Người đạo đức chưa chắc đã thánh thiện, nhưng tâm hồn thánh thiện luôn có đời sống đạo đức. Thánh thiện và đạo đức đi chung với nhau là điều tuyệt hảo. Rất nhiều trường hợp đạo đức sống 'độc thân', đi một mình, không có thánh thiện kèm theo. Đạo đức 'độc thân' là đạo đức giả. Là đạo đức giả bởi đạo đức phô trương bề ngoài làm vinh danh chính họ. Cái đẹp tiềm ẩn sâu trong tâm hồn làm Vinh Danh Thiên Chúa bởi vẻ đẹp đó đến từ tâm hồn, từ con tim yêu mến. Thiên Chúa tìm kiếm một con tim khiêm nhường, con tim chân thành yêu mến. Người thành tâm cầu nguyện là người lắng nghe tiếng thổn thức của con tim mình, biết rõ con người tội lỗi của chính mình, và khiêm nhường dâng điều đó lên Thiên Chúa. Đức Kitô kể dụ ngôn hai người vào đền thờ cầu nguyện. Người Pharisiêu và người thu thuế. Người Pharisiêu tự nhận mình là người đạo đức. Anh vào đền thờ tiến lên gian cung điện dõng dạc kể trước Thiên Chúa các việc lành phúc đức anh làm. Anh tự nhận mình là người tốt hơn người thu thuế và tốt hơn nhiều người trong thiên hạ. Người thu thuế trái lại đứng cuối đền thờ, cúi gầm mặt xuống, không dám ngẩng lên, tay đấm ngực thú nhận mình là người tội lỗi. Anh xin chúa tỏ lòng thương xót vì anh là kẻ có tội. c.14

Người thu thuế nhận mình là kẻ có tội. Anh thành khẩn xin ơn tha thứ. Thiên Chúa nhận lời anh cầu xin. Người Pharisiêu ngoài việc vắn tắt cảm tạ Thiên Chúa, tiếp theo đó anh kể hàng loạt việc tốt anh đã làm. Sau đó anh ra về trắng tay. Anh không xin và Chúa cũng không ban cho. Trước khi đến đền thờ người Pharisiêu tự nhận mình là người công chính. Anh vào và ra khỏi đền thờ vẫn như trước, không thay đổi. Người thu thuế trước khi đến đền thờ anh là người tội lỗi và sau khi ra khỏi đền thờ anh là con người mới, con người công chính. Công chính không do giữ trọn các lề luật. Lề luật không có khả năng biến con người thành công chính. Người Pharisiêu tin là giữ trọn các lề luật anh sẽ trở nên công chính. Anh lầm to. Chính Thiên Chúa là Đấng công chính làm cho ta nên công chính. Ngài là Đấng duy nhất có quyền làm điều đó. Người Pharisiêu không biết là trước mặt Thiên Chúa mọi người đều như nhau. Ngoài xã hội anh có vị thế này nọ, nhưng trong đền thờ trước mặt Thiên Chúa mọi người đều là con người ngang hàng, bình đặng vì tất cả đều mang hình ảnh Thiên Chúa, tất cả đều do Thiên Chúa tạo thành, tất cả đều do Thiên Chúa cứu chuộc. Vì thế trong đền thánh không còn đẳng cấp. Thứ đến không phải việc tốt lành ta làm cứu ta mà chính là ân sủng Chúa, tình thương Chúa cứu ta. Ta làm việc lành, việc bác ái, việc thánh thiện, để làm Sáng Danh Chúa và yêu mến tha nhân. Mỗi người trong chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa để được sống đời này và được sống đời sau. Kiêu ngạo, tự cao, tự phụ là tự tin vào khả năng mình mà không cần Thiên Chúa. Khiêm nhường giúp ta nhận biết hình ảnh Thiên Chúa trong người anh em, và tất cả những gì chúng ta có đều do Chúa ban. Chúng ta cầu xin ơn khiêm nhường, luôn biết lắng nghe tiếng nói trong tâm hồn để cố gắng sống đời sống công chính.

TiengChuong.org

Piety

There is a difference between piety and holiness. Piety and holiness working together will help a person move forward to God's goodness. Piety without holiness serves God on the surface, and that is not the right way to honour God, because it serves only the person's pride. It focuses on the outside, on the appearance. Piety without holiness will not lead a person to love God, but rather to love oneself. On the contrary, holiness pays attention to the inside, the movements of one's heart. A prayerful person listens to her/his inner voice, which is deep rooted within a person's heart, and that helps the person to know the state of one's life. This week we hear about the parable of the Pharisee and the tax collector. Both entered the Temple to pray. The Pharisee was focussing on the appearance, his performance; the tax collector was listening to the inside, his heart's movements. The Pharisee went right to the front of the Temple. He stood before God, raised his eyes to heaven, and proudly listed a long list of what he had done, and felt how much better he was than the tax collector and the rest of mankind. The tax collector, however, in all his humility, stood a long way back, looked down and struck his breast. He timidly said to God how sorry he felt, and asked God to show mercy on him.

God, be merciful to me, a sinner'. v.14

The tax collector looked deep into his heart, and saw how wrong he was and repented. He begged God for forgiveness, and God forgave him. The Pharisee made claims of holiness based on his strict observance of the law. He was proud of good works he had done, and believed, that he was right with God. He believed that his good works saved him. Well, he was deadly wrong, because God alone has the power to save, nothing else can. Apart from saying 'I thank you, Lord' v.11 ; the rest of the speech, the Pharisee spoke about himself. He asked God for nothing and received nothing. When we enter the Temple, we are all the same, no matter what social status we hold in our society. We are all the same before God. We are all sinners, and all are in need of God's mercy. A good and humble person would not, and should not look down on others.

The Pharisee entered the Temple. He believed that he was righteous. Well, he went home the same, unchanged. He thought he could earn God's mercy. Again, he was wrong. God's mercy is a free gift given to a humble heart.

There are several points we can learn from the tax collector. First he entered the Temple acknowledging his state of disgrace. He admitted he was bad, a sinner, and asked for God's mercy. He went home with a new heart, beginning a new life in God. Second, we can't save ourselves, no matter how good we are; we are all in need of God's mercy. We totally depend on God for life in this world, and for eternal life to come. Third, pride makes a person rely on his/her abilities rather than to trust God. Humility helps a person to see God in others because everyone is God's work of art. God creates us all. We pray to have a humble heart, acknowledging, that without God we are nothing. We need God's grace always.