(EWTN News/CNA) Trong một bài huấn dụ dành cho hiệp hội gia đình vào hôm Thứ Bẩy, ĐGH Phanxicô lại một lần nữa nhấn mạnh đến cái nhìn của Thiên Chúa về gia đình là giữa một người nam và một người nữ, và so sánh việc phá thai các trẻ em bị bệnh và khuyết tật là một não trạng của bọn phát xít Đức Quốc Xã.
Thứ Bẩy, ngày 16 tháng Sáu, ĐGH Phanxicô đã nói về xu hướng phá thai các trẻ em yếu bệnh và khuyết tật rằng “Cha đã nghe rằng đó là một thói thời nay hay ít ra cũng là bình thường khi những tuần đầu tiên của thai kỳ, người ta đi khám xem bào thai có khỏe không hay có bất bình thường không. Thế rồi đề nghị ngay là “phá nó đi.”
“Đó là giết người, giết trẻ em… giết một con người đang có một cuôc sống an bình và ngây thơ vô tội …Chúng ta làm như thế thì cũng giống như bọn Đức Quốc Xã đã làm để duy trì sự thuần chủng, nhưng với những đôi găng tay trắng.”
Theo tin từ truyền thông Ý, ĐGH đã nói với các thành viên của buổi hội thảo do các Hiệp Hội Gia Đình tổ chức mừng 25 năm kỷ niệm rằng “Đó là một sự tàn bạo nhưng chúng ta cũng làm tương tự.”
ĐGH đã đề cập đến sự phá thai chỉ sau vài ngày khi nước Argentina, quê hương của ngài, đã bỏ phiếu vào ngày 14 tháng Sáu thông qua một dự luật cho phép phá thai khi thai kỳ đã 14 tuần. Lời phê bình này cũng được đưa ra hơn một tháng trước chuyến thăm Ái-Nhĩ-Lan của ngài từ 25-26 Tháng Tám nhân ngày Hội Nghị Thế Giới về Gia Đình, trong đó cha James Martin, một linh mục dòng Tên sẽ là diễn giả chính chào mừng cộng đồng LGBT (đồng tính).
Cũng theo tờ La Stampa, trong phần nói chuyện của ngài, ĐGH đã không theo những gì đã viết sẵn và rằng bài chuẩn bị ấy “có vẻ lạnh lùng quá”. Ngài nói rằng thật là “đau đớn” khi nghĩ đến một xã hội có thể giết những trẻ em chỉ vì các em bị bệnh hay khuyết tật, nhưng đây lại là não trạng của xã hội hiện nay.
Ngài cũng ghi nhận về gia đình trong xã hội hiện tại, “người ta nói về nhiều loại gia đình khác nhau,” định nghĩa thuật ngữ trong nhiều cách khác nhau.
“Quả thật chữ gia đình là một từ chung bao quát, người ta có thể nói “gia đình của các vì sao”, “gia đình của những cây cối”, “gia đình của những động vật”, nhưng “gia đình mang hình ảnh của Thiên Chúa thì chỉ là một, gia đình của người đàn ông và người đàn bà… trong hôn nhân là một bí tích tuyệt vời.”
Nhắc đến tông huấn Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetilia) của ngài sau Thượng Hội Đồng Giám mục năm 2016, ĐGH Phanxicô nói rằng một số người đã giảm tài liệu ấy xuống còn “bạn có thể làm điều này, bạn không thể làm điều kia” khi đề cập đến cuộc thảo luận xoay quanh bí tích về vấn đề ly dị và tái hôn trong chương thứ tám.
“Họ chẳng hiểu gì cả,” ngài giải thích rằng tông huấn của ngài “không che dấu những vấn đề,” nhưng đi xa hơn những nghiên cứu giới hạn. Để hiểu được văn bản, người ta phải đọc chương thứ bốn về tâm linh của cuộc sống hàng ngày, đó “là cốt lõi” của tông huấn ấy.
ĐGH phanxicô chỉ ra điểm quan trọng của việc chuẩn bị hôn nhân trong tông huấn Niềm Vui Yêu Thương, rằng gia đình “là một cuộc phiêu lưu kỳ thú và hôm nay, cha phải nói với nỗi đau đớn rằng chúng ta đã nhiều lần cho rằng bắt đầu một gia đình, bắt đầu một cuộc hôn nhân như thể là một tấm vé số, nhờ vào may rủi. Chúng ta cứ tiến hành và nếu nó tốt đẹp thì tốt, nếu không thì chúng ta chấm dứt và bắt đầu lại nữa.”
Cái cần thiết là “một sự chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân…quý ông và quý bà cần phải giúp cho người trẻ trưởng thành.”
Và điều này bắt đầu bằng những việc nhỏ thôi như là sự chuẩn bị hôn nhân. Điều quan trọng là hai người yêu nhau và chấp nhận bí tích hôn phối và rồi có tiệc cưới nếu con muốn.” Tuy nhiên, đừng bao giờ chấp nhận cho “việc thứ yếu lại chiếm chỗ của việc quan trọng nhất.”
Ngài cũng nói về tầm quan trọng trong việc giáo dục con em, tuy vậy đây không phải là công việc dễ dàng gì, đặc biệt là trong thế giới ảo, bởi “con cái biết nhiều hơn chúng ta.”
ĐGH cũng chỉ ra những khó khăn càng tăng nơi các gia đình để có thì giờ dành cho các con, đặc biệt là trong những lúc khủng hoảng về xã hội và kinh tế.
“Để kiếm tiền hôm nay, có người phải làm hai công việc vì thế sao lãng việc gia đình”. Ngài khuyến khích các bậc phụ huynh hãy chấp nhận “thập giá” này, trong lúc phải tăng giờ làm việc thì cũng đừng quên dành thì giờ vui chơi với con cái của mình.
“Con cái là món quà tuyệt vời nhất, ngay cả khi các em bệnh tật.” Ngài nói con cái phải được “chấp nhận như một món quà Thiên Chúa gởi tới.”
Tuy nhiên ám chỉ về xu hướng hiện nay là “không có con theo chọn lựa”, ĐGH Phanxicô nói rằng có nhiều người không muốn có con, đơn giản vậy thôi, và trong những cặp đôi không muốn có con, thì lại có tới ba con chó và hai con mèo.
Kết thúc bài huấn dụ, ĐGH Phanxicô nói về sự cần thiết của tính kiên nhẫn trong đời sống hôn nhân, rằng “có những cảnh đời phải đối diện với những khủng hoảng mạnh mẽ, khủng khiếp và ngay cả những lần thử thách lòng chung thủy.”
“Có những người phụ nữ, nhưng đôi khi cả đàn ông, phải âm thầm chờ đợi, tìm kiếm cách khác, chờ đợi người chồng/vợ của mình trở về để được thủy chung.” Ngài nói đây chính là “sự thánh thiêng mà tha thứ vì tình yêu.”
Source: EWTN News Pope says abortion of sick, disable children reflects Nazi mentality
Thứ Bẩy, ngày 16 tháng Sáu, ĐGH Phanxicô đã nói về xu hướng phá thai các trẻ em yếu bệnh và khuyết tật rằng “Cha đã nghe rằng đó là một thói thời nay hay ít ra cũng là bình thường khi những tuần đầu tiên của thai kỳ, người ta đi khám xem bào thai có khỏe không hay có bất bình thường không. Thế rồi đề nghị ngay là “phá nó đi.”
“Đó là giết người, giết trẻ em… giết một con người đang có một cuôc sống an bình và ngây thơ vô tội …Chúng ta làm như thế thì cũng giống như bọn Đức Quốc Xã đã làm để duy trì sự thuần chủng, nhưng với những đôi găng tay trắng.”
Theo tin từ truyền thông Ý, ĐGH đã nói với các thành viên của buổi hội thảo do các Hiệp Hội Gia Đình tổ chức mừng 25 năm kỷ niệm rằng “Đó là một sự tàn bạo nhưng chúng ta cũng làm tương tự.”
ĐGH đã đề cập đến sự phá thai chỉ sau vài ngày khi nước Argentina, quê hương của ngài, đã bỏ phiếu vào ngày 14 tháng Sáu thông qua một dự luật cho phép phá thai khi thai kỳ đã 14 tuần. Lời phê bình này cũng được đưa ra hơn một tháng trước chuyến thăm Ái-Nhĩ-Lan của ngài từ 25-26 Tháng Tám nhân ngày Hội Nghị Thế Giới về Gia Đình, trong đó cha James Martin, một linh mục dòng Tên sẽ là diễn giả chính chào mừng cộng đồng LGBT (đồng tính).
Cũng theo tờ La Stampa, trong phần nói chuyện của ngài, ĐGH đã không theo những gì đã viết sẵn và rằng bài chuẩn bị ấy “có vẻ lạnh lùng quá”. Ngài nói rằng thật là “đau đớn” khi nghĩ đến một xã hội có thể giết những trẻ em chỉ vì các em bị bệnh hay khuyết tật, nhưng đây lại là não trạng của xã hội hiện nay.
Ngài cũng ghi nhận về gia đình trong xã hội hiện tại, “người ta nói về nhiều loại gia đình khác nhau,” định nghĩa thuật ngữ trong nhiều cách khác nhau.
“Quả thật chữ gia đình là một từ chung bao quát, người ta có thể nói “gia đình của các vì sao”, “gia đình của những cây cối”, “gia đình của những động vật”, nhưng “gia đình mang hình ảnh của Thiên Chúa thì chỉ là một, gia đình của người đàn ông và người đàn bà… trong hôn nhân là một bí tích tuyệt vời.”
Nhắc đến tông huấn Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetilia) của ngài sau Thượng Hội Đồng Giám mục năm 2016, ĐGH Phanxicô nói rằng một số người đã giảm tài liệu ấy xuống còn “bạn có thể làm điều này, bạn không thể làm điều kia” khi đề cập đến cuộc thảo luận xoay quanh bí tích về vấn đề ly dị và tái hôn trong chương thứ tám.
“Họ chẳng hiểu gì cả,” ngài giải thích rằng tông huấn của ngài “không che dấu những vấn đề,” nhưng đi xa hơn những nghiên cứu giới hạn. Để hiểu được văn bản, người ta phải đọc chương thứ bốn về tâm linh của cuộc sống hàng ngày, đó “là cốt lõi” của tông huấn ấy.
ĐGH phanxicô chỉ ra điểm quan trọng của việc chuẩn bị hôn nhân trong tông huấn Niềm Vui Yêu Thương, rằng gia đình “là một cuộc phiêu lưu kỳ thú và hôm nay, cha phải nói với nỗi đau đớn rằng chúng ta đã nhiều lần cho rằng bắt đầu một gia đình, bắt đầu một cuộc hôn nhân như thể là một tấm vé số, nhờ vào may rủi. Chúng ta cứ tiến hành và nếu nó tốt đẹp thì tốt, nếu không thì chúng ta chấm dứt và bắt đầu lại nữa.”
Cái cần thiết là “một sự chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân…quý ông và quý bà cần phải giúp cho người trẻ trưởng thành.”
Và điều này bắt đầu bằng những việc nhỏ thôi như là sự chuẩn bị hôn nhân. Điều quan trọng là hai người yêu nhau và chấp nhận bí tích hôn phối và rồi có tiệc cưới nếu con muốn.” Tuy nhiên, đừng bao giờ chấp nhận cho “việc thứ yếu lại chiếm chỗ của việc quan trọng nhất.”
Ngài cũng nói về tầm quan trọng trong việc giáo dục con em, tuy vậy đây không phải là công việc dễ dàng gì, đặc biệt là trong thế giới ảo, bởi “con cái biết nhiều hơn chúng ta.”
ĐGH cũng chỉ ra những khó khăn càng tăng nơi các gia đình để có thì giờ dành cho các con, đặc biệt là trong những lúc khủng hoảng về xã hội và kinh tế.
“Để kiếm tiền hôm nay, có người phải làm hai công việc vì thế sao lãng việc gia đình”. Ngài khuyến khích các bậc phụ huynh hãy chấp nhận “thập giá” này, trong lúc phải tăng giờ làm việc thì cũng đừng quên dành thì giờ vui chơi với con cái của mình.
“Con cái là món quà tuyệt vời nhất, ngay cả khi các em bệnh tật.” Ngài nói con cái phải được “chấp nhận như một món quà Thiên Chúa gởi tới.”
Tuy nhiên ám chỉ về xu hướng hiện nay là “không có con theo chọn lựa”, ĐGH Phanxicô nói rằng có nhiều người không muốn có con, đơn giản vậy thôi, và trong những cặp đôi không muốn có con, thì lại có tới ba con chó và hai con mèo.
Kết thúc bài huấn dụ, ĐGH Phanxicô nói về sự cần thiết của tính kiên nhẫn trong đời sống hôn nhân, rằng “có những cảnh đời phải đối diện với những khủng hoảng mạnh mẽ, khủng khiếp và ngay cả những lần thử thách lòng chung thủy.”
“Có những người phụ nữ, nhưng đôi khi cả đàn ông, phải âm thầm chờ đợi, tìm kiếm cách khác, chờ đợi người chồng/vợ của mình trở về để được thủy chung.” Ngài nói đây chính là “sự thánh thiêng mà tha thứ vì tình yêu.”
Source: EWTN News Pope says abortion of sick, disable children reflects Nazi mentality