CHÚA NHẬT V PHỤC SINH B
Cv 9: 26-31; Tvịnh 21; 1 Gioan 3: 18-24;Gioan 15:1-8

Bài phúc âm hôm nay nhấn mạnh Chúa Giêsu là "cây nho thật" hơn là người trồng nho. Trong Kinh thánh Do thái, Thiên Chúa, người trồng nho là một hình ảnh phổ biến và bởi thế không là thông tin mới cho các môn đệ khi Chúa Giêsu mô tả Thiên Chúa theo cách này. Hình ảnh vườn nho, hay cây nho cũng quen thuộc với các môn đệ, vì những hình ảnh này diễn tả về dân Israel. Ở đây Chúa Giêsu mô tả Ngài chính là cây nho và nhấn mạnh rằng sự sống của Ngài dành cho chúng ta là do bởi Thiên Chúa mà ra. Nhưng, Chúa Giêsu không đề cập đến đời sống trong tương lai Khi chúng ta liên kết mật thiết với Ngài. Đúng hơn nữa, Chúa Giêsu dùng thì hiện tại để mô tả những sự kiện đã là hiện thật cho các môn đệ của Ngài. Chúng ta đã sống hợp nhất với Chúa Giêsu và bây giờ chúng ta phải cố gắng hết sức để duy trì sức sống trong sự hòa hợp đó.

Với Chúa Giêsu là cây nho, chúng ta không cần phải sinh ra trong một chủng tộc đặc biệt nào, hay trong một dân tộc hay tầng lớp xã hội nào trong dân chúng để thuộc về hay trở nên phần nào của Thiên Chúa. Bất kỳ ai cũng có thể thuộc về cộng đoàn của Chúa Giêsu và lãnh nhận sự sống mà Ngài ban cho chúng ta qua cây nho sự sống là Chúa Giêsu bởi Thiên Chúa. Hãy quên đi, những người đó trông ra sao, quần áo họ đắt tiền đến đâu, hay họ sinh trưởng ở đâu, nếu họ được ghép với cây nho thật, thì đời sống của họ sẽ cho thấy điều đó, là tất cả đều minh chứng về bản tính mà họ cần. Thánh Phaolô, trong bài đọc thứ hai hôm nay, tóm tắt ý nghĩa của tư cách thành viên của cộng đoàn tín hữu trong: "Chúng ta phải tin vào danh Đức Giêsu Kitô, con Thiên Chúa, và thương yêu nhau như Thiên Chúa đã bảo chúng ta". Chúng ta không có dấu chỉ nào cho thành phần đặc biệt trong cộng đoàn mới này. Dấu chỉ cho thấy chúng ta thật sự thuộc về và ở trong thân nho đó là chúng ta yêu thương nhau. Sự yêu thương đó không thể “của riêng chúng ta". Chúng ta phải yêu cả những người chưa là thành phần tín hữu. Tình yêu này tuôn chảy ra cho những người khác từ cộng đoàn được kết nối với Chúa Giêsu. Đặc biệt là cho những người đang bị cô lẻ và bị bỏ rơi, bởi đó chính là những người mà Chúa Yêu thương. Vì chúng ta đang có sự sống của cây nho thật trong chúng ta, chúng ta sẽ yêu thương như Ngài đã yêu thương chúng ta.

Thánh Gioan không nói Chúa Giêsu là rể hay là gốc của cây nho. Nếu điều đó đúng như vậy thì những cành nho gần gốc/rễ nhất sẽ gần nguồn sự sống nhất. Những cành đó sẽ có những thứ bậc ưu tiên và sẽ giử quyền ưu tiên đó, và có thể cố gắng điều tiết dòng chảy của sự sống thiêng liêng cho các nhánh nho khác. Những cành gần rể cây nho nhất sẽ là các "môn đệ hạng nhất”, sau đó mới đến "các môn đệ hạng nhì", "hạng ba". Đến cuối là "hạng chót" và kém phẩm giá hơn tất cả. Chúa Giêsu không tự gọi Ngài là rể hay gốc cây nho. Trái lại, hình ảnh Ngài diển tả về Ngài là "cây nho thật". Còn chúng ta là "cành nho" cũng sẽ sinh "nhiều hoa trái". Vì chúng ta được kết dính vào cây nho, sự sinh hoa kết trái đó sẽ thành sự thật và bởi thế đó là trách nhiệm của tất cả các cành được kết dính vào cây nho. Không ai bị phủ nhận nguồn gốc của sự sống thánh thiêng này, và họ cũng không được miễn trừ việc "sinh nhiều hoa trái".

Trong phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu đã nói Ngài là nguồn nước trường sinh và là bánh từ trời xuống để ban sự sống. Bây giờ trong khung cảnh thân mật của bữa Tiệc Ly, Ngài nói với các môn đệ rằng Ngài là cây nho thật. Bài chú giải kinh thánh Anchor nói là uống nước đó và ăn bánh đó là biểu tượng tin vào Chúa Giêsu. Vì đây là lời giảng trong bửa tiệc ly. Nên các tín hữu tiên khởi khi nghe những lời về cây nho ban sự sống không thể nghĩ đến chén máu thánh là "hoa trái của cây nho". Trong các phụng vụ đầu tiên, điều này nói về chén thánh. "Lạy Cha, Chúng con cảm tạ Cha, Chúa Cha của chúng con, rượu thánh của David, tôi tớ của Cha, mà Cha đã mạc khải cho chúng con qua Đức Giêsu tôi tớ của Cha" Đoạn văn độc nhất nói đến "sinh hoa trái" được nhắc đến trong phúc âm thánh Gioan 12 4, nói đến hạt giống cần chết đi để sinh hoa trái. Trong đoạn văn hôm nay, Chúa Giêsu nói về những người ở lại trong Ngài và Ngài đang sống trong họ là để sinh nhiều hoa trái. Nhưng chúng ta đã biết trong phúc âm: Từ sinh nhiều hoa trái chỉ đến qua cái chết. Để gắn bó và có kết quả, chúng ta phải sống một cuộc sống đầy quyết tâm. Tình yêu là trái đầu tiên mà chúng ta phải đón nhận; và Chúa Giê-xu đã cho thấy rằng tình yêu đòi buộc phải có sự hy sinh và thậm chí cả cái chết. Trong bí tích Thánh Thể hôm nay, chúng ta cử hành sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Nhựa sống cây nho tuôn chảy vào các cành nho cho phép chúng ta được sống trong cái chết và sự sống lại từ cỏi chết của Chúa Giêsu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Chỉ cần là người tín hữu của cộng đoàn đức tin theo Chúa Giêsu cũng đủ rồi. Đời sống của chúng ta phải phản ánh sự sống của cây nho mà chúng ta là cành thuộc về và từ đó chúng ta liên tục nhận được năng lực và ý chí sống đời sống hy sinh vì yêu thương mà Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta.

Chúng ta đọc trong sách Công vụ Tông đồ hôm nay là các môn đệ miễn cưỡng chấp nhận Phaolô. Thật ra, tất cả những gì họ biết về Phaolô trước kia đó là kẻ đàn áp và bắt bớ giáo hội. Ông Barnaba bênh vực cho Phaolô và phản đối các môn đệ rằng Phaolô đã gặp Chúa Giêsu và đã “nhân danh Chúa Giêsu để rao giảng một cách mạnh dạn“. Thánh Phaolô đã hành sự tại Giêrusalem và ở cả những nơi khác, “ông nhân danh Chúa Giêsu khi phát biểu”. Đời sống của ông đã thay đổi ông sống như một cành nho dính vào cây nho và ông ta đã bắt đầu sinh nhiều hoa trái. Sự mạnh dạn sẽ làm cho Phaolô phải trả giá bằng mạng sống của ông như Chúa Giêsu đã chịu. Chúng ta có thể nói là Phaolô có đời sống trong ông ta như Chúa Giêsu đã có. Ông ta đã kết dính vào cây nho, như Chúa Giêsu đã tiên đoán, Phaolô đã sinh nhiều hoa trái.

Chúng ta luôn cần được cắt tỉa thêm. Chúng ta cũng cần được kết dính vào cây nho để luôn được sự cắt tỉa đó thực hiện. Và trong quá trình cắt tỉa đó, chúng ta sẽ phải chết với những gì đã ngăn cản sự sống của Chúa Giêsu đang tuôn chảy vào chúng ta. Trong việc này điều gì cần được cắt bỏ? Đó là nhũng thành kiến đầy ác cảm, và không biết tha thứ cho người khác, sống tự tôn ích kỷ. Và cũng cần cắt tỉa những tranh cải mà chúng ta thường mắc phải về giáo lý, đến sự chia rẻ trong hàng giáo phẩm và các tôn giáo khác. Không có chủng tộc, giai cấp, hay ngay cả giáo hội mà dân chúng thường cho là có ưu tiên hơn Chúa Giêsu. Vì đời sống của Ngài đã tuôn chảy vào nhiều người khác nhau bằng nhiều cách khác nhau.

Sự sống lại tuôn đổ một sức sống mạnh mẻ và luôn toả lan cho những cành nho một cách nhẹ nhàng, và thường khi không cảm nhận được. Nhưng, sức sống của cây nho vẫn ổn định. Nó không tạo ra tiếng động khi tràn đến giống như một tên lửa được được dẫn đường bằng laser. Khi thanh gươm được sử dụng để ép buộc sự trị vì của Triều Đại Thiên Chúa, hậu quả là sự đau khổ gây nên nhạo báng Đấng Chí Tôn mà danh thánh Ngài được loan báo. Cây thập giá được điểm tô đẹp đẻ, lá cờ thắng trận, hay một máy bay chiến đấu chế diểu cây nho thật. Đó là dấu chỉ của những cành nho chết cần được cắt tỉa. Phaolô bắt bớ những Kitô hữu mà ông cho là những phong trào dị giáo. Nên để ý trong bài đọc thứ nhất, tên ông ta trước kia là Saulê, đây là tên cũ của ông, cái tên làm cho các tín hữu lo sợ. Dùng tên cũ là một cách thánh Luca nhắc nhở một cách tinh tế rằng chính ông ta đã muốn xoá bỏ các giáo hội tiên khởi, nay đã sẳn sàng truyền giảng điều đó. Ông ta rao truyền lời này không bằng vũ lực, nhưng bằng lời nói và việc làm yêu thương nhân danh Chúa Giêsu. Ông ta gặp Chúa Kitô trên đường đi Damas và bây giờ ông ta sống một cuộc sống với hương đi mới. Bằng cả hai việc do ông ta đã gặp được Chúa Kitô và vẫn luôn sống kết dính vào cây nho thật.

Bánh và rượu cho sự sống đã được chuẩn bị sẵn cho chúng ta trên bàn thánh. Chúng ta hãy đến ăn và uống bánh bởi trời xuống và chén máu thánh củng cố quyết tâm kết dính vào cây nho thật của chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


5th SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 9: 26-31; Psalm 22; I John 3: 18-24; John 15: 1-8

The emphasis in the gospel passage is more on Jesus as the "true vine" than on God as the gardener. In the Hebrew scriptures, God the gardener was a popular image and so it would not be news to the disciples when Jesus described God in this way. The images of the vineyard, or vine were also familiar to them, for these were applied to Israel. Here Jesus is identifying himself with the vine and emphasizing that the life he has for us is coming from God. But he is not referring to some future time, when we will have intimate life with him. Rather, he uses the present tense to describe what is already true for his disciples; we already are in union with him and now we must do our best to remain in that union.

With Jesus as the vine, we don’t have to be born into some particular race, nationality or class of people to belong and be part of him. Anyone can belong to Jesus’ community and receive, through this vine, the life he gives us from God. Forget what the person looks like; how expensive their clothes; or where they were born. If they are grafted to the true vine their lives will show it, that’s all the proof of identity they will need. St. Paul, in today’s second reading, sums up what faithful membership in this community means: "We should believe in the name of God’s son, Jesus Christ and love one another just as he commanded us." We don’t wear special membership pins or badges in this new community. The sign that shows we belong and remain in the true vine, is that we love one another. Our love isn’t just for "our own"; we love those who are not even members. This love flows out to others from the community that is connected to Jesus, especially to the unloved and the excluded, because those were the ones Jesus particularly loved. Since we now have the vine’s life flowing in us, we will love as he loved.

John does not say that Jesus is the root, or the stump of the vine. If that were the case then, those branches closest to the stump/root would be closest to the source of life. They would have a privileged place, could claim this priority and even try to regulate the flow of the divine life to the other branches. Those closest would hold the ranking of "first class disciples", then there would be "second class", "third class" ranked disciples. At the end there would be the lowest and least dignified class. Jesus doesn’t call himself the root, or the stump, instead, the image he uses of himself is the "true vine". We, in turn, are the "branches" who are to bear "much fruit." Because we are connected to the vine, such fruitfulness is now possible and indeed, the responsibility of all connected to the vine. No one is denied the source of divine life; nor are any exempted from bearing "much fruit".

In John’s gospel, Jesus has said that he is the source of living water and is the bread that has come from heaven to give life. Now, in the intimate setting of the Last Supper, he tells his disciples that he is the vine. The Anchor Bible commentary points out that drinking water and eating bread were symbols for believing in Jesus. Since this was a discourse at the Supper, those early worshipers, hearing these words about the life-giving vine, could not help but think of the eucharistic cup, "fruit of the vine". In the earliest eucharistic liturgies, the following was said over the cup: "We thank you, Our Father, for the holy vine of David your servant, which you revealed to us through Jesus your servant." The only other passage where "bearing fruit" is mentioned in this gospel is in 12:4, which speaks of the seed needing to die to bear fruit. In today’s passage, Jesus speaks of those who remain in him and he in them as bearing much fruit. But we know from the gospel that bearing much fruit comes only through death. To stay attached and fruitful we must live committed lives. Love is the first fruit we are to bear; and Jesus has shown that love requires sacrifice and even death. At this Eucharist we celebrate the death and resurrection of Christ. The vine’s life flows into the branches enabling us to live his dying and rising from the dead in our daily lives. Merely being members of the community of Jesus’ followers is not enough. Our lives must reflect the life of the vine to which we belong and from which we continually receive the will and power to live the sacrificial love Jesus has shown us.

We hear in the Acts reading today that the disciples were reluctant to accept Paul. Afer all, what they previously knew of him was that he had persecuted the church. Barnabas comes to Paul’s defense and protests to the disciples that Paul had seen the Lord and had "spoken out boldly in the name of Jesus." Paul proceeds to do the same things in Jerusalem as he did elsewhere, he "spoke out boldly in the name of Jesus." He was living as one attached to the true vine. His life was transformed and he was "bearing much fruit". Such boldness would eventually cost him his life as it did for Jesus. You can tell Paul had the same life flowing in him that Jesus did; he was attached to the vine and, as Jesus predicted, Paul bore much fruit.

We are always in the need of further pruning. We will need to remain attached to the vine and allow that pruning to take place. In the process we will have to die to what prevents the life of Jesus to flow freely through us. What will be pruned away in this process? – prejudices, grudges and the unwillingness to forgive others, excesses and immoderate living and selfishness. Also needing pruning are the contentious arguments we get into over dogma, sects and ecclesiastical differences. There is no race, class or even church of people that can claim prerogative over Jesus, for his life flows into many diverse people and in very different ways.

The resurrection unleashed a life force into the world and it spreads like a vine, gently, often imperceptibly. But the vine’s life is insistent. It does not make an explosive sound when it arrives, like laser-guided missiles. When the sword was used to forcibly spread the reign of God, the consequential suffering mocked the One whose name was being promulgated. The cross emblazoned on a shield, a conquering flag, or a war plane, mocks the gentle true vine. Those are signs of dead branches that need pruning. Paul had waged persecution against, what he saw to be, the heretical Christian movement. Note in the first reading, he is called Saul – his old name, the name that caused early Christians to quake in fear. Using his former name is a subtle reminder by Luke that the very one who wanted to do away with the early church is now ready to spread word of it. He will spread this word not by force, but by his words and deeds of love in Jesus’ name. He met the Christ on the road to Damascus and now he is living a new life and direction, thanks both to that encounter and his staying connected to the true vine.

The food and drink for life is prepared for us today at our table. Come let us eat, let us drink so that the bread from heaven and the cup of the vine will strengthen our determination to remain in the true vine.