Ngọn lửa Olympia nung nấu lòng yêu nước của dân tộc Tây Tạng - Lòng "quật cường" chống lại “bạo tàn"

Lịch sử đấu tranh giành độc lập cho một quốc gia bị xâm chiếm luôn luôn phải đánh đổi bằng xương máu và hy sinh mạng sống, cho dù thời gian kéo dài vô tận như dân tộc Việt Nam đã phải trải qua 1.000 năm nô lệ giặc Tàu. Lịch sử vẫn tiếp nối như thế khi dân tộc Tây Tạng trong 2 tuần vừa qua đã gióng lên những tiếng chuông yêu nước hùng hồn tại quê hương Lhasa của họ, tại nơi biệt xứ Dharamsala ở Bắc Ấn Độ, tại khắp nơi trên thế giới. Đất nước Tây Tạng đang bị giặc Tàu giày xéo từ hơn nửa thế kỷ qua với một chương trình man rợ „giệt chủng văn hóa“ làm cho người Tây Tạng không còn dùng được chính ngôn ngữ và nền văn hóa Phật giáo cổ kính ngay trên quê hương của họ. Thế vậy đã 58 năm cộng sản Tàu vẫn không diệt trừ được mầm mống yêu nước và lòng quật cường của thế hệ trẻ Tây Tạng. Những gì chúng ta thấy từ ngày 10/3/2008 nơi các bạn trẻ Tây Tạng hàn động tại Lhasa đều làm cho thế giới tự do ngưỡng phục tấm gương đấu tranh của họ.

Giặc Tàu cộng sản đánh giá quá thấp sự đấu tranh của dân tộc Tây Tạng và Bắc Kinh cứ tưởng đã thuần hóa được dân tộc này vì hiện tại dân cư người Tàu đông hơn dân Tây Tạng trên mảnh đất Tibet. Các cuộc càn quét người chống đối họ đã giết chết hơn 1,3 triệu người Tây Tạng từ ngày xâm lăng. Bắc Kinh đã ăn ngon ngủ yên trong 2 thập niên qua về vấn đề nội bộ Tây Tạng vì chưa bao giờ có bạo động xô xát lớn như thế. Những người trẻ Tây Tạng đang biết dựa vào sức mạnh Olympia dịp tháng 8/2008 làm cho Bắc Kinh bối rối đối phó đủ mọi mặt với phương Tây, là giới quan sát hay nhạy cảm về vấn đề nhân quyền.

Tây Tạng, một dân tộc bé nhỏ khoảng 6 triệu dân và bị Tàu xâm lăng 58 năm nay đã dám vùng dậy chống lại anh chàng khổng lồ với 1,3 tỷ dân. Quá kinh khủng với sự so sánh lực lượng đôi bên: chỉ cần 1,3 tỷ chiếc mồm người Tàu chung nhau thổi phù một cái là toàn thể dân tộc Tây Tạng sẽ biến mất trên bản đồ thế giới ngay liền lập tức.

Thấy vậy không phải vậy! Trong 2 tuần qua chú Tàu cộng sản không thoát ra khỏi ma chướng của người Tây Tạng bằng „mê hồn trận Olympia 2008“. Ngoạn mục nhất chỉ cần 2 thanh niên Tây Tạng qua tổ chức „Phóng viên Không biên giới“ đã lọt qua được hàng rào an ninh để lên đỉnh Olympia bên Hy Lạp với lá cờ đen và „5 chiếc còng Olympia“ phất cao qua trưởng đoàn Liu Qi, chủ tịch Ủy Ban tổ chức Olympia của Bắc Kinh, khi ông ta đang đọc diễn văn khai mạc Lễ Thắp Ngọn Lửa Olympia trong một nghi lễ cổ truyền lúc 12g15 trưa ngày 24/2 tại đền thờ thần Hera trong sân vận động Olympia cổ đại Hy Lạp. Lúc ấy 1.000 người thuộc lực lượng gìn giữ an ninh chìm nổi của cảnh sát Hy Lạp không ngăn cản được những bạn trẻ yêu nước nồng nhiệt Tây Tạng quấy rối tên viên chức cộng sản Bắc Kinh. Hình ảnh này đã được truyền thông thế giới trực tiếp và gây cảnh náo nhiệt cho toàn cầu, nhất là một thiếu nữ Tây Tạng bôi màu máu trên mặt và ngực nằm dài trên con đường nhằm ngăn cản cuộc rước đuốc Olympia đầu tiên. Hình như ngọn lửa Olympia lúc ấy cháy bừng lên và gia tăng nung nấu lòng yêu nước của dân tộc Tây Tạng một cách mãnh liệt.

Những tin tức và hình ảnh như thế làm cho chú Tàu cộng chao đảo đau điếng, hay nói đúng hơn đó là điều xỉ vả nhục nhã cho 1,3 tỷ người Tàu. So với Thiên An Môn 1989 thì cuộc đấu tranh của người Tây Tạng được lợi thế to lớn về truyền thông đại chúng Internet, chỉ cần vài giây phút là tin tức, hình ảnh được đưa tới mọi chân trời góc biển.

Phản ứng của thế giới Phương Tây trong vài ngày qua

Cuộc đấu tranh của người Tây Tạng tại thủ đô Lhasa và các vùng lân cận trong hai tuần lễ đã gây thiệt mạng cho nhiều người. Tân Hoa Xã nói đã có 22 người chết, nhưng văn phòng chính phủ lưu vong Tây Tạng cho biết 140 người đã bị giết chết hoặc do quân đội nổ súng vào đoàn biểu tình tại nhiều nơi khác nhau. Chính phủ lưu vong Tây Tạng đã thu thập được danh sách của 40 người dân bị giết. Ngoài ra 1.300 người Tây Tạng đang bị tù tội trong chiến dịch càn quét của giặc Tàu.

Mỗi ngày đều có những lập luận thuận và chống Olympia tại phương Tây. Những lập luận này cũng thay đổi thường xuyên tùy theo tình hình tại Tibet cũng như do các cuộc biểu tình của người Tây Tạng ở hải ngoại. Nhìn chung thế giới tự do đang ngả dần và có thiện cảm với dân tộc Tây Tạng đang bị áp bức ngay trên quê hương của họ và đặt chính quyền Bắc Kinh trong tình trạng rất khẩn trương.

- Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc đến dân tộc Tây Tạng 2 lần trong vòng 4 ngày, vào thứ tư trước Phục Sinh và vào dịp đại lễ Phục Sinh, 23/3/2008 trong thông điệp hòa bình Urbi et Orbi (cho thành phố và cho thế giới) được trực tiếp qua truyền thanh và truyền hình tại 57 quốc gia: „Chúng ta hãy để ánh sáng (Phục Sinh) dõi chiếu từ ngày long trọng này thắp sáng chúng ta; chúng ta hãy mở rộng lòng mình trong sự tín thác chân thành nơi Chúa Kitô phục sinh sao cho vinh quang của Người trên tội lỗi và sự chết có thể chiến thắng khải hoàn nơi mỗi một người trong chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong các thành phố và trong các quốc gia chúng ta. Hãy để ánh sáng này chiếu soi mọi miền thế giới. Cách riêng, làm sao chúng ta lại có thể quên những miền nhất định ở Phi Châu, như Darfur và Somalia, miền đất chịu xâu xé Trung Đông, đặc biệt Thánh Địa, Iraq, Li Băng, và cuối cùng là Tây Tạng, tôi khích lệ tất cả mọi người hãy tìm ra những giải pháp bảo vệ hòa bình và thiện ích chung!“

- Vào ngày 21/3/2008, Nhật Bản đã kêu gọi cộng sản Tàu và các nhà lãnh đạo Tây Tạng mở ra một cuộc đối thọai "không điều kiện" với nhau.

- Chủ tịch quốc hội Liên Hiệp Âu Châu, ông Hans-Gert Pöttering cho biết vào ngày 22/3/2008: „Các quốc gia Tây phương chưa loại bỏ biện pháp tẩy chay Olympia Bắc Kinh nếu tình hình tại Tây Tạng không được cải thiện. Chúng tôi chờ đợi Bắc Kinh nối quan hệ với Đức Dalai Lama.“

- Ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, ông John McCain của đảng Cộng Hòa và Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi cũng đã gia nhập khối phản đối sự đàn áp của Trung cộng đối với người Tây Tạng. Sau khi gặp gỡ với tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tại Paris hôm 21/3/2008, ông McCain phát biểu: „Hành động của cộng sản Tàu không thể chấp nhận được. Nếu hôm nay tôi là tổng thống Hoa Kỳ thì điều đầu tiên trong chương trình là nói về Tibet. Những gì đang xảy ra tại đó không hợp lý.“

- Đa số dân Pháp qua một cuộc chưng cầu ý kiến ngày 22/3 không muốn tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đến tham dự Olympia Bắc Kinh.

- Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, một nguyên thủ quốc gia phương Tây đầu tiên cân nhắc đến danh từ „Olympia-Boykott“ đã tuyên bố ngày 24/3/2008: „Tôi không loại bỏ giải pháp tẩy chay Olympia. Tuy nhiên các cánh cửa đều mở cho những sự chọn lựa, ngay cả biện pháp tẩy chay. Tôi kêu gọi Bắc Kinh hãy nhớ đến các trách nhiệm mình làm.“ Cộng thêm vào đó, lần đầu tiên bộ trưởng ngoại giao Pháp, ông Bernard Kouchner đã nói mạnh về vần đề Tây Tạng: „Bạo động phải chấm dứt từ đôi bên, tuy nhiên cuộc càn quét lùng bắt phải được ngưng ngay bởi vì chẳng ai đến được Tibet lúc này.“ Đài truyền hình Pháp đang cân nhắc giải pháp không truyền hình trực tiếp các cuộc tranh tài Olympia từ Bắc Kinh.

- Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, bà Condoleezza Rice trong dịp tiếp đón bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ vào thứ hai, 24/3/2008 tại Washington đòi hỏi Bắc Kinh hãy thay đổi chính sách với Đức Dalai Lama. Đối thoại là cách duy nhất để giải quyết vất đề.

- Đặc biệt từ nội bộ cộng sản Tàu đã có 29 người trí thức thuộc nhà báo, tác giả văn học và tầng lấp khoa bảng, ngay cả chủ tịch hội văn bút Pen-Clubs, ông Liu Xiaobo lên tiếng bằng văn thư kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải mở cửa Tibet cho giới truyền thông quộc nội cũng như quốc ngoại đến làm việc. Những nhà trí thức can đảm này đòi hỏi Bắc Kinh phải chấm dứt tình trạng đàn áp đẫm máu, đồng thời họ cũng kêu gọi người Tibet từ bỏ bạo động. Trong danh sách 29 người ký tên có tên của người đang bị quản lý nghiêm ngặt tại gia là nhà văn Wang Lixiong.

- 32 danh nhân đoạt giải Nobel: như John Hume (1998), Betty Williams (1976), John Coetzee (2003), Wole Soyinka (1986), Elie Wiesel (1986) cũng lên tiếng trong bản văn làm tại New York gửi đến Bắc Kinh: „Chúng tôi đòi hỏi chính quyền Bắc Kinh phải nhanh chóng nối quan hệ với người đại diện của Đức Dalai Lama, để đạt được giải pháp hòa bình cho vấn đề Tibet.“ Ngoài ra họ còn „phản kháng những lời mạ lỵ (chó sói đội lốt thày tu hoặc quỷ dữ đội lốt người và mang con tim của quái thú) của Bắc Kinh nhằm bôi xấu một người cùng lãnh giải Nobel là Đức Dalai Lama.“

- Ngày 25/3/3008, các nhà chính trị Đức hôm nay khuyến cáo Ủy Ban Thế Vận Hội Đức đã quyết định quá sớm biện pháp loại bỏ tẩy chay Olympia 2008. Như thế là quyết định dại dột vì còn phải tùy vào tình hình của cộng sản Tàu đối với dân tộc Tibet. Phát ngôn viên của chính phủ Đức, ông Thomas Steg họp báo phát biểu: „Phải rõ ràng trong việc giải quyết Tibet thì chính quyền Bắc Kinh mới gây lại được lòng tin cho phương Tây. Điều ấy cũng dành cho các cuộc tranh tài ở Olympia. Thành công hay không đều nằm trong tay chính quyền Bắc Kinh.“

- Tiếp theo thủ tướng Anh, ông Gordon Brown quyết định sẽ tiếp kiến Đức Dalai Lama vào tháng 5 tại London thì chính phủ Ba Lan cũng sẽ đón tiếp ngài tại Warsaw. Chủ tịch quốc hội Đức, ông Norbert Lammert sẽ thay mặt thủ tướng Đức đón tiếp Đức Dalai Lama khi ngài thăm viếng Đức từ ngày 14 đến 20/5/2008, trong dịp này sẽ có mặt đại diện ủy ban nhân quyền Đức, ông Günter Nooke và các thủ hiến tiểu bang Nordrein Westfalen và Hessen, ông Jürgen Rüttgers và ông Roland Koch. Theo thói độc tài đảng trị nhà cầm quyền Bắc Kinh lên tiếng phản kháng mạnh mẽ các cuộc gặp gỡ này với Đức Dalai Lama. Ngày 26/3 chủ tịch nhóm đàm phán với Trung cộng tại quốc hội Đức, ông Johannes Pflug đề nghị phải trừng phạt kinh tế đối với cộng sản Tàu vì lý do vi phạm nhân quyền tại Tibet.

- Tại Bỉ quốc, Phó thủ tướng Didier Reynders theo dõi chặt chẽ tình hình Tây Tạng và kêu gọi đôi bên đối thoại. Đồng thời nước Bỉ không loại bỏ giải pháp tẩy chay Olympia 2008.

- Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu, ông Jose Manuel Barroso cũng như Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế (ai) chấp nhận Olympia 2008, nhưng kêu gọi 27 nước trong Liên Hiệp Âu Châu cùng chung nhau tỏ thái độ với Bắc kinh về vấn đề Tây Tạng. Âu Châu kêu gọi Bắc Kinh không được dùng bạo lực đối với dân Tây Tạng biểu tình.

- Tiếp theo đại sứ nước Slowien, ông Andrej Logar phát biểu tại Genf với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về nhân quyền: „Nhà nước Tàu cộng hãy để ý đến sự lo lắng của người dân Tibet dưới nhãn quang về nhân quyền.“ Quốc gia Canada, Úc và Hoa Kỳ ủng hộ cho quan điểm này.

- Nhà bình luận Michael Portillo trên báo The Times ở London, một người điều hành trong nội các của đảng bảo thủ tại Anh đã so sánh Olympia Bắc Kinh giống như Đức Quốc Xã đã tổ chức tại Berlin vào năm 1936. Điều này làm cho Bắc Kinh vùng vẫy nhẩy cẫng lên và nói đó là điều xỉ nhục đến dân tộc Tàu.

- Vị thắng cử tổng thống Đài Loan, ông Ma Ying Jeou phát biểu hôm 23/3/2008: „Nếu tình hình ở Tây Tạng không khả quan, đất nước chúng tôi sẽ không gửi các vận động viên đến Bắc Kinh.“ Lời phát biểu ngay sau ngày thắng cử làm thế giới ngạc nhiên khi ông Ma muốn nối quan hệ thương mại mật thiết với Tàu cộng.

- Một số vận động viên đã có ý tưởng cho ngày khai mạc Olympia 2008, họ sẽ dùng một biểu hiệu nào đó để liên kết với dân tộc Tây Tạng. Hoặc một cách „tẩy chay nho nhỏ“: chẳng hạn cả đoàn sẽ không tham dự buổi lễ khai mạc hoặc bế mạc.

Cuối cùng Bắc Kinh sẽ không kinh hoàng với sự "Tẩy chay Olympia 2008", nhưng Bắc Kinh sẽ ăn không ngon, ngủ không yên với tin tức tiêu cực hàng ngày nói về Tàu cộng. Đó chính là chính sách châm kim nhọn vào da thịt người Tàu mà Tây phương có thể thực hiện hữu hiệu qua hành động tự do của mỗi vận động viên đến tham dự. Các điều ngoạn mục sẽ diễn ra bất thường ngay tại sân nhà Olympia Bắc Kinh và trước truyền hình cho hàng tỷ người trên thế giới theo dõi khi các vận động viên quốc tế có những hành vi hoặc lời nói bênh vực dân tộc Tây Tạng. Cho dù cộng sản Tàu chuẩn bị kỹ lưỡng các chiến thuật để đối phó trước mọi tình huống tại các sân vận động nhưng họ sẽ phải bó tay khi các lực sĩ đoạt huy chương vàng lãnh giải có chủ ý gây rối, vì lúc đấy sân chơi là của riêng các lực sĩ. Khốn khổ thay cho Tàu cộng nếu trò chơi lý thú này trở thành „mốt“ ngay tại thủ đô Bắc Kinh. Nhiều vận động viên thế giới đang đi tìm các ý tưởng lạ để thực hiện việc này. Nữ vận động viên người Thái, chị Narisa Chakrabongse đã từ chối cầm đuốc Olympia như một sự không đồng ý với chính quyền Bắc Kinh. Chị Narisa viết trong thư: „Sự đàn áp giết người tại Tibet phản lại luật về nhân quyền.“ Vận động viên Đức, anh Danny Ecker với bộ môn nhảy sào cao biểu lộ: „Đó là điều đáng buồn đang xảy ra tại Tibet, một Boykott không làm thay đổi được tình huống. Ý nghĩa hơn nếu các vận động viên làm cuộc biểu tình thầm lặng trên khuôn mặt và tại mỗi nơi tranh tài đeo một băng vải trên cánh tay chống lại sự đàn áp. Nếu có như thế thì tôi sẽ tham gia.“

- Chủ tịch ủy ban nhân quyền Đức, ông Günter Nooke nhắc nhở Tổng Cục Thế Vận Hội quốc tế (IOC): „Tổng Cục Thế Vận Hội không có cách hành xử nào khác, khi các lực sĩ Đức mặc áo T-Shirt chống đối Tàu lúc nhận lãnh huy chương. Nếu IOC muốn tổ chức Olympia tại các quốc gia như Tàu và Liên Xô thì phải lãnh nhận các hiệu quả của nó.“

- Bộ trưởng ngoại giao Pháp, ông Bernard Kouchner khuyến khích gián tiếp các vận động viên Pháp hãy liên kết với dân tộc Tây Tạng: „Các bạn hãy nhớ lại „bàn tay đen được giơ cao“ tại Olympia Mexico 1968, hình ảnh này đã đăng tải khắp thế giới. Tôi theo dõi tất cả các ý tưởng ủng hộ Tây Tạng trước và trong lúc tranh tài của các bạn.“

Những cuộc rước đuốc Olympia sẽ tiếp tục với các màn ngoạn mục biểu tình của người Tây Tạng tại hải ngoại chống lại giặc xâm lăng Tàu khi ngọn lửa Olympia sẽ đi qua 21 thành phố lớn như: San Francisco, London, Paris, Athen, Caberra, Neu Delhi, Bangkok, Seul…, đôi khi có thể xảy ra kể cả lúc đuốc Olympia đi qua 113 thành phố tại Trung cộng trước khi về Bắc Kinh vào ngày 6/8/2008. Chạy chuyền đuốc Olympia lần này dài nhất lịch sử, đi vòng quanh trái đất trong 130 ngày và kéo dài đến 13.700 cây số.

Hình ảnh người phụ nữ cổ đại Olympia Hy Lạp trân trong thả chim bồ câu trắng là biểu tượng truyền thống thật mạnh cho sự tự do, hòa bình và thượng võ trong lúc tranh tài. Lời phát biểu của ông Jacques Rogge, chủ tịch Tổng Cục Thế Vận Hội quốc tế đã nhẹ nhàng nhắc nhở Bắc Kinh lúc ấy: „Ngọn đuốc Olympia là biểu tượng truyền thống và thế vận hội Olympia nên được diễn ra trong điều kiện hòa bình. Ngọn đuốc là cầu nối giữa các vận động viên và người dân trên thế giới, và giữa chúng ta những người tin vào tinh thần thượng võ của Olympia. Nó có sức mạnh đoàn kết nhân loại và đại diện cho thuận hoà bác ái."

Ngọn lửa Olympia đã bắt đầu cháy lên cho Thế Vận Hội Olympia 2008 thì cũng là lúc nung nấu thêm lòng yêu nước kiên cường của dân tộc Tây Tạng. Chỉ cần họ khôn khéo chinh phục được nhân tâm thế giới tự do thì vận mạng của Tibet sẽ khả quan hơn lúc nào hết.

Lòng „quật cường“ của dân tộc Tây Tạng sẽ có thể thắng được “bạo tàn“.