Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo tài chánh toàn cầu hãy giúp rút ngắn sự chênh lệch giầu nghèo trên thế giới
(Tin Vatican)

Các bộ trưởng tài chánh của các quốc gia: Pháp, Argentina, Mexico, Paraguay và El Salvador đang họp bàn với nhà Kinh tế Hoa Kỳ Joseph Stiglitz, người đã đoạt giải thưởng Hòa Bình Nobel, ông thuyết trình về đề tài: “Chuyển đổi kinh tế toàn cầu: Sức mạnh, con người và giá trị”.
Trong bài diễn văn ông nhấn mạnh tới một thực tại là chủ nghĩa tư bản đang khủng hoảng, từ sự bất bình đẳng dẫn đến khủng khoảng của sự biến đổi khí hậu và khủng hoảng đạo đức. Ông là người đã đoạt giải Hòa bình Quốc tế Nobel; và là giám đốc của Quỹ tiền tệ Quốc tế tham dự cuộc hội thảo kinh tế tại Vatican ngày thứ Tư (5/2/20) hôm qua.
Cuộc Hội thảo này - mang tên “Những hình thức đoàn kết mới của tình liên đới” được tổ chức tại Học viện Khoa học Xã hội Giáo hoàng tại Rome.
Cuộc Hội thảo mở ra một diễn đàn cho những người nắm giữ các chức vụ cầm cán cân tài chánh quan trọng trong hệ thống tài chánh toàn cầu qua các cuộc thảo luận về sự chênh lệch giầu nghèo đang gia tăng trong thế giới ngày nay...
Trong bài phát biểu trước những tham dự viên, Đức Thánh Cha đã đưa ra một số dữ kiện được che dấu dưới các mô hình kinh tế phồn vinh, cũng như một số đề nghị để rút ngắn những chênh lệc giữa người giàu và người nghèo.

Bất bình đẳng đang gia tăng
Thế giới chúng ta đang sống rất phong phú, nhưng số người nghèo càng ngày càng gia tăng! Đức Thánh Cha cho hay hàng trăm triệu người đang phải vật lộn trong cảnh nghèo đói cùng cực, đang thiếu thốn lương thực, nhà ở, y tế sức khỏe, trường học, điện, nước và những nhu yếu tối cần cho cuộc sống. Có khoảng 5 triệu trẻ em bị chết hàng năm nay vì nghèo đói...
Đức Thánh Cha nói thêm rằng sự bất bình đẳng thu nhập gia tăng khiến cho hàng triệu người bị biến thành nạn nhân của lao động cưỡng bức, mại dâm và buôn bán nội tạng.

Giải pháp cho sự sinh tồn
Những hiện trạng phũ phàng này này thúc đẩy chúng ta phải hành động mà không tuyệt vọng! Đức Thánh Cha cho hay: Đây là những vấn đề có thể được giải quyết, nếu không chúng ta sẽ bị lên án về những bất bình đẳng toàn cầu hiện nay.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Nghèo đói phải được khắc phục, nếu chúng ta có được một hệ thống kinh tế ưu tiên nhằm vào việc cung cấp thuốc thang, thực phẩm, cũng như cơm ăn áo mặc cho mọi người đặc biệt những người đói khổ bên lề xã hội...
Đức Thánh Cha nói chúng ta phải làm những gì tối cần và ưu tiên trước, hầu giảm thiển những bất công và bạo lực qua một nền kinh tế nhân bản.

Cơ cấu đưa tới tội lỗi
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng sự nghèo đói cùng cực vẫn đang tiếp diễn tồn tại cùng với sự giàu có quá chênh lệch trong suốt chiều dài lịch sử con người.
Đức Thánh Cha cho hay hiện nay trên thế giớ này có 50 người giàu khuếch xù, họ sở hữu một gia tài tương đương với 2,2 nghìn tỷ USD. Những người này có thể tài trợ cho việc chăm sóc y tế giáo dục cho tất cả trẻ em nghèo trên thế giới qua tiền thuế của họ mà thôi, hoặc họ có thể dùng tiền thuế làm việc từ thiện cứu giúp hàng triệu người nghèo hàng năm.
Đức Thánh Cha đã cực lực lên án việc giảm thuế cho các thu nhập của những người giàu này như là một cơ cấu tội lỗi! Hàng năm, có cả trăm triệu đô la – thay vì được thu thuế dành cho y tế và giáo dục – thì đã được biện ngôn qua việc giảm thuế...

Đồng trách nhiệm và tình huynh đệ
Chuyển sang các giải pháp được đề nghị, Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu hãy cùng nhau gánh vác trách nhiệm trong việc xây dựng những mối giây huynh đệ và niềm tin.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh các ngân hàng và các tổ chức tài chính cần nâng đỡ các dân tộc đang phải đối diện với những hoàn cảnh khó khăn và các quốc gia đang phát triển đạt được những đích phát triển đề ra.
Bảo vệ xã hội có được một thu nhập cơ bản, chăm sóc cho sức khỏe mọi người, và giáo dục căn bản, đó là những quyền kinh tế đô thị hóa và là nền tảng cho sự đoàn kết của mọi người.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi các tham dự viên hãy sử dụng vị trí quyền lực của mình để thúc đẩy sự an nguy cho những người kém may mắn đang bị thiệt thòi về mọi mặt, hãy xóa giảm nợ nần cho các quốc gia đang gặp khó khăn và hãy nỗ lực làm giảm đi những tác động gây đột biến cho việc thay đổi khí hậu hiện nay…