Ngày 12-12-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Giá trị của lễ Chúa Giáng Sinh
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:50 12/12/2014
Chúa Nhật III MÙA VỌNG, năm B
Ga 1, 6-8.19-28

GIÁ TRỊ CỦA LỄ CHÚA GIÁNG SINH

Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng gợi lên cho chúng ta hai hình ảnh thật ấn tượng, hai tư tưởng thật quí hóa : một là tư tưởng vui mừng, hân hoan, phấn khởi vì thời cứu độ đầy khích lệ, đầy an ủi đã gần kề chúng ta; hai là hình ảnh kham khổ, khiêm tốn của Gioan Tẩy Giả, khiến nhiều người đồng thời thắc mắc, tự đặt vấn đề Gioan Tiền Hô là ai vậy ?
Cuộc đời của các Kitô hữu là cuộc hành trình tiến về Nước Trời, do đó, con người vẫn còn lo âu, vẫn còn thử thách, vẫn còn tội lỗi. Chúa không miễn trừ cho con người những điều khó khăn ấy, nhưng trong mọi hoàn cảnh, Chúa nói chúng ta hãy vui lên. Bởi vì Chúa đang ở giữa chúng ta để chia sẻ nỗi lo âu và hy vọng, làm cho những đau khổ, cũng như niềm vui của chúng ta có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Tuy nhiên, sự an bình chỉ có được nơi người mộn đệ có niềm tin, lòng khiêm tốn cậy dựa, tín thác vào Chúa. Gioan Tẩy Giả đã nêu gương cho chúng ta, cho mọi người về đức tin sống động, sự khiêm tốn tuyệt hảo, nên Ông đã trở nên Đấng Tiền Hô và trở nên cao trọng trong Nước Thiên Chúa. Chúa Nhật III Mùa Vọng được gọi là Chúa Nhật hồng, khởi đầu bằng câu hát “ Mừng vui lên” , mời gọi chúng ta đón nhận niềm vui, tỉnh thức trong hớn hở vui tươi.

Thời gian là một thực tại mà tất cả mọi người sống trong lịch sử đều kinh nghiệm. Dòng đời luôn trôi qua, thời gian, bốn mùa thời tiết cứ tiếp tục xoay vần, luân chuyển.Tuy nhiên, thời gian lại là một cái gì đó con người khó lòng định nghĩa, khó lòng xác định. Con người chỉ biết được mình được sinh ra tại một nơi chốn, trong một đất nước, trong một thời giờ và thời gian nhất định. Chỉ có một mình Thiên Chúa là thoát ra ngoài những ràng buộc, những ấn định của thời gian, Ngài sống ngoài những giới hạn của thời gian, bởi vì Ngài sống trong cõi đời đời, không có quá khứ và tương lai. Ngài luôn ở trong cõi vĩnh cửu…Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, muôn loài muôn vật và con người. Chính trong khoảnh khắc của thời gian hay ngày giờ mà Thiên Chúa dựng nên thế giới này, thời gian đã trở thành một thực tại không ai có thể chối cãi được. Do đó, chúng ta nhận ra rằng với lời mời gọi của Abraham đi tới vùng Đất Hứa vào một ngày đặc biệt trong thời gian, lịch sử cứu độ của con người, của thế giới bắt đầu. Thiên Chúa đã ban cho Abraham qua lời hứa của Ngài mà Đấng Cứu Thế đã sinh ra bởi dòng tộc Vua Đavít trong một nơi chốn và trong một thời gian nhất định:” Gioan Tẩy Giả là Vị Tiền Hô của Đấng Cứu Độ và nhờ Gioan mà nhân loại nhận ra Ngài khi Ngài đến”.

Thánh Gioan trong chương 1,6-8 đã viết :” Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng “. Sự Sáng là Đấng Cứu Độ mà Gioan chính là người được diễm phúc làm chứng cho Chúa, Gioan đã là chứng nhân trung thành nhất, kiên trì và hoàn hảo nhất cho Đấng Cứu Thế.Gioan Tiền Hô làm chứng cho Đấng Cứu Thế bằng lời nói, bằng gương sáng và bằng hành động của Người. Gioan đã sống đời sống hết sức khổ hạnh, Người đã rao giảng sự sám hối, ăn năn, và qua việc làm chứng của Người :” Tôi là tiếng kêu trong hoang địa : Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi “ ( Ga 1, 23 ). Gioan Tẩy Giả chỉ là Đấng Tiền Hô và báo trước ngày, thời gian Chúa xuất hiện, sau đó Người rút lui vào bóng tối:” Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại “. Gioan chính là người nô bộc của Đấng Cứu Thế và Đức Kitô là chủ, là Chúa và là Thầy.

Như thánh Gioan Tiền Hô, mỗi Kitô hữu cũng phải là chứng nhân cho Đức Kitô trong cuộc sống của mình. Bởi vì, Chúa Cứu Thế đã tới trần gian như thánh Gioan viết:” Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người “ ( Ga 1, 9 ). Con Thiên Chúa đã thực sự làm người và ở giữa thế gian:” Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người “( Ga 1, 10 ). Chính vì thế gian không nhận biết Người mà nhân loại và mỗi Kitô hữu chúng ta phải làm chứng cho sự hiện của Người. Chúng ta phải như Gioan Tiền Hô minh chứng chính Đấng Cứu Thế là Con Thiên Chúa và Đức Kitô đang sống với, sống vì, sống cho chúng ta, sống cho nhân loại. Và cũng như các Tông Đồ xưa, chúng ta phải làm chứng :” Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật “( Ga 1, 14 ). Các Tông Đồ đã nhìn thấy vinh quang của Đức Kitô ở một vài thời điểm trong cuộc đời trần thế của Người ( Ga 2, 11 và Lc 9, 32 ). Chính các Tông Đồ đã nhìn thấy vinh quang trong cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Đức Kitô. Các Ngài đã làm chứng cho Đức Kitô Nagiarét chết và phục sinh, cũng như Gioan Tẩy Giả đã làm chứng cho Chúa Giêsu khi Ngài đến và xuất hiện giữa trần gian.Do đó, mỗi người chúng ta cũng được mời gọi làm chứng cho việc Nhập thể, sinh ra, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Giá trị của của việc sinh ra của Chúa, nghĩa là giá trị của Lễ Giáng Sinh luôn đòi hỏi chúng ta phải có một đức tin sống động, đức tin sâu xa, chúng ta mới nhận ra ý nghĩa của sự sinh ra của Chúa Giêsu.

Chính vì thế, tôi xin được mượn lời của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI để kết thúc bài chia sẻ này:” …Ai đã gặp gỡ Đức Kitô trong đời mình rồi thì cảm thấy trong lòng
một niềm thanh thản và hân hoan mà không ai, cũng không tình huống nào có thể xóa đi được.Thánh Augustinô đã hiểu rõ điều ấy trong cuộc đi tìm chân lý, bình an, niềm vui : sau khi đã tìm kiếm trong đủ mọi thứ một cách vô vọng, Ngài kết luận bằng câu nổi tiếng rằng trái tim con người vẫn khắc khoải, không tìm đâu ra sự thanh thản và bình an bao lâu nó chưa được nghỉ ngơi trong Thiên Chúa. Niềm vui đích thực là một ân huệ, phát sinh từ cuộc gặp gỡ với người sống động là Đức Giêsu, từ chỗ đứng chúng ta dành cho Người nơi mình, từ thái độ chúng ta đón tiếp Thánh Thần là Đấng hướng dẫn đời mình “.

Lạy Chúa Giêsu, xin mau đến ! Maranatha, Lạy Chúa xin hãy đến ! Xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con nhận ra Chúa đang hiện diện giữa Hội Thánh, nơi mỗi người chúng con tiếp xúc hằng ngày. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA CHIA SẺ :

1.Chúa Nhật III Mùa Vọng nói lên điều gì ?
2.Gioan Tẩy Giả là ai ?
3.Ai đã giới thiệu Chúa Giêsu cho nhiều người bên dòng sông Giorđăng ?
4.Chúa Nhật III Mùa Vọng gọi là Chúa Nhật gì ? Tại sao ?
 
Hãy vui lên, vì Chúa sắp đến giải thoát chúng ta
Lm Jude Siciliano OP
15:43 12/12/2014
Chúa Nhật III VỌNG –B
Isaia 61:1-2a, 10-11; Luca 1: 46-54; I Thêsalônica. 5: 16-24; Gioan 1: 6-8, 19-28

HÃY VUI LÊN, VÌ CHÚA SẮP ĐẾN GIẢI THOÁT CHÚNG TA

Sân khấu hạ màn bất ngờ ở đoạn kết Tin Mừng hôm nay; và chúng ta bị để lại trước một bí nhiệm. Ngay vào cuối cảnh kết, ông Gioan loan báo điều bí nhiệm này. Ông trả lời cho các tư tế và Lêvi được sai đến chất vấn một cách rõ ràng rằng ông không phải là Đấng Kitô, cũng không phải là một ngôn sứ như Êlia, hay Môsê được nói tới suốt thời gian bốn mươi năm Israel lang thang trong sa mạc.

Ông Gioan từ chối tầm quan trọng của mình, nhưng lại xuất hiện rất nổi bật trong các sách Tin Mừng. Độc giả Tin Mừng quen thuộc với một người được gọi là Gioan. Nhưng chúng ta biết Gioan này là vị Tẩy giả, vị Tiền hô của Đức Kitô. Đoạn cuối của bài Tin Mừng kết thúc với lời loan báo của ông Gioan: “Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người”. Màn sân khấu hạ xuống và chúng ta bị bỏ lại ngay tại chỗ này. Có một người trổi vượt hơn ông Gioan đang đến. Vậy ai là “người sẽ đến”? Ông Gioan cho biết người ấy đã ở giữa chúng ta, vấn đề là làm thế nào để ta nhận ra người? Đây là những câu hỏi của Mùa Vọng để chúng ta suy tư và tìm ra câu trả lời khởi đi từ kinh nghiệm sống của mình.

Vở kịch được bắt đầu với lời từ chối của Gioan rằng ông không phải là ánh sáng, Đấng Kitô, ngôn sứ Êlia, hay Ngôn sứ Môsê; ông nhìn nhận mình thậm chí không xứng để cởi dây giày cho “Đấng sẽ đến.” Ông Gioan là vị tiền hô của một Đấng cao trọng hơn ông, và vì vậy, vai trò của ông là làm chứng cho Đấng sẽ đến. Thế còn chúng ta, chúng ta nhận ra được Đấng sẽ đến không? Làm thế nào ta biết được Người? Ta sẽ tìm kiếm những dấu chỉ nào? Phải chăng ta sẽ tìm kiếm cũng những dấu chỉ mà Đức Giêsu đã biểu lộ trong cuộc đời của Người? Hay chúng ta sẽ bị quyến rũ bởi các tiêu chuẩn của thế gian? Và một khi đã nhận ra rằng Đức Kitô sắp đến, liệu những người đã chịu Phép Rửa trong Thánh Thần như chúng ta, sẽ nhận lấy vai trò chứng nhân cho Đức Giêsu như ông Gioan đã làm?

Điều gì sẽ giúp chúng ta nhận ra Đức Kitô đang ở giữa chúng ta và Người có ý nghĩa gì trong đời ta? Tin Mừng theo Thánh Gioan sẽ cho ta những “dấu chỉ”: Nước hóa thành rượu, người què đi được, nước hằng sống ban cho người phụ nữ xứ Samari, Lazarô sống lại từ cõi chết, v.v… Chính những dấu chỉ này sẽ khai lòng mở trí cho ta đón nhận Đức Kitô. Khi chúng ta khám phá ra ý nghĩa của chúng và nhờ đó nhận ra sự hiện diện của Đức Kitô, chúng ta sẽ có khả năng làm chứng cho Người, Đấng đã trỗi dậy từ cõi chết và đang hiện diện giữa chúng ta.

Tin Mừng đặc biệt chú ý đến nơi và thời điểm mà ông Gioan làm chứng về Đức Kitô - “Việc này đã xảy ra ở Bêtania, bên kia sông Giođan, nơi ông Gioan làm phép rửa.” Ông Gioan bắt đầu làm chứng cho Đức Kitô trong thời đại, nơi chốn và hoàn cảnh của mình. Giờ đây, nhờ vào Phép Rửa trong Thánh Thần mà chúng ta cũng có thể làm chứng cho Chúa trong thời đại, nơi chốn và bối cảnh riêng của mình. Thế gian là một nơi tối tăm và chúng ta, các chứng nhân của Đức Kitô, mang ánh sáng chiếu rọi vào sự tối tăm này, “để tất cả nhờ đó mà tin.”

Sự khiêm nhường và lời chứng về “Đấng sẽ đến” của ông Gioan cho chúng ta, những thừa tác viên của Chúa, một khoảng lặng để suy tư. Chẳng hạn, với tư cách là một vị chủ tế hay vị giảng thuyết, liệu lời nói và phong cách của tôi lại chỉ tập trung về chính mình hay như ông Gioan, tôi chỉ nói và chỉ ra sự hiện diện của Đức Kitô mà thôi? Nếu ông Gioan nói đúng, “Có vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết,” thì ta phải xem lại cách thức chúng ta xử sự với người lạ và tiếp đón mọi người. Tất cả chúng ta, những thừa tác viên phụng vụ - giúp lễ, người tiếp đón và xếp chỗ, người đọc sách, người lo ca đoàn và thừa tác viên trao Mình Thánh, v.v… - cũng phải tự hỏi liệu cách hành xử của mình trong cũng như ngoài thánh đường có làm chứng về Đức Kitô cho những người biết và đang quan sát chúng ta không.

Ông Gioan Tẩy Giả biết rõ ông là ai cũng như tầm quan trọng của Đấng sẽ đến như thế nào. Vậy ta sẽ trả lời cho những ai hỏi mình: “Ông là ai?” Liệu chúng ta xác định được căn tính của mình trong mối tương quan với Đức Giêsu không? Trong lúc này, chúng ta là những tiếng hô trong hoang địa, “Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi.” Tiên vàn ta phải công bố sứ điệp này cho mình, sau đó cho thế giới. Ta cần phải chuẩn bị tâm hồn, gia đình, cộng đoàn và thế giới của chúng ta cho “Đấng sẽ đến.” Có một cách cụ thể để ta thực hiện điều này, đó là ta sống quảng đại và bắt chước lòng khiêm nhường và sự cho đi của Người.

Chúng ta nghe ông Gioan mời gọi “Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi”, và vì vậy, chúng ta hãy cầu nguyện để trong Mùa Vọng này ta được canh tân lòng nhiệt thành đức tin và tin tưởng vào những gì Đức Kitô đã mời gọi chúng ta: từ bỏ lối sống bạo lực, ích kỷ, tham lam của thế gian, sự thờ ơ trước những nhu cầu bức thiết của anh chị em xung quanh mình. Chúng ta hãy dọn đường cho Chúa đến bằng cách họa lại chính cuộc đời của Đức Kitô nơi cuộc đời của mỗi người trong chúng ta. Khi chúng ta lượng giá cuộc sống của mình và của thế giới xung quanh, ta nhận ra rằng mình chưa chuẩn bị đủ tâm hồn để đón Chúa. Lúc này chúng ta đang sống trong tình thương của Đức Kitô, vì vậy ta không sợ hãi khi đợi chờ và hy vọng.

Trích đoạn trong sách Isaia thật thiết thực cho những Kitô hữu chúng ta. Ở chương 4,16-30 trong Tin Mừng theo Thánh Luca, Đức Giêsu trong hội đường đã dùng đoạn trích này. Người đã nhận chính Người là sự thành toàn của niềm hy vọng đã được diễn tả trong trích đoạn Isaia này. Khi chọn đoạn Sách Thánh này, Đức Giêsu bác bỏ kiểu mong đợi một đấng Mêsia - vị Vua mang màu sắc quân phiệt của nhiều người đương thời. Thay vào đó, “Đấng sẽ đến” tuyệt nhiên không phải là kẻ sẽ chinh phục và thống trị bằng sức mạnh vũ lực. Đức Giêsu nhận ra sứ mạng của mình trong ánh sáng của lời ngôn sứ Isaia: loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, kẻ giam cầm được tự do và công bố một năm hồng ân của Chúa - năm hồng ân vĩ đại nhất trong các năm hồng ân, khi đất đai không được canh tác, các nô lệ được trả tự do, và nợ nần được xóa bỏ. Đây là cơ hội nghìn năm có một dành cho toàn thể cộng đồng.

Theo truyền thống, ngày hôm nay được gọi là “Chúa Nhật hân hoan” - Nhắc ta nhớ lại lời khuyên nhủ của thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Thêxalônica, “Anh em hãy vui mừng luôn mãi.” Trong thế giới ngổn ngang này, ta có lý gì để vui mừng được? Chúng ta chú tâm đến những gì ông Gioan ra dấu cho chúng ta: Đấng sắp đến sẽ công bố tin mừng, giải thoát chúng ta khỏi mọi sự giam hãm. Năm hồng ân mà Đức Giêsu công bố đã bắt đầu, nó đang diễn ra và chúng ta là một phần trong đó. Chúng ta cũng đã được xức dầu tấn phong để ra đi loan báo tự do cho những ai bị giam cầm cách này cách khác qua chính lời nói cũng như hành động của chúng ta.

Chúng ta đã cảm nghiệm được năm hồng ân trong cuộc đời chúng ta chưa? Một số người đã có được cơ hội làm lại cuộc đời vì đã được giải thoát khỏi cơn nghiện ngập ma túy, rượu chè và khỏi những mối tương quan tiêu cực để có một cuộc sống mới. Những người khác lại có cơ hội để khởi đầu lại vì tội lỗi của mình được tha thứ. Sự chữa lành nội tâm này giúp họ bớt âu lo và sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn.

Tóm lại, ngôn sứ Isaia hứa một Đấng sẽ được Thiên Chúa sai đến để chữa lành tâm hồn tan nát và ban cho chúng ta tự do và cảm nghiệm được niềm vui trong mối tương quan với Thiên Chúa. Ông Gioan Tẩy Giả mời gọi dân chúng hãy chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận lời hứa của Thiên Chúa sẽ được thành toàn nơi “Đấng sẽ đến.” Đức Giêsu đến luôn mang lại sự giải thoát và canh tân trong cuộc đời chúng ta, như lời ngôn sứ Isaia đã hứa. Đó cũng chính là những gì ông Gioan rao giảng. Chính vì thế, thánh Phaolô cho thấy kết quả của việc Đức Kitô đến, những người tin như chúng ta nên làm điều rất tự nhiên đó là “anh em hãy vui mừng luôn mãi!”

Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò Vấp


3rd SUNDAY OF ADVENT (B) -
Isaiah 61:1-2a, 10-11; Luke 1: 46-54; I Thess. 5: 16-24; John 1: 6-8, 19-28

The curtain comes down suddenly at the end of today’s gospel. And we are left with a mystery. Just before the end of this act John speaks an enigmatic pronouncement. He has responded to the priests and Levites sent to question him and has made it quite clear that he is not "the Christ," nor a prophet like Elijah, nor "the Prophet" Moses spoke of during Israel’s forty-year wandering in the desert.

John may deny his importance, but he is a significant presence in the gospels. He is so well known by gospel readers that he is simply called John. But we know this is the Baptist, the precursor of Christ. Still, today’s scene ends with John’s pronouncement, "There is one among you whom you do not recognize, the one who is coming after me, whose sandal strap I am not worthy to untie." That’s where we are left as the curtain drops. There is someone more important than John coming. Who is this "one who is coming?" If, as John says, he is already among us, how will we identify him? These are Advent questions we will need to reflect upon and come up with our own responses from our experience.

The drama is built up by John’s denial that he is: the light, the Christ, Elijah, the Prophet and his admission that he is even unworthy to untie the sandal strap of "the one who is coming." John is the forerunner of someone even more significant than he and so his role is to give "testimony," or witness to the one coming. How about us, will we recognize the one who is to come? How will we know him? What signs are we looking for? Will we look for the same signs that Jesus exhibited in his lifetime? Or will we be seduced by the criteria of the world? And when we do recognize the arrival of Christ we, we who have been baptized with the Holy Spirit, will, like John, also be given the role of "witnessing" to Jesus, as John did.

What will help us recognize Christ in our midst and his meaning for our lives? The gospel of John will present "signs" to us: the water turned to wine, the cripple cured, the living water offered the Samaritan woman, Lazarus raised from the dead, etc. These signs will open our minds and hearts to Christ. Then, when we discover the significance of the signs and recognize in them Christ’s presence, then we will be enabled to give our own testimony of Christ, raised from the dead and among us now.

The gospel is specific about where John was when he testified about Christ – "this happened in Bethany across the Jordan where John was baptizing." John begins his testimony to Christ in his own time, place and circumstance. Now, thanks to our baptism in the Spirit, we can testify in our own time, place and circumstance. The world is a dark place and Christ’s witnesses bring his light into the darkness, "so that all might believe" – through us.

John’s humility and words about "the one who is to come" gives us ministers a moment’s pause for reflection. For example, as a presider/preacher do my words and mannerisms call attention to myself, or do I, like John, speak of and point to Christ’s presence? If what John says is true, "there is one among you whom you do not recognize," then we must reflect on how we treat strangers and greet people at our services. All of us liturgical ministers – servers, greeters, lectors, music and Eucharistic ministers, etc – must also ask whether our behavior both in and beyond the sanctuary gives testimony to Christ to all who know or observe us.

John the Baptist knew who he was and also the importance of the one who was to come. How would we answer someone who asked us, "Who are you?" Would we identify ourselves in our relation to Jesus? Now we are the voices in the desert crying out, "Make straight the way of the Lord." We announce this message first to ourselves and then to the world. We are to prepare our hearts, our homes, our communities and our world for the "one who is coming." One way we do this is by our living generously and imitating his meekness and his self-giving.

We hear John’s call to "make straight the way of the Lord" and so we pray this Advent for renewed fervor of faith, trusting what Jesus has shown us: rejecting the world’s ways of violence, selfishness, greed and indifference to the needs of people around us. We prepare for the Lord’s coming by conforming our lives to that of Christ. As we examine our lives and the world around us, we realize how much is not yet prepared to receive the Lord. Yet, we live in Christ’s love and have no fear as we wait and hope.

Our Isaiah passage is an essential one from the Hebrew Scriptures for us Christians. In chapter 4:16-30 of Luke’s gospel, Jesus is in the synagogue and quotes from this section of Isaiah. He identifies himself as the fulfillment of the hope expressed in it. In choosing this passage Jesus rejected the militaristic expectation many had for the Messiah-King. Instead, the "one who is to come" is certainly not one who conquers and rules by force. Jesus sees his role in light of Isaiah’s prophecy, as proclaiming good news to the poor, liberty to captives and a Jubilee year – the greatest of all sabbatical years, when the land was to lie fallow, slaves freed, and debts canceled. A big second chance offered to the whole community.

Today is traditionally called "Gaudete Sunday," – Rejoice Sunday. Note Paul’s instruction to the Thessalonians, "Rejoice always." What is the reason in our still-undone world for this rejoicing? We attend to what John the Baptist has signaled for us: one is coming to proclaim good news and release from whatever holds us captive. The Jubilee year Jesus announced has begun for us, it continues to happen and we are part of it. We have also been anointed to proclaim, through words and actions, freedom for those held captive in any way.

Haven’t we experienced the Jubilee in our lives? Some have been given a second chance by being set free from drugs, alcohol or from destructive relationships, to a new life. Others have been given a chance to start over through forgiveness of their sins and by interior healings that enabled them to live fuller lives with less fear and anxiety.

In sum: Isaiah promises one will be sent by God to heal our broken heart and to give us liberty and the experience of joy in relationship to God. John the Baptist primes the people and calls them to prepare themselves to see God’s promise fulfilled in "one who is coming." Jesus’ arrival into our lives is always freeing and renewing. Just as the prophet Isaiah promised. That’s what John announced. So, as a result of Christ’s arrival Paul directs us to do what should come naturally for believers, "Rejoice always!"
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng được đông đảo dân chúng mến mộ
Đặng Tư Do
01:51 12/12/2014
Triều Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu vào ngày 13 tháng Ba năm 2013. Sau gần hai năm ở ngôi Giáo Hoàng, đông đảo dân chúng trên toàn thế giới đã tỏ ra nồng nhiệt mộ mến ngài đặc biệt là ở các quốc gia Công Giáo. Một nghiên cứu mới đây của Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết như trên.

Nghiên cứu của Pew cho thấy bình quân 60% người được hỏi bày tỏ lòng mộ mến ngài cách đặc biệt trong 43 quốc gia được nghiên cứu. Chỉ có 11% có quan điểm bất lợi với Đức Giáo Hoàng; và 29% không đưa ra một đánh giá nào.

84% người Châu Âu và 72% dân chúng châu Mỹ Latinh đánh giá rất cao Đức Giáo Hoàng. Con số này là 44% ở Châu Phi và 41% ở châu Á. Tỷ lệ này thấp hơn ở châu Âu và châu Mỹ Latinh chủ yếu là do tỷ lệ đông đảo những người không có ý kiến: 40% ở châu Phi và 45% ở châu Á.

Tại Trung Đông, 25% những người được hỏi đánh giá tích cực về Đức Giáo Hoàng. 25% đánh giá tiêu cực và 41% không có ý kiến.

Nghiên cứu Pew cho thấy một sự khác biệt rõ rệt giữa các phản ứng của người Công Giáo và không Công Giáo, đặc biệt là ở Mỹ Latinh. Phần đông người không Công Giáo nói họ không có ý kiến.
 
Thư của Đức Thánh Cha gởi khoá họp lần thứ Tư Hội Nghị về Mục Vụ Giới Trẻ Châu
Đặng Tư Do
05:54 12/12/2014
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi các tham dự viên của khoá họp lần thứ Tư Hội Nghị về Mục Vụ Giới Trẻ Châu "không bao giờ mệt mỏi trong việc rao giảng Tin Mừng bằng chứng tá cuộc sống và những lời rao giảng."

"Việc Mục Vụ cho giới trẻ châu Âu đòi hỏi chúng ta phải tập hợp lại các vấn nạn của người trẻ ngày nay, và từ đó, khởi động một cuộc đối thoại chân thành và trung thực để đem Chúa Kitô vào cuộc sống của họ," Đức Thánh Cha đã nói như trên trong thông điệp ngày 11 tháng 12 được gửi đến chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân.

"Khi anh chị em gieo Lời của Chúa vào cánh đồng rộng lớn này là giới trẻ Châu Âu, anh chị em có dịp làm chứng tá cho những lý do của niềm hy vọng trong anh chị em, với sự dịu dàng và tôn trọng," Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết tiếp. "Anh chị em có thể giúp các bạn trẻ nhận ra rằng đức tin không đi ngược lại với lý trí, và do đó giúp họ trở nên nhân vật chính đầy hân hoan trong việc truyền giáo cho những người đương thời."

Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các vị mục tử "hãy đề xuất với những người trẻ một con đường phân biệt ơn gọi, để giúp họ chuẩn bị sẵn sàng để đi theo Chúa Giêsu trên con đường của cuộc sống hôn nhân và gia đình hay trên những nẻo đường củacuộc sống thánh hiến chuyên tâm phục vụ Nước Thiên Chúa."
 
Một vài nét về báo cáo của Hội Đồng Công Lý, Sự Thật và Chữa Lành Australia
Đặng Tư Do
06:18 12/12/2014
Hội Đồng Công Lý, Sự Thật và Chữa Lành là cơ quan của Giáo Hội tại Úc nhằm điều phối các hoạt động hợp tác với chính phủ trong một cuộc điều tra về những vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, tuyên bố trong một báo cáo đưa ra hôm 11 tháng 12 rằng "luật độc thân bắt buộc có thể đã góp phần vào các vụ lạm dụng trong một số trường hợp."

Hội đồng được thành lập vào năm 2013 bởi Hội Đồng Giám mục Úc và Hội Đồng Tu Sĩ Úc.

Trong khi thừa nhận rằng "các tổ chức Giáo Hội và các nhà lãnh đạo Giáo Hội, qua nhiều thập kỷ, , theo bản năng hoặc cố ý, dường như đã nhắm mắt làm ngơ trước các vụ lạm dụng xảy ra trong giáo phận và trong các dòng tu, nhằm bảo vệ tổ chức mình hơn là chăm sóc cho các nạn nhân", báo cáo cũng ghi nhận khách quan rằng "Về mặt lịch sử, các bậc cha mẹ thường không muốn tin những lời tố cáo của con em mình và không muốn đặt vấn đề thẳng thắn với các nhà lãnh đạo Giáo Hội sau khi những vụ lạm dụng xảy ra."

Báo cáo cho biết thêm "Vâng phục và môi trường khép kín dường như đã có một vai trò trong sự lan tràn các hành vi lạm dụng trong một số dòng tu và các giáo phận. Một yếu tố khác cũng quan trọng là cách thức thu nhận các ứng sinh cho chức linh mục hay tu sĩ."
 
Đức Thánh Cha gặp gỡ các Giám Mục Công Giáo nghi lễ Syria
Đặng Tư Do
14:13 12/12/2014
Trong cuộc họp ngày 12 tháng 12 với các giám mục của Giáo Hội Công Giáo Syria, Đức Giáo Hoàng đã gửi một thông điệp nâng đỡ tinh thần cho các tín hữu là "những người đang trải qua một thời gian đau khổ và sợ hãi" ở Syria và Iraq.

Đức Giáo Hoàng kêu gọi các giám mục do Đức Thượng Phụ Ignatius Youssef Younan Đệ Tam của thành Antiôkia hướng dẫn hãy khích lệ anh chị em giáo dân tiếp tục là các chứng nhân cho Chúa Kitô trong vùng đất của họ giữa trăm chiều thử thách và bách hại. Ngài cũng yêu cầu các vị phối hợp các hoạt động nhân đạo với nhau cả cho các tín hữu đang tiếp tục ở lại vùng đất của họ lẫn những người tị nạn đang tìm kiếm an ninh ở các nước khác. Các giám mục Syria đã đồng thanh hoan nghênh đề nghị đó của Đức Thánh Cha.

Trong khi nhìn nhận những lý do dẫn đến hiện trạng di cư ồ ạt của hàng loạt của các Kitô hữu từ Syria và Iraq, Đức Giáo Hoàng bày tỏ nỗi buồn của mình vì sự suy giảm đột ngột trên quy mô lớn sự hiện diện của các Kitô hữu trong vùng.

Ngài nói:

"Phong trào di cư của các tín hữu đến các nước được coi là an toàn hơn đã làm nghèo đi sự hiện diện của Kitô Giáo ở Trung Đông, vùng đất của các tiên tri, các nhà truyền giáo đầu tiên của Tin Mừng, các vị tử đạo và nhiều vị thánh, và là cái nôi của những ẩn sĩ và các tu viện".

Giáo Hội Syria hiện đang tiến hành một cuộc cải cách các truyền thống phụng vụ của mình, và Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng quá trình này mời gọi "một sự đánh giá triệt để các truyền thống với một sự sáng suốt cao độ." Ngài mời gọi các giám mục Syria bảo tồn các truyền thống cổ kính của các ngài, trong khi thích ứng những truyền thống này với những thay đổi văn hóa đang diễn ra trong thế giới đương đại.
 
Đức Mẹ Guadalupe: Sự Liên Kết của Mẹ Maria với Mỹ Châu
Bùi Hữu Thư
16:33 12/12/2014
Thánh Lễ mừng kính do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ tế tại Vatican

Rome, 12 tháng 12, 2014 (Zenit.org)

Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố: Qua việc hiện ra của “Đức Mẹ Guadalupe", Đức Trinh Nữ Maria “đã không chỉ đến thăm các dân tộc Mỹ Châu mà còn muốn ở lại với họ. Mẹ đã để lại hình ảnh Mẹ được in cách mầu nhiệm trên áo choàng của sứ giả của Mẹ”, do đó “đã trở nên biểu tượng của sự liên kết của Mẹ Maria với các dân tộc này.”

Mỹ Châu mừng lễ tưởng niệm “Nữ Vương Mễ Tây Cơ và Nữ Hoàng Mỹ Châu” vào ngày 12 tháng 12, 2014 tại Vatican : Đức Thánh Cha đã chủ tế một Thánh Lễ bằng tiếng Tây Ban Nha, vào lúc 18:00 giờ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, với sự tham dự của các quốc gia của đại lục này.

Thánh Lễ, có mầu sắc của Châu Mỹ La Tinh, được phụ họa bởi các Thánh Ca của “ Misa Criolla” của Ariel Ramírez, có con ông là Facundo Ramírez, là nhạc trưởng điều khiển dàn nhạc Á Căn Đình, cùng ca sĩ Á Căn Đình Patricia Sosa, và sự cộng tác của Ca Đoàn Rôma Musica Nuova.

Bên trái bàn thờ, có các hiệu kỳ của các quốc gia Mỹ Châu và hình Đức Mẹ Guadalupe được trưng bầy trên một khung ảnh lớn được Đức Thánh Cha xông hương vào đầu lễ.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích ý nghĩa “thiêng liêng” của ngày lễ này: “Các quốc gia Mỹ Châu lớn lao này tưởng niệm với lòng tri ân và niềm vui ngày lễ của “bổn Mạng của họ, từ Alaska đến Patagonie”.

Qua “sự khẩn cầu, tha tội, chúc lành cho các dân tộc, và hân hoan ca ngợi” Mỹ Châu tưởng niệm “cuộc viếng thăm và sự đồng hành từ mẫu” của Mẹ Maria khi hát bài ca “Magnificat” và trao phó cho Mẹ “sứ mệnh của Giáo Hội tại Đại Lục Mỹ Châu”.

Thực vậy, theo lịch sử của Đức Mẹ Guadalupe, Mẹ đã hiện ra với người da đỏ Juan Diego trên đồi Tepeyac tại Mễ Tây Cơ, ngày 12 tháng 12, 1531, “môn đệ toàn hảo nhất của Chúa Kitô đã trở nên nhà truyền giáo cao trọng mang Phúc Âm đến cho Mỹ Châu.”

Đức Thánh Cha tiếp: “Mẹ Thiên Chúa đã không chỉ viếng thăm các dân tộc này, Mẹ đã muốn ở lại với họ. Mẹ đã để cho hình ảnh thánh thiện của Mẹ in cách mầu nhiệm trên áo choàng của sứ giả của Mẹ”, do đó Mẹ đã trở nên”biểu tượng của sự liên kết của Mẹ với các dân tộc này.”

Ngài nhấn mạnh: “Qua sự cầu bầu của Mẹ, đức tin Kitô đã trở nên kho tàng giầu có nhất của linh hồn các dân tộc Mỹ Châu”, kho tàng “mà viên ngọc quý giá nhất là Chúa Giêsu Kitô.”

Di sản này “đã được truyền lại và được biểu hiệu cho đến ngày nay trong phép rửa của muôn ngàn người, trong đức tin, trong đức cậy và đức mến của nhiều người, trong giá trị của việc sùng kính phổ thông và trong 'đức tính’ của các dân tộc Mỹ Châu đang bầy tỏ ý thức về sự tôn kính phẩm giá con người, sự mê say công lý, sự liên đới với những ai nghèo đói và đau khổ nhất, và sự hy vọng chống lại mọi tuyệt vọng.”

Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người “tiếp tục ca ngợi Thiên Chúa về tất cả những điều kỳ diệu Người đã làm trong đời sống các các dân tộc Châu Mỹ La Tinh,” trong việc thực hành bài ca Magnificat là biểu hiệu “lối sống của Chúa Giêsu, là mời gọi “sống đời sống thực, một đời sống nhân bản hơn, một sự sống chung như những người anh chị em.”

Đó là “đảo ngược những phán quyết trần tục, phá hủy những tham vọng về quyền bính, về sự giầu có, về sự thành công bằng mọi giá; là tố cáo sự tự mãn, kiêu ngạo, và những tiên tri của thế gian đang làm xa lánh Thiên Chúa.”

Trong sự “làm đảo lộn các ý thức hệ và hệ thống giai cấp trần tục,” bài ca Magnificat "được giới thiệu trong Tám Mối Phúc Thật”, là “tổng hợp chính của sứ điệp Phúc Âm.” Đức Thánh Cha đã cầu chúc trên mẫu gương này là “tương lai của Châu Mỹ La Tinh sẽ được kết tạo cho những người nghèo khó và đau khổ, những người hèn yếu, những người thèm khát công lý, những người biết cảm thương, những trái tim thanh sạch, những ai hoạt động cho hòa bình và cho những người bị áp bức nhân danh Chúa Kitô.”

Đối với Đức Thánh Cha , “Châu Mỹ La Tinh là đại lục của hy vọng”: ngài đã khuyên mọi người hãy nghĩ đến “những kiểu mẫu mới về phát triển, nối kết được truyền thống Kitô, và kỹ thuật với sự khôn ngoan của con người, cùng với sự đau khổ tràn đầy niềm vui và hy vọng.”

Ngài nhấn mạnh: “Chí có nhờ những liều thuốc mạnh mẽ về chân lý và tình yêu, nền tảng của tất cả sự thật, thúc đẩy sự cải tiến cho một đời sống mới chân chính, mới có thể duy trì được niềm hy vọng này.”

Trước Thánh Lễ có lần hạt “Đức Mẹ Guadalupe” gồm có tám chục, mỗi chục dành cho một bí tích, và chục cuối dành cho Giáo Hội – sau đó là buổi chầu, với các bài thánh ca theo truyền thống phổ thông Châu Mỹ La Tinh.
 
Top Stories
Deux nouveaux blogueurs arrêtés pour avoir abusé de « la liberté démocratique »
Eglises d'Asie
12:04 12/12/2014
Vietnam: Deux nouveaux blogueurs arrêtés pour avoir abusé de « la liberté démocratique »
Jeudi 11 décembre, l’association américaine Human Rights Watch (HRW) a publié un communiqué débutant par cette injonction : « Le Vietnam doit cesser d’utiliser des articles de lois grotesques pour emprisonner les personnes qui critiquent le pouvoir. »

L’intervention de l’association américaine a été provoquée par l’arrestation de deux blogueurs renommés, Nguyên Quang Lâp et Hông Lê Tho, tous deux accusés d’avoir abusé de « la liberté démocratique » et porté atteinte aux intérêts nationaux. Il s’agit là de deux crimes sanctionnés par l’article 258 du Code pénal. Le communiqué demande que les deux journalistes indépendants dont le seul tort est de s’être exprimé d’une manière critique, soient immédiatement remis en liberté.

Nguyên Quang Lâp a été arrêté le 6 décembre dernier. Hông Lê Tho avait été appréhendé quelques jours plus tôt, le 29 novembre, à Hô Chi Minh-Ville. C’est à partir de l’année 2004 que les autorités vietnamiennes ont commencée à utiliser l’article 258 pour réprimer les délits d’expression. Depuis cette date, cette disposition du Code pénal a été utilisée pour arrêter et condamner au moins dix militants des droits de l’homme et quatre blogueurs. L’association américaine qualifie de « monstrueuse » cette pénalisation de la liberté démocratique. Elle est d’autant plus absurde qu’elle émane d’un pouvoir antidémocratique et non respectueux des libertés individuelles, poursuit HRW.

Nguyên Quang Lâp , âgé de 58 ans, tenait régulièrement un blog intitulé Quê Choa. Celui-ci était renommé et suivi par de nombreux lecteurs. Nguyên Quang Lâp est aussi un écrivain bien connu. Après sa sortie de l’Ecole polytechnique, il avait mené une courte carrière militaire de cinq ans au début des années 1980, avant de choisir de se consacrer à l’écriture. Il devint adjoint du rédacteur en chef d’une revue intitulée Cua Viet (‘Portes du Vietnam’), dont l’existence fut éphémère ; le gouvernement en interdit sa publication au bout de dix-sept numéros. Dans les années 1990, Nguyên Quang Lâp s’installa à Hanoi et écrivit des textes littéraires qu’il fit paraître dans diverses revues culturelles de la capitale. Les pièces de théâtre et les scénarios de films écrits par lui rencontrèrent un grand succès et furent récompensés par des prix littéraires. Il a également écrit un roman et de nombreuses nouvelles. En 2001, un accident de voiture le laissa paralysé d’un bras et d’une jambe.

Ce n’est qu’en 2007 qu’il entama son blog Quê Choa. Celui-ci attira très rapidement l’attention de nombreux lecteurs dans le pays et dans la diaspora. En 2013, le gestionnaire du site où était hébergé le blog lui enjoignit de ne pas aborder de questions classées « sensibles » et d’éviter les critiques subversives. L’auteur refusa et chercha refuge pour son blog dans plusieurs sites locaux afin de le faire publier à l’étranger. Malgré les attaques lancées contre Quê Choa, les lecteurs n’ont pas cessé d’affluer. Au mois de juin 2014, plus de 100 millions d’internautes avaient visité le blog. Les menaces se multiplièrent alors sans entamer sa volonté de garder son indépendance. Il écrit alors : « Depuis toujours, je ne suis soumis à personne et je ne m’oppose à personne, comme c’est le devoir de tout écrivain. Je ne fais que conduire ma petite barque, le bateau de la vérité vers le peuple… »

Le premier blogueur arrêté Hông Lê Tho (65 ans) était le responsable d’un bloc appelé Lot Gach, également renommé. Dans les années 1960, pendant la seconde guerre du Vietnam, il était étudiant au Japon et militait dans le mouvement pacifiste, La Troisième force. Après le changement de régime de 1975, pendant quatre ans, il travailla l’ambassade du Vietnam au Japon et revint dans son pays. En 2011, il ouvrit son propre blog avec l’intention de publier des textes recueillis dans diverses revues, concernant des questions politiques et sociales. Il fit ainsi connaître au public de nombreux articles traitant de la souveraineté du Vietnam sur les archipels de Spratley et Paracel.

Le récent communiqué de Human Rights Watch conclut en faisant remarquer que le Vietnam est, depuis cette année, membre du Conseil des droits de l’homme des Nations Unies. Pourtant, le gouvernement ce pays continue d’utiliser l’article 258 du Code pénal pour faire taire la voix des journalistes indépendants en dépit engagements pris devant les Nations Unies à cet égard (1). (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 12 décembre 2014)
 
Vietnam: Ouverture du dossier de canonisation d’un prêtre vietnamien mort héroïquement pour ses paroissiens
Eglises d'Asie
12:03 12/12/2014
Le 31 octobre dernier, la Congrégation pour les causes des saints a informé l’évêque de Cân Tho que désormais rien ne s’opposait (Nihil obstat) à l’ouverture du dossier de canonisation du P. François-Xavier Truong Buu Diêp, un prêtre vietnamien mort héroïquement en 1946 au cours de la première guerre du Vietnam pour sauver la vie de ses paroissiens.

La nouvelle a réjoui tout le diocèse ainsi que les très nombreux pèlerins chrétiens et non chrétiens qui affluent de tout le pays auprès de son tombeau à l’église de Tac Say, dans le diocèse de Can Tho, depuis plusieurs décennies. L’ouverture de ce dossier avait été proposée et demandée par l’ensemble de la Conférence épiscopale du Vietnam, lors de sa première assemblée annuelle de 2012 qui s’était tenue du 9 au 13 avril dans le diocèse de Xuân Lôc.

En avril 2008, le cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Mân, archevêque émérite de Saigon, dans une interview traduite par Eglises d’Asie, confiait que, dans son enfance, il avait connu ce prêtre. Le futur cardinal n’avait encore que 8 ans lorsque le P. Diêp, venu rendre visite à ses parents, leur conseilla d’envoyer leur fils apprendre le latin au petit séminaire.

Le cardinal présentait ainsi le prêtre dont la canonisation est aujourd’hui demandée : « Le P. François-Xavier Truong Buu Diêp a été un saint prêtre, toujours soucieux de l’avenir de l’Eglise et encourageant les fidèles à s’engager dans la vie religieuse. Son attention a été tournée vers la population. Partout où il passait, il s’efforçait d’édifier un lieu de culte et de faire construire des habitations pour les fidèles. Il a vécu et il est mort pour eux. »

Le petit village où François-Xavier Truong Buu Diêp a vu le jour en 1897 se trouve au sud-ouest du Vietnam, dans ce qui est aujourd’hui la province d’An Giang. Cette région dépendait à l’époque du vicariat apostolique de Phnom Penh, au Cambodge. C’est là qu’il fut ordonné prêtre en 1924 après des études au grand séminaire de Phnom Penh.

En 1930, il est nommé curé de la paroisse de Tac Say. Il en sera le pasteur pendant seize ans, jusqu’à sa mort. Durant toutes ces années, il acquiert la réputation d’être un prêtre zélé, proche des fidèles, très attentif à leurs besoins, animé d’un grand esprit missionnaire ; il a fondé plus de huit chrétientés aux alentours de la paroisse.

En 1945, c’est le début de la première guerre d’Indochine et moins d’un an plus tard, la région où il habite s’embrase. Une grande partie en est occupée par le Vietminh. La plupart des prêtres de la région se retirent. Le P. Diêp refuse de partir et reste près de ses fidèles.

Le 12 mars 1946, le Vietminh l’arrête avec soixante-dix de ses paroissiens de Tac Say. Tout le groupe est enfermé dans un grenier à riz. Il propose alors à ses geôliers de prendre sa vie et de laisser la vie sauve à ses fidèles.

On découvrira plus tard son corps nu et affreusement mutilé dans un étang proche du lieu où il avait été détenu. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 12 décembre 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cảm nhận về cuộc hội diễn thánh ca ''Vui ca tin yêu bên máng cỏ Giêsu tại xứ Châu Me Quảng Ngãi
LM. Giuse Trương Đình Hiền
18:09 12/12/2014
NHỮNG KẺ THỜ PHƯỢNG NGƯỜI NHƯ THẾ

Cảm nhận về cuộc hội diễn thánh ca “VUI CA TIN YÊU BÊN MÁNG CỎ GIÊSU 2014” tại giáo xứ Châu Me, giáo hạt Quảng Ngãi, giáo phận Qui Nhơn

Với những ngày trước và sau đại lễ Giáng Sinh, trong sinh hoạt đức tin của những người kitô hữu ở nhiều nơi trên thế giới, từ những trung tâm mục vụ cấp quốc gia, cấp giáo phận, đến những cộng đoàn giáo xứ quan trọng như nhà thờ chính tòa, các giáo xứ có đông giáo dân hoặc thuộc địa bàn thành phố…thường hay tổ chức các cuộc hội diễn thánh ca, hoan ca diễn nguyện hay thi hát thánh ca giữa nhiều giáo xứ…

Xem Hình

Và dĩ nhiên, các đơn vị tham gia những cuộc hội diễn nầy chắc chắn đã chuẩn bị thật chu đáo để có thứ hạng cao, để mang về danh dự thành công cho cộng đoàn mình: đầu tư về nội dung bài hát: phải chọn bài hát hay, giá trị (thường là các bài hợp ca nhiều giọng), đầu tư về người thực hiện: tuyển lựa các ca viên, chọn lựa trang phục, đầu tư về thiết bị phụ trợ: thiết đặt sân khấu, hoàn chỉnh hệ thống âm thanh, nhạc cụ, tập luyện sao cho ăn khớp hài hòa giữa nhạc công, ca đoàn, ca trường…Nói chung, để có một cuộc hội diễn thánh ca thành công trên phương diện tổ chức tổng thể hay trên chiều hướng kết quả của từng đơn vị, đều phải có một sự chuẩn bị và đầu tư thật lớn và thật kỷ. Chính vì những lý do cơ bản đó, với những giáo xứ nhà quê, vùng sâu, vùng xa, thì chuyện tổ chức một cuộc hội diễn thánh ca tưởng chừng như chỉ là một ước mơ xa xôi, một chuyện viễn tưởng.

Thế nhưng, có một giáo xứ nhà quê ở Quảng Ngãi lại đã làm được chuyện “tầy trời” đó. Vâng, Chúa Nhật thứ II Mùa Vọng vừa qua, tại nhà thờ Đức Mẹ Kỳ Thọ - giáo xứ Châu Me, đã diễn ra cuộc hội diễn thánh ca mang chủ đề: “VUI CA TIN YÊU BÊN MÁNG CỎ GIÊSU”, một cuộc hội diễn thánh ca đúng nghĩa với sự tham dự của 15 đơn vị ca đoàn giáo họ, mà trong số đó chỉ có một ca đoàn “có nhà thờ” là ca đoàn ở tại họ chính Kỳ Thọ, còn tất cả các đơn vị còn lại, chỉ là ca đoàn của những giáo họ không nhà thờ, những ca đoàn hình thành từ những cuộc họp nhau đọc kinh gia đình như lời khẳng định của linh mục chánh xứ Phêrô Hà Đức Ngọc, trong bài diễn văn khai mạc của ngài:

“Kính thưa cộng đoàn, Xuất phát từ thực tế đọc kinh liên gia trong giáo họ với những lời ca tiếng hát mà cả 15 giáo họ đã tự tập hát với nhau mà chẳng ai có chuyên môn về âm nhạc cả. Cuộc Hội diễn thánh ca hôm nay đúng là thành quả “Cây nhà lá vườn”, là “hàng chính hãng” của 15 giáo họ dâng Chúa trong tâm tình con thảo đơn hèn đầy thảo hiếu yêu thương vui sướng. Không trừ một ai: nam có nữ có, từ U4 tuổi cho đến cả U80 nữa rất cảm động và đầy hào hứng. Hãy chờ xem!”

Không lộng lẫy sắc màu với những bộ đồng phục đắc tiền, không bác học đỏm dáng với những bài hợp ca nhiều bè bất hủ, không đồng đều với những ca viên dáng đẹp người thanh, không có ca trưởng để lả lướt vung tay, không có dàn nhạc để tưng bừng hoành tráng…Chỉ cần một em thiếu nhi đệm đàn phong cầm từ đầu đến cuối và vài cái micros sans fil…thế nhưng 15 đơn vị ca đoàn vẫn đĩnh đạt trình diễn thánh ca bằng tất cả tâm tình và lòng yêu mến, bằng thái độ cầu nguyện và hiệp nhất. Phải chăng đó chính là mục tiêu cốt yếu của cuộc hội diễn nầy mà cha Phêrô ngọc đã nêu bật trong lời khai mạc:

“Khi các giáo họ cùng nhau hát những bài hát phụng vụ, thánh ca về Chúa, Đức Mẹ, các thánh thì tâm tình của CKT, Mẹ Maria, Th Giuse, các Thánh đi vào tâm hồn bà con các giáo họ và cả giáo xứ thì còn gì bằng! Mà theo Thánh Âu tinh: ca hát tạo niềm vui và có vui mới ca hát, như vậy đúng là niềm vui Tin Mừng được nhân lên trong các giáo họ và sẽ lan tỏa tới mọi người như ĐTC Phanxico nói: “Niềm vui của Tin Mừng đổ đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp CGS". Với một không gian sống động tại các giáo họ chính là cộng đoàn cơ bản mà mọi người bất luận già trẻ, nam nữ… tham dự tích cực hết mình, nối kết nhau. Từ đây biết bao nhiêu điều tốt đẹp Chúa ban cho các giáo họ đúng như lời Tv: Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, Anh em được sống vui vầy bên nhau!”

Trong một thế giới mà âm nhạc đã trở thành một loại hình kinh doanh và thương mại phát triển vượt bực, các tụ điểm và sân khấu ca nhạc luôn là nơi quy tụ và hấp dẫn đông đảo mọi người, nhất là giới trẻ,… thì xem ra thánh ca trong các nhà thờ đang khép nép đứng qua một bên trên dòng chảy của cuộc sống. Dĩ nhiên, nói như thế không có nghĩa là “vơ đủa cả nắm” và mang thái độ tư ti mặc cảm. Vẫn còn đây đó những cộng đoàn Phụng Vụ sốt sắng, mọi người hiệp dâng thánh lễ đều mở miệng ca hát tôn thờ, ca đoàn không thay thế mà hòa nhập và dẫn dắt để cộng đoàn cùng tụng ca sốt sắng. Thế nhưng có được bao nhiêu cộng đoàn Phụng Vụ như thế !

Xây dựng một cộng đoàn đức tin sống động và trưởng thành có thể nói được cần đặt trên nền tảng Phụng Vụ như Hiến Chế PV đã khẳng quyết:

“Hằng ngày, Phụng vụ kiến tạo những người bên trong Giáo Hội thành đến thánh trong Chúa, thành nơi cư ngụ của Thiên Chúa trong Thánh Thần, để đạt tới mức tuổi sung mãn của Chúa Kitô” (PV số 2)

Giáo xứ Châu Me, thông qua cuộc họi diễn thánh ca “VUI CA TIN YÊU BÊN MÁNG CỎ GIÊSU” đã phần nào cho thấy điều đó như lời nhận xét của cha chánh xứ Phêrô:

“Đọc kinh rồi ca hát. Rồi làm và thi máng cỏ tại các giáo họ để cùng đọc kinh, dâng lời ca tiếng hát bên máng cỏ là hành vi thờ phượng tốt đẹp biết bao vì chúng ta không chỉ tham dự phụng vụ tại nhà thờ mà còn biến từng giáo họ mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa và trở thành cộng đoàn thờ phượng sống động vui tươi.”

Vâng, đúng như thế. Bởi vì cách đây 2000 năm, bên bờ giếng Giacop ở Samari, Chúa Kitô đã dạy người phụ nữ: “Nhưng giờ đã đến – và chính là lúc nầy đây – giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Ga 4,24).

Tôi nhớ không lầm, trong số 15 đơn vị dự thi, có đơn vị giáo họ Minh Long, võn vẹn chỉ với 5 ca viên là thành viên của hai gia đình, trong số rất ít gia đình có đạo đang hiện diện tại vùng núi non xa xôi mà cô bé của đoàn trong lời dẫn nhập đã nói rằng: “chúng con đến từ một nơi cây nhiều hơn người”.

Nhìn những giáo dân đó hát thánh ca mà tôi đã ngấn lệ và chợt nhớ tới Lời của Thầy Chí Thánh mà tự nhủ thầm: “Chúa Cha đã tìm được những kẻ thờ phượng Người như thế”.

[1] Ga 4,24 “Nhưng giờ đã đến – và chính là lúc nầy đây – giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế”
 
Dư âm Đại hội Hồng Ân Cảm Tạ & Dạ vũ Giáng Sinh tại Sydney
Diệp Hải Dung
21:39 12/12/2014
Tối Thứ Sáu 05/12/2014 lần đầu tiên Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney tổ chức buổi Đại Nhạc Hội Hồng Ân Cảm Tạ Thank You Australia mừng kỷ niệm 25 năm thành lập Liên Ca Đoàn tại Mounties Club Sydney với những Danh Ca tên tuổi từ Hoa Kỳ: Thanh Lan, Mạnh Đình, Chung Tử Lưu và Quang Hiếu cùng phối hợp với những Ca Sĩ Liên Ca Đoàn Sydney trình diễn.

Đại Hợp Xướng Nữ Vương Việt Nam
Hình ảnh Vượt Biên
Khán Giả Đại Nhạc Hội Hồng Ân Cảm Tạ-Thank You Australia
Trước khi khai mạc buổi Đại Nhạc Hội, MC Khiết Ngân và MC Trường Giang giới thiệu Linh Mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi Tuyên úy Đặc Trách Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh cùng với anh chị em Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh với lịch sử trải dài đời phục vụ Thánh Ca 25 năm. Sau đó mọi người cùng nghiêm chỉnh rước cờ Úc Việt lên sân khấu với nghi thức chào cờ Úc Việt đồng thời khai mạc buổi Đại Nhạc Hội với Đại Hợp Xướng Nữ Vương Việt Nam do các anh chị em Liên Ca Đoàn cùng hợp ca và với dàn Orchestra với Nguyễn Hoàng qua sự điều khiển của Linh Mục Nhạc Sĩ Paul Văn Chi rất vĩ đại huy hoàng và đặc sắc.

Đại Hợp Xướng Nữ Vương Việt Nam của Linh Mục Nhạc Sĩ Paul Văn Chi diễn tả cả một lịch sử Việt Nam với các trang sử khác nhau. Phần 1, diễn tả Đức Mẹ hiện ra tại La Vang năm 1798 với lời cầu xin tha thiết của con dân Việt Nam. Phần 2, diễn tả hành trình vượt biên vượt biển với dàn Orchestra và tiếng hát phụ họa chập chùng tiếng sóng trên đại dương mênh mông của đời vượt biên với lời cầu khấn Ave Maria vang vọng. Phần 3, niềm vui hạnh phúc và tạ ơn Đức Mẹ đã cho đoàn con Việt Nam tỵ nạn tới bến bờ bình an, với những tiếng reo vui của ca đoàn hòa cùng tất cả các nhạc khí vui tươi, rộn rã, và hân hoan...

Anh Hoàng Minh Hùng Liên Ca Đoàn Trưởng, lên ngỏ lời chào mừng quý quan khách Úc Việt và tất cả mọi người đã dành thời gian quý báu đến tham dự Đại Nhạc Hội với chủ đề Hồng Ân Cảm Tạ-Thank You Australia, và mục đích gây quỹ từ thiện ủng hộ cho Bệnh viện Nhi Đồng Westmead NSW và cũng để cám ơn nước Úc đã cưu mang người Việt tỵ nạn chúng ta 40 năm.

Ngoài những tiết mục nổi danh của các Danh Ca Thanh Lan, Mạnh Đình và Chung Tử Lưu. Các anh chị em ca sĩ Sydney như Việt Hùng, Mộng Quân, Thiền Quyên, Thùy Giao, Thanh Thúy, Kim Dâng, Trường Giang và Minh Đức cũng đóng góp trình diễn qua những màn Đơn Ca, Tốp Ca, những hoạt cảnh như Đêm Chôn Dầu Vượt Biển và Sao Anh Nỡ Đi Tu rất hay, đan kết với những màn vũ của vũ đoàn Intensity Dance Group. Academic Dancers và màn trình diễn thời trang Áo Dài 3 Miền Bắc Trung Nam rất ngoạn mục tạo cho Đại Nhạc Hội thêm mới mẻ linh động.

Toàn bộ chương trình Đại Nhạc Hội Hồng Ân Cảm Tạ-Thank You Australia, đã diễn tả lại trang sử dân tộc Việt Nam từ ngày 30.4.1975, với màn ảnh LED tân kỳ sang lên những hình ảnh chiến tranh những ngày sau cùng của đất nước Việt Nam...Gợi nhớ lại hình ảnh tù đầy trên màn ảnh...Đêm Chôn Dầu Vượt Biển vẽ lại bức tranh bi hùng của đoạn đường Vượt Biên... Căn Gác Lưu Đầy gợi nhớ những hình ảnh tỵ nạn đau thương trong các nơi tạm trú...Và Xác Em Đang Ở Phương Nào, để tưởng nhớ những đồng bào Việt Nam hy sinh trên biển cả mênh mông vì 2 chữ Tự Do... Chương trình đã vẽ lại lịch sử đời tỵ nạn Việt Nam với trên dưới 3 triệu người Việt Nam đang sống tại hải ngoại…Chương trình cho khán giả nhớ tới 600,000 đồng bào Việt Nam hy sinh mạng sống vì 2 chữ tự do. Chúng ta đi tìm cõi sống trong cõi chết chỉ vì cái giá của Tự Do. Theo thống kê UNHCR Cao Ủy LHQ vào ngày 13 và14 tháng 6 năm 1989 Hội Nghị Geneva 2 về Boat People: Resolution of the Problem of Boat People với thống kê:

1. Trại Galang Indonesia: 170,000 Tỵ Nạn.
2. Trại Phi Luật Tân: 400,000.
3. Trại Pulau Bidong: 254,495.
4. Trại Hong Kong: 214,555.
5. Trại Thailand: 160,000.
6. Trại Singapore: 5000. Macau….

Cảm tạ ân nhân và quan khách cùng toàn thể
Tổng số trên 839, 228 Tỵ nạn Việt Nam đã tới bến bờ Tự Do vào những năm 1975-1997. Và con số 600,000 đồng bào hy sinh trên biển cả hay trong rừng sâu, với 100,000 em thiếu nhi ra đi tức tưởi và khoảng 10,000 phụ nữ mất tích...

Hai MC Khiết Ngân và Trường Giang cũng rất hoạt bát vui tươi dẫn dắt chương trình luôn liên tục để không bị gián đoạn nhàm chán.

Bà Milica Milic đại diện cho Children Hopital at Westmed lên ngỏ lời cám ơn Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh đã ủng hộ trợ giúp cho Bệnh Viện có thêm phương tiện giúp đỡ cho các em. Cha Dương Thanh Liêm Tuyên úy Trưởng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng kỷ niệm 25 năm thành lập Liên Ca Đoàn và anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN Sydney, nguyên là Liên Ca Đoàn Phó, cũng chúc mừng Liên Ca Đoàn. Sau cùng anh Hoàng Mạnh Hùng Liên Ca Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn Cha Paul Văn Chi Linh hướng Liên Ca Đoàn đã hướng dẫn dìu dắt Liên Ca Đoàn được phát triển và thăng tiến trong suốt 25 năm qua, anh cũng cám ơn quý Cha, quý Sơ, qúy quan khách và mọi người đã đến tham dự buổi Đại Nhạc Hội hôm nay.

Và tối Chúa Nhật 07/12/2014 Liên Ca Đoàn tổ chức đêm dạ vũ Giáng Sinh Tình Yêu và Cảm Tạ cùng với các anh chị em nghệ sĩ Thanh Lan, Mạnh Đình, Chung Tử Lưu và Quang Hiếu trình diễn rất sôi nổi và ngoạn mục tạo bầu khí vui tươi trong tình yêu thương của mùa Giáng Sinh.

Được biết Đại Nhạc Hội Hồng Ân Cảm Tạ-Thank You Australia, sau khi trừ mọi chi phí, số tiền Liên Ca Đoàn thu được, sẽ gởi cho Bệnh Viện Nhi Đồng Westmead NSW. Linh Mục Paul Văn Chi thay mặt Ban Tuyên Úy và Liên Ca Đoàn cám ơn quý Danh Ca Thanh Lan, Mạnh Đình, Chung Tử Lưu, Quang Hiếu và các anh chị em Ca Sĩ Sydney đã tích cực đóng góp cho hai ngày Đại Nhạc Hội Hồng Ân Cảm Tạ-Thank You Australia và Dạ Vũ Giáng Sinh được thành công mỹ mãn.

Sau cùng tất cả mọi người cùng chung ca với các anh chị em nghệ sĩ nhạc phẩm Và Con Tim Đã Vui Trở Lại để kết tình đoàn kết thân thương trong mùa Giáng Sinh 2014.
 
Văn Hóa
Những câu chuyện mùa Giáng Sinh: Câu chuyện thê lương làm thức tỉnh lương tâm Âu Châu.
Trần Mạnh Trác
14:08 12/12/2014
Hans Christian Andersen (02 tháng tư - 1805 - 04 tháng 8 -1875) là một nhà văn Đan Mạch nổi danh về những câu chuyện trẻ em. Những bài thơ và văn xuôi của ông đã được dịch sang hơn 150 thứ tiếng, là nguồn cảm hứng cho nhiều bức tranh, vở kịch, vũ điệu ballet, và phim ảnh.

Những câu chuyện nổi danh nhất mà người VN cũng biết tới là "Người cá" ("The Little Mermaid",) "Nữ hoàng tuyết" ("The Snow Queen",) "Con vịt xấu xí" ("The Ugly Duckling", ) "Chim sơn ca" ("The Nightingale",) và "Bộ áo mới cuả hoàng thượng" ( "The Emperor's New Clothes" ).



Chuyện 'Con bé bán diêm quẹt' (1848, 'The Little Match Girl') là một câu chuyện mà ông Andersen viết sau khi xem một bức hoạ cuả Johan Thomas Lundbye, ông sử dụng bối cảnh bức tranh và lồng vào những sự cố có thật đã xảy ra cho bà mẹ của ông khi bà còn nhỏ.

Cùng với câu chuyện 'Oliver Twist' cuả Charles Dickens viết ra 9 năm trước đó, câu chuyện 'The Little Match Girl' đã soi thêm một chút ánh sáng lương tâm vào một ngõ tối u uẩn mà xã hội Âu Châu thời bấy giờ làm ngơ, đó là tình cảnh cuả những đứa trẻ yếu ớt con nhà nghèo, phải đi lao động sớm, bị hành hạ ngược đãi nhưng chỉ biết im lặng chiụ đựng.








Con bé bán diêm quẹt (The Little Match Girl) - Hans Christian Anderson

Lạnh chưa từng thấy; tuyết lại rơi, bầu trời u ám, và màn chiều đã kéo xuống-- buổi chiều cuối cùng của năm. Trong cái bóng tối và gió lạnh tê tái, con bé nghèo nàn thất thểu đi dọc theo ven đường, đầu để trần, chân đi đất. Hồi nó rời nhà sáng nay, nó cũng có guốc đấy chứ, thật thế; nhưng đôi guốc nào có giúp ích gì cho nó đâu? Đôi guốc rộng quá khổ, mẹ nó vẫn còn đi; rộng đến nỗi; con bé khốn khổ đánh rớt mất khi nó phải nhẩy ra ngoài đường để tránh hai chiếc xe ngựa lộng lẫy đang phóng như bay trên đường phố.

Một chiếc guốc mất tiêu ở đâu rồi; còn chiếc khác thì bị một tên ranh con nhặt lấy, rồi chạy biến mất; Thằng ranh con có lẽ nghĩ rằng chiếc guốc to đủ để dùng làm nôi cho con cháu cuả nó sau này. Vì vậy, con bé phải lết đi với đôi chân trần nhỏ bé, đôi chân đỏ lên và tím bầm vì lạnh. Con bé mang theo một lô diêm quẹt, một số để ở trong tuí yếm, một số cầm trên tay. Không ai mua diêm cuả nó cả, cả một ngày dài; Và cũng chẳng có ai cho nó một đồng xu.

Nó đi rón rén, run rẩy vì lạnh và đói - một hình ảnh đau lòng, con bé thật đáng thương!

Nhiều cụm tuyết bám vào mái tóc dài của nó, những lọn tóc quăn và đẹp lượn quanh chiếc cổ nhỏ bé. Nhưng ngay cả hình ảnh cuả làn tóc, nó cũng chưa bao giờ được biết tới. Lúc đó, tất cả các cửa sổ đã thắp nến lên, lấp lánh, và mùi vị ngỗng rôti lan ra thơm phức, vì bạn phải biết rằng đây là đêm giao thừa sắp bước qua năm mới; đúng vậy, nó cũng nghĩ thế.

Tới một cái góc do hai căn nhà tạo ra, vì một căn nhà xây lấn ra đường nhiều hơn căn nhà nọ, con bé ngồi xuống và co rúm người lại. Đôi chân gầy guộc của nó áp thật chặt vào người, nhưng nó vẫn thấy lạnh, ngày càng lạnh thêm, mà nó lại không dám phiêu lưu trở về nhà, vì nó chưa bán được một cái que diêm nào cả và một xu ăn mày nó cũng không có: Cha nó chắc chắn sẽ cho nó một trận đòn tơi bời, mà ở nhà thì cũng lạnh, nhà chỉ là một cái mái, gió rít từng hồi, dù cho các khe hở lớn đã có rơm và giẻ rách chẹn vào.

Hai bàn tay nhỏ bé cuả nó gần như tê cóng lại. Ô! một cái diêm cháy có thể sẽ mang đến một chút thoải mái, nếu nó dám lấy một que diêm ra, trong cả một bó diêm, thì nó sẽ quẹt vào tường, và sửa ấm những ngón tay. Thế rồi nó lấy một que diêm ra. "Xoạt!" que diêm sáng rực, cháy bùng! Một ngọn lửa sáng lên, ấm áp, giống như một ngọn nến, nó hơ tay lên trên: thât là một ánh sáng tuyệt vời. Giống như nó đang được ngồi trước một lò sưởi lớn, một cái lò có chân bằng đồng thau sáng chói và nắp củng bằng đồng thau trạm trổ. Ngọn lửa cháy mang lại một nguồn hạnh phúc lớn lao; mang lại một hơi ấm kỳ diệu. Con bé duỗi chân ra để sưởi; Nhưng - ngọn lửa tắt phụt, lò sưởi biến mất: chỉ còn lại một chút than tàn đang lụi tắt trong tay.

Nó quẹt một cái diêm khác vào tường: que diêm cháy sáng rạng ngời, và ở đâu mà ánh sáng chiếu lên tường, ở đó bức tường trở nên trong suốt như thể người ta nhìn qua một tấm màn che, và nó có thể nhìn vào căn phòng. Đã có một cái bàn trải khăn trắng như tuyết; trên bàn chén bát lộng lẫy bằng sứ đã dọn sẵn, và một món ngỗng rôti có nhồi táo và mận khô hấp dẫn đang bốc khói. Nhưng điều bất ngờ xảy đến là, con ngỗng đã nhảy xuống bàn, lăn trên sàn sàn nhà với cả con dao và cái nĩa cắm sẵn trên ngực, lăn cho đến khi tới gần con bé nghèo; Thì - cái diêm lại tắt và chẳng còn thấy gì nữa ngoài cái tường dầy, lạnh, ẩm ướt. Nó quẹt một cái diêm khác. Bây giờ thì nó ngồi ngay dưới một cây giáng sinh lộng lẫy: một cây giáng sinh còn lớn hơn, và trang trí nhiều hơn là cái cây mà nó nhìn thấy qua cửa kính cuả một nhà thương gia giàu có.

Có hàng ngàn ngọn đèn sáng rực trên cành cây xanh, và có nhiều bức hình màu sắc, giống như là nó đã thấy trên cửa sổ cuả các gian hàng. Con bé giơ tay với lên cây giáng sinh thì - Cái diêm lại tắt. Ánh sáng cây Giáng sinh bay bổng lên cao và cao hơn, cho tới khi trông giống như những vì sao trên trời; một vì sao rớt xuống và sẹt đi thành một vệt sáng dài.

"Một người nào đó vừa mới chết!" con bé nói một mình; đó là điều mà bà ngoại già cuả nó, người duy nhất yêu thương nó, nhưng nay thì không còn nữa, đã nói với nó, rằng khi có một ngôi sao rơi, là có một linh hồn bay lên với Chúa.



Nó quẹt thêm một que diêm nữa: Lại một lần nữa có ánh sáng, và trong vừng hào quang hiện ra bà cuả nó, tươi sáng và rạng rỡ, rất dịu dàng, đầy vẻ thương yêu.

"Bà ơi!" Con bé kêu lên. "Ô, dẫn con tới với bà đi! Đừng đi mất khi cái diêm tắt; đừng đi giống như cái lò sưởi, như con ngỗng thơm ngon, như cây Giáng sinh tuyệt vời!" Và nó vội vàng cọ hết bó diêm vào tường, nó muốn chắc chắn rằng bà ngoại ở lại với nó. Và bó diêm đã loè lên một ánh sáng thật rực rỡ, sáng hơn cả buổi trưa ban ngày: bà cuả nó cũng trở nên tươi đẹp và cao lớn hơn bao giờ hết. Bà bế con bé lên tay bà, và cả hai cùng bay bổng trong ánh sáng và niềm vui, lên cao, lên thật là cao, và rồi thì không còn lạnh nữa, cũng không còn đói nữa, cũng không còn lo lắng nữa - vì họ đi lên nhà cuả Chúa.

Vào buổi sáng bình minh lạnh lẽo ngày hôm sau, tại cái góc nhà, con bé vẫn còn bất động ngồi ở đó, với một đôi má hồng và một nụ cười tươi, thân mình vẫn còn dựa vào tường -- nó chết vì lạnh trong đêm cuối cùng cuả năm. Cái xác đông cứng còn ngồi bên cạnh một lô diêm, một bó đã cháy hết. "Nó cố sưởi ấm," người qua đường thờ ơ nói. Nhưng không có ai nghĩ ra về những điều đẹp đẽ mà con bé đã nhìn thấy; Thậm chí không có ai đã dám mơ ước đến cái lộng lẫy huy hoàng, mà nó cùng bà đã đón mừng một năm mới.
 
Noel dấu ấn tâm hồn
Đinh Văn Tiến Hùng
20:36 12/12/2014
NOEL dấu ấn tâm hồn

Noel dấu ấn tâm hồn,
Trải bao sóng gió vẫn còn trong tôi,
Bồng bềnh trôi dạt cuộc đời,
Mang theo kỷ niệm một thời khó quên.


1-Những bước chân chim theo mẹ đêm đông giá lạnh.Tháp giáo đường cao vút vươn lên giữa bầu trời lấp lánh muôn vì sao, reo vang tiếng chuông mời gọi. Mặt nước ao hồ Thánh đường lung linh soi bóng đèn sao sắc màu rực rỡ viền quanh. Tín hữu vây quanh chiêm bái hang đá máng cỏ. Tiếng Thánh ca du dương dìu dặt khúc nhạc Thiên Thần. Bàn thờ tỏa ánh nến huyền diệu linh thiêng. Giọng giảng trầm đục của cha già xứ, an ủi vỗ về đàn chiên xóm đạo khó nghèo như Chúa Hài Nhi giáng trần năm xưa. Thánh Lễ tiếng La-tinh ngôn ngữ xa lạ huyền bí nhưng lại thân thương quyến rũ tâm hồn như câu ca dao nhà đạo: “Các thày hát lễ La-tinh, Các cô con gái thưa kinh dịu dàng”.

Sau lễ quì bên máng cỏ say sưa chiêm ngắm Chúa Hài Đồng xinh đẹp, cho đến khi mẹ nhắc bảo: ‘ Thôi ta về ! Mai lại đến gặp Chúa !’ Chim ríu rít reo vui trên mái vòm nhà thờ cùng hợp ca đón mừng Giáng Sinh.

Trên đường về, lòng còn bâng khuâng lưu luyến như vừa vút mất một điều gì thân thương…

Giáng Sinh quê nghèo không vương vấn bụi trần, thanh bình đầm ấm, ghi khắc bao kỷ niệm tuổi thơ không phai mờ. Bao năm tháng xa quê vẫn nhớ thương , ước vọng những Mùa Giáng Sinh không còn bao giờ trở lại….

Ôi ! Tuổi thơ mật ngọt, lòng rạo rực với những Mùa Noel lâng lâng thánh thiện.

-Noel dấu ấn tuổi thơ,
Trải bao năm tháng đến giờ còn ghi,
Thuyền đời sóng gió cuốn đi,
Hồi tưởng dĩ vãng có gì vấn vương.


2-Thành phố trên cao vi vu gió lạnh sương mù. Đêm biến đổi sang ngày với lễ hội hoa đăng. Lớp người nô nức qua lại trong áo ấm hợp thời. Những cặp tình nhân quấn quít truyền hơi ấm bên nhau. Bày trẻ ríu rít nô đùa. Mùa đông Paris hay Đà lạt có gì khác biệt ! Đỉnh tháp Nhà thờ Con gà ngôi sao to lớn rủ xuống hai giải đèn màu rực rỡ. Hồ Xuân Hương với những thuyền đạp nước lung linh soi bóng, lướt nhẹ trong mơ.

Đêm nay, Couvent des Oiseaux, Saint Domaine de Marie, Đại hoc Đà lạt, Trường Sĩ quan Võ bị, Chiến tranh Chính trị…đều mở cửa đón du khách tấp nập đến tham dự lễ hội với những giải trí lành mạnh, nghe trình diễn Thánh ca và thưởng thức nhạc cảnh Giáng Sinh. Đặc biệt không có dạ vũ cuồng loạn hay tiệc rượu say sưa mang màu trần tục làm hoen ố bầu khí thanh thoát.

Cuốn trôi theo dòng người mà thấy lòng mình lâng lâng thoát tục.

Đây mùa Lễ Hội, mùa An bình yêu thương và cũng là mùa Noel trăng mật cuộc đời nhớ mãi không thôi !...

-Trên cao gió lạnh sương mù,
Noel năm ấy còn ru trong hồn,
Bình minh nối tiếp hoàng hôn,
Dư âm còn đọng bồn chồn nôn nao.


3-Chiếc trực thăng cất cánh lượn vòng trên thành phố cao nguyên vừa thức giấc. Tiếng động cơ khua vang không át được tiếng nhạc Giáng sinh thân thương quen thuộc từ máy bay L-19 vọng xuống thành phố sương mù nhỏ bé. Sau hơn 1 giờ bay về hướng tây bắc, 1 điểm tròn màu đất xám nổi bật giữa màu xanh lá cây rừng. Tiền đồn nằm sâu trong lòng đất. Ánh nắng mai còn e ấp phía sau đồi, mây mù lờ lững trôi đi, một làn khói đỏ nhẹ vươn lên báo hiệu bãi đáp. Trực thăng từ từ hạ cánh, Linh mục Tuyên úy và chúng tôi vội nhảy xuống theo sĩ quan hướng dẫn, len lỏi dưới giao thông hào tới hầm chỉ huy. Các sĩ quan và binh sĩ thân mật đón mừng chúng tôi…

Thánh lễ tiền Noel (vọng Giáng Sinh) tổ chức nơi hầm Bộ chỉ huy với sự tham dự của các chiến sĩ Công Giáo Kinh Thượng. Ánh nến lung linh chiếu tỏa hang đá đơn sơ dựng lên với vật liệu đá núi cây rừng. Bài giảng của Cha tuyên úy đơn sơ mang ước vọng hòa bình đến cho các chiến sĩ tiền đồn biên phòng heo hút như lời Thiên Sứ chúc mừng trong đêm Chúa giáng trần “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Những bài Thánh ca vang lên theo nhịp điệu cây ghi-ta tài tử. Chiến sĩ đức tin vây quanh vị chủ chiên dâng lễ cầu nguyện trong khung cảnh trang nghiêm cảm động…

Sau Thánh Lễ là tiệc nhỏ mừng Giáng sinh gồm bánh, nước ngọt, bia , rượu cần và hai chai rượu nho cha Tuyên úy mang theo cùng chung vui. Những bản nhạc Giáng Sinh đạo đời được hát lên và 1 vũ nhạc của chiến sĩ sắc tộc bằng tiếng Ra-đê, hòa cùng tiếng vỗ tay thật vui nhộn…

Trực thăng cất cánh lượn vòng quanh tiền đồn, chúng tôi vẫy tay chào tạm biệt các chiến sĩ biên phòng. Nắng đã lên cao, soi rõ những hố bom phía dưới như vết chân khổng lồ của Thần chết còn lưu lại. Tôi tự nhủ : ‘ Ôi Quê Hương mình đẹp biết bao, nếu không bị chiến tranh tàn phá ! ‘

Viết đến đây, tôi lại bùi ngùi nhớ đến vị Linh Mục Tuyên úy khả ái, người bạn tinh thần thân thương, cùng phục vụ chung đơn vị và cùng an ủi nâng đỡ nhau trong những tháng năm khổ cực trong lao tù Cộng Sản, nhưng giờ đã về nơi Vĩnh Hằng với Thiên Chúa.

-Sáng rừng đẹp lắm bạn ơi,
Sương lan, mây trắng chơi vơi ngập ngừng,
Xa xa súng dội ven rừng,
Nghe như hòa nhịp đón mừng Giáng Sinh.


4-Đêm nay, ba muốn viết nhiều hơn, vì là đêm trọng đại: đêm Noel cả thế giới đang tưng bừng chào đón. Nơi đây làm gì có Thánh Lễ, Thánh Ca, Tiệc Mừng…phải không con ? Thế mà có tất cả đấy con ạ ! Chắc con lấy làm lạ, tưởng rằng bọn Cộng Sản đã biết tôn trọng tự do tín ngưỡng trong cả nhà tù ? Hay là chúng muốn khoe khoang cuộc sống ưu việt nơi Miền Bắc sau hơn 30 năm tiến lên xã hội chủ nghĩa ? Không phải thế đâu con ạ ! Vì ba đã đi qua bao giáo đường đổ nát biến thành hợp tác xã chăn nuôi. Ba đã thấy nhiều cán bộ CS gốc Công Giáo bỏ đạo, cấm các Linh Mục không được làm lễ, giải tội cho tù nhân. Chúng còn trơ trẽ hàm hồ nói các Linh Mục: Đảng và Nhà Nước chưa tha tội cho các anh, nên các anh không được quyền tha tội cho người

Khác…

Nhưng đêm nay, giữa cảnh núi rừng cô quạnh, Chúa an bài tất cả. Chúa thông suốt khát vọng mọi tâm hồn và không bỏ rơi những kẻ theo Ngài. Chỉ với 5 chiếc bánh và 2 con cá Chúa đã nuôi hơn 5000 người ăn uống no nê, thì vỏn vẻn 20 con chiên tù đầy Chúa sẽ ban đầy đủ.

Trước giờ Lễ, Linh Mục nói ý nghĩa và ước vọng về ngày Chúa Giáng Sinh. Bánh Thánh đựng trong hộp nhựa, đặt trên mền phủ khăn trắng (Bánh Thánh là phần bánh bột do anh em Công Giáo làm bếp cung cấp). Ngài trao cho từng người hôn kính Thánh giá gỗ. Bản Thánh ca ‘Đêm thánh vô cùng’ nhè nhẹ mở đầu Thánh lễ và kết thúc buổi lễ thầm lặng đầy cảm động với khúc ca ‘Đêm đông’ yêu thương quen thuộc. Càng cảm động khi một số anh em ngoài Công Giáo cùng tham dự, có anh tình nguyện ngồi phía xa làm vọng gác tiền đồn khi thấy cán bộ xuất hiện.

Sau Thánh Lễ, anh em ăn cháo khoai lang nấu với rau rừng và vài con ếch nhái cho thêm chút chất béo, chuyền nhau lon nước trà nóng, nhắc nhớ bao kỷ niệm đẹp về những mùa Giáng Sinh đã qua. Mọi việc hoàn tất tốt đẹp khi tiếng cồng từ mảnh bom vang dội núi rừng hoang lạnh, báo hiệu tắt đèn 8 giờ tối…

Trở về chỗ ngủ, cứ 2 người chung nhau 1 chiếc chiếu và mùng cá nhân, vì chỗ nằm mỗi người chỉ bằng 3 viên gạch. Nhà không mái che, sương rừng lạnh buốt phải lấy poncho hay tấm nhựa che phía trên. Như các bạn, giờ này ba chưa ngủ được, nhìn bầu trời qua đám lá rừng lấp lánh muôn vì sao. Ba tìm vì sao sáng nhất của Chúa Hài Đồng và vì sao mờ nhạt đời mình đang lang thang trên vòm trời đêm. Tiếng ca nho nhỏ khúc nhạc Giáng Sinh của người bạn tù còn thao thức. Tiếng côn trùng hòa ca, xa xa tiếng thú rừng vọng về, tiếng nước chảy róc rách qua khe suối gần đây…càng làm cho ba cô đơn buốt lạnh. Ba kéo chiếc mền rách, nằm sát lại bạn tù mong chuyền hơi ấm cho nhau như chiên bò thở hơi ấm cho Chúa Hài Nhi đêm Giáng trần. Miên man trong kỷ niệm và ba thiếp đi trong đêm Noel đầy mộng mị…

( Trích Nhật ký trong ngục tù Cộng Sản )

-Qua bao năm tháng ngục tù,
Lòng vững tin tưởng mặc dù khổ đau,
Noel lệ nhỏ kinh cầu,
Đời con tín thác trước sau nơi Ngài.


5-Noel đầu tiên đặt chân lên miền Đất Tự Do- Một quốc gia văn minh nhất hoàn cầu với những ngôi nhà chọc thủng trời mây, những phố thị sầm uất, công viên trải rộng hàng cây rợp bóng , nhà cửa đường xá khang trang sạch sẽ, không thấy sông mà lại nhiều cầu chồng chéo cuồn cuộn dòng xe qua lại như nước chảy…Nhưng bóng giáo đường lại ẩn khuất, thiếu ngọn tháp vút cao như quê hương mình.

Mùa Noel đến, những khu giải trí vui chơi, siêu thị, nhà hàng…rực rỡ ánh đèn muôn màu lôi cuốn. Người Mỹ mùa lễ hội này bỏ ra hàng tỉ đồng để mua sắm, trang hoàng, quà tặng, tiệc tùng…

Có một điều khác biệt : Giáng Sinh Việt Nam, mọi hân hoan rực rỡ như trang hoàng , đèn sao, hang đá, trình diễn Thánh ca, hoạt cảnh Giáng Sinh, tiệc liên hoan…thường tập trung tại Thánh đường. Ở Hoa Kỳ thì khác hẳn : nhà thờ ít mang sắc màu Giáng Sinh, chỉ lơ thơ vài ngọn đèn màu trước cửa và 2 cây thông lập lòe ánh đèn bên bàn thờ là đủ, vì tất cả đều qui tụ bên ngoài ở những nơi hái ra tiền. Có gia đình bỏ ra hàng chục ngàn trang hoàng chung quanh nhà với hàng ngàn ánh đèn màu rực rỡ cùng với hoạt cảnh Giáng Sinh đầy đủ hang đá, ông già Noel lái xe tuần lộc chất đầy tặng phẩm, cây thông cao vút lung linh ánh đèn…mà nơi giáo đường không thấy! Phải chăng người Mỹ trọng chủ nghĩa cá nhân hơn tập thể ? Hay nghĩ rằng Thiên Chúa quá cao trọng và dư đầy , Ngài muốn ban phát hơn là tiếp nhận ?.. Nhưng cũng an ủi phần nào, sau khi nghỉ hưu tôi đã rời bỏ miền đông bắc lạnh lẽo về miền nắng ấm Cali, tìm lại được hương vị Quê Hương nơi Cộng đoàn VN vào mùa Lễ Hội Giáng Sinh.

-Cuộc đời bóng xế hoàng hôn,
Kỷ niệm dấu ấn bồn chồn khôn nguôi,
Tha hương gợi nhớ một thời,
Noel ngày ấy bồi hồi không quên.


ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

( Mùa Noel 2014 )
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiêm Vọng
Nguyễn Đức Cung
22:16 12/12/2014
CHIÊM VỌNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa
Và sửa lối cho thẳng để Người đi
Mọi thung lũng, phải lấp đầy cho vừa
Mọi núi đồi, phải bạt cho thấp xuống..
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)