1. Tập Cận Bình to gan buộc các nhà thờ phải treo ảnh hắn cao hơn Chúa trong nhà thờ
Tờ La Croix, nghĩa là Thánh Giá, của Công Giáo Pháp ghi nhận sau khi dịch bệnh coronavirus chủng mới khởi phát, và nay đã lan tràn hầu như trên khắp thế giới, chính quyền Bắc Kinh muốn xóa đi ký ức tập thể về nguồn gốc của con virus Vũ Hán, ở trong nước cũng như ngoài nước.
Một chiến dịch ngoại giao và truyền thông đã được tung ra, trước hết nhằm tung hỏa mù về thời điểm khởi đầu chính xác nạn dịch. Sự che giấu dịch bệnh kéo dài đến gần hai tháng: ca đầu tiên xuất hiện từ tháng 11 năm 2019, nhưng bọn cầm quyền chỉ công khai vào ngày 20 tháng Giêng 2020. Vì thế, con virus mới có cơ hội lan rộng trên cả nước Trung Quốc trong dịp Tết âm lịch, với số lượng người khổng lồ về quê ăn Tết, và sau đó gây tai họa cho cả thế giới.
Ngày 9 tháng Ba, tức là một ngày trước khi Tập Cận Bình viếng thăm Vũ Hán, người ta ngạc nhiên khi thấy Bác Sĩ Maria Van Kerkove, trưởng ban kỹ thuật của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, nói tại Genevè rằng “thế giới phải cám ơn Trung Quốc”. Thật là ngỡ ngàng.
Bà Maria Van Kerkove là một trong nhiều tiếng nói chính thức kêu gọi “thế giới phải cám ơn Trung Quốc” vì đã hy sinh, chiến đấu với con virus, và nay Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những nước nào cần đến.
Tất cả các động thái này là để người ta quên đi bọn cầm quyền Trung Quốc đã làm mất ít nhất ba tuần lễ quý giá để ngăn chận dịch bệnh, qua việc tổ chức buổi tiệc khổng lồ với 40,000 gia đình tham gia hôm 18 tháng Giêng tại Vũ Hán nhằm đoạt kỷ lục thế giới, và để cho 5 triệu người Vũ Hán ra đi trong khi nạn dịch đang tiến triển nhanh.
Báo chí chính thức của đảng đăng vô số hình ảnh những bệnh nhân cám ơn các bác sĩ, nhấn mạnh việc con coronavirus lan tràn trên khắp hành tinh và những khó khăn mà các nước dân chủ đang gặp phải, như một phương thế để chứng minh tính ưu việt của bọn cầm quyền cộng sản.
Phúc trình của Bitter Winter, một tạp chí về tự do tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc, cho thấy sự lố bịch còn đi xa đến mức buộc các nhà thờ phải trưng hình ảnh của Tập Cận Bình ở vị trí tôn nghiêm nhất trong nhà thờ với lý do chính tài lãnh đạo của Tập Cận Bình, chứ không phải thần thánh nào, đã cứu Hoa Lục khỏi những con số thương vong khổng lồ như đang diễn ra tại Hoa Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, Pháp và các nước khác.
Nguồn tin từ Giáo Hội thầm lặng cho biết việc trưng hình ảnh của Tập Cận Bình như thế đang được xem là giá phải trả để các nhà thờ được mở cửa trở lại. Những nhà thờ không chấp nhận điều đó có nguy cơ bị đóng cửa vĩnh viễn.
Phúc trình cho biết thêm, cho đến nay, ít nhất có một giáo hội Tin Lành đã chấp nhận điều đó. Đây là bước nhượng bộ có thể hiểu được sau khi nhóm Tin Lành này chấp nhận yêu sách phải gỡ xuống Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay bằng những lời dạy của Đại Đế Tập Cận Bình.
Như trước đây chúng tôi đã tường trình, các nhà thờ Tam Tự của Trung Quốc đã được lệnh phải gỡ xuống hay đục bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay bằng các lời dạy của “Bác Tập”.
Tưởng cũng nên biết: Từ tháng 7, 1950, các mục sư quốc doanh Trung Quốc thảo ra một hiến chương Kitô Giáo với sự cố vấn của Chu Ân Lai nhằm cổ vũ cho 3 chính sách là Tự Trị (自治、), Tự Cường (自养、) và Tự Truyền (truyền giáo, truyền chức..) (自传). Năm 1954, 138 nhà lãnh đạo Tin Lành thành lập ra giáo hội Tin Lành Tam Tự tại Trung Quốc. Các nhà thờ của giáo hội quốc doanh này gọi là nhà thờ Tam Tự.
Phúc trình của Bitter Winter cho biết, ban đầu, các nhà thờ được yêu cầu gỡ bỏ Điều răn thứ nhất, “Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi…Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta.” (Xh 20:3) Lý do là vì “Bác Tập” không đồng ý với câu đó.
Báo cáo cho biết những người từ chối loại bỏ một vài Điều Răn hoặc tất cả Mười Điều Răn đã bị cầm tù. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo và các tín hữu tiếp tục bị quấy rối ngay cả trong các nhà thờ đã tuân thủ yêu cầu này.
Các quan chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc nói với cộng đoàn tại một nhà thờ Tam Tự ở thành phố Lạc Dương (Luoyang - 洛阳市) hồi cuối tháng 6 năm ngoái rằng “Đảng phải được tuân thủ về mọi khía cạnh. Bạn phải làm bất cứ điều gì mà Đảng bảo bạn làm. Nếu bạn chống lại, nhà thờ của bạn sẽ bị đóng cửa ngay lập tức.”
Nhà thờ Tin Lành tại thành phố Lạc Dương đã phải gỡ bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời sau những áp lực liên tục từ bọn cầm quyền Trung Quốc.
Các nhà thờ Tam Tự chưa gỡ bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời đã bị đóng cửa, cùng chung số phận với một số nhà thờ tại gia bị bọn cầm quyền coi là bất hợp pháp. Các tín hữu ở các nhà thờ chống đối chính sách này bị đe dọa thường xuyên, bị cho nghỉ việc, và ngay cả con cái họ cũng bị cấm đến trường.
Thay vì Mười Điều Răn Đức Chúa Trời, các nhà thờ Tam Tự đưa lên các trích dẫn thúc đẩy chủ nghĩa xã hội và cảnh báo chống lại ảnh hưởng của phương Tây đối với Trung Quốc.
Một mục sư trong nhà thờ Tam Tự nói với Bitter Winter rằng ông ta sợ bọn cầm quyền Trung Quốc đang cố gắng thần thánh hóa bọn lãnh đạo cộng sản Trung Quốc.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh phải “Trung Quốc hóa” tất cả các tôn giáo ở Trung Quốc, đó là một động thái mà Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ gọi là Chiến lược sâu rộng để kiểm soát, cai trị và thao túng mọi khía cạnh của niềm tin vào một khuôn mẫu xã hội chủ nghĩa theo ‘đặc điểm Trung Quốc’.
2. Nhiều nhà thờ tại Rôma mở lại bất chấp những hạn chế
Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy một nhà thờ ngay tại Rôma đã được mở lại bất chấp những hạn chế vẫn còn đang có hiệu lực.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là nhà thờ không đông và các tín hữu giữ khoảng cách an toàn. Nhiều nhà thờ đã mở trở lại như thế sau khi Hội Đồng Giám Mục Ý phản kháng trước kế hoạch chấm dứt dần tình trạng cô lập tại Ý của Thủ tướng Giuseppe Conte.
Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm Chúa Nhật 26 tháng Tư, Thủ tướng Giuseppe Conte đã tuyên bố ngày thứ Hai 4 tháng Năm là ngày chấm dứt tình trạng cô lập tại Ý. Một số hoạt động vẫn còn bị hạn chế nhưng hầu hết các hoạt động khác sẽ được tái tục như trước đây.
Cho đến nay, Ý là quốc gia cô lập lâu nhất thế giới, cụ thể là từ ngày 8 tháng Ba đến nay.
Tuy nhiên, Thủ tướng Giuseppe Conte đã không đề cập đến việc mở lại các nhà thờ.
Diễn biến này đã gây ra sự thất vọng cho Hội Đồng Giám Mục Ý, gọi tắt là CEI.
Trong một tuyên bố đưa ra cùng ngày 26 tháng Tư, CEI cáo buộc chính quyền vi phạm tự do tôn giáo.
Giáo Hội Công Giáo Ý là định chế “hết lòng” tuân theo luật lệ của chính phủ. Thủ tướng Conte thừa nhận việc đó và từng lên tiếng ca ngợi, nhưng, đến khi bắt đầu nới lỏng lệnh cấm tụ họp, ông xem ra không lưu ý tới nguyện vọng tha thiết của Giáo Hội.
Trong bản tuyên bố Hội Đồng Giám Mục Ý đã chính thức lên tiếng đe dọa rằng nếu không nhận được đáp ứng thỏa đáng của chính phủ, các ngài sẵn sàng giành thẩm quyền đã được ban cho qua các điều khoản tự do tôn giáo của hiến pháp Ý, và sẽ tự ý hành động độc lập.
Cha Ivan Maffeis, phát ngôn viên của CEI, bày tỏ hy vọng “các cuộc thương lượng sẽ tiếp diễn trong tinh thần hợp tác thân ái và xây dựng như đã được ghi nhận trong các tuần lễ khó khăn vừa qua”.
3. Thông báo của Tòa Thánh về việc dời lại thời gian quyên góp cho Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô
Hôm 29 tháng Tư, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã ra một thông báo cho biết như sau:
Tính đến tình hình khẩn cấp về sức khỏe hiện nay, Đức Thánh Cha đã truyền rằng, trong năm 2020 này, việc quyên góp cho Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô, theo truyền thống thường diễn ra xung quanh lễ trọng kính hai Thánh Phêrô và Phaolô, vào ngày 29 tháng Sáu, được dời trên phạm vi toàn thế giới đến Chúa Nhật XXVII mùa Quanh Năm, ngày 4 tháng Mười, lễ kính Thánh Phanxicô Assisi.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết thêm Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô là quỹ bác ái của Đức Giáo Hoàng được hỗ trợ bởi các cuộc quyên góp hàng năm tại các giáo xứ Công Giáo trên khắp thế giới.
Trong những năm gần đây, các dự án Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô tài trợ bao gồm 500,000 Mỹ Kim để hỗ trợ người di cư từ Guatemala, Honduras và El Salvador mắc kẹt ở Mễ Tây Cơ và 100,000 Euro viện trợ sau trận lũ lụt kinh hoàng ở Iran.
ACI Stampa cho biết chưa có dữ liệu chính thức về số tiền đóng góp được cho Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô kể từ năm 2013. Dữ liệu gần đây nhất cho thấy một 78 triệu đô la quyên được vào năm 2012; 28% trong số đó đến từ sự đóng góp của người Công Giáo Hoa Kỳ. Tờ Wall Street Journal cho rằng Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô có tổng trị giá 50 triệu euro trong năm 2018.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một cuộc họp báo vào ngày 26 tháng 11 năm ngoái rằng Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô thường bao gồm các khoản đầu tư, và nói rằng đây là cách sử dụng tài nguyên khôn ngoan hơn là giữ tiền trong một ngăn kéo.
“Nên sử dụng Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô trong một năm, hay một năm rưỡi cho đến khi có một đợt quyên góp khác trên toàn thế giới. Và đây là một cách quản lý tốt, nhưng nói thêm rằng Giáo hội phải có đạo đức trong việc sử dụng các quỹ của mình.”
4. Ủy ban thường trực Hội Đồng Giám Mục Pháp nhấn mạnh rằng ‘tự do tôn giáo là chìa khóa cho một cuộc sống dân chủ’
Hội đồng Thường trực của Hội Đồng Giám Mục Pháp, thay mặt cho tất cả các Giám mục, lấy làm tiếc trước các dị biệt giữa các Giám Mục nước này và chính quyền dân sự.
Trong một tuyên bố gay gắt Hội đồng Thường trực của Hội Đồng Giám Mục Pháp đã bày tỏ sự bất mãn của các Giám Mục nước này trước quyết định của thủ tướng Pháp, Edouard Philippe, đưa ra trước Quốc hội vào chiều 28 tháng Tư. Theo chỉ thị của Chính phủ, cho đến ít nhất là ngày 2 tháng Sáu, các nơi thờ phượng chỉ có thể hoạt động như hiện nay, và các đám tang có thể được tổ chức tại các nhà thờ và nghĩa trang, nhưng không quá 20 người tham dự.
Các Giám Mục viết:
“Chúng tôi chia sẻ sự quan tâm của Chính phủ trong nỗ lực kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh càng hữu hiệu càng tốt, nhưng rất khó có thể hiểu làm thế nào các Thánh lễ với khoảng cách an toàn có thể gây lây lan virus hơn nhiều so với các hoạt động sớm được mở cửa trở lại. Chúng tôi chắc chắn rằng chiều kích tinh thần và tôn giáo của con người cải thiện sự bình an tâm hồn, sức mạnh trong thử thách, tình huynh đệ giữa mọi người và toàn bộ đời sống xã hội. Tự do tôn giáo là chìa khóa cho một cuộc sống dân chủ. Đây là lý do tại sao các Giám Mục muốn được các cơ quan công quyền quốc gia và địa phương sẵn sàng cho phép việc tái tục các hoạt động thờ phượng. Người Công Giáo đã làm và sẽ làm theo hướng dẫn của Chính phủ”.
Các Giám mục Pháp đề nghị các hoạt động thờ phượng được tái tục trước Chúa Nhật 31 tháng Năm, lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
“Trừ khi dịch bệnh trở lại một lần nữa, việc tái tục các Thánh lễ vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống sẽ đánh dấu sự kết thúc các hạn chế trong đời sống phụng vụ và bí tích.”
Tuy nhiên, tiếc rằng cho đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này, đề nghị của các Giám Mục Pháp vẫn chưa được chấp thuận.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong một diễn biến đang gây xôn xao dư luận tại Pháp, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã tố cáo sự can thiệp của các cảnh sát vũ trang tại một nhà thờ ở Paris trong một thánh lễ.
Cảnh sát vũ trang đã xông vào một nhà thờ ở Paris vào hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư sau khi một người hàng xóm kế bên nhà thờ đã thông báo cho các quan chức thực thi pháp luật về một “thánh lễ bí mật”.
Sáng Chúa Nhật ngày 19 tháng 4, Cha Philippe de Maistre đang cử hành thánh lễ tại giáo xứ Saint-André-de-l'Europe, nằm ở quận 8, Paris, thì cảnh sát vũ trang bước vào nhà thờ ra lệnh cho ngài dừng lại. Cha Philippe de Maistre đã không chấp hành và tiếp tục dâng thánh lễ.
Kể từ khi lệnh cách ly có hiệu lực, giáo xứ đã đề nghị anh chị em giáo dân theo dõi các thánh lễ trên Youtube và Facebook. Cha Philippe de Maistre đang cử hành thánh lễ phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội, khi cảnh sát vào nhà thờ với đầy đủ súng ống. Ngài giải thích tình huống lúc đó với tờ Le Figaro như sau.
“Chúng tôi có bảy người: bản thân tôi, một người giúp lễ, một ca viên, một người chơi đàn organ và ba giáo dân để thưa gởi và đọc sách thánh. Giữa thánh lễ, ba cảnh sát vũ trang bước vào nhà thờ. Tuy nhiên, theo luật của Pháp, cảnh sát chỉ được phép vào nhà thờ theo yêu cầu của linh mục giáo xứ, hoặc nếu trật tự công cộng bị đe dọa.