“Và nói thêm về Thánh Lễ tại Trung Quốc”.

ROME (zenit.org).- Gải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Con đã lưu ý về việc Đức Thánh Cha cầm một cây GẬY đi kiệu mới. Cha có thể nói cho chúng con biết về cây GẬY mới này và có lẽ tại sao Đức Thánh Cha quyết định cầm gậy mới này hơn là gậy ngài đã cầm trong nhiều năm qua—cũng một cây Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã cầm? Có những qui luật và những chỉ thị nào cho kiểu cây gậy mục tử Đức Thánh Cha có thể cầm chăng? B.D., Columbia City, Indiana.

Tôi cũng đã lưu ý về cây gậy mục tử mới này mà Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sử dụng. Đang khi tôi không có những nhận thức đặc biệt về tâm trí của Đức Thánh Cha, tôi nghi ngờ đến việc chúng ta ra sức đào sâu những lý do thần học sâu xa. Lý do có lẽ nhất là ngài cho cây gậy này hạp với sở thích của ngài hơn là một cây gậy khác.

Cây gậy mục tử có hơi trừu tượng mà Đức Gioan Phaolô II đã cầm đi khắp thế giới là cây gậy đầu tiên do Đức Giáo Hoàng Paul VI vẽ kiểu, ngài là người sành và cổ võ về nghệ thuật thánh. Đức giáo Hoàng người Ý đã thiết lập một toà nhà trưng bày các tác phẩm nghệ thuật trong các bảo tàng viện Vatican và đã đặt làm một tượng to lớn Chúa Kitô Phục Sinh bằng đồng trong sảnh đường Phaolô VI.

Trước sự cải tổ công đồng, việc sử dụng một cây gậy phép hay gậy mục tử hầu như không được biết trong những phụng vụ giáo hoàng.

Điều này xảy ra là vì việc ấn định cây gậy mục tử cho một giám mục không phải bắt nguồn tại Roma nhưng, có lẽ tại Tây-ban-nha trong thế kỷ thứ bảy từ đó mới lan rộng tới phần còn lại châu Au.

Các giáo hoàng không bao giờ chấp nhận việc sử dụng gậy phép. Cả ngày nay nghi thức mới công nhận một giáo hoàng dự liệu sự trao pallium và đeo nhẫn Ngư Phủ, chớ không trao gậy mục tử.

Trong những lý do viện dẫn cho sự bỏ này trong Thời Trung Cổ là điếu đó không thích hợp bởi vì sự lãnh gậy mục tử bao hàm sự tấn phong nhân danh một kẻ bề trên đang khi các giáo hoàng lãnh nhận quyền hành của mình bởi một mình Thiên Chúa.

Trong một số dịp hoạ hiếm, như sự mở Cửa Thánh và sự hiến thánh một nhà thờ, các giáo hoàng sử dụng một cây gậy có thánh giá trên đầu gậy, và tập quán này đã được chấp nhận sau sự cải tổ phụng vụ dự liệu sự sử dụng thường hơn gậy mục tử trong các phụng vụ giáo hoàng.

Cây gậy Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sử dụng có nguồn gốc từ Đức Giáo Hoàng Chân Phước Pius IX và xem ra nhẹ hơn nhiều. Đây là một cái gì có ưu thế, khi xem xét thời đại Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

Không có luật riêng biệt nào bắt buộc Đức Thánh Cha chọn một mẫu vẽ gậy nầy hơn gậy khác, và đó là hoàn toàn một vấn đề nhạy cảm nghệ thuật giáo hoàng.

* * *

Tiếp theo: Thánh Lễ được nhà nước Trung Quốc cho phép

Theo sau những giải thích của chúng tôi về Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa, một linh mục với kinh nghiệm lâu ngày làm việc tại Bắc Kinh viết, ngài “đã thất vọng” vì tôi có thể cho ấn tượng là chúng ta đang xử lý với hai chớ không phải với một Giáo Hội Trung Quốc.

Tôi không hoàn toàn xác tín rằng điều tôi đã viết để lại một ấn tượng như thế. Bằng cách đặt tiếng “official-chính thức” trong dấu ngoặt kép, tôi đã cố ý nhấn mạnh rằng tôi chấp nhận một kiểu nói thường dùng nhưng không chính xác hoàn toàn.

Cũng vậy, bằng cách vẽ một đường song song với tình huống cuộc Cách mạng Pháp tôi đã hy vọng chứng tỏ rằng chúng ta không xử lý với hai Giáo Hội nhưng với hai cách đáp ứng cho một sư can thiệp không thể biện minh bởi nhà nước trong sự sống của Giáo Hội. Một số người đã chấp nhận một sự thông cảm với nhà nước; những kẻ khác đã chống đối cách anh hùng và đã phải trả, và tiếp tục trả bằng một giá nghiêm khắc cho lòng trung của mình với Roma.

Tuy nhiên, vì lòng tôn trọng sự khôn ngoan và kinh nghiệm cá nhân của độc giả chúng tôi, và để làm sáng tỏ những nghi ngờ kéo dài, tôi thuật lại dưới đây nội dung sứ điệp của độc giả.

“Cha McNamara thân yêu, con thất vọng khi đọc những giải thích của cha về giáo hội ‘chính thức’ Trung Quốc. Dầu cha đã không tuyên bố điều gì sai, ‘ấn tượng” cha để lại nên cớ cho con phải trả lời trong đức ái và để làm sáng tỏ.

“Sự kiện là: lập trường chính thức Vatican luôn luôn vẫn là một giáo hội tại lục địa Trung Quốc—nhưng như Đức Gioan Phaolo II đã thỉnh thoảng lập đi lập lại, đó là một giáo hội ‘chia rẽ’. Giáo Hội ‘chính thức’ Trung Quốc không phải là một giáo hội ly giáo. Các bí tích của giáo hội này thì thành sự nhưng bất hợp lệ.”

“Hai là, như hầu hết các nhà Hán học sẽ nói với cha, lối 97% giám mục hiện giờ đã được Vatican hợp thức hoá. Để bảo đảm sự an ninh của các giám mục Trung Hoa, Vatican không bao giờ nói những ai đã được hợp thức hoá.

“Tuy nhiên, trong vài trường hợp, lúc phong chức một số giám mục, thơ hợp thức hóa của Đức Giáo Hoàng đã được đọc trước hoặc sau thơ bổ nhiệm bởi Hiệp Hội Yêu Nước Công Gíáo Trung Hoa. Ví dụ, giám mục Bắc Kinh mới được phong chức, Giuse Li Shan, được phê chuẩn bởi CCPA và được hợp thức hóa bởi Vatican. Trong cuộc thăm viếng Bắc Kinh mới đây của con, con đã ghi nhận rằng…linh mục kẻ sau con tiếp quản viêc chăm sóc mục vụ cho những người Công Giáo nước ngoài, đã được phép từ Giám Mục Li để ban thêm sức.

“Thơ của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một lúc ‘bước ngoặt trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa…Thơ đó công nhận rằng một giáo hội bí mật không nhất quán với lịch sử chúng ta, và khuyên các giám mục được hợp thức hóa ‘khi tiện lợi’ chấp nhận sự hợp thức hóa của họ.

“Con muốn xin cha vui lòng vẽ một hình ảnh chính xác của những người Công Giáo Trung Hoa.”

Tất cả những gì tôi có thể nói để kết thúc là mời tất cả những đọc giả chúng tôi cầu nguyện cho sự hiệp nhất và sự hài hoà Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ao ước cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa, được hoàn thành sớm hết sức.