Đức Khâm sứ tại Ai Cập: Tương lai của đất nước nằm trong tay người dân
Rôma (Zenit.org). - Sứ Thần Tòa Thánh tại Ai Cập cho hay tương lai của Ai Cập giờ nằm trong tay người dân. Đức Tổng Giám Mục Michael Louis Fitzgerald, người đã giữ chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Ai Cập từ năm 2006 nói rằng "đó là thời điểm để người dân Ai Cập tìm ra giải pháp đúng cho cuộc khủng hoảng hiện nay".
Sau 18 ngày biểu tình khiến khoảng 300 người thiệt mạng, Tổng thống Hosni Mubarak đã từ chức lúc 16 giờ chiều (giờ Ai Cập) ngày 11/02/2011. Ông Mubarak, 82 tuổi, đã cai trị đất nước này trong 30 năm.
Đức Tổng Giám Mục nhắc lại rằng Chúa Nhật tuần trước, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI "đã cầu nguyện cho Ai Cập và người dân Ai Cập một lần nữa có thể tìm thấy sự hòa hợp và hòa bình" và ngài cũng nói thêm rằng "ngoài ra, không có tuyên bố cụ thể nào từ Tòa Thánh". "Tuy nhiên, giáo huấn về Học thuyết xã hội của Giáo Hội là rõ ràng. Mỗi cộng đồng nhân loại cần một cơ quan quyền lực để cai trị, nhưng cơ quan quyền lực không bắt nguồn từ tính hợp pháp luân lý của chính nó. Nó phải hành động vì lợi ích chung, sử dụng các phương tiện luân lý hợp pháp để đạt được lợi ích này, và không hành động một cách chuyên chế".
Trích dẫn từ Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, ngài cho hay: "Các lợi ích chung bao gồm ba yếu tố thiết yếu: tôn trọng và thăng tiến các quyền căn bản của con người, sự thịnh vượng, hoặc sự phát triển tinh thần và hàng hoá của xã hội; hòa bình và an ninh của các nhóm và các thành viên của các nhóm đó"(Số.1925). Đức Tổng Giám Mục lưu ý: "Nhiều trong số những than phiền của những người biểu tình về chế độ hiện nay có thể rơi vào những yếu tố này, ngay cả khi họ không sử dụng những từ ngữ tương tự".
Khi được hỏi về vai trò của người Công Giáo Ai Cập trong các sự kiện đang diễn ra, ngài xác định rằng họ "là công dân của đất nước mình, thể hiện trách nhiệm của họ trong việc hướng tới một xã hội được quan tâm hơn về công lý và bình đẳng".
Về đối thoại liên tôn, vị giám mục nói rằng "các sự kiện trong những tuần gần đây đã tạo ra cảm giác của tình liên đới giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo. Điều này nên là một nền tảng tốt cho cuộc đối thoại và hợp tác gia tăng trong xã hội".
Rôma (Zenit.org). - Sứ Thần Tòa Thánh tại Ai Cập cho hay tương lai của Ai Cập giờ nằm trong tay người dân. Đức Tổng Giám Mục Michael Louis Fitzgerald, người đã giữ chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Ai Cập từ năm 2006 nói rằng "đó là thời điểm để người dân Ai Cập tìm ra giải pháp đúng cho cuộc khủng hoảng hiện nay".
Sau 18 ngày biểu tình khiến khoảng 300 người thiệt mạng, Tổng thống Hosni Mubarak đã từ chức lúc 16 giờ chiều (giờ Ai Cập) ngày 11/02/2011. Ông Mubarak, 82 tuổi, đã cai trị đất nước này trong 30 năm.
Đức Tổng Giám Mục nhắc lại rằng Chúa Nhật tuần trước, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI "đã cầu nguyện cho Ai Cập và người dân Ai Cập một lần nữa có thể tìm thấy sự hòa hợp và hòa bình" và ngài cũng nói thêm rằng "ngoài ra, không có tuyên bố cụ thể nào từ Tòa Thánh". "Tuy nhiên, giáo huấn về Học thuyết xã hội của Giáo Hội là rõ ràng. Mỗi cộng đồng nhân loại cần một cơ quan quyền lực để cai trị, nhưng cơ quan quyền lực không bắt nguồn từ tính hợp pháp luân lý của chính nó. Nó phải hành động vì lợi ích chung, sử dụng các phương tiện luân lý hợp pháp để đạt được lợi ích này, và không hành động một cách chuyên chế".
Trích dẫn từ Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, ngài cho hay: "Các lợi ích chung bao gồm ba yếu tố thiết yếu: tôn trọng và thăng tiến các quyền căn bản của con người, sự thịnh vượng, hoặc sự phát triển tinh thần và hàng hoá của xã hội; hòa bình và an ninh của các nhóm và các thành viên của các nhóm đó"(Số.1925). Đức Tổng Giám Mục lưu ý: "Nhiều trong số những than phiền của những người biểu tình về chế độ hiện nay có thể rơi vào những yếu tố này, ngay cả khi họ không sử dụng những từ ngữ tương tự".
Khi được hỏi về vai trò của người Công Giáo Ai Cập trong các sự kiện đang diễn ra, ngài xác định rằng họ "là công dân của đất nước mình, thể hiện trách nhiệm của họ trong việc hướng tới một xã hội được quan tâm hơn về công lý và bình đẳng".
Về đối thoại liên tôn, vị giám mục nói rằng "các sự kiện trong những tuần gần đây đã tạo ra cảm giác của tình liên đới giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo. Điều này nên là một nền tảng tốt cho cuộc đối thoại và hợp tác gia tăng trong xã hội".