Đạo Đức Xã Hội Kitô Giáo
Tự Do Tôn Giáo Theo Giáo Huấn của Giáo Hội
Tôi xin được trình bày đề tài tự do tôn giáo này bởi vì tôi thấy nó đang là vấn đề nóng bỏng đang lôi cuốn dư luận của người Việt nam ở hải ngoại cũng như trong nước về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt nam. Từ khi chính quyền cộng sản nắm chính quyền ở Miền Nam, nhiều người Việt đã bỏ nước ra đi trong bao sóng gió hiểm nguy. Những người ở lại trong nước cũng chịu nhiều cảnh khốn khổ không kém. Có những người giám đứng ra đấu tranh cho quyền tự do con người, nhưng cũng có người phải khốn khổ khi phải nói lên tiếng nói tự do cho tôn giáo tại quê nhà. Tôi viết bài này cho những người Việt nam ở Hải Ngoại.
Họ là ai? Họ là những người đã từng nếm trải những cay đắng trong những trại tù cải tạo. Họ là những người mất vợ, mất con, là vợ chồng li tán. Có quá nhiều đau thương đã xảy đến với họ trong cuộc chiến và sau thảm bại của chính quyền Sài Gòn. Họ là những người đã may mắn tìm đến được bến bờ tự do trong khi hàng triệu người phải bỏ mạng nơi biên giới hay trong lòng biển sâu trên hành trình vượt biển hay vượt biên giới.
Như thế tự do là gì mà con người ta ao ước đến thế?
Học giả Gerald O’Collins định nghĩa tự do như là “quyền tự quyết trong chủ tâm chọn lựa và làm theo một hướng hành động. Được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, con người có khả năng này, dù có bị suy kém, nhưng không bị hủy hoại do tội lỗi. Qua chương trình cứu độ, Chúa Kitô đã giải thoát chúng ta, và chính tự do này chính là sự nếm trải trước sự tự do của chúng ta trong vinh quang.” (1)
Như thế, Theo giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, tự do tôn giáo là gi?
Tự do tôn giáo là một tiến trình phát triển trong quá trình suy tư của Hội Thánh từ năm 1892 cho đến Công Đồng Chung Vatican II.
Trong Rerum Novarum –Tông Huấn về Lao Động - (1891), của Đức Giáo Hoàng Leo XIII khi ngài xem xét sự đau khổ và nghèo khó của các công nhân cũng như gia đình của họ trong những quốc gia kỹ nghệ. Ngài quan tâm đến vệc bảo vệ tài sản cá nhân; Quyền gia đình hoặc tính bảo toàn đời sống gia đình; những ràng buộc giữa công nhân và chủ nhân; quyền sử dụng tiền của người công nhân; giá trị của sự lao động. Đức Giáo Hoàng Leo XIII chỉ rõ một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến quyền lợi của người công nhân là có tự do tham dự những rang buộc trong tôn giáo như được nghỉ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ.
Đức Giáo Hoàng Leo XIII cũng chú trọng đến quyền lợi của người công nhân trong thời đại của mình. Nhân quyền cũng tiếp tục được đề cập trong Pacem in Terris – Bình an trên thế gian – bởi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII vào năm 1963.
Trong Pacem in Terris, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII tiến xa hơn bằng việc thảo ra các quyền mang tính phổ quát và bất bạo động. Ngài bao hàm những quyền gắn liền với các giá trị luân lý và mang tính văn hóa như quyền tự do khám phá sự thật, quyền diễn đạt ý kiến riêng và quyền thông truyền ý kiến riêng của mỗi người. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII cũng đề cập đến quyền thờ phượng Thiên Chúa theo lương tâm của mỗi người, và quyền tự do chọn lựa tình trạng sống của mỗi người. Nếu một người được lương tâm ngay lành hướng dẫn làm điều gì đó một cách chân thành ngay từ trái tim của họ, người đó có quyền và bổn phận để làm điều đó. Đáp trả lại người đó, những người khác cũng nên có bổn phận nhận ra tính chất quyền lợi này để hành động.
Liên quan đến tự do tôn giáo, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII mạnh mẽ ủng hộ việc bảo vệ nhân phẩm. Bởi vì “đó là sự tự do khả kính của những người con cái của Thiên Chúa, một sự tự do cao thượng bảo vệ nhân phẩm của con người.” (2)
Nhưng, theo giáo huấn của Hội Thánh, nhân phầm là gì ?
Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo - Dignitatis humanae – là tuyên ngôn về quyền của con người và của các cộng đồng đối với tự do xã hội và dân sự trong các vấn đề tôn giáo. Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII phê chuẩn vào Ngày 7 tháng 12 năm 1965. Văn kiện đã mở ra một sự hiểu biết mới về nhân phẩm. Sự hiểu biết này cần được ghi nhận và tri ân. Điều nổi bật nhất của văn kiện này là Tuyên ngôn về tự do tôn giáo đại diện cho một sự tiến bộ lớn lao trong suy tư của Giáo Hội về vấn đề tự do tôn giáo.
Văn kiện này công bố huấn đức về tôn giáo theo cả hai mặt cá nhân và tập thể. Văn kiện cũng khẳng định rằng tự do tôn giáo là quyền lợi của mọi cá nhân. Tự do tôn giáo là quyền mà mỗi cá nhân thực hành tự do tôn giáo của mình theo sự hướng dẫn của lương tâm người ấy. Ngược lại, không ai bị cưỡng bách phải chấp nhận đức tin trái với ý muốn của mình hoặc phải từ chối nó. Con người chỉ bị ràng buộc theo lương tâm thánh thiện của mình chứ không hề bị cưỡng bách.
Trong Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo - Dignitatis Humanae- nhân phẩm là nền tảng cho tự do tôn giáo. Nhân phẩm bao gồm việc sử dụng tự do một cách có trách nhiệm của mỗi người. Giống như sự thật cần được trao ban chứ không phải bị ép buộc, nhân phẩm cũng cần được tôn trọng, được nâng niu, quý giá, và có các quyền lợi bởi vì mỗi con người do Thiên Chúa tạo dựng mang tính chất duy nhất và thánh thiêng. Chính Thiên Chúa cũng tôn trọng phẩm giá của mỗi con người do chính Ngài tạo nên, phẩm giá đó phải được hưởng tự do và hướng dẫn theo phán đoán của chính con người. Chính cuộc sống và lời dạy của Chúa Kitô là một gương mẫu cho chúng ta noi theo.
Để có thể thực thi sự tự do của mình, cá nhân cần phải được giải thoát khỏi những đe dọa, áp bức và bách hại. Mỗi cá nhân cần phải có tự do ngôn luận, tự do viết lách, thảo luận và trình bày ý kiến của mình dưới ánh sáng sự thật, biết hành động với tinh thần trách nhiệm, công bằng và mang tính cộng tác. Để làm được như thế, nhà cầm quyền cần phải thi hành những trách nhiệm nào để bảo vệ nhân quyền?
Trong Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo, văn kiện có đề cập đến chức năng của nhà cầm quyền để thăng tiến cho lợi ích chung, để bảo vệ nhân quyền cũng như tạo sự thuận tiện cho việc thực thi bổn phận của những người công dân. Để không đi ngược lại với ý định của Thiên Chúa, nhà cầm quyền không được phép dùng bạo lực, đe dọa hay những phương tiện bỉ ổi khác để ép buộc người dân phải tuyên xưng hay chối bỏ một tôn giáo nào, không được ngăn cản không cho họ gia nhập hay rời bỏ một cộng đoàn tôn giáo nào. Công quyền cũng không được vi phạm đến quyền lợi của mỗi người công dân khi họ tuyên xưng và thực hành đức tin của mình. (3)
Mỗi người chúng ta phải hiểu thế nào là tự do tôn giáo theo giáo huấn của Giáo Hội?
Chúng ta cần biết rằng tự do tôn giáo là sự tự do không bị ai ép buộc phải làm điều gì đó trái với lương tâm thánh thiện của mình. Nói cách khác, tự do tôn giáo không bị những hành vi trái với luật pháp ép buộc phải làm một điều gì đó, hoặc cưỡng chế cá nhân đó không được thực hành theo ý chí tự do của mình, nhất là sử dựng hoặc de dọa bằng võ lực hay áp lực luân lý.
Tự do tôn giáo là sức sống cho tính liêm chính trong hành động của đức tin. Hành động đó mang tính sống động đối với tính xác thực trong đời sống thiêng liêng của Hội Thánh. Như thế, điều gì sẽ xảy ra đối với nhân phẩm khi tự do tôn giáo bị vi phạm? Ai trong chúng ta cũng đã biết và cảm nghiệm rõ ràng nhất qua bao biến cố lịch sử của đất nước và của cuộc đời mình. Điều rõ nhất theo ý của người viết là khi tự do tôn giáo bị vi phạm, tự do con người cũng bị chà đạp, và nhân phẩm cũng bị xem như cỏ rác.
Để có kinh nghiệm tôn giáo thật sự, con người phải có tự do tôn giáo; để có tự do tôn giáo, con người phải có tự do và nhân quyền để theo đuổi sự thật theo lương tâm ngay lành của mỗi cá nhân. Cá nhân phải có quyền lợi đóng góp và xây dựng xã hội. Ngược lại, xã hội cũng phải bảo vệ nhân quyền, nhân phẩm cũng như tự do của cá nhân.
Học hỏi về tự do tôn giáo, chúng ta không thể bỏ qua những lời dạy trong Kinh Thánh liên quan đến vấn đề này. Kinh thánh cho chúng ta nhiều kinh ngiệm về tự do tôn giáo như trường hợp ngôn sứ Giê rê mi a, các thánh Gioan Tẩy giả, Phê rô, Gia cô bê, Tê pha nô, và thánh Phao lô, v.v…
Đối với thánh Phao lô, làm người, chúng ta luôn ở trong tình trạn sợ hãi: sợ hãi về mất an toàn, sợ tội, sợ bị bách hại, sợ chết, sợ đủ thứ. Nhưng trong Chúa Kitô, chúng ta không còn sợ hãi nữa, vì nhhư ngài đã nói trong thư Rôm Ma: “Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta.” (Rom 5: 5). Thánh Phao lô khẳng định rằng : “khi chúng ta còn là tội nhân, Đức Kitô đã chết cho chúng ta” (Rom 5:8).
Ngài cũng mạnh dạn nói với cộng đoàn Cô rin tô rằng “Chúa là Thần Khí, và ở đâu có Thần Khí của Chúa, thì ở đó có tự do.” ( 2Cor 3:17). Ngài cũng dạy rằng, tự do của người Kitô hữu là làm con cái Thiên Chúa “để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: "Áp-ba ! Cha ơi !” (Gal 4:6). Về mặt phổ quát, Thánh Phao lô nói rằng “Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rom 8:21). Trong thư gởi cộng đoàn Ga lat ta Thánh Phao Lô dạy chúng ta hãy sống tự do vì “Chính để chúng ta được tự do mà Đức Ki-tô đã giải thoát chúng ta. Vậy, anh em hãy đứng vững, đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa.” (Gal. 5:1). Ngài cũng dạy chúng ta biết sử dụng tự do để yêu thương va phục vụ: “Quả thế, thưa anh em, anh em đã được gọi để hưởng tự do. Có điều là đừng lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ nhau.” (Gal 5:13). Bởi vì theo thánh Phao lô, tự do Kitô giáo là yêu thương phục vụ nhau như ngài đã nói: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Ki-tô.” (Gal 6:2).
Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta nên dừng lại ở những đoạn hoặc câu nào liên quan đến tự do tôn giáo và khắc ghi nó vào chính tâm hồn chúng ta. Làm được như vậy chúng ta sẽ nuôi dưỡng tiếng nói ngôn sứ trong chính tâm hồn mình. Chúng ta phải bước theo chân Chúa Giêsu Kitô, Đấng truyền Thần Khí cho chúng ta sống tràn đầy tự do và nhân phẩm của con cái Chúa cho sự nghiệp nước Trời nơi trần gian này. Chúng ta phải sống làm sao để tự giải thóat mình và tha nhân khỏi những áp bức, nô lệ và tội lỗi? Về mặt giáo huấn của Hội thánh, chúng ta phải làm gì để học hỏi, truyền dạy cho các thế hệ biết như thế nào tự do tôn giáo, và cách sống tràn đầy tự do của một người con cái Chúa trên thế gian này. Chúng ta phải sống và nhắc nhở xã hội tôn trọng và bảo vệ tự do nhân quyền, tự do tôn giáo và thăng tiến quyền cũng như nhân phẩm của con người. Chính chúng ta, những người giáo dân, phải có trách nhiệm sống tràn đầy tự do và yêu thương như những người Kitô hữu trung thành theo chân Chúa Giêsu Kitô.
Chú Thích:
(1) Gerald O’Collins, S.J., and Edward G. Farrugia, S.J., eds. A Concise Dictionary of Theology (Mahwah, New Jersey: Paulist Press, 2000), 93.
(2) David.J. O’Brien and Thomas A. Shannon, eds. Catholic Social Thought – The Document Heritage (Maryknolls, New York: Orbis Books, 1995), 133.
(3) Ibid, 141.
Tự Do Tôn Giáo Theo Giáo Huấn của Giáo Hội
Tôi xin được trình bày đề tài tự do tôn giáo này bởi vì tôi thấy nó đang là vấn đề nóng bỏng đang lôi cuốn dư luận của người Việt nam ở hải ngoại cũng như trong nước về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt nam. Từ khi chính quyền cộng sản nắm chính quyền ở Miền Nam, nhiều người Việt đã bỏ nước ra đi trong bao sóng gió hiểm nguy. Những người ở lại trong nước cũng chịu nhiều cảnh khốn khổ không kém. Có những người giám đứng ra đấu tranh cho quyền tự do con người, nhưng cũng có người phải khốn khổ khi phải nói lên tiếng nói tự do cho tôn giáo tại quê nhà. Tôi viết bài này cho những người Việt nam ở Hải Ngoại.
Họ là ai? Họ là những người đã từng nếm trải những cay đắng trong những trại tù cải tạo. Họ là những người mất vợ, mất con, là vợ chồng li tán. Có quá nhiều đau thương đã xảy đến với họ trong cuộc chiến và sau thảm bại của chính quyền Sài Gòn. Họ là những người đã may mắn tìm đến được bến bờ tự do trong khi hàng triệu người phải bỏ mạng nơi biên giới hay trong lòng biển sâu trên hành trình vượt biển hay vượt biên giới.
Như thế tự do là gì mà con người ta ao ước đến thế?
Học giả Gerald O’Collins định nghĩa tự do như là “quyền tự quyết trong chủ tâm chọn lựa và làm theo một hướng hành động. Được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, con người có khả năng này, dù có bị suy kém, nhưng không bị hủy hoại do tội lỗi. Qua chương trình cứu độ, Chúa Kitô đã giải thoát chúng ta, và chính tự do này chính là sự nếm trải trước sự tự do của chúng ta trong vinh quang.” (1)
Như thế, Theo giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, tự do tôn giáo là gi?
Tự do tôn giáo là một tiến trình phát triển trong quá trình suy tư của Hội Thánh từ năm 1892 cho đến Công Đồng Chung Vatican II.
Trong Rerum Novarum –Tông Huấn về Lao Động - (1891), của Đức Giáo Hoàng Leo XIII khi ngài xem xét sự đau khổ và nghèo khó của các công nhân cũng như gia đình của họ trong những quốc gia kỹ nghệ. Ngài quan tâm đến vệc bảo vệ tài sản cá nhân; Quyền gia đình hoặc tính bảo toàn đời sống gia đình; những ràng buộc giữa công nhân và chủ nhân; quyền sử dụng tiền của người công nhân; giá trị của sự lao động. Đức Giáo Hoàng Leo XIII chỉ rõ một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến quyền lợi của người công nhân là có tự do tham dự những rang buộc trong tôn giáo như được nghỉ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ.
Đức Giáo Hoàng Leo XIII cũng chú trọng đến quyền lợi của người công nhân trong thời đại của mình. Nhân quyền cũng tiếp tục được đề cập trong Pacem in Terris – Bình an trên thế gian – bởi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII vào năm 1963.
Trong Pacem in Terris, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII tiến xa hơn bằng việc thảo ra các quyền mang tính phổ quát và bất bạo động. Ngài bao hàm những quyền gắn liền với các giá trị luân lý và mang tính văn hóa như quyền tự do khám phá sự thật, quyền diễn đạt ý kiến riêng và quyền thông truyền ý kiến riêng của mỗi người. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII cũng đề cập đến quyền thờ phượng Thiên Chúa theo lương tâm của mỗi người, và quyền tự do chọn lựa tình trạng sống của mỗi người. Nếu một người được lương tâm ngay lành hướng dẫn làm điều gì đó một cách chân thành ngay từ trái tim của họ, người đó có quyền và bổn phận để làm điều đó. Đáp trả lại người đó, những người khác cũng nên có bổn phận nhận ra tính chất quyền lợi này để hành động.
Liên quan đến tự do tôn giáo, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII mạnh mẽ ủng hộ việc bảo vệ nhân phẩm. Bởi vì “đó là sự tự do khả kính của những người con cái của Thiên Chúa, một sự tự do cao thượng bảo vệ nhân phẩm của con người.” (2)
Nhưng, theo giáo huấn của Hội Thánh, nhân phầm là gì ?
Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo - Dignitatis humanae – là tuyên ngôn về quyền của con người và của các cộng đồng đối với tự do xã hội và dân sự trong các vấn đề tôn giáo. Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII phê chuẩn vào Ngày 7 tháng 12 năm 1965. Văn kiện đã mở ra một sự hiểu biết mới về nhân phẩm. Sự hiểu biết này cần được ghi nhận và tri ân. Điều nổi bật nhất của văn kiện này là Tuyên ngôn về tự do tôn giáo đại diện cho một sự tiến bộ lớn lao trong suy tư của Giáo Hội về vấn đề tự do tôn giáo.
Văn kiện này công bố huấn đức về tôn giáo theo cả hai mặt cá nhân và tập thể. Văn kiện cũng khẳng định rằng tự do tôn giáo là quyền lợi của mọi cá nhân. Tự do tôn giáo là quyền mà mỗi cá nhân thực hành tự do tôn giáo của mình theo sự hướng dẫn của lương tâm người ấy. Ngược lại, không ai bị cưỡng bách phải chấp nhận đức tin trái với ý muốn của mình hoặc phải từ chối nó. Con người chỉ bị ràng buộc theo lương tâm thánh thiện của mình chứ không hề bị cưỡng bách.
Trong Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo - Dignitatis Humanae- nhân phẩm là nền tảng cho tự do tôn giáo. Nhân phẩm bao gồm việc sử dụng tự do một cách có trách nhiệm của mỗi người. Giống như sự thật cần được trao ban chứ không phải bị ép buộc, nhân phẩm cũng cần được tôn trọng, được nâng niu, quý giá, và có các quyền lợi bởi vì mỗi con người do Thiên Chúa tạo dựng mang tính chất duy nhất và thánh thiêng. Chính Thiên Chúa cũng tôn trọng phẩm giá của mỗi con người do chính Ngài tạo nên, phẩm giá đó phải được hưởng tự do và hướng dẫn theo phán đoán của chính con người. Chính cuộc sống và lời dạy của Chúa Kitô là một gương mẫu cho chúng ta noi theo.
Để có thể thực thi sự tự do của mình, cá nhân cần phải được giải thoát khỏi những đe dọa, áp bức và bách hại. Mỗi cá nhân cần phải có tự do ngôn luận, tự do viết lách, thảo luận và trình bày ý kiến của mình dưới ánh sáng sự thật, biết hành động với tinh thần trách nhiệm, công bằng và mang tính cộng tác. Để làm được như thế, nhà cầm quyền cần phải thi hành những trách nhiệm nào để bảo vệ nhân quyền?
Trong Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo, văn kiện có đề cập đến chức năng của nhà cầm quyền để thăng tiến cho lợi ích chung, để bảo vệ nhân quyền cũng như tạo sự thuận tiện cho việc thực thi bổn phận của những người công dân. Để không đi ngược lại với ý định của Thiên Chúa, nhà cầm quyền không được phép dùng bạo lực, đe dọa hay những phương tiện bỉ ổi khác để ép buộc người dân phải tuyên xưng hay chối bỏ một tôn giáo nào, không được ngăn cản không cho họ gia nhập hay rời bỏ một cộng đoàn tôn giáo nào. Công quyền cũng không được vi phạm đến quyền lợi của mỗi người công dân khi họ tuyên xưng và thực hành đức tin của mình. (3)
Mỗi người chúng ta phải hiểu thế nào là tự do tôn giáo theo giáo huấn của Giáo Hội?
Chúng ta cần biết rằng tự do tôn giáo là sự tự do không bị ai ép buộc phải làm điều gì đó trái với lương tâm thánh thiện của mình. Nói cách khác, tự do tôn giáo không bị những hành vi trái với luật pháp ép buộc phải làm một điều gì đó, hoặc cưỡng chế cá nhân đó không được thực hành theo ý chí tự do của mình, nhất là sử dựng hoặc de dọa bằng võ lực hay áp lực luân lý.
Tự do tôn giáo là sức sống cho tính liêm chính trong hành động của đức tin. Hành động đó mang tính sống động đối với tính xác thực trong đời sống thiêng liêng của Hội Thánh. Như thế, điều gì sẽ xảy ra đối với nhân phẩm khi tự do tôn giáo bị vi phạm? Ai trong chúng ta cũng đã biết và cảm nghiệm rõ ràng nhất qua bao biến cố lịch sử của đất nước và của cuộc đời mình. Điều rõ nhất theo ý của người viết là khi tự do tôn giáo bị vi phạm, tự do con người cũng bị chà đạp, và nhân phẩm cũng bị xem như cỏ rác.
Để có kinh nghiệm tôn giáo thật sự, con người phải có tự do tôn giáo; để có tự do tôn giáo, con người phải có tự do và nhân quyền để theo đuổi sự thật theo lương tâm ngay lành của mỗi cá nhân. Cá nhân phải có quyền lợi đóng góp và xây dựng xã hội. Ngược lại, xã hội cũng phải bảo vệ nhân quyền, nhân phẩm cũng như tự do của cá nhân.
Học hỏi về tự do tôn giáo, chúng ta không thể bỏ qua những lời dạy trong Kinh Thánh liên quan đến vấn đề này. Kinh thánh cho chúng ta nhiều kinh ngiệm về tự do tôn giáo như trường hợp ngôn sứ Giê rê mi a, các thánh Gioan Tẩy giả, Phê rô, Gia cô bê, Tê pha nô, và thánh Phao lô, v.v…
Đối với thánh Phao lô, làm người, chúng ta luôn ở trong tình trạn sợ hãi: sợ hãi về mất an toàn, sợ tội, sợ bị bách hại, sợ chết, sợ đủ thứ. Nhưng trong Chúa Kitô, chúng ta không còn sợ hãi nữa, vì nhhư ngài đã nói trong thư Rôm Ma: “Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta.” (Rom 5: 5). Thánh Phao lô khẳng định rằng : “khi chúng ta còn là tội nhân, Đức Kitô đã chết cho chúng ta” (Rom 5:8).
Ngài cũng mạnh dạn nói với cộng đoàn Cô rin tô rằng “Chúa là Thần Khí, và ở đâu có Thần Khí của Chúa, thì ở đó có tự do.” ( 2Cor 3:17). Ngài cũng dạy rằng, tự do của người Kitô hữu là làm con cái Thiên Chúa “để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: "Áp-ba ! Cha ơi !” (Gal 4:6). Về mặt phổ quát, Thánh Phao lô nói rằng “Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rom 8:21). Trong thư gởi cộng đoàn Ga lat ta Thánh Phao Lô dạy chúng ta hãy sống tự do vì “Chính để chúng ta được tự do mà Đức Ki-tô đã giải thoát chúng ta. Vậy, anh em hãy đứng vững, đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa.” (Gal. 5:1). Ngài cũng dạy chúng ta biết sử dụng tự do để yêu thương va phục vụ: “Quả thế, thưa anh em, anh em đã được gọi để hưởng tự do. Có điều là đừng lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ nhau.” (Gal 5:13). Bởi vì theo thánh Phao lô, tự do Kitô giáo là yêu thương phục vụ nhau như ngài đã nói: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Ki-tô.” (Gal 6:2).
Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta nên dừng lại ở những đoạn hoặc câu nào liên quan đến tự do tôn giáo và khắc ghi nó vào chính tâm hồn chúng ta. Làm được như vậy chúng ta sẽ nuôi dưỡng tiếng nói ngôn sứ trong chính tâm hồn mình. Chúng ta phải bước theo chân Chúa Giêsu Kitô, Đấng truyền Thần Khí cho chúng ta sống tràn đầy tự do và nhân phẩm của con cái Chúa cho sự nghiệp nước Trời nơi trần gian này. Chúng ta phải sống làm sao để tự giải thóat mình và tha nhân khỏi những áp bức, nô lệ và tội lỗi? Về mặt giáo huấn của Hội thánh, chúng ta phải làm gì để học hỏi, truyền dạy cho các thế hệ biết như thế nào tự do tôn giáo, và cách sống tràn đầy tự do của một người con cái Chúa trên thế gian này. Chúng ta phải sống và nhắc nhở xã hội tôn trọng và bảo vệ tự do nhân quyền, tự do tôn giáo và thăng tiến quyền cũng như nhân phẩm của con người. Chính chúng ta, những người giáo dân, phải có trách nhiệm sống tràn đầy tự do và yêu thương như những người Kitô hữu trung thành theo chân Chúa Giêsu Kitô.
Chú Thích:
(1) Gerald O’Collins, S.J., and Edward G. Farrugia, S.J., eds. A Concise Dictionary of Theology (Mahwah, New Jersey: Paulist Press, 2000), 93.
(2) David.J. O’Brien and Thomas A. Shannon, eds. Catholic Social Thought – The Document Heritage (Maryknolls, New York: Orbis Books, 1995), 133.
(3) Ibid, 141.