Hai Cuộc Bầu Cử

Ngày 13.01.2021, Tổng thống D.Trump đã trao Huân chương Nghệ thuật cho phóng viên Nick Út, người nổi danh với bức hình ‘Em bé Napalm’. Ảnh này chứng minh khi tham chiến tại quê hương chúng ta, quân Mỹ đã ném bom cả vào thường dân và cái dã man của cuộc chiến với các cuộc khủng bố của việt cộng giết học sinh Việt hay pháo vào c ác bịnh viện. Ảnh n ày đã là bằng chứng cho bọn phản chiến lường gạt ‘lương tâm thế giới’. Sau đó, bức ảnh ‘Saigon Execution’ chụp Tướng Loan xử bắn một việt cộng giết hầu hết một gia đình trong vụ tấn công Tết Mậu Thân 1968 để bôi nhọ chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa.

Tuy nhiên, một lần nữa, hai hình chụp này cho bọn chính trị gia Mỹ thấy việc ông Ngô Ðình Diệm đề nghị chúng đừng đem quân tác chiến vào Việt Nam làm leo thang chiến tranh. Sau khi 58.000 tử trận cùng hơn 305.000 thương nhân, trong đó 153.000 nặng và tàn phế, Mỹ đã phải tháo chạy với ảnh G. Martin cuốn cờ thua trận, ủ rũ lên trực thăng. Vài hôm trước khi bị thảm sát bởi các tướng gốc Tây và CIA, Tổng thống Ðệ Nhất Cộng hòa đã chân thành tiếc thương khi trối ‘người ta theo Mỹ khi Mỹ vào đây. Khi Mỹ thua, họ sẽ chạy theo Mỹ. Lời Người Vị Quốc Vong Thân đã thành Sự Thật ngày 30.04.1975. Ðến đất Mỹ, vẫn chia hai để dùng Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ hiền hòa và đáng kính để tranh phiếu cho Trump hay Biden, một trong họ sẽ có dịp tiếp tại Bạch Cung Tổng Bí Thư cộng đảng Việt để xiết Nhân quyền Ðồng bào và tiêu diệt người tài đức muốn giúp nước tiến nhanh.

I./ TUYỂN CỬ DÂN CHỦ BẰNG PHỔ THÔNG ÐẦU PHIẾU.

Tại Hòa kỳ, đúng theo Hiến pháp định, ngày 03.11.2020, toàn thể cử tri Mỹ có thể tự do sử dụng hay không lá phiếu của mình để chọn đại cử tri đi bầu Tổng thống trong nhiệm kỳ 20.01.2021 – 20.01.2025.

A.- Kết quả :

1. Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử đạt mức kỷ lục chưa từng thấy kể từ năm 1900, đạt số bách phân là 66,70% số người ghi danh.

2. Bầu cử qua bưu điện là cách bỏ phiếu thông dụng ở Mỹ trong hai năm 2016 và 2018 khoảng 25% cử tri toàn quốc. Dịch Corona-19 đã làm tăng số bách phân người bỏ phiếu kiểu này lên đến 76% người Mỹ có đủ điều kiện bỏ phiếu bằng thư năm 2020

3. Ông Joe Biden (Dân chủ) nhận được 81,24 triệu phiếu bầu (51.30% số phiếu hợp lệ, có được 306 đại cử tri và ông Donald Trunp (Cộng hòa) thu lần lượt được 74,19 triệu (46,9%) với 232 đại cử tri. (Số bách phân hai liên danh cộng lại không đủ 100% vì còn các liên danh nhỏ khác).

4. Kết quả này bị ông Trump và những người ủng hộ ông bác bỏ vì cho rằng có gian lận. Do đó, Tư pháp Hoa Kỳ đã phải nhập cuộc để phân xử, nhưng kết quả đã không phe thất bại vì không hội đủ bằng chứng. Do đó, nguyên tắc Tam Quyền Phân Lập bị đe dọa.

B.- Thảm cảnh đã xảy ra ngày 06.01.2021 khi đoàn người biểu tình, sau khi nghe đương kiêm Tổng thống thuyết trình, đã tiến tới, xông vào và đập phá Ðiện Capitole, nơi Lưỡng viện Quốc đang họp để thông qua kết quả bầu cử của Ðại Cử tri đoàn ngày 14.12.2020 để chọn Tổng thống và Phó Tổng thống. Tối thiểu 5 người chết và nhiều người bị thương. Biến cố đã trở thành ‘trò chế nhạo’ cho nhiều nước độc tài từng bị Mỹ lên án.

C.- Ngày 20.01.2021, trong bầu không khí hoàn toàn khác với những lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ trước đây. Hoa Thịnh Ðốn, thời Corona-19, tràn ngập quân nhân sẳn sàng tác chiến nếu người dân hành động, Joe Biden nhậm chức Tổng thống và trở thành người cao tuổi nhất vào lúc nhậm chức và giữ chức này, ở tuổi 78. Ông cũng là Tổng thống Công Giáo thứ hai, sau John Kennedy năm 1960. Nhưng vì ủng hộ phá thai của đa số Hành pháp và Lập pháp đều trong tay Dân chủ, Giáo Hội Công Giáo sẽ gặp nhiều khó khăn vì luôn hành động để bảo vệ Sự Sống và trò hề ‘Amen và Awomen’. Bên cạnh đó, Corona-19 đã gây chết cho hơn 450.000 ngàn người Mỹ. Sáng sớm hôm đó, Tổng thống xuất nhiệm rời Bạch cung.

D.- Do muốn luận tội ông D. Trump lần thứ 2 ‘vô địch’, phe Dân chủ (DC) lên án ông này đã h ô hào đồng bào tấn công điện Capitole. Họ tìm m ột ti ến trình tố tụng ngắn, m ột hay hai tu ần, và sẽ không giống phiên xử luận tội lần đầu, từ ngày 16/01 đến 05.02.2020. Nghị sĩ Tom Carper (DC-Delaware) cho hay hôm 03.02.2021 ‘phiên xử chỉ xảy ra trong vài ngày’.

Tổng thống D. Trump bị các dân biểu Dân chủ đề xuất buộc tội ‘kích động nội loạn’đã được thông qua với 232 phiếu thuận (222 DC và 10 CH), 197 chống và 4 không bỏ phiếu ngày 13.01.2021.

Ngày 09.02.2021, Thượng nghị vi ện, với 100 nghị sĩ, khai diễn phiên luận tội công dân D. Trump. Một cuộc xét xử có nhiều tranh luận ‘vi hiến hay không’ giữa các dân cử Lập pháp và kết quả sẽ ra sao hay chỉ thêm chia rẽ trong khi Biden hứa đoàn kết toàn dân. Triển vọng kết tội rất ít vì để kết án phải có phiếu của 67 nghị sĩ (đa số 2/3 của 100). Ðối lập với ông Trump có 50 DC cộng với 5 CH là 55. Tìm thêm 12 CH ‘phản đảng’ nữa không phải dễ.

II./ TUYỂN CỬ BỞI ÐẠI HỘI ÐẢNG.

Trái với Hoa Kỳ, cựu thù Việt Nam có lối bầu khác với đa số các quốc gia dân chủ toàn cầu và thời Việt Nam Cộng hòa. Ðại hội Ðảng cộng sản lần thứ 13 đã dự trù họp từ 25/01 đến 02.02.2021, còn có danh xưng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Nhưng sau đó, Ðại hội đã bế mạc ngày 01.02.2021, với 1.590 đại biểu tham dự.
Ngày 30.01.2021, Ðại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 180 chính thức và 20 dự khuyết.

Ngày 31.01.2021, Ban Chấp hành Trung ương họp bầu Bộ Chính trị và bầu Tổng Bí thư Ðảng trong số các ủy viên Bộ Chính trị mới, bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Ủy ban này. Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII giao Bộ Chính trị phân công một số Ủy viên Bộ Chính trị tham gia Ban Bí thư. Ông Nguyễn Phú Trọng, 77 tuổi, đã tái cử chức vụ Tổng Bí thư. Ngoài ra, chỉ nghe ông Nguyễn Xuân Phúc, một trường hợp đặc biệt khác, cũng được ở lại trong ‘tứ trụ’, nhưng không nói trụ nào.
Phải đợi, sau đó, tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ Ðại hội cho biết ông Phúc được đề bạt và chức Chủ tịch nước. Hai ông Phạm Minh Chính và Vương Ðình Huệ sẽ là Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.

Nhớ lại, tại Ðại hội 12 năm 2016, Thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng, đồng chí có ý muốn và có nhiều triển vọng trở thành không những là Tổng Bí thư Đảng mà còn kiêm Chủ tịch nước như Tập Cẩm Bình bên Tàu. Nhưng vì không được Tàu ủng hộ, nên ngày 25.01.2016, Đại hội hè nhau buộc 29 ứng cử viên (23 chính thức và 6 dự khuyết) phải rút khỏi danh sách đề cử. Trong đó có Nguyễn Tấn Dũng. Như vậy, chỉ còn ‘độc diễn’ Nguyễn Phú Trọng để tái cử Tổng Bí thư, sau khi hứa tại chức nửa nhiệm kỳ. Ðến hạn, ông quên từ chức, mà còn kiêm thêm Chủ tịch nước.

Chưa thỏa mãn sự trả thù đối với đồng chí Dũng, nên khi Tổng thống Mỹ mời nguyên thủ các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, Associaton of Southeast Asian Nations) họp thượng đỉnh với Hoa kỳ các ngày 15 và 16.02.2016, tại Sunnylands, California. Thoạt đầu, Tổng Trọng muốn cử Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh làm Trưởng đoàn. Nhưng, rất tiếc, ông này không xứng đáng để dự thượng đỉnh, nên Tổng thống Mỹ yêu cầu Việt Nam phải để ông Dũng làm Trưởng đoàn và ông Trọng phải nhượng bộ. Gặp Tổng thống B. Obama, ông Dũng mời vị này sang thăm Việt Nam và chỉ thị ông Phạm Bình Minh phối hợp với Hành pháp Mỹ để chuẩn bị cuộc công du dự trù vào tháng 05/2016.

Do không muốn thấy Dũng tiếp đón Tổng thống Obama khi ông nầy đến Việt Nam, ông Trọng ra lịnh cho Quốc hội trong phiên họp kỳ 11 ngày 21.03.2016 phải ấn định ngày để bãi nhiệm ông Dũng và đám ‘đảng cử dân bầu’ này phải vâng lời chọn chiều ngày 06.04.2016 để thực hiện việc chọn ứng cử viên vào chức này và, ngày 07.04.2016, sẽ tổ chức bầu mà chúng ta đã biết người sẽ được đắc cử là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Bình thường, sau khi Đại hội Đảng bầu ‘Tứ trụ’ thì Tổng Bí thư nhận ngay chức vụ. Ba ‘trụ’ khác chờ Quốc hội mới sẽ được bầu vào ngày 22.05.2016, sau đó và sẽ họp phiên đầu vào tháng 7 để chuẩn nhận 3 chức vụ còn lạị. Bất ngờ, lịnh miễn nhiệm được ban hành, đại biểu Quốc hội phải thi hành trước sự bất lực của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng.

Hướng về tương lai, hứa với đồng bào, Ðại hội đã biểu quyết :
- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Việt Nam là nước đang phát triển công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao (3.466 – 10.725 mỹ kim/năm);
- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam : Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao (12.535 mỹ kim trở lên).
(Đây là số liệu mỹ kim mà Ngân hàng Thế giới đưa ra cho năm 2020)

Lời người được tái đắc cử. Sau khi Ðại hội bế mạc, ông Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc họp báo để cho biết :

- Đại hội thành công không chỉ nằm ở các ‘nghị quyết’, nhưng phải đưa nghị quyết vào cuộc sống thế nào, biến nó thành hiện thực thế nào. Phải tạo ra của cải vật chất, nước phải giàu, dân phải mạnh, đời sống nhân dân sung sướng hơn, thế mới gọi là thành công. Chứ không phải thông qua nghị quyết xong vỗ tay là đại hội thành công’.

- ‘Bây giờ tôi cũng không được khỏe lắm, tuổi cũng cao rồi, tôi cũng xin nghỉ nhưng Đại hội bầu vẫn phải làm vì là đảng viên tôi phải chấp hành, nên tôi sẽ cố gắng hết sức’.
(Như thế có nghĩa là ông Trọng không có tự do xin nghỉ vì sức khỏe hay tuổi hưu. Hoặc đang có khủng hoảng trong việc tìm nhân vật lãnh đạo có khả năng, tuổi phù hợp để thay thế? Trách nhiệm về ai? Người ta nhớ : « Năm 2016, ông Trọng từng chia sẻ với báo chí rằng ông ‘bất ngờ khi trúng cử’ chức Tổng bí thư lần nữa »).

- Từ năm 2013 đến giờ làm liên tục, xử bao nhiêu vụ, bao nhiêu uỷ viên trung ương, bao nhiêu ủy viên Bộ Chính trị đi tù, thậm chí thu hồi tài sản tôi cũng không tưởng tượng được hàng triệu đô la, hàng bao nhiêu tỉ.

Chưa bao giờ một khoá có mấy ông ủy viên Bộ Chính trị phải đi tù, cách chức, thu lại bao nhiêu tài sản, chỉ một vụ việc thôi mà hàng triệu USD. Đấu tranh chống tham nhũng phức tạp, khó khăn như vậy. Nếu không có dũng khí, tình cảm chân chính, bản lĩnh thì dễ mắc lắm. Ai chả thích của, thích tiền nhưng danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất, chết cũng không mang tiền theo được.

Ông còn nói thêm: « Có người hối lộ xách va ly tiền tới Ủy ban Kiểm tra Trung ương định biếu xén, lấp liếm. Tôi nói cán bộ kiểm tra mở va ly ra xem, toàn tiền đô la! ». (Do đó, có người cho rằng, ông Trọng đặt chuyện hay ông phạm luật vì không ban lịnh mở cuộc điều tra để biết ai hối lộ ai và tại sao số tiền lớn vậy và cần phải thu vào Công Quỹ.

III./ ÐỒNG BÀO TRONG NƯỚC TIN ‘VIỆT NAM CÓ DÂN CHỦ’.

Ðệ I Cộng hòa hình thành nền Giáo dục Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng mà chúng ta được thụ hưởng. Trong đó, môn Công dân Giáo dục giúp chúng ta thấm nhuần quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, các chế độ chính trị tiêu biểu trên thế giới. Ngày 30.04.1975, Cộng sản chiếm Miền Nam, âm thầm nhưng lập tức, xóa bỏ nền Giáo dục này. Như chúng tôi thường đọc, qua ‘thông tin xa lộ’, nhiều quý vị đồng bào thường nhắc ‘Nền Giáo dục nào, chế độ đó. Lúc đó, thật tội nghiệp cho các cô, thầy dạy Văn, Sử địa và Công dân giáo dục. Có bạn nói với tôi là ‘Họ mất dạy’. Không có nghĩa là ‘du đảng’ mà do chế độ lật ngược sự thật… nhức đầu, họ xin nghỉ dạy…

45 năm sau, đã hai thế hệ người Việt, ngày 17.06.2020, VOA Tiếng Việt cho biết : « Một khảo sát toàn cầu Chỉ số Nhận thức Dân chủ (DPI), cho thấy đại đa số người Việt, 81%, coi dân chủ là quan trọng và 71% những người được hỏi ở Việt Nam trả lời ‘đất nước của tôi có dân chủ’, 18% nói ‘không có đủ dân chủ ở đất nước tôi’ và 12% đáp chính phủ họ ‘thường hành động vì lợi ích của một nhóm nhỏ’. (khảo sát của Nhóm nghiên cứu Dalia Research, ở Berlin (Đức) và quỹ Liên minh Dân chủ (AoD) ở Đan Mạch ».

Hà Minh Thảo