và các thanh niên vô gia cư có mặt trong số này.

Ngài cho biết trong năm 2015, ngài dự định tới một số quốc gia ở Phi Châu và 3 quốc gia khác tại Mỹ Châu La Tinh, nhưng không phải là Á Căn Đình, phải năm 2016 ngài mới tới nước này được.

Nói về Á Căn Đình, Đức Phanxicô giải thích rằng ngài sẽ không tiếp kiến riêng các chính trị gia nào từ quê hương của ngài trong năm 2015 vì ngài không muốn can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại đó.

Được hỏi phản ứng về việc Phúc Trình Pew mới đây cho hay: bất chấp “hiệu quả Phanxicô”, Người Công Giáo vẫn tiếp tục rời bỏ Giáo Hội tại Mỹ Châu La Tinh, ngài cho hay: các dữ kiện duy nhất ngài có là từ phiên họp của các giám mục Mỹ Châu La Tinh tại Aparecida năm 2007. Ngài cho rằng có nhiều nhân tố giải thích việc rời bỏ này: các nhân tố bên ngoài, như người ta bị lôi cuốn bởi “nền thần học thịnh vượng”, và các nhân tố bên trong, trong đó có việc Giáo Hội “thiếu gần gũi” với người ta, và nạn “giáo sĩ trị” ngăn cản không để giáo dân trưởng thành. Ngài bảo, nhưng ngày nay, người Công Giáo “được mời gọi” gần gũi với người ta, gần gũi các vấn nạn của họ và các hoàn cản thực của họ. Ngài nhắc nhở rằng ngài từng nói điều này trong văn kiện có tính lên chương trình của ngài là “Niềm Vui Tin Mừng” và ngài khuyến khích Giáo Hội nên giống như “một bệnh viện dã chiến” biết chăm sóc và chữa chạy cho những ai bị thương.
 
Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Truyền Tin và kính viếng Đức Mẹ
LM. Trần Đức Anh OP
12:03 08/12/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày 8-12-2014 Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm với 50 ngàn tín hữu tại Quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC đặc biệt nêu rõ sứ điệp nòng cốt của lễ Mẹ nhiễm nguyên tội, đó là: ”Tất cả là hồng ân nhưng không của Thiên Chúa và tình yêu của Chúa đối với chúng ta”. Sứ thần Gabriel chào Mẹ Maria là ”người đầy ân phúc” (Lc 1,28): nơi Mẹ không có chỗ cho tội lỗi, vì Thiên Chúa đã tuyển chọn Mẹ từ đời đời để làm Mẹ Đức Giêsu và đã giữ gìn Mẹ khỏi tội nguyên tổ”. Mẹ Maria đã đáp lại và phó thác cho ân thánh khi nói với Thiên Thần: ”Xin xảy ra cho tôi theo lời Sứ Thần” (v.38). Mẹ không nói: ”Tôi sẽ làm theo lời Ngài”, nhưng nói: ”Xin xảy ra cho tôi..”. Và Ngôi Lời đã nhập thể trong lòng Mẹ. ”Cả chúng ta cũng được yêu cầu lắng nghe lời Chúa nói và đón nhận thánh ý Chúa.. Thái độ của Đức Maria thành Nazareth cho chúng ta thấy rằng sự hiện hữu đến trước hoạt động và cần để cho Thiên Chúa làm để được thực sự như Chúa muốn”.

ĐTC cũng nói đến sự khác biệt giữa Mẹ Maria và chúng ta. ”Mẹ Maria đã được Chúa gìn giữ trước, trong khi chúng ta được cứu rỗi nhờ phép rửa và đức tin. Nhưng tất cả, Mẹ Maria cũng như chúng ta, đều được cứu thoát nhờ Chúa Kitô, ”để tôn vinh ân thánh rạng ngời của Chúa”, ân mà Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội được tràn đầy”.

Từ những sự kiện trên đây, ĐTC nhấn mạnh tính chất nhưng không của ân thánh. Chúng ta đã nhận lãnh nhưng không, chúng ta được được mời gọi cho đi nhưng không (Xc Mt 10,8); noi gương Mẹ Maria, ngay sau khi đón nhận lời truyền tin của Sứ thần, Mẹ đã ra đi để chia sẻ hồng ân được làm Mẹ với bà chị họ Elizabeth... Chúng ta hãy để Chúa Thánh Linh biến chúng ta thành một hồng ân cho tha nhân; thành những dụng cụ đón tiếp, hòa giải và tha thứ. Nếu cuộc sống chúng ta được ơn thánh Chúa biến đổi, thì chúng ta không thể giữ riêng cho mình ánh sáng đến từ tôn nhan Chúa, nhưng chúng ta cần để ánh sáng đó chiếu qua chúng ta để soi sáng cho tha nhân”.
Sau khi ban phép lành, ĐTC loan báo chương trình hoạt động ban chiều của ngài: trước tiên ngài đến cầu nguyện tại Đền thờ Đức Bà cả trước ảnh Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma, rồi sau đó đến viếng và đặt vòng hoa tại tượng đài Đức Mẹ Vô nhiễm ở quảng trường Tây Ban Nha. Ngài mời gọi các tín hữu hiệp với ngài trong cuộc hành hương này để biểu lộ lòng sùng mộ con thảo đối với Mẹ Thiên Quốc.

Tượng đài Đức Mẹ Vô Nhiễm trước trụ sở Bộ truyền giáo được Đức Chân phước Giáo Hoàng Piô 9 khánh thành ngày 8-9 năm 1857, tức là 3 năm sau khi tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Cột cao 11,81 mét trên đó có tượng Đức Mẹ đầu đội triều thiên 12 ngôi sao.

ĐTC đến tượng đài Đức Mẹ lúc 4 giờ 15 và được ĐHY Vallini, Giám quản Roma và ông đô trưởng Roma, Ignazio Marino. Đặc biệt tại đây có sự hiện diện của 100 anh chị em bệnh nhân ngồi trên xe lăn, do tổ chức từ thiện Unitalsi giúp đưa tới đây, cùng với hàng ngàn tín hữu. Ngoài ra cũng có sự hiện diện của ĐHY Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo và hai vị TGM Tổng thư ký của Bộ là Savio Hàn Đại Huy và Protase Rugambwa và một số vị khác, trong đó có ông chủ tịch miền Lazio, Nicola Zingaretti.

Trước đài Đức Mẹ, ĐTC đã đọc kinh cầu xin Đức Mẹ ban cho các tín hữu tràn đây hy vọng và can đảm trong cuộc chiến đấu hằng ngày chống lại những đe dọa của ma quỷ. Ngài nói: ”Chúng con biết rằng trong cuộc chiến này chúng con không lẻ loi, vì trước khi từ trần trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã phó thác chúng con cho Mẹ. Vì thế, tuy là người tội lỗi, chúng con vẫn là con của Mẹ, con cái của Đức Vô Nhiễm nguyện tội. Được niềm hy vọng ấy thúc đẩy, chúng con xin ơn phù hộ của Mẹ cho chúng con, cho thành phố này và toàn thế giới.. Xin Mẹ giải thoát nhân loại khỏi mọi ách nô lệ tinh thần và vất chất, xin làm cho kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa chiến thắng trong các tâm hồn và các biến cố”.

ĐTC đã đặt vòng hoa kính Đức Mẹ tại chân tượng đài rồi cùng với ca đoàn và mọi hát kinh cầu Đức Mẹ, trước khi ban phép lành cho tất cả mọi người. Rồi ngài đến chào thăm khích lệ hàng trăm bệnh nhân ngồi trên ghế lăn. (SD 8-12-2014)
 
Top Stories
Mongolie: Ordination diaconale du premier séminariste d’origine mongole
Eglises d'Asie
12:16 08/12/2014
Jeudi 11 décembre prochain à Séoul, en Corée du Sud, sera ordonné en vue de la prêtrise, le premier diacre d’origine mongole, pour la préfecture apostolique d'Oulan-Bator.

Alors que l’Eglise catholique vient de fêter ses 20 ans d’existence, l’ordination d’Enkh-Joseph marque un tournant que le préfet apostolique d’origine philippine Mgr Wenceslao Padilla, appelait de ses voeux depuis longtemps, espérant voir enfin un clergé autochtone reprendre le flambeau allumé vingt ans plus tôt par les prêtres de la Congrégation du Cœur Immaculé de Marie (CICM) (1).

Aujourd’hui, la petite Eglise de Mongolie qui continue de croître avec une étonnante vitalité, a conscience de l’importance de cet événement, tous ses prêtres et religieux (plus de 80 missionnaires, issus de 22 nationalités différentes) étant de nationalité étrangère.

Le futur diacre, Enkh Baatar, 23 ans, - qui a choisi Joseph comme nom de baptême - s’est exprimé le 27 novembre dernier, depuis la Corée du sud où il est en formation, dans une vidéo diffusée sur le blog de l’Eglise catholique de Mongolie. Il s’est confié sur ce qui l’avait amené à vouloir devenir prêtre, les difficultés qui avaient jalonné son parcours, et la foi profonde qui l’animait.

«Je voulais aller tout droit au séminaire après avoir terminé l'école, mais ma famille et tout le monde dans la mission, y compris l'évêque, m'a conseillé de me former d’abord à l'université, j’étais très déçu », se rappelle Enkh (un nom qui signifie « Paix » en mongol). Reconnaissant aujourd’hui que « c’était une sage décision », il ajoute que « la science [lui] a permis d’approfondir [sa] recherche de Dieu ».

Après avoir obtenu un diplôme de biochimie à la Mongolia International University, institution fondée par des protestants sud-coréens à Oulan-Bator, le jeune homme s’est envolé en août 2008 pour le diocèse de Daejon en Corée du Sud, où il a d’abord étudié le coréen pendant six mois avant de suivre les cours du séminaire.

« Hier, dimanche 7 décembre, lors de la messe à la cathédrale Saint Pierre-Saint Paul d’Oulan-Bator, la mère d’Enkh Joseph s’est adressée à l’assemblée, rapporte un fidèle de la paroisse à Eglises d’Asie. « Elle a raconté comment son fils, qui accompagnait sa soeur aînée à l’église depuis l’âge de 5 ans, avait dû lutter pour persévérer dans sa vocation; elle-même, comme la plupart de ses proches et amis, avaient tenté pendant des années de le dissuader de devenir prêtre ».

Aujourd’hui, très fière de son fils, comme l’ensemble de la communauté catholique de Mongolie dont il est pour le moment le seul représentant de la future « Eglise autochtone », la mère du jeune séminariste sera présente à l'ordination aux côtés du curé de la cathédrale.

Enkh Joseph, qui a laissé le souvenir d’un membre très actif et apprécié à la paroisse Saint Pierre-Saint Paul, est aujourd’hui soutenu par toute la communauté catholique de son pays qui a lancé le 2 décembre dernier sur son blog et sa page Facebook, une neuvaine à l’intention du futur diacre.

« Cette ordination, outre son importance ecclésiale et apostolique évidente, aura également des conséquences pratiques et permettra à l’Eglise d’avoir enfin le droit de posséder des biens immobiliers et d’être son propre représentant légal », explique H., chef d’entreprise expatrié depuis plusieurs années en Mongolie. En effet, selon les lois de la République de Mongolie, seul un citoyen mongol peut posséder un terrain ou diriger un organisme religieux. « C’est la raison pour laquelle le chef officiel de l'Eglise mongol [Mgr Padilla]est la secrétaire de l'évêque, laquelle possède aussi officiellement la plupart des terrains de la préfecture apostolique à Oulan-Bator. .. », ajoute-t-il.

En outre, depuis la loi de 2009 obligeant les étrangers travaillant dans le pays (dont les missionnaires) à embaucher du personnel mongol selon un système de quotas élevés, l’arrivée dans les cadres de l’Eglise locale d’un citoyen mongol, permettra sans aucun doute d’alléger une situation financière qui commençait à devenir source d’inquiétude.

« Selon ces quotas, l'Eglise catholique devrait en principe engager une soixantaine de personnes supplémentaires, mais nous n’avons pas l'argent pour assurer leur salaire » expliquait Mgr Padilla il y a quelques mois, ajoutant que « 13 missionnaires devraient partir si la loi était appliquée stricto sensu».

Selon les dernières estimations, les chrétiens, toutes confessions confondues, représentent à l’heure actuelle un peu plus de 2 % de la population mongole, laquelle suit majoritairement les pratiques d’un bouddhisme tibétain mêlé de croyances chamaniques.(eda/msb)



Notes

(1) Les premiers missionnaires philippins de la Congrégation du Cœur Immaculé de Marie (CICM) sont arrivés en Mongolie en 1992. Ils avaient pour mission de reconstruire une communauté chrétienne sur les lieux où, soixante-dix ans plus tôt, la même congrégation avait créé une mission sui juris, entièrement balayée par l’avènement du communisme, en 1924.

(2) Oulan-Bator compte plusieurs lieux de culte catholique dont quatre sont des paroisses, Sainte-Marie, Saint Pierre-Saint Paul (cathédrale), Le Bon Pasteur, Sainte-Sophie (depuis octobre 2012), auxquelles il faut rajouter les lieux de culte Saint-Thomas (créé en janvier 2013) ainsi que la « Shuvuun fabrik » (‘ferme de poulets’) qui dépend administrativement de la capitale mais se trouve à une trentaine de km du centre ville. Deux autres paroisses ont été créées pour le reste du territoire de Mongolie (Marie-Mère de Miséricorde à Arvaiheer, et Marie-Secours des chrétiens à Darhan). Il existe également plusieurs missions, chapelles isolées ou écoles catholiques en dehors d'Oulan-Bator mais les autorisations d’y pratiquer officiellement le culte semblent beaucoup plus difficiles à obtenir.

(Copyright Légende photo: Le premier séminariste d’origine mongole va être ordonné diacre le 11 décembre. DR

Source: Eglises d'Asie, le 8 décembre 2014)
 
Pope Francis’ interview with “La Nacion”: reforms, papal trips, the Synod
Vatican Radio
12:38 08/12/2014
(Vatican 2014-12-08) From the Synod on the Family, to the reform of the Roman Curia, from the Vatican Bank to forthcoming apostolic visits, these are some of the topics touched upon by Pope Francis in an interview with the Argentine newspaper, “La Nacion”.

In the interview, Pope Francis describes the recent Extraordinary Synod on the Family as “an open space, protected by the Holy Spirit”. It is not a parliament, he said, and it is a “simplification” to say that the Synod Fathers were divided into two opposing factions. What was important, said Pope Francis, was to “speak with clarity and listen with humility”.

Responding to a question about how the topic of homosexuality was dealt with at the Synod, the Pope said no one at the gathering had spoken about gay marriage. What was discussed, he said, involved families that include a homosexual son or daughter and, therefore, how to assist these families. “We spoke about the family and about homosexual persons in relation to their families”, said Pope Francis, “because this is a reality we encounter in the confessional”. He also stressed that people should not allow themselves to be influenced by what they read in individual news reports or articles concerning the Synod, but should go back and read what was actually said there. What really matters, he said, “is the post-synodal report, the final message and the Pope’s discourse”. “We must not be afraid”, he added, “to go forward guided by the Holy Spirit”.

Referring to his closing speech at the Synod, Pope Francis confirmed what he’d said regarding “not touching any item of Church doctrine on marriage”. There are many pastoral difficulties related to divorced and remarried Catholics, he said, but “it is not a solution if we give them Communion. This alone is not a solution: integration is the solution”. “It’s true they are not excommunicated, but they cannot be baptismal godparents, they cannot be readers at Mass, they cannot distribute Communion, they cannot teach catechism classes, so it appears they are, in fact, excommunicated”. This is why, said the Pope, “we need to open the doors a little”. Pope Francis made the comparison of allowing a “corrupt politician” to act as a godparent simply because he or she has been “married in Church”. Responding to those who speak about creating confusion, the Pope said: “I constantly make speeches and give homilies, and this is the Magisterium”. This, he said, “is what I think and not what the newspapers say I think…Evangelii Gaudium is very clear”.

Pope Francis also spoke about the reform of the Curia, describing it as “a slow process” and not one that will conclude in 2015. One of the proposals includes combining the Council of the Laity with that of the Family and with the Council for Justice and Peace, he explained. But the most important reform, said the Pope, is a spiritual one, “the reform of hearts”. He also anticipated that he is preparing a special Christmas message for members of the Curia and another for Vatican employees and their families who he will meet in the Paul VI Audience Hall. Meanwhile, economic reforms are “moving ahead well”, he said, and the Vatican Bank, or IOR, “is working extremely well”.

Responding to a question about his health, Pope Francis said he feels the usual aches and pains of someone his age “but I am in God’s hands and until now I’ve managed to keep up a relatively good rhythm of work”. “God has given me a good dose of recklessness”, he said.

Finally, the Pope mentioned a series of possible apostolic trips: “perhaps to Argentina in 2016” and other visits to three countries in Latin America and Africa next year. With upcoming elections in Argentina, the Pope said he would not be receiving politicians from that country in audience so as not to “interfere” with the democratic process. He also clarified reports concerning the so-called dismissal of the Commander of the Vatican Swiss Guard recently, confirming his personal admiration for the Commander and how he had been replaced after the normal conclusion of his mandate to that position.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Bắc Hải mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Laurenso Hoàng Bá Quyền
11:08 08/12/2014
Sáng thứ Hai, 08/12/2014 Hội Kinh Thánh Giuse Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc tổ chức lễ mừng trọng thể Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội - Bổn mạng Giáo xứ Bắc Hải, cách riêng của Hội Kinh Thánh Giuse, Cộng đoàn Betania Mến Thánh Giá Xuân Lộc, Hội Con Đức Mẹ, Hội Legio Maria, một số toán Hiền Mẫu trong các giáo họ và của nhiều cá nhân nhận Mẹ Maria làm bổn mạng.

Hình ảnh

Cha chánh xứ Đaminh Bắc Hải dâng lễ cầu nguyện cho cộng đoàn.

Mở đầu thánh lễ, ngài chia sẻ với cộng đoàn về đặc ân của Đức Mẹ, về tín điều Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, về biến cố Đức Mẹ hiện ra với nhân loại, về những ơn mà Đức Mẹ ban cho mỗi người, mỗi gia đình, họ đạo, xứ đạo, và cha xứ ân cần mời gọi cộng đoàn, chúng ta hãy cùng Mẹ Maria, siêng năng chạy đến với Chúa Giesu Thánh Thể, với Mẹ, chúng ta mới hy vọng tìm được nguồn suối ân phúc cứu độ.

Tuy thánh lễ lúc 4 giờ 15 phút như thường lệ, giờ mà nhiều người trong thành phố còn đang ngon giấc; nhưng thánh lễ sáng nay cộng đoàn tham dự rất đông.

Ca đoàn hội thánh Giuse hát rất hay, giúp cộng đoàn hướng tâm hồn sốt sắng tham dự lễ thánh.

Sau khi nhận phép lành của chúa, cộng đoàn hướng về mẹ, vui xướng hát vang lời ca “Mẹ ơi xứ đạo con đây nguyện xin dâng tiến Mẹ từ bi. Xin Mẹ luôn đỡ nâng phù trì và thương dẫn dắt trên đường đi…”

Thánh lễ kết thúc, bầu trời vừa hửng sáng. Mọi người bước vào hội trường giáo xứ dùng điểm tâm, những câu chuyện, những lời thăm hỏi, những cái bắt tay, ai nấy đều vui tươi hoan hỷ chào một ngày mới tốt lành.

Sơ lược về Hội Kinh Thánh Giuse Giáo xứ Bắc Hải.

Năm 2004, thời còn cha cố Giuse Phạm Ngọc Hoan, Hội Kinh Thánh Giuse được quy tụ do một số bà và chị em trong giáo xứ có lòng sùng kính thánh Giuse Bầu Cử, cứ khoảng 19 giờ hàng tối, hội nhóm họp nhau lại trước Đài Thánh Giuse trong khuôn viên giáo xứ, làm giờ kinh khấn, lời kinh sốt mến, nghiêm trang đạo đức.

Công viêc kinh nguyện của hội cứ đều đều hàng tối như vậy, dù đêm hôm mưa gió, cúp điện; nhưng chị em đốt đèn dầu, đốt nến đọc kính khấn cùng Thánh Cả Giuse.

Bà Lucia Đặng Thị Hòa trưởng hội kinh Thánh Giuse trong giáo xứ cho biết: thấm thoát thời gian đã 10 năm thành lập, lúc đầu hội có khoảng 20 người; nhưng nhờ ơn Thánh Cả, con số hội viên đến nay cũng trên 100 người. Mục đích của hội là cầu nguyện cho Hội Thánh, cầu nguyện cho bản thân, gia đình, cho các linh mục, tu sĩ, cho quý chức ban hành giáo, cho quý ân nhân, cho mỗi người, mỗi gia đình, cho các đoàn thể Công Giáo tiến hành trong giáo xứ.

Ngoài ra, hội còn tham gia cộng tác vào các chương trình sinh hoạt tông đồ của giáo xứ. Làm các việc từ thiện bác ái, thăm viếng giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo, ốm đau bệnh tật, cầu nguyện cho người mới qua đời.v.v.v..

Và tháng Sáu năm 2013 vừa qua, cha chánh xứ Đaminh cũng như ban hành giáo, thấy những việc làm của hội trong những năm qua thật là tốt đẹp, đạo đức, nên đã chấp nhận là một hội có tên tuổi trong danh sách các đoàn thể trong giáo xứ, nhằm nâng cao đời sống đức tin cho mọi người, mọi thành phần trong cộng đoàn giáo xứ, nhằm thực thi sống đạo mến Chúa yêu người trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Vào buổi sáng, các thứ tư đầu tháng, có thánh lễ cầu nguyện cho các thành viên cũng như các ân nhân của hội, và buổi tối có giờ chầu dành cho hội kinh thánh Giuse tại Nhà Nguyện Thánh Thể.
 
Đại Hội Giáo Lý Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney
Diệp Hải Dung
11:03 08/12/2014
Sáng Chúa Nhật 07/12/2014 Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney đã tổ chức ngày Đại Hội Giáo Lý tại trường La Selle Revesby Heights, Sydney.

Hình ảnh

Đúng 9 giờ tất cả 8 Xứ đoàn Cabramatta, Georges Hall, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard và Plumpton tập trung tại sân trường để chuẩn bị Đại Hội Giáo Lý. Sau khi các em đọc kinh dâng ngày, Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney ngỏ lời chào mừng tất cả các em và quý phụ huynh đã đưa con em đến tham dự Đại hội.

Chương trình thi Giáo Lý dành cho các ngành Tuổi Thơ, Ấu Nhi, Thiếu Nhi và Nghĩa Sĩ của từng Xứ đoàn. Cuộc thi rất là hào hứng và vui tươi, với những câu hỏi về Kinh Thánh, Giáo Hội và Phụng Vụ. Các em tỏ ra rất xuất sắc trả lời rất chính xác qua những câu hỏi do Ban Giám Khảo nêu ra. Có những em rất nhạy bén thông minh, đã bấm chuông trước khi câu hỏi nêu ra chưa hết và trả lời rất đúng. Các bậc phụ huynh tán thưởng nồng nhiệt và ngạc nhiên về sự học hiểu của các con em mình. Có một vài phụ huynh cho biết cảm tưởng là rất vui mừng khi con em của mình còn nói tiếng Việt đuợc và biết về Tin Mừng của Chúa Giêsu là tốt lắm rồi.

Đặc biệt các bậc phụ huynh cũng lên dự thi để giúp vui và khuyến khích tinh thần các em.

Sau giờ cơm trưa, các em lai tiếp tục cuộc thi và sau đó các em di chuyển vào nhà thờ St. Patrick kế bên để tham dự Thánh lễ. Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết giới thiệu đến các em hôm nay có Cha Phêrô Hà Ngọc Đoài Cựu Linh hướng Tổng Liên Đoàn TNTT, Úc Châu đến cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Sau bài giảng, Trưởng Giuse Vũ La Cường, Liên đoàn phó Nghiêm huấn đã thỉnh đạt thăng cấp cho 33 Dự Trưởng và Huynh Trưởng cấp 1. Các Dự Trưởng và Huynh Trưởng lên quỳ tuyên thệ trước bàn thờ và lãnh nhận Khăn Quàng và Còi lãnh đạo.

Được biết để được thăng cấp, các em phải trải qua một thời gian sinh hoạt và huấn luyện rất lâu đồng thời cũng phải trải qua một kỳ thi tuyển về chuyên môn và giáo lý của Phong trào với điểm đậu tối thiểu là 70%.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Đại Hội Giáo Lý của Phong Trào đồng thời anh cũng thay mặt Hội Đồng Mục Vụ trao tặng món quà cho Liên Đoàn để sinh hoạt. Kế tiếp chị Anna Ngô Thụy Thúy Hằng Liên Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn Cha Tuyên úy Đặc trách Liên Đoàn, Cha Phêrô Hà Ngọc Đoài, quý Sơ Trợ úy, quý Giảng Viên Giáo Lý, quý ân nhân, quý Phụ Huynh và quý Huynh Trưởng đã dành nhiều thời gian quý báu đến tham dự ngày Đại Hội Giáo Lý do Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney tổ chức đúc kết cuối năm, chị cũng cám ơn quý vị ân nhân đã trợ giúp cho các em phương tiện di chuyển và giúp nấu ẩm thực.

Sau cùng là phần phát Bằng Khen cho các em dự thi và qùa cho các Xứ đoàn. Xứ Đoàn Đức Mẹ Fatima Miller đoạt giải nhất về Phong Trào, Xứ Đoàn Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ Mt. Pritchard đoạt giải nhất về Giáo Lý và đặc biệt Giáo Đoàn Thánh Tử Đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh Granville đoạt giải xuất sắc của Liên Đoàn. Đây là giải danh dự nhất mà Liên đoàn hàng năm trao cho một xứ đoàn có số điểm trung bình cao nhất về phong trào, giáo lý và chuyên môn.

Sau thánh lễ quý Cha, quý Sơ và các em cùng chụp hình lưu niệm bế mạc năm sinh hoạt.
 
Lễ Bế Giảng & Phát Thưởng trường Việt Ngữ Đắc Lộ thuộc CĐCGVN-Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
18:21 08/12/2014
Trước khi nghỉ hè, chấm dứt niên học 2014. Trường Việt Ngữ Đắc Lộ thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, tiểu bang South Australia đã tổ chức Lễ Bế Giảng & Phát Thưởng cho toàn thể khoảng 1,000 em học sinh thuộc 3 chi nhánh của trường, tại Hội Trường chính, trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, vùng Pooraka, vào lúc 01 giờ 30 chiều, thứ Bảy, ngày 06/12/2014.

Có khoảng 170 em học sinh xuất sắc được lãnh thưởng, các môn học tập về: Văn hóa, Chuyên cần và viết Báo.

Sau khi được Ban Giám Hiệu gửi thư mời đến các phụ huynh của các em học sinh lãnh thưởng. Qúi thân nhân, bạn bè của các em đã lũ lượt dẫn nhau đến trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân tham dự Lễ Phát Thưởng rất đông, ngồi kín cả hội trường.

Trong chương trình Lễ Bế Giảng & Phát Thưởng, được xen kẽ với những tiết mục văn nghệ đặc sắc giúp vui, do các em học sinh trình diễn thật hấp dẫn, đã làm cho quan khách và các khán giả thêm phần hứng thú.

Quan khách đến tham dự lễ bế giảng và phát thưởng, gồm có:

-Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm CĐCGVN, kiêm Tuyên Úy cho nhà trường.

-Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ CĐCGVN – Nam Úc

-Rất đông đảo quí phụ huynh và thân nhân của các em học sinh

Buổi Lễ Bế Giảng & Phát Thưởng đã được Ban Điều Hành và Ban Tổ Chức soạn thảo một chương trình thật phong phú với các tiết mục dưới đây:

1. Nghi thức chào cờ Úc - Việt

2. Diễn văn khai mạc: Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm quản nhiệm CĐCGVN-Nam Úc, kiêm Tuyên Úy của trường

3. Trình diễn thời trang "Áo Dài VN" do các em học sinh lớp 2A thuộc chi nhánh Woodville trình diễn

4. Phát thưởng báo chí

5. Phát thưởng, từ lớp Mẫu Giáo đến lớp Hai

6. Tường trình sinh hoạt của trường Việt Ngữ Đắc-Lộ trong niên học 2014: Thầy Nguyễn Quốc Hiệp - Hiệu Trưởng

7. Phát thưởng từ lớp Ba đến lớp Sáu

8. Vũ khúc: "Mơ một tình yêu" do học sinh lớp 8/9 chi nhánh Salisbury trình diễn

9. Phát thưởng từ lớp Bảy đến lớp Mười Một.

10. Vũ khúc: "Trống Cơm" do học sinh lớp 6 & 7 chi nhánh Poorka trình diễn.

11. Phát thưởng và quà Lưu Niệm cho các em học sinh lớp 12, từ giã nhà trường, chuẩn bị bước lên Đại Học

12. Lời cảm tạ của một em học sinh lớp 12, đại diện cho toàn thể học sinh của trường.

13. Phát giải may mắn, chương trình "Thăm dò ý kiến"

14. Bế mạc: Lời Cám Ơn Thầy Nguyễn Quang Bình - Hiệu Phó

15. Tất cả Hội Trường cùng đồng ca, hành khúc: Việt Nam - Việt Nam”

Các em học sinh được lãnh thưởng, ngoài các Bảng Danh Dự hạng: Nhất, Nhì, Ba và Chuyên Cần, mỗi em còn được lãnh kèm theo một Túi Đeo (back pack bag) bên trong có những học cụ như: Tập vở, giấy, bút, thước kẻ, tẩy, gọt bút chì..vv..để các em xử dụng, đi học hàng ngày.

Túi đeo có in (logo) huy hiệu trường Việt Ngữ Đắc Lộ.

XEM HÌNH

Theo Ban Điều Hành và Ban Giám Hiệu cho biết, thì trường Việt Ngữ Đắc Lộ là trường sắc tộc dạy tiếng Việt có đông học sinh nhất tại tiểu bang Nam Úc. Trường có khoảng 1,000 em học sinh, từ lớp Vỡ Lòng cho đến lớp 12 thi Tú Tài, với một lực lượng giáo chức hùng hậu, khoảng 60 Thầy / Cô giáo, giảng dạy tại 3 trung tâm, tọa lạc trên các khu vực có đông người Việt định cư trong thành phố Adelaide, thủ phủ của tiểu bang Nam Úc.

Trường mở cửa đón nhận học sinh, vào các ngày Thứ Bảy hàng tuần, tại 3 chi nhánh:

-Chi nhánh Salisbury -Trường Thomas More college, trên đường Amsterdam Ave. Salisbury East - Sáng: từ 9 giờ đến 11 giờ 30

-Chi nhánh Pooraka -Trường tiểu học Pooraka, trên đường South Terrace, Pooraka - Sáng: từ 9 giờ đến 11 giờ 30

-Chi nhánh Woodville -Trường trung học Woodville High, trên đường Broca Ave. Woodville Gardens - Chiều: từ 01 giờ 15 đến 04 giờ 15

Trường có thiết lập một Web Site: www.daclo.org.au -Để chuyển đạt thông tin của nhà trường đến các nơi trên thế giới

Sau Lễ Bế Giảng & Phát Thưởng, Vào lúc 7 giờ 30. Ban Điều Hành nhà trường đã mở tiệc khoản đãi Ban Giảng Huấn của nhà trường, tại nhà hàng Asian Central để cám ơn các giáo chức và người phẫu đã tận tụy, hy sinh thời giờ, đóng góp công sức, giáo dục thế hệ trẻ tương lai của đất nước.

Lồng trong bữa tiệc, Ban Tổ Chức đã có những cuộc thi đố vui rất hào hứng, cùng với các phần quà tặng riêng đến từng giáo chức, để đón Noel và Mừng Năm Mới. Tiệc chấm dứt vào lúc 11 giờ 00 khuya cùng ngày.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những hiểu biết chính xác về Đức Giêsu (2)
Lm. Nguyễn Hữu Thy
01:56 08/12/2014
Những hiểu biết chính xác về Đức Giêsu (2)

(Tiếp theo)

Đời sống hoạt động công khai của Đức Giêsu

Theo trình thuật của Tân Ước, sau khi nghe tin ông Gioan Tẩy Giả bị cầm tù, Đức Giêsu đã đi đến miền Ga-li-lê-a và từ đây Người bắt đầu các hoạt động công khai, loan báo Tin Mừng Cứu Sống của Nước Trời, Người kều gọi: „Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.“(x. Mt 4,12.17).

Các Môn đệ Đức Giêsu

Ngay từ lúc khởi đầu cuộc sống công khai của Người, Đức Giêsu đã kêu mời một số người tham gia cộng tác với Người trong công cuộc rao giảng Tin Mừng (Mc 1,14-20). Họ quả thực là những người Môn đệ của Chúa, – ít nhất là bảy mươi hai người (Lc 10,1) –, những người đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt trong Giáo Hội buổi sơ khai. Và để thực hiện sứ mệnh tông đồ ấy, các Môn đệ cũng cần phải bắt chước Người là rời bỏ gia đình, nghề nghiệp và gia sản của cải (Mc 10,28-31) và cả vũ khí hay các phương tiện khác họ cũng không được mang theo khi đi rao giảng Nước Trời. Cũng như Người, các Môn đệ phải sống hòa đồng với hết mọi người dân thường, đặc biệt với những người nghèo khổ, những người cô thế cô thân và những người bị bỏ rơi,v.v… để an ủi và giúp đỡ họ; chữa lành những người bệnh tật, xua đuổi ma quỷ ra khỏi những người bị chúng hãm hại dày vò và chúc lành cho mọi người. Khi vào thăm bất cứ nhà nào họ đều cầu chúc ơn trợ giúp của Thiên Chúa cho cả gia đình ấy qua lời chúc bình an „Shalom!“

Khi vâng lệnh Chúa đi rao giảng Nước Trời cho mọi người khắp nơi mà không hề mang theo tiền bạc của cải cũng như vũ khí trong người, lại chỉ cư xử nhã nhặn thân thiện với hết mọi người và chúc „Shalom“, chúc bình an cho họ như thế, các Môn đệ đã nhận được cảm tình và sự giúp đỡ về mặt vật chất của dân chúng.(35)

Theo nhà thần học và đông phương học Geza Vermes,(36) Đức Giêsu và các Môn đệ đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi „phong trào đặc sủng“ vào thời bấy giờ tại Ga-li-lê-a với những nhà „ngoại cảm“ rất đặc biệt. Chính ông Chanina Ben Dosa (khoảng 40-75), một người thuộc phong trào Chassidismus, một phong trào thuộc Do-thái giáo, chủ trương tuân giữ các luật lệ Tora một cách nghiêm nhặt, đã từng tổ chức việc săn sóc những người già cả neo đơn và những người vô gia cư nghèo khổ cũng như chữa bệnh một cách ngoại thường bằng sự cầu nguyện và công bố Kinh Thánh.(37)

Nhưng trong số các Môn đệ đã tự nguyện theo Người, Đức Giêsu đã trạch tuyển riêng ra mười hai vị để các ngài ngày đêm luôn sống sát cánh bên Người, đồng hành và chia sẻ với Người mọi vui buồn, mọi thao thức, mọi nhọc nhằn âu lo và nhất là mọi tin tưởng hy vọng vào sự an bài của Thiên Chúa trong sứ mệnh được giao phó. Người gọi nhóm Mười Hai này là Tông đồ. Người cho việc tuyển chọn này là một vấn đề vô cùng quan trọng, vì đây là mười hai cột trụ, là mười hai tảng đá góc tường cho tòa nhà Giáo Hội, mà Người sẽ xây dựng lên. Vì thế, Người đã thức cầu nguyện suốt cả đêm để thỉnh ý Chúa Cha trước khi quyết định. Tên các ngài gồm có: Ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là các ông Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn biệt danh là Quá Khích, Giu-đa con ông Gia-cô-bê, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, người đã trở thành kẻ phản bội.”(Lc 6,12-16.)

Theo ý kiến James H. Charlesworth, Mục sư Tin Lành thuộc giáo phái Mê-thô-đít và là giáo sư về ngôn ngữ Kinh Thánh, việc Đức Giêsu chọn nhóm mười hai Tông Đồ là muốn nhấn mạnh đến những đòi hỏi cải tổ chính trị và xã hội bất bạo động của Người trong xã hội Do-thái, những đòi hỏi mà vào lúc bấy giờ người ta thường gọi là „Thời đại Đền Thờ Giê-ru-sa-lem thứ hai“, không tách biệt khỏi các mục đích tôn giáo của người Do-thái. Vì theo Di Chúc của các Tổ Phụ và các sử liệu khác, việc Đức Giêsu lựa chọn mười hai trong số các Môn đệ làm Tông đồ là muốn nhắc đến mười hai Chi tộc Ít-ra-en. Những chi tộc đó sẽ thống trị trái đất, một khi Thiên Chúa tái thiết nền độc lập của con cái Ít-ra-en.(38)

Trong thực tế, ý kiến này không sai, nếu được hiểu theo quan điểm thần học, tức mười hai vị Tông đồ, đại diện cho mười hai Chi tộc con cái Ít-ra-en, đã được Chúa Thánh Thần thánh hóa và sai đi khắp thế giới để rao giảng Tin Mừng Cứu Rỗi của Thầy Chí Thánh hầu thiết lập một nước Ít-ra-en mới, tức Giáo Hội, bao gồm mọi dân tộc trên toàn thế giới. Vâng, Giáo Hội của Chúa, nước Ít-ra-en mới, đã, đang và sẽ “thống trị” toàn thế giới, nhưng không bằng con đường chính trị đầy tham vọng theo cách thức trần thế, mà là bằng con đường dấn thân phục vụ vô vị lợi cho hết mọi người, không phân biệt, với tất cả sự công bình, tình yêu thương và lòng khoan dung của Nước Trời.

Tương quan với Gioan Tẩy Giả

Sự kiện Đức Giêsu được Gioan tẩy Giả làm phép rửa tại sông Gióc-đan là biến cố lịch sử, vì qua biến cố đó Người khởi đầu cuộc các hoạt động công khai rao giảng Nước Trời. Dựa theo trình thuật của Phúc Âm Thánh Mát-thêu (3,7-12) và Phúc Âm thánh Luca (3,7tt) người ta có thể cho rằng ông Gioan Tẩy Giả, vốn xuất thân từ một gia đình Tư Tế (Lc 1,5), là vị Ngôn sứ của những cảnh báo nghiêm khắc, của ngày thế mạt.

Chính bản thân ngài, Gioan Tẩy Giả cũng sống một đời khổ hạnh bất thường trong một nơi hoang địa (Lc 1,80), kiêng khem tất cả, không thịt thà, không uống các thứ nước có chất men, và cả đến râu tóc cũng không hề cắt xén.(39) Ngài rao giảng và làm phép rửa cho dân chúng để họ được tha tội, nhưng với điều kiện là họ phải xưng thú tội lỗi mình và cải thiện cuộc sống. Sử gia Josephus đánh giá phép rửa của Gioan Tẩy Giả mang tính cách nghi thức tẩy rửa quen thuộc của người Do-thái.(40)

Dựa theo trình thuật của Phúc Âm thánh Mác-cô (1,14tt) chúng ta biết được Đức Giêsu đã khởi sự công việc rao giảng Tin Mừng của Người sau khi ông Gioan Tẩy Giả bị bạo vương Hê-rô-đê cầm tù. Tuy Đức Giêsu hoàn toàn độc lập với ông Gioan Tẩy Giả, chứ không phài là người kế vị hay Môn đệ của ông này, nhưng nội dung Tin Mừng mà Người rao giảng cũng gần tương tự như sứ điệp thánh Gioan đã rao truyền trước đó. Người cũng kêu mời dân chúng hãy ăn năn, cải thiện cuộc sống, trở lại đường ngay lẽ phải,(41) cảnh cáo họ trước án phạt nặng nề sẽ dành cho những ai cố chấp sống trong tội lỗi, chứ không chịu phục thiện, cải tà quy chánh (Lc 12,49; Mt 3,10).(42) Nhưng khác với ông Gioan Tẩy Giả, Đức Giêsu không luôn luôn đòi hỏi các Môn đệ của Người nhất thiết phải sống đời chay tịnh và khổ chế một cách quá khắt khe; trái lại, Người thường ngồi chung bàn với cả những người Do-thái mà theo Luật Tora là tầng lớp „dơ bẩn“, không được hưởng ơn cứu rỗi.(Mc 2,16-19). Người cũng không sống trong hoang địa như ông Gioan Tẩy Giả, nhưng Người rảo khắp mọi nơi, đi đến với tất cả những người Do-thái cũng như ngoại kiều bị khinh bỉ, bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề xã hội và nói cho họ biết Thiên Chúa luôn yêu thương họ và luôn mở rộng vòng tay đón tiếp và cứu rỗi họ.(43)

Đức Giêsu đồng hóa Gioan Tẩy Giả với Ngôn sứ Ê-li-a (Mc 9,13), mà người Do-thái luôn mong đợi sự trở lại của vị đại Ngôn sứ này trước ngày phán xét chung, một cuộc phán xét đáng kinh sợ mà các vị Ngôn sứ của Chúa đã loan báo (Ml 3,1; Lc 7,24-28). Vì thế, Người cũng đồng ý là phép rửa của Gioan Tẩy Giả có tác dụng cứu vớt con người trước cuộc phán xét sau cùng ấy.44 (Jens Schröter: Jesus von Nazaret. Leipzig 2006, trang 133–140.)

Có lẽ Đức Giêsu cũng hay biết việc bạo vương Hê-rô-đê ra lệnh xử tử ông Gioan Tẩy Giả (Mc 6,17tt). Hơn nữa, theo truyền thống Kinh Thánh, thì một vị Ngôn sứ bị sát hại bởi các bạo quyền và kẻ ác là một điều hầu như không thể tránh, vì „nói thật mất lòng“ hay „trung ngôn nghịch nhỉ.“(45) Đây là một điều mà Đức Giêsu đã biết rất rõ. Vâng, Người biết rằng khi Người rao giảng Tin Mừng của tình yêu thương và sự thật Nước Trời, đồng thời gay gắt kết án sự bất công, giả dối và bạo lực, v.v… Người cũng sẽ không tránh được hậu quả tồi tệ như vị Tiền Hô của Người hay các vị Ngôn sứ khác đã phải trải qua (Lc 13,32-35; Lc 20,9-19)(46) Theo trình thuật của Phúc Âm thánh Mác-cô (Mc 11,27-33) thì sau đó không lâu, để khẳng định trước những đối thủ của Người ở Giê-ru-sa-lem là Người có toàn quyền tha tội cũng như việc Người xua đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, Đức Giêsu đã liên kết với phép rửa của ông Gioan Tẩy Giả như một điều kiện để họ nhận được câu trả lời của Người. Đồng thời qua đó, Người cũng muốn khẳng định giá trị phép rửa cũng như vai trò Ngôn sứ của Gioan Tẩy Giả.(47)

Tương quan với nhóm Biệt Phái

Các nhóm Biệt Phái và Luật sĩ được đề cập tới trong các bản Phúc Âm thường được coi là những người ưa moi móc và phê bình chỉ trích quan điểm của Đức Giêsu và của các Môn đệ của Người. Họ bất bình trước việc Người tự quyền tha tội cho kẻ khác (Mc 2,7), họ phản đối việc Người ngồi ăn chung bàn với những người họ cho là „dơ bẩn“ mà họ cô lập khỏi các sinh hoạt xã hội, như những người làm nghề thu thuế và những người tội lỗi (Mc 2,16) và cả việc các Môn đệ Người ăn uống bình thường, chứ không ăn chay như họ (Mc 2,18). Do đó, họ tỏ thái độ coi khinh Người và ghép người vào thành phần „ăn nhậu.“ (Lc 7,31-35.)

Họ đã đặc biệt tức giận khi thấy Đức Giêsu chữa lành các kẻ tật nguyền đau ốm vào cả Ngày Sabbat, ngày Lễ Nghỉ của người Do-thái, và cho đó là một xúc phạm đến Ngày Thánh Sabbat của Thiên Chúa (Mc 3,1-4). Theo lệnh Chúa truyền cho ông Mô-sê, tội xúc phạm Ngày Sabbat sẽ bị xử ném đá. (Xh 31,14tt; Ds 15,32-35.) Vì thế, họ đã âm mưu với các đồ đệ của bạo vương Hê-rô-đê để ám hại Người. (Mc 3,6). Nhóm họ cũng đã từng tìm cách ném đá Đức Giêsu, khi nghe Người tự cho mình đứng trên cả ông Áp-ra-ham và ông Mô-sê, những vị Tổ phụ cao cả của họ. (Ga 8,59 và 10,31.39).

Nhưng nhiều nhà chú giải Kinh Thánh cho rằng những trình thuật này thiếu tính cách lịch sử, vì trong thực tế nhóm Biệt Phái không bao giờ hòa hợp hay giao tiếp thân thiện với nhóm các Luật sĩ hay với các đồ đệ của Hê-rô-đê. Những bản văn trình thuật cuộc thương khó của Chúa cũng không hề nhắc đến những xung đột giữa Người và nhóm Biệt Phái về vấn đề Ngày Sabbat. Vì thế, họ cho rằng những trình thuật này có lẽ chỉ có liên quan đến những biến cố xảy ra tại Ga-li-lê-a, khi những đối thủ của Đức Giêsu ở Giê-ru-sa-lem âm mưu sát hại Người. (Mc 11,18; 12,13; x. Ga 11,47; 18,3)(48)

Trong khi đó, những trình thuật khác của Tân Ước lại rất gần gũi với lịch sử, ví dụ trong Phúc Âm thánh Mác-cô (2,23tt) Đức Giêsu đã biện minh cho hành động các Môn đệ Người bứt lúa ăn vào Ngày Sabbat khi họ đi dọc đường và đói, vì trong trường hợp người ta quá đói thì việc làm đó được phép và không bị coi là lỗi Ngày Sabbat, vì theo Người việc cứu mạng sống con người quan trọng hơn việc giữ luật.

Nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng không phải tất cả nhóm Biệt Phái luôn chống báng và tẩy chay Đức Giêsu. Nhiều người trong họ rất kính trọng và có cảm tình với các giáo huấn của Người, nên đã từng mời Người đến nhà mình dùng cơm. (Lc 7,36; 11,37.) Một Luật sĩ ở Giê-ru-sa-lem còn nhất trí với Người và cho rằng tất cả mọi Giới Răn Thiên Chúa được tóm tắt lại trong hai Giới Răn trọng yếu duy nhất là „mến Chúa và yêu người.“ Sự tóm lược này hoàn toàn phù hợp với truyền thống Do-thái. Cả việc mong đợi Nước Thiên Chúa và niềm xác tín về sự sống lại của những người đã qua đời đều trùng hợp với quan điểm giáo lý của nhóm Biệt Phái. Hơn thế nữa, họ còn tìm cách cứu Đức Giêsu thoát khỏi sự lùng bắt của bạo vương Hê-rô-đê, (Lc 13,31-32) và nhất là một người trong họ đã lo việc táng xác Người. (Ga 19,39).

Theo nhiều nhà khảo cứu Kinh Thánh ngày nay cho rằng trên thực tế Đức Giêsu gần gũi với nhóm Biệt Phái nhiều hơn tất cả những đơn vị người Do-thái khác vào lúc bấy giờ. Tuy thế, họ vẫn được coi là những đối thủ của Đức Giêsu, và vấn đề được giải mã sau biến cố Đền Thờ Giê-ru-sa-lem bị quân Rôma phá hủy vào năm 70 SCN, vì sau đó nhóm Biệt Phái chính là những người giữ vai trò lãnh đạo trong Do-thái giáo. Người Do-thái và các Kitô hữu phân biệt lẫn nhau và cùng nhìn nhận điều đó qua những văn thư hay sách vở của họ trong quá khứ, chứ ngày nay cả hai phía cùng tiến gần và sát cánh với nhau đặc biệt trong các công trình nghiên cứu Kinh Thánh. Đó là một điểm son mà chắc chắn sẽ được Trời Cao chúc phúc.(49)

Tương quan với nhóm Xa-đốc

Những đối thủ nặng ký nhất của Đức Giêsu ở Giê-ru-sa-lem là nhóm Xa-đốc, vốn được đào tạo theo văn hóa Hy-lạp và là tầng lớp giàu có. Với cương vị là những người thừa kế chức Tư Tế của Chi tộc Lê-vi, họ phụ trách việc trông coi Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Như đã trình bày trong phần I về lịch sử Ít-ra-en, Chi tộc Lê-vi là Chi tộc duy nhất trong mười hai Chi tộc Ít-ra-en không được chia đất đai, nên việc dâng cúng vào Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, mà tất cả mọi người Do-thái đều phải tuân giữ, là nguồn thu nhập chính thức và hợp pháp của họ, và đồng thời là yếu tố kinh tế quan trọng cho toàn xứ Pa-lét-ti-na lúc bấy giờ.(50) Nhóm Xa-đốc đề cử vị Thượng Tế, tức người nắm giữ vai trò tối cao trong các quyết định thuộc lãnh vực tế tự trong Đền Thờ Thiên Chúa. (Đnl 17,8-13).

Nhưng từ thế kỷ VI SCN, vai trò những vị Thượng Tế đều do nhà cầm quyền Rôma đề cử, chỉ định hay truất phế. Vị Thượng Tế có trách nhiệm phải giúp đỡ nhà cầm quyền Rôma giữ gìn an ninh trong toàn xứ Giu-đê-a và Sy-ri-a. Bù lại họ được phép thu thuế Đền Thờ mà tất cả mọi người Do-thái đều phải nộp, quản trị việc tế tự trong Đền Thờ, được phép lập một đội quân canh giữ Đền Thờ có trang bị khí giới và được phép kết án những sai phạm trong vấn đề tế tự thuộc phạm vi Đền Thờ, nhưng không được phép kết án tử cho bất cứ ai, vì vấn đề này hoàn toàn thuộc nhà cầm quyền Rôma mà thôi.(51) Và tuy ảnh hưởng của họ trong xã hội Do-thái lúc bấy giờ tương đối khiêm tốn, nhưng họ cũng duy trì ổn định được vấn đề thu thuế cho Đền Thờ và các luật lệ tế tự.

Đối với Đức Giêsu, trên nguyên tắc Người không hề phủ nhận vai trò các vị Tư Tế trong Đền Thờ, trái lại Người luôn tôn trọng quyền bính của họ. Bằng chứng là khi chữa lành một bệnh nhân tại Ga-li-lê-a, Người đã sai người đó đến trình diện các vị Tư Tế theo luật dạy, để các ngài chứng thực người ấy đã lành bệnh và cho anh ta được tái hòa nhập vào cuộc sống xã hội.(Mc 1,44). Người cũng nhìn nhận công cuộc dâng cúng của dân chúng vào Đền Thờ qua việc Người đã khen ngợi hành động dâng cúng của một bà góa vượt trội hơn những gì mà các người giàu có đã làm cho Đền Thờ Thiên Chúa. (Mc 12,41). Tuy nhiên, đối với Đức Giêsu, việc tha thứ và sống hài hòa với những người khác trong cuộc sống hằng ngày còn quan trọng hơn cả việc dâng cúng của lễ vào Đền Thờ. (Mt 5,23-24.)

Tương quan với nhóm Xê-lốt

Đức Giêsu bước vào cuộc sống công khai trong một tình trạng xã hội đầy căng thẳng cả về mặt tôn giáo lẫn chính trị của đất nước vào lúc bấy giờ. Ở Ga-li-lê-a, cựu vương quốc Ít-ra-en phía bắc trước kia, đã từ bao thế hệ qua luôn có những nhóm giải phóng quân lập chiến khu chống lại chính quyền bảo hộ ngoại bang. Kể từ thế kỷ thứ VI sau Công Nguyên (SCN) khi nhóm Giu-đa Ga-li-le-út nổi lên chống việc nộp thuế cho chính quyền bảo hộ bị đánh dẹp, lại liên tiếp có nhiều nhóm dân quân giải phóng khác nổi dậy chống lại sự đô hộ của quân Rôma bằng tất cả mọi phương tiện. Họ căm thù chính quyền đô hộ và tìm cách phá bỏ cả những hình ảnh của hoàng đế Rôma, những biểu tượng của quân lính và của các quan chức đô hộ. Nhiều cảm tử quân còn dùng dao ám sát các quan chức Rôma. Ngày nay người ta gọi nhóm này là Xê-lốt (Zeloten) và có nghĩa là „những người nhiệt thành“, hay „những người quá khích“, còn xưa kia quân Rôma và nhà sử học thân Rôma Josephus lại khinh bỉ gọi họ là những „tên cướp“ hay những „kẻ sát nhân.“(52)

Giữa một bầu không khí ngột ngạt và đầy bạo động như thế, Đức Giêsu công bố cho tất cả mọi người Do-thái sứ điệp cánh chung về Nước Thiên Chúa đang đến gần. Qua đó, Người đã công khai kêu mời chấm dứt sự thống trị của bạo lực. Mọi hoạt động của Người đều nhằm thiết lập Nước Thiên Chúa, nhằm mang lại sự bình an cho tất cả mọi tâm hồn. Qua việc chữa lành các thứ bệnh tật cho dân chúng và việc truyền bá tinh thần bất bạo động cũng như việc thiết lập sự an bình trong cuộc sống xã hội, Đức Giêsu muốn hoán cải cả những bạo quyền chỉ biết áp bức và bóc lột dân (Mc 10,42).

Vì thế, cũng như nhóm Xê-lốt, Người đã gọi ông vua bù nhìn Hê-rô-đê An-ti-pát là „cáo già.“ Trong lần chữa lành một người bị quỷ ám tại thành phố Ghê-ra-sa, nơi có căn cứ quân sự vĩ đại của chính quyền đô hộ đồn trú, ma quỷ đã tự xưng mình là „binh đoàn“ và xin phép Người được nhập vào đàn heo đang lúc nhúc gần đó, nếu Người trục xuất nó ra khỏi người đang bị nó nhập, và rồi cả đàn heo đều nhảy xuống biển chết hết (Mc 5,1-20). Qua sự kiện đó, có lẽ Đức Giêsu muốn ám chỉ và cảnh cáo quân lính đô hộ Rôma rồi đây cũng sẽ bị tước đoạt mọi quyền lực.(53) Bởi vì, người Do-thái vốn coi loài heo là con vật dơ bẩn, còn người Rôma cùng thời lại sử dụng thịt heo để dâng cúng các vị thần linh của họ và họ cũng sử dụng hình ảnh con heo làm biểu tượng cho đạo binh của họ nữa.

Tiếp đến, tuy Đức Giêsu rao giảng sự bất bạo động, nhưng Người không phủ nhận quyền tự vệ chính đáng của mỗi người. Do đó, trước khi Người và các Môn đệ lên đường tiến về Giê-ru-sa-lem và phải vượt qua hàng trăm cây số đường bộ với bao nguy hiểm đang rình rập, nên chẳng những Người cho phép các Môn đệ được sắm sửa một số khí giới tùy thân tối thiểu, mà Người còn bảo họ: „Ai chưa có gươm thì bán áo đi mà mua.“ (Lc 22,36.)(54)

Qua bài ca Ngợi khen Magnificat của Đức Maria (Lc 1,46-55.) và sự tung hô chào mừng của khách hành hương thập phương dành cho Đức Giêsu khi Người long trọng tiến vào thành Giê-ru-sa-lem (Mc 11,9-10), nhiều nhà nghiên cứu Kinh Thánh đã cho rằng sự kiện đó mang một chiều kích chính trị tượng trưng hay gián tiếp của công cuộc rao giảng Nước Trời của Người.(55) Bởi vậy, một vài người trong số các Môn đệ của Người trước kia từng thuộc nhóm Xê-lốt, như Si-mon Xê-lốt (Lc 6,15).(56)

Nhưng hoàn toàn khác với nhóm Xê-lốt, Đức Giêsu kêu mời cả những người thu thuế, những người phục vụ cho chính quyền đô hộ Rôma, mà quan niệm người Do-thái lúc bấy giờ vẫn cho là những người „dơ bẩn“, làm Môn đệ của Người và Người cũng thường là khách mời của những người này. (Mc 2,14tt.) Dĩ nhiên với mục đích là để biến đổi cuộc sống cũng như thái độ của họ đối với những người nghèo khổ. (Lc 19,1-10).

Đồng thời cũng khác với những người chỉ muốn kết án những kẻ không đồng quan điểm với họ bằng bạo lực, Đức Giêsu lại mời gọi mọi người hãy thương yêu kẻ thù và cứu giúp cả những người làm hại mình. (Mt, 5,38-48.) Đây là điểm son của Tin Mừng Đức Giêsu, của tôn chỉ và giáo lý Kitô giáo, mà không một tôn giáo nào khác có được.

Đối với nhóm Xê-lốt, những đồng tiền đang lưu hành được chạm khắc hình hoàng đế Rôma là một xúc phạm đến luật cấm của Kinh Thánh trong việc vẽ, đúc hay tạc các tượng ảnh.(Xh 20,4tt.) Đó là lý do khiến họ từ chối việc nộp thuế cho Rôma. Trong khi đó, Đức Giêsu lại hành động rất hợp lý trong vấn đề thuế má. Người hoàn toàn chống lại tất cả mọi bất công và áp bức, nhưng Người lại luôn tôn trọng trật tự hiện hành của xã hội trần thế. Quan điểm của Đức Giêsu về vấn đề này được thể hiện trong một câu phát biểu vô cùng sâu sắc, hợp lý và thời danh của Người: „Của Xê-da hãy trả cho Xê-da; của Thiên Chúa hãy trả lại cho Thiên Chúa.“ Mc 12,17.)

Qua câu nói của Người trong Phúc Âm thánh Mát-thêu: „Không ai có thể làm tôi hai chủ được, hoặc ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được“ (6,24), Đức Giêsu đòi hỏi toàn diện con người – linh hồn, thể xác, tư tưởng, lời nói và hành động, v.v… – phải hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Một số người cho rằng sự đòi hỏi này có thể được hiểu là sự từ chối nộp thuế cho hoàng đế, nhưng sự quyết định là của người nghe. Tuy nhiên, các Thánh Sử đã bác bỏ sự diễn giải câu nói của Chúa một cách tùy tiện như thế.(Lc 23,2tt.)(57)

Những hoạt động của Đức Giêsu có tạo ra những phản ứng mang tính cách chính trị hay không, thì chính cuộc tử nạn thập giá của Người vào một Ngày Đại Lễ của người Do-thái là câu trả lời cho sự thắc mắc đó. Một số nghiên cứu gần đây về các hoạt động của Đức Giêsu, thì cho rằng Người có tham dự một phần nào đó vào phong trào nổi dậy của nhóm Xê-lốt người Do-thái và qua đó họ cho rằng sự kết cục đầy đau thương của Người là một hậu quả tất yếu không thể tránh được cho các hành động của Người.(58) Nhưng đa số các nhà chuyên môn về Kinh Thánh Tân Ước người Đức kỳ cựu, thì quả quyết rằng những hoạt động của Đức Giêsu hoàn toàn không dính dáng gì đến chính trị. Việc xử tử Người với tội danh „tự cho mình là vua Do-thái“ là cả một bất công, một sự sai lầm lịch sử.(59)

(Trích trong: Lm JB. Nguyễn Hữu Thy: Tôi Đi Hành Hường Thánh Địa Ít-ra-en, Trier 2014, trang 91-107)

Chú thích

35. Gerd Theißen: Soziologie der Jesusbewegung. Ein Beitrag zur Entstehungsgeschichte des Urchristentums. (1977) Christian Kaiser, 7. Auflage. Gütersloh 1997 (1. A. 1979), ISBN 3-579-05035-4; được trích dẫn trong: Wolfgang Reinbold: Propaganda und Mission im ältesten Christentum: Eine Untersuchung zu den Modalitäten der Ausbreitung der frühen Kirche. Vandenhoeck & Ruprecht, Göttingen 2000, ISBN 3-525-53872-3, trang 226-240.

36. Geza Vermes (1924-2013) người Anh gốc Do-thái, cùng với cha mẹ ông đã trở lại đạo Công Giáo và ông đã được chịu chức Linh Mục. Nhưng vì bất mãn với Giáo Hội, ông đã không những rời bỏ Công Giáo nhưng còn đánh mất cả đức tin Kitô giáo và trở lại Do-thái giáo.

37. Géza Vermès: Jesus the Jew: a historian's reading of the Gospels. SCM Press, 1983, trang73ff.; Gerd Theißen, Anette Merz: Der historische Jesus. Ein Lehrbuch. Göttingen 2001, trang 278).

38. James H. Charlesworth: The Historical Jesus, An Essential Guide. Nashville 2008, trang 107.

39. H. H. Schader: Nasiraios. In: Gerhard Kittel (Hrsg.): Theologisches Wörterbuch zum Neuen Testament Bd. IV, Sp. 879–884.

40. Flavius Josephus: Antiquitates 18, 116–119; Gerd Theißen, Annette Merz: Der historische Jesus. Ein Lehrbuch. Göttingen 2001, trang 184–191.

41. Josef Ernst: Johannes der Täufer: Interpretation, Geschichte, Wirkungsgeschichte. Walter de Gruyter, Berlin 1989, trang 156tt.

42. Martin Karrer: Jesus Christus im Neuen Testament. Göttingen 1998, trang 267.

43. Jürgen Becker: Jesus von Nazaret, Berlin 1996, trang 99.

44. Jens Schröter: Jesus von Nazaret. Leipzig 2006, trang 133–140.

45. x. bài viết với tựa đề Johannes der Täufer II. In: Theologische Realenzyklopädie Band 17, Walther de Gruyter, Berlin 1988, trang 177.

46. (Joachim Jeremias: Der Opfertod Jesu Christi. In: Bertold Klappert: Diskussion um Kreuz und Auferstehung, Aussaat Verlag, Wuppertal 1967, ISBN 3-7615-4661-0, trang 179tt).; Jens Schröter: Jesus von Nazaret. Leipzig 2006, trang 272 f.

47. Jostein Adna: Jesu Stellung zum Tempel: Die Tempelaktion und das Tempelwort als Ausdruck seiner messianischen Sendung. Mohr/Siebeck, Tübingen 2000, trang 292tt.

48. Lorenz Oberlinner: Todeserwartung und Todesgewißheit Jesu. Zum Problem einer historischen Begründung. Katholisches Bibelwerk, Stuttgart 1980, trang 64 tt.

49. Klaus Berger: Jesus als Pharisäer und frühe Christen als Pharisäer. NT30 1988), trang 231–262; John P. Meier: A Marginal Jew: Rethinking the Historical Jesus Band 3, Bantam Doubleday Dell Publishing Group, 2001, ISBN 0-385-46993-4, trang 289–388; Hyam Maccoby: Jesus the Pharisee, SCM Press, 2003, ISBN 0-334-02914-7.

50. Christoph Niemand: Jesus und sein Weg zum Kreuz. Stuttgart 2007, trang 234.

51. Peter Egger: „Crucifixus Sub Pontio Pilato“. Das „Crimen“ Jesu von Nazareth im Spannungsfeld römischer und jüdischer Verwaltungs- und Rechtsstrukturen. Münster 1997, trang 202.

52. Martin Hengel: Die Zeloten: Untersuchungen zur jüdischen Freiheitsbewegung in der Zeit von Herodes I. bis 70 n. Chr. Mohr Siebeck, 3., durchgesehene und ergänzte Auflage, Tübingen 2012, ISBN 3-16-150776-2, trang 390; Otto Michel, Otto Betz: Josephus-Studien. Vandenhoeck und Ruprecht, 1974, ISBN 3-525-53553-8, các trang 176 và 189.

53. Wolfgang Stegemann: Jesus und seine Zeit. 2010, trang 37.

54. Martin Karrer: Jesus Christus im Neuen Testament. 1998, trang 275.

55. Gerd Theißen: Die politische Dimension des Wirkens Jesu. trong: Gerd Theißen (Hrsg.): Jesus in neuen Kontexten, trang 118 tt.

56. Gerd Theißen, Annette Merz: Der historische Jesus. Ein Lehrbuch. Göttingen 2001, trang 167.) và có lẽ cả Si-mon Phêrô và Giu-đa Ít-ka-ri-ốt. (Jürgen Moltmann: Der gekreuzigte Gott. München 1972, ISBN 3-459-00828-8, trang 132.

57. Martin Karrer: Jesus Christus im Neuen Testament. trang 268.

58. x. Samuel George Frederick Brandon: Jesus and the Zealots. 1967; Martin Hengel: War Jesus revolutionär?, 1970; Oscar Cullmann: Jesus und die Revolutionäre seiner Zeit, 1970; Hyam Maccoby: Jesus und der jüdische.

59. Rudolf Bultmann: Das Verhältnis der urchristlichen Glaubensbotschaft zum historischen Jesus. 1960).
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bí Ngô
Joseph Ngọc Phạm
22:26 08/12/2014
BÍ NGÔ
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là làng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Bí ngô là cô đậu nành.
(Ca dao)