Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi ‘thần học tình yêu’
Tại buổi tiếp kiến dành cho các thành viên của Mạng lưới Hiệp hội Thần học Công Giáo Quốc tế (INSeCT), Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất ba hướng đi cho thần học đương đại: lòng trung thành sáng tạo với truyền thống, cách tiếp cận liên ngành và tính tập thể.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
“Thần học thực sự là một sứ vụ quan trọng và cần thiết của Giáo hội,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói hôm thứ Sáu khi ngài gặp gỡ các thành viên của Mạng lưới Hiệp hội Thần học Công Giáo Quốc tế (INSeCT).
Bao gồm khoảng 30 hiệp hội thành viên và các nhóm liên kết, INSeCT nhằm mục đích “thúc đẩy một nền thần học hàn lâm và nghiên cứu” trên khắp thế giới.
“Thần học thực sự là một thừa tác vụ quan trọng và cần thiết của Giáo hội”.
Tầm quan trọng của thần học ngày nay
Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý ba lý do tại sao thần học ngày nay lại quan trọng.
Đầu tiên, ngài nói, “một phần đức tin Công Giáo của chúng ta là giải thích lý do hy vọng của chúng ta cho tất cả những ai hỏi.” Đức Thánh Cha lưu ý rằng niềm hy vọng này không phải là một cảm xúc, nhưng chính là Con Người của Chúa Giêsu Kitô.
Sau đó, “những thay đổi mang tính thời đại” mà một xã hội ngày càng đa nguyên càng phải đối diện để “đánh giá một cách nghiêm túc” hầu nuôi dưỡng tình huynh đệ con người và chăm sóc công trình sáng tạo.
Và thứ ba, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ - ĐTC đưa ra ví dụ về trí tuệ nhân tạo - đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hướng tới “sự hiểu biết chung về ý nghĩa của con người”.
Hướng dẫn thần học
Đức Thánh Cha tiếp tục đề xuất ba hướng đi cho thần học, bắt đầu bằng “sự trung thành với truyền thống một cách sáng tạo”.
Ngài nhấn mạnh: “Thần học sống động”, vì vậy phải tiếp tục phát triển và “thể hiện Tin Mừng ở mọi vùng đất và mọi nền văn hóa”.
Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận “liên ngành”, hướng dẫn thứ hai, không phải là “trào lưu nhất thời” mà là một đòi hỏi của thần học, phải lắng nghe các thành tựu của khoa học nhân văn, và đổi lại, cống hiến sự khôn ngoan Kitô giáo để chúng phát triển đúng đắn.
Sự cộng tác cần thiết trong thần học và giữa các ngành khoa học khác là một trách nhiệm “nhất thiết đòi hỏi tính hợp đoàn và tính đồng nghị”.
Một thần học tình yêu
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng “việc phục vụ” thần học “không thể được thực hiện nếu không phục hồi “đặc tính trí tuệ của thần học”. Ngài giải thích rằng kiến thức phải được theo đuổi dưới ánh sáng của trí tuệ, “hợp nhất giữa đức tin và đức hạnh, lý luận phê phán và tình yêu thương”.
“Thần học trí tuệ là thần học về tình yêu”.
ĐTC kết luận: “Thần học trí tuệ là thần học về tình yêu, bởi vì ‘ai không yêu thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu’.
Tại buổi tiếp kiến dành cho các thành viên của Mạng lưới Hiệp hội Thần học Công Giáo Quốc tế (INSeCT), Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất ba hướng đi cho thần học đương đại: lòng trung thành sáng tạo với truyền thống, cách tiếp cận liên ngành và tính tập thể.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
“Thần học thực sự là một sứ vụ quan trọng và cần thiết của Giáo hội,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói hôm thứ Sáu khi ngài gặp gỡ các thành viên của Mạng lưới Hiệp hội Thần học Công Giáo Quốc tế (INSeCT).
Bao gồm khoảng 30 hiệp hội thành viên và các nhóm liên kết, INSeCT nhằm mục đích “thúc đẩy một nền thần học hàn lâm và nghiên cứu” trên khắp thế giới.
“Thần học thực sự là một thừa tác vụ quan trọng và cần thiết của Giáo hội”.
Tầm quan trọng của thần học ngày nay
Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý ba lý do tại sao thần học ngày nay lại quan trọng.
Đầu tiên, ngài nói, “một phần đức tin Công Giáo của chúng ta là giải thích lý do hy vọng của chúng ta cho tất cả những ai hỏi.” Đức Thánh Cha lưu ý rằng niềm hy vọng này không phải là một cảm xúc, nhưng chính là Con Người của Chúa Giêsu Kitô.
Sau đó, “những thay đổi mang tính thời đại” mà một xã hội ngày càng đa nguyên càng phải đối diện để “đánh giá một cách nghiêm túc” hầu nuôi dưỡng tình huynh đệ con người và chăm sóc công trình sáng tạo.
Và thứ ba, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ - ĐTC đưa ra ví dụ về trí tuệ nhân tạo - đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hướng tới “sự hiểu biết chung về ý nghĩa của con người”.
Hướng dẫn thần học
Đức Thánh Cha tiếp tục đề xuất ba hướng đi cho thần học, bắt đầu bằng “sự trung thành với truyền thống một cách sáng tạo”.
Ngài nhấn mạnh: “Thần học sống động”, vì vậy phải tiếp tục phát triển và “thể hiện Tin Mừng ở mọi vùng đất và mọi nền văn hóa”.
Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận “liên ngành”, hướng dẫn thứ hai, không phải là “trào lưu nhất thời” mà là một đòi hỏi của thần học, phải lắng nghe các thành tựu của khoa học nhân văn, và đổi lại, cống hiến sự khôn ngoan Kitô giáo để chúng phát triển đúng đắn.
Sự cộng tác cần thiết trong thần học và giữa các ngành khoa học khác là một trách nhiệm “nhất thiết đòi hỏi tính hợp đoàn và tính đồng nghị”.
Một thần học tình yêu
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng “việc phục vụ” thần học “không thể được thực hiện nếu không phục hồi “đặc tính trí tuệ của thần học”. Ngài giải thích rằng kiến thức phải được theo đuổi dưới ánh sáng của trí tuệ, “hợp nhất giữa đức tin và đức hạnh, lý luận phê phán và tình yêu thương”.
“Thần học trí tuệ là thần học về tình yêu”.
ĐTC kết luận: “Thần học trí tuệ là thần học về tình yêu, bởi vì ‘ai không yêu thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu’.