Đức Thánh Cha đề lời tựa cho cuốn sách viết về niềm hy vọng trong cơn đại dịch Covid-19
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết lời tựa cho một cuốn sách có tựa đề “Hiệp thông và Hy vọng”, và khuyến khích mọi người hãy tái khám phá ra tình đoàn kết giữa cơn tàn phá của đại dịch coronavirus.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trong lời Tựa cho cuốn sách được phát hành vào thứ ba (28/7/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về những bài học mà các Kitô hữu có thể học được từ đại dịch Covid-19.
Sự hiệp thông và Niềm Hy vọng là cuốn sách được Đức Hồng Y Walter Kasper và Cha George Augustin chuẩn bị, chứa đựng những suy tư thần học từ nhiều tác giả khác nhau về các chứng tá niềm tin trong thời gian đại dịch coronavirus.
Đức Thánh Cha viết: “Giống như một cơn bão bất ngờ ập tới, cơn đại dịch coronavirus làm chúng ta ngạc nhiên, làm thay đổi cách đột ngột cuộc sống cá nhân, cộng đoàn, gia đình và công ăn việc làm của chúng ta trên bình diện cả thế giới!
Nhiều người đã mất người thân, cũng như công ăn việc làm, tài chính bất ổn… Ở nhiều nơi, ngay cả lễ Phục sinh cũng đã cử hành một cách bất thường và đơn độc… Mọi người không được tham dự các Bí tích hầu có thể tìm được sự nâng đỡ thiêng liêng...
Nguồn gốc hạnh phúc
Đức Thánh Cha Phanxicô viết: Trước thảm trạng này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới bản chất dễ bị tổn thương của con người chúng ta, trước những định chế thời gian và nhiều sự phụ thuộc khác.
Cơn đại dịch buộc chúng ta phải đặt vấn nạn về cội nguồn hạnh phúc và khám phá lại kho tàng đức tin Kitô giáo của chúng ta.
Đức tin nhắc nhở chúng ta một số vấn đề chính của cuộc sống mà chúng ta đã lãng quên! Nó đang giúp chúng ta định giá lại những gì thực sự quan trọng và thiết yếu, và những gì thứ yếu và nhất thời.
Đoàn kết trong gian nan thử thách
Đức Thánh Cha gọi đây là một thời gian thử thách, giúp chúng ta có cơ hội định hướng lại cuộc sống của mình đối với Thiên Chúa.
ĐTC nói: Cuộc khủng hoảng dậy chúng ta rằng, trong những lúc cấp thiết, chúng ta cần tới tha nhân trong một tình đoàn kết. Theo một cách thế mới, tình đoàn kết đang mời gọi chúng ta dấn thân để phục vụ người khác. Nó giúp chúng ta nhận ra sự bất công toàn cầu và làm thức tỉnh chúng ta trước những tiếng than khóc của người nghèo và của một hành tinh nghèo nàn bệnh hoạn của chúng ta. "
Chiến thắng Phục sinh trên sự chết
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục suy tư về ý nghĩa của lễ Phục sinh duy nhất mà nhiều Kitô hữu buộc phải cử hành một mình.
Thông điệp Phục Sinh về sự chiến thắng vinh hiển của Chúa Kitô trên cái chết, cho Kitô hữu chúng ta ý thức rằng chúng ta không thể bị nhậm chìm trong cơn đại dịch.
Phục Sinh mang lại cho chúng ta hy vọng, tin tưởng và khích lệ. Nó củng cố tâm thức đoàn kết của chúng ta. Nó mời gọi chúng ta vượt lên trên những ganh đua quá khứ để nhìn thấy nhau, và siêu vượt lên trên mọi khác biệt, để thấy mình là thành viên của một đại gia đình, chúng ta cùng nhau gánh vác những buồn đau của nhau. "
Lây nhiễm tình yêu
Đức Thánh Cha nói: Nguy cơ lây lan của một loại virus dạy chúng ta cách làm sao để truyền tình yêu từ một con tim này đến một con tim khác.
Tôi rất biết ơn trước những hành vi tự nguyện, đầy lòng vị tha và dâng hiến anh hùng được thể hiện nơi những người chăm sóc cho các bệnh nhân, các bác sĩ y tá và các linh mục. Trong những tuần vừa qua, chúng ta đã cảm nhận được sức mạnh ấy từ đức tin.
Không được rước Thánh Thể
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay giai đoạn đầu của cơn đại dịch, buộc nhiều chính phủ phải cấm các Thánh lễ công khai, khiến nhiều người Tín hữu trong một thời gian không thể tham dự thánh lễ và rước Chúa!
Trong thời gian này nhiều người khám phá ra sự hiện diện của Chúa ở bất cứ nơi nào mà có hai hoặc ba người tụ họp lại nhân danh Chúa.
ĐTC nói các Thánh lễ trực tuyến là một nhu cầu cấp thiết cho người tín hữu, mà rất nhiều người biết ơn trước những nỗ lực ấy; mặc dầu các thánh lễ trực tuyến không thể thay thế cho sự hiện diện sống động của Chúa trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể.
Đức Thánh Cha tạ ơn khi biết rằng người Công Giáo ở nhiều nơi trên thế giới đã có thể trở lại cuộc sống phụng vụ bình thường.
Sự hiện diện của Chúa phục sinh trong Lời của Ngài và trong việc cử hành Thánh Thể sẽ cho chúng ta sức mạnh cần thiết để giải quyết những khó khăn và những thách đố mà chúng ta phải đối diện sau cơn đại dịch!
Đổi mới niềm hy vọng và tình đoàn kết
Đức Thánh Cha Phanxicô đã luận lời tựa cuốn sách với hy vọng rằng cuốn sách sẽ giúp mọi người khám phá ra một ý nghĩa hy vọng và một tình đoàn kết mới.
Giống như hai môn đệ trên đường đi Emmaus, Chúa cũng sẽ đồng hành với chúng ta trong lời của Ngài và qua việc bẻ bánh trong Bí tích Thánh Thể. Và Ngài nói với chúng ta: “Đừng sợ! Thầy đã chiến thắng sự chết”.
Về cuốn sách
Tác phẩm “Hiệp thông và Hy vọng” đã được Nhà xuất bản Vatican (LEV) xuất bản bằng tiếng Đức vào tháng 6/2020. Phiên bản tiếng Ý đã được phát hành vào tuần trước.
Đức Hồng Y Walter Kasper, nguyên chủ tịch của Thánh bộ cổ súy tình Hiệp nhất Kitô giáo.
Năm 2005, Cha Augustin đã thành lập Viện học Walter Kasper, một phân khoa triết của Đại học Triết-Thần thuộc Đại học Pallottines ở Vallendar. Cha cũng là thành viên của Thánh bộ về sự hiệp nhất các Kitô giáo, và cũng là thành viên của Thánh bộ về Giáo sĩ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết lời tựa cho một cuốn sách có tựa đề “Hiệp thông và Hy vọng”, và khuyến khích mọi người hãy tái khám phá ra tình đoàn kết giữa cơn tàn phá của đại dịch coronavirus.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trong lời Tựa cho cuốn sách được phát hành vào thứ ba (28/7/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về những bài học mà các Kitô hữu có thể học được từ đại dịch Covid-19.
Sự hiệp thông và Niềm Hy vọng là cuốn sách được Đức Hồng Y Walter Kasper và Cha George Augustin chuẩn bị, chứa đựng những suy tư thần học từ nhiều tác giả khác nhau về các chứng tá niềm tin trong thời gian đại dịch coronavirus.
Đức Thánh Cha viết: “Giống như một cơn bão bất ngờ ập tới, cơn đại dịch coronavirus làm chúng ta ngạc nhiên, làm thay đổi cách đột ngột cuộc sống cá nhân, cộng đoàn, gia đình và công ăn việc làm của chúng ta trên bình diện cả thế giới!
Nhiều người đã mất người thân, cũng như công ăn việc làm, tài chính bất ổn… Ở nhiều nơi, ngay cả lễ Phục sinh cũng đã cử hành một cách bất thường và đơn độc… Mọi người không được tham dự các Bí tích hầu có thể tìm được sự nâng đỡ thiêng liêng...
Nguồn gốc hạnh phúc
Đức Thánh Cha Phanxicô viết: Trước thảm trạng này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới bản chất dễ bị tổn thương của con người chúng ta, trước những định chế thời gian và nhiều sự phụ thuộc khác.
Cơn đại dịch buộc chúng ta phải đặt vấn nạn về cội nguồn hạnh phúc và khám phá lại kho tàng đức tin Kitô giáo của chúng ta.
Đức tin nhắc nhở chúng ta một số vấn đề chính của cuộc sống mà chúng ta đã lãng quên! Nó đang giúp chúng ta định giá lại những gì thực sự quan trọng và thiết yếu, và những gì thứ yếu và nhất thời.
Đoàn kết trong gian nan thử thách
Đức Thánh Cha gọi đây là một thời gian thử thách, giúp chúng ta có cơ hội định hướng lại cuộc sống của mình đối với Thiên Chúa.
ĐTC nói: Cuộc khủng hoảng dậy chúng ta rằng, trong những lúc cấp thiết, chúng ta cần tới tha nhân trong một tình đoàn kết. Theo một cách thế mới, tình đoàn kết đang mời gọi chúng ta dấn thân để phục vụ người khác. Nó giúp chúng ta nhận ra sự bất công toàn cầu và làm thức tỉnh chúng ta trước những tiếng than khóc của người nghèo và của một hành tinh nghèo nàn bệnh hoạn của chúng ta. "
Chiến thắng Phục sinh trên sự chết
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục suy tư về ý nghĩa của lễ Phục sinh duy nhất mà nhiều Kitô hữu buộc phải cử hành một mình.
Thông điệp Phục Sinh về sự chiến thắng vinh hiển của Chúa Kitô trên cái chết, cho Kitô hữu chúng ta ý thức rằng chúng ta không thể bị nhậm chìm trong cơn đại dịch.
Phục Sinh mang lại cho chúng ta hy vọng, tin tưởng và khích lệ. Nó củng cố tâm thức đoàn kết của chúng ta. Nó mời gọi chúng ta vượt lên trên những ganh đua quá khứ để nhìn thấy nhau, và siêu vượt lên trên mọi khác biệt, để thấy mình là thành viên của một đại gia đình, chúng ta cùng nhau gánh vác những buồn đau của nhau. "
Lây nhiễm tình yêu
Đức Thánh Cha nói: Nguy cơ lây lan của một loại virus dạy chúng ta cách làm sao để truyền tình yêu từ một con tim này đến một con tim khác.
Tôi rất biết ơn trước những hành vi tự nguyện, đầy lòng vị tha và dâng hiến anh hùng được thể hiện nơi những người chăm sóc cho các bệnh nhân, các bác sĩ y tá và các linh mục. Trong những tuần vừa qua, chúng ta đã cảm nhận được sức mạnh ấy từ đức tin.
Không được rước Thánh Thể
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay giai đoạn đầu của cơn đại dịch, buộc nhiều chính phủ phải cấm các Thánh lễ công khai, khiến nhiều người Tín hữu trong một thời gian không thể tham dự thánh lễ và rước Chúa!
Trong thời gian này nhiều người khám phá ra sự hiện diện của Chúa ở bất cứ nơi nào mà có hai hoặc ba người tụ họp lại nhân danh Chúa.
ĐTC nói các Thánh lễ trực tuyến là một nhu cầu cấp thiết cho người tín hữu, mà rất nhiều người biết ơn trước những nỗ lực ấy; mặc dầu các thánh lễ trực tuyến không thể thay thế cho sự hiện diện sống động của Chúa trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể.
Đức Thánh Cha tạ ơn khi biết rằng người Công Giáo ở nhiều nơi trên thế giới đã có thể trở lại cuộc sống phụng vụ bình thường.
Sự hiện diện của Chúa phục sinh trong Lời của Ngài và trong việc cử hành Thánh Thể sẽ cho chúng ta sức mạnh cần thiết để giải quyết những khó khăn và những thách đố mà chúng ta phải đối diện sau cơn đại dịch!
Đổi mới niềm hy vọng và tình đoàn kết
Đức Thánh Cha Phanxicô đã luận lời tựa cuốn sách với hy vọng rằng cuốn sách sẽ giúp mọi người khám phá ra một ý nghĩa hy vọng và một tình đoàn kết mới.
Giống như hai môn đệ trên đường đi Emmaus, Chúa cũng sẽ đồng hành với chúng ta trong lời của Ngài và qua việc bẻ bánh trong Bí tích Thánh Thể. Và Ngài nói với chúng ta: “Đừng sợ! Thầy đã chiến thắng sự chết”.
Về cuốn sách
Tác phẩm “Hiệp thông và Hy vọng” đã được Nhà xuất bản Vatican (LEV) xuất bản bằng tiếng Đức vào tháng 6/2020. Phiên bản tiếng Ý đã được phát hành vào tuần trước.
Đức Hồng Y Walter Kasper, nguyên chủ tịch của Thánh bộ cổ súy tình Hiệp nhất Kitô giáo.
Năm 2005, Cha Augustin đã thành lập Viện học Walter Kasper, một phân khoa triết của Đại học Triết-Thần thuộc Đại học Pallottines ở Vallendar. Cha cũng là thành viên của Thánh bộ về sự hiệp nhất các Kitô giáo, và cũng là thành viên của Thánh bộ về Giáo sĩ.