Ảnh hưởng của Kitô giáo bảo thủ

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong giải trình của McLeod về những năm sáu mươi là việc nó loại bỏ tầm quan trọng của Kitô giáo bảo thủ. Trong nghiên cứu so sánh chi tiết, trên phạm vi rộng lớn và độc đáo của mình, McLeod đưa ra làm giả thuyết trung tâm nổi bật của mình việc cuộc khủng hoảng phát sinh chủ yếu không phải do các mối đe dọa bên ngoài đối với Kitô giáo, mà do các xung lực cải cách bên trong. Trong bối cảnh của những thay đổi về tâm lý và mô hình sinh hoạt gia đình và khu phố, đó là công việc của những người được ông gọi là những người cấp tiến và “những Kitô hữu thực dụng”, những người thách thức bên trong các Giáo Hội Thệ phản và Công Giáo Rôma, đã kích hoạt sự đổi mới thần học và hiện đại hóa Giáo Hội, các phong trào chính trị và các lý tưởng mới, mà theo ông, “có thể được tóm tắt trong chữ 'năm 1968.'” Tầm nhìn của ông về cuộc khủng hoảng gần như là một cuộc nổi dậy nội bộ, cấp tiến hóa và (với một số ngoại lệ) chiến thắng của cải cách: “Sự phát triển bên trong các Giáo Hội đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc khủng hoảng.” Câu truyện của ông là một trong những câu truyện cấp tiến hóa Kitô giáo.



Bản thân McLeod đã dành thời gian đáng kể để thảo luận về một số Kitô hữu bảo thủ, đặc biệt là Mary Whitehouse, người đã lãnh đạo chiến dịch chống lại tình dục và ảnh khoả thân dựa trên cơ sở Kitô giáo trên truyền hình Anh. Nhưng ở nhiều điểm khác nhau trong cuốn sách của mình, ông đặc biệt tìm cách loại bà và những người bảo thủ khác ra khỏi tinh thần của thời đại. Có lúc, ông đã viết, “không có lý do gì khiến quan điểm bảo thủ của những người như Whitehouse hoặc Đức Giáo Hoàng Phaolô VI được coi là 'chân chính' hơn quan điểm của các Kitô hữu cấp tiến hoặc 'thực dụng' cùng thời với họ." Ở một chỗ khác, ông viết, “Whitehouse đại diện cho khúc cuối của quan điểm bảo thủ trong phạm vi rộng lớn của công luận Kitô giáo vào thời điểm đó, và còn xa mới là người đại diện.” Vì vậy, một mặt, ông thừa nhận Whitehouse là đại diện cho công luận Kitô giáo Bảo thủ, nhưng chính vì vậy, bà không phải là đại diện cho thời đại Kitô giáo nói chung. Đối với McLeod, thời đại đó là thời đại Kitô giáo cấp tiến xuất sắc nhất. Theo cách này, giải trình của ông về cuộc khủng hoảng Kitô giáo, về cơ bản, trở thành một bài ca ca ngợi các Kitô hữu trí thức cấp tiến của phái Giám lý [methodist] cấp tiến trong Chiến dịch Giải trừ Hạt nhân (CND) và chống phân biệt chủng tộc, và những Kitô hữu “thực dụng” như Michael Ramsey, người đã thương lượng để giảm thiểu sự xáo trộn đối với việc hợp nhất Kitô giáo. Ông lập luận rằng các Kitô hữu cấp tiến đã đấu tranh kể từ những năm 1920 để tạo ra sự thay đổi lớn đối với thần học và cấu trúc của Kitô giáo; những năm sáu mươi là “chiến thắng” của họ, một cuộc hành trình được ông tóm tắt là từ một đất nước Kitô giáo chuyển sang một đất nước thế tục. (41) Lập luận này đáng bị phê bình. Hoàn toàn chính đáng là việc McLeod mô tả cách trong đó, cho đến những năm 1960, Kitô giáo - theo cả truyền thống Thệ phản lẫn Công Giáo - đã bị phe bảo thủ thống trị, và điều này đã bị thách thức cả từ bên trong bởi những người cấp tiến lẫn từ bên ngoài bởi sự thất vọng do quần chúng thúc đẩy đối với việc áp đặt các áp bức văn hóa Kitô giáo nặng tay sau chiến tranh. Nhưng trong khi các Kitô hữu cấp tiến tìm cách cải cách, điều quan trọng là phải nghĩ rằng thách thức của phe cấp tiến đối với việc trụ cột hoá Kitô giáo bảo thủ và văn hóa Kitô giáo khắt khe sẽ không thành công nếu không có thách thức bình dân từ bên ngoài. Có một lập luận mạnh mẽ rằng yếu tính đơn giản của cấu trúc khủng hoảng tôn giáo những năm 60 là nó là một cuộc tấn công từ bên ngoài vào Kitô giáo nói chung vì những sai trái do cánh bảo thủ của nó gây ra đối với quyền tự do cá nhân của người ta - một cuộc tấn công chống lại điều bị coi như việc nó kiểm soát một cách không thể chấp nhận được hành vi bản thân và các cơ quan định chế của cuộc sống hàng ngày đã bị trụ cột hóa. Có cảm thức cho rằng nhà nước cấp tiến và người dân, phát điên vì bị Kitô giáo bảo thủ làm mất tự do một cách mạnh mẽ từ năm 1945 đến năm 1960, đã quyết tâm thoát khỏi sự ràng buộc của nó. Nhưng trong khía cạnh này, phải nhấn mạnh rằng nằm dưới tai họa của giáo hội một cuộc khủng hoảng ở bên ngoài hoặc, nếu bạn muốn, là cuộc khủng hoảng tôn giáo “thế tục” do sự xuất huyết của những người xuất phát từ Kitô giáo có tổ chức; đa số không cố gắng cải tổ Giáo Hội của họ, họ chỉ một mực rời bỏ các Giáo Hội này. Có thể nói nhiều điều hơn nữa về thành phần của các lực lượng bên ngoài và phương thức hành động của việc cam kết với nền văn hóa Kitô giáo. Nhưng người trẻ và phụ nữ là hai nhóm hàng đầu, và tự do tình dục là ưu tiên hàng đầu của nhiều người trong số họ. Cuộc nổi loạn tính dục chống lại Kitô giáo vào những năm 60 là tiền tuyến chống những Kitô hữu bảo thủ như Whitehouse và nhiều người khác, những người đã đấu tranh với sự chung chạ, buông thả và giải phóng đồng tính từ giữa những năm 1960 đến giữa những năm 1970. Đối với đại đa số thanh niên, cuộc nổi dậy là sự từ chối tự phát, không có tổ chức đối với thẩm quyền Giáo Hội. Các Kitô hữu cấp tiến đã tham gia nó; Giám mục John Robinson đã nói vào năm 1969: “Tôi coi phản ứng dữ dội chống lại xã hội buông thả còn nguy hiểm hơn nhiều so với những biểu lộ của nó.” (42) Cuộc nổi loạn không nhất thiết dẫn đến việc bác bỏ niềm tin Kitô giáo, cũng không dẫn đến chủ nghĩa vô thần, nhưng nó có gây ra việc làm tan biến Thế giới Kitô giáo - nói cách khác, là nền văn hóa thống trị Kitô giáo. Các Kitô hữu bảo thủ đã nhận ra điều này đủ nhanh và đã phản ứng tương ứng. Whitehouse, Malcolm Muggeridge và Lord Longford đã lên tiếng bảo vệ hiện trạng trong các chiến dịch chống lại tình dục, nội dung khiêu dâm và biện pháp tránh thai dành cho học sinh. Những cá nhân này xuất hiện nhỏ bé trong nhiều giải trình của những năm sáu mươi, và không đáng bị như vậy. Bị giới trẻ, báo lá cải và các nhà bình luận cấp tiến chế giễu, chế nhạo và xô đẩy, họ đại diện cho chính quyền lực đàn áp của Kitô giáo mà cuộc cách mạng biểu cảm của những năm sáu mươi hướng tới. Hơn nữa, vì Kitô giáo có tổ chức đã thu hẹp quy mô kể từ những năm 1960, nên tầm quan trọng tương đối của những người bảo thủ bên trong nó đã tăng lên - dưới các hình thức Phái Ngũ tuần, phái cực đoan, Canh tân Đặc sủng và các nhóm vận động phản đối phá thai, đồng tính luyến ái và các thành quả được cho là “cấp tiến” khác của những năm sáu mươi. Năm 1969, những người tự cho là Ngũ Tuần chiếm 31% tổng số các người được thụ phong trong Giáo hội Anh, nhưng con số này đã tăng lên 45% vào năm 1977 và 52% vào năm 1986, sau đó tỷ lệ này ổn định và thậm chí giảm nhẹ, một phần là do việc phong chức cho phụ nữ. (43) Nhà sử học cần đặt các Kitô hữu bảo thủ trở lại sân khấu chính để đánh giá tốt hơn cuộc cách mạng văn hóa của những năm sáu mươi là gì và lịch sử tôn giáo đã phát triển như thế nào kể từ đó.

Kết luận

Adrian Hastings coi cuộc khủng hoảng mà Kitô giáo phải chịu đựng trong những năm 60 không tách biệt với thế giới: “nó thậm chí không phải là một cuộc khủng hoảng có tính tôn giáo chuyên biệt, mà đúng hơn là một cuộc khủng hoảng của nền văn hóa toàn diện,” ảnh hưởng đến nhiều thể chế thế tục theo cách có thể so sánh với các hậu quả của nó đối với các Giáo Hội. Ông nói, nó đã được biến đổi từ một sự hiện đại hóa bảo thủ sau Thế chiến thứ hai, “một nỗ lực để tái tạo một thế giới khá truyền thống,” thành một điều cấp tiến hơn. Hastings lưu ý rằng “sự thịnh vượng, tính lạc quan và cảm thức giải thoát của thập niên 50 hầu hết thuộc loại khá bảo thủ và được kiểm soát” tạo ra “sự hài lòng bình lặng” theo sau là “sự tràn trề hy vọng thế tục của đầu những năm 60”. Và ông kết luận: “Cuộc khủng hoảng tôn giáo những năm 1960 là cuộc khủng hoảng của ‘việc thế tục hóa.’” (44) Mô hình Hastings là một mô hình mà chúng ta nên chú ý nhiều hơn. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tôn giáo trong những năm 1960 có ba chiều kích. Đầu tiên, sự xa lánh ngày càng tăng của người ta, chủ yếu là người trẻ, đã đẩy Kitô giáo có tổ chức vào tình trạng suy giảm nhanh chóng và liên tục trong việc gắn kết, thực hành và bản sắc mà dường như cuối cùng, vào những thời điểm khác nhau trong năm thập niên sau đó, đã làm tiêu tan mọi dấu hiệu của lòng mộ đạo –kể cả các đám tang do Kitô giáo hướng dẫn trong những năm gần đây. Thứ hai, sự suy giảm số lượng Giáo Hội ngày càng tách biệt Giáo Hội khỏi nền văn hóa đại chúng; bất chấp tầm quan trọng của nền văn hóa đại chúng trong các Giáo Hội, ảnh hưởng ngược lại đã giảm dần sau mỗi thập niên kể từ những năm 1960. Thứ ba, có sự xuất hiện của nền văn hóa Kitô giáo còn sót lại và ngày càng bị cô lập thiên về phái ngũ tuần, phái bảo thủ và chủ nghĩa cực đoan bị đa số ở Anh và nhiều nước châu Âu ngày càng xa lánh; vào năm 1997, một cuộc khảo sát ước tính rằng trong khi 35 phần trăm dân số Hoa Kỳ có thể được tính là “theo Ngũ tuần”, thì con số tương đương ở Vương quốc Anh là 7 phần trăm. (45) Không có xu hướng nào trong số này có thể phát hiện được trong các thập niên 1940 và 1950. Chúng phát sinh như là di sản của thách thức phổ biến của những năm 1960 đối với quyền bá chủ của Kitô giáo trong văn hóa của nhiều nước phương Tây.

Ghi chú

1. Hãy xem, thí dụ, G. Lynch, New Spirituality: An Introduction to Belief Beyond Religion [Linh đạo mới: Dẫn nhập vào niềm tin ngoài tôn giáo] (London: IB Tauris, 2007), 17–8.

2. H. McLeod,The Religious Crisis of the 1960s [cuộc khủng hoảng tôn giáo của thập niên 1950] (Oxford: Oxford University Press, 2007), 1,265.

3. Xem mô tả về suy nghĩ của ông trong C.G. Brown và M. Snape, “Introduction: Conceptualising Secularisation 1974–2010: The Influence of Hugh McLeod” [Dẫn nhập: Việc lên khái niệm cho Thế tục hóa trong các năm 1974-2010: ảnh hưởng của Hugh McLeod], trong Secularisation in the Christian World [Thế tục hóa trong thế giới Kitô giáo], hiệu đính do C.G. Brown và M. Snape (Farnham: Ashgate, 2010), 1–12.

4. McLeod, Religious Crisis (Khủng hoảng tôn giáo), 89.

5. Các số liệu được tính toán từ các dữ kiện trong D. Hilliard, “The Religious Crisis of the 1960s: The Experience of the Australian Churches” [Cuộc Khủng hoảng Tôn giáo thập niên 1960: kinh nghiệm của các Giáo Hội châu Úc], Journal of Religious History 21 (1997): 209–27; xem tr. 226, bảng 1.

6. S. Macdonald, “Death of Christian Canada? Do Canadian Church Statistics Support Callum Brown’s Timing of Church Decline?” [Cái chết của Gia Nã Đại Kitô giáo? Liệu các con số thống kê Gia Nã Đại có hỗ trợ thời điểm của Callum Brown về sự suy giảm của Giáo Hội không] Historical Papers: Canadian Society of Church History, 2006: 135–56.

7. P. van Rooden, “Secularization, Dechristianization and Rechristianization in the Netherlands,” [Thế tục hóa, PhiKitô giáo hóa và Tái Kitô giáo hóa tại Hòa Lan] trong Dechristinisierung, Rechristianisierung im Neuzeitlichen Europe, do H. Lehmann biên tập (Gottingen: Vandenhoeck & Ruprecht, 1997), 131–53; xem các trang 131–2, 151–2. Cũng có sẵn trực tuyến tại http://www.xs4all.nl/~pvrooden/Peter/publicaties/1997a.htm.

8 H. McLeod, Religion and the People of Western Europe [Tôn giáo và Người dân Tây Âu], tái bản lần thứ hai. (Oxford: Oxford University Press, 1997), 138.

9. McLeod, Religion and the People, 139.

10. McLeod, Religious Crisis, 246; Grace Davie, Europe: The Exceptional Case [Châu Âu: Trường hợp ngoại lệ] (London:Darton, Longman and Todd, 2002).

11.P. Pasture, “Christendom and the Legacy of the Sixties: Between the Secular City and the Ageof Aquarius,” [Thế giới Kitô giáo và Di sản của Thập niên 1960] Review D'Histoire Ecclesiastique 99 (2004): 82–117; xem tr. 113.

12. H. McLeod, “The Crisis of Christian in the West,” [Cuộc Khủng hoảng của Kitô hữu ở phương Tây] trong The Cambridge History of Christianity Volume 9: World Christianities c.1914–c.2000, do H. McLeod biên tập (Cambridge:Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2006), 328– 9.

13. McLeod, Religious Crisis, 257.

14. McLeod, Religious Crisis, 16–8.

15. C.D. Field, “Faith in the Metropolis: Opinion Polls and Christianity in Post-war London,” [Đức tin ở Thủ đô: Các cuộc thăm dò ý kiến và Kitô giáo ở London thời hậu chiến], London Journal 24 (1999): 68–84; xem tr. 73.

16. Henry Stanhope, “Permissive Society a Step Towards Maturity, Bishop Says,” [Giám Mục nói: Xã hội buông thả một bước tới trưởng thành] The Times, ngày 22 tháng 9 năm 1969, 8, cột A đến F.

17. Hãy xem, thí dụ, C.D. Field, “The Observance of Easter in Post-war Britain” [Việc giữ Lễ Phục sinh ở Anh thời hậu chiến],Theology101(1998): 82–90.

18. A. Hastings, A History of English Christian [Lịch sử Kitô hữu Anh] 1920–1985(London: Collins, 1986), 551–2.

19. C.G. Brown, Religion and Society in Twentieth-century Britain [Tôn giáo và Xã hội ở Anh thế kỷ 20] (Harlow: Pearson, 2006), 33.

20. B. Levin, The PendulumYears: Britain in the Sixties [Các Năm Đu Đưa: Nước Anh thập niên 1960] (1970; tái bản, Cambridge: Icon, 2003), 21.

21. R. Hewison, Too much: Art and Society in the Sixties [Quá nhiều: Nghệ thuật và Xã hội thập niên 1960] 1960–75(London: Methuen, 1986), xiii.

22.C.G. Brown, The Death of Christian Britain: Understanding Secularisation [Cái chết của nước Anh Kitô giáo: Tìm hiểu thế tục hóa]1800–2000(London: Routledge, 2000), 1.

23. McLeod, Religious Crisis, 141–60, 259.

24. Hastings, English Christianity [Kitô giáo Anh], 515–6.

25. Hastings, English Christianity [Kitô giáo Anh], 551.

26. H. McLeod, “God and the Gallows: Christianity and Capital Punishment in the Nineteenthand Twentieth Centuries” [Thiên Chúa và giá treo cổ: Kitô giáo và hình phạt tử hình trong thế kỷ 19 và 20], trong Retribution, Repentance and Reconciliation, biên tập bởi K. Cooper và J. Gregory (London: Boydell Press, 2004), 330–56.

27. McLeod, Religious Crisis [Khủng hoảng tôn giáo], 68–9.

28. M. Roodhouse, “Lady Chatterley and the Monk: Anglican Radicals and the Lady Chatterley Trial of 1960,” [Chatterley Phu nhân và Đan sĩ: những người cấp tiến Anh và phiên xử Chatterley Phu nhân] Journal of Ecclesiastical History 59 (2008): 475–99; xem tr. 477.

29. A. McLeery, “Lady Chatterley’s Lover Re-covered,” [Người yêu Tái hồi của Chatterley Phu nhân] Publishing History 59 (2006): 62–84;xem tr. 62.

30. L.A. Hall, “Chesser, Eustace (1902–1973),” Oxford Dictionary of National Biography (Oxford University Press, 2004). Ấn bản trực tuyến năm 2008 có tại URL: http://via.oxforddnb.com/view/article/40923?docPos=2 (truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2010).

31. A. McLeery, “'Sophisticated Smut': The Penguin Edition of Lady Chatterley's Lover in NewZealand,” [Chuyện tục tĩu Tinh vi: Ấn bản Penguin Người Yêu của Chatterley Phu nhân tại Tân Tây Lan] Bulletin of the Bibliographical Society of Australia & New Zealand29 (2006): 192–204. Cũng có sẵn trực tuyến tại http://researchrepository.napier.ac.uk/2273/.

32. P. van Rooden, “Secularisation in the Netherlands,” [Thế tục hóa ở Hòa Lan] Kirchliche Zeitgeschichte11 (1998):34–41. Cũng có sẵn trực tuyến tại http://www.xs4all.nl/~pvrooden/Peter/publicaties/1998d.htm.

33. K. Dobbelaere, “Assessing Secularization Theory,” [đánh giá lý thuyết thế tục hóa] trong New Approaches to the Study of Religion Tập 2, biên tập bởi P. Antes, A.W. Geertz, và R.R. Warne (Berlin và New York: Walterde Gruyter, 2004), 235–6.

34. Hilliard, The Religious Crisis [Cuộc khủng hoảng tôn giáo], 221.

35. G. Gorer, Exploring English Character [Thăm dò tính cách người Anh] (New York: Criterion, 1955); G. Gorer, Sex and Marriage in England Today: A Study of the Views and Experience of the Under-45s [Tình dục và Hôn nhân ở Anh ngày nay: Nghiên cứu về quan điểm và kinh nghiệm của những người dưới 45 tuổi] (London:Nelson, 1971); E. Chesser, The Sexual, Marital and Family Relationships of the English Woman [Các mối quan hệ tình dục, hôn nhân và gia đình của phụ nữ Anh] (London: Hutchinson's, 1956); M. Schofield, The Sexual Behaviour of Young People [Hành vi tình dục của giới trẻ] (London:Longmans, 1965); M. Schofield, The Sexual Behaviour of Young Adults: A Follow-up Study to The Sexual Behaviour of Young People [Hành vi tình dục của thanh niên: Nghiên cứu tiếp theo về hành vi tình dục của thanh niên] (London: Allen Lane, 1973).

36. B. Martin, A Sociology of Contemporary Cultural Change [Xã hội học về sự thay đổi văn hóa đương thời] (Oxford: Basil Blackwell, 1981),15, 217–8.

37. Hãy xem, thí dụ, D. Voas và A. Crockett, “Religion in Britain: neither believing norbelonging,” [Tôn giáo ở Anh: không tin cũng không thuộc về], Sociology 39 (2005): 11–28.

38. C.G. Brown, “Sex, Religion and the Single Woman c.1950–1975: The Importance of a ‘Short’ Sexual Revolution to the English Religious Crisis of the Sixties,” [Tình dục, Tôn giáo và Đàn bà Đơn thân vào khoảng 195-1975: Tầm quan trọng của cuộc cách mạng tình dục ‘ngắn’ đối với cuộc khủng hoảng tôn giáo ở Anh thập niên 1960 ] Bản thảo chưa xuất bản.

39. Thí dụ, nghiên cứu tuyệt vời của John Foot về sự thay đổi văn hóa đô thị ở Ý đã bỏ tôn giáo gần như hoàn toàn khỏi phân tích của ông; J. Foot, Milan since the Miracle: City, Culture and Identity [Milan kể từ Phép lạ: Thành phố, Văn hóa và Bản sắc] (Oxford and New York: Berg, 2001).

40. M. Young and P. Willmott, Family and Kinship in East London [Gia đình và họ hàng ở Đông London] (Harmondsworth: Penguin,1962), 56–7.

41. McLeod, Religious Crisis [Khủng hoảng tôn giáo], 1, 89, 238–9, 256, 260.

42. “Watered Down Church Pop Music a Fail,” [nhạc dân gian trong Giáo Hội loãng dần thành một thất bại] The Times, 8 tháng 8 năm 1964, 8, cột C đến D.

43. M. Guest, Evangelical Identity and Contemporary Culture: A Congregational Study in Innovation [Bản sắc Ngũ tuần và Văn hóa Đương thời: Nghiên cứu Giáo đoàn về Đổi mới] (Paternoster: Milton Keynes, 2007), 26.

44. A. Hasting, A History of English Christian [lịch sử Kitô giáo Anh] 1920–1985(London: Collins, 1986), 580, 585.

45. Guest, Evangelical Identity, 22. Con số của Vương quốc Anh có thể bị coi là thổi phồng khi bao gồm Bắc Ireland.