Tóm lược tiểu sử biên niên của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Nhân dịp đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II kỷ niệm lễ 25 năm trong ngôi vị Giáo Hoàng, cơ quan thông tấn xã Công Giáo VietCatholic xin trình bày bản Tóm lược tiểu sử biên niên của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ghi lại những sự kiện quan trọng theo thứ tự ngày tháng trong đời của ngài từ lúc thơ ấu tới năm 2003.
18 tháng 5 1920
Ðức đương kim Giáo Hoàng tên là Karol Wojtyla sinh tại Wadowice (Kraków) Ba Lan. Cha là Karol Wojtyla, mẹ là Emilia Kaczorowska. Ngài có người anh tên là Edmund Wojtyla, sinh ngày 27 tháng 8 năm 1906 ở Kraków, là bác sĩ làm việc tại bệnh viện Powszechny ở Bielsko.
Tháng 9 năm 1926
Bắt đầu đi học trường tiểu học dành cho con trai, sau đó học trung học tại Marcin Wadowita. Suốt thời gian trung học, cậu Karol học rất giỏi, đứng đầu mọi môn trong tất cá các lớp.
Năm 1934-1938
Là học sinh diễn kịch xuất sắc nhất ở Wadowice. Trong thời gian ở trung học, cậu là trưởng hội Con Cái Ðức Mẹ và trong khoảng thời gian này cậu Karol đi Tiệp Khắc. Ðây là lần đầu tiên cậu ra ngoại quốc.
22 tháng 6 năm 1938
Ghi danh theo học phân khoa triết học thuộc viện đại học Jagellonian ở Kraków. Học khóa có tên Triết Học Ba Lan.
6 tháng 2 năm 1939
Tại viện đại học Jagellonian, cậu gia nhập hội sinh viên, sinh hoạt trong nhóm Bác Ái và Tôn Sùng Thánh Thể.
Năm 1940
Gia nhập tổ chức kịch nghệ diễn chui do đạo diễn Tadeusz Kudlinsi điều khiển. Trong thế chiến thứ hai, để tránh khỏi bị Ðức trục xuất và bắt giữ, cậu Karol đi làm thợ cắt đá ở một mỏ đá tại Zakrzówek.
Tháng 10 năm 1942
Trong một chủng viện bí mật ở Kraków, Thầy Karol bắt đầu học làm linh mục. Trong thời gian Ðức chiếm Ba Lan, Thầy đã bí mật ghi danh học phân khoa Thần Học tại viện đại học Jagellonian. Năm 36 tuổi, Thầy đỗ hai văn bằng tiến sĩ và làm giáo sư môn Ðạo Ðức Học.
29 tháng 2 đến 12 tháng 3 năm 1944
Bị tai nạn xe ôtô phải nằm nhà thương
1 tháng 11 năm 1946
Thầy Karol thụ phong linh mục. Cũng như các lần chịu chức trước, lần này cũng do đức Tổng Giám Mục Adam Sapieha truyền chức trong một ngôi nhà nguyện riêng.
Mùa Hè 1947
Cùng với các cha Starowieyski, Ngài đi sang Pháp, Bỉ, Hòa Lan. Ở Charleroi, Ngài thi hành mục vụ cho các công nhân Ba Lan.
14 -19 tháng 6 năm 1948
Ngài bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Triết Học. Luận án với đề tài: Những Vấn Ðề Ðức Tin Trong Các Tác Phẩm Của Thánh Gioan Thánh Gía. Luận án đã được các giáo sư phê ưu hạng.
16 tháng 12 năm 1948
Ngài đậu văn bằng Cao Học Thần Học sau đó đậu Tiến Sĩ Thần Học tại phân khoa Thần Học viện đại học Jagellonian ở Kraków. Bằng tiến sĩ Thần Học đã được chấm Ưu hạng.
1 tháng 9 năm 1950
Từ tháng 9 năm 1950 đến 1953 Ðức Tổng Giám Mục Baziak cho phép Ngài nghỉ công tác mục vụ để chuẩn bị thi vào ngạch giáo sư đại học. Trong thời gian này ngài là tuyên úy sinh viên và các người trong bệnh viện.
Năm 1954.
Phân khoa thần học tại đaị học Jagellonian bị giải tán, được chuyển về đại chủng viện Kraków và Ngài vẫn tiếp tục học tại đây. Ngài nhận lời mời dậy tại Viện Ðại Học Công Giáo ở Lublin.
28 tháng 9 năm 1958
Ngài thụ phong chức Giám Mục tại nhà thờ chánh tòa ở Wavel.
16 tháng 6 năm 1962
Ðức Tổng Giám Mục Baziak tạ thế, Ngài được đề cử Giám Mục đại diện cai quản Kraków
5 -15 tháng 12 năm 1963
Cùng với một số Giám Mục của nhiều nước khác nhau, Ngài đi hành hương Ðất Thánh.
30 tháng 12 năm 1963
Ngài được chỉ định làm giám mục chính tòa Kraków
13 tháng Giêng 1964
Nhận được chỉ dụ của ÐGH bổ Ngài làm Tổng Giám Mục Kraków
18 tháng 11 năm 1965
Ðại diện Hội Ðồng Giám Mục Ba Lan, Ngài trao Lá Thư Hòa Giải cho các vị Giám Mục Ðức. Trong lá thư này có câu nổi tiếng: “Chúng Tôi Tha Thứ và Xin Sự Tha Thứ”
29 tháng 12 năm 1966:
Khi Ủy Ban Giám Mục và Tông Ðồ Giáo Dân được thành lập, Ðức Tổng Giám Mục Karol Wojtyla được bầu vào chức chủ tịch.
28 tháng 6 năm 1967.
Ngài được Ðức Phaolô VI thăng chức Hồng Y tại nguyện đường Sistine.
28 tháng 2 năm 1969.
Ngài đi thăm giáo xứ Thân Thể Chúa, nhân dịp này Ngài viếng thăm Công Ðồng Do Thái và thăm Hội Ðường Do Thái Giáo ở khu Kazimierz tạiKraków.
3-8 tháng 3 năm 1975
Lần đầu tiên Ngài tham dự Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới
11-12 tháng 8 năm 1978
Ngài có mặt trong đám tang Ðức Phaolô VI ở Roma.
26 tháng 8 năm 1978
Hồng Y Albino Luciani được bầu làm Giáo Hoàng và lấy danh hiệu là Gioan Phaolô I.
3-4 tháng 10 năm 1978
Ngài rời Ba Lan đi tham dự đám tang ÐGH Gioan Phaolô I. Vị Giáo Hoàng này tại vị 34 ngày và mất vị bệnh đau tim
16 tháng 10 năm 1978
Hồng Y Karol Wojtyla, Tổng Giám Mục Kraków, Ba Lan được bầu làm Giáo Hoàng thứ 264 lúc 5 giờ 15 chiều. Ngài là người thứ 263 kế vị thánh Phêrô cai quản Hội Thánh Công Giáo. Ngài cũng là người Ba Lan đầu tiên, và không phải là người Ý Ðại Lợi, được bầu làm Giáo Hoàng trong 455 năm. Lúc được bầu làm Giáo Hoàng, Ngài mới có 58 tuổi, là vị Giáo Hoàng trẻ trung nhất trong 132 năm. 6 ngày sau đó, Ngài chính thức lên ngôi Giáo Hoàng và nhận danh hiệu là Gioan Phaolô II.
1 tháng 2 năm 1979.
Là Giáo Hoàng, Ngài thực hiện chuyến tông du đầu tiên đến các nước Nam Mỹ là Cộng Hòa Dominican, Bahamas, và Mễ Tây Cơ. Ðồng thời Ngài tham dự phiên họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục các nước Mỹ Châu Latin.Trong phiên họp này, ÐGH đã ban huấn từ về nền thần học giải phóng mà Giáo Hội Công Giáo trong vùng này đang phải đối diện.
2 tháng 6 năm 1979.
Sau khi nhận chức Giáo Hoàng được 8 tháng, lần đầu tiên Ngài trở về cố hương Ba Lan và ở lại trong 9 ngày. Ðiểm đặc biệt đáng ghi nhớ là chính những ngày này ÐGH đã hỗ trợ việc thành lập Công Ðoàn Ðoàn kết, một tổ chức công đoàn độc lập trong khối cộng sản Sô Viết cũ.Công đoàn này đã góp phần vào việc làm sụp đổ chế độ cộng sản ở Ba Lan và toàn khu Ðông Âu
Mùa thu năm 1979.
Ngài thực hiện chuyến tông du tới Ái Nhĩ Lan. Tai đây 1,200,000 người đã tham dự thánh lễ do Ngài cử hành. Ðây là con số giáo dân lớn nhất chưa từng có tham dự một thánh lễ.
4 tháng 4 năm 1980
Tại đại Giáo Ðường Thánh Phêrô, lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng ngồi giải tội cho giáo hữu trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
13 tháng 5 năm 1981
Lúc 5 giờ 19 một thanh niên người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Alì Agca dùng súng bắn Ngài và bụng và tay trong lúc Ngài đi quanh trong quảng trường Thánh Phêrô. Ngài bị thương nặng, được đưa và bệnh viện Gemelli và trải qua cuộc giải phẫu trong 6 tiếng đồng hồ. Ngài phải ở laị trong bệnh viện này trong 20 ngày.
Hung thủ bắn Ngài là Agca đầu tiên khai rằng anh bắn ÐGH theo lệnh của Sở Tình Báo Bulgaria có liên hệ mật thiết với cơ quan tình báo KGB của Nga. Tuy nhiên về sau anh lại rút lại một phần câu chuyện này.
17 tháng 5 năm 1981
Ðức Giáo Hoàng đọc kinh truyền tin tại bệnh viện Gemelli. Ngài nói: Xin mọi người hãy cầu nguyện cho người anh em đã bắn tôi, tôi thực tâm tha thứ cho anh.
20 tháng 6 năm 1981
Ðức Giáo Hoàng nhập bệnh viện vì vết thương bị bắn nhiễm trùng.
5 tháng 8 năm 1981.
Ngài đươc giải phẫu vết thương và nằm trong bệnh viện 9 ngày.
13 tháng 5 năm 1983
Ðang lúc thăm nơi Ðức Mẹ hiện ra ở Fatima, Bồ Ðào Nha, Ngài bị một người Tây Ban Nha cầm kiếm đâm chém. Ngài thoát hiểm. Vụ này xảy ra đúng một năm sau vụ người Thổ Nhĩ Kỳ bắn Ngài. Ngài tạ ơn Ðức Mẹ đã cứu chữa mạng sống mình.
15 tháng 9 năm 1982.
Ngài tiếp lãnh tụ Mặt Trận Giải Phóng Palestine là ông Yasser Arrafat tại điện Vatican. Vụ này làm cho Israel và các nhóm Do Thái chỉ trích Ngài.
27 tháng 12 năm 1983.
Sau lễ Giáng Sinh, Ngài vào nhà tù Rebibbia để thăm anh Alì Agca, một người Thổ Nhĩ Kỳ mà đã định sát hại Ngài vào ngày 13 tháng 5 năm 1981. Ngài xin chính phủ Ý tha thứ cho anh và thả anh về Thổ Nhĩ Kỳ.
1986.
Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên thăm Hội Ðường Do Thái Giáo. Trong lúc viếng thăm tại đây, Ngài đã chính thức lên án việc tàn sát người Do Thái trong quá khứ.
1 tháng 12 năm 1989.
Lần đầu tiên tại điện Vatican, Ðức Giáo Hoàng tiếp Tổng Bí Thư liên bang Sô Viết, ông Mikail Gorbachev.Vatican lẫn Moscow đều chính thức tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao.
5 tháng 10 1991
Kể từ thời Cải Cách, lần đầu tiên trong đại giáo đường thánh Phêrô ở Vatican, Ðức Giáo Hoàng cùng các giám mục Công Giáo của Thụy Ðiển và Phần Lan cùng qùy cầu nguyện chung với hai vị Giám Mục Tin Lành phái Lutheran.
12 tháng 7 năm 1992.
Sau khi nguyện kinh Truyền Tin ở công trường thánh Phêrô, ÐGH loan báo Ngài sẽ nhập bệnh viện Gemelli để chẩn bệnh.
15 tháng 7 năm 1992.
Bệnh viện Gemelli thưc hiện cuộc giải phẫu cắt bướu trong ruột và 11 ngày sau đó ÐGH được xuất viện.
11 tháng 11 năm 1993
ÐGH bị ngã lúc đang ở sảnh đường Ban Ơn. Ngài bị trật xương vai và cuộc giải phẫu kéo dài một ngày. Tuy nhiên, vai không được cử động trong một tháng.
30 tháng 12 năm 1993.
Tòa Thánh Vatican chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Do Thái. Tại Jerusalem, Ngài ký thỏa hiệp về một số nguyên tắc căn bản quy định mối liên lạc giữa Tòa Thánh và Do Thái.
29 tháng 4 năm 1994
ÐGH ngã, bị gẫy xương hông, phải nằm trong bệnh viện Gemelli để giải phẫu. Một tháng sau,Ngài được xuất viện.
6 tháng 10 năm 1996
ÐGH nhập bệnh viện Gemelli để cắt ruột thừa. Cuộc giải phẫu bắt đầu ngày 8 tháng 10 và được xuất viện một tuần sau đó. Trong tháng 9, ÐGH vì bị đau ruột 2 lần, Ngài không cử hành thánh lễ được.
21-16 tháng Giêng năm 1998.
Chủ Tịch Cuba Fidel Castro phá lệ thường không mặc quân phục để đón quốc khách. Hôm nay, chào mừng ÐGH, ông mặc bộ quần áo dân sự. Ðức Giáo Hoàng đến thăm nước cộng sản Cuba trong 5 ngày. Ngài đến Cuba để làm sống lại tinh thần Công Giáo và khuyến khích người Cuba tìm kiếm đường lối hòa giải. Cuối cuộc viếng thăm ÐGH đã đọc bài diễn văn lên tiếng chỉ trích chính phủ Hoa Kỳ áp đặt chính sách cấm vận kinh tế Cuba.
23 tháng 3 năm 1999
Hãng Sony và Columbia phát hành đĩa nhạc CD dài 49 phút có tên là ABBÀ PATER. Ðây là đĩa nhạc đầu tiên có tiếng đọc phúc âm của ÐGH.
24-25 tháng 12 năm 2000
Như là một phần của năm Thánh, lần đầu tiên ÐGH cử hành cả lễ đêm Giáng Sinh lẫn lễ Ban Phép Lành Cho Thế Giới tại quảng trường thánh Phêrô. Trong mùa Giáng sinh năm 2000, ngày nào Ngài cũng đọc kinh Truyền Tin với dân chúng và dân chúng lần lượt xếp hàng đi ngang qua Cửa Thánh.
20-26 tháng 3 năm 2000
ÐGH thực hiện chuyến hành hương đặc biệt đến đất thánh ở Do Thái. Ngài dừng lại thăm những nơi được nói nhiều đến trong kinh thánh là Bethlehem, biển Galilee, Jerusalem, sông Jordan, Nazareth. Ngài thăm các nhà lãnh đạo chính trị của Israel, Jordan, Palestine và những nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu của Do Thái Giáo và Hồi Giáo.
12 -13 tháng 5 năm 2000
Ngài đi thăm nơi đức mẹ hiện ra ở Fatima, Bồ Ðào Nha. Cuối cuộc viếng thăm Ngài phong chân phước cho Francesco, Giacinta Marto là những em bé đã được Ðức Mẹ hiện ra năm 1917. Tại đây Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, công bố bí mật thứ ba của phép lạ Fatima. Bí mật này tiên tri việc ám hại ÐGH trong năm 1981.
1 tháng 10 năm 2000.
Ðức Giáo Hoàng phong hiển thánh cho 123 vị trong đó có 120 vị là thánh Tử Ðạo ở Trung Quốc. Vụ việc này đã làm nhà cầm quyền Trung Quốc tức giận. Họ không những không chấp nhận các vị thánh của ÐGH tấn phong mà còn gọi những vị này cũng như các nhà truyền giáo ngoại quốc là những tên phạm tội ác ở Trung Quốc.
11 tháng 9 năm 2003
Ðức Giáo Hoàng thăm Slovakia lần thứ hai. Lần đầu tiên trong 102 chuyến tông du ra nước ngoài, vì bị bệnh Parkinson và đau đầu gối và xương hông, ÐGH không đi đứng được. Ngài đã không đọc hết được bài diễn văn, phải nhờ Hồng Y phụ tá đọc tiếp.
16 tháng 10 năm 2003.
Lúc 6 giờ chiều, gần đúng với giờ của 25 năm trước, năm 1978, ÐGH long trọng cử hành thánh lễ mừng ngân khánh 25 năm trong ngôi vị Giáo Hoàng. Ðức Gioan Phaolô II là một trong bốn vị Giáo Hoàng cai quản Giáo Hội trong thời gian lâu nhất.
- Vị cai quan Giáo Hội lâu nhất là thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng đầu tiên do Chúa Giêsu chọn lựa. Ngài cai quản Giáo Hội từ năm 30 đến năm 64 hay 67 tổng cộng 34 hay 37 năm.
- Vị thứ hai là ÐGH Pio thứ 9 ở ngôi vị Giáo Hoàng 31 năm, 7 tháng, 22 ngày. Ngài tạ thế ngày 7 tháng 2 năm 1878.
- Vị thứ ba ÐGH Leo thứ 13 ở ngôi vị Giáo Hoàng 25 năm, 4 tháng, 17 ngày. Ngài tạ thế ngày 20 tháng 7 năm 1903.
- Vị thứ tư là đức đương kim Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngày 16 tháng 10 năm 2003, ngài ở ngôi vị Giáo Hoàng được đúng 25 năm. Với sức khoẻ hiện nay của ÐGH, toàn thể ban biên tập Vietcatholic xin cầu chúc Ngài ít nhất cũng được xếp hạng hai sau thánh Phêrô.
Nhân dịp đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II kỷ niệm lễ 25 năm trong ngôi vị Giáo Hoàng, cơ quan thông tấn xã Công Giáo VietCatholic xin trình bày bản Tóm lược tiểu sử biên niên của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ghi lại những sự kiện quan trọng theo thứ tự ngày tháng trong đời của ngài từ lúc thơ ấu tới năm 2003.
18 tháng 5 1920
Ðức đương kim Giáo Hoàng tên là Karol Wojtyla sinh tại Wadowice (Kraków) Ba Lan. Cha là Karol Wojtyla, mẹ là Emilia Kaczorowska. Ngài có người anh tên là Edmund Wojtyla, sinh ngày 27 tháng 8 năm 1906 ở Kraków, là bác sĩ làm việc tại bệnh viện Powszechny ở Bielsko.
Tháng 9 năm 1926
Bắt đầu đi học trường tiểu học dành cho con trai, sau đó học trung học tại Marcin Wadowita. Suốt thời gian trung học, cậu Karol học rất giỏi, đứng đầu mọi môn trong tất cá các lớp.
Năm 1934-1938
Là học sinh diễn kịch xuất sắc nhất ở Wadowice. Trong thời gian ở trung học, cậu là trưởng hội Con Cái Ðức Mẹ và trong khoảng thời gian này cậu Karol đi Tiệp Khắc. Ðây là lần đầu tiên cậu ra ngoại quốc.
22 tháng 6 năm 1938
Ghi danh theo học phân khoa triết học thuộc viện đại học Jagellonian ở Kraków. Học khóa có tên Triết Học Ba Lan.
6 tháng 2 năm 1939
Tại viện đại học Jagellonian, cậu gia nhập hội sinh viên, sinh hoạt trong nhóm Bác Ái và Tôn Sùng Thánh Thể.
Năm 1940
Gia nhập tổ chức kịch nghệ diễn chui do đạo diễn Tadeusz Kudlinsi điều khiển. Trong thế chiến thứ hai, để tránh khỏi bị Ðức trục xuất và bắt giữ, cậu Karol đi làm thợ cắt đá ở một mỏ đá tại Zakrzówek.
Tháng 10 năm 1942
Trong một chủng viện bí mật ở Kraków, Thầy Karol bắt đầu học làm linh mục. Trong thời gian Ðức chiếm Ba Lan, Thầy đã bí mật ghi danh học phân khoa Thần Học tại viện đại học Jagellonian. Năm 36 tuổi, Thầy đỗ hai văn bằng tiến sĩ và làm giáo sư môn Ðạo Ðức Học.
29 tháng 2 đến 12 tháng 3 năm 1944
Bị tai nạn xe ôtô phải nằm nhà thương
1 tháng 11 năm 1946
Thầy Karol thụ phong linh mục. Cũng như các lần chịu chức trước, lần này cũng do đức Tổng Giám Mục Adam Sapieha truyền chức trong một ngôi nhà nguyện riêng.
Mùa Hè 1947
Cùng với các cha Starowieyski, Ngài đi sang Pháp, Bỉ, Hòa Lan. Ở Charleroi, Ngài thi hành mục vụ cho các công nhân Ba Lan.
14 -19 tháng 6 năm 1948
Ngài bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Triết Học. Luận án với đề tài: Những Vấn Ðề Ðức Tin Trong Các Tác Phẩm Của Thánh Gioan Thánh Gía. Luận án đã được các giáo sư phê ưu hạng.
16 tháng 12 năm 1948
Ngài đậu văn bằng Cao Học Thần Học sau đó đậu Tiến Sĩ Thần Học tại phân khoa Thần Học viện đại học Jagellonian ở Kraków. Bằng tiến sĩ Thần Học đã được chấm Ưu hạng.
1 tháng 9 năm 1950
Từ tháng 9 năm 1950 đến 1953 Ðức Tổng Giám Mục Baziak cho phép Ngài nghỉ công tác mục vụ để chuẩn bị thi vào ngạch giáo sư đại học. Trong thời gian này ngài là tuyên úy sinh viên và các người trong bệnh viện.
Năm 1954.
Phân khoa thần học tại đaị học Jagellonian bị giải tán, được chuyển về đại chủng viện Kraków và Ngài vẫn tiếp tục học tại đây. Ngài nhận lời mời dậy tại Viện Ðại Học Công Giáo ở Lublin.
28 tháng 9 năm 1958
Ngài thụ phong chức Giám Mục tại nhà thờ chánh tòa ở Wavel.
16 tháng 6 năm 1962
Ðức Tổng Giám Mục Baziak tạ thế, Ngài được đề cử Giám Mục đại diện cai quản Kraków
5 -15 tháng 12 năm 1963
Cùng với một số Giám Mục của nhiều nước khác nhau, Ngài đi hành hương Ðất Thánh.
30 tháng 12 năm 1963
Ngài được chỉ định làm giám mục chính tòa Kraków
13 tháng Giêng 1964
Nhận được chỉ dụ của ÐGH bổ Ngài làm Tổng Giám Mục Kraków
18 tháng 11 năm 1965
Ðại diện Hội Ðồng Giám Mục Ba Lan, Ngài trao Lá Thư Hòa Giải cho các vị Giám Mục Ðức. Trong lá thư này có câu nổi tiếng: “Chúng Tôi Tha Thứ và Xin Sự Tha Thứ”
29 tháng 12 năm 1966:
Khi Ủy Ban Giám Mục và Tông Ðồ Giáo Dân được thành lập, Ðức Tổng Giám Mục Karol Wojtyla được bầu vào chức chủ tịch.
28 tháng 6 năm 1967.
Ngài được Ðức Phaolô VI thăng chức Hồng Y tại nguyện đường Sistine.
28 tháng 2 năm 1969.
Ngài đi thăm giáo xứ Thân Thể Chúa, nhân dịp này Ngài viếng thăm Công Ðồng Do Thái và thăm Hội Ðường Do Thái Giáo ở khu Kazimierz tạiKraków.
3-8 tháng 3 năm 1975
Lần đầu tiên Ngài tham dự Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới
11-12 tháng 8 năm 1978
Ngài có mặt trong đám tang Ðức Phaolô VI ở Roma.
26 tháng 8 năm 1978
Hồng Y Albino Luciani được bầu làm Giáo Hoàng và lấy danh hiệu là Gioan Phaolô I.
3-4 tháng 10 năm 1978
Ngài rời Ba Lan đi tham dự đám tang ÐGH Gioan Phaolô I. Vị Giáo Hoàng này tại vị 34 ngày và mất vị bệnh đau tim
16 tháng 10 năm 1978
Hồng Y Karol Wojtyla, Tổng Giám Mục Kraków, Ba Lan được bầu làm Giáo Hoàng thứ 264 lúc 5 giờ 15 chiều. Ngài là người thứ 263 kế vị thánh Phêrô cai quản Hội Thánh Công Giáo. Ngài cũng là người Ba Lan đầu tiên, và không phải là người Ý Ðại Lợi, được bầu làm Giáo Hoàng trong 455 năm. Lúc được bầu làm Giáo Hoàng, Ngài mới có 58 tuổi, là vị Giáo Hoàng trẻ trung nhất trong 132 năm. 6 ngày sau đó, Ngài chính thức lên ngôi Giáo Hoàng và nhận danh hiệu là Gioan Phaolô II.
1 tháng 2 năm 1979.
Là Giáo Hoàng, Ngài thực hiện chuyến tông du đầu tiên đến các nước Nam Mỹ là Cộng Hòa Dominican, Bahamas, và Mễ Tây Cơ. Ðồng thời Ngài tham dự phiên họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục các nước Mỹ Châu Latin.Trong phiên họp này, ÐGH đã ban huấn từ về nền thần học giải phóng mà Giáo Hội Công Giáo trong vùng này đang phải đối diện.
2 tháng 6 năm 1979.
Sau khi nhận chức Giáo Hoàng được 8 tháng, lần đầu tiên Ngài trở về cố hương Ba Lan và ở lại trong 9 ngày. Ðiểm đặc biệt đáng ghi nhớ là chính những ngày này ÐGH đã hỗ trợ việc thành lập Công Ðoàn Ðoàn kết, một tổ chức công đoàn độc lập trong khối cộng sản Sô Viết cũ.Công đoàn này đã góp phần vào việc làm sụp đổ chế độ cộng sản ở Ba Lan và toàn khu Ðông Âu
Mùa thu năm 1979.
Ngài thực hiện chuyến tông du tới Ái Nhĩ Lan. Tai đây 1,200,000 người đã tham dự thánh lễ do Ngài cử hành. Ðây là con số giáo dân lớn nhất chưa từng có tham dự một thánh lễ.
4 tháng 4 năm 1980
Tại đại Giáo Ðường Thánh Phêrô, lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng ngồi giải tội cho giáo hữu trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
13 tháng 5 năm 1981
Lúc 5 giờ 19 một thanh niên người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Alì Agca dùng súng bắn Ngài và bụng và tay trong lúc Ngài đi quanh trong quảng trường Thánh Phêrô. Ngài bị thương nặng, được đưa và bệnh viện Gemelli và trải qua cuộc giải phẫu trong 6 tiếng đồng hồ. Ngài phải ở laị trong bệnh viện này trong 20 ngày.
Hung thủ bắn Ngài là Agca đầu tiên khai rằng anh bắn ÐGH theo lệnh của Sở Tình Báo Bulgaria có liên hệ mật thiết với cơ quan tình báo KGB của Nga. Tuy nhiên về sau anh lại rút lại một phần câu chuyện này.
17 tháng 5 năm 1981
Ðức Giáo Hoàng đọc kinh truyền tin tại bệnh viện Gemelli. Ngài nói: Xin mọi người hãy cầu nguyện cho người anh em đã bắn tôi, tôi thực tâm tha thứ cho anh.
20 tháng 6 năm 1981
Ðức Giáo Hoàng nhập bệnh viện vì vết thương bị bắn nhiễm trùng.
5 tháng 8 năm 1981.
Ngài đươc giải phẫu vết thương và nằm trong bệnh viện 9 ngày.
13 tháng 5 năm 1983
Ðang lúc thăm nơi Ðức Mẹ hiện ra ở Fatima, Bồ Ðào Nha, Ngài bị một người Tây Ban Nha cầm kiếm đâm chém. Ngài thoát hiểm. Vụ này xảy ra đúng một năm sau vụ người Thổ Nhĩ Kỳ bắn Ngài. Ngài tạ ơn Ðức Mẹ đã cứu chữa mạng sống mình.
15 tháng 9 năm 1982.
Ngài tiếp lãnh tụ Mặt Trận Giải Phóng Palestine là ông Yasser Arrafat tại điện Vatican. Vụ này làm cho Israel và các nhóm Do Thái chỉ trích Ngài.
27 tháng 12 năm 1983.
Sau lễ Giáng Sinh, Ngài vào nhà tù Rebibbia để thăm anh Alì Agca, một người Thổ Nhĩ Kỳ mà đã định sát hại Ngài vào ngày 13 tháng 5 năm 1981. Ngài xin chính phủ Ý tha thứ cho anh và thả anh về Thổ Nhĩ Kỳ.
1986.
Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên thăm Hội Ðường Do Thái Giáo. Trong lúc viếng thăm tại đây, Ngài đã chính thức lên án việc tàn sát người Do Thái trong quá khứ.
1 tháng 12 năm 1989.
Lần đầu tiên tại điện Vatican, Ðức Giáo Hoàng tiếp Tổng Bí Thư liên bang Sô Viết, ông Mikail Gorbachev.Vatican lẫn Moscow đều chính thức tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao.
5 tháng 10 1991
Kể từ thời Cải Cách, lần đầu tiên trong đại giáo đường thánh Phêrô ở Vatican, Ðức Giáo Hoàng cùng các giám mục Công Giáo của Thụy Ðiển và Phần Lan cùng qùy cầu nguyện chung với hai vị Giám Mục Tin Lành phái Lutheran.
12 tháng 7 năm 1992.
Sau khi nguyện kinh Truyền Tin ở công trường thánh Phêrô, ÐGH loan báo Ngài sẽ nhập bệnh viện Gemelli để chẩn bệnh.
15 tháng 7 năm 1992.
Bệnh viện Gemelli thưc hiện cuộc giải phẫu cắt bướu trong ruột và 11 ngày sau đó ÐGH được xuất viện.
11 tháng 11 năm 1993
ÐGH bị ngã lúc đang ở sảnh đường Ban Ơn. Ngài bị trật xương vai và cuộc giải phẫu kéo dài một ngày. Tuy nhiên, vai không được cử động trong một tháng.
30 tháng 12 năm 1993.
Tòa Thánh Vatican chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Do Thái. Tại Jerusalem, Ngài ký thỏa hiệp về một số nguyên tắc căn bản quy định mối liên lạc giữa Tòa Thánh và Do Thái.
29 tháng 4 năm 1994
ÐGH ngã, bị gẫy xương hông, phải nằm trong bệnh viện Gemelli để giải phẫu. Một tháng sau,Ngài được xuất viện.
6 tháng 10 năm 1996
ÐGH nhập bệnh viện Gemelli để cắt ruột thừa. Cuộc giải phẫu bắt đầu ngày 8 tháng 10 và được xuất viện một tuần sau đó. Trong tháng 9, ÐGH vì bị đau ruột 2 lần, Ngài không cử hành thánh lễ được.
21-16 tháng Giêng năm 1998.
Chủ Tịch Cuba Fidel Castro phá lệ thường không mặc quân phục để đón quốc khách. Hôm nay, chào mừng ÐGH, ông mặc bộ quần áo dân sự. Ðức Giáo Hoàng đến thăm nước cộng sản Cuba trong 5 ngày. Ngài đến Cuba để làm sống lại tinh thần Công Giáo và khuyến khích người Cuba tìm kiếm đường lối hòa giải. Cuối cuộc viếng thăm ÐGH đã đọc bài diễn văn lên tiếng chỉ trích chính phủ Hoa Kỳ áp đặt chính sách cấm vận kinh tế Cuba.
23 tháng 3 năm 1999
Hãng Sony và Columbia phát hành đĩa nhạc CD dài 49 phút có tên là ABBÀ PATER. Ðây là đĩa nhạc đầu tiên có tiếng đọc phúc âm của ÐGH.
24-25 tháng 12 năm 2000
Như là một phần của năm Thánh, lần đầu tiên ÐGH cử hành cả lễ đêm Giáng Sinh lẫn lễ Ban Phép Lành Cho Thế Giới tại quảng trường thánh Phêrô. Trong mùa Giáng sinh năm 2000, ngày nào Ngài cũng đọc kinh Truyền Tin với dân chúng và dân chúng lần lượt xếp hàng đi ngang qua Cửa Thánh.
20-26 tháng 3 năm 2000
ÐGH thực hiện chuyến hành hương đặc biệt đến đất thánh ở Do Thái. Ngài dừng lại thăm những nơi được nói nhiều đến trong kinh thánh là Bethlehem, biển Galilee, Jerusalem, sông Jordan, Nazareth. Ngài thăm các nhà lãnh đạo chính trị của Israel, Jordan, Palestine và những nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu của Do Thái Giáo và Hồi Giáo.
12 -13 tháng 5 năm 2000
Ngài đi thăm nơi đức mẹ hiện ra ở Fatima, Bồ Ðào Nha. Cuối cuộc viếng thăm Ngài phong chân phước cho Francesco, Giacinta Marto là những em bé đã được Ðức Mẹ hiện ra năm 1917. Tại đây Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, công bố bí mật thứ ba của phép lạ Fatima. Bí mật này tiên tri việc ám hại ÐGH trong năm 1981.
1 tháng 10 năm 2000.
Ðức Giáo Hoàng phong hiển thánh cho 123 vị trong đó có 120 vị là thánh Tử Ðạo ở Trung Quốc. Vụ việc này đã làm nhà cầm quyền Trung Quốc tức giận. Họ không những không chấp nhận các vị thánh của ÐGH tấn phong mà còn gọi những vị này cũng như các nhà truyền giáo ngoại quốc là những tên phạm tội ác ở Trung Quốc.
11 tháng 9 năm 2003
Ðức Giáo Hoàng thăm Slovakia lần thứ hai. Lần đầu tiên trong 102 chuyến tông du ra nước ngoài, vì bị bệnh Parkinson và đau đầu gối và xương hông, ÐGH không đi đứng được. Ngài đã không đọc hết được bài diễn văn, phải nhờ Hồng Y phụ tá đọc tiếp.
16 tháng 10 năm 2003.
Lúc 6 giờ chiều, gần đúng với giờ của 25 năm trước, năm 1978, ÐGH long trọng cử hành thánh lễ mừng ngân khánh 25 năm trong ngôi vị Giáo Hoàng. Ðức Gioan Phaolô II là một trong bốn vị Giáo Hoàng cai quản Giáo Hội trong thời gian lâu nhất.
- Vị cai quan Giáo Hội lâu nhất là thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng đầu tiên do Chúa Giêsu chọn lựa. Ngài cai quản Giáo Hội từ năm 30 đến năm 64 hay 67 tổng cộng 34 hay 37 năm.
- Vị thứ hai là ÐGH Pio thứ 9 ở ngôi vị Giáo Hoàng 31 năm, 7 tháng, 22 ngày. Ngài tạ thế ngày 7 tháng 2 năm 1878.
- Vị thứ ba ÐGH Leo thứ 13 ở ngôi vị Giáo Hoàng 25 năm, 4 tháng, 17 ngày. Ngài tạ thế ngày 20 tháng 7 năm 1903.
- Vị thứ tư là đức đương kim Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngày 16 tháng 10 năm 2003, ngài ở ngôi vị Giáo Hoàng được đúng 25 năm. Với sức khoẻ hiện nay của ÐGH, toàn thể ban biên tập Vietcatholic xin cầu chúc Ngài ít nhất cũng được xếp hạng hai sau thánh Phêrô.