1. Lần đầu tiên, một nữ tu làm Tổng Thư ký Bộ các Dòng tu

Lần đầu tiên một nữ tu được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Thư ký Bộ các Dòng tu.

Hôm mùng 07 tháng Mười vừa qua, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm nữ tu Simona Brambilla, Dòng Thừa Sai Đức Mẹ An Ủi (M.C.), làm Tổng Thư ký, tức là nhân vật thứ hai của Bộ các Dòng tu, kế nhiệm Đức Tổng Giám Mục José Rodríguez Carballo, 70 tuổi, Dòng Phanxicô, được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Phó Giáo phận Mérida-Badajoz ở Tây Ban Nha, sau mười năm làm Tổng Thư ký Bộ các Dòng tu.

Nữ tu Simona Brambila, người Ý, năm nay 58 tuổi (1965), nguyên là một nữ y tá chuyên nghiệp, trước khi đi gia nhập Dòng Thừa Sai Đức Mẹ an ủi và đã đậu Cao học tâm lý tại Học viện Tâm lý thuộc Đại học Giáo hoàng Gregoriana ở Roma, rồi về sau làm giáo sư tại đây. Năm 2011, chị được bầu làm Bề trên Tổng quyền của dòng và tái cử cho đến tháng Năm năm nay. Từ bốn năm nay (2019), chị cũng là thành viên của Bộ các Dòng tu, một bộ có tên đầy đủ là “Bộ về Đời sống Thánh hiến và Các Tu đoàn Tông đồ”, hiện do Đức Hồng Y João Braz de Aviz, 76 tuổi, người Brazil làm Tổng trưởng từ 12 năm nay (2011).

Theo chính sách của Đức Thánh Cha Phanxicô, càng ngày càng có thêm nhiều phụ nữ được bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng của Tòa Thánh. Trước chị Simona, đã có nữ tu Alessandra Smerili, 49 tuổi (1974), người Ý Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ (FMA) được bổ nhiệm làm Tổng Thư ký Bộ Phát triển Nhân bản toàn diện, và nữ tu Raffaella Petrini, người Ý 54 tuổi (1969), thuộc Dòng Phan Sinh Thánh Thể (F.S.E), đang làm Tổng Thư ký Phủ Thống đốc Quốc gia thành Vatican.

2. Vatican bảo vệ Đức Giáo Hoàng thời chiến Piô thứ 12

Hôm thứ Hai, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã mạnh mẽ bảo vệ Giáo hoàng Piô thứ 12 thời Thế chiến thứ hai như một người bạn của người Do Thái khi ngài khai mạc một hội nghị lịch sử về các tài liệu lưu trữ mới được mở, trong đó có sự góp mặt của cả các sử gia thừa nhận rằng thành kiến chống Do Thái đã ảnh hưởng đến sự im lặng của Đức Piô trước vụ diệt chủng người Do Thái.

Những nhận xét mang tính bào chữa của Đức Hồng Y Pietro Parolin đã được đưa ra trước khi hội nghị dành một phút im lặng để tôn vinh các nạn nhân của cuộc tấn công của Hamas ở Israel. Đứng bên cạnh giáo sĩ trưởng của Rôma, Đức Hồng Y Parolin bày tỏ tình đoàn kết với các nạn nhân Israel và “với những người mất tích, bị bắt cóc và hiện đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng”.

Ngài cho biết Vatican đang theo dõi cuộc chiến với mối quan ngại sâu sắc và lưu ý rằng nhiều người Palestine ở Gaza cũng đang thiệt mạng.

Hội nghị tại Đại học Giáo hoàng Grêgôriô rất đáng chú ý vì có các nhà tổ chức và tài trợ cao cấp chưa từng có là người Công Giáo gốc Do Thái: Tòa thánh, viện nghiên cứu Yad Vashem Holocaust của Israel, Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust Hoa Kỳ, đại sứ quán Hoa Kỳ và Israel tại Tòa thánh và cộng đồng Do Thái ở Ý.

Trọng tâm là nghiên cứu đã nổi lên trong ba năm kể từ khi Vatican, theo lệnh của Đức Thánh Cha Phanxicô, mở kho lưu trữ của triều đại giáo hoàng Piô 12 trước thời hạn để đáp ứng yêu cầu của các nhà sử học về việc tiếp cận tài liệu của Tòa thánh để hiểu rõ hơn về thời chiến của Đức Piô di sản.

Các nhà sử học từ lâu đã bị chia rẽ về thành tích của Đức Giáo Hoàng Piô. Những người ủng hộ khẳng định ngài sử dụng chính sách ngoại giao thầm lặng để cứu mạng người Do Thái và những người chỉ trích nói rằng ngài đã giữ im lặng khi Holocaust đang hoành hành. Cuộc tranh luận về di sản của ngài đã làm đình trệ tiến trình phong chân phước cho ngài.

Đức Hồng Y Parolin chỉ ra cơ chế bảo vệ lâu đời của Vatican đối với vị giáo hoàng thời chiến, trích dẫn những can thiệp đã được biết trước đây của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vào năm 1916 và 1919 đối với người Do Thái ở Mỹ vốn gọi người Do Thái là “anh em của chúng ta”.

Đức Hồng Y Parolin nói: “Nhờ việc mở các kho lưu trữ gần đây, điều hiển nhiên hơn là Đức Giáo Hoàng Piô 12 đã đi theo cả con đường ngoại giao và con đường phản kháng bí mật”. “Quyết định chiến lược này không phải là một hành động thờ ơ mà là một quyết định thận trọng khi tính đến rủi ro đối với tất cả những người liên quan.”

3. Đức Hồng Y Parolin bày tỏ tâm tình đau buồn trước tình trạng hiện nay tại Thánh Địa

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, bày tỏ tâm tình đau buồn của Đức Thánh Cha Phanxicô về vụ Israel bị Hamas tấn công.

Đầu bài tham luận tại Hội nghị ở Đại học Giáo hoàng Grêgôriô, sáng ngày 09 tháng Mười vừa qua, về đề tài: “Các văn kiện mới của triều đại Giáo hoàng Piô XII và ý nghĩa của chúng đối với quan hệ Do thái - Kitô”, Đức Hồng Y Parolin nói: “Tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ bắt đầu diễn văn này với nghĩa vụ nặng về và đau buồn chia sẻ và chuyển đến sự đau lòng mà Đức Thánh Cha đã biểu lộ hôm qua, ngày 08 tháng Mười, về những gì đang xảy ra ở Israel.”

Đức Hồng Y ngồi cạnh Rabbi Trưởng của cộng đoàn Do thái ở Roma, Riccardo Di Segni. Ngài nói: “Trong ngày Sabbat, Lễ Niềm Vui vì Torah ở Israel, nhiều anh chị em Israel đã bị đánh thức vì một cuộc tấn công kinh khủng và đáng khinh bỉ. Chúng ta gần gũi các gia đình nạn nhân, hàng ngàn người bị thương, những người bị mất tích và người bị bắt cóc, đang ở trong tình cảnh nguy hiểm lớn”.

Đức Hồng Y Parolin bày tỏ rằng Tòa Thánh rất lo âu theo dõi cuộc chiến tranh bị gây ra, trong đó nhiều người Palestine ở Gaza đã bị thiệt mạng, nhiều người di tản và bị thương. Ngài tái khẳng định sự gần gũi và cầu nguyện cho gia đình họ, cho tất cả các thường dân vô tội. Chiến tranh luôn luôn là một thất bại cho phẩm giá và dẫn đến việc không đi tới bất cứ giải pháp nào.

Rất tiếc là nạn khủng bố, bạo lực dã man, và cực đoàn làm thương tổn khát vọng hợp pháp của người Palestine và Israel. Đức Hồng Y hy vọng võ khí im bặt và lý trí trổi vượt và giúp dừng lại suy nghĩ về con đường đúng đắn, đạt tới hòa bình tại Israel và Palestine.

Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí bên lề hội nghị, Đức Hồng Y Parolin kêu gọi tìm kiếm một giải pháp để đặt những nền tảng cho cuộc sống chung giữa người Palestine và Israel, thực thi những văn kiện ngoại giao mà cộng đồng quốc tế đã có. “Bao lâu người ta chưa giải quyết vấn đề đó, không tìm ra một công thức hòa bình, thì những vụ đụng độ này luôn có nguy cơ tái diễn và ngày càng có cường độ mạnh hơn”.

Đức Hồng Y Quốc vụ khanh cũng lấy làm tiếc vì lịch sử dường như lập lại: “Những thảm kịch đã nối tiếp nhau trong thế kỷ XX, người ta tưởng đó là những điều thuộc về quá khứ, sẽ không còn bao giờ tái diễn nữa. Thế mà chúng ta phải rất đau buồn và ngỡ ngàng vì người ta đang lập lại những sai lầm của quá khứ. Lịch sử đã không dạy chúng ta điều gì...”