CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH B
Cv 10: 25-26, 34-35, 44-48; Tvịnh 97; 1 Gioan 4: 7-10; Gioan 15: 9-17

Sách Công vụ Tông Đồ nói về nhiều câu chuyện về "hành động của Chúa Thánh Thần" với các Tông đồ là những tín hữu đầu tiên cộng tác vào (mặc dù không thường xuyên). Chúa Thánh Thần là sự hoạt động của Thiên chúa giữa chúng ta và là lời nhắc nhở về Giáo hội sơ khai, như Chúa Giêsu đã hứa trước khi Ngài ra đi, là các ông sẽ được “bao trùm quyền năng lấy từ trời cao (Lc 24:49)

Lời hứa của Chúa Giêsu không phải chỉ là một cái vổ lưng, hay một việc gì đó để khuyến khích an ủi các môn đệ khi Ngài ra đi. Những lời chia tay của Ngài không phải là bảo các ông làm hết mình những việc Chúa đã dạy và chỉ bảo. Trái lại, Chúa Giêsu hứa sẽ gởi cho các ông sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Thần Khí đã đến trên các ông trong lúc các ông họp nhau (Cv 2,1), dưới hình “lưỡi lửa” và như “cơn gió mạnh thổi đến các ông". Các ông cần phải có năng lực thiêng liêng đó, để thực hiện chương trình Chúa Giêsu đã định là công bố Triều Đại Thiên Chúa cho tất cả các dân tộc. Quyến năng của Chúa Thánh Thần thúc đẩy giáo hội bước ra ngoài thế giới để nói và làm nhân danh Chúa Giêsu.

Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, chúng ta nghe về một nơi mà Chúa Thánh Thần đã đưa ông Phêrô đến và làm thế nào để Phêrô nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa các dân ngoại. Ông Cornelius là một đội trưởng ở Caesarea. Ông và “cả gia đình” đã được mô tả là "những người kính sợ Thiên Chúa", là những người chấp nhận thuyết duy nhất về tín lý Thiên Chúa độc nhất của người Do thái, và như họ đã thường tham dự trong hội đường Do Thái. Dù vậy ông Cornelius, một dân ngoại và rồi ông Phêrô và các người khác trong cộng đoàn đã được xem như là đã được chọn trong chương trình cứu rỗi cúa Thiên Chúa. Hãy nhớ, ngay cả sau khi Chúa Giêsu ra đi, các người theo Ngài vẫn là nhóm nhỏ trong cộng đoàn Do thái lớn.

Nhưng, trước đoạn văn hôm nay chúng ta được biết ông Cornelius có thị kiến bảo ông ta nên gởi người đến gặp ông Phêrô (10: 1-8). Và ông Phêrô cũng có thị kiến là khi hai sứ giả đến mời ông Phêrô đến nhà ông Cornelius, ông ta đáp lời ngay. Làm sao ông Phêrô có thể từ chối sự tiền ngộ này? Hai thị kiến, một là của ông Cornelius, và một của ông Phêrô chứng tỏ sự hiện hữu của chương trình Thiên Chúa. Các dân ngoại sẽ được gia nhập vào cộng đoàn của những người theo Chúa Giêsu. Bằng chứng là khi ông Phêrô đến nhà ông Cornelius, ông đã gặp được người đầy tin tưởng và gia đình của anh ta thể hiện một lễ hiên xuống mới của Chúa Thánh Thần xuống trên những người "đang lắng nghe lời Thiên Chúa".

Để tôi xem thử sự thật có đúng như thế không. Chúa Thánh Thần xuống trên người nghe lời Thiên Chúa. Bây giờ Chúa Thánh Thần không bị giới hạn bởi những cung cách và nghi lễ. Hãy nhớ lời mô tả của thánh Luca về Chúa Thánh Thần vào lễ Ngũ Tuần, Ngài như "tiếng gió thổi mạnh" và rồi đến những hình "lưỡi lửa". Chúa Thánh Thần không bị kiềm hãm, nhưng tự do, đến và vào như gió và lửa.

Dù vậy, bài trích sách Công vụ hôm nay gợi ý cho chúng ta về thời điểm này trong việc cử hành phụng vụ lời Chúa của cộng đoàn chúng ta. Điều đó nhắc chúng ta nhớ khi lời Chúa được công bố trong cộng đoàn, Chúa Thánh Thần di chuyển trên và trong chúng ta như lửa và như một “luồng gió mạnh”, để thổi một sức sống mới và kiên vững trong đức tin của mổi người chúng ta giống như các tín hữu tiên khởi, có thể ra đi để sống và loan báo về Chúa Giêsu Kitô cho thế giới biết. Thiên Chúa có một chương trình lớn cho thế giới của chúng ta và chúng ta sẽ phải trở nên là những người cộng tác với Chúa trong chương trình đó.

Bởi thế, hãy đón nhận lời Thiên Chúa và ơn Chúa Thánh Thần đến cùng với lòng trí và trái tim rộng mở. Nếu Chúa Thánh Thần có thể mở lòng trí của thánh Phêrô và thế giới của giáo hội tiên khởi để đón nhận các dân ngoại vào cộng tác với họ, thì ai có thể biết được điều gì mới mà Chúa Thánh Thần có thể làm ở một ngày nào đó trong thế giới nhỏ hẹp của chúng ta và giáo hội.

Sáng nay báo chí cho biết số người chết và nhập viện do dịch covid đã tăng lên nhiều. Trong lúc tôi viết bài nay có điều đáng sợ về sự tăng đột biến của cơn dịch. Đó là một điều quan trọng và nhiều quôc gia đang nổ lực hết sức để bảo vệ dân chúng. Vì cơn đại dịch này đã giết hàng triệu người trên thế giới. Lời của Thiên Chúa cũng vậy. Như các sự kiện khác trong tự nhiên đã xãy ra trên thế giới như động đất, sóng thần, nạn hạn hán v.v... dân chúng thường gọi đó là "việc của Thiên Chúa" và họ trách Thiên Chúa đã đứng về những điều nguy hại xãy ra trên thế giới.

Là một tín hữu, tôi biết một hành động đầy quyền năng là “Hành vi của Thiên Chúa". Thiên Chúa đã đến trong thế giới chúng ta, tham gia cùng với chúng ta trong cuộc hành trình làm người của chúng ta, sẽ không tránh khỏi nổi đau khổ và cái chết như chúng ta. Ngài đã sống lại và ban cho chúng ta một cuộc sống mới. Phúc âm nói lên một hành động mạnh mẽ khác của Thiên Chúa là "Không ai có tình yêu thương lớn hơn việc này, là hy sinh mạng sống mình cho bạn bè". Và đó là điều Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta. Và bây giờ hành động yêu thương đó được gọi là "hành động của Thiên Chúa".

Chúng ta không đến để cầu nguyện để làm đẹp lòng Thiên Chúa, để được Thiên Chúa yêu thương và giúp đở; Mặc dù Chúa xuống trần gian để tìm cho nhân loại được ơn của Thiên Chúa. Bằng đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu là một thông điệp rỏ ràng của Thiên Chúa cho chúng ta. Ngài đã yêu thương chúng ta. Một điều mà chúng ta muốn nghe hôm nay là Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta. Trái lại, chúng ta lại không yêu thương Ngài, và rồi Thiên Chúa đáp lại sự hờ hửng đó bằng cách yêu thương chúng ta vì chúng ta đáng được sự yêu thương đó. Đúng hơn, Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước. Nếu chúng ta có bất kỳ một nghi ngờ nào, hãy nhìn vào Chúa Giêsu. Sự việc chính là: vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và đã ban cho chúng ta bằng chứng mạnh mẻ về tình yêu thương đó, vậy chúng ta phải làm gì để chứng tỏ chúng ta đã nghe tin đó, để chứng tỏ đời sống chúng ta đã được biến đổi bởi ơn huệ yêu thương đó? Chúng ta thấy những dấu chỉ rõ ràng trong một người khi người đó yêu thương. Người đó chứng tỏ lòng yêu thương bằng cách vui vẻ hơn, kiên nhẩn hơn, nhân từ và thành thật v.v… Những đức tính đó như tuôn đổ ra khỏi người đó không cần một nổ lực nào, như là bản tính thứ hai của người đó. Vậy những đức tính nào sẽ tuôn đổ khỏi chúng ta vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta?

Hôm nay, khi chúng ta cầu nguyện "Lạy Chúa Giêsu, con có thể làm gì để bày tỏ tình yêu thương của Ngài dành cho con?" Chúa Giêsu trả lời "hãy tuân giử các giới răn của Thầy". Và tâm trí của chúng ta luôn nghỉ về mười điều răn, trong khi chúng ta tự vấn lương tâm xem liệu chúng ta đã lỗi phạm điều răn nào chưa. Tôi đã làm gì sai? Nhưng, chúng ta đã có mười điều răn mà không có Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không nói đến việc vi phạm mười điều răn, và cũng không nói đến việc không làm việc gì tiêu cực. Trái lại, Ngài nói đến chúng ta phải làm việc gì tích cực đó là "hãy thương yêu nhau". Đó là một giới răn có nhiều mặt, nhiều cơ hội để thực hành những gì chúng ta đã trãi nghiệm bởi Thiên Chúa trong Chúa Giêsu, là yêu thương vô điều kiện.

Nếu không có tình yêu nào lớn hơn việc thí mạng sống của mình cho một người bạn, thì tôi có thể đáp lại mệnh lệnh của Chúa Giêsu bằng cách tự vấn bản thân: Tôi phải "Bỏ đi" thói quen nào của cuộc đời mình, để quên đi, vì lợi ích của người khác? Dự định của tôi, không muốn giúp đỡ, cảm thấy tức giận hay ghanh tị với những gì người khác có, ghi nhận những điều sai trái mà một người khác đã làm cho tôi về của cải vật chất của tôi, v.v...? Chúa Giêsu không liệt kê một danh sách các điều răn mà chúng ta có thể kiểm tra từng điều một và sau đó nói, "Đây, tôi đã làm điều đó."

Thay vào đó, Ngài nói đến một điều răn rộng lớn hơn là "yêu thương tha nhân như Thầy đã yêu các con". Có bao giờ chúng ta dám nói là chúng ta đã sống điều răn đó toàn vẹn hay không? Chúng ta có thể tự vấn và nói "thật vậy, tôi đã thi hành điều đó!" Không, bởi vì tình yêu thương đòi hỏi nơi chúng ta rất nhiều. Khi một người vợ hay chồng nói "Đấy, tôi yêu thương anh hay em rồi, hôm nay tôi không còn gì để có thể làm cho anh hay em nữa"? Tình yêu là ngọn lửa thiêu đốt chúng ta, khiến chúng ta phải tìm mọi cách để yêu và không ai có thể vạch ra những quy tắc và luật lệ của tình yêu đó cho chúng ta. Đó là lúc chúng ta cần ơn Chúa Thánh Thần để giúp chúng ta trãi nghiệm tình yêu thương của Thiên Chúa và tìm cách giúp chúng ta có thể bày tỏ tình yêu đó cho kẻ khác tốt nhất.

Chúa Giêsu không muốn làm chúng ta mệt mỏi, hay bắt chúng ta phải sống như người nô lệ, âm thầm chịu đựng, cố gắng làm mọi sự cho đúng, sợ bị trừng phạt nếu bị làm sai. Ngài gọi chúng ta là "bạn hữu". Tình bằng hữu đối với Ngài không là một tình cảm nhỏ nhen ích kỷ lơ là. Một số tình bạn của chúng ta trước đây có thể đóng khung chúng ta lại, khiến chúng ta trở nên tiêu cực, làm cho chúng ta mỏi mòn. Tình bằng hữu của Chúa Giêsu là một tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau. Bạn bè giúp chúng ta mở rộng ra một thế giới lớn hơn, đưa chúng ta tiếp cận với những khả năng mới lạ và sáng tạo và cũng giúp chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn. Những người bạn tốt giúp chúng ta quân bình cuộc sống, kéo chúng ta ra khỏi cảnh chán nản khi bị phong toả, là tiếng thanh la não bạt khi chúng ta cần nói điều gì và bạn bè sẽ giúp mở ra thế giới mới cho chúng ta.

Chúng ta đã là ban bè của Đức Kitô rồi. Ngài đã làm những điều đó cho chúng ta. "Thầy gọi các anh em là bạn hữu" Với sự giúp đở của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể làm việc theo cách đó mổi ngày để nên giống Chúa Giêsu hơn. Hay như Ngài mô tả cho chúng ta hôm nay, với tính cách là bạn của Ngài, chúng ta sẽ sinh "nhiều hoa trái". Trong bí tích Thánh Thể này, chúng ta mời Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta cách chúng ta có thể sống như thế nào để diển tả tình bạn của chúng ta với Ngài. Chúng ta xin Ngài chỉ cho chúng ta những gì chúng ta phải xa lánh và cho chết đi, những gì phải khiêm tốn lắng nghe để cuộc sống chúng ta nở hoa và tốt đẹp hơn với hoa trái mới diển tả sự hiện diện của Ngài trong chúng ta.

Nói cách khác, chúng ta cầu xin "Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết thương yêu nhau và xin giúp chúng con sống tình yêu thương đó để mọi người biết chúng con là bạn của Ngài ".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


6th SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 10: 25-26, 34-35, 44-48; Psalm 98;1 John 4: 7-10; John 15: 9-17

The Acts of the Apostles is a narrative that is more about the "Acts" of the Holy Spirit; with the apostles and first Christians playing a collaborative (though not always!) role. The Holy Spirit is God’s active presence among us and a reminder to the infant church that, as Jesus has promised before he departed, they would be "clothed with power from on high" (Lk 24: 49).

Jesus’ promise wasn’t just a pat on the back, or something encouraging to say to comfort his disciples as he was departing. Nor were his parting words telling them to do what he taught and showed them – as best they could. Rather, he promised to send them power, the Spirit. The Spirit that did come upon the assembled community (Acts 2: 1ff.) was "fire" and like "a strong driving wind." They would need that divine energy, as we do, to fulfill Jesus’ plan to have the Reign of God announced to all peoples. The Spirit’s driving force urged the church out into the world to speak and act in Jesus’ name.

In today’s first reading we hear about one of the places the Spirit drove Peter and how he recognized God’s presence among the Gentiles. Cornelius was a centurion in Caesarea. He and his "whole household" are described as "God fearers," people who accepted Jewish monotheism and ethics and may even have attended the synagogue. Still, Cornelius was a Gentile and so not someone Peter and the others in the community would have thought to be included in God’s plan of salvation. Remember, even after Jesus’ departure, his followers were still a group within the larger Jewish community.

But prior to today’s passage we learn of Cornelius vision in which he was instructed to send for Peter (10: 1-8). Peter also had a vision (10:9ff.) and so when two messengers come to Peter to invite him to Cornelius’ house, he responded. How could Peter deny the obvious? Two visions, one to Cornelius and the other to Peter, affirmed God’s plan: the Gentiles were to be included into the community of Jesus’ followers. As proof, when Peter arrives at Cornelius’ house, he meets the devout man and his household and another Pentecost happens – the Holy Spirit descends on those "who were listening to the Word."

Let me see if I’ve got this right. The Holy Spirit comes upon listeners to the Word of God. Now the Spirit is by no means limited by structures and ritual. Remember Luke’s description of the Spirit at Pentecost, as "noise like a strong driving wind," and then as tongues "as of fire" (2:1-3). The Spirit is not boxed in, but is as free, pervasive and penetrating as wind and fire.

Still, today’s Acts reading calls our attention to this moment in our liturgical celebration, the Liturgy of the Word. It reminds us that when the Word of God is proclaimed in the assembly, the Spirit moves among and within us – like fire and a "strong driving wind" – to breathe new life and determination into our faith so we, like the first Christians, can leave our gathering to live and proclaim Jesus Christ in the world. God has a big plan for our world and we are to be God’s collaborators in that plan.

So, let’s receive the Word of God and its accompanying Spirit with open minds and hearts. If the Spirit could open Peter and the early church’s world to receive the Gentiles into communion with them, who knows what new thing the Spirit might do in our sometimes boxed-in world and church!

The morning newspaper today reports the latest number of deaths and hospitalizations due to the pandemic. As I write this there is fear of a new spike in cases. It is serious and many nations are making efforts to protect their populations. Because of this pandemic untold millions throughout the world have suffered – so does God’s reputation. As with other large events in nature, earthquakes, tsunamis, droughts, etc., people tend to call them "Acts of God." God is blamed for a lot of the bad things that happen in the world.

As a believer I do know a powerful "Act of God" – God has entered our world, joined us on our human journey, not avoided our pain and death, rose and given us a new life. The Gospel names another powerful act of God: "No one has greater love than this, to lay down one’s life for one’s friends." Which is what Jesus did for us. Now that act of love is what I would call an "Act of God!"

We don’t come to pray to please God; earn God’s love and good will; wear God down so as to earn a favor from God. Jesus’ life, death and resurrection is a clarion message to us, one we are eager to hear again today – God already loves us. We didn’t love God first and then God returned the favor and now loves us because we deserve that love. Rather, God loved us first. If we have any doubts, look at Jesus. The real issue is: since God already loves us and has given such powerful evidence of that love, what should we do to show we heard the message; to show that our lives are transformed by that free gift of love? We see obvious signs in a person when they are in love; they radiate the love by being more cheerful, spontaneous, patient, kind, etc. These virtues seem to flow out of them with little effort, as second nature. What virtues will flow out of us because God loves us?

Today when we ask, "Jesus, what can I do to show your love for me?" He answers, "Keep my commandments." Our mind tends to run to the Ten Commandments as we ask ourselves if we have broken any of them. Have I done anything wrong? But we had the Ten Commandments without Jesus. He isn’t talking about violating the Commandments, about not doing something negative. Instead, he is telling us to do something positive: "Love one another." That’s one commandment with many faces; many opportunities to put into practice what we have experienced from God in Jesus, unconditional love.

If there is no greater love than to lay down one’s life for a friend, then I can respond to Jesus’ command by asking myself; what part of my life must I "lay down," let die, for the sake of another? My prejudice, unwillingness to help, angry feelings, envy of what others have, the list of wrongs I keep against a person, my material goods, etc? Jesus doesn’t enumerate a list of commandments we can check off one by one and then say, "There, I have done that."

Instead, he names a broader commandment: "Love one another as I have loved you." Can we ever say we have lived up to that command? Can we check off items and say, "Well, I’ve accomplished that!" No, because love asks a lot of us. When can a husband or wife say, "There, I have loved you, there is nothing more I can give or do for you"? Love is a fire that consumes us, leaves us looking for ways to love and no one can spell out rules and regulations for us. That’s what we need the Holy Spirit for, to enable us to experience God’s love and then find ways we can best express it to others.

Jesus doesn’t want to exhaust us or make us live like groveling slaves trying to get everything right, fearing punishment if we fail. He calls us "friends." Friendship for him isn’t sentimental or sloppy. Some friendships can close us up, make us negative, feed our neurotic behavior. Jesus’ friendship is one of mutual love and respect. Friends help expand our world, expose us to new and creative possibilities and sustain us when we are in need. Good friends keep us normal; pull us out of ourselves when we are closed off; lift us out of depression; are our sounding boards when we need to speak about something and friends open new worlds to us.

We are friends of Christ already. He has accomplished that for us – "I call you friends." With the help of his Spirit, we can act that way and each day resemble him more and more. Or, as he describes for us today, as his friends, we will "bear fruit that will remain." At this Eucharist we invite Jesus to show us how we can live and reflect our friendship with him. We ask him to show us what must die and what we must lay down so that our lives will blossom with new fruits that reveal his presence in our lives.

In other word we pray, "Jesus, teach us to love one another and help us live that love so people will know that we are your friends."