Ngày thứ bảy và Chúa Nhật 30, 31/5/2015, chúng tôi đã có dịp đến Thôn 2, xã Đăk R’Tih huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông để thăm giáo xứ Thiên Ân, hạt Gia Nghĩa, giáo phận Ban Mê Thuột, trong một chuyến đi khá đặc biệt.
Hình ảnh
Đây là chuyến đi có tính xã hội cao vì có bác sĩ khám bệnh cho 500 người, phát quà từ thiện cho dân nghèo, thăm bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn và gặp gỡ giáo dân tại hai giáo họ vùng sâu. Đoàn công tác có 45 người gồm sáu bác sĩ, một nhóm anh chị em “chuyên dược”, các tình nguyện viên Công Giáo, các thiện nguyện Phật giáo và ba thành viên nhóm Bông Hồng Xanh. Tất cả cùng chung tay góp sức để hình thành chuyến đi này.
Đi qua chặng đường 230 km, đoàn công tác bắt đầu khám bệnh và phát thuốc cho giáo dân và bà con trong khu vực từ 13 giờ 30 đến 18 giờ 30 ngày thứ bảy; và từ 7 giờ 30 sáng đến 13giờ 00 ngày Chúa Nhật trong khuôn viên nhà thờ Thiên Ân. Người khám bệnh có phiếu màu vàng đều được nhận thêm phần quà là 5 kg gạo và 10 gói mì; trẻ em có thêm sữa hộp, Vitamin C, bóng màu, bánh kẹo.
Việc khám bệnh diễn ra nhịp nhàng, tốt đẹp. Buổi chiều thứ bảy, thành viên của nhóm Bông Hồng Xanh được quí ông thừa tác viên của giáo xứ dẫn đi đến tận nhà những bệnh nhân khó nghèo, để giúp đỡ cụ thể. Đây là những bệnh nhân hằng tuần vẫn được rước Mình Thánh Chúa; ở khu nhà thờ chính có đến 32 người và một số người rải rác trong các giáo họ. Có đến tận nhà bệnh nhân mới thấy “chạnh lòng thương”. Có hai bà kia là chị em, đều bị mù, cùng sống trong căn nhà tồi tàn và được một đứa cháu trai ở cạnh bên trông nom. Đây chỉ là một trong 14 hoàn cảnh thương tâm mà chúng tôi ghé thăm được, còn những người khác thì đành hẹn lại dịp sau, vì đường đi quanh co lại cách nhau khá xa. Chúng tôi còn nhìn thấy nhiều căn nhà gỗ tuềnh toàng trong khu vực, quần áo của trẻ em và bà con người dân tộc cũ mèm…thì hiểu rằng nhiều người dân ở đây còn khó nghèo. Cha chia sẻ: “Khi gia đình có biến cố bất ngờ như bệnh nặng, tai nạn….thì người dân tộc thường bán điều non hoặc bán đất rẫy, thì sau đó họ càng nghèo hơn”.
Trở lại nhà thờ, cha xứ khen chúng tôi vì thăm được nhiều gia đình, có người chỉ đi được năm, sáu nhà mà thôi; còn lòng chúng tôi vui rộn ràng vì được thấy Chúa ẩn hiện trong nụ cười móm mém đó hay đôi mắt ánh lên niềm vui nhẹ nhàng trong lời cảm ơn của cụ ông tay còn run rẩy ấy.
Đặc biệt, sáng Chúa Nhật, hai thành viên của nhóm Bông Hồng Xanh lại được đi cùng cha quản xứ Simon Hoàng Kim Quang trên một xe tải nhỏ, đi vào hai giáo họ là Thiện Tâm (xã Đăk Bu So) và Tân Phúc (xã Quảng Trực) tham dự thánh lễ. Có đi cùng cha quản xứ qua 35 km đường rừng mới thấy thương bà con giáo dân vùng sâu và cảm thông với các cha vùng xa; còn giáo họ Đăk Ngo cách nhà thờ chính đến 43 km, thế nên cha xứ và cha phó cứ thay phiên nhau mà đến dâng lễ.
Trên quãng đường đi cha kể nhiều chuyện. Có những người không thắng được sự đói khổ nên đi ăn cướp giữa rừng vắng; có một chị người Công Giáo nhiệt thành việc nhà thờ bị giết chỉ vì cho người ta thiếu nợ 50 triệu đồng trong giao dịch mua bán. Thế nên, đôi khi đi dâng lễ, thấy đường vắng quá cha xứ cũng chột dạ sờ sợ, Cha còn chỉ cho chúng tôi cột mốc biên giới khi đi trên con đường ranh giới giữa Việt Nam và Campuchia.
Giáo họ Thiện Tâm, cách nhà thờ Thiên Ân 15 km, có nhiều người Kinh, ở đây đã có phần cơ sở vật chất tươm tất, hằng tuần chỉ có một thánh lễ nhưng tất cả mọi sinh hoạt tôn giáo đã đi vào nề nếp nghiêm chỉnh. Thật mừng cho một vùng rừng đầy đất đỏ!
Còn giáo họ Tân Phúc thì cách nhà thờ Thiên Ân đến 35 km, giáo dân phần lớn là người dân tộc. Ban hành giáo cho biết nơi đây bà con còn nghèo, đa số sinh sống bằng việc trồng khoai mì, điều, làm rẫy; khoai lang trồng ở đất này nổi tiếng là thơm ngon, dẻo. Nhìn giáo dân tham dự thánh lễ trong nhà nguyện chật hẹp, nóng nực, chúng tôi không khỏi thoáng buồn vì quen nhìn những nhà thờ sạch đẹp, thậm chí là có phần “tráng lệ” ở Sài Gòn. Hẳn là bà con ở đây ao ước một ngôi thánh đường rộng rãi thoáng mát, nhưng không biết đến bao giờ mới có được! Còn các em thiếu nhi da ngăm đen, trông chúng có vẻ nhút nhát. Cha xứ chia sẻ: “Khi gia đình có biến cố bất ngờ như bệnh nặng, tai nạn….thì người dân tộc thường bán điều non hoặc bán đất rẫy, sau đó họ càng nghèo hơn”.
Tạm biệt hai giáo họ để về dùng bữa cơm trưa với cả đoàn, cha xứ có vẻ mệt, còn hai người chúng tôi lăng xăng tìm nước đá để uống. Dân Sài Gòn thì ngồi đâu cũng uống nước đá, còn vùng này hay uống trà nguội. Giữa cái nắng gắt một hai giờ trưa vậy mà khá đông giáo dân đến chầu Thánh Thể; thật đáng xúc động về niềm tin, sự sốt sắng sống đạo nơi đây.
Cả đoàn công tác lên xe ra về sau khi chụp chung tấm ảnh để kỷ niệm chuyến đi ở trước nhà xứ. Văn nghệ “bỏ túi” trên xe làm cho chuyến đi của chúng tôi kết thúc trong tiếng cười. Tạm biệt Đăk Nông, vùng đất còn nhiều người khốn khó. Xin mời đến đây để sẻ chia, không chỉ nụ cười mà cả nhiều quà tặng nữa.
Hình ảnh
Đây là chuyến đi có tính xã hội cao vì có bác sĩ khám bệnh cho 500 người, phát quà từ thiện cho dân nghèo, thăm bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn và gặp gỡ giáo dân tại hai giáo họ vùng sâu. Đoàn công tác có 45 người gồm sáu bác sĩ, một nhóm anh chị em “chuyên dược”, các tình nguyện viên Công Giáo, các thiện nguyện Phật giáo và ba thành viên nhóm Bông Hồng Xanh. Tất cả cùng chung tay góp sức để hình thành chuyến đi này.
Đi qua chặng đường 230 km, đoàn công tác bắt đầu khám bệnh và phát thuốc cho giáo dân và bà con trong khu vực từ 13 giờ 30 đến 18 giờ 30 ngày thứ bảy; và từ 7 giờ 30 sáng đến 13giờ 00 ngày Chúa Nhật trong khuôn viên nhà thờ Thiên Ân. Người khám bệnh có phiếu màu vàng đều được nhận thêm phần quà là 5 kg gạo và 10 gói mì; trẻ em có thêm sữa hộp, Vitamin C, bóng màu, bánh kẹo.
Việc khám bệnh diễn ra nhịp nhàng, tốt đẹp. Buổi chiều thứ bảy, thành viên của nhóm Bông Hồng Xanh được quí ông thừa tác viên của giáo xứ dẫn đi đến tận nhà những bệnh nhân khó nghèo, để giúp đỡ cụ thể. Đây là những bệnh nhân hằng tuần vẫn được rước Mình Thánh Chúa; ở khu nhà thờ chính có đến 32 người và một số người rải rác trong các giáo họ. Có đến tận nhà bệnh nhân mới thấy “chạnh lòng thương”. Có hai bà kia là chị em, đều bị mù, cùng sống trong căn nhà tồi tàn và được một đứa cháu trai ở cạnh bên trông nom. Đây chỉ là một trong 14 hoàn cảnh thương tâm mà chúng tôi ghé thăm được, còn những người khác thì đành hẹn lại dịp sau, vì đường đi quanh co lại cách nhau khá xa. Chúng tôi còn nhìn thấy nhiều căn nhà gỗ tuềnh toàng trong khu vực, quần áo của trẻ em và bà con người dân tộc cũ mèm…thì hiểu rằng nhiều người dân ở đây còn khó nghèo. Cha chia sẻ: “Khi gia đình có biến cố bất ngờ như bệnh nặng, tai nạn….thì người dân tộc thường bán điều non hoặc bán đất rẫy, thì sau đó họ càng nghèo hơn”.
Trở lại nhà thờ, cha xứ khen chúng tôi vì thăm được nhiều gia đình, có người chỉ đi được năm, sáu nhà mà thôi; còn lòng chúng tôi vui rộn ràng vì được thấy Chúa ẩn hiện trong nụ cười móm mém đó hay đôi mắt ánh lên niềm vui nhẹ nhàng trong lời cảm ơn của cụ ông tay còn run rẩy ấy.
Đặc biệt, sáng Chúa Nhật, hai thành viên của nhóm Bông Hồng Xanh lại được đi cùng cha quản xứ Simon Hoàng Kim Quang trên một xe tải nhỏ, đi vào hai giáo họ là Thiện Tâm (xã Đăk Bu So) và Tân Phúc (xã Quảng Trực) tham dự thánh lễ. Có đi cùng cha quản xứ qua 35 km đường rừng mới thấy thương bà con giáo dân vùng sâu và cảm thông với các cha vùng xa; còn giáo họ Đăk Ngo cách nhà thờ chính đến 43 km, thế nên cha xứ và cha phó cứ thay phiên nhau mà đến dâng lễ.
Trên quãng đường đi cha kể nhiều chuyện. Có những người không thắng được sự đói khổ nên đi ăn cướp giữa rừng vắng; có một chị người Công Giáo nhiệt thành việc nhà thờ bị giết chỉ vì cho người ta thiếu nợ 50 triệu đồng trong giao dịch mua bán. Thế nên, đôi khi đi dâng lễ, thấy đường vắng quá cha xứ cũng chột dạ sờ sợ, Cha còn chỉ cho chúng tôi cột mốc biên giới khi đi trên con đường ranh giới giữa Việt Nam và Campuchia.
Giáo họ Thiện Tâm, cách nhà thờ Thiên Ân 15 km, có nhiều người Kinh, ở đây đã có phần cơ sở vật chất tươm tất, hằng tuần chỉ có một thánh lễ nhưng tất cả mọi sinh hoạt tôn giáo đã đi vào nề nếp nghiêm chỉnh. Thật mừng cho một vùng rừng đầy đất đỏ!
Còn giáo họ Tân Phúc thì cách nhà thờ Thiên Ân đến 35 km, giáo dân phần lớn là người dân tộc. Ban hành giáo cho biết nơi đây bà con còn nghèo, đa số sinh sống bằng việc trồng khoai mì, điều, làm rẫy; khoai lang trồng ở đất này nổi tiếng là thơm ngon, dẻo. Nhìn giáo dân tham dự thánh lễ trong nhà nguyện chật hẹp, nóng nực, chúng tôi không khỏi thoáng buồn vì quen nhìn những nhà thờ sạch đẹp, thậm chí là có phần “tráng lệ” ở Sài Gòn. Hẳn là bà con ở đây ao ước một ngôi thánh đường rộng rãi thoáng mát, nhưng không biết đến bao giờ mới có được! Còn các em thiếu nhi da ngăm đen, trông chúng có vẻ nhút nhát. Cha xứ chia sẻ: “Khi gia đình có biến cố bất ngờ như bệnh nặng, tai nạn….thì người dân tộc thường bán điều non hoặc bán đất rẫy, sau đó họ càng nghèo hơn”.
Tạm biệt hai giáo họ để về dùng bữa cơm trưa với cả đoàn, cha xứ có vẻ mệt, còn hai người chúng tôi lăng xăng tìm nước đá để uống. Dân Sài Gòn thì ngồi đâu cũng uống nước đá, còn vùng này hay uống trà nguội. Giữa cái nắng gắt một hai giờ trưa vậy mà khá đông giáo dân đến chầu Thánh Thể; thật đáng xúc động về niềm tin, sự sốt sắng sống đạo nơi đây.
Cả đoàn công tác lên xe ra về sau khi chụp chung tấm ảnh để kỷ niệm chuyến đi ở trước nhà xứ. Văn nghệ “bỏ túi” trên xe làm cho chuyến đi của chúng tôi kết thúc trong tiếng cười. Tạm biệt Đăk Nông, vùng đất còn nhiều người khốn khó. Xin mời đến đây để sẻ chia, không chỉ nụ cười mà cả nhiều quà tặng nữa.