VATICAN CITY, JAN.18, 2006 (Zenit.org). - Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyến khích mọi cố gắng và dấn thân hòng khắc phục mọi chia rẽ giữa những người môn đệ đi theo Chúa Kitô, đánh đấu điểm khởi bằng Tuần Lễ Cầu Nguyện cho sự Hiệp Nhất Kitô giáo.

Đức Thánh Cha nói, Tuần Lễ Cầu Nguyện là một “điểm hẹn quan trọng để suy tư về thảm kịch chia rẽ của cọng đồng Kitô hữu và phải cầu nguyện cùng với chính Chúa Kitô để “họ cùng trở về một mối hòng thế gian nhờ đó mà tin”.

Hôm nay hơn 8,000 người tụ họp trong Hội trường Phao lồ VI để lắng nghe lời của Đức Thánh Cha trong buổi triều kiến chung.

Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ bế mạc Tuần Lễ Cầu Nguyện vào ngày 25 tháng giêng tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phao Lồ ở Ngoại Thành, sẽ chủ tọa buổi cầu kinh canh thức gồm có nhiều đại diện của nhiều giáo phái Kitô.

Trong dịp này, Tuần Lễ Cầu Nguyện sẽ được dùng như khởi điểm để sửa soạn cho Hội Nghị Đại Kết Kitô giáo Âu Châu lần thứ ba. Giai đoạn cao nhất của tiến trình này sẽ là những biến cố sẽ tiếp diển ở Sibiu, Romania, từ ngày 4 đến 8 tháng 9 năm 2007.

Đức Thánh Cha giải thích rằng “lời cầu nguyện cho sự hiệp nhất là một phần cốt yếu của Công Đồng Vatican II được gọi là ‘linh hồn của phong trào Đại Kết’, điều căn bản gốm có những lời cầu nguyện công khai và những lời cầu nguyện riêng tư, hoán cải tâm hồn và thánh hóa đời sống.”

Thánh ý Thiên Chúa

Đức Thánh Cha tiếp tục: “Quan điểm trên cho chúng ta thấy điều chính yếu của vấn đề hiệp nhất là vâng phục như Tin Mừng, thi hành thánh ý Thiên Chúa với sự giúp sức cần thiết và có hiệu quả của Thiên Chúa.”

Mặc dù có những yếu tố tạo nên sự chia rẽ lâu dài nhưng vẫn mãi tiếp tục giúp người Kitô hữu có khả năng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện chung.”

Sự hiệp thông trong Chúa Kitô trợ giúp cho phong trào Hiệp Nhất Kitô giáo và hướng dẫn tìm kiếm mục tiêu hòng đi đên sự hiệp nhất tất cả mọi người Kitô hữu trong một Giáo Hội của Chúa.”

Đức Benedict XVI cũng phân biệt giữa phong trào “Đại kết” với những bước khởi đầu đối thoại với những tôn giáo khác và những hệ thống tư tưởng khác.”

Trích dẫn sắc lệnh của Vatican II, “Unitatis Redintegratio,” ngài giải thích thêm: “Phong trào này đem lại sự hiệp nhất được gọi là ‘Đại kết’ (ecumenical). Những ai thuộc về phong trào này đều kêu cầu lên Đức Chúa Trời Ba Ngôi cùng tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa và Đấng Cứu Chuộc.”

Trên thực tế, Giáo Hội Công Giáo không dùng danh từ “Đại Kết” hay “Hiệp Nhất” (ecumenism) khi nói về những liên lạc với giáo phái không phải là Kitô giáo (non-Christians), chỉ là “đối thoại liên tôn.”

Tình huynh đệ

“Nhưng chúng ta đừng giới hạn chúng ta trong lời cầu khẩn nài xin.” “Chúng ta hãy cám tạ đội ơn Chúa trong hoàn cảnh mới mẽ, với những cố gắng, đã tạo nên được mối liên lạc giữa những Kitô hữu trong phong trào hiệp nhất với tình huynh đệ thắm thiết trong sợi giây đoàn kết thân ái, mối thông cảm đã được lớn lên và những cách biệt đã được thu hẹp.”

Đấng kế vị thánh Phêrô quả quyết rằng: Chúng ta có nhiều lý do để cám đội ơn Thiên Chúa.”

“Và nếu còn nhiều điều phải thực hiện và hy vọng, chúng ta cũng đừng quên điều mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta rất nhiều trên con đường đi đến sự hiệp nhất,”. “Tương lai đang ở trước mặt chúng ta.”

Đức Benedict XVI kết luận bằng lời kêu gọi cầu nguyện “ như vậy là nhận biết rằng nguyên nhân thánh thiện của công cuộc lập lại sự hợp nhất Kitô giáo vượt lên trên những cố gắng của con người nhỏ bé và sự hiệp nhất, cuối cùng đó là một món quà của Thiên Chúa.”

“Thiên Chúa và tình yêu của chúng ta là những điều kiện cho việc hiệp nhất người Kitô hữu,”. “Đó cũng là điều kiện để có hòa bình trên thế giới.”