Đọc lại các tác phẩm gần đây thấy mỗi Giáo Hoàng có ơn gọi đặc biệt. Xin trích dẫn kính tặng các vị đã thánh hiến như gương soi cho người trẻ noi theo tiến bước. Đồng thời khuyến khích phụ huynh tạo điều kiên cho con em gần và theo Chúa gọi. Thật đúng, gia đình là ‘chủng viện đầu tiên’ đào tạo ơn gọi.

Thánh Giáo Hoàng XXIII

Năm lên 10, Angelo Giuseppe Roncalli (sau là Giáo Hoàng) được cha xứ Carvico, Pierre Bolis, chọn cho học Latinh. Mỗi sáng Angelo đi nửa giờ tới giáo xứ. Mới học ít lâu, cha bắt dịch sách Sécar viết về ‘chiến tranh Gaulois’. Cha phó Francesco Rebuzzini sau làm cha sở đã nói về Angelo: can đảm sống nghèo, đức tin không lay chuyển, sẵn sàng sống quảng đại, phó thác. Angelo đã chuẩn bị nhiều thử thách lãnh trách nhiệm khi trở thành linh mục và nhận trách nhiệm trao phó. Roncalli nhớ mãi câu thánh Bênadô mà cha sở ghi trên tường:

Hòa bình trong tâm hồn, chiến tranh hung bạo bên ngoài

Bạn nghe tất cả, nhưng tin cậy ở vài người

và tôn trọng tất cả mọi người

Đừng tin những gì bạn nghe được

Đừng xét đoán những gì bạn thấy

Đừng làm những gì bạn có thể

Đừng cho tất cả những gì bạn có

Đừng nói hết những gì bạn biết.

Hãy cầu nguyện, đọc sách, tĩnh tâm, thinh lặng bạn sẽ được bình an.

(Chân Phước Giáo Hoàng XXIII 1881-1963. GXVN Paris Xb 2000. ttr 17-18)

Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI ghi trong nhật ký, ơn gọi qua các biến cố:

Lúc 6 tuổi Gioan Baotixita Montini (sau là Giáo Hoàng) hay tin buồn ĐGH Leo XIII băng hà, cần cầu nguyện cho Người Kế Vị Thánh Phêrô. Bốn năm sau, bố mẹ dẫn con về thăm hang Toại Đạo Roma.

Năm 1907, gia đình dọn về cạnh nhà thờ Santa Maria delle Grazie, ngày ngày cha mẹ dẫn con đi đọc kinh, dự lễ, dưới chân tượng Đức Mẹ người trẻ thầm nguyện và nhận được nhều ơn thánh.

Năm 1910, xa nhà khoảng 25 cs xuất hiên tu viện Biển Đức. Có một số thầy hướng dẫn giới trẻ, trong đó có Montini. Mầm mầm mống ơn gọi từ đây. Nhật ký (1913) ghi:Tôi ngây ngất không hồ nghi trong đáy lòng ao ước phục vụ tha nhân.

Tháng 7. 1913, cùng người bạn nhập chủng viện Santangelo. 1914, tuyên bố sẽ thành linh mục. Và viết: Lạy Chúa Kitô, con xin hiến dâng mình trong tay Chúa. Chúa là Con Đường, là Sự Thật là Sự Sống. Dưới chân Thánh Giá. Con xin nhận đau đớn thể xác như của lễ hy sinh mà sau này con sẽ hiến dâng trong Thánh Lễ sau này.

Cha linh hướng xác nhận về ơn gọi của người con tinnh thần : Baotixita từ nhiều năm đã suy nghĩ chín chắn về con đường theo Chúa. Ứng sinh đầy nghị lực, quyết tâm làm việc không mệt mỏi cho các linh hồn. Cha sở Fracesco Gallono xứ Pieve de Concessio làm chứng : Thày nhiệt tình, tận tâm với công tác trao phó và quan tâm tới việc truyền giáo, liên hệ tốt với người nghèo khi cần đến.

(Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI (1897-1979). Xb 2015. ttr, 41-44)

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Người ta đọc thấy ơn gọi của vị Giáo Hoàng người Balan qua 3 tác phẩm

-Tháng 10.1942, Karol bắt đầu đi “tu chui, học thần học và làm việc ở hầm mỏ. 1944, nhận các chức nhỏ. 1846, lãnh chức Phó Tế và thụ phong linh mục do HY Stephan Sapieha (Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1920-2005, Xb 2011. ttr, 13)

-Ơn gọi của ĐGH Gioan Phaolô II được đánh động bằng cử chỉ bác ái: Chúa cúi xuống rửa chân cho các Môn Đệ và Đức Mẹ đóng vai trò thật quan trọng trong việc huyền nhiệm này. (“Đứng dậy! Ta đi nào!” (tự thuật). web side, conggiaovietnam. net)

-Trong tác phẩm ‘Ma vocation, don et mystère’, Cerf 1999. Ơn gọi của tôi. Tặng phẩm và Huyền Nhiệm), kỷ niệm 50 linh mục ĐGH Gioan Phaolô II kể lại từng bước quả là ‘tặng phẩm và huyền nhiệm’ :

Năm 1938, học trung học đệ nhị cấp, Karol Wojtyla (sau là Giáo Hoàng) được cha xứ giáo sư Eward Zacher cử đọc lời chào đón ĐTGM Cracovie, Adam Stefan Sapieha thăm giáo xứ. Xong, ĐTGM hỏi cậu đó là ai? Cha xứ thưa : nó học Triết Ba Lan. ĐTGM : uổng quá, cậu ấy không học thần học sao ! Lúc ấy, ơn gọi chưa chín mùi, nhưng bạn bè cứ nghĩ tôi đi tu. Nhưng tôi lại say mê văn chương, kịch nghệ, làm thơ, đá banh. Vào đại học Jagellon, trong kinh truyền tin, câu làm tôi cảm kích : Chốc ấy Ngôi Hai xuống thế làm người và ở cùng chúng tôi (et Le Verbe c’est fait chair et Il a habité parmi nous, Jn 1, 14)

Năm 1939, thế chiến đến, tôi vừa học vứa làm việc trong hầm mỏ Solvay. Gặp cha Franciszek Labus, hỏi : Karol, con có muốn làm linh mục không. Câu hỏi tràn ngập ơn gọi tôi. Năm 1942, tôi bỏ tất cả vào chủng viện Cracvovie. Năm 1946, thụ phong linh mục với khẩu hiệu, lời thánh Louis Marie Grignon de Montfort : Totus Tuus ergo sum et omnia mea Tua sunt. Accipio Te in mea omnia. Praebe mihi cor Tuum, Maria. ( x. ttr 17-50)

Đức Giáo Hoàng Danh Dự Benedicto XVI diễn tả tư tưởng triết học về ơn gọi như sau:

-Giáo dục gia đình chặt chẽ. Đọc kinh chung. Theo cha mẹ đi nhà thờ dự lễ, bố mua cho cuốn sách missel bằng tiếng Đức dễ theo dõi nghi lễ phụng vụ, âm nhạc. Sau lễ say mê ngắm ảnh tượng, Đường Thánh Giá trong nhà thờ.

Con người vào đời như người dò đường, sẵn sàng ghi nhận chỉ dẫn. Con người có sẵn hoài niệm về Thiên Chúa, đang thành hình, cần đánh thức dậy. Thích mở rộng lý trí tìm hiểu tôn giáo.

Nhìn người thợ sơn, Georg Razinger (sau là Giáo Hoàng) muốn trở thành thợ sơn. Nhưng hình ảnh ĐHY áo đỏ đến thăm giáo xừ lấn át, in sâu và tâm trí, khuấy động ơn gọi.

Bố mẹ rất đạo đức, gửi ba đứa con nội trú. Người anh làm linh mục nêu gương trước. Ơn gọi được sáng tỏ cách thần bí. Từ tạo dựng vũ trụ. Sáu năm thần học là thời gian làm say mê đắm chìm trong ơn Thánh: Chúa chọn, gọi. (Muối Cho Đời, (trai đổi với Peter Seewald) Bản dịch, Xb 2006, tr.44-121)

ĐGH Phanxicô từng nói người nghèo lôi kéo ơn gọi của Ngài nên đã lấy tên Phanxicô. Ở đây chúng ta theo dõi Ngài giải thích về “Đời sống thánh hiến ngày nay” qua tập sách “Sức mạnh của ơn gọi” do trò chuyện với Fernando Prado (Papa Francisco. Una Conversacion con Fernando Prado (2018). ĐGH nói : Không say mê Đức Kitô, không có tương lai cho đời sống thánh hiến. Đời sống thánh hiến khiến người ta suy nghĩ:

-Các vị đã thánh hiến đời sống làm việc không tự phụ, vênh vang ồn ào. Làm việc mà không coi mình là quan trọng. Làm việc mà sống và cầu nguyện,

- Nhiều tu sỹ hoàn toàn bỏ mình, sống tận lực với ơn gọi cách mẫu mực

- Vào các nghĩa trang, thật nhiều ngôi mộ ghi tên những vị thánh hiến ngã gục rất trẻ

- Những người ấy thánh hiến mỗi ngày, họ là các vị “thánh kế bên”

(Lm Lê Công Đức dịch)

Dịp trước, ngày 21.12.2015, ĐGH gửi thông điệp Giáng Sinh cho giáo triều, liệt kê 12 đức tính cần thiết:

-Tinh thần truyền giáo và thái độ phục vụ: Đó là tinh thần sáng tạo. Mỗi người được rửa tội là nhà truyền giáo.

-Năng khiếu và nhạy bén: là nỗ lực để có điều kiện thực hiện

-Tâm linh và tình người: là cốt sống cần thiết của Kitô hữu nhắm tới hành động

-Gương mẫu và lòng trung thành: mẫu mực để tránh bê bối làm đau lòng người khác

-Tính hợp lý và lòng tử tế : tránh đa cảm quá sức, phóng đại, quan liêu

-Thận trọng từ ái và cương quyết: thận trọng phán đoán, bốc đồng và nóng vội.

-Tình yêu và chân lý: hai đức tính không tách rời. Thực hiện trong yêu thương và chân lý

-Trung thực và trưởng thành: trung thực là công bằng. Trưởng thành để đạt tới hài hòa

- Tôn trọng và khiêm tốn: là nhạy cảm luôn chú ý tới người khác.

-Quảng đại và chú ý: tin tưởng phó thác vào quan phòng của hiên Chúa

-Can đảm và tỉnh táo: Không sợ hãi khi đối mặt khó khăn, hành động dứt khoát tránh hờ hững.

-Tin cậy và giản dị : Tôn trọng nghĩa vụ, bình tĩnh lây lan chung quanh, không gây thất vọng được trao phó.

(RV. Lm Lê văn Tuấn)

Kết luận bằng đoạn thư của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII tâm sư gửi cho gia đình : Các em cần nhớ rằng, do lòng Chúa, dòng họ Roncalli được cả thế giới biết, hãy yêu thương nhau và đoàn kết. Đặc biệt, anh thương các em đang nghèo khổ nhất. Có em phải xuống tận Milan kiếm công ăn việc làm. Đôi khi thấy các em nghèo, có người thiển cận nói: Có anh làm Giáo Hoàng mà dòng họ vẫn nghèo nàn. Các em nên biết có nhiều người hiểu Giáo Hoàng là con nông gia chất phác và khả kính. Như anh. Vinh dự Giáo Hoàng là giúp đỡ người khác. Đó là tước hiệu danh của Gioan XXIII, dóng họ Roncalli. Như em Giuseppe nói: anh là Giáo Hoàng là tù hạng sang, không được làm những gì theo ý muốn. Anh thương các em đang nghèo, đang khổ nhất có em phải xuống Milan kiếm việc. Sinh trong gia đình nghèo, lương thiện. Anh hết sức vui mừng được chết trong cảnh nghèo khó. Anh cảm ơn Chúa vì ơn thành bần này. (Chân Phước Giáo Hoàng XXIII 1881-1963. GXVN Paris Xb 2000. tr 20)