Bất kỳ ai quan tâm đến tình hình chính trị xã hội của đất nước, điều ý thức rõ ràng về tình hình nguy kịch mà đất nước chúng ta đang trải qua. Và bất kỳ ai có lòng yêu nước đều cảm thấy ăn không ngon, ngủ không yên, băn khoăn, trăn trở, loay hoay tự hỏi xem mình có thể làm gì cho đất nước, huống hồ là những Kitô hữu.

Tuy nhiên, là Kitô hữu, chúng ta thường tự hỏi xem mình được phép làm gì với tư cách vừa là công dân của nước VN và vừa là công dân của Nước Trời.

Có lẽ ta sẽ bớt băn khoăn khi ta ta dựa vào Lời Chúa truyền dạy sau có tính hướng dẫn, làm kim chỉ nam cho mọi hoat động trần thế của ta:

“Hãy trả cho Xêda điều gì thuộc về Xêda, và trả về cho Thiên Chúa điều gì thuộc về Người.”(Mc 12, 17). Nghĩa là ta vừa phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của một công dân, trong đó có nghĩa vụ quân sự hay cứu nước khi cần, nhưng đồng thời vẫn phải chu toàn bổn phận của một công dân Nước Trời. Thật ra,hai điều này theo đúng nghĩa không có gì đối nghịch nhau, nhưng nó sẽ đối nghịch nhau khi chính quyền không còn phải chính quyền mà là tà quyền, nghĩa là nó không đại diện cho dân cho nước mà cho một phe phái, một đảng phái hay cá nhân nào đó, đi nguợc lai thậm chí chà đạp trắng trợn quyền công dân như chính quyền chuyên chếcộng sản. Ta cần phải phân biệt giữa nghĩa vụ đối với tổ quốc theo nghĩa thiêng liêng, không bao giờ thay đổi, mang tính trường tồn, với nghĩa vụ theo nghĩa tương đối của một công dân dưới một chế độ, nhà nước cụ thể, vì bản thân chế độ, nhà nước có thể thay đổi.

Giáo Hội, tuy không phải là một tổ chức chính trị nhưng vẫn luôn và phải “làm chính trị”, chỉ có điều là không giống như các chính khách chính trị gia, nghĩa là không nhân danh bất cứ đảng phái nào, tổ chức chính quyền dân sự nào, cũng không vì bất kỳ quyền lợi của cá nhân, phe nhóm, hay đảng phái nào mà nhân danh Tin Mừng Sự thật, vì quyền lợi của toàn thể nhân loại, nhằm bênh vực sự thật, công lý và nhân quyền, chống lại bất kỳ đảng phải nào, chính quyền độc tài chuyên chế nào, bất luận là quân chủ, tư bản, phát xít, hay cộng sản nếu chúng chống lại loài người, chà đạp nhân phẩm và nhân quyền. Điều được thể hiện rõ ràng nhất từ thời ĐGH Leo XIII với Thông điệp Rerum Novarum (Tân Sự), khai sinh một nền học thuyết xã hội của GHCG. Tiếc thay, trong lịch sử của GHCG, đặc biệt từ thời phong kiến cho đến nay, xét về mặt cơ chế phẩm trật, các thành phần lãnh đạo GH, đa số thường không đứng về phía người dân thấp cổ bé miệng, hoặc nếu có thì cũng chỉ trên những tuyên bố ngoài môi miệng, mà hầu hết đứng về phía chính quyền, hay giai cấp thống trị, hoặc ít ra, hưởng thụ chia sẻ những đặc quyền, đặc lợi, hoặc tệ hơn thỏa hiệp với nhà cầm quyền, làm ngơ trước những bất công mà chính nhà cầm quyền gây ra giống tựa như Lời Chúa nói: “Dân này chỉ thờ ta ngoài môi miệng..”(Mt 15,8)hoặc “Các kinh sư và các người Pharisiêu ngồi trên tòa ông Maisen mà giảng dạy. Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng làm theo hành động của họ, vì họ nói mà không làm.”(Mt 23, 2-3)

Ta có thể nói mà không sợ sai lầm rằng hầu hết mọi cuộc chia rẽ trong Kitô giới, thậm chí chủ nghĩa cộng sản đều là con đẻ của GH, được hiểu ở đây là thành phần lãnh đạo GH. Nếu không có những thành phần lãnh đạo GH tha hóa, tham quyền trục lợi, buôn thần bán thánh thì đã không có các cuộc cải cách với Luther, Calvin, nhưng tu sĩ đạo đức nhiệt thành có thể nói bị ép vào cái thế phải đi đến mức cắt đứt, đoạn tuyệt với GHCG. Nếu thành phần lãnh đạo GH thời Karl Marx không xa hoa, ăn trên ngồi trước, không khuyên nhủ người dân phải chịu đựng bất công, đứng về phía dân chúng bị áp bức bóc lột trong chủ nghĩa tư bản thời bấy giờ, thì đã chẳng có một Karl Marx, vốn là một tín hữu Tin lành mến mộ Đức Giêsu, phải đi đến mức từ bỏ GHKTG, và từ đó nặn ra cái gọi là chủ nghĩa cộng sản gây ra sự chết chóc của hàng trăm triệu người, với biết bao thảm họa về vật chất, tinh thần và luân lý, hủy hoại văn minh nhân loại…

Vẫn biết sứ mệnh của GH không phải là thay đổi, hay lật đổ chính quyền hiện hành, mà là thay đổi, canh tân bộ mặt thế giới với sứ điệp của Tin Mừng, Nhưng đó không phải là một cái cớ để tránh nhập cuộc!Hơn nữa, nếu không xóa bỏđược cơ chế tội lỗi,thì làm thế nào hoàn thành sứ mạng vô cùng lớn lao canh tân bộ mặt thế giới được? Làm chuyện nhỏ mà còn chưa xong, thì lấy đâu mà đòi làm chuyện lớn chứ! Yêu một con người cụ thể không nổi, thì đừng nói đến chuyện yêu mọi người. Canh tân thay đổi bản thân mình, gia đình mình, cộng đoàn giáo xứ của mình còn làm không xong huống gì nói đến chuyện thay đổi cả một cộng động quốc gia, hay nhân loại.

Đúng là mục tiêu hành động của Giáo hội không nhắm đến việc thay đổi chính quyền hay chế độ. Nhưng ta cần phải phân biệt giữa mục tiêu tối hậu lâu dài và các mục tiêu nhỏ hướng đến, và phục vụ cho mục tiêu lớn hơn, mục tiêu tối hậu.

Ai cũng biết lời khuyên căn bản trong tòa cáo giải để lãnh nhận ơn tha tội là phải loại trừ các dịp tội. Chỉ là cái dịp tội thôi mà còn phải loại trừ thì huống hồ chi là cái cội rễ tội lỗi, cái cơ chế phát sinh tội lỗi được đề cập rõ ràng trong Học thuyết XHCG. Dù GH không nhằm mục têu thay đổi chính quyền, nhưng GH có nhiệm vụ góp phần loại trừ một cơ chế một khi xác định rõ ràng nó chính là cội rễ của tội lỗi, cách riêng trong đất nước VN, cái cơ chế tội lỗi ngự trị, hoành hành trên đất nước VN từ năm 1945 ở miền Bắc,và từ năm 1975 ở miền Nam cho đến nay, điều mà trở nên ngày càng rõ rệt như ban ngày vì những người cầm quyền đại diện cho cái cơ chế này đã hiện nguyên hình là những con người hại dân hại nước, cướp bóc,vơ vét, thậm chí còn toan tính bán nước nữa với những gì họ đã làm cho đến nay, điều mà một người dân tầm thường ít học nhất cũng có thể nhận ra huống chi là các bậc chủ chăn.

Một trong những điều không tưởng mà chúng ta cần phải tránh, đó là nghĩ mình có thể đối thoại với ma quỷ, hoán cải ma quỷ, điều mà ngay cả Đức Giêsu cũng không bao giờ làm. Ngài chỉ đến để xua trừ mà quỷ chứ không bao giờ đối thoại với chúng. Thái độ của Đức Giêsu như thế nào thì hơn ai hết các chủ chăn đã thấy rõ. Người đến thế gian để kiến tạo sự hiệp nhất giữa con nguời với nhau và với Thiên Chúa, đã bị phá vỡ do tội tội. Chính vì thế Người có thái độ không khoan nhượng với tội lỗi, tuy Người tỏ ra cảm thông với người tội lỗi. Nhưng đối với những thành phần lãnh đạo tôn giáo hay dân sự đạo đức giả, ăn trên ngồi trước, làm những điều đồi bại, hay bất chính, thì Người điểm mặt, kêu đích danh, mạnh mẽ phê bình, lên án, thậm chí mắng nhiếc… Hoặc việc Người thể hiện sự bất bình trước bất công: Người cầm roi đánh đuổi những người buôn bán trong đền thờ.

Những kẻ lãnh đạo tà quyền và bạo quyền, cho dù không phải là hiện thân của ma quỷ thì ít ra cũng là nô lệ cho ma qủy, thử hỏi chúng ta đã làm gì để giải thoát họ khỏi làm tôi cho ma quỷ? Đó là chưa nói có những nhà cầm quyền đã bán linh hôn cho ma quỷ, chẳng khác nào là hiện thân của ma quỷ với những gì họ đang làm cho đến nay.

Hãy khôn ngoan cẩn thận, coi chừng chẳng những chúng ta không lôi kéo được họ về với Chúa, về đường công chính, mà còn để bản thân mình bị lôi kéo, xa dần dần đến độ quên đi chính căn tính của mình.

Điều quan trong là chúng ta cần phải quy chiếu vào Đức Giêsu Kitô, vào thái độ của Người, vào lời dạy của Người, vào giáo huấn của GH, đặc biệt Học thuyết xã hội của GHCG, mà chúng ta cần phải học tập, phổ biết và đưa vào thực hànhđặc biệt trong tình hình cấp bách của đất nước ta hiện nay.

Học thuyết xã hội của GHCG luôn lên án bất kỳ hình thức chuyên chế độc tài, phát xít, dù phát sinh từ chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa cộng sản, và luôn luôn lên tiếng bênh vực, bảo vệ sự thật, công bình, lẽ phải, nhân phẩm và nhân quyền, những quyền lợi chính đáng của con người, đặc biệt những người thấp cổ bé miệng bị bóc lột áp bức, chà đạp một cách bất công.

Trong Thông điệp Quadragesimo anno (1931), Đức Giáo Hoàng Piô XI tố cáo những khuôn khổ kinh tế đã dẫn tới sự suy sụp và đã gây ra những xúc phạm trầm trọng phẩm giá con người.Ngài tuyên bố: “Điều mà ngày nay đập vào mắt người ta, không phải chỉ là sự tập trung của cải, mà còn là sự tích luỹ một quyền lực khổng lồ, một quyền lực kinh tế tuỳ tiện, trong tay một thiểu số người, thường lại không phải là chủ sở hữu, mà chỉ là những người được ủy quyền và những người quản lý vốn liếng mà họ quản trị một cách tùy tiện.”.ĐGH Piô XI phê bình mạnh mẽ các lý thuyết tổ chức xã hội gắn liền với chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chỉ trích không kém mạnh mẽ những xu hướng theo chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa xã hội cũng đã rời xa con đường tôn trọng con người và ngài đã đặc biệt bác bỏ đấu tranh giai cấp và sự xóa bỏ quyền tư hữu. Chính con người, nhân vị, mới là thước đo của mọi tổ chức đời sống xã hội.“Con người, với tư cách nhân vị, có những quyền thừa hưởng từ Thiên Chúa và, đối với tập thể, phải luôn đứng ngoài mọi xâm phạm nhằm từ chối, loại bỏ hay lờ đi các quyền đó.”.Ngài cũng đả kích chủ nghĩa cộng sản vô thần của chế độ Xô Viết: “Chủ nghĩa cộng sản thực chất là đồi bại, và người ta không thể công nhận trên bất cứ địa hạt nào sự hợp tác với nó từ bất cứ ai muốn cứu lấy nền văn minh Kitô giáo”.Sự bảo vệ mạnh mẽ nhân vị con người trước các chủ nghĩa độc tài chính trị đủ loại, nơi ngài, kèm theo một tổng hợp các đề nghị trên mặt kinh tế và xã hội.Sự thay đổi có ý nghĩa nhất trong tông huấn của ngàihệ tại trong sự phát triển ý niệm “công bằng xã hội”, “như một quan điểm then chốt của tư tưởng xã hội của Giáo Hội”.Ý niệm công bình xã hội xét tới sự kiện phẩm giá con người là một trách nhiệm xã hội chứ không chỉ là một chuyện thuần túy riêng tư.

Đến thời ĐGH Piô XII (1939-1958), ngài mở rộng sự tôn trọng các quyền ra lãnh vực chính trị và bắt đầu một giáo huấn Giáo Hội tích cực về dân chủ. Đối mặt với các quốc gia độc tài của thời đó, ngài tìm cách soạn thảo một triết học về quyền công dân và công nhận giá trị các quyền tự do hiện đại (tự do phát biểu, báo chí, hội họp..). Đức Piô XII nhấn mạnh đến trách nhiệm của các công dân trong một xã hội tôn trọng tự do của họ. Như thế, ngài đã đặt ra những cấu trúc pháp lý và luật định có một nền móng tinh thần mà quốc gia có nhiệm vụ phải bảo vệ “Bảo vệ lãnh vực bất khả xâm phạm của các quyền con người và tạo dễ dãi cho sự hoàn thành các nghĩa vụ của con người, phải là vai trò cốt yếu của mọi công quyền.”

Đến thời ĐGH Gioan XXIII, vớiTông thư Hòa bình trên trái đất (Pacem in Terris), ngàituyên bố rằng phẩm giá của con người là nguồn cội nền tảng cho những quyền lợi và trách nhiệm cùng tồn tại (8-34) và như thế nó quy định tương quan giữa công dân và nhà chức trách (35-66) khi phân tích hiến pháp thành lập một nhà nước dân chủ và cộng hòa (67-79).Ngài tuyên bố rằng phẩm giá con người là nền tảng cho sự đồng hiện diện công bằng, và lôgic hiện đại về quyền con người mà không có tính cá nhân chỉ là một sự ngụy biện vô lý. Ngài là người đánh dấu khúc quanh quyết định trong việc tái công nhận ý niệm nhân quyềnNhiều nhà bình luận đã gọi nó là “Hiến Chương Kitô giáo về Nhân Quyền”, “Bản tuyên ngôn mang tính có hệ thống nhất trong các tuyên bố giáo hoàng hiện đại về các vấn đề xã hội và chính trị”.

Về phần mình, Công Đồng Vatican II tuyên bố rằng: “Con người có quyền tự do tôn giáo.Quyền tự do này có nghĩa con người phải thoát ra tất cả những khống chế đến từ nhiều người cũng như những nhóm xã hội và từ bất cứ quyền lực con người nào, để làm sao về mặt tôn giáo, không có ai bị ép buộc hành động trái với lương tâm hay bị ngăn cản hành động, trong những giới hạn chính đáng, tùy theo lương tâm mình, riêng tư cũng như công cộng, đơn độc hay hợp tác với những người khác”.Ngoài ra, Công Đồng còn tuyên bố rằng: “Quyền tự do tôn giáo có nền móng trong chính phẩm giá của con người, giống như Lời của Thiên Chúa và chính cả lý trí đã tỏ ra cho biết.Quyền tự do tôn giáo này của con người trong trật tự pháp lý của xã hội phải được công nhận sao cho nó trở thành môt quyền dân sự”.Chức năng của các chính phủ là can thiệp để đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của công dân được tôn trọng trong một trật tự xã hội hài hòa.

Trong triều đại của mình, Thánh GH Gioan Phaolô II.ngoài việc lên tiếng phản đối chiến tranh và kêu gọi hòa bình, ngài còn phản đối chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản, mọi chế độ chuyên chế độc tài, chủ nghĩa duy vật... Ngài được các chuyên gia phân tích chính trị thế giới nhìn nhận là một trong những nguồn lực, nhân tố chính yếuchính yếu dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan và Đông Âu.Ông Mazowiecki đã là Thủ tướng Cộng Hòa Ba Lan từ ngày 24 tháng 8 năm 1989 tới ngày 31 tháng 12 năm 1989. Sau khi chế độ cộng sản cáo chung, ông đã tiếp tục chức vụ Thủ tướng cho tới ngày 12 tháng giêng năm 1991. ông luôn luôn khẳng định xác tín sau:“Chính Đức Gioan Phaolô II đã tái trao ban cho tín hữu Ba Lan lòng can đam lên tiếng trong cuộc sống công cộng, bằng cách làm chứng cho thiên tài của Kitô giáo”. Vào tháng 6 năm 1979 Đức Gioan Phaolô II đã viếng thăm quê hương Ba Lan lần đầu tiên. Đó đã là một chuyến công du chiến thắng với hàng triệu người quây quần chung quanh Đức Gioan Phaolô đến để loan báo sự thật của Chúa Kitô về con người. Tôi cũng đã có mặt tại quảng trường Chiến Thắng trong thủ đô Varsava ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, khi Đức Gioan Phaolô II lớn tiếng khẩn nài Chúa Thánh Thần biến đổi trái đất, và người nói thêm biến đổi ”vùng đất này” khiến cho tín hữu đã nồng nhiệt vỗ tay hoan hô người rất lâu.Trước khi người trở về Roma, ông đã có dịp nói chuyện với người. Đức Gioan Phaolô II nói: “Tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra sau chuyến viếng thăm này của tôi tại Ba Lan”. Ông nghĩ tới các lời này sau đó, khi các công nhân xưởng đóng tầu Gdanz biểu tình đình công, và điều đầu tiên các công nhân biểu tình làm đó là treo hình Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trên cổng vào xưởng đóng tầu.Theo ông, Đức Gioan Phaolô II đã là một trong số ít người xác tín rằng chế độ cộng sản sẽ bị đánh bại. Cái khôn khéo lớn của ngài là đã duy trì đường lối chính trị cởi mở đối với các nước cộng sản Đông Âu, nhưng đưa nó vào trong một chiều kích rộng lớn hơn, và các tác nhân đối thoại không còn phải chỉ là các chính quyền nữa, mà là các dân tộc.

Có lẽ chính vì lý do trên mà, người VN nói chung và và người CGVN nói riêng đừng bao giờ mong chính quyền CSVN chính thức lên tiếng mời ĐGH Phanxicô đến thăm VN, vì họ rất sợ chuyện xảy ra trước đây ở Ba Lan sẽ xảy ra với VN, cho dù ĐGH Phanxicô hiện thời nói chung hiền hơn nhiều đối với CS so với Thánh GH Gioan Phaolô II, đã từng sống và nếm mùi CS. Nhưng phòng xa vẫn tốt hơn !

Vậy GHCGVN cần phải làm gì để thể hiện tinh thần của Học thuyết XHCG, để tiếp nối sự nghiệp chính trị vị nhân sinh nhân danh Tin mừng Sự thật của các Đức Giáo Hoàng nói trên trong tình hình cấp bách hiện nay của đất nước?Lương tâm và trách nhiệm của KTH đòi hỏi chúng ta khi cần, phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối những chính sách hại dân hại nước, nhưng quan trọng hơn nữa, và trên hết cái cơ chế tội lỗi gây ra biết bao nhiêu nhầy nhụa ung nhọt cho đất nước và người dân, mà chính những người Công Giáo, ngay cả tu sĩ và giáo sĩ cũng là nạn nhân, cũng nhưhiệp thông, bênh vực những con người thậm chí những chị em phụ nữ chân yếu tay mềm đấu tranh, cho công lý, nhân quyền, dân chủ tự do, trong đó có tự do tôn giáo đã và đang bị đàn áp, vùi dập thay vì giữ thái độ im lặng.

Thiết nghĩ ngày nay, người giáo dân không còn phải là một bầy cừu ngây ngô cần phải trông chừng, hay có thể ngoan ngoãn vâng lời, hay nói sao nghe vậy như thời truớc cộng đồng Vatican II nữa đâu. Giờ đây, họ có đủ nhận thức và được thông tin

Ước mong những người Kitô hữu chúng ta không bị sa vào cám dỗ đặc quyền, đặc lợi của bọn tà quyền, không để mình bị lợi dụng, hay ngoan ngoãn và hững hờ trước sự lộng hành của bọn tà quyền phi nhân, vô nhân và vô liêm sĩ. Bằngkhông,thì thật đáng thương thay cho toàn dân Việt, không chỉ cho dăm bảy triệu người Công Giáo, mà còn đến hơn chín mươi triệu người Việt nam đang nuôi dưỡng hy vọng vào sức mạnh biến đổi xã hội và thế giới của Đức tin Kitô giáocó thể làm nên phép lạ thay đổi thảm trạng xã hội, đất nước đang rơi vào hố diệt vong, thậm chí hiểm họa mất nước. Sở dĩ tại VN, công cuộc truyền giáo và làm chứng cho Tin Mừng vẫn mãi trì trệ, dẫm chân tại chỗ chính là vì người KTH và người Công Giáo VN nói riêng chưa bao giờ chứng tỏ cho đồng bào mình thấy được sức mạnh, quyền năng biến đổi của Tin Mừng không chỉ đối với từng cá nhân riêng lẽ mà còn đối với cả xã hội, cụ thể là đối với thảm trạng hiện nay của đất nước.

Hồn Việt