JERUSALEM -- Tiếp theo việc công bố bản văn của Ủy Ban Quốc Tế cho việc Đối thoại giữa Công giáo và Chính thống giáo vào ngày 15/10/2007 tại Ravenna (Italia) nhân cuộc Nghị Hội lần thứ 10 tại Ravenna, ĐHY Walter Kasper nhân dịp Ngài đến Giáo Hoàng Học Viện Pontifical Institute Notre Dame ở Jerusalem hôm Chúa Nhật ngày 28/10/2007 để thuyết trình về "Đối thoại Liên Tôn giữa Công giáo và Do thái giáo". Tôi đã có dịp gặp Ngài tại Học Viện tại Jerusalem này và trao đổi với Ngài về những thách đố của Ủy Ban Giáo Hoàng về Đối thoại Liên tôn, đặạc biệt tình trạng cuộc đối thoại giữa Công giáo và Do thái giáo.

ĐHY Walter Kasper
ĐHY Walter Kasper hiện là đồng Chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Đối thoại Liên Tôn, Ngài đã cho biết những bước tiến về vấn đề này và đặc biệt còn những khó khăn tồn đọng nhất ltrong việc đối thoại với không những đối với Do thái giáo mà còn ngay cả với chính quyền Do thái.

Tuy nhiên ĐHY Kasper nhấn mạnh là đang có những tiến triển mới nhân cuộc Hội thảo tại Riminim (Italia) vào ngày 22/8/2007, với chủ đề « Thiên Chúa cứu độ lý trí », các vị đại diện của ba tôn giáo đã cùng thảo luận về diễn từ mà ĐTC Biển Đức XVI đã phát biểu ở Ratisbonne ngày 12/10/2006. Có vị giáo sư người Do Thái đã mời gọi các Kitô hữu đừng sống tôn giáo chỉ trong lãnh vực riêng tư và ông nhấn mạnh rằng « mối tương quan Châu Âu-Kitô giáo là không thể tách rời và chẳng có ai, Kitô hữu hay không, người Châu Âu hay không, đạt được điều gì nếu mối liên hệ này bị cắt đứt ». Giáo sư kết luận : « Không có Châu Âu mà không có Kitô giáo và cũng chẳng có Kitô giáo mà không có Châu Âu. Giáo Hội sẽ không còn là nó nữa nếu Giáo Hội mất đi cội rễ Châu Âu của mình ».

LM Trần Công Nghị và ĐHY Kasper tại Jerusalem
Tiép đến cuộc gặp gỡ tại Ravenna (Italia) cũng quy tụ 30 vị lãnh đạo cao cấp của Công giáo gồm hồng y, tổng giám mục, giám mục và linh mục cũng như thần học gia giáo dân, và về phía Chính thống giáo có các Thượng phụ giáo chủ, giám mục, linh mục và thần học gia đến từ nhiều quốc gia về nghững nguyên tắc và tiến tri63n trong việc đối thoại liên tôn.

Uỷ ban làm việc dưới sự hướng dẫn của 2 vị đồng Chủ tịch là ĐHY Walter Kasper và Thượng phụ giáo chủ John của thành Pergamon, cuộc họp nêu trên đánh dấu tinh thần huynh đệ và tiếp đón nồng nhiệt của giáo phận Ravenna, các thành viên cương quyết đề nghị tiếp tục cuộc đối thoại hữu ích trong tinh thần cầu nguyện và đối thoại.

Mới đây nhất tại Naple (Italia), các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới đã quy tụ về đây trong ngày Chúa Nhật 21/10/2007 để tham dự phiên họp có chủ đề : “Thế Giới Không Có Bạo Động: Đối Thoại Giữa Đức Tin và Văn Hóa”.

Giáo hoàng Học viện Notre Dame ở Jerusalem
Trong số các nhà lãnh đạo tôn giáo cao cấp nhất, người ta tấy có Đức Thượng Phụ Đại Kết Bartholomew I của Constantinople, Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo là Rowan Williams, Giáo Sĩ Trưởng Do Thái Giáo là Yona Metzger và vị Giáo Sĩ Cao Cấp Hồi Giáo của Ả Rập Thống Nhất là Ibrahim Ezzedin.

Vị giáo trưởng Do Thái Giáo đề nghị một đặc ngữ: “Liên Hiệp Quốc về Tôn Giáo "United Nations of Religions" bao gồm các nhà lãnh đạo các cộng đồng tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đối với các cộng đoàn và nếu chúng ta ngồi lại được với nhau, thì chắc chắn chúng ta sẽ đưa ra được những giải pháp hữu hiệu””

ĐTC nhắc đến những tiến bộ trong quan hệ giữa Do thái giáo và Công Giáo trong 4 thập niên qua, từ sau Công đồng chung Vatican 2 và khẳng định rằng ”Thế giới có nhiều xáo trộn ngày nay đang cần chứng tá của những người thiện chí, được hướng dẫn nhờ sự thật được mạc khải trong trang đầu tiên của Kinh Thánh, đó là mọi người nam nữ đều được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (Gen 1,26-27) và có phẩm giá cũng như giá trị bất khả nhượng. Các tín hữu Do thái và Kitô được mời gọi cộng tác với nhau để chữa lành thế giới, bằng cách thăng tiến các giá trị tinh thần và luân lý dựa trên các xác tín đức tin của chúng ta. Nếu chúng ta nêu gương rõ ràng về sự cộng tác với nhiều thành quả, thì tiếng nói của chúng ta trong việc đáp ứng các nhu cầu của gia đình nhân loại càng có sức thuyết phục hơn nữa”.

ĐHY Kasper nhắc lại lởi ĐGH Benedictô khi đề cập đến tình hình Thánh Địa cho rằng "vẫn còn bị oán thù và bạo lực hoành hành". ĐTC nói: ”Tôi tái bày tỏ hy vọng và lời cầu nguyện không lay chuyển của tôi cho hòa bình tại Thánh Địa. Hòa bình chỉ có thể đạt được nếu đó là quan tâm chung của các tín hữu Do thái, Kitô và Hồi giáo, được biểu lộ qua sự đối thoại liên tôn chân thành và những cử chỉ cụ thể nói lên sự hòa giải. Tất cả các tín hữu đều được kêu gọi chứng tỏ rằng không phải oán thù và bạo lực, nhưng là sự cảm thông và cộng tác an bình mới mở cửa cho tương lai công lý và hòa bình, vốn là lời hứa và là hồng ân của Thiên Chúa”.