Ngày 29-12-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngôi sao sáng
LM. Anphong Trần Đức Phương
03:46 29/12/2008

NGÔI SAO SÁNG



(LỄ HIỂN LINH)

Lễ Hiển Linh trước đây gọi là Lễ Ba Vua vì căn cứ vào ba của lễ qúy giá các ‘Đạo Sĩ’ dâng lên Chúa Hài Nhi: Vàng, Nhũ hương và Mộc dược (Matthêu 2,11). Ba lễ vật này thời đó rất qúy giá, chỉ có trong các hoàng tộc; nên lúc đầu, người ta tưởng phái đoàn đến thờ lạy Chúa Hài Nhi gồm có Ba Vua và gọi lễ này là Lễ Ba Vua. Sau này, khoa khảo cổ tiến bộ, người ta tìm hiểu kỹ hơn và nhận ra phái đoàn gồm có các nhà “Thông thái” hay “Đạo sĩ” hoặc “Chiêm tinh” dịch từ chữ ‘Magi’ (số nhiều của chữ ‘magus’) là danh từ của người Ba Tư thời đó để chỉ những người tài giỏi, thông thái được chọn vào hàng tư tế, hoặc cố vấn cho các triều vua (New American Bible dùng chữ ‘Magi’; có những bản dịch khác dùng chữ ‘Wise Men’ (những Nhà Thông Thái).

Theo bài Phúc Âm hôm nay (Matthêu 2, 1-12), các ‘đạo sĩ’ đã được ơn soi sáng qua ngôi sao mới xuất hiện và nhận ra có một vị ‘Cứu Tinh’ mới sinh ra ở nước Do Thái, và họ lên đường theo ngôi sao sáng xuất hiện dẫn đường. Các vị này (Đại diện các dân tộc ngoài Do Thái) từ “Phương Đông” (tức là từ nước Ba Tư hay một nơi nào phía Đông nước Do Thái), tới nước Do Thái và tìm đến Belem để chiêm bái và tôn kính Chúa Hài Nhi mới sinh.

Hai Bài đọc trong Chúa Nhật này đều nói lên ý tưởng chính là việc Thiên Chúa tỏ mình ra cho các dân tộc ngoài Do Thái.

Bài Đọc I: Tiên Tri Isaia (60, 1- 6) đã báo trước việc ‘Vinh quang Thiên Chúa sẽ xuất hiện trên các dân tộc và dẫn đưa mọi người tìm đến Ánh Sáng thật là Thiên Chúa chân thật, Đấng Cứu Độ trần gian.’ Bài Đọc II trích trong thơ Ephêsô (3, 2-3; 5-6): Thánh Phaolô nói đến việc các dân tộc ngoài Do Thái cũng được mời gọi để chung phần cứu rỗi của Thiên Chúa Nhập Thể để cứu chuộc nhân loại.

Căn cứ vào các tư tưởng chính của Thánh Lễ hôm nay, các Nhà Phụng Vụ ngày nay gọi lễ này là Lễ Hiển Linh để chỉ việc Thiên Chúa tỏ hiện vinh quang của Ngài cho các dân tộc đến tận cùng trái đất. (Trong tiếng Anh, Lễ này gọi là ‘The Epiphany’ gốc từ chữ Hy Lạp ‘Epiphaneia’có nghĩa là ‘sự tỏ hiện’).

Thánh lễ hôm nay hướng tâm trí chúng ta cùng với các ‘đạo sĩ’ đến để chiêm bái và thờ lạy Chúa Hài Nhi sinh ra trong hoàn cảnh khó nghèo; đồng thời cũng dậy chúng ta bài học dấn thân và chia sẻ.

Bài học dấn thân: cũng như các mục đồng đã bỏ giấc ngủ ngon ban đêm để đến thờ lạy Chúa Hài Nhi trong hang đá bò lừa, các ‘đạo sĩ’ cũng bỏ cuộc sống êm ấm trong gia đình để lên đường chịu bao mệt nhọc vất vả để tìm đến thờ lạy Đấng Cứu Tinh. Chúng ta cũng phải dám dấn thân chấp nhận mọi vất vả, khó nhọc hàng ngày để đến thờ lạy Chúa, để sống đức tin chân thật của chúng ta trong thế giới hôm nay.

Bài học chia sẻ: Xin Chúa cũng giúp chúng ta noi gương các ‘đạo sĩ’: biết sống khó nghèo để dành dụm những gì mình có để dâng lên Chúa, qua việc giúp đỡ những người nghèo khổ, bệnh hoạn ở các nơi đang cần sự giúp đỡ của chúng ta. Tránh may sắm, trưng diện quá, ăn uống tiêu xài hoang phí, để tiết kiệm giúp đỡ những người thiếu thốn. Nhất là khi chúng ta được sống trong hoàn cảnh có công ăn việc làm vững chắc, nhà ở rộng rãi, cuộc sống phong phú, đầy đủ.

Hơn nữa, mỗi người tín hữu của Chúa cũng phải là những Ngôi Sao Sáng chỉ đường cho mọi người nhận ra con đường Sự Thật và Sự Sống, con đường đi đến với Chúa, bằng đời sống lương thiện, công bằng, hoà hợp yêu thương. Tránh xa những thói xấu của xã hội hôm nay, như tự do luyến ái, phá thai, li dị, gian lận trợ cấp, kết hôn giả, cờ bạc, nghiện ngập..vv… Đó là những thói xấu thế gian, những thói xấu biến chúng ta thành những ‘ngôi sao lạc’ dẫn đưa vào nơi tăm tối lầm lỗi.

Chúng ta, tất cả đều chỉ là những con người mang nhiều tật xấu, tham lam, ham danh, ham lợi. Chúng ta hãy khiêm nhượng chiêm ngắm cảnh khó nghèo của Hang Đá Belem và cầu nguyện chung cho nhau, nâng đỡ lẫn nhau để chúng ta biết sống khó nghèo, khiêm tốn và ngay thẳng, xứng đáng con cái Chúa.

Xin Chúa ‘thắp sáng lên trong chúng ta’ ngọn lửa tình yêu để chúng ta nhận ra ‘con đường ngay thẳng’, ‘con đường công chính’ và dám dấn thân đến với Chúa và đem Chúa đến cho mọi người trong gia đình chúng ta, mọi người chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống hàng ngày.
 
Bí quyết xây dựng hạnh phúc Gia Đình theo Thánh Phaolô
Phaolô Phạm Xuân Khôi
03:55 29/12/2008
Chú Giải Thánh Thư Lễ Thánh Gia Thất (Cl 3, 12-21)

Hôm nay Lễ Thánh Gia, Hội Thánh dùng một đoạn trong Chương 3 của Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôxê để chỉ cho chúng ta phương thức xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy Thánh Phaolô không trực tiếp thành lập giáo đoàn này, nhưng cộng sự viên của Ngài, Êpaphra, là người thành lập. Mục đích chính của Thư là cảnh giác các tín hữu về những giáo huấn sai lạc, và đưa ra một khuôn mẫu sống đạo trong Đức Kitô. Trong chương này, Thánh Phaolô khuyên họ xa lánh tội lỗi. Vì một khi đã là môn Đức Kitô, họ trở thành những con người mới trong Người. Họ không còn sống cho mình nữa, nhưng sống cho Thiên Chúa. Muốn sống cho Thiên Chúa thì phải từ bỏ con người cũ, nếp sống cũ, với những hành vi của nó, và mặc lấy con người mới, con người được canh tân trong tri thức theo hình ảnh Ðấng Tạo Hoá (x. Col 4:10).

Câu 12 - Như những người được chọn của Thiên Chúa, những người thánh thiện và được yêu thương, anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hoà, nhẫn nại,

Như những môn đệ Đức Kitô, được Thiên Chúa tuyển chọn và yêu thương, Thánh Phaolô khuyên chúng ta phải mặc lấy con người mới. Nhưng mặc lấy con người mới không chỉ là việc làm bề ngoài như mặc quần áo mới, mà là một sự thay đổi toàn diện con người: từ linh hồn, thể xác, cách suy nghĩ đến cách cư xử. Muốn được như thế, trước hết chúng ta phải giết đi các phần tử thuộc về thế gian trong anh em, đó là gian dâm, ô uế, ham mê tình dục, thèm muốn xấu xa, và tham lam, mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng” (Cl 3:5). Chừa tật xấu chưa đủ mà còn phải tập nhân đức, đặc biệt là những nhân đức giúp chúng ta tạo dựng hạnh phúc trước hết là trong gia đình, rồi trong cộng đoàn, và xã hội. Những đức tính ấy là: từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hoà, nhẫn nại,…

Từ bi và nhân hậu là đặc điểm của Đức Bác Ái. Khiêm cung, ôn hòa và nhẫn nại là đặc điểm của Đức Khiêm Nhường. Đức Khiêm Nhường và Bác Ái cũng là hai nhân đức căn bản mà Chính Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta học cùng Người (x. Mt 11:29).

13 - chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ cho nhau nếu người này có chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau.

Có khiêm nhường thì mới biết rằng mình cũng là người bất toàn, nhờ thế mà biết tha thứ cho sự bất toàn của người khác. Có bác ái thì mới biết chịu đựng lẫn nhau. Nhờ biết tha tha thứ cho nhau và chịu đựng lẫn nhau mà gia đình được hạnh phúc.

Chịu đựng phải đi đôi với tha thứ. Chịu đựng mà không có tha thứ là đè nén lòng mình. Cho đến một ngày nào đó không còn đè nén được nữa thì lòng mình sẽ nổ tung, sẽ đi đến đổ vỡ, ly thân ly dị, và còn nhiều hậu quả động trời hơn nữa.

Tha thứ cho người khác còn là một điều kiện tiên quyết để được Thiên Chúa tha thứ (x. Mt 6:12;14-15; Mc 11:26; Lc 6:37). Không những thế, Chúa Giêsu còn cảnh cáo chúng ta trong dụ ngôn Tên Ðầy Tớ Bất Nhân (Mt 18:23-35) rằngCha Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với mỗi người trong các con như thế, nếu các con không tha thứ cho anh em các con tận đáy lòng” (Mt 18:35).

Đồng thời nếu chúng ta không biết tha thứ thì Thiên Chúa sẽ không nhận lời cầu nguyện của chúng ta: Khi các con cầu nguyện, hãy tha thứ, nếu các con có chuyện bất bình với ai, để Cha các con là Ðấng ngự trên trời, cũng tha tội các con. Nhưng nếu các con không tha thứ, thì Cha các con là Ðấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha tội các con” (x. Mc 11:25-26).

Nhưng tha thứ không phải là dễ nếu không có ơn Chúa. Cho nên cần phải cố gắng và cầu nguyện nhiều để Chúa giúp chúng ta thực hành những điều ấy.

Câu 14 - Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện.

Thánh Phaolô coi Đức Yêu Thương hay Đức Bác Ái là mối dây ràng buộc tất cả các nhân đức lại với nhau. Thiếu Đức Ái thì tất cả các nhân đức khác đều vô ích, đến nỗi Thánh Nhân phải nhấn mạnh: “Nếu tôi có đem hết tất cả những gì tôi có mà bố thí, hay hiến thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức ái, thì tôi cũng chẳng được ích gì” (x. 1 Cor 13:3).

Thánh Phanxicô đệ Salê viết: “Không có xi măng và vữa, là điều gắn các viên gạch lại với nhau và củng cố các bức tường, thì toàn thể ngôi nhà sẽ có nguy cơ xụp đổ; một thân thể con người cũng sẽ bị tan rã nếu không có các thần kinh, bắp thịt và gân; nếu thiếu Đức Ái, các nhân đức khác cũng không thể liên kết với nhau được” (Luận về Tình Yêu của Thiên Chúa, 11,9). Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo dạy rằng: “Ðức Ái gợi hứng và thúc đẩy việc tập luyện mọi nhân đức. Ðức Ái là ‘mối dây liên kết tuyệt hảo’ (Cl 3,14); là mô thể của các nhân đức; liên kết và phối hợp các nhân đức; là nguồn mạch và cùng đích của việc thực hành các nhân đức trong đời sống Kitô hữu. Ðức ái bảo đảm thanh luyện và nâng khả năng yêu thương của con người lên mức hoàn thiện siêu nhiên, trở thành tình yêu thiêng liêng” (GLCG 1827).

Nhưng Đức Ái là gì? Theo Thánh Phaolô: “Đức ái thì kiên nhẫn, ân cần, không ghen tương, không khoe khoang, không tự đắc, không thô lỗ, không tìm tư lợi, không nóng giận, không oán thù, không vui mừng vì điều bất chính, nhưng vui mừng vì điều chân chính. Đức ái hoàn toàn bao dung, hoàn toàn tin tưởng, hoàn toàn hy vọng, chịu đựng tất cả” (1 Cor 13:4-7).

Câu 15 - Nguyện cho bình an của Chúa Kitô làm chủ trong lòng anh em, sự bình an mà anh em đã được kêu gọi tới để làm nên một thân thể. Anh em hãy cảm tạ Thiên Chúa.

Bình an hay hoà bình ở đây không có nghĩa là vắng bóng chiến tranh, nhưng là bình an của Đức Kitô, bình an đến từ ân sủng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Ân sủng cho phép chúng ta trực tiếp đến gần Thiên Chúa, là sự bình an mà con người hằng tìm kiếm. “Ngài đã dựng nên chúng con cho chính Ngài, và tâm hồn chúng con vẫn khắc khoải bao cho đến khi được nghỉ ngơi trong Chúa” (Thánh Augustin, Tự thú, 1,1). Đây không phải là bình an mà thế gian có thể ban cho (x. Ga 14:27), bởi vì bình an này không thể mua được bằng tiền bạc, danh vọng hay những thú vui tạm bợ.

Bao lâu con người còn theo đuổi những mục đích riêng tư của mình mà không tôn trọng những trật tự của Thiên Chúa, bấy lâu thế giới sẽ không có hoà bình. Đức Thánh Cha Gioan XXIII nói: “Hòa nbình trên thế giới, mà mọi người ở mọi thời đại đều tha thiết mong mỏi, chỉ có thể đạt được cách vững chắc khi người ta sẵn sàng tuân theo trật tự được Thiên Chúa xắp đặt” (Pacem in terris, 1).

Cho nên tâm hồn mỗi người chúng ta và gia đình chúng ta chỉ được bình an khi tuân hành Thánh Ý Thiên Chúa, sống theo trật tự mà Thiên Chúa đã an bài.

Câu 16 - Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. Với tất cả sự khôn ngoan, anh em hãy học hỏi và nhủ bảo lẫn nhau. Hãy dùng những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca của Thần khí, cùng với lòng tri ân, để hát mừng Thiên Chúa trong lòng anh em.

“Lời Đức Kitô” là toàn thể giáo huấn của Người mà các Tông Đồ là những nhân chứng xác thực đã truyền lại trong Hội Thánh. Đó là Kho Tàng Đức Tin” được truyền lại qua Thánh Kinh và Thánh Truyền (x. GLCG 76). Nhờ Thánh Truyền, "Hội Thánh qua giáo lý, đời sống và việc phượng tự của mình, bảo tồn và lưu truyền cho mọi thế hệ tất cả thực chất của mình và tất cả những gì mình tin"(DV 8). "Giáo huấn của các thánh giáo phụ chứng thực sự hiện diện tác sinh của Thánh Truyền ấy mà sự phong phú đã thâm nhập vào nếp sống đạo của Hội Thánh hằng tin tưởng và cầu nguyện" (DV 8). Như vậy, việc Chúa Cha thông ban chính mình nhờ Ngôi Lời và trong Thánh Thần, vẫn hiện diện và tác động trong Hội Thánh: "Thiên Chúa Ðấng xưa đã phán dạy, nay vẫn không ngừng ngỏ lời với hiền thê của Con yêu dấu mình; và Thánh Thần, Ðấng làm cho tiếng nói sống động của Tin Mừng vang dội trong Hội Thánh, và nhờ Hội Thánh làm vang dội trong thế giới, vẫn hướng dẫn các tín hữu nhận biết toàn thể chân lý và làm cho lời Chúa Kitô tràn ngập trong lòng họ" (DV 8) (GLCG 78-79).

Vì thế muốn được “Lời Đức Kitô cư ngự dồi dào” trong mình, chúng ta phải yêu mến và học hỏi Thánh Kinh trong Hội Thánh, và đưa ra thực hành trong đời sống. Đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha đã dành năm 2009 để chúng ta học hỏi về “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ vụ Hội Thánh.” Lời Chúa là tất cả sự khôn ngoan mà Hội Thánh muốn chúng ta cùng nhau học hỏi trong năm nay. Chớ gì mỗi giáo xứ có những chương trình học hỏi Lời Chúa, mỗi gia đình có những giờ phút chia sẻ Lời Chúa, và mỗi cá nhân dành dăm ba phút mỗi ngày để nghe Chúa nói trong Thánh Kinh. Có như thế, Lời Chúa sẽ thấm nhuần mỗi người và làm cho chúng ta càng ngày càng nên giống Đức Kitô, mẫu gương lý tưởng mà chúng ta ước mong đạt đến.

Thánh Kinh không phải chỉ để cho chúng ta đọc, nhưng còn để cầu nguyện, để đàm đạo với Thiên Chúa, để cảm tạ và chúc tụng Ngài. Trong tất cả các kinh nguyện, Thánh Vịnh là những kinh nguyện tuyệt vời, là kho tàng cầu nguyện quý giá mà Cựu Ước để lại. Thánh Phaolô nhắc nhở rằng chúng ta phải dùng những bài Thánh Vịnh, thánh thi và thánh ca của Thần Khí mà ca tụng Thiên Chúa. Không những chỉ ngoài miệng mà còn trong lòng mònh. Thánh Bernađô coi Thánh Vịnh như những món ăn mỹ vị cho tâm hồn (Bài Giảng về Sách Nhã Ca, 7, 5)

Câu 17 - Và tất cả những gì anh em làm, trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện, anh em hãy làm vì danh Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa Cha.

Dù là giáo dân hay tu sĩ, tất cả chúng ta đều được mời gọi để nên thánh. Phương pháp nên thánh hữu hiệu nhất là kết hợp với Đức Kitô trong mọi việc chúng ta làm. Thánh Công Đồng Vaticanô II viết: “các tín hữu giáo dân trong khi chu toàn các bổn phận trần thế trong những điều kiện bình thường của đời sống, không được tách rời sự kết hợp của họ với Đức Kitô ra khỏi đời sống thường nhật; qua chính việc thực thi những bổn phận của mình, là những điều Thiên Chúa muốn họ làm, họ thực sự đẩy mạnh đà tăng trưởng của sự kết hợp với Người. Đây là con đường mà các tín hữu giáo dân phải đi theo trong khi tiến lên một cách hăng say và vui vẻ (Apostolicam actuositatem, 4).

Là Kitô hữu, chúng ta “phải coi mình như đã chết cho tội lỗi, và đang sống cho Thiên Chúa, trong Ðức Giêsu Kitô” (Rm 6:11). Mà đang sống cho Thiên Chúa thì “dù anh em ăn, uống, hoặc làm bất cứ việc gì, hãy làm tất cả vì vinh danh Thiên Chúa” (1 Cor 10:31).

Tiếc rằng có nhiều người trong chúng ta phục vụ Hội Thánh và tha nhân không phải vì Danh Đức Kitô mà vì cái tôi, vì một chút danh lợi chóng qua của mình. Chính vì thế mà trong các giáo xứ hay cộng đoàn vẫn có nhiều tranh chấp và đổ vỡ. Nếu ai cũng ý thức rằng mình làm mọi sự vì Danh Chúa thì đã không có những hiềm khích và tranh chấp như vậy.

Câu 18 và 19 - Hỡi các bà vợ, hãy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó.

Bây giờ Thánh Phaolô nói đến nhiệm vụ giữa hai vợ chồng. Với quan niệm nam nữ bình quyền, nhiều người cho rằng lời khuyên nhủ của Thánh Phaolô ở đây là lỗi thời. Thực ra Thánh Phaolô không bảo các bà vợ phải phục tùng chồng một cách vô điều kiện, nhưng “phục tùng trong Chúa cho phải phép”. Phục tùng trong Chúa có nghĩa là nhìn nhận vai trò của người vợ và người chồng như Thiên Chúa đã hoạch định. Thiên Chúa định cho người phụ nữ là người bạn đồng hành và bổ túc cho người nam. Ngài cho hai vợ chồng kết hợp thành một xương một thịt (x. St 2:18,24). Đã là một xương một thịt thì họ bình đẳng với nhau và ngang hàng với nhau. Nhưng, cũng như các chi thể trong một thân xác, hai người không có cùng một phận vụ và công tác như nhau. Vì người chồng, người cha trong có nhiệm vụ làm chủ gia đình, nên mọi người trong gia đình phải phục tùng ông, kể cả bà vợ (x. 1 Cor 11:3; 12-14). Nhưng phục tùng trong Chúa và phục tùng phải phép chứ không phải là phục tùng phi lý. Còn người chồng có nhiệm vụ phải yêu thương và kính trọng vợ chứ không được coi vợ như nô lệ hay đồ chơi. “Địa vị và nhiệm vụ của người cha trong và đối với gia đình rất đặc thù và quan trọng không thể thay thế được…. Trong việc tỏ lộ và làm sống lại trên thế gian chính tình phụ tử của Thiên Chúa (x. Eph 3:15), một người được mời gọi để đảm bảo sự phát triển một cách hài hòa và đoàn kết của tất cả các phần tử của gia đình” (ĐTC Gioan Phaolô II, Familiaris consortio, 25).

Câu 20 - Hỡi những người con, hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là đẹp lòng Chúa.

Con cái phải vâng lời Cha mẹ trong mọi sự là mệnh lệnh của Thiên Chúa (x. Xh 20:12; Hc 3:8 tt). Theo Giáo Lý Công Giáo thì “bao lâu còn chung sống với cha mẹ, con cái phải tuân giữ mọi điều cha mẹ dạy, vì lợi ích của mình và của gia đình. ‘Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa’ (Cl 3:20) (x. Eph 6:1 ). Trẻ em còn phải vâng lời thầy cô và người giám hộ. Theo lương tâm, nếu thấy vâng theo một lệnh truyền nào đó là làm điều xấu, thì con cái không buộc phải vâng lời” (GLCG 2217).

Không những thế, khi lớn lên vẫn phải kính trọng cha mẹ (x. GLCG 2218), dù không còn ở trong gia đình hay có gia đình riêng của mình.

Câu 21 - Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng nên nhát đảm sợ sệt.

Tình phụ tử của Thiên Chúa là nguồn mạch của tình phụ tử nơi loài người (Eph 3,14). Cha mẹ phải làm mọi sự để nuôi nấng dạy dỗ con cái. Nhiều cha mẹ la mắng con cái cho thỏa cơn tức giận của mình chứ không phải vì muốn dạy con. Làm như thế là phản giáo dục. Cho nên Thánh Phaolô khuyên chúng ta đừng phẫn nộ với con cái. Nóng giận không giúp gì được con cái mà chỉ làm cho chúng ra nhát đảm và sợ sệt, nhiều khi đâm ra thù ghét cha mẹ.

Kết Luận:

Ðức Kitô đã muốn sinh ra và lớn lên trong gia đình Thánh Gia. Gia đình tín hữu là nơi con cái tiếp nhận nền móng đức tin. Vì vậy, gia đình được gọi rất đúng là “Hội Thánh tại gia”, cộng đồng ân sủng và cầu nguyện, trường học phát triển các đức tính tự nhiên và đức ái Kitô giáo.  Chính trong gia đình, người ta học biết làm việc với sự nhẫn nại và niềm vui, yêu thương huynh đệ, quảng đại tha thứ luôn, nhất là phụng thờ Thiên Chúa qua kinh nguyện và hy lễ đời sống (x. GLCG 1654-1656). Gia đình Kitô giáo là dấu chỉ và hình ảnh của sự hiệp thông giữa Ba Ngôi. Việc sinh sản và giáo dục con cái phản ánh công trình sáng tạo của Chúa Cha. Kinh nguyện hằng ngày và chăm đọc Lời Chúa củng cố đức ái trong gia đình. Gia đình Kitô giáo mang sứ mạng loan báo Tin Mừng truyền giáo. Những liên hệ trong gia đình đưa tới những cảm tình, những trìu mến, sở thích, những quyền lợi giống nhau, nhất là do việc biết tôn trọng lẫn nhau (x. GLCG 2205-2206).

Lạy Chúa xin giúp con khiêm nhường luôn ý thức về những khuyết điển và yêu đuối của mình, để có thể chịu đựng và tha thứ cho người khác, đặc biệt là những người thân yêu của con khi họ vô tình xúc phạm đến con. Xin cho con Đức Ái để con mến Chúa và yêu người vô điều kiện như Chúa đã yêu thương con. Amen.

Câu hỏi để thảo luận:

1.     Những tâm tình mà Thánh Phaolô muốn chúng ta mặc lấy là những tâm tình gì? Những tâm tình trái ngược với chúng là gì? Hãy suy nghĩ và viết trên giấy xem hiện giờ bạn đang ở mức độ nào giữa những tâm tình trái ngược nhau ấy?

2.     Bạn có hay tức giận hoặc nổi nóng khi người khác trong gia đình làm mất lòng bạn không? Có khi nào bạn làm mất lòng người khác không? Và khi đó bạn có muốn người khác nổi nóng với bạn không?

3.     Tại sao chịu đựng, tha thứ và kính trọng nhau là ba điều quan trọng nhất trong việc tạo dựng hạnh phúc gia đình?

4.     Bạn có hay la mắng con cái không? Bạn thật sự la mắng để thỏa cơn giận ha vì yêu thương con cái? Có khi nào bạn đặt mình vào vai trò đứa con trong tình trạng bị bạn la mắng không?

 
Những bước nhỏ của cuộc hành trình dài
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:04 29/12/2008
Những bước nhỏ của hành trình dài ( Gm. Bùi Tuần)

Theo cách tính phân chia ngày tháng thời giờ, những ngày cuối cùng năm 2008 đang dần đi vào qúa khứ. Và luân phiên niên hiệu 2009 đang dần đi vào thay thế khoảng trống qúa khứ đó, cùng mở ra một thời gian tương lai năm mới.

Có thật đúng như thế không?

Không ai chối cãi điều đó. Nhưng nhìn lại năm cũ 2008 cùng hướng về năm mới 2009 có gì khác biệt không?

Theo phương diện toán học với những con số ngày tháng, giờ phút có lẽ không khác gì bao nhiêu, trừ khi cứ bốn năm một lần, vào năm Nhuận, lại có có thêm một ngày nữa, như ngày 29.02.2008. Nhưng trong sinh họat đời sống có nhiều khác biệt nơi từng người, nơi từng hoàn cảnh cuộc sống xã hội về địa lý cũng như tâm lý, về cách sống niềm tin tôn giáo cũng như nếp văn hóa nghệ thuật.

1.Big ist beautiful!

Xưa nay trong sinh hoạt đời sống đạo đời những biến cố, như bầu cử Tổng thống, bầu cử Quốc Hội 2008, Đại Hội giới trẻ thế giới 2008, lễ hội Olympia 2008, lễ mừng kỷ niệm ngày khánh thành, ngày thành lập, ăn mừng chiến thắng thể thao Cup Âu châu, Cup Á châu…được tổ chức to lớn hoành tráng hấp dẫn tới mức có thể.

Điều này không phải là sai, có khi còn cần thiết nữa. Vì thời đại ngày hôm nay là thời đại luôn thay đổi cùng khuyến khích phát triển. Nên cần phải được trình bày sao cho càng có nhiều người biết đến tham gia hưởng ứng tích cực.

Thời đại ngày hôm này cũng là thời đại của truyền thông. Nên những biến cố hầu như thế đều được trực tiếp truyền hình truyền thanh ngay tại chỗ phát đi khắp thế giới.

Thời đại ngày hôm nay là thời đại của quảng cáo, của tiêu thụ. Nên càng cần phải làm sao cho hấp dẫn gọt dũa trúng tâm lý thị hiếu con người.

Mặt nổi bên ngoài của những biến cố thì phổ thông như thế, nhưng mặt nội dung thì lại khác.

Một biến cố lớn hoành tráng này đã diễn ra lại có biến cố to lớn hoành tráng khác nối tiếp xảy ra liền sau đó. Vì diễn xảy ra với tốc độ nhanh cùng nhiều. Nên người xem, người tham dự hầu như bị qúa tải không còn thời giờ hay sức chất chứa thu nhận nội dung của biến cố, hay lễ mừng đã diễn ra. Và có khi người ta còn không nhớ gì của biến cố đã xem hay đã tham dự, ngoài dư âm một vài hình ảnh hấp dẫn mới lạ thích thú !

Sau những biến cố lễ hội hoành tráng hấp dẫn, điều còn ghi nhớ trong tâm trí con người hầu như chỉ là những hình ảnh vẻ bên ngoàì cùng chiều số lượng nhiều hơn nội dung chất lượng của nó: Big ist beautiful!

2. Nhiều chấm nhỏ làm thành con đường dài

Tuy vậy đời sống con người phát triển lại không tùy thuộc vào những biến cố to lớn hoành tráng to lớn.

Như khi còn trẻ tuổi thanh thiếu niên hầu như ai cũng có những mơ ước to lớn hoành tráng. Và điều này cần thiết để cho khả năng tiềm ẩn nơi mỗi người phát triển nhân cách. Nhưng dần trong đời sống qua học hỏi cùng lớn lên trưởng thàng chín mùi, nhìn lại càng nhận ra không phải những điều to lớn hấp dẫn đã gíup xây dựng bản lãnh đời sống nhân cách mình, mà lại là những việc nhỏ trong đời sống. Những việc đó hầu như không mấy khi để ý chú tâm tới, những việc phải cố gắng hy sinh rất nhiều, những việc diễn xảy ra hằng ngày hằng trong đời sống.

Những biến cố to lớn, việc đạt lên tới đỉnh cao sáng chói bao giờ cũng có gía riêng của nó: lên cao và xuống thấp.

Tựa như người leo núi. Lúc leo sườn núi lên cao đi từng bước một, phải đổ mồ hôi gắng sức mệt nhọc mới đạt tới đỉnh cao. Và khi bàn chân khi đạt tới đỉnh cao ngọn núi, lúc đó một cảm giác khoan khoái vui mừng hạnh phúc trào dâng trong tâm hồn hiện ra trên khuôn mặt làn da thớ thịt cùng trong ánh mắt.

Những cố gắng nhỏ nối tiếp nhau là những niềm vui nhỏ giúp đạt tới đích điểm niềm vui to lớn. Nhà văn Pearl S. Buck có suy tư: “ Nhiều người như làm ngơ hay bỏ lỡ cơ hội hạnh phúc nhỏ đang trong tầm tay, mà lại đi chờ đợi uổng công một thứ hạnh phúc to lớn nào đó xa vời!”

3. Bước đi xuống lên và bước đi lên

Ai cũng đều mong muốn đời sống mình toàn vẹn, không bị xé lẻ phân chia thành nhiều mảnh khi trắng khi đen, khi thành công khi thất bại… Nhưng đời sống lại được thêu dệt tạo nên do những mảnh miếng nhỏ như thế. Vì thế chấp nhận những chi tiết việc nhỏ thường đời sống là đón nhận toàn thể đời sống mình rồi.

Một người đạt được đích điểm cao vời, nếu trên đường sống không coi thường những điều tốt đẹp niềm vui nhỏ bé bên vệ đường, như một cuộc gặp gỡ hàn huyên thân tình, như một nụ cười thân thiện, như một chút đăm chiêu tư lự về việc mình làm hay người khác làm… Và biết sống thích nghi bằng lòng, cho dù gặp điều không mấy tốt đẹp, điều gây vướng trở gánh nặng, hay vì qua đau khổ mà khám phá ra gía trị tích cực nào đó.

Nhà phân tâm học C. Jung có nhận xét: “ Thông thường chúng ta nhìn bước thăng tiến đi lên như đích điểm và có nhiều ý nghĩa tích cực. Nhưng tại sao lại không với bước đi xuống?”

Trong đời sống xã hội bước đi xuống nào có gì hấp dẫn, cùng nào có ai thích. Vì nó đâu có hứa hẹn gì mang đến thành công. Con người xã hội xưa nay ai cũng chọn đích điểm thành công đi lên, nhưng chúng ta lại hằng ngày phải đối diện với bước đi xuống. Tên tuổi khuôn mặt của bước đi xuống rất đa dạng. Chúng là những thất vọng, những thất bại, những giới hạn về khả năng tinh thần, giới hạn về sức khoẻ mỗi năm tháng mỗi kém ít đi, mỗi năm thêm tuổi lại lão hóa gìa thêm ra, những lo âu sợ hãi, những lỗi lầm thiếu xót…

Như thế, có thể nói đích điểm và ý nghĩa đời sống nằm ngay trong đời sống. Điều đó tùy thuộc nơi nhìn ra và biết chấp nhận gía trị của bứớc đi lên cùng bước đi xuống.

Trong đời sống đức tin đạo giáo Công giáo, Chúa Giêsu đã chấp nhận bước đi xuống: từ Trời cao là Thiên Chúa đi xuống làm người ở trần gian.

Rồi khi lên 12 tuổi Chúa Giêsu cố ý ở lại đền thờ không hỏi nói gì với cha mẹ, để cho cha mẹ lo lắng đi tìm. Đức mẹ Maria cũng phải sống bước đi xuống rất đau đớn, nhưng đức mẹ Maria không tìm cách làm ngơ hay đẩy ra xa những bước đi xuống đó. Trái lại người “ suy niệm giữ trong tâm hồn” cùng đặt lòng trông cậy vào bàn tay quan phòng dẫn dắt của Thiên Chúa toàn năng.

Đức Mẹ Maria tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa, nhưng không ngồi yên than vãn thụ động chờ sung rụng. Đức Mẹ vẫn tích cực vui sống làm việc bổn phận nhỏ từng ngày. Những việc nhỏ hằng ngày góp xạy dựng nên nhân cách đời sống con người hôm qua, hôm nay cùng ngày mai.

Những bước đi xuống xem ra chẳng có ý nghĩa gì tích cực trước mắt, nhưng sau đó lại có một ý nghĩa tích cực sâu rộng. Rất nhiều khi trong đời sống cần thời gian để cho ý nghĩa được phát triển xuất hiện đến mà mình không ngờ trước được.

Cuộc khủng hoảng tài chính kính tế thế giới từ tháng 10.2008 là một thí dụ về bước đi xuống cho hầu hết nền kinh tế các quốc gia trên thế giới. Nhưng từ đống tro tàn đổ nát đó, các quốc gia đang nỗ lực tìm ra phương cách đi lên, không chỉ cứu vãn nền kinh tế cho khỏi bị suy xụp, mà còn là cơ hội tốt giúp suy nghĩ về xây dựng lề lối làm việc mới, lối sống mới nhân bản, hợp tình hợp lý hơn cho ngày mai đang đến.

Big ist beautiful, nhưng bước nhỏ, điều nhỏ cũng không kém gía trị gì!

Ngày cuối năm 31.12.2008
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đất Thánh cần có hoà bình
Bùi Hữu Thư
17:18 29/12/2008

Đất Thánh cần có hoà bình



Tổng Giám Mục Twal chủ tế thánh lễ nửa đêm tại Bê Lem

Bê Lem, ngày 25, tháng 12, 2008
(Zenit.org).- Giáo Phụ Giêrusalem Twal nói, Đất Thánh cần có một giải pháp lâu dài không cần đến chiến tranh hay các bức tường an ninh bao phủ. Giải pháp đó là hoà bình.

Trong Thánh Lễ nửa đêm tại Đền Thờ Chúa Giáng Sinh tại Bê Lem, Tổng Giám Mục Fouad Twal khẳng định rằng khoảng 2.000 năm trước đây, Thiên Chúa đã chỉ định Bê Lem là “mái nhà và là nơi Người gặp gỡ nhân loại."

Giáo phụ nói, "Chung quanh vì sao đánh dấu nơi Chúa Giêsu sinh ra, cách đây vài thước, lịch sử đã ghi: ‘Chúa Kitô sinh ra nơi đây.’ Thật vậy, tại Bê Lem này, Chúa Kitô đã sinh ra, tại đây các thiên thần hát mừng ‘Sáng danh Thiên Chúa trên Trời’ và tuyên bố: ‘Hôm nay Đấng Cứu Thể đã giáng sinh cho chúng ta.’

"Đây là lý do của niềm hân hoan lớn lao của chúng ta. Vì thế, cũng như các mục đồng, chúng ta đến thăm nơi Người giáng sinh. Đấng Immanuel đã ở với chúng ta. Người đã dựng lều với chúng ta. Chúng ta phải thuộc về Người, vâng lời và thờ phượng Người."

Ngài tiếp, "Vào đêm nay, sự im vắng của hang đá sẽ còn vang vọng lớn hơn tiếng súng đại bác và liên thanh. Sự im lặng của hang đá đem lại sự sống cho những ai tiếng nói đã bị bóp nghẹn bởi nước mắt và đã phải lẩn trốn trong im lặng và bất lực. "

Tổng Giám Mục Twal gọi Bê Lem là “một thành đô của hòa bình, của tình yêu thiêng liêng và hòa giải,” và khẳng định rằng “hòa bình là một nhân quyền của mọi người."

Ngài tiếp, "Đây cũng là giải pháp cho mọi sự tranh chấp và khác biệt. Chiến tranh không tạo nên hòa bình, khám đường không đảm bảo sự vững bền. Những bức tường thành cao lớn nhất cũng không đảm bảo sự an ninh. Cả người gây hấn lẫn kẻ bị gây hấn đều không được hưởng nền hoà bình. Hòa bình là một qùa tặng của Thiên Chúa, và chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho hòa bình này."

Im Lặng

Sau đó giáo phụ Twal đọc một kinh với Chúa Kitô Hài Nhi: “Lạy Hài Nhi Bê Lem, chúng con đã chờ đợi quá lâu và chúng con đã kiệt sức vì tình trạng của chúng con, chúng con cũng chán chường chính chúng con. Chúng con đã tìm kiếm mọi sự ngoại trừ Chúa, chúng con bám víu mọi sự ngoại trừ Chúa, chúng con lắng nghe mọi người ngoại trừ Chúa.

"Chúng con chịu ảnh hưởng của các diễn văn và lời hứa hẹn đẹp đẽ. Tiếng khóc của các quả phụ và trẻ em chen lẫn với tiếng súng đại bác và liên thanh, chúng con đang xé nát trái tim và làm vỡ tan sự im lắng của hang đá và máng cỏ."

Ngài tiếp, "Chúng con hết sức ần đến sự bình tâm, sự im lặng! Chúng con hết sức cần đến hòa bình! Tuy nhiên, trên hết, chúng con cần đến tuổi ngây thơ vô tội. Lạy Chúa, Đấng nghèo nàn, mặc dù Chúa nhỏ bé, yếu đuối và thiếu thốn, chỉ mình Chúa mới có thể ban cho chúng con những gì chúng con thiếu thốn. Lạy Hài Nhi Bê Lem, xin hãy đến để cho lễ mừng này có thể trở thành một lễ mừng thật sự!"

Tổng Giám Mục Twal kết luận với một lời kêu gọi “Tha thứ cho tất cả mọi quốc gia, mọi cá nhân và gia đình. Xin Thiên Chúa tha thứ tội lỗi chúng ta, ban cho sự can đảm, sức mạnh và tình yêu để tha thứ những ai đã vi phạm đến chúng ta."
 
Top Stories
Catholic Church in Vietnam: 2008 – Year of Persecutions
J.B. An Dang
16:50 29/12/2008
The year 2008 has almost goneby but among Vietnamese Catholics it would be remembered as the year filled with bitter sweet memory, the year of tough challenges and lessons of how faith and hope would help our Catholic community at home stick and survive together with the tremendous support coming from the Vietnamese overseas and from the international community as a whole.

2008 marked the year the Vietnamese Cartholic church has become more mature in many aspects.

This video clip has been produced by VietCatholic News to bring you the memorable events that made up this remarkable year of 2008.


On 19 September 2008, before daybreak, while the residents of Nha Chung St in Hanoi were still asleep, hundreds of police gathered in front of the house of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet.

They quickly set up roadblocks and barbed wire, denying access to the archbishop’s residence, to St Joseph’s Cathedral and to all roads leading to the former nunciature nearby, a building seized by the communists in 1959, since converted to a nightclub, and in the past year the focus of prayer vigils demanding its return to the Church.

Police dogs were brought in to help isolate the area and make sure no one got in or out. Blocking devices were in evidence, preventing communication by mobile phone or any other means between the district and the outside world.

When it was light, bulldozers moved on to the site of the former nunciature, and construction workers and hundreds of police began demolishing the buildings on the site.

As the cathedral’s bells started ringing to alert and summon parishioners, state-controlled television and radio announced that the Government had decided to demolish the buildings to make room for a public playground.

The government crackdown marks its latest response to the prayer vigils that started at the former nunciature last December. The assembled Catholics would pray the Rosary, sing hymns, or stand for hours in silent prayer.

The vigils spread to two other parishes in the archdiocese, Ha Dong, and Thai Ha, where the return of the confiscated Redemptorist monastery is demanded.

The events of 19 September mark the most dramatic episode so far in an ongoing confrontation between Catholics and Government, a continuing stand-off that explodes from time to time into violence. At the start of this year the Government issued an ultimatum demanding that the prayer vigils be halted by 5 p.m. on Sunday 27 January, threatening “extreme actions” for any disobedience. As a consequence, more people simply joined in the protests.

On 1 February the Government appeared to offer a concession. Hours after the publication of a letter dated 30 January from Cardinal Tarcisio Bertone, the Vatican Secretary of State, to Archbishop Kiet, urging Hanoi's Catholics to avoid confrontation with police, and promising to press the Government for the restoration of the nunciature, the Government, through its appointees the Hanoi People’s Committee, agreed in principle to return the nunciature to the archdiocese if the vigils ceased.

Six months later, it became clear to the Catholics that they had been duped. In early August the Government threatened “extreme actions” against priests, depicting them as “criminals” who were inciting parishioners to stand up against the Government, assemble and pray illegally in public areas, and disturb public order.

The campaign, designed to turn public opinion against the Church, stepped up a level on 28 August, when police arrested eight Catholics at the Thai Ha Church of the Redemptorists, and used electric batons to disperse a vigil demanding the release of those arrested.

On Sunday 31 August Fr Peter Nguyen Van Khai stepped out of the Thai Ha church carrying a monstrance in a Eucharistic procession around the ground of the disputed Redemptorist Monastery. A policeman jumped on him, spraying the priest, altar boys and other people nearby with tear gas at close range causing many to faint and vomit.

He withdrew after throwing a tear gas grenade into the crowd. About 30 parishioners, most of them women and children, suffered badly from tear gas inhalation, at least 20 needing hospitalisation.

On 20 September, the day after the bulldozing of the nunciature, Archbishop Kiet went to the office of the Hanoi People’s Committee to protest. In the government-run New Hanoi newspaper of 22 September Nguyen The Thao, chairman of Committee, threatened legal action against the archbishop for saying that “we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport”.

Archbishop Kiet had actually said: “Travelling overseas often we feel humiliated carrying a Vietnamese passport because wherever we go we are always examined scrupulously [by customs agents]. We feel so saddened by that. Our desire is for our country to become stronger so that we can be as proud as Japanese citizens who can pass through anywhere without being inspected. Koreans already enjoy that privilege.”

The condensing of the paragraph marked the beginning of a smear campaign against the archbishop, while his parishioners have been harassed regularly since by both uniformed and plainclothes police. Hundreds of thugs, some in the blue shirts of the Communist Youth League, have destroyed church statues, cursed and spat at parishioners, and gathered at the archbishop’s residence to shout death threats to the archbishop and the priests.

Thugs ransacked Thai Ha church, desecrating in particular the revered statue of the Holy Mother placed on a makeshift altar in the grounds, and dumping used motor oil and other foul smelling liquid on to the altar.

These events happened in daylight as public officials and police looked on. Meanwhile a sophisticated network of cameras and eavesdropping devices has been installed all around the archbishop’s residence. Within days of the 19 September crackdown a park filled with grass, shrubs and blooming flowers has been created at the site of the nunciature, at a speed no major national project has seen before.

Vietnamese bishops released a joint statement on 26 September, signed by the president of the bishops’ conference, Bishop Peter Nguyen Van Nhon, that read: “Archbishop Kiet of Hanoi, and the priests of the parish of Thai Ha have not done anything against current canon law.”

The statement went on to voice the bishops’ opinion on the roots of the conflict, identifying the outdated land law that contravenes the Universal Declaration of Human Rights in denying the right to own private property; the state media which have spread doubts and mistrust instead of mutual understanding and unity; and the tendency of the Government to use violence against people crying out for justice.

On Dec 8, 2008, the People's Court in Hanoi tried 8 Thai-Ha parishioners on false charges of "damaging state property and disorderly conduct in public". To these charges, each and every one of them pleaded not guilty. Despite clear and convincing evidences which were overwhelmingly supportive of their claim, seven of those defendants eventually received unjust stayed sentences ranging from 12 to 17 months.

Immediately after the trial, state-owned media knowingly and purposely reported that Catholic defendants "admitted their sins" and therefore "received reduced sentences in pursuant to tolerant policies of the party and the government". This was a blatant distortion of the truth by all accounts.

The “state property” mentioned above was actually just 3 meters of a 1.2m high brick wall built decades ago, on which protesters had been hanging their icons and crosses, until the eve of the feast of our Lady of Assumption on August 14. After days of drenching rain, part of the wall collapsed on that fateful day. Foreseeing that other parts (of the wall) would soon collapse in a domino fashion, possibly causing injury to participants at the prayer vigils, parishioners removed several feet of the wall and moved the icons and statues to a more secure location.

For that reason local government hastily accused parishioners of "damaging state property." The state Valuer General's Office of Dong Da district claimed on state-own media that damage caused to the wall was about 200 USD worth, and a dozen parishioners were arrested for their part in the demolition. At least four of these protestors have been detained for weeks until the end of the trial without a plausible explanation from the state.

As the public wondering how important the wall would be in the eyes of the law that those who were accused of damaging it should be dealt with as criminal, the government bulldozed the wall and surrounding area shortly after the incident that gave rise to the charges, announcing that the area would now be converted into a public park.

Why would the government throw the full force of prosecution behind an effort to punish ordinarily law-abiding citizens for such a comparatively minor matter?

The reason is obvious: it is the government intimidation tactic. They are determined to send a powerful message to the public as a whole that anyone with the same dispute should either forget about it or face jail term if they challenge the state the same way Thai-Ha parishioners did.

During the trial, the eight parishioners insistently pleaded not guilty, challenging the government to prove that the property was seized legally in accordance with Vietnam law. They reserved their rights to pray on their land and to destroy part of the wall that deemed threatening to the safety of their fellow Christians.

It is worthy to note that just days before the trial, six parishioners to be tried were summoned individually by police. They were coerced to "co-operate" with the government at the trial in order to receive "light sentences".

It has become increasingly clear that for Vietnam government, the trial was nothing more than a theatrical stage to deceive the international community by using its justice system to manipulate the innocents and to conceal its violations of human and religious rights.

From the eye witnesses' accounts, Vietnam government has been unlawfully, knowingly and intelligently employing both forces of violence and the court as their mean to maintain their control over the people.

The so-called People's Court in Vietnam is nothing more than a place where many innocents get punished for simply demanding the government to do its job.

Vietnamese Catholics are well used to persecution since the fall of the North to the communists in 1954 and the South in 1975. They draw inspiration most of all, perhaps, from the example of Cardinal François Xavier Nguyen Van Thuan who in 1975, at the age of 47 and with a rosary in his pocket as his one possession, was sent to a communist re-education camp.

He spent 13 years in prison, including nine in solitary confinement and total darkness, before his release in 1988. He was made a cardinal in 2001 before dying in 2002 after a long illness caused by his time in prison. “For years, I had seen nothing other than a thick darkness in absolute solitary confinement. Had I lost my hope in the Lord, I should have gone crazy,” he wrote in his book “The Road of Hope”.

The Government in Hanoi is well aware of the kind of people it is dealing with.
 
A Son La, dove è vietato celebrare il Natale
Asia-News
22:38 29/12/2008
Nella città le autorità vietano ogni manifestazione religiosa, perché “non ci sono fedeli”. Ma solo i cattolici sono almeno tremila. Nel 2004 un sacerdote che tentò di andare a dire messa fu subito arrestato, ma la gente si riunì davanti alla prigione.

I fedeli riunirono per pregare in un deposito
o in della cantina di un edificio sconosciuto
Hanoi (AsiaNews) – A Son La, 300 chilometri a nordest di Hanoi, nella regione degli altipiani vietnamiti, anche quest’anno non si è potuta celebrare la messa di Natale. Per impedire ai cattolici di riunirsi, in segreto, in abitazioni private, la notte di Natale è anche stato imposto il coprifuoco.

La situazione va avanti, più o meno allo stesso modo, da anni, da quando, nel 2004, il vescovo Anthony Vu Huy Chuong, della diocesi di Hung Hoa inviò una petizione allle sutorità locali, chiedendo il permesso per i sacerdoti cattolici di celebrare messa almeno due volte l’anno, per Natale e Pasqua. L’allora capo del Fronte patriottico, Nguyen The Thao, respinse la petizione, con l’affermazione che “non essendoci attualmente fedeli a Son La, non c’è bisogno di tali servizi”. La dichiarazione di Thao era non solo una evidente violazione della libertà religiosa in Vietnam ed una evidenza dello sforzo delle autorità di ostacolare l’impegno missionario della Chiesa, ma anche una manifesta bugia, visto che in quel periodo a Son La c’erano almeno tremila cattolici di 40 diverse etnie e la Chiesa ha documenti dell’esistenza, già nel 1985, di 700 famiglie cattoliche.

Da allora, malgrado gli sforzi della Chiesa, per partecipare alla messa i cattolici sono costretti a recarsi, con grandi difficoltà, nelle province vicine. Il no alle attività religiose è stato ufficialmente comunicato nel maggio 2006, con la comunicazione CV 1336/CV-UBND.

In alternativa, le riunioni di preghiera si svolgono in luoghi nascosti, negli scantinati (nella foto) delle abitazioni private o di negozi e la notizia delle vietate riunioni vengono passate di bocca in bocca, per evitare rappresaglie.

Né vengono trattati meglio i sacerdoti che si recano nella zona per svolgere la loro attività pastorale: mettono sempre a rischio la loro sicurezza e la loro dignità, a causa delle vessazioni che le autorità mettono in atto contro di loro. La gente del posto ricorda bene ciò che è successo a Natale dell’anno scorso, quando padre Joseph Nguyen Trung Thoai tentò di celebrare la messa. La polizia venne a sapere, in anticipo, del suo arrivo, e lo prese subito in custodia, mentre tentava in ogni modo di scoraggiare i fedeli dal celebrare in modo formale e significativo la nascita di Gesù.

Padre Joseph fu imprigionato, ma non venne lasciato solo. I suoi fedeli si riunirono fuori dal centro di detenzione per chiederne il rilascio. La celebrazione fu rovinata, ma lo spirito natalizio era fra loro e vissero insieme l’amore di Gesù.

Da quando Thao Xuan Sung è divenuto il capo del Partito comunista della provincia, insieme con il suo vice, Hoang Chi Thuc, hanno trasformato Son La in una provincia autonoma di modello cinese, strettamente aderente all’ideologia stalinista-maoista e ciò l’ha resa la peggiore del Vietnam per la libertà di religione. La sorveglianza più stretta è applicata alle attività religiose dei cattolici, mentre si mettono in atto pesanti pressioni per spingere i fedeli ad abbandonare la religione, per continuare ad avere sostegno finanziario dagli aiuti esteri o i servizi necessari per vivere, come acqua potabile o elettricità. Ai cattolici viene anche chiesto un impegno a non riunirsi nella loro casa per attività religiose.

L’anno scorso sembrò che le cose potessero migliorare. Ci fu l’inattesa visita di un rappresentante dell’Unione Europea ed anche del presidente vietnamita al vescovo Anthony Vu Huy Chuong, durante la quale egli disse al responsabile del Comitato centrale per la religione, Thi, di “risolvere rapidamente la questione”. All’inizio del 2007, un alto finzionario dell’Agenzia centrale per la sicurezza disse a padre Thoai “certamente potrette svolgere i vostri compiti come vedrete, a differenza di quanto accaduto nel 2005 e nel 2006”.

Ma non c’è segno che le parole del governo siano state seguite dai fatti. Alcuni fedeli hanno raccontato a VietCatholic News che per la prima volta i cattolici sono riuciti a riunire quasi 500 fedeli nello scantinato di un’autofficina, in anticipo sulle celebrazioni natalizie. Agenti in borghese sono comparsi come al solito, ma quest’anno i loro abusi verbali sono sembrati più sottili e meno brutali del passato. In tutti i modi erano determinati a prevenire riunioni di massa e hanno rafforzato i controlli su qualsiasi persona di altre zone che volesse unirsi alle celebrazioni a Son La. E’ una politica che viene portata avanti da metà novembre. E le petizioni dei fedeli continuano ad essere respinte con l’affermazine che “non c’è necessità di servizi religiosi a Son La”.

Celebrare il Natale sembra destinato a restare un sogno lontano per i tutti i cristiani di Son La.
 
Son La, where celebrating Christmas is forbidden
Asia-News
22:40 29/12/2008
The authorities have banned all religious events in the city because “there are no religious followers” in town. In reality Catholics are around three thousands. A priest who tried to say Mass in 2004 was arrested on the spot but people stood their ground in front of the prison where he was jailed.

The faithful gathered to pray at a warehouse
Or in the basement of an unknown building
Hanoi (AsiaNews) – Son La lies some 300 kilometres north-east of Hanoi in the country’s northern highlands. This year it was again impossible to celebrate Christmas Mass. A curfew was even imposed on Christmas night to prevent Catholics from meeting in private homes.

The situation has been ongoing since 2004 when Mgr Anthony Vu Huy Chuong, bishop of Hung Hoa diocese, petitioned local authorities for the right to celebrate Mass twice a year, at Easter and Christmas.

The then chairman of the Vietnamese Fatherland Front, Nguyen The Thao, rejected the request arguing that “since there are no religious followers in Son La, there is no need for [religious] services.”

Not only was Thao’s statement a violation of religious freedom in Vietnam and an attempt to hinder the Church’s missionary efforts, but it was also a brazen lie since the town is home to at least 3,000 Catholics from 40 different ethnic groups. The Church in fact has records of at least 700 Catholic families as far back as 1985. Since then and despite the Church’s efforts Catholics who want to attend Mass must travel amid great difficulties to neighbouring provinces. In the end the request was officially turned down in May 2006 as per district order CV 1336/CV-UBND.

In the absence of official recognition the faithful do meet for prayer meetings in underground locations, like the basements (pictured) of private homes or in stores, spreading the information by word of mouth to avoid retaliations.

Priests involved in local pastoral work are not treated any better. They put their own safety and dignity at risk and are subject to harassment by the authorities.

Many locals remember in fact what happened last year to Fr Joseph Nguyen Trung Thoai when he tried to celebrate Mass. When the police found out they took him into custody and tried their best to discourage the faithful from celebrating the birth of Jesus in any formal or meaningful way.

Although Father Joseph was in prison, he was not forgotten. In fact his parishioners did not abandon him, standing in front of the detention centre where he was being held they demanded his release. Although Christmas celebrations were wrecked, the Christmas spirit was alive and well among believers, experiencing together Jesus’ love.

Since he became Communist Party chief in the province, Thao Xuan Sung and his deputy, Hoang Chi Thuc, have turned Son La into a Chinese-styled province ruled in accordance with Stalinist-Maoist principles, the worst province in Vietnam in terms of religious freedom.

Under their reign religious activities by Catholics have been more closely monitored. The faithful have been subjected to heavy-handed tactics like subordinating foreign aid for clean water and electricity to abandoning their religion. Catholics have even been asked not to meet at home for religious activities.

Last year it seemed that things might change for the better. Bishop Anthony Vu Huy Chuong was unexpectedly visited by a representative of the European Union. He also met Vietnam’s president who told the chairman of the Central Committee on Religion, Mr Thi, to “get the issue resolved quickly.”

Similarly, early last year a high ranking officer from the Central Security Agency told Father Thoai to “rest assured;” saying: “You can perform your duties as you wish, this year is different from 2005, even from 2006"

But there is no sign the government followed up its statements with action.

Some faithful told VietCatholic News that this year almost 500 faithful were able to meet in the basement of garage in the days leading up to Christmas. As usual plainclothes policemen showed up but their abuse seemed more subtle and less brutal than in the past. Still they were bent on preventing large scale meetings and beefed controls to prevent people from other areas from joining celebrations in Son La. And this has been going on since mid-November.

In the meantime petitions by Catholics continue to be rejected on the grounds that there “is no need for religious services in Son La.”

Thus celebrating Christmas in Son La appears condemned to be a pipe dream for local Christians.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Thánh Gia ở Mái Ấm Tình Thương Đồng Tiến
Pm. Cao Huy Hoàng
01:55 29/12/2008
PHAN THIẾT - Nhân Lễ Thánh Gia, ở một số nơi vẫn có lệ tổ chức ngân khánh, kim khánh hôn phối, hoặc kỷ niệm 5, 10 15, 20 năm hôn phối; một số gia đình tranh thủ tổ chức đám cưới cho con trong ngày đặc biệt nầy để hưởng nhờ ơn lộc của Thánh Gia Thất, hoặc có gia đình dời ngày giỗ ông bà lại đúng vào ngày Lễ Thánh Gia để gia tộc sum họp một nhà.. Thật ý nghĩa.

Hình ảnh sinh hoạt Mái Ấm Tình Thương Đồng Tiến

Ngày lễ Thánh Gia năm nay, có buổi sinh hoạt của một Gia Đình “trăm con” - những người con khuyết tật, những em bé bị bỏ rơi, và những người già neo đơn cùng khổ: Gia Đình của Mái Ấm Tình Thương Đồng Tiến, thuộc Giáo Xứ Đồng Tiến, hạt Hàm Tân, GP. Phan Thiết. Thật xúc động.

Được biết, Nữ Tu Marie Nguyễn Thị Thanh Mai thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang, từ khi được Bề Trên cử về Hàm Tân phục vụ, chị đã mở Nhà Trẻ Hoa Hồng Đồng Tiến, rồi sau đó bỗng say mê với công việc tìm kiếm những ngôi mộ vô danh, tập kết lại thành một nghĩa trang có sổ bộ, và đến nay, nghĩa trang tình thương với hằng trăm ngôi mộ ấy là điểm tìm về của biết bao người. Họ tìm đến đây để thắp nén hương hiếu kính cho người thân của họ mất tích trong chiến tranh, nay, đã tìm được.

Từ lòng mến yêu các linh hồn, và nhờ các linh hồn giúp đỡ, chị đã hăng say vận động xây dựng Mái Ấm Tình Thương để tiếp nhận những em bé bị bỏ rơi, những em bé được sinh ra bị từ chối nuôi dưỡng, những chị em lầm lỡ quyết giữ lấy mạng sống của con mình, những người khuyết tật vĩnh viễn, những người già neo đơn và những người có hoàn cảnh đặc biệt khác.

Bữa Cơm Huynh Đệ Mừng Chúa Giáng Sinh với những khách mời là những người con khuyết tật ngoại trú về sum họp với những người con khuyết tật nội trú, làm thành một gia đình Thánh Gia, mà Hài Nhi Giêsu là những người đau khổ. Những người ngoài Mái Ấm được mời đến và được đưa đến bằng những chiếc xe khách đã được Mái Ấm hợp đồng đưa rước tận nơi. Một số Bà Mẹ Công Giáo ở Sài Gòn và Thủ Đức đã ra Thị Xã Lagi từ rất sớm cùng với những món quà Giáng Sinh như chút chia sẻ với những phận người

16 giờ, mở đầu cho Bữa Cơm Huynh Đệ là mấy lời nhắn gửi đầy yêu thương của Hài Nhi Giáng Sinh dành cho những người đau khổ qua Cha Linh Hướng Mái Ấm: Lm Giuse Nguyễn Hữu An. Cha ban phép lành thánh hóa bữa ăn và mọi người nhập tiệc mừng Chúa Giáng Sinh trong sân Mái ấm. Người nằm trên cáng, kẻ ngồi xe lăn, người được bế trong tay với thân hình tong teo dị dạng, những ông bà cụ lụm khụm, những cô gái thân hình xác xơ trỏm lơ đôi mắt… tất cả đang ăn uống nói cười trong tình huynh đệ của những con người cùng cảnh ngộ. Các nữ tu Mái Ấm còn tổ chức một chương trình văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh phục vụ bữa tiệc, mà những “nghệ sĩ sân khấu”- không ai khác- là chính Nữ Tu Thanh Mai cùng các Nữ Tu phục vụ Mái Ấm, các em thiếu nhi, và những người khuyết tật đang sống tại Mái Ấm. Thêm vào đó, có những tâm tình sẻ chia của Lm. Giuse Nguyến Hữu An, Ns. Hữu Đồng, và người viết bài nầy với mấy dòng ca ngắn: “Chúa đang ở bên tôi, trong Mái ấm tuyệt vời. Tình Người thương khôn vơi. Tôi với Người sánh đôi”. Những người tham dự không thể nào cầm được nước mắt với những tiết mục múa, hát, hoạt cảnh của Mái Ấm. Họ tận mắt chứng kiến được nỗi đau và niềm vui của những con người có hoàn cảnh bi thương đặc biệt.

Và cuối bữa tiệc, Nữ Tu Thanh Mai xuất hiện trong vai Ông Già Noel, cùng với các Bà Mẹ Sài Gòn Thủ Đức, trao tận tay những người con của Mái ấm những phần quà Giáng Sinh nho nhỏ của một tấm lòng yêu không nhỏ.

Phía ngoài cổng Mái Ấm, tôi thấy còn rất đông những người nghèo khổ. Họ đang đưa tay vào những khe cửa… xòe ra…bàn tay trắng…

Nguyện Xin Thánh Gia Thất tiếp tục ngự trị trong Gia đình Mái Ấm nầy, và ban phát muôn ơn, để những người con đau khổ trong gia đình nầy nhận ra tình yêu thương tuyệt vời của Thiên Chúa, qua những tấm lòng Bác Ái Yêu Thương.
 
Hội Chợ mừng Chúa Giáng Sinh 2008 tại giáo xứ Tam Hà Thủ Đức
Ngọc Yến FMA
04:59 29/12/2008
TAM HÀ: Sáng Chúa Nhật 28.12.2008, khuôn viên dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Tam Hà rộn lên niềm vui bởi cảnh ra vào tấp nập. Từ rất sớm, hơn 160 thành viên gồm các Sơ, anh chị Giáo Lý Viên, Cựu Giáo Lý Viên, Dự Bị- Tông đồ đang nhanh chóng hoàn tất những gian hàng ăn, chơi, hay gian hàng bán để có thể sẵn sàng đón tiếp hơn 1000 thiếu nhi trong Nguyện Xá đến vui chơi Hội Chợ mừng Chúa Giáng Sinh 2008.

Hình ảnh Hội Chợ

Ngày vui hôm nay như cao trào, tổng kết cho đợt thi đua Mừng Chúa Giáng Sinh kéo dài 6 tuần của tòan Nguyện Xá, với sự nỗ lực của các em dàn trải trên nhiều mặt sinh họat, nhằm thúc đẩy các em hăng say hơn về thiêng liêng cũng như nhân bản.

Lúc 9:00 giờ, các em hân hoan mừng đón Cha Xứ Giuse Nguyễn Hiến Thành, quý Sơ Bề Trên, quý ông trong Ban Hành Giáo của giáo xứ, Ban Mục Vụ khu đến tham quan và khai mạc cho Hội Chợ Giáng Sinh.

Trong lời chào đón, Sơ Anna Bích Uyên, trường Nguyện Xá giới thiệu thành phần tham dự ngày vui Hội Chợ với quý đại biểu. Sơ cũng giới thiệu sự hiện diện của 137 em thuộc trường Phổ Cập trong ngày vui này như sự diễn tả tình liên đới giữa các em Thiếu Nhi với các bạn không nhiều may mắn. Lời phát biểu của Bề Trên Cộng đoàn – Sơ Teresa Đoan Trang cho thấy sự quan tâm, trợ giúp của Giáo Xứ, của quý ân nhân đối với các em trong Nguyện Xá, đặc biệt cho dịp lễ Giáng Sinh và tổ chức Hội Chợ.

Cha Xứ trong lời huấn dụ với Thiếu Nhi đã không quên nhắc nhở các em sống ngoan, sống tốt, có lòng biết ơn đối với các Sơ là những người đã hy sinh mọi sự cho các em, không những thế, các Sơ đã cống hiến cho các em một môi trường khang trang, sạch sẽ. Và Cha cũng mời gọi các em sống tâm tình tri ân đó đối với các anh chị Giáo Lý Viên đang trực tiếp phục vụ các em, những người đã rất quảng đại trong sứ mệnh rao giảng và đồng hành cùng các em trên hành trình đức tin.

Sau tiếng chuông khai mạc của Cha Xứ, bầu khí trở nên ngày càng sôi động hơn vì nỗi hồi hộp, những cặp mắt xoe tròn của các em, đang đón đợi với những ước đóan về số vé thưởng, vé chơi, vé ăn mình sẽ nhận được. Những em lớn hơn xem ra rất sành điệu vì đã quen với sinh họat hàng năm này, nên ngay lập tức, các em tản nhanh đến các gian hàng chơi, nhìn ngắm, xem xét và “lượng sức, lượng giá” về trò chơi mình sẽ tham dự. Riêng các em lần đầu tiên tham dự thì thật bỡ ngỡ, cứ loay hoay tính tóan, chạy chỗ này, lui chỗ kia…nhưng chỉ ít phút sau, khi dường như đã hiểu được quy luật chơi rồi thì các em cũng trở nên linh họat và bạo dạn không kém.

Gian hàng ăn bao giờ cũng là nơi thu hút nhất. Những món ăn ngon, bổ, rẻ cùng những khuôn mặt vui tươi phục vụ của các anh chị Cựu Giáo Lý Viên, Cựu Học Sinh Nguyện Xá đã đem đến cho các em sự thoải mái và nhiều niềm vui.

Tuy sinh họat Hội Chợ được diễn ra hàng năm vào dịp Giáng Sinh, nhưng những cái mới và sáng tạo không bao giờ thiếu. Các trò chơi cuốn hút các em vào tinh thần trẻ trung, năng động, hồn nhiên rất lành mạnh và tươi vui. Đúng như lời Sơ Maria del Carmen, Mẹ Tổng Phụ trách Mục Vụ Giới trẻ đã trả lời cho một Giáo Lý Viên khi bạn nói lên nỗi băn khoăn không biết làm gì cho người trẻ, khi mà xã hội có quá nhiều những lôi kéo của Internet, của băng đảng, của phim ảnh xấu, của ma túy… Mẹ nói: “Những vấn đề các con đang thấy trong xã hội nó rất hiện thực và đang là một trào lưu, nhưng nó không là tất cả. Tận trong thâm tâm, các bạn trẻ vẫn bị hấp dẫn rất nhiều bởi những cái đẹp khác như âm nhạc, thể thao, kịch nghệ, ca múa, những câu lạc bộ…Chúng con có thể cho những người trẻ kinh nghiệm về những điều đó bằng chính trải nghiệm và sự sáng tạo của mình”

Đưa Hợi dzề Dinh, Cầu Tre lắt lẻo; Bống Bống Bang Bang, Úi Cha…Bùm…là những trò chơi ấn tượng được sản sinh với nhiều suy tư và sáng tạo của các Sơ, các anh chị Giáo Lý Viên đã có khả năng cho thiếu nhi và những bạn trẻ kinh nghiệm về niềm vui lành mạnh. Nhìn những khuôn mặt đơn sơ, ánh mắt trong veo và nụ cười hồn nhiên, trong sáng đó, ai có thể nói: Tuổi trẻ …khó thương?!!!

Chúa đến mang bình an cho cõi lòng người thế, cầu chúc cho các em thiếu nhi, các bạn trẻ,những nhà giáo dục một mùa Giáng Sinh đầy Chúa, rất an bình và cũng rất thánh thiện.
 
thông tin về Khóa Huấn Luyện người hướng dẫn Linh thao 2009
Lm. Tôma Vũ Quang Trung, S.J.
06:54 29/12/2008
THÔNG TIN VỀ KHÓA HUẤN LUYỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN LINH THAO 2009

Ngày 28.12.2008

Kính thưa Quý Bề Trên, Quý Cha, Quý Tu Sĩ nam nữ cùng anh chị em giáo dân,

Năm 2009 tới đây, Anh Em Dòng Tên chúng con tiếp tục mở khóa huấn luyện những người yêu thích linh đạo I-Nhã để hướng dẫn Linh Thao. Quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ trong các dòng tu, tu hội và tu đoàn tông đồ cũng như những anh chị em giáo dân yêu mến linh đạo I-Nhã có ý hướng muốn giúp đỡ tha nhân qua việc hướng dẫn Linh Thao, xin đăng ký tham dự khóa huấn luyện.
Đây chỉ là khóa học cung cấp những kinh nghiệm và kiến thức cơ bản, còn kết quả của việc giúp Linh Thao tùy thuộc ơn gọi và khả năng của mỗi người. Hướng dẫn giúp người khác làm Linh Thao, là một ơn gọi.

1.Chương trình:

Những người tham dự khóa học này sẽ qua những kinh nghiệm căn bản sau:
1. Tham dư một cuộc Linh Thao 30 ngày;
2. Học hỏi về Linh Thao trong khoảng hai tháng (nội trú năm ngày một tuần);
3. Thực tập đồng hành thiêng liêng dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm;
4. Thực tập cho Linh Thao dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm;

2. Điều kiện tham dự:

Những người đăng ký khóa học này cần:
1. Có đời sống thiêng liêng và sự thống nhất giữa đời sống và niềm tin.
2. Có kiến thức thần học ở một mức độ nào đó; sẵn sàng theo những khóa thần học bổ túc.
3. Đã làm Linh Thao 30 ngày (có khóa linh thao 30 ngày vào 01.03-01.04.2009).
4. Nếu là linh mục, cần được Đức Giám Mục bản quyền cho phép và giới thiệu; Nếu là thành viên một dòng tu hay tu hội, tu đoàn tông đồ cần được bề trên dòng tu hay tu hội, tu đoàn cho phép và xác nhận người này có khả năng giúp hướng dẫn thiêng liêng; nếu là giáo dân, cần được người phụ trách chương trình này xét thấy có khả năng hướng dẫn thiêng liêng.
5. Tuổi từ 30 đến 55, trừ trường hợp đặc biệt.
6. Hồ sơ gồm:
a. một đơn viết tay xin tham dự khóa Huấn Luyện Người Hướng Dẫn Linh Thao;
b. phiếu thông tin (có mẫu tại http://www.dongten.net/hdlt/ptt.htm);
c. bản viết khoảng một trang A4 về “cuộc đời và thao thức” của mình;
d. thư giới thiệu của Đức Giám Mục giáo phận nếu là linh mục triều, của Bề Trên Thượng Cấp nếu là thành viên dòng tu hay tu hội, tu đoàn và của một linh mục nếu là giáo dân.
7. Xin vui long đăng ký trước ngày 15.02.2009; Khóa học sẽ bắt đầu ngày 02.05.2009. Nếu được chấp nhận dự khóa huấn luyện, sẽ có thư thông báo.

3. Tiến trình huấn luyện

Khóa học khai giảng ngày 02.05.2009. Sẽ học từ thứ hai đến thứ sáu, từ 08:00--11:00.
Địa điểm học sẽ được thông báo sau (TBS) cho học viên.


Khóa học này sẽ được bế giảng vào ngày 02.05.2010. Cứ bình thường, ngày bế giảng khóa này là ngày khai giảng khóa kế tiếp.

4. Địa chỉ liên lạc:

Những thông tin cần biết thêm về khóa Huấn Luyện Người Hướng Dẫn Linh Thao này, xin vui long liên lạc về địa chỉ sau:
Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
HT 10 – Bưu Điện Thủ Đức
Thủ Đức- Tp. Hồ Chí Minh
Đt: 08.3897 1473; Đt Di Động: 090.798 1412
E-mail: liempham@dongten.net Có thể xem thêm thông tin nơi trang web: http://www.dongten.net/hdlt/

Kính chúc quý Quý Bề Trên, Quý Cha, Quý Tu Sĩ nam nữ và anh chị em luôn an mạnh, nhiều niềm vui thiêng liêng trong cuộc sống phục vụ và trở nên dấu chỉ sống động của tình yêu Thiên Chúa cho con người hôm nay.

Trong Đức Kitô,

Lm. Tôma Vũ Quang Trung, S.J.
Giám Tỉnh Dòng Tên Việt Nam
 
Video Giáo Hội Việt Nam năm 2008 Phần IV
Thúy Dung
09:27 29/12/2008
Khủng bố giáo xứ Thái Hà

Giữa tháng 8/2008 Giáo Hội Việt Nam đã long trọng cử hành Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần thứ 28 tại Quảng Trị với sự tham dự của 16 Tổng Giám Mục và Giám Mục, 552 linh mục và hơn nửa triệu anh chị em giáo dân.

Vào buổi tối trước ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời hôm 15 tháng 8, 2008, sau mấy ngày mưa lũ, một phần của bức tường bao quanh khu vực tranh chấp tại Thái Hà bị sụp đổ. Khi nhìn thấy hiểm họa những phần khác của bức tường cũng sẽ bị sụp đổ theo hiệu ứng liên hoàn, giáo dân đã phải tháo gỡ khoảng 3 mét tường và di dời tượng, ảnh, và thánh giá vào phiá bên trong của bức tường để cho an toàn hơn.

Cộng sản Việt Nam đã ngay tức khắc tố cáo giáo dân là "phá hoại tài sản nhà nước". Một tuần sau, văn phòng định giá của quận Đống Đa đã cho phổ biến trên tờ Hà Nội Mới và những cơ quan truyền thông báo chí khác của nhà nước là phần tường giáo dân Thái Hà tháo gỡ ra có một tổn thất khoảng 3,700,000 tiền Việt Nam (xấp xỉ 200 Mỹ Kim).

Để bắt đền cho số tiền 200 Mỹ Kim, từ ngày 1 tháng 9 đã có hàng loạt giáo dân bị bắt, trong số này có đến 4 người đã bị bắt giam hàng mấy tháng trời mà chẳng có phiên toà xét xử.

Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã phát động một chiến dịch khủng bố nhắm vào giáo dân Hà Nội, bắt đầu với một chiến dịch truyền thông đe dọa dùng đến "những biện pháp cứng rắn" chống lại các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, trong khi mô tả họ như những thành phần "tội phạm" sử dụng ảnh hưởng của mình để kích động giáo dân chống lại và phá hoại tài sản nhà nước, tập hợp cầu nguyện bất hợp pháp, và gây rối trật tự công cộng.

Nhà cầm quyền cộng sản thuê mướn những người ăn mày giả làm người Công Giáo để nói xấu các linh mục, đưa cả những người đã chết ra để nói những lời phỉ báng. Một thẩm phán Công Giáo bị đặt vào miệng những điều ông không hề nói.

Chiến dịch bôi nhọ các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và gây tâm lý bài xích Công Giáo đã được tiếp nối bằng những cuộc bắt bớ vào ngày 28 tháng 8.

Trong cùng ngày, có vài vị linh mục và giáo dân đã bị công an đánh đập tàn nhẫn khi đang biểu tình ôn hoà cho việc trả tự do của những người bị bắt giữ. Những người biểu tình đã nói rằng công an đánh đập họ tàn nhẫn và dùng cả súng làm cơ thể họ bị tê liệt cơ bắp nữa.

Tệ hơn cả là vào ngày Chúa Nhật 31 tháng 8, công an Việt Nam đã phá rối một cuộc rước của giáo dân tại Dòng Chúa Cứu Thế. Cá nhân vị chủ tế cha Phê rô Nguyễn Văn Khải, đã bị tấn công trong lúc dẫn đầu cuộc rước. Công an đã xịt hơi cay vào các linh mục, giáo dân và các em giúp lễ khiến nhiều người bị phản ứng, té xỉu hay ói mửa. Lựu đạn cay cũng được thảy vào đám rước khiến giáo dân bị hoảng loạn, nhiều người oà khóc vì sợ hãi. Có khoảng 30 giáo dân, đa số là đàn bà trẻ em đã bị nhiễm hơi cay. 20 trong số những người này phải nhập viện để chữa trị.

Phản bội những lời hứa hẹn

Rạng sáng ngày thứ Sáu 19/9, hàng trăm cảnh sát đã tập trung trước Tòa Giám Mục Hà Nội, phong tỏa không cho ra vào Tòa Giám Mục, nhà thờ chánh tòa, và tất cả các con đường dẫn đến Tòa Khâm Sứ. Một số xe ủi đã được điều động đến khu vực này và bắt đầu đào xới sân cỏ Tòa Khâm Sứ. Lúc 6 giờ sáng, sau khi cảnh sát và các công nhân xây dựng đã đông đủ ở vị trí của họ, đài truyền hình và phát thanh do nhà nước kiểm soát đưa ra thông báo là nhà nước quyết định triệt hạ tòa nhà để biến đổi nơi này thành công viên.

Một ký giả Hoa Kỳ, ông Ben Stocking, được biết là trưởng ban Hà Nội của thông tấn xã AP, đã là nhân chứng tại chỗ. Ông muốn cho thế giới thấy những gì ông đang được mục kích. Vì lý do đó ông đã bị công an đấm vào mặt, bóp cổ và đánh vào đầu bằng một máy chụp hình khi ông cố chụp những tấm hình về những tranh chấp tại Tòa Khâm Sứ. Ông đã bị bắt, sau đó được thả nhưng máy chụp hình bị tịch thu.

Ngày 20/9, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đến UBND Hà Nội để phản đối. Khi tường thuật lại cuộc họp này, báo đài Nhà Nước đã trích ra một câu nói của Đức Tổng, cắt bỏ ngữ cảnh của câu văn để có cớ kết án ngài.

Nguyên văn câu nói của Đức Tổng như sau: "Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng."

Cả câu văn là như thế, nhưng báo đài chỉ giữ lại mấy chữ: Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam để kết tội Đức Tổng Giám Mục Hà Nội là miệt thị dân tộc đất nước mình, gây bức xúc phẫn nộ trong nhân dân Thủ đô.

Những hành động bẩn thỉu này của nhà cầm quyền Việt Nam đi ngược lại đường lối đối thoại xây dựng. Nó khinh miệt nguyện vọng chính đáng của cộng đồng Công Giáo Hà Nội, chế diễu luật pháp, và coi thường Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Nó cũng chà đạp đạo lý và khinh mạn lương tâm xã hội.

Ngày 23/09/2008, Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND Hà Nội lại còn gửi thư kiến nghị Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đòi “xem xét, xử lý và đề nghị xử lý nghiêm minh theo quy định của Giáo Hội đối với Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, linh mục Vũ Khởi Phụng, các giáo sĩ Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, và Nguyễn Ngọc Nam Phong”.

Ngày 25/09/08, Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN, đã có văn thư trả lời: “Sau khi xem xét, chúng tôi thấy các vị này không làm bất cứ điều gì đi ngược lại với giáo luật hiện hành của Giáo Hội Công Giáo.” Đồng thời, ngài cũng gửi kèm bản Quan Điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay trong đó chỉ ra những bất cập trong luật đất đai của nhà cầm quyền Việt Nam, một thứ luật chà đạp quyền tư hữu của người dân như đã được xác lập trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết.

Kế đến, các Đức Giám Mục Việt Nam cũng phê phán đạo đức nghề nghiệp của những người làm công tác truyền thông quốc doanh tại Việt Nam vì trong thực tế, đã có những thông tin bóp méo hoặc cắt xén như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Tòa Khâm Sứ cũ.

Cuối cùng, các ngài chỉ ra rằng truyền thống văn hoá và đạo đức của dân Việt vốn nhấn mạnh đến tình tương thân tương ái và sự hài hòa trong xã hội. Tuy nhiên khi giải quyết những tranh chấp gần đây, đáng tiếc là có những hành vi sử dụng bạo lực, làm mất đi tương quan hài hòa trong cuộc sống… Một giải pháp thỏa đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau.

Phần 5: Phản ứng của dư luận thế giới
 
Video Giáo Hội Việt Nam năm 2008 Phần V
Thúy Dung
11:36 29/12/2008
Phản ứng của dư luận thế giới

Ngày 09/10/2008, trong một thông báo đính kèm với một bản báo cáo chi tiết gồm 12 trang, Hội Ân Xá Quốc Tế có trụ sở đặt tại Luân Đôn, Anh Quốc đã mạnh mẽ tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam đã cướp đất lại còn vu cáo, hăm dọa và tấn công người Công Giáo. Thông cáo nhấn mạnh: “Ngày hôm nay Ân Xá Quốc Tế tuyên bố rằng nhà nước Việt Nam phải chấm dứt ngay việc hăm dọa và tấn công chống lại người Công Giáo và phải bảo vệ người Công Giáo chống lại bạo lực do những nhóm được nhà nước bảo trợ gây ra.

Những vụ bách hại người Công Giáo đã gây phẫn nộ nơi các cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại. Biểu tình với sự tham dự của hàng chục ngàn nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Đặc biệt, hàng ngàn người Việt và Úc đã tham gia vào cuộc biểu tình tại Melbourne sáng thứ Ba 14/10/2008 để phản đối chuyến viếng thăm của thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Trước khí thế sôi sục căm phẫn của những người biểu tình, Dũng đã không dám đi cửa trước mặc dù cảnh sát có thể bảo vệ ông ta không bị những người biểu tình tấn công. Những người biểu tình đã nhận được sự tham gia đông đảo của những người Úc qua đường. Cuộc biểu tình đã kéo dài hàng mấy tiếng đồng hồ.

Một ngày sau đó, Nguyễn Thế Thảo triệu tập các nhà ngoại giao Tây phương tại Hà nội để kết án Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và anh chị em giáo dân Công Giáo Hà Nội.

Chỉ 8 ngày sau đó, hôm 23/10, với 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống, và 4 phiếu vắng mặt, Nghị Viện Âu Châu đã tuyên bố hoãn vô thời hạn việc ký kết các thỏa ước hợp tác với Việt Nam cho tới khi nào những vi phạm về nhân quyền vẫn chưa chấm dứt.

Giáo dân ra tòa

Ngày 8/12/2008, tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử 8 giáo dân giáo xứ Thái Hà về điều mà họ gán ghép cho là tội "phá hoại tài sản và phá rối trật tự nơi công cộng." Bẩy người trong số họ đã phải nhận những bản án bất công từ 12 đến 17 tháng tù treo.

Ngay lập tức các cơ quan truyền thông do nhà nước Việt Nam kiểm soát đã loan tin sai sự thật một cách có chủ ý rằng những người bị đưa ra xét xử đã “cúi đầu nhận tội” và đã được hưởng “chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước Việt Nam.”

Những bản án trên hoàn toàn bất công, vô luân và áp đặt; và nhà nước cộng sản Việt Nam cũng chẳng có chính sách khoan hồng nào khi sử dụng một tài nguyên đông đảo gồm cả công an, mật vụ, lẫn du đảng, cả hệ thống truyền thông và nay cả hệ thống tư pháp vào việc tấn công những người dân nghèo sau khi đã cướp đất của họ.

Tòa án Việt Nam lẽ ra cũng phải truy tố những thành phần du đảng tấn công những nơi thờ tự của Giáo Hội Công Giáo và các tôn giáo khác mà cụ thể là 3 vụ tấn công vào giáo xứ Thái Hà trong các ngày 21/9, 15/11 và mới đây nhất là hôm 7/12.

Vào ngày 21 tháng 9, đền thánh Giêrađô này đã bị phá hoại, tượng ảnh bị đập phá và sách kinh bị quăng ra khỏi kệ, vương vãi dưới đất. Những kẻ côn đồ đã "la ó, đập phá, ném đá vào nhà dòng, đập vỡ cổng vào đền thánh Giêrađô. Thêm vào đó những kẻ du côn này còn hô khẩu hiệu sẽ giết các linh mục, tu sĩ, giáo dân và ngay cả Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.

Đêm thứ Bẩy 15/11, hằng trăm người, dưới sự yểm trợ của Uỷ Ban Nhân Dân phường Quang Trung lại tấn công đền thờ Giêrađô của Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội. Bạo động đã nổ ra cùng lúc với việc Uỷ Ban Nhân Dân phường Quang Trung yêu cầu các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội có cuộc họp khẩn vào lúc 10 giờ đêm với ý đồ ngăn cản các linh mục và tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội tiếp cứu đền thờ của họ đang bị tấn công.

Suốt buổi sáng ngày Chúa Nhật 7/12, hàng trăm phụ nữ lại đến la ó trong khuôn viên nhà dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội nhằm đe nẹt những ai có ý muốn tham gia vào cuộc biểu tình trước phiên tòa bất công sẽ diễn ra vào sáng ngày hôm sau tại trụ sở phường Ô Chợ Dừa. Trong khi đó, công an mời 6 bị cáo lên để dằn mặt, dụ dỗ và ép cung.

Tất cả những kẻ tham gia vào những hành động bạo lực điên cuồng và hiển nhiên gây rối trật tự công cộng trầm trọng như thế lại không một ai bị trừng trị.

Phiên tòa đã diễn ra dưới sự bảo vệ của hàng trăm cảnh sát cơ động, công an, và mật vụ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Phiên tòa cũng đã diễn ra dưới sự la ó của hàng ngàn người Công Giáo biểu tình phản đối sự bất công và vô lý của nó.

Như vậy rõ ràng là bất chấp sự phản đối của người dân, nhà cầm quyền Việt Nam kiên quyết bảo vệ một phiên tòa bất công được dựng lên trong chiến lược đe dọa nhằm làm câm nín mọi nỗ lực đòi công lý và sự thật của người dân Việt Nam.

Tiếp tục bách hại các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế

Ngày 12 tháng 12 năm 2008, Nguyễn Thế Thảo – lại ký công văn số 3990/UBND-NC, gửi Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam và cha Giám Tỉnh DCCT Việt Nam, đề nghị các vị "cần có thái độ phê phán và giáo dục với ông Nguyễn Ngọc Nam Phong; đồng thời sớm điều chuyển các giáo sỹ Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, và Nguyễn Ngọc Nam Phong ra khỏi địa phận Hà Nội.”

Trong thư phúc đáp đề ngày 19/12, cha Giuse Đinh Hữu Thoại chánh văn phòng khẳng định rằng theo Giáo Luật, Hiến Pháp và Luật Dòng các linh mục được đề cập chẳng làm gì sai, chẳng nói điều chi không đúng sự thật. Trái lại các vị còn làm rất tốt công việc của mình và can đảm đứng lên bênh vực cho sự thật, lẽ phải và công lý. Và như thế chẳng có lý do gì phải chịu phê phán, giáo dục, và điều chuyển cả.

Trong ngày lễ Giáng Sinh, theo truyền thống vi phạm tự do tôn giáo, nhà nước Việt Nam lại cấm cản các thánh lễ và các hoạt động tôn giáo tại nhiều nơi nhất là tại tỉnh Sơn La.

Tại Huế, cộng sản cũng tranh chấp đất đai với giáo dân An Bằng và cố tình ngăn cản anh chị em giáo dân cử hành lễ Giáng Sinh tại đài lễ của họ.

Đảng viên cán bộ địa phương muốn cướp lấy, chia nhau làm tài sản riêng với đủ thứ lý do rất là chính đáng, hợp pháp, hợp lẽ. Chính cái nguyên tắc bất công, phi lý và phản nhân quyền: “Toàn bộ đất đai phải do nhà nước quản lý” mà thực chất là do đảng sở hữu cộng thêm quyền hành chuyên chế, lòng tham lam vô tận, thói gian dối cùng cực và sự tàn ác lạnh lùng của đảng viên cán bộ CS đã đẩy dân tình vào cảnh điêu đứng, tôn giáo vào cảnh khó khăn và xã hội vào cảnh hỗn loạn!

Các Tân Giám Mục

Trong cơn bách hại, Giáo Hội Việt Nam trong năm qua cũng được hồng phúc có thêm 3 tân Giám Mục là Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt được bổ nhiệm Giám Mục Bắc Ninh ngày 4/8 và được tấn phong hôm 7/10.

Tại Sàigòn, Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm được bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Sàigòn ngày 15/10 và được tấn phong một tháng sau đó hôm 15/11.

Tại Hà Nội, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh được bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Hà Nội hôm 15/10 và được tấn phong Giám Mục tại Nam Định hôm 5/12.
 
Tu sĩ và Giáo dân Huế hát thánh ca buồn giữa mùa Giáng Sinh
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
16:58 29/12/2008
HUẾ, Việt Nam.(29-12-2008) -- Với những vòng hoa tang đặt kín phòng, nhạc thánh ca vang lên buồn tẻ, đèn cầm tay thắp sáng trước sân tu viện giữa bầu trời đêm 26-12, đoàn kiệu dài hơn 200 mét vừa đi, vừa hát ‘’Tôi kết hiệp cùng Chúa và tế lễ mình tôi làm một với Ngài’’

Hơn 1000 người gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân dòng Chúa Cứu Thế- Huế, đã kiệu thi hài cha Phêrô Hoàng Diệp từ phòng lễ tang tu viện đến nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế.

Cố linh mục nhạc sĩ Phêrô Hoàng Diệp, 84 tuổi, dòng Chúa Cứu Thế Huế qua đời ngày 23-12-2008, đã sáng tác những ca khúc bất hủ được hàng triệu người Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước biết đến như bài Kìa Bà Nào, Tiếng hát Thiên Thần, Hội nhạc Thiên Quốc, Tiếng ca Trinh nữ, Tôi Kết hiệp cùng Chúa.

Ông Phêrô Nguyễn Quang Toàn, 70 tuổi, hiện ở giáo xứ Tùng Lâm, Đà Lạt, cho biết cha Hoàng Diệp tên thật là Nguyễn Quang Diệp, sinh ngày 30.11.1924 tại làng Vinh Hoà, xã Vinh Hiền, Thừa Thiên, cách Huế 60 cây số về hướng Nam, nhập đệ tử viện dòng Chúa Cứu Thế Huế từ năm 1938, chịu chức linh mục năm 1954. Ngài là con thứ ba trong một gia đình nông dân có 8 người con 5 trai 3 gái.

Cha Hoàng Diệp biết sáng tác nhạc thánh từ khi còn đệ tử viện, bài ‘’Tôi kết hiệp cùng Chúa’’ là bài hát đầu tiên cha Diệp sáng tác năm 1948, ông Toàn, em ruột của cha Hoàng Diệp, cho biết ngài đã hát bài này trong một dịp Giáng Sinh, trước khi ngài chia tay gia đình để vào nhà tập.

Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, 53 tuổi, giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam chủ tế chia sẻ trong thánh lễ đêm 26-12, khi ngài cùng đồng tế với gần 20 linh mục dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam:’’Cha Phêrô đã kết hiệp với Chúa Giêsu khi ở trần gian, giờ đây qua ngưỡng cửa của sự chết, ngài đã hiến tế chính thân xác của người với một lòng yêu mến Chúa’’.

Cùng chia xẻ biến cố này trong đại lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, hôm 25.12 tại nhà thờ chính toà Phủ Cam Huế, với gần 3000 người tham dự, Đức cha Têphanô Nguyễn Như Thể phát biểu:’’ cố linh mục Phêrô Hoàng Diệp là vị ân nhân của Giáo hội Việt Nam vì ngài đã để lại cho giáo hội những bài thánh ca trầm bổng, diễn tả sự tha thiết của con người với Chúa và Mẹ Maria, mọi người khi hát bài của ngài cảm thấy đi vào thế giới lung linh của Tình yêu và ân sủng.

Các giáo xứ vùng quê Thừa Thiên Huế hiện nay vào ngày lễ Giáng Sinh, vẫn còn diễn lại các giao ca hoạt cảnh Giáng Sinh như Thiên thần bảo mục đồng, hoặc hát ca mừng Chúa Giáng Sinh bằng những ca khúc nổi tiếng như Hội nhạc Thiên quốc, tiếng hát Thiên Thần của cha Phêrô Hoàng Diệp.

Lucia Văn Thị Cẩm Mỹ, 18 tuổi, ca viên của ca đoàn Cecilia thuộc giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế, cảm thấy buồn vì mất đi người cha linh hướng. Cẩm Mỹ cho biết, em thích cầu nguyện bằng những bài hát của cha Hoàng Diệp sáng tác, vì nó mang tâm tình cầu nguyện.

Khi viết về cố linh mục Phêrô Hoàng Diệp, Linh mục Nguyễn Tự Do đã nêu lên được những nét nổi bật của ngài đó là sự chân thành, đơn sơ, khiêm nhường, nhẹ nhàng, ân cần, thật tình. Tín thư ngài để lại vẫn còn sáng đậm, bởi vì nơi ngài đến, chính là quê hương của thơ nhạc muôn đời.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhà nước chỉ đạo báo chí sửa chữa tin tức về vụ Vietnam Airlines
Hoàng Hà
00:24 29/12/2008
Một phóng viên Việt Nam (dấu tên vì lý do an ninh) đã tố giác rằng các cơ quan tuyên huấn của cộng sản Việt Nam đã chỉ đạo cho báo chí phải “remove” ngay tức khắc những thông tin về vụ nhà chức trách Nhật Bản đến trụ sở Việt Nam Airlines lục soát và lấy đi nhiều thùng hàng hóa ăn cắp.

Phiên bản mới theo chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo Trung Ương là “Không có việc khám xét văn phòng Vietnam Airlines tại Nhật”. Nhà chức trách Nhật Bản chỉ đến trụ sở Việt Nam Airlines để uống trà “làm việc” hữu nghị vậy thôi.

Xin so sánh hai bản tin này:

1. Bản tin nguyên thủy của VNExpress từ cache của Google:

http://209.85.173.132/search?q=cache:maTUvTd4ZhcJ:www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2008/12/106584.cand+an+trom+my+pham+o+nhat&hl=en&ct=clnk&cd=34&gl=us

Cảnh sát Nhật khám xét văn phòng Vietnam Airlines

Phi công Đặng Xuân Hợp
.
Ảnh: Asahi Shinbun
Trao đổi với báo chí chiều 25/12, người phát ngôn Vietnam Airlines xác nhận cảnh sát Nhật Bản đã khám xét các văn phòng của hãng và Vietnam Airlines sẵn sàng hợp tác trong quá trình điều tra.

Liên quan tới vụ bắt phi công Đặng Xuân Hợp hôm 17/12 vì tuồn hàng lậu về Việt Nam, cảnh sát Nhật Bản đang mở rộng điều tra và lần ra nhiều đầu mối dính líu đến đường dây ăn cắp.

Nhật báo Asahi Shinbun ra ngày 18/12 đưa tin, từ hôm 10/8, cảnh sát quận Kumamoto đã bắt hai tu nghiệp sinh người Việt Nam với tội danh ăn cắp hàng hóa tại một trung tâm mua sắm. Tổng số mỹ phẩm mà hai thực tập sinh Hoàng Văn Hùng và Lâm Tăng Túc (đều 23 tuổi) trộm được lên đến 260.000 yen (xấp xỉ 3.000 USD).

Cảnh sát cho biết Hùng và Túc đến Nhật làm việc cho một công ty xây dựng từ hồi tháng 2 năm nay. Hằng tháng họ được trả 70.000 yen, (khoảng 900 USD) và gửi về Việt Nam 50.000 yen. Họ thú nhận, với 20.000 yen còn lại thì không thể sống nổi ở Nhật Bản nên phải ăn trộm.

Hùng và Túc khai hồi tháng 7 đã được đề nghị tham gia vào nhóm ăn cắp mỹ phẩm. Sau khi được chuyển tới các địa điểm định sẵn, số hàng ăn cắp sẽ được định giá và phân chia lợi nhuận nếu về nước trót lọt. Tuy nhiên, Hùng và Túc khai chưa nhận được đồng nào thì đã bị bắt.

Với tội danh tham gia ăn cắp ở mức độ băng đảng, họ bị đề nghị giam giữ 18 tháng. Vợ giám đốc công ty kiến thiết nơi các tu nghiệp sinh này đang làm việc đã bị sốc vì theo bà, họ làm việc rất chăm chỉ.

Theo phía cảnh sát, nạn ăn cắp hàng hóa bắt đầu hoành hành từ năm 2006 ở các cửa hàng thuốc và cửa hàng bán lẻ khắp nơi trên khắp nước Nhật. Các mặt hàng được bọn ăn cắp ưa chuộng là mỹ phẩm và thực phẩm bồi bổ sức khỏe. Mỹ phẩm của Nhật thường được bán với giá cao.

Từ đó đến nay, 71 tên tội phạm đã bị bắt vì liên quan đến hành vi này, trong đó 14 người là người Việt Nam. Tổng thiệt hại của các vụ trộm cắp lên đến 100.000 yen.

Hàng hóa thu được sau khi khám xét
các văn phòng Việt Nam Airlines. Ảnh: Asahi Shinbun
Trao đổi với báo chí chiều qua, người phát ngôn Vietnam Airlines xác nhận cảnh sát Nhật Bản đã tới khám xét các văn phòng của hãng và Vietnam Airlines sẵn sàng hợp tác trong quá trình điều tra.

Tuy nhiên, người phát ngôn Vietnam Airlines khẳng định chưa nhận bất kể thông tin nào liên quan đến việc 50 phi công, tiếp viên của hãng có khả năng dính dáng đến vụ này.

Vietnam Airlines từ chối bình luận cho đến khi có thông tin chính thức từ phía nhà chức trách Nhật Bản.

Cũng theo phát ngôn viên của hãng hàng không trước đó, nhà chức trách Nhật Bản có làm việc với một số tiếp viên và phi công của hãng để lấy thông tin nhưng từ đó đến nay chưa có bất cứ thông tin gì thêm

Theo Thanh Bình - Hồng Anh (VnExpress)

2. Bản tin mới của VietnamNet

Không có việc khám xét văn phòng Vietnam Airlines tại Nhật

Phi công Đặng Xuân Hợp. Ảnh: Asahi Shinbun
- Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) xác nhận việc cảnh sát Nhật Bản có đến làm việc tại các văn phòng của Hãng và đề nghị phối hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu (chủ yếu là các thông tin, tài liệu về chuyến bay, danh sách tổ bay), chứ không có việc khám xét.

Vietnam Airlines chiều 26/12 đã khẳng định điều này trước những thông tin cho rằng, “Văn phòng Vietnam Airlines tại Nhật bị nghi chứa đồ ăn cắp” hay “Cảnh sát Nhật khám xét Văn phòng Vietnam Airlines”…

Hàng hàng không quốc gia Việt Nam xác nhận việc cảnh sát Nhật có đến làm việc tại các văn phòng của Hãng và đề nghị phối hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu (chủ yếu là các thông tin, tài liệu về chuyến bay, danh sách tổ bay).

Toàn bộ sự việc trên đều diễn ra trong ngày 17/12/2008, và đến nay chưa có thêm yêu cầu nào khác của cơ quan điều tra Nhật đối với các văn phòng trên.

Hiện các cán bộ văn phòng chi nhánh Vietnam Airlines ở đây đang hợp tác đầy đủ với nhà chức trách và cơ quan điều tra Nhật Bản.

Người phát ngôn Vietnam Airlines cho rằng, đến thời điểm hiện tại, cơ quan điều tra Nhật không công bố bất cứ thông tin nào liên quan đến việc các văn phòng của Vietnam Airlines tại Nhật bị nghi chứa đồ ăn cắp, ngoài trường hợp của cá nhân phi công Đặng Xuân Hợp.

Những ngày gần đây, trên Internet rộ lên thông tin khoảng 50 phi công và tiếp viên phi hành của Vietnam Airlines dính vào dịch vụ vận chuyển hàng hóa ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Đại diện Hãng hàng không quốc gia Việt Nam cho biết, đó là thông tin từ báo giới Tokyo và đến nay, Vietnam Airlines chưa nhận được bất cứ thông tin chính thức nào từ cảnh sát Nhật Bản về chuyện này.

Trước đó, ngày 20/12, báo Asahi Shimbun loan tin, liên quan đến vụ bắt giữ phi công Đặng Xuân Hợp, cảnh sát Nhật cũng bắt giữ 2 tu nghiệp sinh người Việt Nam tại tỉnh Kumamoto và bị toà án địa phương này khởi tố với tội danh ăn cắp hàng hoá tại trung tâm mua sắm phố Kikuyou ở thị xã Tamana ngày 10/8. Tổng số mỹ phẩm cao cấp bị nghi là ăn cắp gồm có 107 món, trị giá khoảng 260.000 yen.

Hai bị cáo này tên là Hoàng Văn Hưng (23 tuổi) và Lâm Tăng Túc (23 tuổi).

Họ mới đến Nhật từ tháng 2 trước đó. Hưng và Túc được một công ty kiến trúc ở thành phố Koshi nhận cho tu nghiệp và sống trong ký túc xá của công ty. Hàng tháng họ được trả mỗi người 80.000 yen, tức khoảng 900 USD. Số tiền này chỉ đủ sống vì chi phí sinh hoạt ở Nhật rất đắt đỏ. Tuy nhiên, họ đã gửi về Việt Nam tới 60.000 yen, tức 700 USD, như vậy thì không thể sống nổi nên phải ăn trộm.

Hai người này khai với cảnh sát Nhật Bản rằng, hồi tháng 7, họ nhận được lời đề nghị tham gia vào nhóm ăn cắp mỹ phẩm từ một người tên là Quyên. Sau khi chuyển đến điểm nhất định, hàng hoá sẽ được định giá và chia nhau phần trăm sau khi đưa về nước trót lọt. Tuy nhiên, Hưng và Túc khai chưa nhận được đồng nào thì đã bị bắt.

Trong tuần qua, tòa án ở Yamaguchi cũng đã kết án tù 2 năm một người Việt Nam bị truy tố về tội mua bán hàng ăn cắp, tên là Nguyễn Hoàng Công, liên quan đến một phụ nữ tên Trần Thị Mỹ Hạnh - người mà phi công Đặng Xuân Hợp bị nghi là có dính líu.

Theo nguồn tin trên Mainichi, bản án căn cứ trên số mỹ phẩm và các loại hàng hóa khác bị đánh cắp trị giá 400.000 yen, tương đương gần 4.500 USD, mà Công đã bán cho bà Hạnh để chuyển lậu về Việt Nam. Cảnh sát tỉnh Yamaguchi cho biết hai người này cũng có hành vi mua đồ và bán hàng ăn trộm tại Yamaguchi.

Hà Yên

Đúng là nói láo như "vẹm". Không có chuyện khám xét nhưng cảnh sát Nhật lại bưng ra hết thùng này đến thùng khác!
 
Chuyện gì lại xảy ra trên đất nước này tối 28/12?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
05:03 29/12/2008
SAIGÒN - Khi tiếng còi của trọng tài người Singapore cất lên sau 90 phút thi đấu trận chung kết giữa VN-Tháilan trên sân Mỹ Đình Hà Nội tối qua 28/12/2008, mặc dù với kết quả hòa 1-1 nhưng chủ nhà VN chính thức đoạt Cúp vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF) vì trận lượt đi trên sân khách, VN đã thắng Thái Lan 2-1 hôm 24/12.

Chẳng lẽ chỉ có cách này mới thể hiện ‘lòng yêu nước’ sao?
Không thể phủ nhận sự tiến bộ của bóng đá VN mấy năm gần đây và chiến thắng hôm qua là một ngày rất đáng nhớ kể từ khi VN tái gia nhập các hoạt động thể thao trong khu vực kể từ năm 1995 và là niềm vui đối với những người hâm mộ.

Tuy nhiên, khi nhìn cảnh dân chúng ào ra đường la hét ăn mà họ nghĩ đó là ‘ăn mừng chiến thắng’ diễn ra ồn ào khắp các thành phố và gần như suốt đêm qua, chúng tôi không khỏi chạnh lòng…

Chỉ cần ngồi ở nhà, qua TV mạng internet cũng được báo đài tường thuật gần như không sót đám đông nào tụ tập ở các khu vực trung tâm Hà Nội, Sàigòn, Đà Nẵng, Huế mà theo ước đoán của nhiều người có khoảng 5-7 triệu người khắp nơi đổ ra đường ăn mừng tối qua.

Điều này có nghĩa đã có tới 5% dân số ‘điên cuồng’ cùng bóng đá tối qua chỉ vì chiếc cúp vô địch bóng đá mà ‘danh giá’ của nó thì ngoài khu vực Asian còn ai biết!

Nhìn dân chúng khắp nơi ‘ăn mừng’ ồn ào như vậy buộc chúng ta phải nghĩ gì?

- Có thấy phi lý không nếu đem 100 ngàn USD là giá trị giải thưởng vô địch này so với sự vô giá của hai cái quần đảo Hoàng Sà và Trường Sa đang chơi vơi ngoài biển Đông trước miệng cọp dữ Bắc Kinh - Trung Quốc, nhưng hễ ai mà biểu tình tụ tập phản đối dù chỉ là một nhóm nhỏ xíu vài chục người trước lãnh sự quán Trung Quốc, thậm chí trước Nhà hát TP như anh Điếu Cày, chị Song Chi v.v.. là bị chính quyền VN bắt bỏ tù hặc gây áp lực khiến bị mất việc làm ngay?

- Có thấy chạnh lòng không trong khi chỉ vài trăm cho tới 1-2 ngàn giáo dân tụ tập trong thinh lặng đọc kinh cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ, giáo xứ Thái Hà để cầu xin những điều tốt đẹp cho đất nước này: CÔNG LÝ – SỰ THẬT thì họ lại bị chính quyền gây khó dễ?

Vậy chuyện gì đang xảy ra trên đất nước này?

Vào viện sau khi ăn mừng chiến thắng!


Như trong một bài viết gần chúng tôi cũng đã nói. Qua thể thao và đặc biệt là bóng đá, mọi người có thể nhận ra bóng dáng hào khí, lòng yêu nước, sự đoàn kết cả một dân tộc và VN đang có đầy các thế mạnh này.

Những dân tộc tính cao quí này tiềm tàng trong lòng dân chúng ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, mọi ngóc ngách con hẻm v.v… mà nếu có đầy đủ những điều kiện thuận lợi như bao xã hội dân chủ, tự do khác trên thế giới, VN chắc chắn không thể là một ‘con vịt bầu’ xấu xí và lẹt đẹt trong khối Asian như hiện nay, mà phải là con Thiên Nga bay trên bầu trời khu vực Á châu, ít nhất cũng phải ngang bằng với Hàn Quốc, Singapore từ lâu rồi sau ngày hòa bình.

Nhưng chính vì chủ nghĩa bất nhân và bạo ngược của cộng sản do tập đoàn lãnh đạo Hà Nội đem ra thi hành trong nước suốt nửa thế kỷ qua đã làm cho cả dân tộc bị gần như “liệt kháng” mất hết khả năng chống cự lại những điều xấu, chỉ còn biết dùng cái ‘hào khí’ ấy vào những việc vô bổ la hét cùng chậu thau, nồi niêu xoong chảo… rất đáng xấu hổ với người nước ngoài đang sống ở VN, họ ‘ngạc nhiên’ trước những kiểu ăn mừng như tối qua là phải, vì làm sao họ không biết rõ tình cảnh đất nước chúng ta. Làm sao đem đống nồi niêu xoong chảo, phèng la, cờ quạt ấy ra để chống chọi lại những chiến hạm khổng lồ của Trung Quốc đang chực chờ ngoài khơi kia?

Một sự đánh tráo trắng trợn lòng yêu nước và tự hào dân tộc của đảng csvn đối với hơn 80 triệu người dân đang diễn ra trên mảnh đất thân yêu này. Càng đáng buồn hơn khi biết rằng trong số ấy có không ít người cũng có ăn học, phần lớn lại là sinh viên học sinh mà cũng không ý thức nổi việc ăn mừng họ đang làm là ủng hộ và tán dương ai? Ai mới là kẻ được hưởng lợi nhiều nhất trong những việc ăn mừng như vậy?

Những ai đã yêu nước cuồng nhiệt ra đường la hét tối qua xin hãy nhớ cho rằng một ngày không còn xa đâu, có thể là ngay trong năm 2009 tới đây, khi TQ đem quân công khai tiến vào Trường Sa, tổ quốc sẽ rất cần đến lòng yêu nước và sự tự hào dân tộc của các bạn.

Khi ấy các bạn có dám đứng trước tòa đại sứ và các lãnh sự quán TQ la hét phản đối họ để bày tỏ tình yêu nước như đã tưng bừng tối qua không?

Sàigòn, sáng 29/12/2008
 
Nhìn và cảm trong đêm Giáng Sinh 2008
Trí Văn
05:15 29/12/2008
“Vào”… “Vaooooo” …! Những tiêng hò hét với mức độ khủng khiếp khùng điên nhất khiến tôi bật dậy, mặc dù mới đi ngủ được vài tiếng sau 2 đêm liền thức trắng (để cầy). Rồi, cơn điên tập thể thể bắt đầu rồi đây, tôi thầm nghĩ. Chả là hôm nay (24/12) trận chung kết lượt đi giữa Thái Lan và Việt Nam diễn ra lúc 19h, và thời điểm “vô thức tập thể” nhuốm mầu điên loạn diễn ra sau đó 40 phút.

Xe ôm chật ních phố xá Saigòn
Tôi găm máy hình vào túi quần và xách xe ra khỏi nhà. Đêm nay là đêm Noel, lại có trận bóng đá Việt Nam – Thái Lan, thấy trên một số trang blog tính chuyện lợi dụng việc xuống đường vì bóng đá để biểu tình chống Tầu âm mưu cướp từ biển tới đảo cho chí đất liền của Việt Nam. Trong khi ngài Nguyễn Tấn Dũng biểu dương ngành công an về chiến công dẹp các vụ giáo xứ Thái Hà, vụ 42 Nhà Chung, các cuộc biểu tình của sinh viên, văn nghệ sĩ trí thức hồi cuối năm ngoái, và ngài gọi đó là những “chiến công”, đồng thời ngài chỉ đạo cho ngành cần tăng cường và phát huy hơn nữa tính chủ động đấu tranh chống diễn biến hòa bình của các thế lực phản động, thù địch …, Nói tóm lại, đích thân thủ tướng Việt Nam chỉ đạo ngành công an đập phải chủ động đập tan mọi âm mưu biểu tình, bất kể là biểu tình gì. Ấy thế mà một vài blogger vẫn còn hy vọng hão huyền.

Dọc con đường Lê Lợi, từ bùng binh Nguyễn Huệ tới gần công viên Quách Thị Trang cửa chính chợ Bến Thành (theo tuần tự). Ảnh: Trí Văn

Tôi vừa đi khỏi nhà thì một làn sóng âm thanh cuồng nộ lại dậy lên, Việt Nam ghi bàn thắng thứ 2. Cứ thử lượn lờ quanh khu lãnh sự xem sao… biết đâu ? Nghĩ vậy và tôi cho xe chạy thẳng lên khu vực bùng binh Hồ Con Rùa, nhưng không có cách gì cho tôi len xe vào khu này mà lại có thể chụp hình, bởi đường xá đông đặc, xe đan nhau kín mít. Chỉ còn cách gửi xe đi bộ, nhưng nơi gửi xe của nhà văn hóa Thanh niên (là địa điểm nhận gửi xe duy nhất ở khu vực Hồ Con Rùa) không còn nhận xe nữa. Hay là vào một quán café nào đó quanh đây, rồi lợi dụng để xe. Nhưng phương án này cũng tiêu tan bởi các quán café có mặt bằng rộng đẹp có thể giữ xe cũng đã kín mít, không còn một chỗ trống.

Tôi bèn chạy thẳng lên khu trung tâm, tức là khoảng từ bùng binh Lê Lợi-Nguyễn Huệ tới cửa chợ Bến Thành. Khi xe tôi vào tới đường Lê Lợi, lập tức tôi cảm thấy một sự sai lầm, bởi vì bây giờ muốn thoái lui cũng không được nữa. Đành buông xuôi theo đám đông, nhích dần nhích dần tí một vậy.

Thoát ra khỏi khu trung tâm, tôi mò sang khu phố Tây balo. Ngược với ngày thường, hôm nay, khu Tây balo gồm các con đường Bùi Viện, Đề Thám, Đỗ Quang Đẩu…, vắng vẻ, quang đãng khác thường. Các ông Tây bà đầm cũng biến đâu hết sạch. Té ra, các ông bà Tây cũng khôn chán ra, họ đi chơi từ hồi tối, cũng vào khu trung tâm, khu công viên 23/9, nhà thờ Đức Bà… chả khác gì người Việt Nam.

Tôi lượn vào mấy khu phố “xóm đạo” như bên khu Phạm Văn Hai quận Tân Bình, khu chợ Ga quận Phú Nhuận. Điều nổi bật dễ thấy nhất là những khu này rất yên ắng trật tự, và trang trí chăng đèn kết hoa đẹp vô cùng. Phải thừa nhận, con người, nếu không đạt tới một trình độ nhận thức cao tới mức nào đó, thì phải có tôn giáo. Bằng không, con người chẳng khác thú vật là mấy. Những người công giáo, họ hiền lành, điềm đạm, nhẹ nhàng hơn hẳn so với người “lương”, người vô thần.

Ngay quãng ngã tư Trần Huy Liệu – Lê Văn Sĩ, thường ngày không để ý thì chả thấy gì, hôm nay, một nhà thờ loại “mi-ni” như từ dưới đất chui lên. Một nhà thờ Tin Lành. Tôi thấy các con chiên ngồi rất đông, lấn ra cả một quãng vỉa hè đường Trần Huy Liệu, và giọng người (hình như là) mục sư đọc hay nói gì đó qua hệ thống tăng âm, nên nghe rất lớn. Tôi xáp vào thì thấy, vây bọc đám con chiên ngồi tràn ra vỉa hè là một lực lượng hùng hậu “dân phòng”. Đây có lẽ là loại lực lượng, loại người đáng ghét nhất trong xã hội. Bọn chúng sống bằng tiền người dân đóng góp, gọi là “tiền an ninh trật tự”, rồi bọn chúng hung hăng bắt nạt dân ghê gớm, ghê gớm hơn chính lũ quan thầy chúng là công an. Tóm lại, dân phòng là một lũ vô công rỗi nghề, tay sai chỉ điểm của công an như một thứ chó hít rắm, sống bằng tiền đóng góp của dân và chỉ rình rình bắt nạt dân.

Đám “chó săn” này đứa nào đứa nấy mặt mũi câng câng, đứa tay cầm “cặc bò”, là một thứ dùi cui bằng cao-su của công an, đứa cầm gậy gỗ dài, vẻ rất hung tợn. Khi thấy tôi móc máy ảnh trong túi quần ra, lập tức ba bốn tên nhâu nhâu vây lấy tôi và không cho chụp hình. Tôi nghĩ, lí luận với tụi này thà nói với đầu gối, mà không biến nhanh, chúng giật phứt cái máy thì xong, làm gì được chúng?

Nghĩ vậy nên tôi quay đầu xe chạy thẳng.

Trong suốt quá trình tôi vừa kể, cơn điên tập thể vẫn không ngơi một phút, trên mọi con đường của Sài Gòn. Những tiếng hò hét “Việt Nam vô địch” râm ran như pháo giao thừa. Cờ đỏ sao vàng vẫy vùng loạn xạ, hình ảnh phổ biến là hai người chở nhau, người ngồi sau phất cờ, người ngồi trước nẹt pô, đánh võng.

Không nhớ rằng Marx hay Lenin đã nói: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Tôi thì nhìn thấy rõ: Với dân Việt Nam, bóng đá chính là thuốc phiện

Khi tôi dừng ở cột đèn tín hiệu giao thông đường Nguyễn Thị Minh Khai, quãng vườn Tao Đàn, một đám đông thanh niên tụ tập hét “Việt Nam vô địch”. Tôi quay sang một người thanh niên đứng gần nhất, nói: “Vô địch sao để Tầu nó chiếm hết đảo lại biển?” Sau một phần mấy giây ngỡ ngàng, tay thanh niên bảo tôi: “Đù mẹ mày khùng hả, đồ phản động”. Tôi biết đụng hàng rồi nên vội rồ ga chạy rõ nhanh khi đèn tín hiệu vừa chuyển xanh.

Nhìn rừng người tay vẫy quốc kì, miệng la hét như lên đồng, tôi nghĩ, nếu sức mạnh của đám đông này dùng để đòi hỏi quyền làm người, quyền đa nguyên chính trị thì thể chế độc tài này dù sắt máu tới đâu cũng không tồn tại quá 24 tiếng.

Nhìn đồng hồ, thấy gần 10h, tôi quyết định đi về cất xe, sau đó khoảng 12h sẽ thuê xe ôm lên khu Hồ Con Rùa, nhà thờ Đức Bà, xem có gì xảy ra. Kế hoạch là vậy, nhưng rồi lại không thành vì một lí do hết sức vớ vẩn mà tôi chẳng muốn kể làm gì. Tạm thời ghi nhận đêm Noel ở thành phố Sài Gòn cộng hưởng với trận thắng tuyển Thái Lan, đã trở nên một bức tranh đại khái là như vậy

(Nguồn: Ngày 25/12/2008 www.danchimviet.com)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Những Bàn Tay Nhân Ái
Josephhoa Phạm - vnuspa
06:24 29/12/2008

NHỮNG BÀN TAY NHÂN ÁI



Ảnh của Josephhoa Phạm – vnuspa (hình chụp tại Bảo Lộc)

Đạo tôi, Đạo rất tầm thường

Từ- tâm- bác-ái chính đường Đạo tôi.

My religion is very simple. My religion is kindness.

( The Dalai Lama - nđc phóng ngữ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền