Đức Kitô, Đấng vô tội, không cần nhận phép rửa, thế nhưng Ngài đến xin Gioan làm phép rửa cho. Điều này gây thắc mắc, không phải chỉ chúng ta mà thôi, mà ngay cả Gioan cũng ngạc nhiên, tự hỏi tại sao Đức Kitô làm như thế. Vì thế Gioan lên tiếng: 'Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi' Mat 3,14. Đức Kitô không giải thích, đáp lại ông: 'Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính'. c.15.

Đức Kitô chịu phép rửa chắc chắn không phải do thống hối, ăn năn hay được sạch tội, mà chính là công nhận việc Gioan đang làm và điều ngài rao giảng. Đức Kitô xác nhận việc đó bằng nhiều cách khác nhau.

Thứ nhất, Đức Kitô xác nhận cho mọi người biết phép rửa của Gioan đến từ Thiên Chúa, và công việc rao giảng của ông chính là chuẩn bị lòng người sẵn sàng đón nhận Đấng Cứu Thế. Gioan công bố rõ ràng ông không phải là Đấng Cứu Thế mà chỉ là tiếng kêu trong hoang địa, dọn đường cho Đấng Cứu Thế (Gn 1,23). Gioan đến làm chứng cho sự sáng, và phép rửa của Gioan là dấu chỉ của một tâm hồn thống hối, ăn năn, thể hiện ra bên ngoài bằng cách đến xin Ngài làm phép rửa. Gioan cũng xác nhận Ngài rửa bằng nước nhưng Đấng đến sau Ngài quyền phép hơn gấp bội, và phép rửa Ngài ban trong Thánh Thần và lửa Lc 13,15-17. Khi thấy Đấng Cứu Thế đi về phía mình, Gioan nói với các môn đệ ông: 'Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian. Người là Đấng tôi đã nói tới'. Gn 1,30.

Thứ hai, Khi Đức Kitô chịu phép rửa từ Gioan, có tiếng phát ra từ trên cao phán dậy: 'Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người' Mat 3,17.

Thứ ba, sau khi Đức Kitô lên trên bờ có ba sự kiện quan trọng xảy ra. Thứ nhất tầng trời mở ra; thứ hai, có tiếng phán từ trời cao và thứ ba, có Thánh Thần Chúa, dưới hình chim bồ câu, đến ngự trên Đức Kitô. Điều này mặc khải một Thiên Chúa, Đấng có có ba ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mặc khải này còn xác nhận Đức Kitô là Ngôi Hai Thiên Chúa.

Thứ tư, trở lại câu đáp về công chính của Đức Kitô cho Gioan. Hành động công chính là hành động ngay thẳng, công bằng hợp giáo huấn của Thiên Chúa. Đức Kitô chịu phép rửa là công khai tuyên bố Ngài đến không phải làm theo í riêng mà tự nguyện, vâng lời, thực hiện trọn vẹn í Thiên Chúa. Nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau, trong cuộc đời rao giảng, Ngài xác định, Ngài đến làm theo í Chúa Cha. Í của Thiên Chúa Cha là sai Chúa Con đến tha tội và cứu độ nhân loại.

Thứ năm, Đức Kitô luôn tiến xa hơn Gioan một bước. Gioan nhận mình là người dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Đức Kitô không những chỉ dọn đường mà Ngài còn tuyên bố chính Ngài là Đường, là sự thật và là sự sống. Ngài là Đấng lãnh đạo quyền uy nhưng rất nhẹ nhàng, đầy yêu thương và hay tha thứ. Là Đấng lãnh đạo, không như lãnh tụ trần gian, họ luôn đi sau, để người khác hy sinh, bảo vệ cho họ an toàn. Đức Kitô không theo đường lối trần gian đó. Ngài luôn khởi đầu công việc và luôn dẫn đường, đi trước, và ngay cả hy sinh mạng sống, bảo vệ, mang lại an toàn cho các môn đệ.

Phép rửa ngày nay chúng ta lãnh nhận mang hai dấu chỉ: dấu chỉ hữu hình và cảm nghiệm vô hình. Dấu chỉ hữu hình là nước và dầu thánh. Cảm nghiệm vô hình mà có lần Gioan nhắc đến, đó chính là ấn tín không gì xoá nhoà, ơn Chúa Thánh Thần xuống trong tâm hồn người lãnh nhận bí tích, món quà trọn đời do Đức Kitô ban tặng. Theo nghĩa đó thì phép rửa ngày nay chính là kết hợp phép rửa Gioan ban (rửa trong nước) và phép rửa Đức Kitô trao ban (rửa trong Thánh Thần và lửa). Phép rửa có sức nhiệm mầu tháp, cấy cuộc sống của Kitô hữu vào trong thân thể của Đức Kitô Phục Sinh, qua tình yêu và sự sống lại của Ngài.

TiengChuong.org

Identification

Jesus, sinless, doesn't need to be baptized, and yet he came to John for baptism. It is hard to know exactly why Jesus came to John to be baptised. We are not alone on this matter; even John himself protested, 'It is I who need baptism from you and yet you come to me'. Jesus gave no explanation but simply insisted, saying: 'Leave it like this for the time being, it is fitting that we should, in this way, do all that righteousness demands'.

Jesus' baptism certainly has nothing to do with the expiation of his own sin, but rather it has something to do with John the Baptist's mission.

First, Jesus recognized that John's baptism came from God, and his mission was preparing the heart of the people for the coming of the Lord. John himself declared his mission was that he was not the Christ, but only a voice crying in the wilderness, paving the way for the Lord (John 1,23). He came to testify for the Light, and his baptism served as the sign of repentance. The One who is coming after him is mightier than he, and John is unfit to undo his sandals. He will baptize people with the Holy Spirit and fire Lk 3,15-17. John made it clear to his disciples, pointing to the man Jesus saying, 'behold, the Lamb of God who takes away the sin of the world ( Jn 1,29).

Second, at Jesus' baptism there was the voice from on high to affirm his identity, 'This is my Son, the Beloved, my favour rests on him'.

Third, after Jesus came out of the river, three significant events happened: a/ the heaven opened, b/ the voice of the Father came from on high and c/ the descent of the Holy Spirit in the form of a dove resting upon him. Jesus' baptism revealed the Holy Trinity, the Three Persons of God, and it also revealed Jesus' identity.

Fourth, an act of righteousness means to do what is right, and just, in accordance with God's will. Jesus’ baptism signified his commitment to do not his own will but God's. In his public ministry he once confirmed, that He came to do not his own will but the Father's. Through Jesus we know about God redemptive plan to save the human race.

Fifth, Jesus went one step ahead of John. John's mission was preparing the way for the Lord. Jesus declared he was not preparing the way, but he actually is the way. Jesus' leadership went ahead of his people. To protect His people, Jesus went ahead of them to show the right way, not follow after as the world's leaders do.

At our baptism, there are two signs: one is visible and the other is invisible. a/ the visible sign has something to do with water and oil, and b/ the inwards affect John talked about; it is the inerasable seal of the Holy Spirit, Jesus gives to a baptised person. In this sense our baptism is the combination of John the Baptist's baptism (baptism with water) and the power of the Spirit Jesus gives (baptise with the Holy Spirit). Our baptism enables us to incorporate our lives into the mystical Body of the Risen Christ, through the love and power of the Risen Christ.