Lễ Thánh Gia

Giải quyết tranh cãi

Nhân năm đồng hành với các gia đình gặp khó khăn

Mỗi năm tới lễ thánh gia ta thường đưa mẫu mực ba vị tại Nazaret: Giêsu, Maria, Giuse, để làm gương cho các gia đình học đòi băt chước. Nhưng có một điều vẫn thường xảy ra tại các gia đình mà lại chẳng thấy gương mẫu nào nơi thánh gia để ta bắt chước noi theo cả. Đó là làm sao giải quyết các cuộc tranh cãi trong gia đình, chuyện diễn ra như cơm bữa… Thánh gia có tranh cãi không ? Ai dám nói rằng có. Mà nói không thì sợ rằng mình nói thuộc lòng quá chăng, xem 3 vị không phải là người nữa mà là thiên thần sốt mến, ở trên mây ! Bài Tin Mừng thuật lại hai ông bà lạc mất trẻ Giêsu tại Giê-ru-sa-lem có thể là một gợi ý cho những lời đối đáp giữa hai ông bà như thế này chăng? Maria nói:

- Em nhờ anh để mắt tới con một chút, mà rồi cũng không được.

- Thì anh cứ nghĩ con nó cũng đã 12 tuổi rồi, nên biết nhập theo với nhóm bạn bè nào đó mà về chứ. Ai biết được.

- Con tuy đã 12 tuổi, nhưng còn nhỏ lắm, anh phải để ý đến con mới được.

Không biết Giuse sẽ nói lại câu gì, nhưng chắc không phải là câu chia tay này: “Con em chứ con của anh à.”

Thánh Giuse chắc không nói câu “con em chứ con của anh à” đâu. Nhưng ta trộm nghĩ mà không sợ phạm thánh rằng thánh gia vẫn có những tranh cãi nhẹ với nhau. Có điều là ta không thấy tranh cãi đó được ghi lại ở đâu, giải quyết ra sao, để trở thành mẫu gương cho ta học đòi bắt chước. Nhưng điều ta chắc chắn và cần học đòi noi theo là thánh gia đã sống đời chung thuỷ với nhau.

Con người thời nào cũng thường đặt câu hỏi tại sao này: “Tại sao một số cặp vợ chồng lại vượt qua được mọi khó khăn để sống tới lúc răng long đầu bạc, trong khi có những cặp chưa đầy mấy tháng mà đã toan tính chia ly: anh đi đường anh tôi đi đường tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi.”

Đã có nhiều trả lời cho câu hỏi tại sao đó

Hôm nay xin giới thiệu câu trả lời của hai nhà khoa học, một là John Gottman ở bang Washington với một phòng thể nghiệm tối tân; hai là Clifford Notarius ở cách đó 5.000km, cũng có một phòng thể nghiệm tương tự. Cả hai nhà khoa học này đã mời được nhiều cặp vợ chồng tình nguyện vào sống chung với nhau trong căn phòng thí nghiệm hay thể nghiệm của họ. Trong phòng này đầy dẫy những máy quay phim ghi hình và những dụng cụ đo đạc tối tân như đo nhịp tim, mạch máu, điện tâm đồ, điện não đồ…

Suốt 20 năm tích luỹ kinh nghiệm do rât nhiều cặp vợ chồng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều địa vị xã hội, nhiều hoàn cảnh khác nhau… tình nguyện vào sống trong phòng đó, một ngày, hai ngày hoặc có khi một tuần nửa tháng, để được các nhà khoa học này phân tích dựa theo kết quả của những gì ghi lại được qua máy móc. Hai nhà khoa học này Gottman và Notarius tuy ở hai nơi cách xa nhau, không biết nhau, nhưng kết luận cho việc “làm sao để sống đời ở kiếp với nhau” của họ lại rất giống nhau. Và kết luận của họ làm tan vỡ nhiều quan điểm, nhiều nhận định cũ về việc do đâu mà sống lâu đến đầu bạc răng long bên nhau và vì cớ làm sao mà chưa đầy mấy tháng đã vội kí đơn xin ly dị.

Rất đơn giản, chỉ cần xem họ giải quyết những bất đồng. Cách giải quyết những xung khắc bất đồng chính là chìa khoá mở hay đóng cuộc chung sống bên nhau.

Vợ chồng sống với nhau, không thể không có những lúc bất đồng tranh cãi. Người ta hay ví von chén bát xếp chung với nhau thế nào cũng có đụng chạm. Vật vô tri còn như vậy, huống gì con người, là vật tế vi, chưa đụng đã có thể chạm nhau rồi. Có khoảng cách xa nhau, mà vẫn như đụng chạm đến tận ruột gan. Vì thế sống chung với nhau, nhất là vợ chồng, ăn chung ngủ chung, thì sao tránh khỏi những chung đụng. Giải quyết nó như thế nào, đó mới là bí quyết. Bí quyết hạnh phúc gia đình và bí quyết giữ thuỷ chung hôn phối, chính là cách giải quyết những bất đồng, tranh cãi.

Nhiều khi chỉ vì chiếc áo hơi bẩn, hơi sờn là đã có thể khởi đầu một cuộc tranh cãi, kéo dài…dài lên tới việc kết án bố mẹ không biết dạy con: mẹ cô dạy cô như thế hả?

Có khi chỉ vì một nụ cười xoà trao cho nữ đồng nghiệp mà nảy ra một cuộc chiến tranh lạnh giữa chị và anh, rằng ông là người xuồng xã, không xem bà xã ra gì.

Có những cuộc tranh cãi kéo dài, dài đến dai, nghĩa là trở đi trở lại, đến chỗ bái bai nhau… Còn những cặp yêu thương nhau, thì cuộc tranh luận thường ngắn và chỉ tập trung vài ba phút là một trong hai phá vỡ ngay không khí căng thẳng bằng một lời nói khéo, bằng một cử chỉ hay, dễ thương. Có cả ngàn lời nói loại đó để hoá giải một cuộc tranh cãi:

như nàng nói: Đó không phải là lỗi hoàn toàn ở anh đâu, em biết.

chàng nói: không phải chỉ em có lỗi, anh cũng có lỗi nữa.

Hoặc khi thấy chị khơi lại đủ thứ chuyện xưa để trách cứ, thì anh khen: Em có trí nhớ tuyệt, anh đầu hàng. Nếu thấy chị đa nghi hơn Tào Tháo, thì anh khen: Em có óc nhận xét sắc xảo, anh chào thua.

Một vài câu nói khôi hài, dí dỏm, đúng lúc, dư sức phá tan căng thẳng.

Tôi nhớ trong cộng đoàn nhỏ của tôi, có ông thầy lớn tuổi, tên là Lêon. Nhiều lúc trong bàn ăn, anh em tranh cãi với thầy. Khi anh em đang cố đưa lý lẽ để thắng cho bằng được cái chứng cứ của thầy, thì thầy lên tiếng: Lêon nói vậy đó, đúng thì đúng, không đúng thì thôi. Không phải nói dỗi, nói hờn, mà câu nói đơn sơ pha chút hài hước đó đã làm chấm dứt ngay cuộc khẩu chiến.

Vợ chồng biết giải quyết các bất đồng như thế, tức là có một lời nói khéo, và vì là vợ chồng, nên còn có thể có những cử chỉ hay, thì bất đồng –điều không thể tránh—sẽ bay đi xa, và như thế có cơ may sống với nhau cho tới khi nhắm mắt xuôi tay. Và khi vợ chồng (tức là cha mẹ) giải quyết tranh cãi nhanh, sống thuỷ chung cạnh nhau, thì con cái sẽ như có được mái ấm thật ấm để nương tựa, và như thế ta đã phản chiếu gương sáng của thánh gia xưa. Amen

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

Lễ Thánh Gia

Mỗi năm tới lễ thánh gia ta thường đưa mẫu mực ba vị tại Nazaret: Giêsu, Maria, Giuse, để làm gương cho các gia đình học đòi băt chước. Nhưng có một điều vẫn thường xảy ra tại các gia đình mà lại chẳng thấy gương mẫu nào nơi thánh gia để ta bắt chước noi theo cả. Đó là làm sao giải quyết các cuộc tranh cãi trong gia đình, chuyện diễn ra như cơm bữa… Thánh gia có tranh cãi không? Ai dám nói rằng có. Mà nói không thì sợ rằng mình nói thuộc lòng quá chăng, xem 3 vị không phải là người nữa mà là thiên thần sốt mến. Bài Tin Mừng thuật lại hai ông bà lạc mất trẻ Giêsu tại Giê-ru-sa-lem có thể là một gợi ý cho những lời đối đáp giữa hai ông bà như thế này chăng? Maria nói:

- Em nhờ anh để mắt tới con một chút, mà rồi cũng không được.

- Thì anh cứ nghĩ con nó cũng đã 12 tuổi rồi, nên biết nhập theo với nhóm bạn bè nào đó mà về chứ. Ai biết được.

- Con tuy đã 12 tuổi, nhưng còn nhỏ lắm, anh phải để ý đến con mới được.

Không biết Giuse sẽ nói lại câu gì, nhưng chắc không phải là câu chia tay này: “Con em chứ con của anh à.”

(Tôi nhớ một câu chuyện có thực khi anh cũng đã có con riêng, chị cũng đã có con trước với người khác, hai người gá nghĩa với nhau và sinh được một người con nữa. Một ngày kia đi làm về, thấy trong nhà có tiếng la hét khóc lóc, anh hỏi chị chuyện gì vậy, chị trả lời: Con của anh và con của em đánh con của chúng ta.)

Thánh Giuse chắc không nói câu “con em chứ con của anh à” đâu. Nhưng ta trộm nghĩ mà không sợ phạm thánh rằng thánh gia vẫn có những tranh cãi nhẹ với nhau. Có điều là ta không thấy tranh cãi đó được ghi lại ở đâu, giải quyết ra sao, để trở thành mẫu gương cho ta học đòi bắt chước. Nhưng điều ta chắc chắn và cần học đòi noi theo là thánh gia đã sống đời chung thuỷ với nhau.

Con người thời nào cũng thường đặt câu hỏi tại sao này: “Tại sao một số cặp vợ chồng lại vượt qua được mọi khó khăn để sống tới lúc răng long đầu bạc, trong khi có những cặp chưa đầy mấy tháng mà đã toan tính chia ly: anh đi đường anh tôi đi đường tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi.”

Đã có nhiều trả lời cho câu hỏi tại sao đó

-Hoặc là trả lời trong vị thế của một cặp vợ chồng thành công hay thất bại kể lại kinh nghiệm mình đã sống đời chồng vợ, đã vượt thắng thế nào hay đã buông xuôi làm sao.

- Hoặc là trả lời trong vị thế của một nhà tư vấn tâm lý chuyên về vấn đề hôn nhân, họ dựa trên những kiến thức đương đại và những xẻ chia của các cặp vợ chồng gặp khó, để đưa ra những công thức làm sao để ăn đời ở kiếp với nhau.

- Hoặc là trả lời trong vị thế của một cha sở chăm sóc bổn đạo mình, đưa Lời Chúa và giáo lý Hội Thánh để khuyên răn con chiên sống đời chung thuỷ, mãi mãi bên nhau.

- Thánh gia không cho ta câu trả lời nào rõ rệt, chỉ để lại mẫu gương thuỷ chung thôi.

Vì thế hôm nay tôi xin giới thiệu câu trả lời của hai nhà khoa học, một là John Gottman ở bang Washington với một phòng thể nghiệm tối tân; hai là Clifford Notarius ở cách đó 5.000km, cũng có một phòng thể nghiệm tương tự. Cả hai nhà khoa học này đã mời được nhiều cặp vợ chồng tình nguyện vào sống chung với nhau trong căn phòng thí nghiệm hay thể nghiệm của họ. Trong phòng này đầy dẫy những máy quay phim ghi hình và những dụng cụ đo đạc tối tân như đo nhịp tim, mạch máu, điện tâm đồ, điện não đồ…

Suốt 20 năm tích luỹ kinh nghiệm do rât nhiều cặp vợ chồng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều địa vị xã hội, nhiều hoàn cảnh khác nhau… tình nguyện vào sống trong phòng đó, một ngày, hai ngày hoặc có khi một tuần nửa tháng, để được các nhà khoa học này phân tích dựa theo kết quả của những gì ghi lại được qua máy móc. Hai nhà khoa học này Gottman và Notarius tuy ở hai nơi cách xa nhau, không biết nhau, nhưng kết luận cho việc làm sao để sống đời ở kiếp với nhau của họ lại rất giống nhau. Và kết luận của họ làm tan vỡ nhiều quan điểm, nhiều nhận định cũ về việc do đâu mà sống lâu đến đầu bạc răng long bên nhau và vì cớ làm sao mà chưa đầy mấy tháng đã vội kí đơn xin ly dị.

- Không phải là do duyên kiếp với ngôi sao chiếu mạng hay hãm tài mà vợ chồng ở đời hay ly tán.

- Không phải là do thường gây lộn thì dễ chia tay, ít cãi nhau thì sẽ bền vững.

- Không phải là cứ bình tĩnh tránh né mọi va chạm thì hôn nhân không đổ bể, vì có đụng chạm đâu mà bể với vỡ.

- Không phải những phút đam mê của năm đầu chung sống sẽ đủ sức lôi kéo và đảm bảo cho hạnh phúc lâu dài. Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy, Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên

- Không phải là đời sống tính dục hoà hợp tốt đẹp sẽ làm cho vợ chồng hợp hoà hoài bên nhau.

- Và cũng không phải hợp tính hợp tình, hợp cách nhìn lối sống mà làm cho cuộc sống chung giữa 2 người sẽ mãi mãi.

Vậy cái gì làm cho hôn nhân tồn tại lâu dài hoặc sẽ mai một ngay sau vài năm chung sống?

* Cả Gottman lẫn Notarius đều đồng thanh trả lời, cho dù họ ở xa nhau, làm thể nghiệm khác nhau, họ trả lời rằng: Rất đơn giản, chỉ cần xem họ giải quyết những bất đồng. Cách giải quyết những xung khắc bất đồng chính là chìa khoá mở hay đóng cuộc chung sống bên nhau.

Vợ chồng sống với nhau, không thể không có những lúc bất đồng tranh cãi. Người ta hay ví von chén bát xếp chung với nhau thế nào cũng có đụng chạm. Vật vô tri còn như vậy, huống gì con người, là vật tế vi, chưa đụng đã có thể chạm nhau rồi. Có khoảng cách xa nhau, mà vẫn như đụng chạm đến tận ruột gan. Vì thế sống chung với nhau, nhất là vợ chồng, ăn chung ngủ chung, thì sao tránh khỏi những chung đụng. Giải quyết nó như thế nào, đó mới là bí quyết. Bí quyết hạnh phúc gia đình và bí quyết giữ thuỷ chung hôn phối, chính là cách giải quyết những bất đồng, tranh cãi.

Nhiều khi chỉ vì chiếc áo hơi bẩn, hơi sờn là đã có thể khởi đầu một cuộc tranh cãi, kéo dài…dài lên tới việc kết án bố mẹ không biết dạy con: mẹ cô dạy cô như thế hả?

Có khi chỉ vì một nụ cười xoà trao cho nữ đồng nghiệp mà nảy ra một cuộc chiến tranh lạnh giữa chị và anh, rằng ông là người xuồng xã, không xem bà xã ra gì.

Có những cuộc tranh cãi kéo dài, dài đến dai, nghiã là trở đi trở lại, đến chỗ bái bai nhau… Còn những cặp yêu thương nhau, thì cuộc tranh luận thường ngắn và chỉ tập trung vài ba phút là một trong hai phá vỡ ngay không khí căng thẳng bằng một lời nói khéo, bằng một cử chỉ hay, dễ thương. Có cả ngàn lời nói loại đó để hoá giải một cuộc tranh cãi:

như nàng nói: Đó không phải là lỗi hoàn toàn ở anh đâu, em biết.

chàng nói: không phải chỉ em có lỗi, anh cũng có lỗi nữa.

Hoặc khi thấy chị khơi lại đủ thứ chuyện xưa để trách cứ, thì anh khen: Em có trí nhớ tuyệt, anh đầu hàng. Nếu thấy chị đa nghi hơn Tào Tháo, thì anh khen: Em có óc nhận xét sắc xảo, anh chào thua.

Một vài câu nói khôi hài, dí dỏm, đúng lúc, dư sức phá tan căng thẳng.

Tôi nhớ trong cộng đoàn nhỏ của tôi, có ông thầy lớn tuổi, tên là Lêon. Nhiều lúc trong bàn ăn, anh em tranh cãi với thầy. Khi anh em đang cố đưa lý lẽ để thắng cho bằng được cái chứng cứ của thầy, thì thầy lên tiếng: Lêon nói vậy đó, đúng thì đúng, không đúng thì thôi. Không phải nói dỗi, nói hờn, mà câu nói đơn sơ pha chút hài hước đó đã làm chấm dứt ngay cuộc khẩu chiến.

Vợ chồng biết giải quyết các bất đồng như thế, tức là có một lời nói khéo, và vì là vợ chồng, nên còn có thể có những cử chỉ hay, thì bất đồng –điều không thể tránh—sẽ bay đi xa, và như thế có cơ may sống với nhau cho tới khi nhắm mắt xuôi tay. Và khi vợ chồng (tức là cha mẹ) giải quyết tranh cãi nhanh, sống thuỷ chung cạnh nhau, thì con cái sẽ như có được mái ấm thật ấm để nương tựa, và như thế ta đã phản chiếu gương sáng của thánh gia xưa.

Nói vậy chắc đã đủ, nhưng cho phép nói thêm vài gợi ý sau để giải quyết nhanh các tranh cãi.

Để giải quyết các tranh cãi, không biết có nên theo nguyên tắc thần thánh sau đây của một hãng buôn lớn kia không? Các nhân viên bán hàng phải học thuộc và đọc mỗi ngày chỉ 2 điều lệnh sau đây:

Điều 1: Khách hàng luôn luôn đúng.

Điều 2: Nếu khách hàng sai, hãy xem lại điều 1.

Trong gia đình sẽ là: Điều 1: Vợ luôn luôn có lý. Điều 2: Nếu vợ sai, hãy xem lại điều 1. Vậy là còn đâu mà cãi với tranh nữa.

Trong cả 4 quyển Phúc Âm, không hề ghi lại một câu nói nào của Giuse cả. Ngay cả hôm nay, tìm lại được con, lẽ ra Giuse, gia trưởng là người lên tiếng trách Giêsu: Sao con làm cha mẹ vất vả tìm con. Không. Chính Maria nói câu đó. Mẹ quyết định hết. Và như thế chẳng cần tranh cãi.

Có một gia đình kia sống thuận thảo với nhau cho tới gần ngày lễ vàng hôn phối. Người ta đến hỏi ông chồng bí quyết làm sao để sống êm đẹp như vậy suốt bao nhiêu năm. Ông liền dõng dạc tuyên bố:

- Chúng tôi trung thành với một quy tắc thép: Trong nhà, việc gì lớn, thì tôi, người chồng quyết định. Việc gì nhỏ, thì, bà, người vợ quyết định. Rồi ông chồng già này buông thêm một câu. Và cho đến nay, trong nhà chưa có việc nào là việc lớn cả.

Nói vậy không phải để rồi ông cứ phục bà là xong. Nhưng nó như những mẩu suy tư cho ta thấy có tranh cãi đến mai, mà ai có thắng, thì có hơn được gì không? Mũi có phồng hơn được không? Da mặt có căng hơn không? Trong cuộc tranh cãi, nhiều khi kẻ thua lại là người thắng. Nhưng đúng hơn, khi giải quyết nhanh các cuộc tranh cãi, thì cả hai đều thắng, tức là cả hai sống trung thành với nhau, không xả thắng đứt thắng tuột nhanh trên con đường ly cách.

Bí quyết vợ chồng chung thuỷ với nhau rất đơn giản: giải quyết nhanh những tranh cãi. Và khi cha mẹ sống thuỷ chung, thì con cái sẽ có cả cha và mẹ trong một gia đình ấm áp lành thánh, xứng danh là một thánh gia như thánh gia Nazaret vậy. Amen

LM Alf. Nguyễn Công Minh, OFM