Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:22 16/05/2025
126. Nghe lấy lời của Chúa Thánh Thần: “Gần người khôn ngoan thì khôn ngoan, gần người ngu thì ngu.”
(Thánh Don Bosco)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:27 16/05/2025
42. RĂNG ĐEN RĂNG TRẮNG
Có hai kỹ nữ, một người răng đen như quạ, người kia thì răng trắng như tuyết. Một người thì dùng trăm phương ngàn kế để che giấu răng đen, một người thì luôn tìm cách để khoe ra răng trắng.
Có người hỏi người kỹ nữ răng đen tên gì, người kỹ nữ này ngậm miệng không nói, gõ vào hai quai hàm, nói lí nhí trong cổ họng:
- “Cố.”
Lại hỏi mấy tuổi, cô ta gõ quai hàm trả lời:
- “Mười lăm.”
Cuối cùng lại hỏi có tài năng gì, cô ta lại đáp trong cổ họng:
- “Biết đánh trống.”
Có người khác hỏi kỹ nữ răng trắng họ gì, người kỹ nữ ấy há miệng to trả lời:
- “Thái.”
Lại hỏi mấy tuổi, cô ta lại há to miệng nói:
- “Mười bảy.”
Hỏi cô ta biết làm những gì, cô ta bèn há miệng thật lớn để bày ra hàm răng trắng, nói:
- “Biết đánh đàn.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 42:
Người ta thường nói xấu thì giấu đẹp thì khoe, thật đúng như vậy.
Ở đời ai cũng thích đẹp và ai cũng muốn mình đẹp hơn người khác, cho nên ai cũng muốn khoe khoang mình, cái khoe khoang này, theo tu đức học mà nói là kiêu ngạo hoặc là tự ái﹝自愛﹞, tự ái tức là yêu mình..
Đẹp không phải là tội, có tài năng không phải là tội, nhưng nó sẽ trở thành tội kiêu ngạo khi chúng ta dùng sắc đẹp của mình để hại người, dùng tài năng của mình để làm những điều trái với lương tâm và luân lý; cũng vậy, xấu không phải là nhân đức khiêm nhường, vô tài bất tướng cũng không phải là sự khiêm hạ, bởi vì có nhiều người hình dáng không được đẹp cho lắm, nhưng vẫn cứ kiêu ngạo cho mình là đẹp hơn người khác, rồi thì cứ sống vênh váo không nhận ra được mình là ai…
Đối với người Ki-tô hữu thì đẹp hay xấu cũng đều tốt cả, cái nên giấu nên cất nên diệt trừ là cái khuyết điểm của mình; cái nên bày ra cho mọi người thấy là đức ái và tinh thần phục vụ của mình đối với tha nhân, với anh em đồng loại bằng sự khiêm tốn của mình.
Có hàm răng trắng mà cứ há miệng cho lớn để khoe khoang khi trò chuyện với người khác, thì chẳng đẹp tí nào cả, xấu thêm thì có, nhưng trái lại, có hàm răng đen nhưng ăn nói nhỏ nhẹ dễ thương thì lại đẹp và duyên dáng hơn, bởi vì không ai ghét cái xấu bẩm sinh của người khác, mà chỉ ghét cái làm điệu làm bộ với thái độ kiêu ngạo mà thôi.
Có răng trắng thì vui mà có răng đen cũng nên vui, vì răng đen hay răng trắng cũng đều sẽ rụng sẽ gãy, và khi về già thì tất cả đều móm mém như nhau mà thôi, ha ha ha…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có hai kỹ nữ, một người răng đen như quạ, người kia thì răng trắng như tuyết. Một người thì dùng trăm phương ngàn kế để che giấu răng đen, một người thì luôn tìm cách để khoe ra răng trắng.
Có người hỏi người kỹ nữ răng đen tên gì, người kỹ nữ này ngậm miệng không nói, gõ vào hai quai hàm, nói lí nhí trong cổ họng:
- “Cố.”
Lại hỏi mấy tuổi, cô ta gõ quai hàm trả lời:
- “Mười lăm.”
Cuối cùng lại hỏi có tài năng gì, cô ta lại đáp trong cổ họng:
- “Biết đánh trống.”
Có người khác hỏi kỹ nữ răng trắng họ gì, người kỹ nữ ấy há miệng to trả lời:
- “Thái.”
Lại hỏi mấy tuổi, cô ta lại há to miệng nói:
- “Mười bảy.”
Hỏi cô ta biết làm những gì, cô ta bèn há miệng thật lớn để bày ra hàm răng trắng, nói:
- “Biết đánh đàn.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 42:
Người ta thường nói xấu thì giấu đẹp thì khoe, thật đúng như vậy.
Ở đời ai cũng thích đẹp và ai cũng muốn mình đẹp hơn người khác, cho nên ai cũng muốn khoe khoang mình, cái khoe khoang này, theo tu đức học mà nói là kiêu ngạo hoặc là tự ái﹝自愛﹞, tự ái tức là yêu mình..
Đẹp không phải là tội, có tài năng không phải là tội, nhưng nó sẽ trở thành tội kiêu ngạo khi chúng ta dùng sắc đẹp của mình để hại người, dùng tài năng của mình để làm những điều trái với lương tâm và luân lý; cũng vậy, xấu không phải là nhân đức khiêm nhường, vô tài bất tướng cũng không phải là sự khiêm hạ, bởi vì có nhiều người hình dáng không được đẹp cho lắm, nhưng vẫn cứ kiêu ngạo cho mình là đẹp hơn người khác, rồi thì cứ sống vênh váo không nhận ra được mình là ai…
Đối với người Ki-tô hữu thì đẹp hay xấu cũng đều tốt cả, cái nên giấu nên cất nên diệt trừ là cái khuyết điểm của mình; cái nên bày ra cho mọi người thấy là đức ái và tinh thần phục vụ của mình đối với tha nhân, với anh em đồng loại bằng sự khiêm tốn của mình.
Có hàm răng trắng mà cứ há miệng cho lớn để khoe khoang khi trò chuyện với người khác, thì chẳng đẹp tí nào cả, xấu thêm thì có, nhưng trái lại, có hàm răng đen nhưng ăn nói nhỏ nhẹ dễ thương thì lại đẹp và duyên dáng hơn, bởi vì không ai ghét cái xấu bẩm sinh của người khác, mà chỉ ghét cái làm điệu làm bộ với thái độ kiêu ngạo mà thôi.
Có răng trắng thì vui mà có răng đen cũng nên vui, vì răng đen hay răng trắng cũng đều sẽ rụng sẽ gãy, và khi về già thì tất cả đều móm mém như nhau mà thôi, ha ha ha…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Yêu nhau như Chúa yêu
Lm Nguyễn Xuân Trường
02:12 16/05/2025
CHÚA YÊU KIỂU GÌ?
Chúa Giêsu ban cho các môn đệ một điều răn mới: điều răn yêu thương. Nhưng yêu thương thì từ gia đình, nhà trường, cho đến xã hội và tôn giáo ai cũng nói, ai cũng dạy. Vậy điều răn của Chúa “mới” ở chỗ nào? Mới ở chỗ là yêu nhau như Thầy đã yêu. Chúa yêu thế nào? Chúa yêu vô điều kiện và yêu đến tận cùng.
1. Yêu vô điều kiện. Người ta thường yêu vì lý do nào đó: Anh yêu em vì em xinh đẹp ngoan hiền, em yêu anh vì anh giỏi giang giàu có, tôi yêu người vì họ tốt với tôi. Tình yêu đời thường ít khi thoát khỏi điều kiện. Nhưng Chúa Giêsu lại yêu vô điều kiện. Trong khung cảnh Bữa Tiệc Ly, dù cho Phêrô có chối Thầy thì Chúa vẫn yêu, dù cho Giuđa có bán Thầy thì Chúa vẫn yêu, dù cho nhân loại tội lỗi xấu xa thì Chúa vẫn cứ yêu. Chúa chính là Tình Yêu nêu tình Chúa cho không, biếu không, không cần điều kiện, không mong đáp đền.
2. Yêu đến tận cùng. Người đời thường yêu để được hưởng, còn Chúa yêu để trao ban. Người đời yêu để tìm điều gì đó cho mình, để thỏa mãn bản thân, còn Chúa yêu quên cả thân mình. Chúa hạ mình cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Chúa dâng mình làm bánh trường sinh trao cho các môn đệ. Chúa hiến mình chịu chết trên thập giá để cứu chuộc loài người. Chúa yêu không chỉ bằng lời nói, mà bằng hành động, bằng máu, bằng mạng sống. Chúa yêu đến tận cùng nên trao ban tất cả, không giữ lại gì.
Chúa bảo: yêu thương là dấu chỉ để người ta nhận biết anh em là môn đệ Thầy. Không phải tu phục, nhà thờ, hay thập giá, nhưng chính tình yêu là dấu hiệu đích thực của người môn đệ Chúa. Hãy yêu thương như Chúa đã yêu, để ta trở nên dấu chỉ sống động của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô trong thế giới hôm nay. Amen.
Chúa Giêsu ban cho các môn đệ một điều răn mới: điều răn yêu thương. Nhưng yêu thương thì từ gia đình, nhà trường, cho đến xã hội và tôn giáo ai cũng nói, ai cũng dạy. Vậy điều răn của Chúa “mới” ở chỗ nào? Mới ở chỗ là yêu nhau như Thầy đã yêu. Chúa yêu thế nào? Chúa yêu vô điều kiện và yêu đến tận cùng.
1. Yêu vô điều kiện. Người ta thường yêu vì lý do nào đó: Anh yêu em vì em xinh đẹp ngoan hiền, em yêu anh vì anh giỏi giang giàu có, tôi yêu người vì họ tốt với tôi. Tình yêu đời thường ít khi thoát khỏi điều kiện. Nhưng Chúa Giêsu lại yêu vô điều kiện. Trong khung cảnh Bữa Tiệc Ly, dù cho Phêrô có chối Thầy thì Chúa vẫn yêu, dù cho Giuđa có bán Thầy thì Chúa vẫn yêu, dù cho nhân loại tội lỗi xấu xa thì Chúa vẫn cứ yêu. Chúa chính là Tình Yêu nêu tình Chúa cho không, biếu không, không cần điều kiện, không mong đáp đền.
2. Yêu đến tận cùng. Người đời thường yêu để được hưởng, còn Chúa yêu để trao ban. Người đời yêu để tìm điều gì đó cho mình, để thỏa mãn bản thân, còn Chúa yêu quên cả thân mình. Chúa hạ mình cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Chúa dâng mình làm bánh trường sinh trao cho các môn đệ. Chúa hiến mình chịu chết trên thập giá để cứu chuộc loài người. Chúa yêu không chỉ bằng lời nói, mà bằng hành động, bằng máu, bằng mạng sống. Chúa yêu đến tận cùng nên trao ban tất cả, không giữ lại gì.
Chúa bảo: yêu thương là dấu chỉ để người ta nhận biết anh em là môn đệ Thầy. Không phải tu phục, nhà thờ, hay thập giá, nhưng chính tình yêu là dấu hiệu đích thực của người môn đệ Chúa. Hãy yêu thương như Chúa đã yêu, để ta trở nên dấu chỉ sống động của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô trong thế giới hôm nay. Amen.
Ngày 17/05: Ước Muốn – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức.
Giáo Hội Năm Châu
03:11 16/05/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.”
Ông Phi-líp-phê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” Đức Giê-su trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: ‘Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha. Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.”
Đó là lời Chúa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tiến sĩ George Weigel: Những hy vọng cho một triều Giáo hoàng mới
J.B. Đặng Minh An dịch
03:49 16/05/2025
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Hopes for a New Pontificate”, nghĩa là “Những hy vọng cho một triều Giáo hoàng mới”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
George thân mến: Tạ ơn Chúa vì Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, Papa León! Ngài đã đến thăm chúng tôi cách đây vài năm. Có một cảm giác hy vọng mới. Xin Chúa ban phước cho ngài và ban phước cho chúng tôi. Tôi hy vọng anh khỏe. Thân ái—*****.
Tôi không thể nêu tên người liên lạc của mình; làm như vậy sẽ khiến gia đình bạn tôi gặp nhiều nguy hiểm hơn từ chế độ Ortega–Murillo đáng ghét, chế độ đang tàn bạo đàn áp Giáo Hội Công Giáo ở đất nước Nicaragua đau khổ triền miên. Bạn tôi là người thực tế, biết rằng các giáo hoàng trong thế kỷ 21 thiếu quyền lực, như thế giới hiểu về quyền lực. Tuy nhiên, nhờ tấm gương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, người Công Giáo sùng đạo và yêu nước Nicaragua này cũng biết rằng các giáo hoàng có thể sử dụng sức mạnh đạo đức to lớn, hiệu triệu những người bị áp bức đến với sự không sợ hãi và hình thành các liên minh lương tâm mới để chống lại các chế độ chuyên chế.
Đó là điều mà bạn tôi và nhiều người khác hy vọng từ Đức Giáo Hoàng Lêô— tôi hình dung điều đó và một sự bảo vệ mạnh mẽ hơn đối với Giáo hội Nicaragua bị đàn áp và những người dân của đất nước này so với những gì đã diễn ra từ Vatican trong hơn chục năm qua. Một sự bảo vệ công khai, mạnh mẽ như vậy đối với những người bị đàn áp có thể không mang lại kết quả ngay lập tức, nhưng nó chiếu sáng ánh sáng của công chúng quốc tế vào những hành động tàn ác mà những kẻ bạo chúa muốn để trong bóng tối. Và sự soi sáng đó cung cấp một biện pháp bảo vệ cho những người quyết tâm đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và các quyền cơ bản khác của con người. Từng là một nhà truyền giáo trong một số tình huống khó khăn, Đức Giáo Hoàng Lêô biết rõ điều đó.
Nicaragua tất nhiên không phải là nơi duy nhất mà Vatican nên tăng cường hoạt động trước sự đàn áp. Còn có Venezuela. Còn có Cuba. Còn có Nigeria. Và còn có Trung Quốc, nơi chế độ Tập Cận Bình đã đánh dấu cái chết của Đức Thánh Cha Phanxicô bằng sự vi phạm trắng trợn thỏa thuận mà Đức Cố Giáo Hoàng đã đưa ra vào năm 2018, bằng cách “bầu” và “bổ nhiệm” hai giám mục mới mà không có lệnh của giáo hoàng – vì thực tế là không có giáo hoàng nào để ban hành một lệnh như vậy. Có ít cuộc thảo luận về chính sách hiện tại của Vatican đối với Trung Quốc hơn tôi mong đợi trong các phiên họp Đại Hội Đồng của các Hồng Y trước Cơ Mật Viện. Nhưng vì bây giờ rõ ràng là chính sách này là một thất bại, nên tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Đức Tân Giáo Hoàng ra lệnh đánh giá lại toàn bộ chính sách này. Chắc chắn là nên như vậy.
Bất chấp nhiều suy đoán ngớ ngẩn của giới truyền thông và internet về tác động của một vị giáo hoàng sinh ra tại Hoa Kỳ đối với bối cảnh chính trị thế giới, các ưu tiên trước mắt của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV có thể sẽ là tôn giáo hơn là địa chính trị. Ngài phải nắm bắt, và nhanh chóng, điều chỉnh tình hình tài chính đang xói mòn của Vatican. Các khoản đóng góp cho Tòa thánh từ Hoa Kỳ đã giảm trong những năm gần đây, và điều đó sẽ không thay đổi đáng kể trừ khi có một cuộc tổng sửa chữa về tài chính của Vatican, bao gồm tính minh bạch trong lập ngân sách và kế toán, cải cách tài chính và nhân sự để giải quyết thâm hụt ngân sách mang tính cấu trúc, và một kế hoạch thực tế để giải quyết khoản nợ lương hưu chưa thanh toán lên tới hàng tỷ euro. Hoa Kỳ có thể và sẽ giúp đỡ, nhưng chỉ khi các nhà mạnh thường quân tin tưởng rằng tình trạng hỗn loạn hành chính và tham nhũng tài chính hiện tại đã được giải quyết và khắc phục.
Tuy nhiên, điều cấp thiết không kém là nhu cầu củng cố con thuyền Phêrô bằng cách khôi phục sự rõ ràng và ổn định trong việc giảng dạy và thực hành mục vụ.
Có rất nhiều cuộc thảo luận về “tính đồng nghị” trong các phiên họp Đại Hội Đồng trước Cơ Mật Viện của các Hồng Y, nhưng thuật ngữ mơ hồ đó vẫn chưa được định nghĩa chính xác hơn. Nếu “tính đồng nghị” có nghĩa là các giáo hội địa phương được lắng nghe ở Rôma nhiều hơn trong quá khứ, thì tốt lắm. Nhưng vào lễ kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nicê đầu tiên, nơi đã giải quyết câu hỏi về thiên tính của Chúa Kitô và ban cho chúng ta Kinh Tin Kính mà chúng ta vẫn đọc, Đức Giáo Hoàng Lêô sẽ rất nhận thức rằng “tính đồng nghị” không thể có nghĩa là mọi thứ đều có thể bị thao túng trong một Giáo hội bị hiểu sai là một nhóm thảo luận đang diễn ra. Có những vấn đề đã được thiết định liên quan đến đức tin và thực hành trong Giáo Hội Công Giáo. Và những vấn đề đó đã—đang và sẽ được—đề cập đến bởi các thầy dậy có thẩm quyền của Giáo hội, là các giám mục.
Như Chesterton vĩ đại đã từng lưu ý, “Một tâm trí cởi mở, giống như một cái miệng mở, nên khép lại với một vài điều gì đó.” Đức Giáo Hoàng Lêô là một người có kinh nghiệm về quản lý, vì vậy ngài biết điều đó. Và hoàn toàn hợp lý khi hy vọng rằng ngài sẽ quản lý theo cách mà người Công Giáo được nhắc nhở về một sự thật cơ bản: Sự vững chắc, chứ không phải sự lỏng lẻo, là dấu hiệu của “đức tin đã được truyền cho các thánh” (Gđ 1:3).
Source:First Things
VietCatholic TV
Estonia: Không thể có hòa bình khi ve vãn Putin. Ý cảnh báo âm mưu gạt Kyiv khỏi các cuộc họp NATO
VietCatholic Media
03:13 16/05/2025
1. Estonia chỉ trích phái đoàn hòa bình cấp thấp của Nga tại Istanbul là một cái ‘Tát vào mặt’ cho những ai ve vãn Nga
Hôm Thứ Năm, 15 Tháng Năm, Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna nhận định rằng quyết định cử các trợ lý cấp thấp tới đàm phán hòa bình với Ukraine tại Istanbul của Putin giống như một “cái tát vào mặt” cho những ai ve vãn Nga.
Những bình luận này được đưa ra khi các quan chức Nga và Ukraine dự kiến sẽ hội đàm tại Istanbul vào ngày 15 tháng 5. Đây sẽ là cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ cuộc đàm phán hòa bình không thành công vào năm 2022.
Sau khi bác bỏ đề xuất ngừng bắn được Kyiv và các đối tác hậu thuẫn, Mạc Tư Khoa thay vào đó đề xuất tổ chức đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này. Tuy nhiên, Nga đã từ chối lời đề nghị của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy về việc gặp mặt trực tiếp Putin.
Phái đoàn Nga cũng không có các quan chức cao cấp khác, như Ngoại trưởng Sergey Lavrov, và sẽ do trợ lý của Putin, Vladimir Medinsky, nhà lãnh đạo các cuộc đàm phán thất bại với Ukraine năm 2022, dẫn đầu.
Bước đi này đã vấp phải sự chỉ trích từ các đồng minh của Ukraine khi các Ngoại trưởng NATO đang họp thượng đỉnh tại Antalya ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Latvia, Baiba Braze, bình luận rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Nga tìm kiếm hòa bình ở Ukraine.
Một nguồn tin thân cận với Văn phòng Tổng thống nói với tờ Kyiv Independent rằng Tổng thống Zelenskiy vẫn chưa quyết định có gặp đại diện Nga hay không mặc dù Putin vắng mặt. Một số phương tiện truyền thông đưa tin rằng Ukraine có ý định tổ chức cuộc họp dù sao để thảo luận về lệnh ngừng bắn 30 ngày.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã cam kết làm trung gian cho lệnh ngừng bắn giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv, đã có thái độ lạc quan hơn về cuộc họp và cho biết ông có thể tham gia vào ngày 16 tháng 5 nếu đạt được tiến triển.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio và đặc phái viên của Tổng thống Trump, Steve Witkoff, được cho là sẽ tham gia các cuộc thảo luận vào ngày 16 tháng 5.
[Kyiv Independent: 'Slap in the face' — Estonia blasts Russia's low-level peace delegation in Istanbul]
2. Putin sẽ không tham gia đàm phán hòa bình với Tổng thống Zelenskiy ở Thổ Nhĩ Kỳ
Putin sẽ không tới Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine mà chính ông đã đề xuất, Điện Cẩm Linh tuyên bố vào tối Thứ Tư, 14 Tháng Năm.
Tin tức này không có gì đáng ngạc nhiên, vì Putin chưa bao giờ xác nhận ông sẽ đích thân tham dự. Nhiều nhà quan sát, bao gồm cả Đại diện cao cấp Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas, dự đoán ông sẽ không chọn gặp trực tiếp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Putin đã đề nghị đàm phán với Ukraine vào ngày 11 tháng 5. Tổng thống Zelenskiy đã phản ứng tích cực nhưng thận trọng, yêu cầu ngừng bắn trong 30 ngày làm điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán. Nga và Ukraine đã ở trong tình trạng chiến tranh kể từ tháng 2 năm 2022, khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng.
Trong khi Putin chưa bao giờ trả lời công khai yêu cầu ngừng bắn, một bài đăng trên mạng xã hội của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã thúc đẩy hai bên đồng ý một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh, cho biết nhà lãnh đạo Nga “không muốn” ngừng bắn. Tuy nhiên, ông vẫn yêu cầu Tổng thống Zelenskiy chấp nhận lời đề nghị và nhà lãnh đạo Ukraine đã sẵn sàng tham dự.
Theo đặc phái viên Keith Kellogg của ông, Tổng thống Trump cũng sẽ tham gia các cuộc đàm phán - mặc dù chỉ khi nào Putin cũng tham gia.
Hàng trăm ngàn binh lính đã thiệt mạng trong chiến tranh. Putin bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã vì những tội ác chiến tranh liên quan đến cuộc xung đột.
Theo thông báo từ Điện Cẩm Linh, một phái đoàn do Vladimir Medinsky, một trong những phụ tá của Putin, dẫn đầu vẫn sẽ tới Istanbul để đàm phán.
Ông Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, cho biết
“Putin nổi tiếng với chứng hoang tưởng. Và ông ta chắc chắn nhìn thấy tình hình thông qua nỗi sợ hãi của chính mình. Xu hướng hoang tưởng của ông ấy đã được nhiều người biết đến — ông ấy đã tự cô lập trong nhiều tháng trong thời gian xảy ra đại dịch, ông ấy được bảo vệ tốt hơn hầu hết các chính trị gia khác,” ông nói thêm. “Do đó, nỗi sợ hãi này có thể khiến Putin càng trở nên khép kín hơn và tăng cường tìm kiếm những 'âm mưu' xung quanh mình.”
Gerashchenko kết luận: “Vì thế, tôi đã đoán ngay từ đầu hắn ta sẽ không dám gặp Tổng thống Zelenskiy đâu.”
[Politico: Putin won’t go to peace talks with Zelenskyy in Turkey]
3. Liên Hiệp Âu Châu đồng ý về gói trừng phạt thứ 17 đối với Nga
Liên Hiệp Âu Châu đã đồng ý về gói trừng phạt thứ 17 đối với Nga vào ngày 14 tháng 5.
Các biện pháp này nhắm vào gần 200 tàu thuộc “hạm đội bóng tối” của Nga, 30 công ty tham gia trốn tránh lệnh trừng phạt, 75 lệnh trừng phạt đối với các thực thể và cá nhân có liên quan đến tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga, v.v.
Các bước mới cũng bao gồm các biện pháp nhắm vào các hoạt động hỗn hợp của Nga, cụ thể là thiết lập cơ sở pháp lý để chống lại các cơ quan tuyên truyền hoặc tàu thuyền và các thực thể tham gia phá hoại cáp ngầm, phi trường hoặc máy chủ.
“Vì vậy, bạn có thể thấy hướng đi của chúng tôi. Ngoài các lệnh trừng phạt theo ngành và cá nhân 'truyền thống', chúng tôi đang mở rộng và tích cực sử dụng các lệnh trừng phạt khác để tấn công Nga ở nơi chúng tôi thấy có mối đe dọa hoặc nơi họ muốn bỏ qua các lệnh trừng phạt hiện có”, nguồn tin cho biết.
[Kyiv Independent: EU agrees on 17th package of Russia sanctions, source says]
4. Hoa Kỳ được cho là phản đối lời mời Tổng thống Zelenskiy tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6 tại The Hague
Hoa Kỳ được tường trình phản đối lời mời Tổng thống Zelenskiy tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6 tại The Hague
Hoa Kỳ phản đối việc Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague, hãng thông tấn ANSA của Ý đưa tin vào ngày 14 tháng 5, trích dẫn các nguồn tin ngoại giao giấu tên.
Nếu được xác nhận, quyết định này sẽ đánh dấu lần đầu tiên kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga, Tổng thống Zelenskiy vắng mặt, dù là trực tiếp hay gián tiếp, tại một hội nghị thượng đỉnh NATO.
Tổng thống Ukraine đã tham dự mọi hội nghị thượng đỉnh NATO kể từ tháng 2 năm 2022: trực tiếp vào năm 2024 tại Washington và năm 2023 tại Vilnius, và trực tuyến vào năm 2022.
Theo ANSA, hầu hết các đồng minh đều bày tỏ sự ngạc nhiên với Washington về động thái này.
Một quan chức Hòa Lan nói với đài truyền hình NOS rằng việc từ chối Tổng thống Zelenskiy một ghế tại bàn sẽ là “một thảm họa ngoại giao đối với Hòa Lan mà không diễn giả nào có thể biện minh được”.
Các Ngoại trưởng NATO dự kiến sẽ họp không chính thức tại Antalya vào ngày 14 tháng 5, nơi vấn đề có thể nảy sinh mặc dù phiên họp được chỉ định là không đưa ra quyết định.
Bản thân chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh vẫn còn hạn chế, được cho là để tránh gây tranh cãi với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Theo ANSA, Hòa Lan đã thu hẹp định dạng xuống còn một phiên họp duy nhất tập trung vào chi tiêu quốc phòng và năng lực của liên minh.
Tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích các thành viên NATO vì không đạt được chuẩn chi tiêu quốc phòng 2% GDP của liên minh và đã thúc đẩy tăng lên 5%.
Các nguồn tin của NOS lưu ý rằng hội nghị thượng đỉnh vẫn còn sáu tuần nữa mới diễn ra và quyết định không mời Tổng thống Zelenskiy vẫn có thể bị đảo ngược.
[Kyiv Independent: US reportedly opposes Zelensky's invitation to June NATO summit in The Hague]
5. Âm mưu đánh bom bằng bưu kiện của Nga bị phát hiện tại quốc gia NATO
Các công tố viên liên bang Đức cho biết ba công dân Nga đã bị bắt giữ tại Đức và Thụy Sĩ vì bị cáo buộc âm mưu tấn công bằng bom bưu kiện thay mặt cho nhà nước Nga.
Văn phòng công tố cho biết trong một thông cáo rằng ba người đàn ông này “tuyên bố sẵn sàng thực hiện các vụ đốt phá và tấn công bằng chất nổ vào hoạt động vận chuyển hàng hóa tại Cộng hòa Liên bang Đức đối với một hoặc nhiều người bị cáo buộc hành động thay mặt cho các cơ quan nhà nước Nga”.
“Để thực hiện mục đích này, các bị cáo sẽ gửi bưu kiện từ Đức đến người nhận ở Ukraine có chứa chất nổ hoặc thiết bị gây cháy có thể phát nổ trong quá trình vận chuyển.”
Hoạt động phá hoại của Nga là mối lo ngại đáng kể trên khắp Âu Châu, đặc biệt là trong số các đồng minh NATO như Đức. Các điệp viên của nhà nước Nga đã có liên quan đến một số vụ tấn công đốt phá.
Các đồng minh phương Tây cáo buộc Nga tiến hành “chiến tranh hỗn hợp” chống lại họ thông qua phá hoại và tấn công mạng, cùng với các hành vi phá hoại ác ý khác. Nhưng Mạc Tư Khoa phủ nhận mọi sự liên quan.
Những người đàn ông bị buộc tội ở Đức về hành vi lập kế hoạch phá hoại chỉ được xác định là Vladyslav T., Daniil B. và Yevhen B.
Chính quyền Đức đã bắt giữ Vladyslav T. vào ngày 9 tháng 5 tại Köln /kơn/ và Daniil B. vào ngày 10 tháng 5 tại Konstanz. Văn phòng Bộ Trưởng Tư Pháp Thụy Sĩ đã bắt giữ Yevhen B. tại Thurgau vào ngày 13 tháng 5 và ông ta sẽ được chuyển đến Đức.
Các công tố viên cho biết Vladyslav T. đã sử dụng máy theo dõi GPS để tìm ra các tuyến đường vận chuyển phù hợp ở Köln. Anh ta được cho là đã nhận lệnh từ Yevhen B., người đã chuyển các gói hàng thông qua Daniil B.
Tờ báo BZ đưa tin, các cơ quan an ninh Đức lo ngại có hàng trăm điệp viên Nga đang hoạt động tại nước này.
Các quan chức an ninh phương Tây nghi ngờ tình báo Nga đứng sau âm mưu đặt thiết bị gây cháy vào các kiện hàng trên máy bay chở hàng đến Bắc Mỹ, bao gồm một vụ cháy tại một trung tâm chuyển phát nhanh ở Leipzig, Đức và một vụ cháy khác tại một nhà kho ở Birmingham, Anh.
Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo nội địa của Anh, MI5, cho biết vào tháng 10 năm 2024 rằng Vương quốc Anh đang phải đối mặt với “sự gia tăng đáng kinh ngạc” các nỗ lực ám sát, phá hoại và các tội ác khác trên lãnh thổ của mình do Nga cũng như Iran thực hiện.
Katrin Göring-Eckardt, một nhà lập pháp thuộc đảng Xanh tại Bundestag của Đức, đã đăng lên X để phản hồi về âm mưu đánh bom bưu kiện: “Chúng ta không được tự lừa dối mình: Sự xâm lược của Nga từ lâu đã nhắm vào chúng ta ở Đức. Nó là có thật. Nó đe dọa. Nó ở ngay trước cửa nhà chúng ta. Điều cần thiết là phải tăng cường toàn diện các cơ quan an ninh của chúng ta.”
[Newsweek: Russia Parcel Bomb Plot Uncovered in NATO State]
6. Trung Quốc mời Anh tham dự hội nghị thượng đỉnh Trí Tuệ Nhân Tạo
Trung Quốc đang thúc giục Anh “hợp tác chặt chẽ” với nước này về trí tuệ nhân tạo và mời các bộ trưởng đến Thượng Hải vào tháng 7 để thảo luận thêm về vấn đề này, đại sứ nước này tại Anh cho biết hôm thứ Tư.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh đưa ra lập trường trên hôm Thứ Năm, 15 Tháng Năm.
Cô ta cho biết Thượng Hải sẽ tổ chức Hội nghị Trí Tuệ Nhân Tạo thế giới vào mùa hè này, bao gồm “các cuộc họp cao cấp về quản trị Trí Tuệ Nhân Tạo toàn cầu. Chúng tôi hy vọng chính phủ Anh sẽ cử đại diện cao cấp của mình”.
Chỉ một thập niên trước tin tưởng phổ biến trên toàn cầu là Trung Quốc chỉ là “xưởng gia công của thế giới.” Với thông báo này, có lẽ chúng ta nên suy nghĩ lại.
Lời mời này được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Anh đưa ra nhiều tín hiệu trái chiều về chính sách đối với Trung Quốc - với hàng loạt động thái cứng rắn hơn trong những tuần gần đây sau nhiều tháng nỗ lực xây dựng cầu nối giữa hai nước.
Các đại diện của chính phủ Anh đã tham gia hội thảo “xây dựng năng lực” Trí Tuệ Nhân Tạo do Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh tuần này, Mao Ninh cho biết. Và cô chỉ ra đoàn đại biểu Trung Quốc đã cử đến Hội nghị thượng đỉnh về an toàn Trí Tuệ Nhân Tạo của Thủ tướng Bảo thủ Rishi Sunak vào năm 2023 như bằng chứng cho thấy hai nước đang hợp tác về công nghệ mới nổi này.
Nhưng nếu Luân Đôn và Bắc Kinh muốn tiến xa hơn trong vấn đề nóng bỏng này thì “rất quan trọng là phải loại bỏ những gián đoạn và can thiệp chính trị”, Mao Ninh nhấn mạnh. “Một số người ở Anh vẫn nhìn nhận Trung Quốc qua lăng kính lỗi thời. Họ bám vào những thành kiến về ý thức hệ và cường điệu hóa khái niệm an ninh quốc gia”.
Cô cho biết Trung Quốc và Anh cũng nên hợp tác để “đối mặt” với những thách thức do “bắt nạt thương mại” và cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gây ra.
Đầu tuần này, Bắc Kinh và Washington đã hạ nhiệt căng thẳng kinh tế sau khi Tổng thống Trump áp thuế 145 phần trăm đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào tháng trước, và Trung Quốc cũng có hành động đáp trả tương tự.
Cả hai bên đều tuyên bố hôm thứ Hai rằng họ sẽ cắt giảm thuế quan. Chính quyền Tổng thống Trump đã cắt giảm thuế quan của họ xuống còn 30 phần trăm, trong khi phía Trung Quốc đã giảm các biện pháp của họ từ 125 phần trăm xuống còn 10 phần trăm, trong 90 ngày để cho phép các cuộc đàm phán tiếp theo.
Bắc Kinh đã chỉ trích hiệp định thương mại của Starmer với Tổng thống Trump được ký kết một tuần trước, cho rằng nó có thể buộc các công ty Trung Quốc rời khỏi chuỗi cung ứng của Anh. Các quốc gia như Anh nên “nói không với bất kỳ thỏa thuận nào cản trở trao đổi và hợp tác quốc tế”, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Vương Văn Bân (Wang Wenbin - 王文斌) nói hôm Thứ Tư, 14 Tháng Năm.
“Chúng ta phải duy trì chủ nghĩa đa phương thực sự. Chúng ta phải kiên quyết phản đối việc tách rời hoặc cắt đứt chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu hoặc các hoạt động như sân nhỏ, hàng rào cao”, Bân nói.
“Hợp tác khoa học công nghệ quốc tế đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có”, đại sứ Bắc Kinh tại Luân Đôn cho biết. Khi nói đến AI và các vấn đề khác, cả hai quốc gia nên “tiếp tục hợp tác chặt chẽ”.
[Politico: China invites UK to its AI summit]
7. Những người ủng hộ Ukraine phá hoại đường ray xe lửa gần Smolensk của Nga
Các thành viên của nhóm du kích Atesh của Ukraine đã đốt một tủ tiếp sức tại đường ray xe lửa của Nga được quân đội Nga sử dụng, nhóm này cho biết vào ngày 15 tháng 5.
Hoạt động này được cho là được thực hiện ở Tỉnh Smolensk của Nga, một khu vực phía tây giáp với Belarus, nhằm phá vỡ các chuyến hàng vũ khí và thiết bị cho lực lượng Nga đồn trú tại biên giới đông bắc Ukraine.
Giới lãnh đạo Ukraine đã cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa đang tập hợp lực lượng gần các tỉnh Sumy và Kharkiv của Ukraine ở phía đông bắc để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới.
“ Cảm ơn những bước đi dũng cảm của các chiến sĩ du kích, Nga đã phải đối mặt với sự gián đoạn nghiêm trọng trong việc cung cấp kịp thời các nhu yếu phẩm cho tuyến đầu”, Atesh phát biểu trên Telegram.
Đoạn phim được cho là cho thấy một tủ tiếp sức của một tuyến hỏa xa gần Smolensk, Nga, bị đốt cháy bởi những người ủng hộ Ukraine. Đoạn phim được công bố vào ngày 15 tháng 5 năm 2025. (Atesh/Telegram)
Một đoạn video do du kích chia sẻ cho thấy một người không rõ danh tính đứng sau máy quay đang đốt cháy tủ tiếp sức vào ban đêm. Theo du kích, thiết bị mục tiêu nằm gần thành phố Smolensk, cách biên giới Nga-Ukraine khoảng 270 km, hay 170 dặm, về phía bắc.
Phong trào Atesh thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công phá hoại trên lãnh thổ Nga và các khu vực bị Nga tạm chiếm tại Ukraine.
“Công việc của chúng tôi không chỉ giới hạn ở một hoạt động. Chúng tôi hoạt động trên toàn bộ mặt trận, gây khó khăn cho Nga và hạn chế khả năng của nước này”, nhóm này cho biết.
[Kyiv Independent: Pro-Ukraine partisans sabotage railway track near Russia's Smolensk]
8. Bộ trưởng quốc phòng Đan Mạch không thể tưởng tượng được việc Hoa Kỳ tiếp quản Greenland
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen từ chối bình luận về các báo cáo gần đây cho biết Hoa Kỳ đã tăng cường hoạt động do thám Greenland.
Poulsen, phó thủ tướng Đan Mạch, cũng miễn cưỡng trả lời về lời đe dọa sáp nhập Greenland, một vùng lãnh thổ của Đan Mạch, của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, nhấn mạnh rằng Washington “là bạn của Âu Châu và Đan Mạch”.
“Chúng tôi là những đồng minh mạnh mẽ trong NATO, và tôi sẽ không thể tưởng tượng được rằng một quốc gia NATO có thể tham gia vào một quốc gia NATO khác,” Poulsen phát biểu hôm thứ Ba tại Hội nghị thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen. “Tôi không nghĩ rằng đây là một cuộc thảo luận nghiêm chỉnh.”
Bộ trưởng Quốc phòng nói thêm: “Chúng tôi, cùng với Greenland và Quần đảo Faroe, là Vương quốc Đan Mạch, và Hoa Kỳ không thể chiếm đoạt vương quốc này”.
Phó thủ tướng Greenland, Múte Bourup Egede, cũng đã giải quyết những tuyên bố của Tổng thống Trump trong hội nghị thượng đỉnh, nhấn mạnh rằng “sẽ không có gì [được quyết định] về chúng tôi nếu không có chúng tôi”.
“Chúng tôi sẵn sàng nói chuyện với người Mỹ,” Egede nhấn mạnh. “Nhưng chúng tôi không phải là tài sản. Greenland thuộc về người dân Greenland.”
Tổng thống Trump đã nêu khả năng mua lại Greenland trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình và đã nhiều lần nhắc lại ý tưởng này trong năm nay. Trong một cuộc phỏng vấn đầu tháng này, ông đã từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để chiếm hòn đảo, nơi sinh sống của 57.000 người.
Tờ Wall Street Journal cũng đưa tin rằng Tổng thống Trump đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực thu thập thông tin tình báo trên đảo.
Poulsen từ chối bình luận về báo cáo.
“Bạn thấy rất nhiều tin đồn trên phương tiện truyền thông, và tôi không bình luận về những tin đồn này,” Bộ trưởng Đan Mạch cho biết. “Phản hồi từ Đan Mạch khá rõ ràng: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã mời đại sứ đến một cuộc họp vào tuần trước [để nộp đơn phản đối], và ông ấy đã nêu rất rõ lập trường của mình.”
Thủ tướng Mette Frederiksen cũng nhấn mạnh rằng “bạn không thể do thám đồng minh”.
Mặc dù Egede của Greenland không đề cập đến các báo cáo do thám, nhưng ông đã chỉ trích rõ ràng tổng thống Hoa Kỳ: “Chúng ta đã là đối tác tốt, nhưng những gì Tổng thống Trump làm hiện nay, chúng ta không thích”.
Egede cho biết những tuyên bố của Tổng thống Trump đã đưa Greenland đến gần hơn không chỉ với Đan Mạch mà còn với Liên Hiệp Âu Châu. Lãnh thổ tự trị của Đan Mạch đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1982 để rời khỏi Cộng đồng Âu Châu, tiền thân của Liên Hiệp Âu Châu, và chính thức rời khỏi khối này vào năm 1985.
Egede cho biết thêm ông sẵn sàng thảo luận về thỏa thuận khoáng sản với Brussels.
“Chúng tôi có 27 khoáng sản quan trọng trong số 35 khoáng sản mà Liên Hiệp Âu Châu muốn. Nhưng đã có quá nhiều blah-blah-blah — chúng tôi cần hành động, chúng tôi cần tăng trưởng ở đất nước mình, và [nếu] Liên Hiệp Âu Châu hoặc Hoa Kỳ muốn các vật liệu quan trọng của chúng tôi, họ cần phải nói chuyện với chúng tôi,” phó thủ tướng cho biết.
[Politico: Denmark’s defense boss not ‘able to imagine’ a US takeover of Greenland]
9. Tổng thống Zelenskiy đến Thổ Nhĩ Kỳ trước thềm các cuộc đàm phán hòa bình có thể diễn ra khi Putin từ chối tham gia
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã đến Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15 tháng 5 trước thềm các cuộc đàm phán ngừng bắn tiềm năng với Nga, ngay cả khi Putin không tham gia các cuộc đàm phán.
Máy bay của Tổng thống Zelenskiy đã hạ cánh xuống phi trường Ankara khi tổng thống đầu tiên có kế hoạch hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát biểu với các nhà báo tại phi trường, Tổng thống Zelenskiy cho biết phái đoàn Ukraine là những người “cao cấp nhất”, bao gồm Ngoại trưởng Andrii Sybiha, đại diện của Văn phòng Tổng thống và nhà lãnh đạo tất cả các cơ quan tình báo.
Một phái đoàn Nga cũng đã đến để gặp gỡ các đại diện của Ukraine cho các cuộc đàm phán hòa bình tại Istanbul — không có Putin. Điện Cẩm Linh đã loại trừ chuyến đi của Putin tới Thổ Nhĩ Kỳ, tiết lộ rằng các cuộc đàm phán thay vào đó sẽ do trợ lý tổng thống Vladimir Medinsky dẫn đầu.
Tổng thống Ukraine sẽ quyết định các bước tiếp theo liên quan đến các cuộc đàm phán hòa bình với Nga sau cuộc gặp với Erdogan, một nguồn tin thân cận với Văn phòng Tổng thống nói với tờ Kyiv Independent.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ban đầu bày tỏ sự lạc quan về triển vọng cuộc gặp giữa Tổng thống Zelenskiy và Putin và cho biết ông cũng có thể tham dự vào ngày 16 tháng 5 nếu đạt được tiến triển.
“Tôi không thực sự tin rằng bản thân Putin có khả năng gặp mặt. Với tôi, có vẻ như ông ấy đang sợ”, Tổng thống Zelenskiy nói trong một cuộc phỏng vấn với Spiegel được công bố vào đầu tuần này.
Cố vấn Tổng thống Mykhailo Podolyak cho biết vào ngày 13 tháng 5 rằng Tổng thống Zelenskiy sẽ không gặp các quan chức cấp thấp của Nga tại Istanbul nếu Putin không xuất hiện, đồng thời cho biết các cuộc đàm phán như vậy sẽ không có ý nghĩa gì.
Tổng thống Zelenskiy cho biết vào ngày 14 tháng 5 rằng ông đang chờ thông tin về quyết định của Nga trước khi xác định các bước tiếp theo của Ukraine. Theo tờ Washington Post, các quan chức Hoa Kỳ và Âu Châu được cho là đã thúc giục Tổng thống Zelenskiy không từ bỏ các cuộc đàm phán ở Istanbul bất kể Putin có tham gia hay không.
Mặc dù không nằm trong kế hoạch cho các cuộc đàm phán ngày 15 tháng 5, một cuộc họp cấp tổng thống có thể báo hiệu một bước đột phá trong các nỗ lực ngoại giao bị đình trệ nhằm chấm dứt cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Tổng thống Zelenskiy và Putin chỉ gặp nhau một lần trong cuộc họp Normandy Four năm 2019 tại Pháp. Kể từ đó, không có cuộc gặp trực tiếp nào giữa hai tổng thống.
Tổng thống Zelenskiy cho biết cuộc hội đàm tiềm năng với Putin sẽ xoay quanh lệnh ngừng bắn vô điều kiện và trao đổi tù binh toàn diện.
Không rõ liệu Tổng thống Zelenskiy có tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán ở Istanbul nếu không có Putin hay không.
Kyiv và các đồng minh đã đề xuất lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày bắt đầu từ ngày 12 tháng 5 như một bước đầu tiên hướng tới hòa bình — một đề xuất mà cho đến nay Nga vẫn phớt lờ.
Còn ai đang đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ?
Mặc dù chưa có thông báo chính thức về cuộc họp bổ sung nào, đại diện từ Ukraine, Hoa Kỳ và Nga cũng sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã đến Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 14 tháng 5 và gặp Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha tại Antalya. Sybiha cũng đã gặp Tổng thư ký NATO Mark Rutte và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan.
Đặc phái viên của Tổng thống Trump, Steve Witkoff, dự kiến sẽ tới Istanbul cùng Rubio vào ngày 16 tháng 5 để tham gia thảo luận về Ukraine.
Điện Cẩm Linh công bố danh sách đại biểu vào cuối ngày 14 tháng 5. Ngoài Medinsky, Nga còn cử Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Galuzin, Giám đốc Tình báo Quân đội Igor Kostyukov và Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin.
Ngoại trưởng Sergey Lavrov sẽ không tham dự, cũng như trợ lý chính sách đối ngoại của Putin, Yuri Ushakov.
Không có báo cáo nào về bất kỳ cuộc họp theo lịch trình nào khác giữa các quan chức Ukraine, Hoa Kỳ và Nga.
Điện Cẩm Linh loại trừ khả năng Putin tới Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán với Tổng thống Zelenskiy
Putin sẽ không tới Istanbul để gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào ngày 15 tháng 5, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov xác nhận.
Điện Cẩm Linh đã giữ lại xác nhận về việc Tổng thống Putin có đến Thổ Nhĩ Kỳ hay không cho đến phút cuối. Điện Cẩm Linh đã công bố danh sách phái đoàn vào cuối ngày 14 tháng 5, nhưng nhà lãnh đạo Nga không có mặt.
[Kyiv Independent: Zelensky arrives in Turkey ahead of possible peace talks as Putin refuses to join]
10. Để thoát khỏi máy bay điều khiển từ xa ném bom nhỏ ở Ukraine, pháo binh đang hướng xuống lòng đất
Mối đe dọa từ những máy bay điều khiển từ xa nhỏ có chất nổ, hàng ngàn chiếc rảo bước ở cả hai phía của chiến tuyến trong cuộc chiến kéo dài 39 tháng giữa Nga và Ukraine mỗi ngày, đang đẩy các xe thiết giáp và xa đoàn của chúng xuống lòng đất.
Một đoạn video được lan truyền trực tuyến gần đây mô tả túp lều lụp xụp của một đội pháo binh Ukraine ở đâu đó dọc theo tuyến đầu dài 700 dặm. Đội gồm bốn người và khẩu pháo 2S1 nặng 18 tấn, có bánh xích—một khẩu pháo 122 ly trong tháp pháo trên khung gầm bọc thép nhẹ—sống dưới lòng đất hàng chục feet trong một hầm trú ẩn được đào rõ ràng từ đất bằng thiết bị kỹ thuật hạng nặng.
Gỗ phủ kín hầm trú ẩn. Một tấm lưới dày dùng để bắt máy bay điều khiển từ xa tấn công của Nga đóng vai trò là “cửa”. Vị trí ngầm sâu đến mức 2S1 phải vật lộn để trèo ra ngoài để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy.
Những bức ảnh chính thức từ Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến số 36 của Ukraine, đơn vị bảo vệ một khu vực dọc biên giới phía bắc của Ukraine đối diện với Tỉnh Kursk của Nga, cũng mô tả cùng một hầm trú ẩn—hoặc một hầm trú ẩn tương tự, có lẽ ám chỉ rằng nhiều khẩu đội pháo binh của Ukraine sẽ được đưa vào mặt đất.
Không phải không có lý do. Lực lượng Ukraine điều động khoảng 2 triệu máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất chứa đầy thuốc nổ mỗi tháng; Lực lượng Nga điều động một số lượng FPV tương tự, chỉ nặng vài pound và chứa đủ thuốc nổ để làm hỏng một chiếc xe và giết chết một người. FPV có thể được điều khiển từ xa tới vài dặm bằng sóng vô tuyến hoặc cáp quang.
“Bầu trời phía trên các vị trí của Ukraine là một chiến trường liên tục của riêng nó,” David Kirichenko giải thích trong một bài luận vào tháng 9 cho Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu tại Washington, DC. “Máy bay điều khiển từ xa của đối phương và đồng minh bay khắp không phận, săn lùng các mục tiêu có giá trị như xe tăng hạng nặng và pháo binh. Trò chơi mèo vờn chuột trên không này đã thay đổi cơ bản các chiến thuật của xe tăng.” Chiến thuật pháo binh cũng vậy.
Ngày càng nhiều xe hạng nặng ẩn núp khi chúng không chủ động bắn vào đối phương. Theo Kirichenko, đây là “kỷ nguyên mới của xe tăng thận trọng”. Và tình hình đang trở nên tệ hơn theo từng tháng đối với các kíp lái xe. “Chúng ta có thể nói rằng tình hình thậm chí còn thận trọng hơn bây giờ”, Kirichenko nói tám tháng sau khi xuất bản bài luận của mình.
Tuy nhiên, không có FPV nào là hoàn hảo: các mô hình không dây có thể bị nhiễu, các mô hình cáp quang để lại dấu vết cáp quang có thể dẫn lực lượng địch trở lại người điều khiển chúng. Và tất cả các máy bay điều khiển từ xa có thể bị chặn bởi áo giáp, lưới hoặc lưới thép—hoặc chỉ cần đóng cửa bất kỳ cấu trúc nào mà xe và xa đoàn có thể ẩn náu.
Đất mang lại khả năng bảo vệ tuyệt vời, vì vậy đừng ngạc nhiên khi thấy nhiều đội xe tiến hóa thành sinh vật ngầm hơn khi cuộc chiến tiếp diễn và nhiều máy bay điều khiển từ xa tuần tra tiền tuyến hơn.
Nếu có giới hạn về số lượng xe có thể đi xuống lòng đất—và tốc độ—thì đó chính là thiết bị kỹ thuật cần thiết để đào hầm trú ẩn. Không phải vô cớ mà nhiều đơn vị Ukraine đã huy động tiền mua máy đào.
[Forbes: To Escape Tiny Explosive Drones In Ukraine, Artillery Is Heading Underground]
11. Tổng thống Trump cho biết ông có thể tham gia các cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine vào ngày 16 tháng 5 nếu đạt được tiến triển
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông vẫn có thể tham dự cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng giữa Nga và Ukraine tại Istanbul vào ngày 16 tháng 5 nếu có tiến triển hướng tới một thỏa thuận, BBC đưa tin.
“Chúng tôi muốn thấy cuộc chiến kết thúc và tôi nghĩ chúng tôi có cơ hội làm được điều đó”, Tổng thống Trump phát biểu với các nhà báo trong chuyến thăm chính thức tới Qatar vào ngày 15 tháng 5.
Reuters trước đó đưa tin rằng Tổng thống Trump, hiện đang có chuyến công du Trung Đông, sẽ không tham dự các cuộc đàm phán dự kiến diễn ra vào ngày 15 tháng 5. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio và đặc phái viên của Tổng thống Trump, Steve Witkoff, đã được xác nhận sẽ tham gia các cuộc thảo luận vào ngày 16 tháng 5.
Nga đề xuất khởi động đàm phán trực tiếp với Ukraine trong tuần này thay cho lệnh ngừng bắn vô điều kiện do Kyiv đề xuất. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngay lập tức đồng ý tham dự và mời Putin đến gặp trực tiếp tại Istanbul vào ngày 15 tháng 5.
Nhà lãnh đạo Nga dường như đã từ chối tham gia và chỉ định trợ lý của mình, Vladimir Medinsky, dẫn đầu các cuộc đàm phán. Phái đoàn Nga đã đến Istanbul.
Khi được tờ Kyiv Independent hỏi, một nguồn tin thân cận với Văn phòng Tổng thống đã không xác nhận liệu Ukraine có tiếp tục đàm phán hay không nếu Putin không tham gia.
Khi được một nhà báo hỏi về sự vắng mặt của Putin, Tổng thống Trump trả lời: “Tại sao ông ấy phải đi nếu tôi không đi?”
Tòa Bạch Ốc ngày càng thất vọng với những nỗ lực hòa bình bị đình trệ khi thời hạn 100 ngày tự áp đặt để làm trung gian cho một thỏa thuận đã qua. Tổng thống Hoa Kỳ đã chỉ trích cả Ukraine và Nga, đổ lỗi cho họ về sự bế tắc trong các cuộc đàm phán.
Sau khi gặp Tổng thống Zelenskiy tại Vatican vào ngày 26 tháng 4, Tổng thống Trump thừa nhận rằng Putin có thể không quan tâm đến hòa bình và để ngỏ khả năng áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga.
[Kyiv Independent: Trump says he might join Russia-Ukraine peace talks on May 16 if progress is made]
12. Tổng thống Zelenskiy cho biết các bước tiếp theo của Ukraine sẽ dựa trên việc Nga cử ai đến đàm phán hòa bình
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết, Kyiv sẽ xác định các bước tiếp theo trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga khi Mạc Tư Khoa công bố phái đoàn của mình.
“Tôi đang chờ xem ai sẽ đến từ Nga, và sau đó tôi sẽ quyết định những bước đi nào mà Ukraine nên thực hiện. Cho đến nay, các tín hiệu từ họ trên phương tiện truyền thông là không thuyết phục”, Tổng thống Zelenskiy nói trong bài phát biểu buổi tối.
Ukraine và Nga đã gặp nhau để đàm phán hòa bình trực tiếp vào ngày 15 tháng 5. Putin đã từ chối lời kêu gọi ngừng bắn và thay vào đó nhấn mạnh phải bắt đầu đàm phán trước khi lệnh ngừng bắn được thực thi.
Sau bài phát biểu của Tổng thống Zelenskiy, Điện Cẩm Linh tuyên bố rằng phái đoàn của họ sẽ do cố vấn tổng thống và kiến trúc sư tuyên truyền, Vladimir Medinsky, dẫn đầu.
Phái đoàn Nga cũng sẽ bao gồm Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Galuzin, Giám đốc Tình báo Quân đội Nga Igor Kostyukov và Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin.
Đáng chú ý là phái đoàn này không có sự tham gia của các chính trị gia hàng đầu của Điện Cẩm Linh, bao gồm Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
Sau lời kêu gọi đàm phán hòa bình trực tiếp của Putin, ngày 11 tháng 5, Tổng thống Zelenskiy cho biết ông sẽ tham dự các cuộc đàm phán và mời Putin gặp ông tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Zelenskiy đã kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tham dự các cuộc đàm phán hòa bình.
“Chúng tôi cũng nghe nói rằng Tổng thống Trump đang cân nhắc tham dự cuộc họp ở Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đó có thể trở thành lập luận mạnh mẽ nhất”, ông nói.
Tổng thống Trump đã nói rằng Hoa Kỳ có thể cân nhắc áp dụng thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga nếu nước này không đạt được thỏa thuận hòa bình với Ukraine để chấm dứt chiến tranh.
Tổng thống Zelenskiy lưu ý rằng nhiều nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả những người ở Nam Bán cầu, ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Ukraine và Nga.
“Hôm nay, có một tuyên bố rất quan trọng từ Đức Giáo Hoàng Lêô XIV, bày tỏ thiện chí của Vatican trong việc đóng vai trò trung gian. Vatican có thể giúp ngoại giao”, Tổng thống Zelenskiy nói.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã bác bỏ ý tưởng điều động lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu tới Ukraine trong một cuộc phỏng vấn với ABC News phát hành ngày 11 tháng 5.
“Chúng ta không thể để cơ sở hạ tầng quân sự của NATO tiến gần đến biên giới của chúng ta như vậy”, Peskov nói.
Tổng thống Zelenskiy đã nhiều lần kêu gọi ngừng bắn trong 30 ngày, và cho biết vào ngày 23 tháng 4, Ukraine nhấn mạnh “lệnh ngừng bắn ngay lập tức, toàn diện và vô điều kiện”.
[Kyiv Independent: Ukraine's next steps will be based on who Russia sends to peace talks, Tổng thống Zelenskiy says]