Isaia 60: 1-6; T.vịnh 71; Êphêsô 3: 2-3a, 5-6; Mátthêu 2: 1-12

Có 3 lễ lớn trong Mùa Giáng Sinh: Ngày Chúa Giêsu Sinh ra, Lễ trọng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa,( ngày 1 tháng 1) và hôm nay Lễ Hiễn Linh. Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa (ngày 12 tháng 1) là kết thúc Mùa Lễ Giáng Sinh.

"Hiễn Linh" có nghĩa là bày tỏ ra. Điều gì được bày tỏ? Triều Đại của vương quốc Đức Kitô được tỏ bày cho dân ngoại, được diễn tả bởi hình ảnh các "nhà Chiêm Tinh từ Phương Đông đến tìm vị Vua mới sinh của người Do thái". Đồng thời đây là điều diễn tả hoa trái đầu tiên của vương quốc toàn cầu của Chúa Kitô. Điều gì biểu hiệu việc các nhà Chiêm Tinh đến đã xãy ra. Các dân tộc trên khắp cùng trái đất đã bày tỏ ra niềm tin vào Chúa Kitô, và dưới sự dẩn dắt bởi ánh sáng của Ngài, đã trở thành người đi theo Ngài.

Hôm nay chúng ta mừng việc Thiên Chúa bày tỏ ý định của Ngài đưa tay ra đón nhận tất cả các dân tộc. Bài trích sách của ngôn sứ Isaia diễn tả là Thiên Chúa đã luôn có ý định như thế. Ngôn sứ loan báo trước và diễn tả thị kiến ông ta bằng ngôn ngữ thơ ca. Vì ngôn ngữ của thơ phú không lệ thuộc vào thời gian và hoàn cảnh. Lơi văn đó nói về quá khứ, cà hiện tại và tương lai.

Isaia giúp chúng ta nhìn về Giêrusalem, nơi ông ta thấy sự mừng rở và con cháu Giêrusalem cùng đi với nhau từ " phương xa ". Dân Do thái đã bị lưu đày, nhưng bây giờ Thiên Chúa giải thoát họ và đưa họ về quê hương. Trong thị kiến, Đền Thờ sẽ được xây cất lại. Nhiều hơn là các người có đức tin cùng tiến lên Giêrusalem. "Các dân tộc" từ tất cả các nước cùng đem của lễ đến để dâng cúng. Đó là sự hiễn linh của Đức Chúa.

Khi Chúa Kitô sinh ra, sự tôn vinh danh thánh của Thiên Chúa đã được tỏ bày. Nhưng, suốt đời Chúa Giêsu sứ vụ "tôn vinh" danh thánh của Thiên Chúa được bày tỏ cho khắp mọi người. Chùng ta cùng nhau tham gia với "các dân tộc" trong khi chúng ta đến tham gia phụng vụ hôm nay và ca ngợi điều Thiên Chúa đã làm cho thế giới qua Chúa Kitô.

Thánh Mátthêu là tác giả duy nhất trong 04 Phúc âm nói về các nhà Chiêm Tinh đã đến "bái lạy" vị vua mới sinh ra của người Do thái. Thánh Mátthêu đã dùng lời văn của các ngôn sứ, được minh họa trong bài trích sách của ngôn sứ Isaia hôm nay để diễn tả Chúa Kitô đã thực hiện chương trình của Thiên Chúa. Theo cách diễn giải của Isaia Ngài đã mang lại sự hy vọng cho những con người bị đõa đày vì đã hoàn tất tin mừng về Triều Đại và sẽ được rao giảng cho khắp bốn phương trên khắp thế giới. Các nhà Chiêm Tinh minh xác cho việc Thiên Chúa mặc khải được bày tỏ cho khắp mọi người thiện tâm, những người sẵn sàng nhận lãnh tin đó.

Thánh Máthêu kết thúc Phúc âm của ông ta bằng các trình bày lời tiên tri của các ngôn sứ diễn tả thế nào sự cứu rỗi toàn cầu của Thiên Chúa đã được thực hiện qua Chúa Kitô, và qua việc Ngài giao phó cho các môn đệ Ngài: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Hãy dạy cho họ tuân giử mọi điều Thầy đã truyền cho em. Và đây Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thề "

Lễ Hiễn Linh không chỉ nói đến sự bày tỏ Thiên Chúa qua việc Chúa Giêsu sinh ra. Không chỉ là một lễ về ánh sáng tỏa rực trong đêm tối của thời quá khứ. Chúa Giêsu giao cho chúng ta, các môn đệ của ngài, hãy nên hiễn linh được bày tỏ qua Chúa Kitô cho tất cả các thế hệ "cho đến tận thế". Chúng ta phải theo chân Chúa Kitô và thể hiện tôn vinh danh thánh Thiên Chúa qua đời sống của chúng ta. Vậy danh thánh hay ánh sáng đó là gì? Chúa Kitô đã cho chúng ta nhận thấy qua đời sống của Ngài, danh thánh Thiên Chúa trong việc Ngài chăm sóc cho những người bị ruồng bỏ và những người cần được giúp dở; việc Ngài gầy dựng một cộng đoàn sống bình đẳng với nhau; Học theo Ngai để biết tha thứ và liên kết với việc ngài làm để xây dựng hòa bình.

Ngay cả trong những trường hợp tốt đẹp nhất, khi các Kitô hữu trung thành với lời Chúa Giêsu dạy bảo, cũng bày tỏ ánh sáng sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta và như thế sự hiễn diện hoàn toàn của Thiên Chúa vẫn chưa hoàn tất. Vì thế, lễ Hiễn Linh hôm nay cũng là lễ của niềm hy vọng nuôi dưởng bởi điều gì Thiên Chúa đã làm và đang làm ở giũa chúng ta, Lễ Hiễn Linh bày tỏ cho chúng ta một ngày khi Thiên Chúa sẽ đưa đến sự thực hiện và hoàn tất điều Thiên Chúa đã hứa qua lời các ngôn sứ và diễn tả qua Chúa Kitô. Qua ánh sáng của Chúa Kitô chúng ta đã nhìn thấy Thiên Chúa của chúng ta là ai, việc gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, và ý định của Ngài cho toàn thế giới qua chúng ta là những môn đệ của Chúa Kitô.

Thánh Mátthêu nói với chúng ta là sau khi các nhà Chiêm Tinh đến nơi Chúa Hài Nhi sinh ra và đã tôn kính bái lạy Ngài thì "họ đã đi lối khác mà về xứ mình". Thánh Mátthêu không nói đến bản đồ hành trình của họ phải không? Bài phúc âm về các câu chuyện thời thơ ấu của Chúa Giêsu không phải chỉ gồm những chi tiết - không một bài phúc âm nào nói về các chi tiết. Điều thánh Mátthêu muốn nói với chúng ta không chỉ về việc chấp nhận sự mặc khải của Chúa Kitô và nhìn nhận Ngài là Đấng Mêsia. Với ơn của đức tin chúng ta nên đi theo điều chúng ta tin tưởng và tuyên xưng ra với việc vâng lời Chúa Kitô.

Việc các nhà Chiêm Tinh đi về xứ họ qua lối khác cho thấy có sự thay đổi đời sống khi đã gặp Chúa.- Một lối sống mới phải thực hiện, vì họ đã gặp Chúa Kitô. Lễ Hiễn Linh gồm cả hai ý nghĩa: Đó là bày tỏ sự mặc khải cho chúng ta và kêu gọi chúng ta nên dỏi theo những điều đã mặc khải về Chúa Kitô và cuộc đời của Ngài với các nhà Chiêm Tinh. Hôm nay. chúng ta bái lạy Đấng là Ánh Sánh cho thế gian. Chúng ta quyết chí thay đổi đời sống chúng ta qua những điều Ngôi Lời đã dạy dổ chúng ta và với sự trợ giúp của Đức Kitô qua sự hiện diện của Ngài trong bí tích Thánh Thể.

Lễ này và tất cả các lễ chúng ta cùng nhau mừng trong cộng đoàn không chỉ là "nghĩ về những gì đã xãy ra trong quá khứ. Trái lại hôm nay chúng ta được nhắc nhở là nhiệm vụ của chúng ta là như thánh Phao lô nói "anh em là người đã được ủy thác về kế hoạch ân sủng". Theo thánh Phaolô nói với các tín hữu thành Êphêsô là "mầu niệm đã được ủy thác cho Phaolô với mặc khải". Phaolô đã được giao phó phần việc trình bày mầu nhiệm tình yêu thương của Thiên Chúa cho khắp các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do thái, không phải chỉ về tôn giáo, một chủng tộc, một quốc gia, hay một tầng lớp trong xã hội. Bởi thế làm sao trong đời sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta có thể là hiễn linh của tình yêu thương vô vàn của Thiên Chúa cho tất cả mọi dân tộc?

Vì sao vua Hêrode bối rối “và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao?" Các nhà Chiêm Tinh đến đó để tìm "Vị vua dân Do Thái mới sinh ra" sẽ là vị vua tranh đấu với vị vua quyền lực đang trị vì. Lẽ cố nhiên, những người đến từ phương đông đã tìm kiếm một vị vua không phải là Caesar hay vua Hêrode hay bất kỳ ai trong vương triều của ông. Vị vua mới sinh này là của người Do Thái; và Ngài sẽ là vua tranh đấu với các quyền lực khác, Và chúng ta có thể lựa chọn: chúng ta sẽ bái lạy trước quyền bính nào, quyên bính thế gian với bao nhiêu hứa hẹn, hay trước vị Vua Giêsu với đời sống của Ngài dành cho chúng ta?

Vua Hêrode triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong nước và các thầy thông luật lại và hỏi họ cho biết thông tin chính xác về Đấng Kitô sẽ sinh ra ở đâu mà kinh sử đã lưu lại. Vì các nhà lãnh đạo điều biết rõ sự thật đó ghi trong truyền thông về nơi sinh của vị vua mới. Và họ biết từng chi tiết một. Chỉ có một điều là họ không hành động theo các chi tiết đó.

Trái lại với các nhà Chiêm Tinh; họ có chi tiết và họ đã làm theo các chi tiết đó. Họ đến bái lạy vị vua mới sinh và đi về lại xứ họ qua lối khác. Đựơc diễn đạt bằng lời thơ cho tất cả chúng ta. Chúng ta biết tất cả sự thật về đức tin chúng ta, nhưng trong đời sống chúng ta, chúng ta thay đổi bao nhiêu để đáp lại với điều chúng ta tin?

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


THE EPIPHANY OF THE LORD
Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3a, 5-6; Matthew 2: 1-12

There are three major celebrations during Christmas time: the Nativity, the Solemnity of Mary (January 1) and today, the Epiphany. The feast of the Baptism of the Lord (January 12) closes the Christmas season.

"Epiphany" means manifestation. What is being manifested? – the manifestation of Christ’s kingdom to the pagans, symbolized by the "magi from the east" coming in search of the "newborn king of the Jews." They represent the first fruits of Christ’s universal kingdom. What was symbolized by the magi’s coming has already occurred – peoples throughout the world have expressed faith in Christ and, guided by his light, become his followers.

Today we celebrate the manifestation of God’s initiative and outreach to all peoples. The reading from the prophet Isaiah expresses what God has always planned. The prophet anticipates and expresses his vision in poetic language; for poetry is free from any particular time, or circumstance. It speaks to the past, present and future.

Isaiah turns our eyes to Jerusalem, where he sees a celebratory and long procession of her children coming "from afar." They have been in exile, but now God is delivering them and bringing them home. In the vision, the Temple has been rebuilt. More than just the faithful are marching up to Jerusalem; "nations," people from every land, are coming with their offerings. It is the epiphany of the Lord.

With Christ’s birth the glory of God’s only Son has been revealed. But throughout Jesus’ entire ministry the "glory" of the Lord has been made manifest to all. We have joined the procession of the "nations," as we come to worship today and give praise for what God has done for the world in Christ.

Matthew is the only one of the four Gospels that tells of the magi who came to do "homage" to the "newborn king of the Jews." He has drawn on the prophetic texts, exemplified in our Isaiah reading, to show Christ as the fulfillment of God’s plan. Isaiah’s vision was meant to offer hope to a devastated people. Matthew expands the message and shows God’s fulfillment in Christ, whose good news of the kingdom is to be preached to the four corners of the world. The magi illustrate how God’s revelation is made known to all people of goodwill, people ready to receive it.

Matthew concludes his gospel by showing how the prophecies of God’s universal salvation have been accomplished in Christ and then, through his charge to the disciples. "Go therefore and make disciples of all nations, baptizing them in the name of the Father, and of the Son and of the Holy Spirit. Teach them to carry out everything I have commanded you. And know that I am with you always, until the end of the world."

The Epiphany is not only about God’s manifestation at Jesus’ birth. It is not only a feast of light shining in a dark world in a past time. Jesus charges us, his disciples, to be an epiphany, a manifestation of Christ through every generation, "even to the end of the world." We are to follow in Christ’s footsteps and show forth the glory of God through our lives. What glory, or light, might that be? Christ, has shown us by his life the glory of God in his care for the outcast and the neediest; his building of a community of equals; his forgiveness of sins and his work of peacemaking.

Even under the best of situations, when we Christians are faithful to Jesus’ teachings, and are shining forth God’s presence by our lives, still, the full epiphany of the Lord is not yet. So this feast is also a feast of hope, nourished by what God has done and is doing in our midst. Epiphany points us to a day when God will bring to fulfillment and completion what God promised in the prophets and showed forth in Christ. By Christ’s light we have seen who our God is, what God is doing for us and what God intends for the world through us, Christ’s disciples.

Matthew tells us that after the magi arrived at the home and gave homage to the child, they "departed for their country by another way." Matthew isn’t talking about road maps is he? The Infancy Narrative is not just a listing of facts – none of the gospel material is. What the evangelist tells us is not only about accepting the revelation about Christ and acknowledging him as Messiah. Graced by faith we are to follow what we believe and profess it with acts of obedience to Christ.

The Magi’s change of route then suggests a change of life – a new way of acting – because of their encounter with Christ. The Epiphany is both a revelation to us and a call to follow up on what has been revealed about Christ and his life. With the magi we give homage today to one who is the Light of the world. We also resolve to change our ways by what the Word teaches us and with the help of Christ’s presence in this Eucharist.

This and all the feasts we celebrate here in community, are not mere "look-backs" to past events. Rather, today, we are reminded it is our mission to be, as Paul puts it, "stewards" of God’s grace. He tells the Ephesians that a "mystery was made known to me by revelation." He has been made a steward of the ministry of God’s love that has reached out to all peoples beyond the fringes of just one religion, class, race, or nationality. How, in our daily lives then, can we be epiphanies of God’s broad and inclusive love for all people?

Why was King Herod greatly troubled "and all of Jerusalem with him?" The magi came looking for the "newborn King of the Jews," that is why they caused upset in the halls of power. Seers from the east came looking for a king and it was not Caesar, or Herod, or anyone in his court. This newborn king of the Jews is going to offer competition to the powers that be. Of course he does, and we have a choice: before which power shall we bow, to the world and all it promises us, or before King Jesus and the life he has for us?

Herod consults the people’s religious leaders, the chief priests and scribes. They have the correct information, drawn from their tradition, about where the child can be found. But having information is one thing; changing our lives to follow on what we know is quite another. Those who are supposed to know have the information, but they do not act on it.

The magi have the information, and they act on it. They do homage and go home by another way – a poetic suggestion to us all. We know the truths of our faith, but how much of our lives still needs to change and respond to what we believe?