Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 11/12: Hôm nay chúng tôi đã thấy những việc lạ lùng – Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:01 10/12/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Đức Giê-su giảng dạy, có những người Pha-ri-sêu và luật sĩ ngồi đó; họ đến từ khắp các làng mạc miền Ga-li-lê, Giu-đê và từ Giê-ru-sa-lem. Quyền năng Chúa ở với Người, để Người chữa bệnh. Bỗng có mấy người khiêng đến một bệnh nhân bị bại liệt nằm trên giường, họ tìm cách đem vào đặt trước mặt Người. Nhưng vì có đám đông, họ không tìm được lối đem người ấy vào, nên họ mới lên mái nhà, dỡ ngói ra, thả người ấy cùng với cái giường xuống ngay chính giữa, trước mặt Đức Giê-su. Thấy họ có lòng tin như vậy, Người bảo: “Này anh, tội anh được tha cho anh rồi.”
Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu bắt đầu suy nghĩ: “Ông này là ai mà nói phạm thượng như thế? Ai có thể tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?” Nhưng Đức Giê-su thấu biết họ đang suy nghĩ như thế, nên Người lên tiếng bảo họ rằng: “Các ông đang nghĩ gì trong bụng vậy? Trong hai điều: một là bảo: ‘Tội anh được tha cho anh rồi’, hai là bảo: ‘Đứng dậy mà đi’, điều nào dễ hơn? Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, -Đức Giê-su nói với người bại liệt- : Tôi bảo anh: Đứng dậy, vác giường mà đi về nhà!” Ngay lúc ấy, người bại liệt trỗi dậy trước mặt họ, vác cái giường anh đã nằm, vừa đi về nhà vừa tôn vinh Thiên Chúa.
Mọi người đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Lòng đầy sợ hãi, họ bảo nhau: “Hôm nay, chúng ta đã thấy những chuyện lạ kỳ!”
Đó là lời Chúa
Về từ chốn lưu đày
Lm. Minh Anh
04:21 10/12/2023
VỀ TỪ CHỐN LƯU ĐÀY
“Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi!”.
“Chúa Kitô có thể được sinh ra hàng ngàn lần ở Bêlem - nhưng tất cả đều vô ích cho đến khi Ngài được sinh ra trong tôi!” - Angelus Silesius.
Kính thưa Anh Chị em,
Nói rằng, “Cho đến khi Ngài được sinh ra trong tôi!” khác nào nói, cho đến khi tôi được thực sự tự do để đón Ngài; được giải thoát khỏi mọi hình thức nô lệ, được trở ‘về từ chốn lưu đày’. Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta - hưởng ứng lời Gioan Tẩy Giả - chỉnh đốn con người mình hầu có thể mở ra những con đường cho Chúa ngự đến.
Marcô thật tài tình khi mở đầu Phúc Âm bằng việc giới thiệu Gioan, vị tiền hô báo trước cuộc tiến vào ‘đất hứa mới’, “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con”. Đó là một lời hứa của Thiên Chúa, một biểu thị bảo vệ, báo trước chiến thắng và kết thúc của cuộc lang thang trong sa mạc. Marcô muốn độc giả của mình biết rằng, Gioan Tẩy Giả là tiền hô của một Môsê mới, Đức Kitô; một cuộc xuất hành mới, tiến vào Vương Quốc Ngài!
Đó là sự khởi đầu của một chiến dịch mở ra những con đường chống lại các thế lực thù địch vốn đang chế ngự đất lưu đày. “Con đường”, “hodos”, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là đường đi hoặc hành trình; nhưng trong Tân Ước, nó thường đề cập đến “lối sống mà Thiên Chúa đòi hỏi”. Năm 586 trước Công Nguyên, Giêrusalem rơi vào tay Babylon, hàng ngàn người Do Thái bị lưu đày ở đó. 47 năm sau, Cyrus, vua Ba Tư, đánh bại Babylon, cho phép người Do Thái hồi hương về Israel. Vì thế, Marcô khôn khéo sử dụng Isaia - bài đọc thứ nhất - để nói đến cuộc xuất hành mới. Nói cách khác, “dọn đường cho Chúa” nghĩa là bắt đầu một cuộc xuất hành khỏi ách nô lệ tội lỗi. Đó là ‘về từ chốn lưu đày’; đúng hơn, một lối sống, một hành động phù hợp với lối sống Thiên Chúa đòi hỏi.
Mùa Vọng, mùa chuẩn bị cuộc trở về, một cuộc hoán cải. Mùa Vọng, mùa tái định hướng triệt để cuộc sống của mình hướng về Thiên Chúa. Phêrô - bài đọc hai - cũng có một lời kêu gọi tương tự, “Ngài muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải”. Vì thế, “Anh em phải cố gắng sao cho Ngài thấy anh em tinh tuyền!”.
Với Đức Phanxicô, “Để chuẩn bị những con đường cho Chúa đến, cần lưu ý đến yêu cầu cần hoán cải mà Gioan mời gọi. Những yêu cầu cần hoán cải là gì? Trước hết, hãy lấp đầy những “thung lũng” do sự lạnh lùng và thờ ơ gây ra, mở lòng mình ra với người khác bằng những tâm tình như tâm tình của Chúa Giêsu, nghĩa là với sự thương cảm và quan tâm huynh đệ vốn đáp ứng mọi nhu cầu của anh chị em mình”.
Anh Chị em,
“Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa!”. Để dọn đường cho Chúa, hãy lấp đầy các thung lũng do ‘giá lạnh’ gây ra. Người ta không thể yêu thương, bác ái và huynh đệ nếu vẫn còn những “khoảng không” cũng như những ổ gà trên các con đường. Điều này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi thái độ. Sau đó, cần phải hạn chế sự thờ ơ do kiêu ngạo và tự phụ. Như Gioan đã mở ra những con đường trong sa mạc, bạn và tôi chỉ ra những viễn cảnh hy vọng, ngay trong những bối cảnh hiện sinh đầy gian khổ của thế giới vốn đang bị đánh dấu bởi những thất bại này đến những thất bại khác!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con đang ở đâu? Liệu Chúa đã được sinh ra trong con? Xin đưa con ‘về từ chốn lưu đày’ nếu con đang bị đày ải ở đâu đó!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Trở nên một người bạn
Lm. Minh Anh
14:26 10/12/2023
TRỞ NÊN MỘT NGƯỜI BẠN
“Không tìm được lối đem người ấy vào, họ lên mái nhà, dỡ ngói ra, thả người ấy cùng với cái giường xuống ngay chính giữa, trước mặt Chúa Giêsu”.
Phillips Brooks, một giáo sĩ rất bận rộn. Khi ông sắp qua đời, một bạn trẻ viết thư hỏi bí quyết về sự thanh thản của ông. Brooks hồi âm, “Càng về chiều, tôi càng xác tín, những ngày cuối đời là những ngày bình an, viên mãn nhất. Đó là một sự hiểu biết sâu sắc, chân thật hơn về tình yêu đối với Chúa Giêsu. Tôi không thể diễn tả; nhưng Ngài ở đây, biết tôi và tôi biết Ngài, một điều thực nhất trên thế giới; và mỗi ngày, nó càng thực hơn! Tôi tự hỏi, hiểu biết này sẽ phát triển đến mức nào nếu những ngày này cứ kéo dài? Vì Ngài đã thực sự trở nên một người bạn của tôi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ngài đã thực sự trở nên một người bạn của tôi!”. Tin Mừng hôm nay mời chúng ta nhìn vào những người bạn của kẻ bất toại; đồng thời, chiêm ngắm ‘Giêsu’, người bạn của tất cả những ai muốn có Ngài là bạn. Để đến lượt họ, ‘trở nên một người bạn!’.
“Không tìm được lối đem người ấy vào”, các bạn của người bất toại đưa ra một quyết định không thể táo bạo hơn. Họ là một phần của phép lạ! Không có họ, chưa chắc phép lạ đã xảy ra. Đó là những ‘nghệ sĩ’ đầy lòng tin đã cống hiến ‘một màn diễn’ ngoạn mục cho Tin Mừng! Chúa Giêsu không thể lờ đi ‘chiếc võng ru người’ đong đưa trên đầu Ngài, sừng sững trước mặt Ngài. Tin Mừng nói, “Thấy họ có lòng tin”. Ngài đánh giá cao cái họ có, ‘lòng tin’ của những người bạn và của chính người bệnh. Mùa Vọng, mùa ‘trở nên một người bạn’ đầy lòng tin! Thật thú vị, ‘trở nên một người bạn’ đầy lòng tin là phép lạ thực sự của Mùa Vọng, còn hơn cả được chữa lành!
Bài đọc Isaia hôm nay nói, “Hãy làm cho những bàn tay rã rời nên mạnh mẽ, cho những đầu gối bủn rủn được vững vàng… Thiên Chúa của anh em đây rồi!”. Những lời đầy khích lệ này một lần nữa được lặp lại trong Thánh Vịnh đáp ca, “Kìa Thiên Chúa chúng ta đến cứu chúng ta!”. Mùa Vọng, mùa bạn và tôi đến với những tâm hồn xao xuyến, nói với họ rằng, “Chính Chúa sẽ đến cứu anh em!”. Và cách tốt nhất, nhanh nhất để làm điều này là đưa họ đến với “Giêsu Thánh Lộ”, như cách nói của Isaia. Có Giêsu, “sa mạc sẽ mừng vui, đồng khô sẽ hoan hỷ”; vì lẽ, Ngài là “mạch suối vọt lên nơi hoang địa” linh hồn, là “sông chảy nơi đồng vắng” lòng người; với Ngài, “người mù sẽ thấy, người điếc sẽ nghe, và người què sẽ nhảy nhót như nai!”.
Anh Chị em,
“Ngài đã thực sự ‘trở nên một người bạn’ của tôi!”. Không chỉ là một người bạn, “Giêsu” còn là Đấng giải thoát. Mùa Vọng, mùa nhắc nhở chúng ta, Ngài là “Một Người Bạn Cứu Độ”, và là một người bạn lý tưởng cho tất cả những ai muốn ‘trở nên một người bạn’. Trên các bàn thờ, Ngài đang tiếp tục ‘trở nên một người bạn’ hiến thân cho kẻ mình yêu, cách riêng cho những ai muốn bắt chước Ngài để hiến thân phục vụ tha nhân. Thế giới đang rất bất an, bao người đang rã rời, bủn rủn. Hơn bao giờ hết, bạn và tôi được mời gọi trở nên những ‘Giêsu khác’, ra đi khơi niềm cảm hứng, thắp lên hy vọng cho bao tâm hồn trong môi trường mình.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ước gì ngày sống của con cũng viên mãn và bình an khi có Chúa là bạn; hầu con thực sự luôn ‘trở nên một người bạn’ cho tất cả những ai đang lẻ loi, trống vắng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Không tìm được lối đem người ấy vào, họ lên mái nhà, dỡ ngói ra, thả người ấy cùng với cái giường xuống ngay chính giữa, trước mặt Chúa Giêsu”.
Phillips Brooks, một giáo sĩ rất bận rộn. Khi ông sắp qua đời, một bạn trẻ viết thư hỏi bí quyết về sự thanh thản của ông. Brooks hồi âm, “Càng về chiều, tôi càng xác tín, những ngày cuối đời là những ngày bình an, viên mãn nhất. Đó là một sự hiểu biết sâu sắc, chân thật hơn về tình yêu đối với Chúa Giêsu. Tôi không thể diễn tả; nhưng Ngài ở đây, biết tôi và tôi biết Ngài, một điều thực nhất trên thế giới; và mỗi ngày, nó càng thực hơn! Tôi tự hỏi, hiểu biết này sẽ phát triển đến mức nào nếu những ngày này cứ kéo dài? Vì Ngài đã thực sự trở nên một người bạn của tôi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ngài đã thực sự trở nên một người bạn của tôi!”. Tin Mừng hôm nay mời chúng ta nhìn vào những người bạn của kẻ bất toại; đồng thời, chiêm ngắm ‘Giêsu’, người bạn của tất cả những ai muốn có Ngài là bạn. Để đến lượt họ, ‘trở nên một người bạn!’.
“Không tìm được lối đem người ấy vào”, các bạn của người bất toại đưa ra một quyết định không thể táo bạo hơn. Họ là một phần của phép lạ! Không có họ, chưa chắc phép lạ đã xảy ra. Đó là những ‘nghệ sĩ’ đầy lòng tin đã cống hiến ‘một màn diễn’ ngoạn mục cho Tin Mừng! Chúa Giêsu không thể lờ đi ‘chiếc võng ru người’ đong đưa trên đầu Ngài, sừng sững trước mặt Ngài. Tin Mừng nói, “Thấy họ có lòng tin”. Ngài đánh giá cao cái họ có, ‘lòng tin’ của những người bạn và của chính người bệnh. Mùa Vọng, mùa ‘trở nên một người bạn’ đầy lòng tin! Thật thú vị, ‘trở nên một người bạn’ đầy lòng tin là phép lạ thực sự của Mùa Vọng, còn hơn cả được chữa lành!
Bài đọc Isaia hôm nay nói, “Hãy làm cho những bàn tay rã rời nên mạnh mẽ, cho những đầu gối bủn rủn được vững vàng… Thiên Chúa của anh em đây rồi!”. Những lời đầy khích lệ này một lần nữa được lặp lại trong Thánh Vịnh đáp ca, “Kìa Thiên Chúa chúng ta đến cứu chúng ta!”. Mùa Vọng, mùa bạn và tôi đến với những tâm hồn xao xuyến, nói với họ rằng, “Chính Chúa sẽ đến cứu anh em!”. Và cách tốt nhất, nhanh nhất để làm điều này là đưa họ đến với “Giêsu Thánh Lộ”, như cách nói của Isaia. Có Giêsu, “sa mạc sẽ mừng vui, đồng khô sẽ hoan hỷ”; vì lẽ, Ngài là “mạch suối vọt lên nơi hoang địa” linh hồn, là “sông chảy nơi đồng vắng” lòng người; với Ngài, “người mù sẽ thấy, người điếc sẽ nghe, và người què sẽ nhảy nhót như nai!”.
Anh Chị em,
“Ngài đã thực sự ‘trở nên một người bạn’ của tôi!”. Không chỉ là một người bạn, “Giêsu” còn là Đấng giải thoát. Mùa Vọng, mùa nhắc nhở chúng ta, Ngài là “Một Người Bạn Cứu Độ”, và là một người bạn lý tưởng cho tất cả những ai muốn ‘trở nên một người bạn’. Trên các bàn thờ, Ngài đang tiếp tục ‘trở nên một người bạn’ hiến thân cho kẻ mình yêu, cách riêng cho những ai muốn bắt chước Ngài để hiến thân phục vụ tha nhân. Thế giới đang rất bất an, bao người đang rã rời, bủn rủn. Hơn bao giờ hết, bạn và tôi được mời gọi trở nên những ‘Giêsu khác’, ra đi khơi niềm cảm hứng, thắp lên hy vọng cho bao tâm hồn trong môi trường mình.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ước gì ngày sống của con cũng viên mãn và bình an khi có Chúa là bạn; hầu con thực sự luôn ‘trở nên một người bạn’ cho tất cả những ai đang lẻ loi, trống vắng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thay đổi nội quy mật nghị là chuyện từng xảy ra trước đây
Vũ Văn An
14:08 10/12/2023
John L. Allen Jr.,ngày 10 tháng 12 năm 2023, có bài viết về tin đồn Đức Phanxicô sẽ thay đổi nội qui bầu Giáo Hoàng với ý hướng cho phép giáo dân tham dự hoặc trước hoặc ngay trong diễn trình bỏ phiếu.
Theo Allen, H.L. Mencken từng có câu nói nổi tiếng rằng tình yêu cũng giống như chiến tranh, dễ bắt đầu nhưng rất khó dừng lại. Nếu Mencken thực hiện công việc báo chí của mình trong thời đại Internet, ông ấy có thể đã thêm tin đồn vào danh sách đó, những tin đồn ngày nay nổi tiếng là dễ dàng được đưa vào lưu hành và hầu như không thể dập tắt một khi chúng ở trong thinh không kỹ thuật số.
Điều đó có thể giúp giải thích tại sao, mặc dù có hai sự phủ nhận riêng biệt về cường độ ngày càng gia tăng, vẫn tiếp tục có đồ đoán rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giao nhiệm vụ cho một Hồng Y kỳ cựu người Ý và luật sư giáo luật chuẩn bị thay đổi các quy tắc điều hành cuộc bầu cử giáo hoàng tiếp theo, bao gồm cả khả thể có sự tham gia của giáo dân, trước hoặc ngay cả trong việc bỏ phiếu.
Hôm thứ Sáu, nhà báo kỳ cựu người Ý Massimo Franco đã đăng một bài tiểu luận trên tờ báo quốc gia, Corriere della Sera, với tiêu đề đầy khiêu khích, “Tài liệu ma quái ‘thay đổi’ Mật nghị viện: Những lời phủ nhận và căng thẳng. Giả thuyết về một cuộc tấn công chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô.”
Franco dẫn lời Đức Hồng Y Gianfranco Ghirlanda, chuyên gia giáo luật có tên tuổi liên quan đến những tin đồn về những thay đổi trong mật nghị, về cơ bản đã đưa ra một lời phủ nhận thẳng thừng: “Việc tôi đang chuẩn bị một tài liệu về mật nghị là dối trá,” vị Hồng Y 81 tuổi nói thế. “Việc tôi gặp Đức Giáo Hoàng để thảo luận về vấn đề này là sai sự thật. Thực tế là tôi không biết gì cả và cũng chưa bao giờ được hỏi ý kiến. Tôi không liên quan. Nếu có thứ gì đó đang được chuẩn bị ở nơi khác thì tôi không biết.”
Lưu ý rằng các báo cáo ban đầu đến từ hai trang tin tức Công Giáo bảo thủ của Mỹ, Franco coi tình huống này là một phản ảnh khác về một giáo hội phân cực. Ông trích dẫn một nhân vật giấu tên mà ông mô tả là “rất thân thiết với Đức Phanxicô”, người đã tố cáo những tin đồn là “sự thiếu trung thực của bất cứ ai đưa ra những lời dối trá như vậy nhằm làm mất uy tín của Đức Thánh Cha”, coi đó là “hành động của Kẻ ác muốn chia rẽ Giáo Hội với những lời dối trá.”
Như Franco đã lưu ý một cách đúng đắn, trong lập luận của người Công Giáo, việc cầu khẩn ma quỷ [kẻ ác] tương đương với việc phát ra âm thanh báo động lớn nhất mà bạn có.
Mặc dù không nghi ngờ gì rằng có sự chia rẽ sâu sắc trong Công Giáo, nhưng điều chưa rõ ràng ngay lập tức là làm thế nào những báo cáo này, cụ thể là, sẽ dẫn đến một cuộc “tấn công” vào Đức Phanxicô, vì, nếu có, chúng dường như khiến những người ngưỡng mộ nhiệt thành nhất của ngài vui mừng.
Rốt cuộc, họ không gợi ý bất cứ hành vi tham nhũng, lạm dụng quyền lực hay dị giáo tín lý nào, và về mặt chính trị mà nói, nhận thức rằng Đức Phanxicô có thể đang cân nhắc việc lôi kéo giáo dân vào tiến trình mật nghị bầu Giáo Hoàng – gần như bất kể điều gì cuối cùng xảy ra – có thể giúp ích cho giáo hoàng ít nhất cũng bằng với việc nó gây thương tổn.
Nói cách khác, nếu đây là một cuộc tấn công thì nó có vẻ khá chệch mục tiêu.
Trong khi chúng ta chờ xem mọi thứ diễn ra như thế nào, có ba bối cảnh khác đáng lưu ý.
Đầu tiên, như Allen đã lưu ý trước đây, ở một khía cạnh nào đó, điều đáng ngạc nhiên là Đức Phanxicô vẫn chưa ban hành một bộ quy tắc mật nghị mới. Ba trong số bốn vị tiền nhiệm của ngài đã ban hành các quy định riêng của họ về việc bầu cử giáo hoàng, và lý do duy nhất khiến Giáo hoàng Gioan Phaolô I không làm như vậy là vì ngài không ở đủ lâu trong chức vụ. Chúng ta biết ngài dự định làm như vậy, bởi vì ngài đã thảo luận vấn đề này với nhà báo người Ý Gian Franco Svidercoschi, bao gồm cả khả thể đưa các chủ tịch hội đồng giám mục vào số các cử tri.
(Franco thực sự đã trích dẫn bài viết của Crux trong đó Allen đã đưa ra quan điểm đó, đồng thời nói thêm rằng “tin rằng những tiền lệ này đủ để ngăn chặn các cuộc tấn công chỉ là ảo tưởng,” và tất nhiên là ông ấy đúng – trong Giáo hội, cũng như mọi nơi khác, các sự kiện hiếm khi cản trở một cuộc chiến đấu tốt.)
Thứ hai, nếu Đức Phanxicô ra sắc lệnh rằng những người không phải là Hồng Y có thể tham gia vào cuộc bầu cử giáo hoàng tiếp theo, thì điều đó có thể bị coi là một vấn đề lớn, nhưng không hẳn chưa từng có chuyện này.
Chúng ta có thể bắt đầu với thực tế là việc sử dụng thuật ngữ “Hồng Y” đầu tiên để chỉ một giáo sĩ của thành phố Rome có từ thế kỷ thứ sáu, điều đó có nghĩa là các Hồng Y không có vai trò gì trong việc lựa chọn giáo hoàng trong ít nhất 500 năm. Mãi đến năm 1059, cơ quan bầu cử mới chỉ giới hạn ở các Hồng Y, và thậm chí sau đó, những người không phải Hồng Y thỉnh thoảng cũng đã bỏ phiếu.
Thí dụ, vào năm 1417, một mật nghị đã diễn ra trong Công đồng Constance nhằm hàn gắn một cuộc ly giáo liên quan đến ba đối thủ tranh giành chức giáo hoàng. Để tạo ra một kết quả rõ ràng mà mọi người đều có thể đồng ý, cơ quan bầu cử bao gồm 23 Hồng Y và 30 đại diện của năm quốc gia có đại diện tại hội đồng, đó là Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha.
Những đại biểu không phải Hồng Y đó là các giáo sĩ, bao gồm các giám mục, bề trên tôn giáo và phó tế, mặc dù một số phó tế đó về cơ bản là những chức vụ danh dự, hoạt động như thành viên của xã hội giáo dân, chẳng hạn như luật sư, chính trị gia và giáo sư đại học.
(Như chú thích cuối trang, một trong những đại biểu đại diện cho Ý là Pandolfo Malatesta, lúc đó là phó tế từ Bologna. Ông cũng là họ hàng của Sigismondo Pandolfo Malatesta, một người cai trị thành Rimini, người sẽ trở thành nạn nhân duy nhất trong lịch sử Giáo hội của một “cuộc phong thánh trong địa ngục”, có nghĩa là một lời tuyên bố không thể sai lầm của một giáo hoàng rằng một linh hồn sẽ phải xuống địa ngục. Tuy nhiên, đó là một câu chuyện dành cho lúc khác.)
Kết quả là vào năm 1417, các Hồng Y không những không có độc quyền bầu chọn giáo hoàng mà thậm chí họ còn không chiếm đa số. Vì vậy, đừng nói rằng nó chưa từng xảy ra trước đây.
Về việc giáo dân tham gia mật nghị, cần nhắc lại rằng trong những thế kỷ đầu của Giáo hội, tất cả các giám mục, kể cả Giám mục Rôma, đều được lựa chọn bởi sự đồng thuận của hàng giáo sĩ và giáo dân trong giáo phận.
Theo thời gian, thông lệ đó đã thay đổi, nhưng ngay cả trong những thời đại sau này, các quốc vương thế tục ở châu Âu vẫn tuyên bố (và thực hiện) quyền phủ quyết các ứng cử viên giáo hoàng, quyền này được gọi là Jus exclussivae[quyền loại trừ].
Mặc dù quyền đó chưa bao giờ được chính thức công nhận trong luật của Giáo hội, và trong nhiều thế kỷ, nhiều giáo hoàng đã ban hành các sắc lệnh tìm cách hạn chế hoặc bãi bỏ nó, “quyền loại trừ” vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến đầu thế kỷ 20, khi Hoàng đế Franz Joseph của xứ Wales Áo đã ngăn chặn thành công cuộc bầu cử Hồng Y người Ý Mariano Rampolla vào năm 1903, trong một mật nghị bầu chọn Hồng Y Giuseppe Sarto làm Giáo hoàng Piô X.
Nói cách khác, khó có chuyện giáo dân chưa bao giờ có tiếng nói trong việc lựa chọn giáo hoàng, ngay cả khi giáo dân tham gia gần đây nhất thuộc loại khá hiếm.
Tóm lại: Có thể Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang dự tính thay đổi các quy định của mật nghị bầu Giáo Hoàng, có thể không. (Mặc dù nếu đúng như vậy thì rõ ràng ngài không thảo luận vấn đề đó với Đức Hồng Y Ghirlanda.)
Nhưng ngay cả khi chúng ta coi các báo cáo gần đây hoàn toàn theo giá trị bề ngoài, thì không có báo cáo nào trong số đó thực sự mới lạ – bởi vì với một Giáo hội có hơn 2,000 năm lịch sử, hầu như mọi thứ và điều ngược lại đều đã xảy ra ít nhất một lần.
Đức Thánh Cha phát biểu trong buổi đọc kinh Truyền Tin: Cam kết về nhân quyền không bao giờ ngừng nghỉ!
Thanh Quảng sdb
16:39 10/12/2023
Đức Thánh Cha phát biểu trong buổi đọc kinh “Truyền Tin”: Cam kết về nhân quyền không bao giờ ngừng nghỉ!
Sau Kinh Truyền Tin vào Chúa nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ tới lễ kỷ niệm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và cầu nguyện cho tất cả những nạn nhân của chiến tranh.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Hôm Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đánh dấu kỷ niệm 75 năm ngày ký Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, ĐTC nói: “Cam kết này giống như một kế hoạch tổng thể, nhiều bước đã được thực hiện, nhiều bước vẫn cần phải được thực hiện, và thật không may, đôi khi, những bước thụt lùi lại được thực hiện.”
“Cam kết về nhân quyền không bao giờ ngừng nghỉ!” và ngài nói thêm rằng ngài gần gũi với tất cả những người làm việc và đấu tranh để bảo vệ nhân quyền trong những tình huống cụ thể của cuộc sống hàng ngày.
Hy vọng hòa bình ở Nam Kavkaz
Trong bài phát biểu sau khi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật, Đức Thánh Cha bày tỏ niềm vui trước việc trả tự do cho các tù nhân Armenia và Azerbaijan. “Tôi rất hy vọng vào dấu hiệu tích cực này giữa các nhóm người Armenia và Azerbaijan, vì hòa bình ở Nam Caucasus,” Đức Thánh Cha nói, đồng thời khuyến khích cả hai quốc gia, cùng với các nhà lãnh đạo của họ, hãy ký kết một hiệp ước hòa bình “càng sớm càng tốt”.
Thực hiện các bước cụ thể vì hòa bình
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục cầu nguyện cho tất cả các dân tộc đang phải chịu đau khổ vì chiến tranh. ĐTC nói: “Chúng ta đang hướng tới Lễ Giáng sinh, với sự nâng đỡ của Chúa, chúng ta có thể thực hiện được những bước cụ thể cho hòa bình!” Trong khi thừa nhận những khó khăn trong việc giải quyết các xung đột có nguồn gốc lịch sử sâu xa, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người noi gương “những người nam nữ đã thể hiện một cách khôn ngoan và kiên tâm để chung sống hòa bình”.
Bảo vệ nhân quyền ở vùng chiến sự
Quay trở lại vấn đề nhân quyền, Đức Thánh Cha kêu gọi hãy bảo vệ người dân tầm thường, bệnh viện và nơi thờ phụng, giải thoát các con tin và đảm bảo viện trợ nhân đạo ở các khu vực xung đột.
Và ĐTC nói thêm: “Chúng ta đừng quên những người dân Ukraine, Palestine và Israel đang đau khổ vì chiến tranh!”
Cuối cùng, lúc Hội nghị Biến đổi Khí hậu COP28 sắp kết thúc ở Dubai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nguyện xin “để Hội nghị được kết quả tốt đẹp cho việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và bảo vệ người dân”.
Sau Kinh Truyền Tin vào Chúa nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ tới lễ kỷ niệm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và cầu nguyện cho tất cả những nạn nhân của chiến tranh.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Hôm Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đánh dấu kỷ niệm 75 năm ngày ký Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, ĐTC nói: “Cam kết này giống như một kế hoạch tổng thể, nhiều bước đã được thực hiện, nhiều bước vẫn cần phải được thực hiện, và thật không may, đôi khi, những bước thụt lùi lại được thực hiện.”
“Cam kết về nhân quyền không bao giờ ngừng nghỉ!” và ngài nói thêm rằng ngài gần gũi với tất cả những người làm việc và đấu tranh để bảo vệ nhân quyền trong những tình huống cụ thể của cuộc sống hàng ngày.
Hy vọng hòa bình ở Nam Kavkaz
Trong bài phát biểu sau khi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật, Đức Thánh Cha bày tỏ niềm vui trước việc trả tự do cho các tù nhân Armenia và Azerbaijan. “Tôi rất hy vọng vào dấu hiệu tích cực này giữa các nhóm người Armenia và Azerbaijan, vì hòa bình ở Nam Caucasus,” Đức Thánh Cha nói, đồng thời khuyến khích cả hai quốc gia, cùng với các nhà lãnh đạo của họ, hãy ký kết một hiệp ước hòa bình “càng sớm càng tốt”.
Thực hiện các bước cụ thể vì hòa bình
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục cầu nguyện cho tất cả các dân tộc đang phải chịu đau khổ vì chiến tranh. ĐTC nói: “Chúng ta đang hướng tới Lễ Giáng sinh, với sự nâng đỡ của Chúa, chúng ta có thể thực hiện được những bước cụ thể cho hòa bình!” Trong khi thừa nhận những khó khăn trong việc giải quyết các xung đột có nguồn gốc lịch sử sâu xa, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người noi gương “những người nam nữ đã thể hiện một cách khôn ngoan và kiên tâm để chung sống hòa bình”.
Bảo vệ nhân quyền ở vùng chiến sự
Quay trở lại vấn đề nhân quyền, Đức Thánh Cha kêu gọi hãy bảo vệ người dân tầm thường, bệnh viện và nơi thờ phụng, giải thoát các con tin và đảm bảo viện trợ nhân đạo ở các khu vực xung đột.
Và ĐTC nói thêm: “Chúng ta đừng quên những người dân Ukraine, Palestine và Israel đang đau khổ vì chiến tranh!”
Cuối cùng, lúc Hội nghị Biến đổi Khí hậu COP28 sắp kết thúc ở Dubai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nguyện xin “để Hội nghị được kết quả tốt đẹp cho việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và bảo vệ người dân”.
Đức Cha Nguyễn Anh Tuấn: Việt Nam khác Trung Quốc
Vũ Văn An
17:57 10/12/2023
Giorgio Bernardelli của AsiaNews vừa có bài tường thuật cuộc phỏng vấn Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Giám Mục Hà Tĩnh. Ngài nói về niềm vui của các tín hữu đối với lá thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sự mong đợi của họ về chuyến viếng thăm của ngài, tình liên đới mà các Kitô hữu thể hiện trong COID-19, tất cả những điều này đã thúc đẩy sự tự tin của họ. Việt Nam có thể là hình mẫu cho mối quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc? Điều này “sẽ không dễ dàng đối với Trung Quốc vì bối cảnh khác biệt”. Việt Nam muốn mở cửa với thế giới. Người Việt Nam có thể là “công dân tốt” cũng như “làm chứng cho Tin Mừng”.
Sau đây là nội dung bài viết của Bernardelli:
Trong số các đại biểu tham dự Thượng Hội đồng ở Vatican cách đây vài tuần, các giám mục Việt Nam nổi bật. Một trong số họ, Đức Giám Mục Luy (Louis) Nguyễn Anh Tuấn của Hà Tĩnh (miền bắc Việt Nam), cựu Giám Mục Phụ Tá của Thành phố Hồ Chí Minh, đã phát biểu với AsiaNews về tình hình hiện tại của Giáo hội tại Việt Nam, dưới ánh sáng của bức thư gần đây của Đức Giáo Hoàng Phan-xicô gửi tới Giáo Hội của ngài cách đây vài tuần.
Trong đó, lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng ngỏ lời trực tiếp với người Công Giáo Việt Nam, sau khi ký kết thỏa thuận với chính phủ mở đường cho sự hiện diện của đại diện thường trực của Tòa thánh tại nước này.
Đức Cha Anh Tuấn cho biết: “Mọi người rất vui mừng khi nhận được lá thư này của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đây là lần đầu tiên ngài nói chuyện trực tiếp với các tín hữu. Bây giờ họ đang chờ đón ngài tại Việt Nam. Bức thư là một dấu hiệu của điều này. Ngoài ra, ngài còn nói, ‘nếu tôi không đi, Đức Gi-oan XXIV chắc chắn sẽ đi’.”
“Chúng tôi đã chờ đợi Đức Giáo Hoàng từ lâu; chúng tôi đã muốn mời ngài trong vài năm. Bây giờ tôi nghĩ chính phủ cũng muốn có chuyến thăm này, ngay cả khi nó (lời mời) vẫn chưa được ban hành chính thức”.
Đối với Đức Giám Mục Tuấn, bầu không khí Giáo hội tại Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây. Ngài giải thích: “Nhóm làm việc chung giữa Vatican và các đại diện chính phủ đã làm việc với sự kiên nhẫn tuyệt vời”.
“Chuyến thăm Vatican gần đây của Chủ tịch Nước với việc ký kết thỏa thuận về sự hiện diện của đại diện thường trực của Tòa thánh tại Hà Nội là một bước quan trọng. Chúng tôi mong đợi nó sẽ giúp các hoạt động mục vụ của chúng tôi phát triển.
“Trong những năm gần đây, chúng tôi đã được dành cho nhiều tự do hơn. Và tôi phải nói rằng sự kiện đau buồn của đại dịch đã là cơ hội để phát triển, đặc biệt là ở Sài Gòn (TP.HCM), nơi bị ảnh hưởng rất nặng nề.
“Nhiều linh mục, nữ tu và giáo dân đã làm rất nhiều việc để giúp đỡ các nạn nhân và chính phủ đã ghi nhận sự đóng góp này. Niềm tin vào chúng tôi đã tăng lên. Và tôi nghĩ đó là cơ hội để làm chứng cho đức tin thông qua các hoạt động phúc lợi”.
Trong bức thư gửi người Công Giáo Việt Nam, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi người Công Giáo Việt Nam hãy trở thành “Kitô hữu tốt và công dân tốt”, điều mà ngài cũng ngỏ với người Công Giáo Trung Quốc trong chuyến thăm Mông Cổ. “Đây là những lời nói mà chính phủ chúng tôi đánh giá rất cao”, vị giáo phẩm Việt Nam nói.
“Không chỉ người Công Giáo, mà mọi người Việt Nam đều phải là một công dân tốt. Đối với chúng tôi, đây cũng là một cách làm chứng cho Tin Mừng. Trở thành công dân tốt ở Việt Nam ngày nay là làm môn đệ tốt của Chúa Kitô.”
Nhưng liệu con đường theo đuổi ở Việt Nam có thực sự là một hình mẫu cho mối quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc? “Chính Đức Giáo Hoàng đã nói [như thế] với người Trung Quốc,” Đức Giám Mục Anh Tuấn nói. “Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tình hình ở Trung Quốc rất khác so với ở Việt Nam.
"Trung Quốc là một nước rất lớn, chính phủ của họ mạnh và muốn kiểm soát. Mặt khác, Chính phủ Việt Nam cần thế giới, tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước khác trong lĩnh vực kinh tế. Họ muốn nói với thế giới rằng Việt Nam ngày nay là một đất nước cởi mở và tin tưởng người Công Giáo.
“Đó không phải là trường hợp ở Trung Quốc ngày nay. Hai đại biểu (Trung Quốc) đến dự Thượng Hội đồng phải xin phép chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng người Việt Nam chúng tôi thì không: chúng tôi có thể tự do đi lại.
“Cho đến vài năm trước, điều này không xảy ra với chúng tôi, nhưng bây giờ chúng tôi có thể di chuyển tự do. Đây là một sự khác biệt cơ bản. Do đó, Đức Giáo Hoàng đã chỉ ra chúng tôi như một hình mẫu, nhưng sẽ không dễ để Trung Quốc noi theo ngài vì bối cảnh khác biệt”.
Sự phát triển ở một đất nước như Việt Nam vẫn là một thách thức rộng mở. Đức Giám Mục giải thích: “Khoảng cách giữa các thành phố lớn và khu vực nông thôn là rất rộng. Trong giáo phận của tôi, tôi thấy những người trẻ rời tới Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, cũng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, thậm chí cả Hoa Kỳ và Châu Âu nơi họ có thể kiếm sống.
“Chúng ta cũng phải tính đến điều này khi xem xét việc chăm sóc mục vụ. Chúng ta hãy giáo dục những người trẻ về đức tin như một kiến thức thiêng liêng mà họ có thể mang theo bất cứ nơi đâu trong tương lai. Nhưng Giáo hội chúng ta vẫn đang tìm kiếm giải pháp để chăm sóc mục vụ cho họ. Chúng ta cần phải làm việc nhiều hơn với các Giáo hội ở các quốc gia nơi đến – đây cũng là một khía cạnh của Giáo hội đồng nghị.
“Bất cứ nơi nào người Công Giáo Việt Nam quy tụ lại thành một cộng đồng, họ sống đức tin một cách sống động; nhiều người xác nhận điều này. Chúng tôi đang cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách cử các nhà truyền giáo đi cùng họ để làm việc không chỉ với người Việt Nam mà còn phục vụ các Giáo hội địa phương nơi họ định cư”.
“Thừa tác vụ ad vitam [phục vụ sự sống]” sở dĩ khả hữu cũng nhờ sự kiện là ở Việt Nam có nhiều ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến. Đây là dấu hiệu cho thấy sức sống của Giáo hội Việt Nam.
“Năm ngoái,” vị giáo phẩm lưu ý, “chúng tôi có 105 ứng viên cho chủng viện trong giáo phận của tôi, nhưng chúng tôi chỉ có thể nhận 30. Một số giám mục gửi những ứng viên mà họ không thể tiếp nhận đến các quốc gia khác như New Zealand hay Úc. Ơn gọi vẫn còn nhiều, nhất là ở nông thôn và thành thị.
“Người ta có thể coi xu hướng này là một vấn đề xã hội. Ở những vùng nghèo nhất, các gia đình Công Giáo sùng đạo hơn. Nhưng tôi nhìn vào ý nghĩa thiêng liêng của nó: đó là nơi Chúa mời gọi chúng ta phục vụ Nước Thiên Chúa. Suy cho cùng, Chúa Giêsu đã nói trong Tin Mừng: 'Phúc cho những ai nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của các bạn'.”
Church Documents
Thúy Nga 10 Dec 2023
VietCatholic Media
03:11 10/12/2023
1. Kinh cầu hòa bình của Đức Thánh Cha lên Mẹ Thiên Chúa
Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cầu Mẹ Thiên Chúa: “Giải thoát chúng con khỏi bạo lực, lau khô nước mắt của các phụ nữ và các bà mẹ, bảo vệ những người đang bị đè nén vì bất công, nghèo đói, chiến tranh”. Ngài đặc biệt cầu cho hòa bình tại Ukraine, Palestine và Israel đang ở trong vòng xoáy của bạo lực.
Đức Thánh Cha bày tỏ lời khẩn xin trên đây, trước tượng đài Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Quảng trường Tây Ban Nha ở Roma, chiều ngày 08 tháng Mười Hai vừa qua, trong cuộc kính viếng theo truyền thống.
Khi đến đây lúc quá 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã được ông Thị trưởng Gualtieri của Roma, Đức Hồng Y giám quản Angelo de Donatis và đông đảo các tín hữu, đón tiếp.
Sau khi đặt vòng hoa hồng màu trắng trước bệ chân tượng đài, Đức Thánh Cha đọc lời nguyện:
“Lạy Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm! Chúng con đến cùng Mẹ với tâm hồn bị phân chia giữa hy vọng và lo âu. Chúng con cần đến Mẹ, là Mẹ chúng con! Nhưng trước hết chúng con muốn cảm tạ Mẹ, vì trong thinh lặng, như lối sống của Mẹ, Mẹ canh giữ trên thành phố này, hôm nay đang dâng Mẹ những đóa hoa để biểu lộ lòng kính mến Mẹ. Trong thinh lặng, ngày và đêm, Mẹ canh giữ cho chúng con: trên các gia đình, với những vui mừng và âu lo - Mẹ biết rõ -; trên những nơi học hành và làm việc; trên các tổ chức và công sở; trên các bệnh viện và nhà thương; trên các nhà tù; trên những người sống trên đường phố, trên các giáo xứ và mọi cộng đoàn của Giáo hội tại Roma.
“Cảm tạ Mẹ vì sự hiện diện kín đáo và liên lỷ, mang lại cho chúng con an ủi và hy vọng.
“Lạy Mẹ, Mẹ biết chúng con cần đến Mẹ, vì Mẹ là Mẹ Vô Nhiễm. Bản thân Mẹ, chính sự hiện hữu của Me nhắc nhở chúng con rằng sự ác không có tiếng nói đầu tiên và cuối cùng; định mệnh của chúng con không phải là sự chết nhưng là sự sống, không phải là oán thù nhưng là tình huynh đệ, không phải là xung đột nhưng là hòa hợp, không phải là chiến tranh nhưng là hòa bình.
“Khi nhìn Mẹ, chúng con cảm thấy được củng cố trong niềm tin nhiều khi bị những bị thử thách cam go vì các biến cố. Và Mẹ, hướng mắt từ bi nhìn tất cả các dân tộc đang bị đè nén vì bất công và nghèo đói, bị thử thách vì chiến tranh, dân tộc Ukraine và dân tộc Palestine, bị hút trở lại trong vòng xoáy của bạo lực.
“Ngày hôm nay, lạy Mẹ thánh, chúng con mang đến đây, dưới cái nhìn của Mẹ, bao nhiêu bà mẹ đang đau khổ, như đã xảy ra cho Mẹ. Những bà mẹ khóc con bị giết vì chiến tranh và khủng bố. Những bà mẹ nhìn các con ra đi trong hành trình tuyệt vọng. Và cả những bà mẹ đang tìm cách gỡ các nút nghiện ngập, những bà mẹ đang canh thức con bị bệnh tật lâu dài và cam go.
“Ngày hôm nay, lạy Mẹ, chúng con đang cần Mẹ như một phụ nữ để phó thác cho Mẹ tất cả các bà mẹ đã chịu đau khổ vì bạo lực và những bà mẹ còn là nạn nhân của bạo lực, tại thành phố này, ở Ý và các nơi trên thế giới. Mẹ biết từng người trong họ, biết khuôn mặt của họ. Chúng con xin Mẹ lau khô nước mặt của họ và của những người thân yêu của họ.
“Và xin Mẹ giúp chúng con thực hiện một con đường giáo dục và thanh tẩy, nhìn nhận và chống lại bạo lực tiềm ẩn trong tâm trí chúng con, và xin Thiên Chúa giải thoát cho họ. Lạy Mẹ, xin tỏ cho chúng con một lần nữa con đường hoán cải, vì không có hòa bình nếu không có tha thứ và không có tha thứ nếu không có thống hối. Thế giới thay đổi nếu con tim thay đổi; và mỗi người phải nói: bắt đầu từ con tim tôi. Nhưng con tim nhân loại chỉ có Thiên Chúa mới có thể thay đổi bằng ơn thánh của Ngài: ơn thánh mà trong đó Mẹ được tràn đầy ngay từ giây phút đầu tiên. Ơn thánh của Đức Giêsu, Chúa chúng con, Đấng mà Mẹ đã sinh ra trong thể xác, đã chết và sống lại vì chúng con và Mẹ luôn chỉ cho chúng con. Chúa là ơn cứu độ, cho mỗi người và toàn thế giới.
“Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến! Xin cho nước Chúa trị đến, nước tình thương, công lý và hòa bình! Amen.
Kính viếng Đền thờ Đức Bà Cả
Trước khi đến Quảng trường Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Đền thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma. Đây là lần thứ 115 ngài kính viếng tại đây và lần này ngài dâng kính Mẹ Thiên Chúa cành hoa hồng vàng đặt giữa hai bình hoa hồng trắng trước ảnh Đức Mẹ.
Trước khi rời Quảng trường Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha còn đến gần chào thăm anh chị em bệnh nhân ngồi trên xe lăn được những người thiện nguyện thuộc tổ chức Unitalsi săn sóc.
2. Cựu thư ký của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI làm tân Sứ thần tại Maroc
Hôm mùng 08 tháng Mười Hai vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Alfred Xuereb làm tân Sứ thần Tòa Thánh tại Vương quốc Maroc.
Đức Tổng Giám Mục Xuereb người Malta, năm nay 65 tuổi (1958), từng phục vụ tại Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh, trước khi được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI chọn làm thư ký thứ hai của ngài từ năm 2007, phụ tá cho Đức ông Gaeswein người Đức. Sau đó ngài tiếp tục nhiệm vụ này với Đức Thánh Cha Phanxicô trong thời gian ngắn trước khi được bổ nhiệm tổng thư ký Bộ kinh tế của Tòa Thánh vào năm 2014.
Bốn năm sau đó, Đức ông Xuereb được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Sứ thần Tòa Thánh tại Nam Hàn và Mông Cổ. Nay ngài được chuyển sang làm Sứ thần Tòa Thánh tại Vương quốc Maroc. Trong số gần 34 triệu dân cư tại đây, hầu hết theo Hồi giáo và chỉ có 1%, khoảng 30.000 tín hữu Công Giáo. Tuy bé nhỏ, nhưng Công Giáo tại đây cũng có một vị Hồng Y là Cristobal Lopez Romero, Dòng Don Bosco, Tổng giám mục Giáo phận Rabat.
3. Công Giáo Ukraine Đông phương bị Nga cấm hoạt động
Nhà cầm quyền tại miền Zaporizhia, mạn đông của Ukraine bị Nga xâm lược, đã ra lệnh cấm các hoạt động của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, cũng như Hội Hiệp sĩ Colombo và Caritas dấn thân phục vụ xã hội tại miền này.
Ban thông tin của Giáo hội này cho biết nhà cầm quyền ở Zaporizhizia, - một miền rộng hơn 10.000 cây số vuông, giáp giới với Nga, và có khoảng một triệu 600.000 dân cư trước chiến tranh, - viện cớ rằng có những “chất nổ và võ khí được tích chứa trong các cơ sở tôn giáo và những nhà phụ cận, cũng như vì các hoạt động của Công Giáo Ukraine Đông phương vi phạm luật lệ về tôn giáo và các tổ chức công cộng của Liên bang Nga”. Cụ thể là vì các giáo dân Công Giáo đã tham gia cuộc nổi loạn và các cuộc biểu tình chống Nga trong tháng Ba và tháng Tư năm ngoái (2022), phân phát các truyền đơn xách động vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga, sự tích cực tham gia của các cộng đoàn Công Giáo Ukraine Đông phương vào các hoạt động của những tổ chức cực đoàn và tuyên truyền tân quốc xã...”
Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương nói thêm rằng ngoài việc cấm các hoạt động trên đây, nhà cầm quyền Nga xâm lược lãnh thổ Ukraine cũng ra lệnh:
- chuyển giao các động sản và bất động sản cũng như các khu đất của Giáo Hội Công Giáo Ukraine cho chính quyền quân sự và dân sự tại miền Zaporizhizia.
- chấm dứt việc ghi danh các cộng đoàn Công Giáo Ukraine Đông phương tại miền này;
- cấm những người giữ các vai trò lãnh đạo và hành chánh trong Giáo hội này không được nhận ghi danh cc tổ chức công cộng và tôn giáo tại miền Zaporizhizia;
Ngoài ra, nhà cầm quyền cũng cấm các hoạt động của các tổ chức bác ái như hiệp sĩ Colombo, và các tổ chức Caritas từ Canada, Mỹ, Ba Lan, Cộng hòa Tiệp, Caritas Donetsk và Caritas Melitopol.
Qua thông cáo trên đây, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương kêu gọi các tổ chức tôn giáo quốc tế hãy làm tất cả những gì có thể để bảo đảm tự do tôn giáo tại những lãnh thổ của Ukraine bị tạm chiếm.
Giáo Hội Công Giáo Ukraine có khoảng 5 triệu người trên thế giới, trong số này có hơn bốn triệu ở Ukraine. Ngoài Giáo hội này, tại Ukraine còn có khoảng 800.000 tín hữu Công Giáo Latinh.
Đức Thánh Cha Phanxicô khẩn cầu Mẹ Thiên Chúa: “Giải thoát chúng con khỏi bạo lực, lau khô nước mắt của các phụ nữ và các bà mẹ, bảo vệ những người đang bị đè nén vì bất công, nghèo đói, chiến tranh”. Ngài đặc biệt cầu cho hòa bình tại Ukraine, Palestine và Israel đang ở trong vòng xoáy của bạo lực.
Đức Thánh Cha bày tỏ lời khẩn xin trên đây, trước tượng đài Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Quảng trường Tây Ban Nha ở Roma, chiều ngày 08 tháng Mười Hai vừa qua, trong cuộc kính viếng theo truyền thống.
Khi đến đây lúc quá 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã được ông Thị trưởng Gualtieri của Roma, Đức Hồng Y giám quản Angelo de Donatis và đông đảo các tín hữu, đón tiếp.
Sau khi đặt vòng hoa hồng màu trắng trước bệ chân tượng đài, Đức Thánh Cha đọc lời nguyện:
“Lạy Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm! Chúng con đến cùng Mẹ với tâm hồn bị phân chia giữa hy vọng và lo âu. Chúng con cần đến Mẹ, là Mẹ chúng con! Nhưng trước hết chúng con muốn cảm tạ Mẹ, vì trong thinh lặng, như lối sống của Mẹ, Mẹ canh giữ trên thành phố này, hôm nay đang dâng Mẹ những đóa hoa để biểu lộ lòng kính mến Mẹ. Trong thinh lặng, ngày và đêm, Mẹ canh giữ cho chúng con: trên các gia đình, với những vui mừng và âu lo - Mẹ biết rõ -; trên những nơi học hành và làm việc; trên các tổ chức và công sở; trên các bệnh viện và nhà thương; trên các nhà tù; trên những người sống trên đường phố, trên các giáo xứ và mọi cộng đoàn của Giáo hội tại Roma.
“Cảm tạ Mẹ vì sự hiện diện kín đáo và liên lỷ, mang lại cho chúng con an ủi và hy vọng.
“Lạy Mẹ, Mẹ biết chúng con cần đến Mẹ, vì Mẹ là Mẹ Vô Nhiễm. Bản thân Mẹ, chính sự hiện hữu của Me nhắc nhở chúng con rằng sự ác không có tiếng nói đầu tiên và cuối cùng; định mệnh của chúng con không phải là sự chết nhưng là sự sống, không phải là oán thù nhưng là tình huynh đệ, không phải là xung đột nhưng là hòa hợp, không phải là chiến tranh nhưng là hòa bình.
“Khi nhìn Mẹ, chúng con cảm thấy được củng cố trong niềm tin nhiều khi bị những bị thử thách cam go vì các biến cố. Và Mẹ, hướng mắt từ bi nhìn tất cả các dân tộc đang bị đè nén vì bất công và nghèo đói, bị thử thách vì chiến tranh, dân tộc Ukraine và dân tộc Palestine, bị hút trở lại trong vòng xoáy của bạo lực.
“Ngày hôm nay, lạy Mẹ thánh, chúng con mang đến đây, dưới cái nhìn của Mẹ, bao nhiêu bà mẹ đang đau khổ, như đã xảy ra cho Mẹ. Những bà mẹ khóc con bị giết vì chiến tranh và khủng bố. Những bà mẹ nhìn các con ra đi trong hành trình tuyệt vọng. Và cả những bà mẹ đang tìm cách gỡ các nút nghiện ngập, những bà mẹ đang canh thức con bị bệnh tật lâu dài và cam go.
“Ngày hôm nay, lạy Mẹ, chúng con đang cần Mẹ như một phụ nữ để phó thác cho Mẹ tất cả các bà mẹ đã chịu đau khổ vì bạo lực và những bà mẹ còn là nạn nhân của bạo lực, tại thành phố này, ở Ý và các nơi trên thế giới. Mẹ biết từng người trong họ, biết khuôn mặt của họ. Chúng con xin Mẹ lau khô nước mặt của họ và của những người thân yêu của họ.
“Và xin Mẹ giúp chúng con thực hiện một con đường giáo dục và thanh tẩy, nhìn nhận và chống lại bạo lực tiềm ẩn trong tâm trí chúng con, và xin Thiên Chúa giải thoát cho họ. Lạy Mẹ, xin tỏ cho chúng con một lần nữa con đường hoán cải, vì không có hòa bình nếu không có tha thứ và không có tha thứ nếu không có thống hối. Thế giới thay đổi nếu con tim thay đổi; và mỗi người phải nói: bắt đầu từ con tim tôi. Nhưng con tim nhân loại chỉ có Thiên Chúa mới có thể thay đổi bằng ơn thánh của Ngài: ơn thánh mà trong đó Mẹ được tràn đầy ngay từ giây phút đầu tiên. Ơn thánh của Đức Giêsu, Chúa chúng con, Đấng mà Mẹ đã sinh ra trong thể xác, đã chết và sống lại vì chúng con và Mẹ luôn chỉ cho chúng con. Chúa là ơn cứu độ, cho mỗi người và toàn thế giới.
“Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến! Xin cho nước Chúa trị đến, nước tình thương, công lý và hòa bình! Amen.
Kính viếng Đền thờ Đức Bà Cả
Trước khi đến Quảng trường Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Đền thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma. Đây là lần thứ 115 ngài kính viếng tại đây và lần này ngài dâng kính Mẹ Thiên Chúa cành hoa hồng vàng đặt giữa hai bình hoa hồng trắng trước ảnh Đức Mẹ.
Trước khi rời Quảng trường Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha còn đến gần chào thăm anh chị em bệnh nhân ngồi trên xe lăn được những người thiện nguyện thuộc tổ chức Unitalsi săn sóc.
2. Cựu thư ký của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI làm tân Sứ thần tại Maroc
Hôm mùng 08 tháng Mười Hai vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Alfred Xuereb làm tân Sứ thần Tòa Thánh tại Vương quốc Maroc.
Đức Tổng Giám Mục Xuereb người Malta, năm nay 65 tuổi (1958), từng phục vụ tại Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh, trước khi được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI chọn làm thư ký thứ hai của ngài từ năm 2007, phụ tá cho Đức ông Gaeswein người Đức. Sau đó ngài tiếp tục nhiệm vụ này với Đức Thánh Cha Phanxicô trong thời gian ngắn trước khi được bổ nhiệm tổng thư ký Bộ kinh tế của Tòa Thánh vào năm 2014.
Bốn năm sau đó, Đức ông Xuereb được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Sứ thần Tòa Thánh tại Nam Hàn và Mông Cổ. Nay ngài được chuyển sang làm Sứ thần Tòa Thánh tại Vương quốc Maroc. Trong số gần 34 triệu dân cư tại đây, hầu hết theo Hồi giáo và chỉ có 1%, khoảng 30.000 tín hữu Công Giáo. Tuy bé nhỏ, nhưng Công Giáo tại đây cũng có một vị Hồng Y là Cristobal Lopez Romero, Dòng Don Bosco, Tổng giám mục Giáo phận Rabat.
3. Công Giáo Ukraine Đông phương bị Nga cấm hoạt động
Nhà cầm quyền tại miền Zaporizhia, mạn đông của Ukraine bị Nga xâm lược, đã ra lệnh cấm các hoạt động của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, cũng như Hội Hiệp sĩ Colombo và Caritas dấn thân phục vụ xã hội tại miền này.
Ban thông tin của Giáo hội này cho biết nhà cầm quyền ở Zaporizhizia, - một miền rộng hơn 10.000 cây số vuông, giáp giới với Nga, và có khoảng một triệu 600.000 dân cư trước chiến tranh, - viện cớ rằng có những “chất nổ và võ khí được tích chứa trong các cơ sở tôn giáo và những nhà phụ cận, cũng như vì các hoạt động của Công Giáo Ukraine Đông phương vi phạm luật lệ về tôn giáo và các tổ chức công cộng của Liên bang Nga”. Cụ thể là vì các giáo dân Công Giáo đã tham gia cuộc nổi loạn và các cuộc biểu tình chống Nga trong tháng Ba và tháng Tư năm ngoái (2022), phân phát các truyền đơn xách động vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga, sự tích cực tham gia của các cộng đoàn Công Giáo Ukraine Đông phương vào các hoạt động của những tổ chức cực đoàn và tuyên truyền tân quốc xã...”
Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương nói thêm rằng ngoài việc cấm các hoạt động trên đây, nhà cầm quyền Nga xâm lược lãnh thổ Ukraine cũng ra lệnh:
- chuyển giao các động sản và bất động sản cũng như các khu đất của Giáo Hội Công Giáo Ukraine cho chính quyền quân sự và dân sự tại miền Zaporizhizia.
- chấm dứt việc ghi danh các cộng đoàn Công Giáo Ukraine Đông phương tại miền này;
- cấm những người giữ các vai trò lãnh đạo và hành chánh trong Giáo hội này không được nhận ghi danh cc tổ chức công cộng và tôn giáo tại miền Zaporizhizia;
Ngoài ra, nhà cầm quyền cũng cấm các hoạt động của các tổ chức bác ái như hiệp sĩ Colombo, và các tổ chức Caritas từ Canada, Mỹ, Ba Lan, Cộng hòa Tiệp, Caritas Donetsk và Caritas Melitopol.
Qua thông cáo trên đây, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương kêu gọi các tổ chức tôn giáo quốc tế hãy làm tất cả những gì có thể để bảo đảm tự do tôn giáo tại những lãnh thổ của Ukraine bị tạm chiếm.
Giáo Hội Công Giáo Ukraine có khoảng 5 triệu người trên thế giới, trong số này có hơn bốn triệu ở Ukraine. Ngoài Giáo hội này, tại Ukraine còn có khoảng 800.000 tín hữu Công Giáo Latinh.
Thu Trinh News 11 Dec 2023
VietCatholic Media
22:14 10/12/2023
1. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến làn sóng tấn công lớn do không quân Nga tiến hành nhằm vào Kyiv và miền trung Ukraine vào đêm 7/12. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh
Vào đêm ngày 7 tháng 12 năm 2023, Không quân Nga đã tiến hành một đợt tấn công lớn nhằm vào Kyiv và miền trung Ukraine bằng cách sử dụng phi đội máy bay ném bom hạng nặng của mình, lần đầu tiên kể từ ngày 21 tháng 9 năm 2023.
Những chiếc máy bay này, rất có thể là Tu-95 BEAR H, có khả năng đã phóng ít nhất 16 hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không từ khu vực hoạt động điển hình của chúng trên Biển Caspian.
Các hỏa tiễn rất có thể là AS-23a KODIAK, là các hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không hàng đầu của Nga. Nga gần như chắc chắn đã dự trữ những hỏa tiễn này để sử dụng trong chiến dịch mùa đông.
Đây có lẽ là sự khởi đầu cho một chiến dịch phối hợp chặt chẽ hơn của Nga nhằm làm suy giảm cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Tuy nhiên, các báo cáo ban đầu cho thấy phần lớn số hỏa tiễn này đã bị phòng không Ukraine đánh chặn thành công.
Mặc dù có ít nhất một thường dân thiệt mạng nhưng thiệt hại hiện tại dường như là rất nhỏ.
2. Cuộc chiến của Nga với Ukraine “là một cuộc chiến chống lại nhân quyền trên toàn thế giới”
Ủy viên nhân quyền của quốc hội Ukraine, Dmytro Lubinets, đã nói rằng cuộc chiến của Nga với Ukraine “là một cuộc chiến chống lại nhân quyền trên toàn thế giới”.
Ông cho biết:
Sự vi phạm nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, cũng như luật nhân đạo quốc tế mà Nga gây ra ở Ukraine, đe dọa hoạt động đúng đắn của hệ thống nhân quyền quốc tế.
Cuộc chiến do Nga phát động chống lại đất nước chúng tôi là cuộc chiến chống lại nhân quyền trên toàn thế giới.
3. Tư Lệnh quân đội Đức e rằng chiến tranh trực tiếp với Nga là khó tránh
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Ally Fears Russian Invasion and Possible 'Defensive' War”, nghĩa là “Đồng minh NATO lo ngại cuộc xâm lược của Nga và chiến tranh 'phòng thủ' có thể xảy ra.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh
Carsten Breuer, Tư Lệnh quân đội Đức, quốc gia hàng đầu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, nói với truyền thông Đức hôm thứ Bảy rằng ông lo ngại Nga có thể xâm lược Đức và một cuộc chiến tranh “phòng thủ” là có khả năng rất cao.
Đã gần hai năm kể từ khi Nga tiến hành cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Trong vài tuần qua, quân đội Nga đã phát động một cuộc tấn công lớn nhằm vào Avdiivka, một thị trấn ở vùng Donetsk phía đông Ukraine mà Mạc Tư Khoa cũng tuyên bố là lãnh thổ của mình.. Nó diễn ra sau một cuộc phản công lớn của Ukraine trong mùa hè và mùa thu. Kyiv đã giành lại được một số lãnh thổ, nhưng đã thất bại trong mục tiêu lớn hơn là tiến tới Hắc Hải, cắt đứt cây cầu đất liền của Nga với Crimea, khu vực mà Putin đã sáp nhập vào năm 2014.
Đức là đồng minh mạnh mẽ của Ukraine trong cuộc chiến đang diễn ra với Nga. Vào tháng 10, Bộ Quốc phòng nước này đã công bố gói hỗ trợ mới cho Kyiv trị giá khoảng 1,1 tỷ Mỹ Kim để mua vũ khí, phương tiện và phòng không.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung, Tướng Breuer, Tổng Tư Lệnh quân đội Đức, cho biết ông lo ngại về việc Nga đang “tái trang bị vũ khí vào thời điểm hiện tại”.
Ông nói thêm rằng Đức sẽ phải làm quen với khả năng “một ngày nào đó chúng ta có thể phải tiến hành một cuộc chiến tranh phòng thủ”.
Breuer cũng được hỏi liệu quân đội Đức có khả năng chống lại một cuộc tấn công của Nga vào NATO, mà Đức là một thành viên hay không, nếu Nga chiến thắng ở Ukraine. Breuer nói: “Đúng thế. Chấm hết. Chúng ta không có lựa chọn thay thế. Chúng ta có thể tự bảo vệ mình và chúng ta sẽ tự bảo vệ mình”.
Tuy nhiên, Breuer thừa nhận rằng quân đội Đức có những thiếu sót trong việc phòng thủ quốc gia và liên minh NATO sau khi tập trung vào quản lý khủng hoảng quốc tế trong nhiều năm.
Ông nói: “Bây giờ chúng ta thấy lực lượng vũ trang của Đức vẫn chưa được trang bị đầy đủ cho việc này”, đồng thời cho biết thêm rằng có “những cơ cấu đưa ra các quyết định nhanh chóng và có những mục tiêu gần như không thể thực hiện được”.
Vào tháng 10, nhà tuyên truyền truyền hình nhà nước Nga Vladimir Solovyov đã đe dọa trên chương trình của mình rằng nước Đức cuối cùng sẽ tồn tại “dưới lá cờ Nga”.
Solovyov chỉ trích Đức vì đã tăng số lượng hàng tiếp tế gửi đến Ukraine và nói: “Vì vậy, chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Chúng ta sẽ hoàn thành, chúng ta sẽ chiếm Berlin một lần nữa và lần này chúng ta sẽ không rời đi “.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Solovyov đã phát tán thông tin sai lệch từ Điện Cẩm Linh và viết trên trang web của Bộ này vào năm ngoái một danh sách xác định những nhân vật nổi tiếng liên quan đến hoạt động tuyên truyền của Nga rằng Solovyov “có thể là nhà tuyên truyền tích cực nhất của Điện Cẩm Linh hiện nay”.
Hiện NATO có 31 thành viên, trong đó có 29 nước Âu Châu, Mỹ và Canada. Ukraine đã và đang trong quá trình gia nhập kể từ trước khi bị Nga xâm lược.
NATO cho biết họ không thể coi Nga là thành viên vì “các chính sách và hành động thù địch” của nước này. Liên minh quân sự cũng cho biết họ “hoàn toàn ủng hộ” quyền tự vệ của Ukraine và lên án “cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo và bất hợp pháp của Nga chống lại Ukraine”.
Ngay từ đầu cuộc chiến Nga-Ukraine, Putin đã nhiều lần nói rằng việc mở rộng về phía đông của NATO là lý do khiến ông phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến làn sóng tấn công lớn do không quân Nga tiến hành nhằm vào Kyiv và miền trung Ukraine vào đêm 7/12. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh
Vào đêm ngày 7 tháng 12 năm 2023, Không quân Nga đã tiến hành một đợt tấn công lớn nhằm vào Kyiv và miền trung Ukraine bằng cách sử dụng phi đội máy bay ném bom hạng nặng của mình, lần đầu tiên kể từ ngày 21 tháng 9 năm 2023.
Những chiếc máy bay này, rất có thể là Tu-95 BEAR H, có khả năng đã phóng ít nhất 16 hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không từ khu vực hoạt động điển hình của chúng trên Biển Caspian.
Các hỏa tiễn rất có thể là AS-23a KODIAK, là các hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không hàng đầu của Nga. Nga gần như chắc chắn đã dự trữ những hỏa tiễn này để sử dụng trong chiến dịch mùa đông.
Đây có lẽ là sự khởi đầu cho một chiến dịch phối hợp chặt chẽ hơn của Nga nhằm làm suy giảm cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Tuy nhiên, các báo cáo ban đầu cho thấy phần lớn số hỏa tiễn này đã bị phòng không Ukraine đánh chặn thành công.
Mặc dù có ít nhất một thường dân thiệt mạng nhưng thiệt hại hiện tại dường như là rất nhỏ.
2. Cuộc chiến của Nga với Ukraine “là một cuộc chiến chống lại nhân quyền trên toàn thế giới”
Ủy viên nhân quyền của quốc hội Ukraine, Dmytro Lubinets, đã nói rằng cuộc chiến của Nga với Ukraine “là một cuộc chiến chống lại nhân quyền trên toàn thế giới”.
Ông cho biết:
Sự vi phạm nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, cũng như luật nhân đạo quốc tế mà Nga gây ra ở Ukraine, đe dọa hoạt động đúng đắn của hệ thống nhân quyền quốc tế.
Cuộc chiến do Nga phát động chống lại đất nước chúng tôi là cuộc chiến chống lại nhân quyền trên toàn thế giới.
3. Tư Lệnh quân đội Đức e rằng chiến tranh trực tiếp với Nga là khó tránh
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Ally Fears Russian Invasion and Possible 'Defensive' War”, nghĩa là “Đồng minh NATO lo ngại cuộc xâm lược của Nga và chiến tranh 'phòng thủ' có thể xảy ra.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh
Carsten Breuer, Tư Lệnh quân đội Đức, quốc gia hàng đầu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, nói với truyền thông Đức hôm thứ Bảy rằng ông lo ngại Nga có thể xâm lược Đức và một cuộc chiến tranh “phòng thủ” là có khả năng rất cao.
Đã gần hai năm kể từ khi Nga tiến hành cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Trong vài tuần qua, quân đội Nga đã phát động một cuộc tấn công lớn nhằm vào Avdiivka, một thị trấn ở vùng Donetsk phía đông Ukraine mà Mạc Tư Khoa cũng tuyên bố là lãnh thổ của mình.. Nó diễn ra sau một cuộc phản công lớn của Ukraine trong mùa hè và mùa thu. Kyiv đã giành lại được một số lãnh thổ, nhưng đã thất bại trong mục tiêu lớn hơn là tiến tới Hắc Hải, cắt đứt cây cầu đất liền của Nga với Crimea, khu vực mà Putin đã sáp nhập vào năm 2014.
Đức là đồng minh mạnh mẽ của Ukraine trong cuộc chiến đang diễn ra với Nga. Vào tháng 10, Bộ Quốc phòng nước này đã công bố gói hỗ trợ mới cho Kyiv trị giá khoảng 1,1 tỷ Mỹ Kim để mua vũ khí, phương tiện và phòng không.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung, Tướng Breuer, Tổng Tư Lệnh quân đội Đức, cho biết ông lo ngại về việc Nga đang “tái trang bị vũ khí vào thời điểm hiện tại”.
Ông nói thêm rằng Đức sẽ phải làm quen với khả năng “một ngày nào đó chúng ta có thể phải tiến hành một cuộc chiến tranh phòng thủ”.
Breuer cũng được hỏi liệu quân đội Đức có khả năng chống lại một cuộc tấn công của Nga vào NATO, mà Đức là một thành viên hay không, nếu Nga chiến thắng ở Ukraine. Breuer nói: “Đúng thế. Chấm hết. Chúng ta không có lựa chọn thay thế. Chúng ta có thể tự bảo vệ mình và chúng ta sẽ tự bảo vệ mình”.
Tuy nhiên, Breuer thừa nhận rằng quân đội Đức có những thiếu sót trong việc phòng thủ quốc gia và liên minh NATO sau khi tập trung vào quản lý khủng hoảng quốc tế trong nhiều năm.
Ông nói: “Bây giờ chúng ta thấy lực lượng vũ trang của Đức vẫn chưa được trang bị đầy đủ cho việc này”, đồng thời cho biết thêm rằng có “những cơ cấu đưa ra các quyết định nhanh chóng và có những mục tiêu gần như không thể thực hiện được”.
Vào tháng 10, nhà tuyên truyền truyền hình nhà nước Nga Vladimir Solovyov đã đe dọa trên chương trình của mình rằng nước Đức cuối cùng sẽ tồn tại “dưới lá cờ Nga”.
Solovyov chỉ trích Đức vì đã tăng số lượng hàng tiếp tế gửi đến Ukraine và nói: “Vì vậy, chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Chúng ta sẽ hoàn thành, chúng ta sẽ chiếm Berlin một lần nữa và lần này chúng ta sẽ không rời đi “.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Solovyov đã phát tán thông tin sai lệch từ Điện Cẩm Linh và viết trên trang web của Bộ này vào năm ngoái một danh sách xác định những nhân vật nổi tiếng liên quan đến hoạt động tuyên truyền của Nga rằng Solovyov “có thể là nhà tuyên truyền tích cực nhất của Điện Cẩm Linh hiện nay”.
Hiện NATO có 31 thành viên, trong đó có 29 nước Âu Châu, Mỹ và Canada. Ukraine đã và đang trong quá trình gia nhập kể từ trước khi bị Nga xâm lược.
NATO cho biết họ không thể coi Nga là thành viên vì “các chính sách và hành động thù địch” của nước này. Liên minh quân sự cũng cho biết họ “hoàn toàn ủng hộ” quyền tự vệ của Ukraine và lên án “cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo và bất hợp pháp của Nga chống lại Ukraine”.
Ngay từ đầu cuộc chiến Nga-Ukraine, Putin đã nhiều lần nói rằng việc mở rộng về phía đông của NATO là lý do khiến ông phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Ánh Tuyết News 11 Dec 2023
VietCatholic Media
22:53 10/12/2023
Đồng minh của Putin, Sergei Lavrov, cảnh báo 'sự thống trị thế giới của phương Tây sẽ sớm kết thúc' trong một luận điệu đe dọa đáng ngại.
Ngoại trưởng Nga đưa ra cảnh báo lạnh lùng đối với phương Tây, tuyên bố “500 năm thống trị thế giới” của phương Tây sắp kết thúc; và nhấn mạnh rằng chiến tranh đang 'củng cố' nước Nga. Ông ta đưa ra lập trường trên trong bối cảnh Nga đã mất hơn 300.000 quân.
Trong bài phát biểu được phát trực tuyến hôm Chúa Nhật 10 Tháng Mười Hai, tại Qatar, Sergei Lavrov, người thân cận với Putin, đã ví cuộc chiến ở Ukraine với những trận chiến trong quá khứ của Nga với quân đội của Hitler và Napoléon - và nói rằng đất nước của ông giờ đây mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Người đàn ông 73 tuổi, người đang bị Anh và Liên Hiệp Âu Châu trừng phạt, đã mô tả cuộc xâm lược của Putin vào Ukraine là “cuộc chiến tranh hỗn hợp” mà phương Tây đang tiến hành chống lại Nga nhằm “hủy bỏ văn hóa”.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga đang giúp Nga thịnh vượng hơn bao giờ hết. Cũng một giọng điệu thách thức và phi thực tế như thế, Lavrov tuyên bố phương Tây sẽ sớm thấy Nga ngày càng hùng mạnh hơn nhờ cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Ông ta tuyên bố như trên bất kể một thực tại là trong 2 tháng qua, bắt đầu từ ngày 10 Tháng Mười, quân Nga đã tấn công thị trấn Avdiivka, thiệt mất gần một nửa trong số 40.000 quân tung vào chiến trường này mà vẫn chưa chiếm được Avdiivka, một thị trấn chỉ rộng bằng 1 phần 10 của Thủ Đức.
Lavrov nói: “Đầu thế kỷ 19, Napoléon đã tập hợp gần như toàn bộ Âu Châu để tấn công Nga và chúng tôi đã đánh bại ông ta và chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn sau cuộc xâm lược đó.”
“Vào giữa thế kỷ trước, Hitler cũng làm như vậy. Ông đặt dưới quyền chỉ huy của mình hầu hết các nước Âu Châu để phát động cuộc chiến chống lại Nga. Ông ta cũng bị đánh bại và chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn sau cuộc chiến đó.”
“Và kết quả của cuộc chiến do Hoa Kỳ phát động bằng cách sử dụng Ukraine chống lại Nga đã được nhìn thấy rồi… nhân tiện, kết quả chính đối với chúng tôi và những người khác, những người sẽ cảm nhận được kết quả sau này rằng Nga đã trở nên mạnh hơn rất nhiều so với trước đây.”
“Và điều này sẽ xảy ra sau khi chiến tranh kết thúc.”
Khi được hỏi về khả năng ngừng bắn hoặc hòa bình giữa các nước tham chiến, ông Lavrov nói rằng “tùy thuộc vào người Ukraine nhận ra rằng họ đã lún sâu đến mức nào trong cái hố mà người Mỹ đã đặt họ vào”.
Ông nói thêm: “Bạn sẽ phải gọi cho ông Zelenskiy vì cách đây một năm rưỡi, ông ấy đã ký sắc lệnh cấm mọi cuộc đàm phán với Putin.”
Cuộc phỏng vấn bùng nổ của Lavrov với Al Jazeera diễn ra sau khi Hoa Kỳ hôm thứ Sáu phủ quyết một đề xuất của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức trong cuộc chiến giữa Israel và nhóm chiến binh Palestine Hamas.
Đề cập đến cuộc xung đột Israel-Hamas, Lavrov nói: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố nhằm vào Israel vào ngày 7 tháng 10.”
“Đồng thời, chúng tôi không tin rằng việc sử dụng sự kiện này để trừng phạt tập thể hàng triệu người dân Palestine bằng việc pháo kích bừa bãi là điều có thể chấp nhận được.”
Ông nói rằng để có được “sự tạm dừng nhân đạo” ở Gaza “cần phải có một số hình thức giám sát trên thực địa”.
Trong khi đó, cựu tổng thống Nga và người thân cận của Putin, Dmitry Medvedev, đã dự đoán “những dòng sông máu mới sẽ chảy” và tuyên bố rằng thế giới chưa từng tiến gần đến Thế chiến thứ ba hạt nhân kể từ cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba năm 1962.
Ông chỉ trích những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm buộc Quốc hội Mỹ phê duyệt thêm hỗ trợ quân sự cho Ukraine và nói: “Chưa bao giờ họ moi tiền nhiều đến vậy cho một quốc gia nhỏ như Ukraine đang trong quá trình sụp đổ.”
“Chưa bao giờ họ moi tiền một cách mạnh mẽ và trắng trợn như vậy cho một đất nước đã công khai làm hư hỏng Tổng thống hiện tại của Hoa Kỳ và các thành viên trong gia đình ông ấy.”
Người ta hiểu rằng tuyên bố cuối cùng có liên quan đến cáo buộc về các giao dịch kinh doanh mờ ám liên quan đến Hunter, con trai của Tổng thống Joe Biden, ở Kyiv.
Ngoại trưởng Nga đưa ra cảnh báo lạnh lùng đối với phương Tây, tuyên bố “500 năm thống trị thế giới” của phương Tây sắp kết thúc; và nhấn mạnh rằng chiến tranh đang 'củng cố' nước Nga. Ông ta đưa ra lập trường trên trong bối cảnh Nga đã mất hơn 300.000 quân.
Trong bài phát biểu được phát trực tuyến hôm Chúa Nhật 10 Tháng Mười Hai, tại Qatar, Sergei Lavrov, người thân cận với Putin, đã ví cuộc chiến ở Ukraine với những trận chiến trong quá khứ của Nga với quân đội của Hitler và Napoléon - và nói rằng đất nước của ông giờ đây mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Người đàn ông 73 tuổi, người đang bị Anh và Liên Hiệp Âu Châu trừng phạt, đã mô tả cuộc xâm lược của Putin vào Ukraine là “cuộc chiến tranh hỗn hợp” mà phương Tây đang tiến hành chống lại Nga nhằm “hủy bỏ văn hóa”.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga đang giúp Nga thịnh vượng hơn bao giờ hết. Cũng một giọng điệu thách thức và phi thực tế như thế, Lavrov tuyên bố phương Tây sẽ sớm thấy Nga ngày càng hùng mạnh hơn nhờ cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Ông ta tuyên bố như trên bất kể một thực tại là trong 2 tháng qua, bắt đầu từ ngày 10 Tháng Mười, quân Nga đã tấn công thị trấn Avdiivka, thiệt mất gần một nửa trong số 40.000 quân tung vào chiến trường này mà vẫn chưa chiếm được Avdiivka, một thị trấn chỉ rộng bằng 1 phần 10 của Thủ Đức.
Lavrov nói: “Đầu thế kỷ 19, Napoléon đã tập hợp gần như toàn bộ Âu Châu để tấn công Nga và chúng tôi đã đánh bại ông ta và chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn sau cuộc xâm lược đó.”
“Vào giữa thế kỷ trước, Hitler cũng làm như vậy. Ông đặt dưới quyền chỉ huy của mình hầu hết các nước Âu Châu để phát động cuộc chiến chống lại Nga. Ông ta cũng bị đánh bại và chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn sau cuộc chiến đó.”
“Và kết quả của cuộc chiến do Hoa Kỳ phát động bằng cách sử dụng Ukraine chống lại Nga đã được nhìn thấy rồi… nhân tiện, kết quả chính đối với chúng tôi và những người khác, những người sẽ cảm nhận được kết quả sau này rằng Nga đã trở nên mạnh hơn rất nhiều so với trước đây.”
“Và điều này sẽ xảy ra sau khi chiến tranh kết thúc.”
Khi được hỏi về khả năng ngừng bắn hoặc hòa bình giữa các nước tham chiến, ông Lavrov nói rằng “tùy thuộc vào người Ukraine nhận ra rằng họ đã lún sâu đến mức nào trong cái hố mà người Mỹ đã đặt họ vào”.
Ông nói thêm: “Bạn sẽ phải gọi cho ông Zelenskiy vì cách đây một năm rưỡi, ông ấy đã ký sắc lệnh cấm mọi cuộc đàm phán với Putin.”
Cuộc phỏng vấn bùng nổ của Lavrov với Al Jazeera diễn ra sau khi Hoa Kỳ hôm thứ Sáu phủ quyết một đề xuất của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức trong cuộc chiến giữa Israel và nhóm chiến binh Palestine Hamas.
Đề cập đến cuộc xung đột Israel-Hamas, Lavrov nói: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố nhằm vào Israel vào ngày 7 tháng 10.”
“Đồng thời, chúng tôi không tin rằng việc sử dụng sự kiện này để trừng phạt tập thể hàng triệu người dân Palestine bằng việc pháo kích bừa bãi là điều có thể chấp nhận được.”
Ông nói rằng để có được “sự tạm dừng nhân đạo” ở Gaza “cần phải có một số hình thức giám sát trên thực địa”.
Trong khi đó, cựu tổng thống Nga và người thân cận của Putin, Dmitry Medvedev, đã dự đoán “những dòng sông máu mới sẽ chảy” và tuyên bố rằng thế giới chưa từng tiến gần đến Thế chiến thứ ba hạt nhân kể từ cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba năm 1962.
Ông chỉ trích những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm buộc Quốc hội Mỹ phê duyệt thêm hỗ trợ quân sự cho Ukraine và nói: “Chưa bao giờ họ moi tiền nhiều đến vậy cho một quốc gia nhỏ như Ukraine đang trong quá trình sụp đổ.”
“Chưa bao giờ họ moi tiền một cách mạnh mẽ và trắng trợn như vậy cho một đất nước đã công khai làm hư hỏng Tổng thống hiện tại của Hoa Kỳ và các thành viên trong gia đình ông ấy.”
Người ta hiểu rằng tuyên bố cuối cùng có liên quan đến cáo buộc về các giao dịch kinh doanh mờ ám liên quan đến Hunter, con trai của Tổng thống Joe Biden, ở Kyiv.
VietCatholic TV
Gerasimov vừa nướng 11.000 quân Nga. Đức thề sát cánh với Ukraine đến cùng. Trò kệch cỡm của Putin
VietCatholic Media
02:24 10/12/2023
1. Săn tìm một chiến thắng để làm hài lòng Putin, các Tướng Nga nướng 11.000 quân trong tháng qua
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Maps Show Battles Russia Lost 11,000 Troops Last Month”, nghĩa là “Bản đồ Ukraine cho thấy các trận chiến Nga mất 11.000 quân vào tháng qua.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một quan chức Ukraine hôm thứ Sáu cho biết lực lượng Nga đã mất 11.000 quân nhân trên khắp các chiến tuyến ở miền đông Ukraine trong tháng 11.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết tổn thất của Nga xảy ra theo hướng Kupiansk, một thành phố thuộc vùng Kharkiv của Ukraine, và các thành phố Lyman và Bakhmut ở vùng Donetsk, đặc biệt là tại thị trấn Avdiivka.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington DC, hôm thứ Năm đã công bố các bản đồ cho thấy những tiến bộ của Nga và Ukraine trong khu vực.
Các lực lượng Nga đã tăng cường các cuộc tấn công xung quanh các thành phố phía đông khi thời tiết mùa đông đến, cố gắng đạt được tiến bộ trước thông báo dự kiến của Tổng thống Vladimir Putin rằng ông sẽ tái tranh cử vào năm 2024.
ISW hôm thứ Năm đánh giá rằng Mạc Tư Khoa có thể phải chịu tổn thất trên toàn bộ mặt trận ở Ukraine với tốc độ gần bằng tốc độ mà Nga hiện đang xây dựng lực lượng mới.
Nhịp độ hoạt động theo các hướng Kupiansk, Lyman và Bakhmut hiện thấp hơn so với hướng ở thị trấn Avdiivka phía đông Donetsk.
Tổ chức nghiên cứu cho biết: “Những tổn thất được báo cáo này cho thấy tỷ lệ thương vong của Nga ở khu vực Avdiivka có thể còn cao hơn do nhịp độ hoạt động ở đó cao hơn”.
Các quan chức quốc phòng Anh cho rằng tổn thất nặng nề của Mạc Tư Khoa phần lớn là do cuộc tấn công của Nga nhằm vào Avdiivka.
Một cuộc điều tra chung của Ban tiếng Nga của BBC và hãng tin độc lập Mediazona của Nga ngày 17/11 đã xác định được tên của 37.052 quân nhân Nga đã thiệt mạng trong cuộc chiến ở Ukraine trên các cáo phó. Họ cho rằng con số thiệt hại thực tế cao hơn rất nhiều con số nêu trong cuộc điều tra. Đăng cáo phó chỉ thịnh hành ở các thành phố của Nga. Ở các vùng xa xôi như Siberia chẳng ai đăng cáo phó. Nhưng những nơi xa xôi như thế lại là những nơi có nhiều thanh niên chết vì cuộc xâm lược của Putin nhất.
Bản thân Nga hiếm khi công bố số liệu về tổn thất quân đội. Vào tháng 9 năm 2022, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết chỉ có 5.937 binh sĩ Mạc Tư Khoa đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một bản cập nhật tình báo ngày 27/11 rằng sáu tuần qua có thể đã chứng kiến tỷ lệ thương vong của Nga trong cuộc chiến ở mức cao nhất cho đến nay.
“Trong suốt tháng 11 năm 2023, thương vong của Nga, theo báo cáo của Bộ Tổng tham mưu Ukraine, đang ở mức trung bình hàng ngày là 931 người mỗi ngày”, đồng thời lưu ý rằng tổn thất nặng nề phần lớn là do cuộc tấn công của Nga nhằm vào Avdiivka.
ISW cho biết thương vong cao của Nga có thể sẽ ngăn cản lực lượng Nga bổ sung và tái thiết đầy đủ các đơn vị hiện có ở Ukraine cũng như hình thành lực lượng dự bị chiến lược và hoạt động mới nếu nỗ lực xây dựng lực lượng của Nga tiếp tục với tốc độ hiện tại trong khi quân đội Nga tiếp tục hoạt động.
Viện nghiên cứu cho biết: “Nga dường như có thể tiếp tục chấp nhận những tổn thất đó và giải quyết tốt những tổn thất đó với những tân binh mới”.
2. Đệ nhất phu nhân Ukraine cảnh báo người Ukraine gặp 'nguy hiểm chết người' nếu không có viện trợ nước ngoài
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, đệ nhất phu nhân Ukraine, Olena Zelenska, đã cảnh báo rằng người Ukraine đang gặp “nguy hiểm chết người” nếu các nước phương Tây không tiếp tục hỗ trợ tài chính.
Zelenska đưa ra nhận xét này một ngày sau khi các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa ở Mỹ chặn một dự luật viện trợ quan trọng có thể cung cấp hỗ trợ trị giá hơn 60 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine.
Zelenska nói với BBC rằng việc viện trợ chậm lại là một “mối nguy hiểm chết người” đối với đất nước của cô:
Chúng tôi thực sự cần sự giúp đỡ. Nói một cách đơn giản, chúng tôi không thể cảm thấy mệt mỏi với tình trạng này, bởi vì nếu làm vậy, chúng tôi sẽ chết. Và nếu thế giới mệt mỏi, họ sẽ để chúng tôi chết.
Chúng tôi rất đau lòng khi thấy những dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng giúp đỡ nhiệt tình có thể phai nhạt. Đó là một vấn đề sống còn đối với chúng tôi. Vì vậy, thật đau lòng khi thấy điều đó.
Tòa Bạch Ốc đã cảnh báo rằng quỹ của Mỹ dành cho Ukraine có thể sớm cạn kiệt.
Vương quốc Anh cũng đang kêu gọi các chính trị gia ở Washington DC đồng ý về một thỏa thuận cho Ukraine. Ngoại trưởng Anh David Cameron cho biết trong chuyến thăm Washington tuần này rằng Mỹ là “trụ cột” của liên minh phương Tây ủng hộ cuộc chiến của Ukraine chống lại Nga.
3. Putin tuyên bố tranh cử tổng thống năm 2024 trong một hành động hết sức kệch cỡm và lố bịch
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Announces 2024 Presidential Run at Behest of Soldiers”, nghĩa là “Putin tuyên bố tranh cử tổng thống năm 2024 thể theo lời yêu cầu của các binh sĩ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Putin hôm thứ Sáu tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử vào năm 2024.
Ông ta đưa ra thông báo này trong một sự kiện ở Điện Cẩm Linh sau khi Artem Zhoga, chỉ huy Tiểu đoàn Sparta, một nhóm vũ trang của Nga hoạt động ở miền đông Ukraine, yêu cầu Putin tranh cử Tổng thống, nhật báo Kommersant của Nga đưa tin.
“Vâng, tôi sẽ làm vậy,” Putin trả lời.
Putin đã trao huy chương Sao vàng cho các Anh hùng nước Nga vào đêm trước Ngày Anh hùng Tổ quốc tại Sảnh đường St. George của Cung điện Grand của Điện Cẩm Linh ở Mạc Tư Khoa.
Putin, 71 tuổi, người nắm quyền từ năm 2000, từ lâu đã được dự đoán sẽ tuyên bố tranh cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa. Sau những thay đổi hiến pháp do nhà lãnh đạo Nga dàn dựng trước cuộc chiến ở Ukraine, ông có thể nắm quyền cho đến năm 2036.
Nếu tái đắc cử, mà chắc chắn sẽ là như thế, đây sẽ là nhiệm kỳ tổng thống Nga thứ 5 của ông ta.
“Ở mặt trận, mọi người đều lo lắng, tự hỏi liệu Putin có tranh cử hay không”, Zhoga được hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti dẫn lời. “Chúng tôi rất vui mừng vì tổng thống đã nghe thấy yêu cầu đề cử của chúng tôi, cả nước Nga đều ủng hộ ông ấy.”
“Putin nói rằng có những thời điểm tốt và xấu, nhưng hôm nay ông ấy ở bên người dân Nga,” Zhoga nói thêm.
“Tổng thống của chúng ta đưa ra quyết định mà không do dự, ông ấy luôn tự tin vào hành động, quyết định và lời nói của mình.”
Ủy ban bầu cử trung ương Nga đã tổ chức một cuộc họp vào thứ Sáu về chiến dịch tranh cử tổng thống.
Hôm thứ Năm, các nhà lập pháp Nga ấn định cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới vào ngày 17 tháng 3 năm 2024. Nó đánh dấu “sự khởi đầu của chiến dịch bầu cử”, Valentina Matviyenko, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga hay Thượng Viện Nga cho biết như trên.
Matviyenko cho biết hôm thứ Sáu sau thông báo của Putin: “Tuyên bố của Putin về việc ứng cử của ông ấy dựa trên lợi ích của đất nước và nhân dân Nga.”
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, trong tuần này đã kêu gọi công chúng hãy kiên nhẫn khi được hỏi về việc liệu Putin có quyết định tái tranh cử hay không.
“Putin sẽ công bố nó khi ông ấy thấy cần thiết và hợp lý, đó hoàn toàn là quyết định của ông ấy,” Peskov nói hôm thứ Năm.
Peskov nói thêm rằng “trong công việc của mình, Putin luôn dựa và tiếp tục dựa vào sự ủng hộ của người dân, theo đuổi mục tiêu chính: cải thiện phúc lợi và mức sống của người dân chúng ta”.
“Và tất nhiên, không còn nghi ngờ gì nữa, việc giao tiếp trực tiếp với mọi người luôn mang lại hiệu quả cho tổng thống.”
Vào tháng 8, Peskov được dẫn lời nói rằng cuộc bầu cử tổng thống Nga “không thực sự dân chủ” và dự đoán Putin sẽ giành chiến thắng 90% vào năm tới.
“Cuộc bầu cử tổng thống của chúng tôi không thực sự dân chủ; đó là sự quan liêu tốn kém,” Peskov nói với The New York Times trong một bài báo đăng ngày 6 tháng 8. “Mr. Putin sẽ tái đắc cử vào năm tới với hơn 90% phiếu bầu.”
Mikhail Khodorkovsky sinh ngày 26 Tháng Sáu, 1963, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại Vladimir Putin và thành lập nhóm Open Russia, nghĩa là nước Nga cởi mở, với chủ trương thân phương Tây. Ông bị tịch thu tài sản và bị bỏ tù từ năm 2003 cho đến khi được Putin ân xá vào này 20 Tháng Mười Hai, 2013, sau một thập niên tù tội. Ông hiện đang sống lưu vong ở Luân Đôn và thành lập Trung tâm Dossier nhằm điều tra các nguồn tài sản của Putin.
Nhận định về việc Putin tuyên bố tranh cử tổng thống năm 2024 thể theo lời yêu cầu của các binh sĩ, ông nói: “Đó là một trò kệch cỡm mà người ta khó tưởng tượng có thể xảy ra ở thế kỷ này.”
4. Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi kiên định giúp đỡ Ukraine
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhắc lại rằng thế giới phải đối mặt với một cuộc chiến kéo dài ở Ukraine sau cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 năm 2022, đồng thời cho biết Đức cần sẵn sàng tiếp tục các nỗ lực viện trợ cho Kyiv cho đến ít nhất là năm 2025.
Ông nói: “Đó là lý do tại sao, nếu cần thiết và những nước khác đang giảm bớt, chúng ta phải có khả năng đóng góp lớn hơn nữa”.
Đồng thời, Thủ tướng lưu ý rằng Berlin cần tăng cường hỗ trợ cho Kyiv “nếu những người khác bắt đầu do dự”.
Thủ tướng có lẽ đã tính đến tình hình chính trị ở Hoa Kỳ, nơi việc phân bổ tài trợ cho Ukraine đang gặp nguy hiểm.
Trung Tướng Ben Hodges, người luôn luôn ủng hộ cuộc chiến bảo vệ tổ quốc của người Ukraine cho rằng những trục trặc trong viện trợ cho Ukraine chỉ là vấn đề tạm thời. Người Nga đang tràn trề hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ bỏ rơi Ukraine. Tuy nhiên, khả năng đó khó xảy ra. Ông nói với tờ Newsweek rằng nếu Nga chiếm được Ukraine, nó sẽ sở hữu một số lượng lớn các khí tài chiến tranh hiện đại của Hoa Kỳ. Và điều đó là hết sức nguy hiểm.
5. Ukraine nhận được một số lớn vũ khí từ Bulgaria
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Receives Major Update on Weapons”, nghĩa là “Ukraine nhận được cập nhật lớn về vũ khí.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Quân đội Ukraine đang quay trở lại nhận chuyến hàng gồm 100 xe thiết giáp từ Bulgaria hay Bảo Gia Lợi để hỗ trợ cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của Nga sau khi quốc hội Bulgaria bỏ phiếu bác bỏ quyền phủ quyết của tổng thống trong cố gắng của ông ta nhằm ngăn cản thỏa thuận vào đầu tuần này.
Bộ Nội vụ Bulgaria đã đạt được thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Ukraine vào đầu năm nay để vận chuyển các xe thiết giáp đã ngừng hoạt động đến Kyiv mà chính phủ Sofia không còn sử dụng. Thỏa thuận đã được Quốc hội Bulgaria phê chuẩn vào cuối tháng đó, nhưng Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã lên tiếng phủ quyết thỏa thuận vào hôm thứ Hai, cho rằng ông ta lo ngại rằng các nhà lập pháp đồng ý vận chuyển phương tiện không đủ “quen thuộc” với vấn đề hiện tại.
Hôm thứ Sáu, quốc hội Sofia đã bác bỏ quyền phủ quyết của Radev trong cuộc bỏ phiếu với tỉ số áp đảo 162-55, theo hãng thông tấn BTA của Bulgaria. Những người ủng hộ thỏa thuận đã nhắc lại trong cuộc tranh luận về biện pháp rằng Bộ Nội vụ Sofia không sử dụng các phương tiện bọc thép được đề cập, đồng thời nói thêm rằng tốt hơn hết chúng nên được sử dụng để bảo vệ biên giới Ukraine.
Theo báo cáo của BTA, “Các chuyên gia của Bộ Nội vụ xác nhận rằng những phương tiện này đã trở nên dư thừa ở Bulgaria”. “Bulgaria bảo vệ an ninh quốc gia tốt hơn bằng cách giúp đỡ Ukraine.”
Tuy nhiên, những người chỉ trích đề xuất này lặp lại mối lo ngại của Radev rằng xe thiết giáp là cần thiết để bảo vệ lợi ích của Bulgaria. Thành viên Quốc hội Kostadin Kostadinov còn đi xa hơn khi nói rằng chính phủ Sofia “rất nhục nhã” khi “ngoài việc cung cấp thiết bị miễn phí cho Ukraine, chúng ta còn cung cấp phương tiện vận chuyển cho quốc gia đó”, BTA đưa tin.
Bulgaria, một thành viên của liên minh NATO và Liên minh Âu Châu, đã tụt hậu so với nhiều đồng minh trong việc công khai ủng hộ Ukraine. Những người chỉ trích Radev đã cáo buộc ông là kẻ phò Putin, và các đảng chính trị thân Điện Cẩm Linh, những người chiếm thiểu số trong Quốc hội Sofia, trước đây đã cố gắng ngăn chặn viện trợ cho Ukraine.
Trong cuộc bỏ phiếu hôm thứ Sáu, những người đồng ý với quyền phủ quyết của Radev về việc chuyển giao xe thiết giáp bao gồm các thành viên của Đảng Phục hưng cực hữu, đảng dân túy có tên rất cải lương là đảng “Có một dân tộc như vậy” và Đảng Xã hội Bulgaria mà tiền thân của nó là Đảng Cộng sản Bulgaria.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cảm ơn quốc hội Bulgaria vì đã khắc chế được quyền phủ quyết của Radev, hôm thứ Sáu, và khẳng định rằng viện trợ quân sự bổ sung sẽ củng cố “Âu Châu của chúng ta và bảo vệ tự do”.
Theo một nghiên cứu được Viện Kiel công bố hôm thứ Năm, thỏa thuận gửi xe thiết giáp của Sofia diễn ra vào thời điểm sự hỗ trợ quân sự nước ngoài dành cho Kyiv bắt đầu dao động, có khả năng gây ra rắc rối cho khả năng của Zelenskiy trong việc ngăn cản bước tiến của Nga khi những tháng mùa đông sắp đến. Một báo cáo cho thấy, số viện trợ quân sự mới cam kết cho Kyiv đã giảm 87% trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 khi so sánh với các gói hỗ trợ được giao vào năm 2022 trong cùng khung thời gian đó.
Tuy nhiên, hiện tại, sự hỗ trợ của phương Tây vẫn tiếp tục đổ vào Ukraine. Đức đã công bố gói quân sự mới nhất cho Kyiv vào thứ Sáu, bao gồm xe cộ, máy bay không người lái, đạn pháo và các thiết bị khác.
Ngũ Giác Đài hôm thứ Tư cũng thông báo rằng họ sẽ gửi thêm 175 triệu Mỹ Kim viện trợ quân sự cho Ukraine, nhưng Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết trong một tuyên bố rằng trừ khi Quốc hội phê duyệt nguồn tài trợ bổ sung, “Đây sẽ là một trong những gói hỗ trợ an ninh cuối cùng mà chúng tôi có thể cung cấp cho Ukraine,” theo một báo cáo từ Associated Press.
6. Ukraine đang thúc đẩy chiến dịch dỡ bỏ các tượng đài thời Liên Xô
Các quan chức Ukraine đang thúc đẩy chiến dịch dỡ bỏ các tượng đài thời Liên Xô khi chính quyền ở thủ đô Kyiv tháo dỡ bức tượng của một chỉ huy Hồng quân khỏi một đại lộ trung tâm.
Các công nhân thành phố hôm Thứ Bẩy, 9 Tháng Mười Hai, đã nhấc bức tượng khổng lồ của Mykola Shchors, một người cộng sản Ukraine đã chiến đấu chống lại nền độc lập của Ukraine sau cuộc cách mạng Bolshevik, khỏi bệ tượng. Công trình này đã chiếm một vị trí nổi bật trên trục đường huyết mạch trung tâm được đặt theo tên nhà thơ quốc gia Ukraine. Người xem dừng lại để chứng kiến thời khắc lịch sử và chụp ảnh khi một chiếc cần cẩu khổng lồ hạ tượng Shchors cưỡi ngựa xuống một chiếc xe tải sàn phẳng.
Zoya Kobyliukova, 82 tuổi, người mô tả chủ nghĩa cộng sản là một “điều không tưởng” khiến nhiều người thiệt mạng, cho biết: “Chúng ta cần giáo dục giới trẻ để họ biết về lịch sử của chúng ta”. “Họ đang làm điều đúng đắn khi hạ gục hắn ta.”
Ủy viên hội đồng thành phố Kyiv, Leonid Yemets, nói với Reuters rằng bức tượng sẽ được chuyển đến bảo tàng. Các nhà chức trách ở cảng Odesa ở Hắc Hải của Ukraine đã tháo dỡ bức tượng nổi bật của Catherine Đại đế vào năm ngoái sau một chiến dịch kéo dài nhiều tháng của các nhà hoạt động.
7. 'Mỹ có thể sẽ không đến cứu chúng ta.' Tại sao và bằng cách nào Âu Châu có thể phải tự mình chiến đấu với Nga
Nga đang huy động lực lượng vũ trang và nền kinh tế của mình cho cuộc chiến kéo dài nhiều năm ở Ukraine. Và nếu đánh bại được Ukraine, Nga có thể tiếp tục tấn công về phía Tây về phía các nước vùng Baltic, Ba Lan và các nước khác dọc biên giới NATO.
Và Hoa Kỳ, thành viên quyền lực nhất của NATO, có thể sẽ không làm gì để ngăn chặn những thảm họa này. Nhà phân tích Justin Bronk viết trong khi công bố nghiên cứu mới của mình cho Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia ở Luân Đôn: “Mỹ có thể sẽ không đến cứu chúng ta”.
Để ngăn chặn sự tiếp quản độc tài và khả năng phá hủy nền dân chủ ở Âu Châu, các thành viên khác của NATO phải ngay lập tức tăng cường sản xuất đạn dược và chuẩn bị lực lượng không quân của họ cho nhiệm vụ nguy hiểm là tiêu diệt hệ thống phòng không của Nga.
Hiện tại, người Mỹ chủ yếu đáp ứng những nhu cầu quân sự quan trọng này thay mặt cho phần còn lại của NATO. Nhưng viễn cảnh chiến tranh sắp xảy ra với Trung Quốc có thể chấm dứt sự hào phóng của Mỹ.
Nếu Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan và Hoa Kỳ can thiệp, Ngũ Giác Đài có thể cần phải chuyển lực lượng đóng ở Âu Châu sang Á Châu để có cơ hội chiến thắng.
“Giai đoạn rủi ro cao nhất mà quân đội Trung Quốc tìm cách phong tỏa hoặc xâm chiếm Đài Loan hoặc các vùng lãnh thổ tranh chấp quan trọng ở Biển Đông hoặc Biển Hoa Đông có thể là từ năm 2026 đến năm 2028”, Bronk viết.
Vào khung thời gian đó, quân đội Trung Quốc có thể sở hữu những lợi thế đáng kể về không quân và hải quân so với các lực lượng đóng tại Thái Bình Dương của Mỹ. Bronk giải thích: “Các khả năng rất có vấn đề của Trung Quốc phần lớn sẽ trưởng thành và được đưa vào sử dụng, nhưng nhiều câu trả lời của Mỹ” – đặc biệt là các chiến đấu cơ và máy bay ném bom tàng hình mới – “sẽ chưa sẵn sàng”.
“Do đó, trong trường hợp xảy ra bế tắc nguy hiểm hoặc xung đột quân sự thực sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong giai đoạn này, Mỹ sẽ bị căng thẳng rất nhiều,” Bronk nói tiếp.
Và nếu nhà độc tài Nga Vladimir Putin có thể đạt được mục tiêu tiêu diệt Ukraine tự do trước bất kỳ cuộc tấn công nào có thể xảy ra của Trung Quốc vào Đài Loan, ông ta có thể chọn thời điểm đó để tiếp tục tấn công vào Âu Châu dân chủ. Theo Bronk, lục địa này “sẽ dễ bị tổn thương trước sự xâm lược quân sự đồng thời của Nga và Trung Quốc”.
Báo cáo của Bronk không nói rõ rằng Hoa Kỳ có thể chấm dứt hỗ trợ quân sự cho những người được cho là bạn bè và đồng minh của mình ngay cả khi không xảy ra chiến tranh với Trung Quốc.
Hãy xem xét điều đó chỉ trong tuần này, Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu từ chối viện trợ quân sự cho Ukraine, Israel và Đài Loan vì họ yêu cầu, như một điều kiện tiên quyết, rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden về cơ bản phải chấm dứt chính sách cung cấp nơi tị nạn cho người tị nạn kéo dài hàng thập kỷ.
Mỹ có thể đáp trả sự xâm lược của Trung Quốc và Nga bằng cách… không làm gì cả. Trong cả hai trường hợp, các nền dân chủ của Âu Châu sẽ tự hoạt động.
Nhưng họ chưa sẵn sàng để tự vệ một mình. Ngay cả sau 22 tháng Nga tàn bạo ở Ukraine, các thành viên Âu Châu lớn nhất của NATO - ngoại trừ Ba Lan - thậm chí vẫn chưa được huy động một phần để tự vệ tập thể.
Chi tiêu quốc phòng của Đức thực sự đã giảm sau khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Trong khi đó, các kiểm toán viên ở Vương quốc Anh đã xác định được khoản thiếu hụt 21 tỷ Mỹ Kim trong nguồn tài trợ cho các chương trình quốc phòng quan trọng của Vương quốc Anh.
Cách rẻ nhất để ngăn chặn một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở Âu Châu là giúp Ukraine đánh bại Nga.
Âu Châu phải sẵn sàng chiến đấu một mình, gián tiếp thông qua Ukraine hoặc trực tiếp sau sự sụp đổ của Ukraine. Nhưng chiến đấu một mình có nghĩa là thay thế tất cả những khả năng quân sự mà Hoa Kỳ hiện đang cung cấp.
Bronk khuyên: “Các nước Âu Châu - bao gồm cả Vương quốc Anh - phải khẩn trương đầu tư vào việc tăng cường đáng kể năng lực sản xuất đạn pháo, phụ tùng thay thế và hỏa tiễn phòng không cần thiết để duy trì Ukraine tiếp tục chiến đấu, đồng thời bổ sung lại kho dự trữ đã cạn kiệt đến mức nguy hiểm của họ”.
Và lực lượng không quân Âu Châu phải huấn luyện và trang bị cho nhiệm vụ phức tạp, nguy hiểm là trấn áp và tiêu diệt hệ thống phòng không của Nga.
Cuối cùng, Bronk viết, “khả năng đáng tin cậy để đẩy lui các lực lượng thông thường của Nga ở Âu Châu phụ thuộc vào việc đạt được ưu thế trên không, vì các cường quốc Âu Châu của NATO thiếu năng lực tuyển dụng hoặc tài trợ để triển khai quy mô và phẩm chất của lực lượng Lục Quân cũng như hỏa lực trên bộ cần thiết để đánh bại Nga mà không có ưu thế trên không.”
Người Âu Châu và các nhà lãnh đạo của họ phải hiểu sự nguy hiểm của thời điểm này trong lịch sử. Chiến tranh đã đến với Âu Châu và ngày càng có nhiều khả năng nó cũng sẽ đến Á Châu. Bằng cách hỗ trợ Ukraine trong cuộc đấu tranh sinh tồn chống lại Nga, họ có thể ngăn chặn sự lây lan của chiến tranh.
Nhưng giả vờ như không có chiến tranh thì cũng giống như đầu hàng trước. Bronk kết thúc nghiên cứu của mình bằng cách trích dẫn Winston Churchill, người vào năm 1936 đã cầu xin Quốc hội tái vũ trang cho quân đội Anh vì điều mà ông hiểu chính xác là một cuộc chiến không thể tránh khỏi với Đức.
“Liệu có thời gian để sắp xếp lại hàng phòng thủ của chúng ta… hay những lời khủng khiếp 'quá muộn' sẽ được ghi lại?” Churchill nhấn mạnh.
8. Kyiv kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng sau vụ tấn công nhà máy điện
Ukraine đã yêu cầu người dân tiết kiệm năng lượng sau khi một nhà máy điện gần tiền tuyến bị trúng đạn pháo, đây là cảnh báo đầu tiên như vậy vào mùa đông năm nay.
“Chiều nay địch tấn công một nhà máy nhiệt điện ở khu vực tiền tuyến. Bộ năng lượng cho biết hôm thứ Năm rằng thiết bị đã bị hư hỏng nghiêm trọng do bị pháo kích.
Họ không cho biết nhà máy nào bị ảnh hưởng, nhưng cho biết hai tổ máy điện của họ đã ngừng hoạt động, dẫn đến lưới điện “thiếu điện tạm thời”.
Bộ Năng lượng kêu gọi người tiêu dùng hỗ trợ các kỹ sư điện bằng cách tiêu thụ điện hợp lý và tiết kiệm, đặc biệt là trong giờ cao điểm.
Các quan chức đã cảnh báo trong nhiều tháng, Mạc Tư Khoa đang lên kế hoạch tăng cường tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng, sau khi các cuộc tấn công vào lưới điện năm ngoái dẫn đến tình trạng mất điện trên diện rộng.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói trong bài phát biểu hàng đêm: “Tôi cảm ơn mọi gia đình Ukraine - tất cả những người hiểu được những thách thức của chiến tranh và nhiệt độ cũng như sử dụng điện một cách tiết kiệm và hợp lý”.
9. Nga đưa di dân đến biên giới Phần Lan gây áp lực rồi bắt họ gia nhập quân đội Nga
BBC đưa tin họ đã thấy bằng chứng về một số trường hợp trong đó Nga đã giam giữ người di cư nước ngoài ở biên giới với Phần Lan và ép buộc họ gia nhập quân đội, nếu không sẽ bị giam giữ và trục xuất.
Việc ép buộc những người trong các trung tâm giam giữ trước khi bị trục xuất ký hợp đồng nghĩa vụ quân sự ở Ukraine không phải là mới, nhưng số lượng ngày càng tăng khi người di cư nước ngoài đến biên giới dài 1.340 km của Nga với Phần Lan.
Phần Lan đã tạm thời đóng cửa tất cả 8 cửa khẩu biên giới với Nga, cáo buộc Mạc Tư Khoa đưa người di cư và người xin tị nạn tới đó như một phần của chiến dịch gây bất ổn sau khi chính phủ Helsinki gia nhập NATO hồi đầu năm nay.
Phân tích các phiên tòa ở Karelia, một trong ba khu vực của Nga giáp Phần Lan, cho thấy trong ba tuần qua, 236 người đã bị bắt vì ở lại Nga mà không có thị thực hợp lệ, có nguy cơ bị đưa vào các lực lượng Nga. Tình hình cũng tương tự ở hai vùng biên giới khác là Leningrad và Murmansk.
Trong số những người ra hầu tòa ở Karelia có một người đàn ông Somalia ở độ tuổi 40, bị bắt vào giữa tháng 11, bị kết án phạt 2.000 rúp và bị giam chờ trục xuất – một thủ tục tiêu chuẩn đối với bất kỳ ai không có thị thực thích hợp.
Awad và ít nhất hàng chục tù nhân khác bị giam giữ tại trung tâm tiền trục xuất ở Petrozavodsk, thủ đô Karelia, đã được các đại diện quân đội tiếp cận ngay sau khi họ bị bắt và được đề nghị “làm việc cho nhà nước”. Họ được hứa trả lương cao, chăm sóc y tế và được phép ở lại Nga sau khi hoàn thành hợp đồng quân sự một năm.
Vụ nổ khổng lồ xé toạc kho dầu, gài bom hai Trung Tá Nga. Sáng kiến đáng kinh ngạc của quân Putin
VietCatholic Media
17:14 10/12/2023
1. Xin chúc mừng Quân đội Nga: Các bạn đã phát minh ra xe tải tự nổ.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Congratulations, Russian Army: You’ve Invented A Self-Exploding Truck.”, nghĩa là “Xin chúc mừng Quân đội Nga: Các bạn đã phát minh ra xe tải tự nổ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Rõ ràng là một số binh sĩ Nga không biết bộ giáp của xe cộ hoạt động như thế nào.
Những bức ảnh được lan truyền trên mạng gần đây cho thấy xe tải Gaz-66 của Nga được mặc nhiều khối bộ giáp phản ứng nổ.
Bộ giáp sẽ không bảo vệ được xe tải. Quả thực, nó gần như chắc chắn sẽ góp phần phá hủy các xe tải khi lực lượng Ukraine tấn công chúng.
Đó là bởi vì bộ giáp phản ứng nổ, gọi tắt là ERA, hoạt động bằng cách phát nổ. Khi một viên đạn tới tấn công khối ERA, nó sẽ kích hoạt các lớp thuốc nổ bên trong khối. Chúng phát nổ ra bên ngoài, làm chệch hướng của viên đạn đang lao tới.
Mặc dù bộ giáp phản ứng không có tác dụng chống lại tất cả các loại đạn, nhưng nó có thể tăng gấp đôi khả năng bảo vệ của xe trước một số loại đạn nhất định. Đó là lý do tại sao quân đội Nga và Ukraine đều bổ sung bộ giáp phản ứng nổ cho nhiều phương tiện của họ.
Nhưng hãy lưu ý những loại phương tiện nào mà người Nga và Ukraine thường không thêm ERA vào. Xe Jeep, xe tải, pháo di động và xe phòng không, đó là chỉ mới kể tên một vài loại.
Có lý do chính đáng cho việc này. Tất cả những chiếc xe này đều có vỏ kim loại mỏng. Và điều đó khiến ERA trở nên không thực tế, thậm chí phản tác dụng.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ giải thích trong một báo cáo năm 2012: “Cần có mức độ vừa phải của lớp giáp cơ bản trên một phương tiện để tồn tại được sau các vụ nổ của bộ giáp phản ứng nổ”. “Do đó, bộ giáp phản ứng nổ không thể được bổ sung cho tất cả các phương tiện, chẳng hạn như xe tải.”
Dán ERA lên một chiếc xe tải thì chính bộ giáp đó thực sự có thể phá hủy chiếc xe tải khi nó nổ tung, trước một đợt tấn công của đối phương.
Rõ ràng là đội lái xe tải Gaz của Nga đánh giá thấp rủi ro cơ bản. Họ đã thêm các tấm kim loại mỏng bên dưới ERA, dường như hy vọng các tấm này sẽ bảo vệ xe tải khỏi khả năng bị chính các ERA này tàn phá.
Nhưng những tấm này có thể không đủ dày hoặc không có phẩm chất luyện kim phù hợp để thực hiện công việc. Nhóm Tình báo Xung đột độc lập lưu ý: “Những chiếc xe tải này thiếu lớp giáp cơ bản của chính nó, khiến việc lắp đặt bộ giáp phản ứng nổ trên chúng trở nên nguy hiểm và không hiệu quả”. “Mặc dù có thể nhìn thấy những tấm giáp mỏng nhỏ bên dưới khối ERA trong ảnh, nhưng điều này không làm thay đổi kết luận của chúng tôi.”
Người Ukraine hầu như không cần phải tốn đạn để hạ gục những chiếc xe tải này. Chỉ cần bắn một viên đạn nhỏ để kích hoạt một trong những bộ giáp phản ứng nổ của chúng. Vào thời điểm đó, các bộ giáp có thể sẽ giúp đỡ người Ukraine... và cho nổ tung xe của người Nga.
2. Quân Nga tấn công thị trấn Avdiivka
Ukraine cho biết lực lượng của họ đã đẩy lùi 32 cuộc tấn công của đối phương tại thị trấn Avdiivka, nơi có một nhà máy luyện cốc rộng lớn, Reuters đưa tin.
Nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự tại thị trấn, cách vùng ngoại ô thủ phủ Donetsk do Mạc Tư Khoa nắm giữ chưa đầy 12km, cho biết các lực lượng Nga đang “gây áp lực lên toàn bộ tuyến phòng thủ xung quanh thị trấn”.
Vitaliy Barabash cho biết: “Điều kiện thời tiết ngăn cản quân xâm lược Nga sử dụng phương tiện của họ, vì vậy họ sử dụng các cuộc tấn công 'làn sóng người', ném thêm nhân lực vào trận chiến”.
Lực lượng của Mạc Tư Khoa đã tiến về phía trước ở hai bên sườn để cố gắng cắt đứt các đường tiếp tế.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Chúa Nhật 10 Tháng Mười Hai, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết lực lượng Nga đã chịu tổn thất nặng nề xung quanh thị trấn. Ông nói với truyền hình quốc gia rằng lực lượng Nga đã thả khoảng 450 quả bom trong khu vực và đang điều động quân dự bị.
Bộ Quốc phòng Nga hiếm khi đề cập đến Avdiivka trong các báo cáo của mình vì tổn thất quá nặng ở đó, nhưng blog chiến tranh Rybar cho biết hôm thứ Sáu rằng các trận chiến đang diễn ra ác liệt tại nhà máy luyện cốc và gần làng Stepove, phía bắc thành phố. Rybar thừa nhận rằng tiền tuyến gần như không thay đổi.
3. Vụ nổ khổng lồ xé toạc kho dầu. Hai Trung Tá Nga đang phải chiến đấu giành giật mạng sống
Hai ký giả Jessica Baker và Will Stewart của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “BURNING RUIN Massive explosion as four Ukrainian missiles blow up Russian oil depot turning it into a fireball seen for miles”, nghĩa là “Tàn tích cháy nổ Vụ nổ lớn khi bốn hỏa tiễn Ukraine làm nổ tung kho dầu của Nga, biến nó thành một quả cầu lửa có thể nhìn thấy từ xa hàng dặm”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Một vụ nổ KHỔNG LỒ xé nát một kho dầu của Nga vào hôm Thứ Bẩy, 9 Tháng Mười Hai, sau khi bốn hỏa tiễn tấn công mục tiêu, mang lại chiến thắng lớn cho Ukraine.
Đoạn phim gây ấn tượng mạnh cho thấy ngọn lửa lớn màu cam và đỏ bốc lên từ căn cứ lưu trữ ở Makiivka, Donetsk, Ukraine do Nga nắm giữ khi những đám khói đen tràn ngập không khí.
Các nhân chứng xuất hiện trong đoạn phim cho thấy họ đang đứng gần địa ngục, quay cảnh ngọn lửa từ những nơi đông dân cư, bao gồm cả bãi đậu xe.
Các nguồn tin của Nga thừa nhận cuộc tấn công của Ukraine đã đánh trúng mục tiêu - gây ra sự tàn phá lớn.
Đó là một đòn mới cho nỗ lực chiến tranh của Putin - nhưng chiến tuyến vẫn trong tình trạng bế tắc.
Phóng viên chiến trường Yury Kotenok cho biết: “Họ bắn từ một bệ phóng hỏa tiễn phóng hàng loạt.”
“Tổng cộng có bốn hỏa tiễn đã được bắn ra.”
Lực lượng phòng không được cho là đã chặn được một hỏa tiễn nhưng “một số hỏa tiễn đã bắn trúng cơ sở, nơi xảy ra đám cháy lớn.
“Không có thông tin về người bị thương hoặc thương vong.”
Các nguồn tin Telegram của Nga đề cập đến một phần được cho là của hỏa tiễn nhằm vào kho dầu, trong khi phương tiện truyền thông Astra chỉ ra rằng địa ngục là kết quả của “một hỏa tiễn đâm vào kho dầu” ở Makiivka.
Vụ tấn công là đòn mới nhất giáng vào nỗ lực chiến tranh của Vladimir Putin khi các căn cứ và nhà máy của Nga liên tục bị Ukraine tấn công.
Nó xảy ra sau khi một nhà máy của Nga sản xuất động cơ cho xe tăng và xe thiết giáp của Putin bị rung chuyển bởi một vụ nổ lớn vào tháng trước.
Một quả cầu lửa bắn lên trời sau vụ nổ tại Nhà máy máy kéo Chelyabinsk ở vùng núi Ural gần biên giới với Kazakhstan.
Người dân địa phương cho biết họ đã nghe thấy một “vụ nổ” mạnh mẽ, trong khi đoạn phim cho thấy khoảnh khắc nhà máy bốc cháy trong một địa ngục khổng lồ.
Hai quan chức an ninh của Putin trước đó được cho là đã bị nổ tung trong một vụ đánh bom xe táo bạo ở Ukraine bị tạm chiếm.
Đoạn phim cho thấy ngọn lửa nhấn chìm chiếc xe sau khi cả hai quan chức cao cấp trốn thoát với những vết thương nguy hiểm đến tính mạng.
Vụ đánh bom xe ở thành phố Luhansk phía đông do Nga nắm giữ đã khiến Thứ trưởng Nội vụ, Trung tá Oleg Shumilov và Giám đốc điều tra tội phạm, Trung tá Vladimir Pakholenko, phải chiến đấu để giành lấy mạng sống.
Truyền thông Nga đưa tin cả hai đều được đưa đến bệnh viện với vết thương do mảnh đạn nghiêm trọng sau vụ nổ trên xe UAZ Patriot.
Vài ngày trước đó, một căn cứ quân sự của Nga đã bốc cháy khi nhà máy sản xuất thuốc súng cung cấp cho lực lượng của Putin ở Ukraine bị nổ tung trong vụ tấn công đáng ngờ thứ hai.
Một đám cháy lớn được một người dân địa phương đi ngang qua phát hiện tại doanh trại công binh quân đội ở Kurganinsk ở vùng Krasnodar gần Crimea.
Họ được nghe thấy trong một đoạn video nói: “Tôi đang lái xe về nhà và đây là căn cứ quân sự đang bốc cháy. Chúa ơi!”
Căn cứ này được liên kết với đơn vị quân đội số 98547, một phần của Tiểu đoàn Cầu Hỏa xa 242 của Lực lượng Vũ trang Nga, với nhiệm vụ chính là bảo trì và sửa chữa các cầu hỏa xa cho mục đích quân sự.
Một xưởng cưa tại cơ sở này được cho là đã bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn.
Trong khi đó, Nga thông báo về một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào nhà máy thuốc súng ở Kotovsk, vùng Tambov, nơi cung cấp đạn dược cho lực lượng của Putin ở Ukraine.
Hãng tin Baza của Nga đưa tin một máy bay không người lái đã phát nổ trên nóc một xưởng, gây hư hại và gây hỏa hoạn.
4. Bức ảnh chiếc xe tăng Challenger 2 của Ukraine cô đơn trong tuyết nói lên nhiều điều
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “A Lonely Ukrainian Challenger 2 Tank In The Snow: A Symbol Of Disappointment... And Hope”, nghĩa là “Xe tăng Challenger 2 của Ukraine cô đơn trong tuyết: Biểu tượng của sự thất vọng... và hy vọng.”Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Một bức ảnh đầy tâm trạng về chiếc xe tăng Challenger 2 của Ukraine cô đơn, nép mình trong tuyết dường như ở Robotyne, tỉnh Zaporizhzhia phía nam Ukraine, là một bức chân dung của sự thất vọng—và hy vọng.
Nếu cuộc phản công được mong đợi từ lâu vào năm 2023 của Ukraine đã đạt được tất cả các mục tiêu, thì chiếc xe tăng đó đã không có mặt ở Robotyne khi tuyết rơi gần đây. Lẽ ra nó phải ở Melitopol, cách 40 dặm về phía nam.
Nhưng việc chiếc Challenger 2 được chụp ảnh là lời nhắc nhở rằng quân đội Ukraine vẫn có hầu hết các thiết bị mới hơn do phương Tây sản xuất. Và nếu người Ukraine có thể định hình lại chiến trường, họ có thể thử tấn công Melitopol một lần nữa.
Tất nhiên là sẽ không dễ dàng. Trên thực tế, lần thứ hai có thể còn khó khăn hơn.
Lữ đoàn cơ giới số 47 của quân đội Ukraine đã tấn công phía nam Mala Tokmachka vào ngày 8 tháng 6, mở đầu nỗ lực phản công chính của Kyiv, mục tiêu là giải phóng Robotyne, cách đó 5 dặm về phía nam, trong vòng 24 giờ.
Nhưng thay vào đó, phải mất 10 tuần – và vì một lý do chính: các bãi mìn của Nga giữa Mala Tokmachka và Robotyne dày đặc hơn lực lượng Ukraine dự đoán. Dày đặc hơn nhiều. Lữ đoàn 47 đã mất hàng chục phương tiện và có thể hàng trăm người trong cuộc tấn công thảm khốc đầu tiên.
Kế hoạch này, như được trình bày chi tiết trong một báo cáo mới đầy đủ từ The Washington Post, là để Robotyne làm bàn đạp cho quân Ukraine tấn công vào Melitopol bị tạm chiếm.
Thay vào đó, quân đoàn phản công của Ukraine đã dừng lại ở Robotyne, ngay sau khi chọc thủng lớp ngoài cùng của tuyến chiến hào chính của Nga xuyên qua thị trấn đó và vùng lân cận Verbove.
Lữ đoàn 47 bị cầm chân và đối tác của nó, Lữ đoàn 33, dẫn đầu cuộc tấn công bằng xe tăng Leopard 2 của họ cho đến khi Lữ Đoàn Dù số 82 được triển khai vào tháng 8, giải vây cho lữ đoàn 47 để những người lính mệt mỏi của họ có thể nghỉ ngơi và sửa chữa phương tiện của họ.
Lữ đoàn 82 là đơn vị chính, thậm chí là duy nhất, được sử dụng, một số phương tiện chiến đấu tốt nhất do nước ngoài tài trợ cho Ukraine, bao gồm xe chiến đấu bánh lốp Stryker do Mỹ sản xuất, xe chiến đấu bánh xích Marder từ Đức và tất cả 14 chiếc Challenger 2 do Vương quốc Anh cung cấp.
Nhưng những phương tiện đó, dù phức tạp hơn những phương tiện của Liên Xô cũ mà hầu hết các lữ đoàn Ukraine vẫn sử dụng, vẫn dễ bị trúng mìn. Vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9, một trong những chiếc Challenger 2 nặng 69 tấn, chở bốn người đã trúng phải một quả mìn bên ngoài Robotyne.
Bị bất động, nó trở thành mục tiêu dễ dàng cho một hỏa tiễn chống tăng của Nga khiến nó bốc cháy và dường như đã đốt cháy các viên đạn 120 ly trong tháp pháo. Phi hành đoàn được cho là đã trốn thoát trước khi chiếc xe cháy rụi.
Chiếc Challenger 2 cháy đen, tan nát đó cũng có thể đã báo hiệu sự kết thúc của cuộc phản công của Ukraine - và sự đóng băng của chiến tuyến. Robotyne được cho là mục tiêu đầu tiên của cuộc phản công. Thay vào đó, nó là mục tiêu cuối cùng.
Ngay sau khi Lữ đoàn 47 rời tiền tuyến - tạm thời, vì nó nhanh chóng lao đến phòng thủ Avdiivka, ở phía đông - quân đoàn phản công, bao gồm cả Lữ đoàn 82 mới được triển khai, đã tạm dừng cuộc tấn công chính.
Người Nga đang tiến dần về phía Avdiivka, với cái giá thảm khốc về con người và trang thiết bị. Trong khi đó, thủy quân lục chiến Ukraine đã vượt sông Dnipro ở Kherson và thiết lập một đầu cầu đầy hứa hẹn ở tả ngạn sông.
Nhưng ở mọi nơi khác, nơi giao tranh vẫn tiếp diễn, cả hai đội quân đều không đạt được tiến bộ đáng kể. Thay vào đó, cả hai bên đang đào sâu, thăm dò, trao đổi pháo binh và máy bay không người lái cảm tử, huy động lực lượng mới, trang bị thiết bị mới và, nếu họ thông minh, hãy suy ngẫm về một năm chiến tranh vừa qua.
Đối với người Ukraine, bài học chính phải rõ ràng: các công sự của Nga – chủ yếu là mìn – là trở ngại lớn hơn nhiều cho việc tiến quân nhanh chóng hơn bất kỳ ai đã dự đoán.
Tin xấu đối với Kyiv là quân đội của họ vẫn chưa giải phóng được Melitopol. Tin vui là các lữ đoàn Ukraine đã dừng lại rất gần Melitopol trong khi vẫn sở hữu hầu hết các Stryker, Marders, Leopard 2 và Challenger 2. Chiếc Challenger 2 nổ tung bên ngoài Robotyne là Challenger 2 duy nhất mà chúng tôi biết chắc chắn về người Ukraine đã mất.
Tất cả những thiết bị đó có thể hỗ trợ các cuộc tấn công trong tương lai.
Nhưng khi người Ukraine tấn công lần nữa, họ có thể sẽ phải đối mặt với hàng phòng ngự thậm chí còn cứng rắn hơn lần đầu tiên. Người Nga biết bãi mìn của họ có tác dụng. Họ có thời gian để gài thêm nhiều quả mìn hơn nữa trước khi mặt đất bắt đầu đóng băng.
Vì vậy, cần phải thay đổi điều gì đó để Ukraine có cơ hội thành công lớn hơn trong cuộc phản công thứ hai. Cần phải giảm thiểu mối nguy hiểm sâu sắc mà mìn gây ra cho các lữ đoàn đang tiến lên.
5. Kyiv cáo buộc IOC 'khuyến khích' chiến tranh ở Ukraine khi cho các vận động viên Nga và Belarus thi đấu
Reuters đưa tin Ukraine đã chỉ trích quyết định của ban lãnh đạo Olympic cho phép các vận động viên Nga và Belarus thi đấu vào năm tới với tư cách trung lập, ngoài các sự kiện đồng đội và nếu họ không tích cực ủng hộ cuộc xâm lược.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Ukraine, Oleg Nikolenko, cho biết:
Các thành viên Ban chấp hành Ủy ban Olympic quốc tế, gọi tắt là IOC, đưa ra quyết định này phải chịu trách nhiệm về việc khuyến khích Nga và Belarus tiếp tục gây hấn vũ trang chống lại Ukraine.
Các vận động viên từ Nga và Belarus đã phải đối mặt với các lệnh trừng phạt đối với nhiều môn thể thao kể từ khi Mạc Tư Khoa phát động cuộc tấn công vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, nhưng một số môn thể thao đã nới lỏng các hạn chế trong năm qua.
Mạc Tư Khoa tố cáo các điều kiện được áp đặt để tham dự Thế vận hội Olympic Paris 2024 là “phân biệt đối xử” nhưng những vận động viên nào đáp ứng được những điều kiện ấy sẽ được đi dự.
Theo IOC, 11 vận động viên - 8 người Nga và 3 người Belarus - cho đến nay đã vượt qua vòng loại do đáp ứng các tiêu chí trung lập cho Thế vận hội 2024.
Oleg Nikolenko, cho biết, các vận động viên Nga thường đại diện cho “các tổ chức thể thao liên kết với lực lượng vũ trang” và “một số người trong số họ đang tại ngũ trong quân đội Nga”.
Bộ Ngoại giao cho biết phán quyết này có nghĩa là chào đón sự trở lại của các vận động viên và phụ nữ, những người “không chỉ thông cảm với vụ sát hại phụ nữ và trẻ em Ukraine mà còn có khả năng liên quan trực tiếp đến những tội ác khủng khiếp này”.
“Ủy ban Olympic quốc tế đã bật đèn xanh cho Nga trang bị vũ khí cho Thế vận hội một cách hiệu quả,” ông nói thêm.
6. Nga tìm cách ngăn cản số vàng bị đóng băng được sử dụng để tài trợ cho Ukraine
Nga cho biết họ đang xem xét liệu lượng vàng dự trữ bị đóng băng sau khi nước này xâm lược Ukraine có thể được sử dụng để cung cấp cho quỹ thiệt hại khí hậu nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển hay không.
Reuters cho biết mục tiêu của Mạc Tư Khoa là làm “mọi thứ có thể” để ngăn chặn phương Tây chiếm đoạt nguồn dự trữ đông lạnh của họ giao cho Kyiv. Đặc phái viên về khí hậu của Nga cho biết tại hội nghị thượng đỉnh Cop28, động thái này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nó khó có thể được đồng ý. Phương Tây đã đóng băng khoảng một nửa - hay hơn 300 tỷ Mỹ Kim - dự trữ quốc tế của Nga sau khi Mạc Tư Khoa đưa lực lượng vũ trang vào Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.
Kyiv muốn số tiền thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga sẽ được sử dụng để giúp xây dựng lại đất nước - là điều mà nhiều người ở phương Tây muốn xảy ra nhưng lại bị phức tạp bởi các vấn đề pháp lý và những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai của động thái này.
Ruslan Edelgeriev, đại diện khí hậu của Nga, cho biết trên sân khấu chính tại Cop28 ở Dubai: “Chúng tôi sẵn sàng thông báo rằng Nga đang xem xét đóng góp tài chính tự nguyện cho quỹ tổn thất và thiệt hại từ dự trữ vàng quốc gia bị đóng băng do các tổ chức quốc tế nắm giữ”.. “Đây là một bước đi xuất phát từ nhu cầu thu hẹp khoảng cách giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển”.
7. Số lần máy bay Nga bị trục trặc tăng gấp ba lần chỉ sau một năm bị trừng phạt
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Plane Malfunctions Tripled in Just One Year as Sanctions Bite”, nghĩa là “Số lần máy bay Nga bị trục trặc tăng gấp ba lần chỉ sau một năm bị trừng phạt.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Những lần trục trặc máy bay Nga đã tăng gấp ba lần chỉ trong một năm khi các lệnh trừng phạt của phương Tây, được áp đặt nhằm đáp trả cuộc chiến của Putin ở Ukraine, tiếp tục bóp nghẹt ngành hàng không Nga.
Trong những tháng gần đây, đã có rất nhiều trường hợp máy bay chở khách nội địa của Nga hạ cánh khẩn cấp do vấn đề kỹ thuật do thiếu phụ tùng thay thế.
Các máy bay do Nga vận hành đã bị chính phủ Mỹ trừng phạt và các nhà sản xuất máy bay đã ngừng cung cấp phụ tùng và máy bay mới cho nước này.
Dữ liệu do Newsweek tổng hợp cho thấy, từ tháng 9/2023 đến ngày 8/12/2023, Nga chứng kiến tổng cộng 60 trục trặc hàng không thương mại liên quan đến việc hạ cánh khẩn cấp, cháy động cơ và trục trặc, cùng các vấn đề kỹ thuật khác buộc máy bay phải từ bỏ lộ trình dự kiến.
Newsweek nhận thấy có 15 trường hợp trong tháng 9; 25 vào tháng 10; 12 vào tháng 11; và tám vào một ngày duy nhất là ngày 8 tháng 12 vừa qua.
Trước đó, Novaya Gazeta Europe nhận thấy từ Tháng Giêng đến tháng 8 năm 2023, hơn 120 vụ tai nạn hàng không được ghi nhận ở Nga liên quan đến máy bay dân dụng do các hãng hàng không Nga sử dụng. Điều này nâng tổng số máy bay gặp trục trặc trong năm nay lên hơn 180.
Số vụ trục trặc máy bay Nga năm nay đã tăng gấp ba lần so với năm 2022, với 60 trường hợp. Novaya Gazeta Europe nhận thấy rằng từ năm 2018 đến năm 2022, trung bình có 55 vụ tai nạn được ghi nhận trong một năm.
Hãng tin độc lập của Nga đánh giá rằng vấn đề về động cơ gây ra 30% số trường hợp vào năm 2023, trong khi bộ phận hạ cánh chiếm 25%. Các vấn đề về thắng, cánh tà, hệ thống điều hòa không khí và kính chắn gió cũng rất phổ biến, mỗi vấn đề chiếm từ 3 đến 6% các trường hợp.
Ước tính của Newsweek có thể nằm ở mức thấp hơn thực tế, vì không phải tất cả các trường hợp liên quan đến máy bay Nga đều được báo cáo công khai.
Ngành hàng không nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt sau khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu đã yêu cầu trả lại các máy bay thuê, mặc dù Điện Cẩm Linh đã tìm cách giải quyết vấn đề này bằng cách khuyến khích các hãng hàng không ghi danh lại máy bay tại Nga.
Điều này có nghĩa là các máy bay vẫn tiếp tục bay mà không nhận được các bản nâng cấp nhu liệu quan trọng cũng như các cuộc kiểm tra bảo trì bắt buộc cần thiết để bảo đảm khả năng bay của chúng, Bloomberg đưa tin vào tháng 3.
Nga đang cố gắng vượt qua các lệnh trừng phạt khác và tìm cách thay thế các phụ tùng và thiết bị do phương Tây sản xuất cho máy bay của mình để duy trì hoạt động của ngành công nghiệp này.
Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nga Vitaly Savelyev, nước này đã mất 76 máy bay chở khách kể từ tháng 2/2022 do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong 8 ngày đầu tháng 12, có ít nhất 8 máy bay bị hỏng ở Nga.
Hôm thứ Sáu, tại thành phố Novosibirsk ở Siberia, miền nam nước Nga, một chiếc máy bay chở khách Boeing 737 đã phải hạ cánh khẩn cấp do trục trặc động cơ. Kênh Telegram Baza của Nga đưa tin không ai trong số 176 người trên máy bay bị thương.
Trước đó một ngày, động cơ máy bay Nga bốc cháy khi cất cánh từ thành phố Ulan-Ude ở Buryatia.
“Máy bay đã hạ cánh. Không có người bị thương”, Alexey Tsydenov, nhà lãnh đạo Buryatia, cho biết trên kênh Telegram của mình về chiếc máy bay chở hàng Tu-204 đang bay tới Chương Châu, Trung Quốc.
Động cơ của máy bay Aviastar-TU bốc cháy khi cất cánh tại phi trường quốc tế Baikal, ông nói thêm rằng máy bay đã có thể hạ cánh an toàn và không có ai trong số 5 thành viên phi hành đoàn trên máy bay bị thương.
Theo The Moscow Times, ngày 6/12, một máy bay chở khách bay từ Kazan tới Mạc Tư Khoa đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống phi trường Sheremetyevo do hỏng động cơ. Từ ngày 1 đến ngày 2/12, 5 máy bay đã bị hỏng do vấn đề bảo trì.
Kirill Yankov, Chủ tịch Hiệp hội Hành khách Nga, nói với hãng tin 74.ru của Nga rằng sự gia tăng các trường hợp hàng không thương mại là do thiếu phụ tùng thay thế và bảo trì.
“Thứ nhất, việc tìm kiếm phụ tùng và vật liệu bảo trì cho nhiều máy bay trở nên khó khăn hơn nhiều. Và thứ hai, điều tệ hơn là có thể các phụ tùng thay thế không được nhà sản xuất chứng nhận đã bắt đầu được lắp đặt trên máy bay”, Yankov nói.
Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi không thấy số vụ tai nạn máy bay gia tăng, nhưng số vụ tai nạn không có người chết đã tăng lên đáng kể”.
Yankov cho biết thêm, an toàn chuyến bay nói chung đã giảm do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
8. Cảnh báo chiến tranh lan tràn của Iran
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Iran Fires Ominous 'Explosion' Warning to US and Israel”, nghĩa là “Iran tung cảnh báo tới Mỹ và Israel về sự 'bùng nổ' đáng ngại.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Iran cảnh báo rằng việc Mỹ ngăn cản nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về lệnh ngừng bắn ở Gaza có thể gây ra hậu quả thảm khốc.
Hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ đã sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để bảo vệ Israel khỏi yêu cầu ngừng bắn trong một nghị quyết mà 13 trong số 15 thành viên của Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu, trong khi Vương quốc Anh bỏ phiếu trắng.
Nghị quyết do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đưa ra, kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức và thả tất cả con tin, được đưa ra sau khi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres, kích hoạt Điều 99 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, do nguy cơ “sụp đổ” của hệ thống nhân đạo” ở Gaza.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian nói rằng, chừng nào Mỹ còn “ủng hộ tội ác của chế độ Do Thái và việc tiếp tục chiến tranh… thì có khả năng xảy ra một sự bùng nổ không thể kiểm soát được trong tình hình khu vực, “ tờ The Guardian của Anh đưa tin.
Thỏa thuận ngừng bắn kéo dài một tuần giữa Israel và Hamas, trong đó các con tin được thả và viện trợ được chuyển đến Gaza đã kết thúc vào ngày 1 tháng 12 sau khi Israel tuyên bố rằng các chiến binh Palestine đã vi phạm lệnh ngừng bắn. Amir-Abdollahian bác bỏ điều này là hoàn toàn sai và nói rằng sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Israel “đã gây khó khăn cho việc đạt được lệnh ngừng bắn lâu dài”. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để bình luận.
Các lực lượng ủy nhiệm của Iran đã tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của Mỹ trong khu vực trong bối cảnh lo ngại rằng cuộc xung đột, bắt đầu sau khi Hamas tấn công miền nam Israel vào ngày 7 tháng 10, có thể lan rộng ra xa hơn. Iran hỗ trợ quân sự và tinh thần cho Hamas cũng như các bộ phận khác của nhóm “Trục kháng chiến” do Tehran hậu thuẫn hoạt động trên toàn khu vực.
Trong khi Amir-Abdollahian ca ngợi quyết định của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Guterres, ông cũng kêu gọi mở ngay cửa khẩu biên giới Rafah giữa Gaza và Ai Cập để cho phép viện trợ nhân đạo được chuyển đến Dải Gaza.
Điều này là do ngày càng có nhiều báo động về tình hình nhân đạo ngày càng tồi tệ ở Gaza. Ủy ban Cấp cứu Quốc tế, gọi tắt là IRC, cho biết, ngay cả ở những nơi có dịch vụ y tế hạn chế, việc bắn phá, pháo kích và hạn chế di chuyển “có nghĩa là mọi người đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận sự trợ giúp cứu mạng mà họ cần”.
IRC nói với Newsweek trong một tuyên bố gửi qua email: “Từ quan điểm nhân đạo, việc ngừng chiến đấu là cách duy nhất để giải quyết các nhu cầu trước mắt của người dân ở Gaza, cả về viện trợ và bảo vệ”.
Theo hãng tin AP, sau cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc, các máy bay của Israel tiếp tục ném bom vào Thành phố Gaza, bao gồm cả vùng đất mà người Palestine được yêu cầu di tản ở phía nam lãnh thổ.
Sau các cuộc tấn công của Hamas vào miền nam Israel vào ngày 7 tháng 10 khiến ít nhất 1.200 người thiệt mạng, các cuộc ném bom của Israel đã giết chết hơn 17.400 người ở Gaza, AP đưa tin, dẫn lời các quan chức y tế của lãnh thổ do Hamas kiểm soát.
Nạn trộm Thánh Thể ở Mexico. Chính thống Nga và chiến dịch gây ảnh hưởng của Putin ở phương Tây
VietCatholic Media
18:53 10/12/2023
1. Giám mục Mễ Tây Cơ cho biết Kẻ trộm Thánh Thể bị vạ tuyệt thông
Đức Giám Mục Hilario González García, Địa phận Saltillo thuộc bang biên giới Coahuila của Mexico, đã tuyên bố tự động rút phép thông công đối với một hoặc nhiều tên trộm đã đột nhập vào một nhà thờ Công Giáo, đánh cắp và xúc phạm Bí tích Thánh Thể.
Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 25/11 tại Nhà nguyện Thánh Tâm Chúa Giêsu, một phần của giáo xứ Đức Mẹ Schoenstatt nằm ở ngoại ô thành phố.
Tuyên bố có chữ ký của Đức Giám Mục González cho biết: “Cửa trước đã bị phá, và cả Nhà tạm, bình đựng Mình Thánh Chúa đã bị đánh cắp một cách sai trái”.
Đức Cha tuyên bố hành động này là “vi phạm nơi thánh và phạm thánh đối với Mình Thánh Chúa; do đó, bất cứ ai thực hiện điều đó, nếu là người Công Giáo, thì đã phạm tội chống lại các bí tích.”
“Đối với hành vi phạm tội rất nghiêm trọng chống lại Chúa”, Đức Giám Mục González mời gọi tất cả các tín hữu tham gia cầu nguyện, “thực hiện các hành vi đền tạ và phát huy tình yêu dành cho Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể”. Hiện tại, ngài giải thích, Thánh lễ sẽ không được tổ chức cho đến khi việc đền tạ cho hành vi phạm tội được thực hiện.
Điều 1211 của Bộ Giáo luật quy định: “Các nơi thánh bị xâm phạm bởi những hành động gây tổn thương nghiêm trọng được thực hiện tại đó gây gương mù cho các tín hữu, những hành động mà theo phán quyết của đáng bản quyền địa phương là rất nghiêm trọng và trái ngược với sự thánh thiện của nơi đó thì không được phép tiếp tục thờ phượng ở đó cho đến khi những hư hỏng được sửa chữa bằng nghi thức sám hối theo quy định của sách phụng vụ.”
Trước tình hình này, Đức Giám Mục mời gọi các tín hữu, đặc biệt là các linh mục giáo xứ, “hãy hết sức quan tâm đến an ninh của những nơi thánh thiêng”. Ngài yêu cầu người dân ở khu vực xung quanh rằng “ nếu có ai tìm thấy Thánh Thể hoặc bình thánh, người ấy nên thông báo cho giáo xứ Đức Mẹ Schohnstatt.”
Đức Cha González cũng báo cáo rằng kẻ đột nhập vào nhà nguyện còn lấy đi hai chiếc bàn gấp và một chiếc loa.
Văn phòng truyền thông giáo phận đã bác bỏ rằng đó là một hành động chống lại đức tin và mô tả đó là một hành động phá hoại và trộm cắp.
Source:National Catholic Register
Thánh Ca
Vui lên!
Lm. Thái Nguyên
15:53 10/12/2023
Magnificat
Lm. Thái Nguyên
15:53 10/12/2023
Người làm chứng:
Lm. Thái Nguyên
15:54 10/12/2023