CHÚA NHẬT V PHỤC SINH - C
CVTĐ 14: 21-27; Tv. 145; Khải.huyền 21: 1-5; Gioan 13: 31-33, 34-35

NIỀM HY VỌNG VÀ SỰ AN ỦI NƠI THIÊN CHÚA

Trong các bài đọc Chúa nhật mùa Phục sinh này, sách Khải huyền xuất hiện 6 lần. Sau này sách Khải huyền sẽ không xuất hiện lại nữa trong hai năm cho đến khi quay lại chu kì năm C, vào năm 2016. Vì hiếm khi chúng ta có cơ hội nghe sách Khải huyền, nên tôi đã suy tư về các bài đọc này, ít là một phần trong những tuần qua.

Tôi thắc mắc không biết có bao nhiêu người trong chúng ta đọc sách Khải huyền để suy niệm riêng? Tôi thì hiếm khi. Nhưng tôi nhớ có vài người thường hay đọc. Họ là những bạn tù ở nhà giam San Quentin gần San Francisco. Tôi ngạc nhiên khi lần đầu tiên khám phá ra điều này. Nhưng nó củng cố cho lý do rằng họ tìm kiếm nguồn an ủi trong cuốn sách về các thị kiến bí ẩn này. Chúng ta có thể thấy ngôn ngữ toán học kỳ dị, khó hiểu và thậm chí còn kỳ quặc. Nhưng, những người bạn tù mà tôi biết ở East Block, nơi có sự bảo vệ chặt chẽ nhất, đã nhận ra rằng sách Khải huyền rất thích hợp với họ. Những hình ảnh chúng ta có thể thấy là kỳ cục, hay siêu phàm, cách nào đó lại nói về niềm hy vọng và sự nhẫn nại cho những con người đang bị giam trong bốn bức tường 23 giờ một ngày.

Thị kiến về thời cánh chung của sách Khải huyền đã giúp cho những tù nhân tập trung vào thời điểm tự do trong tương lai. Họ hy vọng sẽ xảy ra trong cuộc đời của họ, dù một số không có ngày ra, vì thế những thị kiến về “một trời mới và đất mới” như Gioan hứa với họ, mang đến cho họ niềm an ủi và hy vọng rằng sau cùng họ cũng được giải thoát cuộc đời lao lý.

Tôi không muốn quí vị ngạc nhiên với việc San Quentin có 5.000 đọc giả Kinh thánh. Trái lại, như tôi đã nói “một vài tù nhân” có sách Kinh thánh và tìm thấy nguồn an ủi nơi Lời Chúa, đặc biệt nơi sách Khải huyền. Đây cũng là trường hợp dành cho các tín hữu sơ khai khi lần đầu tiên nghe sách này. Họ là con số nhỏ trung thành với niềm tin của mình cũng như phấn đấu để cùng nhau sống cộng đoàn dù bị bao quanh bởi thế giới thù địch. Thậm chí, tác giả sách này cũng chịu áp bức, khi ông nói: “Tôi là Gioan, một người anh em của anh em, tôi cùng chia sẻ nỗi gian truân, cùng hưởng vương quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh em trong Đức Giêsu. Khi ấy tôi đang ở đảo gọi là Patsmo vì lời Thiên Chúa và lời chứng của Đức Giêsu” (1,9). Như vậy, tác giả đang sống trong lưu đày, chịu đau khổ trong tù, vì “làm chứng cho Đức Giêsu”.

Chúng ta không cần phải bị giam cầm hay lưu đày mới trở thành những độc giả của sách Khải huyền, để lắng nghe và được Lời Chúa thôi thúc – và để chịu thử thách sống đức tin cách kiên vững mà chúng ta tuyên xưng trong thánh đường mỗi Chúa nhật.

Nếu trước đây chúng ta đã không để ý, thì bài đọc hôm nay cho thấy rõ rằng sách Khải huyền nhằm an ủi những ai đang trải qua thử thách đức tin. Xuyên suốt sách Khải huyền là một bảo đảm rằng, dù cho những tội ác có vẻ rõ ràng chiến thắng trên thế giới, nhưng Thiên Chúa tối cao và công minh cuối cùng sẽ chiến thắng sự ác và ban tặng sự công chính cho những ai kiên tâm bền chí và sống đời tín thác. Sách Khải huyền nói với những ai đang nhìn lên Thiên Chúa để xin nguồn an ủi; hẳn sự an ủi chỉ có ở nơi Thiên Chúa. Cách nào đó, đây là sách mang tính ngôn sứ, thôi thúc chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa và sống kiên trung với giao ước mà Thiên Chúa đã ký kết với chúng ta trong Đức Kitô.

Chúng ta sẽ được nghe sách Khải huyền cho đến Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Bài đọc hôm nay nằm ở cuối sách, một trong những thị kiến thường được trích dẫn, khơi lên niềm hy vọng và sự mong chờ nơi những thính giả đầu tiên xưa kia – và chúng ta bây giờ. Thị kiến về thành Giêrusalem mới là thị kiến thứ bảy cũng là cuối trong loạt những thị kiến về những sự sau hết. Đoạn văn trước (20, 11-15) mô tả sự tận cùng của cuộc sáng tạo cũ: Thiên Chúa đang lại bắt đầu với “trời mới đất mới”. Chúng ta sẽ không nhìn vào không trung để tìm thế giới mới này, nhưng nó sẽ xuất hiện tại đây, ngay cạnh chúng ta.

Sứ điệp mà chúng ta nghe công bố là chiến thắng cuối cùng của Thiên Chúa nhân lành. Hãy tưởng tượng xem khi các tín hữu được nâng lên sau những đau khổ; được ủi an khi nghe biết rằng họ sẽ không bị bỏ rơi. Thiên Chúa luôn nhớ đến họ và ở với họ. Hơn thế nữa: Thiên Chúa luôn ở trong họ. Quyền lực nào có thể tách họ ra khỏi Thiên Chúa?

Vì sự bách hại của Domitian (81-96) những người Dothái và những tín hữu Dothái đang trốn chạy khỏi Châu Á. Họ sẽ bị phân tán, bị tấn công và hoảng sợ. Những Kitô hữu bày tỏ niềm tin vào Đức Giêsu là Đấng Mêsia, không còn được liên kết với các anh chị em Dothái ban đầu. Họ dần trở thành một cộng đoàn tín hữu tách biệt, nhỏ bé và dễ bị tổn thương. Các tông đồ đã chết và trong thế giới mới cùng với thực tế khắc nghiệt của cuộc sống hẳn các Kitô hữu này đã cảm thấy rất cô đơn.

Gioan cho họ biết rằng những gì mà họ có là một Giêrusalem mới. Thiên Chúa, Đấng Tạo hoá, bằng cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu, đã tái tạo lại chúng ta. Những điều cũ, đau khổ và tội lỗi không còn thống trị trên chúng ta nữa. Tại sao “biển không còn nữa”? Vì biển đại diện cho sự hỗn độn và nguồn tội lỗi mà con quái vật đi lên để đuổi bắt con người. Vì thế, tất cả những gì là tội ác và dìm con người xuống, nay sẽ không còn. Đối với một cộng đoàn hay cá nhân chịu đau khổ lâu dài, bài đọc hôm nay không chỉ là một bài thơ đáng yêu, nhưng còn khẳng định: cuối cùng Thiên Chúa sẽ chiến thắng sự dữ. Như Gioan viết: “Này đây Ta làm mới mọi sự”. Người sẽ thực thi lời hứa rằng nỗi đau sẽ chấm dứt, đau khổ sẽ không còn nữa và một thời mới sẽ bắt đầu. Sẽ không còn nước mắt, “không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ, vì những điều cũ đã qua đi”. Những gì đã bị tội lỗi cướp mất sẽ được Thiên Chúa cư ngụ giữa chúng ta làm mới lại.

Đền thờ ở Giêrusalem là trung tâm của việc phụng tự Dothái. Đền thờ nguy nga rộng lớn là biểu tượng của giao ước bền vững của Thiên Chúa với dân. Thánh điện bên trong, nơi cực thánh, là nơi vinh quang Thiên Chúa tỏ hiện trên mặt đất. Quí vị có thấy rằng Đền thờ, trung tâm của Giêrusalem cũ, không được đề cập ở Giêrusalem mới đang từ trời xuống phải không? Sau đó, Gioan nói: “Tôi không thấy có Đền thờ trong thành, vì Đức Chúa, Thiên Chúa toàn năng và Con chiên là Đền thờ của thành” (21,22). Thay cho nơi phụng tự cũ trong Đền thờ, Thiên Chúa sẽ ngự giữa chúng ta. Các ngôn sứ đã hứa điều này (Gr 31,33; Ed 37,27-28). Thiên Chúa sẽ chiến thắng sự ác và sẽ hiện diện vĩnh cửu mà không tội ác, khổ đau và quyền lực nào có thể lấy đi được.

Thánh Phaolô đã cho chúng ta biết Giêrusalem mới là Hội thánh (Gl 4,26). Thiên Chúa không là thứ quyền lực xa vời trên cao, nhưng Người ở với chúng ta luôn mãi. Chính sự hiện diện thâm sâu của Thiên Chúa với chúng ta lúc này an ủi và lau sạch những giọt nước mắt cô đơn hay cảm giác bị bỏ rơi. Sự chết không còn thống trị chúng ta vì Đức Kitô phục sinh đã tước khỏi nó quyền lực đe doạ chúng ta.

Chúng ta có thể tin vào điều Gioan nói vì tác giả không nói về bản thân mình, lời của ông mang uy quyền của Thiên Chúa để giúp họ đứng lên. Ông đã nhận lãnh sứ điệp này từ chính Đức Kitô (1,11) và nhờ vào tiếng nói phát ra từ trời (14,13). Ông khẳng định sứ điệp của mình là thật vì bắt nguồn từ chính Thiên Chúa.

Chuyển ngữ :Anh em HV Đaminh Vò Vấp


5th SUNDAY OF EASTER – C
Acts 14: 21-27; Psalm 145; Revelation 21: 1-5; John 13: 31-33, 34-35


In our current Easter seasons’ Sunday readings (Year C), the Book of Revelation appears six times. (It also appears at the Chrism Mass at the Cathedral on Holy Thursday.) Then Revelation will disappear for a couple of years till it comes around again in 2016. Since we seldom we get a chance to hear from Revelation, I have been reflecting, at least in part, on these readings for several weeks now.

I wonder how many of us pick up Revelation for private devotional reading? I rarely do. But I do remember a few men who read it regularly. They were inmates at San Quentin prison near San Francisco. I was surprised when I first discovered this. But it stands to reason that they would find comfort in this mysterious book of visions. We might find its hyperbolic language surreal, confusing and even outrageous. But those inmates I knew in East Block, maximum-security, found that Revelation suited them very well. Images we might describe as grotesque, or just plain weird, somehow spoke of hope and endurance to those men locked up in their cages 23 hours a day.

Revelation’ s vision of the end time helped the locked-down inmates focus on a future time of release. They hoped that would be in their own lifetime, but some weren’t getting out, so the visions of "a new heaven and a new earth" promised to them by John, brought them comfort and a hope of eventual release from their life of duress.
I don’t want to give you the impression that San Quentin was occupied by 5000 Bible readers. Far from it. As I said, "a few men" did have Bibles and found comfort in God’s Word, especially in Revelation. Which was also the case for the early Christians who first heard it. They were the few who clung to their faith as they struggled to hold together as a community surrounded by an often hostile world. Even the book’s author was under stress, as he says, "I, John, your brother, who share with you the distress, the kingdom and the endurance we have in Jesus, found myself on the island called Patmos because I proclaimed God’s word and gave testimony to Jesus"(1:9). So, the author is living in exile, suffering in a prison of sorts, because he "gave testimony to Jesus."

We don’t have to be locked up or in exile to be readers of the Book of Revelation, to hear and be inspired by God’s Word – and to be challenged to courageously live the faith we profess in church each Sunday.

If we hadn’t noticed it previously, today’s selection makes clear that Revelation is meant to console those experiencing persecution for their faith. Flowing through Revelation is the assurance that, despite the apparent victories of evil in our world, God is sovereign and just and will overcome evil in the end and reward the just who have persevered and lived faithful lives. Revelation speaks to those who look to God for comfort; perhaps a comfort that only God can give. In some ways it is a prophetic book urging us to hear the Word of God and stay faithful to the covenant God has made with us in Christ.

Until Pentecost we will be hearing from Revelation. Today’s passage is towards the end of the book, one of the often-quoted visions, stirring hope and expectation in those who first heard it – and now again for us. This vision of the new Jerusalem is the seventh and final in a series about the last things. The previous passage (20:11-15) describes the end of the old creation: God is starting afresh with "a new heaven and a new earth." We aren’t to look into outer space for this new world, it will happen here, close to us.

The message we hear proclaimed is the final triumph of God’s goodness. Imagine how the suffering Christians were buoyed up; comforted to hear that they would not be forgotten in their suffering. God had remembered them and was with them. Even more: God was dwelling within them. What power could ever separate them from God?

Because of the persecution of Domitian (81-96) Jews and Jewish Christians were fleeing from Asia. They would be scattered, vulnerable and confused. Christians, who expressed their faith in Jesus as Messiah, were no longer affiliated with their former Jewish brothers and sisters. They were becoming a separate community of believers – small and vulnerable. The apostles were dead and in the new world and harsh realities of their lives, Christians must have felt very much on their own.

What they did have, John was telling them, was a new Jerusalem. God our Creator, by the death and resurrection of Jesus, has recreated us. The old, tired and sinful has no more sway over us. Why was "the sea no more?" Because the sea represented chaos and the source of sin from which came the dragon to pursue humans. Thus, all that is evil and drags humans down, will be gone. For a long-suffering community, or an individual, today’s passage is not just lovely poetry, but speaks a conviction: God will ultimately triumph over evil. As John puts it, "Behold I make all things new." He holds out the promise that pain will end, persecution will be no more and a new age will begin. There will be no more tears, "no more death or mourning, wailing or pain, for the old order has passed away." What has been lost because of sin is made new by the God who dwells in our midst.

The Temple in Jerusalem was the center of Jewish worship. The massive and beautiful Temple was the symbol of God’s permanent covenant with the people. The inner sanctuary, the holy of holies, was where God’s glory was found on earth. But did you notice that the Temple, so central in the old Jerusalem, is not mentioned in the new Jerusalem coming down from heaven? Later, John will say, "I saw no temple in the city, for its Temple is the Lord God Almighty and the Lamb" (21:22). Instead of the old locus of worship in the Temple, God will dwell in our midst. The prophets had promised this (Jeremiah 31:33; Ezekiel 37:27-28). God would be victorious over evil and be an abiding presence which no sin, affliction or power can take away.

Paul has told us that the new Jerusalem is the church (Galatians 4:26). God is not some impersonal power from on high, but dwells with us eternally. It is God’s intimate presence with us now that comforts us and wipes away our tears of loneliness or feelings of abandonment. Death no longer has sway over our lives for the risen Christ has robbed it of its power to intimidate us.

We can have trust in what John says to us because he is not speaking on his own, his words have the authority of God to back them up. He tells us that he heard this message from Christ himself (1:11) and by a voice from heaven (14:13). He claims his message is true because it has God as its source.