Ngày 24-12-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Noi gương Thánh Gia Thất
Lm Jude Siciliano, OP
01:48 24/12/2015
LỄ THÁNH GIA THẤT Năm C
1 Samuen 1: 20-22, 24-28; T.vịnh 83; Côlôssê 3: 12-21; Luca 2: 41-52

NOI GƯƠNG THÁNH GIA THẤT XƯA

Có những câu chuyện về thời thơ ấu Chúa Giêsu và những việc lạ lùng Ngài đã làm. Những câu chuyện đó không có trong phúc âm. Các tác giả viết phúc âm chỉ để ý đến những câu chuyện xãy ra trong những năm Ngài mục vụ. Tôi chắc các câu chuyện trong thời thơ ấu Chúa Giêsu có thể hay lắm, nhưng không ai để ý đến. Trái lại các phúc âm chú trọng đến những năm Chúa Giêsu giảng đạo , chịu chết và sống lại mà thôi.

Chúng ta có thể đoán là chuyện thánh Luca kể hôm nay về Chúa Giêsu trong đền Thờ lúc 12 tuổi là câu chuyện hợp vào trọn phúc âm. Các câu chuyện về Chúa Giêsu lúc còn thơ ấu là những câu chuyện không lý thú, không lạ thường sánh với các câu chuyện kể trong Giáo Hội tiên khởi về thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Câu chuyện hôm nay được ghi vào phúc âm vì lời nói của Chúa Giêsu "cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" Lời nói đó mạnh nhất trong câu chuyện vì đó là dấu chỉ sớm về Chúa Giêsu ý thức được sứ vụ của Ngài.

Đỏ̀i sống Chúa Giêsu đã bày tỏ rõ ràng là Chúa Cha đã gởi Ngài và Ngài phải thi hành nghĩa vụ đó. Sau đó, trong phúc âm, Chúa Giêsu nói: "Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa" (Lc 4: 43) Trong phúc âm thánh Luca, Chúa Giêsu sẽ quay lưng đi khỏi thành Giêrusalem, và nói với các môn đệ Ngài "sẽ phải" chịu đau khổ và chịu chết (Lc 9: 22; 17: 25) . Bài phúc âm hôm nay nói về việc chúng ta ngạc nhiên thấy bước khởi đầu của Chúa Giêsu đưa Ngài ra khỏi sự an toàn của hạnh phúc ấm cúng của gia đình với cha mẹ và sẽ dẫn đưa Ngài đến cây thập giá, Ngài sẽ chịu đau khổ và phỉ báng của dân Ngài, và Ngài sẽ mời gọi các môn đệ giúp Ngài trong sứ vụ cho dân Ngài.

Trong lúc đó, đức nữ Maria vẫn là gương mẫu cho con mình, và là gương mẫu cho chúng ta vì Mẹ hằng ghi nhớ tất cả những việc làm và lời nói của con Mẹ trong lòng và kiên nhẫn chờ đợi những điều đó được thực hiện "Riêng Mẹ Người thì hằng ghi nhớ những điều ấy trong lòng".

Các bài sách hôm nay gợi lại cảm tưởng là mặc dù chúng ta đang ở trong mùa lễ Giáng Sinh, nhưng chúng ta còn nối tiếp dõi theo đời sống Chúa Giêsu. Chúa Giêsu bày tỏ sự Ngài thông hiểu về tương lai của Ngài. Và chúng ta cảm thấy chút ít gì về đời sống sứ vụ của Ngài. Nhưng Ngài sẽ trở về Nazareth sống với cha mẹ Ngài, vâng phục cha mẹ và "ngày càng khôn lớn". Chúng ta cảm thấy hai điều quan trọng trong đời sống Chúa Giêsu: gia đình và tôn giáo. Thánh Luca cho chúng ta biết "Hằng năm cha mẹ đức Giêsu trẩy hội lên đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua". Họ là những người Do thái sùng đạo và sẽ trao lòng sùng đạo ấy cho người con. Vậy việc Chúa Giêsu ở lại trong đền Thờ là bởi lòng sùng đạo ấy mà Ngài hưởng thụ từ cha mẹ phải không?

Câu chuyện hôm nay không phải là chuyện ơn gọi làm môn đệ. Chưa đến. Câu chuyện Chúa Giêsu cảm thấy ơn gọi của Ngài, và ơn ấy đã gây căng thẳng trong gia đình Ngài. Ngài nói với cha mẹ "Con có bổn phận ở nhà của Cha con". Thời đó, trung thành với gia đình là điều tối quan trọng. Gia đinh cho chúng ta bản lĩnh của cộng đoàn. Hôm nay Chúa Giêsu nói là sự trung thành căn bản của Ngài là với Cha của Ngài, một sự việc sẽ gọi Ngài ra khỏi gia đình, họ hàng và cộng đoàn để đi giảng Tin Mừng và Ngài sẽ bắt đầu lập một cộng đoàn và một gia đình riêng.

Khi Chúa Giêsu bắt dầu thi hành sứ vụ, Ngài sẽ gọi các môn đệ ra đi và theo Ngài. Những ai đáp lại lời Ngài mời gọi sẽ bỏ của cải, bỏ cả gia đình nữa. Vì họ theo Chúa Giêsu họ sẽ thuộc về một gia đình mới. Theo bài sách thứ hai đọc hôm nay "anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào. Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa". Chúa Giêsu và các môn đệ sẽ lập một cộng đoàn gồm anh chị em "con Thiên Chúa". Sau này Chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ điều gì khác hơn là những điều Ngài đã làm bắt đầu từ lúc 12 tuổi, là xa cha mẹ để lo "bổn phận ở nhà của Thiên Chúa".

Chúng ta được biết là các thầy dạy nghe Chúa Giêsu nói và đặt câu hỏi đều "ngạc nhiên" về sự thông minh và những lời đáp lại các câu hỏi. Và, lần nữa, chúng ta cảm thấy dấu chỉ gì sẽ xãy ra theo câu chuyện thánh Luca kể. Nhiều người sẽ ngạc nhiên về việc làm và lời nói của Chúa Giêsu. Nhưng "ngạc nhiên" cũng chưa dủ, nếu họ không quyết tâm thay đổi lối sống của họ và dấn thân với Chúa Giêsu.

Và ngay bây giờ dân chúng vẫn còn "ngạc nhiên" về Chúa Giêsu Họ sẽ khâm phục từ xa về lối sống bình an của Ngài, lời giảng dạy đầy quyền năng của Ngài. Dân chúng không bước tới một bước nữa mà Chúa Giêsu đòi hỏi các người muốn theo Ngài: là đặt niêm tin vào Ngài và Ngài làm cho họ thay đổi lối sống của họ. "Ngạc nhiên" về một người nào có thể làm chúng ta tìm đến người đó xin chữ ký. Nhưng chúng ta không khăn gói lên đường đi theo người đó. Vì thế thì "ngạc nhiên" về Chúa Giêsu không cũng chưa đủ.

Câu chuyện thánh Luca kể ở đền Thờ có thể là bối cảnh cho những người tìm tòi. Chúa Giêsu ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ vừa đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của họ. Ai trong chúng ta không có những nghi ngờ và đặt câu hỏi về đức tin của chúng ta? Đây không phải là một lý do để cảm thấy ít xứng đáng là Kitô hữu; nó có thể là một động lực không làm cho chúng ta phải sợ để đặt câu hỏi và bày tỏ ý kiến. Có khi tôi gặp ngững người có một thái độ về đức tin nhủ từ thuở nhỏ trong các lớp giáo lý vỡ long thuở nhỏ và không hỏi gì về những suy nghĩ và tranh luận cho việc làm cho đức tin của họ được trưởng như các thành viên của gia đình Chúa Giêsu.

Trong những hoàn cảnh khác của đời sống chúng ta, chúng ta tìm hiểu thêm và tập luyện thêm về nghề nghiệp và sự khôn lớn riêng của cá nhân. Tuy vậy có người không làm như vậy cho đức tin của mình, Như tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật, đọc kinh trước khi ăn và cầu nguyện hằng ngày hình như chưa đủ cho họ. Chúng ta sợ là đức tin chúng ta bị đe doạ nếu chúng ta đặt câu hỏi phải không? Nhiều xứ đạo có lớp dạy giáo lý và Kinh Thánh cho người lớn. Nếu chúng ta dự những lớp đó có thể chúng ta sẽ cảm nghiệm không phải là thức tỉnh mà là một sự lớn lên về đức tin. Việc này có thể là một ý tốt cho người thuyết giảrng nói về các giáo dân có cơ hội đến với phòng đọc sách thiêng liêng trong giáo xứ hay trong giáo phận để tham khảo và mua sách thiêng liêng.

Cả hai bài sách đọc hôm nay, bài thứ nhất và bài phúc âm, chú trọng về đền Thờ và nói về hai người con đặt biệt và lúc họ sinh ra. ông Samuel và Chúa Giêsu được kêu gọi thực hiện chương trình của Thiên Chúa. Bà Hannah mang thai ông Samuel trong tuổi già. Theo lời bà, sau khi trẻ thôi bú, bà Hannah đã hứa sẽ đem con bà lên đền Thờ để con ở lại đó mãi mãi để ký thác đời nó phục vụ Đức Chúa. Trẻ Samuel lần đầu được nghe tiếng Thiên Chúa gọi trong đền Thờ, và sau đó trở thành một ngôn sừ lớn rao giảng lời Thiên Chúa.

Cả hai, Chúa Giêsu và ông Samuel, mặc dù họ biết Thiên Chúa gọi khi còn trẻ, họ đều để thời giờ sửa soạn trước khi lên đường thi hành sứ vụ. ông Samuel ở trong đền Thờ, và Chúa Giêsu ở trong gia đình (sau đó Người đi cùng với cha mẹ, trở về Nazareth). Hai bài sách nói về hai nơi chính dể con người được khôn lớn là gia đình và tôn giáo. Con người "có thể khôn lớn về đức khôn ngoan" và được dạy dỗ để phục vụ Thiên Chúa trong tương lai.

Ngày lễ hôm nay nhắc đến những tin đau lòng. Mấy lúc nay gia dình không là nơi tốt cho nhiều con trẻ. Và hậu quả là có nhiều người phải cố gắng qua cơn đau khổ của những ngày thơ ấu. Thật đáng tiếc, nhiều gia đình trong chúng ta không còn được gọi là "thánh gia" vì gợi nhiều đau thương. Gia đình có thể nhắc đến sự canh tranh giữa anh chị em, sự bỏ bê, tệ nạn ma tuý, và bạo lực thể xác hay tình dục. Trên 80% những người trong lao tù là những người đã bị hảm hiếp lúc còn nhỏ. Một phần ba phụ nữ và 20% thanh niên đã bị lợi dụng về tình dục khi còn nhỏ. Phần đông những người lợi dụng trẻ con là những người trong gia đình hay họ hàng quen thuộc. Việc này có thể không phải là một ý nghĩ tốt đẹp để kết thúc sự suy ngẫm trong ngày lễ hôm nay. Nhưng có thể là một câu chuyện cảnh báo gíúp các nhà thuyết giảng có thể rào đón những chi tiết tế nhị khi khen ngợi đời sống gia đình nói chung.

Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP



Feast of the Holy Family -C-
1 Samuel 1: 20-22, 24-28; Psalm 84; Colossians 3: 12-21; Luke 2: 41-52

There were legends in early Christianity about the boyhood of Jesus and the spectacular feats he performed. They were not included in the Gospels. It’s obvious that the evangelists were less interested in peripheral stories prior to Jesus’ public ministry. Such stories would be charming I’m sure, but the four Gospels don’t seem to be interested in details of Jesus’ boyhood, as quaint as they might be. Instead his ministry, death and resurrection predominate the Gospels.

One suspects that Luke has told today’s story, of the 12-year-old Jesus in the Temple, to fit in with the narration of his entire gospel. The narrative from Jesus’ childhood seems dull and unexceptional, compared to details of fantasy that circulated in the early church about his boyhood. This passage is included because, rather than a tale of fantastic works, the story focuses on the climactic statement the boy Jesus makes, “I must be in my Father’s house” (or, “about my Father’s business”). It isn’t an astounding deed that stands out the story; it’s the early signs of Jesus’ awareness of his call and future ministry.

Jesus’ life is already revealing the reason his Father sent him: he “must” fulfill his vocation. Later in the gospel he will put it another way, “I must proclaim the Good News” (Luke 4:43). In Luke’s gospel Jesus will turn his face to Jerusalem where, he tells his disciples, he “must” suffer and die (9:22; 17:25). Today’s passage shows Jesus initiating steps that will eventually take him away from the comfort of his loving (and as we learned today, somewhat bewildered) parents and eventually lead him to the cross where he “must” be about the will of his Father. On his journey to the cross he will see the pain and desperation of his people and he will issue an invitation to his disciples to help him in his ministry to them.

Meanwhile, Mary will be the exemplary disciple of her son and a model for us, for she ponders the words and events in her son’s life and waits patiently for them to be fulfilled, “... his mother kept all these things in her heart.”

There is a feeling in today’s readings that, though we are still in the Christmas season, we are beginning to move on. Jesus reveals an awareness of his destiny and we are getting a hint of his future ministry. But still he will return with his parents, be obedient to them, and “advance in wisdom.” We sense two important and formative institutions in Jesus’ life – his home and his religion. Luke tells us, “Each year Jesus’ parents went to Jerusalem for the feast of Passover.” They are devout Jews and will pass on their piety to their son. Was that a factor in Jesus’ staying behind in the Temple, the devotion first instilled in him by his parents for that holy place?

Today’s story isn’t about the call of the disciples. Not yet. It’s about Jesus’ own sense of call and the tension it is already causing in his natural family. He tells his parents, “I must be in my father’s house.” In his world family loyalty was of the highest importance. Your family gave you your very identity within the community. Today Jesus is naming his fundamental loyalty to his heavenly Father; a fealty that will call him to leave his parents, relatives and community to go forth to preach the gospel and begin to form a new family/community.

When Jesus begins his public ministry he will call disciples to leave all and follow him. Those who were responsive will not only leave their possessions, they will leave their families as well. As Jesus’ followers they will be part of a new family. As our second reading states, “See what love the Father has bestowed on us that we may be called the children of God.” Jesus and his disciples will form a community of brothers and sisters, “children of God.” Jesus will not ask anything later of his chosen disciples that he himself was not willing to do, beginning as a 12 year old, to leave father and mother for the sake of doing God’s “business.”

We are told the teachers listening to Jesus and hearing his questions were, “astounded at his understanding and his answers.” Again we have a hint of what will occur as Luke unfolds his narrative. Many people will be astounded by Jesus’ words and deeds. But being “astounded” is not enough, unless they decide to change their lives and commit themselves to him.

As it is today; People will, in their own way, be “astounded” by Jesus. They will admire his peaceable life, inspiring preachings and great deeds – but from a distance. They will not take the next step required of Jesus’ followers: an act of faith in him and a resulting change in their lives. Being “astounded” over a well known personality might make us an autograph seeker, but we probably won’t pack our bags and follow him or her. And so it is with Jesus: being “astounded” is not enough.

Luke’s narration of Jesus in the Temple might also be setting an example for seekers. Jesus sat with teachers, listened, asked questions and gave answers as well. Who among us doesn’t have doubts and questions about our faith? This shouldn’t be a reason to feel less worthy as Christians; it could be an impetus not to be afraid to ask questions and express our opinions in appropriate settings. Sometimes I meet people who have an approach to faith that seems to come from their childhood religion classes and no further. Discussing doubts and asking questions might just be what they need for their faith to mature as members of Jesus’ new family.

In other areas of our lives we search out information and skills that promote our professional and personal growth. Yet many people don’t do the same in matters of their faith: Sunday Mass, grace at meals and daily prayers seem to be enough. Are we afraid our faith might be threatened by our inquiries? Most parishes offer Bible and adult religious education classes. If we attend them we will probably experience not a weakening, but a growth in our faith. This might be a good Sunday for preachers to name the educational opportunities offered by the parish and the diocese. It could be a time to put a plug in for the parish and local bookstores that sell theological texts and biblical commentaries geared for the adult Christian.

Both the first and gospel readings focus on the Temple and tell of two unique sons and their special births. Samuel and Jesus are destined to fulfill God’s plans. Hannah conceived Samuel in her old age and, after he was weaned, took him to the Temple, as she had vowed, to serve God there. The boy Samuel first hears the call of God in the Temple and he will go on to be a great prophet and preach God’s word.

Both Jesus and Samuel, despite their awareness of God’s call when they were youths, spend incubation time before they enter public ministry: Samuel in the Temple and Jesus with his family (“he went down with them and came to Nazareth....”). The readings suggest two principal places for growth: in family and in religious tradition. Both are places one can learn, “advance in wisdom,” and be formed for future service of God.

This feast day will stir up painful memories for some. Families have not always been idyllic places to live for many people. As a result they have had to spend a lifetime trying to overcome the pain and stultifying effects of their childhood family memories. While most of our families can hardly be called “holy” still, there is much goodness to affirm about them. But for others this celebration of the feast of the “Holy Family” would just seem ironic, as they recall their own pain and struggles. Family for them has been a place of sibling favoritism, neglect, drugs, physical violence or even sexual abuse. Over 80% of prison inmates were abused as children. A third of girls and 20% of boys were sexually abused during their childhood. Most sexual abusers are members of the family or a family acquaintance. This may not be a pleasant-sounding way to end a reflection on this feast, but it may be a cautionary tale for the preacher who is tempted to wax eloquently about family life in general.
 
Xin bình an của Chúa Giáng Sinh xuống trên những gia đình đang khổ đau tha hương
Lm Jude Siciliano, OP
01:56 24/12/2015
GIÁNG SINH LỄ NỮA ĐÊM
Isaia 9: 1-6; T.vịnh 95; Titô 2: 11-14; Luca 2: 1-14

XIN BÌNH AN CỦA CHÚA GIÁNG SINH XUÔNG TRÊN NHỮNG GIA ĐÌNH ĐANG KHỔ ĐAU THA HƯƠNG

Hôm nay tôi hơi thiếu sót khi đọc bài phúc âm. Cuôc kiểm tra dân số thời ông tổng trấn Quiriniô buộc một cặp vợ chồng vợ đang mang thai, bỏ nhà đi nơi khác. Tên nơi đó làm tôi buồn theo hình ảnh thời nay. Tin tức trên báo chí và trên mạng nói toàn về việc người di cư chạy khỏi vùng nội chiến ỏ̉ Syria. Các ngủỏ̀i di củ phải vội vả khăn gói ra đi để che chở cho gia đình. Tôi tự hỏi có bao nhiêu phụ nữ đang mang thai phải ra đi trên chặng đường khó khăn đầy nguy hiểm để mong được đến nơi bằng an? Có lẽ họ sẽ gặp bình an, nhưng chắc họ cảm thấy lo âu khi họ nghĩ đến tương lai con cái họ ở nơi đất khách quê người. Họ sẽ gặp nơi bằng an và nghỉ hay không? Có lẽ họ cũng lo lắng về nơi xứ lạ họ sẽ phải đến mà họ không biết ngôn ngữ và phong tục tập quán quá khác xa với họ. Con cái họ sẽ được giáo dục thế nào? Họ có thể tìm được việc làm hay không? Và rồi ngày nào trong tương lai họ sẽ được trở về quê hương lại?

Với phần đông trong chúng ta, lễ Giáng Sinh là một lễ gợi biết bao kỷ niệm êm đềm, và hối hả một cách khác. Chúng ta xem các thiệp Giáng Sinh đã gởi hết chưa? Còn đến các món quà, có đủ cho mọi người hay không? Nếu lễ Giáng Sinh ăn ở nhà thì các thức ăn đã mua sắm đầy đủ chưa?. Và ai sẽ nấu? Còn người chị họ, Claire có đem đến hai thứ bánh hạt pecan và apple rất ngon chị ta thường làm hay không? Những suy nghĩ đó đúng vào dịp lễ Giáng Sinh cho chúng ta.

Nhưng nếu chúng ta không nên quá thiển cận trong việc tìm hiều về Giáng Sinh, Kinh Thánh giúp chúng ta nhận thức được khoản thời gian của lễ Giáng sinh này. Lễ nửa đêm được mừng vào đêm tối, và không phải vì bị cúp điện mà vì là sẽ có một quyền năng để xua đẩy bóng tối.

Ngôn sứ Isaia mở đầu nghĩ đến thời ông ta và thời của chúng ta "dân đi trong tăm tối…" Thời ông Isaia là thời tăm tối cho dân Giuda. Dân ở phía bắc thuộc bộ lạc Israel kết bè với nước Syria đe doạ dân Giuđa. Các vua xứ Giuda lo sợ tìm kết bè với các nước khác manh hơn để giúp họ sống bình an. Sự đe doạ của Syria quá mạnh ,và ông Isaia chống lại việc kết bè với các nước khác, vì sẽ làm dân tộc này chống đối với dân tộc kia, và gây thương tiếc cho cả hai bên. Và đó không phải là ý của Thiên Chúa muốn gây hoà bình. Trái lại, ông Isaia hứa là bóng tối sẽ bao trùm sự chống đối và gây phản bội với Thiên Chúa sẽ được giải quyết bởi một bé hài nhi. Ngôn sứ Isaia khuyến khích Giuđa hãy vững lòng tín thác vào Thiên Chúa.

Trong những lúc tăm tối thật khó lòng tín thác vào Thiên Chúa là Ngài sẽ không bỏ rơi chúng ta. Một phụ nữ gọi và xin cầu nguyện cho người con gái lớn của bà ta bị đau nhủ́c cổ và vai. Bác sĩ cho uống thuốc trị nhức, rồi cô ta sinh nghiện thuốc, và bây giỏ̀ phải nằm ỏ̉ trung tâm cai nghiện. Bà mẹ đau kh̀̉ổ quá sủ́c nhủ dân xủ́ Giuđa đau khổ vì bị bao vây bỏ̉i kẻ thù. Vậy bà mẹ có thể tín thác vào một ngôn sủ́ vì ông ta tuyên bố là Thiên Chúa biết nỗi khổ của chúng ta và hủ́a sẽ giúp chúng ta hay không? Tình trạng cô con gái không có thể giải quyết mau lẹ. Nhủng vị ngôn sủ́ hình nhủ vẫn nói trong tăm tối hãy vủ̃ng lòng tín thác vào Thiên Chúa. Ngài sẽ giúp chúng ta.

Chúng ta có thể nghĩ là có cách giải quyết khác mau chóng hỏn. Nhủng Ông Isaia khuyên chúng ta không nên tin vào nhủ̃ng hủ́a hẹn giả dối để tìm giải quyết mau lẹ. Hỏn nủ̃a, ông Isaia hủ́a là Thiên Chúa sẽ đến vỏ́i ánh sáng chói trong bóng tối âm u. Thiên Chú́a có thể không đến một cách nhanh chóng và rầm rộ. Vì một bé hài nhi sẽ sinh ra, một ngủỏ̀i con trai sẽ đủọ̉c ban xuống cho chúng ta. Bủỏ́c đầu nhỏ nhen. Nhủng bé hài nhi sẽ lỏ́n lên, và nhủ̃ng ai chấp nhận ngủỏ̀i con trai đó sẽ có hòa bình mà thế gian không tự có đủọ̉c.

Đối vỏ́i ngủỏ̀i phụ nủ̃ có con gái bị nghiện thật khó lòng chỏ̀ đọ̉i Thiên Chúa. Bà ấy và chúng ta có thể chỏ̀ đọ̉i mặc dù chúng ta đã đi trong bóng tối. Chúng ta đã thấy ánh sáng rạng ngỏ̀i của Chúa Giêsu Kitô. Nỏi Chúa Giêsu sinh ra là nỏi tình yêu của Thiên Chúa ngụ̉ hoàn toàn nhìn đến nhu cầu của chúng ta. Chúng ta có thể đi trong đêm tối bây giỏ̀, nhủng chúng ta không vấp ngã vì chúng ta đã trông thấy ánh sáng rạng ngỏ̀i.

Bây giỏ̀ chúng ta trỏ̉ về cặp vọ̉ chồng, ngủỏ̀i vọ̉ đang mang thai, phải ra đi trong chủỏng trình cấp bách. Hoàng đế Au-gut-tô ra chiếu chỉ truyền kiếm tra dân số khi ông Qui-ri-niô làm tổng trấn ỏ̉ Syria. Thế giỏ́i lúc đó đủọ̉c bằng an dủỏ́i quyền đế quốc La mã. Nhủng, Chúa Giêsu đến để ban cho chúng ta một ỏn hòa bình rộng lỏ́n hỏn. Một hòa bình chỏ̀ đọ̉i tủ̀ lâu không đạt được bằng cách chinh phục và đàn áp như người La Mã đã làm nhưng do một thời gian dài chờ đợi đã được dự đoán bởi nhiều ngôn sủ́ nhất là ngôn sủ́ Isaia.

Thánh Luca, ngủỏ̀i báo tin mủ̀ng cho chúng ta, giúp ch́ng ta nhìn thấy lỏ̀i hủ́a của Thiên Chúa qua ông Isaia nhủ một ánh sáng rạng lên trong bóng tối âm u. Thỏ̀i đó dân chúng sống theo thói thủỏ̀ng của họ là ngủỏ̀i giàu áp bủ́c ngủỏ̀i nghèo, gây bạo lực chống đối, các lãnh đạo tôn giáo bỏ bê công việc nhủ thủỏ̀ng lệ. Đó là thỏ̀i xủa. Nhủng Thiên Chúa đã vào thỏ̀i đó nhủ một hài nhi. Và bây giỏ̀ thế giỏ́i có một ngủỏ̀i cai trị mỏ́i, và nhủ̃ng ngủỏ̀i trủỏ́c tiên đủọ̉c biềt ngủỏ̀i cai trị đó là các mục đồng. Thiên thần báo tin cho các mục đồng là đủ̀ng hoảng sọ̉. Đó là đề tài chính trong phúc âm thánh Luca.

Điều gì đã thay đổi? Hoàng đế Au gút-tô và tổng trấn Qui-ri-niô vẫn còn đang cai trị. Nhủng thế giỏ́i của họ đang qua đi, mặc dù không trông thấy rõ vỏ́i một hài nhi sinh ra, con của một cặp vọ̉ chồng ngủỏ̀i dân quê đang ỏ̉ xa quê hủỏng.

Sụ̉ sinh ra của Chúa Giêsu, là một sụ̉ kiện êm đềm trong thinh lặng, giủ̃a sụ̉ ồn ào của quyền lực quân sụ̉, chính trị́ và kinh tế. Dù vậy sụ̉ sinh ra của bé hài nhi là một hủ́a hẹn lỏ́n lao cho chúng ta, có thể gây nên thay đổi mà chúng ta không tụ̉ chúng ta dựng nên đủọ̉c. Khung cảnh Chúa Giêsu sinh ra thật thinh lặng. Nếu chúng ta muốn có mặt trong khung cảnh đó, chúng ta phải xa rời nhủ̃ng náo nhiệt trong đêm nay hay ngày mai để tìm nỏi yên tĩnh mà suy ngẫm.

Chúng ta nghe gì trong nhủ̃ng lúc ấy? Có thể chúng ta nghĩ đến các gia đình ngủỏ̀i Syria đang di củ hiện nay. Họ không tìm đủọ̉c nỏi trú ngụ trong nước mà họ đến. Hôm nay chúng ta cầu xin Chúa Hoà Bình cho họ. Xin cho họ được đón nhận, được chăm sóc và được che chở khỏi súng đạn nơi xứ sở họ. Chúng ta có thể động lòng liên lạc với nhà chức trách địa phương để yêu cầu cho họ nơi trú ngụ.

Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP


CHRISTMAS MIDNIGHT
Isaiah 9: 1-6; Psalm 96; Titus 2: 11-14; Luke 2: 1-14

I was brought up short today as I read today’s gospel. The census that required a pregnant couple to leave their home and travel to another place was required by Quirinius, the governor of Syria. The name of that place stirs up painful, current images. Today’s newspapers and the Internet have constant scenes of refugees fleeing harsh rule and warring parties. Refugees have to pack up in a frantic rush to leave their native land to protect their vulnerable families. I wonder how many pregnant women must endure the dangerous and arduous journey to safety? Perhaps it will be safe, but how fragile they must feel as they ponder their children’s futures in a foreign land. Will they find the safety and shelter they need? They must also wonder how they will fare land where they don’t speak the language and the customs are so very different their own. How will their children get educated? Will they be able to find work? Will they be able to return to their homeland someday?

For a lot of us, in more secure settings, Christmas has warm memories and a different kind of rush. Did we get all our Christmas cards out on time? How about the gifts, is everyone covered? Will Christmas dinner be at our house and, if so, will all the food shopping get done? Who will do the cooking? Will cousin Claire bring her delicious pecan and apple pies for dessert? These are timely and appropriate thoughts for us.

But lest we get too insular, the Scriptures keep us aware of the plight of so many this Christmas time. Our Mass is celebrated at night. It’s dark out there, and it is not because there has been a power failure and we have no electricity for our homes and streets.

Isaiah opens by reflecting on his time and ours. He begins, “The people who walked in darkness....” His times were pretty dark for the people of Judah. Israel, the northern kingdom, has aligned with Syria and so Judah was under threat. The rulers of Judah looked to other powers to secure protection and peace. As serious as the threat from Syria was, Isaiah resisted these alliances which would pit nations against one another and cause suffering for both. That was not God’s way to achieve peace. Instead, Isaiah promised the darkness of impending conflict and personal betrayals of God’s ways would be addressed by the birth of a child who would bring needed and lasting peace. Isaiah encouraged Judah to stand firm and trust God.

During periods of darkness it is hard to trust that God has not abandoned us. A woman called and asked for prayers for her adult daughter who suffers severe neck and shoulder pain. She was given painkillers by her doctors and became addicted to them. Now the daughter is institutionalized to help her break her addiction. The mother feels overwhelmed, much like the nation Judah did, surrounded by powerful enemies. Can she put her trust in a prophet who claims that God knows our pain and promises to help? The daughter’s predicament may not be resolved quickly, but the prophet seems to be saying, “In the darkness hold out for God, who will come with help.”

We may think there are other, quicker resolutions and escapes from our problems, but Isaiah warns us about turning to those who make false promises and offer easy solutions. Rather, Isaiah promises, God will come with light to pierce our darkness. God may not come in a quick or spectacular way. “For a child is born to us, a son is given to us....” Small beginnings. But this child will grow up and, for those who accept him, there will be peace the world cannot provide.

It is very hard for the mother with the addicted daughter to hold out, waiting for God. She and we can do that because, though we walk in darkness, we have already seen a great light, Jesus Christ. His birth shows where God’s heart lies – completely turned towards us in our present need. We may walk in darkness now, but our steps do not falter because we “have seen a great light.”

Return now to that pregnant couple forced to endure displacement at a vulnerable time. “A decree went out from Caesar Augustus that the whole world should be enrolled... when Quirinius was governor of Syria.” The known world at that time was in a kind of peace under Roman rule. But Jesus comes with a more pervasive and profound peace to offer us, one not achieved by conquering and suppressing as the Romans did, but by the one long-awaited and anticipated by prophets like Isaiah.

Luke, the one who proclaims good news to us, helps us see that, as Isaiah promised, God’s light is piercing our darkness. In his times the world was going its accustomed ways – suppression of the poor, violent reactions to resistance, neglect by religious authorities– business as usual. That was the old world, doing its own thing. But God has entered that world as a baby. Now the world has a new ruler and the first to hear about it are society’s least, the shepherds. The first thing the angel says to the shepherds is at the core of Luke’s message, “Do not be afraid.”

What’s changed? Augustus and Quirinius were still in control. But their world was passing away, though it might not have been obvious with the birth of a child to a peasant couple far from home.

Jesus’ birth was a quiet event surrounded by the noisy world of military, political and economic powers. Still, his coming holds great promise for us, enabling changes we would not be able to do on our own. The scene at the place of Jesus’ birth is quiet. To be present to the promise he holds for us we might need to break away from the hustle and bustle to night or tomorrow to seek a quiet place for a few reflective moments.

What do we hear and see during those the moments? Perhaps we become more sensitive to the modern holy families displaced by Syria’s unrest, who do not find a “place in the inn” in the nations to which they have fled. Our prayers to the Prince of Peace are for them today: may these wanderers be greeted, cared for and given refuge from the guns of the lands they have left. We might even be moved to contact our elected officials and urge them to do more to provide a “place in the inn” for them.
 
Lầm Tưởng
Lm Vũđình Tường
02:02 24/12/2015
Lầm tưởng xảy ra khi người này cho là người kia biết trong khi người kia lại tưởng là người này biết. Kết quả là cả hai đều biết nhưng biết sai, tưởng sai. Lầm tưởng thường xảy ra trong cuộc sống và trong gia đình, ngay cả gia đình thánh cũng không tránh khỏi. Lầm tưởng xảy ra khi thiếu đối thoại rõ ràng, hoặc thiếu chú tâm khi nghe đối thoại dẫn đến việc nghe lầm giữa các thành viên với nhau. Việc thiếu cẩn trọng này gây nên hậu quả khó lường.

Một số người cố gắng định nghĩa gia đình theo kiểu mới, thích hợp với hoàn cảnh của họ. Gia đình theo định nghĩa truyền thống, và tôi vẫn thích và tin là định nghĩa này đúng nhất. Gia đình gồm cha mẹ và con cái, hay mẹ nuôi con hoặc cha nuôi con hoặc chỉ có cha mẹ già. Gia đình bình thường trở thành gia đình thánh không phải do cách sống, đời sống đạo mà chính là có Đấng Thánh ở cùng. Đấng Thánh hướng dẫn gia đình đó sống theo tinh thần Tin Mừng và thực hiện tinh thần Tin Mừng trong cuộc sống. Gia đình Thánh Gia gọi là gia đình thánh vì có Đấng Thánh ở cùng đó là Đức Jêsu Kitô. Gia đình Thánh Gia còn có một đặc điểm khác nữa là tất cả mọi thành viên trong gia đình đều sống thánh thiện và thánh hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa. Dù thánh hiến cuộc đời cho Thiên Chúa nhưng thành viên trong gia đình đó luôn đặt í Thiên Chúa lên trên tất cả mọi sự, ngay cả trên dự tính cá nhân. Mọi sự đều cho Thiên Chúa và do Thánh Thần Chúa hướng dẫn.

Gia đình thánh cha mẹ làm tròn nhiệm vụ và con cái vâng phục cha mẹ. Mọi thành viên trong gia đình đặt í Chúa trên hết mọi sự để nhận mọi hướng dẫn và bảo vệ đời sống gia đình. Thiên Chúa là trung tâm điểm của gia đình và mọi liên hệ cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội đều hướng dẫn bởi tình yêu Chúa. Các thành viên vâng phục í Chúa. Họ nhận biết thân phận yếu đuối, nhỏ bé của mình để sống khiêm nhường, nhận tha thứ và học tha thứ. Học biết tình yêu Chúa qua cầu nguyện trong gia đình và cầu nguyện nơi cộng đoàn dân Chúa.

Gia đình thánh sống giữa trần gian, cũng trải qua vui buồn, hạnh phúc, sầu khổ mà hầu như mọi gia đình đều ít nhiều trải qua. Khi khó khăn xảy đến gia đình thánh không tự sức riêng mình gánh vác, chống đỡ nhưng cậy trông, phó thác vào tình yêu Chúa nhiều hơn là chính sức mạnh riêng. Sai trái gây bất hoà là sai trái xấu, sai trái giúp trưởng thành, vươn lên là sai trái tốt. Gia đình thánh không dùng sai lầm như nguyên cớ gây nên bất hoà hay dùng chúng để kết án, sát phạt nhau trái lại học hỏi từ sai trái để trưởng thành, làm giầu kinh nghiệm sống. Qua sai lầm mà gia đình thánh gia nhận biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa Hằng Sống.

Cởi mở trong đối thoại sẽ triệt tiêu mọi lầm tưởng, giảm bớt sung khắc trên đời. Chúng ta xin ơn khôn ngoan biết học hỏi từ sai trái để tiến đến gần Chúa hơn và sống cởi mở, thân thiện với tha nhân hơn. Đừng sợ lỗi lầm nhưng hãy sợ lỗi lầm không giúp trưởng thành hơn; chúng đến rồi qua đi rồi lại đến. Phạm lại chính lỗi cũ vì không học được gì.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Lễ đêm : Ánh sáng sự sống tỏa rạng
Lm. Vinh Sơn SCJ
09:14 24/12/2015
Lễ Giáng Sinh - Lễ Đêm

ÁNH SÁNG SỰ SỐNG TỎA RẠNG

Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14.

Theo hãng thông tấn API hôm 12 tháng 1 năm 1996, bên Hoa Kỳ, một em bé gái 9 tuổi đã thức giấc sau 12 ngày hôn mê, nhờ nghe bản nhạc có tựa đề: "Các thiên thần ở giữa chúng ta".

Bà Hathum, mẹ của em bé cho biết rằng trong khi đi mua sắm đồ Giáng Sinh, trên đường trở về nhà, xe của bà đã bị một chiếc xe khác tông vào, và em bé Hither bị xuất huyết não và rơi vào trạng thái hôn mê. Vì tin rằng: những người đang trong trạng thái hôn mê vẫn có thể nghe được, nên các bác sĩ khuyên gia đình nên cho cháu nghe bản nhạc mà thường ngày em thích nhất, đây là bản nhạc mà cả hai mẹ con cùng nghe mỗi khi có người thân trong gia đình qua đời. Bà Hathum tìm lại được bản nhạc trong xấp nhạc giáng sinh của bé Hither, bài hát nói rằng: "Các thiên thần từ trời cao xuống trái đất trong những giờ phút tăm tối nhất của chúng ta để dạy chúng ta sống và ngợi khen Chúa". Như một phép lạ, khi bản nhạc vừa được cất lên, Hither từ từ tỉnh lại và bắt đầu khóc và nói: "Mẹ ơi! con yêu mẹ".

Giữa bóng đêm trong mùa đông băng giá, âm u. Bóng đêm “đêm” mô tả thời kỳ hiện tại, chờ đợi Chúa đến trong Quang Lâm (Rm 13,12) là ban ngày của hiện tại. Theo ngôn ngữ của Kinh Thánh, đêm là thời gian của bóng tối của “quyền lực tối tăm” (x. Lc 22,23; Mc 14,49; Ep 6,12). Trong ý nghĩa đêm tối, con người đang sống trong hiện tại, sống trong đêm tranh đấu với cuộc sống lao nhọc vất vả của kiếp người… ngôn sứ Isaia đã tiên báo: “Ðoàn dân đang lần bước giữa tối tăm, đã thấy một ánh sáng huy hoàng" (Is 9,1). Lời ngôn sứ Isaia về Ðấng Cứu Thế sinh ra trong đêm Giáng sinh. Giữa bóng đêm của sự chết, bỗng bừng tỉnh bởi tiếng hát cùng hòa với ánh sáng muôn vàn vì sao:

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời.

Bình an dưới thế cho loài người Chúa yêu”,

(Lc 2,14)

Lời hát của các thiên thần loan truyền sứ điệp của Thiên Chúa từ trời cao gửi xuống cho nhân gian: Ánh sáng cứu độ mang sự sống cho nhân sinh. Khi nguyên tổ phạm tội bất tuân muốn cắt đứt tình yêu với Thiên Chúa, bị tước hết ân sủng con người đi trong sự chết và bóng tối, Thiên Chúa hứa ban một người con sinh ra từ “giòng dõi người nữ” (x. St 3,15) để cứu dân Ngài khỏi tội và điều đó được thực hiện bắt đầu chính thức trong dòng lịch sử nhân lọai khi Ngài chọn và gọi Abraham… và từ dòng dõi này, ra đời Đấng Cứu Thế (x. Mt 1,1- 24).

Chính ngày Noel đạt được mục đích một hài nhi sinh ra cho nhân lọai như các Sứ Thần loan báo cho nhân gian: “Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho các ngươi”(Lc 2,11). Điều này đã được các Ngôn sứ loan báo trước từ xa xưa: “một người trinh nữ sẽ mang thai, sinh hạ con trai và đặt tên là Emmanuel nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Is 7,13-14). Từ Noel viết tắt của từ Emmanuel, cho nên ngày Noel là ngày Emmanuel: ngày Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ngày mà thánh Gioan Tông đồ đã xác định: "Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và đã cư ngụ giữa chúng ta" (Ga 1,14).

Cho nên, đêm nay - đêm Noel, tại các nhà thờ trên khắp thế giới vang lên lời ca của các thiên thần trong đêm Giáng Sinh năm xưa vì Hài nhi Giêsu sinh ra trong đêm thánh Noel, tự hiến cho nhân loại muôn đời, Ngài là Vị Vua Hòa Bình, Vị Vua Nhân Ái và Tình Thương đã đến để cứu chuộc loài người. Con Thiên Chúa đến trần gian để sống với, sống vì, sống cho nhân loại, Ngài trở nên hơi thở cho con người, Ngài sẻ chia số phận với những con người nghèo khổ, bơ vơ tất bạt, không nhà không cửa, bị bỏ rơi bên lề xã hội qua hình ảnh Hài Đồng trong máng cỏ khó nghèo, thánh Phaolô nói: "Thiên Chúa giàu sang đã trở nên nghèo để chúng ta được trở nên giàu có" (2Cr 8,9). Sự giàu sang không bởi tiền của vật chất, nhưng giàu tình thương và sức sống tràn ngập ân sủng từ Trời cao. Hơn thế nữa, sự sinh ra nơi trần gian trong cảnh cùng cực của Vua Trời Đất mang một ý nghĩa rất cao đẹp như nhận định của Thánh Augustinô: "Người đã dựng lên trái đất này mà không tìm được một chổ trong nhà trọ. Người làm chủ thế giới sinh ra như một người lữ hành và một người ngoại; và ngài đã chấp nhận sự khiêm tốn đó để cho chúng ta được trở nên công dân nước Trời" (saint Augustin: sermon CXXIV).

Ngôn sứ Isaia đã loan báo về ngày Ngài sinh ra ánh sáng chói lòa, ngày Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại: "Sự sáng đã bừng lên trên những người cư ngụ miền thâm u sự chết... Cái ách nặng nề trên người nó, cái gông nằm trên vai nó, cái vương trượng quyền của kẻ áp bức, Chúa đã nghiền nát ra... Bởi lẽ một hài nhi đã sinh ra cho chúng tôi và một người con đã được ban tặng cho chúng tôi" (Is 9,1-2).

Trong Tin mừng nhấn mạnh Chúa Giêsu sinh ra ở Bethléem thánh Grégoire Cả đã cắt nghĩa lý do tại sao: “Bethléem có nghĩa là ngôi nhà bánh, chính Đức Giêsu - như Ngài đã nói : “Ta là bánh hằng sống từ Trời xuống”. Trước đó, địa điểm Ngài sinh ra được gọi là ngôi nhà bánh vì Ngài tỏ hiện như bánh, lương thực nuôi dưỡng những con người được tuyển chọn » (homélie VIII sur les péricopes évangéliques), Ngài đến cho con người được dồi dào (x. Ga 10, 10) cho nên Thánh Bède le Vénérable kết luận: “Vì thế, Ngài sinh ở Bethléem, không để vinh quang cho các tổ phụ, nhưng mang cho chúng ta qua sự dâng hiến này mà tên Bethlem loan báo” (commentaire de l’évangile selon saint Luc). Ngài là Bánh cho chúng ta sự sống như Ngài phán : “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống ai ăn bánh này thì được sống đời đời”.

Vì yêu thương nhân loại, Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người trở nên một trẻ thơ yếu ớt trong hang bò lừa. Ngài tự nguyện làm con của loài người, sinh ra bởi một người phụ nữ. trở nên một thành viên trong gia đình nhân loại làm một người như chúng ta, Thiên Chúa tự đồng hóa với con người – con người đi trong quyền lực của sự chết và từ cõi chết, chính Ngài dẫn đưa con người về ánh sáng ân sủng và sự sống.

Đêm Giáng Sinh, đêm hồng phúc, đêm ánh sáng Giáng Sinh chiếu toả vào tâm hồn chúng ta. Hãy đến bên Hài Nhi Giêsu nơi Hang đá Belem và bên ngài, thắp lên trong lòng mình một ngọn nến từ ánh sáng của Ngôi Lời Thiên Chúa là ánh sáng bùng tỏa sự sống, ánh sáng ban tình yêu và ánh sáng chiếu soi ơn cứu độ như Giacaria đã vang lời:

“Thiên Chúa ta đầy lòng trắn ẩn,

cho Vầng Ðông tự chốn cao vời viếng thăm ta.

Soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối

và trong bóng tối tử thần,

dẫn ta bước vào đường nẻo bình an”

(Lc 1,78-79)

Nhìn vào hang đá, chiêm ngắm Hài nhi Giêsu, ánh sáng đức tin từ Con Thiên Chúa đã làm người tỏa ánh rạng ngời giữa chúng ta, soi sáng cuộc đời và tâm trí chúng ta để chúng ta hiểu rằng: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1,14).

Thật thế, Hài Nhi Giêsu là ánh sáng tuyệt hảo sẽ mang lại sự sống cho nhân loại: “Tôi là ánh sáng thế gian, ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng ban sự sống” (Ga 8,12).

Lm. Vinh Sơn SCJ, Sài Gòn 24/12/2015
 
Giáng sinh của hai năm thánh
Lm JB. Nguyễn Minh Hùng
09:17 24/12/2015
GIÁNG SINH CỦA HAI NĂM THÁNH

Thánh Vịnh 136 từng khẳng định: “Muôn Ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Đấng “Muôn Ngàn đời vẫn trọn tình thương” nay đã giáng thế. Năm nay, năm Thánh Lòng Chúa xót thương. Bên cạnh đó, chúng ta vui mừng cử hành năm Thánh kỷ niệm 50 năm thành lập giáo phận Phú Cường. Đó là lý do chúng ta càng hỷ hoan, vì càng được sống trong tình yêu đậm đặc của Thiên Chúa.

Mừng lễ Giáng Sinh của năm Thánh lòng Chúa thương xót, và năm Thánh Kim khánh giáo phận, chúng ta càng được dịp chiêm ngưỡng hình ảnh cụ thể của lòng Thiên Chúa xót thương nơi Chúa Hài Nhi. Người chính là hình ảnh của Thiên Chúa Giàu lòng thương xót đã trở nên người phàm. Vì thế, càng đúng với tên gọi của đêm nay. Đó là Đêm mà từ nay, Đấng “Emmanuel”, trở thành Đấng là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.

1. Đã từng có một đêm như thế, một đêm mà mãi mãi Đấng Emmanuel không bao giờ rời xa chúng ta. Đó chính là đêm đã đưa Con Thên Chúa đến trần gian. Người sống như con người, ở giữa con người, chia sẻ kiếp người của chúng ta.

2. Khởi đi từ đêm nguồn của mọi đêm ấy, chúng ta lại được Lòng Chúa xót thương quy tụ để hợp cùng nhau dâng thánh lễ, cất cao lời ca – điệu múa – tiếng nhạc ca tụng Thiên Chúa, và hết lòng yêu thương nhau.

3. Đêm nay, đêm Tình Trời ngự giữa lòng người. Đó là đêm Thiên Chúa vinh danh, loài người an bình.

4. Đêm Thiên Chúa Giàu lòng thương xót hạ cố chính mình để nối kết muôn lòng người. Vì thế, chúng ta hãnh diện, từ nay được làm con Thiên Chúa.

5. Đêm nay, Thiên Chúa Giàu lòng thương xót đã đi bước trước để ban phát lòng thương xót và dạy từng người chúng ta cũng hãy xót thương nhau, sớt chia, giúp đỡ, quan tâm đến nhau.

6. Được nhận lãnh Lòng thương xót của Chúa, vì thế, đêm nay chúng ta ý thức mình có nhiệm vụ chia sẻ cho mọi người bất hạnh, để mọi nơi có bình an, mọi lòng người được nếm trải hạnh phúc.

7. Đêm nay, đêm đầy màu sắc, đêm đầy thanh âm. Vì thế, đêm nay chính là đêm hồng phúc. Bởi Thiên Chúa giàu lòng xót thương đã xóa khoảng cách, để chính Người, cũng trở thành một người như chúng ta là người.

Giữa dòng lịch sử nhân loại, đã có một đêm như thế! Một đêm như bao đêm, nhưng lại là đêm linh thiêng trọng đại, đêm mang dấu ấn huyền diệu ngàn đời có một không hai.

Đó chính là đêm mà nhân loại không ngần ngại gọi là “Đêm Thánh Vô cùng”, đêm của “Trời Đất giao duyên”, đêm của “Tình Yêu giao ước”. Bởi lẽ đó chính là đêm từ nơi cung lòng Thiên Chúa Cha, Ngôi Hai Thiên Chúa lên đường đi vào lịch sử nhân loại, Người lên đường để thi hành sứ mệnh cứu độ của Chúa Cha dành cho mọi người chúng ta.

Bởi đêm thánh vô cùng này diễn ra trong năm Thánh Lòng Chúa thương xót và năm Thánh mừng Kim khánh giáo phận Phú Cường, Vì thế, đêm của lễ Giáng Sinh vốn đã là đêm của ánh sáng, càng thêm tràn ngập Ánh Sáng.

Ánh sáng của đêm nay không chỉ là ánh sáng của đèn, sao, nến, nhưng là Ánh Sáng Thần Linh của Tình yêu thương xót xuất phát từ lòng xót thương vô bờ bến của Thiên Chúa đổ ngập tràn tâm hồn mỗi tín hữu.

Ánh Sáng xuất phát từ tình yêu thương xót của Thiên Chúa xé tan màn đêm u tối của lòng ta còn đang bị thế gian, sự dữ, cám dỗ và những yếu đuối của bản thân gây ra.

Ánh Sáng xuất phát từ lòng thương xót của Thiên Chúa đem niềm vui cho tâm hồn những ai mang nặng sầu thương.

Ánh Sáng xuất phát từ lòng thương xót của Thiên Chúa ủi an và sớt chia tất cả những ốm đau, bệnh tật, cô đơn, giá rét, tủi nhục, bị hàm oan, bị ruồng bỏ, bị hiểu lầm.

Ánh Sáng xuất phát từ lòng thương xót của Thiên Chúa đi vào trần thế chữa lành tất cả, đỡ nâng tất cả, chan hòa tất cả.

Ánh Sáng xuất phát từ lòng thương xót của Thiên Chúa nâng chúng ta lên, đến nỗi cùng với Chúa Kitô, Thiên Chúa thật là Cha của từng người chúng ta.

Vây cho nên, cử hành đêm thánh này, anh chị em hãy chạy đến cùng Chúa, hãy thiết tha xin Chúa Hài Nhi luôn ở cùng chúng ta, như chính tên gọi mà suốt dòng lịch sử, Người đã trao tặng chúng ta: Emmanuel.

Hãy chúc tụng Thiên Chúa. Hãy đón lấy tình yêu thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa.

Hãy ngả vào vòng tay của lòng xót thương, Thiên Chúa từ nhân dành cho từng người, không thiếu một ai.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Thánh lễ Đêm Giáng Sinh: Dấu chỉ Lòng thương xót
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
09:21 24/12/2015
Thánh lễ Đêm Giáng Sinh (Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14)

DẤU CHỈ LÒNG THƯƠNG XÓT

Thiên sứ bảo các mục đồng: “Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”. Thật lạ lùng. Thiên Chúa giáng trần cứu nhân độ thế không tỏ mình qua một dấu chỉ ngoạn mục, cao cả, lẫy lừng. Nhưng tỏ mình qua một dấu chỉ nhỏ bé, yếu ớt, tầm thường. Đó là dấu chỉ của Lòng Thương Xót.

Vì Lòng Thương Xót Thiên Chúa mặc lấy thân phận con người. Thiên Chúa yêu thương đã tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Nhưng quá yếu đuối, tội lỗi, con người không giữ được hình ảnh cao đẹp ấy. Vẫn trung tín với dự định ban đầu, Thiên Chúa đành phải mặc lấy thân phận con người. Con người không thể mang hình ảnh Thiên Chúa thì Thiên Chúa đã mang lấy hình ảnh con người. Đó là kết quả của Lòng Thương Xót.

Lòng Thương Xót nói lên tình yêu vượt quá sức tưởng tượng của con người. Con người bỏ Chúa đi xa lạc. Dù xa lạc đến đâu con người vẫn ở trong trái tim của Chúa. Nên Chúa đi đến tận chân trời góc biển để tìm kiếm. Logo của Năm Thánh Lòng Thương Xót là một minh hoạ tuyệt vời. Chúa đã trở nên giống hệt con người. Mặt Chúa và mặt người giống hệt nhau. Hướng về nhau. Đến nỗi có chung một con mắt. Để từ nay Thiên Chúa nhìn con người bằng chính mắt của con người. Để cảm thông với con người. Để yêu thương con người. Để hoán cải con người. Để từ nay con người nhìn vũ trụ bằng đôi mắt của Thiên Chúa. Để hiểu được Lòng Thương Xót vô biên của Thiên Chúa. Để sống trong vũ trụ theo chương trình ban đầu của Thiên Chúa. Đó chính là chương trình đem lại hạnh phúc cho con người và cho thế giới.

Lòng Thương Xót là sự tha thứ vô cùng. Vì con người bỏ Chúa mà đi. Đã lầm đường lạc lối. Đã rơi vào ngõ cụt. Đã bị thương tích. Đã không tìm được lối về. Chúa vẫn yêu thương. Băng rừng vượt suối để đi tìm con người. Tìm được rồi. Vác lên vai mang về. Hãy chiêm ngắm logo Năm Thánh. Chúa đã vất vả lắm. Chân thấp chân cao. Tay vẫn còn mang thương tích vì bị con người đóng đinh. Nhưng Chúa không quan tâm đến thương tích của mình. Quên đau đớn của mình. Để vác con người trên vai. Tìm được con người rồi Chúa không lên án lỗi lầm. Nhưng mở tiệc ăn mừng. Đó là tình yêu thương vô biên. Yêu thương đến tha thứ những phản bội. Yêu thương đến quên mình. Dám chết vì người mình yêu. Lòng Thương Xót của Chúa thật vô biên. Không ai hiểu thấu. Không lý luận nào có thể cắt nghĩa.

Lòng Thương Xót lại nói lên sức mạnh vô biên của Thiên Chúa. Sức mạnh trần gian bộc lộ trong sự giận dữ. Đó là sức mạnh không tự kềm chế. Sức mạnh của Thiên Chúa biểu lộ trong sự yêu thương. Đó là sức mạnh vô biên, thắng được sự giận dữ. Làm chủ được sức mạnh của mình. Sức mạnh trần gian thích trừng phạt. Sức mạnh của Thiên Chúa yêu tha thứ. Sức mạnh của trần gian dùng để ức hiếp. Sức mạnh của Thiên Chúa dùng để phục vụ. Sức mạnh của trần gian kiêu căng. Sức mạnh của Thiên Chúa khiêm nhường. Sức mạnh của trần gian tàn nhẫn. Sức mạnh của Thiên Chúa thương xót. Sức mạnh của trần gian tìm bành trướng. Sức mạnh của Thiên Chúa tự trở nên bé nhỏ. Như một em bé sơ sinh. Chính trong sự bé nhỏ, yếu ớt, khiêm nhường, phục vụ và tha thứ, Chúa biểu lộ sức mạnh vô biên. Đó là sức mạnh của Lòng Thương Xót.

Hài nhi sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ khai mở một triều đại mới. Triều đại của Lòng Thương Xót. Hài nhi Giê-su sinh làm em nhỏ sơ sinh để sống đời phó thác. Phó thác cho Lòng Thương Xót. Phó thác trong bàn tay của Chúa Cha. Phó thác cho cả nhân loại. Đó là món quà trọng đại Thiên Chúa tặng ban cho con người. Để con người sử dụng theo ý mình. Và trẻ thơ Giê-su cần đến Lòng Thương Xót để tồn tại, để hiện diện, để yêu thương. Vì thế trẻ thơ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ kêu gọi Lòng Thương Xót của thế giới, của con người.

Hài nhi sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ khai mạc một thế giới mới. Thế giới sống chung hoà bình. Trẻ thơ không có sức mạnh. Không có khí giới. Chỉ có tâm hồn trong trắng. Ánh mắt ngây thơ. Vòng tay giang rộng. Nằm giữa anh em mục đồng nghèo khổ. Giữa bầy súc vật hiền lành. Trên cỏ khô dân dã. Tất cả là một cảnh hoà bình. Con người sống hài hoà với Thiên Chúa. Với nhau. Với thiên nhiên vạn vật. Đó chính là Lòng Thương Xót. Thương xót chính Thiên Chúa đang chịu đau khổ vì tội lỗi nhân loại. Thương xót anh em đồng loại. Để tránh cảnh máu đổ đầu rơi. Thương xót thiên nhiên vạn vật. Đừng gây nên những vết thương cho thân thể vũ trụ. Phá hoại thiên nhiên là giết chính mình. Là tàn phá ngôi nhà khiến chính mình không còn nơi trú ngụ.

Hài nhi sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ khai mạc một nhân loại mới. Như hài nhi Giê-su mới sinh. Nhân loại mới không sinh ra trong tội lỗi để tàn sát lẫn nhau. Nhưng sinh ra trong ân sủng của Chúa để yêu thương nhau. Không sinh ra theo xác thịt để sống theo thú tính. Nhưng sinh ra trong Thần Khí để làm chủ dục vọng. Không sống theo ý riêng với tính ích kỷ chỉ biết cá nhân. Nhưng sống theo ý Chúa biết mở lòng ra với tha nhân. Không chỉ sống cho mình. Nhưng quên mình để sống cho mọi người. Vì Chúa Giê-su nằm trên máng cỏ đã trở thành lương thực nuôi đoàn chiên.

Một triều đại mới như thế sẽ kiến tạo một nền “hoà bình vô tận” như I-sa-i-a loan báo từ ngàn xưa. Và mọi người trở thành nhân loại mới như thư Ti-tô hướng dẫn để “được thanh luyện, khiến ta trở thành Dân Riêng của Người, một dân riêng hăng say làm việc thiện”.

Mừng lễ Chúa Giáng Sinh, ta hãy nhận ra Lòng Thương Xót của Thiên Chúa trong “Hài nhi sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”. Để hân hoan đón nhận món quà cao quí Thiên Chúa tặng ban. Để tâm hồn ta được biến đổi theo Lòng Thương Xót. Đó là ánh sáng soi đêm tối. Là hi vọng cho những bế tắc. Là phương thuốc chữa lành vết thương. Là nhịp cầu xây dựng tình người. Là phương án cho thế giới mới. Thế giới chan hoà sức sống và tình yêu.

Lạy Chúa, chúng con xin tạ ơn Chúa, vì Lòng Thương Xót của Chúa tồn tại đến muôn ngàn đời. Amen.

+TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Đan viện Châu Sơn
Thánh lễ Đêm Giáng Sinh, 24-12-2015
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhà thờ Đức Bà Paris hợp tấu ca khúc Giáng Sinh xin Chúa cứu dân khỏi bạo lực
Lê Đình Thông
11:46 24/12/2015
NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS HỢP TẤU CA KHÚC GIÁNG SINH

NGUYỆN XIN Thiên Chúa ĐẾN CỨU DÂN KHỎI BẠO LỰC

Ngày 21/12/2016 (20 giờ 30), trong lúc từng tốp lính trang bị súng tiểu liên đi tuần tiễu, bảo vệ an ninh cho các thánh đường tại thủ đô, ban hợp xướng Nhà Thờ Đức Bà Paris đã trình diễn 18 bài cổ ca Giáng sinh. Mở đầu là kinh nhạc, cầu xin Chúa đến cứu chúng sinh; cộng đoàn đồng ca điệp khúc:

Lạy Đấng Thiên sai, Xin đến cứu và ban hy vọng cho chúng con. Ngài chính là sự sống. Xin Chúa hãy đến, hãy đến, hãy đến… (Venez divin Messie Nous rendre espoir et nous sauver ! Vous êtes notre vie ! Venez, venez, venez !)

Tiếp đó, ca đoàn hát phiên khúc: Lạy Con Thiên Chúa, xin Ngài đừng chậm trễ nữa. Thánh thể Ngài ban hoan lạc cho thế giới còn đang trầm luân, hỗn loạn. Xin nhắc nhở Chúa yêu chúng con bằng tình yêu nào. Vẫn còn biết bao người chưa biết Chúa. Xin Chúa hãy đến, hãy đến, hãy đến. (Ô Fils de Dieu, ne tardez pas, Par votre Corps donnez la joie. À notre monde en désarroi. Redites-nous encore. De quel amour vous nous aimez; Tant d'hommes vous ignorent ! Venez, venez, venez !).

Trước khi kết thúc phần I, ca đoàn trình diễn là thanh nhạc cổ điển (cantate) Wachet auf do Johann Sebastian Bach soạn từ thế kỷ XVIII, khai triển từ dụ ngôn mười cô trinh nữ (Mt 25,1-13), thường được hát vào mùa vọng.

Trong phần II, ca khúc I saw three ships của John Rutter với âm hưởng vui tươi, rôn ràng kể lại rằng Vào sáng ngày lễ Giáng sinh, tôi đã thấy ba thuyền buồm. Có Đức Mẹ và Chúa Kitô là đấng Cứu độ. Nào ta hãy cầu nguyện nơi con thuyền cặp bến vào rạng đông ngày Noël ở Bê Lem.

Trong suốt hai tiếng đồng hồ, ca đoàn mặc đồng phục đen diễn nguyện, diễn tả lòng cậy trông vào lòng từ nhân của Thiên Chúa. Kết thúc chương trình là bài cổ ca Giáng sinh quen thuộc của Pháp: Đấng Thánh nhi vừa giáng trần. Cao cung lên hắc tiêu và điệu kèn. Hãy ngợi ca Ngôi Hai giáng thế. Từ hơn bốn ngàn năm, các ngôn sứ đã phán hứa. Ta hằng mong đợi phút giây hồng ân này. Il est né le divin enfant, Jouez hautbois, résonnez musettes ! Il est né le divin enfant, Chantons tous son avènement !).

Buổi diễn nguyện Giáng sinh của Tổng giáo phận Paris kết thúc vào đêm khuya, bên giòng sông Seine gió lạnh. Lời ca tiếng hát đã sưởi ấm tấm lòng tín hữu. Mỗi nốt nhạc an hòa xua tan bạo lực khủng bố và súng đạn của nhóm Hồi giáo cực đoan, cuồng tín.

Giáo xứ Paris, ngày 24/12/2016

Lê Đình Thông
 
Sứ điệp của Đức Thượng Phụ ở Jerusalem nhân dịp lễ Giáng Sinh
Lm. Trần Đức Anh OP chuyển ý
17:48 24/12/2015
JERUSALEM. Trong sứ điệp Giáng Sinh, Đức Thượng Phụ Fouad Twal tái kêu gọi các tín hữu Công Giáo đến hành hương Năm Thánh tại Thánh Địa dù tình trạng căng thẳng.

Ngài cũng gọi các vị lãnh đạo Israel và Palestine hãy chứng tỏ can đảm thực thi hòa bình, hoạt động cho một nền hòa bình bền vững dựa trên công lý. Đừng hoãn lại nữa!

Hôm 16-12-2015, Đức Thượng Phụ Fouad Twal, Chủ chăn của gần 261 ngàn tín hữu Công Giáo tại Thánh Địa, Palestine, Vương quốc Giordani và đảo Cipro, đã mở cuộc họp báo để giới thiệu và công bố sứ điệp của ngài nhân dịp lễ Giáng Sinh.

Đức Thượng Phụ người Giordani năm nay 75 tuổi, nguyên là TGM giáo phận Tunis thủ đô Tunisi, trước khi được bổ làm TGM Phó với quyền kế vị Đức Thượng Phụ Michel Sabbah của Công Giáo la tinh ở Jerusalem hồi năm 2005. Từ 7 năm nay, tức là từ tháng 6 năm 2008, ngài là Thượng Phụ.

Toàn văn sứ điệp của Đức Thượng Phụ Twal:

Các bạn và các dân tộc tại Thánh Địa quý mến

Tôi cầu chúc các bạn và những người thân yêu của các bạn một lễ Giáng Sinh đầy vui tươi và phúc lành!

Các bạn ký giả thân mến, cám ơn các bạn vì sự hiện diện, vì công việc rất quí giá của các bạn. Ước gì công việc này được thực thi trong sự chân thành, tự do và khôn ngoan, và nhất là luôn được mối quan tâm liên lý về sự thật hướng dẫn.

Trong vài ngày nữa, chúng ta sẽ mừng Chúa Giáng Sinh! Giáng sinh, mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm Ngôi Lời Hằng Hữu ”làm người và ở giữa chúng ta”; Giáng sinh, lễ Ánh Sáng chiếu tỏa trong đêm đen, lễ Vui Mừng, Hy Vọng và Hòa Bình. Các trẻ em trên thế giới mơ ước một lễ tuyệt vời, với các món quà, ánh sáng, cây thông được trang trí và hang đá máng cỏ. Nhưng, tôi lập lại cùng những lời của ĐGH Phanxicô: ”Tất cả bị biến thái, vì thế giới tiếp tục gây ra chiến tranh”.. Thành ngữ nổi tiếng ”thế chiến thứ ba từng mừng” mà ĐGH thường nói với chúng ta, đang diễn ra dưới mắt chúng ta, một phần ở trong miền của chúng ta, trên quê hương chúng ta.

1. Bạo lực

Một lần nữa, đau đớn thay khi nhìn thấy Thánh Địa yêu thương của chúng ta bị kẹt trong cái vòng bạo lực đẫm máu như hỏa ngục! Đau thương dường nào khi thấy một lần nữa oán ghét trổi vượt hơn lý trí và đối thoại! Đau khổ của các dân tộc trên phần đất này cũng là của chúng ta, chúng ta không thể làm ngơ không biết tới. Đủ rồi!. Chúng ta mỏi mệt vì cuộc xung đột này, vì thấy Thánh Địa đẫm máu.

Với các vị lãnh đạo Israel và Palestine, chúng tôi nói rằng nay đã đến lúc chứng tỏ lòng can đảm, và làm việc để thiết lập một nền hòa bình công chính. Đừng trì hoãn, do dự, viện cớ này cớ kia nữa! Hãy tôn trọng các nghị quyết quốc tế, hãy lắng nghe tiếng kêu của dân tộc quí vị đang khao khát hòa bình, và hãy hành động theo quyền lợi của họ. Mỗi dân tộc tại Thánh Địa, người Israel và Palestine, đều có quyền được phẩm giá, một quốc gia độc lập và an ninh lâu bền.

Đáng tiếc thay, tình trạng chúng ta đang sống tại Thánh Địa vang vọng tình trạng của thế giới, đang phải đương đầu với một đe dọa khủng bố chưa từng có. Một ý thức hệ gây chết chóc, dựa trên sự cuồng tín và cứng nhắc về tôn giáo, đang gieo rắc kinh hoàng và man rợ nơi những người vô tội. Trong những thời gian qua, ý thức hệ ấy chiếu cố tới Liban, Pháp, Nga, Hoa kỳ, nhưng từ nhiều năm nay nó tàn hại tại Irak, và Siria. Đàng khác, trường hợp Siria đang ở trung tâm cuộc khủng hoảng hiện nay; tương lai Trung Đông tùy thuộc sự giải quyết cuộc xung đột này.

Những cuộc chiến tranh kinh khủng được nạn buôn bán võ khí nuôi dưỡng, tệ nạn này có liên hệ tới nhiều cường quốc quốc tế. Chúng ta đang đứng được một sự vô lý và hai mặt hoàn toàn: một đàng, một số nước nói về đối thoại, công lý, hòa bình, nhưng đàng khác họ lại cổ võ việc bán võ khí cho những phe lâm chiến! Chúng tôi nói với những kẻ buôn bán võ khí vô lương tâm và không chút do dự ấy rằng: các người hãy hoán cải. Trách nhiệm của các người thật lớn lao trong những thảm trạng đang đè nặng trên chúng tôi và các người sẽ phải trả lời trước mặt Thiên Chúa về máu của anh chị em các người.

Câu trả lời bằng giải pháp quân sự và con đường võ lực không thể giải quyết các vấn đề của nhân loại. Cần tìm ra những nguyên nhân và căn cội của tai ương ấy, và chữa trị chúng. Cần chiến đấu chống nghèo đói và bất công, chúng có thể tạo nên mảnh đất thuận lợi cho nạn khủng bố; cũng vậy, cần thăng tiến giáo dục về tinh thần bao dung và chấp nhận người khác.

Giáo Hội và cộng đoàn các tín hữu cũng có một câu trả lời cần mang lại cho tình trạng hiện nay. Câu trả lời ấy là Năm Thánh Lòng Thương xót được ĐGH Phanxicô khai mạc hôm 8-12-2015 vừa qua. Lòng thương xót là thuốc chữa trị các tai ương của thời đại chúng ta ngày nay. Chính nhờ lòng thương xót, chúng ta làm cho thế giới thấy rõ sự dịu hiền và gần gũi của Thiên Chúa. Lòng thương xót không được giới hạn vào những tương quan cá nhân, nhưng phải bao gồm cả đời sống công cộng trong mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, ở mọi cấp độ: quốc tế, miền và địa phương, và trong tất cả các chiều hướng: giữa các quốc gia, các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và hệ phái tín ngưỡng. Khi lòng thương xót trở thành yếu tố cấu thành hoạt động công cộng, thì khi ấy nó sẽ có khả năng di chuyển thế giới từ lãnh vực lợi lộc ích kỷ đến lãnh vực các giá trị con người.

Lòng thương xót là một hành vi chính trị tuyệt hảo, với điều kiện phải xác định chính trị theo nghĩa cao thượng nhất của nó, nghĩa là đảm trách gia đình nhân loại đi từ những giá trị luân lý đạo đức, trong đó lòng thương xót là một yếu tố chính, chốn glại bạo lực, áp bức, bất công và tinh thần thống trị.

Nhân dịp Năm Thánh lòng thương xót, chúng tôi mời các tín hữu hành hương viếng thăm Thánh địa. Theo lời mời của ĐTC, chúng tôi đã mở một Cửa Năm Thánh, một cửa lòng thương xót, trong nhiều nhà thờ của giáo phận, tại Jerusalem với Vương cung thánh đường Giệtsimani, tại Nazareth với Vương cung Thánh đường Truyền Tin, và tại Bethlehem với Vương cung thánh đường Giáng Sinh. Các tín hữu đừng sợ đến đây. Mặc dù tình hình căng thẳng tại Thánh Địa, nhưng lộ trình hành hương không có rủi ro nào. Hơn nữa, các tín hữu hành ương được mọi thành phần ở Thánh Địa tôn trọng và quí chuộng.

2. Chúng ta làm gì đây?

Chúng tôi tin nơi giá trị cơ bản của việc giáo dục. Và chính ở đây, làm sao không nhắc đến cuộc đấu tranh cam go để duy trì các trường Công Giáo tại Israel? Làm sao không cám ơn những người đã tham gia cuộc tranh đấu này, các phụ huynh, trẻ em và giáo sư? Nhiều nhà chính trị, trong đó có tổng thống Israel Reuven Rivlin và nhiều đại biểu quốc hội Knesset, đã hoạt động cho chính nghĩa cao thượng này. Sự dấn thân của họ cho thúng tôi thấy một sự gắn bó với nền giáo dục được các trường học này đề nghị, cởi mở đối với mọi công dân không phân biệt ai, dựa trên các nguyên tắc huynh đệ, đối thoại và hòa bình.

Viễn tượng liên tôn này khiến tôi nhắc đến kỷ niệm 50 năm tuyên ngôn Nostra Aetare, có lẽ đây là văn kiện cách mạng nhất của Công đồng chung Vatican 2. Tuyên ngôn này đặt những nền tảng đối thoại giữa Giáo Hội và các tôn giáo ngoài Kitô. Nơi đây, tại Thánh Địa, cuộc đối thoại này có một tầm quan trọng chủ yếu; những khó khăn tuy vẫn con, nhưng cần phải tiếp tục hy vọng, hơn bao giờ hết, nơi cuộc đối thoại có thể tiến hành được giữa Do thái, Hồi giáo và Kitô giáo.

Đàng khác, tôi cũng muốn chào mừng giáo hạt thánh Giacôbê của chúng tôi dành cho các tín hữu nói tiếng Do thái, đang mừng kỷ niệm 60 năm thành lập, một giáo hạt không ngừng hoạt động cho cuộc đối thoại giữa Do thái và Kitô giáo, và quảng đại giúp đỡ những người di dân.

3. Lễ Giáng sinh năm nay

Tình trạng chính trị hiện nay đề nghị chúng ta giảm bớt việc cử hành trọng thể bên ngoài, và tốt hơn nên đào sâu ý nghĩa tinh thần của lễ Giáng sinh. Vì thế, chúng tôi mời gọi mỗi giáo xứ hãy tắt các điện ở các cây thông giáng sinh trong 5 phút để liên đới với tất cả các nạn nhân của bạo lực và khủng bố. Cũng vậy, thánh lễ Giáng Sinh sẽ được dâng để cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ, để các gia đình phục hồi can đảm, và tham gia vào niềm vui mừng và an bình của lễ Giáng Sinh (..)

Tôi muốn kết thúc sứ điệp này với lời cám ơn ĐTC vì nhiều lý do: trước tiên vì đã tôn phong hiển thánh hồi tháng 5 năm nay cho hai chân phước Palestine, cám ơn Ngài vì Thượng HĐGM về gia đình, mà tôi được vui mừng tham dự, vì Tự Sắc đơn giản hóa thủ tục cứu xét để tuyên bố hôn nhân vô hiệu; cám ơn Ngài vì hiệp định song phương lịch sử giữa Quốc gia Palestine và Tòa Thánh; sau cùng cám ơn Ngài vì thông điệp Laudato sì về việc bảo tồn thiên nhiên và môi trường, là những chủ đề quan trọng đối với trái đất chúng ta và nhân loại.

”Một hài nhi đã sinh ra cho chúng ta, một người con đã được ban cho chúng ta! Trên vai Người là dấu hiệu quyền bính; danh Người được công bố: là vị Cố vấn tuyệt diệu, Thiên Chúa hùng cường, người Cha mãi mãi, là vị Vua Hòa Bình” (Is 9,5).

Các bạn thân mến, sự giáng sinh của Chúa Kitô là dấu hiệu Lòng Thương xót của Chúa Cha, và là lời hứa vui mừng cho tất cả chúng ta. Ước gì sứ điệp này lan tỏa trên thế giới bị tổn thương của chúng ta, an ủi những người sầu muộn, những người bị áp bức, và hoán cải tâm hồn những kẻ bạo hành.

Chúc tất cả mọi người lễ Giáng Sinh thánh thiện và vui tươi!
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Lễ Vọng Giáng Sinh 2015
J.B. Đặng Minh An dịch
18:45 24/12/2015
Lúc 9h30 tối thứ Năm 24 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Vọng Giáng Sinh. Đây là năm thứ ba ngài cử hành thánh lễ này trong cương vị Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh.

Đồng tế với Đức Thánh Cha có 30 Hồng Y, 40 Tổng Giám Mục và Giám Mục, 250 linh mục, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.

Đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đặt tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu vào trong máng cỏ, ở trên ngai nhỏ trước bàn thờ chính.

Khi bài ca Vinh Danh được xướng lên, tất cả các chuông của Đại Vương cung Thánh đường được đánh lên cùng với đàn phong cầm.

Cạnh máng cỏ ở trước Bàn thờ Tuyên Xưng đức tin, có một ngai nhỏ trên đó có đặt một sách Tin Mừng, để nói lên rằng trong biến cố vĩ đại của đêm Giáng Sinh: Lời của Thiên Chúa đã làm người.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

Đêm nay “một ánh sáng huy hoàng”dõi chiếu (Is 9: 1); ánh sáng của Chúa Giêsu giáng sinh tỏa sáng tất cả chúng ta. Những lời của tiên tri Isaia mà chúng ta vừa nghe thật chính xác và thời sự biết bao: “Chúa đã ban chứa chan niềm hoan hỷ” (Is 9: 2)! Con tim của chúng ta đã thổn thức khi chờ đón thời điểm này; bây giờ niềm vui chứa chan đầy tràn, vì lời hứa cuối cùng đã được thực hiện. Vui mừng hớn hở là một dấu hiệu chắc chắn cho thấy thông điệp chứa đựng trong mầu nhiệm của đêm nay thật sự là đến từ Thiên Chúa. Không có chỗ cho sự nghi ngờ; chúng ta hãy để lại những thứ đó cho những kẻ hoài nghi, những người nhìn mọi sự chỉ bằng lý trí không bao giờ tìm ra sự thật. Cũng không có chỗ cho sự thờ ơ đang ngự trị tâm hồn của những người không thể yêu vì sợ mất đi một cái gì đó. Tất cả những nỗi buồn đã bị xua tan, vì Hài Nhi Giêsu mang lại niềm ủi an thực sự cho mọi tâm hồn.

Hôm nay, Con Thiên Chúa được sinh ra, và tất cả mọi thứ thay đổi. Đấng Cứu Thế của thế giới đã đến để dự phần vào bản tính con người của chúng ta; để chúng ta không còn cô đơn và bị bỏ rơi. Đức Trinh Nữ ban cho chúng ta Con của Mẹ là khởi đầu của một cuộc sống mới. Ánh sáng thật đã đến để soi sáng đời sống thường xuyên bị bao vây bởi bóng tối tội lỗi của chúng ta. Hôm nay, chúng ta một lần nữa nhận ra chúng ta là ai! Tối nay, chúng ta đã được chỉ cho thấy con đường để đạt đến đích điểm của cuộc hành trình. Giờ đây, chúng ta phải dẹp qua một bên tất cả những nỗi sợ hãi và âu lo, vì ánh sáng đã chỉ cho chúng ta thấy con đường đến Bethlehem. Chúng ta không được phép là những người tụt hậu; chúng ta không được phép đứng nhàn rỗi. Chúng ta phải cất bước đến xem Chúa chúng ta đang nằm trong máng cỏ. Đây là lý do cho sự vui mừng và hớn hở của chúng ta: Hài Nhi này đã được "sinh ra cho chúng ta"; Người đã được "ban cho chúng ta", như tiên tri Isaia loan báo (9: 5). Những người trong hai ngàn năm qua đã ngược xuôi tất cả các nẻo đường của thế giới để làm cho mỗi người nam nữ được chia sẻ niềm vui này bây giờ được trao ban sứ mạng để làm cho thế giới biết đến vị "Hoàng tử của hòa bình" và trở nên những đầy tớ hiệu quả của Người giữa các dân nước.

Vì thế, khi chúng ta nghe trình thuật Giáng Sinh của Chúa Kitô, chúng ta hãy im lặng và hãy để tiếng nói của Hài Nhi vang lên trong ta. Chúng ta hãy đón nhận lời Ngài trong con tim mình khi say mê chiêm niệm thiên nhan Người. Nếu chúng ta đón nhận Ngài trong vòng tay của chúng ta và để cho mình được Ngài ôm lấy, Ngài sẽ đem đến tim ta một niềm an bình bất tận. Hài Nhi sẽ dạy bảo cho chúng ta biết những gì mới thực sự là cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Ngài sinh ra trong sự bần cùng của thế giới này; không có chỗ trong nhà trọ cho Ngài và gia đình. Ngài đã tìm thấy nơi trú ẩn và nương thân nơi một chuồng trâu bò và được đặt nằm trong máng cỏ dành cho gia súc. Nhưng dù thế đi nữa, từ cái chẳng có gì này, ánh sáng của vinh quang Thiên Chúa đã chiếu tỏa. Từ bây giờ, con đường giải thoát đích thực và cứu chuộc vĩnh cửu được mở cho ra những người nam nữ đơn sơ trong tâm hồn. Hài Nhi này, với khuôn mặt tỏa ra sự tốt lành, lòng thương xót và tình yêu của Chúa Cha, huấn luyện cho chúng ta, là các môn đệ Ngài, như Thánh Phaolô nói, để chúng ta biết “từ bỏ lối sống vô luân” và những đam mê trần tục, mà sống “chừng mực, công chính và đạo đức” ở thế gian này (Tit 2:12).

Trong một xã hội thường xuyên bị đầu độc bởi các chủ nghĩa tiêu thụ và khoái lạc, bởi sự giàu có và xa hoa, bởi vẻ bề ngoài và thói tự cao tự đại, Hài Nhi mời gọi chúng ta phải hành động chính trực, nói cách khác, là đơn sơ, cân bằng, nhất quán, và có khả năng thấy và thực thi những gì là cần thiết. Trong một thế giới mọi người thường quá tàn nhẫn với những người tội lỗi nhưng lại dễ dàng đón nhận tội lỗi, chúng ta cần phải nuôi dưỡng một ý thức mạnh mẽ về công lý, để biết phân định và biết làm theo thánh ý của Thiên Chúa. Giữa một nền văn hóa của sự thờ ơ, thường xuyên quay lưng đi một cách tàn nhẫn, phong cách sống của chúng ta phải là mộ đạo, đầy sự cảm thông, đầy lòng từ bi và thương xót, kín múc hàng ngày từ nguồn cội phong phú của cầu nguyện.

Như những người chăn chiên Bethlehem xưa, xin cho chúng ta cũng biết chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, Con Thiên Chúa, với đôi mắt đầy ngạc nhiên và suy niệm trong lòng. Và trước Chúa Hài Đồng, cầu xin cho con tim của chúng ta bùng lên trong lời cầu nguyện: "Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương của Chúa, và ban ơn cứu độ cho chúng con. " (Tv 85: 8).
 
ĐGH Phanxicô: Niềm vui Giáng Sinh là liều thuốc giải độc cho chủ thuyết hoài nghi.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:57 24/12/2015
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Niềm vui Giáng Sinh là liều thuốc giải độc cho chủ thuyết hoài nghi.

(EWTN News/CAN). Trong Thánh Lễ Nửa Đêm Giáng Sinh năm nay tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rằng niềm vui hân hoan chúng ta nhận được từ việc Chúa giáng trần đã có sức mạnh chống lại thái độ nghi ngờ và sự thờ ơ, trong một thế giới mà “ không có lòng thương xót đối với kẻ có tội và lòng khoan dung đối với tội lỗi,”. Ngài nói tiếp “Niềm vui và sự hân hoan là một dấu chỉ chắc chắn rằng thông điệp kỳ diệu đêm nay thực sự đến từ Thiên Chúa.”

“Không có chỗ cho sự nghi ngờ; kẻ hoài nghi là những người chỉ dựa vào lý luận và không bao giờ họ tìm thấy sự thật. Cũng không có chỗ cho sự thờ ơ vì trái tim của những kẻ này không thể yêu vì luôn sợ mất mát hay thiệt thòi cái gì đó.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ cho chúng ta cách quan sát và học hỏi nơi Chúa Kitô, Chúa sinh ra trong cảnh nghèo nàn thư thái, dạy cho chúng ta đừng gắn bó với của cải trần gian giữa cái xã hội đang say mê với hưởng thụ, ích kỷ,say sưa, khoái lạc, một xã hội của “ nền văn hóa thờ ơ”.

Ngài nói tiếp “Trong cái xã hội luôn chạy theo sự tiêu thụ và khoái lạc, chạy theo tiền của và xa hoa, chạy theo bề ngoài và ích kỷ tự đại thì trẻ Giêsu mời gọi chúng ta hãy sống có chừng mực, nói một cách khác là chúng ta hãy sống đơn giản, dung hòa, nề nếp phù hợp, có khả năng nhìn ra và làm những gì là cần thiết,”

“Trong một thế giới mà tất cả như thiếu lòng thương xót với kẻ có tội và lòng khoan dung với tội lỗi, chúng ta cần phải nuôi dưỡng một ý chí mạnh mẽ về công lý, để phân định và làm theo ý Chúa.”

“Giữa một nền văn hóa của sự thờ ơ dẫn đến sự vô tình nhiều khi quá tàn nhẫn, thì lối sống đạo của chúng ta không phải là hình thức, mà phải ngập tràn sự cảm thông, sự chăm sóc yêu thương và lòng thương xót, rút ra từ những lời dạy trong kinh nguyện hằng ngày.”

“Tất cả mọi nỗi buồn của chúng ta sẽ không còn nữa vì Chúa Giêsu đến để mang sự an ủi thực sự cho mỗi tâm hồn,”

“Giáng sinh xuống thế làm người của Con Một Thiên Chúa làm “ tất cả biến đổi.”

Chúng ta không còn “cô đơn và bị bỏ rơi”. Đức Giáo Hoàng nói tiếp rằng Đức Trinh Nữ Maria đã hiến Con Yêu của Mẹ cho chúng ta như là “ sự khởi đầu của một đời sống mới.”

“Ánh sáng đích thật đã đến để chiếu sáng cuộc đời vẫn thường xuyên bao phủ bởi bóng đen tội lỗi của chúng ta. Hôm nay, một lần nữa chúng ta khám phá ra mình là ai! Đêm nay Chúa chỉ cho chúng ta con đường dẫn về cùng đích cuộc hành trình cuộc đời của mình.”

“Hãy quăng đi những sợ hãi và hoảng loạn,” và chúng ta không được ở mãi trong trạng thái thụ động mà hãy bước ra để nhìn xem “Đấng Cứu Độ của chúng ta đang nằm trong máng cỏ” tại Bethlehem.

Nghe tin Chúa sinh ra, chúng ta nên “ lắng đọng tâm hồn để lắng nghe Chúa nói,” vì Chúa mang đến cho chúng ta “ sự bình an vô tận của trái tim” và dạy chúng ta những gì thực sự là quan trọng trong cuộc sống của mình.”

Đức Giáo Hoàng nhắc lại việc Chúa sinh ra trong cảnh nghèo hèn, đi tìm nhà trọ nơi đồng vắng và Chúa đã được đặt nằm trong máng cỏ…

“Nhưng từ chỗ không có gì này, ánh sáng vinh quang của Chúa đã chiếu tỏa. Từ bây giờ, con đường giải thoát đích thực và ơn cứu chuộc đã được mở ra cho mọi người thiện tâm.”

Kết thúc bài giảng, Đức Giáo Hoàn Phanxicô kêu mời các tín hữu hãy noi gương những mục đồng tại Bethlehem năm xưa và giống như họ “ với đôi mắt to đầy kinh ngạc và tự hỏi, chiêm ngắm Hài Nhi Giesu, Con Một Thiên Chúa.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Khủng bố Hồi Giáo cấm Kitô hữu không được cử hành lễ Giáng Sinh vì trùng vào ngày “đản sinh” của Muhammad!
Đặng Tự Do
22:59 24/12/2015
Lần đầu tiên kể từ năm 1558, Mawlid- tức là ngày “đản sinh” của tiên tri Muhammad, người sáng lập Hồi Giáo - trùng với ngày Lễ Giáng Sinh của Chúa Kitô. Thế giới Hồi Giáo đã cử hành lễ Mawlid trong 2 ngày 24 và 25 tháng 12.

Vì thế, bọn khủng bố Hồi Giáo IS ra lệnh cấm dân chúng không được cử hành, thậm chí không được nhắc đến lễ Giáng Sinh trong các vùng rộng lớn do chúng kiểm soát bao gồm 60% diện tích Iraq và một nửa nước Syria.

Thông tấn xã Công Giáo AsiaNews cho biết quân khủng bố Hồi Giáo IS tại Mosul đã cảnh cáo sẽ trừng phạt nặng bất cứ ai cử hành lễ Giáng Sinh dưới bất cứ hình nào.

Đức Hồng Y Louis Sako Raphael, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê cho biết người Công Giáo Iran vẫn tổ chức mừng Chúa Giáng Sinh bất chấp những hăm dọa của quân khủng bố Hồi Giáo IS.

"Ngày Lễ Chúa Giáng Sinh là một trong những lễ lớn được cử mừng bởi hàng tỉ người Kitô hữu trên toàn thế giới, Iraq cũng không là một ngoại lệ dù cho năm nay Kitô hữu Iraq phải tổ chức lễ Giáng sinh trong những hoàn cảnh tồi tệ, một mặt là vì tình trạng chung đất nước của chúng tôi đang xấu đi về mọi phương diện, và, mặt khác, vì sự phân biệt và loại trừ mà chúng tôi phải gánh chiụ trong tư cách là các Kitô hữu"

"Nhân dịp này, chúng tôi muốn được rất thẳng thắn nói thêm một lần nữa: chúng tôi sẽ không khuất phục bất công. Ngược lại, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục gắn bó số phận mình với đất nước, và sẽ tiếp tục thể hiện tình yêu đối với đồng bào của chúng tôi, đơn giản chỉ vì họ là anh chị em của chúng tôi."
 
Hai nước trên thế giới cấm không cho dân chúng mừng lễ Giáng Sinh: Brunei và Somalia
Đặng Tự Do
23:45 24/12/2015
Chính phủ của hai quốc gia Hồi giáo Brunei và Somali đã cảnh báo các công dân của họ không được ăn mừng lễ Giáng sinh, một báo cáo được công bố bởi đài truyền hình Al Jazeera có trụ sở tại Qatar đã cho biết như trên

Tổng giám đốc của bộ tôn giáo sự vụ Somalia giải thích lệnh cấm này như sau:

"Tất cả các sự kiện liên quan đến việc mừng Giáng sinh và năm mới đều trái với văn hóa Hồi giáo, và có thể gây tổn hại niềm tin của cộng đồng Hồi giáo"

Trong khi đó, tờ Sydney Morning Herald đưa tin những ai không theo Hồi giáo tại Brunei chỉ được phép tổ chức lễ Giáng sinh trong bầu khí riêng tư và bị cấm không được tiết lộ cho người Hồi giáo biết. Những người Hồi giáo nào gửi thiệp chúc mừng Giáng sinh, sử dụng cây hay đèn Giáng sinh, hoặc tham gia vào lễ Giáng sinh phải ngồi tù đến năm năm.

Brunei, là một quốc gia Đông Nam Á với 416,000 dân trong đó 79%, theo Hồi Giáo 9% theo Kitô Giáo, và 8% theo Phật giáo. Cả ba giáo xứ Công Giáo với 1,900 người Công Giáo đều phải tắt đèn, đóng cửa trong dịp Giáng Sinh .

Somalia, nằm ở vùng Sừng châu Phi, gần như 100% là người Hồi giáo Sunni, chỉ có 100 người Công Giáo sinh hoạt trong một giáo xứ duy nhất.
 
Top Stories
Pope Francis is awarded the International Charlemagne Prize
Vatican Radio
18:18 24/12/2015
2015-12-23 Vatican - Pope Francis has been awarded the International Charlemagne Prize of Aachen, the oldest and best-known prize awarded for work done in the service of European unification.

The announcement was made on Wednesday in the city of Aachen; the Pope will physically receive the award at a date still to be set, in Rome.

The Prize is named for Charlemagne, the Franconian king revered by his contemporaries as the “Father of Europe.

A communiqué by the Prize Committee said that Pope Francis has sent “a message of hope and encouragement" at a time in which "many citizens in Europe are seeking orientation.”

The Pope – it continues – is a witness for a community based on values which include a sense of humanity, the protection of resources and dialogue between cultures and religions at a European level.

The Committee explains that in "recent years Europe has experienced great weaknesses, crises and setbacks" that have seriously pushed back "all the achievements of the European process of integration.”

To all this – it says - Francis opposes a message of hope.

Quoting from his discourse to the European Parliament in November 2014, the communiqué says the Pope’s message is a wake-up call for Europe: “The time has come for us to abandon the idea of a Europe which is fearful and self-absorbed."

And again: "The time has come to work together in building a Europe which revolves not around the economy, but around the sacredness of the human person, around inalienable values."

The Pope – said Marcel Philipp, the Mayor of Aachen speaking to the press upon the announcement of the Award - is the "voice of conscience" that demands we put people at the center of our concerns, "he is an extraordinary moral authority."

Previous winners of the International Charlemagne Prize include St. Pope John Paul II who received a special edition of the award in 2004, Czech dissident and Statesman Vaclav Havel and Brother Roger Schutz, founder of the ecumenical community of Taizé.
 
Pope Francis at Christmas Midnight Mass: Let us gaze upon the Child Jesus, the Son of God
Vatican Radio
18:20 24/12/2015
2015-12-24 Vatican - Pope Francis has celebrated Christmas Mass at St Peter’s Basilica. Below, you can find the prepared text of the Holy Father’s homily for the Holy Mass of the Nativity of the Lord “during the Night”:

Homily of His Holiness Pope Francis at Christmas Midnight Mass 24 December 2015

Tonight “a great light” shines forth (Is 9:1); the light of Jesus’ birth shines all about us. How true and timely are the words of the prophet Isaiah which we have just heard: “You have brought abundant joy and great rejoicing” (9:2)! Our heart was already joyful in awaiting this moment; now that joy abounds and overflows, for the promise has been at last fulfilled. Joy and gladness are a sure sign that the message contained in the mystery of this night is truly from God. There is no room for doubt; let us leave that to the sceptics who, by looking to reason alone, never find the truth. There is no room for the indifference which reigns in the hearts of those unable to love for fear of losing something. All sadness has been banished, for the Child Jesus brings true comfort to every heart.

Today, the Son of God is born, and everything changes. The Saviour of the world comes to partake of our human nature; no longer are we alone and forsaken. The Virgin offers us her Son as the beginning of a new life. The true light has come to illumine our lives so often beset by the darkness of sin. Today we once more discover who we are! Tonight we have been shown the way to reach the journey’s end. Now must we put away all fear and dread, for the light shows us the path to Bethlehem. We must not be laggards; we are not permitted to stand idle. We must set out to see our Saviour lying in a manger. This is the reason for our joy and gladness: this Child has been “born to us”; he was “given to us”, as Isaiah proclaims (cf. 9:5). The people who for two thousand years has traversed all the pathways of the world in order to allow every man and woman to share in this joy is now given the mission of making known “the Prince of peace” and becoming his effective servant in the midst of the nations.

So when we hear tell of the birth of Christ, let us be silent and let the Child speak. Let us take his words to heart in rapt contemplation of his face. If we take him in our arms and let ourselves be embraced by him, he will bring us unending peace of heart. This Child teaches us what is truly essential in our lives. He was born into the poverty of this world; there was no room in the inn for him and his family. He found shelter and support in a stable and was laid in a manger for animals. And yet, from this nothingness, the light of God’s glory shines forth. From now on, the way of authentic liberation and perennial redemption is open to every man and woman who is simple of heart. This Child, whose face radiates the goodness, mercy and love of God the Father, trains us, his disciples, as Saint Paul says, “to reject godless ways” and the richness of the world, in order to live “temperately, justly and devoutly” (Tit 2:12).

In a society so often intoxicated by consumerism and hedonism, wealth and extravagance, appearances and narcissism, this Child calls us to act soberly, in other words, in a way that is simple, balanced, consistent, capable of seeing and doing what is essential. In a world which all too often is merciless to the sinner and lenient to the sin, we need to cultivate a strong sense of justice, to discern and to do God’s will. Amid a culture of indifference which not infrequently turns ruthless, our style of life should instead be devout, filled with empathy, compassion and mercy, drawn daily from the wellspring of prayer.

Like the shepherds of Bethlehem, may we too, with eyes full of amazement and wonder, gaze upon the Child Jesus, the Son of God. And in his presence may our hearts burst forth in prayer: “Show us, Lord, your mercy, and grant us your salvation” (Ps 85:8).
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khai Mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa tại Gx La Vang TGP Galveston-Houston
LM Vượng Đức Nguyễn
13:49 24/12/2015
Giáo xứ Đức Mẹ La Vang ngày 20/12/2015

Bên Mẹ La Vang với Lòng Thương Xót Chúa

Giáo xứ Đức Mẹ La Vang tưng bừng niềm vui, đặc biệt là phụng vụ lời Chúa, Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng, hai bài đọc từ Tiên tri Sophonia (3,14)“ Hãy vui lên hỡi thiếu nữ Sion, hò vang dậy đi nào, nhà Israel hỡi! Hỡi thiếu nữ Sion, hãy nức lòng phấn khởi” và thư của Thánh Phao Lô gửi giáo đoàn Philiphe (Philip 4,4) “ Anh em hãy vui lên trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: Vui lên anh em...”

.

Niềm vui ấy đã được bắt đầu tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, Houston, cả ngàn người đến tham dự 3 buổi tĩnh tâm do Linh Mục Nguyễn Trọng Tước, Dòng Tên; Với Chủ đề “ Emmanuel Thiên Chúa ở cùng với lòng Xót Thương ”. Với Ba buổi giảng phòng nhờ tài giảng thuyết kỳ diệu đi từng điểm một qua những mẩu chuyện dài từ người viết là Linh mục Nguyễn Tầm Thường (Cha Tước) chuyển tải thành những câu chuyện ngắn làm dân chúng say mê và nhiều điều đánh động đến vai trò từng người trong đời sống Kitô Hữu. Sau Ba buổi tối đông nghẹt người của ngôi Thánh Đường có sức chứa 1400 chỗ, thì dân chúng lại xin thêm một một tối nữa để nói đến vấn nạn hay xảy ra đó là những hình thức ma thuật, quỷ nhập, bói toán làm hủy họai đời sống đức tin đưa đến hậu quả làm cho cá nhân bệnh hoạn, tuyệt vọng; gia đình hoang mang và dĩ nhiên bị băng hoại. Mừng vui lên vì giáo xứ đã mời nhiều linh mục từ nhiều nơi đến giải tội, ai ai cũng được làm hòa với Chúa và với nhau.

Niềm vui này đang chuẩn bị cho Đại Lễ Giáng Sinh, thì Giáo xứ Đức Mẹ La Vang được Đức Hồng Y Daniel Dinardo Tổng Giám Mục Giáo phận chọn làm nơi tiếp đón mọi người từ muôn phương đến viếng Nhà Thờ để nhận ƠN TOÀN XÁ trong Năm Kính Lòng Thương Xót Chúa.

Hôm nay, Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng Tin Mừng Thánh Luca (Lc 1, 41) “Bà Elizabeth vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhẩy lên, và bà được đầy Thánh Thần...”

Vâng, Đức Mẹ thân hành đến làm cho Gioan nhảy mừng, Đức Mẹ đã đến với con dângViệt Nam tại đây được 30 năm thì mọi người đều vui mừng như đã được thông báo, vào lúc 6 giờ chiều Chúa Nhật ngày 20/12/2015 Đức Giám Mục Phụ tá George Sheltz thuộc Tổng Giám Phận đến Giáo xứ để dâng lễ mở Một Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, việc chuẩn bị là một Nhà Lều (làm thêm) cạnh nhà thờ. Đúng 5 giờ 50 phút, hồi chuông đổ, tiếng chiêng trống từng đợt vang dội cùng bài hát Bên Mẹ La Vang, Con Sẽ Bình An thánh thót. Đoàn chào Giám Mục do các Hội Đoàn đã đứng sẵn dọc theo bãi đậu xe, quý khách xa gần, quý ban ngành đoàn thể đã sắp thành hai hàng để đón Đức Giám Mục Vào lúc 6 giờ.

Tới tiền đường Nhà Thờ, Đức Cha xông hương, đọc lời nguyện mở cửa và ngài đã mở rộng 2 cánh cửa Thánh Đường thật trang trọng.

Đức Cha đã thân hành tiến vào nhà thờ, đứng tại gian cung thánh, ngài quay xuống đón tiếp mọi người trong hân hoan, đang khi tiếng hát của Ba Ca Đoàn Trẻ Thanh Niên Ánh Sáng, Ca Đoàn Escape của La Vang cùng sự cộng tác của Ca Đoàn Trẻ thuộc Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức.

Một Thánh lễ ghi nhiều ấn tượng cho một Giáo Xứ Việt Nam tại Hải Ngoại, một Giáo Xứ với chiều dài lịch sử 30 năm Người Việt xa Quê Hương,. Một giáo xứ được chọn trong 8 giáo xứ thuộc Tổng Giáo Phận (với trên 143 giáo xứ). Một Giáo xứ mang tính đặc thù kiểu Á Đông, với mảnh đất 25 mẫu. Là Cộng đồng người tỵ nạn xây dựng Giáo Xứ đầu tiên tại Tổng Giáo Phận, và được chính Đức Hồng Y Daniel Dinardo cho phép xây dựng một Nhà Nguyện Và Linh Đài Đức Mẹ La Vang cách đây 5 năm (2011) trong khu vực 10 mẫu đất. Vâng đó là Giáo Xứ Mang tên Đức mẹ La Vang khai mở cho một năm hồng phúc Lòng Thương Xót Chúa.

Xem Hình. https://www.flickr.com/photos/18607564@N00/albums/72157660311342114

Nếu Thiên Chúa xót thương con người, thì chúng ta cũng có một người Mẹ đó là Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra từ những năm 1798 với Thông Điệp của Mẹ tại La Vang Quảng Trị

"Các con hãy tin tưởng, cam lòng chịu khổ, Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn cùng Mẹ ở chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”.

Với một năm Thánh của Lòng Thương Xót Chúa Bên Mẹ La Vang chúng con sẽ vinh dự liên lạc và tiếp đón tất cả quý vị từ khắp nơi.

Số phôn và Địa chỉ Email của Ban Phục Vụ

Văn Phòng Giáo Xứ (281) 9991672 hay lavangchurch@yahoo.com hoặc vào lavangchurh.org

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh Trưởng Ban Liên Lạc: (281) 854-4787 hay kimoanhhouston@yahoo.com.

Ông Bùi Trương Phó Ban Liên Lạc: (832) 452-4687. hay truonghoa95@gmail.com

Quý thành viên trong ban liên lạc:

Thầy Sáu Đỗ Nguyên Chương 713-299-1055

Thầy Sáu Nguyễn Sĩ Bạch 281-830-3942

Thầy Sáu Nguyễn Phẩm 281-315-3770

Thầy Sáu Nguyễn Định 713-367-6890

Thầy Sáu Nguyễn Kim Khánh 713-319-8606

Thầy Sáu Trần Nhật 713-870-8955

Thầy Sáu Nguyễn Cường 832- 651-0234

Nếu muốn biết thêm chi tiết xin vào trang mạng lavangchurch.org, và vì đây là một hồng ân lớn lao cho mọi người còn sống cũng như những người đã qua đời qua ƠN TOÀN XÁ, chúng ta đến lãnh nhận thì cũng xin quý vị thông báo thêm cho tất cả những ai chưa biết và cần đến Lòng Thương Xót Chúa qua ngưỡng cửa của Nhà Thờ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang số 12320 Old Foltin Rd. Houston TX 77086. Số phôn (281) 999-1672.

Chúng con được hồng ân được tiếp đón và phục vụ Quý Vị vì lòng Thương Xót Chúa Bên Mẹ La Vang, Con Sẽ Bình An.
 
Lễ Giáng Sinh tại cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc
Đồng Văn Vượng
12:31 24/12/2015
 
Giáo xứ Nam Định mừng lễ Giáng Sinh
Trần Tiến Thạo
16:41 24/12/2015
GIÁO XỨ NAM ĐỊNH MỪNG LỄ CHÚA GIÁNG SINH

Đối với mỗi người ki-tô hữu, lễ Giáng sinh là biến cố trọng đại trong đời sống đức tin, là dịp để mỗi người chiêm ngắm và sống Mầu nhiệm Con Chúa xuống thế làm người vì yêu thương chúng ta.

Xem Hình

Hòa chung niềm hân hoan cùng toàn thể Giáo Hội mừng kỷ niệm Ngôi Hai xuống thế làm người. Giáo xứ Nam Định đã long trọng cử hành đêm canh thức mừng Chúa Giáng sinh, tại quảng trường Nữ Vương Hòa Bình. Đêm canh thức không chỉ quy tụ tất cả những người tín hữu trong giáo xứ và các vùng lân cận, ngoài ra còn có sự tham dự rất đông của người dân thành phố Nam Định, ước tính có khoảng tám ngàn người tham dự.

Đêm canh thức được bắt đầu với chương trình hoan ca Mừng Chúa Giáng sinh, những bài Thánh ca và những bản nhạc được cất lên để ca mừng Chúa Hài Đồng. Đặc biệt phần diễn nguyện đã phác họa lại lịch sử cứu độ mà Chúa đã thực hiện cho con người, với việc Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu độ nhân loại vì yêu thương.

Cao điểm của đêm canh thức là Thánh lễ Mừng Chúa Giáng sinh do cha xứ Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh chủ tế, và cha phó Phanxicô Xavie Trần Truyền Giáo đồng tế. Mở đầu thánh lễ, cha xứ Giuse Maria đã nói lên ý nghĩa và tâm tình của việc Chúa Giáng sinh, chính việc Con Chúa xuống thế làm người biểu lộ dung mạo Lòng thương xót của Chúa, đêm nay chính là Đêm Thánh – Đêm của Lòng thương xót. Và mọi người hãy mặc lấy tâm tình của Đêm Thánh này để và đón nhận Lòng thương xót của Chúa, để từ đó chúng ta sống và làm cho Chúa được Giáng sinh nơi cuộc sống của chúng ta.

Chia sẻ trong Thánh lễ, cha phó Phanxicô Xavie mời gọi mọi người chiêm ngắm việc Chúa Giáng sinh trong khó nghèo vì yêu thương nhân loại. Chúa xuống thế làm người để mang đến cho con người ơn cứu độ, lòng thương xót và tình yêu thương. Chính vì thế mà mỗi người ki-tô cũng được mời gọi để học biết yêu thương nhau và mang Chúa đến cho những người chưa nhận biết Chúa, bằng chính cuộc sống yêu thương tha nhân.

Kết thúc Thánh lễ, cha chủ tế và cộng đoàn đã long trọng rước Chúa Hài Đồng đến hang đá và cử hành nghi thức viếng hang đá.

Giuse Trần Tiến Thạo
 
Lễ Vọng Giáng Sinh tại TT Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh
17:23 24/12/2015
Melbourne, Đêm canh thức và lễ vọng Giáng Sinh đã được cử hành rất trọng thể với thật đông đảo giáo dân về hiệp dâng Thánh lễ, tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm lúc 8 giờ tối Ngày 24 Tháng 12 Năm 2015.

Xin mời coi hình

Đêm Canh thức gồm hai phần chính: phần một là hoạt cảnh Giáng Sinh và phần hai là Thánh lễ trọng thể. Trong phần hai Cộng đoàn lại vui mừng đón nhận 11 anh em Tân tòng gia nhập vào gia đình dân Chúa, cùng nghi thức cám ơn các thành viên trong ban mục vụ mãn nhiệm và nghi thức tuyên hứa của tân ban mục vụ nhiêm kỳ 2015 – 2018.

Mở đầu chương trình canh thức, sau phần giới thiệu và hát Thánh ca của Linh mục quản nhiệm Trần Ngọc Tân. Thành phần diễn viên đông đảo bao gồm các em thiếu nhi và các anh chị em trong cộng đoàn với y phục hóa trang đưa cử tọa trở về thời Thiên Chúa tạo thiên lập địa. Ngài đã dựng lên trời đất, vũ trụ, tinh tú và muôn loài sống trong vườn địa đàng với một điều kiện không được ăn trái biết lành, biết dữ. Nhưng ông bà nguyên tổ đã phạm tội và bước ra khỏi vườn địa đàng!

Những phần tiếp theo trong Cựu ước cũng được dựng lại, con người luôn làm phật lòng Thiên Chúa và gây ra biết bao nhiêu tội ác, với lòng đố kỵ, ghen ghét nhau gây hận thù, chiến tranh giết hại nhau, cho đến cơn đại hồng thủy. Nhưng Thiên Chúa vẫn không bỏ loài người. Cho đến ngày Ngôi Hai Thiên Chúa xuống trần gian làm người mà hôm nay chúng ta hân hoan mừng kính.

Lễ đài ngoài trời trong những ngày đầu Hè nắng nóng được rất đông người ngồi ôn lại Kinh Thánh qua hoạt cảnh Giáng Sinh. Với âm thanh, ánh sáng tuyệt vời của Bằng Uyên qua sự đóng góp thu âm, phối nhạc của những nhạc sĩ chuyên nghiệp, thêm các diễn viên nhiệt thành của các cháu thiếu nhi, phải chịu nóng bức qua những trang phục mùa Đông để diễn, đã đi vào lòng mọi người, nên được mọi người nhiệt liệt tán thưởng qua những tràng pháo tay thật dài.

Thánh lễ đồng tế được Linh mục quản nhiệm chủ tế cùng hai Linh mục Trần Nguyên Lãm và Tuấn được cử hành lúc 9 giờ tối cùng Ca đoàn Babylon và Belem phụng vụ phần Thánh ca thật tuyệt vời. Sau bài chia sẻ lời Chúa, 11 anh em tân tòng đã tiến lên cùng cộng đoàn tuyên xưng đức tin và đón nhận phép rửa trong niềm vui mừng của đêm Vọng mừng Chúa Giáng Sinh.

Cuối lễ vọng Giáng Sinh năm nay, Linh mục Quản nhiệm đã gửi bằng tri ơn đến quý chức trong ban mục vụ cộng đoàn mãn nhiệm và cử hành nghi thức tuyên hứa của tân ban mục vụ cộng đoàn niên khóa 2015 – 2018 gồm quý ông bà sau:
Trưởng ban ông Lê Văn Miện
Phó ban ông Trần Ngọc Chỉnh
Phó ban ông Trần Công Danh
Thư ký bà Đinh Thanh
Thủ quỹ bà Quách Thị Sáng
Sau lời tuyên hứa, Ca đoàn Babylon và Belem đã cất cao lời hát thật tràn đầy ý nghĩa: Thần khí Chúa đã sai tôi đi..

Lễ Vọng Giáng Sinh năm nay Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm vinh hạnh được đón tiếp rất nhiều người về hiệp dâng Thánh lễ. Không khí Giáng Sinh an bình trong niềm vui đón nhận hồng ân cứu độ và ân sủng bao la của Năm Thánh Lòng Thương Xót.
 
Cộng đồng CGVN tổng giáo phận Sydney mừng lễ Giáng Sinh
Diệp Hải Dung
19:45 24/12/2015
CĐCGVN TGP Sydney Mừng Đại Lễ Giáng Sinh

Tối thứ Năm 24/12/2015 khoảng 7000 người (kể cả những người không Công Giáo) đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown – Sydney tham dự Đại Lễ Vọng Giáng Sinh do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức.

Xem Hình

7 giờ Thánh Ca Mừng Giáng Sinh Christmas Carols do 3 Liên đoàn Trẻ , Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo và Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh trình diễn với những nhạc phẩm Thánh ca Giáng Sinh rất đặc sắc và phụ diễn với những màn hoạt cảnh về Adam và Eva ở vườn Địa Đàng, Moise đưa dân Do Thái về đất hứa v..v..

Sau khi chấm dứt chương trình Hát Mừng Giáng Sinh, mọi người cùng hướng về cuối công viên tham dự nghi thức Vọng Giáng Sinh rất trang nghiêm. Ban Tây Nhạc Cecilia tấu khúc Đêm Noel khai mạc cho nghi thức Vọng Giáng Sinh và Ca đoàn KiTô Vua thuộc Giáo Đoàn Lakemba đồng hát những bài Thánh Ca để chúc tụng mừng kính Thiên Chúa giáng trần. Thánh Lễ khai mào bằng cuộc cung nghinh Chúa Hài Đồng rất trang nghiêm do Cha Paul Văn Chi điều hợp với Thánh Giá Nến Cao, Đoàn Phụng Vụ, Ban Tây Nhạc Cecillia, Các Thiên Thần, Mục Đồng, Thánh Giuse, Đức Mẹ và quý Cha. Khi đoàn Phụng Vụ lên đến Lễ đài Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm xông hương hang đá Cha ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến mọi người và cùng với quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Nguyễn Hoàng Dương cùng hiệp dâng Thánh lễ .

Trong bài giảng Cha Tuyên Uý Trưởng Dương Thanh Liêm nói ước chi đêm nay chúng ta mở rộng tâm hồn của chúng ta để nhìn nơi hang đá thấp hèn chính Giêsu Con Một Thiên Chúa đã viếng thăm chúng ta và chính nơi đơn sơ thấp hèn đó đã biểu lộ một tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa đối với mọi người chúng ta..các anh chị em hãy vui mừng lên vì Thiên Chúa đã viếng thăm chúng ta “Vinh Danh Thiên Chúa Trên Các Tầng Trời..Bình An Dưới Thế Cho Người Thiện Tâm”…

Trước khi kết thúc Thánh lễ. anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người. Anh ngỏ lời cám ơn quý ân nhân, qúy anh chị em trong Hội Đồng Mục Vụ, các Ban Ngành đã đóng góp giúp cho buổi Lễ hôm nay tổ chức được mọi sự tốt đẹp. Anh cũng cám ơn Ban Tây Nhạc Cecilia, Ca đoàn KiTô Vua Giáo đoàn Lakemba và đặc biệt cám ơn 3 Liên Đoàn Trẻ: Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo Sydney và Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đã phối hợp trợ giúp cho Cộng Đồng.

Sau cùng Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm cũng ngỏ lời Chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả mọi người, và Thánh lễ kết thúc trong tình yêu thương của Chúa Giáng Sinh.

Diệp Hải Dung
 
Hình ảnh Văn Nghệ Giáng Sinh 2015 - TNTT Giáo Xứ CTTĐ VN, Arlington-Texas
Trần Trọng Long
20:08 24/12/2015
Xem hình ảnh
Nhân dịp mừng lễ Chúa Giáng Sinh 2015 năm nay, cô con gái út mời bố mẹ đi tham dự đêm văn nghệ gây quĩ do Thiếu Nhi Thánh Thể, Đoàn 117 tổ chức. Cũng như bao nhiêu năm trước, gia đình chúng tôi luôn cố gắng đi tham dự để mang lại niềm vui và khích lệ cho các em.

Khi bước vào trong hội trường, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên. Vì không như những năm trước, năm nay các em tổ chức thật là chu đáo, từ cách trang trí hội trường cho đến sự tiếp đón quan khách thật là nồng hậu, làm cho chúng tôi có cảm tưởng như mình đang đi tham dự một buổi tiệc cưới long trọng.

Mở đầu phần giới thiệu cho đêm văn nghệ, tôi lại càn thán phục vì hai MC thiếu nhi dễ thương đã khéo léo trình bày một cách linh động giống như là chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia hoặc Trung tâm Thúy-Nga Paris.

Chương trình văn nghệ được khai mạc bằng bài quốc ca Hoa Kỳ, bài quốc ca Việt Nam Cộng Hoà, và tiếp theo là bài Thiếu Nhi Tân Hành Ca:

“Thiếu Nhi Việt Nam đứng lên trong giai đoạn mới,
theo tiếng Giáo Hội và tiếng Quê Hương kêu mời.
Được trang bị dũng mạnh bằng tình thân mới,
tuổi trẻ Việt Nam hăng hái xây thế hệ ngày mai…”


Thật vậy, trong suốt thời gian 23 năm từ ngày thành lập đoàn, các huynh trưởng và các em thiếu nhi rất hăng say cúng hiến tài năng, sức lực của mình cho giáo xứ, cho xã hội, và cho quê hương để xây dựng một thế hệ thiếu nhi gương mẫu. Điển hình cụ thể là các sinh hoạt giáo xứ luôn luôn được các em đóng góp.

Hàng năm các em gây quĩ từ thiện giúp đỡ các em mồ côi bên quê nhà. Nhưng điểm nổi bật nhất là các em hàng tuần tự nguyện đến thánh đường để cầu nguyện trước nhan Thánh Thể Chúa Kitô, Người Anh Cả Giêsu của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể.

“Cùng đi hỡi các Thiếu Nhi!
Cùng đi với Chúa Kitô!
Nguồn Sống Thánh Thể chan hòa,
là lý tưởng của người Thiếu Nhi hôm nay…”


Từng màn trình diễn văn nghệ đặc sắc, tiếp nổi với những tiếng pháo tay của quan khách, tiếp theo qua các màn trình diễn của các ngành: Ấu, Thiếu , Nghĩa sĩ , và Hiệp Sĩ đem đến cho người tham dự một không khí thật vui nhộn. Với hơn một trăm em thiếu nhi đóng góp cho chương trình, và qua bao nhiêu ngày tháng tập dượt đã chứng tỏ rằng các em có một tinh thần kỷ luật, hy-sinh, đoàn kết và hăng say phục vụ tha nhân. Đến đây tôi cảm thấy an tâm hơn vì biết rằng con gái mình đang sinh hoạt trong một môi trường thích hợp cho sự rèn luyện nhân tính. Các em thiếu nhi thật sự trưởng thành về nhiều mặt: từ tinh thần cho đến thể xác. Các em đang cố gắng đáp lại những hy sinh của cha mẹ, của tiền nhân bằng những nỗ lực học tập để đóng góp cho sự phát triển của Giáo Hội và xã hội, không những chỉ qua các việc lành bác ái mà còn qua sự hy sinh và lời cầu nguyện hằng ngày.

Chương trình văn nghệ được kết thúc qua việc cắt bánh sinh nhật Mừng Chúa Giáng Sinh. Hai MC thiếu nhi, đại diện cho Đoàn cám ơn và chúc mừng Chúa Giáng Trần đến Cha Xứ, Cha Phó xứ, Cha Tuyên Úy phong trào, Ban điều hành Giáo xứ, Ban Trợ tá Thiếu Nhi cùng tất cả quí vị Phu Huynh… trong tiếng vỗ tay hoan hô của mọi người.

Riêng tôi rất thán phục tài nghệ của các em và qua những ánh mắt vui tươi đầy nhiệt huyết hăng say phục vụ của các em, tôi cảm nhận đang được hưởng một mùa Giáng Sinh tuyệt diệu trong tình yêu bao la của Thiên Chúa.

“Thiếu Nhi Việt Nam quyết tâm trong giai đoạn mới,
thánh hoá môi trường rèn những khả năng phi thường.
Bằng Nguyện Cầu,Hy Sinh và một bầu khí mới,
tuổi trẻ Việt Nam đem Chúa cho giới trẻ Việt Nam.”
 
Đức Tổng Giám mục Huế cử hành thánh lễ Đêm Giáng Sinh tại Dòng Thánh Tâm
Tu sĩ Vinhsơn Nguyễn Văn Hanh CSC
20:50 24/12/2015
Đức Tổng Giám mục Huế cử hành thánh lễ Đêm Giáng Sinh tại Dòng Thánh Tâm

Đêm 24/12/2015, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã đến tham dự giờ canh thức và chủ tế thánh lễ đêm Giáng Sinh tại Dòng Thánh Tâm và Giáo xứ Bến Ngự.

Xem Hình

Theo dự kiến chương trình, đêm canh thức bắt đầu từ lúc 8 giờ tối, chủ sự của giờ thánh này là cha xứ Bến Ngự Phêrô Nguyễn Thái Vạn. Diễn tiến đầu tiến của đêm thánh vô cùng được khai mở bằng những tràng pháo tay từ phía cộng đoàn tham dự, khi đoàn lễ nghi do Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng tiến vào hội trường. Tháp tùng Đức Tổng là cha Antôn Huỳnh Đầy, Bề trên Tổng quyền Dòng Thánh Tâm; cha Giuse Dương Bảo Tịnh, Tổng cố vấn; cha Vinhsơn Trần Văn Đường, Giám đốc Đệ Tử Viện.

Sau khi cha chủ sự xướng kinh Chúa Thánh Thần, cả cộng đoàn bắt đầu chìm ngập trong niềm vui ơn thánh. Những tiết mục diễn nguyện họa lại bức tranh Nhiệm Cục Cứu Độ, được các em thanh thiếu niên Giáo xứ Bến Ngự biên đạo và diễn xuất, cùng với các diễn viên thuộc đơn vị Nhà Lưu Trú Thánh Tâm cộng tác. Người ta có thể thấy rằng, các em phải mất nhiều công sức lắm mới có được những màn diễn nhịp nhàng và điêu luyện, giúp người xem nâng tâm hồn lên cùng Chúa cách dễ dàng, trong khi chiêm ngắm biến cố Giáng Sinh nhiệm mầu. Đêm canh thức gói trọn trong khoảng 50 phút, sau đó cộng đoàn cùng nghỉ ít phút trước khi bước vào thánh lễ Đêm Giáng Sinh lúc 9giờ, do Đức Tổng Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ sự.

Khi tiếng chuông Giáo xứ Bến Ngự ngân vang, đoàn rước bắt đầu di chuyển lên nhà thờ. Những đoàn người thật đông khi đang đi trẩy hội Giáng Sinh tại khuôn viên Hội Dòng, họ cũng dừng chân lại để ngắm nhìn đoàn Lễ Nghi, khi đoàn rước đi ngang qua họ. Trên nhà thờ, ca đoàn tổng hợp gồm Quý thầy, Quý thành viên ca đoàn Giáo xứ Bến Ngự cùng với cung đàn nhịp sáo, họ đã trổi vang lên lời ca Nhập Lễ mừng Con Chúa làm Người.

Trong lời mở đầu Thánh Lễ, Đức Tổng Giám mục nói: “Sau bốn tuần lễ của Mùa Vọng với khắc khoải chờ mong và chuẩn bị tâm hồn, hôm nay, niềm vui Noel đã đến và tràn ngập tâm hồn mỗi người chúng ta. Niềm vui ấy không là phần thưởng cho người Công Giáo mà cho tất cả mọi người, cho dân tộc và mọi nơi trên thế giới. Noel niềm vui tràn ngập ánh sáng, không phải là ánh sáng niềm vui của điện đèn mà là ánh sáng Niềm Vui Tin Mừng”.

Tiếp sau Bài Phúc Âm, Đức Tổng Giám mục chia sẻ Lời Chúa cho Cộng Đoàn. Đức Tổng nhắc đến các ưu phẩm của Hài Nhi Thiên Chúa, Hoàng Tử hòa bình đó là: Hài Nhi là ánh sáng Tình Yêu, Hài Nhi là ánh sáng niềm tin, Hài Nhi là ánh sáng Hy vọng, Hài Nhi là ánh sáng Lòng Thương Xót, Hài Nhi là ánh sáng Tin Mừng.

Người ta nhận thấy rằng, Thánh Lễ đêm nay đông hơn mức bình thường rất nhiều. Thật ra, rất nhiều người ngoài Công Giáo đã cùng tham dự. Có lẽ một phần họ tham dự về sự tò mò, phần khác họ cố ý để nguyện xin một điều gì đó cho bản thân và gia đình….

Sau khi Đức Tổng Giám mục ban phép lành cho cộng đoàn, đại diện Hội Dòng và cộng đoàn, cha Bề trên Antôn Huỳnh Đầy dâng lời chúc mừng lễ Đức Tổng Giám mục. Cha Bề trên kính cảm ơn Đức Tổng Giám mục, vì Ngài đã nhận lời mời, để chủ tế Thánh Lễ đêm Giáng Sinh này, cho Hội Dòng Thánh Tâm và cộng đoàn Giáo xứ. Thật ra, rất nhiều các Giáo xứ, Cộng đoàn mong muốn có sự hiện diện của Đức Tổng, nhưng như Ngài đã nói tại đây đêm Giáng Sinh mấy năm trước: “ Giáo xứ và cộng đoàn thì nhiều, tôi thì có một thôi, mỗi năm tôi cố gắng đến một nơi để tránh sự phân bì”.

Trước đó, vào chiều ngày 24, cha Bề trên và cha Phó bề trên cùng với một vài tusĩ khác, đại diện Hội Dòng qua mừng lễ Giáng Sinh đức Tổng Giám mục. Đức Tổng Giám mục đón tiếp đoàn trong sự ân cần và vui tươi. Ngài nói: “ Dòng Thánh Tâm là hàng xóm láng giềng với Tòa Tổng Giám mục, chúng ta chung với nhau nhiều sự, nhất là những niềm vui và nụ cười nữa…”.

Tưởng cũng nên nói thêm, sau khi biến cố năm 1975 xảy ra, nhà dòng Thánh Tâm bám trụ tại mảnh đất cạnh Tòa Tổng Giám mục Huế, ngõ hầu như một hình thức được ấp ủ trong cánh tay mẹ hiền. Dòng Thánh Tâm là Dòng Giáo sĩ Giáo phận. Hiện tại, số linh mục trong Dòng là 25 vị, Tu sĩ Vĩnh Khấn 36, Tạm khấn 80 thầy, và 13 Tập sinh thầy, 35 chú Thỉnh sinh và 60 Đệ tử. Hiện tại Hội Dòng đã có mặt tại nhiều Giáo Phận. Giúp cai quản gần 10 giáo xứ. trong đó có 4 Giáo xứ tại Giáo phận Huế. Giáo xứ Bến Ngự được đấng Bản quyền Giáo phận, trao cho nhà Dòng đảm nhận từ năm 2005. Bến Ngự gồm có 300 Giáo dân.

Tiếp lời cha Bề trên, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã chúc mừng Lễ Giáng Sinh tới Quý cha, Quý thầy và cộng đoàn Giáo xứ Bến Ngự. Ngài xin mọi người cầu nguyện cho Ngài nhiều hơn nữa.

Tusĩ Vinhsơn Nguyễn Văn Hanh CSC
 
Đêm Giáng Sinh tại nhà thờ chính tòa Phú Cam Huế
Trương Trí
20:57 24/12/2015
ĐÊM GIÁNG SINH TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA PHỦ CAM - HUẾ

Noel năm nay tiết trời ấm áp, tạo điều kiện cho hàng vạn đôi nam thanh nữ tú, không phân biệt tôn giáo, dập dìu đi chơi ngắm cảnh, tham quan các Nhà thờ . Các con đường hướng về Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam hầu như không còn chỗ chen chân.

Xem Hình

Vào lúc 21 giờ sẽ diễn ra Canh thức mừng Chúa Giáng sinh, nhưng từ 20 giờ trong Nhà thờ đã kín chỗ, 2 màn hình rộng được bố trí hai bên Nhà thờ cho những ai đứng bên ngoài có thể xem diễn nguyện và tham dự Thánh lễ Vọng mừng Chúa Giáng sinh. Nhiều bà con đồng hương Phủ Cam từ nước ngoài về thăm quê hương chào thăm những người quen cũ. Du khách các nước Âu châu và Mỹ cũng về Nhà thờ Chính tòa dự lễ.

Đúng 21 giờ, Cha Phó Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung chủ sự Nghi thức Canh thức Giáng sinh. Ngài xướng kinh Chúa Thánh thần mở đầu nghi thức, sau đó là lời chào mừng Cộng đoàn và những người không cùng tôn giáo đang hiện diện trong và ngoài ngôi Nhà thờ này để chiêm nghiệm lại công trình tạo dựng của Thiên Chúa.

Chương trình diễn nguyện Canh thức Giáng sinh có 3 chủ đề chính do các em thanh thiếu nhi của Giáo xứ trình diễn:

1- Công trình sáng tạo của Thiên Chúa: Từ hư vô, Thiên Chúa tạo ra ánh sáng phân biệt ngày và đêm, tinh tú, đất liền và biển cả. Ngài truyền cho đất nảy sinh cây trái, muôn loài muôn thú và chim trời cá nước.

Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa, Ngài dựng nên Adam và từ xương sườn của ông, Ngài dựng nên Eva. Thiên Chúa giao cho 2 ông bà sống trong vườn Địa đáng với bao hạnh phúc sung sướng. Nhưng hai ông bà đã phạm tội ăn trái cấm, mong được bằng Thiên Chúa. Sự phản bội đó đã khiến Thiên Chúa đuổi hai ông bà ra khỏi vườn Địa đàng.

2- Thiên Chúa tỏ long thương xót và lời hứa cứu độ: Tuy nhiên, Thiên Chúa không bỏ rơi hai ông bà. Ngài hứa sẽ cho Con Một của Ngài xuống thế để cứu chuộc mọi tội lỗi con người gây nên.

Từ đó, loài người luôn hy vọng và chờ mong con Thiên Chúa xuống thế làm người.

3- Con Thiên Chúa xuống thế: Từ một làng quê Nazaret, có một trinh nữ tên là Maria khấn giữ trọn đời đồng trinh. Nhưng Thiên Chúa đã chọn làm Mẹ của Đấng Cứu thế. Thiên Chúa sai Thiên thần loan báo tin vui cho trinh nữ, Maria mạnh dạn vâng theo sự an bài của Thiên Chúa qua lời Sứ thần.

Chúa Giêsu được sinh trong hang lừa máng cỏ ngoài đồng vắng vào một đêm Đông lạnh giá. Ở đó chỉ có các mục đồng ở lại chăn giữ chiên cừu. Thiên thần loan báo tin mừng cho họ và kêu gọi đến thờ lạy Đấng Cứu thế vừa được sinh ra.

Đúng 22 giờ, Thánh lễ đồng tế do Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Hạt trưởng hạt Thành phố, Quản xứ Chính tòa chủ tế. Cùng đồng tế có cha Etcharren, nguyên Bề trên Tổng quyền hội Thừa sai Paris và quí Cha.

Mở đầu Thánh lễ, Cha chủ tế nói lời chào mừng tất cả mọi người, không phân biệt lương giáo, sắc tộc, cùng hiện diện nơi đây để mừng con Thiên Chúa được sinh ra. Ngài thay mặt Giáo xứ cảm ơn các em thanh thiếu nhi đã có một chương trình Canh thức diễn nguyện hết sức ý nghĩa, giúp mọi người tỉnh thức và nhớ đến mầu nhiệm con Thiên Chúa giáng trần.

Trong bài giảng lễ, Cha chủ tế chia sẻ: Đêm Noel mang đến cho chúng ta một bầu khí sâu lắng để mỗi người chúng ta chime ngưỡng mầu nhiệm con Thiên Chúa xuống thế làm người. Thiên Chúa đã chọn đêm đông lạnh lẽo giữa cánh đồng hoang vắng để sinh ra.

Thiên Chúa không bỏ mặc con người, Thiên Chúa không hối tiếc khi đã dựng nên con người. Ngài giao cho con người coi sóc trái đất này, con người đủ khả năng chăm sóc và bảo vệ ngôi nhà chung là trái đất mà chúng ta đang sống, Thiên Chúa giao cả vũ trụ này cho chúng ta.

Thánh lễ tiếp tục trong bầu khí trang nghiêm và linh thánh, mừng con Thiên Chúa được sinh ra.

Trương Trí
 
Thánh lễ đêm Giáng Sinh tại Nhà thờ Chính Tòa Banmêthuột - 2015
Vũ Đình Bình
21:28 24/12/2015
Thánh lễ đêm Giáng Sinh tại Nhà thờ Chính Tòa Banmêthuột - 2015

“Người đã xuống thế giữa đêm sương tuyết cơ hàn

Để rồi yêu thương tràn lan trên khắp không gian

Người người cất tiếng chúc tụng hiển danh Thiên Chúa

Đêm phúc lành thánh đức, ôi đêm ân phúc bình an!”

Đêm nay, đêm An Bình, đêm Hồng Phúc, đêm Đất Trời Se Duyên, đêm Con Thiên Chúa gặp gỡ con người và con người gặp gỡ Đấng Cứu Thế: “Ngôi Lời là sự sáng đích thật, sáng soi mọi người” (Ga 1, 9).

Xem Hình

Trong tâm tình đó, đêm nay, 24.12.2015, tại Nhà thờ Chính tòa Banmêthuột, giờ Canh thức bắt đầu vào lúc 9 giờ đêm. Toàn thể cộng đoàn được mời gọi lắng đọng tâm hồn, tìm về lịch sử Ơn Cứu Độ, tỉnh thức cầu nguyện, mong chờ Chúa đến. Năm nay, Đức Thánh Cha đã mở ra Năm thánh ngoại thường Lòng thương xót. Tất cả các cửa nhà thờ chính tòa và các nhà thờ quan trọng được mở ra như mở một Cửa Lòng thương xót, vì không một ai bị loại trừ bởi lòng thương xót của Thiên Chúa. “Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng cứu chuộc tội. Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu đời”.

9 giờ 30, trong Niềm Vui Giáng Sinh, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, long trọng chủ sự Thánh lễ. Ngài nói:

“Anh chị em thân mến,

Đêm nay, trong bầu khí linh thiêng Mừng Chúa Giáng Sinh, chúng ta cùng hiệp lòng với tất cả mọi anh chị em Kitô hữu trên toàn thế giới, hướng lòng về hang đá thờ lạy Ngôi Hai Con Thiên Chúa Làm Người.

Đối với người Kitô hữu chúng ta, đêm nay có một ý nghĩa thật là đặc biệt: Chúng ta hiểu và cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa đối với con người qua việc Con Thiên Chúa bỏ trời cao nhập thể trở nên người như chúng ta. Nhờ việc Nhập Thể của Ngài, con người tội lỗi tìm lại được địa vị làm con Thiên Chúa, được chia sẻ sự sống thần linh. Nhờ được trở nên con cái của Thiên Chúa, người Kitô hữu luôn nỗ lực sống theo gương Chúa Giêsu, tích cực thánh hóa bản thân và góp phần xây dựng xã hội con người càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Trong Thánh lễ hôm nay, Chúng ta cùng cầu xin Chúa ban cho những người có trách nhiệm trong toàn đất nước cũng như trong tỉnh nhà được mọi ơn lành phần hồn phần xác và được ơn khôn ngoan, có được trái tim đầy lòng thương xót để có thể yêu thương và chu toàn trách nhiệm phục vụ nhân dân một cách tốt đẹp nhất.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa ban cho mỗi người Kitô hữu trong giáo phận Banmêthuột thân yêu, trong Năm Tân Phúc âm hóa xã hội và Năm Lòng Thương Xót luôn biết nhìn mọi việc, mọi người bằng cái nhìn yêu thương của Chúa Giêsu để tích cực xây dựng một xã hội đầy tình người hơn.

Trong thánh lễ đêm nay, chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những anh chị em đang đau bệnh, hoặc mắc ngăn trở không thể tham dự lễ Giáng Sinh. Cách riêng, chúng ta cầu nguyện cho những gia đình đang gặp những khó khăn thử thách. Xin Chúa ban cho tất cả mọi người hưởng được niềm vui an bình của đêm Ngôi Hai xuống thế làm người”.

Sau bài Tin Mừng (Lc 2, 1-14), Đức Cha Vinh Sơn chia sẻ về việc Chúa Giêsu được sinh ra tại Belem trong hang lừa máng cỏ, trong âm thầm. Nhưng các thiên sứ đã làm cho hang đá tràn đầy ánh sáng dẫn đường cho các mục đồng và con người đến với Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Như logo Năm thánh Lòng Thương Xót diễn tả hình ảnh người cha nhân hậu vác người con hoang đàng trên vai, giống như Chúa Giêsu là người mục tử vác con chiên lạc. Hai nhân vật nhưng chỉ có 3 con mắt. Thiên Chúa cùng nhìn với Adam bằng một con mắt và con người tội lỗi cùng nhìn chung với Giêsu một con mắt. Động cơ của mầu nhiệm Nhập thể là lòng Chúa thương xót con người. Kết quả của mầu nhiệm Nhập thể là con người cảm nhận được lòng thương xót đó và biết sống với anh chị em mình bằng lòng thương xót như Chúa Cha...

Chúa Giêsu chính là món quà Thiên Chúa trao tặng cho con người, vì thế, trong Năm thánh của Lòng Thương Xót, mỗi người chúng ta cố gắng đưa sứ điệp tình yêu của Chúa Hài Đồng, của Thiên Chúa Cha đến cho tất cả mọi người sống chung quanh qua câu châm ngôn của Đức Thánh Cha mời gọi: “Thương xót như Chúa Cha”.

Trước khi ban phép lành trọng thể, Đức Cha Vinh Sơn chúc tất cả mọi người đang hiện diện trong thánh lễ đêm nay, được tràn đầy sự bình an của Chúa Hài Đồng, được Chúa an ủi vì những hy sinh và những khổ đau mà anh chị em đã phải chịu vì con đường hòa bình mà chúng ta đã chọn. Xin Chúa cho chúng ta biết yêu mến cuộc sống và làm cho cuộc sống của mình và người thân càng ngày càng có ý nghĩa hơn. Qua anh chị em, tôi cũng xin gởi lời chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả mọi người thân của anh chị em. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta”.

Hôm nay, Thiên Chúa ban cho chúng ta sự bình an đích thực qua Đức Kitô. Ngài ban cho chúng ta Ánh Sáng Cứu Độ là Đức Giêsu. Xin cầu cho hòa bình Thế giới, an vui trong lòng mọi người. Xin cho Ánh Sáng đêm nay, Ánh Sáng Cứu Độ chiếu rọi khắp nơi nơi.
 
Giáng sinh về trên đất Búng quê tôi tại Gp Phú Cường
Phượng Nguyễn
21:43 24/12/2015
"Giáng sinh An Bình- Yêu thương" là chủ đề chính Mùa Giáng Sinh năm 2015 của Giáo xứ Búng. Trẻ em hân hoan với món quà nhỏ ông già Noel trao tặng, người lớn nô nức đến Thánh đường xem văn nghệ sau những ngày dọn lòng Mừng Chúa đến. Và những ánh sao trên bầu trời đêm đã xuất hiện, cây thông lung linh muôn màu, hang đá đêm đông với một Hài Nhi nằm trong máng cỏ.

Xem Hình

Đêm Diễn nguyện Giáo xứ Búng đón mừng Giáng sinh năm 2015 với 15 tiết mục thật hấp dẫn, do những nỗ lực của các Hội Đòan, và các Ban ngành đoàn thể Giáo xứ Búng, được khai mạc vào lúc 19g30 ngày 23-12-2015. Lời phát biểu cha sở Micae Lê văn Khâm vang lên trong bầu không khí rộn ràng, vui tươi mừng Giáng Sinh đến, được tán thưởng bằng tràng pháo tay vang dội của đông đảo của bà con lương giáo, xứ Búng.

Câu chuyện Bêlem cách đây 2015 được kể bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, những hình ảnh được minh họa qua diễn xuất; những ca khúc thánh ca được cất cao ngân vang, ngợi ca:

Vinh danh Thiên Chúa trên trời

Bình an dưới thế cho người thiện tâm

Chương trình Văn nghệ" Giáng sinh An Bình- Yêu Thương" đã khép lại vào lúc 21g30. Xin cảm ơn Quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, Hội Đồng Giáo Xứ, các Hội đoàn, ca đoàn cùng bà con giáo dân Giáo xứ Búng đã đến với đêm văn nghệ Mừng Chúa Giáng sinh năm 2015.

Xin cảm ơn các ca đoàn, các anh em trong ban trật tự, âm thanh, ánh sáng và đặc biệt cảm ơn các diễn viên không chuyên của Giáo xứ Búng. Tất cả đã làm nên thành công cho chương trình văn nghệ Mừng Chúa Giáng sinh 2015.

Xin kính chúc toàn thể quý vị hưởng một mùa Giáng sinh an lành hạnh phúc.
 
Văn Hóa
Khai mạc Triển lãm Giáng Sinh 2015 ''Chân dung Lòng thương xót''
Bích Ngân OP & Phó Bá Cường OP
09:31 24/12/2015
Trong bầu khí tưng bừng chào đón Giáng Sinh 2015, mừng năm Thánh, đặc biệt với sự kiện kỷ niệm 800 ngày thành lập Dòng Anh Em Giảng Thuyết (1206 – 2016).

Hình ảnh

Vào lúc 18 giờ thứ ba, ngày 22.12.2015 tại Trunng Tâm Mục Vụ Đa Minh số 190 Lê Văn Sĩ, P10 Quận Phú Nhuận, diễn ra buổi khai mạc triển lãm Mỹ Thuật do Giáo Xứ Đa Minh Ba Chuông & Ban Mỹ Thuật Đa Minh tổ chức gồm sự tham gia của 55 tác giả và 126 tác phẩm nhiều thể loại phong phú (Sơn dầu, sơn mài, màu nước, chất liệu tổng hợp, tranh sắp đặt…. Điêu khắc Gỗ, Composite, Thạch cao, Gốm, Sắt hàn….)

Hiện diện trong buổi khai mạc có quý cha

- Thư ký Ủy Ban Thánh Nhạc, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Lm. Rôcô Nguyễn Duy
- Trưởng Ban Mục Vụ Đối Thoại Liên Tôn Tổng GP. Sài gòn Lm. Fx Saviê Bảo Lộc
- Trưởng Ban Văn Hóa Tổng GP. Sài Gòn. Lm, Giuse Nguyễn HữU Triết
- Cha phụ tá Giám Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam, Lm. Vinh Sơn Phạm Xuân Hưng OP
- Cha đặc trách Huynh Đoàn Đa Minh Việt Nam, Lm. Phanxico X Đào Trung Hiệu OP
- Cha Bề trên Tu viện Anbêto, Chánh Xứ Ba Chuông, Lm. Giuse Lưu Công Chỉnh OP
- Cha Quản Đốc Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông, Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thành Tín OP
- Lm. Pherô Nguyễn Quốc Hoàng Dòng Cát Minh…….
- Các Sr Dòng Đa Minh Phú Nhuận
- Các tu sĩ nam nữ nhiều dòng khác nhau

Các vị khách mời, bạn bè thân hữu, cùng các nghệ sĩ gần xa….Tất cả tạo nên bầu khí tưng bừng rộn ràng hòa với không gian đầy màu sắc phong phú tạo nên cảm xúc ấn tượng trong buổi tối khai mạc.

Trong phần phát biểu, Họa sĩ Lê Hiếu, trưởng ban Dominiart thay mặt anh em nghệ sĩ cảm ơn sự quan tâm của quý Cha đã hổ trợ tinh thần, vật chất, tạo điều kiện để anh em nghệ sĩ có một sân chơi nghệ thuật đa dạng và thật nhiều ý nghĩa, Hs. Lê Hiếu cũng cảm ơn sự nhiệt tình của các nghệ sĩ gần xa đã tham gia tác phẩm giao lưu cùng Dominiart.

Sau lời bày tỏ của trưởng ban Dominiart là lời phát biểu của quý Cha, chia sẻ về ý nghĩa Lòng Chúa thương xót, ghi nhận sự nổ lực của anh em nghệ sĩ Dominiart, ít nhiều cũng ghi lại dấu ấn cho mọi người về Mỹ thuật Công Giáo trong suốt 7 năm qua. Ý nghĩa song hành với hoạt động mỹ thuật này là việc làm từ thiện bác ái, thể hiện lòng Chúa thương xót qua chương trình “Đêm Đông Không Nhà” phát quà Xuân cho những người lang thang cơ nhỡ sống ngoài hè phố trong đêm giao thừa hàng năm, Cha đặc trách Huynh Đoàn Đa Minh Việt Nam, Lm. Px. Đào Trung Hiệu OP cũng mời gọi khách thưởng lãm mua tác phẩm để ủng hộ cho việc làm ý nghĩa của cuộc triển lãm này.

Qua lời phát biểu của Cha phụ tá Giám Tỉnh Dòng Đa Minh, ngoài ý nghĩa của chủ đề “Chân Dung LòngThương Xót” thì ngày khai mạc triển lãm năm nay “22.12” cũng trùng vào ngày thành lập Dòng Đa Minh Việt Nam. Thêm một sự kiện cho Dominiart, là qua 7 năm vừa liên liên lỉ hoạt động vừa lần tìm một con đường, tìm một lối đi…Năm nay, Dominiart được Cha Giám Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam, Lm. Giuse Nguyễn Đức Hòa OP, chính thức ký văn thư thành lập “Huynh Đoàn Thánh Hiển”.

Sau cùng Cha bề trên tu viện Anbêtô, Chánh xứ Đa Minh Ba Chuông, Lm. Giuse Lưu Công Chỉnh OP công bố khai mạc triển lãm và mời tất cả quý Cha tiến hành nghi thức cắt băng trong tiếng vỗ tay rộn ràng, tiếng nhạc nhẹ nhàng du dương……

Khách tham quan vừa nhăm nhi cốc rượu vang, thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật, vừa giao lưu cùng tác giả trong không gian ắm áp đầy sắc màu phong phú.

Tạ ơn Chúa, cảm ơn Quý Cha, đặc biệt quý Cha Dòng Đa Minh. Cảm ơn các anh chị nghệ sĩ, những cộng tác viên, tất cả ân nhân, qua cuộc triển lãm “CHÂN DUNG LÒNG THƯƠNG XÓT” cùng nhau kết nối yêu thương chia sẻ những mảnh đời bất hạnh với chương trình “Đêm Đông Không Nhà” lần 7 của Dominiart.
 
Mừng Lễ Chúa Giáng Sinh 2015
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
13:42 24/12/2015
GIÁNG SINH 2015.

Những ngày vọng chờ đã qua, hôm nay chúng ta mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh làm người. Chúa Hài Nhi đã đem niềm vui và bình an đến cho nhân loại. Đã có rất nhiều nơi tổ chức Hội Thánh Ca, Diễn Nguyện, Nhạc cảnh và Hợp Xướng vọng mừng Giáng Sinh. Đặc biệt nơi các trường Trung Tiểu Học Công Giáo đều có tổ chức Hội
diễn thánh ca, múa hát và diễn kịch xoay quanh đề tài mừng lễ Chúa Giáng Sinh. Các phương tiên truyền thông đã chuyển tải nhiều hình ảnh và tin tức khắp nơi hòa quyện trong niềm vui chung. Mạng lưới toàn cầu đã nối kết con người lại gần nhau hơn, qua những hình ảnh cụ thể và sinh động cùng với những lời mừng chúc an bình thắm đượm tình người.

Chúng ta biết mỗi năm có khoảng 200 triệu cây thông lớn nhỏ đã được cắt và đem bày bán trên khắp các vùng từ Gia Nã Đại tới Hoa Kỳ. Đâu đâu chúng ta cũng thấy cây thông được trang trí đèn mầu rực rỡ. Các vị đại diện tôn giáo và dân sự cũng có nghi thức bật đèn cây thông nơi các công viên, trụ sở và trung tâm thương mại. Các cây thông, đèn điện, vật dụng trang trí và các loại hoa được bày bán khắp nơi. Các gia đình chuẩn bị mua sắm, ăn uống, tiệc tùng và các cuộc vui chơi nhóm hội.

Hằng năm, khi chuẩn bị Mùa Giáng Sinh, nhiều người đã nô nức đón chờ và hy vọng. Tâm tình của mùa lễ được chia sẻ qua các lời Mừng Chúc, gởi Thiệp Giáng Sinh, gọi phôn chúc mừng, mua qùa, gói qùa và tặng quà. Có rất nhiều sáng tạo quang cảnh và biểu tượng nhắc nhớ đến biến cố quan trọng Con Thiên Chúa sinh ra làm con người. Ánh sáng lan tỏa khắp nơi trên các tháp cao nhà thờ, nơi công cộng và đường xá khắp thị thành. Các hang đá được khuyến khích xây dựng tại tư gia, xóm làng và chung quanh khu vực Nhà Chúa.

Không chỉ những người Công Giáo hay Kitô hữu mà cả những người chưa tin Chúa cũng hòa chung trong bầu khí đón mừng Lễ Noel. Các trẻ em mong chờ ông già Noel đến phát quà. Nhân dịp này, có nhiều Hội Bác Ái đạo đời đã gom qùa và trao quà cho những người nghèo khó, các em mồ côi, những kẻ kém may mắn và những người neo đơn, già nua tuổi tác.

Bầu khí an bình của mùa Giáng Sinh đã lan tỏa mọi ngõ nghách cuộc sống. Tuy rằng có nhiều người chưa hiểu biết ý nghĩa của biến cố trong đại này, Chúa đã hạ thân làm người và ở lại với chúng ta. Có thể nhiều người chưa tin Chúa, nhưng cũng tìm được niềm vui qua những lời chào chúc và bầu khí sinh hoạt chung quanh. Có nhiều quảng cáo thương mại dùng dịp lễ lớn này để khuếch trương và phát triển kinh doanh.

Cũng có những nhóm tổ chức đã lợi dụng cơ hội để tuyên truyền tục hóa và loại trừ ý nghĩa của ngày Chúa Giáng Sinh. Họ đã dùng những ngôn từ mới như Season’s greetings, Greeting of the Season, Holiday Season, Happy Holidays và tránh đi những từ tôn giáo như Merry Christmas. Các tấm thiệp truyền thống Giáng Sinh với hình ảnh của máng cỏ có Chúa Hài Nhi, Đức Maria, Thánh Giuse, các mục đồng và bò lừa vây quanh sưởi ấm cũng dần biến mất trong các kệ bán. Chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều loại Thiệp Chúc với hình ông già Noel, Cây Thông, Cảnh Mùa Đông, Hộp Quà thắt nơ hay một hình ảnh sáng tạo nào đó….

Nói chung, chúng ta có thể thấy muôn hình vạn trạng cách thế nhân loại mừng ngày Con Chúa Giáng Trần. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, biến cố Con Chúa hạ thân làm người cũng đã đem lại niềm vui, sự an bình và sự cảm thông tình người. Đã có biết bao nhiêu người được chia sẻ nụ cười, qùa cáp và sự giúp đỡ tinh thần lẫn vật chất. Đây là điều tích cực mà chúng ta cảm nghiệm. Trời cao đã đổ sương xuống cho muôn người được vui hưởng hồng ân phúc lộc của Thượng Đế.

Trong Năm Lòng Thương Xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta hãy dừng chân, qùy trước máng cỏ để chiêm ngắm Chúa Hài Nhi, sự hiền dịu của Chúa đang bày tỏ với chúng ta. Chúng ta gẫm suy Lòng Thương Xót của Chúa, hạ thân hóa thành nhục thể, nhờ đó chúng ta nhìn ngắm Chúa một cách dịu dàng. Chúng ta biết, Giáo Hội Công Giáo đã có truyền thống dựng các cảnh hang đá từ thời thánh Phanxicô thành Assisi năm 1223. Cảnh hang đá không đơn giản là những đồ vật trang trí, mà là chứa một thông điệp đầy ý nghĩa.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô chia sẻ: “Chúa Giêsu không đơn giản xuất hiện trên trái đất và không cống hiến chỉ một chút thời gian của Chúa cho chúng ta, nhưng Chúa đến để chia sẻ sự sống và đón nhận những ước muốn của chúng ta, Chúa đã muốn và còn ước ao sống với và cho chúng ta. Thế giới của chúng ta, vào dịp Giáng Sinh đã trở nên thế giới của Chúa, điều này rất quan trọng. Máng cỏ nhắc nhở chúng ta điều này: Thiên Chúa, qua Lòng Thương Xót cao cả, đã hạ thân làm người và ở lại với chúng ta”.

Đức Giáo Hoàng nhắn nhủ thêm: “Lễ Giáng Sinh cũng nói với chúng ta rằng Thiên Chúa không bao giờ ép buộc chúng ta. Để cứu độ chúng ta, Chúa đã không thay đổi lịch sử bởi sự thực hành phép lạ vĩ đại. Thay vì, Chúa sống một cách đơn sơ, khiêm tốn và dịu dàng. Thiên Chúa không ưa thích những cuộc cách mạng quyền lực trong lịch sử và không dùng pháp thuật để thay đổi tình huống. Thay vì Chúa trở nên bé nhỏ, Chúa trở nên Hài Nhi, để thu hút chúng ta với tình yêu và động chạm trái tim của chúng ta với sự tốt lành khiêm tốn và kéo lôi sự chú ý của chúng ta qua sự nghèo nàn của Chúa, cho những người lo lắng tích lũy kho báu giả dối của thế giới này”.

Qua truyền thông và facebook, rất nhiều hình ảnh các hang đá được trưng bày rất đẹp và ấn tượng. Có nhiều nơi và nhiều Giáo Xứ đã dựng hang đá từ rất sớm ngay giữa Mùa Vọng để tạo bầu khí đón chờ. Sự mong chờ và vọng ngóng ngày mừng lễ Chúa Giáng Sinh cũng mất dần ý nghĩa. Chạy theo thời gian và thị yếu, nhiều Giáo Xứ muốn có bầu khí vui tươi và mừng Giáng Sinh sớm hơn. Nhưng ngay sau ngày Lễ Giáng Sinh, các hang đá được dọn dẹp sớm và bầu khí của Mùa Giáng Sinh cũng thật tiêu điều. Chẳng còn mấy ai đến viếng thăm hang đá và cầu nguyện với Chúa Hài Nhi.

Bình thường các hang đá máng cỏ được dọn dẹp sau Lễ Giáng Sinh. Có nhiều nơi giữ cảnh hang đá lại cho hết Mùa Giáng Sinh, ngày cuối của tuần Lễ Hiển Linh. Nhưng chúng ta biết ngay tại Vatican, truyền thống giữ lại Máng Cỏ tại Quảng Trường Thánh Phêrô cho tới ngày 2 tháng 2. Ngày mà Giáo Hội mừng lễ Hiến Dâng Con trong Đền Thờ. Nhiều người có thời gian để suy gẫm nơi cảnh hang đá máng lừa.

Chúng ta bước vào Mùa Giáng Sinh, mùa của sự an bình và vui tươi. Cùng với các mục đồng, chúng ta hãy đến cung kính bái thờ và sưởi ấm cho Chúa. Với các Nhà Đạo Sĩ, chúng ta hãy đến dâng những lễ vật mọn hèn của chính chúng ta. Chúng ta dâng Chúa những tâm tình đơn sơ, lòng yêu mến và cả những tội lỗi của chúng ta, để xin Chúa thương tha thứ. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đêm Thánh Từ Úc Châu
Nguyễn Trung Tây, Lm. SVD
13:38 24/12/2015
ĐÊM THÁNH TỪ ÚC CHÂU
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Ầu ơ ví dầu!
Đêm nay, đêm cực thánh.
Đêm nay, đêm an bình.
Đêm nay, đêm tình yêu.
Ầu ơ ví dầu!
Mẹ ru Con Trời
Say nồng giấc ngủ tình yêu.
(NTTây)
 
VietCatholic TV
Phóng sự Lễ Vọng Giáng Sinh 24-12-2015 tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:36 24/12/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 9h30 tối thứ Năm 24 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Vọng Giáng Sinh. Đây là năm thứ ba ngài cử hành thánh lễ này trong cương vị Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh.

Đồng tế với Đức Thánh Cha có 30 Hồng Y, 40 Tổng Giám Mục và Giám Mục, 250 linh mục, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.

Đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đặt tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu vào trong máng cỏ, ở trên ngai nhỏ trước bàn thờ chính.

Khi bài ca Vinh Danh được xướng lên, tất cả các chuông của Đại Vương cung Thánh đường được đánh lên cùng với đàn phong cầm.

Cạnh máng cỏ ở trước Bàn thờ Tuyên Xưng đức tin, có một ngai nhỏ trên đó có đặt một sách Tin Mừng, để nói lên rằng trong biến cố vĩ đại của đêm Giáng Sinh: Lời của Thiên Chúa đã làm người.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

Đêm nay “một ánh sáng huy hoàng”dõi chiếu (Is 9: 1); ánh sáng của Chúa Giêsu giáng sinh tỏa sáng tất cả chúng ta. Những lời của tiên tri Isaia mà chúng ta vừa nghe thật chính xác và thời sự biết bao: “Chúa đã ban chứa chan niềm hoan hỷ” (Is 9: 2)! Con tim của chúng ta đã thổn thức khi chờ đón thời điểm này; bây giờ niềm vui chứa chan đầy tràn, vì lời hứa cuối cùng đã được thực hiện. Vui mừng hớn hở là một dấu hiệu chắc chắn cho thấy thông điệp chứa đựng trong mầu nhiệm của đêm nay thật sự là đến từ Thiên Chúa. Không có chỗ cho sự nghi ngờ; chúng ta hãy để lại những thứ đó cho những kẻ hoài nghi, những người nhìn mọi sự chỉ bằng lý trí không bao giờ tìm ra sự thật. Cũng không có chỗ cho sự thờ ơ đang ngự trị tâm hồn của những người không thể yêu vì sợ mất đi một cái gì đó. Tất cả những nỗi buồn đã bị xua tan, vì Hài Nhi Giêsu mang lại niềm ủi an thực sự cho mọi tâm hồn.

Hôm nay, Con Thiên Chúa được sinh ra, và tất cả mọi thứ thay đổi. Đấng Cứu Thế của thế giới đã đến để dự phần vào bản tính con người của chúng ta; để chúng ta không còn cô đơn và bị bỏ rơi. Đức Trinh Nữ ban cho chúng ta Con của Mẹ là khởi đầu của một cuộc sống mới. Ánh sáng thật đã đến để soi sáng đời sống thường xuyên bị bao vây bởi bóng tối tội lỗi của chúng ta. Hôm nay, chúng ta một lần nữa nhận ra chúng ta là ai! Tối nay, chúng ta đã được chỉ cho thấy con đường để đạt đến đích điểm của cuộc hành trình. Giờ đây, chúng ta phải dẹp qua một bên tất cả những nỗi sợ hãi và âu lo, vì ánh sáng đã chỉ cho chúng ta thấy con đường đến Bethlehem. Chúng ta không được phép là những người tụt hậu; chúng ta không được phép đứng nhàn rỗi. Chúng ta phải cất bước đến xem Chúa chúng ta đang nằm trong máng cỏ. Đây là lý do cho sự vui mừng và hớn hở của chúng ta: Hài Nhi này đã được "sinh ra cho chúng ta"; Người đã được "ban cho chúng ta", như tiên tri Isaia loan báo (9: 5). Những người trong hai ngàn năm qua đã ngược xuôi tất cả các nẻo đường của thế giới để làm cho mỗi người nam nữ được chia sẻ niềm vui này bây giờ được trao ban sứ mạng để làm cho thế giới biết đến vị "Hoàng tử của hòa bình" và trở nên những đầy tớ hiệu quả của Người giữa các dân nước.

Vì thế, khi chúng ta nghe trình thuật Giáng Sinh của Chúa Kitô, chúng ta hãy im lặng và hãy để tiếng nói của Hài Nhi vang lên trong ta. Chúng ta hãy đón nhận lời Ngài trong con tim mình khi say mê chiêm niệm thiên nhan Người. Nếu chúng ta đón nhận Ngài trong vòng tay của chúng ta và để cho mình được Ngài ôm lấy, Ngài sẽ đem đến tim ta một niềm an bình bất tận. Hài Nhi sẽ dạy bảo cho chúng ta biết những gì mới thực sự là cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Ngài sinh ra trong sự bần cùng của thế giới này; không có chỗ trong nhà trọ cho Ngài và gia đình. Ngài đã tìm thấy nơi trú ẩn và nương thân nơi một chuồng trâu bò và được đặt nằm trong máng cỏ dành cho gia súc. Nhưng dù thế đi nữa, từ cái chẳng có gì này, ánh sáng của vinh quang Thiên Chúa đã chiếu tỏa. Từ bây giờ, con đường giải thoát đích thực và cứu chuộc vĩnh cửu được mở cho ra những người nam nữ đơn sơ trong tâm hồn. Hài Nhi này, với khuôn mặt tỏa ra sự tốt lành, lòng thương xót và tình yêu của Chúa Cha, huấn luyện cho chúng ta, là các môn đệ Ngài, như Thánh Phaolô nói, để chúng ta biết “từ bỏ lối sống vô luân” và những đam mê trần tục, mà sống “chừng mực, công chính và đạo đức” ở thế gian này (Tit 2:12).

Trong một xã hội thường xuyên bị đầu độc bởi các chủ nghĩa tiêu thụ và khoái lạc, bởi sự giàu có và xa hoa, bởi vẻ bề ngoài và thói tự cao tự đại, Hài Nhi mời gọi chúng ta phải hành động chính trực, nói cách khác, là đơn sơ, cân bằng, nhất quán, và có khả năng thấy và thực thi những gì là cần thiết. Trong một thế giới mọi người thường quá tàn nhẫn với những người tội lỗi nhưng lại dễ dàng đón nhận tội lỗi, chúng ta cần phải nuôi dưỡng một ý thức mạnh mẽ về công lý, để biết phân định và biết làm theo thánh ý của Thiên Chúa. Giữa một nền văn hóa của sự thờ ơ, thường xuyên quay lưng đi một cách tàn nhẫn, phong cách sống của chúng ta phải là mộ đạo, đầy sự cảm thông, đầy lòng từ bi và thương xót, kín múc hàng ngày từ nguồn cội phong phú của cầu nguyện.

Như những người chăn chiên Bethlehem xưa, xin cho chúng ta cũng biết chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, Con Thiên Chúa, với đôi mắt đầy ngạc nhiên và suy niệm trong lòng. Và trước Chúa Hài Đồng, cầu xin cho con tim của chúng ta bùng lên trong lời cầu nguyện: "Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương của Chúa, và ban ơn cứu độ cho chúng con. " (Tv 85: 8).