MOSCOW - Tính ra đã gần một tuần kể từ vụ cháy chợ Togi của người Việt ở thủ đô Matxcơva của Nga, nơi có đến 1.000 quầy hàng của người Việt bị ảnh hưởng.
Mặc dù chợ đã mở cửa trở lại nhưng cho đến hôm nay tình hình tại chỗ vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy tình hình kinh doanh trong thời gian tới sẽ trở lại như trước.
Ông Phạm Ngọc Anh là một doanh nhân có nhiều quan hệ với các quầy hàng trong chợ Togi, cho biết:
- Sau vụ cháy chợ đóng cửa một ngày. Ngày hôm sau chợ vẫn làm việc nhưng chỉ làm việc một nửa. Những nơi nào chưa cháy và vẫn còn làm việc được thì người ta vẫn cho làm việc. Nhưng thực ra người ta không còn tiền. Bên này tiền nong người ta không gửi vào ngân hàng mà chủ yếu nằm trong hàng hóa. Nhiều người mất hàng, bị cháy, thì không còn tiền, thậm chí không có cả tiền để sinh sống. Thiệt hại đối với những người bán hàng ở bên này là rất nhiều. Vụ này cháy nặng nhất là tầng ba, là nơi người ta tập kết hàng làm kho gửi hàng. Tức là hàng hóa ở tầng ba cháy sạch, cho nên nhiều người trắng tay.
Không ít ý kiến từ cộng đồng người Việt cho biết có người thậm chí còn cất tiền trong kho hàng cho nên không chỉ hàng hóa mà cả tiền cũng cháy theo.
Ở Nga các khu chợ chính là nguồn kiếm sống chủ yếu của cộng đồng người Việt.
Các khu chợ rất đa dạng. Có nơi là chợ ngoài trời, nhưng cũng có nơi là các khu chợ được hình thành từ trong những tòa nhà, nơi người ta vừa sinh sống vừa bán hàng, vừa làm cả kho hàng.
Chợ Togi là một khu chợ trong nhà được thuê lại từ khu công nghiệp dệt, và báo chí tiếng Việt ở Nga cho biết vụ cháy từ xưởng dệt lan sang khu chợ.
Ông Phạm Ngọc Anh nhận định tình hình trước mắt:
- Hướng tương lai tất cả mọi chuyện trong chợ là do chủ chợ quyết định. Mà người chủ chợ bên này thì họ không nói điều gì trước cho tương lai cả. Họ quyết định như thế nào thì những người phía dưới phải nghe theo họ. Nhưng phần lớn đòi hỏi chung qui lại là tiền. Tôi ở bên này cũng lâu rồi, khoảng 10 năm và theo tôi nghĩ thì kiểu gì họ cũng bắt những người bán hàng ở đấy phải nộp thêm tiền vào.
Ở Nga, dư luận nhận định rất khác nhau về các ban quản lý chợ và những người kinh doanh quầy bán hàng trong các khu chợ, mà thường được gọi là "chủ chợ" hay "chủ quầy".
Có những tờ báo tiếng Việt từng phàn nàn về chuyện bị cấm bán báo trong khu chợ chỉ vì có nhận định về các khu chợ không làm hài lòng ban quản lý chợ.
Tuy nhiên, đối với lợi ích kinh tế của mỗi người kinh doanh, không phải lúc nào quyết định của chủ chợ cũng được người bán hàng ủng hộ, chẳng hạn ý muốn thu thêm tiền để cải tạo lại khu chợ Togi sau vụ cháy.
Ông Phạm Ngọc Anh tóm lược các ý kiến nghe được từ chợ Togi:
- Đời nào họ chấp nhận giải pháp ấy (thu thêm tiền). Nhưng bây giờ nếu đường cùng lắm họ không còn cách nào để sống, không còn chỗ nào để buôn bán nữa, nếu còn tiền thì may ra họ đóng. Nhưng tôi nghe thấy phần lớn người kêu về chuyện đó. Họ mất sạch thì lấy đâu ra tiền mà đóng nữa chứ.
Và cũng theo nhận định của không ít người Việt ở Nga thì rủi ro trong kinh doanh rất cao, những vụ "cháy ốp", mất tiền thường xuyên xẩy ra, cho nên vụ cháy chợ Togi lần này cũng chỉ là một trong số những sự kiện "thường ngày" đó mà thôi.(bbc)
Mặc dù chợ đã mở cửa trở lại nhưng cho đến hôm nay tình hình tại chỗ vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy tình hình kinh doanh trong thời gian tới sẽ trở lại như trước.
Ông Phạm Ngọc Anh là một doanh nhân có nhiều quan hệ với các quầy hàng trong chợ Togi, cho biết:
- Sau vụ cháy chợ đóng cửa một ngày. Ngày hôm sau chợ vẫn làm việc nhưng chỉ làm việc một nửa. Những nơi nào chưa cháy và vẫn còn làm việc được thì người ta vẫn cho làm việc. Nhưng thực ra người ta không còn tiền. Bên này tiền nong người ta không gửi vào ngân hàng mà chủ yếu nằm trong hàng hóa. Nhiều người mất hàng, bị cháy, thì không còn tiền, thậm chí không có cả tiền để sinh sống. Thiệt hại đối với những người bán hàng ở bên này là rất nhiều. Vụ này cháy nặng nhất là tầng ba, là nơi người ta tập kết hàng làm kho gửi hàng. Tức là hàng hóa ở tầng ba cháy sạch, cho nên nhiều người trắng tay.
Không ít ý kiến từ cộng đồng người Việt cho biết có người thậm chí còn cất tiền trong kho hàng cho nên không chỉ hàng hóa mà cả tiền cũng cháy theo.
Ở Nga các khu chợ chính là nguồn kiếm sống chủ yếu của cộng đồng người Việt.
Các khu chợ rất đa dạng. Có nơi là chợ ngoài trời, nhưng cũng có nơi là các khu chợ được hình thành từ trong những tòa nhà, nơi người ta vừa sinh sống vừa bán hàng, vừa làm cả kho hàng.
Chợ Togi là một khu chợ trong nhà được thuê lại từ khu công nghiệp dệt, và báo chí tiếng Việt ở Nga cho biết vụ cháy từ xưởng dệt lan sang khu chợ.
Ông Phạm Ngọc Anh nhận định tình hình trước mắt:
- Hướng tương lai tất cả mọi chuyện trong chợ là do chủ chợ quyết định. Mà người chủ chợ bên này thì họ không nói điều gì trước cho tương lai cả. Họ quyết định như thế nào thì những người phía dưới phải nghe theo họ. Nhưng phần lớn đòi hỏi chung qui lại là tiền. Tôi ở bên này cũng lâu rồi, khoảng 10 năm và theo tôi nghĩ thì kiểu gì họ cũng bắt những người bán hàng ở đấy phải nộp thêm tiền vào.
Ở Nga, dư luận nhận định rất khác nhau về các ban quản lý chợ và những người kinh doanh quầy bán hàng trong các khu chợ, mà thường được gọi là "chủ chợ" hay "chủ quầy".
Có những tờ báo tiếng Việt từng phàn nàn về chuyện bị cấm bán báo trong khu chợ chỉ vì có nhận định về các khu chợ không làm hài lòng ban quản lý chợ.
Tuy nhiên, đối với lợi ích kinh tế của mỗi người kinh doanh, không phải lúc nào quyết định của chủ chợ cũng được người bán hàng ủng hộ, chẳng hạn ý muốn thu thêm tiền để cải tạo lại khu chợ Togi sau vụ cháy.
Ông Phạm Ngọc Anh tóm lược các ý kiến nghe được từ chợ Togi:
- Đời nào họ chấp nhận giải pháp ấy (thu thêm tiền). Nhưng bây giờ nếu đường cùng lắm họ không còn cách nào để sống, không còn chỗ nào để buôn bán nữa, nếu còn tiền thì may ra họ đóng. Nhưng tôi nghe thấy phần lớn người kêu về chuyện đó. Họ mất sạch thì lấy đâu ra tiền mà đóng nữa chứ.
Và cũng theo nhận định của không ít người Việt ở Nga thì rủi ro trong kinh doanh rất cao, những vụ "cháy ốp", mất tiền thường xuyên xẩy ra, cho nên vụ cháy chợ Togi lần này cũng chỉ là một trong số những sự kiện "thường ngày" đó mà thôi.(bbc)