ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN ĐỨC THƯỢNG PHỤ CHÍNH THỐNG CHYPRE
VATICAN. Sáng 16-6-2007, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến Đức TGM Chrysostomos, Giáo chủ Chính Thống Chypre. Hai đã ký và công bố tuyên ngôn chung tái khẳng định quyết tâm đại kết và bênh vực các quyền con người.
Cùng đi với Đức TGM có 3 GM, 1 LM và một giáo dân thuộc Thánh Hội đồng Chính Thống Chypre. ĐHY Walter Kasper, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tính hữu Kitô đã hướng dẫn đến gặp ĐTC.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến kéo dài 40 phút, ĐTC gọi cuộc viếng thăm của Đức TGM Chrysostomos là một hồng ân của Chúa và nói rằng: ”Mặc dù bao thế kỷ chia rẽ, với những con đường khác biệt, và mặc dù bao vất vả trong nỗ lực hàn gắn những vết thương đau đớn, Chúa không ngừng hướng dẫn bước chân chúng ta trên con đường hiệp nhất và hòa giải. Và đó cũng là động lực an ủi cho tất cả chúng ta.. Với ơn Chúa giúp, chúng ta không bao giờ được mệt mỏi trong việc cùng nhau tìm kiếm những con đường hiệp nhất, vượt thắng những khó khăn qua dòng lịch sử đã tạo nên chia rẽ và nghi kỵ nơi các tín hữu Kitô”.
ĐTC nhận xét rằng: ”Giáo Hội vào đầu ngàn năm thứ ba này cũng gặp phải những thách đố và vấn đề không khác với thời đại của thánh Epifanio (365-403), GM đảo Chypre, trong 35 năm trời, giữa một thời đại sóng gió. Ngày nay cũng như xưa kia, cần phải quan tâm cảnh giác dân Chúa trước các tiên tri giả, các sai lầm và những đề nghị hời hợt không phù hợp với giáo huấn của Thầy Chí Thánh, Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng ta. Đồng thời ngày nay cũng cần một ngôn ngữ mới để công bố niềm tin chung liên kết chúng ta, một ngôn ngữ chung, ngôn ngữ tinh thần có khả năng trung thành thông truyền các chân lý mạc khải, giúp chúng ta tái tạo sự hiệp thông giữa mọi chi thể trong Thân Mình duy nhất của Chúa Kitô, trong sự thật và tình bác ái”.
Về phần Đức Giáo Chủ Chính Thống Chypre, ngài ghi nhận rằng sự xa cách và ly giáo giữ hai Giáo Hội anh em, Công Giáo Roma và Chypre, đã chất chứa thêm bao nhiêu hiểu lầm qua dòng thời gian, vì thế, sự tái hiệp nhất và tái lập sự tín nhiệm lẫn nhau đòi phải có thời gian, kiên nhẫn và hy sinh.
Đức TGM Chrysostomos đặc biệt xin ĐTC can thiệp cho tình trạng đau thương ở đảo Chypre bị chia cắt từ mấy chục năm nay do sự chiếm đóng của Thổ nhĩ kỳ ở miền bắc nước này. Ngài nói: ”Quê hương chúng tôi và Giáo Hội Tông truyền Anh em của ngài ở đảo Chypre đang chịu đau khổ, nhưng vẫn kháng cự một cách cương quyết, nhờ sự chuyển của các thánh.. Nhân quyền tại đó bị chà đạp, các đền đài bị phá hủy, các công trình gia sản tinh thần của chúng tôi trở thành đối tượng cho các cuộc buôn bán quốc tế.. Chúng tôi xin ngài nâng đỡ nhờ võ khí vô địch là lời cầu nguyện huynh đệ, và nhờ tiếng kêu hiền phụ của ngài để bênh vực các quyền bất khả nhượng của Giáo Hội tông truyền kỳ cựu tại đảo Chypre”.
Sau khi trao đổi diễn văn, Đức TGM Chrysostomos đã tặng ĐTC một ảnh vẽ trên gỗ diễn tả Chúa Giêsu vào thành Jerusalem trong ngày lễ lá và một cuốn sách về các nhà thờ và di tích tôn giáo bị phá hủy tại Chypres. ĐTC đã tặng Đức Thượng Phụ một cuốn sách Hy lạp có từ năm 1269 được giữ trong thư viện Vatican.
TUYÊN NGÔN CHUNG
Tiếp đến hai vị đã ký vào bản tuyên ngôn chung trong đó có đoạn khẳng định: ”Chúng tôi mong muốn các tín hữu Công Giáo và Chính Thống tại Chypre sống huynh đệ và trong tình liên đới trọn vẹn, dựa trên niềm tin chung nới Chúa Kitô phục sinh. Ngoài ra chúng tôi muốn nâng đỡ và thăng tiến cuộc đối thoại thần học, qua cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban Quốc tế, sắp bàn về những vấn đề cam go nhất đã gây nên những chia rẽ lịch sử. Cần đạt tới một sự thỏa thuận cốt yếu để tiến đến sự hiệp thông trọn vẹn trong đức tin, trong đời sống bí tích và trong việc thực thi sứ vụ mục vụ”.
Tuyên ngôn cho biết trong cuộc hội kiến, ĐTC và Đức TGM Chính Thống Chypre đã cứu xét tình trạng chia rẽ và căng thẳng từ hơn 30 năm nay tại đảo Chypre với những vấn đề đau thương hàng ngày, đè nặng trên cuộc sống của các cộng đoàn và gia đình. Chúng tôi cũng cứu xét tình hình Trung Đông, nơi mà chiến tranh và các đố kỵ giữa các dân tộc có nguy cơ lan rộng, với những hậu quả thê thảm.. . Vì thế, chúng tôi kêu gọi tất cả những người trên thế giới, đang giơ tay chống lại anh chị em mình, và chúng tôi mạnh mẽ khuyên nhủ họ hãy từ bỏ khí giới, và hoạt động để chữa lành các vết thương do chiến tranh gây ra.”
”Ngoài ra, chúng tôi mời gọi họ hãy hoạt động để các quyền con người được bảo vệ tại mỗi quốc gia: Thực vậy, sự tôn trọng con người, hình ảnh của Thiên Chúa, chính là một nghĩa vụ cơ bản đối với mọi người. Trong số các nhân quyền cần được bảo vệ, đứng hàng đầu có quyền tự do tôn giáo. Không tôn trọng quyền tự do này chính là một sự xúc phạm rất trầm trọng đối với phẩm gia con người, vì họ bị thương tổn ngay tận nội tâm sâu thẳm nơi có Thiên Chúa hiển trị. Cũng vậy, việc hủy hoại và cướp phá các nơi thờ phượng của bất kỳ tôn giáo nào chính là một hành vi chống lại nhân loại và nền văn minh của các dân tộc”.
ĐTC và Đức TGM giáo chủ Chính Thống Chypre nhấn mạnh rằng trong một thời đại trào lưu trục hóa lan tràn, cùng với chủ thuyết duy tương đối, các tín hữu Công Giáo và Chính Thống ở Âu châu được mời gọi tái làm chứng tá chung về các giá trị luân lý đạo đức, sẵn sàng trình bày lý lo tại sao mình tin nơi Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Thế. Liên hiệp Âu Châu không thể chỉ giới hạn vào một sự cộng tác thuần túy kinh tế, nhưng còn cần những nền tảng văn hóa vững chắc, những tham chiếu chung về luân lý đạo đức và cởi mở đối với chiều kích tôn giáo. Cần làm cho các căn cội Kitô của Âu Châu tái sinh động, những căn cội đã làm cho nền văn minh của đại lục này trở nên vĩ đại qua dòng lịch sử, và Âu Châu cần nhìn nhận rằng truyền thống Kitô tây phương và đông phương, có một nghĩa vụ quan trọng chung cần chu toàn”.
ĐTC và Đức TGM Chrysostomos bày tỏ lo âu về những vấn đề luân lý sinh học, với một số kỹ thuật mới mẻ cố tình không tôn trọng phẩm giá con người. Và các vị không quên báo động trước hiểm họa phá hủy thiên nhiên, đồng thời kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường sinh sống của nhân loại”.
Cuộc gặp gỡ giữa ĐTC và Đức TGM giáo chủ Chính thống Chypre kết thúc với kinh trưa tại nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc trong dinh Tông Tòa. Sau đó, ĐTC đã mời Đức TGM và đoàn tùy tùng dùng bữa với ngài.
Đảo Chypre chỉ rộng 9.250 cây số vuông, trong số này hơn 3.350 cây số vuông ở miền bắc bị người Thổ Nhĩ kỳ chiếm đóng. Dân số tại đảo này gần 790 ngàn người, trong đó 77% gốc Hy lạp theo Chính Thống giáo, và 18% là người Thổ nhĩ kỳ theo Hồi giáo. Số tín hữu Công Giáo vào khoảng 10 ngàn người.
Đức TGM Chrysostomos năm nay 66 tuổi (1941) và được bầu làm Giáo Chủ Chính thống Cypre ngày 24-9-2006. SD 16-6-2007)
G. Trần Đức Anh OP
VATICAN. Sáng 16-6-2007, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến Đức TGM Chrysostomos, Giáo chủ Chính Thống Chypre. Hai đã ký và công bố tuyên ngôn chung tái khẳng định quyết tâm đại kết và bênh vực các quyền con người.
Cùng đi với Đức TGM có 3 GM, 1 LM và một giáo dân thuộc Thánh Hội đồng Chính Thống Chypre. ĐHY Walter Kasper, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tính hữu Kitô đã hướng dẫn đến gặp ĐTC.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến kéo dài 40 phút, ĐTC gọi cuộc viếng thăm của Đức TGM Chrysostomos là một hồng ân của Chúa và nói rằng: ”Mặc dù bao thế kỷ chia rẽ, với những con đường khác biệt, và mặc dù bao vất vả trong nỗ lực hàn gắn những vết thương đau đớn, Chúa không ngừng hướng dẫn bước chân chúng ta trên con đường hiệp nhất và hòa giải. Và đó cũng là động lực an ủi cho tất cả chúng ta.. Với ơn Chúa giúp, chúng ta không bao giờ được mệt mỏi trong việc cùng nhau tìm kiếm những con đường hiệp nhất, vượt thắng những khó khăn qua dòng lịch sử đã tạo nên chia rẽ và nghi kỵ nơi các tín hữu Kitô”.
ĐTC nhận xét rằng: ”Giáo Hội vào đầu ngàn năm thứ ba này cũng gặp phải những thách đố và vấn đề không khác với thời đại của thánh Epifanio (365-403), GM đảo Chypre, trong 35 năm trời, giữa một thời đại sóng gió. Ngày nay cũng như xưa kia, cần phải quan tâm cảnh giác dân Chúa trước các tiên tri giả, các sai lầm và những đề nghị hời hợt không phù hợp với giáo huấn của Thầy Chí Thánh, Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng ta. Đồng thời ngày nay cũng cần một ngôn ngữ mới để công bố niềm tin chung liên kết chúng ta, một ngôn ngữ chung, ngôn ngữ tinh thần có khả năng trung thành thông truyền các chân lý mạc khải, giúp chúng ta tái tạo sự hiệp thông giữa mọi chi thể trong Thân Mình duy nhất của Chúa Kitô, trong sự thật và tình bác ái”.
Về phần Đức Giáo Chủ Chính Thống Chypre, ngài ghi nhận rằng sự xa cách và ly giáo giữ hai Giáo Hội anh em, Công Giáo Roma và Chypre, đã chất chứa thêm bao nhiêu hiểu lầm qua dòng thời gian, vì thế, sự tái hiệp nhất và tái lập sự tín nhiệm lẫn nhau đòi phải có thời gian, kiên nhẫn và hy sinh.
Đức TGM Chrysostomos đặc biệt xin ĐTC can thiệp cho tình trạng đau thương ở đảo Chypre bị chia cắt từ mấy chục năm nay do sự chiếm đóng của Thổ nhĩ kỳ ở miền bắc nước này. Ngài nói: ”Quê hương chúng tôi và Giáo Hội Tông truyền Anh em của ngài ở đảo Chypre đang chịu đau khổ, nhưng vẫn kháng cự một cách cương quyết, nhờ sự chuyển của các thánh.. Nhân quyền tại đó bị chà đạp, các đền đài bị phá hủy, các công trình gia sản tinh thần của chúng tôi trở thành đối tượng cho các cuộc buôn bán quốc tế.. Chúng tôi xin ngài nâng đỡ nhờ võ khí vô địch là lời cầu nguyện huynh đệ, và nhờ tiếng kêu hiền phụ của ngài để bênh vực các quyền bất khả nhượng của Giáo Hội tông truyền kỳ cựu tại đảo Chypre”.
Sau khi trao đổi diễn văn, Đức TGM Chrysostomos đã tặng ĐTC một ảnh vẽ trên gỗ diễn tả Chúa Giêsu vào thành Jerusalem trong ngày lễ lá và một cuốn sách về các nhà thờ và di tích tôn giáo bị phá hủy tại Chypres. ĐTC đã tặng Đức Thượng Phụ một cuốn sách Hy lạp có từ năm 1269 được giữ trong thư viện Vatican.
TUYÊN NGÔN CHUNG
Tiếp đến hai vị đã ký vào bản tuyên ngôn chung trong đó có đoạn khẳng định: ”Chúng tôi mong muốn các tín hữu Công Giáo và Chính Thống tại Chypre sống huynh đệ và trong tình liên đới trọn vẹn, dựa trên niềm tin chung nới Chúa Kitô phục sinh. Ngoài ra chúng tôi muốn nâng đỡ và thăng tiến cuộc đối thoại thần học, qua cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban Quốc tế, sắp bàn về những vấn đề cam go nhất đã gây nên những chia rẽ lịch sử. Cần đạt tới một sự thỏa thuận cốt yếu để tiến đến sự hiệp thông trọn vẹn trong đức tin, trong đời sống bí tích và trong việc thực thi sứ vụ mục vụ”.
Tuyên ngôn cho biết trong cuộc hội kiến, ĐTC và Đức TGM Chính Thống Chypre đã cứu xét tình trạng chia rẽ và căng thẳng từ hơn 30 năm nay tại đảo Chypre với những vấn đề đau thương hàng ngày, đè nặng trên cuộc sống của các cộng đoàn và gia đình. Chúng tôi cũng cứu xét tình hình Trung Đông, nơi mà chiến tranh và các đố kỵ giữa các dân tộc có nguy cơ lan rộng, với những hậu quả thê thảm.. . Vì thế, chúng tôi kêu gọi tất cả những người trên thế giới, đang giơ tay chống lại anh chị em mình, và chúng tôi mạnh mẽ khuyên nhủ họ hãy từ bỏ khí giới, và hoạt động để chữa lành các vết thương do chiến tranh gây ra.”
”Ngoài ra, chúng tôi mời gọi họ hãy hoạt động để các quyền con người được bảo vệ tại mỗi quốc gia: Thực vậy, sự tôn trọng con người, hình ảnh của Thiên Chúa, chính là một nghĩa vụ cơ bản đối với mọi người. Trong số các nhân quyền cần được bảo vệ, đứng hàng đầu có quyền tự do tôn giáo. Không tôn trọng quyền tự do này chính là một sự xúc phạm rất trầm trọng đối với phẩm gia con người, vì họ bị thương tổn ngay tận nội tâm sâu thẳm nơi có Thiên Chúa hiển trị. Cũng vậy, việc hủy hoại và cướp phá các nơi thờ phượng của bất kỳ tôn giáo nào chính là một hành vi chống lại nhân loại và nền văn minh của các dân tộc”.
ĐTC và Đức TGM giáo chủ Chính Thống Chypre nhấn mạnh rằng trong một thời đại trào lưu trục hóa lan tràn, cùng với chủ thuyết duy tương đối, các tín hữu Công Giáo và Chính Thống ở Âu châu được mời gọi tái làm chứng tá chung về các giá trị luân lý đạo đức, sẵn sàng trình bày lý lo tại sao mình tin nơi Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Thế. Liên hiệp Âu Châu không thể chỉ giới hạn vào một sự cộng tác thuần túy kinh tế, nhưng còn cần những nền tảng văn hóa vững chắc, những tham chiếu chung về luân lý đạo đức và cởi mở đối với chiều kích tôn giáo. Cần làm cho các căn cội Kitô của Âu Châu tái sinh động, những căn cội đã làm cho nền văn minh của đại lục này trở nên vĩ đại qua dòng lịch sử, và Âu Châu cần nhìn nhận rằng truyền thống Kitô tây phương và đông phương, có một nghĩa vụ quan trọng chung cần chu toàn”.
ĐTC và Đức TGM Chrysostomos bày tỏ lo âu về những vấn đề luân lý sinh học, với một số kỹ thuật mới mẻ cố tình không tôn trọng phẩm giá con người. Và các vị không quên báo động trước hiểm họa phá hủy thiên nhiên, đồng thời kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường sinh sống của nhân loại”.
Cuộc gặp gỡ giữa ĐTC và Đức TGM giáo chủ Chính thống Chypre kết thúc với kinh trưa tại nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc trong dinh Tông Tòa. Sau đó, ĐTC đã mời Đức TGM và đoàn tùy tùng dùng bữa với ngài.
Đảo Chypre chỉ rộng 9.250 cây số vuông, trong số này hơn 3.350 cây số vuông ở miền bắc bị người Thổ Nhĩ kỳ chiếm đóng. Dân số tại đảo này gần 790 ngàn người, trong đó 77% gốc Hy lạp theo Chính Thống giáo, và 18% là người Thổ nhĩ kỳ theo Hồi giáo. Số tín hữu Công Giáo vào khoảng 10 ngàn người.
Đức TGM Chrysostomos năm nay 66 tuổi (1941) và được bầu làm Giáo Chủ Chính thống Cypre ngày 24-9-2006. SD 16-6-2007)
G. Trần Đức Anh OP