Người Việt Nam khuyết tật chiếm khoảng 6,2 triệu hoặc 2% dân số trên hai tuổi, điều này theo một cuộc khảo sát quốc gia do Tổng cục Thống kê công bố thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Nhi Đồng Liên hiệp quốc (United Nations Children’s Fund - UNICEF). Cuộc khảo sát kéo dài hai năm 2016 và 2017, là cuộc khảo sát đầu tiên được thực hiện trên quy mô lớn như vậy bằng các công cụ quốc tế, bao gồm một công cụ được thiết kế do UNICEF và Nhóm Washington về Thống kê Khuyết tật để kiểm tra chức năng của trẻ em.

Khoảng 13 phần trăm dân số Việt Nam, hoặc gần 12 triệu người, sống trong các hộ gia đình có thành viên khuyết tật. Chỉ có 2,3 phần trăm người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ phục hồi chức năng trong trường hợp bị bệnh hoặc tai nạn. Chỉ có 2 phần trăm các trường tiểu học và trung học trong nước đáp ứng nhu cầu của học sinh khuyết tật. Tỷ lệ đi học của trẻ em khuyết tật, đặc biệt là ở các cấp cao thì thấp hơn so với trẻ em có khả năng.

Chỉ có 2 phần trăm các trường tiểu học và trung học trong cả nước được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của học sinh khuyết tật, trong khi dó chỉ có một trường trong bảy trường có một nhà giáo dục được đào tạo để dạy học sinh khuyết tật.

Giáo Hội Việt Nam luôn cam kết giúp đỡ người khuyết tật, cả người lớn và trẻ em, và chịu trách nhiệm về các sáng kiến khác nhau cho mục tiêu này trong mỗi giáo phận và giáo xứ.

Dịch vụ Cứu trợ Công Giáo (Catholic Relief Services - CRS), một trong những tổ chức Công Giáo tích cực nhất, giúp hơn 6.500 trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế. CRS hợp tác với các nhóm địa phương để hỗ trợ trực tiếp cho 300 người sống sót do nổ mìn cũng như chăm sóc y tế, phục hồi chức năng, dịch vụ hỗ trợ xã hội và sinh kế cho 5.700 người sống sót khác.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP